Trong cuộc đời, mỗi nguời ai cũng có những trọng trách phải hoàn thành. Với tôi, trọng trách quan trọng nhất là nuôi dạy và ở bên cạnh, hổ trợ các con. So với anh, J. được may mắn hơn vì khi vào Trung học mẹ đã cắt bớt việc làm để có nhiều thời gian với con . Cuộc hành trình đi vào Đại học của J. khá...ly kỳ mà mẹ nó cảm thấy rất cần ghi lại, nhân thể mời mọi nguời đọc cho vui. ( Nhưng bận rộn , mãi đến hôm nay , J. sắp xong năm thứ hai Đại học Mẹ nó mới ngồi xuống cầm bút, à không , gõ phím.. ) Con thi truờng học. II
J . lên lớp 12. Đó là một chặng đường gian khổ của cả hai mẹ con.
Do không biết quyết định chọn ngành nào ở Đại Học nên J. lấy nhiều cours so với các học sinh khác và đa số là cours khó. Tuy J. học khá giỏi nhưng điều đó có nghĩa là gánh nặng mà nó mang trên con đường thi đua đi vào Đại học thêm nặng nề.
J. lại là môt đứa bé không chăm chỉ .
Là mẹ, tôi hình dung được sự vất vả của nó và của tôi trong giai đoạn này. Làm thế nào để có đủ tâm sức học hành cho đến khi đạt được ý nguyện , làm thế nào để đối phó và xử lý với stress, căng thẳng, thậm chí với những ý nghĩ tiêu cực nếu chẳng may thất bại ?
Thế là tôi cố gắng giúp đỡ và động viên con từng ngày, từng giờ. Bắt đầu từ buổi sáng, tôi chuẩn bị bữa điểm tâm, cố sắp xếp thời gian sao cho thật khít khao để con ngủ được thêm dù 5,10 phút bù vào buối tối thức học đến khuya . Đưa đón con đến truờng, tôi tranh thủ nói chuyện để con vui hoặc bớt buồn lo, căng thẳng. Đã có không ít lần tôi phải cố gắng bình tỉnh khi con sau những đêm mất ngủ trở nên cáu gắt, dễ nổi giận...
Buổi tối , sau một ngày làm việc vất vả, tôi lại ngồi vào bàn " học bài " với con thuờng là đến quá nửa đêm mới được đi ngủ.
Nói thì đơn giản thế thôi nhưng sự thật cũng vất vả lắm. Làm thế nào để nguời ta ngồi học bài mà không thấy khó chịu vì nguời mẹ cứ ngồi cạnh bên ?
Này nhé , tôi sắm sửa cho mình một chồng sách truyện cao nghệu và bảo nó " Khi Mẹ đọc đoạn nào viết cho giới trẻ mẹ không hiểu rõ lắm thì Mẹ sẽ hỏi con nhé. Mẹ muốn trau dồi thêm văn chuơng tiếng Anh đó mà ". Nó bằng lòng vì nghĩ mẹ cũng học và nó ở bên cạnh sẽ giúp được khi mẹ cần . Thế là đêm đêm nó thoải mái ngồi học có mẹ " cùng học " bên cạnh để khi nó cần nước thì mẹ nó sẽ rót cho ngay, hoăc chốc chốc mẹ nó lại gọt trái cây mang ra cho nó giải lao , đỡ buồn ngủ. Và có những đêm nó học lâu mẹ nó buồn ngủ quá sức, ráng cầm cự chờ đến khi nó bảo :"Thôi mình đi ngủ" mà mừng quá là mừng !
Vào những ngày có test, exam tôi cảm thấy căng thẳng còn hơn cả nguời đi thi.Mục tiêu của J.là điểm mọi môn phải trên 95% ! Trời ạ, hơn nửa năm trời đó là cuộc chạy đua , thử thách của chúng tôi từng ngày !
Rồi cũng đến lúc J. phải quyết định chọn lựa ngành nghề để nộp đơn vào Đại học.
Là cha mẹ Á đông, tôi giật mình khi nghe J. nói nó thích được đào tạo để trở thành điệp viên hay thám tử !
Ở đây , phải nói ngay là có thể tôi đã phạm một sai lầm là không khuyến khích con đi theo sở thích của nó mà vì bản tính thực tế của nguời Á đông đã ăn sâu vào tâm trí của tôi, tôi nói gần nói xa,mỗi ngày một chút cho đến khi J. bỏ ý định đó. Cuộc chiến " ôn hoà" này không đơn giản.Thật ra J. đã có ý thích này từ lúc học lớp 11.
Là một đứa trẻ khá thông minh , nó biết được sự không tán thành của mẹ và vào một buổi sáng đến truờng sau một đêm thiếu ngủ, khi nó đề cập đến nghề cảnh sát (để từ đó sẽ đi chuyên ngành Thám tử ) mà mẹ nó xa gần không ủng hộ nó đã nổi bực, cáu gắt với mẹ , nó nói" Con biết , mẹ bao giờ cũng muốn kiểm soát cuộc đời con, khi con trưởng thành , nếu mẹ phone để "control " con, con sẽ cúp phone ! ".
Không quen nghe con nói những câu như vậy , tự dưng tôi chảy nước mắt nhưng ngay trong lập tức tôi hiểu mình phải có cách xử sự đặc biệt với đứa con cá tính này, tôi nói ngay :" Không, mẹ không phải là một nguời mẹ sẽ bắt buộc con làm theo ý mình . Không đợi cho đến khi con 18 , mà ngay từ bây giờ , hôm nay, dù con 16 , mẹ cho con toàn quyền quyết định việc học của con !" Thật ra khi tuyên bố như vậy, tôi cũng cảm thấy hồi hộp lắm vì chấp nhận giao quyền quyết định tương lai vào tay một đứa trẻ 16 tuổi, nhưng trực giác làm Mẹ khiến tôi biết rằng, làm đồng hành với con trên bất cứ con đường nào mà nó chọn sẽ là sự lựa chọn tốt nhất
.Nó nhìn mẹ ngạc nhiên gần như sửng sốt, không tin " Mẹ nói thế thôi , nhưng rồi đâu sẽ vào đấy , mẹ sẽ lại "control " con thôi ! "
Tôi khẳng định . "Không , mẹ nói như thế và mẹ sẽ giữ lời" . Cho con vào trường, tôi ngồi lại, suy nghĩ xa hơn . Cho con quyền tự quyết định, nếu không may nó quyết định sai và thất bại, hẳn nó sẽ thấy hối hận và biết đâu sẽ có hành động nông nổi ?
Tôi cần phải chuẩn bị tinh thần ngay cho con từ bây giờ. Thế là tôi ngồi viết một cái text khá dài, gửi ngay vào phone cho nó,. Tôi viết : "con trai yêu quý, vì con là một đứa trẻ đặc biêt nên con hãy nghiên cứu, tìm hiểu thêm khi lựa chon để tránh lãng phí thời gian và nổ lực của con khi con phải thay đổi ngành nghề. Nhưng cũng có nhiều nguời trẻ chỉ biết rõ là mình thích gì sau khi thử qua một thời gian con ạ. Do đó mọi việc cũng không thực sư quan trọng lắm đâu con."
Thế đó, những ngày con tôi vất vả thi ở truờng học , thì tôi cũng có những đề thi không dễ dàng để phải làm , phải ứng phó sao cho ích lợi nhất cho con . Trở lại chuyện chọn lựa ngành nghề. Sau khi cân nhắc J. quyết định chọn ngành Y. Một sự kiện rất đặc biệt sẽ được ghi lại đây. Từ khi lên Trung học J. và Andrei, Daniel là bộ ba chơi rất thân với nhau, đi đâu cũng đi cùng, đến nỗi ba anh được bạn bè, thầy cô gọi là the three muskerteers. Khác với J., ngay từ năm lớp 11, Andrei và Daniel đã xác định là sẽ cố gắng hêt sức để vào ngành kỹ sư Engineering sciences, một ngành khó nhất ở Đại học Toronto, một ĐH xem như lớn nhất Canada nơi mà anh trai của Andrei đã học ( và sau đó tiếp tục học Master và PHD ở ĐH Stanford bên Mỹ ). Trong bọn, J. là nguời lười học nhất. Khi Adrei và Daniel cắm cúi học ngày đêm để hy vọng đạt được ước muốn thì J. vẫn còn thư thả lắm, tối thứ sáu bao giờ cũng tự cho phép mình relax , không phải học và shopping, dạo phố với mẹ khá thuờng xuyên ! Do đó. J. cũng có nộp đơn vào trường này nhưng sau đó suy đi nghĩ lại ,nói với mẹ :" Thôi, con không tiếp tục phần thứ hai là phóng vấn online để vào Engineering sciences làm gì Mẹ nhé .". Tôi tôn trọng ý kiến của con . Không phản đối . Thế vậy mà khi thời hạn nộp đơn vào các trường Đại học kết thúc thì một hôm J. buồn bả nói như muốn khóc . " Có lẽ con đã phạm một sai lầm là chỉ tập trung xin vào Sciences ( để học Y khoa ) quá nhiều mà không nộp vào các ngành Kỹ sư. Hic ! Bây giờ con nghĩ lại rồi. Vào Y khoa ở Canada rất khó .Hic ! Nếu không vào Y khoa được con sẽ làm gì ?.Trong lúc xong Cử nhân ngành Kỹ sư con đã có thể đi làm và nếu muốn con vẫn có thể xin vào Y khoa .Hic ! Hic! " Mẹ nó nghe mà thắt lòng. Đúng là trẻ con ! Nó còn nói thêm " Cũng tại Mẹ , khi xưa con nói đến ngành Kỹ sư thì Mẹ nói , lương Kỹ sư không thật cao, sợ là nguời...sang như con sống không thấy thoải mái . Hic ! " Thế là phải khuyên lơn, động viên cho anh đừng bi quan... Nhưng không ngờ, sau đó không lâu J. thông báo . " Mẹ à, hôm nay trường Toronto, ngành Eng. Siences gửi email cho con, bảo rằng đã quá thời hạn rồi nhưng sao không thấy con ghi tên phần 2, họ sẽ gia hạn cho con 1 tuần để vào cuộc phỏng vấn online. " Lạ nhỉ ? Trường này nổi tiếng là khó khăn , khó vào , học sinh quốc tế muốn xin vào rất đông sao lại có chuyện gia hạn cho anh chàng ? Dù sao cũng là điều quá sức may mắn trong cảnh ngộ " hối hận " này ! ( Mở ngoặc nói thêm một chút về sự gọn lẹ và chính xác của hệ thống Tuyển sinh của Đại học U of T. Đối với những ngành giới hạn, khó vào thì học sinh lớp 12 nộp điểm học của 2 năm lớp 11 và 12. ( Trên mức đòi hỏi , thí dụ En Sc. là trên 90/100. Sau đó thí sinh sẽ qua kỳ phỏng vấn online . Đăng nhập , nhận 3 câu hỏi , sau 3 phút sẽ trả lời , 2 câu đầu được viết , nhưng câu thứ 3 sẽ phải trả lời bằng cánh nói vảo camera của trường. Cuộc phỏng vấn này giúp ban Tuyển sinh thấy được sự thông minh, nhanh nhẹn và ít nhiều cách ứng đáp, ngoại hình của nguời sinh viên tương lai ) ( Và cũng mở ngoặc để nói thêm là mỗi nguời đều có một số phận do Thượng đế xếp đặt , J, được Truờng U of T ưu ái chờ đợi có lẽ nhờ việc nó nhất quyết lấy thêm cours Vật Lý cho xứng đáng là con của Cha mà tôi đã có dịp kể hôm nào ! )
Và cũng thật không ngờ , sau đó thì J. nhận được tin mừng là được nhận vào ngành này , cùng với Andrei và Daniel.
Ba chàng Ngự lâm quân pháo thủ lại cùng vào chung một trường Đại học, một phân khoa. Cả truờng xôn xao vì sự kiện ngộ nghĩnh ! Nhất là cho toàn quốc , truờng chỉ nhận vào khoảng hơn 200 sinh viên khoa này, một khoa chủ yếu đào tạo Khoa học gia ( scientist ) cho Canada.
( J. cho biết, riêng ngành Kỹ sư ở U of T thì có 3 hạng . Tuy điểm đòi hỏi đều phải trên 90/100 nhưng những ngành Kỹ sư như Điện, cơ khí , vi tính ...học ngay từ năm đầu tiên là cấp 1, dễ nhất, rồi đến hạng thứ 2 là Track one, tức học Kỹ sư tổng quát 1 năm rồi mới chọn ngành, cấp 3 , khó nhất là học tổng quát đến 2 năm, tức ngành Engineering sciences của J. ! )
Bài viết khá dài, xin tạm ngưng ở đây bằng một tin báo đặc biệt, là sau gần 2 năm "dồi mài kinh sử " Ba chàng Ngự lâm quân pháo thủ " mới đây lại quyết định cùng chọn ngành kỹ sư khá mới mẻ ở Canada ( và có thể là toàn thế giới ? ) là ngành Machine Intelligence !
( Khi nhìn mẹ nó có vẻ " ngơ ngác " về cái tên của ngành học này thì J. giải thích " Này nhé, kỹ sư chế tạo Robot thì phải biết về Vật lý, Hoá học, Fluid dynamics ..( và tên vài môn học nữa mà mẹ nó quên rồi...) riêng bộ não của robot thì phải giao cho kỹ sư Machine Intelligence ! " )
The Three Muskerteers !
Càna tn nguyen
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.03.2020 23:11:29 bởi Cà Na tn nguyen >