Tìm Đâu Suối Thương - Hồng Khắc Kim Mai
Viet duong nhan 06.07.2005 11:31:22 (permalink)
Tìm Đâu Suối Thương ?
Hồng Khắc Kim Mai



Nhã Nhạc


1-

Đường nhỏ như thân rắn quanh co giữa hai bờ tre cao ngất. Đường nhỏ như con suối vắng ngoằn ngoèo giữa vùng lau lách cỏ sợị Khách bước đi hoang mang dưới trưa hè nắng chóị Ở đây lá tre không kết cành, lá tre không che nổi mặt trời, và con đường thì như cứ dài ra …

Khách đến từ nơi thị thành. Hành lý mang theo là ta bà bụi đỏ và những vết xứa bầm dập năm tháng. Khách đi trên con đường không tên không tuổị Con đường hun hút lạ lùng, ốm o, khô róm. Con đường nước khát rát bọng cổ da…

Nước non ơi!

Cuối cùng, khách cũng tìm ra được chỗ mình muốn đến. Ẩn dưới rặng dừa là bóng hiên nhà cất sơ sàị Đến nơi thì cổng trúc đã mở rộng tự bao giờ.

Có tiếng đàn tranh vọng ra đón khách. Tơ đàn láy tiếng quen thuộc. Quen thuộc đến độ khách mỉm cười mừng vuị A! bài học nhập môn Xuân Phong, mà cố nhân đã dạy cho khách ở cái xứ Huế mưa dầm buồn hiụ Hơn năm chục năm! Này,

“Lòng dặn lòng
Ai mặc ai
Thương cứ thương
Nhớ cứ nhớ
Chuyện vui cười
Người ở đời
Đừng đem dạ, đem dạ từ chối
Ai mà thoát khỏi ra vòng nợ duyên?..." (lời người xưa)

Lấy nhạc mà rải lối thay những cánh hồng thảm đỏ, thì chỉ có cố nhân mới làm được điều đó!
Quả nhiên cố nhân bước ra, tay cầm gậy trúc, gương mặt hồng hào nhân hậụ Miệng cố nhân nở rộng nụ cười khoe độc một cái răng cửa, nhưng không vì thế mà cố nhân xấu rạ
Khách bước tới ôm chầm người đàn bà tuổi đã mấp mé cửu tuần , mừng mừng tủi tủi,
“Cô! mấy chục năm rồi …”
“Ừ, cuối đời cô còn được gặp lại con, cô sướng quá “
“Cô lại tấu bài nhạc cũ? ”
“Ừ, con là thi sĩ, gió lúc nào cũng xanh như xuân ..."
Rồi cố nhân lại tiếp tục,

“Rứa cũng nên
Miễn cho bền
Mà lòng chớ ưu phiền…”
(lời người xưa)

Cố nhân là một danh cầm nhã nhạc của Huế rất xa xưa, và là một trong những vị thầy đã hướng dẫn khách đi vào thanh, nhã nhạc tự thuở còn bé thơ …

2-

Buổi cơm tối nhà nghèo chỉ có thế thôi . Một bát canh tần ô nấu với cua đồng, một đĩa thịt luộc, một đĩa rau xàọ Cộng vào đó là tiếng thao thao bất tuyệt của mọi người có mặt. Nói sao cho vừa những kể lể dông dài về giòng họ người mất người còn. Nói sao cho hết những buồn vui cuộc đời sau cuộc biển dâụ

Cơm ngon không phải vì cơm có gạo ngon. Mà cơm ngon vì lòng vui quá độ. Khách ăn cầm chừng không phải vì khách phương xa chê của nhà nghèo, mà khách đang nghiền ngẫm những tình thâm.
Gia chủ, con trai của cố nhân, đứng lên mời khách,
“Này O ăn đi chứ, sao ngồi tủm tỉm hoài vậy ?”
“Tủm tỉm gì đâủ đang ngó cái món rau xào chi kia kìa !”
Múc một nhúm rau bỏ vào chén khách, gia chủ giới thiệu,
“Sau nhà có giàn thiên lý, tụi này hái hoa xào với tỏi …”
“Hoa thiên lý xào tỏi!” khách gật gù
Và khách lại tủm tỉm,
“Cái món ni chưa từng ăn bao giờ, nhưng thấy thật hấp dẫn đó nghe! …”
Hết miếng cơm này đến miếng cơm nọ, khách chỉ ăn Thiên Lý xào

Thiên Lý xào ?
Phải! khách vượt bao nhiêu ngàn cây số mới ăn được đĩa rau xào đồng quê . Đường thiên lý khách đi chân đà thấm mệt, nhưng hương hoa Thiên Lý làm khách ngậm ngùi . Nhớ ngày nào mẹ đi chợ, mẹ hay mua vài nhúm hoa Thiên Lý xanh xanh, búp búp những cánh nhỏ, đem về cúng ông bà. Hương thơm nhẹ nhàng của hoa tỏa ra khắp nhà, và mẹ thì thầm rất kính cẩn,
“Này, bà ngoại đang về đó nghe tụi bay!”

Thiên Lý xào ?
Có lẽ nào khách chỉ đang ăn mùi hương trầm quế của tuổi ấu thơ?
Không, mỗi miếng rau và vào miệng là và luôn cả quê hương vào lòng.
Để tự đó dấy lên những u hoài, những tình tự. Để từ đó văng vẳng tiếng ca dao đâu đây,

“Tóc em dài em cài hoa lý…”

Hay lời thơ bay trong nhân gian,

“Nhà tôi ở dưới chân đồi
Có giàn thiên lý, có người tôi thương…” (Chính Hữu)


Và tiếng nhạc ru,

“Xin cô xinh bước chân rằm
Xin em thiên lý đêm thầm nở hoa
Môi thơm một đóa môi tình …….…..” (hkkm)

Mỗi một miếng rau xào và vào miệng thì thơ ai lại về, để khách được hưởng thêm hương hoa của miếng thơ,

“Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang …” (Hàn Mặc Tử)

“Em muốn đôi ta mộng chốn nào
Ước nguyền đã có gác trăng sao
Chuyện tâm tình: dưới hoa thiên lý
Còn lối bâng khuâng: ngõ trúc đào …” (Đinh Hùng)


Cứ như thế, cùng với thơ với nhạc với ca dao, khách ngất ngây ăn hết đĩa rau xào

Hồn khách tơ lơ mơ say theo tinh hoa thiên lý…


3-

Trời chạng vạng tốị Cái nóng bức ban ngày đã đội nón ra đi, nhường cho một không khí an lành tĩnh mịch của vùng quê hẻo lánh.
Gia chủ mời khách vào căn nhà giữạ Đèn dầu được thắp sáng lên.
Nhà đơn sơ với vài cái ghế, một bàn viết, còn thì dưới đất la liệt đủ các loại nhạc khí. Vật sáng chói nhất trong gian nhà này là bức tranh họa hình gia chủ khi anh ta còn là một nhạc sĩ nhã nhạc, tài danh khét tiếng ở Huế. Thuở ấy, đêm đêm tiếng đàn tranh rất tình, rất lả lướt của anh chàng đã làm rung động không biết bao nhiêu trái tim trinh nữ Đồng Khánh.

“Ngân tranh cửu dạ ân tình lộng
Tâm khiếp cô phòng bất nhẫn qui” (Vương Duy) *


Ba đứa con của gia chủ, từ tám đến mười hai tuổi, lục tục ôm đàn bước vào và ngồi vào chỗ được chỉ định.
Bên tay mặt, đối diện khách, là chú bé tám tuổi tên Tì. Cậu ngồi xếp bàn, ôm cây đàn bầu vào lòng, gương mặt thật nghiêm trang. Trước mặt khách là cô bé Tần Tranh, với cây đàn tranh gác dài trên đôi chân nhỏ bé. Bên cạnh đó là Bảo, mười tuổi, với cây đàn nhị. Mẹ của các bé, Thúy, ngồi bên cạnh khách với cây đàn nguyệt. Gần đó, người cô ruột của khách, tuổi gần chín mươi, cầm song loan, một loại phách của nhạc truyền thống dân tộc.

Gia chủ lịch duyệt hỏi khách muốn sử dụng nhạc khí gì ?
Khách thót tim chột dạ. Đã từ lâu quảy gánh đi ăn mày xứ lạ, đàn địch trở nên chuyện xa xỉ, và khách đã gửi lại vốn liếng phong lưu của mình cho quê nhà hết cả rồi Bây giờ hỏi khách muốn sử dụng nhạc khí gì thì quả đã làm khó khách !

Tuy khách này không phải là dân cự phách, nhưng cũng thuộc loại dân điệu, dân liều mạng, nên xin gia chủ đưa đàn gì thì ta sẽ cầm đàn đó. Bèn đở cây đàn tì bà từ tay gia chủ...
Theo lệnh của cha, các tiểu nhạc sĩ sẽ biễu diễn chào mừng khách với bài “Ta là con cháu nhà Nguyễn”.

Bé Tì bắt đầu bằng những tiếng rung của đàn bầụ Tuy còn nhỏ nhưng tiếng đàn của chú nhạc sĩ bé tí ti này rất sắc, gọn, chứng tỏ đã được luyện tập rất kỹ.

Với Thập lục huyền cầm, bé Tần Tranh theo em đưa khách vào những luyến láy biến cung của Họ, Xự, Xàng, Xê, Cống… (ngũ cung, tương đương với Sol, La,Do,Ré, Mi).
Những biến nắn kỳ ảo của đàn tranh làm năm âm thanh chính biến thành thiên hình vạn trạng, nên ngũ cung không còn là ngũ cung nữạ
Khách không chỉ lắng tai mà còn phải lắng lòng mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của cung đàn.
Khách rùng mình, biết mình sắp đi vào tinh hoa của nhã nhạc.

Sau những luyến láy nhạc dạo, đàn tranh tiếp tục ngân rung mở lối cho đàn Nguyệt và đàn nhị nhập cung.

Tiếng đàn nguyệt như mật óng lảy từng tiếng rồi thướt tha chuyển từng cung bậc, lúc nhặt, lúc khoan, lúc trầm lúc bổng.
Không chịu thua ai, đàn nhị vang tưng lên, tơ đồng thả tiếng mười phương.
Khách nhắm mắt lại, hình dung cảnh vạc bay trong ánh chiều tà. Cánh vạc chao nghiêng trên nền trời cao rộng rồi vẫy cánh buông tiếng gọi đàn.
Nhưng ô kìa, đàn nhị đã chuyển hướng, khởi sắc hơn, rộn ràng hơn, tưng bừng hơn.

Trong đầu óc khách ẩn hiện rừng núi chập chùng, điệp điệp trùng trùng. Ở đó nhạc vươn những cánh tay dài rất thần diệu, rất kỳ tình. Những âm ba ngút ngàn mùa Xuân. Những vi điệu rung ngân, huyễn hoặc giữa cái Có cái Không. Thần trí khách chìm trong vùng mông lung ư ư vô tận …

Giữa lúc khách như đang mê mẩn lạc lối giữa rừng nhạc thì có tiếng ca cất lên.
Khách giật mình, nhận ra bây giờ bản nhạc mới bắt đầu đi vào giai điệu chính.
Gia chủ, cũng là người cha, hát lên lời ca, do chính anh biên soạn, theo tiếng đàn của vợ con và nhịp phách của mẹ già.
Khách thấy lòng rưng rưng xúc động. Trong sa cơ tiếng đàn lời ca vẫn hiên ngang xưng tên xưng tộc. Trong bần hàn vẫn không quên giòng giống cha ông...


Tì bà đã trao cho, dễ thường mình ôm đàn ngồi chầu rìa mãi saỏ Khách chợt nhớ hai câu thơ của Bạch Cư Dị,

“Đê mi thân thủ tục tục đàn
Thuyết tận tâm trung vô hạn sự”

Khi đàn tì bà thì nhíu lông mày lại mới diễn tả hết nổi lòng ?
Họ Bạch là người Trung Hoa, nên ông nói theo cách người Tàu .

Khách ta là người Việt, nhíu mày moi hết tim óc ra tìm bài trả lễ.

Khách ngồi trầm tư một giây, rồi ôm đàn khảy khảy vài tiếng để lấy thần.
Đằng kia, ánh đèn dầu rọi bóng khách xuống nền nhà. Bóng lung linh theo phím tơ rung, đưa hồn khách đi về cõi nhớ. Từ tiềm thức âm điệu tuôn ra mười ngón taỵ Khách hát lên,

“Em như (ư’ ư), vạt nắng (ư ừ) vào (ạ), vào (a) Thu (u u )
Ươm (á à) ươm, (à) trong khóe mắt, (a’ a à) hoang vu (ù u), (ơi à ơi) nổi
(a) buồn

Tình tang tích tịch à tình tang , á a ơ ờ ợ à tình tang tang !

”Em như sóng biển đại dương
Ru anh vô những thiên đường thật xa
Em làm võng bạc kiêu sa
Ru anh ru cả phong ba đời mình… “ hkkm

Em làm (a), võng bạc (a à ) kiêu sa (a á a)
Ru anh (á à) ru (u) cả (ạ à ơi à ơi) phong ba (á a) phong ba (a)
đời mình

Phong ba đời mình! Khách ngưng một vài giây như thổn thức, rồi lại tiếp tục,

Tích tích tình tang, a à tình ự, á a tình ư, tình à tang tang …

……….”


Cứ như thế, nhạc và người hòa lẫn vào trong nhaụ Hương hoa thời gian chập chờn giữa ánh nhạt phai hồng trần. Giọt sầu vươn mắt cô phụ. Đoạn trường nhả nhạc nhã nhạc Nam Ai, điệu buồn muôn thuở !

Khi bài hát vừa dứt thì bà cụ đứng dậy vỗ taỵ Không khen hay, mà bảo,
“Tiếng đàn lời ca sao nghe chi đứt ruột! Từ Hải ở đâu, sao chưa đến để sa lệ vì Kiều ?”

NHÃ NHẠC

4 -


Tiếng ve sầu kêu râng lên đâu đây làm khách giật mình tỉnh giấc. Nhìn qua mùng, trời đã sáng trưng tuy mới sáu giờ.
Khách lại nằm xuống lim dim đôi mắt tận hưởng Nhạc Ve .
Đã từ lâu rồi, tiếng ve sầu tưởng như chỉ còn trong ký ức, nay lại đang tấu lên bản nhạc rừng. Âm vang ran ran, khô mà chói chan. Đôi lúc nó im bặt một phút, rồi rỉ rả như lấy hơi, rồi lại ran lên một tràng dàị
Khách thích thú miên man nghe mà lòng quá vuị
Hè đã về rồi ư ? Tiếng ve, phượng hồng, lưu bút ngày xanh! Tuổi thanh xuân như đang đứng bên kia mùng. Khách vùng dậy, thấy lòng mình rất trẻ. Nhưng ô kìa, tiếng ve hình như đã tấu xong lời cuối, tự dưng ngưng bặt …


Khách rón rén bước ra vườn saụ Gia đình nhà chủ vẫn còn đắm chìm trong giấc điệp. Gió buổi sáng mát nhẹ làm khách thấy vô cùng sảng khoáị Khách hát nho nhỏ, vừa đủ mình nghe, vừa tung tăng đây đó . Bước chân sáo dẫn khách vào đám cau trước mặt.
Thân cây cau lêu khêụ Ngước nhìn lên cao, từng chùm bông rất lớn, mầu phớt vàng trắng, đang nhả một mùi hương hăng hắc. Những bẹ cau mỏng mảnh đưa qua đưa lại theo cơn gió thổi tạo nên những âm thanh vui taị
Khách ngửng cổ lên nhìn, tai lắng nghe nhạc caụ
Nhạc cau!
Nhạc cau rù rì, nhạc cau đong đưa tiếng thở. Thở rằng,

"Ầu ơ,
Vôi nồng trầu cay
Duyên ai nấy đặng
Duyên mình, mình say"

"Ầu ơ
Hôm nao ai đem cau trầu chạm ngõ
Em vui mừng, hết vò võ năm canh
Đêm nay mình ngồi nhìn con sao tỏ
Em thành vợ, ở sao cho vừa
à ạ à ơi, vừa lòng anh ?"
hkkm

Khách nhìn quanh xem có trầu không ? Có chứ. Những giây trầu xanh lá đang bám leo lên thân caụ Màu xanh, xanh biếc lòng thiếu phụ. Màu tươi, tươi rói hồn thi nhân .
Nào vôi đâủ Vôi đâủ Vôi đâu cho ta têm miếng trầu cau ấm nồng hơi thở tân nương!

Khách lại mon men đi lạc vô rừng phi laọ Có phải là phi lao không? sao thính giác khách như ngửi mùi thơm của Ngự Bình năm cũ ?
Lá xạc xào, phất phơ rũ xuống y như tóc lụa Tây Thị Nhạc rào rào như lời thì thầm của đám cung nữ khi nghe vó câu Phạm Lãị Ố ồ đây là rừng tràm. Hóa ra là nhạc tràm. Nhạc tràm. Nhạc tràm!

Khách thơ thẩn đi sâu hơn. Và kia kìa, một rừng tre xanh ngát hiện rạ Thân tre có nhiều đốt, mảnh khảnh, màu vàng nhạt óng ả dưới ánh sáng mặt trờị Chúng không như đám tre khô cháy cao nghều nghệu mà khách đã nhìn thấy bên hai vệ đường khi đi tìm nhà cố nhân.
Tre ở đây mượt mà bóng bẩy, với những cành lá thon thả ôm đan vào nhaụ Xuyên qua các khe hở, những tia nắng lấp lóa trên những cọng lá mầu xanh non ngọc bích. Sát vào thân cành, lá sẫm hơn, xanh mặn mà như người đàn bà đã qua một vài hương lửa…Trên vùng đất rộng, lá tre khô dòn bao phủ như một tấm thảm vàng úạ Mỗi bước chân khách đi qua, nghe vang lên tiếng động của lá vỡ vụn.
Cứ mỗi một cơn gió đi qua thì thân tre xô vào nhau kêu kĩu kịt như những chiếc võng đưa, lá tre cọ vào nhau làm thành âm điệu khô liu xiu, lít xít. Nhạc tre rào rào một lượt rồi ngưng, lại rào rào tiếp một lượt rồi ngưng, như một điệp khúc lạ lùng...

Tre yểu điệu thục nữ lại có chút lả lơi mời gọị Ta bỗng động tình xuân…
Ta mở rộng vòng tay ôm nhạc Ve, ôm nhạc Cau, ôm nhạc Tràm, ôm nhạc Tre vào lòng. Ta ôm hết thảy nhân gian, ôm hết vũ trụ.
Ta ôm hết những mùa Thu chín hạt phong lưu, đỏ hồng môi ngọc lựu
Hương hoa thiên lý. Văn thơ vạn kỷ.
Này nhạc cung đình, này sóng thu ba

Hơi thở ta nhả một hồn nhạc mới …


5-

Chòi lá được cất đơn sơn giữa một cái aọ Thoạt trông nó như cái nhà thủy tạ nhỏ, nhưng nơi đây không có bông sen bông súng, không có bóng thuyền câu, không có khách thập phương ngao du sơn thủỵ Ở đây, vũng nước xanh lè rợp bóng lá rừng quanh năm. Ở đây đìu hiu hơi gió có tiếng chích chòe kéo nhau về rỉa lông làm tổ. Có bụi chuối vườn tre hiền hòạ Có sâu bọ bò lổm ngổm chờ ngày hóa bướm...

Gia chủ vén áo chùi sơ cây kèn clarinette đã cũ. Anh nâng nó lên kê vào miệng, rồi dồn hết tâm trí vào bài nhạc. Nhạc phẩm “Đêm Tàn Bến Ngự” của Dương Thiệu Tước trổi lên. Nghe buồn da diết. …Khách ngã đầu dựa vào lan can chòi thủy tạ, đôi mắt lim dim. Tiếng clarinette trầm bổng bay trong gió, đưa hồn người thưởng ngoạn về với Huế buồn hiu hắt đêm mưạ Về với Thượng Tứ. Về với Gia Hộị Về với Nội thành. Về với ngày cầu Trường Tiền sập, trăm con gái tóc thề vén tà áo trắng học trò, leo lên đò đi qua sông Hương. Buổi sáng sớm, mặt sông lãng đãng sương mù. Đẹp làm sao bóng những con đò không mui, nhỏ như lá tre giữa giòng, mờ ảo chèo qua chèo lại như con thoị Bến Phú Văn Lâu bên nay đi qua bờ bên kia là trường Đồng Khánh, Quốc Học, Pellerin… Bến tôi, đò xưa có đó, suối thương đâu tìm ?

Tiếng kèn đã ngưng mà khách lòng những vấn vương.

Cô Thúy, vợ chủ nhà, lom khom bưng một lò than kê gần chiếc bàn tre đặt giữa chòị Lại đặt trên lò một nồi nhỏ bằng đất nung. Trong ấy, cháo trắng sôi lỏng bỏng, trào bọt lên tận miệng nồị Hình như gạo đã chín nát thành hồ.
Mùi gạo mới thơm ngon làm khách cảm thấy đói bụng.
“Mình phải ăn một chút gì đi nhé”, gia chủ nói
“Mời chị dùng cháo đi anh” Thúy thỏ thẻ với chồng

Gia chủ với tay lấy cần câu gần đó. Không cần mồi, anh ta tung giây xuống aọ Nhanh như chớp, một chú cá cắn câu ngaỵ Con cá bống mập ú lớn bằng ngón tay cáị Trong lúc chú ta đang còn dẫy dụa thì gia chủ thả ngay chú vào nồi cháo đang sôị Cá chìm xuống dưới nồi vài giây rồi nổi lên, nở bung rạ Từ màu xám tro, thân cá nở thành bông trắng, xòe cái bụng trứng vàng ối… Trong nước gạo sền sệt mầu hồ, những con hoa cá trắng phau điểm nhánh nhụy vàng trông thật đẹp. Đôi mắt khách say nhìn, mê đắm mê đắm...

Gia chủ rót thêm bia vào ly khách. Hai người lại cụng lỵ Họ cười khúc khích. Gương mặt hồng lên, khách lè nhè hỏi,
“Tui uống ly này là ly thứ mấy hè?
Tên bợm nhậu kia đưa hai ngón taỵ À, hai ly ! tợn nhỉ ! Bạn mấy ly rồi ? Hắn lại đưa sáu ngón taỵ Ghê thế à ? Trời! lâu lâu có chị về, Bá Nha gặp Tử Kỳ, say một bữa cho nghiêng trời sập đất…


Khách sớn sác đụng vào lon bia đang khui dở để gần đó. Nước bia đổ tung toé trên sàn trẹ Khách cúi xuống phủi cái quần bị ướt. Ngay dưới chân khách có mảnh báo rất cũ, giấy vàng ố, rách một góc. Khách tò mò nhặt giấy lên.
Mảnh báo in một bài thơ đã nhòe với năm tháng, và tên tác giả không còn ở trên đó nữạ Khách gật gù, thích thú đọc. Rồi thích chí quá, khách lại theo thơ mà hát lên…

Nhà chủ châm thêm biạ Khách cầm nốc cạn nửa ly, đầu óc chập choạng. Hình như nguồn hứng khởi đang đi về. Hồn khách lơ lửng như mây trờị Lênh đênh trong tâm tư mùa thương biển nhớ. Sóng sánh trong lòng giọt ứa đầy, vơi … Không gian bỗng như quánh lại với những âm ba vang vọng từ cõi nàọ
Ôm đàn Tây Ban Cầm, đôi mắt xa vời, người nghệ sĩ khách ta đi vào sáng tác…

“Nguyệt động …Nguyệt động bờ môi …
Hồn bay …hồn bay…
Cõi nào sương rơi …đàn ta chơi vơi…
Bên đồi, bên suối…Trăng đẩy ... à ạ à ơi ..thuyền ta trôi…

Tìm đâu suối thương ?..
Tìm đâu bến bờ…
Tìm đâu gối ấm
Gửi lòng chăn bông …

Nguyệt lặng… Nguyệt lặn bờ ao…
Về đâu …về đâu nhân ảo…………………………
…………………………
hkkm

Trên cao, chị Hằng nhú đầu ra khỏi rặng cây lắng nghe giòng nhạc chảy những tiếng thơ
nồng nàn, tha thiết,
Mây say bên rừng. Thương mong trong lòng. Tóc buồn tóc rốị Gọi người trăm năm …

Dưới ánh trăng vàng, bóng người nghệ sĩ với cây đàn in trên vũng aọ Sóng nước lăn tăn xô hình ai nhấp nhô trong đêm mờ ảọ

Tìm đâu suối thương ? Tìm đâu bến đổ tơ vương bụi trần. Tìm đâu ?

Hồng Khắc Kim Mai
May 29, 2005 @ 2:59 AM

Chú thích:

Đàn bầu : chỉ có một giây, thường được gọi là độc huyền cầm .

Đàn tranh: có mười sáu giây, thường được gọi là Thập Lục huyền cầm

Đàn nguyệt: tròn và to bản, có hai giây, trông như cái banjo của ngoại quốc.

Đàn nhị: thoạt nhìn, từa tựa như cây vĩ cầm của nhạc Tây phương, nhưng nó chỉ có hai giây, và khi sử dụng thì cầm đàn đứng và kéo cò, chứ không kê trên vai và ép vào cằm như vĩ cầm. Tuy nhiên về kỹ thuật thì hai đàn nói trên như nhau

Đàn Tỳ Bà của Trung Hoa có âm thanh sắc thái khác với nhạc truyền thống Việt Nam. Cách của Trung Quốc chủ yếu về rung theo lối Tây phương (trémolo) bằng tay mặt, cho nên họ cầm đàn dựng đứng. Trái lại với nhạc truyền thống Việt Nam , âm thanh được rung bằng tay tráị Do đó phải cầm ngang


*Ban đêm nghe tiếng đàn tranh ngân nga, thì ân tình của người đàn bà trổi dậy, để lòng sợ hãi không dám trở về với sự cô quạnh của mình

Nguồn ViệtDươngNhân
#1
    Viet duong nhan 06.07.2005 11:34:23 (permalink)
    GIÁP MẶT
    HỒNG KHẮC KIM MAI


    1.-

    Tôi đứng nhìn kệ sách trong nhà xe.

    Cái kệ này vợ tôi đã mua cách đây hơn mười lăm năm trong dịp la cà các garage sales trong xóm. Bà ấy mặc cả mãi người ta không bán. Bỏ đi rồi quay lại kì kèo. Cuối cùng thì đành mua với giá người bán đã đòi. Cái kệ tủ trông cũ mèm, đóng bằng một loại gỗ rẻ tiền, nhưng nó dài và cao khác thường với rất nhiều tầng. Khi đứng chờ tiền thối lại, bà ấy thì thầm vào tai chồng “Mua cho bố để bố tha hồ bày sách”. Tôi vui quá. Bà ấy lại nguýt yêu “Quà sinh nhật năm mươi của bố đấy nhé” . Tôi cười ruồi như mọi khi.

    Cái kệ cồng kềnh quá. Tôi phải nhờ mấy ông bạn đem xe hủ lô đến chở nó về nhà. Đám con tôi lau nhau đề nghị nên sơn màu trắng. Vợ tôi nhất định không chịu, đòi phải đánh vẹc ni cho bóng láng. “Nhất vợ nhì trời. Em muốn gì thì sẽ được nấy”, tôi nói. Tôi đảm trách việc đánh vẹc ni không phàn nàn mặc dù trước kia chưa hề làm qua. Từ ngày bỏ nước ra đi, ai mà chã trở thành một tên bá nghệ bất ngờ ?

    Cái kệ cao nghều nghệu, chênh vênh. Vợ tôi nghĩ nên đóng đinh bốn góc vào tường cho chắc . Ý vợ là ý trời. Bây giờ nhìn cái kệ thật đẹp thật sang và vững vàng như ông hộ pháp nằm ngay giữa căn phòng chính, khó ai ngờ cách đó ít hôm nó là một vật người ta muốn vứt đi.

    Sách chã có bao nhiêu để bày. Thời buổi mới đến định cư xứ lạ, tiền trợ cấp ít ỏi không cho phép tôi được xài hoang. Một nhóm bạn bè ở các tiểu bang khác có sách báo đọc xong gửi cho tôi. Tôi sốt sắng đón nhận tất cả, mặc dù đa số sách báo họ gửi đều rất cũ và có quá nhiều tác giả tôi chưa được biết.

    Nhìn tôi lau bụi các cuốn sách và xếp ngay ngắn lên kệ, vợ tôi âu yếm choàng tay qua cổ tôi thì thầm “Bây giờ có sách gì thì bày sách ấy. i kia sẽ bày sách của bố. Sợ không đủ chỗ để chứa đấy”. Nghe cảm động quá. Ngưng một chút cho cổ đỡ bớt nghẹn, tôi đủng đỉnh bảo nàng “Vậy chứ em định cho anh trở về với thơ văn sao ?” Nàng ngồi im không đáp. Rất thành thật tôi nói với nàng rằng cuộc sống mới có nhiều khó khăn phải vượt qua.” Anh nghĩ anh phải đi làm hai ba nơi để cho em và các con có một cuộc sống tốt. Dính dáng với thú vui văn chương là một trong những xa xí anh không dám mơ tưởng tới”. Vợ tôi bỗng dưng òa khóc. Bù lu bù loa “Em lấy anh vì em mê những gì anh viết, bây giờ anh không còn là người của năm xưa nữa ư ?” Câu nói của vợ tôi nghe như dao cắt ruột. Tôi đứng dậy vờ uống ly nước để dấu giọt nước mắt vừa mới ứa . Một đàn con dại. Một người vợ yếu. Tôi có quyền mài miệt ngồi một chỗ đam mê viết lách để vợ con phải lam lũ vật lộn với cuộc sống không ?

    2.-

    Tôi đứng nhìn kệ sách trong nhà xe.

    Năm năm trôi qua, kệ sách cũng đã đầy. Những tác phẩm sách báo của rất nhiều tác giả, đa số đều là bằng hữu của tôi, từ bốn phương trời đã gửi đến cho tôi. Tôi trân trọng xếp chúng có lớp lang đàng hoàng. Vợ tôi đôi lúc dỗi hờn vô cớ. Một hôm không dằn được nàng nói “Các tác phẩm cũ của anh, mình in lại nhé”. Tôi ôm đầu nàng, cười vang “In làm gì những của nợ đó. Em là nàng Thơ của anh rồi, anh dại gì đi tìm nàng Thơ ở đâu đâu”. Nàng lại cho là tôi nói đùa, không bằng lòng. Tối đó nàng bỏ cơm.

    Ba tháng sau trên tầng đầu của kệ sách xuất hiện bốn tập thơ lạ. Tôi lấy xuống xem. Bàng hoàng. Hai tay run rẩy. Tim đập mạnh. Rõ ràng là những tập thơ cũ của ba chục năm trước với tên tôi trên đó. Vẫn là những hình bóng cũ, nhưng màu sắc của trang bìa tân kỳ hơn, và chữ in bên trong rõ nét và đẹp hơn. Miệng tôi chợt khô ran, và trong tôi dậy lên những xúc cảm lẫn lộn. Vừa vui vừa hứng khởi vừa lo ngại. Tự hỏi sách đang thấy có thực không ? Tự hỏi tâm mình có loạn, mắt mình có hoa không ? Tôi sửng sờ đứng nhìn sách mà lòng cảm thấy vô cùng hãnh diện. Tôi ngây ngất ôm chặt mấy cuốn sách vào lòng, như sợ chúng mất biến đi…

    Buổi tối sau khi các con đi ngủ, tôi nhón gót đến gần kệ sách. Lấy chúng xuống, tôi ngắm nhìn một lúc. Đôi mắt lim dim, tôi hồi tưởng lại thuở tôi còn là một văn sĩ trẻ đầy tham vọng tại quê nhà. Những kỷ niệm cũ vẫn còn sôi động trong lòng tôi. Vâng, quả thật ngày xư a tôi vui lắm khi cuốn sách đầu đời được xuất bản …
    Có tiếng động đâu đó trong nhà.
    Tôi vội bỏ sách lại lên kệ. Ngồi xuống một chiếc ghế bành gần đó, tôi giã vờ như đang đọc báo, và nghe tiếng chân rất khẽ của người vợ hiền bước đến. Nàng sà tới ngồi bên cạnh nũng nịu “Ai đọc báo kiểu gì mà cả giờ rồi vẫn còn ở trang nhất”. Tôi cười giả lả “Hôm nay đi làm mệt quá em, anh cầm báo mà ngủ gật, có đọc được gì đâu”. Vợ tôi cười to “Thiệt không đó ông xã ?” Tôi cảm thấy nhột nhạt, đành thú thật với vợ về sự có mặt kỳ bí của mấy cuốn thơ trên kệ tủ. Vợ tôi làm mặt nghiêm một lúc, rồi như tội nghiệp tôi, nàng thầm thì như mọi khi “Em in cho bố đó ! quà sinh nhật bố năm mươi lăm tuổi” . Tôi không thể nào cầm được nước mắt.
    Run giọng hỏi “Tiền đâu có mà in lắm thế “. Nàng không trả lời. Về sau tôi biết được tiền in thơ là do nàng đã chắt bóp dành dụm lâu nay để thực hiện giấc mơ thầm kín của tôi.

    Việc tự in mấy tập thơ làm quà của vợ làm tôi nhận thấy con đường trở về với bút mực ở ngay tầm tay. Tôi phải nắm lấy cơ hội. Như cây đang héo úa vừa được tưới nước, tôi tươi tỉnh hẳn lên.

    Vợ tôi gom góp những bài thơ bài văn của tôi như một tín đồ sùng đạo. Nàng không se sua nữ trang quần áo với bạn bè, không đi du lịch đây đó, không cờ bạc. Mỗi tuần nàng kiếm thêm việc làm phụ trội để mỗi năm in cho chồng dăm ba cuốn sách.

    Kệ sách càng lúc càng đầy hơn. Với số lượng sách in của gia chủ mỗi ngày mỗi tăng, kệ sách của tôi không còn chỗ cho bằng hữu nữa. Để không bị mang tiếng có mới nới cũ, vợ tôi quyết định mua một cái mới dành cho sách của những tác giả khác.

    3.-

    Tôi đứng nhìn kệ sách trong nhà xe.

    Những lúc tôi ngồi vào bàn viết, hồn nhập hội theo bút và lòng sống hoàn toàn với các nhân vật trong truyện sắp viết, vợ tôi hay khe khẽ đến đặt ít cái khăn tay thơm ướt trên bàn gần đó. Một bình nước trong. Một đĩa bánh ngọt. Hay vài cái kẹo vừng tôi yêu thích. Lắm lúc nàng lại xê dịch cái quạt máy quay cho đúng chỗ hay thắp thêm ngọn đèn cho đủ sáng. Lúc nào làm gì nàng cũng làm rất khẽ, như sợ tôi động tâm mất hứng viết.

    Những lúc tôi ngả người trên chiếc ghế bành hiệu Lazy Boy nằm duyệt lạỉi bản thảo, vợ tôi hay kéo ghế ngồi bên cạnh yêu thương lấy tay xoa bóp hai bả vai tôi . Hay nàng ngồi bệt xuống thảm nắn mấy sợi gân cốt nơi bàn chân của chồng. Đôi khi nàng ghen vu vơ với một nhân vật nào đó trong truyện. Tôi luôn luôn cười với nàng “Ghen gì ! nhân vật tuyệt vời nào trong truyện cũng mang dáng dấp của em”.. Người đàn bà khóc vì nàng biết tôi đã nói thật. Đúng thế, vợ tôi biến hóa thành nhiều người trong những tác phẩm của tôi. Dù nhân vật chính của câu truyện bắt đầu có là một kẻ xấu xa đốn hèn hay một người vô tích sự đi nữa, thì khi kết thúc, tôi luôn luôn uốn nắn xoay sở làm sao cho nhân vật đó trở thành một người lòng tràn đầy nhân ái và tận tụy. Đó chẳng phải là hình ảnh của vợ tôi sao ?.

    Những lúc đêm khuya cùng nhau bàn bạc về một mẫu hình bìa cho một cuốn sách mới, vợ tôi thường nấu chè đãi tôi. Chè hạt sen nấu âm ỉ với đường phèn có vị ngọt rất thanh. Nấu xong nàng hay để vào tủ đá vài giờ nên khi húp vào miệng, nước chè mát lịm gây cho lưõi tôi một cảm giác ngây ngất, và hạt sen tan trong miệng lúc nào không hề biết. Trong câu chuyện với cô em gái, tôi ví von tình yêu của vợ tôi dành cho tôi y hệt chè hạt sen nấu đường phèn. Vị ngọt ngào mềm như lụa dần dà thấm trong tôi . Và từ đó Thơ tuôn như giòng suối mật. Cô em gái cười ngất “Tưởng như anh mê say văn chương thi phú, nhưng kỳ thật anh đã dùng văn chương để thần thánh hóa vợ”.Tôi khựng người lại, chới với nhận ra là cô em nói đúng.

    Những lúc sách được in về, vợ chồng vui mừng tái tê. Một tác phẩm mới ra đời tất nhiên mang đến cho tôi niềm tự hào đã hoàn tất được một việc đáng kể, nhưng đồng thời cũng cho chúng tôi thêm một âu lo về số phận vô định của nó.
    Dần dà cái kệ tủ chật cứng, và đâu đâu trong nhà cũng thấy sách chất ứ . Nhà xe đầy ắp những thùng giấy má của tôi. Sách tôi đã viết không tiêu thụ được trong xã hội quần chúng nơi đất nước tôi định cư, vì chúng được viết bằng tiếng mẹ đẻ. Quá đắt đỏ nếu tôi thuê người dịch ra tiếng nước khác, và khả năng sinh ngữ của tôi chưa đũ để đảm trách được việc đó. Sách của tôi viết khó phổ biến rộng rãi, không bán được trong cộng đồng người cùng xứ sở tôi, vì đó không phải là một cái gì nóng sốt đòi hỏi họ cần phải có.

    Cuộc sống tha hương của những người di dân đã tạo ra nhiều nhà văn , trong khi số lượng độc giả càng ngày càng ít đi. Tác phẩm in ra được trao đổi giữa họ hơn là bán buôn. Thật tình lắm lúc tôi cảm thấy chán ngán và đau lòng nhắm mắt lại khi đi ngang qua những đống sách bám đầy bụi của mình. Nhưng người vợ kia, khi nào nàng cũng giữ vững tinh thần. Thầm thì bên tai tôi nàng nói ”Bố ơi, đừng bỏ cuộc. Em lúc nào cũng mê say những gì anh viết…”

    4.-

    Tôi đứng nhìn kệ sách trong nhà xe.

    Bao nhiêu mùa Xuân Hạ Thu Đông trôi qua nhấp nháy. Hôm kỉa hôm kia hôm kìa tôi nghe bọn con kháo nhau trong nhà bếp. Đề tài luôn luôn là cái kệ sách cổ lổ sĩ nằm chình ình giữa phòng khách, và bà mẹ. Đứa con gái lớn than phiền rằng lúc này mẹ già quá, tánh tình khó chịu, hễ nói động tới cái kệ sách là mẹ giận hờn, bỏ cơm, nằm vạ.

    “Chắc nên đưa mẹ vào viện dưỡng lão cho mọi người được khỏe”. ỹCô ta nói.
    Đứa con gái thứ hai băn khoăn “Vậy mỗi đứa mình phải đóng góp bao nhiêu cho cái việc đó?”
    Miệng cười toe, đứa con dâu châm vào:
    “Tại sao chúng ta phải trả? tiện nhất là lấy tiền an sinh của mẹ để trả những chi phí cho mẹ.”

    Vợ tôi ngồi ở góc phòng, mắt nhắm nghiền, miệng nín thinh. Bà như người vừa câm vừa điếc. Tôi đứng bên cạnh, lấy tay vén những sợi tóc bạc loà xoà trước trán cho nàng. Tôi nói những lời thương yêu an ủi để làm vơi nỗi đau khổ của nàng, nhưng chắc chắn là nàng không nghe được. Vì vợ tôi vẫn ngồi yên như tượng.

    Khi đứa con trai bắt đầu đề cập tới việc khuân kệ sách ra để ở nhà xe thì vợ tôi bỗng đứng lên rất dữ tợn ”Mẹ cấm tụi bây không được làm như vậy. Cấm !Cấm nghe chưa! Ngày nào tao còn sống thì không ai được đụng tới tủ sách. Tủ sách trước nay ở đâu phải ở nguyên đó “.Thằng con trả lời “ Mẹỉ làm gì dữ vậy ? những sách đó có giá trị gì ! in ra cho cố, bán không ai thèm mua, để chật nhà chật cửa dẹp là vừa...” Hắn nhấn mạnh ở những chữ sau. Cô con gái lớn ngắt lời “David, không được nói vậy ! Dù gì cũng là công sức của bố. Đó là những gì bố đã hoàn tất được “. David, thằng con trai đang mang giòng dõi họ tôi, đang có huyết thống của tôi trong cơ thể nó, đứa con trai tôi đã nuôi nấng với tất cả tình yêu thương và đặt bao nhiêu hy vọng vào, hắn đi tới đi lui múa tay trong không khí “Xời ! chị nói công sức của bố làm tui tức cười. Công sức để lại thành tiền thành bạc thì mới đáng là công sức. Còn đây, xin lỗi, chỉ là đống giấy lộn thôi”.

    Đứa cháu nội hai tuổi của tôi thấy cha nó hùng hổ thì khóc ré lên. Mẹ nó dỗ mãi mới nín. Cô ta ôm con vào lòng nói lẫy “ Gớm, cái thằng oắt con này cùng phe bà nội hay sao ấy !” Rồi cô ta châm dầu vào cho câu chuyện thêm phần bi đát “ Mấy chị nhớ hông, ông già thức đêm thức hôm viết bài, mẹ thì ăn không dám ăn, đi chơi không dám đi, bao nhiêu tiền của đem đi in sách làm gì không biết nữa ! Những ngày ra mắt sách người ta đưa tiền mua sách mà như là bố thí”.

    Nghe tới đây vợ tôi nấc lên , năn nỉ “ Tội tôi lắm các cô cậu ơi, đừng nói nữa. Xin tha cho tôi nhờ “. Tôi ngồi thộn một chỗ chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Mà kể ra lũ con tôi nói cũng đúng. Mặc dù những nhận xét hay quan điểm của chúng thật dã man, nhưng đó rõ ràng là một sự thật trắng trợn không chối cãi được. Những tác phẩm của tôi chỉ có giá trị với vợ chồng chúng tôi thôi, bởi vì chúng liên hệ đến phần đời của chúng tôi. Chúng làm cho sự hiện hữu của chúng tôi vui tươi hơn, có ý nghĩa hơn trong những tháng năm vời vợi thương nhớ quê hương. Trong những tháng năm đau xót vì mất nước và mất bản thân. Trong những tháng năm lạc lõng giữa quê người mà nơi đây đang cần thời gian để hòa nhập nhịp nhàng những nền văn hóa dị biệt. Bạn bè hay những ai tham dự những buổi ra mắt sách là những người can đảm. Họ đến để cổ võ cho tôi, vì cả nễ hơn là vì lòng hâm mộ tác giả. Họ vỗ tay cho tôi hay họ ca tụng tôi chỉ để hy vọng một ngày nào đó tôi sẽ làm y như thế cho họ. Một ngày, khi tất cả các vì sao từ từ rụng hết, thì ai còn đây để ngợi ca những áng văn chương mà giòng người lưu vong thuộc thế hệ đầu tiên đã để lại ???

    Bọn nhỏ rời phòng. Bà vợ già yếu của tôi nằm yên trên chiếc ghế bành năm xưa tôi hay nằm duyệt bản thảo. Đến phiên tôi ngồi thụp xuống ôm chân vợ, nhẹ nhàng xoa bóp cho nàng. Không biết vợ tôi có cảm được không ? tôi thì thầm với nàng “Lúc đầu anh đã bảo đừng in những của nợ mà mẹ chẳng chịu nghe!” Tôi chắc là nàng chẳng nghe được lời tôi, nhưng trông kìa, đôi mắt người vợ dấu yêu long lanh hai ngấn lệ.

    5.-

    Tôi vẫn đứng nhìn kệ sách trong nhà xe.

    Buổi sáng hôm đó trời mưa buồn như ri. Thằng con trai dìu vợ tôi ra chiếc xe Van. Gương mặt vợ tôi lạnh lùng đến khiếp sợ. Đôi mắt nàng sụp xuống, hai mép miệng giật lia lịa như đang giận ghê gớm mà không thèm nói. Đứa con dâu vừa cột dây buộc cháu nội của tôi vào chiếc ghế trẻ nít trong xe vừa nói với chồng “Em đã cho hai chị biết địa chỉ của viện dưỡng lão rồi. Chắc chiều họ sẽ chở đồ đạc của mẹ vào “.
    Hừ ! Tụi nhỏ thật tệ. Chúng đã trù tính đâu vào đó. Bà già đang bị đá ra khỏi nhà, và tôi thấy tội nghiệp cho vợ tôi biết bao. Từ nay nàng sẽ ở một nơi chốn mới với một nỗi lòng ê chề đắng cay.

    Buổi chiều hôm đó trời mưa gió không ngớt. Đứa con dâu lui cui dọn dẹp nhà xe để dời kệ sách của tôi ra đây. Hai đứa con gái chở tất cả áo quần và những vật dụng cần thiết cho mẹ cũng đã trở về. Thằng David từ đâu cũng vừa về tới, đem theo một người bạn trẻ. Chúng nó cùng nhau nhích chiếc kệ từng bước một từ phòng chính ra nhà chứa xe. Tôi âm thầm đứng nhìn lòng đau như cắt .

    Khi những cuốn sách bắt đầu được xếp lên kệ, đứa con gái lớn cầm cuốn thơ của tôi lên ngắm nghía một lúc rồi lẩm nhẩm “Nghĩ cho cùng, ông bà già tội thiệt”. Rất nhanh, nó bỏ cuốn thơ vào trong túi xách kế đó. Lại nhặt cuốn khác lên ngắm nghía, rồi lại bỏ vào túi xách. Cô em thắc mắc “Chị lấy chi vậy ? đọc đâu có hiểu mà lấy ? Con cái mình lớn lên cần chi đọc ba cái thứ sách này ? Thế hệ của những người như bố mẹ qua đi rồi là hết”. Im lặng một giây. Tiếng cô chị bỗng dưng hạ giọng ngậm ngùi “ Lấy chứ, lấy để làm kỷ niệm, vì họ là bố mẹ. Không có họ, không có mình”. Rồi cô oà khóc lớn. Mấy đứa con khác ngơ ngác một lúc rồi cũng rơm rớm nước mắt khóc theo.

    Cả ba đứa con tôi vừa xếp sách lên kệ vừa yên lặng khóc. Tại sao dám làm những chuyện tày trời rồi lại khóc nhỉ ? A ! nước mắt tống biệt, chắc vậy ! Tuy nhiên khi nhìn những đứa con ruột thịt khóc tôi cũng thấy mũi lòng.
    Người bạn của con trai tôi , thằng Joe, khoãng chừng ba mươi mấy, cầm lon bia nốc cạn một hơi, cất giọng “ Nè, khóc vậy đủ rồi “ Chỉ chỏ cái kệ sách hắn hỏi “ Chỉ có chừng này sách thôi hử ?” Cô con gái nhỏ đáp “Đâu có, còn cả hơn trăm thùng chất ở trong nhà kho sau góc vườn kia nữa”. Thằng Joe cười lớn, ba hoa chích choè “Ông cụ của các bạn chắc chắn là rất buồn khi thấy những gì mình làm không đi đến đâu. Nói thiệt nhe, nếu nhắm tác phẩm của mình có tầm vóc quốc tế thì nên in, chứ nếu những gì mình viết chỉ để xả buồn có tính cách cá nhân không đem tiền bạc lợi lộc gì hết, thì viết xong đăng báo cho vui, rồi quên luôn. Nếu giỏi, lượng sức làm được chuyện đội đá vá trời thì nên làm. Bằng không tất cả chỉ nên xem như một cuộc vui giai đoạn, chờ ngày đi vào vĩnh cửu.” Hắn ngước cái mặt lên khoái chí với những gì mình vừa nói, rồi tiếp tục “ Bày đặt in chi cho tốn tiền tốn bạc, bây giờ mất công con cái đem đi đổ “.

    Trời ! lời nói chi sỗ sàng. Tôi thảng thốt vì cái ý nghĩ vừa tàn bạo vừa rất đúng của thằng Joe. Phải, những người bỏ nước ra đi đến đây họ là những kẻ thua cuộc, bất kể vì lý do gì. Quê hương cũ dứt điểm xóa tên tuổi họ. Quê hương mới rễ bén còn non. Đa số những đề tài trong văn chương hải ngoại xoay quanh những hoài hương ngậm ngùi. Những tình ái cá nhân. Những hồi ký tự đề phong xưng tụng mình anh hùng, hay cố gắng đưa ra một số lý do bào chữa biện minh sự ra đi bỏ cố hương của mình. U hoài thương tiếc quá khứ. Ưu tư thấp thỏm cho một ngày mai chưa biết đi về đâu. Cũng có một số sách viết về khoa học, hay khảo luận nhưng số người đọc rất hiếm hoi và chọn lọc. Thế hệ những người di dân đầu tiên là những người tiên phong, họ hy sinh và cực khổ nuôi các con . Thế hệ thứ hai lăn xả vào xã hội mới, học hành thật giỏi. Đa số thành công đem về cho gia đình những mảnh bằng làm rạng ngời bức tường vôi, nhưng đồng thời cũng đem về nhà những lời nói, cách cư xử làm đau lòng cha mẹ.

    Tôi thở dài “Thôi bố hiểu rồi .Bố tha cho các con đó”. Tôi quay lưng lầm lũi bỏ đi trong mưa gió…

    Thỉnh thoảng tôi vẫn về đứng nhìn kệ sách trong nhà xe để nhớ lại cái đam mê ngày xưa. Đứng đó trầm tư. Có một ràng buộc luyến lưu nào đó làm tôi đi không đành.

    6.-

    Trời vẫn còn tinh sương. Mặt đất bốc hơi trắng xoá trên một bãi rộng mênh mông. Thỉnh thoảng có một vài chiếc xe thùng, xe vận tải chở đầy nhóc rác rến tấp một nơi nào đó đã được chỉ định. Người tài xế nhảy xuống hoặc một mình hoặc với một hai người phụ, họ vội vàng cầm xuổng cầm chỗi tống rác xuống bãi. Mùi hôi thối xông lên nồng nặc, và những làn khói mỏng là là trên mặt đất kia do rác rến thối rữa lên men bốc hơi.
    Tôi đứng đây từ chạng vạng tối hôm qua. Thằng con trai tôi cùng bạn nó chất đầy chiếc xe thùng, thuê của hãng U-Haul, tất cả những sách vở báo chí tài liệu tôi đã gom góp dành dụm từ ngày tôi đặt chân đến đất mới. Thơ, Văn, biên khảo, luận cứu do tôi nặn óc ra viết ngót nghét hơn sáu chục cuốn. Ngoài ra còn hơn chục xấp bản thảo chưa in. Tất cả là những lao lực tôi đã đổ vào suốt một đời.

    Các con đã an trí bà vợ tôi tại viện dưỡng lão rồi. Việc tống khứ tất cả xe sách này mà chúng coi như RÁC RẾN, là một điều tất nhiên. Chiếc kệ sách tôi đánh vẹc ni ngày nào đã được bửa ra thành nhiều mảnh nhỏ. Những thanh gỗ theo nhau bay xuống vực sâu. Nhìn chiếc kệ sách lúc tàn đời, một thời nào nó đã từng là người bạn thiết của tôi, lòng tôi như muốn vỡ ra.

    Tiếp đến là những xấp giấy rời. Mỗi khi bàn tay của hai người thanh niên vung lên là những trang giấy chi chít chữ bay tung như những lá truyền đơn. Ô hãy nhìn xem, những con chữ từ những trang giấy bay ra như hàng tỉ tỉ cánh bướm. Những chú bướm tí ti yêu dấu đập đôi cánh tơi tả…Tuyệt vời thay cho chính tôi! Tuyệt vời thay ý nghĩa separatio ứng dụng như một nhựa sống thần kỳ! Phải, chất lãng mạn trong tôi vẫn còn dù trong giây phút đớn đau. Hình ảnh ngàn vạn mảnh giấy bay lượn trong ánh chiều tà, trong giờ hoàng hôn trên bãi vắng mông mênh ít người, thật tuyệt vời. Trong phút chốc, tôi cảm thấy bị khích động vô cùng, cõi lòng ôi lai láng tràn trề, ôi vui lạ lùng. Thế ra trong sự Chết vẫn có sự Sống, dù mong manh.

    Cuối cùng David đứng trên xe, dùng sức mạnh đá hơn trăm thùng sách xuống vực. Giữa lưng chừng trời thùng giấy cạc tông vỡ toang và sách, cuốn này nối cuốn kia tuôn ra như suối. Trong chuỗi ánh sáng màu tím cam của hoàng hôn đang lịm chết, suối sách chảy giòng thần thoại tuyệt luân. Suối sách ! Suối của muôn tiếng thì thầm biến ảo, suối của ngàn vạn mộng mơ đang thoi thóp… Trái tim tôi gào khóc tận cuối chân trời. Hồn tôi vút cao, lên lên cõi ta bà rồi lại phóng sâu chìm chìm vào vùng tuyệt kỷ siêu linh. Nỗi cô đơn huyền diệu trong tôi tan trong say ngất chao đảo. Như tia xẹt, linh hồn tôi nhập vào dòng suối kỳ lạ kia. Chơi vơi. Ngã nghiêng. Hụt hẫng…

    Hơn trăm thùng sách trong một thời gian kỷ lục đã được đổ xuống hố đất. Chiếc xe lại rú lên, nhả khói đặc sệt , ồn ào phóng nhanh như đưa con tôi chạy trốn.

    Tôi thủng thẳng bước lại chỗ chiếc xe đậu lúc nãy. Một số sách của tôi rơi rải rác đây đó. Tôi cúi xuống nhặt một cuốn. Từ đâu, một ngọn gió buốt lạnh tận xương tủy bất ngờ thổi tôi bật ngửa. Rác rến bay từng luồng xoay vòng, xoay vòng, xoay quấn lấy tôi. Cuốn sách rung bần bật trong tay nhưng tôi ghì cứng nó lại. Từ trong sâu thẳm của cõi lòng vang vọng lời biện giải thiết tha: “Ta là Thơ . Ta là nỗi đam mê cuồng cháy. Ta là nét đẹp tuyệt song. Ta, đêm sâu trong sầu muộn. Vũ trụ nơi nào, chính ở trong ta?”

    Thần gió ngưng thổi, vạn vật lại hài hòa như cũ.

    Gió đêm hiu hiu lật giúp tôi từng trang. Dưới ánh sáng xanh xao huyền hoặc của đêm trăng lưỡi liềm, tôi miên man đọc những sáng tác xưa. Lờ mờ đây đó, bóng đen những chiếc xe ủi đất nằm yên lặng nghe tôi ngâm nga những lời thơ sầu thảm…

    7.-
    Ban ngày bãi rác rất ồn ào. Sinh hoạt thật náo động. Từng đoàn xe tải này đến từng đoàn xe tải khác từ muôn phương trong thành phố liên tục nối đuôi nhau đến đây để tống xuất đồ xú uế. Mùi hôi kháy cả mũi. Hàng chục chiếc xe to lớn dềnh dàng màu vàng sẫm trang bị những cần xúc chạy lui chạy tới trên những đống rác vừa mới được ai đó đổ xuống. Xúc bên này đổ bên kia. Những chiếc xe tăng khổng lồ, vàng khè, nặng nhọc chạy nghiến lên muôn triệu rác rưởi. Nào sắt nào kẽm nào gỗ nào cây nào bàn ghế nào tường vôi nào áo quần. Mắt tôi chóa lên trước sự hủy diệt. Mỗi ngày, cùng với những chất dơ dáy, những gì cũ nát lỗi thời và phế thải đều được đưa về đây. Cùng trong một không gian, tôi nhìn thấy Hiện Tại, Quá Khứ và Tương Lai. Tôi nhìn thấy sự Sống và sự Chết lẫn lộn vào nhau, xoay vần trong nhau và dựa vào nhau để rồi tan biến trong nhau.

    Ánh tà dương trở về chiếu những tia vàng vọt thương đau. Hàng ngàn cánh chim mầu trắng bạc đập cánh la đà bay trên cánh đồng rác. Tôi dõi mắt theo nhìn con dã thú bằng sắt Bulldozer đang trườn tới chỗ sách của tôi được đổ đêm qua. Nó dang đôi cánh tay dài ngoằn ra. Hai bàn tay, to như hai cái chậu, đầy móng vuốt, phụp xuống tàn bạo trên đống sách. Hốt một mẻ sách lớn rồi hất tất cả sang một bên. Phụp xuống một lần nữa sâu hơn để hốt mẻ khác, rồi lại hất lên đám trước. Cứ như thế cho đến khi hai bàn tay nỉa sắt thọc xuống đám rác cũ rữa thối. Mỗi lần con dã thú xong trò chơi xới trộn, xê mình đi chỗ khác là hàng ngàn con chim đói ăn lại sà xuống mổ mồi lia lịa. Đám rác cũ được xới lên đầy nhúc những dòi bọ bò lổm ngổm trên những vần thơ mỹ miều của tôi, trên những dòng văn óng mượt, trên xương máu tim óc mồ hôi của một đời tôi nhọc nhằn…

    Thình lình có những luồng sóng tràn tới vây xoáy lấy tôi, càng lúc càng đáng sợ. Lửa ngọn khiếp đáp, nhiệt lượng tàn canh. Đó có phải là thời điểm của lúc nghiền nát cùng tận?! Một sức nóng vũ bão như đang ngấu nghiến tôi. Tôi nghe một điệp khúc kỳ quái “Tái tạo. Tái tạo. Tái tạo…”. Điệp khúc này càng lúc càng dồn dập, thôi thúc, gần như ép tôi vào một trạng thái điên cuồng.
    Trong bức bách tôi cố gắng không gục ngã. Trong tôi gào tiếng ngợi ca đức thánh.

    Ai đó vỗ nhẹ vào vai tôi . Một giọng nói rất mơ hồ rót vào tai “ Xác thân anh đã rữa thối từ lâu rồi. Đi thôi “
    Tôi nói “Không đi. Trái tim trong tôi vẫn còn vang tiếng đập. Những công trình của tôi vẫn còn đây. Với những tận tụy tôi đã dâng hiến cho đời, làm sao tôi có thể bỏ đi được? “

    Tiếng nói như gió thoảng lại lọt vào tai “Cái Tôi mà anh nói đã hết rồi. Anh đã nhiều lần về nơi nhà xe, cố bám víu vào những gì anh tự cho là những hoàn tất tuyệt tác. Cuộc chơi đã tan, màn đã hạ, và công việc tẩy uế đang tiến hành… Cũ sẽ thành mới. Mới theo thời gian lại trở nên cũ. Bánh xe quay tròn mãi thành vòng không bao giờ ngưng và sự bất diệt không hề có . …Những gì để lại không thuộc về bất cứ ai …”

    Viết xong ngày 01-20-2001 lúc 12:26 am
    HKKM
    Nguồn ViệtDươngNhân
    #2
      Viet duong nhan 06.07.2005 11:38:00 (permalink)
      FACE TO FACE
      Short Story
      4,613 words, 11pages
      Author: HONG KHAC KIM MAI


      1. -
      I was gazing at the bookshelf in the garage.
      My wife bought a bookshelf fifteen years ago while wandering the neighborhood garage sales. It was very old and made with inexpensive material. The bookshelf was extremely long and tall with many shelves. While waiting for her change, my wife murmured in my ear, “This is for you so you can display your books as you please”. I was so happy. “That’s my present for your coming birthday. Someone is fifty at last!” she said. I smiled with ease in return.

      The bookshelf was too cumbersome. I had to ask for help from my friends to haul it home in a big truck. My children eagerly suggested painting it white. My wife said it would be nice to resurface it with lacquer. “Oh well, what you want is what you get, my dear,” I said. I took the job without complaining even though I had never done anything like that before. Since the day we left our beloved country, we had each become a Jack-of-all-trades person to survive.

      The bookshelf was so high and unstable, my wife thought that I should nail its four corners to the wall nearby to make it more secure. The wife’s will is God’s will, I guessed. Now the bookshelf looked so beautiful, so elegant. It became stable, like a muscular statue standing proudly right in the main room of the house. It was hard to believe that just a few days ago it was a refuse object.

      We had very few books to display. As refugees freshly settled in this new country, the humble income we received from the welfare system did not allow us to spend lavishly. A group of friends, living out-of-state, sent me their unwanted books and magazines. I gratefully received them, even though most of them were outdated and there were many authors who I did not recognize.

      Watching me dusting the books and arranging them neatly, my wife put her arms around my neck and whispered, “You can display other people’s books now. Some day, I wish you would do it for your own written books. I am afraid that these shelves will not have enough room for you by then.”

      What she said was so moving. I held my breath awhile to calm myself down, and then I slowly said, “You really want me to go back to writing?” She sat there, looking down. Sincerely I told her that life in a new country has so many hurdles to overcome. “I have to work two or three jobs in order for you and the children to have a good life. Being involved with the word game is the sort of luxury that I dare not dream about.”

      My wife responded, her eyes growing moist, “I married you because I always admire your poems so much. Are you no longer that person?”

      Her question was like a sharp knife cutting my soul. I stood up pretending to sip some water, hiding my tears about to fall on my face. A flock of innocent children and a weak woman were under my wings. Did I have the right to bury myself in one place with the passion of writing, and let my family struggle to make a living?

      2.-
      I was gazing at the bookshelf.
      Five years have gone and the bookshelf was pretty full. The works of so many authors who were my friends from all four corners of the world had been sent to me. I respectfully arranged them in good order. My wife was sometimes in a bad mood for no reason. Once, not being able to contain herself, she said, “Why don’t we republish your books?”
      I held her face in my hands and laughed. “You should forget that idea, Honey. You are my Muse. I am not so stupid as to look for another one somewhere else”. She was upset thinking that I made a joke of her. That night she skipped her meal.

      Three months later, four strange new books appeared on the first shelf. I took them down and, immediately, I felt confused. My hands were trembling and my heart was pounding. No doubt that they were the books of thirty years ago with my name on them as the author. Still the same pictures on the covers, but the presentations were more colorful and indeed more attractive. The letters inside were sharper, nicer. My mouth suddenly became dry, and within me there was a mixture of joy, excitement, and worry. I asked myself if they were real. I asked myself if I was hallucinating. Was my soul on cloud nine or were my eyes deceiving me? I looked at my books in amazement, feeling so proud. In a state of ecstasy, I held them tight to my chest, afraid that they would disappear …

      In the evening after everyone was asleep, I walked on my toes to the bookshelf. Taking my books down, I contemplated them for a moment. Then with the eyes semi-closed, I went back to the days when I was a young and ambitious writer in my native country. Memories of the past were still vivid within me. Oh yes, I certainly enjoyed the day my very first book was published….

      Somebody made a noise somewhere in the house.
      I hurried to put the books back in their place and sat down in an armchair nearby. I pretended to read the newspaper and heard my beloved wife coming. She scooted next to me and cuddled. “Somebody has been reading the front page of the newspaper for hours!” she said.
      I smiled but I felt guilty inside. I replied, “Today I was so tired after work, I held the paper and fell asleep. I did not read anything.”
      My wife laughed loudly, “Is it true, darling?”
      I felt embarrassed, then admitted I had noticed the strange and suspicious presence of the new books.
      My wife pretended to look serious for a while; she then whispered as usual in my ear, “I had them published for you as my present for your fifty-fifth birthday”.
      I could not hold back my tears. My voice trembling, I asked, “Where did you find the money to do so?” She did not answer my question. Later, I discovered that she had saved money little by little to make my dream come true.

      The fact that my wife was reprinting my poetry books made me realize that returning to the writing life was at hand. I should seize the opportunity. Like a wilted plant upon receiving fresh water, I rose.

      My wife collected all my poems and my writings like a fan. She did not spend money for herself. Every week she worked long hours and saved any penny she could. Her goal was to print a few books every year for her husband…
      The shelves became more and more full. With the growing number of my own works, the bookshelf no longer had room for other authors. My wife decided to buy a new one to store my friends’ books. The giant one remained mine.

      3. -

      I was gazing at the bookshelf.
      The moments I was sitting at my desk, while my soul merged with the pen and my heart was in harmony with the characters of the story to be written, my wife quietly laid some wet and clean towels on the table nearby. She brought in a pitcher of clear water, a plate of cookies or a handful of my favorite sesame candies… Sometimes she moved the electric fan around to keep me cool, or adjusted the bulb to provide me adequate light. Everything she did, she did it quietly, trying not to disturb my inspirational flow.

      There were moments when I was laying on the Lazy-Boy armchair to review my scripts, my wife often sat next to me and lovingly massaged my shoulders. Or she would sit down on the carpet and touch my feet, doing reflexology. Sometimes she expressed some vague jealousy about a certain character in my story. I would smile and say, “You should not be jealous! Any wonderful person in my pages is just a copy of you”. The lady cried because she knew that her man was truthful. Yes, my wife changed faces and shapes in my books. It did not matter that the story began with an evil, ugly or morally disagreeable character; by the end I always managed to transform that heroin into someone with a generous heart full of love and dedication. There was no doubt that the later reflected my wife’s image.

      There were moments, late at night, when we sat down discussing the cover of a new book, that my wife always had some treat. The slow-cooked lotus seeds with rock-sugar had a very delicate taste. She would leave the treat in the refrigerator a few hours ahead of time. Once ready to eat, the juice gave my tongue a sensation of lightly tender sweetness, and the lotus seeds melted without my mouth noticing.
      In a conversation with my sister, I faithfully compared my wife’s love for me with the lotus seeds treat. That silky sweetness has slowly infiltrated into me. As a result, poetry flowed out as a soft stream. My sister burst into laughter, “I thought that you were inundated with the passion of creating literature, but actually you were using literature to express the Saintliness of your lady.” I took her comment with surprise and happily discovered that she was totally right.

      There were moments when a new book was freshly printed and brought home that my wife and I shared joy and bitterness. A newborn masterpiece definitely gave me the pride of achievement, but it also gave us additional worry for its uncertain future.

      Day after day the bookshelf became more crowded. Stacks of books lay in every corner of the house. The garage was also filled with boxes and boxes of my papers. My works were not available for sale to the general public due to the fact that they were written in my native language. It was too costly to have them translated, and with my very limited vocabulary, I was not able to do the translation my
      self. They could not be sold to my own people, because they were not in very hot demand. The life of exile has created more writers than readers in the immigrant population. Books were exchanged between us more often than they were sold. It was true that sometimes I felt tired just by looking at my own works. But my wife, she kept her spirits high. She always said, “Honey, never give up. I love you so much and I love your writings as well.”

      4. -

      I was gazing at the bookshelf.
      Springs, summers, autumns and winters have gone by like a flash. On various occasions, I listened to my children talking in the kitchen. The subjects discussed were always about the eye-irritating-ugly-old bookshelf sitting in the living room, and the mother of the house. My eldest daughter complained that the lady was too difficult to please as she was aging. Anytime someone made comments about the bookshelf, she easily became agitated, angry, and in bad mood. She had also skipped meals for the day.

      “Better to let her stay in a nursing home for everybody’s sake,” my first daughter said.
      The second daughter jumped in, “Well, how much do each of us have to contribute for that type of expense?”
      With a grin, my daughter in-law contributed, “Why should we pay? Just take her social security income to pay for her care”.

      My wife sat in a corner of the house, eyes shut, mouth shut. She appeared as if she heard nothing, saw nothing. I stood next to her and caressed the few gray hair falling on her forehead. I told her some loving words to ease her pain, but I was pretty sure that she did not hear my voice. She sat still, like a statue.

      When my son started talking about relocating the bookshelf into the garage, my wife stood up vigorously, pointing her finger at him. “No, no, I will not allow you to do so. Do
      you hear me? As long as I am still alive, nobody can touch that bookshelf. It should stay where it belongs!”
      My son replied, “Mom, those books have no value at all. You folks kept printing and printing, and nobody wants to buy them. They have occupied the house for so long. It’s time to get rid of them”. He insisted on his last words. Yes, he really meant it.
      My eldest daughter interrupted him, “David, you should not say something like that. They are the fruit of our father’s endless efforts. They are our father’s achievement.”
      David, the young man who carried my last name, who had my blood and heart in him, walked back and forth, hands moving in the air. He exclaimed “My gosh! You must be kidding me by saying that. Those efforts can be credited only if they bring us fortune. Otherwise they are nothing more than garbage.”
      My two-year-old grandchild cried when he saw his father’s anger. His mother kept coaxing the baby to be quiet. She then pressed him to her chest, mocking, “A hah! You are on grandma’s side”. And she took her turn to make the scene more tragic. “Sisters, remember when Dad used to spend all night writing those stupid books? And Mom did not dare to spend money on good food, dared to do nothing; all the money they spent was to publish the crazy books, for what? Remember the days when they had book presentations? Some people gave out money to buy their books, more out of pity than appreciation.”
      By this time, my wife could not take any more. She moaned “Poor me! Poor me! Please give me a break, young lady”.
      I sat there, shaking my head in disgust. I honestly thought that even though my children’s points of view were rude, they did reach some rough truth. My masterpieces were only valuable to myself and to my wife because they were part of our lives. They have made our existence more joyful, more meaningful in times of nostalgia; in a time of mourning the loss of a country. In time, we found ourselves isolated in a foreign land where it took time to mix harmoniously with different cultures. The people who showed up at the book presentation were brave guys who came to applaud me, as I would come to clap my hands for them when their turns came. When the stars have faded away one after another, who is left to chant the glory of books written by first generation immigrants?
      The young man and women left the room. My aging and faint wife silently laid herself down in the same armchair where I used to read my manuscripts. It was my turn to sit down on the carpet, holding her feet and gently doing reflexology. I wondered if she felt it. I murmured in her ear “Honey, I have told you from day one that you should not press me to write".
      I was sure that she did not hear my voice, but I saw her tears running down …

      5. -
      I was still there, gazing at the bookshelf in the garage.
      That morning, it rained sadly. My son helped his mother step into a van. Her face was rigid like ice. She kept her eyes down. The corners of her mouth were shaking tremendously, showing her anger in silence. My daughter in-law secured her son in the child car seat and told her husband, “Let’s go to the nursing home, honey. Sisters will bring all mom’s belongings there this afternoon.”
      Wow! These people were so ungrateful. They have everything well planned: the old woman was to be kicked out of the house … I felt sorry for my wife. From now on, she would endure her existence in a new place with bitterness, losing everything.

      That afternoon, it rained harder and harder. The daughter in-law rearranged the garage for the shelf-relocation project. My two daughters returned to the house after the visit at the nursing home. My son David also returned from somewhere with a friend. They all moved the bookshelf step by step from the living room to the garage. I watched them painfully until the job was done.

      As a few books were stacked back on the first few shelves, my eldest daughter picked one up and looked at it for a while. “Poor Dad! Poor Mom!” She mumbled. Very fast, she put that book in her purse. She took another one and again put it in her purse. Her sister reacted, “Why did you do that? If you try to read them, you will not understand them. When our children grow up, they will not need to read them. When our parents’ generation is over, everything will be over.”
      Silence.
      The elder woman suddenly lowered her voice, “Well, I take the books to keep as a souvenir because they are part of our parents. Without them, who are you?” Suddenly, she cried out loud. The two others were lost for a second, and then their eyes grew moist.

      The trio kept crying silently while stacking the books on the shelves. I wondered why they dared do those horrible things and were now crying. Ah! A farewell cry, I guessed. Nevertheless, when watching my own children crying, their tears touched my heart.
      Joe, a thirty-something guy who is my son’s friend, finished his beer. Joe raised his voice and said “Hey, hey, hey! No more lamentations, please!” Pointing at the bookshelf he asked, “Is that all?”
      One of my daughters replied, “No, there are more than one hundred boxes stored in the shed in the back yard.”
      Joe gave a hearty laugh, and then jokingly commented, “Your old folks may be sad to see all they have done has resulted in nothing. I tell you, if you think you are able to write something universal, then publish it. If you write just to release the tension of sadness, which is very personal and does not bring in any income, then write to satisfy your need. Let them get printed in some local magazine, and then forget it. If you feel that you can move mountains, do it. Otherwise, just consider it as a pastime entertainment while waiting for eternity”. He lifted up his face and enjoyed the last sentence for a moment. He then continued, “Do not bother to publish these kind of books and leave them for us, the next generation, to clean up.”

      My Goodness! What a weird and broad idea. This truly terrified me. Yes, the immigrants who had left home to come here were losers in no matter what form. The old country completely wiped out their names. In the new land their roots are not yet well settled. Most subjects, in the exile literature, were about nostalgia, love, memoirs of the old times when people were trying to make themselves a hero, or creating a sound excuse for their loss. There were regrets for the past, and sorrows for tomorrow’s roads to nowhere. There were some books written about science and research studies, but the number of readers was very limited. The first generation immigrants sacrificed their lives for their posterity, and the latter plunged themselves into the new fields of study, crying for success. They bravely brought home honorable diplomas to shine on family walls. But in the mean time, they also imported new attitudes that made the parents somber.

      I sighed. I forgive you, children.
      I turned my back and walked away in the windy rain…

      Once in a while, I still went back to the garage gazing at the bookshelf to remind me of my old passion. I stood there, pausing silently. There was some kind of attachment that made me feel uneasy to forget.

      6.-
      It was still very early in the morning. Soft white fumes covered the ground of the enormous landfill site. From time to time, large trucks or pick-ups loaded with garbage came and parked at a designated place. The driver and his helpers jumped out, and hurried to shovel the unwanted items from their vehicle down to the disposal areas. Strong odors were exhumed, and the smokey clouds surfacing from the ground were the result of rotten materials being decomposed.

      I have been standing here since dusk last night. My son and his friend have loaded the extra large U-haul truck with all the books, papers and documents that I have gathered since my first days in exile. I have written a number of books on a variety of interests. They were in the form of Poetry, Prose, or Fiction. There were also more than a dozen unpublished manuscripts.

      My wife’s destiny was settled at the nursing home, and the process of discarding this truckload of books, considered no less than garbage, was inevitable. The bookshelf was the first thing to go. Large chunks of dark wood were thrown out one after another. The breaking of this shelf, once my treasure, cracked my heart.

      Next were thousands of loose papers. Every time the hands of the two young men lifted up and released their fingers, sheets of paper full of words fell like leaflets scattered from an airplane. Oh please look, words from those papers were flying out in the space like zillion tiny butterflies. Darling butterflies flopping their crippled wings... Amazing me! Amazing zest of divine separatio! Sure, romance was still in me in this time of pain. The image of thousands of uniform papers flying down the immense deserted field, dancing in the weak orange golden sunset light, was heavenly fantastic. All of a sudden I found myself so excited, so overwhelmed. I felt exhilarated. There was definitely life in death, however fragile.

      David stood on the floor of the truck, using his strength to kick out one box after another. Each time a cardboard container broke apart, dozens of hard copies flew like a current. Books poured down continuously and magically in strands of purple and pale orange light, while dusk went dimmer and dimmer. It was a stream of books! Stream of murmuring fantasies, stream of palpitating reveries. … My heart cried out to the very end of the horizon. I soared to the highness of the nowhere. I plunged deep into holy awesomeness. The miraculous-lonely-me melted splendidly in great mercy and with a zap, my soul merged into that extraordinary stream, staggering....

      The dumping job was done in a short period of time. The engine of the truck came to life again. In a blast and without a backward glance, my son ran away as into hiding.

      I walked to where the U-Haul truck just left. On the ground still laid some copies of my writings. I bent down to pick one up. An unexpected freezing wind blew me backward. Scattered materials were swirling, swirling, swirling around me. The book was shaking fiercely within my grasp, but I managed to keep it tight. The spirit of my being was defensive at its best: I am poetry. I am passion. I am beauty. I am the nocturnal melancholy. The universe is in me. I am the universe.
      The wind yielded. Harmony resumed its toll.

      The soft breeze of midnight slowly turned one page after another for me. Under the mystic blue light of the crescent moon, I went over my poems. In the background, the silhouettes of the bulldozers were listening to me chant my verses.

      7.-
      During the daytime, it was really noisy at the landfill site. There were so many activities. A convoy of trucks, one after another, kept coming to dispose garbage. Disgusting odors were dominated the whole area. Dusty clouds floated high. Dozens of busy tractors and tanks, all painted solid yellow, and armed with huge spades, scrapers, buckets, and forks, moved slowly back and forth to work on the newly dumped waste. Iron, steel, wood, tree limbs, old furniture, sheet rock, clothing, kitchen trash, all were ground instantly. My eyes blurred to watch Destruction. Each day, along with waste, all the refuse or outdated items would rest here. In the same space, at the same time, I witnessed the presence of Past, Present and Future. I saw Life and Death. They went along with each other, mixed in with each other, twisted around each other, and disappeared into one another.

      Again, the sunset was back, shedding its strange pale orange light on Earth. Hundreds of birds with metallic-white flopping wings flew over the immense garbage field. I directed my gaze to the wild iron-made animal, which was crawling to the place where my books and materials were dumped last night. The bulldozer lifted its long arms. Its hands, armed with claws, violently grabbed a great number of books. The ferocious animal captured a big chunk, and threw it aside. Going down again, it threw another load aside. Again and again, until it reached the rotten layers underneath, it dug. Another tractor with a huge circular blade came to do the mixing. Once the task was done, it moved on. Immediately, flocks of birds headed down to pick worms creeping over my beautiful verses, on my splendid prose, through my flesh and heart, into my whole life that I had sweated over too hard to accomplish.

      Suddenly strong waves of energy were moving towards me and besieging me. They became more and more frightening. Flames of audacity, heat of merciless urgency, momentum of fiery crush?! A tremendous burning force was devouring me. The non-stop bizarre refrain: “Recycle. Recycle. Recycle.” was repeated over, over, and over. This refrain pressed me almost into a stage of insanity.
      I listened and tried not to collapse. I heard within me a yearning to amplify divinity.
      Someone patted my shoulder. A voice from nowhere whispered into my ear, “Your physical body has been decomposed for so long. It’s time to go on”.
      I said, “No, I do not want to go. I still feel a heart beating in me. All my accomplishments are still here. With all the dedicated work I have invested in this life, how can I go on?”

      A voice as soft as a breeze poured into me, “The ME that you talk about no longer exists. So many times you have gone back to that garage, trying to cling to things you thought were your fulfillments. The play is over, the curtain is already down and cleansing time is on its way… Old stuff needs to be recycled. New ones will take a turn to become old. That cycle will never end and there is no immortality. Whatever is left behind belongs to no one…"

      -----------------------------------------------------------------------

      Hong Khac Kim Mai is a Vietnamese woman. She came to the United States as a boat person in December 1977. Her artwork includes poetry, fiction, oil paintings and lyrical music.

      hkkm
      nguồn ViệtDươngNhân
      #3
        Ct.Ly 06.07.2005 21:45:27 (permalink)
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9