ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VÀ TỔNG THỐNG OBAMA
tueuyen 19.02.2010 07:17:29 (permalink)
0
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VÀ TỔNG THỐNG OBAMA

***

TỔNG THỐNG OBAMA “ỦNG HỘ MẠNH MẼ” ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
AP[Thursday, February 18, 2010 23:43]
By FOSTER KLUG, Associated Press Writer

[image]http://www.phayul.com/images/thumb.aspx?src=1002191201377D.jpg[/image]
Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra ngoài tòa Bạch Ốc vào ngay 18 tháng Hai, 2010 ở thủ đô Hoa Sinh Tân. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện ngắn gọn với những phóng viên sau cuộc hội kiến lần đầu tiên với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. (Photo by Mark Wilson/Getty Images)


Thủ đô Hoa Sinh Tân, Hoa Kỳ - Tổng thống Obama đã với Đức Đạt Lai Lạt Ma về sự “ủng hộ mạnh mẽ” của ông cho việc bảo tồn bản sắc của Tây Tạng và khuyến khích cuộc đối thoại giữa lĩnh tụ Tâm linh lưu vong Tây Tạng và Trung Hoa.

Sau cuộc nói chuyện riêng tư tại tòa Bạch Ốc với Đức Đạt Đạt Lai Lạt Ma, phát ngôn viên Rober Gibbs nói, Tổng thống Obama đã tuyên bố ủng hộ cho sự “bảo tồn tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ đặc thù của Tây Tạng và bảo vệ quyền con người cho người dân Tây Tạng” ở Trung Hoa.

Nói chuyện với những phóng viên, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rằng Ngài “rất vui mừng” và nói Obama “ủng hộ rất tích cực.”
Cuộc hội kiến đã được giữ ở mức độ thấp để tránh sự sân hận ở Trung Hoa. Bắc Kinh xem ông Thầy tu Phật giáo này là một người ly khai, và Tổng thống Obama muốn tránh chọc tức quá đáng Trung Hoa khi sự hợp tác của nó cần những mức độ ưu tiên then chốt.
--
Tuệ Uyển chuyển ngữ
18-02-2010
http://www.phayul.com/images/thumb.aspx?src=1002191201377D.jpg
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TT Obama gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma
Thứ Năm, 18 tháng 2 2010


Hình: The White House

Tổng thống Obama đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Tòa Bạch Ốc, 18/2/2010

--
Tổng thống Barack Obama đã đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của nhân dân Tây Tạng tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Năm, bất chấp sự phản đối kịch liệt từ Trung Quốc.

Trong cuộc hội kiến này, Tổng thống Barack Obama nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng ông mạnh mẽ ủng hộ việc bảo tồn bản sắc tôn giáo và văn hóa độc đáo của Tây Tạng, cũng như ngôn ngữ riêng của Tây Tạng, và ông ủng hộ việc bảo vệ nhân quyền cho người Tây Tạng ở Trung Quốc.

Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc nói rằng Tổng thống Obama ca ngợi quyết tâm của Đức Đạt Lai Lạt Ma theo đuổi đường lối bất bạo động, và đối thoại với Trung Quốc. Vẫn theo thông cáo này, Tổng thống Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đồng quan điểm với nhau về tầm quan trọng của mối quan hệ “tích cực và hợp tác” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Nói chuyện với các nhà báo sau cuộc họp với Tổng thống Hoa Kỳ, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, Ngài rất “vui mừng” và hân hạnh được gặp nhà lãnh đạo Mỹ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói Ngài và Tổng thống Obama đã thảo luận về việc phát huy các giá trị nhân bản và cổ vũ cho sự hài hòa tôn giáo, cũng như nỗ lực đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong các chức vụ lãnh đạo.

Trước đó, Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ của họ về cuộc gặp gỡ này. Bắc Kinh tuyên bố ‘mạnh mẽ phản đối’ chuyến đi thăm Tòa Bạch Ốc của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Hồi tuần trước, Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ hãy ‘lập tức rút lại lời mời’ đối với nhà lãnh đạo lưu vong của nhân dân Tây Tạng.

Tuần trước, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói cuộc gặp gỡ giữa ông Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ làm tổn hại hơn nữa quan hệ giữa hai nước, vốn đã sẵn căng thẳng vì kế hoạch của Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan, những bất đồng về tỷ giá hối đoái của Trung Quốc, và quan tâm của Washington về việc Bắc Kinh kiểm duyệt mạng lưới thông tin Internet.

--
Theo trang web: Đài tiếng nói Hoa Kỳ
Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ▪Vietnamese
Thông Tin Ðể Tiến
----------------------------------------------------------------------------------------------


TỔNG THỐNG OBAMA SẼ GẶP ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
VÀO NGÀY 18 THÁNG HAI TẠI TÒA BẠCH ỐC

Reuters[Friday, February 12, 2010 01:09]
By Matt Spetalnick

THỦ ĐÔ HOA SINH TÂN, HOA KỲ- Tòa Bạch Ốc tuyên bố hôm thứ Năm rằng Tổng thống Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ gặp nhau vào ngày 18 tháng Hai, mặc dù Trung cộng cảnh báo rằng những cuộc nói chuyện như thế có thể tổn thương mối quan hệ Hoa – Mỹ vốn đã căng thẳng.

Cuộc gặp gở của Tổng thống Obama và lĩnh tụ tâm linh lưu vong của Tây Tạng có thể có thêm một cú hiểm hóc mới từ Bắc Kinh, điều đã thấy căng thẳng với Hoa Sinh Tân phát sinh trên những vấn đề xếp đặt từ mậu dịch đến tiền tệ đến dự tính buôn bán vũ khí của Hoa Kỳ cho Đài Loan.

“Tổng thống đang hướng tới một cuộc đối thoại xây dựng” với Đức Đạt Lai Lạt Ma, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, Rober Gibbs, nói thế.

Obama đã nói với những lĩnh đạo của Trung cộng trong cuộc viếng thăm Bắc Kinh tháng Mười một năm ngoái về dự tính gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma của ông, và giới thẩm quyền đã nói rõ trong những ngày gần đây rằng họ sẽ phớt lờ sự phản đối của Trung cộng và tiến tới cuộc gặp gở.

Trung cộng đã gia tăng sự lớn tiếng chống lại những cuộc gặp gở giữa những lĩnh tụ ngoại quốc và Đức Đạt Lai Lạt Ma, người mà Bắc Kinh nghĩ rằng là một kẻ ly khai nguy hiểm.

Sự căng thẳng đối với vấn đề gặp gở của Đức Đạt Lai Lạt Ma và những vấn đề khác đã làm gia tăng sự lo ngại rằng Trung cộng có thể trả đủa bằng cách làm trở ngại những nổ lực của Hoa Kỳ trong những lĩnh vực khác, chẳng hạn như sự trừng phạt mạnh mẽ hơn đối với Iran trên vấn đề chương trình nguyên tử của họ.

Nhưng phát ngôn viên Gibbs khẳng định rằng Hoa Sinh Tân và Bắc Kinh – những nền kinh tế rộng lớn nhất và lớn hàng thứ ba – có mối quan hệ chín chắn đủ đầy để tìm thấy một nền tảng thông thường trên những vấn đề quan tâm quốc tế mặc dù không đồng ý trên những vấn đề khác.

Bắc Kinh đã giận dữ đối với sự đề xuất của U.S. tuần rồi để bán 6,4 tỉ đô la vũ khí cho Đài Loan, hòn đảo mà Trung cộng xem như một tỉnh ly khai bất hơp pháp.

Hoa Kỳ đã chuyển sự thừa nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh vào năm 1979 (?) nhưng Hoa Sinh Tân tiếp tục duy trì như ngưởi ủng hộ lớn nhất của Đài Loan và đặt nghĩa vụ để hổ trợ sự phòng vệ bởi dự án Hành Động Quan Hệ với Đài Loan.
Thêm vào sự căng thẳng, hồi tuần trước Obama đã tuyên bố những vấn đề tiền tệ với Bắc Kinh và sẽ “cứng rắn hơn’ với họ trong trao đổi mậu dịch để bảo đảm hàng hóa U.S. không gặp phải một sự cạnh tranh bất lợi.

--
http://www.phayul.com/news/article.aspx?id=26594&article=Obama+to+meet+Dalai+Lama+on+Feb+18+-+White+House
Chuyển ngữ 12-02-2010
-------------------------------------------------------------------------------------------

TRUNG CỘNG ĐE DỌA OBAMA
QUA CUỘC HỘI KIẾN VỚI ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Times Online[Tuesday, February 02, 2010 21:37]
Jane Macartney in Beijing
--

[image]http://www.phayul.com/images/thumb.aspx?src=100202094121KC.jpg[/image]

Mối quan hệ gắn bó Hoa – Mỹ có thể bị xấu đi hơn nữa nếu Tổng thống Obama tiến tới một cuộc gặp gờ với Đức Đạt Lai Lạt Ma - Bắc Kinh cảnh cáo hôm nay.

Trung cộng giận dữ với những cuộc công du thăm viếng khắp các nước và những buổi chào đón nồng nàn mà Đức Đạt Lai Lạt Ma được các nguyên thủ quốc gia dành cho Ngài, người dẫn đầu chính thức cuộc đối thoại vòng đàm phán mới nhất vừa qua với đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tuần rồi đã phun ra bằng những ngôn ngữ nặng nề.

Zhu Weiqun, quyền xử lý Ủy ban Hành động Thống nhất của Cộng đảng, người chịu trách nhiệm của cuộc đối thoại, nói rằng cuộc hội kiến giữa Ông Obama và
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ “phá hoại nghiêm trọng nền tảng chính trị của mối quan hệ Hoa – Mỹ.”

Một sự quả quyết của Bắc Kinh đưa ra thậm chí một sự đe dọa úp mở rằng một cuộc gặp gở như vậy sẽ không chỉ không phục vụ những mối quan tâm ngoại giao mà có thể phương hại đến sự hổi phục kinh tế của Hoa Kỳ. Một viễn tượng đã trở nên lan rộng với sức mạnh phục hưng của nền kinh tế Hoa Lục, kẻ nắm giữ nhiều nhất tài chính của Hoa Kỳ, có thể khiến đưa đến sự đi xuống của kinh tế thế giới hiện tại.

Zhu nói rằng: “Nếu lĩnh đạo của của U.S. chọn thời điểm này để gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, điều ấy sẽ tổn hại sự tin cậy và sự hợp tác giữa hai quốc gia, và làm thế nào điều ấy giúp cho Hoa Kỳ vượt qua khủng hoảng kinh tế hiện tại?

Ông ta nói thêm rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là người có khuynh hướng tạo nên kích động thù ghét của thế giới đối với Trung Hoa vì sự kiểm soát của Trung cộng đối với vùng đất Tuyết sơn, quê hương của Ngài.

Zhu không cho biết chi tiết Trung cộng sẽ làm thế nào để trả đủa nếu Tổng thống Obama gặp gở vị tu sĩ, người mà Bắc Kinh sem như một kẻ ly khai nguy hiểm hành động để tìm kiếm sự độc lập cho quê hương Hy mã lạp sơn mà Ngài đã lánh khỏi sau một cuộc nổi dậy bất bạo động chống lại Bắc Kinh không thành công.

Zhu nói: “Chúng tôi sẽ có một sự đáp ứng xứng đáng để những quốc gia liên hệ nhận ra sai sót của họ.”

Tổng thống Obama có thể gặp gở Đức Đạt Lai Lạt Ma vào đầu tháng này, khi vị tu sĩ dự đoán sẽ viếng thăm Hoa Kỳ từ nơi cư ngụ của Ngài ở thị trấn Dharamsala, Bắc Ấn Độ.

Một thông báo của U.S. tuần rồi là sẽ tiến hành một kế hoạch để bán 6,4 tỉ đô la vũ khí cho chính quyền của đảo quốc Đài Loan, mà Bắc Kinh cho là một tỉnh phản loạn, đã làm lạnh lẽo mối quan hệ đôi bên. Trung cộng nhanh chóng đình chỉ những sự trao đổi quân sự và tuyên bố một sự nguy cơ không đoán trước về những sự trừng phạt đối với những công ty Hoa Kỳ liên hệ trong vụ buôn bán này.

Tuần rồi những cuộc đối thoại giữa Trung cộng và đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma – vòng thứ chín kể từ khi hai bên bắt đầu tiếp xúc năm 2002 – cho thấy không làm được điều gì tiến bộ. Ông Zhu nói rằng: “Như vòng trước của cuộc đàm phán, quan điểm của hai bên khác biệt một cách rõ ràng.”

Ông ta hỏi, làm thế nào Trung Hoa tin tưởng sự chân thành của Đạt Lai Lạt Ma trong quan điểm tôn trọng Cộng Đảng và cho sự cai trị của Trung Hoa đối với Tây Tạng khi ông đã từng bình luận rằng sau 60 năm nắm quyền, đây là lúc để đảng rút lui[sự cai trị khắc nghiệt ở Tây Tạng]?

Phía Tây Tạng bị kẹt trong một điều khoản được đưa ra trong vòng cuối tháng Mười một năm 2008, mà nó nhấn mạnh những đòi hỏi của sự tự trị đã được ghi trong hiến pháp của CHND Trung Hoa.

Ông Zhu chỉ trích để nghị trên như một mánh khóe để tiến tới độc lập. Cuộc đàm phán không thể tiến tới, ông ta nói, có phải Đạt Lai Lạt Ma “tiếp tục hy sinh chính mình để tuyên truyền chống lại và phá hoại Trung Hoa trên diễn đàn quốc tế.”

Ông ta khuyến nghị vị tu sĩ lưu vong hảy biểu lộ sự chân thành và làm đúng những gì Ngài nói. “ Đức Đạt Lai Lạt Ma đã 75 tuổi rồi. Chúng tôi hy vọng Ngài sẽ ngưỡng nhìn sự thật, hãy thay đổi vị thế của Ngài và và hãy làm một sự lựa chọn đúng đắn cho phần còn lại của cuộc đời Ngài.”

--
China threatens Obama over Dalai Lama meeting
http://www.phayul.com/news/article.aspx?id=26530&article=China+threatens+Obama+over+Dalai+Lama+meeting
Tuệ Uyển chuyển ngữ
02-02-2010



-----------------------------------------------------------------------------------------------



TỔNG THỐNG OBAMA HỨA GẶP ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
PTI[Monday, January 25, 2010 22:31]
Thủ đô Hoa Sinh Tân, Hoa Kỳ, Jan 23:
--
Bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, Tòa Bạch Ốc vừa tuyên bố rằng Tổng thống Barack Obama hứa sẽ gặp lĩnh tụ tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, và điều này đã được chuyển đến Bắc Kinh.

“Một cách chắc chắn,” phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Mike Hammer nói với những phóng viên ngoại quốc tại đây, Trung tâm Báo chí Hoa Sinh Tân (Washington Press Centre) khi được hỏi có phải Tổng thống Obama sẽ gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma trong năm nay không.

“Tổng thống đã thông báo rõ với chính phủ Trung Hoa rằng chúng tôi có ý định gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma, đấy là mục tiêu cao độ của Tổng thống,” Hammer nói thế.

Tuy nhiên, ông đã không cho biết bất cứ tin tức nào về ngày tháng của cuộc hội kiến.

Năm ngoái, Tòa Bạch Ốc và văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng hai vị lĩnh tụ sẽ gặp lĩnh tụ tinh thần Tây Tạng sau cuộc thăm viếng Trung Hoa của Tổng thống Hoa Kỳ vào giữa tháng Mười một
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ở thủ đô Hoa Sinh Tân trong tháng Mười.

--
President Obama is committed to meet Dalai Lama: US
http://www.phayul.com/news/article.aspx?id=26464&article=President+Obama+is+committed+to+meet+Dalai+Lama:+US

Tuệ Uyển chuyển ngữ
30-01-2010
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CUỘC GẶP GỞ CỦA
TỔNG THỐNG OBAMA VÀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
CÓ THỂ LÀM GIA TĂNG SỰ XÍCH MÍCH HOA – MỸ

Phayul[Tuesday, January 12, 2010 11:42]

Dharamsala, January 12 – Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Hai rằng “có thể có thêm xích mích Hoa – Mỹ, khi Tổng thống Obama hội kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma”, theo tờ Washington Post báo cáo. Đức Đạt Lai Lạt Ma, lĩnh tụ tinh thần của Tây Tạng và khôi nguyên Nobel Hòa bình năm 1989, được dự đoán sẽ gặp gở với Tổng thống Hoa Kỳ một ngày gần đây.

Trong khi lập lại rằng Hoa Kỳ thừa nhận chủ quyền của Trung Hoa đối với Tây Tạng, bà Clinton nói quan điểm chính thức của Hoa Kỳ khác nới Trung Hoa đối với khu vực. Bà nói, “Chúng tôi hổ trợ khát vọng chính đáng vì sự tôn trọng văn hóa, tôn giáo và tự trị.”

Năm ngoái, Obama đã trở thành vị Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên trong 18 năm đã không hội kiến với lĩnh tụ Tây Tạng khi Ngài thăm viếng thủ đô Hoa Sinh Tân trong tháng Mười 2009. Quyết định của Obama không gặp lĩnh tụ Tây Tạng trước khi hội kiến với chủ tịch Trung cộng Hu Jintao và Thủ tướng Wen Jiabao vào tháng Mười một đã được nhận định như một ‘cố gắng để cải thiện sự gắn bó với Trung Hoa’. Tuy thế, Obama đã gởi cố vấn kỳ cựu Valerie Jarrett đến Dharamsala vào tháng Chín năm ngoái để thảo luận, theo một tuyên bố của văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma, “cung cách tốt nhất mà Hoa Kỳ có thể giúp đở trong giải pháp cho vấn đề Tây Tạng, một cách đặc biệt đấy là trong sự hiểu biết của lần thăm viếng đầu tiên của Tổng thống Obama đến Trung Hoa trong tháng Mười một.”

Những người ủng hộ Tây Tạng và những nhà hoạt động phê bình chính quyền Obama vì lãng tránh Đức Đạt Lai Lạt Ma và lãng quên sự quan tâm nhân quyền, nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng Ngài hiểu vị thế của Obama khi nói rằng Ngài “không muốn là nguyên nhân làm bất tiện đến bất cứ ai.”

Ngoại trưởng Clinton, nói chuyện vào ngày đầu tiên trong chuyến viếng thăm ba quốc gia Á châu Thái bình dương phủ nhận bất cứ xích mích nào giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa, nói rằng bà nghĩ là những quốc gia có một mối quan hệ “trưởng thành” đủ để có thể ứng xử những khác biệt về ý kiến, theo tờ Washington Post.

Bà nói, “Mọi người cảnh giác rằng Trung Hoa là cường quốc đang lên của thế kỷ 21. Nhưng người ta muốn thấy Hoa Kỳ hành động một cách đầy đủ ở Á châu, vì thế khi Trung Hoa vươn lên, Hoa Kỳ cũng ở đấy như một lực lượng của hòa bình.”

Trung cộng đã phản ứng một cách mạnh mẽ chống lại quyết định của Hoa Kỳ tuần rồi trong việc bán vũ khí hàng tỉ đô la cho Đài Loan. Trung cộng cho rằng Đài Loan là một phần lĩnh thổ của họ và nói rằng Hoa Kỳ đang can thiệp vào công việc nội bộ của họ.

Bà Clinton sẽ thăm viếng Papua New Guinea, Tân Tây Lan và Úc Đại Lợi trong chín ngày.
--
Obama - Dalai Lama meeting likely to increase US - China friction: H. Clinton
http://www.phayul.com/news/article.aspx?article=Obama+-+Dalai+Lama+meeting+likely+to+increase+US+-+China+friction:+H.+Clinton&id=26378

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


CUỘC GẶP GỞ CỦA
TỔNG THỐNG OBAMA VÀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
SẼ KHÔNG ẢNH HƯỞNG SỰ GẮN BÓ CỦA TRUNG HOA


(TibetanReview.net, Jan05, 2010) Những dự đoán rằng Tổng thống Hoa Kỳ Obama sẽ chấp nhận khối lượng vũ khí bán cho Đài Loan và hội kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma vào đầu năm nay sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng với quan hệ Hoa – Mỹ. “Mối quan hệ Hoa – Mỹ bây giờ đã rộng rãi và sâu sắc hơn bất cứ vấn đề nào,” tờ Washington Post online ngày 3 tháng Giêng đã trích lời của Ben Rhodes, quyền cố vấn an ninh quốc gia tại Tòa Bạch Ốc, như đã nói. Giống như thế, báo China Daily ngày 4 tháng Giêng trích lời những nhà chuyên môn Trung Hoa nói rằng quan hệ Hoa – Mỹ sẽ giữ một xung lượng tốt trong năm mới với nhiều sự hợp tác và quan hệ chặc chẽ hơn trên những vấn đề quan trọng toàn cầu mặc dù với hai sự việc nổi bật dự đoán trên.

Tờ China Daily trích lời “nhiều nhà phân tích”, đồng ý rằng mối quan hệ giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ đã phát triển tốt từ khi Obama nhậm chức năm ngoái, cảm ơn sự trao đổi chính thức thường xuyên ở mức độ cao, sự thiết lập Đối thoại Chiến lược và Kinh tế và sự xây dựng một mối quan hệ tích cực, hợp tác và toàn diện Hoa – Mỹ cho thế kỷ 21.

“Việc buôn bán vũ khí cho Đài Loan và vấn đề Tây Tạng là hai vấn đề mà mỗi chính quyền nào của Hoa Kỳ cũng phải đối diện, và cũng không ngoại lệ cho chính quyền Obama,” Zhou Qi, một nhà chuyên môn về chính sách của Hoa Kỳ với Học viện Khoa học Xã hội Trung Hoa, đã nói thế.

“Chính quyền Trung Hoa sẽ duy trì vị thế như thường lệ của họ đối với những vấn đề trên, mạnh mẽ chống đối với những hành động của Hoa Kỳ, nhưng tôi tin khuynh hướng cho sự gắn bó tay đôi của năm nay đang hướng tới một chỉ dẫn tốt hơn,” tờ China Daily trích dẫn thêm lời của Zhou.

Vào tháng Mười năm 2009, Tổng thống Obama đã quyết định không hội kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma trong chuyến viếng thăm thủ đô Hoa Sinh Tân của Ngài, và đã trở thành vị Tổng thống đầu tiên tránh gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma trong hơn một thập niên. Ông Obama đã tuyên bố rằng ông sẽ gặp lĩnh tụ Tây Tạng chỉ sau chuyến viếng thăm Bắc Kinh vào tháng Mười một năm 2009, vì thế đã khuấy động những lời phê bình chỉ trích từ những nhà hoạt động và những lĩnh tụ chính trị đối lập cho sự e ngại hiển nhiên của ông đối với sự mất lòng của Trung Hoa trên vấn đề ấy.

Ông Obama đã sớm sủa gởi một đại diện cao cấp đến Dharamsa la để giải thích về quyết định và vị thế của ông trên vấn đề Tây Tạng đến Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng chính quyền lưu vong được Ngài lĩnh đạo.

--
President Obama’s Dalai Lama meet not seen as affecting China ties
http://www.tibetanreview.net/news.php?cat=2&&id=5234
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:
OBAMA KHÔNG MỀM YẾU ĐỐI VỚI TRUNG CỘNG




Tân Đề Ly - 11/22/09 08:46 AM – Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bênh vực cho Tổng thống Barack Obama đối với việc phê bình rằng ông đã quá mềm mõng đối với Trung Cộng, Ngài nói rằng lĩnh tụ Hoa Kỳ chỉ có một sự tiếp cận khác trong việc đối diện với một người khổng lồ của Á châu.

Obama đã viếng thăm Trung Hoa lần đầu tiên như Tổng thống tuần vừa qua và đã gặp phải sự phê phán rằng ông không áp lực đúng mức đối với Bắc Kinh về vấn đề Tây Tạng trong cuộc gặp gở với những lĩnh tụ cao cấp của Trung Cộng.
“Obama không mềm mõng với Trung Cộng; chỉ có một kiễu mẫu mới,” lĩnh tụ lưu vong của Tây Tạng đã nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Ấn Độ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma không nói chi tiết trên những bình luận đó, nhưng Ngài đã phê bình rằng Obama đã không gặp Ngài khi Ngài thăm viếng Hoa Kỳ vào tháng Mười.

“Tôi không thất vọng vì Obama đã không gặp tôi,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trên truyền hình Tân Đề Ly, Ấn Độ.
Ngài nói rằng Ngài tin tưởng Obama sẽ thảo luận vấn để Tây Tạng với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Signh khi hai người gặp nhau vào thứ Ba ở thủ đô Hoa Sinh Tân, Hoa Kỳ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã đào thoát khỏi Tây Tạng vào năm 1959 sau một cuộc nổi dậy bất bạo động không thành chống lại Trung Cộng đã lĩnh đạo một chính quyền lưu vong tự tuyên bố ở Ấn Độ. Bắc Kinh đã tố cáo Ngài cố gắng chia rẻ xứ sở và thường xuyên đưa ra những lời chống đối những cuộc du hành quốc ngoại của Ngài cũng như những cuộc gặp gở của Ngài với những nguyên thủ của các quốc gia.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lập lại sự phủ nhận những lời tố cáo và nói rằng Ngài chỉ tìm kiếm một sự tự trị cao độ hơn cho Tây Tạng trong khuôn khổ của hiến pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

--
Tuệ Uyển chuyển ngữ
30-01-2010
Dalai Lama: Obama Not Soft On China
http://www.huffingtonpost.com/2009/11/22/dalai-lama-obama-not-soft_n_366771.html
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

HIỆN THỰC CHO VÙNG TỰ TRỊ TÂY TẠNG
WSJ[Thursday, January 07, 2010 17:50]
Bất cứ một thay đổi nào trong chính sách đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ khuyến khích một thái độ xấu ở Bắc Kinh.
.
By PAULA J. DOBRIANSKY


His Holiness with Paula Dobriansky, Former Under-Secretary of State for Global Affairs, U.S. State Department

--


Khi Tổng thống Obama không hội kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma trong chuyển viếng thăm thủ đô Hoa Sinh Tân, Hoa Kỳ vào tháng Mưởi năm ngoái, làm cho người ta liên tưởng rằng thúc đẩy nhân quyền đã không là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của chính quyển mới. Cảm tưởng này cần được điều chỉnh một cách nhanh chóng. Trong khi Hoa Kỳ thừa nhận rằng Tây Tạng là một phần của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hảng thập niên qua quốc gia chúng ta đã hổ trợ Vùng Tự Trị Tây Tạng, đặc biệt là về văn hóa và tôn giáo. Nếu Hoa Kỳ thụt lùi trong vị trí ấy, sức ép của Trung Cộng trên người Tây Tạng sẽ gia tăng theo đấy.

Sức ép như vậy cũng sẽ có những hậu quả bất lợi cho Trung Hoa. Một Trung Hoa tiến hành một sức ép cứng nhắc là không thể bảo đảm ổn định nội địa. Một Trung Hoa đàn áp ngột ngạt cũng không thể thực hiện chức năng như một thành viên trách nhiệm trên diễn đàn quốc tế - điều gì đấy mà Hoa Kỳ đã tìm kiếm từ lâu để khuyến khích.

Khung cảnh thúc ép ở Tây Tạng đã có những hậu quả tiêu cực cho Trung Hoa được chia sẻ bởi những đồng minh ở Âu châu. Như ngoại trưởng Anh quốc David Miliband đã nói: “Giống như mỗi thành viên khác của Liên hiệp Âu châu và Hoa Kỳ, chúng tôi thừa nhận Tây Tạng như một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sự quan tâm của chúng tôi trong một sự ổn định lâu dài, mà chỉ có thể đạt đến qua sự tôn trọng nhân quyền và một sự tự trị rộng rãi hơn cho người Tây Tạng.”
Trái với thông lệ, nhưng những yêu cầu sai lầm đến sự trái nghịch, sự cam kết của Hoa Kỳ đến Tây Tạng – là điều đã bắt đầu trong thời của Nixon – đã không làm tổn hại mối quan hệ Hoa – Mỹ. Sự uyển chuyển chính yếu cho cả Trung Hoa và Hoa Kỳ đã ổn định và trước sau như một. Bất cứ sự thay đổi nào trong chính sách lâu dài của Hoa Kỳ đối với Tây Tạng sẽ đưa đến kết quả ngược lại.

Một cách chắc chắn chúng ta sẽ chẳng được bất cứ một sự biết ơn nào từ Bắc Kinh. Bất cứ một sự mất cân bằng nào trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Hoa chắc chắn sẽ là nguyên nhân cho người Trung Hoa kết luận rằng U.S.- bị bao vây bởi một cơn khủng hoảng kinh tế - đang bị hạn chế từ nhiều cam kết truyền thống của nó và không thể trông mong theo đuổi những chính sách mạnh mẽ qua một đẳng cấp của những vấn đề quốc tế. Nếu Trung Hoa sắp tiếp cận một kết luận như thế, sẽ có khuynh hướng giảm thiểu lợi ích cho Hoa Kỳ trên những vấn đề như Iran, Bắc Triều Tiên, hay ngay cả sự hợp tác kinh tế.
Mối quan hệ Hoa – Mỹ tiếp tục lớn mạnh trong sự quan trọng và phức tạp. Mùa thu này, ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner đồng chủ tọa một diễn đàn tay đôi then chốt – Chiến lược và Đối thoại Kinh tế - mà nó được tổ chức để công bố tại mức độ cao nhất một phạm vi của những vấn đề then chốt bao gồm kinh tế và môi trường.

Như tiến trình đang được tiến hành trên tất cả mọi vấn đề, chính quyền Obama nên kêu gọi cho một cuộc đối thoại trọng yếu giữa Bắc Kinh và đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tổng thống Obama nên gặp gở Đức Đạt Lai Lạt Ma khi Ngài đến thủ đô Hoa Sinh Tân trong tháng Hai và công khai kêu gọi những lĩnh tụ Trung Hoa để cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thực hiện một chuyến hành hương đến Trung Hoa.

Cuộc gặp gở cũng nên được dùng như một cơ hội để trưng bày những ý tưởng thực tiển mà sẽ lợi ích cho tất cả những công dân Trung Hoa, kể cả người dân Tây Tạng. Một thí dụ tuyệt vời cho một ý kiến như thế là một sự công kích về sự suy thoái sâu rộng của môi trường ở Tây Tạng. Thiết lập một ủy ban môi trường – như đã từng được Đức Đạt Lai Lạt Ma thúc giục – sẽ là một nơi tốt lành để bắt đầu.

Trong khi U.S. hổ trợ cho Tây Tạng là thường được bảo vệ trên những nền tảng đạo đức, vấn đề này nơi ý tưởng và thực tiển được cân bằng. Một chính sách cân bằng đối với Trung Hoa, những đặc trưng ấy tiếp tục sự hổ trợ của U.S. cho sự kiện của vùng tự trị Tây Tạng là có thể làm được và cần thiết. Điều ấy đã được giải quyết thành công trong hai chính quyền sau cùng, và Tổng thống Obama nên tiếp tục xây dựng trên những thành quả này.


Bà Dobriansky là cựu phụ tá ngoại trưởng về dân chủ và quan hệ quốc tế và là người điều hợp cho những vấn đề của Tây Tạng.
The views expressed in this piece are that of the author and the publication of the piece on this website does not necessarily reflect their endorsement by the website.
--
Tuệ Uyển chuyển ngữ
30-01-2010
http://www.phayul.com/news/article.aspx?id=26358&article=The+Realist+Case+for+Tibetan+Autonomy+:+Paula+Dobriansky

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TRƯỜNG HỢP HIẾU KỲ VỀ BARACK OBAMA
VÀ CHIẾC KHĂN KATA CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Mick Brown Last updated: January 27th, 2009

[image]http://www.religionnews.com/images/uploads/kata_300.jpg
[/image]

Một lời phụ giải đến lễ tuyên thệ nhậm chức tuần rồi của Tổng thống Obama, một trang web Phật giáo đang lan truyền câu chuyện rằng khi đang tuyên thệ, Obama đang mang bên ông một chiếc khăn kata, hay một chiếc khăn lễ, mà ông được Đức Đạt Lai Lạt Ma trao tặng.

Câu chuyện dường như bắt nguồn từ một e-mail được cho là gởi bởi Richard Blum, phu quân tư bản của nữ Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, đến phái viên của Đức Đạt Lai Lạt Ma là Lodi Gyari. Blum là chủ tịch của Tổ chức Hoa Kỳ - Hy mã lạp sơn, một tổ chức hổ trợ những chương trình môi trường, bảo vệ sức khỏe và học vấn trong và ngoải Tây Tạng.
Trong e-mail cho là của Blum viết rằng:

Dear Lodi: tôi
…Ông sẽ vui mừng khi biết rằng tôi có một chiếc khăn kata tại nhà mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tặng cho tôi. Tôi đã tặng nó cho Tổng thống Obama trước buổi lễ. [Đúng lý ra] tôi đã nói rằng tôi sẽ đem đến cho ông sau này. [Nhưng] ông nói, không, rằng ông sẽ lấy nó và có nó với ông; thật sự, nó ở trong áo ông khi ông đưa tay tuyên thệ. Xin hãy thưa với Đức Đạt Lai Lạt Ma về điều này. Tôi mong sẽ sớm nói chuyện với ông.
Với sự quan tâm nhất,
Dick’


Kata là một chiếc khăn lụa quàng cổ và truyền thống này biểu hiện một sự tôn trọng, thiện ý và từ bi. Nó là tập tục khi hội kiến với những lạt ma, dâng tặng một khăn choàng và được tặng lại. Phản ứng từ phía Phật giáo dù rằng Obama có một khăn kata trong túi áo ông, và từ Đức Đạt Lai Lạt Ma nhưng không làm bớt mức độ từ niềm vui không bị làm mờ nhạt đến một sự bực bội nào đấy – vâng, như sự dằn dỗi mà người người Phật tử có, như một tập tục không quá … rằng một Tổng thống đã không bao gồm họ trong diễn văn nhậm chức khi ông nói về Hoa Kỳ như ‘một quốc gia của Ki Tô, và Hồi giáo, Do Thái và Ấn giáo, và những người không tín ngưỡng.’ Theo Cơ quan Nghiên cứu Tôn giáo Hoa Kỳ, Đạo Phật đứng vào hàng thứ năm trong hệ thống tín ngưỡng ở Hoa Kỳ, mặc dù một số thông tín viên đưa ra quan điểm rằng, nói một cách nghiêm chỉnh, Đạo Phật không phải là một tôn giáo, mà là một triết lý vô thần (theo Tây phương ‘regilion’ hay tôn giáo là phải có một chủ tể sáng tạo, hay đấng sáng thể, tức là thượng đế: đây là quan niệm hữu thần; Phật giáo bác bỏ khái niệm thượng đế nên Phật giáo là vô thần.)
Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma rõ ràng khâm phục và tôn trọng lẫn nhau. Họ đã gặp nhau vào năm 2005 tại Ủy ban Quan hệ Đối ngoại của Thượng viện, và Obama bao gồm một bức ảnh của sự kiện ấy trong bộ phận truyền thông của cuộc vận động tranh cử tổng thống (media section of his presidential campaign website).

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thăm Hoa Kỳ vào tháng Bảy năm ngoái, Obama đã gởi một lời xin lỗi rằng thời biểu của ông khiến ông phải hẹn đến một cuộc gặp gở khác, nhưng nhấn mạnh rằng ông ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma và ‘những quyền của Tây Tạng.’ Về phần mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gởi một bức thư chúc mừng nồng ấm đến sự chiến thắng trong cuộc tranh cử, ca ngợi ông về ‘sự can đảm đạo đức’ và ‘trái tim ân cần cùng đôi tay kiên quyết’ của Obama. (Nhưng không là một người ủng hộ không quá đắn đo, đầu tháng này Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói với một thính chúng ngạc nhiên rằng trong lúc ấy Ngài không đồng ý tất cả những chính sách của ông ta, “tôi mến George Bush’. Nhưng hê, Ngài là Đạt Lai Lạt Ma. Chuyên môn của Ngài là yêu mến tất cả mọi người.)

Nhưng câu chuyện về chiếc khăn kata có thật không? Một cách lạ lùng, dường như không ai kiểm lại. Nhưng tối thiểu tôi đã cố gắng. Khi tôi liên lạc văn phòng của Richard Blum, tôi để lại một lời nhắn trong máy của ông. Nhưng tôi không nhận được câu trả lời. Đối với tòa Bạch Ốc cũng vậy, cũng không thể liên lạc để biết vấn đề đơn giản như vậy, thôi để qua một bên câu trả lời như vậy.

Quý vị có thể tìm hiểu điều này trong ba cách. Câu chuyện kỳ lạ như vậy quá lạ lùng như vậy mà không ai muốn đề cao lên với một bình luận (‘Tổng thống có điều gì ấy trong áo…?). Hay nó không thật. Hay nó thật và không ai muốn xác nhận điều ấy. Chúng ta có thể thấy điều này có thể là nguyên nhân của một bối rối nào đấy trong những chiếc khăn quàng cổ đánh lừa điều thiện của Phúc âm, ai trong cuộc vận động tranh cử bận rộn phao tin vịt rằng Obama là một người chuyên mục thứ năm của Hồi giáo với một chương trình thầm kín để đưa luật Sharia vào Hoa Kỳ. (Vì thế, ông là một Ki Tô hữu, một người Hồi giáo, hay là một Phật tử?) Người ta cũng có thể thấy một chủ đề hấp dẫn về đàm thoại khi Tổng thống gặp Thủ tướng Trung cộng. Nhưng rồi một lần nữa, vào ngày mà Obama đưa ra một cành ô liu đến thế giới Hồi giáo, thì có điều gì khá hơn trong túi ông ta tốt đẹp hơn một biểu tượng của thiện ý và từ bi mà nó đã vượt quá những biên giới của chủng tộc hay tín ngưỡng [, của chiếc khăn kata ]?
--
http://blogs.telegraph.co.uk/culture/mickbrown/8218447/The_curious_case_of_Barack_Obama_and_the_Dalai_Lamas_scarf/
Tuệ Uyển chuyển ngữ
06-02-2010

--

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CHÚC MỪNG BARACK OBAMA
(The Tibet Post International 6 November 2008)
Đức Đạt Lai Lạt Ma chúc mừng Tổng thống tân cử Hoa Kỳ Barack Obama trong cuộc chiến thắng trong cuộc bầu cử trong một thông điệp gởi ngày thứ tư, 5 tháng Mười một, 2008.

Obama đã đánh bại đối thủ là Thượng Nghị sĩ John McCain để trở thành người Mỹ-Phi châu đầu tiên đắc cử Tổng thống của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử tổ chức vào ngày thứ ba, 4 tháng Mười một, 2008.

Trong thông điệp, Đức Đạt Lai Lạt Ma viết, “Tôi lấy làm vui mừng rằng nhân dân Hoa Kỳ đã chọn lựa một vị Tổng thống người phản ánh sự đa dạng và lý tưởng nền tảng của quốc gia rằng bất cứ người nào cũng có thể vươn lên đến vị trí cao nhất của chính thể trên vùng đất ấy. Đây là một khoảnh khắc đầy hãnh diện cho người Hoa Kỳ và cũng là một thời điểm sẽ được ca tụng bởi nhiều người khắp thế giới.”

Như một Thượng Nghị sĩ và ứng cử viên Tổng thống, Obama đã lập lại nhiều lần sự ủng hộ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và cuộc đấu tranh của dân tộc Tây Tạng vì những quyền con người rộng rãi hơn ở Tây Tạng. Trong một tuyên cáo tiếp theo sự nổi dậy vào tháng Ba năm nay, Obama nói, “Nếu người Tây Tạng sống hòa hiệp với toàn thể những người Trung Hoa, tôn giáo và văn hóa của họ phải được tôn trọng và bảo vệ. Tây Tạng nên có được một sự tự trị thật sự và đầy đủ ý nghĩa.”

Tổng thống tân cử và Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp gở lần sau cùng tại Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ trong năm 2005. Trong lần thăm viếng của Đức Đạt Lai Lạt Ma vào tháng Bảy 2008 đến Hoa Kỳ, họ đã tiếp xúc qua điện thoại và thư tín nhưng không thể gặp mặt nhau vì Obama bận rộn trong việc tranh cử.
Quốc hội lưu vong Tây Tạng cũng gởi sự chúc mừng của họ đến tân Tổng thống. Trong thông điệp chúc mừng, Phát ngôn nhân Karma Chopel viết, “Trong tiến trình bầu cử, chúng tôi chú ý với niềm hài lòng sự quan tâm của Ngài đối với vấn đề Tây Tạng và sự lớn mạnh trong việc hổ trợ cho sự kiện Tây Tạng. Những vị tiền nhiệm lỗi lạc của Ngài, bất luận đảng phái nào, đã hổ trợ cho vấn đề Tây Tạng một cách mạnh mẽ và có một mối quan hệ gần gũi với lĩnh tụ của chúng tôi là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chúng tôi hy vọng rằng Ngài sẽ không chỉ duy trì truyền thống ấy mà còn thúc đẩy trong quan điểm đối với sự ta thán mạnh mẽ biểu lộ một cách rộng rãi của người dân chúng tôi sống dưới sự cai trị của Trung cộng ở Tây Tạng.”

Toàn văn thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma gởi cho
Tổng thống tân cử Barack Obama:

Ngày 5 tháng Chín, 2008

H.E. Barack Obama
Tổng thống tân cử của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Thủ đô Hoa Sinh Tân
U.S.A

Kính thưa Tổng thống tân cử Obama,

Xin chúc mừng sự đắc cử Tổng thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ của Ngài.

Tôi lấy làm vui mừng rằng nhân dân Hoa Kỳ đã chọn lựa một vị Tổng thống người phản ánh sự đa dạng và lý tưởng nền tảng của quốc gia rằng bất cứ người nào cũng có thể vươn lên đến vị trí cao nhất của chính thể trên vùng đất ấy. Đây là một khoảnh khắc đầy hãnh diện cho người Hoa Kỳ và cũng là một thời điểm sẽ được ca tụng bởi nhiều người khắp thế giới.
Những cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ luôn luôn là một nguồn cổ vũ đến mọi người khắp thế giới những người tin tưởng ở dân chủ, tự do và cơ hội bình đẳng.

Tôi cũng xin ca ngợi sự kiên quyết và sự can đảm đạo đức mà Ngài đã chứng tỏ qua cuộc vận động dài, cũng như trái tim ân cần và đôi tay vững vàng mà Ngài thường biểu lộ khi thử thách. Tôi nhớ lại cuộc đối thoại qua điện thoại của chúng ta vào mùa xuân này và những phẩm chất căn bản như thế trong sự quan tâm của Ngài cho tình trạng của Tây Tạng.

Như Tổng thống của Hiệp Chủng Quốc, Ngài chắc chắn sẽ có những nhiệm vụ to lớn và khó khăn phía trước, nhưng cũng có nhiều cơ hội để tạo nên thay đổi trong đời sống của hàng triệu người tiếp tục đấu tranh cho những quyền căn bản cần thiết của con người. Ngài cũng phải nhớ và hành động vì những người này, bất cứ họ ở nơi nào.
Với những lời nguyện cầu và mong ước tốt lành,

Chân thành,
Đạt Lai Lạt Ma
--
Tuệ Uyển chuyển ngữ
30-01-2010
http://secrettibet.rsfblog.org/archive/2008/11/07/his-holiness-the-dalai-lama-congratulates-barack-obama.html
--


BỨC THƯ CỦA OBAMA GỞI ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Barack Obama
24 tháng Bảy, 2008

Kính thưa Ngài,

Tôi hối tiếc rằng thời biểu của chuyến du hành tôn kính của Ngài sẽ ngăn trở việc gặp gở của chúng ta trong thời gian Ngài viếng thăm Hoa Kỳ trong tháng này, nhưng tôi muốn nhân cơ hội này để tái bảo đảm với Ngài về sự tôn trọng cao độ và sự ủng hộ của tôi, đối với hành hoạt của Ngài và dân tộc của Ngài tại thời điểm nghiêm trọng này. Tôi hy vọng rằng lá thư này và sự gặp gở của Ngài với Thượng Nghị sĩ McCain sẽ biểu lộ rõ rằng sự chú ý của Hoa Kỳ và sự ủng hộ cho dân tộc Tây Tạng là rộng rãi và vượt hơn những sự khác biệt trong tranh cãi về chính trị trong năm bầu cử quan trọng này.

Tôi cảm thấy phấn khích để theo dõi về cuộc đối thoại tiếp tục giữa đại diện của Ngài và chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Mặc dù tiến trình dường như chậm chạp, và sự khó nhọc của dân tộc Tây Tạng sẽ tiếp tục, nhưng tôi hy vọng rằng tiến trình đối thoại và thương thảo sẽ mang đến những kết quả tích cực nếu cả đôi bên chứng tỏ những khuynh hướng tốt đẹp và tôn trọng hổ tương. Tôi vẫn lạc quan rằng tiến trình này sẽ tiếp tục sau Thế Vận Hội Bắc Kinh, và hứa rằng tôi sẽ tiếp tục hổ trợ nó. Quyền được thực hành tôn giáo tín ngưỡng của họ mà không bị trừng phạt hay làm trở ngại là một điều nên được làm cho phù hợp với người dân Tây Tạng , và tôi sẽ tiếp tục khuyến khích chính phủ Trung Hoa bỏ qua một bên những ngờ vực của họ và hành động phù hợp với hiến pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tôi sẽ tiếp tục hổ trợ Ngài và những quyền của dân tộc Tây Tạng. Mọi người của tất cả các tín ngưỡng có thể cảm phục những gì Ngài đang hành động và những gì Ngài đại diện, tôi mong đợi một cách hân hoan để hội kiến với Ngài trong một thời điểm khác.

Với lòng trân trọng,
Barack Obama
--
http://www.scribd.com/doc/4107352/Barack-Obamas-Letter-to-The-Dalai-Lama
Tuệ Uyển chuyển ngữ
30-01-2010

--

MỐI LIÊN HỆ DALAI LAMA / OBAMA / McCAIN

Robert Thurman
Posted: July 30, 2008 08:29 PM
--
Tôi vừa có một niềm vui lớn lao trong ba ngày với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Aspen Institute ở Aspen, Colorada, với những người bạn già và những ngôi sao sáng của thế giới Tây Tạng. Một mạn đà la bằng cát (biểu đồ lâu đài cực lạc thiêng liêng) của Quán Tự Tại, Bồ tát của thế giới từ bi, được tạo nên và phá đi. Nhang thực vật cúng dường được thắp lên, âm nhạc Tây Tạng được tấu lên, và những thảo luận được đưa ra cả về những khủng hoảng hiện tại ở Tây Tạng lẫn những triển vọng lâu dài cho sự tồn tại của nền văn hóa cũng như cá tính của Tây Tạng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn với niềm vui vẻ và sâu sắc cá nhân của Ngài, mặc dù tại những thời điểm có thể cảm nhận mối căng thẳng sâu xa mà Ngài cảm thấy qua sự che đậy kịch cởm của cuộc “cách mạng văn hóa” vẫn đang được tiến hành bởi chính quyền Trung cộng chống lại cá tính Tây Tạng, một nền văn hóa ăn sâu gốc rể trong văn hóa Phật giáo Tây Tạng. Những người Tây Tạng vẫn đang bị đánh đập, bắt bớ, tra tấn, và giết hại vì có tiếng nói cho nguyện ước vì tự do và sự tái hợp tâm linh không bị ngăn trở với những vị giáo thọ Lạt ma của họ.

Trong giữa ngày vào thứ Sáu cuối cùng, Thượng nghị sĩ - ứng viên Tổng thống J. McCain đã gặp mặt Đức Đạt Lai Lạt Ma và tuyên bố cảm tình của ông đối với dân tộc Tây Tạng và sự đoàn kết với bất bạo động cùng ôn hòa đề nghị Đức Đạt Lai Lạt Ma hãy tiếp tục hành động đến nhà cầm quyền Trung cộng. Vào cuối ngày, một bức thư từ Thượng nghị sẽ Barack Obama, nói rằng ông hối tiếc vì chương trình du hành ngăn trở nên ông không thể đến gặp gở và vinh danh Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng bày tỏ sự hổ trợ của ông cho vấn đề Tây Tạng trong những hình thức của tái lập nhân quyền cũng như tự do tôn giáo cho Tây Tạng.

Những cử chỉ thiện chí này đang làm phấn chấn đến tất cả những ai khao khát hòa bình và công lý cho dân tộc Tây Tạng. Tại sao cả hai ứng cử viên này đều muốn gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma? Tôi ao ước với chính mình rằng những ứng cử viên sẽ đọc quyển sách mới của tôi, ‘Tại sao Đạt Lai Lạt Ma Quan Trọng,’ vì thế họ có thể thấu hiểu hơn những nguyên tắc cao độ không thể tin được trong cuộc đấu tranh giải phóng Tây Tạng. Quan hệ Trung Hoa – Tây Phương (đặc biệt là Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu châu, Nga, Ấn Độ, và Nhật Bản) là mối quan hệ quan trọng nhất cho cả thế kỷ 21. Trung Hoa là một trong những quốc gia có ưu thế nhất đang lên trong kỷ nguyên sắp tới. Chúng ta phải chào đón tất cả những quyền lợi đúng đắng, ngay thẳng, hợp pháp và quan trọng của nó. Nhưng thế giới sẽ chẳng bao giờ dung thứ hay chịu đựng một siêu cường chinh phục khác. Đế quốc Âu châu và Nhật Bản đã suy thoái. Những quyền lĩnh đạo ‘siêu cường’ của Nga và Mỹ đang minh chứng khả năng không đứng vững được của họ. Liên Hiệp Quốc thì vẫn què quặt bởi năm kẻ chiến thắng trong đệ nhị thế chiến sử dụng quyền phủ quyết của họ. Thế nên, Trung Hoa, Ấn Độ, Ba Tây, thế giới Hồi giáo, và những cường quốc Phi châu sẽ nổi lên một cách không thể tránh được. Vì sự tồn tại của địa cầu, họ nhất quyết không được lập lại những lỗi lầm của những đế quốc và những siêu cường trước đây, mà biến ra một nhận thức mới về năng lực, năng lực của tính chất liên kết, hòa bình, đối thoại, một mạng lưới toàn cầu của những sự tự quan tâm giác ngộ hổ tương.
--
The Dalai Lama/Obama/McCain Connection
Robert Thurman
Tuệ Uyển chuyển ngữ
31-01-2-10
http://www.huffingtonpost.com/robert-thurman/the-dalai-lamaobamamccain_b_115812.html
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9