RE: BINH THƯ YẾU LƯỢC
-
02.07.2007 13:33:15
99.- CHÁNH TRỊ CỦA TƯỚNG SÚY:
Ai bị nguy khốn thì làm cho họ yên ổn, ai sợ sệt thì làm cho họ vui lòng, ai phản nghịch thì đem họ trở về, ai bị oan ức thì giải cứu họ, ai cường thắng thì đè nén họ, ai yếu đuối thì nâng đỡ họ, ai nhiều mưu kế thì gần gũi họ, ai dèm pha thì lật tẩy họ, ai được của cải thì cho họ, không ỷ sức mạnh mà khinh địch, không cậy giầu có để tỏ vẻ kiêu ngạo đối với người, không cậy được yêu mến để thị uy, tính toán trước rồi sau mới dấy binh, biết chắc thắng rồi sau mới đánh, được ngọc lụa không được dùng làm của riêng, được con trai, con gái không được tự sai dùng. Như thế, khi sửa trị và ban bố mệnh lệnh mọi người đều tình nguyện chiến đấu, dùng binh không đổ máu nhiều mà địch tự thất bại vậy.
100.- TAY CHÂN CỦA TƯỚNG SÚY:
Bậc tướng súy ắt phải có kẻ tay chân làm tim bụng, có kẻ tay chân làm tai mắt, có kẻ tay chân làm móng răng. Nếu không có người làm tim bụng thì cũng giống như người đi đêm không đuốc, không có người làm tai mắt cũng giống như ở chỗ tối tăm không biết cách vận động, không có người làm móng răng cũng giống như người đói ăn vật độc không thể nào khỏi chết. Cho nên người tướng giỏi phải có những kẻ nghe rộng, nhiều mưu trí làm tim bụng, phải có những kẻ trầm lặng, dò xét kỹ càng, cẩn thận, kín đáo làm tai mắt, phải có những kẻ gan dạ, mạnh dạn làm móng răng.
101.- TRÍ VÀ NGU:
Dùng
ngu để chống trí là nghịch, dùng
trí để chống
ngu là thuận, dùng
trí để chống
trí là có cơ mưu.
102.- BA CƠ HỘI:
Có ba đường lối:
- Thứ nhất là
công việc;
- Thứ hai là
thế lực;
- Thứ ba là
tình cảm.
Cơ hội của
công việc đã xẩy tới mà không ứng biến được, là không có trí thức.
Cơ hội của
thế lực đã chuyển tới mà không mưu đồ được là không có
tài năng.
Cơ hội của
tình cảm đã phát sinh mà không thi hành được là không mạnh dạn.
Người tướng giỏi ắt nhân
cơ hội mà
xếp đặt để thắng trận.
103.- LỀ LỐI:
Khi ra quân, phải có
lề lối. Mất
lề lối thì phải gặp việc bất lợi. Lề lối có 15 thứ là:
Thứ nhứt: Biết lo liệu, nghĩa là rành rẽ về việc gián điệp
Thứ hai: Biết nói, nghĩa là giữ gìn lời nói
Thứ ba: Mạnh dạn, nghĩa là đánh với số đông mà không nhiễu loạn
Thứ tư: Liêm khiết, nghĩa là thấy lợi mà vẫn nghĩ đến điều nghĩa
Thứ năm: Công bằng, nghĩa là thưởng phạt đều nhau
Thứ sáu: Nhẫn nhịn, nghĩa là giỏi chịu điều xấu
Thứ bảy: Khoan hồng, nghĩa là dung nạp người
Thứ tám: Tín thực, nghĩa là nhận lời một cách khó khăn
Thứ chín: Cung kính, nghĩa là giữ lễ đối với các bậc hiền tài
Thứ mười: Sáng suốt, nghĩa là không dung nạp các điều sai lầm
Thứ mười một: Cẩn thận, nghĩa là không làm điều trái lẽ
Thứ mười hai: Nhân ái, nghĩa là giỏi nuôi dưỡng sĩ tốt
Thứ mười ba: Trung nghĩa, nghĩa là liều thân vì nước
Thứ mười bốn: Giữ phận, nghĩa là biết dừng, biết đủ
Thứ mười lăm: Có mưu trí, nghĩa là tự lo cho mình rồi sau lo cho người