ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC VÀ HÔN NHÂN
tueuyen 06.03.2010 13:20:44 (permalink)
0
ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC VÀ HÔN NHÂN

Introduction to Buddhist Sexual Ethics: Having Sex with Someone Else's Partner
Tác giả: Alexander Berzin
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 18-02-2010



MỤC LỤC

1- Di sản đạo đức của phương Tây
2- Đạo đức Phật giáo và sự viễn ly sinh tử
3- Hãy chân thành với những khuynh hướng của chúng ta
4- Thái độ tàn phá và những ảnh hưởng của nó
5- Động cơ của thái độ tình dục
6- Có hành vi tình dục với người nào đấy mà không phải là người phối ngẫu
7- Không thõa mãn
8- “Thân thể xinh đẹp” và tự do yêu đương
9- Biểu lộ cảm xúc
10- Tình dục, vui thú và sự đa dạng
11- Không thõa mãn và buồn chán
12- Làm cho hoàn cảnh ngôi nhà của chúng ta nhẹ nhàng hơn
13- Những quan hệ không hài lòng
14- Biểu lộ một ý nghĩa thân thuộc với mọi người
15- Sự cần thiết của thiền quán đề đối phó với tham dục thình lình sinh khởi
16- “Triệu chứng chó đói” và cho quỷ ăn
17- Tác động của việc cho quỷ ăn
18- Đối phó với sự lôi cuốn của thân thể xinh đẹp
19- Sự thúc ép đề xúc chạm ai đấy
20- Sự thúc ép cho kinh nghiệm kích thích cực điểm
21- Đối phó với căng thẳng dục tình

--***--

Tình dục như một vết ngứa, thà không có vết ngứa ấy thì hơn. Nếu không chúng ta phải cào đến xước da.
(Long Thọ Tổ Sư)


--***--

Chúng tôi đã được yêu cầu để nói về đạo đức tình dục Phật giáo hôm nay. Tình dục rõ ràng là một đề tài có một sức hấp dẫn lớn lao đối với nhiều người. Đặc biệt khi sống trong một cộng đồng gần gũi ở thôn quê, khi quý vị ở đấy, có thể có nhiều rối rắm hay mờ mịt về tình dục và quan hệ tình dục. Nhiều đau khổ có thể sinh khởi từ chính chúng ta hay những người phối ngẫu của chúng ta về thái độ tình dục không sáng suốt. Có thể hữu ích để nhìn vào những hướng dẫn của Đạo Phật đã cống hiến đến lĩnh vực này.
Chúng tôi muốn cho cuộc thảo luận hôm nay tốt hơn là bình thường. Vì thế, chúng tôi sẽ nói trong một chốc lát, và khi chúng ta theo dõi, nếu quý vi có câu hỏi, xin vui lòng nêu lên. Vào buổi chiều, chúng tôi nghĩ, sẽ có một buổi thảo luận với những câu hỏi và trao đổi những ý kiến, như thế sẽ tốt hơn.

1- DI SẢN ĐẠO ĐỨC CỦA PHƯƠNG TÂY

Trong tổng quát, sự tiếp cận đạo đức trong Phật giáo rất là khác biệt với sự tiếp cận của Tây phương. Trong văn hóa phương Tây, một cách căn bản chúng ta trộn lẫn hai hệ thống đạo đức. Một là từ Thánh kinh và thứ kia là từ Hy Lạp cổ đại.

Từ Thánh kinh, có một chuỗi những luật lệ quan tâm về đạo đức mà đã được ban bố từ một thẩm quyền cao cấp. Đạo đức có nghĩa là tuân thủ luật lệ. Nếu chúng ta tuân theo luật lệ, chúng ta “tốt” - chúng ta là “người tốt”. Chúng ta sẽ được tưởng thưởng ở thiên đàng. Nếu chúng ta không tuân theo luật lệ, chúng ta là “xấu” và sẽ bị trừng phạt sau đời sống của chúng ta. Và vì thế, đạo đức thật sự là một vấn đề của sự tuân theo quyền năng cao cả này. Chúng ta luôn luôn tìm kiếm “tôi nên làm điều gì?” Luôn luôn có ý kiến về chữ “nên” này – “Tôi nên làm điều này, nhưng tôi không làm, vì thế tôi là xấu xa, tôi là tội lỗi.” Chúng ta trở nên không chắc chắn về chính mình và không bảo đảm, không an toàn, bởi vì chúng ta luôn luôn muốn biết “tôi nên làm gì?”

Vào thời Hy Lạp cổ đại, chúng ta cũng có một hệ thống luật lệ, nhưng không phải mệnh lệnh ban bố bởi thẩm quyền thần thánh. Những người công dân đã làm nên chúng. Những đại biểu của công dân hội họp với nhau trong một cơ quan lập pháp và tạo nên luật lệ vì sự tốt đẹp và lợi ích của xã hội. Rồi thì vấn đề một lần nữa là, tuân thủ. Chúng ta cần vâng lời luật lệ. Và không chỉ thế, bằng việc làm như thế, chúng ta đơn giản là những cá nhân đạo đức lương thiện; bây giờ chúng ta cũng là “những công dân tốt.” Nếu chúng ta không tuân thủ luật lệ, chúng ta là những người “xấu” và chúng ta cần phải đóng tiền phạt hay đi tù.

Thế thì đạo đức phương Tây của chúng ta là một sự phối hợp của hai hệ thống này. Cả hai căn cứ trên sự tuân thủ luật lệ. Đạo đức Phật giáo hoàn toàn không giống như thế. Chúng ta bối rối khi Tây phương tiếp cận với Đạo Phật, bởi vì chúng ta muốn Phật giáo nói với chúng ta điều gì chúng ta “nên” làm và điều gì chúng ta “không nên” làm. Do bởi thế, khi chúng ta nhìn vào những giáo huấn của Phật giáo về đạo đức, chúng ta có xu hướng hiểu chúng trong những dạng thức của điều gì ấy tương tự như những điều răn của Thánh kinh hay luật pháp.
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9