Quyển 2 :
SÁCH CHỌN NGÀY GIỜ DỰNG NHÀ – CHÔN NGƯỜI CHẾT, NAM NỮ HỢP HÔN
BÀN VỀ BỔ LONG
( Làm nhà , để mộ như nhau )
Khâu bình Phủ nói : “ Trước hết xem gió nước để quyết định dấu vết, sau xem năm, tháng nên đồng nhau, Cát, Hung hợp lý xen lẽ huyền diệu, nên quay tới Sơn đầu tìm vượng Long.”
Phàm vào làng nào mà thấy Sao, Ngọn núi lạ lùng khác hẳn, Long Thần tốt đẹp trội hẳn lên, làng ấy giàu sang không nghi ngờ gì. Làng nào mà thấy sườn núi quanh co rối loạn, Long Thần thấp yếu, làng ấy nghèo hèn không nghi ngờ gì. Gốc họa phúc đều thuộc về Long, chọn ngày mà không bổ Long, thì hà tất chọn. Biết thuyết bổ Long, thì đã nắm được cái then chốt huyền bí của đạo ấy.
(Sách có nói : “Phú Long nên tìm phú niên, nguyệt. Quý Long thì tìm Quý kỳ Quý cách. Tìm Sơn gia biết được chân phú quý, nên kén phú quý cả hai tình tin thực”, cho nên người xưa đều lấy bổ Long làm trọng).
Phàm Long ở xa không bàn, chỉ đơn độc lấy Mạch tới Huyệt là chủ, lấy Chính lý Ngũ Hành bàn sinh khắc, Tứ Trụ Bát tự sinh giúp vào thì Cát, khắc tiết thì Hung.
Tịch mậu nói: Long thì có Long vào đằng đầu, có Long ở chính thần. Long vào đằng đầu, là chí khí tới đằng đầu một tiết nhỏ. Long chính thân, hoặc quanh bên tả, quanh bên hữu, mà tiết ấy nhiều ; hoặc cao, thấp, dầy, mập, mà tiết ấy dài, nên bảo rằng Long đi thấp đại mới thành Long vậy. Bổ Long vào đằng đầu phát phúc chóng, Bổ Long chính thân phát phúc chậm mà được khá lâu . Nhưng Bổ Long chính thân chỉ bàn thế lớn, như Long Càn Hợi, Nhâm Tý, đều đến bản vị để phân ngũ hành, mà mưu toan chọn để bổ. Bổ Long vào đằng đầu thì lấy bình phân 60 mà xét khí thuộc Giáp Tý nào, cho nên người xưa có dùng Tứ trụ Nạp Âm, để bổ Long Nạp Âm.
Như Trường Trưởng lão làm cho Hoàng thị ở Uyển cương, Phong thành, khóa táng đó. Xét bổ Long thân ấy là vu khoát xa xôi. Bổ Long vào đằng đầu tất lấy bình phân 60 là câu nệ vậy. Người xưa dù có dùng, mà xét lấy Mạch vào đằng đầu xem 24 phương vị, nắm được ngũ hành là chánh tông.
Không cần hỏi Âm trạch Dương trạch, đến chỗ kết huyệt, tất có một dây Mạch nhỏ, tử tế mà xét định, tức lấy La Kinh xét cho đúng ngôi chữ gì, nếu thuộc Mộc thì dùng cục Hợi Mão Mùi, thuộc Kim thì dùng cục Tỵ Dậu Sửu, thuộc Hỏa thì dùng cục Dần Ngọ Tuất, thuộc Thủy thì dùng cục Thân Tí Thìn, đó là cục Vượng vậy. Hoặc dùng cục Ấn mà Sinh (như Hỏa long dùng cục Mộc, Mộc Long dùng cục Thủy, Thủy long dùng cục Kim ..v…v…) cũng được. Nhưng Long hùng mà đới Sát, nên dùng cục Tài (như Hỏa long thì dùng cục Kim …v…v…). Nếu trong hang núi đất âm u, trội lên mở ra cái lỗ trũng, gần huyệt chỉ có vòng tròn không mạch nhỏ, vòng tròn nếu rộng không phải là mạch, nên ở sau núi, chỗ thắt đáy lưng ong, xét mà bổ vào. Phàm chỗ Tỉnh, Thành, Quận, Huyện, phải hướng Ngọ thì hướng Bính Đinh. Hướng Ngọ tất Long Nhâm Tý; hướng Bính Đinh tất Long Hợi Cấn đều lấy cục Thân Tí Thìn, nhưng Mạch chính đã kết vào Nha Thự (nơi công sở các quan). Dân cư hoặc Đông, hoặc Tây, đều là trên Mạch chia ra từng chi mà tới ngang, chẳng biết thuộc Ngũ Hành nào, chỉ lấy bổ Toa Sơn là chủ. Từ đây trở ra ngoài đều bổ Mạch, mà chỗ đất âm u càng khẩn yếu, vì táng là nhân một sợi dây sinh khí. Khí Long suy hay vượng, hoàn toàn xem Nguyệt lệnh (lấy chính lệnh đã chép để làm trong 12 tháng). Cho nên bổ Long tất ở tháng Tam Hợp, hoặc tháng Lâm Quan, thì tháng Mộ cũng là tháng Vượng, không phải là lệ suy, bệnh vậy. Vì cung Sửu có Tân Kim, cung Thìn có Quý Thủy, cung Mùi có Ất Mộc, cung Tuất có Đinh Hỏa, cố nhiên biết 4 cung; Mộ là Vượng chứ không phải là Suy, cho nên phải dùng cục Tam Hợp.
Phàm Bổ Long hoàn toàn ở Tứ Trụ Địa Chi, vì Thiên Can khí nhẹ, Địa Chi sức nặng. Cũng có khi lấy Thiên nguyên nhất Khí mà bổ, như Giáp Long dùng 4 Giáp; cũng có khi lấy Địa nguyên nhất Khí mà bổ, như Mão Long dùng loại 4 Mão, thì rất thần diệu, nhưng khí được nhiều, hơn 10 năm mới gặp một lần, mà lại hoặc Nguyệt gia, Nhật gia, Sơn hướng đều không hợp, thì có thể làm gượng được ru! Không bằng cục Tam Hợp hoạt động dễ lấy.
Cục Tam hợp chỉ cốt ở trong tháng Tam Hợp, tháng Sinh, tháng Vượng, tháng Mộ đều được. Nếu trong 3 tháng ấy có Hung thần chiếm phương, thì tháng Lâm quan cũng khá gọi là cục Tam Hợp kiêm Lâm quan Địa Chi nhất khí. Hoặc là Tứ Sinh, Tứ Vượng thì không nên, dùng chữ Tứ Mộ Tam Hợp bất tất tất hoàn toàn 2 chữ cũng được (như cục Thủy dùng Thân Tý hai chữ, hoặc Thân Thìn 2 chữ đều là Hội Cục). 12 Long tính Âm nên dùng Âm khóa, 12 Long tính Dương nên dùng Dương khóa. Dương Công có câu: “ cốt yếu Âm Dương không lẫn lộn ” là thế đó. Nhưng Long Ngũ hành đều có Dương, có Âm, mà cục Hợi Mão Mùi, Tỵ Dậu Sửu, đều là Âm cả; cục Thân Tí Thìn, Dần Ngọ Tuất, đều lại là Dương cả. Cho nên khóa cũ cũng không câu nệ lắm về thuyết Âm Dương.
Người xưa Tạo Táng tám chữ, phần nhiều lấy Địa Chi Bổ Long, lấy Thiên can bổ Chủ Mệnh, hoặc cùng với Mệnh Tỷ Kiên nhất khí, hoặc hợp Tài, hoặc hợp Quan, hoặc hợp Lộc Mã Quý nhân; lại hoặc Thiên Can hợp Mệnh, mà Lộc Mã Quý Nhân tới Sơn. Địa Chi lại bổ Long Mạch, thì là Thượng Thượng cục của Bát Tự vậy. Một bọn nhà sư đời Đường, Thác trưởng Lão đời Tống, đều lấy Tứ Trụ Nạp Âm để bổ Long, bản mộ nạp âm, cũng rất ứng ứng nghiệm, nhưng không bằng sức của Địa Chi.
Lại có thể bàn về Nạp Âm, thì phép ấy là không bàn Nạp Âm của Bản Long, mà ở Mộ thượng của Long khởi Nạp Âm để bàn Sinh Khắc, như năm Canh Dần làm Tuất Sơn, Tuất Long. Chính Ngũ hành thuộc Thổ Thủy Thổ mộ. Năm Thìn cung dùng Ngũ Hỗ độn đến Thìn là Canh Thìn, Kim âm Bát Tự nên lấy Kim âm, Thổ Âm thì cát, Hỏa âm thì khắc Long Mộ, là Hung. Đây vốn là Hồng Phạm chuyển vận, mà người bàn cùng với ý của một bọn nhà sư và Thác Trưởng Lão có khác, cũng nên tham khảo để xem thêm.
Phàm lấy cục Tam Hợp bổ Thủy Long; cục Mộc Tam hợp bổ Mộc Long là cục Vượng. Thượng cát là lấy Tam hợp cục Kim sinh Thủy Long, Tam hợp cục Thủy sinh Mộc Long là cục Tướng, lại là cục Ấn thụ. Cát thứ là: Thủy Long dùng Tam Hợp cục Thủy là cục Tài, nhưng Long Hùng đới có Sát, bất tất lại Bổ nữa, thì dùng Tam Hợp cục Tài, không bổ cũng không tiết lậu.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.02.2010 20:17:23 bởi NCD >