Thơ Tình Linh Phương
HOA MÁU
Ba tôi lớn lên làm người nông dân
Bỏ ruộng đồng vô bưng kháng chiến
Lần thứ nhất- má tôi khóc vẫy tay đưa tiễn
Lúc ấy là mùa thu 45
Anh tôi lớn lên làm người nông dân
Bỏ cuốc bẩm cày sâu đi vào cuộc chiến
Lần thứ hai-má tôi khóc vẫy tay đưa tiễn
Chị dâu tôi vẫy tay đưa tiễn
Lúc ấy là mùa thu 65
Chị dâu tôi ngồi đan áo lạnh mùa đông
Gởi ra mặt trẩn cho cha- cho chồng đi đánh giặc
Trong ngôi nhà dột nát
Mưa ướt nhòe trang vở dạy cháu tôi tập viết- tập đánh vần hai chữ Việt Nam
Tôi lớn lên cầm súng vào rừng
Hành quân dọc theo chiều dài đất nước
Đất nước hình cong chữ S
Đất nước có biển rộng-sông dài
Đất nước có núi non hùng vĩ
Chở che cho những người con
Mang trong trái tim mình lá cờ Tổ quốc
Lần thứ ba- má tôi khóc vẫy tay đưa tiễn
Chị dâu tôi vẫy tay đưa tiễn
Lúc ấy là mùa thu năm 67 trời mù mịt sương che
Sau 1975 tôi trở về
Ba tôi không về
Anh tôi không về
Chị dâu tôi đánh rơi chiếc áo còn đan dở dang xuống mặt đất
Má tôi ngã quỵ xuống mặt đất
Lần cuối cùng- má tôi khóc chồng, khóc con bằng những giọt lệ đỏ tươi
Lệ máu hóa thành hoa nở trên mộ những anh hùng đã chết
Cho chiến tranh Việt Nam -chiến tranh Việt Nam
Linh Phương
Trích đoạn: Linh Phương
Cám ơn mấy câu thơ của nhabe nhé !
không có chi...cám ơn Linh Phương đã cho nhabe góp thơ
Trích đoạn: Linh Phương
HOA MÁU
Ba tôi lớn lên làm người nông dân
Bỏ ruộng đồng vô bưng kháng chiến
Lần thứ nhất- má tôi khóc vẫy tay đưa tiễn
Lúc ấy là mùa thu 45
Anh tôi lớn lên làm người nông dân
Bỏ cuốc bẩm cày sâu đi vào cuộc chiến
Lần thứ hai-má tôi khóc vẫy tay đưa tiễn
Chị dâu tôi vẫy tay đưa tiễn
Lúc ấy là mùa thu 65
Chị dâu tôi ngồi đan áo lạnh mùa đông
Gởi ra mặt trẩn cho cha- cho chồng đi đánh giặc
Trong ngôi nhà dột nát
Mưa ướt nhòe trang vở dạy cháu tôi tập viết- tập đánh vần hai chữ Việt Nam
Tôi lớn lên cầm súng vào rừng
Hành quân dọc theo chiều dài đất nước
Đất nước hình cong chữ S
Đất nước có biển rộng-sông dài
Đất nước có núi non hùng vĩ
Chở che cho những người con
Mang trong trái tim mình lá cờ Tổ quốc
Lần thứ ba- má tôi khóc vẫy tay đưa tiễn
Chị dâu tôi vẫy tay đưa tiễn
Lúc ấy là mùa thu năm 67 trời mù mịt sương che
Sau 1975 tôi trở về
Ba tôi không về
Anh tôi không về
Chị dâu tôi đánh rơi chiếc áo còn đan dở dang xuống mặt đất
Má tôi ngã quỵ xuống mặt đất
Lần cuối cùng- má tôi khóc chồng, khóc con bằng những giọt lệ đỏ tươi
Lệ máu hóa thành hoa nở trên mộ những anh hùng đã chết
Cho chiến tranh Việt Nam -chiến tranh Việt Nam
Linh Phương
hoa máu
ôi chiến tranh...
biết bao người đi không trở lại
người ở lại...tàn cả mùa xuân...
máu và nước mắt đã đổ xuống bao năm
được những gì...và mất những gì...
nhabe
Cám ơn anh nhabe có cảm hứng với những câu thơ của LP .
MỎNG MẢNH BUỒN Nửa đời mới biết anh lầm lỡ Vuột mất tình yêu thuở thiếu thời Em vẫn hanh hao ngày lá rụng Mỏng mảnh buồn thương vội câu thơ Em chẳng còn em như thuở trước Thiếu tình anh môi cũng bớt hồng Tóc mây đâu màng chi gương lược Thiếu tình anh mắt hết xanh trong Thiếu tình anh nguyệt tàn -nguyệt tận Chạm vào tim ứa máu trăng thề Mỏng mảnh buồn long lanh giọt lệ Khóc bạc đầu khúc hát ly tan Mưa vẫn bay trắng xóa Sài Gòn Đâu hiểu nắng Cali mong nhớ Em vẫn đợi vẫn chờ người cũ Thấm thoát giờ ba chục năm hơn Không giận hờn mà ba mươi năm Anh lạc em giữa mùa binh lửa Ba mươi năm rồi bao năm nữa Hợp phố xưa châu có trở về ? Linh Phương Hồi Ký Linh Phương http://linhphuong49.blogspot.com/
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.09.2010 17:00:20 bởi Linh Phương >
Trích đoạn: Linh Phương
Cám ơn anh nhabe có cảm hứng với những câu thơ của LP .
heheh không có chi...anh nhabe cũng nhờ thơ của LP mới có ý để làm...huề hén
TỪ ĐÓ THU BUỒN HƠN THẾ NỮA Con cánh cam đi vào quá khứ Tuổi thơ anh trốn biệt nơi nào Mùa thu chuồn chuồn kim có đậu Vạt cỏ quê nhà xa lắc lơ ? Viễn xứ . Bao năm trời viễn xứ Đường thơm ngai ngái lá thu vàng Vuông lớp anh về thăm mấy bận Tìm bóng người thả tóc thề xưa Từ đó thu buồn hơn thế nữa Lòng anh man mác lúc thu sang Áo em giờ cũng phai màu nắng Nhạt mất màu môi thuở lấy chồng Từ đó thu đi vào cõi mộng Tình như sương khói quyện trong hồn Hắt hiu phố cũ ngày mây trắng Che khuất đời nhau lúc ly tan Linh Phương Hồi Ký Linh Phương http://linhphuong49.blogspot.com/
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.09.2010 09:47:25 bởi Linh Phương >
Trích đoạn: Linh Phương
TỪ ĐÓ THU BUỒN HƠN THẾ NỮA Con cánh cam đi vào quá khứ Tuổi thơ anh trốn biệt nơi nào Mùa thu chuồn chuồn kim có đậu Vạt cỏ quê nhà xa lắc lơ ? Viễn xứ . Bao năm trời viễn xứ Đường thơm ngai ngái lá thu vàng Vuông lớp anh về thăm mấy bận Tìm bóng người thả tóc thề xưa Từ đó thu buồn hơn thế nữa Lòng anh man mác lúc thu sang Áo em giờ cũng phai màu nắng Nhạt mất màu môi thuở lấy chồng Từ đó thu đi vào cõi mộng Tình như sương khói quyện trong hồn Hắt hiu phố cũ ngày mây trắng Che khuất đời nhau lúc ly tan Linh Phương Hồi Ký Linh Phương http://linhphuong49.blogspot.com/
từ đó thu buồn hơn thế nữa
thu đến rồi thu đi
ngôi trường xưa vẫn đó
thấp thoáng áo ai bay
hạt bụi nào vương mắt
giọt sầu hay mưa thu...
nhabe
PHÍM BUỒN CHO EM Anh đâu gõ hết phím buồn Mà tờ thư chết trên đường binh đao Đời không là giấc chiêm bao Để em thức dậy ngã vào lòng anh Ngày hai đứa lụy vì tình Ái ân chưa trọn đã đành chia xa Bão giông mấy chục năm qua Anh tìm em khắp bao la đất trời Anh tìm em giữa bản đồ Dọc đường kinh tuyến đôi bờ đại dương Từ Mỹ quốc đến Việt Nam Thương Cali nhớ Sài Gòn như điên Phone nào cũng nói yêu em Phone nào cũng nói hôn em khôn rời Đời không là một giấc mơ Để cho hai đứa ngủ nhờ ngực nhau Linh Phương
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.09.2010 19:51:14 bởi Linh Phương >
Trích đoạn: Linh Phương
PHÍM BUỒN CHO EM Anh đâu gõ hết phím buồn Mà tờ thư chết trên đường binh đao Đời không là giấc chiêm bao Để em thức dậy ngã vào lòng anh Ngày hai đứa lụy vì tình Ái ân chưa trọn đã đành chia xa Bão giông mấy chục năm qua Anh tìm em khắp bao la đất trời Anh tìm em giữa bản đồ Dọc đường kinh tuyến đôi bờ đại dương Từ Mỹ quốc đến Việt Nam Thương Cali nhớ Sài Gòn như điên Phone nào cũng nói yêu em Phone nào cũng nói hôn em khôn rời Đời không là một giấc mơ Để cho hai đứa ngủ nhờ ngực nhau Linh Phương
chào LP, bài thơ hay lắm...nb xin lổi không có thơ để góp...lâu rồi không thấy Dạ Hương...nb thích thơ DH lắm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.09.2010 04:40:36 bởi nhabe >
NHẬT KÝ LINH PHƯƠNG
VỀ MỘT BÀI THƠ PHỔ NHẠC
Trong chương trình đại nhạc hội “ Cánh hoa thời loạn “ tổ chức tại Long Beach Convention Center, thu hình trực tiếp trong bộ đĩa DVD -Asia 66 . MC. Nam Lộc có giới thiệu tác giả bài thơ “Để trả lời một câu hỏi “ tức “ Kỷ vật cho em “ nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc do ca sĩ Thanh Lan và Vũ Khanh trình bày . Đại ý là: “ Thi sĩ Linh Phương tác giả bài thơ qua nhiều tin đồn như : ông đã chết trận Hạ Lào , rồi chết ở Kampuchea . Có tin đồn lại nói ông hiện còn sống. Trung tâm Asia , nhưng vẫn không được…” nhiều lần tìm cách liên lạc với ông . Tôi được hồng nhan tri kỷ ở Canada cho tôi biết về chuyện trên, và sau đó qua trung gian hồng nhan tri kỷ , anh Nam Lộc đã liên lạc cùng tôi. Tôi nhận được nhiều tình cảm của anh chị em nghệ sĩ đối với tôi-tác giả bài thơ phổ nhạc gây chấn động dư luận trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Tôi rất xúc động trước những tình cảm ấy, nhất là khi đọc email của anh Nam Lộc và ca sĩ Thanh Lan gửi cho tôi ( Trong Hồi Ký Linh Phương kỳ 40 ,tôi sẽ viết chi tiết hơn về tiền tác quyền mà Trung tâm Asia đã trả ). Bốn mươi năm trôi qua, tưởng Kỷ Vật Cho Em đi vào ký ức xa xăm của những người yêu thơ nhạc ngày ấy. Nhưng không ngờ, qua bao thăng trầm dâu bể, bài thơ “Để trả lời một câu hỏi “ hay “ Kỷ Vật Cho Em “ vẫn còn hiện hữu như ngày nào của những năm đầu thập niên 70.Mới đây , trên mạng You Tube cũng có một Video Kỷ Vật Cho Em do ca sĩ Ngọc Lan hát. Video này có hình ảnh tôi, bìa tập thơ và những câu thơ trích trong tập thơ “ Kỷ Vật Cho Em “. Không phải chỉ lĩnh vực ca nhạc, mà ở lĩnh vực văn học cũng quay trở lại đề cập về bài thơ phổ nhạc này . Trong cuốn “ Trang sách và những giấc mơ bay - tập 1 của nhà văn Nguyễn Lệ Uyên do Thư Ấn Quán xuất bản tại Hoa Kỳ đã có bài “Đọc lại Kỷ Vật Cho Em “ nhắc lại những ý nghĩ của người lính miền Nam khi nghe bài thơ phổ nhạc ấy. Tôi có phần đời gian nan, lận đân- gần hết kiếp người vẫn trắng tay-đó là cái bất lực của tôi trước cuộc sống hôm nay. Nghèo vật chất , điều đó không là gì so với cái giàu tinh thần mà tôi nhận được từ nơi người ái mộ đã 40 năm qua, và có lẽ đến cuối cuộc đời tôi. Mà cuối cuộc đời tôi thì không xa mấy , gần lắm rồi. Buồn vui một kiếp người sẽ không còn nữa.Khép mắt là hết, là xong. Tôi vừa xem Asia 66 “ Cánh Hoa Thời Loạn “ , vừa viết nhật ký đầu tuần để post lên Hoa Đông Phương, tôi như thấy hình ảnh một thời của mình-một thời thế hệ chúng tôi xếp bút nghiên lên đường ra mặt trận. Một thời nếu có yêu cũng yêu vội vàng vì sợ không còn có cơ hội để yêu. Một thời yêu không dám yêu sợ mình về không còn nguyên vẹn thân thể để mà yêu. Thế hệ chúng tôi là chiến tranh và sau đó là tù đày , là như thế đó.Viết đến đây, tôi đã chảy nước mắt không thể viết thêm về thế hệ chúng tôi nữa. “ Em xem KVCE trong DVD-Asia 66 nhiều lần , lần nào cũng xúc động chảy nước mắt “; “ Em đã coi Asia 66 nói về anh , em rất hãnh diện “; “ Xem Asia 66 khóc vì hai bài thơ phổ nhạc là “Áo anh sứt chỉ đường tà “ của Hữu Loan và “ Kỷ vật cho em “ của anh “. Có cô đã hát cho tôi nghe nguyên bản Kỷ Vật Cho Em trên điện thoại di động . Thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe những người yêu mến tôi gọi điện thoại và hát cho tôi nghe như thế. Bạn thấy không, trong gian nan , bất hạnh của cuộc đời- tôi còn được may mắn hạnh phúc mà không phải ai cũng diễm phúc như thế. Cái may mắn mà một người bạn nhà văn thường hay nói với tôi : “ Tôi ao ước được như ông “.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.09.2010 15:25:31 bởi Linh Phương >
CHIÊM BAO TÔI THẤY
Chiêm bao tôi thấy tôi nằm chết
Hồn lang thang khắp chợ Sài Gòn
Không biết về đâu khi oán hận
Chữ ân tình tựa áng mây trôi
Đói quá tôi thèm ăn nhang khói
Giữa đêm khuya nước mắt chảy ròng
Ai gõ dùm tôi vài hồi trống
Lúc quan tài chôn dưới đất sâu
Ai đốt dùm tôi vòng hoa máu
Cột trái tim đau suốt một thời
Rồi khắc dùm tôi trên bia mộ
Ngày tháng năm người đã xa người
Tôi sẽ qua thật nhiều góc phố
Tìm lại ngày xưa chỗ mình ngồi
Ghế đá mọc đầy cây phản bội
Kỷ niệm khô dần theo ước mơ
Chiêm bao tôi thấy tôi mong nhớ
Kẻ giết đời tôi chẳng tiếc thương
Linh Phương
NHẬT KÝ THƠ
RẰNG XƯA TÔI ĐÃ CHẾT THẬT BUỒN
Đã hơn 2 giờ sáng. Tôi vẫn không sao ngủ được, lại ngồi dậy mở máy viết Nhật ký . Cả tuần nay, không đêm nào tôi an giấc. Thấy buồn trong lòng, đôi khi hẫng hụt điều gì đó trong cuộc sống của mình.Nhớ cách đây không lâu, tôi bị bệnh giống như bị thoát ổ đĩa đệm, đau kinh khủng mỗi khi cử động. Ngồi cũng đau, nằm cũng đau, đứng cũng đau buốt nếu có cử động dù là nh5 nhàng. Tôi không thể diễn tả cái đau kinh khủng đến mức độ ra sao, duy có điều tôi nghĩ mình chết lúc này sẽ dễ chịu hơn so với cái đau đang hành hạ cơ thể. Đôi khi mệt quá, chợp mắt chiêm bao toàn ma quỷ vây quanh.Trong cơn mộng mị, mà thường vậy. Không hiểu sao mỗi lần thấy ma quỷ, như một quán tính ,tôi luôn luôn bật ra tiếng đọc kinh niệm Phật. Nhờ vậy, ma quỷ thối luiT tôi giật mình tỉnh giấc mổ hôi ướt đẫm cả người.Không phải chỉ một lần, mà nhiều lần tái diễn như vậy, nhất là lúc tôi nằm bệnh viện giải phẫu khối u ở tuyến tuyền liệt. Tôi suy nghĩ về cuộc đời mình trải qua- một cuộc đời mà sự chờ đợi vẫn bám lấy như là một định mệnh không khác được.Nó giống chiếc thòng lọng chực siết cổ kết thúc kiếp nhân gian vốn đau khổ vô cùng.Tôi sợ những đêm không ngủ, đầu óc chìm vào cõi mông lung với bao ý nghĩ chuyện tử sinh.Tôi sợ tôi sẽ bị chứng bệnh mất ngủ hành hạ tinh thần và thể xác của mình cho đến ngày cành cây khô rã mục. Tôi sợ sớm mai nào đó, tôi mất cảm giác đợi chờ. Tôi rất khó ngủ, thường xuyên phải thức đến 1,2 , 3 giờ sáng mỗi lúc suy nghĩ đến chuyện buồn.Suy nghĩ có lúc trắng dờ con mắt vì suốt đêm không chợp mắt. Bao nhiêu chuyện buồn trong cuộc sống hàng ngày đầy rẫy lo toan. Chuyện buồn trong cuộc đời với bao ước mơ không thành và sự sụy sụp tâm hồn dần dần hình thành.Một hôm tôi sẽ không còn post bài lên Hoa Đông Phương. Không còn gửi email cho bất cứ người nào dù là người tôi thương yêu hay bạn bè văn nghệ. Một hôm tôi sẽ tắt nguồn điện thoại không còn liên lạc với bất cứ ai. Một hôm tôi sẽ biến mất dù cho tôi vẫn còn sống hay đã chết đi.Như vậy nhé bạn bè và những người Linh Phương thương yêu. Bây giờ là 3 giờ 25 phút sáng. Tạm kết thúc Nhật ký cuối tuần bằng bài thơ “ Rằng xưa tôi đã chết thật buồn “như một dự cảm ngày mai không xa của tôi . RẰNG XƯA TÔI ĐÃ CHẾT THẬT BUỒN
Tôi gởi khổ đau vào ly rượu
Mềm môi say xỉn đã lâu rồi
Hiu hắt lòng tôi đêm ngóng đợi
Vầng trăng ứa máu tiễn người đi
Đừng động trái tim tôi em nhé
Hấp hối khi chưa đắp nấm mồ
Đừng động lồng ngực tôi em nhé
Vết thương nhắm mắt ngủ trong mơ
Tôi thấy hồn cha vừa vẫy gọi
Tiếc chi con một kiếp làm người
Đi đi về bên kia thế giới
Quên hết thương yêu lẫn hận thù
Tôi khóc : - Thưa cha ! Xin thứ tội
Mười năm sương khói quyện bóng hình
Mười năm á khẩu con câm nín
Sống giữa đời chấp nhận oan khiên
Con sẽ theo cha về phía biển
Trả lại nhân gian mọi oán hờn
Trả lại nhau tình sâu nghĩa nặng
Thanh thản tâm hồn lúc lâm chung
Đừng khóc khi tôi không còn nữa
Ngàn thu ôm giấc mộng tình hờ
Ngàn thu vĩnh biệt em hãy nhớ
Rằng xưa tôi đã chết thật buồn
Linh Phương
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.09.2010 09:32:29 bởi Linh Phương >
Trích đoạn: Linh Phương
NHẬT KÝ LINH PHƯƠNG
VỀ MỘT BÀI THƠ PHỔ NHẠC
Trong chương trình đại nhạc hội “ Cánh hoa thời loạn “ tổ chức tại Long Beach Convention Center, thu hình trực tiếp trong bộ đĩa DVD -Asia 66 . MC. Nam Lộc có giới thiệu tác giả bài thơ “Để trả lời một câu hỏi “ tức “ Kỷ vật cho em “ nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc do ca sĩ Thanh Lan và Vũ Khanh trình bày . Đại ý là: “ Thi sĩ Linh Phương tác giả bài thơ qua nhiều tin đồn như : ông đã chết trận Hạ Lào , rồi chết ở Kampuchea . Có tin đồn lại nói ông hiện còn sống. Trung tâm Asia , nhưng vẫn không được…” nhiều lần tìm cách liên lạc với ông .
Tôi được hồng nhan tri kỷ ở Canada cho tôi biết về chuyện trên, và sau đó qua trung gian hồng nhan tri kỷ , anh Nam Lộc đã liên lạc cùng tôi. Tôi nhận được nhiều tình cảm của anh chị em nghệ sĩ đối với tôi-tác giả bài thơ phổ nhạc gây chấn động dư luận trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Tôi rất xúc động trước những tình cảm ấy, nhất là khi đọc email của anh Nam Lộc và ca sĩ Thanh Lan gửi cho tôi ( Trong Hồi Ký Linh Phương kỳ 40 ,tôi sẽ viết chi tiết hơn về tiền tác quyền mà Trung tâm Asia đã trả ). Bốn mươi năm trôi qua, tưởng Kỷ Vật Cho Em đi vào ký ức xa xăm của những người yêu thơ nhạc ngày ấy. Nhưng không ngờ, qua bao thăng trầm dâu bể, bài thơ “Để trả lời một câu hỏi “ hay “ Kỷ Vật Cho Em “ vẫn còn hiện hữu như ngày nào của những năm đầu thập niên 70.Mới đây , trên mạng You Tube cũng có một Video Kỷ Vật Cho Em do ca sĩ Ngọc Lan hát. Video này có hình ảnh tôi, bìa tập thơ và những câu thơ trích trong tập thơ “ Kỷ Vật Cho Em “.
Không phải chỉ lĩnh vực ca nhạc, mà ở lĩnh vực văn học cũng quay trở lại đề cập về bài thơ phổ nhạc này . Trong cuốn “ Trang sách và những giấc mơ bay - tập 1 của nhà văn Nguyễn Lệ Uyên do Thư Ấn Quán xuất bản tại Hoa Kỳ đã có bài “Đọc lại Kỷ Vật Cho Em “ nhắc lại những ý nghĩ của người lính miền Nam khi nghe bài thơ phổ nhạc ấy.
Tôi có phần đời gian nan, lận đân- gần hết kiếp người vẫn trắng tay-đó là cái bất lực của tôi trước cuộc sống hôm nay. Nghèo vật chất , điều đó không là gì so với cái giàu tinh thần mà tôi nhận được từ nơi người ái mộ đã 40 năm qua, và có lẽ đến cuối cuộc đời tôi.
Mà cuối cuộc đời tôi thì không xa mấy , gần lắm rồi. Buồn vui một kiếp người sẽ không còn nữa.Khép mắt là hết, là xong.
Tôi vừa xem Asia 66 “ Cánh Hoa Thời Loạn “ , vừa viết nhật ký đầu tuần để post lên Hoa Đông Phương, tôi như thấy hình ảnh một thời của mình-một thời thế hệ chúng tôi xếp bút nghiên lên đường ra mặt trận. Một thời nếu có yêu cũng yêu vội vàng vì sợ không còn có cơ hội để yêu. Một thời yêu không dám yêu sợ mình về không còn nguyên vẹn thân thể để mà yêu. Thế hệ chúng tôi là chiến tranh và sau đó là tù đày , là như thế đó.Viết đến đây, tôi đã chảy nước mắt không thể viết thêm về thế hệ chúng tôi nữa.
“ Em xem KVCE trong DVD-Asia 66 nhiều lần , lần nào cũng xúc động chảy nước mắt “; “ Em đã coi Asia 66 nói về anh , em rất hãnh diện “; “ Xem Asia 66 khóc vì hai bài thơ phổ nhạc là “Áo anh sứt chỉ đường tà “ của Hữu Loan và “ Kỷ vật cho em “ của anh “. Có cô đã hát cho tôi nghe nguyên bản Kỷ Vật Cho Em trên điện thoại di động . Thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe những người yêu mến tôi gọi điện thoại và hát cho tôi nghe như thế.
Bạn thấy không, trong gian nan , bất hạnh của cuộc đời- tôi còn được may mắn hạnh phúc mà không phải ai cũng diễm phúc như thế. Cái may mắn mà một người bạn nhà văn thường hay nói với tôi : “ Tôi ao ước được như ông “.
chào LP, cuộc đời chỉ là cõi tạm...ai rồi cũng đến lúc phải ra đi...chỉ những tác phẩm còn ở lại... chỉ những tác phẩm là bất tử.... LP đã có những tác phẩm để lại...một diễm phúc mà không phải ai cũng có...nb có coi KVCE...Thanh Lan và Vũ Khanh diễn tả được những niềm đau trong chiến tranh...cám ơn LP đã chia sẻ
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.09.2010 03:01:51 bởi nhabe >
Trích đoạn: nhabe
Trích đoạn: Linh Phương
NHẬT KÝ LINH PHƯƠNG
VỀ MỘT BÀI THƠ PHỔ NHẠC
Trong chương trình đại nhạc hội “ Cánh hoa thời loạn “ tổ chức tại Long Beach Convention Center, thu hình trực tiếp trong bộ đĩa DVD -Asia 66 . MC. Nam Lộc có giới thiệu tác giả bài thơ “Để trả lời một câu hỏi “ tức “ Kỷ vật cho em “ nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc do ca sĩ Thanh Lan và Vũ Khanh trình bày . Đại ý là: “ Thi sĩ Linh Phương tác giả bài thơ qua nhiều tin đồn như : ông đã chết trận Hạ Lào , rồi chết ở Kampuchea . Có tin đồn lại nói ông hiện còn sống. Trung tâm Asia , nhưng vẫn không được…” nhiều lần tìm cách liên lạc với ông .
Tôi được hồng nhan tri kỷ ở Canada cho tôi biết về chuyện trên, và sau đó qua trung gian hồng nhan tri kỷ , anh Nam Lộc đã liên lạc cùng tôi. Tôi nhận được nhiều tình cảm của anh chị em nghệ sĩ đối với tôi-tác giả bài thơ phổ nhạc gây chấn động dư luận trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Tôi rất xúc động trước những tình cảm ấy, nhất là khi đọc email của anh Nam Lộc và ca sĩ Thanh Lan gửi cho tôi ( Trong Hồi Ký Linh Phương kỳ 40 ,tôi sẽ viết chi tiết hơn về tiền tác quyền mà Trung tâm Asia đã trả ). Bốn mươi năm trôi qua, tưởng Kỷ Vật Cho Em đi vào ký ức xa xăm của những người yêu thơ nhạc ngày ấy. Nhưng không ngờ, qua bao thăng trầm dâu bể, bài thơ “Để trả lời một câu hỏi “ hay “ Kỷ Vật Cho Em “ vẫn còn hiện hữu như ngày nào của những năm đầu thập niên 70.Mới đây , trên mạng You Tube cũng có một Video Kỷ Vật Cho Em do ca sĩ Ngọc Lan hát. Video này có hình ảnh tôi, bìa tập thơ và những câu thơ trích trong tập thơ “ Kỷ Vật Cho Em “.
Không phải chỉ lĩnh vực ca nhạc, mà ở lĩnh vực văn học cũng quay trở lại đề cập về bài thơ phổ nhạc này . Trong cuốn “ Trang sách và những giấc mơ bay - tập 1 của nhà văn Nguyễn Lệ Uyên do Thư Ấn Quán xuất bản tại Hoa Kỳ đã có bài “Đọc lại Kỷ Vật Cho Em “ nhắc lại những ý nghĩ của người lính miền Nam khi nghe bài thơ phổ nhạc ấy.
Tôi có phần đời gian nan, lận đân- gần hết kiếp người vẫn trắng tay-đó là cái bất lực của tôi trước cuộc sống hôm nay. Nghèo vật chất , điều đó không là gì so với cái giàu tinh thần mà tôi nhận được từ nơi người ái mộ đã 40 năm qua, và có lẽ đến cuối cuộc đời tôi.
Mà cuối cuộc đời tôi thì không xa mấy , gần lắm rồi. Buồn vui một kiếp người sẽ không còn nữa.Khép mắt là hết, là xong.
Tôi vừa xem Asia 66 “ Cánh Hoa Thời Loạn “ , vừa viết nhật ký đầu tuần để post lên Hoa Đông Phương, tôi như thấy hình ảnh một thời của mình-một thời thế hệ chúng tôi xếp bút nghiên lên đường ra mặt trận. Một thời nếu có yêu cũng yêu vội vàng vì sợ không còn có cơ hội để yêu. Một thời yêu không dám yêu sợ mình về không còn nguyên vẹn thân thể để mà yêu. Thế hệ chúng tôi là chiến tranh và sau đó là tù đày , là như thế đó.Viết đến đây, tôi đã chảy nước mắt không thể viết thêm về thế hệ chúng tôi nữa.
“ Em xem KVCE trong DVD-Asia 66 nhiều lần , lần nào cũng xúc động chảy nước mắt “; “ Em đã coi Asia 66 nói về anh , em rất hãnh diện “; “ Xem Asia 66 khóc vì hai bài thơ phổ nhạc là “Áo anh sứt chỉ đường tà “ của Hữu Loan và “ Kỷ vật cho em “ của anh “. Có cô đã hát cho tôi nghe nguyên bản Kỷ Vật Cho Em trên điện thoại di động . Thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe những người yêu mến tôi gọi điện thoại và hát cho tôi nghe như thế.
Bạn thấy không, trong gian nan , bất hạnh của cuộc đời- tôi còn được may mắn hạnh phúc mà không phải ai cũng diễm phúc như thế. Cái may mắn mà một người bạn nhà văn thường hay nói với tôi : “ Tôi ao ước được như ông “.
chào LP, cuộc đời chỉ là cõi tạm...ai rồi cũng đến lúc phải ra đi...chỉ những tác phẩm còn ở lại... chỉ những tác phẩm là bất tử.... LP đã có những tác phẩm để lại...một diễm phúc mà không phải ai cũng có...nb có coi KVCE...Thanh Lan và Vũ Khanh diễn tả được những niềm đau trong chiến tranh...cám ơn LP đã chia sẻ
Đến lúc nào đó , chúng ta cũng phải ra đi mà thôi , không ai ngoại lệ. Chỉ mong khi còn sống để lại cho đời những cái gì mình có thể để lai. Cám ơn anh đã chia sẻ cùng tôi về một tác phẩm trong cuộc chiến tranh đã trôi qua.
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu: