VĂN XUÔI CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN CHU NHẠC ( I )
Thay đổi trang: << < 10 | Trang 10 của 10 trang, bài viết từ 136 đến 141 trên tổng số 141 bài trong đề mục
tamvanvov 21.03.2024 15:45:47 (permalink)
Một người  là “bà đỡ văn chương”,...
 
 
        Người ấy là nhà báo Trịnh Bá Ninh, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam.
          Tôi từng có bài viết về ông, bài“P16 Thụy Khê có một căn phòng” in trong tập bút ký, ký sự “Nơi tận cùng xứ sở” (NXB Hội Nhà văn, 2018). Ở bài viết đó, tôi đã kể tên hàng loạt nhà văn, nhà thơ, cây bút, có cả những người rất nổi tiếng, một thời  bao cấp khốn khó từng lui tới, ta túc tại căn phòng rộng 9 m2 của nhà báo Trịnh Bá Ninh tại khu tập thể Bộ Nông nghiệp ở P16 phố Thụy Khuê, Hà Nội. Giờ xin phép không nhắc lại chuyện cũ đó, tuy nhiên, theo thiển nghĩ của tôi, việc đó chứng tỏ một điều, nhà báo Trịnh Bá Ninh và vợ ông (bà Trần Thị Mai) không khác gì việc đỡ đầu cho nhiều tác phẩm văn học của các nhà ấy thai nghén và ra đời,...
          Thực ra, cách ví này chưa chuẩn. Khi ấy, nhà báo TRịnh Bá Ninh chỉ là phóng viên đơn thuần, mà đời sống xã hội lại cực kỳ thiếu thốn, làm được  như vậy cũng  thật đáng nể trọng bởi không dễ mấy ai làm nổi. Về sau, khi nhà báo Trịnh Bá Ninh giữ cượng vị Phó Tổng biên tập báo Nông nghiệp Việt Nam chuyên trách mảng nội dunng, ông đã làm  người thúc đẩy và  có thể nói là đỡ đầu cho nhiều tác phẩm văn học có giá trị của một số nhà văn ra đời,  đến với công chúng . ...
          Trước hết, với nhà thơ Trần Đăng Khoa. Với thần đồng thơ nổi tiếng này, lại là bạn học cùng trường phổ thông ở quê, sau cùng đội tuyển học sinh giỏi văn tỉnh Hải Hưng, ở thời điểm đầu những năm chín mươi của thế kỷ trước, gia tài văn chương, ngoài tập thơ Góc sân và khoảng trời, cùng một số bài thơ sáng tác thời tham gia chiến tranh biên giới Tây Nam và bộ đội Hải quân ra Trường Sa, thì Trần Đăng Khoa vẫn chưa có gì nhiều đẻ làm dày dặn thêm gia  tài của mình. Chỉ đến khi, xuất bản tập phê bình văn học, Chân dung và đối thoại, thêm làn nừa nữa tên tuổi Trần Đăng Khoa nổi như cồn. Tập sách này, cùng một số chân dung văn học được Trần Đăng Khoa viết khi làm việc ở Tạp chí Văn Nghệ quân đội, giữ chuyên mục Đối thoại tháng, thì nhiều bài viết khác do Trịnh Bá Ninh gợi ý và đặt hàng, chẳng hạn như những bài viết về các nhà văn Phù Thăng, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường...  Đây thực sự là những chân dung văn học hay, trước hết là về người được khắc họa, tính cách và sự đóng góp của người đó cho văn học. Thứ đến, là bút pháp, phong cách, giọng điệu “rất Trần Đăng Khoa” về thể loại chân dung văn học. Theo tôi, những chân dung văn học của Trần Đăng Khoa mà Trịnh Bá Ninh gợi ý đặt hàng là những bài viết hay, góp phần làm nên thành công cho tập Chân dung và đối thoại,  tiêu biểu về thể loại chân dung văn học trong tiến trình phát riển văn học Việt Nam  hiện đại.
          Riêng với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, trước hết, nhà báo Trịnh Bá Ninh biết đến với tư cách là một đọc giả yêu thích truyện ngắn của tác giả này. Tôi nhớ, hồi Nguuyễn Huy Thiệp mới nổi sau những truyện ngắn xuất sắc đăng trên Báo Văn Nghệ, đã có lần, Trịnh Bá Ninh rủ tôi tìm đến nhà ông này ở Khương Hạ, Thanh Trì, Hà Nội. Hôm ấy, Nguyễn Huy THiệp vắng nhà nên chúng tôi chỉ ngó nghiêng quanh quất khu nhà vườn tuềnh toàng và chuyện xã giao dăm ba câu với người vợ của ông. Quan trọng là, từ sự yêu thích văn chương và ngưỡng mộ con người nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sau này, khi có cơ hội, Trịnh Bá Ninh đã dám làm và có công trong việc đăng các truyện ngắn của ông.
          Ngày Nguyễn Huy Thiệp  mất (tháng 4.2021), trong một bài viết ngắn vĩnh biệt nhà văn đăng trên trang cá nhân, nhà báo Trịnh Bá Ninh đã kể lại  chuyện ông và các đồng nghiệp ở Báo Nông nghiệp Việt Nam tìm cách cho xuất hiện lại truyện của Nguyễn Huy Thiệp. Số là sau khi đăng hàng loạt truyện ngắn lấy đề tài lịch sử, người ta cho rằng ông “hạ bệ thần tượng”, rồi cơ quan quản lý sờ đến, cho ý kiến nọ kia,... Thế là, các tờ bao9s ngán ngẩm, engaij, thậm chí từ chối đăng truyện của ông. Cứ thế, mấy năm liền văn đài vắng bóng truyện Nguyễn Hu Thiệp, như ông “mất tích” đâu đó.
          Rồi đến một mùa xuân, trong vô vàn báo tết báo xuân, bạn đọc bỗng thấy truyện ngắn Thiên văn của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên số tết báo Nông nghiệp Việt Nam. Chuyện là, trước tết năm ấy, Trịnh Bá Ninh với cương vị Phó Tổng biên tập, cùng phong viên-nhà văn Văn Chinh tìm đến tận nhà ông đặt bài xin truyện.  Chính Nguyễn Huy Thiệp cũng không tin cũng không tin là tờ báo này dám phợt lờ lệnh trên mà đăng truyện của mình. Trịnh Bá Ninh kể rằng, ông và đồng nghiệp cũng dè chừng, rất có thể sẽ có chuyện chẳng lành và nghĩ cách phòng thủ, bóc bài khi cần thiết.  Ấy là việc in  truyện của Nguyễn Huy Thiệp thành một tay báo riêng, để khi có biến là gỡ bỏ thày truyện khác vào vẫn kịp phát hành trước tết. May mà, mọi sự êm xuôi, lãnh đạo Bộ chủ quản còn khen báo tết  hay, truyện cảu Nguyễn Huy Thiệp hay. Nghe ngóng dư luaajun chung, cũng không thấy ban này bộ kia nhắc nhở  chuyện ấy. Tòa soạn thở phào, nhưng có lẽ mừng nhất, chẳng kém gì tác giả truyện, là Trịnh Bá Ninh, người đề xuất và sẵn sàng nhận trách nhiệm  nếu bị cho là sai sót từ việc ấy. Kể từ đấy, nhiều tờ báo khác bắt đầu cho đăng các sáng tác mới của Nguyễn Huy Thiệp. Đương nhiên, hầu như tết nào, Nguyễn Huy Thiệp cũng dành riêng một tryện ngắn cho báo Nông nghiệp Việt Nam., tờ báo ông  quý trọng từ nội dung đến nhân cách người làm báo. Cũng  vì thế, lúc còn sống, nhiều lúc Nguyễn Huy Thiệp cà phê Hàng Hành hay bát phố cổ thi thoảng ghé Tòa soạn báo Nông nghiệp Việt Nam uống trà chuyện phiếm cùng Trịnh Bá Ninh...
          Nâng niu, chăm nhà cây bút  thượng thặng là Trần Đăng Khoa và Nguyễn Huy Thiệp, Trịnh Bá Ninh cùng các đồng nghiệp của mình ở báo Nông nghiệp Việt Nạ cũng rất biết cách chiêu dung nhân tài, vì thế mà nhiều cây bút nổi tiêng xứ ta như Mà Văn Kháng, Bảo Ninh, hay những cây bút nổi tiếng gai góc như Tạ Duy Anh, Trần Huy Quang, Dạ Ngân ... đều góp mặt ở đây. Thời kỳ Trinhju Bá Ninh quản lý nội dung tờ báo cùng là thời kỳ có nhiều nhà văn đầu quân làm phong viên bản báo như Văn Chinh, Đỗ Bảo Châu, Vũ Hữu Sự, Thái Sinh,...
Báo  Nông nghiệp Việt Nam là một tờ nhật báo chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp, nội dung chính chủ yếu các vấn đề về Tam nông (Nông nghiệp, nông thôn, nông dân) nên Trịnh Bá Ninh và ban biên tập tờ báo chủ trương bám sát các vấn đề thời sự về Tam  nông, lấy tiêu chí phục vụ cho các lợi ích của nông dân la hàng đầu, tuy nhiên, khi ra các số báo nhân dịp lễ te4ets, kỷ niệm này nọ, có điều kiện làm văn thì hàm lượng và chất lượng văn chương ở đây không kém một số tờ báo chuyên về văn chương, thậm chí chất lượng bài còn cao hơn, theo đánh giá của bạn đọc, bởi có nhiều bài viết hay, rất hay của các cây bút và nhà văn hàng đầu của Việt Nam. Có một điều quan trọng nữa là, phong cách làm báo của ông, tôi tạm gọi là là “phong cách báo Trịnh Bá Ninh” làn truyền sang thế hệ đàn em và để lại dấu ấn đậm nét đến giờ, kể cả  thái độ ứng xử, sự tôn trọng và độ tinh tế văn chương.
Là dân làm báo với nhau, biết nhau, hiểu nhau cả, Làm được như Trịnh Bá Ninh không dễ chút nào. Giờ nghỉ hưu, ông vẫn được một  số kênh truyền thông mời tham gia tư vấn trực tiếp về tam nông và nhiều vấn đề văn hóa xã hội khác.
Riêng về văn chương, không còn  là những khát khao cháy bỏng thuở nào, mà là độ đằm sâu đầy trách nhiệm.
Cùng với những bút ký đoạt giải các cuộc thi bút ký văn hijc từ những năm 80-90 thế kỷ trước, nhà báo Trịnh Bá Ninh còa hàng trăm bài thơ. Song đưa thơ mình ra với công chúng thế nào, là quyền của riêng ông ,..../.
 
 
tamvanvov 28.06.2024 17:06:56 (permalink)
Xem đêm, nhận diện  Phùng Cung,
 
I. Có một nông thôn trong thơ Phùng Cung
 
          Lâu rồi, một ngày cuối thu. Đầu óc u u minh minh với việc công sở. Tản bộ ra một hiệu sách gần, nhà sách của Trung tâm văn hóa và ngôn ngữ Đông Tây nằm trên phố Bà Triệu. Nhìn những giá sách mới ngồn ngộn những quyển, những bộ dày mình, bóng lộn và sặc sỡ đến hoa mắt choáng đầu.  Thầm nghĩ, tri thức nhân loại đầy cả đây mà sao phân vân chẳng biết mua quyển gì. Bèn ngó nghiêng sang quầy sách đại hạ giá cũ kỹ đầy bụi phủ. Rút bừa một cuốn bìa xám sỉn lép xẹp trên cái kệ có treo bảng ghi giá chung cho mọi quyển là 5 nghìn đồng. Lại là thơ ư ? Lâu nay mình đã ớn  thơ phú lắm rồi. Song khi nhẩm đọc tên sách, tên người và cảm thấy, hình như mình đã đọc hoặc nghe ai đó từng nói về cái nhà ông Phùng Cung, tác giả của tập thơ này, có cuộc đời truân chuyên, chìm nổi lắm lắm... Thôi thì thử đọc xem sao...
          Nào ngờ, cái tập thơ Xem đêm ( NXB Văn hóa thông tin-1995 ) đã được in từ mấy năm trước, nay thuộc diện hàng chậm luân chuyển, bỏ bán lấy vốn ấy, đã đem đến cho tôi sự thích thú. Cảm nhận thì nhiều, song trước hết, xin bàn về hình bóng một nông thôn lạ lẫm, vừa sâu rộng, lại có gì đó chập chờn nửa thực nửa hư ...
          Ấy là một nông thôn đầy sắc màu, thanh âm ngồ ngộ, lạ mắt lạ tai, song vẫn rất thân thuộc và gần gũi : " Sông chảy bồn chồn hoa nắng/ Chim chả nguệch bàn cờ bến vắng " ; " Ngô lúa quanh làng/ Một màu xanh-cánh-chấu ;   "Hoa bầu rụng/ Lèo tèo tóp mỡ/ Pháo đất bốp bờ ao " ; " Tu hú trên ngọn sung chùa/ Giật mình, xông giọng " ; " Ốc luộc lá bòng thơm tấy ngõ/ Lúa non chấp chới dậy thì/ Nhũng nhẵng dây cò-phơi tã " ; " Hạt mồng tơi kênh đất nghe trời/ Chuối con gái vội hong búp lụa " ; " Con sộp phùm vỗ hão bóng hoa lay/ Lá tre rụng/ Nhuộm hoàng hôn tím đỏ " ; " Diều lá vông cỡn gió/ Con rắn bay/ Đuổi gấp vầng trăng " v.v và v.v...
          Một vùng nông thôn trũng úng, lầm lụi sống, vật vã với cái đói cái rét, nhẫn nại trong lam lũ cực nhọc để mà vượt lên : " Trắng lưng trời/ Làng thôn nơm nớp/ Củ ráy đẫy gang " ; " Tép riu sang khế/ Khăn bùn thuyền thúng-đăm chiêu/ Đồng chiêm ơi/ Khóe mắt ngời nắng cũ " ; " Lẻ tấm/ Búng rền/ Đũm mắm/ Đểnh đoảng mùi cháo canh "; " Ngô phong cờ/ Chó chạy hở đuôi/ Cái đói-tròn/ Lăn-kín bốn mùa"; " Gió bấc về/ Gà con lên cơn sốt/ Nhong nhóc đi, đứng/ Chen nhau tìm chỗ ấm/ Cẳng gày lội gió " ; " Bến đò quán chợ-ngã ba/ Vật vã mùi cháo thí đêm hè "; " Tiếng cuốc bèo da diết gọi ngày mai " ...v.v...
          Và trong những cảnh huống ấy, trăn trở, nặng trĩu, nghèn nghẹn, da diết một nỗi niềm người, nỗi niềm ta : " Bạc tóc trở về quê/ Bỡ ngỡ tìm dò bến mới/ Nhìn dáng lạt bó rau/ Nhận được người làng " ; " Mảnh tình riêng/ Dạt nẻo hoa trôi " ; " Em vừa ốm dậy/ Cơm bắp, dưa sung/ Thèm canh chuối/ Sảy tay vỡ bát/ Em run rảy nhìn ngơ ngác " ; " Xì xẹt sái nhì-tắc điếu/ Cút tương kiến gió đánh đai/ Rổ không hờ hững quang treo/ Nắng thả chào mào nghiêng nghé " ; " Sáo diều ai hóc-gió ven sông " ; " Nhớ người đi xa/ Đãy sắn khô/ Lão đẽo-thơm-giáp hạt " ; " Sương chiều nghe-lạnh bước chân/ Khách áo cũ/ Tìm về bến cũ/ Ai đốt rác lá tre bên ngõ/ Lối đi đầy mùi khói cuối năm " ; " Đêm  chợt nghe/ Trong gối vọng tiếng ru/ Lắng tai nghe mới rõ/ Tiếng tóc mình chuyển bạc " ; " Lúc ra đi/ Đãy quê thao thức gối đầu/ Trót-dông dài-trăng nước/ Mặt va-giông chớp/ Rạc mái phong lưu/ Gót nhọc/ Men về thung cũ/ Quỳ dưới chân quê/ Trăm sự cúi đầu/ Xin quê rộng lượng " ...v.v...
          Quả là tôi không thể nhắc hết được những câu thơ như thế. Nhiều lắm những chữ, những câu, những tứ lạ, súc tích và ám ảnh. Nguyên là một cây bút về văn xuôi, bẵng đi mấy chục năm, khi tái xuất lại bằng thơ, không ngọt như mía lùi kiểu Hoàng Cầm, không ấn tượng như Hoàng Hưng, Phùng Cung lặng lẽ , thâm trầm mà như khắc như tạc...
          Tôi biết, thơ phú bây giờ nhiều vô kể. Cứ mỗi ngày trôi qua, có cơ man những bài thơ được đăng báo, có bao nhiêu tập thơ từ các câu lạc bộ thơ xã phường đến các sa-lông văn học sang trọng nơi đô thị, rồi các nhà xuất bản tiếng tăm ở trung ương cho ra lò, trình với làng thơ ca ? Rồi nữa, quan niệm về thơ, về thơ hay luôn trong cảnh chín người mười làng, mỗi kẻ một phách, mấy ai chịu nhau. Riêng với tôi, thơ hay là đọc rồi, nó cứ ám ảnh mình mãi. Tôi cũng lại biết, có nhiều nhà thơ, nhà phê bình đang sốt ruột lắm, vì họ cho là nền thi ca Việt Nam cứ ì ạch mãi thế này thì có đến mùng thất cũng không giật được cái Nobel văn chương. Thế rồi họ cách tân, họ cổ súy, thi nhau đăng đàn mà tiếp thị thơ, tung hô cái sự cách tân. Song le, hết thơ văn xuôi, thơ không vần, thơ diễn nôm na ná dịch nghĩa thơ Tàu thơ Tây, và gỉ gì gi nữa, rốt cuộc thiên hạ vẫn không mấy ai thuộc, cũng chẳng mấy ai bị ám ảnh, ngoại trừ sự tự kỷ ám thị của họ. Thực ra, đổi mới luôn là một ý đồ tốt, là một biểu hiện bình thường của sự vận động xã hội  nói chung, huống chi là văn chương, thơ phú .
          Xem đêm của Phùng Cung đã thực sự ám ảnh tôi, lấy lại tình yêu với thơ ca ở nơi tôi, kích hoạt tôi làm việc... Cứ xem cho kỹ, thơ Phùng Cung cũng mới đấy chứ. Câu chữ, ý tứ, nhịp điệu, hình ảnh, vần vèo đều mới cả. Mới song không sượng, nhuyễn mà không cũ. Đấy là cách tân chứ phải tìm đâu xa. Và thế, tôi cho là thơ hay !...
          Đọc rồi, cứ rẩm riu tự hỏi, sao các nhà ông này lại thấu hiểu thôn quê đến thế, viết hay đến thế ? Ngẫm ra, thấy những bài mình viết về thôn quê chẳng đáng giá gì. Tôi không rõ quê ông cụ thể ở đâu, song cứ qua thơ mà đoán, thì hẳn là một quê chiêm trũng thuộc đồng bằng Bắc bộ. Cũng na ná như vùng quê tôi. Mùa thối chiêm khê, cấy chay bừa chùi, đồng xa bước chầy bước thụt nặng những gánh lúa ướt sũng, hạt ngâm nước lâu ngày lên mộng mạ, đập ra đánh đống nơi sân kho hợp tác xã hâm hấp nóng bốc hơi nước mờ mịt mùi men rượu ... Thóc vậy mà đâu có được ăn cho no bụng, vì vẫn phải đủ nghĩa vụ lương thực, còn dành dụm cho tiền phương. Cứ thế, thắt lưng buộc bụng, khoai sắn, rau dưa độn vào cho ấm lòng. Vậy mà không một ai kêu ca, eo xèo, bởi mọi người đều hiểu rằng, có thấm tháp gì với những gian khổ hy sinh nơi chiến trận. Giá của mỗi chiến thắng ngoài mặt trận, của mỗi ngày bình yên chốn làng quê ấy phải đổi bằng máu, bằng mồ hôi nước mắt, bằng chính những bó lúa mộng mạ nóng hổi hơi nước kia !... Những ngày tháng đầy gian khổ lo âu ấy trôi qua nặng nề làm sao mà cũng bình thản làm sao. Không một người dân quê nào hiểu nổi nó đã trôi qua bằng cách nào, chỉ biết mình vẫn sống, làng quê mình vẫn sống, dân tộc mình vẫn tồn tại một cách vững chãi. Tôi đã cảm nhận được một nông thôn như thế qua những bài thơ của Phùng Cung, tất nhiên, trong đó có cả những nỗi niềm riêng tây, nỗi đau bản thể. Phùng Cung đã khắc họa bằng ánh sáng sắc màu, thanh âm và cảm quan để ra một nông thôn của một thời đã qua, chân thực đến xót xa, đẹp một cách âu sầu, song lại vô cùng lung linh huyền ảo. Hiểu một nông thôn như thế trong quá khứ chưa xa, mới càng thấm thía một nông thôn đang khởi sắc của ngày nay!...
Tôi có nguồn gốc nông thôn. Tuy sinh ra ở thành phố, song đến tuổi đi học lại về quê sinh sống. Bản thân bạch diện thư sinh nên công việc đồng áng không mấy thạo, tuy cũng lóng ngóng làm được đôi ba việc nhà nông. Thôi thì cứ mạo nhận là nông dân nửa mùa. Lúc theo nghiệp cầm bút, viết về thành phố thì như kẻ ngô ngọng. Đành tập tọng kể chuyện làng quê vậy. Biết cũng chẳng hay ho gì, nhưng còn có cái để mà viết. Lâu lâu rồi cũng thành quen, lại tự nhận thấy rằng, cái sự nửa tỉnh nửa quê của mình phần nhiều là dở, dở hơi dở hám, nhưng cũng có cái được. Mình nhìn làng quê, nông thôn lại thấy ngồ ngộ hay hay, cũng ra chiều nên thơ, chứ không đến mức tẻ nhạt, chán ngắt như chính bà con nông dân tự nhìn nhận về đời sống và cảnh ngộ của họ. Nghĩ thế rồi, nên cứ yên tâm mà viết. Đều đều, đường được. Có tặng sách cho người này người nọ, rồi cũng có người mua sách của mình. Cũng lại chưa thấy ai chê bai. Mà có lẽ, người ta không chê, không muốn chê và chẳng thèm chê. Có lẽ, phần vì không để ý, vì không nỡ, hoặc giả có đi  chăng nữa thì cũng chẳng có gì đáng để chấp nê ...?
Nông thôn ta ngàn đời vẫn vậy, dẫu đời sông nông dân có khấm khá lên nhiều, song thói quen tằn tiện, chịu khó chịu khổ vốn đã ăn sâu vào máu thịt thì đâu dễ phai lạt. Còn là ở cái tâm lý: " Được mùa chớ phụ ngô khoai. Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng ". Thì cứ cho là những câu thơ của Phùng Cung viết về nông thôn như ngô như khoai đi. Bình thường chỉ là ăn chơi, mấy ai để ý. Đến khi xót lòng, mang ra ăn, càng nhai càng ngọt càng bùi. Đấy là chưa kể, mấy ai đâu đã nghĩ, một ngày nào đó, ngô khoai lại trở thành đặc sản như bây giờ !...
Giờ mới thấy, những gì mình đã viết về nông thôn chỉ ngô khoai, còn thơ của Phùng Cung thì thành đặc sản rồi.
 
II. Không đổi giọng Tân Cương                            
 
          Sau khi tình cờ mua được tập thơ Xem đêm của Phùng Cung, tôi đọc đi đọc lại nhiều lần và càng đọc càng thấy thích. Theo thiển ý riêng tôi, đây là một tập thơ hay nhất được xuất bản trong những năm gần đây. Tôi đã viết một bài về tập thơ ấy đăng báo, đó chính là phần 1 trên đây. Thực lòng khi ấy, tôi không biết gì nhiều về ông ngoài chút thông tin rằng ông chính là tác giả của truyện ngắn Con ngựa già của Chúa Trịnh. Và chính vì truyện ngắn đó mà cuộc đời ông long đong, khổ ải.
          Rồi những thông tin về ông cứ ngày một nhiều và rõ dần ra, nhất là khi đọc Cát bụi chân ai của nhà văn Tô Hoài. Thế nhưng, phải đến khi cuốn sách Ba phút sự thật của nhà văn Phùng Quán ra đời, thì tôi mới có hình dung tương đối rõ hơn về con người và văn chương Phùng Cung, kể cả mối quan hệ của ông với cụ Nguyễn Hữu Đang và Phùng Quán, cùng các văn nghệ sĩ khác .
          Trước đây, qua tập thơ Xem đêm, tôi cứ hình dung rồi đồ rằng, Phùng Cung chắc sinh ra và lớn lên ở một làng quê đồng bằng Bắc bộ như Thái Bình hoặc Hà Nam chi đó. Nào ngờ ông quê Sơn Tây, xứ Đoài với sông Đáy, sông Đà, núi Tản thơ mộng, nơi đã từng nuôi dưỡng hồn thơ Quang Dũng. Lại nữa, ông đã từng vì chuyện văn chương mà phải sống cuộc sống cách biệt với đời thường và môi trường văn chương những đủ vòng năm con giáp. Rồi những tháng ngày khó khăn thiếu thốn, để sinh nhai và nuôi con khôn lớn ông từng phải lăn lộn với nghề đập đinh nặng nhọc, kể cả việc phụ vợ làm bánh rán thêm thắt. Khi đã có thơ rồi thì không có tiền in. May mà được Phùng Quán chăm chút bản thảo và còn định mở một đợt lạc quyên lấy tiền in sách cho ông. Lại may, được cụ Nguyễn Hữu Đang dồn tiền dành dụm dè sẻn của mình, mang cho in sách. Thế mới có tập thơ Xem đêm ra đời  (NXB Văn hóa thông tin, năm 1995 ), in trên giấy xấu, trình làng với bạn yêu thơ. Tôi biết cảm ơn ai đây vì được đọc tập thơ này, Phùng Cùng- Phùng Quán-Nguyễn Hữu Đang, và còn những ai nữa ?
          Càng đọc, lại càng thấm. Những bài thơ ngắn- nhưng nỗi đau đời thì dằng dặc- song đầy xẻ chia, an ủi- rồi trải mênh mang như sự  thiền định- và nữa, ngộ ra để tự răn như những bài kệ nhà Phật...
          Ta thử đồng hành cùng Phùng Cung. Thoạt đầu là những nỗi đau đời nếm trải : " Tội nghiệp nhà thơ/ Hợm mình/ Lầm lạc/ Bởi không biết sống/ Nên không biết chết/ Nửa thế kỷ/ Bị lưu đày/ Trong cõi tung hô "  ( Tội nghiệp ) ;  " Binh lửa bay rồng đá/ Còn đây vũng trâu đầm/ Màu càn khôn lăn lóc/ Gào thét sóng-hoa-văn " ( Vết cũ ) ; " Vạn thuở hồn xanh cỏ/ Mặt đất thơ gắn bó/ Bất hạnh nào hơn/ Già rụi quê người ..." (Ăn năn ); " Phận-lấm/ Tối ngày đào ngoáy/ Lưng nắng-vẽ/ Hoa văn tiền sử/ Chài chãi đồng chiêm/ Mấy kiếp rồi " ( Cua đồng ) ; " Tôi đập nghiên gấm/ Ném vút lên vòm trời Gô-tich/ Gõ cửa phái mê hồn/ Xem lên tiếng ra sao/ Tôi ghép chữ-thơm/ Bắc cầu lên hỏi/ Cõi bất tử siêu phàm/ Liệu có dung nổi một nhà thơ " ( Kỳ vọng ) ; " Đêm đen/ Kìm kẹp ngọn đèn/ Gãy lửa/ Vẫn vinh danh nguồn sáng" ( Nguồn sáng ) .v.v...
          Còn đây là những xẻ chia, an ủi - với người, với vạn vật đất trời, với cõi hư vô, cũng là để tự mình : " Mưa nhỏ ngang sông/ Cò vạc thay nhau/ Săn dòng nước đục/ Cái phù du giả chết/ Vật vờ trôi... " ( Giả chết );" Đầu trần/ Chân đất/ Đường cơm áo vụng về/ Kéo lê cái bóng/ Thân nhơ bóng sạch..."  (Vụng về ) ; " Nửa đời/ Nước thải/ Hưu non/ Vã mồ-hôi-son/ Tảo tần chiều sớm/ Quốc lủi lưng vơi/ Ngấm câu thành ngữ/ Mắt trước mắt sau/ Kinh hoàng di lụy/ Tóc bạc-vào-mùa/ Răng hơi bị đuối/ Trệu trạo trái sung/ Ruột tím cơ hàn " ( Tím cơ hàn ) ; " Đèn bên sông/ Hay bụi-sao rơi/ Mà hiu hắt/ Cơ hồ muốn tắt/ Có phải hình bóng người đã khuất/ Mộng công hầu chưa đạt/ Nay lại lần về mượn cửa tái sinh " ( Bụi sao rơi ) ; " Ai làm cho bạc- tuổi nhau/ Nhìn trời xanh/ Nhớ mái đầu xanh xưa/ Tuổi xanh bạc giữa bất ngờ/ Trời xanh quên nửa bài thơ đoạn trường " ( Bạc tuổi ); " Mái rạ trở mình/ Mưa-hơi-thô/ Hoa dứa gai/ Thơm-lại mùi biên ải/ Đêm trằn trọc/ Xé đôi giấc ngủ/ Nửa giấc tù ngồi/ Nửa giấc trăng " ( Trằn trọc ) ; " Trở giấc xem đêm/ Cuối trời trăng-mỏi/ Trái gấc chín-ngập ngừng/ Tóc rụng trạt lối đi... " ( Xem đêm ) v.v ...
          Cái tính A.Q. đã giúp Phùng Cung xoa dịu mọi nỗi đau đời, để trở về trạng thái cân bằng - một cân bằng động. Dẫu vậy, đấy là con đường tất yếu để người ta qua những trải nghiệm mà đến với Thiền. Phùng Cung lắng đọng và chắt lòng mình ra những bài kệ : " Trăng tà/ Trĩu ánh/ Sương rơi/ Đong-trăng lá lạnh/ Đầy vơi bao lần " (Đong trăng ) ; " Cổng hè đổ vụn-nắng son/ Con trâu gốc phượng/ Nhai-mòn-gần xa " ( Trưa hè ); " Lênh đênh muôn dặm nước non/ Dạt vào ao cạn/ Vẫn còn lênh đênh " ( Bèo ); " Ai chuốc rượu/ Cánh buồm say lảo đảo/ Quanh quẩn quãng sông chiều/ Quên nẻo ra khơi " ( Say ); " Lạnh nhịp sương rơi/ Chiều-gạo-đổ/ Dế đào chân mộ/ Trăng lên... " ( Nghĩa trang ) ; " Em mải hái dâu/ Chiều-sông- nước/ Tằm đau lạc bến/ Trong kén tơ/ Thấp thoáng bóng thuyền " ( Bóng thuyền );  "Sống quá khó khăn/ Chết chẳng dễ dàng/ Tôi phải sống/ Hẳn tôi còn được chết/ Chết là chơi nốt/ Một trò chơi/ Mãn khóa hỗn sinh " ( Trò chơi ) ; " Mặt chịn nắng/ Ngả màu chum vại/ Hỳ hụi lối mòn-tử đạo/ Mồ hôi tháo/ Lưng cơm chan đẫm phong trần " ( Phong trần ) ; " Ngón son/ Đu nhành biếc/ Trái bồ hòn/ Con vành khuyên hót-ngọt/ Đắng-dư âm " ( Chim vành khuyên ) ; " Dưới bóng đại hùng/ Băng hà, núi lở/ Cái kiến con ong tất tả/ Cõi hỗn sinh/ Tội chết đói/ Hồn không nhập mộ/ Nhà ơi! cây nhót bán rồi/ Hết chua, hết ngọt hết lời nhỏ to " ( Nhỏ to ) v.v...
          Đại loại, còn nhiều, nhiều lắm những bài thơ ngắn như thế, hao hao thể thơ Haiku của Nhật Bản, lại mang phong vị thơ Thiền, và dáng dấp kệ kinh nhà Phật.
          Đây là tập thơ để đời của Phùng Cung. Cứ theo như Phùng Quán, thì cụ Nguyễn Hữu Đang từng đánh giá thơ Phùng Cung còn hay hơn văn của ông. Tôi không được đọc văn Phùng Cung nên không dám so sánh. Song hai trăm bài thơ trong tập, hẳn được Phùng Cung chắt chiu, nghiền ngẫm đằng đẵng nhiều năm trời, cả khi ông bị bứt khỏi đời sống thường và môi trường văn chương, lẫn lúc ông lăn lộn cực nhọc để kiếm sống sau này. Ấy là những bài thơ nằm lòng, mỗi bài như một khúc ruột đau. Đau tái tê đến độ cảm thấy như không. Đạo của người quân tử là vậy chăng? Đạo của Trà, đạo của Thi văn, đạo của Người :
                             " Quất mãi nước sôi
                               Trà đau nát bã
                               Không đổi giọng Tân Cương ."
 
 
          III. Đọc  lại Xem đêm, thẫm nỗi đau Phùng Cung.
 
          Những ngày xuân tháng giêng Tân Sửu, đúng thời điểm dịch Covid 19 bùng phát lại, cầm chân không du xuân lễ hội đâu được. Ở nhà, viết và đọc sách giải khuây. Tôi đọc lại tập Xem đêm của Phùng Cung.
          Số là, từ hơn chục năm trước, tôi đã tình cở mua được tập thơ Xem đêm lần xuất bản đầu và đọc thấy thích. Rất thích là đàng khác. Tôi đã viết tiểu luận  “Có một nông thôn trong thơ Phùng Cung”, gửi đăng báo. Sau đó, tôi phát triển thành chân dung văn học “Phùng Cung, người tôi chỉ biết qua thơ” (in trong tập Trời đất thu hay lòng ta thu, Nxb Dân trí 2016). Trong những lần đàm đạo văn thơ cùng bạn bè, nhiều lần tôi khen tập thơ Xem đêm, khiến mọi người tò mò mượn đọc, vì thế mà thất lạc. Tôi tiếc lắm. Trước tết Tân Sửu, tôi nhờ người quen mua được tập Xem đêm, bản mới do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Sách in đẹp và phần nội dung có thêm Phụ Lục với các bài viết của Phùng Quán, Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm về thơ văn của ông, còn có cả truyện ngắn Con ngựa già của chúa Trình, mà vì nó Phung Cung đã dính án văn chương ngày nào...
          Đọc lại, vẫn nguyên cảm giác thú vị, nhưng đằng sau câu chữ, vấn điệu, còn thấy được ý tứ sâu xa về thân phận con người nói chung và thân phận với nỗi cay đắng riêng ông.
          Trong bài viết này, tôi không nhắc lại những gì đã nói, đã bàn ở các bài viết trước, như việc khắc họa một nông thôn Bắc bộ điển hình một thời xưa cũ khốn khó còn chưa xa; hay đâu như sự ngộ ra, để rồi tự an ủi, răn mình mang tính thiền định, kinh kệ nhà Phật,,,
          Ở đây, tôi muốn đi sâu tìm hiểu sự ám ảnh, hàm ý về một thân phận bị dập vùi mà vẫn gắng gỏi ngoi lên, loe lói sáng như muốn chứng ninh cho sự trong sạch của bản thân...; và không thể không nói đến một điểm mạnh, ấy là nghệ thuật ngôn từ và tạo dựng không gian thơ của Phùng Cung,
          1. Có lẽ, trong tập thơ này, khó có bài thơ nào hàm súc, ám ảnh, ấn tượng hơn bài Trà: “Quất mãi nước sôi/ Trà đau nát bã/ Không đổi giọng Tân Cương”. Nó thể hiện nỗi niềm về thân phận, sự kiên định, ý chí, bản lĩnh và cả khao khát khẳng định sự thanh sạch của bản thân tác giả.
          Có thế thấy, hàm ý về nỗi niềm thân phận bị vùi dập, ý chí, bản lĩnh muốn khẳng định sự thanh sạch và khao khát vượt lên số phận ẩn giấu trong nhiều câu thơ, bài thơ...
Ví như: “Thánh thần ơi/ Phải đâu nhật thực triền miên/ Ngày tối hơn đêm/ Đêm-vó-ngựa/ Quỳ gối chống tay/ Vẫn còn sợ ngã/ Mặt đất quá cheo leo” (Đêm vó ngựa); “Thương cây đào ốm/ Xuân về chẳng nở hoa/ Lá gày run gió lạnh/ Cây cũng có thời vận ư?” (Cây đào); “Trời đất uy nghi/ Xanh vĩnh cửu/ Chim bay hình thánh giá muôn phương/ Cung tên tạo hình thánh giá/ Bắn con chim hình thánh giá tử thương” (Vĩnh cửu); “Phận lấm/ Tối ngày đào khoáy/ Lưng nắng-vẽ/ Hoa văn tiền sử/ Chài chãi đồng chiêm/ Mấy kiếp rồi” (Cua đồng); “Tổ tan/ Trứng mất/ Có trời biết vì sao/ Bỏ hót/ Chỉ kêu/ Mỏ run run rớm máu” (Con chích chòe); “Dông bão trẩy qua xóm nhỏ/ Giập gãy hết rồi/ Ngô độn chuối xanh/ Xì xằng qua bữa/ Kẻng thúc ngũ liên/ Săn lùng đào ngũ/ Chẫu mắt mù/ Nhìn-đóng-cọc vào đêm” (Giập gãy); “Trở giấc xem đêm/ Thiên hà ngọc vụn/ Gió thổi một mình/ Mặt đất tròng trành/ Ma hoa nhày múa” (Xem đêm); “Hệ lụy với tôi/ Là ăn là uống/ Miếng ăn miếng uống/ Hành hạ suốt đởi/ Mấy ai dám cả gan/ Đùa dai với đói khát” (Miếng sống); “Trái đất lênh đênh/ Chênh chênh mùa nắng/ Gió trĩu cành/ Tải bốn mùa cười khóc/ Sóng biển xanh/ Nát bóng hải âu” (Tâm tư);
Thậm chí, Phùng Cung còn cân nhắc. sắp đặt số phận mình, và cho cả cái chết của mình, nếu ông không được sống: “Vạn thuở hồn cỏ xanh/ Mặt đất thơ gắn bó/ Bất hạnh nào hơn/ Già rụi quê người” (Ăn năn); “Sống quá khó khăn/ Chết chẳng dễ dàng/ Tôi phải sống/ Hẳn rôi còn được chết/ Chết là chơi nốt/ Một trò chơi/ Mãn khóa hỗn sinh” (Trò chơi); “Mô hình tôi/ Một trẻ thơ/ Ngoạm củ ráy/ Đứng thẳng người trong xóm/ Quỹ đạo tôi/ Thư thái-loằng ngoằng/ Xó bếp-bở ao/... Khi tôi chết/ Tôi thèm cái lặng lẽ/ ... Nếu tái sinh/ Tôi chẳng ước ao gì khác/ Chỉ mong được như kiếp trước/ Xó bếp đói. No/ Bờ ao tắm mát/ Phận cánh cò/ Mưa-nắng-phong dao” (Thanh thản); “Nhập nhoạng đóm đèn/ Đêm chó mực/ Trạt mùi hạ nhục/ Già trẻ sụt sùi/ Ôm đầu số phận/ Cúi mặt nhìn ngang/ Nghe lanh chân nhang” (Đoàn viên)...
          Dẫu là “phận lấm”, dẫu có “xó bếp, bờ ao” hay “lênh đênh”, “ngày tối hơn đêm” di chăng nữa, thì với Phùng Cung, vẫn quặn thắt một nỗi đau đời-một khao khát vươn lên trên số phận: “Trăng qua song sắt/ Trăng thăm ngục/ Bỗng ta chợt tỉnh-sững sờ/ Trên vai áo tù/ Trăng và lụa/ Ngày xưa ơi!/ Xa mãi đến bao giờ...” (Trăng ngục); “Ai giùm tôi thủ tục làm vô tận/ Thỏa thích trải trời xanh cõi không cùng/ Tôi khao khát huy động/ Những chùm sao đẹp/ Đêm về lung linh chòm xóm nghèo sao” (Khát vọng): “Hỡi bầu trời/ Hãy rộng thêm nhiều nữa/ Để phi đoàn cất cánh/ Xếp đội hình thánh giá uy nghi/ Rộn rã chuông chiều/ Cất giọt mưa sa/ .../ Giải phóng những nếp nhăn/ Trên từng vầng trán hoài nghi” (Giải phóng); “Đêm khuya trằn trọc/ Tôi bắt gặp/ Mùa thiêng hoa chết/ Ngoại giới mưa bay/ Trong hồn tơi tả/ Trăng úa-đầy trời-lá rụng/ Không gian khát vọng khúc giải oan(Khát vong)...
          Chịu khó tìm nhặt, trong Xem đêm, vẫn đây đó những câu thơ hàm ý dạng này, nhưng tôi không sa đà, để khám phá nghệ thuật thi ca tài tình của Phùng Cung...
          2. Nghệ thuật thi ca của Phùng Cung, trong Xem đêm thật tài tính.
          Có thể nhận định một cách ngắn gọn nhất, ấy là sự chắt lọc câu chữ, ý tứ hàm súc, ám ảnh, ấn tượng, không gian sống động, đầy thanh âm, hình ảnh, sắc màu, hương vị và trạng thái cảm xúc...
          Chắc chắn, ngày ấy, Phung Cung và cả chúng ta, không một ai biết đến khái niệm 3D, song tài tình thay, mỗi bài thơ trong tập thơ này đều như một cuốn phim ngắn 3D. Tôi chọn một số bài thơ để minh chứng cho điều này: “Mặt trời hạ-thổ/ Núi-giội-chàm/ Đò chuyến cuối/ Nhìn nhau nhọ mặt/Sữa con so ướt yếm/ Thơm-mùi-khoai-luộc/ Dốc bến tối gà/ Đom đóm rối guồng-tơ-lửa/ Nghe đêm trung giang thả-gió-gọi diều” (Chiều soi bãi); “Sương chiểu nghe-lạnh bước chân/ Khách áo cũ/ Tìm về bạn cũ/ Ai đốt rác lá tre bên ngõ/ Lối đi dầy mùi khói-cuối-năm” (Khói cuối năm); “Chó sủa dông dài/ Giò chuyển canh/ Trái thị cuối thu/ Thơm mùi trăng-úa/ Ao khuya nước thở thì thầm” (Đêm cuối thu); “Thoảng mùi ruộng ải/ Thóc giống cựa mình/ Nắng vắt ngọn-tre-đuôi-én/ Đủng đỉnh điệu cu cườm/ Lạc nhịp-gió may” (Mùa gieo mạ); “Gió quẩn lùm ngỉa cứu/ Mùi ngộ cảm đầy vườn/ Chếch bóng chĩnh tương/ Con vằn say bả/ Hoa chuối tiêu lầm lũi/ tím Tam-giang” (Nôn nao); “Chó sủa làng xa/ Sủa gơn xóc ốc/ Sao diều ai hóc-gió/ ven sông” (Đêm ven sông); “Mảng rêu chiều nắng ghé/ mênh mông/ Con dế loanh quanh/ Tìm lại tiếng mình đêm trước/ Vườn hàng xóm ngổn ngang/ mùi khế rụng” (Chiều nắng ghé); “Oèng oẹc trời khuya/ Chim lợn xổ giọng hãi hùng/ Tôi nhìn sông/ Đầy ắp sao xanh/ Ngoằn ngoèo phun tím/ Lửa-hoa-đăng/ Rần rật rím-luân-hồi” (Sông đếm); “Mành rách gió lay/ Chim chích đu mình săn nhện/ Góc sân nắng hanh/ Lá mít rụng trờ mình-nghé bếp/ Chó hàng xóm/ Sủa cầm chừng vài tiếng/ Lỗi bước lên hè/ Guốc nằm chiếc ngửa chiếc nghiêng” (Nhà vắng);  vv ... vv...
Nhiều lắm, khó mà trích dẫn ra hết được. Bài thơ nào cũng kiệm lời, gạn đến mức cảm giác không có từ nào thừa cả. mỗi từ đều phải gánh một phần ý tứ. Về tư duy, hình thức thơ, có thể thấy, ở đây có sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hàm súc, tinh tế, ý tại ngôn ngoại của Đường thi, phong vị thiền và sự chắt lọc của thơ Haiku Nhật Bản, lại gần gũi thân thuộc của tục ngữ, ca dao Việt Nam,
Phần lớn, các bài thơ trong tập này của Phùng Cung là thơ tự do, câu ngắn, ngắt dòng liên tục. và nhiều câu được ngắt nối bằng dấu ngang ( - ), giàu nhạc điệu. Có bài là lục bát, hoặc thơ dạng bốn câu, nhưng được ngắt dòng, nên mới mẻ và ấn tượng. Ở vào thời ký ấy, có thể thấy, Phùng Cung đã rất ý thức trong việc cách tân thơ. 
Ví như: “Trăng lên/ hàm tiếu/ thẫn thờ/ Nửa chững trăng xế/ Chịu giờ mãn khai” (Hoa quỳnh); “Này em!/ Cây khế gãy rồi/ Nỗi chua vẫn hỏi thăm/ Người trồng cây” (Cây khế); “Chút lòng dây gấm khăn điều/ Cảm thương cái nhện/ Chiều chiều giăng tơ/ Không gian đứt nối sững sờ/ Khăn điều dây gấm/ Ngẩn ngơ mấy chiều” (Giăng tơ); “Dáng gày-đầy đặn-trữ tình/ Thuyền au đậu bến Lan Đình/ Trăng xa/ Tử sinh lỡ một lần ba/ Ruột tằm đau/ Mối tơ thừa gió bay” (Trăng xa); “Lênh đênh muôn dặm/ nước non/ Dạt vào ao cạn/ Vẫn còn lênh đênh” (Bèo); “Sen vàng từ thuở lên ngôi/ Bâng khuâng du khách/ Ngậm ngùi vần thơ/ Cồng chùa nhện mải giăng tơ/ Chuông thiêng ngân mãi/ Tiếng thừa trong không” (Chùa Kim Liên); “Lá súng lát mặt ao/ đếm ngọc/ Con sộp phàm vồ bão/ bóng hoa lay/ Lá tre rụng/ Nhuộm hoàng hôn đỏ gạch/ Tiếng cuốc bèo da diết/ gọi ngày mai” (Ao con); “Bờ ao trưa gió lay lá cỏ/ Vang khẽ lời ru nhỏ xanh xanh***/ Cách cách giòn tan/ Con cào cào dội phách/ Khoe cánh điều/ Bay ngập nắng-bổ-cau” (Nắng bổ cau); “Cành xoan cu gáy đứng/ chào mùa/ Ung dung đổ lèo ba/ dõng dạc/ Mùi cơm mới/ Xoắn mùi cá kho nhạt/ Hoa cải thơm quấn quýt/ quanh làng. Một lũy thơm” (Lũy thơm),...
Đổi mới hình thức thơ trên nền tảng các thể thơ cũ bằng cách ngắt nhịp song vẫn giữ mạch thơ khiến người ta xem bằng mắt hay đọc bằng âm đều không thấy nhàm và vẫn dễ nhớ dễ thuộc.
Tuy còn chưa đi sâu phân tích nghệ thuật ngôn ngữ thơ, nhưng với bấy nhiêu thôi, tôi nghĩ, Phùng Cung đã có những đóng góp nhất định trong tiến trình đổi mới thi ca Việt Nam hiện đại !..../.
 
 
 
 
tamvanvov 02.10.2024 17:45:52 (permalink)
Phùng Quán,
người đi trọn đời mình trên con đường sự thật !...
 
 
          Một dạo, có mấy sự kiện trong thế giới sách ở Việt Nam. Sách dịch thì có mấy cuốn thuộc diện best seller là Rừng Na-uy, Biên niên ký chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển (Murakami), Cô đơn trên mạng (Wisnewski) , Tô-tem Sói (Khương Nhung), Kitchen (Banana Yoshimoto), Mật mã Da Vinci, Thiên thần và ác quỷ (Dan Brow)... Sách trong nước thì phải nói, ồn ã nhất là cuốn tự truyện Lê Vân yêu và sống, rồi đó là cuốn tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh. Gần đây thì đồng thời là tiểu thuyết Ba người khác của Tô Hoài, hồi ký văn học Ba phút sự thật của Phùng Quán v.v...
          Đọc Ba phút sự thật của Phùng Quán, tôi thực sự ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng bởi những thông tin, câu chuyện, những chân dung con người, trong đó có mấy người rất nổi tiếng, mà tôi vốn chỉ biết lờ mờ, như Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung, Tuân Nguyễn... Ngỡ ngàng bởi văn viết giản dị, chân tình, sâu sắc, cuốn hút và cũng rất chi là trách nhiệm. Điều quan trọng, là qua tác phẩm này, tôi có được sự hình dung đầy đủ hơn về một Phùng Quán, xứng đáng với danh xưng “người đi trọn đời trên con đường sự thật” mà người đời dành tặng ông, đến mức dù chỉ thấy ông có một lần, nhưng giờ thì tôi có thể phác thảo một chân dung ông, chí ít là theo sự mường tượng và cách nghĩ của riêng tôi.
          Vâng. Tôi đã diện kiến Phùng Quán một lần. Đúng một lần thôi, song khá ấn tượng, bởi trong một hoàn cảnh rất chi là ấn tượng.
          Tôi sẽ trở lại sự diện kiến Phùng Quán sau, để nói về những gì mình biết về ông qua dư luận. Rằng ông vốn là cháu bên ngoại với nhà thơ Tố Hữu, trước khi bước vào làng văn chương, từng tham gia vệ quốc đoàn từ lúc còn nhỏ tuổi, tưng chiến đấu nhiều năm ở mặt trận Thừa Thiên Huế quê hương mình. Tác phẩm khiến độc giả biết đến Phùng Quán là tiểu thuyết Vượt Côn Đảo, được xuất bản khá sớm và còn được giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam, nghe đâu còn được xuất bản bằng tiếng Nga, rồi ai đó lại dịch từ tiếng Nga ra tiếng Việt để in ở Việt Nam. Rồi sau đó ông bị dính vào án văn chương mà mất tên trên diễn đàn văn học nước nhà. Lại nghe tiếp rằng ông chuyên sống bằng nghề câu cá Hồ Tây và vẫn viết văn, đăng báo, in sách dưới bút danh và cả tên người khác, những người thương ông muốn giúp ông không dứt đoạn mạch văn chương và quan trọng hơn cả là ông có một khoản thu nhập để sinh sống cùng giúp giập thêm gia đình. Vì thế mới có cái đuôi gắn vào thành Phùng Quán- cá trộm văn chui . Mới nghe thế thôi cũng đã ly kỳ rồi.
          Tôi diện kiến Phùng Quán trong không khí đổi mới về văn nghệ, không nhớ chính xác là vào năm 1989 hay 1990. Trước đó, hàng loạt văn nghệ sỹ thuộc diện có vấn đề trước đây, người trước kẻ sau xuất hiện trở lại với các sáng tác đăng rải rác trên báo, hoặc xuất bản cái mới, tái bản cái cũ như Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Hà Minh Tuân, Văn Linh, Vũ Bão ... Riêng Phùng Quán tái xuất giang hồ văn chương với bộ tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, và đã thành công vang dội. Sự thành công của bộ tiểu thuyết cùng người cha tinh thần của nó đã vượt ra khỏi địa hạt văn chương tràn sang cả điện ảnh khi nó được chuyển thành phim truyện. Bộ phim cùng tên do đạo diễn Vinh Sơn dựng.
          Lần ấy, nhà thơ Trần Phương Trà (Trần Nguyên Vấn) rủ tôi và một vài đàn em báo chí đến dự buổi chiếu phim ra mắt bộ phim Tuổi thơ dữ dội do Hội đồng hương Huế tại Hà Nội tổ chức ở Hội trường Bộ Tài chính vào ngày chủ nhật. Tôi nhớ, người đến dự khá đông, phần lớn là những ngưòi lớn tuổi nói giọng Thừa Thiên Huế, số ít là thân nhân gia đình họ và bạn bè kéo theo xem ké vì hiếu kỳ, giống như chúng tôi. Trước buổi chiếu, ban tổ chức có đôi lời phi lộ, rồi mời Phùng Quán lên bày tỏ tình cảm và cảm ơn. Phùng Quán lên, chưa kịp nói gì mọi người đã vỗ tay hoan nghênh, không khí khá náo nhiệt. Hình như, sau nhiều năm sống lặng lẽ trong lãng quên của độc giả, bầu không khí náo nhiệt ấy và tấm thịnh tình của mọi người, ông lặng đi. Hắng giọng mấy lần rồi ông cũng lên tiếng, giọng hơi run vì quá xúc động. Ông nói chậm rãi, đưa mắt quan sát khắp hội trường, như vừa nghe ngóng xem người ta đón nhận những lời phi lộ của mình thế nào. Rồi giây phút ấy qua nhanh, ông nói liền mạch và cũng đỡ xúc động hơn. Tôi không nhớ lắm những gì ông nói, song cũng chỉ loanh quanh việc tiểu thuyết của mình được xuất bản, được dựng thành phim và cảm ơn những người đồng hương, anh em bạn bè và đông đảo độc giả khán giả đã đón nhận... Khi ông đang say sưa nói, chợt có một người đứng tuổi, ngồi phía sau hàng ghê chúng tôi, đứng lên, nói rất to, đại ý rằng, Phùng Quán không được nói thế, định nhân cớ mượn diễn đàn tự minh oan hay diễn thuyết gì ở đây ? Hãy xuống đi. Phùng Quán khựng lại, tắc nghẹn họng. Tôi thấy, miệng ông há ra, không thành lời và cũng không khép lại được, như cá đớp khi khi mắc cạn. Thật khó mà biết được diễn biến tình cảm, tâm lý ông lúc ấy. Dáng người thô ráp khắc khổ của ông sụn xuống. Trong sự ngạc nhiên, sự bất bình phản đối của nhiều người với ý kiến của người vừa nói, ông cố gắng như kẻ  ngọng tập nói cho sõi mấy câu cảm ơn ngắn rồi xin phép xuống. Giọng ông tôi thấy có nước mắt !... Buổi chiếu phim bắt đầu khi mọi người vẫn con ấm ức bàn tán khen chê, bày tỏ thái độ và sự phân bua của chính người cắt ngang vừa nãy... 
          Cả buổi chiếu phim rất dài, mặc dù nhiều tình tiết phim cuốn hút, song tôi không tài nào gạt bỏ được hình ảnh Phùng Quán trước buổi chiếu. Ông ngồi ở hàng ghế đầu, cách chúng tôi dăm hàng, nên tôi chỉ thấy cái đầu bù của ông nhô lên trong bóng tối. Và dường như nó cứ to lên, to lên dần, choán hết màn ảnh. Có lẽ do chịu ảnh hưởng của sự việc vừa rồi nên tôi thấy thế chăng ? Tôi không phán xét việc làm của người nọ đúng sai thế nào, nhưng với Phùng Quán, ứng xử với ông như vậy thì có gì đó bất nhẫn, thậm chí là tàn nhẫn. Thực lòng mà nói, khi ấy, tôi cũng thấy giận người đã hét to làm gián đoạn lời phi lộ của Phùng Quán trước buổi chiếu. Đoạn kết, bộ phim dừng ở chi tiết khá đắt, đó là chú bé Mừng bị đồng đội, bạn bè nghi ngờ phản bội, chú đã kêu lên rằng Tôi không phản bội . Tiếng kêu ấy vang vọng khắp núi rừng, núi rừng nghe thấy đấy, song đồng đội có biết cho chăng ? Chẳng cần phải liên tưởng gì thì cũng nảy sinh trong tôi cái ý nghĩ rằng, chú bé Mừng ấy là Phùng Quán, nếu không, chí ít cũng kêu hộ nỗi lòng Phùng Quán ?   
          Sau này, tôi không đọc thêm tác phẩm nào củn Phùng Quán nữa, ngoài đôi ba bài báo trên Tiền Phong. Sự nghiệp văn chương của ông, trừ những tác phẩm viết cho thiếu nhi ký bút danh hoặc mượn tên người khác  (văn chui ), còn lại đều được. Tuy nhiên, tôi không thích lắm, dù rất quý trọng sự chân thật và thô nhám trong văn của ông. Song đến tập sách Ba phút sự thật (NXB Văn nghệ- Tp.Hồ Chí Minh-2006) thì tôi vừa kính phục vừa thích. Bài đầu tiên của tập là một tuyên ngôn nghệ thuật của Phùng Quán, những câu chuyện, những con người trong cả tập sách đều đáng nể. Tôi đặc biệt thích các thiên hồi ký về Tuân Nguyễn, Nguyễn Hữu Đang, Trần Đức Thảo, Phùng Cung... Đọc tác phẩm này, tôi bất ngờ về tài viết tiểu luận và chân dung văn học của Phùng Quán. Quan trọng hơn, qua đây người ta còn có thể thấy được nhân cách của ông. Không có gì là quá, khi bài sau cuốn sách trích bài viết Đứa con không quên lời mẹ dặn của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường về cuốn sách này  : "Đây là một lời tự bạch phản ánh chân thực nhân cách nhà văn của Phùng Quán: Khát vọng suốt đời về sự thật. Bởi sự thật không phải là thứ có sẵn như chiếc bật lửa trong túi áo, mà chính là số phận và khát vọng của Nhân Dân. Nhân Dân là Người Mẹ đẻ đau mang nặng để sinh ra đứa con làm Nhà Văn, và vì thế, đứa con Phùng Quán suốt đời không quên Lời Mẹ dặn :
                   Người làm xiếc đi trên dây rất khó
                   Nhưng không khó làm bằng nhà văn
                   Đi trọn đời mình trên con đường chân thật".
          Tôi nghĩ, ngoài những cảnh huống cuộc đời truân chuyên vất vả mưu sinh “văn chui cá trôm”, về tác phẩm, cùng với bộ tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, sau là tập bút ký và chân dung văn học Ba phút sự thật, nhà văn Phùng Quán đã thực hiện được lời mẹ dặn, là : Đi trọn đời mình trên con đường sự thật !...
          Gần đây, trong một lần đối ẩm trà với nhà thơ Trần Đăng Khoa ở tòa soạn tạp chí Nhà văn & cuộc sống của Hội Nhà văn Việt Nam, chuyện về các nhà văn, nhân nhắc đến nhà văn Phùng Quán, ông kể một câu chuyện thú vị về Phùng Quán. Chuyện rằng, chừng đâu năm 1968, Phùng Quán đã về nhà Trần Đăng Khoa ở Trực Trì, Nam Sách, Hải Dương (khi đó ghép tỉnh là Hải Hưng). Phùng Quán kẽo kẹt đạp xe từ Hà Nội về, ý chừng muốn xem cậu bé được mệnh danh là “thần đồng thơ” này ngô khoai ra sao. Lần ấy, chuyện chán rồi Phùng Quán lựa lời hỏi thần đồng: “Cháu thấy thơ của nhà thơ Tố Hữu thế nào? Hay không? Không hay ở chỗ nào?”. “Cháu thấy thơ chú ấy hay ạ”- Trần Đăng Khoa bảo thế, song cứ nhìn thái độ và cái cách ông hỏi thì hình như ông ấy chờ đợi câu trả lời ngược lại. Khoa lại bảo “Nhưng chú ấy cũng ối chỗ viết không đúng”. Phùng Quán thích thú xoắn lấy ngay “Không đúng ở chỗ nào?”. Khoa  bảo “Ví như bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, chú ấy viết “Chúng bay chỉ một đường ra/ một là tử địa hai là tù binh”, vậy là hai đấy chứ,... Sao chú ấy không viết,  Chúng bay chỉ đường ra,  như thế câu sau một hai gì cũng đúng hơn không”. Rồi thần đồng còn dẫn thêm mấy chỗ nữa mà theo cậu là không chính xác trong thơ Tố Hữu, khiến Phùng Quán ngạc nhiên thích thú,... Hôm ấy, Phùng Quán còn lôi Khoa đi câu, bằng cần câu lưỡi chùm không dùng mỗi mà ông cất công mang theo về. Kết quả chẳng được con cá nào. Chú cháu về tay trắng. Giờ nhắc lại chuyện cũ, Trần Đăng Khoa cười toét miệng bảo: “Ao làng khi ấy chỉ toàn đòng đong cân cấn, cá cờ, thi thoảng mấy con rô ron giếc cặn sót lại thì lấy cá đâu cho ông ấy câu giật cơ chứ,...Đâu có lắm chép kềnh mè khủng như Hồ Tây để ông ấy câu giật....”. Trần Đăng Khoa còn đồ rằng, mình chỉ nói điều ấy với riêng Phùng Quán hôm đó, nhưng sau này thiên hạ cứ đồn Trần Đăng Khoa dám sửa cả thơ Tố Hữu, có lẽ từ đấy mà ra rồi thiên hạ thêu dệt thêm lên, ...?
Theo Trần Đăng Khoa, khi ấy, Phùng Quán đã khác người, bởi có cái nhìn khác, mặc dù Phùng Quán họ hàng gần gũi với Tố Hữu, gọi Tố Hữu bằng cậu, trong khi người ta, bao gồm cả những nhà thơ lớn, nhà nghiên cứu và phê bình văn học uy tín đều tung hô, ngợi ca hết lời thơ Tố Hữu. Phùng Quán thì không. Điều ấy, đủ thấy nhân cách và bản lĩnh ông như thế nào!
          Tôi nghĩ, không sùng bái kẻ trên, đồng cảm, thấu hiểu sâu sắc và chia sẻ với những người bị vùi dập, ấy là phẩm cách của Phùng Quán. Vì vậy, ông mới viết nên các chân dung lay động tâm can về Nguyễn Hữu Đang, Trần Đức Thảo, Phùng Cung,... trong cuốn sách Ba phút sự thật để đời của mình.
          Đó cũng là cái cách nhà văn Phùng Quán “Đi trọn đời trên con đường chân thật” ./.
 
 
tamvanvov 21.12.2024 15:52:20 (permalink)
 TRẦN ĐÌNH HIẾN
Dịch & văn
 
 
 
Tôi thật không ngờ mình lại có chút duyên được gặp dịch giả Trần Đình Hiến thường xuyên đến như vậy.
Trần Đình Hiến là người nổi tiếngtrong làng văn chương và giới dịch thuật văn học nghệ thuật nước nhà. Có thể nói, dịch giả-nhà văn Trần Đình Hiến là người có công trong việc giới thiệu và quảng ba văn học Trung Quốc nói chung và Mạc Ngôn nói riêng (nhà văn Trung Quốc, Nobel văn học năm 2012) vào Việt Nam.
Có thể khẳng định, với Trần Đình Hiến, dịch các tác phẩm của Mạc Ngôn là quá trình ông chuyển ngôi vị từ một người dịch thuật trở thành nhà văn đúng nghĩa. Điều này cho thấy ông đã đồng hóa được nguyên tác và biến nó thành một ngôn ngữ khác (tiếng Việt) chứ không chỉ là người chuyển ngữ thông thường. Đây là cái tài của riêng ông mà không phải người làm công việc dịch thuật nào cũng làm được. Thế nên, Trần Đình Hiến, dịch để trở thành nhà văn là vậy.
Trong số nhiều tác phẩm của nhà văn Mạc Ngôn được dịch và xuất bản ở Việt Nam thì dịch giả Trần Đình Hiến chiếm 6 cuốn mà theo giới nghiên cứu, đó là những tác phẩm điển hính đại diện cho phong cách Mạc Ngôn (Báu vật của đời, Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ, Tửu quốc, 41 chuyện tầm phào). Cùng với đó, nhà văn Trần Đình Hiến còn là dịch giả một số tác phẩm nổi tiếng của các nhà văn Trung Quốc khác như: Cây hợp hoan (Trương Hiền Lượng), Tô tem sói (Khương Nhung),  Cây không gióNgân thành cố sự (Lý Nhuệ).
Chất lượng cao và sự thành công qua các bản dịch của nhà văn, dịch giả Trần Đình Hiến về văn học đương dại Trung Quôc, đặc biệt những tác phẩm của Mạc Ngôn đã được giới dịch thuật và bạn đọc Việt Nam khẳng định, nên ở đây, tôi chỉ bàn về tính  đặc thù trong văn chương Mạc Ngôn sau khi nghiên cứu thi pháp tiểu thuyết của ông nhà văn này, để thấy sự khó khăn và cÁi tài dịch thuật của Trần Đình Hiến mà thôi.
Để thấy được diều này, ta cùng trở lại lý do vì sao mà Hội đồng Nobel văn học thuộc Viện Hàn lâm Thụy Điển đã trao giải cho Mạc Ngôn: “chủ nghĩa hiện thực ảo giác hòa quyện với những câu chuyện dân gian, lịch sử và đời sông hiện đại được sáng tạo ngay trên mảnh đất quê hương ông”; thêm nữa, thi pháp tiểu thuyết của Mạc Ngôn, ấy là, khác với lối kể chuyện truyền thống xuôi chiều trong văn chương Trung Hoa cổ trung đại, Mạc Ngôn đã làm ngược lại, ông đi tìm, nhặt nhạnh đâu đó các câu chuyện dân gian, hoặc hiện đại mang ra kể, và từ các chuyện kể đó khái quát nên xã hội rộng lớn, mà người đọc thấy thời cuộc, thấy được bóng dáng thời đại mình để rồi tự rút ra những thông điệp cho mình, nói chung là vậy, song cần phải nói đến cái tài của Mạc Ngôn là các câu chuyện đời thường, có vẻ rất thật, thậm chí trần trụi lại được ông nhào luyện, khuấy đảo tít mù, đến mức gây ảo giác,...tạo không gian truyện riêng có, đặng gây hiệu ứng tâm lý me hoặc....
Thế nên, khi chuyển ngữ tác phẩm của Mạc Ngôn dịch giả sẽ rất khó khăn trong việc bao quát chung, nắm bắt ý tưởng, theo kịp mạch văn, “khúc chiết hóa” từng phân đoạn để không sa vào tình trạng mất phương hướng, không kiểm soát được tình tiết và nội dung câu chuyện trong đó. Qua đó, đủ thấy sự am hiểu khá tường tận về văn hóa Trung Hoa để đạt đến độ “thấu tình đạt lý” trong bản dịch. Thêm nữa, văn của Mạc Ngôn giàu chất uy-mua, một thứ hài “ý tại ngôn ngoại” nên không dễ chuyển ngữ chút nào, bởi không khéo, bản dịch sẽ mất chất này.
Trở lại những cuộc đàm thoại với dịch giả-nhà văn Trần Đình Hiến. Biết tiếng ông đã lâu, nhưng phải đến khi về lam biên tập ở tạp chí Nhà văn &cuộc sông của Hội Nhà văn Việt Nam thì tôi mới lần đầu gặp ông. Trần Đình Hiến bảo, ông yêu quý tờ tạp chí này, bởi lịch sử lâu dài và uy tin của nó từ ngày đầu thành lập mang tên Tác phẩm mới rồi trải qua năm tháng với nhiều lần đổi tên Tạp chí Nhà văn, Tạp chí Nhà vaw và tác phẩm và nay là Tạp chí Nhà văn &cuộc sống. Ông cũng quý trong các vị tồng biên tập qua các thời kỳ, nhất là những năm gần đây là nhà văn Nguyễn Trí Huân và nhà thơ Trần Đăng Khoa. Vì quý trong, yêu mến mà đến thăm tòa soạn, để gặp gỡ và đàm đạo văn chương thôi, chứ không phải để tạo quan hệ gửi bài công tác thông thường. Quả là không ít lần, nhà thơ Trần Đăng Khoa và tôi mời Trần Đình Hiến công tác nhưng ông đều cười hiền từ chối, bảo không có bản dịch hay để ông gửi đăng cả. Lại bảo, nếu có gì đặc biệt, mình sẽ gửi các bạn.
Từ đầu năm 2020 đên cuối năm 2022, Trần Đình Hiến hay đến Tạp chí lắm. Tòa soạn Tạp chí rời từ 65 Nguyễn Du về trụ sở Hội Nhà văn ở số 9 Nguyễn Đình Chiểu, ông vẫn hay lui tới, kể cả thời điểm hạn chế đi lại vì phòng dịch Covd 19 tuy có thưa hơn nhưng ông vẫn đến khi có thể. Ông tự đi bằng chiếc xe máy Cub Tôm đời cũ, bảo nhà gần (phố Phan Bội Châu, Hà Nội) đi xe máy cũng nhanh và tiện. Chuyện trò gần trưa thì ông về, dù nhiều lần nhà thơ Trần Đăng Khoa níu giữ,  mời ông dùng bữa trưa. Ông từ chối khéo bảo về kẻo vợ con chờ cơm. Mỗi lần dến, ông đều ăn mặc lịch sự, hay mang theo quà, sô-cô-la cho phái nữ và thuôc lá ngon cho phái mày râu,...Khen ông sức khỏe tốt, ông bảo, nhờ trời vẫn đi được xe máy, rồi ông còn khoe, vài năm trước ông vẫn tự chạy xe máy về quê cách mấy chục cậy số. Còn khỏe ấy là còn lao động dịch thuật được. Thật mừng cho ông và hy vọng cho bạn đọc chờ đợi,...
Chẳng biết các thành viên khác của Tạp chí thế nào, nhưng tôi tin mọi người đều quý trong một người có tài, có tâm và lịch lãm như vậy. Riêng tôi, thực lòng tôi rất quý trọng ông, nên mỗi lần ông xuất hiện ở Tạp chí, tôi vui vì biết mình sẽ tếp nhận và học được từ nơi ông nhiều điều sau mỗi buổi gặp gỡ như vậy. Có những lần thưa khách, cả buổi sang chỉ tôi với ông ở tòa soạn, thầy trò đàm thoại vơi nhau, mặc sức chuyển từ vấn đề này dến vấn đề khác, chuyện nọ sang chuyện kia, say sưa, không bị ai quấy rồi. Tôi đặc biệt “khai thác” từ nơi ông, mà tôi xem như “mỏ quặng quý” tất thảy những gì thuộc về văn hóa, văn học Trung Hoa. Cứ rỉ rả mà khai thác, mỗi lần một chút, ddawcngj tích lũy thêm kiến thức cho mình về lĩnh vực này. Sách thì đầy rãy ra đấy nhưng qua sự thẩm thấu cùng những bình phẩm sâu săc của ông, vẫn thích hơn nhiều. Về Mạc Ngôn, về các nhà văn đương thời, ngược sử về cận đại, trung đại, cổ đại Trung Hoa, ông đều am hiểu, thấu tỏ. Có một vấn đề tôi đặt ra, ấy là tại sao, trong khi văn xuôi đương đại Trung Hoa vẫn tiếp nối dòng chày cổ-trung-cận đại thì ở lĩnh vực thơ phú, mặc dù từng có một nền thi ca Đường, Tống rạng rỡ bậc nhất đông tây kim cổ thế giới, nay lại không có một tác giả, tác phẩm thơ nào khả dĩ cả? Hình như, ông tỏ ra bất ngờ và lúng túng trước câu hỏi này của tôi. Hiện thực cho thấy, cùng với Cao Hành Kiện và Mạc Ngôn đã giật Nobel văn học, văn xuôi Trung Quốc đương đại còn hàng loạt tên tuổi khác như Vương Mông, Giả Bình Ao, Thiết Ngưng, Vương, Tô Đồng...  và gần đây nổi bật với cái tên Tàn Tuyết. Ngẫm nghĩ, ông bảo là có thế thật, nhưng lý giải cho thỏa đáng thì không dễ chuta nào. Rồi ông chuyển hướng, bảo là thơ hiện đại thì Đài Loan khá hơn Trung Hoa đại lục, có lẽ bởi, người Đài Loan hiện giờ phần đông gốc rễ đại lục và dù họ đã qua mấy đời thì vẫn mang nỗi tha hương, ấy là nỗi nhớ về quê cha đất tổ ở đại lục kia; chính nỗi hoài quê hoài quán đó làm nên sắc thái u hoài đầy nỗi riêng chung trong thơ họ. Tôi đồng ý với Trần Đinh Hiến về nhận định này. Nhưng còn lý giải sự mờ nhạt và thiếu bản sắc thơ Trung Quốc đương đại thì vẫn còn là một câu hỏi mở,...
Tôi thử  lý giải hiện trạng này, Trung Hoa quá tự hào về nền thi ca Đường, Tống đỉnh cao của mình hàng ngàn năm nay, đến mức, vô hình chung tự  giàng buộc minh mà không thoát ra nổi. Cùng với đó, sự phát triển quá nhanh chong về đời sống xã hội và văn minh vật chất khiến văn hóa nói chung và văn học (thi ca) không bắt kịp. Văn xuôi dễ bung phá, chứ thi ca thì không. Chính sự hoàn thiện của thể loại, tính chất niêm luật chặt chẽ của Đường thi, Tống từ vô hình chung gò bó trói buộc khiến các nhà thơ khó thoát ra được, mà sự cách tân vón không dễ thành.
Cách lý gải này của tôi, Trần Đình Hiến nghe, gật gù, lẽ thế chăng. Song tôi biết, có thể ông thấy có lý nhưng chưa hẳn đồng tinh !?
Bẵng đi, đâu giữa năm 2023 thì phải, không thấy ông đến Tạp chí, tôi tìm hiểu thì ai đó, hình như nhà thơ Quang Hoài bảo là ông yếu đi nhiều, gần như một chỗ không ra khỏi nhà. Vậy là qua cái tuổi chín chục, con người ta có cố gắng cũng khó vượt qua cái ngưỡng tuổi tác. Thế cũng là ông trời chiều lắm rồi.
Có một điểm mờ trong cuộc đời và sự nghiệp của Trần Đình Hiến, nhưng lại là điểm mở, biến ông với tư cách là một nhà ngoại giao thành một nhà văn-nhà dịch thuật chuyên nghiệp. Tôi nghe nhà văn này, nhà thơ nọ bàn về ông trong những lúc trà dư tửu hậu, rằng khi ông  còn làm việc ở đại sứ quán Việt Nam tai nươc bạn, vì đam mê tìm hiểu và thu thập tài liệu gì đó khiến phía họ nghi ngờ này nọ, nên buộc ông phải về nước. Vậy là sự nghiệp ngoại giao của ông bị đóng lại. Nếu không, rất có thể ông thăng tiến lên vị trí cao hơn song chắc gì văn học Việt Nam có được một nhà dịch thuật tiếng Trung xuất sắc như vậy? Biết vậy nên nhuwqxng làn gặp gỡ ông, tôi không khai thác được gì về chuyện này, bởi không dễ hỏi và đã có lần tôi dợm hỏi thì ông né. Với ông, may hay không thì tự ông rõ mà thôi.
Chẳng hiểu ông trời có cho Trần Đình Hiến khỏe lại, để ông tiếp công việc nghiên cứu và dịch thuật của mình thêm ít năm nữa? Thiết nghĩ, con người ta, có tài đến mấy thì tinh anh cũng chỉ phát tiết ở một thời điểm và kéo dài đến một thời gian nào đó, chẳng thể dài cả đời được. Vậy nên, chúng ta cũng không nên trông chờ ở người đã đến ngương U100        như Trần Đình Hiến.
Bởi với ngần ấy thôi, dịch giả-nhà văn Trần Đình Hiến cũng đủ để ngạo với đời rồi,...
 
 
 
tamvanvov 05.02.2025 16:01:01 (permalink)
NGUYỄN HUY DUNG
đủng đỉnh báo và thơ
 
          Vậy là nhà báo nhà thơ Nguyễn Huy Dung về cõi vĩnh hằng đã ngót chục năm rồi đấy. Tôi nhớ không nhầm thì ông mất vào dịp cận tết năm 2015 sang 2016 thì phải. Tôi dự định viết một cuốn sách, phác họa chân dung các văn nghệ sĩ từng làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), việc đầu tiên là điền tên các nhân vật định viết, thì Nguyễn Huy Dung là cái tên sau cùng.
          Thường là viết về ai thì phải thật sự hiểu biết về người đó, hay chí ít cũng phải có một kỷ niệm nào sâu sắc với người ấy. Với Nguyễn Huy Dung thì tôi không có cả hai, mặc dù tôi làm việc cùng ban biên tập với Nguyễn Huy Dung và là thuộc cấp của ông là lâu nhất, khoảng 15 năm trời (1994 – 2008). Như thế kể cũng lạ ,...Đấy cũng là lý do tôi điền tên ông sau cùng trong tập sách viết dở của mình.
          Nguyễn Huy Dung quê cạnh Chùa Thày, Quốc Oai thuộc xứ Đoài, nhưng ông bảo gốc gác dòng Nguyễn Huy thi thư chữ nghĩa mãi trong Hà Tĩnh di ra hơn trăm năm trước. Học Tổng hợp văn, về Đài Tiếng nói Việt Nam làm báo sau khi tốt nghiệp đại học, yêu văn chương và làm thơ khá sớm, nhưng hình như Nguyễn Huy Dung không là hội viên của một hội văn chương nào. Tôi biết là ông đã xuất bản dăm tập thơ nhưng tôi không mấy thuộc thơ ông, ngay cả nhớ tên các tập thơ của ông cho chính xác cũng không nốt. Sao vậy nhỉ, tôi tự hỏi mình mà chưa lý giải được. Hy vọng là bài viết này, phác họa chân dung ông,  tôi vỡ vạc điều gì chăng?
          Vậy là tôi đành nhờ công cụ tìm kiếm nhưng kết quả chỉ cho ra một người trùng danh tính, vị giáo sư tiến sĩ, thày thuốc nhân dân Nguyễn Huy Dung, ông này có làm thơ. Có lẽ, rất ít người viết về nhà báo nhà thơ Nguyễn Huy Dung, đồng nghiệp của tôi, hoặc giả có thì cũng không đưa lên mạng xã hội nên chẳng thể tìm được thông tin gì. Đành phác thảo chân dung ông theo trí nhớ của mình thôi.
          Thực ra, về Đài TNVN vài năm, tôi đã biết đến ông. Khi đó Nguyễn Huy Dung là trưởng phòng phát thanh “Dành cho dồng bào xa tổ quốc” mà dân nhà Đài (VOV) quen gọi tắt là Phòng phát thanh Việt Kiều. Tôi yêu văn chương, tập tọng làm thơ viết truyện nên cùng cơ quan có ai sáng tác văn thơ là lân la làm quen. Với các bậc đàn anh văn chương lừng lững ở Ban Văn nghệ thì e ngại vì nhìn các vị ấy cao vời vợi, nên tôi mon men bắt quen với các cây bút ở các ban biên tập khác, như Nguyễn Huy Dung (Ban Thời sự), Trần Ngọc Thụ, Nguyễn Hiếu, Nguyễn Quang Huy (Ban Chuyên đề)... Trong số ấy, Nguyễn Hiếu tếu táo hài hước và Nguyễn Huy Dung nhỏ nhẹ gần gũi nên dễ làm quen. Ngày ấy ai cũng nghèo, đâu quán xá gì. Đến phòng làm việc của nhau, chén nước trà vài câu chuyện phiếm thôi. Tôi chuyển qua vài ban biên tập khác nhau rồi về Ban Văn hóa xã hội thành thuộc cấp của Nguyễn Huy Dung. Thời điểm ấy, Nguyễn Huy Dung được đề bạt từ Trưởng phòng phát thanh Việt Kiều lên Phó trưởng ban biên tập Văn hóa xã hội, giúp việc cho Trưởng ban, nhà báo Nguyễn Đình Lương.  Vậy là tôi có mười mấy năm làm việc cùng ban biên tập với ông,...
          Dáng vẻ ngoài, Nguyễn Huy Dung hiền lành giản dị, ông đi chậm, nói khẽ, rành rẽ từng câu từ, nói theo dân làm báo là không cần biên tập. Nguyễn Huy Dung là người cẩn trọng, kỹ tính trong cả nghề làm báo và nghiệp thơ. Tiếng là làm thời sự, nhưng dành cho Việt kiều nên không phải cái gì cũng vội, sốt sột kiểu “nóng hổi bừ thổi vừa ăn”, nói ngay ra mà phải làm cho nguột bớt đi và đợi chín rồi mới nói. Tính cách người và tính chất việc ngấm vào mà nên định dạng ông chăng? Trước nữa, Nguyễn Huy Dung chuyên theo dõi mảng giáo dục nên sau về làm lĩnh vực Văn hóa xã hội thật hợp với ông. Đây la thời gian Nguyễn Huy Dung thoải mái, sảng khoái nhất, đủng đỉnh báo và thơ cho đến lúc nghỉ hưu.
          Nguyễn Huy Dung đủng đỉnh làm thơ, đăng báo thơ chơi với bạn bè, với đời, chẳng có gì phải sốt ruột cả, đủ bài thì in tập, cả đời thơ ông đâu có ba bốn tập (Nguyệt cầm trong bão, Sau mưa, Ẩn trong cây và tập dự kiến xuất bản là Phố có người còn nhớ). Trong mấy tập thơ đã xuất bản thì Ẩn trong cây là chín nhất, bởi ở đó Nguyễn Huy Dung dằm về cấu tứ và ngôn từ, nhiều bài thơ được bạn bè và bạn đọc nhớ, như: Một lát nữa mùa thu sẽ đến, Bản xô-nát thất lạc, Phố Khúc Hạo có người còn nhớ, Ý nghĩ trước mùa lá đổ, Chợ mai, Hoa đại núi Thày, Cô gái có đôi giày đỏ...
          Ngoài đời, hiếm khi Nguyễn Huy Dung to tiếng, cứ nhỏ nhẹ, rủ rỉ, cốt sao được việc. Với ông, người sao thơ chiêm bào làm vậy. Thơ Nguyễn Huy Dung như sự tự nhủ mình, những suy tư rẩm riu trong lòng,  những nỗi niềm khó nói ra được, nói chung nó như một âm bản của cuộc sống sôi động bên ngoài.... Đời sống xao động bao nhiêu đi chăng nữa khi thẩm thấu vào thơ Nguyễn Huy Dung lại nhẹ nhàng êm ả bấy nhiêu. Cảm giác lăng kính cuộc đời của ông như chiếc rây bột để lại trên rây những hạt to và thô, chỉ lọc lấy những bụi mịn li ti,...
          Có lẽ,  “Một lát nữa mùa thu sẽ đến” là bài thơ của Nguyễn Huy Dung được nhiều bạn thơ biết và thích hơn cả: “Không có tín hiệu nào của thiên nhiên/ Nói mùa thu nhiều gió/ Không bờ sông, không lối cỏ/ Không hoa cúc vàng, không cánh bướm tiên tri/ Không có gì/ nói mùa thu sẽ lại/ Dưới vòm trời của cây khế nhiều tuổi/ Chỉ em ngồi và đếm rất lặng im/ Hoa tím rơi trên vạt áo vô tình/ Mà không biết vì sao bấy giờ anh lại nói/ - Chỉ lát nữa mùa thu sẽ đến/ Chỉ em ngồi đến giọt tím hoa rơi/ Thời gian trôi/ Lặng im và chậm/ Điệp khúc môi anh vẫn chỉ bấy nhiêu lời/ Một lát nữa mùa thu sẽ đến,...”  Bạn thơ của ông có người còn đùa vui Nguyễn Huy Dung là ông-“một lát nữa mùa thu sẽ đến”. Bị trêu vậy ông cười típ mắt đón nhận như một phần thưởng, vì có được một biệt danh như vậy với người làm thơ thật không phải dễ, bởi có nhiều người làm thơ cả đời mà người ta không nhớ nổi một bài thậm chí một câu nào.
          Cảm thức thời gian bốn mùa luân chuyển rõ nét trong thơ Nguyễn Huy Dung:  “Phố Khúc Hạo có người còn nhớ/ Dạ lan hương đuổi bắt suốt đêm hè/ Phố Khúc Hạo có người còn nhớ/ Hạt cốm mềm thành câu đố mùa thu” (Phố Khúc Hạo có người còn nhớ); “Em cầm mùa hạ trên tay/ Bông sen đỏ buổi mai ngày mới lên/ Phải chăng năm tháng ưu phiền/ Lòng còn gắng giữ mùa sen giữa bùn?” (Mùa Hạ); “Tôi đứng trên cao, ngôi nhà cuối phố/ nhìn xuống lòng đường/ những trận gió mùa đông cũ/ đan g quét đi từng trận lá vàng/ Trong gió thổi dọc ngang/ những cơn lốc lá vàng quay tít/ Hàng cây rung lộc biếc/ trong rộn ràng tiếng chim/ Có gì không yên,...” (Ý nghĩ trước mùa lá đổ) v.v... Thực ra, Nguyễn Huy Dung mượn sắc thái mùa, những biến đổi thiên nhiên lúc giao mùa là để trang trải cõi lòng mình cùng thế thái nhân tình. Có điều, cảm giác là ông chỉ nói cho có chuyện thôi chứ thực ra chưa chạm đến độ da diết, khắc khoải hay đau đáu với nỗi đời,... Thơ ông âm bản là vậy chăng?
          Vùng quê của Nguyễn Huy Dung chân núi Sài Sơn, nơi gần ngàn năm trước thiền sư Từ Đạo Hạnh chọn làm nơi tu hành và đắc đạo, nay dấu tích vẫn còn đó, hang Thánh hóa, đường lên giời đường xuống địa phủ,... chân núi có chùa Thày tọa lạc, điển hình văn hóa xứ Đoài, cũng có thể xem là vùng đất văn vật của đồng bằng Bắc Bộ, nên ít nhiều ảnh hưởng đến thơ ông. Quả là hồn vía đất Quốc Oai, Sơn Tây, xứ Đoài thấp thoáng ẩn chứa đâu dó trong những câu thơ bình dị của Nguyễn Huy Dung: “Chợ gọi theo tên làng/ mùa nào hoa quả nấy/ dẫu nắng hạn mưa dông/ chợ không hề vắng buổi/ Sớm mai đi chợ Mai/ ngỡ là câu nói lối,...” (Chợ Mai); “Thị xã nhiều phố đất không tên/ mấy phố chính đi một lần đã nhớ/ nhà lợp toàn mái gianh mái cọ/ chúng mình vẫn đùa cửa ngõ trung du,...” (Sơn Tây); “Đồi xanh xanh, bờ bãi xa mờ/ Trẻ thả bò hát đồng dao rồng rắn/ Chất giọng Hương Sơn cái thời ta bế ẵm/ Giờ trở về gặp lại thấy yêu hơn” (Mẹ ở Hương Sơn); “Thân cây gày guộc già nua/ Rút từ ruột đá nắng mưa nhọc nhằn/ Nở hoa hương sắc nồng nàn/ Hương thơm cho đến lúc tàn vẫn thơm” (Hoa đại núi Thày”,...
          Thơ Nguyễn Huy Dung không có gì nổi trội nhưng người ta cảm nhận được sư ấm áp chân tình, thứ mà chính những người làm thơ nhận thấy và cần để giao du đàm đạo với nhau chăng? Nhóm bạn thơ thân thiết của ông, những Quang Khải, Nguyễn Hoàng Sơn, Vũ Từ Trang, ... trên nữa là nhà thơ Trần Lê Văn, nhà văn Băng Sơn...cũng chgo thấy điều ấy. Bài thơ “Nghệ thuật” của ông, tôi xem như một quan niệm về nghệ thuật nói chung và về thơ của Nguyễn Huy Dung. Ông mượn hình tượng một chàng gù yêu một cô nàng xinh đẹp cùng phố (kiểu như chàng gù nhà thờ Dức Bà Paris si mê cô gái bô-hê-miêng xinh đẹp Exmeranda của văn hào Victor Huygo) vì yêu nàng mà chàng vẽ tranh và làm thơ để ca ngợi sắc đẹp của nang nhưng không được nàng đáp lại, rồi một ngày nàng lên xe hoa cùng một tay tỉ phú nọ, bỏ lại chàng gù vẫn vẽ tranh, làm thơ... Nghệ thuật là thế đó, say mê nghệ thuật, thi ca là thế đó: “Chàng gù vẫn vẽ tranh, chàng gù vẫn làm thơ/ Chàng không tin chuyện này có thật/ Chỉ ảo ảnh ngang qua rồi vụt mất/ Chàng chỉ tin trái tim không lầm chỗ bao giờ/ Trong hạnh phúc âm thầm chàng vẽ tranh, làm thơ...”. Thi ca, với Nguyễn Huy Dung như vậy là đủ, dù một chiều, yêu thì theo, bất cần sự đáp lại thế nào?...
          Tôi nhớ, khi tuổi dần cao, thi lực giảm đi nhiều, có lần ông tâm sự, rằng mắt kém nhiều khi không nhận ra người quen nên không chào hỏi lại bị trách là khinh người. Thôi đành vậy, biết thanh minh thế nào. Nhưng mà cũng có cái hay, nhìn người không rõ nét mặt, nên phụ nữ, ai cũng thấy xinh, được nhiều hơn mất, Nguyễn Huy Dung cười rõ tươi. Chẳng bù những năm tháng trai trẻ sung sức, đạp xe kẽo kẹt qua ngày qua tháng đi về giữa Hà Nội và Sài Sơn, Quốc Oai thăm vợ con ở quê, rồi cả những chuyến đi cả tháng trời dọc miền Trung nắng gió vào tận Cẩm Xuyên Hà Tĩnh để viết về giáo dục. Vừa đạp xe người đẫm mồ hôi, đèo lỉnh kỉnh vật dụng, vừa nhẩm câu thơ trong đầu, lấy đó làm động lực. Yêu thơ và làm thơ là thế đó.
          Nguyễn Huy Dung, học chuyên ngành văn Đại học Tổng hợp, rồi làm báo, làm thơ. Yêu thơ mà đeo đuổi nó, đâu vì trở thành nhà này nhà nọ ở hội này hội kia. Thế nhưng, bạn bè giao du với mình đều vào hội cả rồi thì mình cũng nên vào cho vui. Nhưng không hiểu sao, qua nhiều mùa kết nạp vẫn chưa thấy tên ông. Đã có lần trong lúc trà dư tửu hậu tôi ướm hỏi, ông bảo, à có nhà thơ đàn anh nọ có vai trò quan trong trong hội đồng vốn không ưa ông, bởi nhà thơ đàn anh ấy nghe ai đó nói rằng ông chê thơ ông ta, vậy nên...
          Tiếng là nhà thơ thì quan trọng nhất là làm ra thơ hay, nhưng không vào hội như bạn thơ cùng trang lứa, với Nguyễn Huy Dung, nó cứ sao sao ấy... Những năm gần tuổi nghỉ hưu, mỗi mùa kết nạp hội viên, Nguyễn Huy Dung vẫn có ý mong chờ, tôi biết thế... Nhưng không.
Có lẽ, với Nguyễn Huy Dung, đời báo nghiệp thơ, thì đây là chút còn chưa toại nguyện của ông chăng?...
Mà cần chi đâu, chỉ biết là, hễ nhắc đến nhà thơ Nguyễn Huy Dung, bạn yêu thơ lại nhơ câu thơ: “Một lát nữa mùa thu sẽ đến”.
Thế là đủ!?...
 
 
tamvanvov 01.03.2025 10:52:24 (permalink)
PHAN QUANG
tài hoa và bền bỉ...
 
          Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng ông, của một người cầm bút, một đồng nghiệp báo chí, văn chương thuộc thế hệ sau.
          Ông là nhà báo, nhà văn Phan Quang; một nhà báo lão thành và lão luyện; một cây bút tài hoa và bền bỉ; một con người suốt đời miệt mài lao động chữ nghĩa;...
          Bởi thế, viết về ông thật khó, khi mà bản thân ông đã viết và xuất bản khoảng năm chục đầu sách và có hàng trăm bài viết về ông của các tác giả trong và ngoài nước,...
          Thế nhưng, trong cái nền chung ấy, tôi nghĩ, vẫn có góc nhìn của riêng mình qua những gì tôi biết và nghĩ về ông.
          Phan Quang quê Hải Lăng, Quảng Trị. Sinh ra trong một gia đình khoa bảng (có ông nội đỗ Cử nhân dưới triều Tự Đúc nhà Nguyễn)  nên ông được học hành. Ông sớm gia nhập phong trào thanh niên từ đầu năm 1945 và trong cách mạng Tháng Tám, Phan Quang tham gia cướp chính quyền ở Quảng Trị. Kể từ đấy ông tham gia hoạt động cách mạng, khi mới 20 tuổi, Phan Quang bước vào cuộc đời làm báo. Năm 1948, Phan Quang làm báo Cứu Quốc ở Quảng Trị, theo đó suốt cả cuộc đời cho đến tận bây giờ, ông miệt mài cùng sự nghiệp báo chí, văn chương, kinh qua nhiều chức vụ trọng yếu ở các cơ quan báo chí.
          Phan Quang viết được nhiều thể loại như phóng sự, điều tra, thời luận, tản văn, tùy bút, bút ký, truyện ngắn, biên khảo, nghiên cứu và dịch thuật. song phải đến tác phẩm dịch thuật “Nghìn lẻ một đêm” của Anoine Galland thì tên tuổi Phan Quang về lĩnh vực văn học mới nổi bật. Những tác phẩm văn học thuở ban đầu của ông tôi không có vinh hạnh được đọc nên không dám bàn, song tác phẩm khảo cứu “Đồng bằng sông Cửu Long” của ông thì tôi thực sự ấn tượng. Sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, năm 1981 tôi vào miềnTây Nam bộ trong vai trò một kỹ sư nông nghiệp tham gia khai phá đồng bằng sông Cửu Long, tôi đã mang theo mình cuốn sách này của ông như một cẩm nang đặng đối chiếu và so sánh với thực địa, cùng với đống sách kỹ thuật nông nghiệp. Hy vọng và thất vọng đều  có, nhưng xin không bàn ở đây, chỉ biết là những gì ông viết trong đó đã mở mắt cho tôi nhiều điều. Qua bài viết này, tôi muốn bày tỏ sự biết ơn Phan Quang vi cuốn sách đó của ông!
          Tiếng tăm ông là thế nhưng phải khi về làm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) vào cuối năm 1987, tôi mới gặp mặt ông. Khi đó, vừa giải thể Ủy ban Phát thanh truyền hình Việt Nam để thành lập Bộ Thông tin, Bộ mới này được thành lập trên cơ sở của Ủy ban cũ, nên bộ máy quản lý của nó nằm chung trụ sở 58 Quán Sư, Hà Nội với Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV). Nhà báo Phan Quang được bổ nhiệm Thứ trưởng bộ mới, giúp việc cho Bộ trưởng, nhạc sĩ Trần Hoàn.  Ban biên tập Thính giả của tôi nằm chung trụ sở này, nên hàng ngày đi làm hay chạm mặt Phan Quang. Chung chỗ, khác cơ quan, vả lại dáng vẻ ngoài ông nghiêm cẩn nên không dễ gần. Chạm mặt ông thì chào xã giao vậy thôi.
          Nhưng rồi, đâu đó vài năm, Bộ Thông tin sáp nhập vào Bộ Văn hóa rời về phố Ngô Quyền, nhà báo Phan Quang được điều động làm Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), ông trở thành thủ trưởng cao nhất cơ quan tôi. Trớ trêu thay, phòng làm việc của chương trình phát thanh Tiếp chuyện bạn nghe đài của chúng tôi ở tầng 3 ngay trên đầu phòng làm việc của TGĐ Phan Quang ở tầng 2. Hàng ngày, gặp mặt chan chát ở cầu thang bộ. Mấy chị em nữ cùng phòng tôi bắt đầu biết ăn diện soan phấn váy vó và giày cao gót đi lại lộp cộp lắm. Lâu lâu, anh cán bộ Ban biên tập lại cau mặt nhắn bảo dạy dỗ “Này mấy cô, đi lại nhẹ cái chân thôi, anh Phan Quang nhờ tôi nói lại giùm là các cô cứ gõ gót giày ầm xuống phòng của anh ấy, khó tập trung làm việc lắm... Anh ấy là người lịch sự tinh tế nên chỉ nhắn thế, chứ không mệnh lệnh đâu nhé”. Mỗi lần vậy, mấy chị em le lưỡi so vai bụm miệng cười bảo nhau nhẹ nhàng, nhưng rồi lại quên, đâu đóng đấy. Có là Tổng giám đốc thì cũng đành bấm bụng chịu thôi.
           Là lãnh đạo cao nhất của Đài TNVN, ông kiêm cả chức vụ Tổng thư ký rồi Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, đồng thời cũng là đại biểu Quốc hội mấy khóa liền, nên đi công tác trong và ngoài nước liên miên nhưng ông rất chu đáo quan tâm đến các việc nhỏ riêng của nhân viên thuộc cấp. Bằng chứng, có lân gặp, ông lưu tôi ở sảnh trước cửa phòng làm việc của ông, bảo: “Cậu chịu khó viết nhỉ. Tôi có đọc mấy truyện ngắn của cậu đăng trên báo. Được đấy. Đừng bỏ văn , văn và báo bổ trợ cho nhau cũng tốt mà”. Tôi hiểu ông khuyên tôi như cái cách ông đã làm, báo và văn song hành. Tôi nghe theo bởi thực tâm tôi thấy hợp lý. Khi cưới vợ, tôi băn khoăn việc đưa thiếp mời ông dự, tôi ngại không mời thì thất lễ mà mời thì ông bận bịu vậy chắc khó dự, nhưng rồi vẫn gửi thiếp mời. Quả nhiên, ông bận đi công tác nước ngoài song vẫn nhớ gửi thiếp qua thư ký riêng của mình đến tôi, chúc mừng hạnh phúc và cáo lỗi không dự được. Đủ thấy ông lịch thiệp và chu đáo thế nào. Nhưng thôi bởi ở đây, tôi muốn phác thảo con người văn chương của ông.
          Chỉ riêng lĩnh vực văn chương, Phan Quang viết khá sớm và  đều tay. Năm 1954 ông đã xuất bản tập truyện ngắn đầu tay, rồi song hành cùng nghề làm báo, ông viết văn và dịch thuật (tiếng Pháp). Vì song hành báo-văn nên hai lĩnh vực này trong các tác phẩm của ông ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau, không hãm mà đôn nhau lên. Ông viết báo có chất văn, và viết văn lại thấy sự sắc sảo và tính thời luận của báo. Với nhiều người khác ở ta, kiểu nửa văn nửa báo thường là hãm nhau, làm giảm chất lượng chung, nhưng với Phan Quang thì không, ông là số ít, nếu không nói duy nhất thành công ở định dạng này. Tôi nghĩ, sở dĩ vậy, ông quá hiểu sự chông chênh đó mà vẫn lựa chọn phong cách này là bởi tính chất song hành của công việc bó buộc, còn thành công được là nhờ ông giỏi văn phạm, chữ nghĩa trau chuốt trên nền tảng của kiến thức uyên thâm. Vô hình chung, Phan Quang đã tạo dựng nên một phong cách văn-báo của riêng mình.
          Đọc Phan Quang, dù ngắn hay dài, chí ít người ta đều thu hái được thông tin hay thông điệp gì đây mà không thấy uổng công. Vậy thôi nhưng không dễ, bởi phải có tính chuyên nghiệp cao. Xin không bàn rộng, tôi lấy mấy bài bút ký của ông mà tôi rất ấn tượng để bàn luận đôi điều như một minh chứng cụ thể ...
          Ở bài viết về những suy nghĩ bên mộ vua Tần, Phan Quang mượn cớ chuyến ông viếng thăm khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc mà bàn rộng ra lịch sử và văn hóa Trung Hoa mấy ngàn năm; sự hình thành nền văn minh Hoa Hạ; sự hình thành các hệ tư tưởng (Bách gia chư tử); sự tạo dựng nhà nước phong kiến phân quyền và tập quyền; sự mâu thuẫn chính trị quyền lực, sắc tộc, tôn giáo trong xã hội trung hoa cổ và trung đại ; sự xâm lăng và bị xâm lăng cùng tính hai mặt của chiến tranh v.v...
          Ở bài bút ký viết về nghĩa trang danh nhân ở Paris, Pháp – nghĩa trang Père-Lachaise, nơi yên nghỉ ngàn thu của người chết trong đó có nhiều danh nhân châu Âu và thế giới, được xem như  công viên cho dân Paris và khách thập phương du lịch, Phan Quang lại bộc lộ sự am tường về văn minh văn hóa phương Tây. Đọc bài viết của ông về nghĩa địa dành cho người chết là để cho người sống nghĩ về quá vãng, suy ngẫm hiện tại và chờ đợi tương lai. Tịch mịch mà không u ám, thú vị xen chút hoài niệm, ý thức về sự nhẹ nhàng của cái chết cùng sự vĩnh hằng của con người nên không thấy sợ... và quan trọng người ta ý thức được giá trị của sự sáng tạo cống hiến khi còn sống,... Khách tham quan như cảm nhận được anh linh  các danh nhân lừng danh một thời đang dạo chơi đâu đó trong vườn cây nghĩa trang, Honorre de Balzac, La Fontaine, Moliere, Colette, Ferèdẻic Chopun, Osca Wilde...
          Một bài viết nữa của ông về chuyến hành phương Bắc của một vị vưa triều Nguyễn, từng đi qua và nghỉ đêm ở làng quê ông thuộc Hải Lăng, Quảng Trị. Gia đình ông là gia đình khoa bảng, khá giả nên cũng là chỗ nghỉ đêm cho đám tùy tùng của nhà vua. Câu chuyện ông thuật theo lời kể trong gia đình ông đã cho thấy phần nào diện mạo của triều chính nhà Nguyễn khi ấy và rộng ra là xã hội Việt Nam nghèo nàn lạc hậu trong bối cảnh thoái triều của nhà Nguyễn, đồng thời cũng thấp thoáng ánh lửa của sức mạnh nhân quần đòi quyền sống dưới sự cai trị của chế độ thực dân phong kiến,...
          Đương nhiên, ngoài mấy bài viết mà tôi dẫn ra minh chứng cho một phong cách văn-báo của Phan Quang, ông còn nhiều bài viết, cuốn sách khác hay và bổ ích. Tới nay, sau ngót 70 măm cầm bút, Phan Quang đã cho ra đời trên dưới năm chục đầu sách, điều đó cho thấy sức lao động cần mẫn và bền bỉ của ông. Có lẽ, trong làng báo làng văn xứ mình hiếm người đạt được những con số  ấy như ông?...
          Gặp mặt thấp thoáng ở cơ quan thì nhiều lắm, nhưng gặp riêng và chuyện lâu thì tôi hân hạnh tiếp kiến ông đôi ba lần. Ấy là vào dịp Đài (VOV) kỳ niệm 70 năm thành lập (07/9/2015), theo hẹn trước, Phan Quang đến phòng làm việc của tôi ở tầng 7 trụ sở 58 Quán Sứ. Tiếp riêng ông, tôi có phần ái ngại, đơn giản bởi phòng làm việc của tôi, cấp trưởng ban mà rộng gấp đôi và tiện nghi đầy đủ hiện đại hơn phòng làm việc của ông trước đây khi còn đưởng kim Tổng giám đốc Đài. Thấy ông vui vẻ bình thường, tôi bớt phần ái ngại. Thày trò rủ rỉ bao nhiêu chuyện, báo chí văn chương, quá khứ hiện tại... Hôm ấy trời mưa rả rích, tới trưa tôi giữ ông mời dùng bữa trưa tại căng-tin nhà đài nhưng ông nhẹ nhàng từ chối khéo bảo sáng đi đã hẹn vợ về ăn cơm. Còn lần sau vào đầu thu năm 2017, Phan Quang ra sách mới, tập bút ký “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm”, ông mượn phòng họp của Đài để làm nơi tổ chức  lễ ra mắt sách. Cả một buổi chiều, ngồi giúp ông ký tặng sách, lại rỉ rả hầu chuyện đỡ việc ông. Cảm giác thật gần gũi và ấm áp bên người đồng nghiệp lớn.
          Phan Quang từng kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau nên dù không định nhưng tôi vẫn muốn đưa ra nhận định theo góc nhìn của mình. Ở mỗi vị trí lãnh đạo, quản lý nhà nước hay chuyên môn, công tác Hội, Phan Quang đều làm tròn vai nhưng ông không phải là nhà quản lý giỏi. Có lẽ, tính nhân văn, lịch lãm pha chất hào hoa trong con người ông đã khiến ông khó có thể thể mạnh tay quyết đoán trong quản lý hay xử lý một ai đó liên quan đến thân phận con người. Theo tôi, ông có vai trò quan trọng việc góp phần đưa dòng chủ lưu báo chí nước nhà hòa nhập với báo chí thế giới qua tổ chức OIJ (Tổ chức Nhà báo Quốc tế). Thế nhưng, không phải ai cũng đánh giá cao, việc này từng bị một số đồng nghiệp phê phán là hữu khuynh.
          Phan Quang, tài hoa và bền bỉ. Giờ đây, ở độ tuổi gần chín mươi, ông vẫn chưa ngừng nghỉ. Và như thế, bạn đọc vẫn có quyền mong chờ những đầu sách mới của ông,..../.
 
 
 
 
Thay đổi trang: << < 10 | Trang 10 của 10 trang, bài viết từ 136 đến 141 trên tổng số 141 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9