hương cỏ
munkun 15.05.2010 14:37:19 (permalink)
Đây là câu chuyện do tôi tự sáng tác, nên còn nhiều sai sót, cảm ơn các bạn đã nghé qua đọc, mong nhận được sự góp ý của các bạn để giúp tôi hoàn thành câu chuyện của mình được tốt nhất. Xin cảm ơn !!!
  • Xuống đi !
Cánh cửa xe Lexus đen bật mở, cô gái nhỏ bị đẩy ra ngoài bởi một bàn tay thô bạo. Nước da trắng ngần, đôi mắt đen nhánh như hố sâu hút mọi ánh nhìn lại thoáng hiện vẻ khinh ghét và bất cần. Trong bộ váy trắng, tay cầm chiếc cặp táp đã sờn cũ và một túi hành trang, cô rảo bước trên con đường chạy thẳng tới '' Trường học dành cho trẻ khuyết tật ''. Theo ngay sau là ông lão đã ngoài 70 khệ nệ khéo theo vài chiếc valy lớn tất tải gọi với.
  • Cô chủ ... cô chủ ... đợi lão già này với, lão đi không kịp rồi.
  • Hét lên làm gì, tôi có bị điếc đâu, nhanh cái chân lên, người đâu mà chậm như rùa, bộ không thấy trời nắng lắm sao ?
  • Thì xin cô cũng đi chầm chậm hộ lão với, bao nhiêu là đồ thế này, cô bảo lão phải làm sao bây giờ ?
  • Ông hỏi tôi thì tôi hỏi ai, bộ muốn tôi sách hả, hay muốn tôi cõng ông ?
Trời nắng như đổ lửa, không khí lại ẩm ướt gây lên một cảm giác oi nồng khó chịu cho tất cả mọi sinh vật đang hít và thở, cô gái nhỏ cũng không phải ngoại lệ. Thế nhưng đều đặn hàng tháng, cô lại bỏ thành phố hoa lệ để lên đây hứng chịu cái không khí quê mùa ẩm mốc này. Cổng trường cuối cùng cũng hiện ra trước mắt, cổng sắt cao lớn sừng sững giữa không gian hoang vu, hiu quạnh. Tất cả bờ tường đều cao hơn 3 mét và bằng sắt với những biểu tượng hình đầu con sư tử làm trang trí cho cảnh vật thêm phần uy nghi. Két … két … két … cảnh cửa được hé mở chỉ đủ một đứa trẻ lọt qua.
  • Cô đã đến, lần này cô đến sớm quá, cô Linh đang nghỉ, mời cô vào.
  • Uhm !
  • Giúp tôi một tay nào chú Nam, nhiều đồ quá – Ông quản gia vội vàng lên tiếng cầu mong xua đi được không khí ảm đảm của cuộc viếng thăm.
  • Vâng … vâng, để tôi giúp nào, sao lần này lại nhiều đồ thế hả bác Ba ?
  • Cô chủ định ở lại đây vài ngày, cô vừa mới kết thúc học phần xong, tranh thủ lên đây nghỉ ngơi í mà.
  • Ha … ha … lên đây nghỉ ngơi á ? Cô chủ bị sao vậy ? - Chú Nam không nén nổi một tiếng cười trừ, lên đây nghỉ ngơi sao, nhà cô chủ như vậy, thiếu gì các resort mà lại mò lên đây.
  • Nhỏ tiếng thôi, cậu muốn chết sao, cô chủ nghe thấy bây giờ, cậu không biết thì im mồm cho tôi, kẻo lại vạ vì miệng thì tội lắm.- Ông Nam làu bàu nhưng cũng không nén nổi một tiếng thở dài, chỉ mong sao cho cô chủ không nghe thấy.
Trường học được tái sử dụng từ ngôi tu viện bị bỏ hoang thời Pháp Thuộc và được tu sửa cho phù hợp với môi trường sinh hoạt của học sinh với khu nhà chính để nghỉ ngơi và học tập. Giờ nghỉ, tất cả học sinh được chơi ở cái sân gạch vuông sau khu nhà chính được đầu tư nâng cấp thành công viên nhỏ. Hai khu nhà phụ ở hai bên dùng để làm nơi nghỉ ngơi của giáo viên, cán bộ trong trường bên trái và nhà ăn bên phải.
  • Hiệu trưởng Phương đang ở đâu ? Tôi muốn gặp bà ấy có chút chuyện.
  • Vâng, mời cô đi theo lối này, hiệu trưởng hiện đang ở tầng 3 bên trái, hôm nay có một học viên bị sốt cao hiện đang cho nằm ở khu bệnh xá trên đó.
  • Bệnh có lây không ? Liệu có ảnh hưởng đến các học sinh khác không ?
  • Thưa cô, mong cô yên tâm, em í được phát hiện kịp thời và chúng tôi có đầy đủ các biện pháp phòng ngừa thích hợp nhất để không làm ảnh hưởng đến các học viên khác.
  • Tôi hỏi là có lây được cho các học sinh khác không, anh bị điếc à ?
  • … Không, thưa cô, không thể có chuyện lây nhiễm được.
Ánh mắt cô bỗng hiện lên sự tức giận và lo lắng, cơ thể khẽ rung lên nhưng rồi lại vụt tắt khi nghe được lời của người dẫn đường, hai bàn tay nắm lại cũng từ từ dãn ra. Nhanh như cắt, cô gái lại trở về với trạng thái điềm nhiên vô cảm, chỉ có bước đi là có phần mau mắn hơn.
  • Hiệu trưởng Phương.
  • A … cô Thiên, cô đến tự bao giờ, cô đến sớm quá làm tôi chưa kịp chuẩn bị gì cả, mời cô đi theo tôi. Cô lên lần này có một mình thôi sao ?
  • Không … vẫn như mọi lần … bà ấy dừng ở ngoài cổng.
  • À … vâng, chắc là phu nhân có việc đột suất. Cô lên đây thật là vui quá, dạo này tình hình của cô Phương có vẻ khá hơn, đã biết nhận diện được chữ số rồi cô à. Tôi cũng đang định chiều gọi điện lên để báo cho cô và gia đình mừng.
  • Không cần đâu. Bệnh này có lây không ?
  • … Cô an tâm, không lây đâu, em í chỉ sốt virut thôi, cô Phương ở chỗ riêng nên rất an toàn.... Cô đừng lo. Mời cô vào.
Phòng làm việc của bà Phương ngăn nắp và sạch sẽ, tường được bao bọc bởi những giá sách cao phủ kín những quyển sách về y học, văn học và giáo dục. Một bộ bàn uống nước bằng gỗ sồi cũ kĩ đặt chính giữa căn phòng với bộ ấm chén sứ tráng men cổ màu trắng ngà. Bàn làm việc thì đặt ở góc với chiếc đèn bàn vẫn còn bật sáng, ngổn ngang là tài liệu về sinh học và y học. Trong phòng thoang thoảng hương hoa nhài dịu mát xua bớt đi cái không khí ngột ngạt mùa hè. Bà Phương đã ngoài 40, dáng bà mảnh dẻ, nước da hơi sạm, mái tóc cũng đã lốm đốm bạc, nhưng đôi mắt thì tràn đầy nhựa sống và niềm vui. Bây giờ Thiên mới có cơ hội quan sát bà thật kĩ, có những nét đã già đi so với tuổi vì lo lắng, nhưng lại có những nét mà đến cả Thiên cũng hi vọng có được – niềm tin, tình yêu thương và sự bao dung. Bà Phương lặng lẽ rót chè ra từng chén.
  • Mời cô ngồi, đồ uống có phần đơn sơ, mong cô dùng tạm.
  • Không sao, rất thoải mái.
  • Lần này cô lên là ….
  • Hơi đường đột nhưng tôi sẽ ở lại đây mùa hè này.
  • Cô … phu nhân đã biết chưa ?
  • Bà í biết rồi, bác đừng lo.
  • Liệu …
  • Bác đừng lo lắng, không có gì cả, tôi chỉ là muốn nghỉ ngơi vài ngày thôi. Ở đây có lẽ tốt hơn cả, tôi có làm phiền bác không ?
  • Không … không … là vinh hạnh cho chúng tôi í chứ, chỉ có điều, điều kiện ở trên này không được tốt như ở nhà, sợ cô không quen nên …
  • Tôi không sao.
  • Cô ngồi đây chơi, tôi xin phép đi thu xếp.
  • Không cần vội đâu, tôi đi thăm Linh trước. Bác cứ làm việc của mình đi, kệ tôi.
  • Ồ … vâng, vậy tôi không tiễn. Lát nữa, tôi sẽ cho người đưa cô về phòng.
  • Cảm ơn.
***
Cốc … cốc …
  • Mời vào.
  • Hiệu trưởng Phương.
  • Bác Ba, mời bác ngồi. Cô Thiên vừa đi khỏi, cô xuống thăm cô Linh.
  • Tôi tìm cô có chuyện, có làm phiền cô không.
  • Không đâu, mời bác ngồi. Bác uống nước chứ ?
  • Cảm ơn cô.
  • Có chuyện gì vậy ?
  • Cô chủ sẽ ở trên này 3 tháng, mong được cô giúp đỡ.
  • Bác nói gì kì vậy ? Sao tôi lại không giúp cơ chứ, đây vốn dĩ là tài sản của nhà họ Lý, chúng tôi là may mắn mà được gia đình cô chủ giúp đỡ, cho chốn ăn ở, lại còn giúp tiền sinh hoạt. Tất cả chúng tôi đều mang ơn gia đình. Nay cô chủ đến đây ở, cũng như là về nhà vậy, chúng tôi hoan nghênh còn không kịp nữa là.
  • Vậy, thay mặt cô chủ xin cảm ơn cô, cô chủ còn trẻ, có nhiều thiếu sót, mong cô giúp đỡ.
  • Bác khách sáo quá, chỉ có điều tôi thấy lần này cô chủ có vẻ gầy và buồn hơn mọi lần. Không biết đã xảy ra chuyện gì ở trên đấy vậy ?
  • À … không biết có nên nói ra không nữa.
  • Nếu bác không tiện thì đừng, tôi không muốn bác khó nghĩ.
  • Có gì đâu, người khó nghĩ là cô chủ kìa. Có lẽ đây là lần cuối cô chủ được đến đây.
  • Sao lại vậy ?
  • Uhm … tháng 9 này cô chủ đi rồi, sẽ không còn cơ hội được về đây nữa, có lẽ sẽ ở luôn bên đó. Phu nhân đã sắp đặt hết cả rồi.
  • Sắp đặt là sao ? Tôi chưa hiểu ? Cô chủ đi đâu ?
  • Cô chủ sẽ sang Mỹ với cậu Phong.
  • Còn việc học thì sao ?
  • Chuyển luôn qua đó, trước khi đi cô và cậu chủ sẽ làm đám hỏi trước. Khi nào học xong thì cưới. Dù gì thì cô và cậu chủ cũng đã có hôn ước từ trước.
  • Chuyện gì vậy ? Thế còn cô Linh, cô Linh thì tính làm sao ?
  • Cô Linh thì chịu thôi, phu nhân đã tính vậy rồi. Chuyện của gia đình quan trọng hơn tất cả, tội cho cô chủ quá.
  • Cô chủ thì tội gì, cô Linh mới là con đẻ của phu nhân, sao phu nhân có thể đối sử với cô Linh như vậy chứ ?
  • Cô ở cái nhà này lâu như vậy mà vẫn không hiểu chuyện à ? Lão tuy già nhưng chưa hồ đồ như cô đâu. Cô ở đây lâu quá rồi nên không còn thông thạo được chuyện gì nữa sao ? Cô quên hết quá khứ rồi à ? Lão đây thì vẫn còn nhớ như in. Cuối cùng tất cả chỉ là quân cờ trong tay phu nhân thôi.
Cả gian phòng lại chìm vào trong yên lặng, mỗi người đuổi theo một suy nghĩ, đuổi theo một mảnh ký ức còn sót lại của quá khứ.
***
  • AAAAAAAAAAAAA ….
  • Phu nhân … phu nhân … người đâu, phu nhân vỡ nước ối rồi, mau gọi xe đưa phu nhân đi viện ...nhanh lên … nhanh lên … chị Phương, giúp tôi đỡ phu nhân dậy.
  • Không … bác Ba … không … được gọi xe, tôi phải đợi ….AAAAA.... đợi ông nhà tôi về đưa tôi đi ….
  • Phu nhân, không kịp mất, mau đi thôi … giúp tôi đỡ phu nhân dậy, cô mau lên Phương.
  • Vâng, phu nhân, mau dậy thôi, đi viện nào phu nhân.
  • Cút ngay … gọi ông ấy chưa, gọi đi … cho tôi … ông ấy … đang ở chỗ nào ?
  • Vâng, tôi đã cho người đi tìm lão gia rồi ạ, lão gia bảo sẽ về ngay, lão qia còn dặn cứ đưa phu nhân đi trước, có gì lão gia xong việc sẽ vào ngay ạ.
  • Tôi … đợi … ông ấy...AAAAAAA ...
  • Không kịp mất phu nhân …
  • Tránh ra … không kịp cũng phải đợi, ông ấy đã hứa với tôi rồi, tôi nhất định phải đợi ông ấy.
  • Phu nhân …
  • AAAAAAAA …
  • Làm thế nào bây giờ, lão gia lâu về quá, cầu trời cho lão gia về nhanh lên, không kịp mất, nước ối đã chảy nhiều ra như thế này rồi … đứa bé e …
  • Cô im mồm cho tôi, cái mồm thui thủi, mau đi tìm lão gia, tôi khuyên phu nhân, nhanh cái chân lên và cầu cho suy nghĩ của cô là vớ vẩn đi, không chết cả lũ đấy.
  • Tôi … tôi đi đây …
Đã 15 năm rồi, thế mà những mẩu kí ức đấy vẫn không hề phai trong tâm trí lão Ba. Có lẽ càng già lại càng nhớ lâu, càng già thì mọi chuyện lại càng hiện ra rõ nét trước mắt ông, khiến ông không thể nào quên được, không đêm nào yên giấc. Lúc ấy, phải chăng ông đã sai, quá khứ liệu có quay lại được không, ai sai, ai đúng liệu có lật ngược lại tất cả, sửa hết mọi lỗi lầm ? Đêm ấy trời mưa to lắm, hiếm khi nào mà giữa mùa hanh lại có trận mưa to như vậy. Lão gia không về được vì đường xa quá, lại bị ngập khắp nơi. Lão gia về nhà là lúc mà phu nhân đã được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy cấp.
Đứa bé phải nằm trong lồng kính, là da mỏng manh đỏ hỏn nhăn nheo, gương mặt tái xanh, hai mắt nhắm nghiền, hơi thở thì yếu ớt. Bác sĩ chuẩn đoán là bị ngạt, tim mạch không đều, có nguy cơ biến trứng sau này. Phu nhân được đưa vào khu cách ly, sức khỏe suy kiệt. Sau một đêm, tóc lão gia bạc nhiều, phu nhân dần dần tỉnh lại, biết chuyện thì như điên như dại trách cứ lão gia khôn siết. Lão gia đi nhiều hơn, uống nhiều hơn, ở nhà ít hơn.
Năm năm êm đềm trôi qua, cô Linh vẫn thế, không biết nói, không biết gì cả, người lúc nào cũng ngơ ngơ, chân tay teo tóp, không tự đi lại, cử động được, gương mặt bị biến dạng. Lão gia không ở nhà nữa, đi quanh năm. Phu nhân uống nhiều hơn, chửi bới nhiều hơn. Cô Linh vẫn vậy, không biết gì cả, thế lại hay. Thiên hạ cũng không ai biết gì cả, chỉ biết nhà họ Lý có cô con gái bị bệnh.
Lần này lão gia đi không về nữa, tai nạn xảy đến bất trợt quá bất ngờ. Hầm mỏ bị sụp, lão gia và 5 thanh niên bị kẹt ở trong hầm không ra được. Người người đến chia buồn cùng gia đình mất đi trụ cột. Người người đến thương tiếc cho lão gia – người lương thiện luôn biết giúp đỡ mọi người. Phu nhân cười như người vừa trúng số. Người người thương phu nhân vừa mất chồng lại phải gánh vác trọng trách gia đình quá lớn. Người người cho rằng phu nhân không chịu được cú sốc tinh thần. Ai cũng thương cho họ Lý phải đối mặt với nguy cơ phá sản.
Lão gia ra đi vừa 49 ngày, phu nhân không cười nữa. Phu nhân cũng không khóc. Phu nhân thay xiêm áo đến trại trẻ mồ côi.
  • Chào viện trưởng.
  • Phu nhân đến chẳng hay có chuyện gì ?
  • Nhà neo người quá, tôi muốn nhận thêm một đứa về nuôi.
  • Thật cảm ơn phu nhân, nếu bọn trẻ biết được tấm lòng của phu nhân chắc sẽ cảm động lắm.
  • Không có gì, tôi muốn tìm một bé gái khoảng 5 tuổi, xinh xắn, biết nghe lời.
  • Ồ … bé gái lớn tuổi hơn có được không thưa phu nhân ?
  • Không.
  • Thế thì tiếc quá, hiện ở chỗ chúng tôi không có bé gái nào 5 tuổi cả, chẳng hay phu nhân có thể cân nhắc đến việc nhận nuôi các em khác. Ở đây có rất nhiều bé gái đáng yêu …
  • Không. Nếu không có thì tôi xin phép, chào viện trưởng.
  • Phu nhân … phu nhân …


***
Rầm …
  • Á, đi đứng kiểu gì thế con ranh con, không có mắt à ?
  • Cháu xin lỗi, cháu không cố ý, mong bác bỏ qua cho.
  • Ranh con, bẩn hết cả áo tao đây này.
  • Cháu xin lỗi, cháu xin lỗi.
  • Ồ … ngẩng mặt lên xem nào ?
  • Cháu xin bác ạ, bác tha cho cháu.
  • Im ngay, ngẩng mặt lên.
  • Uhm, gương mặt xinh xắn, mắt sâu, to, trắng trẻo, hồng hào. Bao nhiêu tuổi ?
  • Dạ, cháu 7 tuổi ạ?
  • 7 tuổi cơ à, có nói dối không, sao bé thế ?
  • Không ạ, cháu 7 tuổi thật mà, cháu đã biết đọc chữ rồi đấy ạ.
  • Tên gì ?
  • Dạ, cháu tên My ạ, Thảo My.
  • Họ ?
  • Cháu không biết ạ.
  • Phu nhân … phu nhân, xin dừng bước, đợi tôi với.
  • Viện trưởng, đây là ai ?
  • À, đây là Thảo My, oanh vàng của viện chúng tôi đấy ạ. Thảo My chào phu nhân đi con …
  • Không cần đâu. Sao nó bé thế ?
  • Vâng, tại do điều kiện vật chất ở viện không được tốt lắm nên …
  • Sao nó không có họ ?
  • Tại Thảo My được bỏ lại viện từ khi mới đẻ nên không ai biết bố mẹ nó là ai thưa phu nhân. Thưa phu nhân, tôi muốn xin phu nhân đi gặp các em khác trong viện, biết đâu phu nhân có thể tìm được người ưng ý. Đây là cơ hội lớn của các em được sống cùng phu nhân, xin phu nhân cho các em một cơ hội.
  • Không cần đâu. Tôi nhận Thảo My. Bác Ba, mau đi làm thủ tục cho tôi.
  • Vâng thưa phu nhân.
Nhà họ Lý được coi là một trong 6 gia đình giàu có và thế lực nhất trong vùng. Trong 6 nhà thì họ Lý là nhà có nhiều của cải nhất, vẫn được xem là đầu tàu lãnh đạo 6 gia đình : Lý, Trần, Nguyễn, Phan, Lê, Đỗ. Chẳng thế mà trong hay ngoài vùng ai nghe thấy tên người nhà họ Lý đều có phần nể sợ. Thế nhưng từ ngày lão gia mất, ai cũng nhăm nhăm chiếm cho được nhà họ Lý. Dinh thự nhà họ Lý bao phủ bởi màu trắng theo lối kiến trúc châu Âu đầu thế kỉ 17 đặt sừng sững trên một ngọn đồi, trải dài hơn 3000 mét vuông đất. Nhà họ Lý ở vùng này đã hơn 100 năm nhưng chỉ còn phu nhân và tiểu thư gánh vác cơ nghiệp của cả gia tộc gần 1000 khẩu. Dinh thự này chỉ bố chí có 8 phòng gồm 2 phòng ngủ lớn, 3 phòng ngủ nhỏ trên khu nhà chính, phòng khách, phòng ăn và thư viện. Hai khu nhà nhỏ để gia nhân ở. Bên cạnh đó là hồ bơi, vườn cây, khu để xe, khu thể thao, khu spa, … trên dưới cả thảy có 72 người.
  • Cháu hiểu chưa My.
  • Rồi ạ.
  • Tốt lắm, nhưng quan trọng nhất là phải nhớ, gia pháp nhà họ Lý xưa nay rất nghiêm, chưa bao giờ nể tình thân. Nên làm gì cũng phải cẩn trọng nghe không, kẻo làm phật ý phu nhân.
  • Vâng ạ. Ông ơi !
  • Gì thế ?
  • Ở đây lớn quá, sau này cháu sẽ được ở đây hả ông ?
  • Uhm
  • Không bị đói nữa ạ ?
  • Uhm
  • Không bị bắt nạt nữa ạ ?
  • Ha … ha … tất nhiên, sau này cháu muốn gì được nấy, chỉ cần làm phu nhân và cô chủ vui là được.
  • Dạ. Thế thì thích quá ông ơi.
  • Thôi nhanh lên không phu nhân chờ.
  • Vâng ạ.
Phu nhân ngồi điềm nhiên trên tràng kỷ, dáng vẻ thư thái, đôi mắt mơ hồ bất định nhưng vầng trán lại hơi gồ lên những nếp nhăn trầm mặc. Màu đen của bộ váy tang quyện với màu trắng toát của gian phòng tạo lên sự lạnh lẽo lạ lùng nhưng lại càng làm nổi bật vẻ uy nghi của người chủ.
  • Ngồi đi.
  • Cháu chào bác ạ.
  • Từ rày, gọi ta là phu nhân, nghe chưa.
  • Dạ thưa, vâng ạ, phu nhân.
  • Tốt. Con biết vì sao ta lại nhận nuôi con không ?
  • Thưa không ạ.
  • Vì ta cần con. Từ nay con hãy ở đây, nghe theo lời ta, ta bảo gì thì làm nấy, nghe chưa ?
  • Dạ vâng ạ.
  • Từ nay tên của con là Thiên – Lý Lăng Thiên, con gái của ta. Nhớ chưa.
  • Lý Lăng Thiên, con nhớ rồi ạ.
  • Con là con ai ?
  • Con là con của phu nhân ạ.
  • Tốt. Con bao nhiêu tuổi ?
  • Dạ, con 7 tuổi ạ.
  • Sai rồi, con 5 tuổi, 5 tuổi nhớ chưa ?
  • Dạ … dạ … con nhớ rồi ạ. Con 5 tuổi.
  • Tốt. Bây giờ con ra ngoài đi. Bác Ba, đưa cô chủ lên lầu, ở phòng của cô Linh.
  • Dạ thưa phu nhân, còn cô Linh ạ.
  • Linh cũng sắp rồi, mà nó có biết gì đâu, tùy tiện chuyển nó xuống chỗ nào đó là được. Giao cho bác lo liệu. Ta mệt rồi, muốn đi nghỉ. Bác dẫn Thiên đi đi.
  • Vâng thưa phu nhân.
  • Cháu chào phu nhân ạ.
  • À, dặn gia nhân từ giờ phải gọi Thiên là cô chủ.
  • Vâng thưa phu nhân.
Phòng ngủ nằm ngay trên lầu hai, toàn bộ căn phòng là màu hồng, sàn và tường đều bằng thảm bông, giữa phòng có một cái giường lớn rải đầy những chú gấu to nhỏ đủ cỡ. Những ô cửa sổ bằng kính treo đầy chuông gió làm bằng kim loại tạo ra tiếng kêu leng keng. Một phòng thay quần áo ngay bên trái xếp chật kín quần áo, đủ màu, đủ kiểu. Cạnh đó là phòng đọc sách thiết kế tiện lợi và sang trọng. Một phòng khách nhỏ bên phải, những đồ chơi bằng gỗ, bàn ghế gỗ, … được trang hoàng hiện đại với đủ mọi thiết bị điện tử. Một thế giới thần tiên mơ ước mở ra trước mắt, giấc mơ của mọi đứa trẻ cô nhi đã thành hiện thực.
  • OA … OA … OA … OA … OA ..
  • Tiếng gì đấy bác ?
  • Cô Linh đấy.
  • Nhà vệ sinh bác ơi.
  • Cô chủ đợi ở đây, tôi chạy qua xem thế nào.
  • Ai là Linh ạ ?
  • Là cô Linh, con ruột của phu nhân, nhỏ tuổi hơn cô chủ ạ.
  • Cháu đi với, cháu muốn chào bạn í một câu.
  • Cô không nên đi đâu, cứ ở đây đợi tôi nhá.
  • Không, bác cho cháu đi đi mà.
  • … Vâng, thế thì cô chủ xin cẩn thận ạ.
  • Bác nói gì kì vậy ?
***
  • Cô Linh … cô sao rồi …
My không tin vào mắt mình được nữa, trước mắt cô là con ruột của phu nhân. Hoàn toàn trái ngược, không thể tin điều vừa thấy. Linh nằm dưới sàn nhà bất động, đôi tay khoèo quắp chặt lại với nhau, đôi chân cố lết lết trên mặt sàn, miệng em bị méo sệch sang một bên lộ hàm răng không đều. Ánh mắt em giận dữ nhìn tròng trọc lên trần nhà. Linh bắt đầu phát ra những tiếng rên hừ … hừ … quái lạ, cơ thể em bắt đầu bốc mùi.
  • Chết, cô Linh đã đại tiện rồi. Cô chủ mau ra ngoài cho.
  • Ơ … ơ … ơ …
  • Chị Phương … chị Phương đâu rồi ….
  • Cái gì đấy … chết. Tránh ra coi nào, cô Linh, cô làm sao thế này, cô vào đây làm gi ?
  • Chị làm ăn kiểu gì mà để cô Linh thế này, phu nhân mà nhìn thấy thì 10 cái mạng chị có đủ đền không ?
  • Tôi … tôi … mới chỉ vừa ra ngoài lấy cho cô Linh ít thức ăn thôi mà.
  • Chị thì làm được gì chứ. Thôi, lo chăm sóc cô Linh đi. Chúng tôi đi đây.
  • Cô Linh, đứng lên đi nào, đứng lên thay quần nào.
  • Cô chủ, đi thôi.
  • Ơ … ơ …
  • Đây là cô Linh. Hì … thế là cô chủ đã biết cô Linh rồi nhá. Giờ ta đi thôi không muộn. Phu nhân đã sắp xếp cho cô chủ giờ học rồi đấy ạ.
  • Ơ … chào Linh. Chị sẽ đến thăm em sau nha.
  • Cô Linh không biết gì đâu. Cô chủ đừng bận tâm làm gì. Ta đi thôi. Phương chăm sóc cô Linh cho tốt nhá, đừng để tôi nhìn thấy chuyện tương tự xảy ra nữa đấy.
  • Vâng, tôi biết rồi. Ông đừng kể chuyện này với phu nhân nhé, không thì tôi chết.
  • Tôi biết rồi, tôi đi đây.
  • Xin cô chăm sóc cho em Linh thật tốt ạ. Cháu học xong sẽ quay lại thăm em Linh. Cảm ơn cô, cháu chào cô ạ.
Linh không giống như những đứa trẻ mà Thiên đã gặp, không đố kị, không tranh giành. Linh giống như đứa bé bị bỏ rơi không người chăm sóc, giống như Thiên. Thiên cảm nhận được ở Linh nỗi đau của người không có tình thương, thấy được nỗi sợ bị bỏ rơi, thương cái sự ngây ngô khờ khạo của Linh, sót cho cô bé bị dị tật. Một thứ tình cảm mà chưa bao giờ Thiên có trỗi dậy, muốn lo cho một người khác. Trước đến nay, thiếu nhất ở Thiên là gia đình, từ khi sinh ra đã ở trong viện, sơi dây tình cảm vô hình gắn kết các thành viên trong gia đình Thiên chưa bao giờ nếm qua. Lần này sợi dây tình cảm đã vô tình nối Thiên với Linh lại với nhau – cả hai người chưa bao giờ cảm nhận được tình cảm gia đình.
Thiên dần dần quen với Linh hơn. Linh dần dần không ném đồ vào Thiên nữa. Học xong là Thiên lại đến chỗ Linh chơi, ở với Linh cả ngày cũng được. Thiên dạy Linh đứng vững, màu sắc, kể chuyện cho Linh nghe, … Linh được chuyển từ phòng ngủ lớn xuống phòng ngủ nhỏ, rồi xuống khu người làm. Phu nhân không muốn nhìn mặt Linh nữa. Thiên ở với em cả ngày dưới khu người làm, tối mới lên ngủ. Giờ giấc làm việc của phu nhân ngày càng thất thường. Thiên chẳng bao giờ gặp mặt phu nhân.
***
  • Thiên.
  • Thưa phu nhân.
  • Con đã ở đây bao lâu rồi nhỉ ?
  • Thưa phu nhân, con đã ở đây được gần hai tháng rồi ạ ?
  • Đã quen phép tắc chưa ?
  • Thưa phu nhân, con đã thuộc hết rồi ạ.
  • Tốt lắm. Mai ta sẽ mở tiệc chào mừng con về nhà. Con hãy chuẩn bị đi nhé.
  • Vâng, thưa phu nhân. Con sẽ chuẩn bị tốt mọi việc ạ.
  • Uhm, con lui đi. Gọi bác Ba vô đây cho ta nhé.
  • Con xin phép.
Linh đang ngủ. Khi em ngủ trông cũng giống như bao đứa trẻ khác, đôi mắt nhắm nghiền, hai má núm đồng tiền chúm chím, khóe miệng hơi mỉm cười. Thiên lại gần vuốt mớ tóc che lấp khuôn mặt em. Đã hai tháng rồi, Thiên coi em như ruột thịt, chăm sóc em tận tình nhưng bệnh tình của em lại chẳng có gì là tiến triển. Thiên không nén nổi, nước mắt lăn dài trên má.
Hôm nay quả là một ngày bận rộn, từ sáng đến tối, người vào ra nườm nượp, ai cũng tất tải. Cả ngày hôm nay, Thiên cũng không tìm thấy em đâu, hỏi ai cũng không biết, mọi người đều cố tránh ánh mắt của Thiên. Thiên bị cuốn vào việc chuẩn bị cho buổi tối, nào quần áo, đầu tóc, giầy dép, … không còn thời gian để đi tìm em.
  • Chuẩn bị xong chưa ?
  • Con xong rồi thưa phu nhân.
  • Tốt, theo ta. Nhớ, không cần nói gì cả, chỉ mỉm cười và cúi chào thôi, nghe chưa ?
  • Vâng, thưa phu nhân.

  • Kính chào các vị khách quý, cảm ơn các vị đã bớt chút thời giờ bận rộn để đến chung vui với hai mẹ con chúng tôi ngày hôm nay. Sau sự ra đi đường đột của ông nhà tôi, sự đau sót không gì tả được. Tôi thiết tưởng tôi đã mất tất cả, nhưng xem ra ông trời vẫn còn thương tôi, mở cho tôi, cho gia tộc Lý một con đường đi. Con gái ruột của tôi, sau khi cha nó mất, cha nó đã phù hộ cho nó. Nay nó đã khỏi bệnh sau bao năm chờ đợi. Tôi xin chân trọng giới thiệu đến các vị, con gái ruột của tôi – Lý Lăng Thiên.
Không khí căn phòng bỗng trở nên trang nghiêm và yên tĩnh lạ thường, hàng trăm con mắt đang đổ dồn về một phía. Cô gái nhỏ trong bộ váy trắng muốt óng ánh ánh sáng của những hạt kim cương đính trên váy, đôi giầy búp bê cũng được đính kim cương từ từ xuất hiện trước mắt quan khách. Ồ … thật xinh đẹp, không gian yên tĩnh bĩ phá vỡ bởi tiếng trầm trồ tán thưởng – quả không thẹn là con cháu nhà họ Lý. Thiên đảo mắt quanh khán phòng mong cho tìm được em nhưng đáp lại chỉ là những ánh mắt xa lạ đang săm soi nhìn. Thiên quay đầu lại nhìn phu nhân, mọi việc đang trở nên lạ kì vượt quá tầm hiểu biết của Thiên. Bỗng chốc Thiên trở thành con ruột của phu nhân.




( to be continue )
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9