Thực thể J
P.M.T 12.05.2010 16:09:43 (permalink)
Thực thể J.
 P.M.T

     Trên tờ giấy trắng, chúng ta tô đen một phần.  Giữa hai miền đen và trắng tồn tại một đường ranh, câu hỏi đặt ra là đường ranh đó có màu gì ?.  Đường ranh không thể chỉ thuộc một bên, do vậy nó không thể có màu đen hoặc trắng, và nó cũng không thể có màu khác vì trên tờ giấy chỉ có hai màu.  Nhưng đường ranh phải có màu vì nó nằm trên tờ giấy.  Nghịch lý xãy ra, vì rõ ràng tất cả chúng ta đang nhìn thấy nó.  Đường ranh cũng không phải thuộc về cả hai bên, vì nó không thể vừa trắng, vừa đen.  

     Theo tôi, đường ranh chẵng có màu nào hết, vì nó không thuộc tờ giấy, chúng ta không thấy nó, nó nằm trong nhận thức của mỗi chúng ta làm ta ngộ nhận.  Sự tồn tại của đường ranh là một dạng thực thể ( tạm gọi là thực thể J ) đang tồn tại quanh ta không phải tồn tại dưới dạng vật lý, con người không thể biết bằng giác quan, chỉ biết được sự tồn tại của nó thông qua nhận thức một cách tường minh, và mức độ tường minh phụ thuộc vào nhận thức của mỗi người.  Cùng một màu xanh trên chiếc lá, nhưng rất có thể tôi và bạn cảm nhận mức độ xanh là khác nhau, rộng hơn, cảm nhận khi xem một bức tranh cũng khác nhau, không ai giống ai hoàn toàn.  Chưa chắc một ngôi biệt thự đẹp hơn một mái nhà tranh.

     Nếu Thượng đế là một dạng thực thể J, thì Thượng đế là có thật trong nhận thức của tín đồ.  Quyền lực cũng là một thực thể J, do khác nhau về mức độ tường minh nên sự phục tùng cũng khác nhau.  Thói quen của con người thường không chấp nhận vấn đề khác với cái mình đã biết, khác với truyền thống suy luận thông thường hiển nhiên đúng hoặc khác với ý muốn.  Không ai tổ chức biểu quyết một vấn đề được cho là hiển nhiên đúng, người ta chỉ biểu quyết khi chưa biết nó có đúng hay không.  Vì vậy, kết quả biểu quyết của số đông chưa chắc đã là đúng.

     Nếu chúng ta hỏi ý kiến những người xung quanh mình:  Giữa hai số 0,999... và số 1, số nào lớn hơn.  Chắc rằng câu trả lời sẽ là 1, cho dù dãy số 9 có kéo dài đến vô tận.  Hy vọng bạn không trả lời như thế, bỡi hai số đó là bằng nhau ( tuyệt đối, không phải xấp xỉ ).  Trực giác đã đánh lừa số đông (!).  Nếu ta ký hiệu  S = 0,999... thì  10.S = 9,999... Suy ra:  9.S = 9  và  S = 1 ( đpcm ).  

     Thuở nhỏ, chúng ta học hình học, biết được rằng một đoạn thẳng là tập hợp bởi nhiều điểm.  Và chúng ta cũng được dạy rằng cái thùng lớn bao giờ cũng chứa nước nhiều hơn cái thùng nhỏ, cái bao lớn cũng sẽ chứa được nhiều thóc hơn cái bao nhỏ, dần dần đi vào tiềm thức của chúng ta.  Do đó, cũng rất tự nhiên khi chúng ta cho rằng đoạn thẳng dài hơn sẽ chứa được nhiều điểm hơn đoạn thẳng ngắn.  Hy vọng bạn không suy nghĩ như thế, bỡi vì số điểm trên mỗi đoạn thẳng là luôn bằng nhau cho dù đoạn này có dài hơn đoạn kia bao nhiêu đi nữa.  Hãy tưởng tượng trên mặt phẳng có hai đoạn thẳng, một ngắn, một dài.  Nếu ta nối chéo hai đầu mút của hai đoạn thẳng với nhau, giao nhau tại S.  Ta thấy, ứng với một điểm M bất kỳ trên đoạn thẳng dài ta luôn có một điểm N tương ứng trên đoạn thẳng ngắn qua tâm chiếu S ( ánh xạ 1-1 ), nghĩa là hai đoạn thẳng có số điểm bằng nhau ( đpcm ).  Ví dụ này cho thấy sự nguy hiểm của truyền thống suy luận thông thường hiển nhiên đúng ( như thuyết Địa tâm trong lịch sử khoa học ).

     Theo tôi, muốn suy luận đúng, không nên quá tin vào những gì mà mình đã biết và cũng không bỏ qua bất cứ chi tiết nhỏ nào của vấn đề, biết đâu nó chính là câu trả lời, tương tự Ngịch lý đường ranh.  Chúng ta không thấy đường ranh, mà chỉ thấy hai miền đen trắng mà thôi.  Nếu bạn đồng cảm với tôi, thì đã có sợi dây gắn kết giữa tôi và bạn.  Tôi hy vọng rằng sợi dây đó cũng là một thực thể J (!).
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.05.2010 16:13:30 bởi P.M.T >
#1
    P.M.T 13.05.2010 11:35:45 (permalink)
    Ý thức ảo.
    P.M.T

    1.  Vật chất và thông tin.

    Vật chất vận động tạo ra thông tin, thông tin được phát ra từ nguồn tin, truyền qua môi trường truyền tin để đến đích nhận thông tin.  Tuỳ theo bản chất của môi trường truyền tin sẽ quyết định cách mà thông tin được truyền trong đó.  Đích nhận thông tin sẽ tiếp nhận và xử lý tuỳ thuộc vào bản chất của nó.  Khi có thông tin hồi tiếp về nguồn phát ta gọi là cách nhận thông tin tích cực, ngược lại đó là cách nhận thông tin thông thường.  Trong cách nhận thông tin thông thường, nếu thông tin chỉ được giữ lại, ta gọi là cách nhận thông tin thụ động, còn nếu nó được truyền đi nguyên mẫu thì đích nhận thông tin đang đóng vai trò nguồn phát thông tin trong môi trường truyền tin. 

    2.  Vật chất và ý thức.

    Vật chất tạo nên môi trường truyền tin, vật chất cũng là nguồn phát và đích nhận thông tin.  Cách phát, truyền và ghi nhận, xử lý thông tin trong thế giới vật chất luôn theo một quy luật nào đó, ta gọi là định luật.  Ý thức không sinh ra định luật, không làm thay đổi định luật, nó vận động theo định luật.  Ý thức điều khiển cách mà thông tin tồn tại, vận động trong môi trường truyền tin.  Vật chất luôn luôn vận động, do vậy, môi trường truyền tin cũng luôn thay đổi và sẽ làm thay đổi quỹ đạo của ý thức.

    3.  Định luật và vật chất.

    Định luật có trước, Vật chất có sau.  Vật chất vận động theo định luật.  Ý thức là một tập hợp các phương thức, là quá trình xử lý thông tin do sự vận động của vật chất sinh ra.  Vật chất làm ý thức thay đổi trong quá trình xử lý thông tin.  Vì thông tin là vô hạn, nên vật chất không quyết định được sự ràng buộc giữa ý thức và thông tin.  Do đó, vật chất không thể quyết định được ý thức phải xử lý thông tin nào mà chỉ điều khiển ý thức xử lý thông tin như thế nào mà thôi.  Vì ý thức cũng vận động theo định luật, cho nên ý thức có khả năng làm thay đổi cấu trúc vật chất, biến nó từ dạng này sang dạng khác.

    4.  Thuộc tính vật chất.

    Trong thế giới khách quan, chỉ tồn tại hai dạng khách thể:  Định luật và Vật chất.  Thông tin và Ý thức là hai thuộc tính tạo nên cấu trúc của Vật chất.  Vạn vật trong thế giới tự nhiên đều chứa thông tin và có ý thức ( tập hợp các phương thức xử lý thông tin ) và đều có khả năng sản sinh và tiếp nhận thông tin.  Sự quang hợp của cây trồng là ý thức xử lý thông tin ngày và đêm;  Hòn đá bị vỡ ra do ý thức xử lý thông tin từ sức nặng của bánh xe lu theo định luật có sẵn, biến nó từ dạng này sang dạng khác;  Đường ranh giới giữa hai miền đen, trắng trên tờ giấy không phải vật chất mà là kết quả có bỡi ý thức xử lý thông tin của con người.

    5.  Quỹ đạo của ý thức.

    Ý thức thay đổi do vật chất vận động làm môi trường truyền tin thay đổi.  Tại mỗi thời điểm, nếu ta mô tả ý thức dưới dạng tường minh toán học, có lẽ thích hợp bỡi một véctơ thuộc hệ toạ độ Đềcác Oxy:  Hướng của vectơ ý thức thể hiện chiều truyền tin, mục đích mà nó đang mong muốn được đạt tới, độ lớn của vectơ ý thức tượng trưng cho tốc độ, cường độ truyền tin và góc tạo bỡi vectơ ý thức với trục Ox ( góc ý thức ) tượng trưng cho sự thay đổi ý thức, hướng xử lý cho phù hợp với môi trường truyền tin.

    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/87409/E87F83A438F54216ADD42354AF25C322.jpg[/image]

    Giả sử tại một thời điểm nào đó ý thức bắt đầu thay đổi, gọi  V1(x1,y1)  và vectơ ý thức hiện tại, và  V2(x2,y2)  là vectơ ý thức sẽ thay đổi tiếp sau đó.  Tương ứng với các góc ý thức là  a1  và  a2.  Giả thiết rằng, quy luật thay đổi của ý thức tuân theo nguyên tắc tổng các tốc độ truyền tin  trong suốt quá trình là nhanh nhất, tiết kiệm năng lượng nhất.  Gọi  t1, t2,...  và  s1, s2,...  là thời gian và khoảng cách truyền tin tương ứng.  Ký hiệu  v1, v2, v3,... tương ứng là độ dài của các véctơ V1, V2, V3,.... 

    Do    s1 = x1/cos(a1)  và    s2 = x2/cos(a2)  nên:
    Ta có các biểu thức:    t1 = s1/v1 = x1/v1.cos(a1).  Tương tự    t2 = x2/v2.cos(a2)
    Tức ta tìm điều kiện cho tổng:    T = t1 + t2   là nhỏ nhất ( Min ).    (1)
                                         Hay:    T = t1 + t2 = x1/v1.cos(a1) + x2/v2.cos(a2)  là Min    (2)

    Mặt khác ta cũng có các đẳng thức:    tg(a1) = y1/x1  và  tg(a2) = y2/x2.
                                                  Hay:    y1 = tg(a1).x1  và  y2 = tg(a2).x2
                                                             y = y1 + y2 = tg(a1).x1 + tg(a2).x2
                                  Đặt:    Y = y1 + y2 - y = tg(a1).x1 + tg(a2).x2 - y = 0    (3)

    Áp dụng phương pháp nhân tử Lagrăng.  Điều kiện cực trị (1) tương đương với hàm  F:
       F = T + z.Y = x1/v1.cos(a1) + x2/v2.cos(a2) + z.( tg(a1).x1 + tg(a2).x2 - y )    (4)
      
    Trong đó  z  là nhân tử Lagrăng.  Tìm điều kiện sao cho hàm  F  là Min.  Lần lượt lấy đạo hàm riêng cho các biến  a1  và  a2, điều kiện cực trị khi các giá trị của nó bằng không.  Do khó đưa các ký hiệu toán học thông dụng vào bài viết này, nên nếu ta ký hiệu  dr(F)/dr(x)  được hiểu là đạo hàm riêng của hàm  F  theo biến x, và ký hiệu cos^2(x) được hiểu là cos luỹ thừa 2 của góc x, ta được các biểu thức sau:

    dr(F)/dr(a1) = (x1/v1).(sin(a1)/cos^2(a1)) + z.x1.(1/cos^2(a1)) = 0.   
    dr(F)/dr(a1) = sin(a1)/v1 + z. = 0. 
    Hay ta có điều kiện cực trị:    sin(a1)/v1 = -z    (5)
    Tương tự ta cũng có:             sin(a2)/v2 = -z    (6).

    Từ (5) và (6) ta có điều kiện cực trị tổng quát cho suốt quá trình thay đổi ý thức:
    v1/sin(a1) = v2/sin(a2) = v3/sin(v3) = ... = vn/sin(an) = C = Const  ( Hằng số nào đó )    (7)

    Để xác định xem (7) làm cho hàm F là Max hay Min ta xét đến vi phân cấp 2:
    Ta ký hiệu  d2(F)  là vi phân cấp 2 của hàm F:

    d2(F) = [ (x1/v1).[(cos^3(a1) + 2.sin^2(a1))/cos^4(a1)] + z.x1.(2.sin(a1)/cos^4(a1) ].d(a1) +
                [ (x2/v2).[(cos^3(a2) + 2.sin^2(a2))/cos^4(a2)] + z.x2.(2.sin(a2)/cos^4(a2) ].d(a2)
             = [ x1/v1.cos(a1) + 2.x1.sin^2(a1)/v1.cos^4(a1) + 2.z.x1.sin(a1)/cos^4(a1) ].d(a1) +
                [ x2/v2.cos(a2) + 2.x2.sin^2(a2)/v2.cos^4(a2) + 2.z.x2.sin(a2)/cos^4(a2) ].d(a2)
             = [ x1/v1.cos(a1) + [2.x1.sin(a1)/v1.cos^4(a1)].[sin(a1)/v1 + z] ].d(a1) +
                [ x2/v2.cos(a2) + [2.x2.sin(a2)/v2.cos^4(a2)].[sin(a2)/v2 + z] ].d(a2)

    Do (5) và (6) nên:    d2(F) = [x1/v1.cos(a1)].d(a1) + [x2/v2.cos(a2)].d(a2) > 0    (8)
    Vậy, kết quả (8) cho ta hàm  F  là cực tiểu.

    Để ý rằng trong một tam giác ABC với các cạnh đối góc tương ứng a,b,c ta có định lý hàm số sin sau đây:    a/sin(A) = b/sin(B) = c/sin(C) = 2R.  Với  R  là bán kính đường tròn ngoại tiếp.  Trong trường hợp tam giác vuông thì 2R chính là độ dài cạnh huyền.

    Nếu ta ký hiệu hằng số  C  trong phương trình (7) bỡi  2R:  Tức  C = 2R  thì dãy số  v1, v2, v3,... chính là trị số độ dài của cạnh góc vuông tương ứng với các góc đối  a1, a2, a3,... được xác định bỡi định lý hàm số sin.

    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/87409/9475071AB53649BEAD3750DB2A869997.jpg[/image]

    Ta phát biểu:  Trên đường tròn (T), đường kính AC = 2R = C, một điểm B trên đường tròn xác định tam giác ABC.  Tỷ số độ dài vectơ AB và góc đối luôn luôn thoả (7).  Vậy, nếu chúng ta tịnh tiến tất cả gốc các vétơ ý thức về điểm A thì quỹ đạo các điểm mút của vectơ ý thức là đường tròn (T).  Phát biểu này mô tả trực quan hình học quy luật thay đổi ý thức của vạn vật.

    6.  Phương trình vectơ ý thức.

    Ta gọi  i  là số mà khi ta nhân một vectơ với nó thì vectơ ấy sẽ quay đi 90 độ theo chiều lượng giác ( i là số ảo ), gọi  n  là vectơ đơn vị trên phương AC, và  a  là góc đối của vectơ ý thức AB, ta biểu diển lại vectơ ý thức AB như sau:

               vectơ AB = n.AB.sin(a) + n.AB.i.cos(a) = n.AB.[ sin(a) + i.cos(a) ]    (9)
               Với  j = Pi/2 - a. 
               Ta viết lại (9):    vectơ AB = n.AB.( cos(j) + i.sin(j) ]    (10)

    Áp dụng công thức Ơle:  cos(j) + i.sin(j) = e^(i.j) = Exp(i.j).
    Ta đi đến phương trình:    vectơ AB = n.AB.Exp(i.j)    (11)
    Để ý rằng:    AB = AC.sin(a) = AC.cos(j) = 2R.cos(j) = C.cos(j).  (12)
    Thế (12) vào (11) ta được:           vectơ AB = n.C.cos(j).Exp(i.j)    (13).

    Ký hiệu lại  V = vectơ AB  ( vectơ ý thức ) ta đi đến kết quả:   

                                                      V = n.C.cos(j).e^(i.j)     
                           Viết cách khác:    V = n.C.cos(j).Exp(i.j)    (14).

    Phương trình (14) gọi là phương trình vectơ ý thức.
    Trong đó:    n  là vectơ chỉ phương mà theo đó tốc độ xử lý, truyền tin là nhanh nhất = C.
                      j  là góc lệch ý thức, góc lệch chiến thuật khi thay đổi ý thức.
                      i  là số ảo ( i^2 = -1 ).
                     e  là số Ơle = 2,71828.

    Điều kiện (7) tương tự nguyên lý Huyghen - Định luật khúc xạ ánh sáng.  Ánh sáng là một dạng vật chất, thông tin mà nó xử lý khi đi vào các môi trường truyền tin có chiết suất khác nhau, ý thức vận động theo định luật có sẵn sẽ tạo ra góc lệch chiến thuật  j  mà ta gọi là góc khúc xạ.  Vận tốc truyền tin cực đại  ( điều kiện j = 0, lúc đó |V| = C ) trong trường hợp này, có thể hiểu là điều kiện trong môi trường chân không và hằng số C trong phương trình (14) bằng 300.000 km/s theo đề nghị của Anhxtanh.

    Điều kiện (7) mô tả quy luật vận động của ý thức.

    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/87409/96935689CBBE4E618AD0CF500C579D75.jpg[/image]

    Giả sử một con báo săn mồi xuất phát từ điểm M và bắt được mồi tại điểm N.  Trong thế giới tự nhiên, sẽ không bao giờ tồn tại mức chiến thuật đuổi bắt là quỹ đạo nối thẳng MN, bao giờ con báo cũng phải chạy theo quỹ đạo cong nào đó cho dù con mồi chỉ di chuyển theo đường thẳng và không thay đổi chiến thuật trong suốt quá trình.  Bỡi tư duy của con báo phải thoả (14).  Hơn nữa, trong thế giới tự nhiên, các mục tiêu săn đuổi thường là mục tiêu thông minh.

    Thế giới vật chất thật kỳ diệu, tất cả có thể chỉ là một tổng thể thống nhất.  Từ cách một con báo săn mồi đến đường truyền của tia sáng và ngay cả nghệ thuật quản lý xã hội mềm dẻo thật ra chỉ là một.  Đó là nghiệm của phương trình (14) - Phương trình vectơ ý thức (!).

    Phương trình (14) hàm chứa một triết lý sâu xa đáng để chúng ta suy ngẫm.  Dưới đây là các hệ quả rút ra từ phương trình vectơ ý thức.

    7.  Ý thức ảo.

    Từ phương trình (10) và (14), ta thấy vectơ ý thức bao gồm hai phần:  Phần thực và phần ảo.  Cả hai phần quyết định trạng thái, hành vi của vật chất, khi phần thực thay đổi do sự vận động không ngừng của vật chất sẽ sinh ra dạng vật chất mới, giống loài mới mang tính kế thừa - tương tự thuyết tiến hoá của Đácuyn.  Khi phần ảo thay đổi chỉ làm thay đổi trạng thái nhận thức ( góc ý thức j ) và phương thức xử lý thông tin của vật chất mà thôi.

    Phần ảo của ý thức chịu sự tác động của môi trường vật chất truyền tin, là phần giao tiếp chung với thế giới bên ngoài của vạn vật.  Còn phần thực chỉ chịu sự tác động riêng của bản thân dạng vật chất mà nó là thuộc tính.  Phần thực thuộc về bản năng sẵn có, phần ảo là kỹ năng học tập từ môi trường.  Phần thực của ý thức có trong tất cả các dạng vật chất, còn phần ảo có giá trị trong dạng vật chất này nhưng có thể không có giá trị trong dạng vật chất kia phụ thuộc vào dạng vật chất đó có đang tư duy hay không. 

    Để chứng minh luận điểm trên, ta để ý rằng, nếu  j = 0  thì  i.sin(j) = 0, theo phương trình (10) thì phần ảo của ý thức bằng không, và do  j = 0  nên vật ấy không đang tư duy, bỡi góc ý thức hay góc lệch chiến thuật  j  không thay đổi, luôn bằng không.  Do vậy, khi vật chất không có phần ảo của ý thức thì khi ấy vật chất không đang tư duy và ngược lại.

    Phần thực của ý thức quyết định bản chất còn phần ảo quyết định hành vi.  Ý thức trong bài viết này phải được hiểu theo nghĩa rộng.  Đôi khi vật chất có hành vi đối với nhóm thông tin này nhưng lại không có hành vi đối với nhóm thông tin khác, bỡi bản chất của vật chất phụ thuộc vào loại thông tin mà nó có thể tiếp nhận, xử lý và lưu giữ.

    Đối với xã hội loài người, sự thay đổi phần thực của ý thức sinh ra các dân tộc và tôn giáo, thay đổi phần ảo của ý thức sinh ra các trường phái và giai cấp.  Phần thực của ý thức chứa bản năng sinh tồn chính là nguồn gốc của chiến tranh, còn phần ảo của ý thức sinh ra các học thuyết, chủ nghĩa, và tư tưởng đã đưa chiến tranh lên tầm nghệ thuật, và chính nó, phần ảo của ý thức cũng là nguồn gốc của sự giảng hoà.  Chiến tranh là do phần thực, còn hoà bình là do phần ảo, đó cũng là hai mặt đối lập trong thế giới vật chất.

    Giả thiết rằng vật chất vận động luôn hướng đến sự cân bằng, thì tổng các vectơ ý thức săn mồi của loài đi săn và của các loài bị săn theo phương trình (14) sẽ dần đến bằng không, ta gọi đây là sự cân bằng sinh thái.  Trong xã hội loài người, hành vi khéo léo thể hiện bản năng sinh tồn trong sự cân bằng về dân tộc và tôn giáo sẽ dẫn tới sự giảng hoà mà ta quen gọi là hoà bình, chừng nào sự cân bằng ấy còn tồn tại.

    8.  Cấu trúc của vật chất.

    Vật chất cơ bản được cấu trúc từ hai phần:  Loại thông tin mà nó chứa bên trong cùng với ý thức xử lý các thông tin đó để trao đổi với môi trường bên ngoài.

    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/87409/54EF5D853D754513A0151AC5780B6B3B.jpg[/image]

    Thông tin chứa trong vật chất có hai dạng:  Thông tin công cộng và thông tin nền.  Thông tin nền không nhận giá trị trực tiếp từ bên ngoài ( môi trường truyền tin ), nó như là bản chất khó thay đổi ( chỉ được thay đổi bỡi ý thức nền ) để đánh dấu sự khác biệt, trong khi đó, thông tin công cộng trực tiếp nhận giá trị từ bên ngoài để làm dữ liệu thích hợp cho ý thức tiếp nhận và xử lý. 

    Ý thức của vật chất cũng có hai dạng:  Ý thức công cộng ( phần ảo ) và ý thức nền ( phần thực ).  Ý thức công cộng thể hiện sự thay đổi phương thức xử lý để thích ứng với môi trường xung quanh, nó có khả năng sử dụng thông tin nền nhưng không làm thay đổi nội dung.  Ý thức nền là những gì diễn ra bên trong vật chất, nó không bị thay đổi phương thức xử lý trực tiếp bỡi môi trường bên ngoài, nhưng nó có khả năng làm thay đổi thông tin nền.

    Cấu trúc vật chất này có thể là thừa kế từ một cấu trúc vật chất khác do sự đột biến.  Sự thừa kế cấu trúc có thể sẽ bổ sung thêm ý thức nền; làm thay đổi, bổ sung ý thức công cộng; bổ sung thêm loại thông tin mà nó có khả năng xử lý.  Sự thừa kế không làm mất đi loại thông tin cũ và cũng không làm mất đi các ý thức nền sẵn có.  Hiện tượng thừa kế cấu trúc của vật chất là nguyên nhân của sự tiến hoá, sự thông minh và sự biến chất. 

    9.  Sự đột biến.

    Trong ý thức công cộng có thể bao hàm cả phương thức xử lý của ý thức nền.  Ý thức công cộng bị sự tác động trực tiếp của môi trường bên ngoài.  Khi ý thức công cộng xử lý thông tin, nó có thể yêu cầu sử dụng phương thức xử lý nền bên trong vật chất.  Trong điều kiện thích hợp, nhiều phương thức nền được các phương thức công cộng yêu cầu xử lý cùng lúc, chúng sử dụng chung một loại thông tin nền làm dữ liệu và cố thay đổi giá trị này theo nhiều cách khác nhau sẽ sinh ra mâu thuẩn nội tại trong bản thân của vật chất. 

    Việc kết hợp nhiều phương thức xử lý nền cùng lúc, thực chất về mặt lôgích chính là cách tạo ra phương thức nền mới, kéo theo loại dữ liệu mới cũng được hình thành để đáp ứng về yêu cầu thay đổi giá trị hay sự đa dạng của thông tin nền, đây là nguyên nhân gây ra đột biến của muôn loài.

    10.  Chiến tranh và đấu tranh.

    Cũng từ phương trình (14) - Phương trình vectơ ý thức, hệ quả rút ra từ nó là hai khái niệm chiến tranh và đấu tranh trong xã hội loài người.  Chiến tranh thuộc phần thực của ý thức, còn đấu tranh do phần ảo sinh ra.  Chiến tranh nhắm đến mục đích đồng hoá hoặc khai hoá phục vụ nhu cầu sinh tồn hoặc đức tin, còn đấu tranh nhắm đến tư tưởng hoặc chủ nghĩa làm thay đổi cách tổ chức xã hội, phân chia tư liệu sản xuất.  Chủ nghĩa tư bản được xây dựng trên nền tảng đấu tranh dân chủ, Chủ nghĩa cộng sản được xây dựng trên nền tảng đấu tranh giai cấp.  Cả hai được xây dựng trên phần ảo của ý thức, nên không có khả năng làm thay đổi bản sắc dân tộc hoặc đức tin.

    11.  Triết học và toán học.

    Nhà triết học Mác có một luận điểm nổi tiếng:  Một khoa học sẽ không đạt đến sự hoàn thiện chừng nào nó còn chưa biết sử dụng đến toán học.  Triết học là một khoa học, người ta cũng cho rằng nó bao trùm luôn cả toán học.  Luận điểm này có lẽ không đúng, bỡi lẽ toán học với lôgích nội tại của nó, diễn tả quy luật khách quan đang tồn tại đâu đó trong thế giới tự nhiên, không cần đến sự hỗ trợ của triết học.

    Toán học rất gần gũi với triết học.  Sử dụng toán học để suy diễn các quan điểm triết học là điều không phải dễ làm, nhưng không phải là không làm được.  Nhưng ngược lại, ta không thể sử dụng một quan điểm triết học nào đó để biện minh cho một kết quả toán học.  Vậy, quan điểm toán học bao trùm cả triết học có lẽ đúng hơn.  Hãy nhìn lại phương trình (14) - Phương trình vectơ ý thức - nó hàm chứa một triết lý rất sâu xa vượt ra ngoài phạm vi của bài viết này.







    <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2010 11:48:56 bởi P.M.T >
    Attached Image(s)
    #2
      P.M.T 15.05.2010 06:55:55 (permalink)
      Ngụy biện.
      P.M.T

          Tôi nghe nói theo Phật giáo, con người có kiếp luân hồi.  Để con người không nhớ được kiếp trước của mình đã từng sống, khi đầu thai trở lại, Diêm Vương cho người đó uống "thuốc lú" để quên đi.
         
          Giả sử Diêm Vương là có thật.  Khi bạn chết đi. trong thế giới âm phủ, bạn sẽ biết được rằng bạn đã chết rồi và bạn cũng biết là mình đã từng sống trên cõi dương trần.  Vì vậy:

          Nếu bạn biết là mình đã chết thì bạn đã chết.
          Nếu bạn biết là mình đã sống thì bạn cũng đã chết.
          Nhưng hiện tại bạn đang sống, vì vậy bạn sẽ không biết được là mình đã chết hay chưa.

          Do không biết được mình đã chết hay chưa nên bạn cũng không thể biết được kiếp trước mình đã sống.  Tóm lại, nếu Diêm Vương là có thật thì ông ta sẽ không cần đến "thuốc lú".

          Còn nếu bạn biết chắc là mình chưa chết lần nào, thì Diêm Vương không tồn tại.
      #3
        P.M.T 20.05.2010 12:53:16 (permalink)
        Những cái không của học vị tiến sĩ

        1.  Học vị tiến sĩ không có nghĩa là sẽ tự động đem lại thanh thế hay uy danh cho cá nhân.
            Học vị tiến sĩ mới chỉ là bước đầu vào nghiên cứu khoa học, nó chẳng đem lại uy danh cho người có học vị nếu người đó không có công trình nghiên cứu nào có giá trị.

        2.  Học vị tiến sĩ không tự động nâng giá trị ý kiến của bạn.
            Nhiều người tin rằng một khi họ có văn bằng tiến sĩ trong tay, công chúng sẽ tự nhiên kính trọng ý kiến của họ.  Niềm tin này hoàn toàn sai.  Nhiều người có học vị tiến sĩ có thể am hiểu và uyên bác về một lĩnh vực chuyên môn hẹp nào đó, nhưng không phải là chuyên gia của mọi vấn đề khác.

        3.  Học vị tiến sĩ không phải là mục tiêu sau cùng trong học hành, nghiên cứu.
            Nếu chỉ muốn có mảnh giấy để treo trên tường thì không nên theo đuổi học vị tiến sĩ.  Bạn phải nhận thức rằng cái được tính sổ không phải là danh xưng hay học vị tiến sĩ, mà là nghiên cứu khoa học do chính mình tiến hành và hoàn tất.

        4.  Học vị tiến sĩ không bảo đảm sẽ có công ăn việc làm.
            Có khi ngược lại, tốt nghiệp tiến sĩ có thể khó tìm việc làm hơn cử nhân hay thạc sĩ.  Một số công ty không muốn và không thích mướn những người với văn bằng tiến sĩ cho những việc không dính dáng vào nghiên cứu.

        5.  Học vị tiến sĩ không phải để gây ấn tượng trong gia đình hay bạn bè.
            Văn bằng tiến sĩ chỉ là giấy thông hành cho nghiên cứu, chứ không phải để lấy le với người thân, bạn bè hay với xã hội.  Không phải lúc nào cũng đòi người khác phải gọi mình là ông tiến sĩ.

        6.  Học vị tiến sĩ không phải là cái cớ để cho là mình thông minh.
            Bạn sẽ không thể nào có được văn bằng tiến sĩ chỉ vì mình thông minh. Bạn phải chuẩn bị đương đầu với những thất bại, phải chuẩn bị động não để học cái mới và suy nghĩ cái mới.

        7.  Học vị tiến sĩ không phải để kiếm nhiều tiền.
            Học vị tiến sĩ là nhà nghiên cứu, nhà khoa học, và cái quan tâm đầu tiên của nhà khoa học là sự thật, chứ không phải sự giàu có về tiền bạc.

        8.  Học vị tiến sĩ không có nghĩa là một lựa chọn tốt nhất trong đời.
            Cống hiến cho xã hội có nhiều cách và cuộc đời có nhiều lựa chọn, và học vị tiến sĩ chỉ là một trong số hàng trăm lựa chọn.  Có thể học vị tiến sĩ là một sự nguyền rủa.  Bạn phải tự hỏi mình muốn làm người lãnh đạo trong những người có văn bằng cử nhân, thạc sĩ, hay là làm một nhà nghiên cứu tầm thường.
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.05.2010 12:55:13 bởi P.M.T >
        #4
          P.M.T 02.07.2010 09:34:15 (permalink)
          Lý thuyết đa thông minh

             Năm 1905, nhà Tâm lý học người Pháp Alfred Binet lần đầu tiên đưa ra một bảng test làm thước đo về độ thông minh, với mục đích phân loại học sinh thành những nhóm tương đương về trí tuệ để thuận tiện cho việc đào tạo. Năm 1912, nhà Triết học và Tâm lý học người Đức William Stern cho ra đời thuật ngữ IQ (intelligence quotient). Ông đã sử dụng thương số giữa Tuổi trí tuệ (phản ánh mức độ phát triển trí tuệ của một người) với Tuổi sinh học (tuổi thực tế của người đó) để tính toán sự phát triển trí tuệ của một cá nhân. Năm 1916, Lewis M. Terman, một nhà Tâm lý học ở trường ĐH Stanford đã cải tiến cách tính này, bằng việc nhân thương số trên với 100 để bỏ bớt số lẻ sau dấu thập phân. Công thức tính chỉ số thông minh của ông: IQ=Tuổi trí tuệ*100/Tuổi sinh học đã được công nhận và sử dụng rộng rãi. Ông cũng hoàn thiện thêm từ bảng test của Binet để tạo nên bản trắc nghiệm Stanford-Binet được coi là bản gốc cho nhiều bài test IQ hiện nay.

           Lý thuyết đa thông minh - theory of multiple intelligences (MI) – được nhà Tâm lý học Howard Gardner, GS. ĐH Harvard đưa ra lần đầu trong cuốn sách Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences xuất bản vào năm 1983. Trong lý thuyết này, Howard phản bác quan niệm truyền thống về khái niệm thông minh, vốn thường vẫn được đồng nhất và đánh giá dựa trên các bài trắc nghiệm IQ. Ông cho rằng khái niệm này chưa phản ánh đầy đủ các khả năng tri thức đa dạng của con người. Theo ông, ở trường, một học sinh giải quyết dễ dàng một bài toán phức tạp chưa chắc đã thông minh hơn đứa trẻ khác loay hoay làm mãi không xong bài toán đó. Cậu học sinh thứ hai rất có thể sẽ giỏi hơn trong các “dạng” thông minh khác. Lý thuyết đa thông minh cho rằng, mỗi cá nhân hầu như đều đạt đến một mức độ nào đó ở từng phạm trù trong hệ thống các dạng thông minh. Mức độ này thấp hay cao thể hiện hạn chế hay ưu thế của cá nhân đó trong lĩnh vực này. Đặc biệt, mức độ này không phải là hằng số trong suốt cuộc đời của họ mà sẽ có thể thay đổi (nâng cao hay giảm đi) tùy vào điều kiện trau dồi. Theo đó, Howard Garder và nhóm cộng sự của mình đề xuất việc giáo dục trong nhà trường không nên rập khuôn ở một nội dung chung cho các đối tượng, mà nên phân loại thành các hình thức đào tạo tập trung để phát triển (những khả năng) hoặc cải thiện (những mặt yếu) của học sinh. Ở lần xuất bản đầu tiên, Đa thông minh được phân chia trên 7 dạng thức: Thông minh Logic – Toán học (Logical – Mathematical), Thông minh Từ vựng - Ngôn ngữ (Verbal – Linguistic), Thông minh Thị giác – Không gian (Visual – Spatial), Thông minh Cơ thể (Bodily – Kinesthetic), Thông minh Âm nhạc (Musical), Thông minh Nội tâm (Intrapersonal) và Thông minh Tương tác (Interpersonal). Sau này, các tái bản của Frames of Mind bổ sung thêm định nghĩa về dạng thông minh thứ 8: Thông minh Thiên nhiên (Naturalist Intelligence) và hiện tại đang xem xét kết nạp thêm dạng thông minh thứ 9: Thông minh Sinh tồn (Existentialist Intelligence). Ông cũng đã từng cân nhắc phạm trù Thông minh Tinh thần (Spiritual Intelligence) nhưng về sau quyết định không đưa vào hệ thống này.

           Tranh luận về MI. Lý thuyết này đã gây nên sự chú ý đặc biệt, kéo theo sự tranh luận sôi nổi trong cộng đồng các nhà tâm lý học, giới học thuật và giáo dục. Nhiều nhà tâm lý học đã phản đối cách đặt vấn đề của Howard Gardner. Họ cho rằng ông xây dựng lý thuyết này dựa trên trực giác của mình nhiều hơn là các dữ liệu hay kinh nghiệm nghiên cứu. Và rằng, cách phân loại thông minh của ông chỉ là cách gọi tên khác đối với các dạng năng khiếu hay tuýp tính cách cá nhân. Nói cách khác, ông chẳng mở rộng được thêm gì ở khái niệm thông minh, mà thay vào đó là sử dụng khái niệm này cho những cái mà nhân loại vẫn quen gọi là khả năng. Phe ủng hộ MI thì cãi lại rằng quan niệm thông minh truyền thống quá hẹp, do đó phải mở rộng định nghĩa này để phản ánh chính xác hơn bức tranh sinh động các khả năng của con người. Họ tuyên bố rằng, quan niệm cũ về thông minh sụp đổ chính vì sự hạn chế của nó, chứ không phải khái niệm thông minh chỉ được đóng khung ở khả năng nhận thức và trí tuệ của cá nhân. Trí thông minh phải cần thiết được tính đếm dựa trên nhiều dạng phẩm chất, chứ không chỉ đơn thuần xác định trên các bài test IQ. Bất chấp những tranh cãi trong giới học thuật, lý thuyết này đã được các nhà giáo dục và các nhà làm chính sách đón nhận nhiệt tình. Trong hơn 20 năm qua, nó thực sự đã ảnh hưởng rất lớn vào nhận thức và hành động trong giáo dục, đặc biệt là ở Mỹ. Nhiều trường ĐH, trung học đã thiết kế chương trình giảng dạy, phân chia các lớp học và thậm chí cấu trúc lại toàn bộ hệ thống trường dựa trên việc vận dụng MI. Rất nhiều cuốn sách và tài liệu giáo dục đã tham gia phân tích lý thuyết này và đưa ra những gợi ý cho việc áp dụng chúng trong các lớp học. Nhiều giáo sư đã tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn về MI, thử nghiệm với những khóa học và bài thi để kiến giải và đóng góp cụ thể hơn những ví dụ thực tiễn.

          1. Năng lực tư duy: Giỏi làm việc với các con số. Là khái niệm được nói đến nhiều nhất. Năng lực này được thể hiện ở các khả năng như tính toán, phân tích, tổng hợp và nhận định... Những người có năng lực tư duy tốt thường có trí nhớ tốt, thích lý luận, giỏi làm việc với các con số, nhìn nhận vấn đề logic, khoa học... Tố chất này giúp người ta dễ thành công trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ như Toán học, Vật lý, Tin học, Thiên văn...

          2. Năng lực ngôn ngữ: Giỏi làm việc với các con chữ. Nhạy cảm và thông minh trong sử dụng từ ngữ, ưa thích sáng tạo các tầng ý nghĩa của câu chữ. Những người có năng lực ngôn ngữ cao thường có kỹ năng nói và viết tốt. Họ cũng thường được hậu thuẫn bởi trí tưởng tượng phong phú và khả năng miêu tả, kể chuyện hấp dẫn. Những tố chất này giúp họ dễ thành công trong các lĩnh vực Văn học, Biên kịch, Viết lời quảng cáo, Luật sư, Diễn giả…

          3. Năng lực biểu diễn: Giỏi làm việc với các bộ phận cơ thể. Năng lực này thể hiện rõ nhất qua khả năng chỉ huy, điều khiển những bộ phận trên cơ thể: mắt, miệng, tay, chân... Những người này thường rất khéo léo và uyển chuyển trong các động tác, dễ dàng diễn tả hoặc truyền đạt cảm xúc qua hình thể. Tố chất này giúp người ta dễ thành công nếu đi vào các ngành biểu diễn như Múa, Xiếc, Diễn viên, Thể dục dụng cụ, Vũ công, Bơi lội... Các ngôi sao bóng đá cũng có một phần tố chất này.

          4. Năng lực âm nhạc: Giỏi làm việc với các tổ hợp âm thanh. Theo Howard Gardner, năng lực này có quan hệ gần như tỷ lệ thuận với năng lực ngôn ngữ. Nó thể hiện ở sự nhạy cảm đối với các giai điệu, cảm xúc, tiết tấu, âm thanh… Thuở bé, năng lực này có thể nhận biết qua các khả năng nhận thức, thẩm âm và ghi nhớ các giai điệu. Những em bé có khả năng này rất ưa thích bắt chước hoặc sáng tạo các tổ hợp âm thanh. Đương nhiên, đối tượng này dễ thành công trong các ngành Âm nhạc như Ca sĩ, Nhạc sĩ, Soạn nhạc...

          5
          . Năng lực thị giác: Giỏi làm việc với các vật thể, không gian. Thế mạnh lớn nhất trong khả năng này là có cảm giác tốt, chuẩn xác về không gian, tọa độ và bố cục. Nếu để ý, những em bé thuộc dạng này thường bộc lộ khả năng qua việc giỏi vẽ, thích tô màu, tò mò nghịch và sắp xếp các đồ vật, hay chịu khó làm những vật thể đẹp mắt… Nên đi vào những ngành như Họa sĩ, Kiến trúc sư, Nhà điêu khắc, Thủy thủ hay Phi công...

          6. Năng lực tương tác: Giỏi làm việc với người khác. Tinh tế và nhạy cảm trong nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc, nắm bắt trúng những xúc cảm của người khác. Những người này thường có đầu óc tổ chức, có khả năng thuyết phục và dễ gây ảnh hưởng. Những cá nhân này có tiềm năng khi làm những công việc như Nhà giáo, Bán hàng, Tư vấn, Chính trị gia hay Thủ lĩnh tôn giáo...

          7
          . Năng lực nội tâm: Giỏi làm việc với chính mình. Rất am hiểu bản thân, đánh giá chính xác các cảm xúc và hành vi của mình. Theo Howard Gardner, những người này thường thích suy tư, có khả năng tập trung cao độ, làm việc độc lập một cách hiệu quả và thường nhìn nhận sự việc ở tầng nghĩa sâu… Nhiều người có khả năng này đã trở thành những nhà Triết học, Thần học, Phân tâm học nổi tiếng…

          8. Năng lực thiên nhiên: Giỏi làm việc với thiên nhiên. Khả năng này thể hiện ở sự nhạy cảm đối với các vật thể trong thế giới tự nhiên. Những người thuộc tuýp này rất tò mò quan sát và tìm hiểu về cây cối và động vật. Họ thường nắm bắt và học hỏi rất nhanh thông qua sự tương tác với thiên nhiên, với các hoạt động ngoài trời. Thiên hướng này giúp họ dễ đạt thành công nếu đi theo các ngành Sinh học, Môi trường, Y học…
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.07.2010 09:45:28 bởi P.M.T >
          #5
            P.M.T 16.07.2010 02:04:15 (permalink)
            Đừng làm việc một mình

            Dù là người sáng lập một công ty nhỏ, làm việc tự do hay sở hữu một website, phải thừa nhận rằng quá nhiều người trong số chúng ta đang làm việc một mình. Bởi mặt trái của cuộc cách mạng kĩ thuật số chính là sự cô lập. Web cho phép ta làm được những công việc trước đây đòi hỏi cả một nhóm người. Nó cũng giải phóng ta khỏi những giới hạn địa lý, khiến làm việc tại nhà trở nên thật đơn giản. Nhưng song song với những điều ấy, là sự cô lập.

            Mối nguy hiểm từ sự cô lập

            Sau một thời gian dài, làm việc một mình ( kể cả khi bạn vẫn là một phần trong nhóm )  sẽ gây hại cho sức khỏe tinh thần của bạn, bên cạnh đó, là cả công việc và website. Trên thực tế, nếu dự án của bạn vẫn có những thành viên khác cùng làm việc, nhưng họ chỉ là cấp dưới, bạn vẫn có thể cảm thấy đơn độc.

            Nếu không có một đồng nghiệp để chia sẻ ý tưởng và thảo luận về công việc, dự án, nghĩa là bạn đang phải đối mặt với một số nguy cơ sau:

                * Cạn kiệt khả năng sáng tạo

            Sáng tạo sinh ra từ sự tương tác. Bạn khó có thể luôn luôn sáng tạo, nếu chỉ có một mình. Những ý tưởng xuất sắc nhất thường xuất hiện từ những buổi brainstorming của cả một nhóm, khi một ý tưởng tốt của người này làm nảy sinh ý tưởng cho người khác. Nếu không có ai để cùng lên ý tưởng, dự án của bạn chắc chắn sẽ thiếu đi những yếu tố khơi mào sáng tạo.

                * Mất tự tin

            Làm việc một mình quá lâu có thể khiến chúng ta mất tự tin vào khả năng cũng như công việc của mình. Điều này sẽ đặc biệt đúng khi ta mắc sai lầm, và mọi việc từ đó đi lệch hướng. Nếu không có ai đó động viên hoặc trấn an, chẳng bao lâu chúng ta sẽ cảm thấy nghi ngờ và lên án chính những quyết định của mình.

                * Tự tin thái quá

            Ngược với việc mất tự tin trên, một số khác, trái lại, trở nên tự tin quá mức. Những người như vậy rất cần có thêm những thử thách, cần được người khác chất vấn. Đây là chính trường hợp tác giả bài viết này gặp phải. Nếu các đồng nghiệp không thường xuyên đặt câu hỏi cho ý tưởng của anh, tác giả thừa nhận, anh có thể đã vô tình rơi vào sự tự phụ sai lầm đó mà vẫn không hay biết. Không có những người đồng nghiệp như vậy, dự án của bạn có thể dễ dàng trở nên hoàn toàn lệch hướng.

                * Giới hạn hiểu biết

            Chẳng ai có thể là chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Trong khi đó, việc duy trì một website nói riêng và một công việc kinh doanh nói riêng đòi hỏi rất nhiều loại kĩ năng. Phải làm việc một mình với những vấn đề và tình huống ngoài tầm hiểu biết, ngoài khả năng chuyên môn không những khiến bản thân bạn lúng túng, mà còn khiến công việc gặp rất nhiều khó khăn và giới hạn.

                * Quan điểm phiến diện

            Một vấn đề khác của việc làm việc độc lập, đó là bạn chỉ có đánh giá công việc từ một quan điểm duy nhất. Bằng việc bổ sung quan điểm từ người khác, bạn sẽ có một tầm nhìn rộng hơn, cũng như có cơ hội tiếp cận với thử thách từ những phương diện mới mẻ.

                * Quá tải

            Kinh doanh hoặc quản trị một website với mục đích thương mại đôi khi có thể trở thành một gánh nặng, đòi hỏi bạn thường xuyên đưa ra các quyết định lớn, chủ yếu là về việc tuyển dụng và các vấn đề tài chính. Phải một mình đưa ra hàng loạt quyết định như vậy thực sự là một trách nhiệm nặng nề, và bạn sẽ sớm thấy quá tải. Có cộng sự để chia sẻ những vẫn đề như vậy sẽ khiến mọi chuyện rất khác.

            Vậy, bạn có thấy mình gặp phải nguy cơ nào trong những vấn đề vừa được liệt kê trên đây không? Nếu câu trả lời là không, tác giả khuyến cáo bạn nên đọc lại mục "Tự tin thái quá" và suy nghĩ lạ câu trả lời. Thật khó có thể tin rằng một người duy trì công việc kinh doanh hoặc xây dung website đơn độc, lại không được lợi gì khi có thêm những ý kiến đóng góp từ các cộng sự khác.

            Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là, làm thế nào để bạn tìm được người cộng sự mình cần?

            Tìm kiếm những quan điểm mới

            Giải pháp dễ thấy nhất là có người cùng hợp tác ngay từ khi khởi đầu dự án. Làm việc cùng ai đó khi xây dựng một trang web hoặc khởi đầu công việc kinh doanh với một nhóm cộng sự bao giờ cũng đem lại nhiều lợi ích. Đó cũng là điều tác giả đã làm, và anh thừa nhận nếu không có hai người đồng sáng lập, việc kinh doanh của anh hẳn đã không ít lần lâm vào bế tắc.

            Tất nhiên, không phải cộng sự nào cũng đem tới cho bạn những kinh nghiệm vui vẻ. Tuy vậy, tỉ lệ đấy là không đáng kể so với những lợi ích mà bạn có được khi hợp tác cũng những cộng sự tốt.

            Bạn còn có thể làm gì nữa? Còn lựa chon nào khác để tìm kiếm những cộng sự đem tới những quan điểm mới mẻ và đồng hành cùng bạn trong việc lên ý tưởng?

            Đây là vài lựa chọn trong số đó:

                * Hùn vốn kín ( không tham gia việc quản trị công ty )

            Đây là phương pháp tác giả bài viết này đã lựa chọn. Công ty của anh có một giám đốc không điều hành, Bạn, làm việc cùng lúc cho nhiều công ty, chịu trách nhiệm nhắc nhở và góp ý cho các thành viên khác. Bạn có những quan điểm hoàn toàn khác về công việc kinh doanh, và thường xuyên đưa ra các chất vấn cho ban giám đốc. Đổi lại, bạn nắm một phần lợi nhuận nhỏ của công ty. Đó thực sự là một cộng sự đáng giá.

                * Cố vấn

            Nếu bạn không có ý định để ai đó tham gia trực tiếp vào công việc kinh doanh của bạn, cân nhắc tới việc thuê một cố vấn viên - người bạn có thể thảo luận và lấy ý kiến về những vấn đề cơ bản của công việc, là một ý tưởng không tồi. Phải thừa nhận rằng, giải pháp này khá tốn kém, nhưng đổi lại sẽ đem tới những quan điểm đáng giá cho doanh nghiệp của bạn.

                * Hỏi ý kiến tiền bối

            Một lựa chọn khác cho bạn, là tìm tới một người đi trước giàu kinh nghiệm mà bạn ngưỡng mộ, và đề nghị được hướng dẫn. Rõ ràng, các bậc tiền bối này thường sẽ rất bận rộn với công việc riêng. Nhưng nếu bạn được họ dành thời gian cho mình, bạn có thể nhận được không ít những lời khuyên có giá trị. Thường bạn sẽ cần tới một giờ trò chuyện cùng những tiền bối này mỗi tháng để kiểm soát và đánh giá đúng công việc của mình.

                * Bạn bè

            Một giải pháp đơn gian và ít tốn kém, là tìm tới một người bạn đã từng gặp những tình huống tương tự như vấn đề của bạn. Hai người có thể thường xuyên trò chuyện, chia sẻ các vấn đề mà mình gặp phải, cùng ở cương vị một chủ doanh nghiệp, hay một chủ website, thảo luận những ý kiến, quan điểm khác nhau.

                * Cộng đồng

            Bên cạnh một cố vấn, một người hướng dẫn, hay bạn bè, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ một cộng đồng online. Bạn sẽ có nhiều lựa chọn trong trường hợp này, nhưng tốt nhất là cộng đồng mà bạn tham gia không quá lớn. Như vậy, mọi người có thể nhớ đến bạn cũng như những vấn đề của bạn.

            Dù lựa chọn giải pháp nào, quyết định cuối cùng cũng luôn nằm ở bạn. Vấn đề là, nếu bạn muốn nhìn nhận đúng về tiềm năng của website, hay rộng hơn, là công việc kinh doanh mà mình đang theo đuổi, bạn cần sự giúp đỡ cũng như động viên từ nhiều hơn một cộng sự khác. Con người, về bản chất, luôn đạt thành quả tốt nhất khi làm việc theo nhóm, và bạn cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ta sinh ra không phải để làm việc mọi việc một mình.

            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9