BỊ LÊN ÁN LẦN THỨ BA:
Chính trong bối cảnh vừa kể trên ông Giản lại bị kết tội lần thứ 3 và lần nầy không phải do Tự Đức hay do triều đình Huế kết tội mà "người ta đồn rằng" nhân dân kết tội hai ông Giản và Hiệp bán nước. Việc kết tội lần nầy do Trương Định chủ xướng khi trên lá cờ hiệu khởi nghĩa của ông ta có dòng chữ Phan, Lâm mãi quốc; triều đình khi dân.
Sau khi đi sứ thắng lợi từ Pháp trở về, ông Giản lại được Tự Đức giao nhiệm vụ thương thảo với Aubaret ký kết một hòa ước mới để thay thế hòa ước Nhâm Tuất 1862. Ông Giản đã kỳ kèo với Aubaret theo đúng chỉ thị của Tự Đức và triều đình Huế và kết quả là hòa ước Aubaret được hình thành. Tuy nhiên, Tự Đức và triều đình Huế lại vẫn chưa hài lòng về việc ông Phan Thanh Giản ký kết hòa ước mới Aubaret 1864. Và lại cũng chính ông Giản cùng với các viên khác có nhiệm vụ do Tự Đức và triều đình Huế giao phó để thương lượng với Aubaret và ký kết hòa ước mới lại phải tự ý làm đơn xin Tự Đức trách phạt và lần nầy thì triều đình Huế đề nghị thẩm xét từng trường hợp và vai trò của mỗi cá nhân tội phạm rồi đề nghị án phạt đại hình nịch chức (không làm tròn nhiệm vụ được giao phó).(ĐNTLCB đã dẫn; trang 96)
Rồi hòa ước Aubaret không được hoàng đế Pháp và chính phủ Pháp chuẩn nhận, họ quyết định phải chấp hành hòa ước Nhâm Tuất 1862, phái Aubaret ra Thuận An yêu cầu Tự Đức và triều đình Huế phải thì hành các điều ước kết trong hòa ước Nhâm Tuất một cách nghiêm chỉnh, đúng thời hạn ấn định nhất là phải ra lệnh cho các nhóm kháng chiến chống Pháp ngưng hoạt động phá rối trị an tại các vùng đất do Pháp sở hữu hoặc kiểm soát. Sách ĐNTLCB ghi chép việc nầy như sau:
Bọn Phan Thanh Giản đem việc tâu lên. Vua giao cho phủ Tôn nhân và đình thần bàn định, đều nói: vua tôi nước ấy, đã không chịu cho chuộc lại 3 tỉnh; (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa), nếu lại viết quốc thư để hỏi thì họ lại cố chấp lời nói trước, sợ có tổn đến quốc thể chăng? Xin sai quan Thương bạc viết thư gởi cho đại học sĩ nước ấy là Anh Đê Luy và chủ súy nước Phú ở Gia Định, thông tin phân trần cặn kẽ, họa có chút động lòng nghe chăng, sau sẽ dần mưu tính. Vua nói: bọn khanh liệu thế nào, chả nhẽ theo ước cũ mà nỡ bỏ đất cát 3 tỉnh ấy ư? Nên tính cho kỹ.
Các đại thần lại nói: nghị lớn về hòa ước, từ trước đến nay vẫn giữ bí mật, chưa có công bố cho mọi người nghe biết, sinh ra ngờ vực. Xin do tỉnh thần 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, đem sao lục 12 điều ước cũ, đưa đi treo dán, để hiểu bảo cho sĩ dân đều biết, khiến đều yên ở làm ăn. Đến như việc thu xếp sau nầy được thỏa thiện, nên xin thông thả sẽ bàn định. Vua y cho. Nhân bảo bọn Thanh Giản rằng: ý người Phú như thế, là muốn dân ta dứt tình với ta, cho nên không nhịn được sự tức giận nhỏ ấy. Ta đã nhiều lần phái người mật đi hiểu bảo, nhưng có 1, 2 kẻ hiếu sự không chịu nghe, đã để cho họ sinh ngờ, lại làm nhiễu hại dân ta. Vả lại họ đang cố chấp lời ước, để gây hiềm khích, 3 tỉnh bị trơ trọi thì tất đến nguy. Nay dứt tình đi thì sợ lòng dân ngày thêm lìa tan, nếu không dứt tình tuyệt đi, thì việc chưa nên, mà lúc cấp khó cứu, nên bất đắc dĩ phải dứt tình đi, để cho dân 3 tỉnh ấy không còn trông nhờ vào đâu để bạo động nữa. Đó là đoạn tuyệt để mà bảo vệ, để làm kế sau nầy nảy nở sẽ mưu toan dần dần. Bèn xuống dụ cho tỉnh thần 3 tỉnh sức khắp cho các hạt biết, có ai mượn tiếng là mộ nghĩa, thì không được vào trong địa giới, mà các quan phủ, huyện một khi trông thấy tức thời bắt ngay đem giải; nhà dân có ai chứa chấp, cũng bắt tội như kẻ phạm. (ĐTLCB; sách đã dẫn; trang 162, 163)
*
♠ - nghị lớn về hòa ước, từ trước đến nay vẫn giữ bí mật, chưa có công bố cho mọi người nghe biết, sinh ra ngờ vực. Như vậy có nghĩa là nhân dân - ở đây phải chăng triều đình có ý nói là các nhóm dân quân kháng chiến? - đã không hay biết gì về hòa ước Nhâm Tuất 1862 và hòa ước Aubaret ? Tại sao Tự Đức và triều đình lại phải giữ bí mật không công bố cho mọi người nghe biết? Bởi vì Tự Đức đang xử dụng âm mưu tiếp tục lợi dụng, khích động, bao che các nhóm dân quân kháng chiến để vừa đánh vừa kéo dài hòa đàm, làm cho quân Pháp bị dao động, mệt mỏi và nản chí để rồi tự động rút đi hoặc chấp nhận những điều kiện hòa đàm do Tự Đức và triều đình Huế đưa ra và do đó nếu quân kháng chiến đã biết có hòa ước rồi thì có thể họ sẽ không còn hăng sai kháng chiến chống Pháp nữa. Vậy thì nghị lớn về hòa ước phải giữ bí mật hay nói khác đi Tự Đức và triều đình Huế đã qua mặt các nhóm dân quân kháng chiến, xem họ chỉ là một phương tiện lót đường cho để Tự Đức thực hiện mục tiêu lấy lại những vùng đất mà Tự Đức coi là vùng đất thiên liêng của tổ tiên dòng họ nhà Nguyễn Phúc.
♠ -Xin sai quan Thương bạc viết thư gởi cho đại học sĩ nước ấy là Anh Đê Luy và chủ súy nước Phú ở Gia Định, thông tin phân trần cặn kẽ, họa có chút động lòng nghe chăng: đây là hình ảnh và thái độ run sợ, tuân phục của một kẻ chiến bại trước những điều kiện đòi hỏi của kẻ thắng trận áp đặt ra. Xin sai quan thương bạc viết thư gửi cho học sĩ nước ấy . . ." Vậy quan thương bạc lúc đó là ai, và lá thư của quan thương bạc gởi cho chính quyền Pháp như thế nào ?
Trong một quyển sách có tựa đề Les Débuts de L'installation du Système Colonial Français au Viet Nam (1858-1897) bản dịch ra tiếng Việt năm 1994 (Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897), nơi trang 117 và trang 118, tác giả sách nầy có đăng tải một lá thư của bộ ngoại giao trả lời cho La Grandière sau khi viên soái phủ nầy gởi văn thư chính thức thông báo cho triều đình Huế biết là chính phủ Pháp không thừa nhận hoà ước Aubaret. Tác giả gọi là thượng thơ bộ Ngoại giao Việt Nam và người đứng đầu bộ ngoại giao lúc đó là Phan Huy Vịnh. Lá thư nầy được tác giả cho biết xuất xứ của nó nơi chú thích số (17) ở trang 121 như sau: . . . . .(17) Hồi ký và tư liệu châu Á-Quyển 29-tr. 46-48,106,105 & 112. 135-138. 270-272 (tư liệu chưa xuất bản) và 273-274.
*Cần lưu ý: kiểu trích dẫn của tác giả sách "Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897", không thể giúp ích gì thêm cho người đọc đồng thời còn tạo ra cái cảm giác như là tác giả muốn giữ làm của riêng mình những tài liệu và tư liệu mà tác giả đã có dịp nhìn thấy hay đọc được. Lá thư viết bằng chữ Hán ? Chữ nôm? Chữ quốc ngữ theo mẫu tự a, b, c ...? hay bằng chữ Pháp? hay đã được dịch sang tiếng Pháp từ nguyên thủy và nay lại được tác giả dịch sang tiếng Việt một lần nữa?
Đây cũng là cung cách trích dẫn lơ lửng, ỡm ờ của những người tự coi mình là sử gia khoa bảng từ trước đến nay, trong nước cũng như ngoài nước, vì họ biết rằng người đọc ít có cơ may như họ để có thể với tới các tài liệu hoặc tư liệu hiếm hoi khó thể truy tìm: cho nên họ chỉ cần trích dẫn lơ mơ mịt mù như thế để chứng tỏ những gì họ viết ra là có căn cứ trên giấy trắng mực đen dù trên thực tế họ đã viết sai, đã cắt bớt hay đã luồn lách để tạo thành một tài liệu giả dối, để chứng minh cho một quan điểm hay một biến cố lịch sử bịa đặt. Đọc giả có thể đọc lại sách của tác giả sách "Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897" nơi trang 123 và trang 124 nơi tác giả trích dịch một đoạn văn của Francis Garnier viết trong bài tham luận La COCHINCHINE FRANÇAISE en 1864: đây là một kiểu trích dẫn cắt xén, lắp ráp và rất nhiều .... mà nếu người đọc có nguyên bản tài liệu của Francis Garnier thì cũng khó có thể so chiếu để biết được tác giả đã trích dẫn từ chỗ nào trong bản tham luận đó.
Việc lưu ý đọc giả về những điều vừa kể trên không nhằm mục đích chứng minh là lá thư của ông thượng thơ bộ ngoại giao Việt Nam do Phan Huy Vịnh viết và được trích đăng lại là một tài liệu bịa đặt do tác giả "Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897" tạo ra. Sự truy cứu của tác giả là một khám phá hiếm hoi và mới mẻ rất giá trị, nhưng nó sẽ có giá trị thuyết phục cao hơn nếu tác giả dùng mọi khả năng sẵn có của mình chẳng hạn như sao chép lại nguyên văn, chụp hình . . .để cho thấy được "hình hài thực sự" của tài liệu mà tác giả đã đưa ra chứ không nên viết theo kiểu: "tài liệu nầy lưu giữ trong một cánh rừng rậm ở Phi Châu, ai muốn tham khảo thì cứ qua bên đó mà lục lạo để tham khảo!"
Sau đây xin chép lại đầy đủ nguyên văn lá thư của thượng thơ bộ Ngoại giao Việt Nam Phan Huy Vịnh được trích dẫn nơi trang 117,118 trong sách "Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897":
Sau khi nhắc lại những điều kiện trong đó Aubaret đã được phái sang Việt Nam và quyết định của chính phủ Pháp không phê chuẩn hiệp ước vừa ký kết tại Huế, Phan Huy Vịnh viết:
". . .Khi hai nước đã thề giảng hòa với nhau, chúng ta không thể không nói đến vấn đề chuộc lại ba tỉnh Nam Kỳ, vì lòng dân oán hận chuyện mất nước ...Vì vậy, chúng tôi phải cởi mở tấm lòng ra với Hoàng đế nước Pháp, để Người đoái thương với chúng tôi, nếu không được về mọi mặt, ít nhất về một vài điều. Cũng như những điều thay đổi hoặc sửa lại trong văn bản hiệp ước là nằm (nhằm) đáp ứng những yêu cầu phong tục tập quán và ngôn ngữ nước chúng tôi, sao cho bản hiệp ước trở nên dễ hiểu đối với mọi người và không bị ai lý giải ngược lại.
"Còn về vấn đề giảm xuống 40 năm số cống nạp hằng năm và liên tục, thì chính là chúng tôi yêu cầu như vậy bởi tài nguyên của cải đất nước tôi dường như không thể hứa hẹn nhiều hơn vậy được. Làm như vậy, chúng tôi muốn một lần nữa tạo cho Hoàng đế Pháp một cơ hội mới để bộc lộ tấm lòng đại lượng bất tận của mình, nhưng chúng tôi không hề có ý định thay đổi, hoặc xóa bỏ những điều đã thỏa thuận lúc đầu, giữa hai bên. Ông đại diện toàn quyền Aubaret đã hiểu điều nầy, cũng như hai vị quan chức cùng đi với ông ta (18); cả ba người không hề tỏ ra bất bình; chúng tôi không muốn áp đặt ý muốn của chúng tôi cho họ, dù rằng bằng cách nào.
"Giờ đây, mọi sự vẫn y nguyên. Nếu các Ngài đồng ý trả lại nguyên vẹn, hay một phần đất đai ba tỉnh, thì chúng tôi xin hết lòng cảm tạ. Nếu các Ngài không thể trả và nếu để tiếp tục có những quan hệ hòa bình, chúng tôi phải trở lại với hiệp ước 5/6/1862, thì chúng tôi vẫn biết ơn các Ngài, và sẽ vui lòng làm như vậỵ
"Chính phủ chúng tôi rất chân thực và thủy chung với những cam kết của mình: không gì có thể làm cho quan hệ giữa chúng ta bị đoạn tuyệt ....." (19)
*
Nếu để ý một chút thì người đọc có thể thấy được lối hành văn của nhà nho thượng thơ bộ ngoại giao Việt Nam Phan Huy Vịnh có vẻ quá Tây chăng? Không lý ông Phan Huy Vịnh viết thẳng lá thư nầy bằng tiếng Tây? Đây là một thắc mắc cần được tác giả của sách "Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897" làm sáng tỏ.
Dù sao thì lá thư kể trên cũng góp phần cho thấy sự yếu kém, bất lực và thái độ nhát sợ của vua quan triều đình Huế trước sự xâm lăng ồ ạt của đoàn quân "bỏ túi" Tây phương. Ví bằng lá thư nầy do người Pháp ngụy tạo ra thì nó vẫn có hiệu quả để cho hậu thế hiểu được rằng người Pháp đã thấy rõ được thực trạng tồi tệ của vua quan triều đình nhà Nguyễn dưới thời Tự Đức để rồi kể từ lúc đó họ có thể tự tin về sức mạnh xâm lược của mình, để lên giọng cao ngạo, tự do thao túng, bắt chẹt, thực hiện ý đồ bành trướng lãnh thổ thuộc địa của họ.
♠ -Xin do tỉnh thần 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, đem sao lục 12 điều ước cũ, đưa đi treo dán, để hiểu bảo cho sĩ dân đều biết, khiến đều yên ở làm ăn . . . . . . . . . . . . .Bèn xuống dụ cho tỉnh thần 3 tỉnh sức khắp cho các hạt biết, có ai mượn tiếng là mộ nghĩa, thì không được vào trong địa giới, mà các quan phủ, huyện một khi trông thấy tức thời bắt ngay đem giải; nhà dân có ai chứa chấp, cũng bắt tội như kẻ phạm:
Đây chính là thời điểm khởi đầu để "nhân dân của quản Định" tức giận với vua quan triều đình nhà Nguyễn khi họ biết là mình bị lừa dối lợi dụng và nay bị bỏ rơi. Phản ứng của họ là gì? Là tự tiện tôn phò quản Định lên làm đầu lĩnh để tiếp tục những hoạt động phá rối trật tự trị an trong các vùng do Pháp chiếm đóng và luôn cả trong các vùng đất Nam Kỳ còn dưới quyền kiểm soát của triều đình Huế. "Nhân dân" giờ đây đã trở thành thù địch không những đối với người Pháp mà luôn cả với quan binh của triều đình Huế nữa. Trong một tình trạng câm giận sôi sục như vậy- câm giận sôi sụt vì bị lừa đảo, bị qua mặt, bị lợi dụng, bị mất quyền tước, bị mất chu cấp lén lút từ phía triều đình thì không có gì đáng phải ngạc nhiên khi nhân dân lên án là triều đình khi dân vì sự lên án nầy là hữu lý và tất nhiên không cần phải có tiếng đồn hay sách vỡ ghi chép lại sự lên án đó, mà cũng không cần phải cho hàng chữ triều đình khi dân dính lên lá cờ khởi nghĩa "tưởng tượng" của ông Trương Định.
Riêng đối với ông Phan Thanh Giản thì "nhân dân'' có thái độ như thế nào? Ông quản Định tự xem mình như là thay mặt nhân dân để lên án ông Giản và ông Hiệp bằng cách dán bản án Phan, Lâm mãi quốc lên trên lá cờ khởi nghĩa tưởng tượng mà người đời sau đã thêu may cho ông.
Hiện tượng người đời sau thêu may cờ Chính nghĩa cho các nhân vật lịch sử nổi tiếng không phải chỉ mới xảy ra từ thời ông Định mà nó đã từng xảy ra trong mọi thời kỳ người dân Việt Nam chống ngoại xâm nhằm khích động lòng yêu nước của khối quần chúng. Tuy nhiên, sử sách, cũng như qua các di vật lịch sử được khai quật từ xưa tới nay, người ta chưa bao giờ nhìn thấy được hình trạng thực sự của một lá cờ như thế. Có được thấy chăng những kiểu cờ tưởng tượng như thế thì hiện nay người ta có thể thấy trong những dịp lễ hội đình đám kỷ niệm hoặc trong những tuồng tích giải trí biểu diễn trên sân khấu mà thôi.
Thực tế nếu ông Quản Định có nổi giận và thù ghét ông Phan Thanh Giản thì cũng là một điều hữu lý và tất nhiên vì trước hết ông Giản và ông Hiệp là thành viên trong tập đoàn cai trị của một triều đình lừa dối, lợi dụng, bội bạc, dứt tình. Kế đến, ông Giản lại là một một nhân vật chính yếu đã từng được Tự Đức và triều đình Huế đặc phái đi kêu gọi Trương Định phải ngưng việc chiến tranh nhưng Trương Định "cứng đầu" bất tuân lệnh vua. Ông Định càng tức giận hơn khi ông bị lấy lại tước quân hàm Lãnh binh mà trước đây Tự Đức đã bí mật phong cho ông để mua lòng.
*Có một chi tiết tuy rất nhỏ nhưng lại có thể dùng để cho hậu thế thấy được ông Giản không có bán đứng những người được sử sách cũ, mới gọi là quân nghĩa dũng kháng chiến chống Pháp dưới quyền tổng lãnh của Trương Định:
Phan Thanh Giảng, qui était revenu de Huế avec les légations, avait repris son poste à Vĩnh Long, dès le 15 Avril (1862), en attendant qu'on lui remit la citadelle; il fit tout ses efforts - au moins en apparence - pour ramener la tranquilité, mais le quản Định plus actif, plus redouté des populations que jamais, se jouait de lui et de ses conseils. Suivant une tactique inspirée sans nul doute par la cour elle- même, ce chef de bande sépara sa cause de celle des mandarins; il pouvait ainsi sans danger être désavoué par eux, et Phan Thanh Giảng put écrire à l'amiral que ce Định n' etait qu'un imposteur qu'il fallait mettre à mort, oubliant d'indiquer l'essentiel: le moyen de le prendre. (A. Schreiner; sách đã dẫn; trang 250-251)
Tạm dịch:
Từ Huế, Phan Thanh Giản(g) đã trở về nhiệm sở Vĩnh Long từ ngày 15 tháng 4 dl (1862) để đợi được giao trả tỉnh thành ; ông đã cố gắng bằng mọi các - ít ra là tỏ ra cho thấy - để phục hồì yên ổ, nhưng quản Định lúc nầy là kẻ năng động, đáng ngại hơn bao giờ hết trong dân chúng đã khinh nhờn và tỏ ra thách đố với những lời khuyến dụ của ông Giản. Theo một chiến thuật chắc chắn là triều đình chủ trương, viên đầu đảng nầy phải tách rời mục tiêu hoạt động của hắn khác biệt với mục tiêu hoạt động của các quan binh triều đình; nhờ vậy mà hắn sẽ không hề hấn gì khi bị các quan binh triều đình chối bỏ lên án, và do đó Phan Thanh Giản(g) có thể tư văn cho đề đốc để tố cáo rằng Định là một tên lừa bịp đáng chết, nhưng ông ông Giản(g) lại quên nói cho biết một điều thiết yếu là làm sao bắt được tên bịp bợm đó.
Đây nhất định không phải là một lời khen tụng của người Pháp dành cho ông Giản nhưng phải nói là người Pháp đã tỏ ra cay cú bực bội vì thái độ khai báo lương lẹo bao che của ông Giản không chịu điềm chỉ nơi ẩn náo của các đầu lĩnh quân nghĩa dũng kháng chiến. Ngược lại, đối với thái độ cứng đầu của ông Định, ông Giản chỉ báo cáo sự việc lại cho vua Tự Đức và Triều đình Huế để tìm biện pháp giải quyết. Nói khác đi, hàng chữ Phan Lâm mãi quốc trên lá cờ khởi nghĩa của ông Định chỉ có tính cách tương truyền, không có căn bản khoa học, không có xuất xứ, nguồn gốc và tính xác thực hàng chữ đó rất đáng dị nghị.
Nay thì việc đã rõ ràng: vua và triều đình đã dứt tình bỏ thí dân quân kháng chiến, mặc cho quân xâm lược càn quét truy kích. Không những thế còn "tiếp tay" cho giặc Pháp bằng cách ra lệnh cho các quan phủ, huyện một khi trông thấy tức thời bắt ngay đem giải; nhà dân có ai chứa chấp, cũng bắt tội như kẻ phạm.
Như vậy, việc ông Trương Định lên án triều đình Huế, lên án ông Giản và ông Hiệp tất nhiên là phải có nhưng đây chỉ là việc riêng ông Định và nhóm dân quân kháng chiến của ông lên án chứ không phải toàn dân, toàn quân lên án như nhiều dư luận lạm dụng tên tuổi ông Định đã nêu lên.
Điều cần lưu ý là khi nhóm kháng chiến của ông Định tách rời và lên án triều đình thì chính nghĩa của ông Định đã thay đổi: ngày trước ông chen vai sát cánh với triều đình nhà Nguyễn để chiến đấu chống quân ngoại xâm Tây phương nhưng bây giờ thì ông Định và nhóm kháng chiến của ông trở thành một nhóm giặc chòm, giặc xóm giống như mấy đám giặc thổ phỉ người Trung Quốc Cờ Đen, Cờ Vàng đang tung hoành làm chủ hầu hết các vùng lãnh thổ ở Bắc Kỳ. Cứ thử tưởng tượng nếu ông Định và thủ hạ của ông đánh đuổi được hết quân Pháp và chiếm lĩnh các vùng đất Nam Kỳ Hạ thuộc Pháp thì tình thế sẽ ra sao? Ông Định sẽ quỳ gối xuống để dâng trả lại đất cát cho Tự Đức chăng?
Và như trên đã xét qua, ông Giản với ông Hiệp làm gì có thành quách, đất cát để mà bán cho quân xâm lược Pháp: họ chiếm đất, chiếm thành của nước Đại Nam như đi chơi vào chỗ hoang địa để rồi ông Giảng và ông Hiệp phải thay mặt Tự Đức và tập đoàn quan lại nhút nhát của triều đình Huế chạy đến cầu xin kẻ xâm lược cho chuộc lại những vùng đất thiêng liêng riêng tư của ông hoàng đế Tự Đức vô cùng hiếu đạo thuộc dòng dõi nhà Nguyễn Phúc.
*
BỊ LÊN ÁN LẦN THỨ TƯ:
Sau khi Pháp xâm chiếm 3 tỉnh miền Tây và ông Giản tự xử, vào tháng 9 âl năm Đinh Mão (1867), Tự Đức khiến phủ Tôn nhân và đình thần nghị công tội Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản. Tự Đức ra dụ chỉ rằng: "Xứ Nam Kỳ 6 tỉnh, khi đầu bởi tại Nguyễn Tri Phương, tôn thất Cáp, Phạm Thế Hiển và Nguyễn Bá Nghi liệu phòng không hết sức; khi giữa bởi tại Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp (Hiệp) nghị hòa khinh bỏ; khi sau lại bởi tại Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản đi sứ không được việc gì; khi sau hết lại bởi tại bọn Phan Thanh Giản, Trương Văn Uyển, Nguyễn Hữu Cơ và Trần Hoán nhơn tuần nhác nhớn nên đến nỗi mất 6 tỉnh ấy. Truyền lập tức nghị tội bọn ấy, dâng lên ta sẽ đoán định". (Sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu (viết tắt SQTCBTY); in dịch ban cấp các trường học; năm 1925; trang 362).
♠ Đến tháng 11 âl năm Mậu Thìn (1868) đình thần tâu công tội Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Bá Nghi, Võ Trọng Bình. Sớ tâu gồm có 2 tập; 1 tập nghị xử tội về việc mất 3 tỉnh Nam Kỳ, 1 tập nghị thương công về việc dẹp yên giặc Bắc Kỳ. Tự Đức cho rằng đình nghị chưa được minh chánh mới sửa định lại rằng: Tri Phương và Bá Nghi cho khỏi giáng nhưng đình phong tước; Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp tội "trảm giam hậu đời đời"; Võ trọng Bình xử trí giặc hàng không xong, cũng đình phong tước. (SQTCBTY; đã dẫn; trang 370).
Sách ĐNTLCB cho thấy rằng Tự Đức và triều đình đã đổ hết tội lỗi cho ông Giản về việc để mất 6 tỉnh Nam Kỳ, kết tội: "xét phải tội chết, chưa đủ che được tội" và
nghị án "truy đoạt lại chức hàm và đục bỏ tên ở bia tiến sĩ, để mãi cái án trảm giam hậu". (ĐNTLCB; tập XXXI; Hà Nội 1974; trang 269).
♠ Năm 1886, vua Đồng Khánh lại khai phục nguyên hàm cho ông Giản và khắc lại tên ông ở bia tiến sĩ: cho ông Nguyễn Tri Phương dự thờ trong miếu Hiền lương, Phan Thanh Giản, Lâm Duy Thiếp (Hiệp), Trương Văn Uyển đều được khai phục nguyên hàm. (SQTCBTY; đã dẫn; trang 436)
♠ Điều cần lưu ý là sách Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu của sử quán triều Nguyễn in dịch vào năm 1925 đã không viết gì về việc Tự Đức lên án kết tội "xét phải tội chết, chưa đủ che được tội" và nghị án "truy đoạt lại chức hàm và đục bỏ tên ở bia tiến sĩ. Tại sao? Phải chăng đây là một trong những chuyện xấu che tốt khoe không được phép gợi lại việc làm sai trái của tiên nhân dòng họ nhà Nguyễn?
♠ Một điểm khác nữa cần lưu ý là dù tiếng tâm và vinh dự của ông Giản đã được phục hồi từ niên hiệu Đồng Khánh thứ nhứt (1886) nhưng vì Đồng Khánh được người Pháp tấn phong lên làm vua (lên ngôi vào tháng 8 âl năm Ất Dậu / 14 tháng 9dl năm 1885) trong khi vua Hàm Nghi vẫn tiếp tục truyền hịch cần vương chống Pháp ở mạng Quảng Bình khiến dư luận lúc đó và về sau nầy cho rằng Đồng Khánh chỉ làm bù nhìn tay sai của người Pháp. Chính vì vậy mà việc Đồng Khánh khai phục nguyên hàm và khắc tên của ông Giản ở bia tiến sĩ không có một tác dụng thuyết phục mạnh mẽ đối với các phong trào chống Pháp vào thời đó cũng như sau nầy.
♠ Theo A.Schreiner, tác giả sách Abrégé de l'Histoire d' Annam phát hành tại Sài Gòn năm 1906, thay vì phải công nhận những hy sinh vô bờ bến của ông Giản thì Triều đình Huế lại bôi bẩn danh phận của ông. Sắc chỉ của Tự Đức ra lệnh nghị tội ông Phan Thanh Giản cho thấy rõ sự sự mù quáng cứng ngắt của các tầng lớp lãnh đạo triều đình nhà Nguyễn; triều đình nầy chỉ biết đỗ lỗi cho những thuộc cấp nhưng không biết được rằng chính sự ngu dốt của tập đoàn lãnh đạo ở Huế cùng với những định chế tồi tệ của đất nước mới chính là nguy cớ gây ra mọi điều khốn khó:
A leur retour dans la capitale, les employés des province occidentales avaient tous été degradés. Quant à Phan Thanh Giảng, au lieu de reconnaitre l'immensité de son sacrifice, la cour déshonnora officiellement sa mémoire. Voici le décret par lequel il est frappé, on ne fait qu'y remarquer l'aveuglement constant de la cour de Huế; invariablement ell s'en prend aux chefs alors que son ignorance propre et les institutions défectueuses du pays seules sont cause de tout la mal.(A.Schreiner; sách đã dẫn; trang 290,291).
A.Schreiner cũng cho rằng chính vì sự kết tội ông Phan Thanh Giản lần nầy của triều đình Huế theo lệnh của Tự Đức đã khiến cho các con trai của ông Giản nổi loạn chống lại người Pháp; bởi vì lương tâm sẽ không để cho những người con nầy được yên ổn và vì tự ái và sĩ diện họ sẽ hy sinh tất cả để tái tạo lại hình ảnh của người cha (trong cái nhìn của người dân An Nam), và làm thế nào mà họ có thể nổi loạn được như vậy nếu không phải là để đền bù lại điều tổn hại mà triều đình đã mạo xưng gán tội cho ông Giản. (A.Schreiner; sách đã dẫn; trang 292, 293).
VII /- NGƯỜI PHÁP VÀ ÔNG PHAN THANH GIẢN ♠ Người Pháp bắt đầu biết tên tuổi ông Phan Thanh Giản và ông Lâm Duy Hiệp khi hai ông vào Sài Gòn để khai diễn cuộc thương thuyết với họ vào 26 tháng 5 năm 1862. Ngày 5 tháng 6 dl năm 1862, ông Giản và ông Hiệp đã ký kết hòa ước Nhâm Tuất (1862). Ngày hôm sau, Bonard đã cho phổ biến thông cáo cho các đầu lĩnh quân nghĩa dũng kháng chiến biết rằng hòa ước đã được ký kết, yêu cầu họ phải tuân thủ và ngưng chiến đấu. Triều đình Huế cũng đã cắt cử Phan Thanh Giản đến tỉnh Vĩnh Long và Lâm Duy Hiệp đến tỉnh Bình Thuận để cố gắng hiểu dụ quân kháng chiến ngưng các hoạt động quấy rối. Tuy nhiên người Pháp cho rằng hai ông đã được triều đình Huế giao phó nhiệm vụ giả bộ kêu gọi quân kháng chiến ngưng tiếng súng nhưng phải làm ngơ và ngầm khuyến khích họ tiếp tục đánh phá, và mặc dù ông Phan Thanh Giản là một con người thức thời, thấy xa hiểu rộng, có một tâm hồn cao đẹp đã nhận thức được rằng tiếp tục chiến đấu chống lại người Pháp cũng vô ích mà thôi. Phải chăng ông Giản đã có thực tâm tái lập hòa bình nhưng khốn thay đất nước của ông lại không muốn như thế? Ông đã cực lực can ngăn viên thống soái không nên quá hấp tấp và cam kết là ông sẽ khuyến dụ được các nhóm kháng chiến tuân thủ các điều ký kết trong bản hòa ước Nhâm Tuất. (A. Schreiner; sách đã dẫn; trang 246, 247). Và đó là tình hình rối ren ở Nam Kỳ Hạ ngay sau khi hòa ước Nhâm Tuất vừa được ký kết nhưng chưa được chính phủ hai bên phê chuẩn.
*
Sau khi tạo dựng các hạ tầng cơ sở cần yếu cho việc áp dụng chính sách thuộc địa của người Pháp trên các vùng lãnh thổ đang chiếm đóng và sau khi được tăng viện thêm quân binh từ Thượng Hải (Trung Quốc), Bonard đã tung ra những chiến dịch hành quân bình định, càn quét các nhóm quân kháng chiến và quan trọng hơn hết chiếm đóng tỉnh Gò Công - nơi chôn nhao cắt rún của bà mẹ sinh ra Tự Đức - mà hiện thời là một trung tâm đầu não của kháng chiến quân để tái lập trật tự trị an và tạo áp lực với triều đình Huế trong tiến trình phê chuẩn hòa ước Nhâm Tuất 1862. Kết quả là nghi thức trao đổi hoà ước Nhâm Tuất được phê chuẩn đã tiến hành long trọng tại Huế vào hai ngày 13 và 24 tháng 4 dl năm 1863 để rồi ngay sau đó Tự Đức đã cắt cử Phan Thanh Giản cầm đầu một phái đoàn sứ sang Pháp để mưu tính việc chuộc lại cho bằng được bằng mọi giá các vùng đất ở Nam Kỳ Hạ đang nằm trong tay của người Pháp.
♠ Người Pháp ở Paris và ông Phan Thanh Giản
Trong chuyến đi nầy, vua quan triều đình Pháp đã có một thái độ kính trọng và khâm phục về cung cách đối ứng của Hiệp biện đại học sĩ Phan Thanh Giản: bài đọc diễn văn của ông trầm bổng, khẩn cấp, trân trọng, rung cảm, trách cứ đã gây xúc động cho nhiều người trong buổi tiếp kiến tại điện Tuileries.
Lễ phục uy nghi và ngoạn mục của sứ đoàn đã làm cho mọi người trầm trồ chóa mắt hết lời khen ngợi.
(Les costumes de cérémonie étranges et somptueux des ambassadeurs firent sensation. D’une voix grave et tremblante d’émotion, et en un récitatif plaintif et à moitié chantant, Phan-Thanh-Gian prononça son discours aussitôt traduit par M. Aubaret. Le spectacle de ce beau et noble vieillard, pleurant en quelque sorte les malheursde sa lointaine patrie, causa une impression profonde, et plus d’une des dames de la suite impériale essuya une larme furtive.(Bài viết "L’ambassade de Phan-Thanh-Gian en 1863, d’après les documents français" của A Dalvaux đăng trên Đô Thành Hiếu Cổ Tập San/BAVH 1-3/ 1926 ; trang 73).
En un mot, le succès de la Mission annamite paraissait complet, vuque la Cour de Hué obtenait, selon son désir, la reprise des négociations à peu près sur le pied du statu quo ante.
("L’ambassade de Phan-Thanh-Gian en 1863, d’après les documents français" của A Dalvaux đăng trên Đô Thành Hiếu Cổ Tập San/BAVH 1-3/ 1926 ; trang 74).
Tạm dịch: Nói tóm lại, đoàn sứ An Nam được xem như là đã thành công hoàn toàn, nếu so với mong ước của triều đình Huế là chỉ muốn được thương lượng trở lại về một tình trang đã trở thành thự tế.
*
Phái đoàn sứ Phan Than Giản về đến Sài Gòn ngày 18 tháng 3 dl năm 1864. Đi theo phái đoàn về Sài Gòn còn có phó hạm trưởng Boresse của Pháp được cử làm thanh tra sự vụ người bản xứ. Tất cả đều được thống đốc La Grandière và các người Pháp ở Sài Gòn tiếp đón trọng thể và dù có bất mãn lo âu nhưng họ đã có thái độ kính trọng và khâm phục một cách đặc biệt đối với ông Phan Thanh Giản vì cung cách dấn thân phục vụ của ông cho đất nước Đại Nam.
Tờ báo Le Courier de Saigon (số ra ngày 22 tháng 3 dl năm 1864) đã viết nhiều đề mục ca tụng phái đoàn sứ Đại Nam và mô tả lại những buổi tiệc khoản đãi, những cuộc du ngoạn thăm viếng của phái đoàn quanh vùng Sài Gòn-Chợ Lớn đang đổi mới. Tờ báo có đoạn viết:
Ngày hôm sau, phái đoàn vào Chợ Lớn: họ đi xem các cầu cống, các công trình quy mô chỉnh trang các bến cảng và các đường phố của khu vực rộng lớn nầy.
Ba vị đại sứ đi bộ với hai quan chức người Pháp hộ tống, họ không có lọng che (lọng che là một hình thức biểu hiệu uy quyền của họ) và khi đi ngoài trời họ không ngần ngại trú nắng dưới những cái dù che bình thường đơn sơ. Một đám đông dân chúng bao quanh phái đoàn nhưng không có ai tỏ dấu hiệu la chộ vì hình ảnh giảm cấp quyền uy nầy.)
("L’ambassade de Phan-Thanh-Gian en 1863, d’après les documents français" của A Dalvaux đăng trên Đô Thành Hiếu Cổ Tập San/BAVH 1-3/ 1926 ; trang 76).
♠ Người Pháp so sánh ông Phan Thanh Giản với ông Nguyễn Tri Phương
Sau vụ bạo loạn của nhóm Đông Sơn Thi Tửu (vụ Hồng Bảo/ 16-6-1866) ngay tại Huế, Tự Đức cảm thấy tình hình an ninh bất ổn cho nên đã ra lệnh triệu hồi viên tướng tài ba được mọi người kính trọng là Nguyễn Tri Phương đang thống lãnh việc hành quân diệt trừ thảo khấu ở Bắc Kỳ về phụng mạng tại kinh đô. Nhân viết lại việc nầy, người Pháp đã so sánh và đánh giá hai ông Giản và ông Phương như sau:
Tự Đức, ne sentant plus en sécurité, arrivait à se méfier de tout le monde. Il rappela du Tonkin Nguyễn Tri Phương qui était universellement respecté. Le vaillant mandarin revint à la tête d'un corps de troupe ayant pour tout bagage personnel quelques vêtements, usés par la campagne, qu'un soldat portait déployés au bout d' une lancẹ Nguyễn Tri Phương démontrait ainsi que la guerre ne l' avait pas enrichi, et le désintéressement de ce vieux militaire était aussi réel que celui de son ancien second Phan Thanh Giảng.
Ces deux hommes ont fournis des exemples de vertu civique et militaire que l'histoire des peuples d' Occident ne denierait pas et qu'on est heureux de pouvoir signaler au milieu des turpitudes et de la duplicité des mandarins annamites. Nous remarquons toutefois l'extraordinaire dissemblance d'idées entre Phan Thanh Giảng et Nguyễn Tri Phương. Le premier, frappé de la puissance de notre savoir et de notre civilisation, aurait voulu amener ses compatriotes à suivre nos enseignements. Le second, persuadé de la supériorité de l 'éducation chinoise, n' admettait aucune compromission avec la science des hommes d' Occident. Phan Thanh Giảng, était le représentant du progrès éclairé; Nguyễn Tri Phương, celui du conservatisme irréductible; tous deux était convaincus, tou deux était honnêtes. (A. Schreiner; sách đã dẫn; trang 282,283)
Tạm dịch: Tự Đức, vì thấy rằng tình hình an ninh bất ổn cho nên không còn tin cẩn với bất cứ ai cho nên mới triệu hồi ông Nguyễn Tri Phương đang được trọng vọng kính phục khắp nơi từ Bắc kỳ hồi kinh. Vị tướng dũng cảm dẫn đâu đoàn quân trở về với một bó hành trang áo quần cá nhân sờn cũ qua suốt thời gian chiến dịch và do một quân binh hộ vệ xách treo trên đầu một ngọn giáo. Nguyễn Tri Phương cho thấy là chiến tranh không giúp ông giàu sang hơn và thái độ bất cần phú quý của vị lão quan nầy tỏ rõ thực sự không thua gì so với vị quan phụ tá cũ của ông là Phan Thanh Giản(g).
Hai vị quan nầy đã cung cấp những mẫu mực về đức hạnh của một người công dân cũng như đạo đức của một người quân nhân, những mẫu mực đạo đức mà người Tây phương không thể nào chối bỏ không thừa nhận và người ta thật vui sướng vì đã tế nhận ra được những mẫu mực đó giữa những sự ô nhục và sự giả trá lật lọng của các hàng quan lại người An Nam. Song le, chúng ta vẫn nhận thấy được sự khác biệt lớn lao về mặt tư tưởng giữa Phan Thanh Giản(g) và Nguyễn Tri Phương. Ông Phan Thanh Giản(g) thì bị khắc sâu ấn tượng về năng lực hiểu biết và nền văn minh của chúng ta cho nên ông dã mong muốn hướng đưa đồng bào của ông đi theo những đường hướng giáo dục của chúng ta. Còn ông Nguyễn Tri Phương thì lại tin tưởng tính ưu việt của nền giáo giục Trung Hoa cho nên ông nầy đã không hề chịu chấp nhận để cho mình bị lung lạc hư hỏng bởi nền khoa học của người Tây phương. Ông Phan Thanh Giản(g) là đại diện cho sự soi sáng tiến bộ. Còn ông Nguyễn Tri Phương là đại điện cho chủ nghĩa thủ cựu không khoan nhượng. Cả hai người đều tự tín; cả hai người đều chính trực.
Người Pháp với cái chết của
ông Phan Thanh Giản
♠ De la Grandière
"Phó Đề đốc, thống đốc kiêm tổng tư lệnh quân lực Nam Kỳ, gởi đến ông trưởng nam của Ngài Phan Thanh Giảng phụ chính khâm sai đại thần của Vương quốc An Nam.
tại Vĩnh Long.
Tôi rất là đau buồn biết được tin về cái chết của Ngài Phan Thanh Giảng thân phụ của ông.
Vương quốc An Nam, mà trong đó ngài Phan Thanh Giảng là một thành viên lỗi lạc hơn hết, đã đánh mất đi một trong những phần vinh quang, trí thức và tình cảm sâu đậm quý mến của vị quan lão thành nầy, nhưng những điều đó vẫn đang lưu lại trong trí óc của tôi cũng như trong trí óc của người Pháp một cách bền vững hơn là sự oán ghét của những quân thù của vị quan lão thành ấy.
Ngoài phụ thân của ông trưởng nam ra, nơi triều đình Huế không còn ai nhận thức được những điều gì cần phải thực hiện để bảo đảm cho người dân có thể sống hạnh phúc và chính là vì vấn đề có liên hệ đến cảm tính cùng với đức tự trọng đã khiến cho vị quan lão thành nầy không còn thiết sống dưới dự chi phối của những hậu quả chính trị sai trái và dẫy đầy trách nhiệm do chính quyền của triều đình nước An Nam tạo ra.
Những biểu lộ chính thức về lòng kính mến và tình bằng hữu của tôi trong lá thư nầy ông cần phải lưu giữ lại trong gia tộc như là một bằng chứng về những cảm tình mà người Pháp sẽ giữ riêng cho phụ thân đáng kính của ông và gia tộc của ông ấy.
Ông hãy tin rằng tôi sẽ cố gắng bằng mọi phương cách mà tôi có được để đảm bảo cho con cháu của vị quan lão thành có được những quyền lợi và chức vị thích hợp với họ trong tương lai.
Xin ông hãy chấp nhận lòng kính trọng rất đặc biệt của tôi.
Sài Gòn ngày 15 tháng 10 dl năm 1867
Ký tên: De la Grandière"
(Xin đọc lại nguyên văn lá thư nầy nơi trang 285)
♠ Paulin Vial, Giám đốc Nha Nội Vụ Nam Kỳ:
Cái chết của Phan Thanh Giảng đã làm vinh danh co một nếp sống trong sạch và cần mẫn....Trong 5 năm, ông là người khôn ngoan,sáng suốt hơn cả trong số những người An Nam, ông đã không ngừng nghỉ chống lại một cách kiên quyết ảnh hưởng của người Pháp chúng ta, có lúc thỏa hiệp với những thành kiến và ảo tưởng của những đồng hương của ông để mong đợi rằng người Pháp chúng ta sẽ bỏ cuộc về việc bảo đảm vật chất do chính lời tuyên bố của Tự Đực chấp nhận quyền tự do của 500,000 tín đồ gia tô đang được chúng ta che chở; tuy nhiên khi được tiếp xúc, ông đã chịu đón nhận nét thu hút về phong tục tập quán của người Pháp chúng ta, nhất là những tư tưởng về tôn giáo. Rốt cuộc rồi ông biết được rằng chúng ta có một đẳng cấp xã hội cao, linh hoạt hơn, khai phóng hơn và độ lượng so với những quốc gia phương Đông; ông biết giá trị những lợi ích của một nền thương mại tự do và giá trị của sự hoà nhập những nền khoa học giữa các dân tộc và bởi vì ông yêu thương những người đồng bào của ông, vì muốn cho họ được hạnh phúc và càng lúc càng cảm thấy tin tưởng về tương lai của họ vì thế ông đã để mặc cho đồng bào của ông tự giải quyết lấy số phận của họ, nhưng không phải là ông không còn vướng bận hối tiếc gì về những điều trong quá khứ, trong thâm sâu của tâm hồn thì ông vẫn còn đang lưỡng lự giữa một bên là cuộc sống mới đang tác động mạnh mẽ vào năng trí của ông và một bên là những hoài niệm xa xưa của con tim lôi kéo ông trở về những nguyên lý mà ông phải theo trong thời xuân trẻ. (Trích dẫn của A. Schreiner; sách đã dẫn; trang 288, 289).
♠ Ed Wyts, hạm trưởng khu trục hạm tham dự trận chiến xâm chiếm 3 tỉnh miền Tây :
( Trích sao từ tập san Revue maritime et coloniale / Bộ Hải Quân và Thuộc Địa/Ministère de la marine et des colonies . Quyển 1, số 1 (1861, janv./févr.)- Tập 128, số 414 (1896, mars); trang 914, 915). Nhà phát hành : Paris : Librairie de L. Hachette, 1861-1896)
Tạm dịch:
Vĩnh Long không phải là một mặt trận xa lạ đối với người Pháp chúng ta. Tỉnh thành nầy, mà chúng ta đã chiếm được và ngay sau đó thuộc về chúng ta bằng một hiệp ước, hồi trước đây đã từng kháng cự mạnh mẽ chống lại chúng ta. Vì vậy chúng ta đã chờ đợi lần nầy sẽ phải là một trận chiến ác liệt. Vậy mà không thấy có một phát súng trọng pháo nào và chiếc tàu chiến Thành đô Huế của người An Nam vẫn câm lặng thả neo nằm yên một chỗ như không có gì xảy ra. Dĩ nhiên là có một vài ông quan lớn của triều đình đã vội vã nhảy lên những chiếc thuyền mành chèo bơi đi thật nhanh và đã bị chúng ta bắt được.
Phan-tan-gian (Phan Thanh Giản) tự mình ra hộ tống hạm Ondine mang hiệu kỳ của đề đốc ủy nhiệm.
Sau cuộc gặp mặt giữa nầy, chúng ta đã đi vào thành với súng trong tay ngay lúc đó chúng ta đã chiếm lấy thành và quân binh của chúng ta liền được phối trí ngay lập tức để canh giữ các kho lúa gạo và đến nay các kho nầy được dùng như là những trại quân của chúng ta.
Đề đốc đã chính thức đến tiếp thâu sự chiếm hữu vào buổi chiều, từ bến tàu đi vào thành, các đội binh xếp thành hàng rào hai bên đường, và hai đại đội lính pháo thủ hải quân đi theo hộ vệ, chia thành từng nhóm đội hình.
Đề đốc đến tận trú dinh của quan kinh lược và được quan kinh lược đứng đón từ cổng dinh.
Tôi đã từng nhìn thấy Phan-tan-gian tại bộ chỉ huy hải quân ở Sài Gòn. Tôi đã từng cảm thấy xúc động vì về dáng vẻ thanh tao và tươi cười của ông khi ông vuốt ve âu yếm một trong những đứa con của viên thống soái,- một đứa bé gái dễ thương-đang trố mắt sửng sốt, lạ lùng nhìn ông trong xiêm y nhung gấm màu xanh và bị chới với mất hướng vì cái nét trịnh trọng đông phương của ông.
Bây giờ thì cái dáng vẻ tươi vui của một vị đại quan đã biến mất và tôi thấy ông già đi, xanh xao và sầu muộn.
Và kể từ đó tôi đã không bao giờ còn được gặp lại ông. Về sau, khi tôi quay trở lại Vĩnh Long thì ông không còn nữa. Ông đã ra đi để gặp lại tổ tiên, nằm an nghỉ bên cạnh họ trong một ngôi làng ở vùng Nam Kỳ Hạ, nơi đó đề đốc ủy nhiệm de la Grandière đã ra lệnh cho thi hành việc tống táng di hài của ông theo lễ nghi quân cách rất long trọng.
Người ta nói lại rằng ông tự uống thuốc độc quyên sinh, và trước khi chết ông đã gọi các trai của ông đến đứng quanh và kêu nài họ đừng bao giờ dùng súng đạn@ để chống lại nước Pháp.
Dù đã được trối trăn dặn dò như thế, sau khi ông chết, các người con trai của ông đã tự ý mình cầm đầu những nhóm nổi dậy.
*
Chú giải & khảo luận:
@ Đừng bao giờ dùng súng đạn để chống lại nước Pháp:
Câu viết nầy không thể hiểu là không được chống lại nước Pháp, nhưng đối với riêng chúng tôi hiểu ý câu nầy có nghĩa là nước Đại Nam không có đủ khả năng quân sự để có thể chống lại nước Pháp nhưng phải dùng mưu lược để chống lại họ. Như vậy có thể là ông Giản đã khuyên con trai mình vẫn cứ tiếp tục chống Pháp nhưng không phải chống Pháp bằng còn đường vũ lực. Phải chăng đây là một lời trối khéo léo để qua mặt người Pháp lúc đó đang bao quanh trong những giờ phút cuối cùng của đời ông. Trước mặt họ, ông Giản không thể nào nói một cách tách bạch rằng "các con phải tiếp tục chống lại người Pháp nhưng vì không thể nào thắng họ bằng súng đạn được cho nên các con phải dùng mưu chước khác". Mưu chước khác ở đây tức là phải noi theo và bắt chước sự văn minh tiến bộ của người Pháp rồi dùng sự văn minh tiến bộ đó để đánh trả lại bọn họ.
Vậy các con trai của ông có thấu hiểu lời trối khéo léo của ông hay không? Có thể là họ hiểu ý của ông muốn họ cứ tiếp tục chống Pháp nhưng họ lại thực hành trái ngược với lời khuyên của ông không nên dùng phương tiện quân sự yếu kém của mình để chống lại quân xâm lược và vì thế họ cũng bị sụp đỗ thất bại.
VIII/ - NH ỮNG NH ÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM VỚI CÁI CHẾT CỦA ÔNG PHAN THANH GIẢN
♠ Điếu văn của ông Phạm Phú Thứ:
"Một thân thờ ba triều, làm quan hơn bốn mươi năm, già hơn bảy mươi tuổi, rất từng trải kinh nghiệm, được tôn trọng và tin cậy trong triều cũng như trong nhân dân. Học rộng phẩm cách tuyệt vời, dù hoàn cảnh trái ngược đến bao nhiêu, ngài cũng không bao giờ là người hại nước. Dù hoàn cảnh ngang trái thế nào, ngài vẫn giữ trọn tấm lòng cao thượng.
"Những bọn hèn đứng thấp chẳng thấy gì, la hét nhảy nhót như mê như say, nào có biết đâu tình thế nước nhà.
"Tiếc cho ý chí của ngài không được thực hiện."
(Nguyễn Văn Ba; Phan Thanh Giản hay Cuộc Hòa Bình dang dở Pháp Việt 15-07-1864; báo Đại Chúng số 116 ; ngày 15/03/2003 đăng trên mạng lưới internet
http://www.daichung.com)./) ♠ Điếu văn của Nguyễn Đình Chiểu,
tác giả Lục Vân Tiên :
Non nước tan tành hệ bởi đâu ?
Dàu dàu mây bạc cõi Ngao Châu.
Ba triều công cán vài hàng sớ,
Sáu tỉnh cương thường một gánh thâu.
Ải Bắc ngày trông tin điệp vắng,
Thành Nam đêm lắng tiếng quyên sầu.
Minh sinh chín chữ lòng son tạc,
Trời đất từ đây mặc gió thâu.
(Nguyễn Văn Ba; Phan Thanh Giản hay Cuộc Hòa Bình dang dở Pháp Việt 15-07-1864; báo Đại Chúng số 116 ; ngày 15/03/2003 đăng trên mạng lưới
http://www.daichung.com)./ ).
♠ Sách Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện:
"Thanh Giản là người ngay thực, giữ lòng liêm khiết, làm quan cần mẫn, thận trọng, gặp việc dám nói. Trải thờ ba triều, vẫn được yêu quý. Đến khi mang cờ tiết đi Nam, thế không làm sao được, biết tội tự uống thuốc độc chết. Thực là ở vào chỗ người ta khó xự xem tờ sớ để lại thì lòng trung ái chứa chan ở ngoài lời nói"
(Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện; tập 4; Huế 1993; trang 46)
♠ Sách Sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu:
"Năm Đinh Hợi, niên hiệu Đồng Khánh, năm đầu (1886), tháng 11 âl, cho Nguyễn Tri Phương dư, thờ trong miếu Hiền Vương, Phan Thanh Giản, Lâm Duy Thiếp, Trương Văn Uyển đều được khai phục nguyên hàm"
(Sử quán triều Nguyễn; Sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu; bản dịch; 1925; trang 432),
♠ Trần Trọng Kim/ VIỆT NAM SỬ LƯỢC :
"Tháng 6 năm đinh -mão (1867) là năm Tự Đức thứ 20, thiếu tướng De la Grandière hội hơn 1,000 ở Mỹ-tho, rồi định ngày kéo sang lấy Vĩnh-long, An-giang và Hà-tiên. Ông Phan thanh Giản biết thế không chống nổi, bảo các quan đành chịu nộp thành trì cho khỏi sự tai hại, rồi ông uống thuốc độc mà tự tận, dặn lại con cái phải cày ruộng mà ăn, chứ không được nhận quan chức gì ở Nam Kỳ.
Bấy giờ ông đã già, đã ngoài 74 tuổi, làm quan thật là thanh liêm nhưng chẳng may gặp phải khi nước có biến, biết thế mình không làm gì được, đem tấm lòng son sắt mà báo đền ơn nước cho hết bổn phận người làm tôi."
(Trần Trọng Kim; Việt Nam Sử Lược; quyển II; trang 265; Bộ Giáo Dục-Trung Tâm Học Liệu xuất bản; lần thứ nhứt; 1971; Sài Gòn.
*Lưu ý: Trần Trọng Kim trước đây đã viết cuốn Việt-Nam Sử-Lược từ thời Hồng Bàng (2879) trước Tây-lịch kỷ-nguyên cho tới năm 1902 sau Tây-lịch (xin đọc Trần Trọng Kim; sách đã dẫn; đoạn cuối trang 347) và được in xuất bản lần thứ nhứt; Trung Bắc Tân Văn; Hà Nội ;1920.
* Chi tiết về việc xuất bản lần thứ nhứt sách VNSL ở Hà Nội vào năm 1920 có các điểm sau đây cần lưu ý:
1/-Tạp chí Quê Hương điện tử đăng rải cuốn “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim viết vào năm 1919, in lần thứ nhất năm 1921, để Bạn đọc tham khảo. ...(ww.quehuong.vnn.vn/so317-2005/uni_lichsu.htm - 210k - Cached - Similar pages ):
Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, in lần thứ nhất. Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội 1920
Tạp chí Quê Hương trên internet
của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài
Tổng biên tập: Đặng Trần Phong
Thư ký số này: Thu Lê
Số ra ngày 4/3/2005 (317)
VIỆT NAM SỬ LƯỢC
Trần Trọng Kim
LỜI GIỚI THIỆU CỦA BAN BIÊN TẬP TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG
Sau khi đăng rải cuốn “Tóm tắt Niên biểu lịch sử Việt Nam” do Hà Văn Thư - Trần Hồng Đức biên soạn và cuốn “Lược khảo binh chế Việt Nam qua các thời đại” của Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng, bắt đầu từ số này, tạp chí Quê Hương điện tử đăng rải cuốn “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim viết vào năm 1919, in lần thứ nhất năm 1921, để Bạn đọc tham khảo. Một số chỗ có chữ "(BT)" là do QH biên tâp.
Đây là cuốn Lịch sử Việt Nam đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ với phương pháp viết mới khác hẳn những cuốn Việt sử bằng chữ Hán Nôm xưa kia, tác giả lúc đó là một nhà giáo có tên tuổi.
Cho tới nay, cuốn Việt Nam sử lược vẫn được đánh giá là ngắn gọn, sinh động và dễ đọc dễ nhớ. (http://www.quehuong.vnn.vn/so317-2005/uni_lichsu.htm )
2/- Như vậy có thể suy định rằng: sách VNSL của Trần Trọng Kim đã có ở miền Bắc nước Việt Nam kể từ năm 1920.
Sách nầy được Bộ Quốc Gia Giáo Dục ở Sài Gòn xuất bản lần thứ nhứt vào năm 1971.
*
BỊ LÊN ÁN LẦN THỨ NĂM :
Sau khi Pháp xâm chiếm 3 tỉnh miền Tây và ông Giản tự xử, vào tháng 9 âl năm Đinh Mão (1867), Tự Đức khiến phủ Tôn nhơn và đình thần nghị công tội Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản. Tự Đức ra dụ chỉ rằng: "Xứ Nam Kỳ 6 tỉnh, khi đầu bởi tại Nguyễn Tri Phương, tôn thất Cáp, Phạm Thế Hiển và Nguyễn Bá Nghi liệu phòng không hết sức; khi giữa bởi tại Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp (Hiệp) nghị hòa khinh bỏ; khi sau lại bởi tại Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản đi sứ không được việc gì; khi sau hết lại bởi tại bọn Phan Thanh Giản, Trương Văn Uyển, Nguyễn Hữu Cơ và Trần Hoán nhơn tuần nhác nhớn nên đến nỗi mất 6 tỉnh ấy. Truyền lập tức nghị tội bọn ấy, dâng lên ta sẽ đoán định". (Sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu (viết tắt SQTCBTY); in dịch ban cấp các trường học; năm 1925; trang 362).
♠ Đến tháng 11 âl năm Mậu Thìn (1868) đình thần tâu công tội Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Bá Nghi, Võ Trọng Bình. Sớ tâu gồm có 2 tập; 1 tập nghị xử tội về việc mất 3 tỉnh Nam Kỳ, 1 tập nghị thương công về việc dẹp yên giặc Bắc Kỳ. Tự Đức cho rằng đình nghị chưa được minh chánh mới sửa định lại rằng: Tri Phương và Bá Nghi cho khỏi giáng nhưng đình phong tước; Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp tội "trảm giam hậu đời đời"; Võ trọng Bình xử trí giặc hàng không xong, cũng đình phong tước. (SQTCBTY; đã dẫn; trang 370).
Sách ĐNTLCB cho thấy rằng Tự Đức và triều đình đã đổ hết tội lỗi cho ông Giản về việc để mất 6 tỉnh Nam Kỳ, kết tội: "xét phải tội chết, chưa đủ che được tội" và
nghị án "truy đoạt lại chức hàm và đục bỏ tên ở bia tiến sĩ, để mãi cái án trảm giam hậu". (ĐNTLCB; tập XXXI; Hà Nội 1974; trang 269).
♠ Năm 1886, vua Đồng Khánh lại khai phục nguyên hàm cho ông Giản và khắc lại tên ông ở bia tiến sĩ: cho ông Nguyễn Tri Phương dự thờ trong miếu Hiền lương, Phan Thanh Giản, Lâm Duy Thiếp (Hiệp), Trương Văn Uyển đều được khai phục nguyên hàm. (SQTCBTY; đã dẫn; trang 436)
♠ Điều cần lưu ý là sách Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu của sử quán triều Nguyễn in dịch vào năm 1925 đã không viết gì về việc Tự Đức lên án kết tội "xét phải tội chết, chưa đủ che được tội" và nghị án "truy đoạt lại chức hàm và đục bỏ tên ở bia tiến sĩ. Tại sao? Phải chăng đây là một trong những chuyện xấu che tốt khoe không được phép gợi lại việc làm sai trái của tiên nhân dòng họ nhà Nguyễn?
♠ Một điểm khác nữa cần lưu ý là dù tiếng tâm và vinh dự của ông Giản đã được phục hồi từ niên hiệu Đồng Khánh thứ nhứt (1886) nhưng vì Đồng Khánh được người Pháp tấn phong lên làm vua (lên ngôi vào tháng 8 âl năm Ất Dậu / 14 tháng 9dl năm 1885) trong khi vua Hàm Nghi vẫn tiếp tục truyền hịch cần vương chống Pháp ở mạng Quảng Bình khiến dư luận lúc đó và về sau nầy cho rằng Đồng Khánh chỉ làm bù nhìn tay sai của người Pháp. Chính vì vậy mà việc Đồng Khánh khai phục nguyên hàm và khắc tên của ông Giản ở bia tiến sĩ không có một tác dụng thuyết phục mạnh mẽ đối với các phong trào chống Pháp vào thời đó cũng như sau nầy.
♠ Theo A.Schreiner, tác giả sách Abrégé de l'His-
toire d' Annam phát hành tại Sài Gòn năm 1906, thay vì phải công nhận những hy sinh vô bờ bến của ông Giản thì Triều đình Huế lại bôi bẩn danh phận của ông. Sắc chỉ của Tự Đức ra lệnh nghị tội ông Phan Thanh Giản cho thấy rõ sự sự mù quáng cứng ngắt của các tầng lớp lãnh đạo triều đình nhà Nguyễn; triều đình nầy chỉ biết đỗ lỗi cho những thuộc cấp nhưng không biết được rằng chính sự ngu dốt của tập đoàn lãnh đạo ở Huế cùng với những định chế tồi tệ của đất nước mới chính là nguy cớ gây ra mọi điều khốn khó:
A leur retour dans la capitale, les employés des province occidentales avaient tous été degradés. Quant à Phan Thanh Giảng, au lieu de reconnaitre l'immensité de son sacrifice, la cour déshonnora officiellement sa mémoire. Voici le décret par lequel il est frappé, on ne fait qu'y remarquer l'aveuglement constant de la cour de Huế; invariablement ell s'en prend aux chefs alors que son ignorance propre et les institutions défectueuses du pays seules sont cause de tout la mal.(A.Schreiner; sách đã dẫn; trang 290,291).
A.Schreiner cũng cho rằng chính vì sự kết tội ông Phan Thanh Giản lần nầy của triều đình Huế theo lệnh của Tự Đức đã khiến cho các con trai của ông Giản nổi loạn chống lại người Pháp; bởi vì lương tâm sẽ không để cho những người con nầy được yên ổn và vì tự ái và sĩ diện họ sẽ hy sinh tất cả để tái tạo lại hình ảnh của người cha (trong cái nhìncủa người dân An Nam), và làm thế nào mà họ có thể nổi loạn được như vậy nếu không phải là để đền bù lại điều tổn hại mà triều đình đã mạo xưng gán tội cho ông Giản. (A.Schreiner; sách đã dẫn; trang 292, 293).
*
IX/- HẬU SINH ĐÁNH GIÁ TIỀN NHÂN
PHAN THANH GIẢN
Trong bài Tổng luận viết trên cuốn ĐỊA CHÍ VĂN HÓA THÀNH PHỐ ****, xuất bản vào năm 1987,ông Trần Bạch Đằng- là một trong 3 chủ biên của sách nầy- đã viết như sau:
"Cái bất hạnh khác là Hồng Nhậm - ở ngôi lâu nhất trong các vua Nguyễn: 36 năm - ngoài sinh thơ và nổi tiếng có hiếu với mẹ, hoàn toàn mờ mịt về những chuyển động long trời lở đất đang diễn ra khắp thế giới. Cá bị số quan cao cấp cực kỳ bảo thủ và dốt nát tán ra tán vào, bị nhà vua vứt bỏ, có người phải trả giá khá đắt cho tấm lòng yêu nước và trí thức của mình. Về sau nầy, Tự Đức bắt đầu thay đổi thái độ: cho mua tàu chiến, gởi học sinh sang Âu Châu học về cơ khí, phái sứ giả sang Mỹ, v.v. . . song đó chỉ là chủ trương chắp vá "cò con" và cũng quá muộn, vả Pháp cũng ra sức cản trợ
Vua đã thế, đại thần đã thế, sĩ phu cũng không hơn. Các cuộc nổi dậy liên miên ở Trung và Bắc đều không mang ý thức tạo điều kiện chống giữ giặc ngoài mà vẫn lăm lăm giành quyền bính, dù Phan Bá Vành hay Đoàn Trưng, Đoàn Trực. Trường hợp Lê Văn Khôi tuy là diu nhất ở Nam Bộ, nằm trong hệ mâu thuẩn đó. Về phương diện nầy, các phong trào gọi là khởi nghĩa ấy chưa bắt kịp đòi hỏi khách quan của vận nước mặc dù mỗi cuộc khởi nghĩa đều có một số nguyên nhân chính đáng.
Chúng ta kết án một loạt chủ trương "cầu hòa" với Pháp "chuộc" các tỉnh đông Nam Bộ . . . của triều đình, những nhượng bộ của Phan Thanh Giản v.v . . . Chẳng có gì bào chữa nổi cho sự ương hèn.
Vấn đề là là phân tích toàn diện so sánh lực lượng của một thời kỳ lịch sử và đường lối chung của triều đình tạo từ trước các điều kiện khả dỉ yểm trợ cho quan điểm "chủ chiến". Cùng một trình độ vật chất, sự khác nhau về số lượng có thể bổ sung bằng lòng dũng cảm, trí thông minh, dựa vào nhân dân, chiến lược, chiến thuật hành binh v.v . . . Lý, Trần và Lê thủ thắng trên căn bản đọ Thời Tự Đức, so sánh lực lượng - về trình độ của các nền sản xuất có khác. Hơn nữa, triều Nguyễn đang xuống, mất lòng dân, nội bộ lục đục . . .
Trong tinh thần ấy, chúng ta xưng tụng phái "chủ chiến". Nhưng không thể rơi vào chủ nghĩa "duy ý chí" - chỉ cần đánh và hể đánh là thắng."
(Trích từ bài Tổng luận của Trần Bạch Đằng đăng trong sách Địa Chí Văn Hóa Thành Phố ****; xuất bản năm 1978; trang 436)
Từ đoạn viết trên của ông Trần Bạch Đằng, có những điểm sau đây cần được nêu lên:
Chúng ta kết án: chúng ta ở đây là những ai?
Chúng ta kết án một loạt chủ trương "cầu hòa" với Pháp "chuộc" các tỉnh đông Nam Bộ . . .của triều đình,
Chúng ta kết án những nhượng bộ của Phan Thanh Giản. . .
Chẳng có gì bào chữa nổi cho sự ương hèn.
Chúng ta xưng tụng phái chủ chiến. Phái chủ chiến là ai?
Không thể rơi vào chủ nghĩa "duy ý chí"- Chỉ cần đánh và hể đánh là thắng.
*
1/- Chúng ta kết án: Chúng ta là ai?
GIAI ĐOẠN 1945-1954
< Sửa đổi: Thiên Nga -- 6/19/2005 8:16:08 AM >