Chăm sóc người già
Huyền Băng 04.03.2010 19:50:23 (permalink)
Chăm sóc người già
 
Con người lúc nào trí óc cũng họat động, lúc thức cũng như lúc ngủ, lúc còn trẻ cũng như lúc tuổi già. Vấn đề là hoạt động theo chiều hướng nào. Với những người thường xuyên tiếp xúc với bên ngoài, việc tiếp xúc phơi bày những tình huống khiến chủ thể phải suy nghĩ hoặc để tìm hiểu hoặc để giải quyết tình huống. Việc suy nghĩ này được liên kết với hiện tại đi kèm với kinh nghiệm. Nếu người tiếp xúc có thể chất và tinh thần khỏe mạnh, thì việc suy nghĩ là cần thiết để con người không mất sự linh họat. Nếu người tiếp xúc có thể chất và tinh thần yếu, việc tiếp xúc có thể gây bối rối, nhưng việc suy nghĩ vẫn có tác động tốt cho họ, chỉ cần lưu tâm là không đưa họ đến sự suy nghĩ mang tính rối rắm, hoặc không để họ chịu nhiều áp lực…
 
Khi họ đọc một bài báo nói về vệ sinh an tòan thực phẩm, trí nảo họ liên tưởng đến thực phẩm, đến phương pháp làm những món ăn liên quan đến lọai thực phẩm được đề cập, họ có dịp ôn lại ký ức của những gì liên quan đến vấn đề này, và trong nhiều bình diện họ sẽ ôn luyện được nhiều thứ và chỉ bỏ quên một ít điều gì đó trong xó xỉnh của ký ức mà thôi.
 
Khi họ dạo cảnh, một dáng cây đẹp giúp họ nhớ đến sở thích của một nguời thân hay sở thích của chính họ, và nhu cầu thưởng lảm cái đẹp cũng giúp tâm hồn họ cởi mở ra hơn. Thay vì ngồi đối diện với bức tường hay một khung cảnh nhỏ hẹp bên song cửa.
 
Một bức tượng đấng thiêng liêng đặt ở đâu đó trong sân vườn, sẽ gây ấn tượng cho họ và hướng họ đến sự cầu nguyện – phó thác và tìm được cảm giác thanh thản. Việc rão bước loanh quanh đâu đó, giúp họ thêm chút tự tin trong tuổi già, và do đó chúng ta nên khuyến khích họ đi lại nếu có thể.
 
Sự cùng lụt của trí não là điều không thể tránh khỏi, nhưng do việc duy trì tiếp xúc với môi trường bên ngòai, tiến trình lão hóa sẽ chậm lại. Nhất là trong trường hợp họ được vui đùa với những người chung quanh.
 
Những khó khăn của người già,
 
Người già đã trải qua một quảng đời dài, qua nhiều cam go trong cuộc sống họ đã vượt qua được và đấy là niềm kiêu hảnh của họ, thế nhưng do thể chất suy kém dần một số họat động bị giới hạn, họ không thể tự săn sóc cho mình và đấy là điều mặc cảm của họ, Họ đã co cụm lại thậm chí từ chối sự giúp đở của người khác. Hoặc bắt buộc phải nhận sự giúp đở nhưng cảm nhận mình là gánh nặng của người khác và họ tự chuốt buồn phiền trong lòng. Đấy là vấn đề cần được nghiên cứu để người săn sóc có thể gần người được săn sóc, và bản thân người được săn sóc không có mặc cảm mình là cục nợ ...
 
Làm thế nào để người già không cảm thấy xấu hổ khi cần được giúp đỡ trong những tình huống đòi hỏi sự tế nhị cao như trong những sinh họat vệ sinh cá nhân? Trong những tình huống này, cha mẹ nhận sự giúp đỡ của con cái đã là khó đừng nói đến nhận sự giúp đỡ của người bên ngoài và với tình huống bắt buộc này đương nhiên là họ cam chịu nhưng tâm lý họ sẽ không vui, và cuộc sống đối với họ là một chuỗi ưu phiền!
 
Để họ vui sống trong quãng đời còn lại, người săn sóc cần tạo một không khí vui nhộn, hài hước để họ chấp nhận sự săn sóc một cách dễ dàng, và tìm thấy sự giúp đỡ trong yêu thương nhiều hơn là bổn phận. Họ được nhìn cuộc sống trong ánh mắt chan hòa, chia sẻ hơn là được trả nợ đời điều mà những con người có ý thức cao, có tinh thần tự trọng không bao giờ mong muốn được ai đó đền trả.
 
Một ông cha chồng oắt thướt nghị lực, khi lâm bệnh phải nằm một chỗ, việc tiêu tiện vô cùng khó khăn. Trong cảnh neo đơn, chỉ có cô con dâu chăm sóc. Cô con dâu đã đùa với ông thế này: Ba cho con xin cục vàng đi, rồi cô nhõen miệng cười, sự vui tươi cùng câu nói hóm hỉnh đã làm ông quên mất sự ngần ngại, và dễ dàng làm công việc vệ sinh…!
 
Chăm sóc người già là một công việc đòi hỏi nhiều nhẫn nại, và khi chấp nhận chăm sóc đồng nghĩa chấp nhận những khó khăn, vậy thì hãy vui với những khó khăn để người được chăm sóc có cảm giác vui và quên bớt ưu phiền của tuổi già bóng xế.
 
Huyền Băng
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9