cho và nhận
phuongphuongbechit 01.04.2010 23:30:57 (permalink)
Cái thời còn nghèo khó , cái thời sông nước Cần Thơ còn nhiều phú hộ cướp bóc tá điền, cái thời mà chiến tranh vẫn âm thầm cháy. Những người nông dân nghèo cơ cực làm vất vả không công cho phú hộ Thương, ông tư Rí cũng là 1 nông dân vùng sông nước Cần Thơ,nhà nghèo , con đông , mà hình như cái nghèo nó gắn với gia đình ông hàng mấy đời rối ấy chứ, nước lụt , mùa màng thất bác vì sâu bọ , năm đó người tá điền mất trắng mùa vụ, người ta chết vì đói kém hàng la liệt, phải vay mượn nhà bá hộ Thương từng thúng thóc để sống qua ngày , không có tiền trả , cũng không có thóc giống trồng trọt , cái nghèo , cái khổ nó đeo đẳng lấy gia đình khốn khổ này. Có 5 bận con , 2 vợ chồng với mấy đứa lớn làm quần quật cả năm cũng không thể trả hết nợ cho cái nhà lão Thương ấy, đất ruộng thì lão đã gạ mua sạch với giá rẻ mạt để trừ nợ , bây giờ cả nhà sống bằng cách làm công cho lão ngay trên mảnh rộng của gia đình. Dầm mưa giãi nắng với việc nhà nông , đến mùa lão cho người lấy xuồng máy đến vét hết không chừa 1 hạt thóc , cả nhà mót lúa mà sốg , mấy đứa con đưa mắt lơ ngơ mà trông theo chiếc xuồng nặng những hạt mồ hôi và công sức của gia đình lướt đi xa mất.
Không có gạo mà ăn , cả nhà ăn khoai , ăn củ , mấy đứa nhỏ thì đi mò cua bắt ốc đem ra chợ đổi gạo. Túng quá ông ra nhà phú hộ Nông ở đợ ( Nhà này được cái nhân hậu và làm ăn lương thiện, mấy đứa con cái , người nào cũng lên sài gòn học hành tiến sĩ làm ông này bà kia , nhưng chỉ có cái là gia đình này theo cách mạng nên bị bọn lính tráng quan tây trong làng dòm ngó không yên ) Ông đến ở được hơn 5 năm , rồi ngõ ý xin vay ít tiền về cho vợ con dưới quê làm ăn , chăn nuôi , tự lo cho gia đình, trả nợ
Ông thưa: Bẩm..... thưa ông , thân già tui làm công nhà ông đã hơn 5 năm , cái nghèo của vợ con tui nó cũng không có thoát ra đặng , nay tui lạy mong ông thương giúp đỡ cho tui xin vay 50 đồng bạc , tui gởi về nhà cho vợ con tui nó kiếm kế sinh nhai, nuôi mấy con trâu , vừa lấy sức kéo , vừa làm kinh tế, chứ cái kiểu bóc lột của bá hộ Thương thì có mà 3 đời sau con cái tui nó cũng không có ngước mặt lên đặng.
Phú hộ Nông ôn tồn hỏi han: lâu nay ông làm công cho nhà tui mà tui không có quan tâm hỏi han chi về gia cảnh ông hết , nay ông thưa vậy tôi mới thấy cái khổ cái khó của nhà ông , vậy chớ.... nhà ông có mấy đứa con ? có đi học hành chi ? ở nhà chúng nó mần gì được.
- Nhà tui có 5 đứa , 3 đứa lớn thì phụ giúp việc đồng áng lúa má với nhà tui , còn 2 đứa nhỏ thì có đi học, tụi nó học giỏi lắm , mà từ hồi túng quá tui kiu tụi nó nghỉ học ở nhà phụ má nó.
_ Ấy anh làm vậy bậy wá, tụi nó có cái đầu , nó ham mê học hành thì ông cho nó đi học tiếp chứ, chẳng lẽ cả đời cứ làm công cho người ta hết àh . Thôi tui có ý này, nhà tui mấy đứa nhỏ lên sài gòn học cả năm mới về , nhà tui thì hiu quá , vợ chồng tui già mà không có bận con nào hủ hỉ mỗi ngày , nay nhà anh khó dậy hay cho tui xin 1 đứa làm con nuôi, vợ chồng tui cho nó ăn học đàng hoàng , anh dìa dưới rước nó lên đây ở với vợ chồng tui , anh cũng vừa được gần con, anh thấy sao?
Nước mắt ông ri như rưng rưng xúc động
_ Cái ơn ông bà cưu mang tui , tui còn trả chưa hết , nay ông bà có ý tốt tui xin mang ơn ông bà suốt đời, mơi tui xin phép ông bà cho tui dìa dưới nói má sắp nhỏ 1 tiếng rồi rước nó lên đây.
Ông mừng thầm trong bụng , cái nghĩa con người sao lớn lao quá , biết khi nào trả cho đặng.
Ông về dưới cần thơ, miệt dưới bà con mình còn khổ hết sức , cả cái làng này người ta làm công cho bá hộ thương gần hết cả , nên ai cũng nghèo , cũng khổ , cũng bị áp bức mà không dám lên tiếng, vì nhà bá hộ Thương có chức sách trong làng lại ăn chịu với quan tây nên hễ thấy gì không ưng là kíêm cớ đàn áp bà con. Ông về tranh thủ rồi lại gấp gáp lên , ông dẫn theo đứa kế út , con bé Thục nó trông mặt mũi dễ coi, mà cũng biết chuyện biết điều, trước khi đi má nó dặn dò cẩn thận
_ Nhà người ta có ơn với gia đình mình , con lên đó ráng học hành rồi chăm sóc ông bà ở trển cho chu đáo nha con , đừng có học cái cách sang trọng mà khinh khi người nghèo con à.
Nó gật gật đầu rồi hai hàng nước mắt tuôn ra như con suối được khai nguồn , 2 má con ôm nhau mà khóc nức nở , mấy anh chị em cũng rưng rưng khóc .
Lên đến nơi , vừa đến cổng ,có đưa mắt dòm 1 hồi cái ngôi nhà sang trọng này , nó đứng sững lại , rồi tay nắm chặt lất tay ba nó, "nhà cao mà đẹp quá ba hen". Con nhỏ chậm chạp bước vô nhà , Ông bà Nông trông thấy mừng vô đỗi , thấy con bé mặt mày sáng láng ông bà ưng bụng hết sức, ngọt ngào và gần gũi nó cảm nhận được điều đó từ bà Nông. Nó được ông bà cho đi học trường điểm, mặc bộ đồ mới mà nó muốn khóc , nó nghĩ đền anh chị ở nhà không được như mình. Bận đầu nó chưa wen đường xá nên có người chở đi học , dần dần quen , ông bà sắm hẳn cho nó chiếc xe đạp để nó tự đi, con nhỏ học hết lớp 9, rồi lên tú tài do dưới đó không có trường cấp ba nên nó được anh chị nuôi con nhà bá hộ Nông đưa lên sài Gòn ở chung lo cho ăn học, nó ráng cố gắn học cho khỏi phụ lòng mọi người rồi sau này về giúp đỡ gia đình. Ban ngày đi học, về nhà nó phụ ông anh cả làm sổ sách ở cục thuế , rồi nó theo ngành của ông luôn, nó nghĩ : cái luật siêu thuế của làng mình ngày xưa sao mà độc ác quá , cả trăm thứ thuế , thuế đất , thuế làng , thuế thân , rồi hàng tá cái thuế linh tinh khác để đánh vô người nghèo , vì thế mà càng nghèo thêm, nay mình ráng học cao , hiểu được nhiều, sắp tới về làng trình lại với mấy quan.
Rồi khi tốt nghiệp, trở thành 1 cô tiến sỹ mới toanh, cô xin về làm chức điạ chính trong làng, rồi chuộc thân cho cha , cả nhà anh chị cô cũng lớn , cũng ra riêng và tự lo được cho mình , cô về làm 1 thời gian cải chính nhiều thứ, lâu năm được người trong làng yêu mến , tin tưởng , nhờ cái lòng nhân hậu từ dòng máu của cha mẹ cộng với sự giáo dục đúng đắn và biết làm ăn của nhà bố mẹ nuôi , cô theo anh làm ăn buôn bán trong ngành thương lái , về quê cô giúp bà con , tập hợp nông sản lại về 1 mối rồi phân phối đi tiêu thụ khắp các vùng lân cận, bỏ đi những xu thuế nặng nề trước đây, từ đó đời sống bà con khá giả , nhà cô cũng khá lên , trả hết nợ cho lão Thương.
Rồi mấy năm giải phóng, nhà lão Thương cũng theo vượt biên cả, cái làng sinh cơ lập nghiệp lại từ đầu , ai ai cũng hớn hở mà làm ăn , thoắt cái cô thành 1 thương gia có tiếng , 1 quan làng mẫu mực, rồi lên làm chủ, cuộc sống từ đây đổi mới.
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9