MINH (tuân) (chí phèo thời đại) thái san
thaisan 10.03.2010 05:05:03 (permalink)
MINH (tuân)
(chí phèo thời đại)
 
thái san
 
 
Nói vậy chứ hắn cũng chẳng dám như Chí phèo được, vì hắn chẳng biết văn chương chữ nghĩa gì, có điều hay liều mạng chẳng ra thể thống gì. Thường hay hát câu:
-Bà ơi con heo nhà tôi chết rồi,
Phấn bí… xí cái đầu, phần..cán…  xí cái chân còn bao nhiêu đó kích du dân quân ta đều xài…ài…ài….
Trong một gia đình có bảy anh em Minh là con bà thứ hai, lại lớn nhất, mà tính cách lại bừa bãi, hay đánh nhau. Cho đến khi ông bố đã xuất ngoại theo kiểu trốn ké tầu với ai đó thì Minh chỉ còn ở nhà một mình, vào những thập niên tám mươi cái đói bủa vây toàn thể trên dân tộc.
Minh là kẻ liều để kiếm miếng sống. Chẳng kể số gì, bất cứ chỗ nào có ăn hay thường xuyên có ăn là hắn mò đến, cũng chẳng khác chi bố mấy, hắn ngang nhiên bán đứng mấy sào ruộng của người khác bằng giấy tay hoặc mò vào nhà kẻ khác vào lúc đứng khoảng ba giờ rưỡi sáng vì thường vào giờ đó nhiều gia đình mở cửa để chuẩn bị hoặc đã đi lễ rồi, thế là được dịp hắn mò hẳn vào hoặc lấy tiền, lấy gạo, có khi hắn lấy cả tình cho đến khi hắn cố tình lập gia đình với một mụ nạ dòng là tên là Đ là vợ của một anh chàng nghĩa quân xưa nay cũng vì khi hắn đột nhập vào buổi sáng  thì mụ đang lên cơn tình dục vớ được ngay anh chàng, những tưởng mọi sự êm xuôi ai ngờ con trai Đ bắt gặp. Đứa con lớn của nàng thấy rõ mồn một câu chuyện tình xẩy ra ngay trên giường của bố thường nằm với mẹ xưa kia. Nó cũng thuộc loại tay giang hồ. Đang lúc hắn thỏa mãn chưa xong đã bị thằng con giáng cho một cây gậy nên thân. Minh bị nằm nhà thương cả năm lại vô tình biến thành người được yêu.
Kể từ đó nàng đã thuộc hẳn về hắn, bỏ rơi anh chàng bán hòm, vữa bé vừa lùn vẫn còn thương tiếc, giận hờn vì cơ thể không cho phép, anh bán hòm ngậm đắng nuốt cay cho người yêu lên thuyền hoa im lặng, dù chính nàng cũng được anh chàng lùn theo chàng ấy đeo đẽo ăn nằm mấy năm trong những ngày tháng đói bảy tám bảy chín cũng gần như năm Ất dậu. Được thể hắn còn tổ chức những chuyện kỳ khôi như rủ nàng đi chơi suối, sài gòn, thành phố phồn hoa đô hội, làm càng ngày anh chàng bán hòm càng tức giận thêm mà phải ngậm bồ hòn làm ngọt, không dám nhúc nhích dù anh chàng đó cũng là một tay giang hồ cự phách, trước biến cố bảy lăm cũng là tay anh chị chuyên đi chôm chỉa xe trong các trường học kín cổng cao tường như Hưng đạo một v. v…
Minh có cái tật xấu nhất là sau khi đã vào vài chén (ba si đế) là cái câu chuyện tung ra rôm rả, ầm ỹ cả xóm, nhà ai gần cạnh bữa tiệc rượu đến phát sợ vì chúng nói chuyện như cãi nhau. Và rồi sau đó chuẩn bị đánh nhau là hết…
Một lần hắn định bán đất ruộng của nhà người Minh kêu người mua đến, sau đó hắn kêu qua cửa hàng ngồi nhậu từ đó tới sáng hôm sau. Tội nghiệp thằng bé bị nhậu mất tiền còn sắp sửa bị đánh đến chết thì mới lên đường về nhà với cái túi trống rỗng.
Ông bố thời trước biến cố bảy lăm đi lính, trốn lính về bán phở ở gốc cây si đối diện nhà thờ, sau khi ông y tá chích thuốc dạo theo đơn bác sỹ chết vì bị xe tông chích vội và về vào buổi tối, làm vợ hai, bố Minh tằng tịu với bà ta, cũng lấy bà ấy luôn cho tiện.
Được cái, sau sinh thêm mấy đứa nữa (tức anh em Minh) cũng trọn tình nghĩa trọn lý.
 
Cái tính đặc biệt của  Minh (Tuân) là nhậu say là cà khịa chửi đời lung tung. Bố ta có mấy đứa sau Minh tốt và đứng đắn hơn mấy người con trước chỉ có Minh là tính nết xằng bậy mà thôi.
Một buổi tối cũng ngà ngà Minh đi qua sạp báo, thấy một bọn người đang nhậu nhẹt với nhau, muốn vào nhưng tính nết muốn làm đàn anh.
Hắn đến một nhà bán bia mua thiếâu ngay một giỏ bia có cả đá sẵn. Nhưng khi hắn đến chỗ bọn nhậu thì họ kiếm cớ trốn mất biệt. Tức quá hắn bèn ra giữa đường nhựa đập hết đám bia đó trước mặt nhà bán hàng, chẳng làm gì được, chỉ nhìn chịu trận, sau đó còn đến cà khịa cả nhà người bán báo.
Biết tính nết hắn như vậy chẳng ai chấp, vẫn chưa hả cơn giận, bèn chạy về nhà lấy và giắt trên ba ga xe đạp con dao mác của lính, thời này đi được xe đạp đã là oai lắm, hắn sừng sổ với chủ nhà. Chủ nhà phân bua:
-Tôi nào biết uống rượu chè gì mà chúng nó về lúc nào tôi cũng chẳng hay. Biết chẳng làm sao lấy cớ trách cứ chủ nhà hắn bèn xoay qua mượn cuốn băng đầu máy video. Bà chủ bèn cho mượn băng hư. Sau đó hắn đi nước một trốn chui nhủi vào nhà một đứa con gái phải thí cô hồn cho hắn tạm trú một đêm, cách ngã ba mà chẳng ai dám khám nhà vì sợ chúng khuậy sau này.
Kể từ ngày Minh đến khu này một số người có tính nết như vậy bỏ trốn đi nơi khác, Minh thỏa mãn và chính cái tự mãn làm cho chính Minh suy sụp hẳn sau khi bị chúng phục kích đánh cho một trận nên thân, phải nằm nhà thương thí gằn nửa năm trời vì bị chấn  cột sống bị chúng lấy dao chặt đá chém vào lưng một nhát.
Còn lần Minh bị một thằng khác thử chém tay, thằng Bắc con nhà Kim liều hơn mà chẳng suy xét gì bao giờ từ đó Minh biết sợ thằng đó sau làm quen với chúng làm cho hổ thêm cánh.
Trong những năm thập niên tám mươi một số lính VNCH rã ngũ thất nghiệp phải chui tuốt vô trong sông lạnh, khu vực trước kia của mấy cán bộ nằm vùng thường ở nay lại đến người khác.
Thực ra họ chạy trốn cái đói chứ không phải chạy trốn ai cả, phần đông chưa có công việc làm kiếm chỗ để dung thân tìm kiếm của cải mà ăn cho khỏi đói.
Cái tiêu chuẩn vào bắt cá. Minh mang theo trong mình mấy chục mét lưới bén và phụ một anh chàng cũng chưa hề biết bắt cá bao giờ, để vó cá, nhưng dù sao cũng chẳng bõ bèn vì cao lắm chỉ đủ nhậu nhẹt với nhau vài con cá, một ít cá, hàng nghìn triệu người đói. Thằng bạn theo cùng nói:
-Em mang theo một xị đậu xanh hột, mình có thể gieo trồng cho đến khi hái anh ạ. Hắn nói với tôi, sợ mích lòng tôi chỉ gật đầu cho hắn khỏi buồn, chứ không lẽ chỉ gieo đậu ngồi trông hòng lớn ư!
Nhưng vài ngày sau khi gieo bằng cách bỏ lỗ đã thấy hai lá xanh thò đầu lên. Chúng tôi mừng húm khoe với hết cả mọi người. Đến khi gặt phải đập bằng cái gậy chế nối bằng khúc cây khác ban ngày gặt, ban đêm đập. Thế mà cũng bị chúng săn đón chôm chĩa mất cả tạ đậu.
Tôi chẳng ngờ thu hoạch nhiều đến như vậy, cũng cả hàng mấy tấn đậu chứ bộ.  
Một đêm tất cả đang ngủ say vì tất cả làm việc một ngày cực nhọc. Có tiếng nói:
-Đ..m.. mày ăn trước sau đến tao, một thằng đứng vác cái cuốc đứng bên giường. Mấy người trong lều. Gọi là cái giường cho sang chứ thực là lấy bó sậy chuốt sạch  gom buộc bằng dây cọ trải đều cho dễ nằm và những người làm trong lều đều nằm chung trên đó. Cố im lặng theo dõi xem chúng giở trò gì, thì ra quá đói chúng thay phiên đứng gác đầu giường để đứa này ăn xong đến đứa kia, xong no bụng chúng bỏ đi. Sáng dậy Minh mới nói:
-Thua thằng đói, lại liều quá đi, tao phát sợ chúng, chết thì chết phải cho no bụng cái đã. Thằng Bắc  còn cãi:
-Ăn thua chi, đã bằng cái thằng đến tận vườn trước nhà vai vác cái giẻ chứ chẳng phải cái áo, vừa cúi xuống định rằng tính nhổ gốc mỳ thì cùng lúc đó có cái cuốc gí ngay vô cổ, chết thì thôi nó cứ nhổ hẳn gốc mỳ lên mang lên vai vác về tỉnh queo. Minh nói:
-Thì cũng bằng huề thôi đói quá chịu làm sao.
Những việc làm hôm đó nổi ầm lên trong xã, hai ba ấp đều biết. Ai cũng đều nói:
-Thằng đói là liều hơn hết cả chẳng sợ bất kỳ. Đó là có Minh trong đó mà chúng còn chẳng sợ chi.
Minh thấy con người quá tức tốc về mua một chiếc xe ba gác chở lăng nhăng vớ vẩn kiếm sống.
Một hôm Minh chở lương thực qua sông. Du kích chặn lại hỏi giấy tờ:
-Cho xem giấy phép vận chuyển lương thực? Bí quá Minh bèn ôm nguyên bao gạo đang chở ném thẳng vào tên du kích nói:
-Đói mang về ăn không được à? Có bán đâu mà giấy với tờ? Hôm đó hắn bèn thoát được mang về tới nhà sau đó Minh được nổi tiếng cả vùng, hễ ai muốn vận chuyển Minh có việc làm vì gần như bảo kê cho cả vùng, kể từ ngày mua xe ba gác đạp đến giờ, nhưng đối với vợ con thì hắn quá đáng. Một hôm giận dữ vì Minh cho người hàng xóm lít gạo, vợ càu nhàu hắn bèn phang cho cô vợ yêu mến một cái cây chận xe ba gác trúng ngay sống mũi. Tưởng chết nhưng may chỉ bị sưng nhè nhẹ mà thôi. Chính những cái vũ phu đó lại nuôi sống gia đình hắn, vì khi tiếp xúc với ai cần việc thì họ cũng cần có tay du côn du kề như vậy mới mong thoát chết đói được. Kẻ mến hắn cũng có, kẻ ghét hắn cũng nhiều. Nhiều lúc hắn tâm sự với tôi thường hắn hay đề cập tới cái đói no trong tiên hạ sau biến cố bảy lăm.
Minh khác hẳn bố, không thích vượt biên Minh thường nói:
-Đi đâu chẳng phải làm ăn, chứ bỗng dưng xin được cơm gạo sao? Chính vì hắn suy nghĩ như vậy nên nhiều người càng mến hắn hơn, chẳng tư tưởng xuất ngoại hay vượt biên, dù rằng chính vợ hắn thúc dục Minh chẳng hề để ý tới câu chuyện đó bao giờ.
Chiều thật chiều ngồi dăm ba sợi với một chai rượu trắng đầy ắp. Tôi tự nói:
-Chỉ có chết, đã vậy xong đâu gặp hôm mấy trại gà gần đó bị toi có lệnh mang chôn hết. Minh đi theo rồi tối moi lên lấy về ăn còn chia cho những ai không biết sợ là gì. Minh nói:
-Thường những số đó nếu biết chọn thì cũng ngon lắm chứ chẳng chết hết cả, mà thực như thế, năm đó người người tìm cái ăn dù mai chết quách cho rồi cũng chẳng sao, nhưng rồi cũng chẳng thấy ai bị sao cả.
Đi theo con đường từ nhà thờ trong xứ tức là từ nghĩa địa đó đến suốt ngang trường cơ giới ba, đường đi thì ngon lành đã tráng nhựa như hầu hết.
Những quán càfê chui có các cô gái di chuyển từ nơi xa về đông bạt ngàn, móc hầu bao những anh chàng nhẹ dạ, hoặc tìm cánh ham của lạ của người về rất nhiều quán những tên như:
-Cỏ lạ, hình như là…, seeyou again, bốn số chín, chợt nhớ. v.v…
Minh định bụng sẽ kiếm cách đễ bảo kê nhưng chưa làm thì bị bệnh rồi qua đời sau khi bố về thăm được một chuyến rồi qua mỹ cũng qua đời.
Hai bố con chết cùng ngày mà chẳng hề ai để ý cả.
 Những người trong xứ đạo họ thường lên án cha con hắn chứ chẳng ai thương mến hai cha con.
Phải thực lòng mà nói chính chúng phục hồi nhân phẩm cho ba người du kích. Ăn uống rượu rồi đánh nhau, lại nhờ nó chỉ cho thằng nào và ở đâu.
Chính quyền đa số dựa vào chúng như trưởng ấp không dám coi thường chúng sợ chúng khuậy làm mất an trong xứ, trong ấp. Cao lắm nó nằm tù vài năm rồi ra khuậy tiếp còn trả đòn thù nữa nhưng cán bộ bó tay.
Kể từ ngày vợ hắn sanh đứa con thì hắn bớt đi nhiều và biết chiều chuộng vợ hơn trước, hắn biết đi chợ, nấu cơm và làm bao giàn cả mọi việc nội trợ.
Sau khi trở lại công việc thường nhật hắn mừng rỡ nói:
-Khổ đã qua ta lại gặp ta.
Nhớ lạ những ngày mới giải phóng, Minh nghiễm nhiên đeo băng có cờ xanh đỏ, chạy xớn xác như cán bộ cấp bự, gặp chuyện gì vừa ý là làm chẳng cần biết luật lệ chi cả.
Thời này họ thường gọi là luật rừng, chính là cớ để hắn thao tác chôm chĩa nhân dân. Tự hắn tạo ra bao nhiêu điều dù hắn chẳng biết viết chữ là mấy.
Minh ký cho chuyển gạo về thành phố. Có một cái giấy hắn ký:
-Tôi chứng thực cho ông nương (Lương) văn cờ, mọi sự sau này tôi không hoàn toàn không chịu tách nhiệm.
Một hôm cán bộ nhớn gọi Minh lên tới nhà kiểm điểm Minh nói:
-Có cơm thì cho ăn còn không thì làm cái dái gì tôi.
Anh của Minh làm nghề điện tử. Gặp ông trưởng ấp ông ta nói:
-Cái gia đình anh này không lao động, cho đi kinh tế  mới. Minh nói:
-Thế ngành nghề điện tử không lao động ư? Ông trưởng ấp bèn nói:
-Anh thử coi hai bóng đèn cho tôi thước hai kia kìa, nó chẳng muốn nên. Minh nói:
-Bố tôi cũng chẳng mua được bóng đèn lúc này, bỏ ra bán bóng đèn gọi là tư sản. Anh tưởng dễ mua lắm đó hả? Nói xong quày quả bước đi một nước, làm ông trưởng ấp chưng hửng.
Mỗi khi nhắc lại chuyện này tôi mang theo những nỗi buồn vô kể vì gặp lũ dốt chẳng biết thế nào là lao động cả, có khi biết nhưng chúng kiếm cớ tham nhũng đó mà.
Chuyện thì chuyện của người nay mang ra làm đề lấp những chuyện chẳng đâu vào đâu của Minh biến thành những đề tài có ý nghịch ngợm lôi thôi. Có những anh chàng chẳng thích nói nhiều hay kiếm cớ châm biếm hắn, nhưng thực tế Minh lại là người ngay thẳng, chân thật một cách quê mùa chẳng ý tứ, nói thẳng, nói thật, được thì được không thì cũng chẳng xấu hổ xấu cọp gì.
Sáng sớm ngày chủ nhật còn tinh mơ, hắn đã có mặt tại nghĩa trang bên cạnh ông cha vừa giả làm đứa giúp lễ vừa kiếm cớ tháo hết bàn che để đậy, tấm tôn bằng nhôm đi bán ve chai. Mọi người ai nấy thấy hắn quen biết cha và thân nữa đàng khác, nào ai ngờ chính hắn lợi dụng chỗ đó mà lấy chẳng ai dám oán than gì. Chuyện chỉ đến như vậy thì chưa đáng tội, Minh còn lợi dụng cái liều của hắn dám mượn băng sex về chiếu lấy tiền, đúng ra cũng chẳng ai chấp hắn  chỉ vì hắn khuậy quá làm bao người không ưa nhất là anh chàng bồ cũ của Đ thường tự thấy mình vừa bé lại lùn nên tức tối chẳng yên, nhất là khi hắn được bán hòm bên cạnh phó chủ tịch tên tiệm là TOBIA lại chính là người yêu thương Đ nhất trong lòng vẫn còn tức tối vì cướp người yêu tay trên bằng mọi cách kiếm cớ trả thù, nhưng chẳng thể nào vì hắn đi khắp nơi lại liều mạng hơn Đ bèn chịu nhịn vậy.
Một hôm Minh kiếm đâu ra được quả lựu đạn, đem về làm nổ ngòi trong dùng nó đi hù thiên hạ mục đích chính là chỉ chuyên chở được gạo qua sông cho vợ thì thôi, lợi dụng sự việc ấy người tình cũ bèn lấy cớ thưa gửi bằng lời với bạn phó ct để đối phó với hắn ai ngờ làm cách nào Minh nghe được Minh đợi một ngày đó H lúc vừa chuẩn bị qua sông làm trạm thu mua lương thực hắn bèn đưa quả lựu đạn hư ra đòi cưa đôi làm H chạy re kèn.
Từ đó chuyện ghen tương với H không còn nữa, nỗi uất ức không giải thoát.
Một buổi sáng nhã nhặn tức là một cơn mưa vừa dứt, trời trong sáng. Minh hiểu rất rõ về cách trang trí (decoration) và mầu sắc với thời gian mưa nắng, sẽ phai nhạt hoặc còn lưu lại Minh tiến hành sự việc mà hắn vẫn mơ ước nhưng nay chưa được dán chữ trên trước nhà của ấp, xã, mục đích chỉ lấy điểm đừng ai dòm ngó đến hắn để hắn còn có việc của hắn.
Nhưng theo ý của Minh là chỉ chữ KHÔNG  GÌ QÚY HƠN và ĐỘC LẬP TỰ DO là mầu xanh đậm còn chữ quý hơn thì phải và chỉ là mầu đỏ.
Và sau đó chỉ một thời gian
Ngắn là chữ mầu đỏ sẽ phai hết, như vậy ta nghiệm sẽ, thấy tính cách chí phèo của hắn Minh còn sử dụng được đúng chỗ đúng nơi.
Đa số ít ai biết được điều đó, có lẽ có người cố ý giải thích thì may ra mới có đôi người hiểu và cho lắm họ chỉ cười qua loa.
Nhưng tôi cho đó là một điều tuyệt vời, phải gọi là quận công chư chỡi chớ có ai tưởng Minh là thằng bỡn, nên tôi thường gọi là Chí Phèo thời hiện đại và cũng từ đó chẵng ai dám đến gần chơi thân vì sợ bóng, sợ vía ngộ nhỡ ngày nào bị coi như cùng đảng với hắn thì bỏ mẹ, nói vậy cũng vẫn có người  đến thân và sửa sai hắn, thường nói với hắn rằng:
-Theo thời Lương sơn bạt lại khác còn thời nay thế giới thành mặt phẳng lại khác Minh chẳng sợ gì cả cứ thuận thiên thừa vận mà làm thôi.
Mỗi khi nhắc đến thường nói (chiến quốc quận công LÊ CHẤN MINH) phó thường dân nam bộ thì ai cũng rõ cả và nhớ rõ từ đầu đến cuối.
 
thái san
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9