ĐỨC PHẬT CỒ ĐÀM: NHÀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÔ SONG

Tác giả Bài
tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC PHẬT CỒ ĐÀM: NHÀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÔ SONG - 06.04.2010 20:34:58
0
ĐỨC PHẬT CỒ ĐÀM: NHÀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÔ SONG
Dr Ruwan M Jayatunge M.D., Sri Lanka Guardian, March 29, 2010



Ontario, Canada – Nhiều người diễn giải Phật giáo thấy Đạo Phật là một trong vô số triết học và tôn giáo được biết từ cổ xưa. Đúng ra Phật giáo là một môn triết học thực tiển trong một ý nghĩa được phơi bày ngày nay.

Môn triết học này thiết lập một hệ thống trị liệu rộng rãi. Trong phạm vi ấy Đức Thế Tôn là một nhà tâm lý trị liệu vô song. Trong phổ quát, Tâm lý trị liệu có nghĩa là sự điểu trị về những sự rối loạn cảm xúc, thái độ cá nhân căn cứ trước tiên trên sự giao tiếp bằng lời nói hay không lời nói. Đức Phật là một nhà chửa bệnh không thể bắt chước được giúp vô số người vượt qua căng thẳng, rắc rối về cảm xúc, và những vấn nạn giao thiệp qua thiền quán thân hữu.

Bác sĩ Sigmund Freud đã giới thiệu Phương pháp Trị liệu Phân tích Tâm lý. Phương pháp Trị liệu Phân tích Tâm lý liên hệ bàn thảo những kinh nghiệm quá khứ và những điều này có thể hướng dẫn tình trạng hiện tại như thế nào, cũng như những kinh nghiệm quá khứ có thể ảnh hưởng cuộc sống hiện tại như thế nào. Sự thấu hiểu đạt được mở thông cho chúng ta tiến hành sự lựa chọn về những gì xãy ra trong tương lai. Phân tích tâm lý cố gắng đạt thấu đến gốc rể của vấn đề bằng sự phân tích mối quan hệ chuyển động phát triển giữa nhà tâm lý trị liệu và bệnh nhân.

Đức Phật đã thực hiện một hình thức hoàn toàn về phân tích và tìm thấy nguyên nhân vận hành của phiền não, sau đó chửa trị thành công nỗi khổ đau tâm lý đặc thù và đưa đến sự giải thoát tinh thần hoàn toàn cho con người. Trong sự phân tích này Ngài đã đi vào những đời sống quá khứ. Trị liệu đời sống quá khứ cũng được biết như sự trị liệu hồi quy hay giải pháp cho phép những cá nhân bổ xung những kinh nghiệm khích động chấn thương và cảm xúc quá khứ mà chúng ở trên cấp độ tiềm thức không được giải quyết.

Ngày nay, Trị liệu Đời sống Quá khứ (PLT) rất phổ biến ở thế giới phương Tây và nó cho phép bệnh nhân giải quyết những vấn đề quá khứ trong một phương pháp trị liệu thiết lập dùng trong những bệnh xá. Nhà trị liệu đời sống quá khứ nổi tiếng nhất của phương Tây là Edgar Cayce đã cho hơn mười bốn nghìn “giải thích” trong thời gian bốn mươi ba năm. Edgar Cayce đã chứng minh khả năng kỳ bí và đặt mình vào trong một loại giấc ngủ tự điểu khiển, trong lúc ấy ông có thể trả lời những câu hỏi do những bệnh nhân của ông ta đặt ra về bệnh tình của họ.

Trị liệu Nhận thức đặt căn cứ trên sự đạt đến khả năng nội quán vào trong tiềm thức của xúc cảm và đưa đến sự tập trung chủ yếu trên tư tưởng, tính tình dáng điệu và tin tưởng. Phương pháp trị liệu Cảm xúc Lý trí của Albert Ellis quan tâm những xúc tình mạnh mẽ xãy ra như một kết quả từ sự tương tác giữa những sự kiện trong môi trường cùng sự tin tưởng và tiên đoán.

Quan điểm của Phật giáo, đau khổ không phải do bởi những sự kiện khổ não ngoại tại, mà do nơi những phẩm chất của tâm thức, tâm thức định hình nhận thức của chúng ta và đáp ứng đến những sự kiện. Những từ ngữ giống như thế được nhà Tâm lý học Albert Ellis lập lại năm 1953, khi ông giới thiệu hành động định hướng sự tiếp cận trị liệu của ông – Phương pháp Trị liệu Cảm xúc Lý trí. Theo Ellis không phải những sự kiện làm nên những nổi buồn khổ tâm lý mà sự tin tưởng là do nơi bệnh nhân chấp trước. Ông tranh luận xa hơn rằng cảm xúc buồn khổ của một người thật sự do nơi suy nghĩ thảm thương của họ trong sự đánh giá những sự kiện căng thẳng. Lý thuyết của Ellis cho rằng sự đánh giá không thực tiển về căng thẳng phát sinh từ sự chấp trước phi lý.

Nhà tâm lý học Aaron T. Beck – nhà phát huy Phương pháp Trị liệu Thái độ Nhận thức (CBT) nhấn mạnh vai trò của sự bóp méo nhận thức trong chán nãn và băn khoăn. CBT là một trong những định hướng quan trọng của tâm lý trị liệu và trình bày một đặc trưng của sự can thiệp tâm lý bởi vì nó sinh khởi từ những kiểu thức thái độ và tâm lý của con người.

Đức Phật đã dùng vô số loại phương pháp trị liệu nhận thức. Trong câu chuyện của Kisagotami, Đức Phật đã dùng một kiểu nhận thức về hành động để đánh thức tuệ giác nội quán trong bà mẹ trẻ vừa mất đứa con trai bé nhỏ. Bà vừa bị suy sụp tinh thần với đau buồn thương tiếc kinh khủng. Bà đến gặp Đức Phật mang theo xác đứa con trai và thỉnh cầu thuốc phục sinh cho đứa con của bà. Đức Phật đã nói với bà hãy đi xin một số hạt cải trong một ngôi nhà chưa từng có người nào chết. Kisagotami đã đi từ nhà này đến nhà kia nhưng không thể tìm ra một ngôi nhà nào mà chưa từng có sự chết trãi qua. Bà dần dần phát sinh nội quán tỉnh thức và ý nghĩa của sự chết. Bà nhận ra sự chết là một hiện tượng phổ biến.

Đức Phật thường dùng Phương pháp Socrates để dạy giáo thuyết của Ngài. Socrates (470-399) là một triết gia Hy Lạp, người đã tiến hành sự vấn đáp với học trò của mình trong sự tìm kiếm bất tận cho chân lý. Ông đã tìm kiếm để đạt đến những quan niệm nền tảng của học trò và những đồng nghiệp của ông bằng những câu hỏi liên tục cho đến khi sự mâu thuẩn bùng vở, vì thế minh chứng sự sai lầm của sự đánh giá ban đầu. Điều này trở thành được biết là Phương pháp Socrates.

Khi tên sát nhân Vô Não hét lên gọi Đức Phật dừng lại, Đức Thế Tôn đã quay lại và nói Vô Não rằng, Đức Phật đã dừng lại rồi, và Ương Quật Ma La hãy làm như thế. Một vài từ ngữ đã làm phát khởi nhận thức bên trong đầu của Ương Quật Ma La. Vô Não nhận ra rằng Đức Thế Tôn đã dừng lại nghĩa là Ngài không phạm phải bất cứ sự bạo động nào nữa vì thế bây giờ là lúc cho Vô Não từ bỏ bạo động. Ương Quật Ma La đã vất gươm và trở thành một sư thầy.

Patachara là một thiếu phụ trẻ phát sinh một sự phản ứng căng thẳng kịch liệt khi cô chứng kiến cái chết của người chồng, hai đứa con và cha mẹ của cô ta. Cô đến với Đức Phật khóc lóc với sự bối rối vô cùng tận. Sau khi cô ta đã dịu xuống, Đức Phật đã giải thích với cô ta về ý nghĩa chân thật của khổ đau và tính tự nhiên của vô thường. Câu chuyện của Patachara biểu lộ một trường hợp nghiên cứu tuyệt diệu về cố vấn chấn thương tâm lý. Cố vấn chấn thương tâm lý cung ứng một sự hổ trợ thực tiển trong hầu hết những con đường đề cập ở trên để giải quyết phản ứng thảm thiết của Patachara.

Rõ ràng có những sự tương tự giữa sự nhấn mạnh căn cứ trên thái độ của Đức Phật và sư thấu cảm của Carl Roger. Carl Roger đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển Phương pháp trị liệu Vấn tâm Bệnh nhân và ông là một trong những người thiết lập phong trào tâm lý nhân loại. Giống như Carl Roger, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đã chấp nhận con người với sự quan tâm tích cực không điều kiện. Những nhà tâm lý học cho rằng sống một cuộc đời chân thực không phát triển sự thấu cảm là không thể được. Thấu cảm là một khả năng nền tảng để con người có thể phát triển mối quan hệ với người khác, và vì thế phát triển tính cách cá nhân.

Đức Phật tin tưởng trong sự tự do của con người. Rogers nghĩ rằng không có liên quan cho dù con người thật sự có tự do ý chí hay không. Ông nói xa hơn rằng chúng ta cảm thấy tự do khi sự lựa chọn là sẳn sàng cho chúng ta. Rogers chỉ ra rằng cá nhân thể hiện chức năng trọn vẹn nhận biết cảm giác tự do ấy, và nhận trách nhiệm cho sự lựa chọn của mình. Đức Phật không phủ nhận sự tự do của con người với trách nhiệm hoàn toàn với hành động của mình.

Robert Carkhuff – một trong những nhà tiên phong của Phương pháp Vấn tâm Trị liệu nghiên cứu và hoạt động với Carl Rogers. Ông phát hành một quyển sách nổi tiếng về Hướng Tới Sự Khuyên Bảo Hiệu Lực và Tâm Lý Trị Liệu vào năm 1967. Robert Carkhuff giới thiệu bảy điều kiện hổ trợ như thấu cảm, tôn trọng, cụ thể, chân thành, tự hiển hiện, đối diện, và thân cận trực tiếp. Trong tâm lý trị liệu, thân cận trực tiếp là vấn đề sống còn. Câu chuyện của Rajjumala – một người giúp việc trong gia đình định tự tử, tiếp theo một sự quấy nhiễu của bà chủ nhà, và được Đức Phật cứu thoát. Đây là một thí dụ tuyệt vời về sự cố vấn ngăn ngừa tự tử và là điều hổ trợ thứ bảy của Robert Carkhuff, “thân cận trực tiếp”.

Sự giảng dạy về thiền quán của Đức Phật có một vị trí đặc biệt. Thiền quán có thể được dùng cho sự phát triển cá nhân. Thiền quán Phật giáo là một tiến trình tịnh hóa tinh thần và đưa đến một nhận thức trực tiếp. Do vậy, mục tiêu thiền quán của Đạo Phật là để đạt được sự thấu hiểu tuệ giác về chân lý phổ cập. Thiền quán, hay tuệ minh sát của Phật giáo cho một sự thể chứng về vô thường, khổ não và vô ngã. Từ bi quán giúp giảm thiểu sân hận và là một phương pháp toàn thiện để kiểm soát những cảm giác hung hăng. Một cách phổ thông, thiền quán hổ trợ giảm thiểu căng thẳng và lo lắng. Ngày nay, những trung tâm tâm lý trị liệu ở phương Tây và phương Đông dùng thiền quán như một kiểu mẫu tâm lý trị liệu thành công.

‘Phương pháp tâm lý trị liệu hiện sinh’ là một hình thức tâm lý trị liệu hướng đến sự đề cao tự nhận thức. Trong giáo thuyết của Đức Phật sự hiện hữu hay tồn sinh được diễn tả một cách rộng rãi. Phật giáo đưa lên những vấn đề đạo đức học và tính tự nhiên về sự hiện hữu của chúng ta. Mục tiêu của phương pháp trị liệu hiện sinh cho phép con người trở nên chân thành hơn với chính mình, để mở rộng nhận thức của họ về chính họ và thế giới chung quanh họ, để tìm ra sự trong sáng để tiến hành thế nào trong tương lai trong khi tiếp nhận những bài học từ quá khứ và để tạo nên những điều gì đấy đáng giá để sống trong hiện tại. Cũng thế, nó hổ trợ để khám phá những không gian xã hội, vật lý, tâm lý và tâm linh của bệnh nhân.

Câu chuyện của Mattakundali – một chàng trai trẻ, cuối cùng bệnh hoạn và đau khổ mà không có một sự giúp đở thuốc men nào và chết yểu vì sự tham lẫn của người cha. Sauk hi Mattakundali chết, cha chàng trở nên buồn khổ vô cùng và thường đến nghĩa trang mỗi ngày để than khóc. Ý nghĩa về cái chết được phơi bày trong câu chuyện của Mattakundali là một hình thức hiện sinh. Cuối cùng sự buồn thảm của người cha được giải quyết. Câu chuyện này có thể được diễn giải nhưu một thí dụ tốt về lời khuyên bảo cho sự tiếc thương.

Đức Phật là một nhà tâm lý trị liệu vô song. Phương pháp trị liệu của Ngài đã giúp cho hàng triệu người qua hàng thế kỷ. Ngày nay, thế giới phương Tây đã nhận ra cốt lõi tâm lý của Phật giáo. Nhiều hệ thống tâm lý trị liệu ở phương Tây phát sinh từ giáo thuyết của Đức Phật. Đức Thế Tôn biểu lộ sự công nhận thấu cảm và không phán xét đến mỗi người đến với Người. Ngài đã giúp con người đạt đến tuệ giác nội quan và hổ trợ trong sự thúc đẩy lớn mạnh trong khi tiêu trừ những cảm xúc rắc rối và khổ đau. Những phương pháp tâm lý trị liệu của Ngài được là đặc biệt hiếm có và được áp dụng khắp mọi thời gian.

---***---
Gautama Buddha the Unique Psychotherapist
Tuệ Uyển chuyển ngữ
05-04-2010
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=7,9027,0,0,1,0

Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
THIỀN QUÁN CÓ THỂ LÀM CHO TÔI THÔI HỜN GIẬN CHỨ? - 28.04.2010 12:38:29
0
THIỀN QUÁN CÓ THỂ LÀM CHO TÔI THÔI HỜN GIẬN CHỨ?
Tuệ Uyển chuyển ngữ

Bằng chứng mới thừa nhận rằng thiền quán chửa trị băn khoăn và chán nản. Nhưng còn sự giận dữ tệ hại từng cơn thì thế nào?


Tanya Gold tại Trung tâm Phật giáo Tây Luân Đôn

Luân Đôn, Anh quốc – Một vài tháng trước, tôi đã xé một tờ Grazia và đập lên nó một cái, bởi vì tôi đã quyết định chọn dòng đề tên tôi quá nhỏ (trên tiêu đề của tạp chí). Thế là một thân hữu, người chứng kiến sự giận dữ ấy, đã đề nghị tôi nên thử tập thiền quán. “Nó có thể giúp cho sự giận dữ của bạn,” cô ta nói thế, trong khi quán sát những giọt mồ hôi nhỏ giọt trên má tôi và rơi xuống tờ tạp chí. “Nhưng tôi thích sống trong sự tôn kính đến tín ngưỡng riêng của tôi ở Luân Đôn,” tôi đáp lại. “Không, chị không nên, và tôi đã từng thấy chị la lối vào những xe buýt.”

Dường như thiền quán có những sự lợi ích về sức khỏe, một cách đặc biệt cho những hệ thống thần kinh với vấn đề giận dữ và băn khoăn như chính tôi. Tuần này những nhà chuyên môn Hoa Kỳ đã công bố những kết quả về sự nghiên cứu của họ trong niềm hỉ lạc của thiền quán tiên nghiệm (1). Hình như những người thực tập thiền quán cho thấy một sự sụt giảm 48% triệu chứng trầm cảm. Năm ngoái, một nghiên cứu khác cho hay rằng có 47% giảm thiểu trong chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ và chết yểu trong những bộ óc thiền quán tiên nghiệm, mà nó khiến người bạn Cameron, tập Yoga, một cựu nam siêu mẫu, đã nói với tôi những điều ấy. “Những người tập Yoga (2) có thể chọn khi nào để chết.” anh ta đã từng nói như thế. Thế nên – có phải thiền quán đã có thể cứu tập Grazia của tôi? Có phải nó có thể cứu tôi?

Có nhiều loại thiền tập khác nhau, tôi đã biết như thế - đấy là một nơi chứa đựng rộng lớn hương liệu của yêu thương. Đấy là điều thông thường của những tôn giáo lớn – nguyện cầu hay lần tràng hạt (niệm Phật) cũng có thể được xem là một loại thiền tập – và như một hành vi thư thái thanh thản, tối thiểu nó cũng lâu dài, cổ xưa như chiến tranh. Có thiền tập man tra, hay chân ngôn, mà ở đấy chúng ta lập lại một cách liên tục những từ ngữ hay những câu lựa chọn (thiền quán tiên nghiệm là một loại này), tỉnh thức chính niệm, yoga, Thái cực quyền, và Khí công. Toàn bộ sự chửa trị, thanh bình trầm lặng hứa hẹn, và việc chấm dứt đối với những sự công kích trên những tạp chí ngớ ngẫn. Tôi chọn lựa thử nghiệm tỉnh thức, bởi vì theo lời giới thiệu của tôi, nó sẽ giúp tôi “thẩm tra chính mình” và học để “Sống trong giây phút hiện tại” qua tư thế thiền tọa và hoạt động của hơi thở. (Trái lại, đối với Thái cực quyền, bạn phải đứng lên).

Thế là tôi gọi điện thoại và xin được gia nhập vào một lớp Thiền tập Sơ tâm (8 bảng Anh) tại Trung tâm Phật giáo Tây Luân Đôn. Nó ở trong khu vực Noting Hill, một nơi quái quỉ dễ thương, chắc chắn là nơi cuối cùng ở Luân Đôn mà tôi thích có một kinh nghiệm tâm linh. Một vài ngày sau đó, tôi đi ngang qua tòa nhà hoàn toàn vô tình, hai lần, không ý thức. Tôi tin điều này được gọi là một sự khước từ. Sự giận dữ và khoắc khoãi muốn ở lại trong quyền lực, những thứ quái quỉ đó không muốn cút đi. Giống như có P. Mandelson (3) trong óc tôi.

Vì vậy tôi đi đến trể tràng, vào căn phòng xinh xắn dưới tầng hầm, nơi có điện thờ nhỏ. Đức Phật ở đấy. Vì một lý do nào đấy, Ngài nhắc nhở tôi về một người hâm mộ bóng đá rất nhỏ bé. Khung cảnh giống như một buổi trưa Chú Nhật với người bà quá cố của tôi. Một nhóm đàn bà và một người đàn ông với hàm râu quai nón bất động và được phủ lên những chiếc chăn mảu xanh dương trên sàn nhà. Chỉ có chiếc xe buýt EastEnders (4) là vắng mặt.

Một người đàn ông tên là Duncan đang hướng dẫn nhóm. Ông ta cao và mờ nhạt – đẹp trai nhưng hơi tinh quái. Ông ta có một thân hình yoga gân guốc và đôi mắt xanh dương rực sáng. Ông mĩm cười một cách nhẹ nhàng và bảo tôi ngồi trên ghế rồi nhắm mắt lại. Tôi vâng lời, và Duncan bắt đầu nói những điều tĩnh lặng. Tôi không nhớ tất cả những điều ấy, vì tôi không thể ghi lại với đôi mắt nhắm, nhưng tôi rõ ràng nhớ lại điều ông nói: “Cảm giác lưỡi của bạn”. Ông khuyến khích chúng tôi cảm giác và nhận thức mỗi phần thân thể của chúng tôi và trên tất cả là tập trung trong hơi thở: “Thở vào, thở ra, thở vào, thở ra.”

Không có truyền hình trong phòng, cũng không có quyển sách nào, thế là tôi quyết định đồng hành với sự kỳ quái này. Tôi thở dài một tiếng thật dài, giống như một nữ nhân vật chính trong Mills&Boon phản kháng giám đốc một công ty, và tôi phó thác mình cho buổi sáng Chú Nhật yên lặng. Tôi cảm giác như tôi đang lao mình xuống một cái giếng đến một nơi nào đấy không thể chạm được và kinh khủng. Điều này, tôi cho rằng, là chính tôi, mà không có sự rối trí. Tôi trầm ngâm về việc tôi thương người cháu Blobby của tôi như thế nào – không phải tên thật – và làm thế nào tôi mua một cái nồi hầm thịt trong J. Lewis sau này. “Thở vào, thở ra,” Duncan nói, trong một giọng thôi miên. “Thở vào, thở ra.” Tôi gần như đi vào giấc ngủ.

Vào cuối buổi thiền tập, tôi cảm thấy vui tươi và cười rúc rich. Tôi nằm trên sàn nhà trong chiếc chăn của tôi, cười một cách thoãi mái to tiếng, như một em bé, một em bé ngây thơ. Tôi nghĩ rằng tôi phải rất là mệt mõi. Tôi nói với một vài người bạn đồng hành. Dường như tất cả họ đã ở trong tình trạng qua khỏi những khủng hoảng cá nhân dễ sợ, mặc dù tôi không biết là họ có la hét vào những chiếc xe buýt hay không.

Tôi có một buổi nói chuyện ngắn với Duncan. Ông ta vào khoảng 50 tuổi và dường như rất sang trọng bảnh bao, mặc dù ông nói ông không phải thế. Ông quan tâm rằng tôi có thể đã trêu chọc những người Phật tử trong một bài báo của tôi. “Mọi Người Trêu Chọc Những Phật Tử,” ông nói. Tôi? Trêu chọc những Phật tử? Đáng lẻ tôi đang phỏng vấn Duncan, nhưng không có việc phỏng vấn bất cứ người nào sau khi thiền tập. Bạn vừa vấp ngã lộn nhào. Tôi hỏi: tại sao tôi mệt mõi quá? “Đấy là nội dung chủ đề,” ông nói, “Bà ngủ bởi vì đấy là một cách thoát ra khỏi sự hiện diện.” Chúng tôi tạm dừng lại.

Thay vì thế, tôi đọc tài liệu mà Duncan đưa cho tôi. “Chính niệm có nghĩa là sự chú tâm trong một cung cách đặc thù: trên một mục tiêu, trong giây phút hiện tại, không phán xét. Không có điều gì lạnh lùng, phân tích hay không cảm giác về tỉnh thức. Phương hướng tổng thể của chính niệm là dịu dàng, thưởng thức, và nuôi dưỡng. Đấy là về việc biểu hiện tỉnh thức hơn trong giây phút hiện tại. Điều này làm cho đời sống thú vị hơn, sinh động hơn, và hoàn thiện hơn.” Đối với tôi, đây là ngôn ngữ vượt xa sự cầu kỳ, líu lo hay khó hiểu. Có lẽ tôi sẽ có một sự hiển hiện sau buổi ăn trưa?

Sau đó, tôi đối diện với sự thử thách đầu tiên trong đời sống thiền tập của tôi. Tôi đi gặp người bạn Raymond của tôi ở Kentish Town. Tôi đang làm món thịt trừu bầm. Nhưng khi tôi đặt nồi hầm lên lò, nó bùng nổ. “Chiếc nồi đã nổ,” tôi nói với Raymond. “Ô bạn thân mến,” Raymond nói mà không rời khỏi chiếc ghế dài, nơi anh ta đang đọc quyển sách nhan đề ‘Kế Hoạch Hóa Thị Trấn ở Anh quốc từ năm 1900: Sự Trổi Dậy và Sụp Đổ của những Ý Tưởng.’ “Tôi chắc là nó sẽ ổn thôi.”

“Nó nổ,” tôi nói.

“Ô, bạn thân mến,” anh ta nói và lật sang một trang. Nếu tôi không tập thiền, tôi tin rằng tôi đã phải đả thương Raymond. Nhưng tôi không làm thế; tôi bình tĩnh. Tôi cảm thấy một cảm giác bình thản, điều mà tôi luôn luôn kết hợp với sự vô ý hay Valium (5). Và vì thế tôi chỉ đơn giản để thịt bầm vào thùng và rời khỏi đấy. Khi anh ta gọi lại sau đó, để nói rằng anh ta đã lấy thịt bầm ra, nấu và ăn nó – “thật quá lắm” – tôi phát ra một nụ cười khúc khích.

Một vài ngày sau đó, thiền quán gọi tôi lại. Tôi thật sự muốn làm điều ấy. Có phải sự giận dữ đã sẳn lòng bay đi chỗ khác, giống như một bản tình ca dở ẹt? Lần này tôi đến City Lit ở Holborn, nơi có một lớp chính niệm, cũng được Duncan hướng dẫn. Tôi lại trể một lần nữa – năng lực của sự khước từ! Vì thế, khi tôi đi vào, hai mươi người phụ nữ đang ngồi trên những tấm nệm cá nhân với đôi mắt họ nhắm lại, tiến hành buổi thực tập. Một người mở mắt ra và cau có nhìn tôi. Tôi trừng mắt lại. Chắc chắn cũng có một người đàn ông lặng lẽ cô độc là không thể tránh. Trong lớp thiền quán luôn luôn có một người đàn ông đơn lẻ. Dường như đấy là quy luật.

Khi mọi người mở mắt ra, Duncan kiểm soát xem mọi người có hoàn thành bài tập chính niệm ở nhà không. Mọi người đã được yêu cầu thực tập thiền quán mười phút mỗi ngày và ghi nhận những tư tưởng hỉ lạc của họ, cũng chú ý đến những tâm trạng và cảm giác đồng hành với tư tưởng hoan hỉ trước đấy. Không phải tất cả mọi người đều đã làm điều này, việc ấy dường như Duncan đã trãi qua. Lớp học đầy những ám ảnh. Duncan yêu cầu chúng tôi viết chữ “bông hoa” trên một tờ giấy, và thiền quán trên ấy. Có ít nhất ba người đã yêu cầu cho thêm giấy bởi vì một người đã nói, “tôi đã không viết chữ “bông hoa” ở giữa tờ giấy.”

Chúng tôi thực tập lại một lần nữa – tôi nhắm mắt lại, lắng nghe Duncan nói về lưỡi và bàn chân cùng sự cần thiết tỉnh thức về chúng và sống trong chúng; một lần nữa tôi rơi vào sự cát tường thân hữu. Lần này dễ dàng hơn. Tôi có thể thâm nhập vào cảnh giới không có gì quan trọng. Mọi thứ. Sẽ. Là. Tốt.

Tôi yêu cảm giác mới này. Thông thường, khi vồ lấy từ sự giận dữ này đến sự giận dữ khác, tôi kết thúc một ngày lắp bắp và rơi vào trong một tình trạng nửa mê ngủ mà từ đấy tôi thức dậy mệt lữ, thường thì với chương trình BBC3 vẫn đang lẫm bẫm trong góc. (Có một lần tôi thức dậy để xem một người trên chiếc xe lăn khiêu vũ trong phòng múa).

Rồi thì, chúng tôi có một sự kiện. Một người đàn bà ngoài đường la hét và và tôi bị kéo lại Holborn. Bà ta lại la hét nữa và những loại tư tưởng động lòng, như điện ảnh. Tôi hoang mang. Tôi là một sự thất bại! Một yêu quái! Tôi căm ghét mọi người và mọi người căm ghét tôi! Tôi cảm thấy thân thể tôi quằn quại, như một nắm đấm khổng lồ. Tôi cảm thấy như người ‘Hulk-ish’ to lớn vụng về. Tôi luôn luôn đồng cảm với người Hulk to lớn lạ thường, vì những lý do rõ ràng; thậm chí tôi có thể chơi khúc nhạc dạo về hắn ta trên đàn dương cầm. Nhưng điều này, tôi biết, là quen thuộc, đây là lý do tại sao tôi ở đây – để được chửa trị cho chứng băn khoăn của tôi và ảnh hưởng không tránh khỏi của nó, khát vọng muốn đấm vào những chậu hoa. Tôi trở lại với Duncan, người cứu tinh của tôi. “Thở vào, thở ra,” ông nói. “Thở vào, thở ra.”

Tôi mời Duncan đi ăn trưa để hỏi tại sao thiền quán hữu hiệu; tôi chắc là nó hữu hiệu, nhưng tôi không biết tại sao. “Sự cự tuyệt thừa nhận chính chúng ta [sự quên lãng chính chúng ta], là nguyên nhân của hầu hết những nổi sầu khổ. Thiền quán sẽ đưa chúng ta đến một niềm hứng thú với sự sống, nhưng nó chỉ có thể được biết qua kinh nghiệm trực tiếp. “Ngay cả đớn đau”, ông ta nói thêm một cách lạc quan, “có thể cảm giác hoàn toàn hữu ích.” Nhưng ông ta nghĩ tôi nên hành động trên tư thế của tôi. Dường như, tôi ngồi đấy với đầu của tôi nghiêng về một phía, như nạn nhân của một cơn đột quỵ.

Tôi tiếp tục thiền quán như tôi đã thực hành, tôi có thể cảm nhận cơn giận dữ vẩy chào giả biệt. Tôi yên tĩnh. Thí dụ, một người bạn mời tôi đến một tiệc liên hoan tối. Tôi sợ những buổi tiệc tối như sợ Quốc xã Hitler. Nhưng tôi đến, và tôi lịch sự, ngay cả khi có ai đấy hỏi rằng tôi có bị viêm bọng đái không. (Tôi không bị). Thiền quán rất hiệu quả, tôi sợ. Tôi đang ở trong một hiểm họa biến thành cái mền hay tấm chăn. Tôi ở trong hiểm họa sống vui!

PHỤ GIẢI:

(1) Transcendental meditation.

(2) Những người theo thuyết Du già.

(3) P. Mandelson: sinh ngày 21 tháng Mười năm 1953, hiện là đại diện của Anh quốc trong Liên hiệp Âu châu về thương mại. Được xem như kiến trúc sư của Đảng Lao Động hiện đại và tên mới của nó là “Tân Lao Động”. Tác giả quyển ‘Cách mạng của Blair (1996)’, và tác phẩm mới gần đây là ‘Những Thành phố ở Âu châu và Thế giới (2005)’.

(4) EastEnders: một chương trình truyền hình ở Anh quốc kể lại những câu chuyện về đời sống và làm việc của những người ở Albert Square.

(5) Valium: một loại thuốc an thần.

Can meditation stop me getting angry?
Tanya Gold, The Guardian, 08/04 2010
Tuệ Uyển chuyển ngữ, 23/04/2010
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=7,9066,0,0,1,0
Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!