Thơ Tình Linh Phương
Thay đổi trang: << < 161718 > >> | Trang 18 của 33 trang, bài viết từ 256 đến 270 trên tổng số 494 bài trong đề mục
DongSuoiNgot 15.02.2011 07:41:12 (permalink)
0


HaPPy VaLentine'S Day!!!

Hương Quế

Linh Phương 15.02.2011 13:17:23 (permalink)
0

Trích đoạn: DongSuoiNgot



HaPPy VaLentine'S Day!!!

Hương Quế



Cám ơn Hương Quế nhé. Chúc Hương Quế ngày Valentine thật vui với điều mong ước của mình

Linh Phương
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.02.2011 13:20:23 bởi Linh Phương >
Linh Phương 18.02.2011 06:31:26 (permalink)
0


HƯƠNG MẬT MÙA XUÂN

Xưa kia
trời đất thật hồng
Mẹ sinh em
đẹp vô cùng mùa xuân
Cỏ hoa
bảy sắc cầu vồng
Ngẩn ngơ chim hót
giữa vầng mây trôi
Mừng em
mở mắt chào đời
Biết bâng khuâng
biết khóc cười nhớ thương
Biết mơ xa
biết mộng gần
Cám ơn hương mật
thơm lừng sớm mai
Để anh
còn có một ngày
( Trong ba vạn sáu nghìn ngày yêu em )
Ngã lưng
nằm xuống bình yên
Nhắm hai con mắt
đa tình mà mơ
Nửa khuya
cúc áo khép hờ
Cho anh say đắm
hôn bờ ngực em
 
Linh Phương

R
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.02.2011 18:30:40 bởi Viet duong nhan >
Linh Phương 23.02.2011 06:41:28 (permalink)
0


UỐNG RƯỢU MỘT MÌNH
 
Nhìn thiên hạ
nghĩ lại mình
Cầm ly rượu uống
nhục
vinh
là thường
Miếng mồi
đùa giỡn dưới trăng
Anh đùa giỡn
chuyện áo cơm một thời
Biết rằng
có những câu thơ
Làm tim bật máu
khóc đời gian nan
Thưa em
thưa với Sài Gòn
Ngày anh xế bóng
mộng tàn theo mơ
Tóc bạc rồi
Linh Phương ơi !
Nụ cười trai trẻ
bây giờ xa xăm
Cầm ly rượu uống
đau lòng
Thương mình tay trắng
đêm nằm buồn hiu
 
Linh Phương

R
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.02.2011 18:28:37 bởi Viet duong nhan >
Linh Phương 28.02.2011 07:02:45 (permalink)
0

<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.02.2011 11:40:40 bởi Linh Phương >
Linh Phương 01.03.2011 06:33:58 (permalink)
0


NHỎ HIỀN NHƯ CÂU CA DAO
 
Làm sao nguôi được nhỏ ơi !
Nửa đời anh nhiều lận đận
Nửa đời còn lại ngậm ngùi
Nghe nhịp guốc khua đường vắng
 
Phố thị em về anh đợi
Bao năm khuất bóng- xa hình
Bao năm không quên được nhỏ
Cột nơ –thắt bướm thật xinh
 
Ngày em rớt nụ cười tình
Anh nhặt về thương quá đỗi
Ngẩn ngơ mất hồn từ đó
Cứ gọi thầm tên tiểu thư
 
Hết rồi guốc mộc học trò
Gõ vào tim anh nỗi nhớ
Cách biệt muôn trùng dịu vợi          
Làm sao nguôi được nhỏ ơi !
 
Thì thôi ! Thì thôi ! Thì thôi !
Nhờ gió-nhờ mây trao hộ
Những lời xưa anh đã nói :
“ Nhỏ hiền như câu ca dao “
 
Linh Phương
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.03.2011 06:44:56 bởi Linh Phương >
Linh Phương 03.03.2011 06:50:36 (permalink)
0


THƠ TÌNH TẶNG EM LÚC LÂM CHUNG
 
Em có về chiều nay phố cũ
Bàn chân khua nhịp guốc năm nào
Anh đã có thời để thương để nhớ
Cổng trường và hiên lớp lao xao

Cặp táp nhỏ giấu thư tình mới lớn
Thuở cau non vừa trổ nụ thơm nồng
Trên ngực em trắng ngần vừa đủ rộng
Cho anh nằm úp mặt môi hôn

Em có về chiều nay phố cũ
Con đường xưa ngang chỗ hẹn hò
Cười vui nhé ! Dù lòng đầy đau khổ
Bước xuống đời đâu là mộng là mơ

Trong mắt em giờ buồn thành mây khói
Trong hồn anh mây khói phủ lâu rồi
Tiễn người đi. Trời ơi ! Sao cứ đợi
Một cánh buồm hạnh phúc vẫn mù khơi

Thôi em nhé ! Nếu mai này anh chết
Những thân yêu canh cánh ở bên lòng
Em hãy giữ dùm anh ngày vĩnh biệt
Bài thơ tình dành tặng lúc lâm chung
 
Linh Phương
Da Hương 03.03.2011 14:35:36 (permalink)
0
Rắc rối quanh bài thơ được phổ nhạc “Kỷ Vật Cho Em”

Ngành Mai


Tuần qua đài Tiếng Nước Tôi có yêu cầu chúng tôi nói về bản nhạc “Kỷ Vật Cho Em,” bởi cho đến bây giờ rất nhiều người vẫn lầm tưởng bản nhạc nói trên là do nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác.

Là người phụ trách chương trình cổ nhạc của đài, cũng đồng thời phụ trách trang cổ nhạc kịch trường của nhật báo Người Việt, chúng tôi viết lên bài này để độc giả, thính giả, chúng ta cùng hiểu qua giai thoại về bản nhạc từng một thời gây chấn động mọi giới.

Thật ra thì “Kỷ Vật Cho Em” nếu không có chuyện rắc rối xảy ra thì nó cũng là bản nhạc thuộc loại “phản chiến” như nhạc của Trịnh Công Sơn vậy thôi. Nhưng vấn đề ở đây là do có liên quan đến luật pháp về tác quyền đối với nhạc sĩ tên tuổi Phạm Duy, nên sự kiện đã trở thành lớn chuyện.





Hình chụp tại một quán ca nhạc ở Sài Gòn, lúc nhạc sĩ Phạm Duy mới về Việt Nam. Bên trái là ký giả Lê Phương Chi,
cũng là nhà văn Thái Tâm Canh, tác giả bộ truyện Trung Hoa lịch sử tiểu thuyết “Ðào mả Tần Thủy Hoàng”. (Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai)

Thời ấy vào khoảng 1971, giới yêu nhạc đã xôn xao bàn tán khá nhiều về bản nhạc “Kỷ Vật Cho Em,” vì ai cũng đinh ninh rằng do chính nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy sáng tác như hằng bao nhiêu bản nhạc khác của nhạc sĩ vậy. Thế rồi, đùng một cái, tin tức loan truyền mau lẹ không riêng gì trong giới yêu nhạc mà lan rộng sang nhiều giới khác, rằng bản nhạc kia nguyên là bài thơ “Kỷ Vật Cho Em” của một thi sĩ quân đội mà nhạc sĩ họ Phạm đã chơi trò ma giáo phổ nhạc của người ta rồi tỉnh bơ luôn!

Bài thơ “Kỷ Vật Cho Em” với những câu:


Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về
Không bằng chiến thắng trận Pleime
Hay Ðức Cơ - Ðồng Xoài - Bình Giã
Anh trở về hàng cây nghiêng ngã
Anh trở về hòm gỗ cài hoa
Anh trở về bằng chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng...


Cũng bằng những dòng thơ đó, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ thành bài nhạc “Kỷ Vật Cho Em,” một nhạc phẩm đã tạo nhiều tiếng vang sâu rộng trong lòng giới yêu chuộng nhạc thời bấy giờ (khoảng 1970). Ðã nổi tiếng rồi, qua năm sau bản nhạc lại được đưa lên bàn mổ để thêm một lần nữa nổi tiếng nhiều hơn, và lần này đã gây chấn động không những trong làng ca nhạc mà lan rộng ra nhiều giới khác, do một rắc rối xảy ra như sau:

Nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc bài thơ “Kỷ Vật Cho Em” của nhà thơ Linh Phương mà tác giả không hề được hỏi ý kiến, cũng không được hưởng một xu nào cả khi bản nhạc được xuất bản, và sau hết là tên tác giả bài thơ bị xóa bỏ trong tuyển tập nhạc của Phạm Duy. Cũng nên biết có lúc giới trẻ yêu nhạc đã gọi nhạc sĩ Phạm Duy là “Bố già Hippy”.




Nhà thơ Linh Phương. (Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai)


Bản nhạc nêu trên qua thời gian coi như đã đi vào lịch sử âm nhạc, văn học Việt Nam. Thế nhưng, đối với lớp người thuộc các thế hệ sau này có mấy ai am tường những rắc rối bao quanh bản nhạc “Kỷ Vật Cho Em” lúc nó mới ra đời? Cũng như có mấy ai biết rõ nguồn gốc bản nhạc được giới mộ điệu liệt vào một trong số những bản nhạc hay, bất hủ ấy vốn xuất phát từ bài thơ của một người chiến sĩ có tâm hồn văn nghệ. Ðồng thời lại cũng có người lầm tưởng bản nhạc kia là hoàn toàn của Phạm Duy như đã đề cập.

Cái điều mà thiên hạ thắc mắc lúc bấy giờ là nhà thơ kia là ai? Và tại sao bản nhạc được phổ biến gần cả năm trời rồi mà tác giả lại im lặng như thế chứ? Lúc ấy tại những tụ điểm ca nhạc thì hầu như ngày nào cũng có ca sĩ hát bài “Kỷ Vật Cho Em” và có hát là có người bàn bạc về tác giả cũng như nội dung bài thơ.

Rồi lại có tin nói rằng tác giả bài thơ ấy là một chiến sĩ đã chết trận, nên chỉ nghe nói mà không thấy xuất hiện. Thế là bao nhiêu huyền thoại được tung ra, nào là Linh Phương tác giả “Kỷ Vật Cho Em” đã chết trận ở Huế, nào là tác giả là một vị thiếu tá cụt tay của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, trung úy một chân của Biệt Ðộng Quân, v.v...

Rồi thì việc phải đến đã đến, nhà thơ Linh Phương xuất hiện, anh là một sĩ quan binh chủng Biệt Ðộng Quân, Biệt Kích, 25 tuổi, gốc người miền Nam. Sau lần giã từ hiểm địa Hạ Lào, nhà thơ Linh Phương trở về thành phố và nhân một lần tình cờ ngồi ở phòng trà Queen Bee nghe tiếng hát Thái Thanh qua bản nhạc “Kỷ Vật Cho Em” của tác giả Phạm Duy. Anh sửng sốt vì bản nhạc là bài thơ anh sáng tác vào đầu năm 1970 gửi cho nhiều nhật báo, tuần san. Riêng tờ Ðộc Lập, anh sửa tên lại là “Trả Lời Cho Một Câu Hỏi” đăng trên mục thơ do cô Ấu Lăng phụ trách vào Tháng Năm, 1970. Một bất ngờ hơn nữa người bạn của anh trao cho anh mượn tập nhạc “Kỷ Vật Chúng Ta” của Phạm Duy, trong đó có bản “Kỷ Vật Cho Em,” tên tác giả bị bôi xóa, niên hiệu bài thơ lại đề năm 1968.

Anh hơi buồn về chuyện đó nên nhờ người bạn ký giả một tờ tuần báo đăng vài hàng nhắn tin cần gặp nhạc sĩ Phạm Duy. Nhưng nhạc sĩ Phạm Duy vẫn không đá động gì, nên nhà thơ quân đội Linh Phương buộc lòng phải gởi thư lên tiếng cùng Phạm Duy về bản nhạc.

Giờ đây thì vụ rắc rối này không là chuyện riêng tư của Phạm Duy và Linh Phương nữa, vì mọi người đều đã biết đến qua báo chí. Sau mấy ngày báo đăng, rằng nhà thơ Linh Phương tác giả bài thơ “Kỷ Vật Cho Em” sẽ đưa nhạc sĩ Phạm Duy ra tòa về việc phổ nhạc không có sự chấp thuận của tác giả, cuộc lên tiếng của Linh Phương đã bắt buộc Phạm Duy phải nhờ người đi tìm đến số nhà 104/23 Yersin, Sài Gòn, nơi cư ngụ của anh để điều đình về bản nhạc “Kỷ Vật Cho Em.”

Nhạc sĩ Phạm Duy cho báo chí biết là ông đang thảo một bức thơ ngỏ để trả lời nhà thơ Linh Phương, sở dĩ ông phổ nhạc bài thơ “Kỷ Vật Cho Em” là vì đã lâu lắm tình cờ ông đọc thấy bài thơ hay hay trong một tờ nhật báo, và ông đã nổi hứng đặt nhạc cho thơ, cũng như đã từng phổ nhạc cho thơ của Huy Cận, Thế Lữ, Nguyễn Du.

Rất tiếc khi tập nhạc được phát hành, nhà xuất bản đã sơ xuất bỏ quên tên của nhà thơ trên bản nhạc, và ông đã lưu ý nhà xuất bản cải chính giùm lỗi này cũng như mười mấy lỗi trầm trọng khác. Ðồng thời ông cũng yêu cầu các nhà xuất bản kiếm nhà thơ để giải quyết vấn đề tác quyền, nhưng nhà xuất bản kiếm không ra vì không ai biết nhà thơ Linh Phương là ai? Ở đâu?

Về việc kiện cáo, nhạc sĩ Phạm Duy cho là không thành vấn đề, vì nhà phát hành phải lo chuyện này. Tuy nhiên, việc nhà thơ Linh Phương lên tiếng, Phạm Duy cho đó là dịp may để ông được biết rõ tên thật và binh chủng của thi sĩ, để ông có thể ngỏ lời mời tới gặp và sẽ đưa tới gặp nhà xuất bản để những người này làm bổn phận của họ.

Và sau đó thì lá thơ của Phạm Duy được lên báo:

Sài Gòn, ngày 11 Tháng Tám, 1971.
Kinh gởi anh Linh Phương.

Trước hết, tôi xin thành thật xin lỗi anh vì đã liên lạc với anh quá chậm trễ, nhưng cho mãi tới hôm nay tôi mới được biết anh ở đâu tên thực là gì, dù rằng đã từ lâu tôi đã nhờ thi sĩ Phổ Ðức, Du Tử Lê cũng như đã nhờ vài người bạn quân nhân cùng binh chủng với anh bằng cách đăng tin tìm anh trên nội san của binh chủng mà chưa có kết quả. Nay anh đã liên lạc được với tôi qua báo chí, thì tôi thấy đành phải nhờ báo chí để liên lạc với anh (trong khi tôi mong được gặp anh để đỡ phải làm phiền hà báo chí).

Là một người rất yêu quý tất cả những cái đẹp của quê hương xứ sở (trong đó có thi ca), tôi thường hay tìm cách để giới thiệu cái đẹp đó cho mọi người biết. Việc phổ nhạc bài thơ của anh cũng chỉ nằm trong mục đích đó. Tôi không nhớ đã đọc và thuộc lòng bài thơ của anh vào lúc nào và cũng quên hẳn không biết bài đó đăng ở đâu, nhưng chắc chắn phải là vào lúc mà người bạn thơ Trần Dạ Từ và tôi đồng ý với nhau rằng những kỷ vật mà chúng ta tặng nhau lúc đó chỉ có thể là những vỏ đạn, mảnh bom hay dây thép gai. Tập thơ “Tỏ Tình Trong Ðêm” của Từ cũng mang rất nhiều ý tính đó. Cho nên bài thơ của anh được phổ thành ca khúc đã mang tên “Kỷ Vật Cho Em” trong khi, nếu tôi không lầm, nó được anh đặt tên là “Trả Lời Cho Một Câu Hỏi.”

Những điều anh trách tôi như: “Không đăng tên thi sĩ hoặc đăng sai năm ra đời” thì việc này xin được giải thích như sau:

1. Tất cả những bài bản của tôi làm ra trong vòng 30 năm nay đều không do tôi ấn hành xuất bản. Thường thường, gần đây là những bạn thân bỏ tiền ra in, và thường tôi ít được duyệt lại lần chót trước khi hoàn thành tuyển tập. Do đó, ngoài lỗi lầm lớn lao đã không đăng tên anh, còn khoảng 12 lỗi khác cũng rất quan trong, và khi tuyển tập ra đời, tôi đã nói với anh bạn xuất bản nên in một “phụ bản đính chính” (erratum) tất cả những khiếm khuyết hay sai lầm. Dù sao tôi cũng nhận lỗi đã không cứng rắn đối với anh bạn xuất bản. Từ nay trở đi chắc tôi sẽ khó tính hơn.

2. Việc đề niên hiệu của ca khúc rất có thể do trí nhớ kém cỏi của tôi hoặc do vội vàng đưa bài ca đó vào lúc chót: Xin thú thật với anh bài thơ bất hủ của anh được phổ thành ca khúc đã không được phép hát và ấn hành; nhà xuất bản cũng như những nơi phổ biến ca khúc đó không bị phiền hà cũng là một sự may rủi.

Tôi hiểu sự buồn giận của anh và mong anh sẽ hiểu cả sự vô tình mắc lỗi của tôi. Tôi tự nghĩ trong suốt cuộc đời sáng tác của tôi, ngoài sự gìn giữ sự tự do tuyệt đối của mình có thể làm cho nhiều người không ưa, tôi chưa hề bao giờ phải làm buồn lòng những người làm thơ mà tôi phổ nhạc. Tôi ước ao anh sẽ không phải chỉ làm một bài thơ đó để cho tôi phổ nhạc và mong anh sẽ còn cho cuộc đời nhiều thi phẩm bất hủ hơn.

Ngoài ra, tôi mong được gặp anh để người bạn xuất bản có thể thanh toán tiền tác giả.

215 B Chi Lăng Phú Nhuận Sài Gòn
Phạm Duy



Kết cuộc thì vấn đề được giải quyết ổn thỏa bằng một sự thông cảm hết sức văn nghệ chớ không dính dáng gì đến tiền bạc. Sự thông cảm thể hiện rõ hơn khi Phạm Duy đích thân mời Linh Phương trong quân phục tác chiến tới dự buổi trình diễn của gia đình Phạm Duy tại phòng trà Queen Bee. Khán giả đêm đó đã biết mặt nhà thơ Linh Phương tác giả bài thơ “Kỷ Vật Cho Em” mà họ tán thưởng từ lâu qua lời giới thiệu trịnh trọng của nhạc sĩ Phạm Duy.

Tháng Tư, 1975 nhạc sĩ Phạm Duy di tản ra hải ngoại, và ông đã về nước sống tại Sài Gòn nhiều năm qua, thỉnh thoảng người ta cũng thấy ông ở các tụ điểm ca nhạc. Riêng nhà thơ Linh Phương thì sau ngày quân đội VNCH tan hàng, người ta không biết anh ở đâu, sống bằng nghề gì.


Da Hương 03.03.2011 15:06:21 (permalink)
0
Chỉ có nhà thơ lớn ... tuổi mới xác định được bức thư của Phạm Duy ngày đó là có thật hay không thôi .
Nhưng mọi người có thể xác nhận là tác giả Ngành Mai không vào internet thường xuyên , nên không đọc Hồi Ký LP , nên không biết nhà thơ lớn ... tuổi LP vẫn làm thơ , và xuất hiện trên các website văn học hải ngoại cũng như trong nước . Buồn thay !!!
*** Ngành Mai có được hình ngày xưa của nhà thơ Linh Phương quá đặc biệt , mà chính nhà thơ LP cũng không còn giữ được hình này !!!
 
Linh Phương 04.03.2011 07:46:37 (permalink)
0

Trích đoạn: Da Hương

Chỉ có nhà thơ lớn ... tuổi mới xác định được bức thư của Phạm Duy ngày đó là có thật hay không thôi .
Nhưng mọi người có thể xác nhận là tác giả Ngành Mai không vào internet thường xuyên , nên không đọc Hồi Ký LP , nên không biết nhà thơ lớn ... tuổi LP vẫn làm thơ , và xuất hiện trên các website văn học hải ngoại cũng như trong nước . Buồn thay !!!
*** Ngành Mai có được hình ngày xưa của nhà thơ Linh Phương quá đặc biệt , mà chính nhà thơ LP cũng không còn giữ được hình này !!!



Lá thư của nhạc sĩ Phạm Duy gửi cho tôi là có thật, sau khi báo chí lên tiếng về những chuyện nêu trên, ông mới gửi cho tôi lá thư này. Lá thư của Phạm Duy tôi chuyển cho các báo đăng lên trang Tân nhạc & Kịch trường thời bấy giờ. Còn những chi tiết trong bài viết của tác giả Ngành Mai chính xác đến mức độ nào xin các bạn vào  đọc " Hồi Ký Linh Phương " từ kỳ 1 đến kỳ 42 ( kỳ 42 tôi mới vừa post lên ).
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.03.2011 13:36:31 bởi Linh Phương >
Linh Phương 05.03.2011 13:26:02 (permalink)
0



YÊU NHAU ĐI ĐÊM SẮP TÀN RỒI
 
Yêu nhau đi đêm sắp tàn rồi
Yêu nhau không bao giờ hối tiếc
Nụ hôn dập bầm môi trinh tiết
Vết hằn sâu trong trái tim em
Anh đã nằm trên gối dịu êm
Bờ ngực trắng ngần - đôi bầu vú
Cúc áo chưa cài em bỏ ngõ
Hương thịt da ngan ngát gọi mời

Yêu nhau đi đêm sắp tàn rồi
Siết chặt nhé ! Vòng eo nhỏ xíu
Yêu nhau đi- yêu nhau mệt xỉu
Yêu tận cùng đau đớn khôn nguôi
Rực lửa tình môi lại tìm môi
Khắp núi đồi thanh tân nhạy cảm
Anh chết ngất giữa vùng trái cấm
Mồ hôi em ngai ngái thơm nồng

Yêu nhau đi dù chỉ một lần
Sống bằng trái tim. Em biết sống
Yêu bằng trái tim. Anh chấp nhận
Mọi bão giông sóng gió cuộc đời
Hạnh phúc sẽ nẩy lộc đâm chồi
Lấp lánh một màu xanh hy vọng
Yêu nhau đi em đừng ân hận
Nếu mai này đời lỡ chia xa
 
Linh Phương
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.03.2011 00:07:36 bởi Linh Phương >
Da Hương 08.03.2011 16:13:30 (permalink)
0





 
Da Hương 08.03.2011 16:14:34 (permalink)
0




.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.03.2011 16:15:43 bởi Da Hương >
Da Hương 08.03.2011 16:16:06 (permalink)
0





Cám ơn nhạc sĩ Lã Mộng Thường đã phổ nhạc thơ Linh Phương !

Cám ơn ca sĩ Áo Vàng đã hát nhạc phổ thơ Linh Phương !


Linh Phương & Dạ Hương
Da Hương 13.03.2011 15:52:18 (permalink)
0




Cũng đành
anh sẽ ra đi
Dẫu đau đớn
chẳng hề chi nữa rồi
Cứ vô tâm sống
trên đời
Quên em nhé !
Một con người như anh
Cũng đành
tình rất mong manh
Nhẹ hơn chiếc lá
lênh đênh giữa dòng
Để buồn chảy ngược
vào trong
Trái tim rịn máu
chưa lần nào khô
Cũng đành em nhé !
Chia đôi
Bên đây
bên đó
hết rồi ngày vui



#270
    Thay đổi trang: << < 161718 > >> | Trang 18 của 33 trang, bài viết từ 256 đến 270 trên tổng số 494 bài trong đề mục
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9