Bài thơ nấu ... cơm
vvn 13.07.2005 20:28:45 (permalink)
0
Nấu cơm thì chắc ai cũng biết rồi. Vo gạo xong, bắc nồi lên, cắm dây điện, bấm nút "Cook".

Tuy nhiên nấu theo kiểu truyền thống bằng nồi đất, nồi gang; chụm bằng rơm, bằng củi kiểu như các kỳ thi nấu cơm trong các cuộc vui cắm trại mới thật sự đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm nội trợ để có được nồi cơm ngon. Chả thế mà "Thực Phổ Bách Thiện" ghi ngay trang đầu

"Có khi cá thịt, có khi rau,"
"Dẻo dai cơm chín chủ làm đầu"


Tặng ct.ly và các bạn mê "ăn" (và nấu ăn) bài thơ của bác Dong Van về chuyện nấu cơm.

Ngày xưa chỉ có cỏ cùng rơm
Giỏi giắng rành nghề, mới chín cơm
Vo gạo hạt trong thì sạch sẽ
Rửa nồi lòng trắng mới tinh tươm
Nước đo hai đốt đừng già quá
Lửa độ lưng kiềng chớ thấp hơn
Sôi,cạn , ghế đều vung đậy kín
Vùi than ủ bếp khéo tay đơm
#1
    vvn 13.07.2005 21:45:55 (permalink)
    0
    1) Tay không bị phỏng
    2) Tay không bị đứt
    3) Người lúc nào cũng thơm tho chả bị ám mùi đồ ăn
    4) Khỏi sợ phì vì không phải đối diện với đồ ăn 24/7
    5) Không phải clean bếp núc, nồi niêu soong chảo
    6) Không "bị" nhờ nấu ăn mỗi khi gia đình có tiệc tùng giỗ quảy
    7) Có more time để đi malls
    8) Có more time để vô chatroom Tám
    9) Có more time để post nhăng post cuội trong Phố Rùm
    10) Có lý do chính đáng để đùn việc nhà cho chồng con
    11) .........................để suy nghĩ thêm,

    To mình của em : Mình bảo là mình yêu em vì đó chính là em. Đây là chính là em mình ạ. Thế mình có còn yêu em không?

    dactrung.net
    #2
      Tre xanh 13.07.2005 22:24:13 (permalink)
      0
      cái gì cũng có 2 mặt
      Tre xanh hồi trước cũng từng tự hào..........vì ko biết nấu ăn.
      Bi giờ thì mục tiêu sắp tới là đi học nấu ăn.
      Thứ nhất,
      ko biết nấu ăn thì bản thân mình khổ trước nếu tự nhiên phải ở 1 mình, điệp khúc cơm tiệm là điệp khúc đau khổ........sao nó ko ngon giống như má mình nấu, mà nếu vô nhà hàng thì.........viêm túi sớm.
      Thứ 2, tự phục vụ được cho mình, mà nấu được cho người thân thưởng thức thì tuyệt, có gia vị tình yêu trong đó mà
      thứ 3, tất cả những thuận lợi của việc hông biết nấu ăn dễ dàng trở thành bất lợi trong nhiều hoàn cảnh, gậy ông đập lưng ông.........thì "đau" lắm
      #3
        Ct.Ly 13.07.2005 23:56:45 (permalink)
        #4
          vvn 14.07.2005 03:04:03 (permalink)
          0

          Trích đoạn: ct.ly
          Một người con gái biết nấu ăn, là 1 trong những điều giữ lấy hạnh phúc của gia đình, vì đàn ông đa số ai cũng thích ăn ngon
          Phải hong VVN


          Trời. ct.ly đi guốc trong bụng mình rồi.
          Ủa. mà có ai lại thích ... ăn dở đâu?
          #5
            vvn 14.07.2005 12:03:23 (permalink)
            0


            Trích đoạn: Tre xanh
            Tre xanh hồi trước cũng từng tự hào..........vì ko biết nấu ăn.
            Bi giờ thì mục tiêu sắp tới là đi học nấu ăn.


            Chúc mừng chúc mừng.

            Theo vvn thì đàn ông con trai cũng nên biết làm bếp một chút.

            - Có thể đỡ đần bà xã một tay, nhất là khi vợ đau yếu hay phải đi làm 8 tiếng như chồng mà còn phải chăm cho mấy đứa nhỏ và một "đứa lớn" nữa thì tội nghiệp lắm.

            - Biết nấu ăn thì mới biết cách thưởng thưởng thức món ăn, sao cho ngon, cho "đã đời", cho sành điệu, món nào phải ăn chung với rau gì, nước chấm gì, rượu gì, ăn như thế nào v.v... (như cách ăn bánh mì mà vvn có kể 1 lần chẳng hạn). Không bị chê là "thực bất tri kỳ vị " không phân biệt nổi thịt gà với thịt... vịt".

            - Nấu ăn cũng có thể là một thú tiêu khiển rất tốt. Mỗi khi vvn bị stress hay có chuyện buồn thì mình hay xách nồi niêu dao thớt ra "chơi bán hàng". Khi mình chăm chú vào chuyện làm sao cho món ăn thật ngon, thật vừa và đẹp nữa, thì bỗng dưng mình quên hết mọi chuyện phiền não.

            Nếu bạn có đọc giang hồ tứ hữu của Cổ Long, mới thấy bí quyết nướng cá mới thấy cả một "Nướng đạo". Món Cá Nướng của Khoái Võng Trương Tam nổi tiếng ngon và dòn đều, không một chỗ chín nhiều, chín ít, không chỗ cháy chỗ sống. Từ đầu, tới mình, tới đuôi cá vàng ươm một màu, thêm chút bóng do mỡ hành quét lên chỉ nhìn không thôi là nghe đói rát cả ruột, nước bọt cứ trào lên thèm thuồng. Mà bí quyết của Trương Tam thật đơn giản. "Ta nướng cá cũng giống như các người thôi. Chỉ có điều khi ta nướng cá thì tất cả mọi sự chăm chú của ta đều tập trung vào việc nướng cá. Lúc ta nướng cá thì trên đời này chẳng có chuyện gì là quan trọng ngoài việc giữ lửa cho đượm, trở cá cho đều, cho từng thớ thịt từng cái vảy, cái vây chín đều, không chỗ nào đa, không chỗ nào thiếu nên món cá nướng của ta mới là thiên hạ đệ nhất." Tất nhiên truyện chưởng chỉ là... truyện chưởng nhưng đọc, nghe cũng thấy khoái và thấm thía câu "nghề ăn cũng lắm công phu".
            #6
              vvn 14.07.2005 12:09:20 (permalink)
              0
              Trích lại bài báo cũ cho các bạn đọc chơi. Tuy cũ nhưng có những giá trị thuộc về chân lý thì bao giờ cũng đúng. Đây là lời giới thiệu của Hoàng Phủ Ngọc Tường cho quyển Thực Phổ Bách Thiên - Bí quyết nấu 100 món ăn trong cung đình.

              Trước hết, là quan hệ giữa đi chợ và nấu ăn. Để chủ động trong dự kiến tối ưu về thực đơn của mình, người nội trợ phải nắm vững tình hình chợ búa trong vùng, biết rõ giá cả và các thức bày bán vào thời điểm đó, tuyệt đối không gặp chăng hay chớ. Sách viết :"Có biết nấu ăn mới biết đi chợ, mà có biết đi chợ mới biết nấu ăn. Thịt theo chợ mà cá theo mùa: tính đã mới mua, mua vừa cho nấu, trước đã khỏi phí đồng tiền vô lối, sau trong nhà lại được miếng ăn ngon; chớ có phải mua về là đi chợ, mà kho chín là nấu ăn đâu?". Nhiều thập kỷ sau, một trong tác phẩm gia chánh về 300 món ăn Huế, bà Hoàng Thị Cúc ( người áo trắng trong bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mạc Tử) đã hướng dẫn một thực đơn dài hạn cho từng bữa ăn trải bốn mùa xuân hạ thu đông, trên cơ sở các thứ rau trái, cá thịt mùa nào thức ấy ở các chợ Huế.

              Một quan niệm khác thuộc về đạo lý, rằng người phụ nữ Huế đặt chữ công trong chữ hiếu và chữ thuận; giỏi bếp núc trước hết là để phụng dưỡng cha mẹ và chăm sóc chồng, thứ đến là đem lại vinh dự cho gia đình trong cuộc khách khứa đãi đằng. Miếng ăn ngon, là ngon cho người, không phải cho mình; vì thế, người nội trợ phải hiểu rõ khẩu vị của người ăn, lấy đó làm chuẩn mức để đo lường bếp núc. Tác giả dặn con gái: "chua, cay, mặn, lạt tùy ý người ăn; mình nấu cho ai thì phải tùy ý người ấy. Coi như mẹ thường đến thăm các bà đầm; khi mời nước, thì các bà thường hỏi: "có dùng đường không? Dùng mấy viên?" rồi mới bỏ. Coi trong một chén nước, mà người ta còn ân cần, kỹ lưỡng, tình ý trân trọng nhưvậy, huống chi là đến đồ ăn!". Đây là sự thể hiện của đức tính hy sinh, của tinh thần nhân văn sâu sắc, được nhấn mạnh trong một cuốn sách gia chánh nhỏ.

              Trong bốn đức công, dung, ngôn, hạnh xưa,người ta tránh khen người phụ nữ trước mặt người khác về nhan sắc (bị xem là sỗ sàng), về ăn nói dịu dàng (khen thừa), và về cốt cách đoan trang (thế lại là trịch thượng). Lời khen tặng lịch sự nhất dành cho người đàn bà Huế là khen "nấu ăn ngon". Bởi vì, đây là lời ca ngợi thành thực, vừa là lời cảm ơn kín đáo của một người vừa nhận quà tặng. Với người phụ nữ thời ấy, biết khổ luyện nghệ thuật nấu ăn để làm quà tặng cho đời, đấy chẳng những là bổn phận, mà còn là vinh quang đích thực cần phải chinh phục. Đó là quan niệm của bà Tùng Thiện Vưong khi đề thơ cho Thực Phổ Bách Thiện: "Dâu, con, cháu, chắc coi mà học - Một miếng ăn ngon, tiếng để đời."

              Xuân Ất Hợi, 1995
              Hoàng Phủ Ngọc Tường
              #7
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9