clietc
-
Số bài
:
217
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 28.01.2009
|
RE: Người có hàm răng giả hiền lành.
-
31.03.2010 23:18:16
II Quả là không bao lâu, Người Có Hàm Răng Giả được lời mời tham dự Hội Thảo Kinh Tế Thế Giới tại Mỹ. Anh được đi dự với đặc cách một khách mời danh dự, do sự tài trợ từ các công ty quảng cáo và nhất là sự vận động hành lang từ ông Đặc Phái viên Liên Hiệp Quốc. Sứ mệnh không có gì hơn là học hỏi, tìm hiểu buổi Hội Thảo và rút kết kinh nghiệm cho riêng mình. Nói chung là một chuyến đi du lịch không hơn không kém. Thế nhưng, vừa đặt chân lên đất Mỹ. Anh cố tìm gặp ông chánh án Weinsteins- Chánh Án Tòa án Tối cao Liên bang Mỹ. Đến để phản đối việc bát đơn kiện của những Nạn nhân Chất độc Da cam thưa kiện các Công ty Hóa chất Mỹ, là việc làm quá ư là tàn nhẫn, thiếu lương tâm của con người. Hành động cuối cùng của anh là ném hàm răng giả vào người ông ta, may mà ông ta tránh né được. Hàm răng cắm phập xuống bàn, rung rung như chiếc nĩa trong phim hoạt hình “Tom và Jerry”. Các nhà báo quay phim chụp hình cảnh ấy ( Một vài nha sĩ cũng lấy cảnh đó quảng cáo nói là răng của mình làm). Cảnh sát Mỹ (FBI), ngay tức khắc có mặt. Nhưng nhờ sự can thiệp của những tổ chức xã hội tại Mỹ, anh được tại ngoại ngay sau đó. Hình tượng hàm răng cắm phập trên bàn mấy ngày sau được dựng tượng tại quảng trường Newyork. Việc anh lấy răng giả ra ném ông Weinteins, vì ở Việt Nam xem răng giả là thứ dơ dáy nhất. Giông giống như một nhà báo Irắc ném giày vào ông Bus, vì ở đó xem giày là thứ dơ dáy. Hành động này xem ra người ta dễ bắt chước, chỉ trừ tụi nhỏ bắt chước chuyện gì chứ chuyện đó thì không bao giờ dám làm. Anh nhà báo Irắc bị bắt và việc dựng tượng chiếc giày cũng bị lật đổ. Còn Người Có Hàm Răng Giả thì không có hề gì, còn Tượng "Hàm răng giả" của anh được mọi người tham quan bái phục- Nhất là những sinh viên Đại học ở Washintoon. - Nếu bạn có đi Newyork thì ghé đó thăm tượng đài đó luôn thể, không biết bây giờ họ có sơn phết lại hay phó mặc cho mưa gió nhỉ?- Mọi người kháo nhau là hãy đến xem tượng đài đó một lần cho biết. Ngay tức khắc trường đại học danh tiếng "B", nơi mà cựu Tổng thống Bil- Clinton từng tới thuyết trình. Có lời mời đặc biệt tới Người Có Hàm Răng Giả và anh cũng được hộ tống đến đó như một Chính khách. Đề tài anh nói chuyện trước sinh viên Mỹ là : “Hàm răng giả”, nhưng thực ra anh muốn lôi kéo sinh viên tranh luận đề tài "khủng hoảng kinh tế" tại nước Mỹ. Anh nói với họ là người Việt Nam chúng tôi rất ư là tự nhiên, có sao sống vậy và lắp ghép cuộc đời những gì có sẵn, nên khuyết điểm thành ưu điểm. Họ chưa hiểu lắm, anh đưa cho thấy một vài điển hình cụ thể như: - Chẳng hạn, một người bị mất hai chân. Họ tìm cho mình một chiếc xe lăn và thành người bán vé số rất đắt, một công việc nuôi sống cả gia đình mình. Họ vỗ tay khen ngợi người Việt Nam rất nhiều, nhiều mảnh đời được ghép lại rất khéo, thành một bức tranh mà không nơi nào trên thế giới có được. Sinh viên Mỹ rất kính trọng nghe anh nói bài nói chuyện đó, họ gần như là những người được gia đình và nhà nước “ưu ái”. Còn người Việt Nam tự chấp vá, mà cũng thành được một cái áo để mặc cho ấm. - Kinh tế thế giới khủng hoảng, nhưng ở Việt Nam việc gì đến cứ đến...Có sao sống vậy. Khoảng vài năm trước, Việt Nam còn bị cấm vận mọi việc còn tệ hại hơn nhiều: Không có cái áo lành lặn để mà mặc, không có những nhu cầu cần thiết tối thiểu như xà phòng dùng để tắm giặt hoặc là kem đánh răng, không có nhiều hàng tiêu dùng như bây giờ. Cớ gì phải ngại đến việc khủng hoảng kinh tế, không chừng trong cái rủi có cái may là cơ hội để đất nước chúng tôi bắt kịp thế giới... - Nói vậy, như là anh mong rằng thế giới bị khủng hoảng?- Một sinh viên lên hỏi. - Thế giới cũng đang khủng hoảng tài chính chứ còn mong gì nữa? Tôi chỉ muốn chỉ ra là con người cần thiết phải nhanh chóng thích nghi. Có lẻ những người đã trãi qua thời kỳ khó khăn, nay gặp vướng mắc họ nhanh chóng bi quan chăng? Việt Nam chúng tôi không bao giờ như vậy, suốt quá trình chiến tranh và cũng như hiện tại, người Việt Nam đặc biệt là những người thích nghi. - Đồng ý như vậy, nhưng chúng tôi chỉ thấy người Việt Nam chỉ thích nghi trở về trước, chứ thích nghi trở về sau thì họ có vẻ chần chừ...Chẳng như, người Việt Nam chẳng chịu cải cách sâu rộng, thụ động trong việc bày tỏ chính kiến của mình, thiếu tính dân chủ trong nhân dân... Người Có Hàm Răng Giả biết là đụng chạm đến đề tài nhạy cảm nhất ở Việt Nam, mà người nước ngoài nào cũng lấy đó để bêu rếu. Anh tìm cách chống đỡ: - Anh có tin là dân chủ một lúc nào đó, nước Mỹ có khi còn có chút xíu… - Anh nghĩ sao mà nói vậy? Xin anh giải thích rõ... - Anh thấy các đế quốc hùng mạnh trước đây như La Mã, Ba Tư, cũng như thời Alexandre đại đế…Bây giờ các nước đó còn có chút xíu. - Chính vì dân chủ làm cho nước mình hùng mạnh, nhưng cũng nghĩ mình dân chủ muốn cho các nước khác bắt chước theo nên xâm lấn các nước khác. Bị các nước chống lại, cộng với tiền tài phục vụ chiến tranh không thể lo xuể, nên bị teo lại. Hiện tại…Nước Mỹ khủng hoảng kinh tế có dấu hiệu phân cực và tan rã Liên Bang bây giờ… - Đó là việc nội bộ nước Mỹ. Nước Mỹ, từ thời ông Bus đến ông Obama quyết định tung ra một khoản tiền khổng lồ để cứu vãn tình hình kinh tế nước mình rồi. - Nhưng vấn đề là họ làm như vậy có khác gì các nước Xã Hội Chủ Nghĩa trước đây từng làm, và họ từng có thành kiến rằng: “ Nhà nước can thiệp sâu vào nền kinh tế là một việc làm trái khoái, duy ý chí”. Thế mà họ vẫn làm, để đến khi báo chí lên tiếng ông Obama đang đưa nước Mỹ vào công cuộc Xã Hội Chủ Nghĩa, thì sự việc càng thêm rối ren. - Như vậy, nền kinh tế thế giới bản chất là ở đâu? Có thấy được bản chất thì mới vạch ra được lý thuyết. Vậy nên chăng dung hòa giữa thuyết kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa và Tư Bản, là khi một thứ chưa ổn định thì nhà nước can thiệp và đâu đó cả rồi thì chuyển sang Tư Bản. Hay ngược lại.Vấn đề, cái nào trước cái nào sau hoặc đồng thời. - Khi Liên Xô cực thịnh, người ta ca ngợi công cuộc Xã Hội Chủ Nghĩa ở đấy. Rồi khi tan rã, người ta ca ngợi các nước theo đường lối Tư Bản và nhất là nước Mỹ. Bấy giờ người ta học theo nước Mỹ hoặc tìm cách làm giống na ná như vậy. Người ta đang cố gắng làm cho thật giống càng tốt, lấy lý thuyết phát triển kinh tế Tư Bản ra làm kim chỉ nam, thực thi gần giông giống rồi... thì đùng một cái, chỉ một tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ bị sụp đổ, kéo theo cả thế giới uốn éo theo. Như vậy thì cả khối kinh tế thế giới tựa như một cơ thể liền lạc, một cơ quan nội tạng nào đó bị thương tật ắt sẽ làm cho con người đó khập khiễng theo. Người ta cố gắng xem nước Mỹ là trái tim kinh tế, nếu vậy tim đau thì coi chừng cả con người bị ngã quị. Nếu vậy thì nên có nhiều trái tim để tránh trường hợp xảy ra đó. - Nhiều trái tim, vậy nước nào là trái tim thứ hai: Nhật, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ hay Braxin? - Hình như người ta ngầm chọn nước nào không xâm chiếm hoặc lăm le thế giới. Bởi vì ai mạnh mà gây hấn khắp nơi thì người ta đương nhiên sẽ không bằng lòng. Sự không bằng lòng này rõ ràng lịch sử thế giới đã chứng minh, từ Alexandre đại đế, Đế chế La Mã, Vương quốc Ba Tư vân vân. Một thời cực thịnh, mà ai cũng biết là nhờ ở kinh tế cực thịnh nhưng rồi cuối cùng, cai quản một lảnh thổ có chút xíu. Nước Mỹ từ năm 1945, hết thời Tổng thống này đến Tổng thống khác đều gây ra một cuộc chiến tranh. Kinh tế nước Mỹ hùng mạnh nên rất dễ trở thành anh cả, mà hễ là anh cả thường hay “dạy đời” và có khi dạy đời cũng có cái đúng cái sai. Cuộc chiến tranh Việt Nam và Irắc hoàn toàn làm cho nước Mỹ khủng hoảng niềm tin, có hay không từ đó làm cho nền kinh tế hiện tại trầm trọng? Một người đứng đầu đất nước, nói dối với dân chúng bằng tài hùng biện và vài phép diễn thuyết, rồi xua quân đi đánh nước khác và xem như đó là việc làm đúng nhất. Những người lãnh đạo Tập đoàn cũng nói dối được, cả hai đều làm ảnh hưởng ít nhiều đến kinh tế nước họ. Trong khi đó các nước khác xem Mỹ như một trái tim và cố dồn máu về tim, thì đùng một cái trái tim bị bệnh hỏi sao không ảnh hưởng chung toàn cầu, không khéo nước Mỹ chỉ còn chút xíu chăng? Liên bang Mỹ là một đất nước rộng lớn, ông Obama cho dù đi tham quan chứ không cần nghĩ ngợi mọi điều, suốt cả đời chưa chắc thăm tất cả các nơi trên đất nước Mỹ, chứ đừng nói gì đến xây cất hoàn thiện. Thế mà thế giới đang trông đợi ông chỉnh chu nước Mỹ lại, bởi vì đó là trái tim kinh tế của thế giới. Vô hình trung ông gánh luôn trách nhiệm xây dựng lại một lý thuyết nào đó để ổn định toàn cầu, lý thuyết đó là lý thuyết nào quả là cam go? - Đặc trưng của nước Mỹ vừa làm nhưng cũng vừa chống, liệu một lý thuyết mới ra đời? - Thời đại ngày nay có một lý thuyết nào vững bền đến một trăm năm hơn, chứ mỗi một lần lột xác là mỗi một lần khủng hoảng quả là phải trả giá quá đắt. Nước Mỹ luôn đi đầu làm đầu tàu kéo nền kinh tế giới đi theo, việc này cho thấy gần như chỉ có một trái tim duy nhất. Vậy nên khắc phục nhanh chóng trái tim bị lổi nhịp, nhưng vừa ứng cứu thị trường thì ông Obama bị chê trách là đang làm Xã Hội chủ nghĩa trên đất Mỹ. - Con người ta cho dù thiên tài mấy cũng chỉ chín muồi quảng độ từ 45 tuổi đến 60 tuổi, sau đó èo uột rồi chết. Cho dù có thiên tài mấy đi chăng nữa, con người cũng còn nhiều thiếu sót. Chẳng hạn như không thể nào có được phép thần thông, ba đầu sáu tay để làm mọi việc cùng một lúc. Người ta nghi ngờ ông Obama thực thi việc kích cầu thị trường sẽ thất bại, ông thì chối phăng rằng việc đó đã có từ trước từ thời ông Bus. Nghĩa là nhen nhúm việc cứu trợ thị trường bằng số tiền khổng lồ có thể không giải quyết được điều gì, đôi khi còn đem tiền đổ sông đổ biển. Thay vì đổ tiền ứng cứu thị trường, rồi tranh luận như vậy là đang làm Xã Hội Chủ Nghĩa hay không? Nên bắt đầu có một cái nhìn mới, thiết lập một trái tim mới ngoài trái đất phòng khi nước Mỹ bị ốm đau, nơi đó chính là Sao Hỏa. - Cái gì…đang nói đề tài nước Mỹ chưa hết, giờ leo lên đến Sao Hỏa sao? Mọi người đang được giải thích chững chạc, bỗng Người Có Hàm răng Giả chỉ lên trời làm cho những người nghe ngóng thời sự chới với. Họ đang đợi giải thích thêm đôi điều: - Con người mỗi lúc mỗi đông, tác động khủng hoảng dây chuyền lòng vòng như thế không khéo con người không đặt chân lên được sao hỏa, mà việc đó cũng cần thiết như lần châu Âu di chuyển sang châu Mỹ. Mỗi một lần con người di cư, thường tạo nên bộ mặt kinh tế đặc trưng, chẳng như nước Mỹ hiện tại đó sao? Vậy thì hãy nhanh chóng ổn định trái đất và tạo cuộc di cư mới, không có cuộc đua vũ trang nào hay bằng cuộc đua lên sao Hỏa. Chắc chắn nước Mỹ đủ nhân lực tiền tài, giả như tiền ứng cứu thị trường vừa rồi. Tách đoàn đua bức phá riêng, tạo nên một cuộc cạnh tranh gay gắt, một mũi nhọn công nghiệp nào hay bằng. Điều đó sẽ tạo cú híc trí tuệ và tài chính, đôi khi sẽ làm cho người ta bớt tham lam (đang lên đỉnh điểm), đoàn kết nhau lại giúp “anh cả” tiếp tục đi đầu. - “Nước Mỹ việc gì cũng có thể xảy ra.”- Trích lời ông Obama thường nói. - Như vậy, trái đất sẽ là nơi thực thi Chủ nghĩa xã hội. Còn xã hội mới ở Sao Hỏa, là nơi cạnh tranh khốc liệt của Chủ Nghĩa Tư Bản. Đây phải chăng chính là một lý thuyết mới? Con người chắc chắn sẽ suy nghĩ nhiều vào điều này. Có điều, các học giả đang chú ý đến hiện tượng mà họ gọi là "Đồng thuận Bắc Kinh". Ở đấy không được xem là một đất nước có dân chủ, lại là nước đi theo đường lối Xã Hội Chủ Nghĩa. Trái hẳn với những gì mà Mỹ đã làm và đang là nước phát triển nhanh và thành công. Trong bài phát biểu này Người Có Hàm Răng Giả phát hiện ra rằng, một nước đang hùng mạnh nổi trội là Trung Quốc, chắc cũng đang muốn trở thành một Đế Quốc. Anh chưng hửng vì Việt Nam đang nằm kề, nghi ngại có gì đó không ổn với một nước lớn đang trỗi dậy. - Nếu như có cuộc chiến hiện đại nào xảy ra...- Người Có Hàm Răng Giả ngập ngừng- Tôi gọi đấy là cuộc chiến tranh "Nguyên Liệu". Trung Quốc là nước có công phá bỏ được rào cản hàng hóa nhờ hàng hóa giá rẻ, có thể nói là Trung Quốc chấm hết cho các nước nào còn "Bảo hộ mậu dịch"...nhưng cũng là nước sẽ khan hiếm nguyên liệu, có nguyên liệu ắt hàng hóa sẽ rẻ. Các nước bắt đầu có dấu hiệu khởi tranh giành nguyên liệu, hết sức trơ trẽn ...Nhưng tôi cũng xin tạm ngừng tại đây. Cám ơn mọi người đã tạo điều kiện cho tôi nói chuyện trước giảng đường nổi tiếng này. Anh tạm ngừng phát biểu sâu thêm khi mình chưa nghiên cứu kỹ các bước đi của một nước láng giềng đang có manh nha điều gì đó chưa rõ ràng. Sinh viên vỗ tay, chấp nhận thơi điểm kết thúc vấn đề tại đó.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.08.2011 15:22:01 bởi clietc >
|