VĂN XUÔI CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN CHU NHẠC ( I )

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 5 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 138 bài trong đề mục
Tác giả Bài
tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
RE: Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 02.01.2013 20:39:27
Châu Âu du ký:
I. Trở lại xứ Gà trống Gô-loa ( 3 )

3. Một Paris cổ kính & hoa lệ...

Paris, kinh đô Ánh sáng ( Ville lumière ). Người ta đã mệnh danh cho Paris là thế, hẳn phải có lý do của nó. Trước hết, Paris có một lịch sử lâu đời.

“Paris có một lịch sử lâu đời, gắn liền với lịch sử Pháp và cả châu Âu. Từ một thành trì của người Parisii thuộc bộ tộc Gaulois, nơi đây trở thành một thành phố La Mã vào thế kỷ 1. Tới thế kỷ 6, vua Clovis I lấy Paris làm thủ đô cho vương quốc Franc. Trải qua nhiều thế kỷ biến động, mặc dù không liên lục, Paris vẫn là thủ đô của Pháp. Tới thế kỷ 16, thành phố là nơi nổ ra Cách mạng Pháp, rồi sau đó trở thành thủ đô của Đệ nhất đế chế thời Napoléon Bonaparte. Vào thế kỷ 17, Paris bắt đầu có những phát triển vượt bậc và được quy hoạch lại dưới thời Napoléon III. Sau Công xã Paris, thành phố bước vào thời kỳ Belle Époque và trở thành trung tâm văn hóa của cả châu Âu. Qua hai cuộc chiến tranh thế giới, Paris ít bị hủy hoại và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hậu chiến. Ngày nay, thành phố tiếp tục là một trung tâm văn hóa, kinh tế của cả thế giới “. Đấy là những dòng tư liệu tóm tắt về lịch sử của Paris.
Vậy sao thế giới lại gọi Paris là Thành phố Ánh sáng? Người ta lý giải rằng: Tên gọi này được bắt đầu từ nghĩa đen của nó, ấy là từ cuối thế kỷ 17, viên tướng cảnh sát đầu tiên của Paris là Gabriel Nicolas de La Reynie đã ra lệnh thắp sáng những khu vực công cộng vốn là tụ điểm có nhiều tệ nạn của thành phố và xem đây là một biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội hữu hiệu. Song, bởi Paris nổi tiếng với vị trí trung tâm văn hóa, tri thức của cả thế giới, nên tên gọi này thường được người ta hiểu theo nghĩa bóng. Và thực tế cho thấy, Paris hội đủ và xứng đáng với hàng loạt các cụm từ: Trung tâm Chính trị-Kinh tế-Văn hóa-Du lịch của châu Âu và thế giới. Nếu chỉ đem riêng cụm từ “ Văn hóa” mà chẻ nhỏ ra, ta thấy thành bao nhiêu mảnh : văn học nghệ thuật, âm nhạc, điện ảnh, hội họa, điêu khắc, bảo tàng, thời trang,...
Trở về với thực tại, cảm nhận của mình về một Paris hoa lệ. Quả là tôi không dám động chạm đến bất cứ một thứ gì, loại hình cụ thể nào trong những liệt kê trên, đơn giản, bởi nó quá phong phú đến mức có viết bao nhiêu cũng vẫn là không đủ. Song, mỗi phút giây sống ở đây, có hai loại cảm giác thường trực trong tôi, ấy là, thời gian trôi chậm vậy và sao thời gian trôi nhanh thế!... Có gì mâu thuẫn chăng ?
Mỗi buổi sáng thức dậy, vừa nấu ăn sáng vừa nhâm nhi tách café, tranh thủ gọi điện về Việt Nam, ở nhà khi ấy đã đang trưa, lòng tự nhủ, ở bên này, hôm hay ta còn cả một ngày để tìm hiểu và khám phá Paris kia mà. Để rồi đến tối, sau bữa ăn, lúc đó, ở bên nhà thời gian đã qua ngày hôm sau, mới tự nhủ, cả ngày hôm nay, mình vẫn chưa kịp tìm hiểu thêm gì về Paris cả. Cứ thế này thì mấy đã đến ngày chia tay phải Paris mà mình vẫn chưa khám phá gì nhiều về thành phố đầy bí ẩn này... Với những người mới đến Paris lần đầu, có lẽ họ sẽ có cảm giác khác, ấy là sự lạ lẫm và biết được bao nhiêu hay chừng ấy. Còn với tôi, từ 16 năm về trước, đã có gần hai tháng trời học tập ở đây, biết cũng nhiều mà chưa biết còn gấp bội. Vậy mới sinh cái cảm giác thèm khát được khám phá hết thảy những gì mình mới biết sơ sơ, hoặc mới chỉ biết qua sách vở, phim ảnh...
Thế nên, mỗi khi ngang qua một cây cầu bắc qua sông Xen ( Seine ), mỗi khi nhìn thấy ngọn tháp Eiffel, hay chóp nhà thờ Đức Bà ( Notre-Dame de Paris ), hay xe chạy ngang qua Khải Hoàn Môn trên đại lộ Champs- Élyssées, ngang quảng trường Concorde, hoặc những phút tha thẩn trong vườn Luxembourg, nhẩn nha trên đồi Montmartre dưới bóng nhà thờ Sacré-Coeur phóng tầm mắt ra xa bao quát toàn bộ thành phố, hoặc phút bồi hồi trước bức họa Monna Lisa trong bảo tàng Luvre, ... tất thẩy, đều khiến mình cố căng hết mọi giác quan để mà thấy, mà cảm nhận...
Rồi nữa, những cửa hàng sang trọng trên đại lộ Champs- Élyssées, đại lộ Montaigne nơi có nhiều cửa hiệu thời trang cao cấp, khu mua sắm Galeries Lafayette, Printemps... cho ta thấy một Paris cổ kính và hoa lệ...
Lẽ dĩ nhiên, không phải chỉ duy nhất một Paris thành Paradis, có nghĩa là thiên đường, mà còn có một Paris đời thường...

( còn nữa )

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
RE: Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 27.01.2013 07:58:17
Châu Âu du ký::

I. Trở lại xứ Gà trống Gô-loa ( 4 )
4.... Và một Paris đời thường...


Ai đó, đã từng ra nước ngoài, từng đến những đô thị, trung tâm văn minh của thế giới, nếu muốn biết nhịp sống nhanh của nó, chỉ cần bước chân xuống ga metro ( tàu điện ngầm ) thì sẽ thấy ngay.
Mặc dù, vào giờ cao điểm của giao thông, nếu bị nhỡ tàu, bạn chỉ mất tối đa là 3 phút để đáp chuyến sau đó. Song, dường như không ai muốn phải chờ thêm, dù chỉ là một phút, thế nên, hễ bước chân xuống ga metro là người ta rảo bước, chen vai huých cánh mà chạy gằn vì không muốn bị lỡ tàu. Đơn giản, bởi không ai muốn phải chờ đợi trong dòng chảy xiết của cuộc sống thường nhật, dù biết, có nhanh hơn một chút cũng chẳng để làm gì, ngoài việc chứng minh, mình không bị bỏ tụt lại phía sau...
Và cũng ngay tại nơi đây, đâu đó nơi góc vườn hoa, bên hàng rào hè phố xá, dưới chân cầu, trong những chiếc xe hơi cũ hỏng... có những con người sống với nhịp sống thật chậm. Chậm đến mức, dường như thời gian ngưng đọng, bởi với họ, thời gian trôi hay không, đều không nghĩa lý chi... 
Paris, từ những thế kỷ trước, vốn được mệnh danh là Kinh đô Ánh sáng, nên các triết gia, nhà hoạt động xã hội, cách mạng, văn nghệ sĩ, nhà khoa học, muốn được nổi tiếng, được thế giới công nhận, họ đều tìm đến Paris... Cùng với đó, kéo theo làn sóng người nghèo nhập cư vào đây từ Châu Phi, châu Á, Đông Âu... Hiện tại, Paris có khoảng 1 vạn người vô gia cư ( không kể số người sống ở mức nghèo chiếm khoảng 12 % ). 
Với người vô gia cư, người nghèo nói chung, họ sống bằng đủ các thứ nghề; lương thiện, là làm lao công theo giờ, bán hàng rong hè phố, lập ban nhạc biểu diễn quyên tiền nơi công cộng, giả trang xin tiền, cho chụp ảnh đòi tiền...; còn bất thiện, thôi thì trộm cắp, đĩ điếm, lừa đảo đủ kiểu, khôn lường... Bản thân, tôi đã tận mắt chứng kiến đám ma-cà-bông dắt díu dăm bảy đứa quây hội đồng bức khách du lịch nơi chân tháp Eiffel, bên ngoài Nhà hát Opera, và tôi cũng đã bị kéo khóa ba-lô xuýt bị móc túi, khi đi mua sắm trên phố cạnh quảng trường Concorde...
Lẽ dĩ nhiên, người dân bình thường, người giàu có sang trọng của Paris, cũng có cuộc sống đời thường, có nhịp sống chậm của họ. Nhưng với lớp người này, họ thư giãn, sống chậm khi thả bộ ngắm phố xá, hay tập thể dục thể thao nơi góc vườn hoa yên tĩnh, khi ngồi nhâm nhi và tán gẫu ở các quán café, hay tha thẩn mua sắm nơi cửa hàng cao cấp...
Dẫu biết, Paris đời thường còn nhiều ngang trái, khốn khó, nhếch nhác... nhưng ấy mới là cuộc sống xã hội. Từ thế kỷ trước, các nhà văn O.Balzac, V.Hugo... đã chẳng từng khắc họa một Paris đời thường với những kẻ đạo chích, đám ma-ca-bông nơi hè phố La-tinh, nơi chân cầu Pon Neuf, nơi góc vườn Luxembourg, nơi xó tối hôi hám ngập ngụa cống rãnh ...
Hiểu thêm một Paris đời thường, biết quý thêm một Paris cổ kính và hoa lệ... Để rồi, đắm vào một Paris với những vỉa tầng lịch sử, văn hóa còn lẩn khuất, chìm ẩn...
( còn nữa )

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 27.07.2013 17:29:40
Thăm Hòn Đất

Địa danh này, tôi đã biết từ hồi còn đi học. Là biết trên giấy tờ qua văn học thôi. Ngày ấy, chiến tranh phân miền Bắc-Nam đang ở thời kỳ ác liệt. Phần lớn thế hệ thanh niên, học sinh chúng tôi, ai cũng biết đến tác phẩm Hòn Đấtcủa nhà văn Anh Đức ( Bùi Đức Ái ). Tác phẩm nổi tiếng bởi mang chủ đề về đấu tranh giải phóng đất nước và được đưa vào sách giáo khoa văn học giảng dạy trong nhà trường...
Những nhân vật chính là chị Sứ, anh Hai Thép, thằng Xăm, mẹ con Cà Sợi, Cà Mị thì ai cũng nhớ. Để viết tiểu thuyết này, nhà văn Anh Đức đã lấy cảm hứng và nguyên mẫu từ thực tế cuộc đấu tranh chống Mỹ Ngụy của người dân vùng Hòn Đất ( Kiên Giang ), vùng đất An Giang ( quê hương của nhà văn ) và rộng ra là cả miền Tây Nam Bộ ở vào thời kỳ chiến tranh đặc biệt, đầu những năm sáu mươi của thế kỷ 20.


Cách đây gần ba chục năm, khi vào công tác tại huyện Tri Tôn ( An Giang ), tôi đã có đôi lần sang Hà Tiên theo đường thủy, từ kinh Tám Ngàn, thông sang Kiên Lương, đi ngang qua Hòn Đất, song vẫn chưa một lần ghé thăm khu Ba Hòn. Sống và làm việc ở Tri Tôn những 7 năm, tôi nhiều lần đi công tác đến xã Lương Phi, vốn là quê hương anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng, nguyên mẫu để nhà văn Anh Đức xây dựng nhân vật chị Sứ trong tiểu thuyết Hòn Đất của mình. Rồi tôi cũng nghe mọi người nói rằng, ông Sáu Mì ( tức Phan Văn Mì ) khi ấy đương chức Phó bí thư huyện ủy Tri Tôn là em trai ruột chị Phan Thị Ràng. Và cùng với đó, còn có những câu chuyện truyền miệng trong dân gian như một huyền thoại về cuộc đời hoạt động cách mạng của chị Sứ ( anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng ).
Cuối tháng bảy, lần đầu tiên tôi đặt chân đến Hòn Đất. Khu mộ và nhà tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Phan Thị Ràng, nằm ngay dưới chân Hòn Me. Tôi và những đồng nghiệp của mình vào thắp hương thăm viếng. 
Trên mộ chí chị Phan Thị Ràng có bia ghi :
Phan Thị Ràng sinh năm 1937, quê quán xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Năm 1950, chị bắt đầu tham gia cách mạng. Năm 1958, chị được giao công tác trinh sát tại xã Xà Tón (thuộc An Giang), sau chuyển về xã Trí Đạo thuộc chi khu Kiên Giang, phụ trách thanh vận, giao liên. Năm 1960, chị bị bắt trên đường làm nhiệm vụ. Dù bị tra tấn, chị vẫn một lòng trung kiên với cách mạng và đã hy sinh khi vừa bước sang tuổi 25 (1962). Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Phan Thị Ràng được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu” Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...

Không gian của khu tưởng niệm này thật lý tưởng. Dưới chân Hòn Me, tựa lưng vào núi, hóng gió biển. Cùng với khu mộ, nhà bia anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng, còn có khóm tượng đá lớn, biểu tượng cho khí thế vùng lên đấu tranh và đức hy sinh lớn lao vì sự nghiệp thống nhất đất nước của quân và dân Hòn Đất, Kiên Giang ...
Tôi cùng với các đồng nghiệp, thắp hương tưởng nhớ trước mộ chị Sứ. Giây phút ngắn ngủi thôi, mà biết bao hình ảnh, chi tiết về chị Sứ và đồng đội trong cuộc đấu tranh của nhân dân Hòn Đất được diễn tả trong cuốn tiểu thuyết của Anh Đức ngày nào, sống dậy, ùa về từ ký ức... Ai đó, nhắc nhỏ với nhau về một vài chi tiết trong cuốn tiểu thuyết Hòn Đất... 
Những năm tháng đó, những nhân vật văn học có nguyên mẫu từ cuộc đời thật như anh hùng Núp, anh Trỗi, chị Sứ, chị Út Tịch... đã tiếp lửa cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng, có sức mạnh tinh thần lớn lao, cổ vũ ý chí cho toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Ấy là sức mạnh của con người, kết hợp với sức mạnh của văn học... 
Trên đỉnh Hòn Me, Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Kiên Giang đã dày công dựng một không gian trưng bày các vũ khí và chứng tích về hai cuộc chiến tranh trên vùng đất Ba Hòn. Những gì thô sơ từ vũ khí của ta và hiện đại trong vũ khí của Mỹ Ngụy, cho thấy sự không cân sức về sức mạnh vũ khí. Song cuối cùng, sức mạnh về tinh thần và ý chí đấu tranh mới là yếu tố quyết định làm nên chiến thắng. 
Và chính những gì mà giờ đây ta thấy về sự không cân đối trong sức mạnh vũ khí, lại càng minh chứng cho sự gian khổ, hiểm nguy mà chị Ràng và các đội của mình phải đối mặt hàng ngày trong những tháng năm đó...
Với những đất nước phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc như Việt Nam mình, đức hy sinh vì sự nghiệp của người dân, thật chẳng có gì đo được cả !...
 

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 25.08.2013 11:28:18
Châu Âu ký sự : 
I.Trở lại xứ Gà trống Gô-loa ( 5 )

5. Paris từ café hè phố...
Nói đến nước Pháp, nhất là Paris, mà không đả động gì đến những quán café thì sẽ là một thiếu sót. Lại càng đáng trách hơn, nếu bỏ quên café hè phố...
Lẽ dĩ nhiên, café Paris, thượng thặng vẫn là quán Le Procop được thành lập từ năm 1686, lâu đời nhất châu Âu, là nơi lui tới thường xuyên của các bậc danh nhân nổi tiếng thế giới ( tôi đã nêu ở phần 1 ký sự này ); rồi đó, là các quán café nổi tiếng khác như “Le Chat Noir”, nằm trong khu đồi Monmartre, quán “Café de Flore” và quán “Les Deux Magots”...


Vâng, đấy là những quán café lâu đời và nổi tiếng của Paris, dành cho giới thượng lưu, quan chức, văn nghệ sĩ, du khách khắp thế giới tò mò muốn biết... Còn với phần đông người dân Paris, café hè phố mỗi sáng, ngày ngày, từ lâu đã thành một thói quen, thành phong cách, và cao hơn là thành văn hóa đời thường...
Từ thế kỷ 17, ở Pháp, đặc biệt là Paris, các bậc vua chúa, giới quý tộc thượng lưu, các văn nghệ sĩ, triết gia và các nhà cách mạng đều có cái thú nhâm nhi café, tán gẫu, tranh luận, ngồi viết sách, hoặc bàn bạc việc tổ chức biểu tình, làm cách mạng tại các quán café... Cái thú ấy lan dần sang giới bình dân, và nhiều năm sau, dần trở thành thói quen, thành phong cách sống. 
Người ta cho biết, hiện trên toàn nước Pháp có khoảng 70 ngàn quán café để phục vụ cho 5 triệu lượt người uống café mỗi ngày. Điều đó, cho thấy người Pháp coi café như là một nhu cầu thiết yếu, dùng café đến cỡ nào, sành café ra sao ?...
Loại café được người dân Paris lựa chọn là loại café thượng hạng, café Arabica ( cà phê chè ), phần lớn được nhập từ Brésile; còn loại café Robusta ( cà phê vối ) có nguồn gốc châu Phi, châu Á ( trong đó có Việt Nam ) ít được dùng hơn. 
Nước Pháp, cụ thể là Paris, có chủ chương và chính sách ưu tiên cho nhu cầu hưởng thụ café của người dân. Chính vì vậy, các quán café được phép lấn ra đến một nửa hè phố, tạo nên café hè phố, thành phong cách, văn hóa café độc đáo của riêng mình.
Chuyện râu ria của văn hóa café Paris, ấy là chuyện “ thăm viếng ngài Uy-li-am Cường “ hàng ngày của mọi người. Thường ra, Paris có hệ thống nhà vệ sinh công cộng ( toilet, WC ) trên phố xá khá tiện lợi. Khi cần, người ta chỉ cần bỏ tiền kim loại ( trước đây là 2 franc, nay là 2 eur thì phải ) là được thoải mái xả thải rồi. Song, không hiểu từ bao giờ, người dân Paris, nhất là dân nghiền café, đã biết kết hợp hai nhu cầu ấy với nhau. Khi có nhu cầu đi toilet, thay vì tìm đến cái Toilet công cộng, người ta lại tìm vào quán café hè phố, đơn giản, bởi cũng chỉ phải bỏ ra số tiền tương đương ( hoặc nhỉnh hơn một chút ), thì cùng một lúc, được hưởng thụ cả hai thứ nhu cầu, ấy là được uống một tách café, và có thể đi toilet nhờ của nhà quán. 
Ôi, thật là một sáng kiến tuyệt diệu, nhất cử lưỡng tiện!... Mười sáu năm trước, khi học ở Paris, chúng tôi đã được một Việt kiều cao tuổi ( khi đó ông đã có hơn 50 năm sống ở nước Pháp ) bày cách cho. Giờ trở lại Paris, hỏi ra, người ta vẫn cứ “ nhất cử lưỡng tiện “ như vậy...

( còn nữa )
 

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 22.09.2013 16:38:29
Châu Âu ký sự: I. Trở lại xứ Gà trống Gô-loa ( 6 )

6... Đến bảo tàng Louvre...
“ Louvre là một viện bảo tàng nghệ thuật và lịch sử. Có vị trí ở trung tâm lịch sử thành phố, bên bờ sông Seine. Louvre vốn là một pháo đài được vua Philippe Auguste cho xây dựng vào năm 1190. Cuối thế kỷ 14, dưới thời Charles V, Louvre trở thành cung điện hoàng gia và sau đó tiếp tục được mở rộng qua các triều đại. Từ năm 1672, khi triều đình Pháp chuyển về lâu đài Versailles, bộ sưu tập hoàng gia được lưu trữ tại Louvre. Thời kỳ Cách mạng Pháp, cung điện trở thành bảo tàng, mở cửa ngày 10 tháng 8 năm 1793... Louvre là một trong những viện bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, nơi trưng bày các hiện vật về những nền văn minh cổ, nghệ thuật Hồi giáo và nghệ thuật châu Âu từ thế kỷ 13 cho tới giữa thế kỷ 19. Với diện tích 210 ngàn mét vuông, Louvre trưng bày 35.000 trên tổng số 380.000 hiện vật. Trong bộ sưu tập của bảo tàng Louvre hiện nay có những tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của lịch sử nghệ thuật, như Tượng thần Vệ Nữ, Tượng thần chiến thắng Samothrace, Mona Lisa, Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân, cùng các hiện vật giá trị về những nền văn minh cổ, như phiến đá ghi bộ luật Hammurabi, tấm bia Mesha... “.

Đây là những dòng tóm tắt nhất về Louvre, khi nó là bảo tàng thu hút nhất thế giới. 
Năm 1996, khi học ở Paris, tôi đã ghé thăm Louvre đôi lần, chủ yếu là vào dịp cuối tuần được miễn phí theo quy định. Khi ấy, đi quáng quàng, xem vội vàng, và hiểu biết về nó qua tài liệu cũng chưa nhiều. Tôi nhớ, lúc ấy tôi quá mất thời gian xem ngắm khu vực trưng bày hội họa, và thấy thích theo cảm tính song không mấy hiểu. Chụp ảnh thì cả đoàn 5 người có mỗi chiếc máy cơ chụp phim, nên rất chi là dè xẻn, đắn đo lâu lâu mới dám bấm một kiểu. Thế nên, cả một tháng rưỡi học ở Paris, cộng thêm mấy ngày đi hội nghị mãi tận miền Nam nước Pháp, mà giờ đây tôi chỉ còn lưu giữ được mấy chục tấm ảnh in tráng. Loanh quanh trong Louvre, mà chỉ còn giữ ấn tượng về căn phòng ở của vua Naponeon III và chiếc giường nằm của hoàng hậu. Khi về Việt Nam rồi, bạn bè hỏi, vào Louvre có đến ngắm bức tranh Mona Lisa của danh họa Leonar de Vinci không; có chiêm ngưỡng tượng Vệ nữ Milo không ?... Lúc ấy mới ngớ người ra chưa biết. 
Lần này, thì tôi phục thù. Bước chân vào Louvre là nhăm nhăm theo hướng dẫn tìm đến thẳng phòng trưng bày bức họa nổi tiếng Mona Lisa, rồi mò tiếp đến điểm trưng bày tượng Vệ nữ Milo. Mặc dù thời gian không nhiều, chỉ khoảng 3 giờ đồng hồ, tôi cũng cố gắng lướt như bay, gắng đi gắng nhìn được càng nhiều, càng tốt, máy ảnh kỹ thuật số bấm lia lịa. Khác với lần trước, lần này tôi có cảm giác, Louvre đầy bí ẩn. Sở dĩ có cảm giác vậy, là bởi, đã đọc tiểu thuyết “ Mật mã Da Vinci “ và xem bộ phim chuyển thể cùng tên. Với mỗi bức tranh, mỗi công trình nghệ thuật, điêu khắc, mỗi hiện vật trưng bày, mình đều có cảm giác ở đó dương như ẩn chứa những ký hiệu, mật mã bí hiểm nào đó. Rờn rợn và thú vị lắm. Rồi nữa, ngắm mấy bức tượng cổ Vệ nữ, lại khiến tôi liên tưởng đến một truyện ngắn tôi không tên chính xác của ông nhà văn người Pháp là Prôxpe Mêrimê ( ông nhà văn này là tác giả của truyện ngắn Carmen nổi tiếng ). Truyện kể về một anh chàng cưới vợ, do giận nhau nhất thời đã tháo chiếc nhẫn cưới của mình đeo vào ngón tay bức tượng vệ nữ cổ mà dân làng mới vô tình đào được, và ngay đêm tân hôn, bức tượng vệ nữ đã làm thay cô dâu cái việc động phòng, đè chết chú rể. Dĩ nhiên, tác giả đã sử dụng yếu tố hoang đường làm cho câu chuyện thêm kỳ quái, song rõ ràng, ở đây, nội hàm của nó là sắc đẹp có thể giết chết một con người, giết chết một sự nghiệp ...; và dù, ý thức được là vậy, song nhiều khi con người ta cũng không từ bỏ khi có cơ hội được chiêm ngưỡng và hưởng thụ sắc đẹp !...
Xin không kể nhiều về Louve nữa, bởi có nói thêm bao nhiêu thì cũng chẳng thấm tháp gì. Chỉ ước mong, một ngày nào đó, nếu được trở lại Paris, thì điểm đến hấp dẫn tôi, vẫn cứ là Louvre...
( còn nữa )
 

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 05.10.2013 11:05:03
Châu Âu du ký: I.Trở lại xứ Gà trống Gô-loa ( 7 )

7. Và nhà hát Opera Paris...
Nói đến nước Pháp, và riêng cho Paris, chi có 3 công trình được coi là biểu tượng, ấy là : Tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn ( Cổng Chiến thắng ) và Nhà hát Opera.
Tên gọi Nhà hát Opera, là cách gọi tắt, nôm na cửa miệng, chứ thực ra, tên chính thức là : Academie Nationale du Musique ( Viện Hàn lâm âm nhạc quốc gia ). Và đầy đủ hơn là : Academie Nationale du Musique- Théâtre de l'Opéra. Trong bài viết này, tôi chỉ nhấn mạnh mấy điểm chú ý về Nhà hát Opera mà thôi.


Thứ nhất, về người thiết kế xây dựng Nhà hát Opera. 
Ấy là Charles Garnier ( 1825-1898 ) đã thiết kế nhà hát này theo phong cách Tân Baroque. Khi được chọn làm người thiết kế, Charles Garnier mới 33 tuổi, tốt nghiệp trường École des Beaux-Arts và Viện hàn lâm Pháp ở Rome. Công trình được khởi công xây dựng năm 1861, dưới thời trị vì của Napoléon III. Đến khi khánh thành vào năm 1875, khi đó, Đế chế Pháp thứ hai của Louis-Napoléon ( tức Napoléon III ) bị hất cẳng sau khi đại bại trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870 và bị thay thế bởi nền Cộng hòa thứ ba. Vậy nên, mới có câu chuyện khôi hài, Chính phủ của nền Cộng hòa thứ hai, coi Charles Garnier là người của Đế chế thứ hai, đã không cho mời nhà thiết kế đến dự lễ khánh thành của Nhà hát Opera. Người ta kể rằng, mỗi khi có biểu diễn ở Nhà hát, Charles Garnier thường đến, nhưng ông không vào xem, chỉ chọn cho mình một chỗ ngồi kín đáo ở sảnh và lặng im hàng giờ nhìn ngắm, chiêm ngưỡng công trình do mình sáng tạo nên. Sau này, để ghi công và tưởng nhớ ông, người ta cho dựng tượng ông ngay trong Nhà hát và gọi nó là Palais Garnier, hay Opéra Garnier ...
Thứ hai, câu chuyện về Bóng ma trong nhà hát ( Fantôme de L’Opera, Phantom of the Opera ).
Phantom of the Opera được coi là vở nhạc kịch thành công nhất mọi thời đại, chúng ta đều biết là vậy. Song cội nguồn của nó từ đâu ? Vở nhạc kịch Phantom of the Opera được nhà soạn nhạc Andrew Llyod Webber dàn dựng từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Pháp-Gaston Leroux, lần đầu xuất bản vào năm 1911. Opera ở đây chính là nhà hát Opera là kinh đô Paris, nước Pháp, cho đến lúc đó (năm 1911) vẫn được coi là nhà hát Opera lớn nhất trên thế giới. Tuy nhân vật Phantom của Gaston Leroux được xây dựng từ một truyền thuyết về một bóng ma ẩn hiện trong Opera de Paris, nhưng cuốn tiểu thuyết vẫn bị lãng quên, cho đến khi nó được dựng thành phim vào năm 1925 thì trở thành nổi tiếng. Và đặc biệt nổi tiếng, khi được nhà soạn nhạc người Anh là Andrew Llyod Webber soạn thành vở nhạc kịch. Giờ đây, đến Opera Paris, ta có thể thấy, người ta đã dành riêng lô số 5 ( ngay cạnh lô của Hoàng gia, lô 1-3 ) là lô của Fantôme. 
Thứ ba, câu chuyện về con số 13. 
Theo người thuyết minh kể, sở dĩ bây giờ người ta kiêng con số 13 cũng lại được khởi nguồn từ Opera Paris. Ấy là, đã từng có một vị khán giả ngồi xem ở hàng ghế 13 đã bị chùm đèn trên vòm trần rơi xuống sát hại; rồi đã từng có một nữ diễn viên đã vấp ngã chết ở bậc thềm số 13 của Nhà hát này; và nữa, khi người ta đã bị ám ảnh bởi con số 13, mới thử thống kê xem thì Opera Paris là nhà hát thứ 13 được xây dựng ở Pháp...
Thứ tư, phòng Mặt Trời và phòng Mặt Trăng.
Ấy là, theo thiết kế, có hai phòng ở bên hành lang được xem là phòng Mặt trời và phòng Mặt trăng. Hai phòng này chỉ khác nhau ở hình vẽ trên vòm trần là hình bầu trời ban ngày với mặt trời và bầu trời ban đêm với trăng sao. Còn giống nhau ở chỗ, chỉ với việc thiết kế bố trí các tấm gương xung quanh, mà khi ta nhìn vào bất kỳ một tấm gương nào, cũng thấy chùm đèn chính nhân ảnh ảo lên đến vô cùng...
Thứ năm, câu chuyện về các khách VIP của Nhà hát thời xa xưa. 
Ngày trước, Nhà Vua và Hoàng hậu khi đến xem ở Nhà hát, hai người không ngồi cùng nhau, mà mỗi người một bên trong lô dành riêng cho Hoàng gia ở bên trên. Góc trần Nhà hát đối diện với lô của Vua, các hình ảnh điêu khắc mỹ nữ thật khêu gợi, còn phía bên đối diện với Hoàng hậu thì hình ảnh mỹ nữ tuy tuyệt đẹp song ăn mặc kín đáo hơn. 
Thời ấy, khán giả đến xem, không phải để xem, thậm chí có người còn quay lưng lại sân khấu,( vì vở kịch thường được diễn đi diễn lại đến mức khán giả thuộc lòng , mà người ta đến đến để khẳng định đẳng cấp của mình, là để ngắm nhau, xưng tụng nhau và còn để bình phẩm, chê bai người này kẻ nọ. Và nữa, là để hò hét, quậy phá. Chính vì thế, thời ấy, khán giả vào xem bị cấm mang các vật dụng có thể gây sát thương, kể cả ô ( dù ), bởi đã có nhiều lần khán giả sử dụng ô dù có đầu nhọn làm vũ khí chiến đấu với nhau...Xem ra, cái "sân khấu" của các khách VIP và khán giả phía sau còn bi hài hơn sân khấu biểu diễn...
Còn nhiều chuyện nữa về Nhà hát Opera...
( còn nữa )

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 26.10.2013 17:19:18
Châu Âu ký sự 
I. Trở lại xứ Gà trống Gô-loa ( 8 )

8. Nhà thờ Đức Bà Paris & điểm số O ( Point zero )
Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris) nằm ở bờ trái sông Seine, thuộc đảo Île de la Cité, trên nền cũ của tu viện Saint-Germain-des-Prés. Về lịch sử hình thành, có thể tóm tắt như sau : 
Nhà thờ Đức Bà Paris được khởi công xây dựng vào năm 1163, bởi quyết định của vị Giám mục Paris là Maurice de Sully. Viên đá đầu tiên được đặt có sự chứng giám của Giáo hoàng Alessandro III và Vua Louis VII. Trải qua 4 giai đoạn xây dựng chính từ khi khởi công đến năm 1250, song mãi cho đến năm 1350 mới chính thức xây dựng xong. Những người sáng tạo nên Nhà thờ Đức Bà Paris là các kiến trúc sư được lưu danh: Jean de Chelles, Pierre de Montreuil, Pierre de Chelles, Jean Ravy và Jean le Bouteiller.


Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ như biết bao nhà thờ Thiên chúa giáo khác của Paris, của Roma, của nước Pháp, của Italia v.v... nếu như nó không được lấy làm bối cảnh chính cho cuốn tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của nhà văn Victor Hugo. 
Quả là, tiểu thuyết Notre-Dame de Paris ( Nhà thờ Đức Bà Paris ) của Victor Hugo ra đời năm 1828, đã đem vinh quang không riêng cho tác giả mà cao hơn là cho Paris và cả nước Pháp đến ngày nay và mai sau. Ba nhân vật chính là thằng gù kéo chuông Quasimodo, cô gái Bohémiens xinh đẹp Esméralda và phó giám mục khắc kỷ Claude Frollo, gần hai thế kỷ nay đã đi vào lòng bạn đọc trên khắp thế giới ... Nhờ đó, Nhà thờ Đức Bà Paris và cả Paris, cùng nước Pháp được hưởng lợi du lịch .
Có một điểm quan trọng nữa, quảng trường trước Nhà thờ Đức Bà Paris là Điểm số O của Paris và nước Pháp ( Point zero ), như Tháp Rùa Hồ Gươm của Việt Nam mình. 
Lần trở lại Pháp này, dĩ nhiên, tôi không thể không đến thăm viếng Nhà thờ Đức Bà Paris. Lần trước, mùa đông năm 1996, khi ấy, Nhà thờ đang có sửa chữa lớn, 2 toà tháp chính diện bị che phủ bởi tấm bạt khổng lồ, nên khi chụp ảnh lưu niệm, chúng tôi phải vòng ra phía sau ghi dấu ấn của chóp nhọn nhà thờ. Cũng hay là phát hiện phía sau có một cửa hàng giải khát và bán đồ lưu niệm mang tên cô gái Bohémiens xinh đẹp Esméralda. Hôm tôi đến vào sáng thứ bảy, nên nhà thờ đang có buổi lễ. Vì lần đầu bước chân vào nhà thờ, cảm giác thành kính pha chút khép lép, tò mò, nên chỉ ròn rén bước, nghiêng nghé nhìn ngắm thôi. 
Nay trở lại, cũng đúng vào buổi lễ nhà thờ của kỳ nghỉ cuối tuần, khách trong ngoài đông nghịt. Nhà thờ không sửa chữa, song quảng trường trước nhà thờ lại bị khoanh kín thành công trường dựng toà nhà tạm nhằm phục vụ cho lễ kỷ niệm 800 năm. Vào bên trong, sẵn máy ảnh, tha hồ chọn góc chụp (ở đây không cấm chụp ảnh ). Lần này, còn được biết việc đổi đồng 2 euro lấy “đồng tiền may mắn mạ vàng” của nhà thờ, và tha thẩn ngắm các bức tranh thánh, kiến trúc tuyệt vời bên trong...
Thêm một phát hiện với riêng tôi, ấy là cậu phóng viên nhà VOV tại Paris mách bảo, ngay trên quảng trường trước Nhà thờ có Điểm số O ( Point zero ), và người Pháp cho rằng, bất cứ ai từ nơi khác đến, nếu đứng một chân vào tâm điểm, quay người, cứ được một vòng thì tương đương với một lần trở lại Paris. Muốn vào quay thì người gác công trường không cho vào. May mà cậu PV nhà VOV thạo tiếng Pháp và khá dẻo mỏ nên người gác cười và đồng ý cho vào. Cả ba người chúng tôi đều quay được gần vòng rưỡi, thế là anh em vui bảo nhau, thế nào bọn mình cũng được trở lại Paris 1 lần nghiêm chỉnh, và 1 lần transis ghé ngang nữa...
( còn nữa )

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 16.11.2013 17:27:04
Châu Âu ký sự
I. Trở lại xứ Gà trống Gô-loa ( 9 )

Cầu qua sông Seine

Đến Paris, nếu không đi dọc đôi bờ sông Seine, không ngồi du thuyền trên sông Seine để ngắm các công trình kiến trúc hai bên bờ, nhất là chiêm ngưỡng các cây cầu bắc qua sông Seine thì thật đáng tiếc.
Có cả thẩy 37 cây cầu nối đôi bờ sông Seine, song nổi tiếng nhất là Cầu Mới (Pont Neuf) được xây dựng năm 1607. Cổ nhất là Pont au Change ( 872 ), và mới nhất là cầu Simone de Beauvoir ( 2006 ). Mỗi cây cầu, một kiểu kiến trúc, một số phận riêng...

Thật khó thành phố nào lại có được diễm phúc như vậy. Những cây cầu, từ cổ xưa đến hiện đại nhất, đều gắn với lịch sử của Paris và nước Pháp, gắn với sở thích của người dân và khách du lịch xuyên suốt chiều dài lịch sử đến ngày nay.
Lần trở lại Paris này, tôi may mắn được đi lại hằng ngày dọc đôi bờ sông Seine, và hơn thế, ngồi du thuyền trên sông Seine, để mà chiêm ngưỡng những cây cầu có kiến trúc độc đáo và gắn với lịch sử Paris, cùng nước Pháp...

 
 




tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 29.01.2014 19:16:51
Lữ tức, nỗi tha hương của Đỗ Mục

Chủ bút:
Thời trẻ, khi chưa làm báo, tôi đã phải xa nhà, biền biệt gần chục năm trời nơi đồng đất Tây Nam Bộ. Đến khi làm nghề báo, tháng đôi lần công tác. Thôi thì, gặp đâu ngủ trọ đó. Thời bao cấp khó khăn, đi cơ sở, đêm ngủ lại nhà kho HTX, trụ sở UBND xã, nhà khách Ủy ban, thôi thì đủ kiểu... Sau này, kinh tế xã hội phát triển, mới có khách sạn... Đi công tác xa cũng đỡ vất vả. Thường là đi nhiều, cũng dễ ngủ. Mệt, đặt lưng xuống là ngủ. Bữa cơm tối, có chén rượu mời, hay anh em đi cùng, gọi chút cay đưa cơm, ngà ngà một chút, lại càng dễ ngủ. Nói vậy thôi, chuyện thao thức canh khuya nơi đất khách quê người, nằm nhớ nhà, điểm việc chung riêng cũng là chuyện thường thấy... Lại nhớ câu "Hàn đăng tư cựu sự,/Đoạn nhạn cảnh sầu miên", giống như Đỗ Mục xưa, thi thoảng cũng từng...

Đỗ Mục là người Vạn Niên, quận Kinh Triệu (nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây). Nội ông là Tể tướng Đỗ Hựu, từng là một viên quan giỏi về lý tài (coi về tiền bạc), và là một sử gia biên soạn sách Thông điển. Anh ông là Phò mã Đỗ Sùng, từng trải đến chức Tiết độ sứ, rồi Tể tướng. Theo tài liệu, Đỗ Mục có dáng thanh tú, tính thích ca vũ, và có tài văn ngay từ lúc nhỏ. Năm 828 đời Đường Văn Tông, ông thi đỗ Tiến sĩ lúc 25 tuổi, lại đỗ luôn khoa Hiền lương phương chính, được bổ chức Hiệu thư lang ở Sùng văn quán, rồi lần lược trải các chức: Đoàn luyện tại Giang Tây, Thư ký cho Tiết độ sứ Ngưu Tăng Nhụ ở Hoài Nam, Giám sát ngự sử ở Lạc Dương. Sau đó, ông lần lượt giữ chức Thứ sử tại Hoàng Châu, Từ Châu và Mục Châu. Về sau, ông được triệu về triều làm chức Khảo công lang, Tri chế cáo, rồi làm Trung thư xá nhân. Năm 853 đời Đường Tuyên Tông, Đỗ Mục lâm bệnh mất lúc 50 tuổi. Đỗ Mục được đánh giá là người tài hoa, lãng mạn, nhưng cương trực có khí tiết, không hay để ý chuyện nhỏ nhặt, và xem thường lễ giáo. Trong thư gửi cho Lý Trung Thừa, ông đã nói về mình như sau: "thích rượu, thích ngủ, đã thành cố tật, thường đóng của hàng chục ngày, việc thăm viếng mời mọc cũng nhiều thiếu sót"...
Sau đây là bài Lữ tức :
* Nguyên bản chữ Hán :
旅宿
旅館無良伴,
凝情自悄然。
寒燈思舊事,
斷雁警愁眠。
遠夢歸侵曉,
家書到隔年。
滄江好煙月,
門系釣魚船。
*Bản âm Hán Việt:
Lữ quán vô lương bạn,
Ngưng tình tự tiễu nhiên.
Hàn đăng tư cựu sự,
Đoạn nhạn cảnh sầu miên.
Viễn mộng quy xâm hiểu,
Gia thư đáo cách niên.
Thương giang hảo yên nguyệt,
Môn hệ điếu ngư thuyền.

*Dịch nghĩa :
Nơi quán trọ không bầu bạn
Tự lòng buồn ( mà ) sinh ngẩn ngơ
Trước ngọn đèn lạnh nhớ hoài chuyện cũ
Tiếng nhạn động giấc sầu
Cứ mộng đi xa về cho đến sáng
Thư nhà ( thì) mất một năm mới đến
Sông biêng biếc trăng khói tỏa 
Cửa ngoài buộc chiếc thuyền câu.
*Dịch thơ :
Quán trọ không bầu bạn
Ngẩn ngơ lòng quặn đau
Đèn lạnh nhớ chuyện cũ
Nhạn bay tỉnh giấc sầu
Mơ xa về tận sáng
Thư đến một năm sau
Sông biếc đẹp trăng khói
Trước nhà, buộc thuyền câu
( Ngô Văn Phú ).
Bạn bè lữ quán có đâu
Nỗi lòng tự biết, nỗi sầu ngẩn ngơ
Ngọn đèn lạnh, nhớ việc xưa
Lo đêm không ngủ, nhạn thưa đó mà
Cách năm mới được thư nhà,
Sáng ngày thấy mộng đi xa trở về
Sông xanh trăng khói mọi bề,
Mé ngoài trước cửa buộc kề thuyền câu
( Trần Trọng Kim )
Anh em, bạn bè, nhất là những ai hay phải đi xa, nếu có nhã hứng, xin mời dịch thơ cùng...

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 09.03.2014 08:33:01
Mộc Châu mùa hoa cải trắng

Cao nguyên Mộc Châu nằm chắn ngang nẻo đường lên Tây Bắc. Vượt Thung khe quanh năm mù sương, ngang qua thung lũng Mai Châu huyền ảo, chạm Hang Kia-Pà Cò đầy bí ẩn, rồi ta đến với cao nguyên Châu Mộc. Vùng đất này có khí hậu lý tưởng, quanh năm mát mẻ, vạn vật tốt tươi, con người hiền hòa... Riêng về thảo dược, hoa quả, Châu Mộc thật đa dạng và hết sức quyến rũ. Mùa đông đây là xứ sở của hoa đào, sang xuân thì bạt ngàn hoa mận, hoa mơ, rồi khi vắt mình sang hạ với hoa nhãn, hoa xoài; thêm đó, là muôn loài hoa dại có tên và không tên... Hoa cải trắng, là thứ Châu Mộc giữ riêng cho mình...Mấy năm nay, năm nào cũng vào mùa Mộc Châu hoa cải trắng, tôi đều ngang qua xứ sở này... Lòng lại thầm nhớ về một thuở. Rằng hơn ba mươi năm trước, khi còn là sinh viên ĐH Nông nghiệp I, tôi và chúng bạn cùng khóa, đã lên đây thực tập những ba tháng trời...

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 06.07.2014 11:37:00
Nhịp chậm
 
Vào FB, thấy cô bạn đồng nghiệp, cấp phó một ban biên tập nhà VOV than thở rằng : Những ngày qua bận rộn tối tăm mặt mũi, chờ mấy ngày nghỉ lễ định đi du hí xả trét, khi rủ con thì thằng lớn bảo còn bận đồ án tốt nghiệp đại học, còn cô con gái út ( sinh viên năm đầu khoa báo ảnh ) thì bảo " Tội gì mà đi chơi đâu xa tốn kém, Hà Nội mấy ngày này vắng hiu như mồng một tết, cứ chơi ngay ở Hà Nội có sướng hơn không ". Vậy là cô bạn đồng nghiệp đành ở nhà, ngủ và ăn cho thỏa thích, nên vốn đã màu mỡ riêu cua lại thêm mỡ màng hơn...
Ngẫm thấy mình cũng vậy. Thằng cu lớn cũng đang bận đồ án tốt nghiệp, cô gái út học THPT thì đang thi học kỳ... nên bà xã có muốn đi lại không có đồng minh, thêm nữa cũng bận chợ búa cơm nước phục vụ thi cho hai đứa con... 
Kỳ nghỉ này năm ngoái, mình cũng mấy đồng nghiệp đi Hải Phòng, Móng Cái, có ghé thăm họa sĩ Đặng Đình Nguyễn ở Quảng Yên, viếng Đền Cửa Ông và thăm các nhà văn Trần Tâm, Trần Chiểu, Lê Phúc và Trần Ngọc Dương ở thị xã Cảm Phả...
Mình vốn dĩ kéo va li quanh năm suốt tháng công tác xa nhà. Có mấy ngày nghỉ, thực lòng chẳng muốn chơi đâu xa. Nếu vợ con có háo hức đi thì mình cũng chiều thôi. Song vợ con lại bận, thế là mình được nghỉ ngơi.
Mấy ngày này, đường phố Hà Nội vắng hiu. Năm nay, không khí lạnh cuối mùa còn rơi rớt, đã sang hè rồi mà trời vẫn se se lạnh như tiết vào thu. Vài cơn mưa to theo chân không khí lạnh, rửa bụi bậm cho đường phố và bầu không khí ngột ngạt vốn có của thủ đô. Lại thêm, những "bụi" người và phương tiện thi nhau đổ về quê và đi du lịch hết cả rồi. Trời đất trong lành, tinh khiết hơn. Thật hiếm có năm nào như vậy... Thấy cô bé nọ nói có lý. Đất trời trong lành như vậy, cần chi phải đi đâu xa. 
Nhịp sống chậm. Thật chậm. Với riêng mình, gần một tuần qua công tác ở Đà Lạt, dần quen với không gian và khí hậu trong lành ở đó, nay được tiếp sức bởi " một Đà Lạt " ngay giữa lòng Hà Nội, chẳng thú vị lắm sao ?!...
Vẫn biết, vài ba ngày nữa thôi, lại là một Hà Nội ồn ào, náo nhiệt, bụi bậm những người và phương tiện...
Ấy mới là Hà Nội, một bản nhạc cung đô trưởng, hiếm hoi có một khoảng lặng, và một vài nốt hoa mỹ...

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 21.09.2014 18:06:20
Trở lại cao nguyên đá ( I )
 
1. Thực ra, tôi trở đi trở lại với vùng đất Hà Giang bao nhiêu lần rồi tôi chẳng nhớ. Đơn giản, tôi yêu vùng đất cao nguyên địa đầu này, bởi đá, bởi cảnh sắc, bởi thời tiết thổ ngơi, hay bởi con người... thì cũng chẳng rõ. Chỉ có thể nói, tôi yêu tất cả không gian, quang cảnh của vùng đất này mà thôi...
Sở dĩ nói trở lại cao nguyên đá Hà Giang, là so sánh thời gian với lần trở lại Hà Giang gần đây nhất, cuối thu năm 2012, cùng với nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà thơ Trương Hữu Lợi và nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền.
Chuyến ấy, chúng tôi không ngược lên vùng núi đá phia Bắc với mấy huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, mà xuyên chếch vùng núi đất phía tây là Hoàng Su Phì, Xín Mần, rồi vòng về qua Quang Bình... Huyện lỵ của Hoàng Su Phì thì gập ghềnh, quanh co như mê cung, còn thị trấn Cốc-pài ( huyện lỵ Xín Mần ) lại chênh vênh trên núi cao, mỗi nơi đẹp và hấp dẫn một kiểu. Song miền núi, nhất là vùng núi biên giới Tây bắc, Việt bắc nói chung và Hà Giang nói riêng, đến đấy mà ta không đi chợ phiên thì thật là hoài phí, bởi chỉ có chợ, mới là nơi hội tụ đầy đủ, phong phú và đậm nét nhất sản vật, văn hóa cộng đồng các sắc tộc nơi đây. Cũng nhờ chuyến chơi chợ Cốc-pài buổi sớm khi sương mù còn bao phủ, mà sau đó khi đã về xuôi, tôi mới sáng tác được bài thơ " Đi chợ Cốc-pài ", để rồi nhạc sĩ Doãn Nguyên đồng cảm mà viết nên một ca khúc cùng tên khá hay...
Thực lòng, năm nào tôi cũng mong muốn và đều cố gắng thu xếp công việc để lên với vùng cao nguyên đá này ít nhất một lần, nhất là mỗi độ thu sang, đông về, hoặc dịp cuối năm, sắp tết... Năm 2013, rập rình mãi rồi đành lỡ hẹn với Hà Giang, cho đến hè này...
Xong công việc ở huyện lỵ Bắc Quang, tôi và nhà nhà thơ Trần Đăng Khoa cùng một vài đồng nghiệp VOV lên thành phố Hà Giang để sáng hôm sau leo tuyến Quản Bạ-Yên Minh-Đồng Văn. Biết tin chúng tôi lên, anh chàng Vạn Lý đã í ới gọi điện, nhắn tin chờ đón từ mấy hôm trước. Với nhà thơ Trần Đăng Khoa, đây là lần đầu anh lên Đồng Văn nên ít nhiều háo hức, thắc thỏm. Dọc chặng đường leo núi, chốc chốc bắt gặp những khúc quanh ngoạn mục, những cảnh núi đá cheo leo, hùng vĩ bắt mắt, anh lại dừng xe, chọn cảnh, lựa góc để giương chiếc máy ảnh ống kính xịn lên bấm xì xạch tác nghiệp. Vì thế, khi lên tới thị trấn Quản Bạ, sương cũng đã tan trên Cổng Trời, cặp núi đôi nắng rọi và chợ huyện cũng đã dần vãn. Nghỉ chân làm chén nước trà, nhâm nhi vài món bánh trái sản vật địa phương, hỏi thăm và người quen, ngó nghiêng cái phố huyện này cũng thấy thu thú. Được biết, thầy giáo Phạm Văn Tình, hiệu trưởng trường THCS Tam Sơn, nhà thơ địa phương của vùng đất Quản Bạ và ngành giáo dục Hà Giang, một người quen cũ của tôi từ gần chục năm trước khi lần đầu tôi lên Hà Giang, cũng đã nghỉ hưu mấy năm rồi. Tự nhiên lại nhớ mấy câu thơ trong bài thơ "Nỗi niềm cô giáo vùng cao" của Phạm Văn Tình :" Bao lần rồi lại bao lần/ Đá tai mèo cứng dưới chân đá mềm/ Thế mà chẳng mảnh tình riêng/ Có bao cô gái lỡ duyên đất này...". Tiếc là chẳng đủ thời gian để ghé thăm anh. Thôi đành hẹn anh dịp khác vậy... Sốt ruột, chốc chốc Vạn Lý lại gọi điện hỏi xem đoàn đã tới đâu rồi. Anh chàng luôn luôn nhắc là mình đang đợi mọi người ở Sủng Là, nơi có nhà Paonổi tiếng. Với mảnh đất Hà Giang, chỉ có nhà Vương ( dinh thự của cha con Vua Mèo-Vương Chính Đức và Vương Chi Sình thời Pháp thuộc )là đáng kể, chứ đâu có nhà Pao nào nhỉ ? Tôi cứ rẩm riu nghỉ vậy, song chưa tiện hỏi Vạn Lý...
Lên tới Sủng Là thì trời đã đứng bóng. Anh chàng Vạn Lý đã chấp chới bên lề đường giơ tay làm hiệu vẫy đón chúng tôi. Gặp nhau, tay bắt mặt mừng. Đã từng biết văn thơ, thấy hình bóng nhau thấp thoáng trên Blog Tiếng Việt, rồi cũng đã từng í ới với nhau qua điện thoại bấy lâu, nay gặp nhau là nhận ra ngay chẳng cần phải giới thiệu. Những cái xiết tay thật chặt, những cái nhìn hồ hởi toát nên sự chân thành. Ôi, cái anh chàng một thời gian dài lấy cái nick " muahoaomoinomuon" ( mùa hoa ô môi nở muộn ) rất chi là điệu đà này, không ngờ lại là một người khá to con và dáng vẻ bên ngoài có gì đó " bụi bặm ", lãng tử. Nay với cái nick mới là Vạn Lý thì có vẻ hợp đây. Nhưng còn để xem đã...
Trong căn nhà đơn sơ, vợ chồng Vạn Lý tiếp chúng tôi bằng những ly nước mía đá ngon ngọt, thanh khiết, sản vật của người dân nơi đây. Tôi chợt nhận ra, thời tiết nơi đây thật dễ chịu. Trưa đứng bóng, nắng vẫn hong vàng mà cảm giác lại se se lạnh, khi mà vừa chiều tối qua, nơi huyện lỵ Bắc Quang và thành phố Hà Giang trời vẫn còn nóng hầm hập. Ôi, có gì đó báo hiệu sự thú vị cho chuyến trở lại cao nguyên đá lần này...
 
( còn nữa )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.10.2014 16:32:29 bởi tamvanvov >

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 11.10.2014 16:29:45
Trở lại cao nguyên đá ( II ) 
 
2. Để kiếm kế sinh nhai, anh chàng Vạn Lý mở cửa hàng ngay tại nhà mình chuyên về điện thoại di động. Nhìn quầy hàng đơn giản, có thể đồ đoán là anh chàng này kiêm luôn cả mấy việc bán máy, bán sim, sửa chữa điện thoại di động, và có vẻ như chủ quán cũng không mấy chuyên tâm...

Thời gian lưu lại nhà Vạn Lý chỉ chốc nhát, song tôi cũng biết được anh có vợ và hai cậu con trai. Vợ anh nguyên là cầu thủ bóng chuyền nữ của Hà Tây cũ. Những người có chiều cao khiêm tốn như nhà thơ Trần Đăng Khoa và tôi thì đều phải ngước mắt nhìn lên mà ngưỡng mộ chiều cao của cô. Nhanh nhẹn, hoạt bát trong tiếp khách của chồng, nhưng cô luôn chủ động né tránh việc chụp ảnh kỷ niệm với đoàn chúng tôi...
Vì cho kịp kế hoạch thăm nhà Vương trước khi dùng bữa trưa đã đặt sẵn ở một nhà hàng thuộc chân núi cột cờ Lũng Cú, đành tạm biệt gia đình Vạn Lý. Chúng tôi lên đường đến nhà Vương ở thung lũng Sà Phìn, với sự dẫn đường của Vạn Lý. Giờ mới biết tên thật của Vạn Lý là Tuấn Nghĩa. Còn cái nichk trên mạng thì chắc là anh chàng lấy theo cái tên của nhân vật Vạn Lý Độc hành Điền Bá Quang, một nhân vật lãng tử thái hoa nổi tiếng giang hồ trong tiểu thuyết chưởng " Tiếu ngạo giang hồ " của Kim Dung đây.
Với riêng tôi, đã từng thăm nhà Vương và Cột cờ Lũng Cú ( cũ ) từ chục năm trước trong lần lên Hà Giang đầu tiên. Tuy không xa lạ, song mỗi thăm mỗi nhận biết thêm những điều mới mẻ, hoặc hiểu sâu hơn những ẩn ý bên trong, mà qua đó thấm hiểu lịch sử một thời của vùng đất gian khó này...
Cái thú của chuyến lên cao nguyên đá lần nảy, là sự gặp gỡ, quen biết với anh chàng Vạn Lý-Tuấn Nghĩa. Trong cái lắc lư, nghiêng ngả mỗi khi xe băng qua đoạn đường gập nghềnh, khúc cua quanh co, con người Vạn Lý lại hiện ra rõ lên một chút, hoặc qua câu chuyện anh chàng tự kể, hoặc qua những mẩu hội thoại mà nhận ra...Vạn Lý quê Lập Thạch ( Phú Thọ ), từng là lính thuộc Bộ Tư lệnh binh chủng Tăng Thiết giáp. Xuất ngũ, trải qua một số công việc, rồi trôi dạt lên vùng cao nguyên đá Đồng Văn nay. Cái mầm cây " bụi bặm" và chất lãng tử giang hồ khi gieo xuống mặt đất những đá là đá nơi đây, mọc ngay lên thành cây, loài cây trên đá. Rồi đó, trời xe duyên cho anh chàng lãng tử với nữ cầu thủ bóng chuyền gốc quê lụa nhỉnh hơn anh chàng một cái đầu. Hai thằng cu trứng gà trừng vịt theo nhau ra đời. Cái gia đình này, khi đã có một mái nhà trú ngụ, mua lại của một gia đình người dân tộc, để che sương che nắng, thì xem như đã là một thực thể đủ tư cách, điều kiện đứng chân trên bề mặt địa cầu rồi. Cũng chưa rõ, vợ Vạn Lý làm công việc gì, còn riêng với anh chàng, thì ngoài cái cửa hàng điện thoại tại gia ấy, anh làm đủ thứ công việc để có thu nhập, đại loại như lái xe thuê, hướng dẫn khách du lịch lữ hành v.v... Đã sẵn máu lãng tử, lại thêm nghề du lịch lữ hành, Vạn Lý làm thơ, viết báo, nhiếp ảnh nghiệp dư, và ít nhiều mon men vào lãnh địa chơi ô-tô, mô-tô cũ...Những lúc thấy Vạn Lý cao hứng về mấy thú chơi này, tôi cảnh tỉnh ngay: " Làm gì thì làm, chơi gì thì chơi, song không được phép xao nhãng việc nhà, không thể để cho vợ con thiếu thốn, thất học...". Vạn Lý vâng dạ và cười thật sảng khoái. Quả là anh chàng này có cái cười khá đặc biệt, có lẽ tôi chưa từng thấy ở ai, chưa từng nghe ở đâu thì phải...Tiếng cười, thoạt đầu nhỏ rồi rộ lên thoải mái hết mình và nhỏ lại thành một chuỗi thanh âm đều và dài dường như không dứt, nhưng khi dứt lại đột ngột bặt luôn. Có gì đó ám ảnh tôi...
( còn nữa )
 

Ct.Ly

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 28.11.2014 10:49:58
Gửi Ct.Ly
 
Cảm ơn Ct.Ly-Hiệp sĩ Hòa hoa đã quan tâm, hỏi thăm về chuyến đi Pháp. Mình có may mắn, 4 lần đặt chân đến xứ sở gà trống Gô-loa ( lần ở lâu nhất là khoảng 2 tháng ). Có nhiều chuyện muốn viết, song hiềm vì ít thời gian quá. Hy vọng sẽ lần lần viết ra sau.
Rất mong Hiệp sĩ Hào hoa để mắt, chuyển một số bài viết. văn xuôi. tiểu luận của mình vào Thư viện.
Chân thành cảm ơn !
 

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 28.11.2014 10:53:04
Trở lại cao nguyên đá ( III )
 
3. Đó đây, trong ký sự này, hoặc phảng phất trong những câu thơ của tôi về miền cao nguyên đá Hà Giang, có bóng dáng của nàng sơn nữ áo đỏ. Hẳn nhiều người yêu thích thơ Tố Hữu khó mà quên được câu thơ " Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi ..." trong bài thơ Việt Bắc của ông. Quả là, ở chốn rừng xanh, cái màu đỏ, của hoa chuối hoặc bất kỳ loài hoa màu đỏ nào khác đều nổi bật, và càng nổi bật và cuốn hút hơn, ấy là màu khăn, màu áo đỏ của thiếu nữ, đàn bà...

Vậy nên, trong chuyến trở lại cao nguyên đá lần này, đã có một màu đỏ áo áo thiếu phụ phảng phất trong tôi...
Với riêng tôi, mỗi lần lên với Hà Giang, là một phát hiện về con người của vùng biên ải đặc sắc này. Lần đầu tiên, từ ngót mười năm trước, tôi quen biết H.-nữ trưởng phóng Phóng viên của Đài PTTH địa phương, đến nay, cô đã trưởng thành với chức vụ Phó Giám đốc Đài tỉnh, còn tôi thành người thân của cả gia đình cô; Lần lên sau đó, tôi tìm gặp và quen biết một chàng thanh niên họ Vương người dân tộc La Chí, là giáo viên một trường Dân tộc nội trú ở Hoàng Su Phì ( ấy là blogger Mắt Lạnh trong Blog Tiếng Việt ); Rồi nữa, tiếp sau là anh Ph.- Phó chủ tịch Hội Nhà báo Hà Giang, một nhà báo yêu nghề và đặc biệt say mê và một tay chơi âm thanh sành điệu...
Lần này thì, lãi to hơn, ngoài anh chàng Vạn Lý giang hồ lãng tử như tôi vừa kể, còn có nàng sơn nữ áo đỏ, họ Kim, người dân tộc Tày đột ngột xuất hiện như từ trên trời rơi xuống...
Sau bữa cơm chiều hơi quá chén ở huyện lỵ Bắc Quang, chúng tôi lên thành phố Hà Giang. Vừa nhận phòng khách sạn, chưa kịp tắm rửa, ngả lưng lơ mơ tạm bợ cho bớt say, thì nghe tiếng chuông phòng kêu vang. Choàng tỉnh, ra mở cửa, thì ngay trước mắt tôi là hai thiếu phụ, một sắc phục công an, một áo phông đỏ lẳn trong quần jean lửng bó. Chắc là họ nhầm phòng, tôi thoáng nghĩ. Còn chưa kịp hỏi, thì thiếu phụ áo đỏ đã nhau nhẩu : " Hai đứa chúng em là bạn thân học phổ thông ngày xưa với Th. nhân viên của anh... Chúng em trân trọng mời anh cùng chúng em đi uống cà phê ngắm phố phường Hà Giang...". Tôi đang muốn được ngủ một chút bèn từ chối khéo là mình hơi mệt và còn khuyên họ sang mời nhà thơ Trần Đăng Khoa ở phòng bên. 
Sáng hôm sau, tôi mới được Th. giới thiệu về cô nàng họ Kim này, và ngỏ ý xin phép tôi cho cô cùng tham gia đoàn chúng tôi lên Đồng Văn. Nàng Kim áo đỏ ngồi cùng xe Trần Đăng Khoa, và vì vậy, tôi mới có điều kiện hỏi chuyện Th. về nhân thân của nàng Kim. Ngày còn đi học, nàng ta yêu sớm, vừa tốt nghiệp phổ thông đã yêu và nhanh chóng về làm dâu nhà người. Chồng của nàng Kim, một anh chàng người Mông học cùng trường. Nghe nói, cái mối tình trai Mông-gái Tày này cũng dữ dội và ly kỳ lắm thay. Nàng sớm có con gái đầu lòng nên đường học hành ít nhiều lỡ dở. Bố chồng nàng Kim vốn là một trí thức quan chức có tiếng ở địa phương. Hỏi ra, mới biết, từ lần lên Hà Giang đầu tiên, tôi cùng một vài nhà báo của VOV và Đài báo tỉnh đã từng đến tận gia đình ông này để phỏng vấn nhân dịp lễ kỷ niệm thành lập tỉnh. Có bố chồng là một trí thức người Mông, lại thuộc hàng quan chức tỉnh, nên cô về làm dâu với nhiều thuận lợi về công việc và điều kiện ăn ở. Nhưng rồi, như một quy luật định sẵn. cái gì đến nhanh thì cũng đi nhanh... Họ yêu nhau dữ dội và nhanh chóng nên vợ nên chồng, sinh con đẻ cái, rồi ngay đó, hạnh phúc đôi lứa và sự yên ấm gia đình nhanh chóng tiêu tan, tất cả chỉ bởi cái tinh cả ghen và tật suốt ngày say xỉn của anh chồng mà ra. Thêm nữa, mỗi khi ghen quá hóa mất khôn, mỗi khi say xỉn, anh ta về nhà giở thói vũ phu, hành hạ, đánh đập, đuổi vợ chạy cùng đường phố chợ... Hạnh phúc gia đình nhau chóng tiêu tan, thì sự hành hạ và cam chịu lại kéo dài suốt tháng nhiều năm... Cứ thế, như chẳng bao giờ chấm dứt, thử hỏi con người ta chịu đựng sao đây. Cả hai bên gia đình đều cảm thông, chia sẻ với cô, song rồi đến một ngày, họ mới xong cái thủ tục pháp lý để ai đi đường người nấy. Nghe nói, dù gia đình bên chồng khá giả, nhưng người chồng sau đó thân tàn, dặt dẹo, nghiện ngập, bệnh tật và mới mất cách đây vài năm... 
Cái chết ấy của người chồng cũ, mặc dù họ đã ly dị nhau đến bảy năm rồi, có thể nàng Kim vẫn ít nhiều cảm thấy có lỗi, song nó thực sự chấm dứt sự khổ ải về cả thể xác lẫn tinh thần, đem lại một cuộc sống mới cho cô... Để có một nàng Kim trẻ trung, hoạt bát trong trang phục áo phông đỏ, quần jean bó lửng rất chi là hiện đại của ngày hôm nay...
Rồi cũng lại như một sự đền bù, đứa con gái của họ xinh xắn, học hành nên người, có công ăn việc làm, lập gia đình, và vừa mới đây, nàng Kim đã lên chức bà ngoại. Ôi, mới ngoài bốn mươi, lại như chim vừa xổ lồng, nàng Kim-bà ngoại bốn mươi này, có gì đó na ná giống bà ngoại trong một bài thơ của Nga có tên " Bà ngoại vội ra nơi hò hẹn " mà tôi không nhớ tên tác giả, chỉ nhớ mỗi câu kết bài thơ: " Bà ngoại vội ra nơi hò hẹn/ Bởi vì bà mới có bốn mươi thôi... ".
( còn nữa )

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 25.02.2015 14:35:16
Trở lại đất nước Mặt trời mọc ( I )
1. Tinh thần & Ý thức Nhật Bản.

Sau 9 năm, tôi trở lại đất nước Mặt trời mọc. Duyên nợ thế nào, cũng lại là mùa thu. Thực ra, mùa nào cũng có các đẹp của nó, song riêng với các quốc gia phương Bắc, thời tiết và cảnh sắc mùa thu thường là tuyệt vời hơn cả. Với Nhật Bản, nếu đến vào mùa xuân cũng rất chi là thú vị, bởi khi xuân sang, không gian sẽ tràn ngập hoa anh đào ( sakura ). Nhưng thôi, hy vọng là lần sau nữa...
Khoảng thời gian 9 năm, không xa mà cũng chẳng gần. Nó đủ lâu để kỷ niệm của lần trước thành ký ức, và nó cũng đủ gần, để những gì mình chưa quên có thể lấy ra mà đem so sánh với bây giờ. Thời điểm cất cánh và thời gian bay từ Nội Bài đến Narita gần như không đổi, nhưng lần này may mắn thế nào lại được ngồi ghế 1A, được phục vụ chu đáo, và không mất ngủ, thế nên tinh thần sảng khoái để mà ngâm ngợi. Ngay như món mì lạnh và cá sống truyển thống Nhật Bản, lần trước mình còn cả tẩm chưa biết ăn, còn nuốt không trôi, thì nay cũng đã biết nhấm nháp để mà thưởng thức sự tinh tế của món ăn... Song đó là chuyện vặt, không đáng bàn...
Điều đáng nói ở đây, giữa khoảng thời gian ấy, dù với tư cách là một trong mấy nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, Nhật Bản cũng phải trải qua thời kỳ quẫy đạp nguy khốn để tìm cách thoát khỏi sự đè nén của hòn đá tảng " suy thoái kinh tế trên quy mô toàn cầu ". Kinh tế xã hội trì trệ, hầu như không tăng trưởng, thậm chí còn tăng trưởng âm. Thêm nữa, đúng với quy luật phương Đông " họa vô đơn chí ", Nhật Bản còn phải gánh chịu "họa giời đày ", ấy là động đất sóng thần khủng khiếp năm 2011. Chúng ta có thể tìm thấy những dòng tin tức như thế này tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng khắp thế giới về tai họa khùng khiếp ấy: "Trưa ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh 9 độ Richter xảy ra ngoài khơi phía đông bắc Nhật Bản, kéo theo những cột nước khổng lồ đập vào bờ. Ba tỉnh miền đông bắc Nhật và nhiều tỉnh lân cận chịu thiệt hại nặng nề với 15.000 người chết và hàng nghìn người mất tích. Động đất và sóng thần gây hư hại hệ thống làm mát của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, tạo nên cuộc khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới kể từ sau Chernobyl... ". Và đây nữa " Theo báo France24, trong năm 2012, vẫn còn khoảng 300.000 người sống sót phải sống trong các khu nhà tạm, những nỗ lực xây nhà mới cho họ có thể phải mất thêm 10 năm nữa "... 
Giờ là điều đáng bàn, nước Nhật đã đứng dậy như thế nào và làm những gì sau tai họa khủng khiếp ấy ? Sẽ chẳng có ai có thể liệt kê chính xác được xem người Nhật đã làm như thế nào, làm được những gì và còn cần bao lâu nữa để khắc phục thảm họa kép động đất-sóng thần ấy. Vậy thì chỉ có thể nói rằng, tinh thần và ý thức Nhật Bản đã giúp họ làm lại tất cả. 
Lần giở lịch sử nước Nhật cận-hiện đại xem họ đã làm gì. Từ thế kỷ 19, Minh Trị thiên hoàng ( Meiji ) đã sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ châu Âu, để canh tân đất nước, vị vua này đã cử nhiều người tài giỏi ra nước ngoài tìm tòi, học hỏi, để rồi đem những thứ văn minh tiên tiến mà họ biết được về cải biến nước mình, khiến nước Nhật nhanh chóng thoát khỏi lạc hậu trì trệ mà tiến lên. Còn sau thế chiến thứ 2, một nước Nhật kiệt quệ và tan nát chết chóc bởi phải gánh chịu hậu quả từ việc Mỹ và đồng minh đã tương xuống 2 quả bom nguyên tử vào Hỉosima ( ngày 06.8.1945 làm 140,000 người thiệt mạng ) và Nagasaki ( ngày 09.9.1945 làm 74.000 người thiệt mạng ). Thêm nữa, về thiên tai, theo thống kê, thì trong vòng một thế kỷ trở lại đây , đã có 24 trận động đất xảy ra có cường độ từ 6 trở lên ( theo cách tính mức độ động đát của Nhật Bản, tương đương với độ richter của Phương Tây ), trong đó có nhiều trận gây đổ nát nặng nề và làm thương vong lên đến hàng trăm ngàn người..
Vậy mà vẫn có một Nhật Bản hùng mạnh, tiên tiến và quy củ như chúng ta thấy ngày nay. Để có được như vậy, hẳn từ chính phủ đến người dân Nhật Bản đã phải nỗ lực khôn cùng, song chung quy, xuất phát điểm vẫn là từ tinh thần và ý thức Nhật Bản.
Xin trở lại thời điểm khó khăn gần đây nhất, ấy là thảm họa kép động đất-sóng thần năm 2011. Khi ấy, báo chí của ta và thế giới nói nhiều đến việc nước Nhật gượng dậy khắc phục hậu quả. Trong muôn vàn thông tin liên quan, người ta chú ý và lấy làm xúc động, khâm phục trước một thông tin, ấy là chuyện một cậu bé 9 tuổi, học sinh lớp 3, bị mất cả gia đình vì sóng thần cuốn trôi, đã từ chối suất lương thực cứu trợ khẩn cấp từ một viên cảnh sát, em kiên nhẫn xếp hàng trong giá rét chờ đến lượt mình... Không rõ mọi người nghĩ sao và lý giải thế nào, riêng tôi, thấy rằng, chẳng cần tìm đâu xa, đây thực sự là một biểu tượng giản dị nhất về tinh thần và ý thức Nhật Bản!...
Trở lại chuyến sang Nhật Bản của tôi vừa qua. Trước đó, trong vòng chưa đầy nửa tháng, đã có liên tiếp 2 cơn bão lớn đổ bộ vào Tokyo và nhiều vùng của Nhật Bản. Khi chúng tôi sang thì bão mới đi qua mới có một ngày. Cả bầu trời và mặt đất vùng vịnh Tokyo mây xám vẫn cứ đùn lên cao chất ngất ngay bên cửa sổ máy bay. Gió và mưa vẫn lả đả suốt ngày...
Đáng lý ra, tôi sẽ phải minh chứng ngay cái lý sự về tinh thần & ý thức Nhật Bản mà tôi đặt ra trong bài viết này, nhưng xin hãy khoan, trước hết hãy ngó nghiêng đây đó và cũng nên biết tận hưởng sự kỳ thú và tuyệt vời của thiên nhiên mùa thu, cùng sự thú vị từ di sản lịch sử, văn hóa và ẩm thực xứ sở này đã chứ...
( còn nữa )

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 15.03.2015 15:01:31
Trở lại đất nước Mặt trời mọc ( II )
2. Chuyện vặt phố phường.
Vâng, hôm tôi đến Nhật Bản, trời mưa lả đả cả ngày, kiểu mưa rớt sau khi bão đi qua. Mưa ướt át, ít nhiều cản trở cho người đi bát phố và shoping cuối tuần. Vì ngày hôm sau mới là ngày làm việc, nên chúng tôi tranh thủ ngó nghiêng phố xá Tokyo. Hình ảnh quen thuộc trên đường phố là ai ai cũng một cái ô trên tay giương lên che đầu...
Nếu như ở ta, trong điều kiện như vậy, khi khách vào các cửa hàng sẽ gây phiền hà và làm ướt át nền nhà, song ở đây thì không. Ngay trước cửa ra vào, luôn có một máy tự động, để khách hàng thu ô cắm vào máy tự động và khi lấy ra, chiếc ô đã được bọc kín bởi một túi ni lông và khách hàng có thể mang theo bên mình vào trong, vừa tiện lợi lại vừa không làm ướt nền nhà. Ôi, lại là ý thức đến thành thói quen Nhật Bản đây mà.
Trưa hôm ấy, chúng tôi dùng cơm ở một cửa hàng đồ sống ngay tại quận trung tâm Shinjuku ( kiểu như quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ). Các món ăn bầy ra đều là thức ăn sống, cá sống các loại, trứng cá sống, trứng gà cũng sống. Và đương nhiên, các loại rau cũng sống nốt. Chỉ trừ món tảo biển là được nấu chín thành canh để thực khách húp cho ấm. Với những ai ăn lần đầu, thực lòng cũng không đễ nuốt, song khi biết cách nhấm nháp cùng với ma-zi, mù-tạt và chút rượu sho-chu thì cũng khá thú vị. Thôi thì, ẩm thực và khẩu vị từng người, không dám bàn, bởi đã là khẩu vị thì mỗi người một kiểu, khó mà khen chê. Nhưng điều đáng nói ở đây, là độ sạch, độ an toàn của đồ ăn thức uống. Ăn sống đủ kiểu như vậy, mà chẳng một ai đau bụng, chẳng ai bị " Tào Tháo đuổi " cả. Mấy cậu phóng viên nhà VOV thường trú tại Nhật Bản bảo: " Anh chị yên tâm đi, thực phẩm ở đây sạch tuyệt đối ". Nói như vậy, xem như là một sự đảm bảo về tiêu chuẩnsạch cho thực phẩm ở Nhật Bản. Thấy người lại ngẫm đến ta, ở mình, khuất mắt trông coi, ăn thì cứ ăn, chứ thực phẩm được nấu nướng chín mà đâu có yên tâm, từ rau cỏ đến thịt thà, tôm cá, trứng, hầu như cái gì cũng bị tưới tắm, tẩm ướp, bảo quản bằng các loại thuốc nào đó, không an toàn. Chẳng lẽ, sợ mà nhịn đói không ăn uống sao ?...
Chiều tối hôm ấy, chúng tôi về nhà một cậu phóng viên của Cơ quan VOV tại Tokyo dùng bữa tối. Nhà nằm trên một phố cổ của quận Shibuya ( tựa như quận hành chính Ba Đình, Hà Nội của ta vậy ). Phố này, đường một chiều, không có điểm đỗ xe. Các xe chỉ được phép đỗ tạm để khách hàng mua bán, ăn uống trong một khoảng thời gian ngắn. Chiếc xe chở chúng tôi để bên mép hè phố, ngay dưới căn hộ tầng 2, để chế độ đèn xin nhan báo hiệu đỗ tạm. Cậu phóng viên phải mở cửa sổ, chốc chốc lại ngó nghiêng xuống chỗ chiếc xe. Chúng tôi tưởng cậu ta canh chừng vì lo sợ trộm cắp bẻ gương hoặc chôm chỉa gì đó. Thì ra không phải, ở đây tuyệt đối không có chuyện trộm cắp, cậu ta canh chừng, vì lo xe cảnh sát tuần tra phạt, vì cái tội-xin phép đỗ tạm nhưng lại vượt quá qui định. Ui, cái cậu này, đã bắt nhịp được với xã hội Nhật Bản, song vẫn rơi rớt chút thói quen tùy tiện kiểu ở ta đây.
Tôi nhớ lại chuyện cũ. Ấy là chuyến sang công tác Nhật Bản năm 2005 theo lời mời của Bộ Y tế. Khi ấy, đoàn chúng tôi ở tại nhà khách của Trung tâm Y tế quốc tế Nhật Bản ( tại quận trung tâm Shinjuku ). Buối tối hôm mới đến, chúng tôi bách bộ ra ngoài phố gần nhà khách mình ở. Khi ngang qua đường ở một ngã ba, vẫn đang đèn đỏ cho người đi bộ, quan sát thấy đường vắng tanh, không có chiếc xe nào chạy theo chiều có đèn xanh, một người trong chúng tôi ( lúc đó đang là PC VP Bộ nọ, có lẽ bây giờ đã nghỉ hưu ), hẳn nghĩ là trời tối không có ai thấy nên ngang nhiên băng qua đường theo vạch dành cho người đi bộ. Khi sang đến bên kia đường, lập tức anh ta phải đối mặt với viên cảnh sát. Chúng tôi không hiểu chuyện gì xảy ra. Lúc có tín hiệu xanh cho người đi bộ, chúng tôi sang được bên kia đường, cả nhóm hỏi nhau, rồi tiếng Anh xịn, tiếng Anh bồi, thêm cả chân tay khua khoắng một hồi với viên cảnh sát, mới biết anh ta phạm lỗi sang đường trái phép và sẽ bị giữ tại đồn cảnh sát. May mà anh ta có sẵn trong túi áo chiếc namecard của người cán bộ Y tế Nhật Bản phụ trách đoàn công tác chúng tôi, chìa ra cho viên cảnh sát xem. Lại sau một hồi xi xồ tiếng Nhật với nhau qua điện thoại giữa viên cảnh sát với người nhân viên y tế Nhật bản, chàng Phó chánh nhà ta mới được viên cảnh sát đồng ý thả ra vì đã có người đứng ra bảo lãnh, nộp phạt cho... Anh chàng bị một phen hú vía, còn chúng tôi được ngay một bài học về việc cần phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật nước sở tại. 
Lại ngẫm, luật giao thông ở ta, luật thì cứ luật, đèn tín hiệu khống mấy ý nghĩ, bởi ý thức nhiều người chúng ta vẫn là " có đi được hay không, chứ không phải là được đi hay không được đi ". Còn ở họ, và nói chung các nước văn minh khác, chỉ được phép hiểu " tín hiệu cho phép được đi hay không được đi ".
Chung quy, vẫn là câu chuyện cũ, ý thức tuân thủ phảp luật của cả cộng đồng và mỗi người mà thôi ...
( còn nữa )...

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 09.05.2015 11:06:20
Trở lại đất nước Mặt trời mọc ( III )
3. Núi Phú Sĩ, biểu tượng của Nhật Bản
Như tôi đã viết ở phần mở đầu thiên ký sự đường xa này, trong rất nhiều các gạch nối làm nên đặc trưng Nhật Bản, núi Phú Sĩ ( Fuji ) là một gạch đậm nét trong số đó. Thậm chí, nó chính là biểu tượng của Nhật Bản !...

Nói đến núi, người ta nghĩ ngay đến yếu tố vật chất và địa lý của nó. Vâng, đương nhiên, Phú Sĩ là vậy, song với tôi, đây còn là biểu tượng tính thần cốt cách và ý chí vươn lên của quốc gia này. 
Về yếu tố địa chất, địa lý của Phú Sĩ, ta có thể tìm thấy những dòng giới thiệu tóm tắt như thế này :
Núi Phú Sĩ hay núi Fuji (tiếng Nhật: 富士山 | Fujisan hoặc Fujiyama) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và cũng là biểu tượng nổi tiếng của quốc gia này... Núi Phú Sĩ trải dài trên địa phận tỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi, ở phía Tây Nam Tokyo. Đây là một núi lửa còn hoạt động và là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản với độ cao tuyệt đối: 3.776 mét. Đỉnh núi Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ, tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ. Dưới chân núi có 5 hồ nước ngọt lớn, đó là: Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motosu và Shoji. Cùng với Hồ Ashi ở gần đó, chúng tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp cho ngọn núi. Đây là một phần trong Công viên Quốc gia Phú Sĩ-Hakone-Izu. Các nhà khoa học đã xác định được 4 thời kỳ hoạt động núi lửa khác nhau hình thành nên ngọn núi Phú Sĩ. Thời kỳ đầu tiên là Sen-komitake, được tạo nên từ lõi anđêxit mới được phát hiện gần đây ở sâu bên trong núi. Cái tên Sen-komitake được lấy theo chữ "Phú Sĩ Komitake" là một lớp đá bazan được hình thành từ hàng trăm nghìn năm trước. Khoảng 100,000 năm trước, một ngọn núi "Phú Sĩ cổ" đã được hình thành trên đỉnh núi Phú Sĩ Komitake. Hiện tại, ngọn núi "Phú Sĩ mới" được cho là hình thành trên đỉnh núi "Phú Sĩ cổ" khoảng 10,000 năm trước. Hiện nay, ngọn núi lửa này thuộc loại đang hoạt động với nguy cơ phun trào thấp. Lần gần đây nhất ghi nhận được sự phun trào là năm 1707 trong thời kỳ Edo. Tại thời điểm này, có một miệng núi lửa mới, dọc theo đỉnh thứ 2 đã hình thành xuống nửa chừng bề mặt của nó. Miệng núi lửa này có tên là Hōei-zan, đặt theo tên của một triều đại. Núi Phú Sĩ là nơi giao nhau của mảng lục địa Á Âu, mảng lục địa Okhotsk và lục địa Philippin. Chúng lần lượt tạo nên phần phía tây, phía đông của nước Nhật và bán đảo Izu... Ngọn núi này thường là đề tài trong các bức họa và nhiếp ảnh nghệ thuật cũng như trong văn chương và âm nhạc. Đây là một trong "Ba núi Thánh" của Nhật Bản (三 霊 山 Sanreizan) cùng với núi Tate và núi Haku, và cũng là một nơi đặc biệt của danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, và đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 22 tháng 6 năm 2013 ".
Tôi nghĩ, tóm tắt như vậy, cũng là khá đầy đủ thông tin cơ bản về núi Phú Sĩ. Tôi cũng không bàn nhiều về việc Phú Sĩ là đề tài cho văn học, hội họa, âm nhạc Nhật Bản, mà điều tôi muốn nhấn mạnh, chính là biểu tượng về tinh thần dân tộc và sự vươn lên mãnh liệt của đất nước này...
Có thể nói, về cấu trúc địa chất, địa tầng của Nhật Bản với nhiều đảo lớn nhỏ, đều là sản phẩm của động đất và núi lửa từ nhiều triệu năm trước mà nên. Vì thế, ngay từ thuở hình thành, con người và vạn vật nơi đây đã phải sống trong môi trường, điều kiện khắc nghiệt, phải chấp nhận và dần biến đổi để quen với hoàn cảnh tự nhiên ... Cứ thế, mà nên hình thái đất nước, nên tính cách con người. Chấp nhận, đối mặt, hành xử khôn khéo, dũng cảm đón nhận. đứng dậy và vươn lên mạnh mẽ sau mỗi thiên tai... đã làm nên tinh thần và tính cách Nhật Bản. Vì lẽ ấy, mặc nhiên người Nhật Bản xem núi Phú Sĩ như biểu tượng về tinh thần và tính cách của dân tộc mình. Và, tinh thần Võ sĩ đạo ( Samurai ), dù ít nhiều còn khía cạnh tiêu cực, cũng được xem là biểu trưng của con người Nhật Bản.
Hãy xem, người Nhật dạy con em mình, tại gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội, rằng: Nước Nhật vốn nghèo tài nguyên, thiên nhiên không ưu đãi gì, lại thường xuyên phải hứng chịu thiên tai, vậy nên, mỗi người dân phải biết cần cù, sáng tạo trong lao động, sẵn lòng học hỏi điều hay trong thiên hạ, dũng cảm chống chọi với thiên tai, vươn lên mạnh mẽ, mới hy vọng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu mà nên giàu có, văn minh... Thiết nghĩ, lời răn dạy ấy, không riêng đúng với nước Nhật, mà nước nào cũng có thể học được gì từ đấy.
Vậy là, lần này, tôi và đồng nghiệp đã được đặt chân lên Phú Sĩ, dù là mới lên được quá lưng chừng. Đường ô tô thuận lợi đưa du khách tập kết ở độ cao trên 2 nghìn mét so với mực nước biển. Với độ cao tuyệt đối như vậy, đỉnh Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ, bất kể mùa nào. Những ai có sức khỏe, thời gian, và mong muốn chinh phục đỉnh núi, thì có thể thực hiện ước muốn của mình bằng cách leo núi tiếp từ điểm tập kết này. Thật may, hôm chúng tôi đến, vào tiết cuối thu, thời tiết tốt, đúng thời điểm lá vàng lá đỏ, cảnh sắc thiên nhiên suốt dọc đường từ chân núi theo lên, thật tuyệt vời. Loài cây lá đỏ vào mùa lá đỏ, tự nhiên là vậy, song ở đây, hầu hết cỏ cây, và cả loài thông vốn lá xanh trong mọi điều kiện khắc nghiệt khô hạn, cũng đồng cảm mà dần ngả vàng đến thành vàng suộm...
Ôi, chỉ còn biết nhìn ngắm cho thỏa thuê, cho no con mắt, rồi lựa khuôn hình mà thu vào ống kính của mình, bởi rất có thể, rất hiếm cơ hội mà quay trở lại đây, kể cả khi mình được quay lại nước Nhật thêm vài lần nữa, thì cũng đâu có dễ để lên với Phú Sĩ vào mùa thu quyến rũ như vầy ...
( còn nữa )



tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 02.09.2015 16:29:33
Trở lại đất nước Mặt trời mọc ( IV )
 
4. Chấm phá văn hóa-tín ngưỡng Nhật Bản qua một số đền đài ...
Văn hóa-tôn giáo, tín ngưỡng Nhật Bản, trước hết, được thể hiện đậm nét qua đền đài, chùa chiền. Và không thể không nói đến Minh Trị thần cung và đền Yasukuni cùng sự ảnh hưởng của nó đến tinh thần văn hóa Nhật bản...

Điện thờ vua Minh Trị được dựng sau khi nhà vua từ trần ( 30-7-1912 ) và khánh thành vào đúng ngày kỷ niệm sinh nhật thiên hoàng năm 1920. Toàn bộ các công trình thời ấy đã bị thiêu hủy bởi bom đạn không quân Mỹ dội xuống thủ đô Tokyo, tháng 4-1945. Khu điện thờ ngày nay hoàn toàn mới ( dựng lại năm 1958 ), với sự đóng góp của nhân dân cả nước Nhật. Thần cung là công trình trung tâm của một quần thể kiến trúc đa dạng với tổng mặt bằng rộng tới 70 vạn m2. Quần thể là một rừng cây, ước tính 12 vạn cây thuộc 365 loài đại diện thảm thực vật nước Nhật. Hằng năm, nhất là vào dịp đầu năm và kỷ niệm sinh nhật Thiên hoàng Minh Trị, ước lượng có khoảng hơn 5 triệu người đến thăm viếng, du ngoạn. Minh Trị thần cung ở Tokyo, thờ Minh Trị Thiên hoàng. Vậy Minh Trị Thiên hoàng là một người như thế nào để người dân xứ sở này tôn kính, dựng đền thờ phụng như một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng Thần đạo của mình ?
Thiên hoàng Minh Trị (明治天皇-Minh Trị Thiên hoàng-Meiji-tennō?) (3 tháng 11 năm 1852 – 30 tháng 7 năm 1912), còn được gọi là Minh Trị Đại đế, Minh Trị Thánh đế, Mutsuhito Đại đế, là vị Thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống (kể từ khi vua Jimmu lên ngôi năm 660 TCN ), trị vì từ ngày 3 tháng 2 năm 1867 tới khi qua đời. Ông được coi là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh. Ông là vị Thiên hoàng đã thực hiện cuộc cải cách Minh Trị theo xu hướng tư bản chủ nghĩa, dời đô từ Kyōto về Tōkyō, bóp chết phong trào Tự do Dân quyền và ban hành bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản (1889), khiến quốc gia này theo thể chế quân chủ lập hiến. Dù là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, ông đã tạo điều kiện cho nước Nhật phát triển theo đường lối chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, rồi còn bành trướng ra nước ngoài. Với chiến thắng trước Trung Quốc thời Mãn Thanh trong Chiến tranh Thanh-Nhật, và đế quốc Nga trong chiến tranh Nga-Nhật, Nhật Bản vươn lên đứng hàng ngũ các cường quốc thế giới. Ngoài ra, giáo dục cũng là một lĩnh vực mà Minh Trị quan tâm đến..."...
Một ngôi đền thiêng nữa ở Nhật Bản không thể không nói đến, đó là đền Yasukuni : Đền Yasukuni (靖国神社-Yasukuni Jinja-Tĩnh Quốc thần xã ), là nơi thờ phụng những người lính tử trận vì đã chiến đấu cho Thiên hoàng. Tiền thân của đền thờ này là Tōkyō Shōkonsha (東京招魂社 hay Đông Kinh Chiêu Hồn xã), "đền gọi hồn người chết tại Tokyo", được xây dựng tại cố đô Kyoto vào năm 1886. Đến năm 1875, Thiên hoàng Minh Trị quyết định dời Tōkyō Shōkonsha về Tokyo và đổi tên thành Yasukuni với mục đích biến đền này trở thành một địa điểm linh thiêng, đề cao bản sắc dân tộc và là nền tảng tinh thần cho Nhật Bản... Đến tháng 10 năm 2004, đã có 2.466.532 người lính Nhật Bản và thuộc địa của Nhật Bản (chủ yếu là Triều Tiên và Đài Loan) được ghi tên trong đền Yasukuni. Hiện nay, đền Yasukuni trở thành một địa điểm gây tranh cãi không chỉ trong xã hội Nhật Bản và cả ở một số quốc gia đã từng bị Nhật Bản xâm lược vì trong 2.466.532 người lính trên có cả những người tham gia lực lượng phát xít Nhật và những tội phạm chiến tranh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên luôn phản đối việc này vì không chấp nhận việc thờ phụng những tội phạm chiến tranh. Các lần đến thăm đền của Thủ tướng Nhật Bản dù với tư cách cá nhân hay nhà nước đều luôn dẫn đến căng thẳng về ngoại giao giữa Nhật Bản với các quốc gia trên...
Vậy thì tại sao, đền đài lại thể hiện đậm nét văn hóa-tôn giáo-tín ngưỡng Nhật Bản đến vậy ? Chung quy, là bởi, người dân Nhật Bản vốn theoThần đạo.
Thần đạo (tiếng Nhật: 神道, Shintō) là tín ngưỡng và tôn giáo của dân tộc Nhật Bản.Thần đạo có rất nhiều các thần thánh, có đến 8 triệu thần (神 kami). Tuy một số các vị thần này được nhân cách hóa, đa phần các thần liên quan đến thiên nhiên như linh hồn của đất, trời, Mặt Trăng, cây cỏ, hoa lá. Ngay cả đá, núi, hay động vật như cáo, gấu và người quá cố đã trở thành linh hồn cũng được xem là thần. Những thần trú ngụ ở tầng cao nhất trên thiên đàng gọi là "cao thiên nguyên" (高天原 takama-ga-hara), và chỉ rời khỏi đó khi được mời xuống các đền thờ trong các nghi lễ.
" Nghi lễ trong Thần đạo để cầu nguyện hay cảm tạ các thần thường được tổ chức tại các thần xã (神社) hoặc những nơi linh thiêng đặc biệt. Những linh vật thường được dâng lên thần linh là vải, gương hay kiếm. Nghi lễ tẩy trần rất quan trọng, người làm lễ phải giữ cho mình được trong sáng để được tĩnh tâm và có được may mắn. Ngày nay, các hoạt động nghi lễ Thần đạo thường được gắn với lễ hội, lễ cưới truyền thống hay năm mới. Tuy nhiên, người ta cũng thường hay đến đền để cầu nguyện và dâng lễ (thường là chỉ bỏ vài yen vào thùng rồi cầu xin thần), hay mua bùa may mắn. Và ở nhà cũng thường có thần bằng (神棚 kamidana) để thờ các linh hồn"...
Về cơ bản, tư tưởng của Thần đạo khác với những tôn giáo khác ở chỗ không cấm hay buộc con người làm gì, mà chỉ khuyên nên hướng tới sự trong sáng và tránh điều ác...
Trong chuyến công tác sang Nhật Bản lần trước ( 2005 ), tôi đã đến thăm viếng Minh Trị thần cung. Sau 9 năm, cảnh sắc không có gì khác trước, vẫn ngăn nắp, sạch sẽ và tấp nập. Vẫn chỗ bày hiến tửu, hiến đăng ( đèn ), vẫn người ghi thẻ, vẫn lễ hiến tế... Khác ở chỗ là không gặp Triển lẫm cúc hoa, mà lại gặp triển lãm xe hơi cổ... Có chút gì đó bâng khuâng, ngẫm ngợi về những gì mà đất nước này đã trải qua trong gần chục năm qua... 
Lần trở lại Tokyo này, tôi và các đồng nghiệp còn đến thăm đền thiêng Yasukuni. Đây là lần đầu tôi đến đây. Hình ảnh về ngôi đền này thì tôi đã thấy trên tivi nhiều lần rồi, mỗi khi Thủ tướng, hoặc các chính khách Nhật Bản đến viếng thì mấy quốc gia lân bang lại phản đối om xòm cả lên. Điều này, khiến tôi phải tò mò ngó nghiêng đây đó, nhìn ngắm kỹ hơn. Bầu không khí ở đây lặng lễ, trang nghiêm và huyền bí, khác hẳn với vẻ tưng bừng náo nhiệt hội hè nơi Minh Trị thần cung. Cũng đúng thôi, cùng là nhân thần, được dân Nhật thờ phụng, song tính chất người được thờ phụng và tinh thần tín ngưỡng ở hai nơi lại khác nhau. 
Hoàng hôn cuối thu xuống nhanh, phủ xuống bầu không của ngôi đền Yasukuni khiến nó thêm huyền bí và có gì đó ma mị, gờn gợn lạ... May mà gặp được một Triển lãm Cúc hoa ngay phía ngoài cổng đền chính. Các sắc màu trắng, vàng, tím, nâu đỏ cúa những bông cúc đại đóa Nhật Bản kiêu sa, tuyệt đẹp như một sự cứu rỗi tinh thần, khơi gợi và đem lại chút hứng khởi trong lòng...
( còn nữa ).

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 12.10.2015 16:54:18
Trở lại đất nước Mặt trời mọc ( V )
5... & Chùa chiền,
 
Mặc dù tôn giáo, tín ngưỡng gốc của Nhật Bản là Thần đạo ( như đã nói ở bài viết trước ), song có thể nói, Nhật Bản cùng nhiều quốc gia khác ở Châu Á, Đông Á ( Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên ) là quốc gia Phật giáo. Chẳng hạn, như Trung Quốc, vốn tôn giáo gốc là Đạo giáo, song hiện nay, phần đông người dân Trung Quốc lại theo Phật giáo...

Để chấm phá sự biểu hiện của văn hóa-tôn giáo,tín ngưỡng Nhật Bản qua một số chùa chiền nổi tiếng của Kyoto trong chuyến công tác tại xứ sở này mà tôi có dịp viếng thăm, thiết tưởng, cũng nên tóm tắt chút ít về lịch sử và sự phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản :
" Theo Niên giám tôn giáo của Cục Văn hóa Nhật Bản thì Nhật Bản là một quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới với 127 triệu Phật tử, 250 ngàn tăng ni. Với khoảng 75000 đền chùa và hơn 30000 tượng Phật các loại, đây là con số vô cùng lớn khi đem so sánh với các nước Phật giáo khác. Ngôi chùa gỗ cổ nhất thế giới Hōryūji (Pháp Long Tự) và những văn thư kinh điển xưa nhất thế giới đều nằm ở Nhật. Mặc dù vậy đại bộ phận người dân Nhật Bản hiện nay đều không theo một tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể nào, và cũng rất ít người tự xem mình là Phật tử... Phật giáo Nhật Bản có rất nhiều tông phái khác nhau. Ở đây trình bày hệ phả và liệt kê tông phái của 13 tông phái theo hệ thống thường được nhắc đến phổ biến hơn cả là hệ "Thập tam tông thập lục phái" ( Hoa Nghiêm Tông, Pháp Tướng Tông, Luật Tông, Chân Ngôn Tông, Thiên Thai Tông, Nhật Liên Tông, Tịnh Độ Tông, Tịnh Độ Chân Tông, Dung Thông Niệm Phật Tông, Thời Tông, Tào Động, Lâm Tế, Hoàng Bách )... Đạo Phật bắt đầu từ Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Một nhánh chính của Phật giáo, nhánh Mahayana hay gọi là Phật giáo Đại thừa đã du nhập vào Nhật Bản. Phật giáo được du nhập vào Nhật từ Trung Hoa và Triều Tiên dưới dạng món quà của vương quốc thân hữu Triều Tiên Kudara vào thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên. Trong khi Phật giáo được giới quý tộc cai trị ủng hộ, lúc đầu nó lại không phổ biến trong giới thường dân vì những lý thuyết phức tạp của nó...".
Trong chuyến công tác Nhật lần này, chỉ có 2 ngày trời tính cả thời gian đi đường từ Tokyo đến cố đô Kyoto với gần 500 km đường cao tốc, tôi và đồng nghiệp đã tranh thủ thăm viếng được cả 3 ngôi chùa cổ lớn không những của Kyoto mà ccuar cả Nhật Bản, ấy là chùa Vàng ( Kim Các tự ), chùa Bạc ( Ngân Các tự ) và chùa Thanh Thủy. Xin tóm tắt chút ít về lịch sử hình thành 3 ngôi chùa nổi tiếng này: 
Trước hết là chùa Vàng: "Kinkaku-ji (kanji: 金閣寺, phiên âm Hán-Việt: Kim Các Tự, tức chùa Gác Vàng) là tên phổ thông của chùa Rokuon-ji (kanji: 鹿苑寺: Lộc Uyển Tự, chùa Vườn Nai ). Chùa nằm trong di sản văn hóa cố đô Kyoto. Kiến trúc nguyên thủy xây năm 1397 vốn dùng làm nơi an trí cho shogun Ashikaga Yoshimitsu. Con ông cho đổi hành cung làm chùa và thiền viện cho tín đồ Phật giáo phái Lâm Tế. Trong cuộc chiến Onin (1467-1477), chùa bị đốt cháy rụi nhưng rồi được xây lại. Gần 500 năm sau, vào năm 1950 tòa Gác Vàng bị một vị sư nổi lửa đốt cháy thành tro. Nhà sư sau đó bèn tự tử nhưng bị nhà chức trách bắt được. Mẹ nhà sư cũng bị đem ra tra hỏi. Trên đường về, bà nhảy từ xe lửa, gieo mình xuống sông tự vẫn còn nhà sư sau khi truy tố bị tuyên án bảy năm tù. Trong khi thụ án ông chết bệnh trong ngục năm 1956. Kinkaku (Gác Vàng) trong khuôn viên chùa chỉ là một trong nhiều công trình kiến trúc ở chùa. Ngôi gác có ba tầng soi bóng xuống ao Kyoko-chi (鏡池: Kính Trì, tức "Ao Gương"). Vách gác hai tầng trên đều dát vàng lá, ánh lên rực rỡ nên gác mới có tên là Gác Vàng... Gác này thường được so sánh với Ginkaku (銀閣; Ngân Các tức Gác Bạc) ở chùa Jisho-ji (慈照寺; Từ Chiếu Tự) cũng ở Kyoto. Phần kiến trúc Kinkaku hiện thấy là do cuộc tái thiết năm 1955. Năm 1987 nhà chùa dát thêm lớp vàng mới cùng sửa chữa nội thất; sang năm 2003 thì phần mái được trùng tu. Câu chuyện ly kỳ về vụ đốt Gác Vàng năm 1950 này đã được nhà văn Mishima Yukio phóng tác trong cuốn tiểu thuyết Kinkaku-ji 金閣寺. Sách này được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác. Bản tiếng Việt do Đỗ Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh dịch và xuất bản ở Sài Gòn vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970"...
Chùa Bạc: " Ginkaku-ji- 銀閣寺, tức Ngân Các Tự (chùa Gác Bạc) là một thiền viện. Tuy dân chúng quen gọi là Ngân Các Tự, nhưng đúng ra chùa mang tên là Jishō-ji (慈照寺), tức Từ Chiếu Tự. Chùa thuộc môn phái Shokoku-ji của thiền tông Rinzai. Công trình kiến trúc này tiêu biểu cho thời kỳ Muromachi. Shogun Ashikaga Yoshimasa sai vẽ sơ đồ xây cất cơ sở này làm tư dinh từ năm 1460 với ý định làm nơi an dưỡng tuổi già. Khi Chiến tranh Ōnin nổ ra thì việc xây cất bị đình trệ. Shogun Yoshimasa muốn dùng bạc lá dát lên vách nhưng kế hoạch đó trì hoãn mãi rồi cuối cùng khi Yoshimasa mất vẫn không được thực hiện. Hình dạng vách bằng gỗ để mộc, hoàn toàn không tô phết (kiểu "wabi-sabi" theo mỹ quan Nhật Bản) là y như cảnh quan Yoshimasa đã ngước trông trước khi nhắm mắt. Sinh thời, Shogun Ashikaga Yoshimasa đã rút về đây trong khi nội chiến Onin cấu xé đất nước và cả kinh thành Kyoto ngụt lửa. Cảnh trí vườn tược, đình quán xây dựng ở Ngân Các Tự phát sinh phong trào khai phóng nghệ thuật theo phong cách mới với tên Higashiyama Bunka (Đông Sơn Văn hóa). Năm 1485, Yoshimasa bỏ ngôi Shogun mà đi tu rồi mất vào đầu năm 1490. Tư dinh Ngân Các được đổi làm chùa thờ Phật,lấy tên là Jishō-ji (Từ Chiếu Tự) theo pháp danh của Yoshimasa. rồi sau khi ông mất thì nơi này được lập thành chùa thờ Phật. Tòa gác hai tầng Kannon-den (観音殿 Quán Âm Điện) là công trình chính trong chùa, khởi xây vào đầu năm 1482 (ngày 4 tháng 2 âm lịch niên hiệu Bummei 文明 thứ 14). Thiết kế tòa nhà phỏng theo Kim Các Tự của Ashikaga Yoshimitsu. Tương truyền, chùa có tên là Ngân Các Tự vì ý định nguyên thủy là dát bạc lá lên vách gác nhưng danh hiệu thông dụng này chỉ có từ thời kỳ Edo (1600–1868), gần 200 năm sau khi thành lập chùa."...
Và chùa Thanh Thủy: " Chùa Otowasan Kiyomizu (tiếng Nhật: 音羽山清水寺, romaji: Otowasan Kiyomizudera) là một ngôi chùa thờ Quan Âm nghìn tay. Cái tên Kiyomizu có nghĩa là thanh thủy (nước thiêng) và trở thành tên hay được gọi nhất của chùa. Chùa này là một hạng mục của Di sản văn hóa cổ đô Kyoto. Hiện nay, chùa Kiyomizu đã từng được đem ra bầu chọn ( qua Internet và điện thoại ) làm một trong Bảy kỳ quan thế giới mới. Chùa được một nhà sư phái Pháp tướng tông là Enchin (phiên âm Hán-Việt: Diên Trấn ) chủ trì xây dựng vào năm 778 tức đầu thời kỳ Nara. Tuy nhiên, chùa nhiều lần bị cháy, và những kiến trúc hiện nay của chùa được xây từ năm 1633. Tòa kiến trúc chính của chùa (hondo) thu hút nhiều sự chú ý bởi nó được đỡ bởi hàng trăm cột gỗ chống vào sườn đồi tạo ra cảm giác tòa kiến trúc này như ở trên không. Trước đây, có những tín đồ đã nhảy từ trên tòa kiến trúc này xuống chân đồi với hy vọng nếu sống sót sẽ gặp trở nên có phúc. Theo thống kê, từ thời Edo tới khi bị cấm, đã có 234 lượt người thực hiện hành động này, và 85,4% trong số họ đã sống sót. Ngay phía sau tòa kiến trúc chính là một thác nước có tên Otowa no taki chảy xuống theo đường dẫn thành ba dòng. Có niềm tin rằng uống nước ở cả ba dòng của thác này sẽ trường thọ, khỏe mạnh và thành công trong học tập. Tuy nổi tiếng là một ngôi chùa Phật giáo, nhưng trong quần thể kiến trúc ở đây không chỉ có chùa, mà còn có cả đền thờ của đạo Shinto. Đền thờ được nhiều khách tham quan tham bái nhất là đền Jishu (jishu jinja) thờ thần tình yêu (hoặc thần đôi lứa). Trong đền có hai tảng đá đặt cách nhau 18 mét. Nhiều khách tham bái nhắm mắt cố gắng đi được từ tảng đá này tới tảng đá kia với hy vọng sẽ tìm được bạn để kết đôi."...
Đây là những trích yếu ngắn gọn về 3 ngôi chùa nổi tiếng. Tôi không dám bàn thêm gì nhiều. Song theo cảm nhận mang tính cá nhân, tôi thấy : Chùa Vàng có cảnh sắc vàng son lộng lẫy; Chùa Bạc, cảnh sắc lại thanh nhàn, u tịch; Còn chùa Thanh Thủy thì trùng điệp, sơn thủy hữu tình. Cảm quan chung, về cảnh quan ba ngôi chùa này nói riêng, và chùa chiền Phật giáo ở Nhật Bản nói chung, thiên về cảnh sắc tự nhiên, chan hòa và gần gũi với đời sống bên ngoài, nên người đi chùa thiên về tính chất thăm quan vãng cảnh một danh thắng, chứ không nặng nề về việc lễ nghi tôn giáo tâm linh như chùa chiền ở xứ Việt ta. Điều đó, còn thể hiện rõ ở cách bài trí Phật đài, tượng Phật trong các chùa chiền đều khá giản dị, nhẹ nhàng và việc hành lễ của mọi người cùng vậy. Thường muốn cầu xin chi đó, người hành lễ chỉ việc bỏ mấy đồng xu lẻ vào một dụng cụ kiểu như hòm công đức ở chùa ta, rồi vỗ tay ba cái và lầm rầm cầu khấn. Vậy thôi.
Dường như, yếu tố tôn giáo, tâm linh lại được người dân Nhật Bản gửi gắm ở Thần đạo, vốn là tôn giáo, tín ngưỡng gốc có từ thưở hình thành quốc gia này ... 
( còn nữa )

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 29.11.2015 09:12:07
6. NHK, cánh chim đầu đàn của ngành truyền thông Nhật Bản.
 
Mục đích chính chuyến công tác lần này sang Nhật Bản của tôi và đồng nghiệp ở VOV là thăm và làm việc với NHK. Cụ thể hơn, là tìm hiểu để thuê chuyên gia của họ tham gia đào tạo nghề cho người nhà VOV trong lĩnh vực truyền hình; đồng thời xem xét để có thể hợp đồng mua phim tài liệu, phim ngắn của NHK...
Có thể nói, NHK là cánh chim đầu đàn của ngành truyền thông Nhật Bản hiện nay. NHK là tên viết tắt của Nippon Hōsō Kyōkai ( tiếng Nhật: 日本放送協会, Nhật Bản phóng tống hiệp hội hay Hiệp hội Phát hình Nhật Bản ), một đài phát thanh truyền hình công cộng của Nhật Bản.
NHK được thành lập vào đúng dịp đầu năm mới năm 1926 theo mô hình của đài truyền hình BBC của Anh bởi sự hợp nhất của Đài Phát thanh Tokyo (thành lập năm 1924) và các đài của thành phố Nagoya và Osaka. Chương trình phát thanh đầu tiên của Nhật được phát sóng năm 1925, chương trình truyền hình đầu tiên năm 1953, chương trình truyền hình màu bắt đầu năm 1960...
Tại Viện Đào tạo truyền thông NHK, ông Shinohara Hiroaki, Trưởng phòng đào tạo của Viện, cho biết : Viện đào tạo truyền thông NHK cho tới nay đã đào tạo được cho hơn 6000 người làm trong các cơ quan, tổ chức có liên quan tới Tập đoàn NHK. Nhiệm vụ chính của Viện là đào tạo các phóng viên (PV), biên tập viên (BTV), phát thanh viên (PTV), người dẫn chương trình, các kỹ thuật viên (KTV) làm trong ngành Phát thanh - Truyền hình. Viện có hai bộ phận chính, Trung tâm đào tạo với nhiệm vụ chính là xây dựng và thực thi các kế hoạch đào tạo, và Trung tâm Tiếng Nhật có nhiệm vụ đào tạo về ngôn ngữ tiếng Nhật (phát âm chuẩn, lấy hơi, luyện giọng, v.v…) dành riêng cho các PTV. Viện đã đào tạo cho hơn 1.500 nhân viên đến từ hơn 140 nước, trong đó có cả Việt Nam. Hiện tại, ở Nhật đã hoàn thành công nghệ số hóa PTTH. Tuy nhiên, trên thế giới đang xuất hiện trào lưu Hi- Vision, và để theo kịp trào lưu này, Viện đang nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo về công nghệ Hi- Vision cho các PTV và KTV. Hàng năm, NHK cũng tổ chức các chương trình đào tạo cho các học viên quốc tế, các nhân viên tới từ các quốc gia trên thế giới dưới sự tài trợ của tổ chức JAICA. Ngôn ngữ  đào tạo sẽ bằng Tiếng Anh, Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha ( tùy từng chương trình ) hoặc bằng tiếng Nhật nếu tổ chức JAICA sắp xếp được phiên dịch.
Đoàn chúng tôi đến thăm quan một lớp đào tạo cho các PTV mới được tuyển vào NHK, thăm quan cơ sở vật chất, các phòng học, thiết bị máy móc được sử dụng trong quá trình đào tạo. Tất cả các thiết bị kỹ thuật và công nghệ, kể cả mô hình cấu trúc trường quay, phòng thu thanh… đều là những thiết bị kỹ thuật và mô hình cấu trúc đang được sử dụng chính thức tại NHK. Do vậy, tính thực tiễn trong đào tạo rất cao, PTV và PV sau khi học đều có thể bắt tay vào làm việc được ngay.
Còn tại NHK Enterprise, ông Masayuki Waga, Giám đốc kinh doanh, Công ty NHK Enterprise cho biết, đây là một doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn NHK. Công ty NHK Enterprises được thành lập vào ngày 01/4/2005 với nguồn vốn 1,25 tỷ yên Nhật. Với lợi thế về kinh nghiệm và thông tin trên thị trường quốc tế, NHK Enterprise cung cấp đa dạng các bộ phim tài liệu độc đáo, các bộ phim ấn tượng, các chương trình về phong cách sống với nội dung phong phú, đa dạng và hấp dẫn. NHK Enterprises cũng chính là doanh nghiệp cung cấp các chương trình chất lượng cao cho nhiều cơ quan truyền thông tại Nhật Bản, các chương trình quốc tế có chọn lọc cho chính NHK và cho các Đài TH cáp như LaLa TV, Ginga hoặc AXN Mystery. Thêm vào đó, công ty cũng phát triển mảng kinh doanh kết nối phát thanh truyền hình với các loại hình truyền thông khác như Internet, DVD và xuất bản. Các chương trình do Công ty cung cấp đã giúp NHK giành rất nhiều giải thưởng danh giá trên thế giới cho hạng mục phim tài liệu, phim hoạt hình, v.v…
Với kinh nghiệm sản xuất truyền hình và phân phối, tham gia các liên hoan phim quốc tế và tổ chức sự kiện, các hoạt động hiện nay của Công ty bảo gồm: Hợp tác  sản xuất chương trình với các Đài PTTH có uy tín trên thế giới, tham gia Liên hoan Phim Châu Á và tổ chức các sự kiện tầm cỡ quốc tế như Liên hoan Nhạc Jazz Tokyo. Nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường PTTH toàn cầu, NHK Enterprises phối hợp chặt chẽ với các chi nhánh của NHK tại nước ngoài như New York, Los Angeles, London, Paris và Bangkok để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất chương trình nằm ngoài lãnh thổ Nhật Bản, bao gồm cả việc điều phối các địa điểm quay phim, cung cấp thiết bị kỹ thuật cho sản xuất HD và 3D, tổ chức các sự kiện và quản lý vấn đề bản quyền. Mỗi năm, NHK Enterprises sản xuất hơn 9000 chương trình, phục vụ trước hết cho NHK, từ phim tài liệu tới các chương trình về tự nhiên, hoạt hình và các loại hình giải trí nói chung. Mỗi năm những chương trình này đều giành giải cao. NHK Enterprises khẳng định, có thế mạnh sản xuất các phim tài liệu theo thứ tự xuất sắc: khoa học, tự nhiên, văn hóa giáo dục, và đời sống.
Ấn tượng nhất, tôi và các đồng nghiệp được NHK Enterprises cho "mục sở tại" hai bộ phim nhằm quảng bá cho những sản phẩm tuyệt hảo của họ. Ấy là, một phim tài liệu ngắn về săn thủy quái dưới đáy sâu đại dương mà chưa một hãng phim nào trên thế giới thực hiện được. Và đặc biệt, phim thứ hai với kỹ thuật 8K, khẳng định sức mạnh vượt trội hàng đầu về công nghệ của Nhật Bản. Phải thừa nhận, hiệu ứng hình ảnh và âm thanh tuyệt vời đến mức như không tưởng. Chúng ta biết, trong khi thế giới còn đang loay hoay với công nghệ 4K ( 4K đề cập đến một trong hai độ phân giải độ nét cao: 3840 x 2160 pixel hoặc 4096 x 2160 pixel. 4K được hiểu là độ phân giải cao gấp bốn lần so với độ phân giải độ nét cao full HD - 1080p (1920x1080 pixel) - là một trong những tiêu chuẩn độ phân giải cao hiện nay ) thì họ đã vượt lên như vậy. Lẽ đương nhiên, để công nghệ 8K được ứng dụng phổ biến trong đời sống xã hội, dân sinh thì họ cũng phải mất ít nhất từ 3 đến 5 năm nữa với sự nỗ lực không ngừng ...
 

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 01.04.2016 11:26:08
7. Trở lại chuyện Ý thức Nhật Bản.
Ở phần II, tôi đã viện dẫn một số câu chuyện về tinh thần và ý thức Nhật Bản, phần viết này, tôi xin kể thêm một số chuyện nữa mà mình từng "mục sở thị" để minh chứng cho Ý thức Nhật Bản...

Ấy là lần đến Nhật Bản đầu tiên, cách đây 9 năm ( 2005 ), tôi và mấy nhà báo khác là khách mời của Bộ Y tế ta sang Nhật tìm hiểu về một số bệnh nguy hiểm mới xuất hiện, vì khi ấy Việt Nam vừa trải qua dịch cúm gia cầm H5N1 và căn bệnh sark ở Việt Nam. Ngày làm việc đầu tiên, họ hẹn đúng 9 giờ sáng đón ở sảnh nhà khách. Trước 9 giờ, phần lớn đoàn chúng tôi ra điểm hẹn, đã thấy anh cán bô y tế người Nhật đợi sắn ở đấy. Khi biết đoàn ta còn thiếu mấy người nữ ( chắc bận son phấn, trang điểm, hoặc thói quen chậm giờ ) vẫn chưa có mặt, anh ta tỏ ý không hài lòng. Gần mươi phút sau, mấy nữ ta mới đến, anh chàng nhân viên y tế Nhật lên tiếng phê bình ngay, rằng các bạn nữ đến chậm giờ đã làm ảnh hưởng đến cả đoàn và công việc chung, đồng thời yêu cầu lần sau không được phép muộn giờ như vậy nữa. Nghe vậy, mấy vị nữ nhà mình ngượng nghịu thanh minh này nọ, còn chúng tôi học được bài học đầu tiên trên đất Nhật là phải luôn luôn đúng giờ. 
Cũng chuyến làm việc đó, hôm đoàn chúng tôi đến làm việc tại Viện nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ( kiểu như Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới ở ta ), vị giáo sư người Nhật nói nhiều dến dịch cúm gia cầm và căn bệnh sark, vì cả hai bệnh này đều có ở Việt Nam và Nhật Bản. Khi biết ở ta đã sử dụng vắc-xin cúm gia cầm H5N1 đại trà, họ ngạc nhiên và cho rằng, không nên sử dụng sớm vắc-xin một khi còn kiểm soát đươc tình hình, bởi theo họ, việc sử dụng vắc-xin sẽ có tác dụng hai mặt. Bản thân Nhật Bản chưa dùng, mà khi phát hiện dịch ở khu vực nâò đó, chỉ cần khoanh vùng dập dịch triệt để là ổn. Tôi xin phép vị giáo sư này được đặt câu hỏi phản biện, rằng: Liệu việc khoanh vùng dập dịch ở Nhật Bản có đảm bảo chắc chắn việc ngăn chặn dịch lây lan một cách triệt để hay không ? Bởi, rất có thể, xảy ra tình trạng, dịch lây lan ra cộng đồng khi người dân không tuân thủ hoàn toàn các biên pháp phòng chống dịch ( như việc người dân ở ta khi biết có dịch vẫn sử dụng và buôn bán, tuồn vật nuôi ở vùng dịch bẻnh bên ngoài v.v... ). Vị giáo sư người Nhật khẳng định, những chuyện như vậy, chưa từng và sẽ không bao giờ xảy ra ở Nhật Bản, bởi ý thức của người dân rất tốt, việc làm vi phạm như vậy dù vô tình hay hữu ý đều không được chấp nhận với bất kỳ lý do nào. Việc vi phạm như vậy, được xem như một sự xỉ nhục với người dân Nhật. Thêm một bài học đáng kể nữa cho chúng ta về ý thức cộng đồng và tuân thủ pháp luật của người Nhật Bản...
Trong chuyến công tác này, có vài chuyện đáng kể, vẫn là những câu chuyện vặt phố phường. Chuyện thứ nhất, hôm chúng tôi đi mua sắm, mỏi chân bèn ra ngồi nghỉ trên mấy chiếc ghé kê bên ngoài cửa hiệu. Chợt thấy một anh chàng đi vội vàng trên hè phố, vừa đi vừa lục tìm vật gì đó trong túi xách của mình, vô tình làm rơi một cục tiền xuống đất. Một chàng thanh niên người Nhật ngồi nghỉ bên cạnh chúng tôi, nhìn thấy, vội lao ra nhặt lấy cục tiền rồi cắm đầu chạy đi, bỏ quên cả chiếc ô của mình tại nghế ngồi. Chứng kiến sự việc, ta dễ nghĩ, anh chàng này vớ bẫm cục tiền đến quên cả chiếc ô. Song không phải vậy, anh chàng cắm đầu chạy là đuổi theo để hoàn tiền lại cho người mất. Xong việc, anh chàng mới trở lại nơi chúng tôi ngồi để lấy chiếc ô của mình.
Thêm vài chuyện nữa. Đoàn chúng tôi có vài người nghiện thuốc lá. Trời lạnh,lại càng dễ thèm thuốc. Ngặt một nỗi, ở Nhật Bản, đều cấm hút thuốc là nơi công cộng. Mỗi lần đi đâu, hay nghỉ dừng chân dọc đường, mấy chàng nghiện thuốc nhà ta thật khổ, cứ phải loanh quanh tìm nơi chốn được phép hút thuốc lá.
Một lần, thèm quá, mấy chàng bèn ngồi lẩn sau một gốc cây châm thuốc hút. Có một người phụ nữ ngang qua, nhìn thấy, chị liền dừng lại, nhắc nhở rằng, đây là nơi cấm hút thuốc, không được vi phạm, rồi chỉ tay ra một cái biển ghi cấm hút thuốc cách đấy không xa... Giá như ở bên ta, sẽ chẳng có ai làm cái chuyện không công như vậy. Ngay như tôi, khi ấy, biết là các bạn mình hút thuốc rất có thể vi phạm, song cũng lại không nỡ nhắc nhở, ngăn lại. Chuyện ấy, đáng ghi nhận, song còn một chuyện nữa, còn đáng nể hơn. Ấy là đọc đường đi, nghỉ chân, mấy chàng nghiên thuốc nhà ta loanh quanh mãi không tìm được nơi hút thuốc, bèn lảng ra chỗ vắng người, đứng bên trên nắp cống thoát nước, châm thuốc hút. Các chàng đang khoan khoái rít lấy rít để, chợt thấy hai cụ già đứng cách họ không xa lắm, họ cùng nhau tiến đến chỗ các chàng, trên tay mỗi người đều cầm một vật gì đó nho nhỏ. Khi đến trước các chàng, cả hai cụ liền cùng nhau cúi người lễ phép và chìa ra vật cầm tay, ấy là chiếc gạt tàn thuốc lá, nói với các chàng câu gì dó bằng tiếng Nhật. Thế là các chàng dẫu không biết tiếng Nhật đi chăng nữa thì cũng hiểu ngay, vội vàng rụi ngay điếu thuốc đang hút dở vào chiếc gạt tàn và nói lời xin lỗi. Sau lần ấy, dù có thèm đến mấy, các chàng nhà ta cũng không dám hút thuốc tùy tiện nữa.
Ấy là ý thức Nhật Bản !...
( còn nữa )

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 08.05.2016 10:19:31
Trở lại đất nước Mặt trời mọc ( VIII )
 
8. Vĩ thanh.
 
Mọi người ở ta và cả thế giới nói chung, đều phải cất lời khen ngợi xã hội Nhật bản là một xã hội văn minh, hiện đại, kỷ cương pháp luật chặt chẽ. Đấy là một sự thực không gì cưỡng nổi. Tuy nhiên, có một số ý kiến đặt vấn đề rằng, liệu một xã hội như vậy thì mặt trái của nó như thế nào, và liệu rằng có khắc kỷ lắm không ? v.v...
Lần giở lại thiên ký sự " Nhật Bản du ký " tôi viết sau chuyến sang Nhật năm 2005, thấy phần " Những vấn đề của một xã hội hiện đại " vẫn còn nguyên tính thời sự, khi mà đem đối chiếu với xã hội Nhật Bản trong chuyến đi này...
Vẫn biết là thế, nhưng sau chuyến đi này, tôi cũng lĩnh hội được nhiều điều và thấy cần có đôi lời chua thêm cho rõ.
Vâng, quả là sau 9 năm, tôi trở lại Nhật Bản với gần chục ngày, có điều kiện đi đây đó nhiều hơn so với lần trước, nên cũng có điều kiện để quan sát. Vẫn một xã hội văn minh, hiện đại, nề nếp, quy củ, ngăn nắp và cần cù làm việc. Mặc dù, nước Nhật phải nỗ lực gượng dậy sau thảm họa kép động đất-sóng thần, mặc dù nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa thực sự hồi sinh trong cơn suy thoái kinh tế trên quy mô toàn cầu. Song rõ ràng, người Nhật vẫn bản lĩnh và tự tin về tiềm năng và sự cố gắng từ mỗi con người đến quy mô toàn xã hội, toàn dân tộc, sẽ đem lại kết quả tốt đẹp. Một xã hội quy củ sẽ là một xã hội khó tính và ít nhiều thiếu uyển chuyển, đấy là quy luật; Một xã hội chặt chẽ cũng có mặt trái của nó, ấy là sự dồn nén con người ta vào khung luật pháp, quy chuẩn đến không còn kẽ hở, và như vậy, nó ít nhiều ngược với bản năng con người là sự bung phá để vươn về phía tự do ...
Tôi xin nhắc lại một câu chuyện, tôi có người chị ruột là tiến sĩ nông nghiệp, hiện đang làm cho tổ chức Jica của Nhật Bản, nên nhiều năm nay làm việc với các quan chức, chuyên gia người Nhật. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ, họ đều coi thời gian làm việc ở Việt Nam là khoảng thời gian tuyệt vời đối với họ. Đương nhiên, đánh giá vậy, trước hết, bởi yếu tố hiệu quả của công việc là hàng đầu, song đi kèm với đó, là sự gợi mở, sự thân thiện của đất nước con người Việt ta, và có cả sự thoải mái, thiếu chặt chẽ, thiếu quy củ, thiếu chế tài và còn khá lổn nhổn của một xã hội, một nền kinh tế còn đang phát triển, nó như một sự mơn trớn, xui con người ta buông thả, thoát khỏi sự khuôn phép chặt chẽ ...
Như vậy, không có nghĩa là họ khen xã hội chúng ta, mà nêu ra để thấy, cái gì dù là còn chưa hoàn thiện hoặc đang đi tới để đạt sự hoàn thiện, hoặc được xem là hoàn thiện, thì cũng đều có cái được và cái chưa được của nó...

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 25.09.2016 11:16:04
Lướt trên bán đảo Đông Dương.
 
  1. 1.    Đất nước Triệu Voi,
 
Mùa thu năm 2010, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) khai trương hai văn phòng cơ quan thường trú ngoài nước của mình tại Lào và Cam-pu-chia. Đúng vào dịp ấy, tôi được Hội Nhà báo Việt Nam mời tham gia đoàn công tác của Hội sang thăm và trao đổi nghiệp vụ với Hội Nhà báo Trung Quốc. Thế là đành thoái đoàn của Hội Nhà báo để tham gia đoàn của VOV đi Lào và Cam-pu-chia.
Thú vị nhất, lúc đi, từ Hà Nội sang Viêng-chăn (Vientiane), chúng tôi đi bằng đường bộ, qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) mà vượt biên giới sang nước bạn. Vui nữa, trong đoàn công tác có nhà thơ Trần Đăng Khoa, khi ấy đang là Giám dốc Kênh Truyền hình VOV (VOVTV). Tôi và Khoa cùng xe nên câu chuyện dọc đường thêm phần rôm rả.
Tối đầu tiên, đoàn chúng tôi ngủ đêm ở Phố Châu, thuộc huyện Hương Sơn của Hà Tĩnh. Biết nơi đây, ngày xưa, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, khi chán ngán thời cuộc nhiễu nhương tao loạn, đã rời bỏ kinh đô Thăng Long, chọn đến để sinh sống những năm cuối đời mình, với nghiệp nghiên cứu đông y, hái thuốc và chữa bệnh cứu người. Cũng tại mảnh đất này, ông đã trút hơi thở cuối cùng, lăng mộ hiện còn đây, được người dân quanh năm hương khói ghi nhớ công ơn. Thêm nữa, tôi có anh bạn trẻ văn chương là Vũ Trọng Hoài, một giáo viên dạy văn ở địa phương, bây lâu anh em thơ phú giao lưu, từng đối ẩm ở Hà Nội, song thời gian ít nên chẳng dám alo nhau đến.
Đêm Phố Châu yên tĩnh lạ, đến thành khó ngủ. Sáng sớm đã lên đường. Con đường từ Phố Châu đến cửa khẩu Cầu Treo khoảng gần năm chục cây số, thật không ngờ khá quanh co, đồi dốc, và cảnh sắc nên thơ, hao hao giống đường núi Cao Bằng hay đâu đó mầy tỉnh biên giới phía Bắc. Thủ tục quá cảnh khá nhanh chóng, nên xe đã bon bon trên đất Lào. Đây là lần đầu tiên tôi sang Lào. Quan sát quang cảnh dọc đường đi, vẫn còn rừng núi, na ná như Hòa Bình, Thanh Hóa của ta. Nhưng khi cách biên giới Việt dăm chục cây số, chỉ còn địa hình gò đồi, cây cối lúp xúp, đến khi vỡ òa, một không gian trống không phía trước. Ấy là, dòng Mê-kông án ngữ ngay trước mặt.
Sông Mê-kông còn có các tên gọi khác, khởi nguồn từ Thanh Hải, ngang qua cao nguyên Tây Tạng với tên Trát Khúc, hợp lưu thành Lan Thương, gần một nửa chiều dài ( tổng chiều dài là 4.880 km ) chảy trên đất Trung Quốc, rồi các tên Mè Khoỏng, Mè Nam ( sông mẹ, sông cái ), chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Cam-pu-chia rồi đổ vào lãnh thổ Việt Nam thì mang tên Cửu Long ( Chín Rồng, chín cửa ) với đôi nhánh sông Tiền, sông Hậu.
Xe chúng tôi cứ thế, ngược đường từ Đông Nam lên Tây Bắc, quốc lộ bám theo bờ Mê-kông, lúc xa lúc gần. Hai bên đường, toàn bãi trống, rừng thưa, cây cối lúp xúp và thưa thớt. quan sát cấm thấy lại cây quả gì ăn được. Làng mạc và nhà dân thưa thớt, lối nhà sàn, chỉ khi nào đường ngang qua thị trấn, thị tứ hay cụm dân cư thì mới thấy lối nhà mặt phố như ở ta. Nói chung, cảnh sắc đơn diệu, buồn tẻ, cho đến khi gần đến ngoại ô thủ đô Viêng-chăn mới sầm uất hơn. Thú thực, suốt dọc đường nước Lào ngược lên
Viêng-chăn, nhìn cảnh dòng Mê-kông lúc gần lúc xa, đầu tôi cứ ong ong câu thơ của nhà văn Nguyên Hồng trong bài thơ dài hiếm hoi của ông, ấy là bài “ Cửu Long giang ta ơi “, khi bày tỏ cảm xúc về dòng sông này chảy qua nước bạn Lào : “ ... Mê-kông chày/cây lao đá đổ/ lan hoang dứa mật thông nhựa lên hương/ những trưa hè ngun ngút nắng Trường Sơn/ ngẫm ghĩ voi đi/ thác Khôn cười trắng xóa/ rừng Lào Miên rộng quá/ dân Lào Miên mến yêu/xôi nếp nước trong sẵn sàng chia bạn đói/ Ta đi, bản đồ không nhìn nữa/ sáng trời thu lại còn bướm với trời xanh/ trúc đào tươi chim khuyên rỉa cánh sương đọng long lanh/ Ta cởi áo lội dòng sông ta hát/ Mê-kông chảy Mê-kông cũng hát/ rừng núi lùi xa/ đất phẳng thở chan hòa...”. Đọc lên rồi, tôi và Trần Đăng Khoa, mỗi đứa nối mỗi câu, hết cả bài thơ dài dặng của Nguyên Hồng. Ôi, cái khung cảnh và bầu không khí hoang sơ thời Nguyên Hồng sáng tác “Cửu Long giang ta ơi” nay còn đâu, khi rừng Lào xơ xác bởi bạn khai thác rừng quá độ, bởi sự đô thị hóa trong bước phát triển của Lào ?... Hai chúng tôi hỏi nhau, và lòng cùng trịu nặng ưu tư. Bởi thế chăng mà bớt đi sự tẻ nhạt của sự đơn điệu chặng đường trên đất bạn...
Lang Quốc Khánh, phóng viên và là Trưởng cơ quan đại diện của VOV tại Lào í ới điện thoại và ra tận rìa đường điểm hẹn đón chúng tôi. Viêng-chăn nhỏ, chỉ một chút là đã vào trung tâm thành phố. Và Đài chiến sĩ vô danh ( Anou Savary )  đã hiện ra. Trước khi đi, tôi đã tìm hiểu nên biết cái đài này mới được xây dựng vào năm 1958, kiến trúc pha trộn giữa kiến trúc Pháp và kiến trúc cổ phù điêu Lào. Sau này, đổi tên thành Khải Hoàn Môn ( Patuxay ), và như vậy là chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp rồi. Điều này, còn được thấy rõ ở kiến trúc đường phố và biệt thự Pháp, kiểu dáng giống như các thành phố miền Nam nước Pháp vậy.
Trước khi đến khách sạn, chúng tôi ghé văn phòng của VOV tại Viêng-chăn, nghe đâu thuê lại của gia đình quan chức bạn, ngôi biệt thự xinh xắn với khuôn viên vườn tược rộng rãi, cách trung tâm nơi Khải Hoàn Môn tọa lạc không xa ...
Mọi việc tất bật, tạm chưa thăm thú đâu, tất cả dành cho lễ khai trương Cơ quan thường trú VOV tại Lào, với sự hiện diện của chủ tịch nước khi đó là ông Nguyễn Minh Triết, cùng quan chức cao cấp hai nước tham dự... 
( còn nữa )


tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 25.11.2016 17:17:00
Lướt trên bán đảo Đông Dương ( II )
 
2. Thạt Luổng, biểu tượng của văn hóa Phật giáo Lào,
         
          Và rồi, lễ khai trường Cơ quan thường trú VOV Lào tại Viêng-chăn diễn ra trang trọng và suôn sẻ. Với tư cánh là Chánh văn phòng VOV, tôi là người dẫn chương trình chính, cùng với một nữ phát thanh viên Chương trình tiếng Việt của Đài Phát thanh quốc gia Lào. Cặp MC, nam tiếng Việt, nữ tiếng Lào, khá nhịp nhàng và ăn khớp. Chủ tịch nước phát biểu và giao nhiệm vụ cho VOV...  Sau lễ, là tiệc chiêu đãi, sâm-panh, rượu vang, tiệc đứng. Kết thúc là màn lăm-vông theo phong tục hội hè văn hóa Lào. Các ca sĩ Việt của nhà hát VOV là Hồng Ngát, Đăng Dương, Việt Hoàn biểu diễn các tiết mục của mình. Cuối cùng, cả lãnh đạo và toàn bộ thành viên trong đoàn công tác cùng hát bài ca truyền thống của nhà Đài, ấy là bài “ Tự hào tiếng nói Việt Nam “ ( Âm nhạc Đỗ Hồng Quân, lời thơ Vũ Văn Hiền ).
          Xong việc chính, chúng tôi mới được xả hơi, thăm thú đây đó Viêng-chăn. Dĩ nhiên, Thạt Luổng ( Chùa Vàng ) là điểm ưu tiên.
          Không khó để tìm kiếm những thông tin về Thạt Luổng. Về tổng thể, Thạt Luổng gồm hai phần chính, ấy là Tháp và Chùa. Xét về ý nghĩa, Thạt Luổng là công trình văn hóa-kiến trúc-tâm linh quan trọng nhất của Lào, là biểu tượng của đất nước Triệu Voi, được in hình trên quốc huy và đồng tiền Kíp của nước bạn Lào.
          Thạt Luổng, âm Lào là That Luang, nghĩa là Tháp Lớn ( tháp Đại Phật Tích ). Công trình này được xây dựng vào năm 1566 dưới triều vua Xệt Tha Thi Lạt cầm quyền, có hình dáng chiếc nậm rượu, trên nền cũ phế tích một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13. Tương truyền, trong tháp lớn có chứa xá lị của Đức Phật và nhiều châu báu. Thạt Luổng ngày nay gắn liền với công tích của vua Xệt Tha Thi Lạt, sau khi ông dời đô từ Luang Phrabang ( Luông Phạ-băng ) về Viêng-chăn vào năm 1563. Cũng có tài liệu nói về nguồn gốc xa xưa của Thạt Luổng, ấy là từ thế kỷ thứ 3 tr.CN khi năm nhà sư người Lào sau khi tu tập thành công tại Ấn Độ, hoằng duơng Phật giáo tại Lào, đã xin với vị châu mường xứ Viêng-chăn (Chămthabuli Pạ Xitthi xắc) khi đó cho xây dựng một ngôi tháp để chứa xá lị Đức Phật là chiếc xương đầu gối của ngài do chính họ mang theo về từ Ấn Độ. Đấy là truyền thuyết của người Lào, thực hư chẳng rõ. Có điều này thì rõ, ấy là vào năm 1911, một nhà nghiên cứu khoa học người Pháp là Henri Parmentier đã phát hiện ra, trong khối cong chính của ngôi tháp ngày nay là một tháp cũ. Điều này cho thấy, nguồn gốc cổ xưa của nó, và sự chồng chất của di tích Thạt Luổng.
          Mặc dù, Thạt Luổng gồm hai phần chính là tháp và chùa, song mọi tinh hoa của văn hóa Phật giáo Lào dồn tụ cả vào Đại tháp. Về cấu trúc, Đại tháp lại gồm 2 phần, ấy là tháp lớn chính giữa, kích thước 90 x 90, và chiều cao là 45m, xung quanh là các tháp nhỏ. Hình dáng tháp chính là đài sen hinh vuông, giật cấp thành nấc, lên cao nhỏ dần, rồi phình ra thành một phần cầu lớn, làm tựa cho bên trên hình quả bầu vuốt thon lên cao, đỡ phần trên nữa là tháp nhỏ có ngọn vút lên ...
          Lào là quốc gia Phật giáo Tiểu thừa, giống như Campuchia, Thái Lan và một số quốc gia Nam Á khác. Có lẽ vậy, khi thăm viếng Thạt Luổng, tâm trạng tôi thoải mái, nhìn ngắm thỏa trí tò mò tìm hiểu, nhiều hơn là sự thành kính tâm linh, thậm chí e ngại như khi thăm viếng đền chùa ở xứ Việt ta. Tháp lớn chân đế hình vuông ở giữa, xung quanh là sân cỏ xanh mịn, và bao bọc vòng ngoài là hành lang nối kín thành hình vuông có lợp mái, và dọc theo hành lang là các tượng đất nung, kiểu như la hán chùa bên ta...
          Tôi và Trần Đăng Khoa tha thẩn nhìn ngắm. Người đi lễ chùa, không mấy đông. Để ý, thấy họ chậm rãi, bình thản lắm, chứ không có hiện tượng tranh nhau khấn tế cầu phúc cầu lợi kiểu đi lễ chùa xứ ta. Vậy nên, quang cảnh thật bình an, thanh thản. Tôi nhẩm bụng, thế này thì hơn xứ ta cái chắc. Để ý Trần Đăng Khoa, chỉ thấy anh ngó nghiêng lơ đãng, gương mặt không biểu lộ gì. Chẳng hiểu trong cái đầu mẫn tiệp kia, có tứ thơ nào nảy sinh ?...
          Trong khuôn viên tháp, bên ngoài sân chùa, cổng chùa, cũng lác dác những người bán hàng rong, chủ yếu là đồ lưu niệm nhà Phật mang tính cầu may cầu phúc. Những người bán hàng rong, cũng lặng lẽ, hoặc mời chào nhẹ nhàng, chứ không có lối bán hàng chèo kéo, ép mua như xứ ta, xứ Tàu. Điều này cũng khiến khách thập phương dễ chịu.
          Sau Thạt Luổng, chúng tôi còn được phía bạn đưa thăm thú một vài nơi, rồi chợ búa, mua sắm, thưởng thức ẩm thực xứ Lào. Tuy nhiên, thực lòng mà nói, không mấy ấn tượng. Hôm đến khách sạn Lạn-xạn, một trong những khách sạn sang trọng nhất ở Viêng-chăn, hỏi ra mới biết, tên khách sạn hiểu tiếng Việt có nghĩa là Triệu Voi. Chợt nhớ xứ sở này cùng được gọi là Triệu Voi, bèn hỏi anh Trưởng phòng chương trình phát thanh Tiếng Việt của Đài Phát thanh Quốc gia Lào, rằng Lào hiện còn bao nhiêu voi? Anh chàng cười như mắc lỗi, bảo:” Ôi, ít lắm, chẳng còn triệu voi như ngày xưa đâu. Cũng chỉ có ở khu vực rừng già phía tây bắc nước Lào thôi”...
          Nghĩ mà buồn. Đến đất nước được mênh danh là Triệu Voi, nay cũng còn rất ít voi, nữa là xứ mình, voi vốn không nhiều, vậy thì nay còn đâu nữa !?...   Ngay như mấy quốc gia châu Phi như Tanzania, Zambia, voi cũng ít dần, bợi nạn săn bắn lấy ngà tràn lan. Rồi mai đây, liệu loài động vật to xác nhất hành tinh này , có còn tồn tại nữa hay không ?...            

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 31.12.2016 11:52:32
Lướt trên bán đảo Đông Dương ( III )
 
3. Ghé đất Thái Lan.
 
          Gọi là ghé đất Thái Lan, với tôi hoàn toàn đúng. Mặc dù, do yêu cầu công việc, tôi có điều kiện đi nước ngoài, Tây Tàu đủ cả, song với Thái Lan thì đây là lần đầu tiên. Thực ra, thu đông năm 1996, tôi sang Pháp học nghiệp vụ báo chí, theo đường hàng không của hãng Air France, cả đi và về đều transit qua sân bay quốc tế thủ đô Băng-cốc ( Thái Lan). Thời gian quá cảnh khá lâu, hành khách được ra khỏi máy bay vào siêu thị mua sắm cả mấy tiếng, song về ý nghĩa, khu vực ấy không còn là đất Thái Lan nữa, mặc dù nó chềnh ềnh giữa xứ sở Thái Lan. Bởi vậy, đây là lần đầu tiên tôi đặt chân lên đất Thái Lan với đầy đủ nghĩa thực của nó.
          Chúng tôi sang đất Thái bằng đường bộ, qua cửa khẩu Nong-khai, nằm đối diện bờ nam sông Mê-kông với Viêng-chăn. Mặc dù, đoàn chúng tôi sang Lào bằng 3 chiếc xe biển xanh 80B, song khi qua đất Thái thì không thể. Bởi mang xe mình quá cảnh, giấy tờ thủ tục phiền hà, lại thêm, hệ thống giao thông bên Thái theo kiểu Anh ( tức đi trái, về phải, như  Nhật bản, Hồng-kông ), chứ không phổ thông đi phải về trái như hầu hết các nước trên thế giới. Các bạn ở Phòng Phát thanh Tiếng Việt, Đài Phát thanh quốc gia Lào thuê giúp chúng tôi một chiếc xe loại hơn hai chục chỗ của một công ty du lịch tại Viêng-chăn.
          Đi từ sáng sớm, xe qua cầu Hữu nghị Thái-Lào số 1, nhìn nước Mê-kông đang mùa lũ, chảy xiết, có chút nao nao trong lòng. Cây cầu hữu nghị này, nghe nói do chính phủ Australia giúp xây dựng với kinh phí mấy chục triệu USD. Nó được khánh thành vào năm 1994 với các làn cho xe cơ giới, khách bộ hành và đường sắt ở giữa. Riêng phần đường sắt thì tận chục năm sau, năm 2004 mới hoàn thành. Phần đường cho xe cơ giới trên cầu được bố trí theo kiểu giao thông Thái Lan (kiểu Anh), nên khi đi từ đất Lào lên cầu, thì ngay đầu cẩu phía Lào, đèn hiệu đã hướng dẫn xe lên cầu theo kiểu Thái. Với các bác tài thường xuyên qua lại đây, đã trở thành bình thường, chỉ lái xe của ta, chắc sẽ bỡ ngỡ ít nhiều.
          Sang đất Thái Lan, thủ tục quá cảnh khá nhanh chóng và thuận tiện khi giấy tờ đầy đủ. Xe chạy trên đất Thái Lan theo giao thông kiểu Anh, nên nhìn đường, cảm giác hơi khó chịu, đôi khi cảm thấy ô tô như sắp đâm sầm vào nhau, mặc dù với tôi, trước đấy vài tháng, đã phần nào làm quen với kiểu giao thông này ở Hồng-kông. Xe chạy trên đất tỉnh Nong-khai, rồi rẽ về hướng tỉnh Udon. Đây là vùng châu thổ sông Mê-kông thuộc đông bắc Thái Lan, nên đồng ruộng cây trồng cũng na ná xứ ta. Tuy vậy, cánh đồng có vẻ rộng hơn, ít manh mún hơn, chắc là do hình thức tập trung ruộng đất và chuyên canh thoáng hơn xứ ta. Đường tốt, xe chạy tốc độ hàng trăm cây số giờ. Và tôi, được tận mắt chứng kiến tài nghệ các bác tài xứ này, đáng nể và cũng đáng kinh. Ấy là, ở Thái Lan, đường thì đi theo kiểu Anh, nhưng ô tô loại lưu thông thoải mái cả xe táy lái thuận, tay lái nghịch. Thế nên, mới có cảnh, hai bác tài chạy xe cùng chiều, một tai lái thuận, một tay lái nghịch, cho xe chạy sát nhau, và với tốc độ chóng mặt như vậy, họ mở kính, thoải mái nói chuyện và trao đổi đồ vật cho nhau. Thật đáng nể và cũng thật đáng sợ. Nói dại, ngộ nhỡ ra...
          Cứ như vậy, vào sâu thêm đất Thái. Chợt nổi lên trong suy nghĩ của tôi, hình như ở vùng này, đâu đó là sân bay Cò-rạt (Khorat), U-ta-pao, căn cứ không quân của Mỹ trên đất Thái Lan, suốt những năm, từ 1965 đến 1972, cùng với sân bay trên Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương, không biết bao nhiêu ngàn lượt máy bay cường kích, tiêm kích của Mỹ cất cánh bay vào lãnh thổ Việt Nam dội bom, bắn phá, gây nên chết chóc, hoang tàn cho xứ sở ta?...  Sau này, tôi có tình cờ đọc được một vài tài liệu của nhà báo Xuân Ba viết về những người Việt hiện đang sinh sống ở vùng đông bắc Thái Lan, trong đó có Udon. Lịch sử cho thấy, từ thời vua chúa nhà Nguyễn, đã có một bộ phận người Việt vì nhiều lý do, di cư sang đất Thái Lan sinh sống. Nay, con cháu họ vẫn định cư ở đây, và cũng đã từng giúp đỡ cụ Hồ ( khi ấy mang tên Thầu Chín ) hoạt động cánh mạng trên đất Thái... Và sau này, trong cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược, được biết, không ít người trong số họ, trong quá trình mưu sinh, đang làm việc tại các căn cứ quân sự của Mỹ ở khu vực này, đã có những đóng góp không nhỏ trong việc thông tin trước các hoạt động của máy bay Mỹ từ các sân bay trên đất Thái (Cò-rạt, U-ta-pao) bay sang Việt Nam bắn phá. Nhờ thế mà ta lường trước được để đối phó kịp thời, giảm ít nhiều sự tổn thất ...
          Vì không có nhiều thời gian, nên khi vào đến tỉnh lỵ Udon Thani, chúng tôi vào một trung tâm thương mại lớn. Đủ sức nhìn ngó cho biết, chứ mua sắm chẳng là bao. Hàng Thái Lan chất lượng khá, giá cả cũng phải chăng, nói chung là dễ mua, song cánh đàn ông chúng tôi vụng đường mua sắm. Có cái khác với Lào trong việc sử dụng đồng tiền. Nếu như ở bên Lào, trung tâm thương mại hay chợ trời, ta mua sắm trả bằng Kíp Lào, Bạt Thái, Đô la Mỹ, hay tiền Đồng  Việt Nam đều được tuốt. Trái lại, Thái Lan thì tuyệt đối chỉ thanh toán bằng Bạt Thái mà thôi. Đến ngoại tệ mạnh như USD thì cũng bị từ chối, từ siêu thị cho đến chợ trời, hàng rong nơi hè phố, bến tàu xe... Vậy nên, để mua bán, ăn trưa tại siêu thị, chúng tôi phải đến quầy đổi tiền, từ USD đổi sang đồng Bạt. Văn minh và quy củ, song cũng phiền thay cho khách du lịch bụi kiểu chúng tôi. Bữa trưa, tôi và Trần Đăng Khoa lượn mãi, rồi cũng chọn được món ăn tạm gọi là phù hợp, ấy là món phở Thái thịt gà, song quả thực nó giống món hủ tiếu Nam bộ hơn là phở Bắc. Dẫu sao cũng khá ngon miệng và đầy được bụng. Ẩm thực Thái vốn chuộng cay, thế nên, Trần Đăng Khoa dù yêu cầu không cho ớt, song nước dùng đã cay sẵn, lão ta nuốt trôi được hết tô phở Thái thì nước mắt nước mũi cũng trào ra vì cay. Rõ khổ thân lão Khoa béo...
          Chiều muộn, chúng tôi về lại Viêng-chăn Lào, và để bù lại, chúng tôi đi ăn tối ở một quán ăn đồ nướng nổi tiếng tại Viêng-chăn...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.12.2016 11:53:48 bởi tamvanvov >

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 08.02.2017 16:47:25
4. ... Và xứ sở Ăng-co,
 
          Rời Viêng-chăn, chúng tôi bay sang Phnôm-pênh, thủ đô của Campuchia, xứ sở Ăng-co. Tại đây, Đài Tiếng nói Việt Nam ( VOV ) tiếp tục lễ khai trương Văn phòng cơ quan thường trú VOV tại Campuchia, với sự tham dự của ông Nguyễn Minh Triết, nhân chuyến thăm chính nhà nước Campuchia trên cương vị Chủ tịch nước, trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông. Đây là một vinh dự không dễ gì có của VOV, bởi vậy, bình thường đã phải long trọng, thì nay càng long trọng và cẩn trọng gấp bội. Riêng tôi, với trách nhiệm Chánh Văn phòng VOV, người dẫn chương trình buổi lễ, nhất là phải tuân thủ một số nghi thức khi có sự tham gia của người đại diện cho nhà vua Campuchia, điều đó ít nhiều làm tôi lo lắng. Song sự thành công của lễ khai trương tại Lào, khiến tôi tự tin trấn an mình. Và rồi, lễ khai trương ấy đã diễn ra suôn sẻ, thành công hơn cả sự mong đợi. Xong việc chính, đoàn VOV còn chương trình làm việc với Đài Phát thanh quốc gia Campuchia, và sau đó mới là sự thư giãn thăm thú chút ít xứ sở Ăng-co này.
          Đến thủ đô Pnôm Pênh, không mấy ai lại bỏ qua điểm thăm thú nối tiếng nhất, ấy là chùa Pênh ( Wat Phnom ), bởi nó gắn liền với lịch sử hình thành của thủ đô này. Theo các tài liệu, đây là ngôi chùa linh thiêng, công trình Phật giáo được xây dựng từ năm 1373 trên Đồi bà Pênh ( Pnom Penh ) với độ cao 27m so với không gian xung quanh và là điểm cao nhất của thành phố. Truyền thuyết kể rằng, ở vào thời điểm trước khi xây dựng ngôi chùa, đã xảy ra một trận lụt lớn, bà Pênh, một quả phụ giàu có đã vớt được một cây gỗ lớn trôi dạt đến bên trong chứa 4 bức tượng Phật; bà Pênh coi đó là ý trời phật, bèn cho đắp một quả đồi cao tại nơi vớt được cây gỗ chứa tượng phật và cho dựng một ngôi chùa, đó là lịch sử hình thành của Wat Phnom. Trải qua nhiều thế kỷ, ngôi chùa từng được trùng tu, và chùa hiện nay là được xây dựng lại vào năm 1926, vì thế có nhiều hạng mục thêm vào, và tháp chứa hài cốt lớn nhất chính là tháp đựng tro cốt của vua Ponhea Yat ( 1421-1462 ), vị vua đã thực hiện việc dời đô của vương quốc Khmer từ Angkor về Phnom Penh trong lịch sử phát triển của Campuchia. Đây cũng chính là trung tâm lễ hội của thủ đô trong các dịp lễ tết của quốc gia này.
          Để đến được đây, xe chúng tôi phải đi ngang qua quảng trường lớn nơi có Đài kỷ niệm Độc lập nằm ở giao lộ hai con đường Norodom và Sihanouk giữa thủ đô Phnôm Pênh ( Đài này được xây dựng từ 1958-1962, hình dạng stupa (phù đồ) mô phỏng theo Angkor Wat vàtổng hợp từ một số các di tích lịch sử khác của Campuchia, theo thiết kế của kiến trúc sư Vann Molyvann, là sự kết hợp của truyền thống và hiện đại ) . Ai đó phía bạn cũng chỉ chỏ cho biết, là tư dinh của thủ tướng Hun Sen ở đâu đó khu vực này. Sau khi hành lễ tại chùa, chúng tôi ( cùng NSND Hồng Ngát, NSUT Đăng Dương và một vài thành viên trong đoàn VOV ) đi thăm Hoàng cung.
          Hoàng cung, luôn là một điểm du lịch thăm thú không thể thiếu được khi đặt chân đến Pnôm Pênh. Hoàng cung là cách gọi tắt của Cung điện Hoàng gia, là một khu phức hợp các di tích, công trình kiến trúc, nơi nhà vua và các thành viên Hoàng gia ăn ở sinh hoạt, nơi thiết triều, thực hiện các lễ nghi hoàng gia và các nghi thức ngoại giao, từ khi xây dựng xong vào năm 1866 đến nay ( đương nhiên không tính thời Khmer Đỏ cầm quyền và thực hiện chính sách diệt chủng ).
          Tìm hiểu, được biết, Hoàng cung được khởi xây sau khi vua Norodom chuyển đô từ Oudong về Phnom Pênh ( thực ra kinh đô của vương quốc Campuchia được nhà vua Ponhea Yat dời về Phnôm Pênh từ giữa thế kỷ 15, nhưng sau đó kinh đó lại bị dời đến Basan, tiếp sau lại chuyển tới Lovek, rồi tới Oudong ), sau giữa năm 1800, nó nhìn về hướng Đông và tọa lạc tại bờ Tây của ngã tư các phân nhánh của sông Mêkong gọi là Chaktomuk. Hoàng cung với rất nhiều công trình kiến trúc khác cùng những khu vườn có nhiều hoa kiểng quý đã nhiều năm tuổi, kết hợp với Chùa Bạc tạo thành một quần thể kiến trúc là biểu tượng đặc sắc của vương quốc Campuchia.
          Ngoài Cung Khánh tiết rộng lớn uy nghi, là nơi nhà vua cùng nội các thiết triều, và nay còn được sử dụng để cử hành nghi lễ hoàng gia và tôn giáo như đăng quang, kết hôn hoàng gia và nơi nhà vua tiếp khách, các cung điện khác như Điện nghỉ yên tĩnh, điện đồng, điện Napoleon III, điện Phochani, Damnak Chan, cùng sân khấu Chanchhaya và vườn hoa... đều được bố trí hợp lý tạo nên tổng thể hài hòa cho Hoàng cung.
          Tôi và các đồng nghiệp tha thẩn nhìn ngắm, tìm hiểu vài giờ đồng hồ trong Hoàng cung. Theo tôi, bao quát chung, Hoàng cung không quá tráng lệ, nguy nga như các cung điện ở Phương Tây, cũng không hoành tráng và lộng lẫy kiểu Trung Hoa hay một số nước Phương Đông khác, mà là sự kết hợp hài hòa của kiến trúc cổ truyền Phật giáo với kiến trúc khá hiện đại của phương Tây, nên tạo được sự khác biệt, ấy là dáng vẻ bình dị, yên ổn, ấm áp...
 

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 01.05.2017 13:24:20
5. Vĩ thanh,
 
          Nói đến Campuchia, chúng ta và cả thế giới đều biết, đây là đất nước Chùa Tháp; đất nước của những Ăng-co Thom, Ăng-co Vat; đất nước của tượng Bay-on bốn mặt, của điệu múa Ap-sa-ra; đất nước của Biển Hồ mênh mông, bởi đó thực sự là những di sản vật thể và tinh thần quý báu của nền văn minh Ăng-co xa xưa, góp phần làm phong phú, đa dạng kho tàng văn hóa nhân loại...
          Nhưng ngày nay, nói đến Campuchia, thế giới còn biết đến một cái tên khiến người ta phải rùng mình kinh khiếp, ấy là Khmer Đỏ, một thể chế quái dị với nạn diệt chủng, biến đất nước Campuchia thành một công thức toán học: Campuchia 4+3. Công thức toán này được hiểu, ở vào thời điểm ấy, dân số Campuchia là 7 triệu người, đến khi chế độ Khmer Đỏ bị xóa sổ, dân số còn lại là 4 triệu, và thật khủng khiếp, đã có 3 triệu người dân nước này bị thiệt mạng bởi nạn diệt chủng có một không hai trong lịch sử phát triển của nhân loại...
          Không chỉ thực hiện chính sách diệt chủng trên đất nước mình, Khmer Đỏ còn tàn sát dân thường của làng giêng Việt Nam, một đất nước trước đó còn là ân nhân của họ, trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của họ vào năm 1975.
          Cuối thu năm 1981, khi tôi khăn gói, ba lô vào nhận công tác tại Ban Nông Lâm nghiệp huyện Tri Tôn, thuộc vùng biên giới Bảy Núi của tỉnh An Giang, với tư cách chàng kỹ sư nông nghiệp trẻ, viết báo nghiệp dư, thì địa điểm tôi tìm đến đầu tiên ở vùng đất này, ấy là xã Ba Chúc, để tận mắt chúng kiến di tích tội các của Khmer Đỏ trên mảnh đất này, trước đó mới vài năm. Cái tên Ba Chúc ngày ấy được người dân cả nước và khắp thế giới biết đến với sự kiện kinh hoàng, đó là vụ thảm sát của quân Khmer Đỏ với người dân Ba Chúc làm thiệt mạng 3,157 dân thường. Không làm sao có thể nói xiết hành động dã man của bọn mặt người dạ thú đã tra tấn, hành hạ các nạn nhân cho đến chết như cưỡng hiếp, đánh đập bằng công cụ thô sơ của thời trung cổ như búa, rìu, cuốc, chày giã, cọc nhọc đâm vào bộ phận sinh dục nữ... Khi ấy, nhà mồ ở Ba Chúc được xây tạm, cất trữ hơn một ngàn xương cốt. Qua tìm hiểu, sau 12 ngày chiếm đóng Ba Chúc ( từ ngày 18.4 đến 30.4 năm 1978 ), khi ta giành lại Ba Chúc, phần lớn thi thể các nạn nhân đã bị phân hủy, khó nhận dạng, vả lại nhiều gia đình chết hết cả, nên ta phải xử lý bằng hỏa thiêu... Đau xót, căm phẫn đến chừng nào. Đấy cũng là một trong những nguyên nhân của cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, để đến ngày 07.01.1979, quân đội ta tiến vào chiếm giữ Phnôm Pênh, tạo điều kiện tiên quyết cho nhà nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ra đời cho đến ngày nay...
          Đã gần bốn mươi năm qua, Ba Chúc ( Tri Tôn, An Giang ) ngày nay đã xanh tươi trở lại và còn là một điểm du lịch nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long; thủ đô Pnom Pênh và khắp nơi trên đất nước Chùa Tháp nơi từng xảy ra nạn diệt chủng của Khmer Đỏ, cũng đã hồi sinh, xanh tươi, sầm uất lên nhiều lần. Cuộc sống luôn biết cách xóa đần đi những xấu xa của con người, nhưng tàn tích đau thương của quá khứ... Con người luôn biết tha thứ, và có thể dần lãng quên chuyện xưa, nhưng lịch sử thì ghi lại tất cả, như một sự nhắc nhở và cảnh báo nhân loại các nguy cơ tiềm ẩn, các tội ác mới nảy sinh !...
          Tiếc là thời gian có hạn, nên tôi chưa đến được Xiêm Riệp để tận mắt chiêm ngưỡng những di sản vật thể thế giới tuyệt diệu của xứ sở này, ấy là Ăng-co Thom, Ăng-co Vát... Đành hẹn một dịp khác sẻ trở lại...
          Song những gì tôi biết, có tấm bản đồ về sự khuếch đại của một đế chế cổ xưa nơi Hoàng cung; những gì về dấu tích tàn ác của một thời Khmer Đỏ; những lệch lạc, phiến diện và quá khích của những kẻ muốn phá hoại sự đoàn kết, gắn bó các dân tộc, quốc gia láng giềng với nhau, không bao giờ là thừa cả, và luôn cho ta ý thức về bài học cảnh giác,  mang tính quốc tế thời đại ...
          Mong rằng, với nền tảng văn hóa truyền thống, xứ sở này sẽ phát triển trong sự ổn định chính trị xã hội, trong mối tương quan chung của Asean với tiêu chí cùng ổn định, hài hòa lợi ích để phát triển, và để người ta dần xóa đi những ám ảnh về một thời kỳ đen tối của đất nước này...
 

tamvanvov
  • Số bài : 807
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.08.2009
Re:Dùng dằng phận cối, nhộ nhem phận nồi - 18.08.2017 10:00:15
Gặp Nick Út,...
         Nick Út là một người nổi tiếng, ở Việt Nam, ở Mỹ, và cả báo giới quốc tế nói chung. Trước hết, ông nổi tiếng bởi nghề nghiệp, một phóng viên nhiếp ảnh của một hãng thông tấn lớn, sớm thành danh bởi chính tác phẩm ảnh của mình, và cả đời theo đuổi sự nghiệp ảnh báo chí, giữ được đạo nghề cho đến lúc nghỉ hưu...
          Vì là người nổi tiếng, nên chúng ta không khó để tìm kiếm những thông tin về ông đầy trên mạng. Bởi vậy, khi viết về ông, tôi không muốn sa đà vào những điều người ta đã nói và viết, mà dành cho những ấn tượng và cảm quan của cá nhân tôi về ông. Tuy nhiên, thấy cũng cần nhắc lại một số thông tin cơ bản về nhân thân của Nick Út.
          “ Nick Út, tên thật Huỳnh Công Út, ( sinh ngày 29 tháng 3 năm 1951) là người Mỹ gốc Việt. Ông là phóng viên ảnh cho hãng tin Associated Press ( AP ), người chụp bức ảnh em bé Phan Thị Kim Phúc, thường được biết là "Vietnam Napalm Girl" - cô gái Việt Nam bị napalm, và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng- Tây Ninh, bức ảnh đã mang lại cho ông giải Pulitzer và ông trở nên nổi tiếng. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn ... Ông sinh tại Long An, là phóng viên ảnh cho hãng tin Associated Press (AP) từ năm 16 tuổi. Anh ruột của ông - Huỳnh Thanh Mỹ cũng là một phóng viên chiến trường làm việc cho AP - đã chết trong Chiến tranh Việt Nam, bản thân Nick Út cũng bị thương 3 lần trong Chiến tranh Việt Nam ”...
          Đấy là người ta tóm tắt về ông. Thiết nghĩ, cũng nên biết thêm một số thông tin khác gắn với Nick Út, như ông cũng có những thành công khác về sự nghiệp nhiếp ảnh sau bức “Em bé Na-pan”; việc ông vẫn thường xuyên liên lạc với Kim Phúc sau này (nhân vật trong bức ảnh, nay là Việt kiều định cư tại Canada); việc ông đã từng mở triển lãm ảnh tại Tp. Hồ Chí Minh cách đây chục năm nhưng không suôn sẻ. v.v...
          Giờ thì ông ngồi đây, trước mặt chúng tôi, các phóng viên, biên tập viên của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), những người yêu thích nhiếp ảnh, hoặc đơn giản là vì tò mò, muốn nhìn tận mắt cái ông nhiếp ảnh nổi tiếng thế giới này xem đầu cua tai nheo ra sao.
          Đúng 9 giờ sáng ngày 05 tháng 5 năm 2017, ông có mặt tại phòng giao lưu, trụ sở 58 Quán Sứ, Hà Nội theo lời mời của Ban Quan hệ quốc tế nhà đài. Sau phần chào hỏi xã giao thông thường, ông bắt đầu cuộc giao lưu với việc giới thiệu tóm tắt sự nghiệp nhiếp ảnh báo chí của mình qua một clip lên màn ảnh lớn... Trong lúc, ông chăm chú theo dõi những hình ảnh của mình với sự chăm chú và ít nhiều xúc động qua việc lén chấm nước mắt, thì nhiều người lại nhăm nhăm chụp ảnh ông...
          Trong số những người vừa xem hình ảnh, vừa tìm góc máy để chụp ông, có tôi. Tôi có mặt trước giờ ông đến, với tư cách của người tổ chức buổi giao lưu, vừa là người yêu thích nhiếp ảnh, và có cả mong muốn thỏa mãn sự tò mò nữa...
          Sau khi những hình ảnh trong clip được chiếu hết, màn hình phông trở lại bức ảnh nền “Vietnam Napalm Girl", Nick Út cũng đã trở về với gương mặt kiên nghị và quắc thước vốn có, ông lặng lẽ chờ đợi những câu hỏi của mọi người. Khán phòng im lặng chốc lát, vì dường như, tất cả vẫn đắm chìm trong suy nghĩ về những bức ảnh vừa được trình chiếu, mà chưa sẵn sàng đặt câu hỏi, cho dến khi người dẫn chương trình lên tiếng. Và rồi, thay nhau, các câu hỏi liên tiếp được đặt ra cho ông, chủ yếu xung quanh công việc nhiếp ảnh thời sự của ông, gắn với cuộc đời, và hãng thông tấn AP mà ông làm việc từ ngày đầu vào nghề cho đến khi nghỉ hưu vào năm ngoái... Gì thì gì, trung tâm của buổi giao lưu, của mọi câu chuyện, vẫn là tác phẩm “ Em bé Na-pan “, mà ở đó, có mối quan hệ tay ba, đó là Nick Út ( tác giả ) – Tác phẩm ảnh – Nhân vật ảnh ( Kim Phúc ). Và từ đó, là hàng loạt những mối quan hệ ăn theo khác, như tác giả với Hãng AP và giới nhiếp ảnh quốc tế nói chung; tác phẩm ảnh được giải Pulitzer hết sức anh giá này đã khiến chính quyền, người Mỹ và cả thế giới nhìn nhận về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam ra sao; và bản thân Nick Út đã ứng xử với tác phẩm của mình và đồng nghiệp như thế nào sau sự kiện này ? v.v...
          Trở lại cuộc giao lưu, Nick Út tỏ ra khá thoải mái khi trả lời các câu hỏi, kể cả những tâm sự về nghề nghiệp, mà theo tôi, chắc hẳn ông  đã tham gia những cuộc giao lưu, phỏng vấn kiểu này nhiều rôi. Có một điều thú vị, các nhà báo nữ của VOV rất hào hứng việc đặt câu hỏi, nhiều hơn các nhà báo nam, có lẽ, do sức hút từ sự từng trải đầy nam tính ở nơi ông? Riêng tôi, tuy không trực tiếp hỏi, chỉ loanh quanh tìm những góc máy vì muốn khắc họa chân dung Nick Út, nhưng hầu hết những câu hỏi và trả lời, tôi không bỏ lọt tai. Tôi tin những điều ông nói, phải chăng, từ cách diễn đạt trực diện, từ ánh mắt nhìn, động thái hình thể, tất thảy, đều cho thấy sự thẳng thắn, chân thành và cầu thị toát ra từ con người ông...
          Nick Út ngồi đấy, đối diện với mọi người, và cũng là đối diện với quá khứ của mình, tôi nghĩ thế, say mê mà tỉnh táo, cứng cỏi mà thân thiện, giữ khoảng cách mà vẫn gần gũi. Trong rất nhiều câu chuyện, tôi nhận ra ở Nick Út mấy điều cơ bản làm nên con người và sự nghiệp của ông, từ quá khứ cho đến hiện tại, ấy là, những nguyên tắc cơ bản của nhiếp ảnh báo chí, tính trung thực của tác phẩm và sự chân thành, cùng  với lương tâm của người cầm máy, mà những điều ấy, thiết nghĩ, là những giá trị chính yếu của đạo nghề...
          Có một nữ phóng viên đã hỏi Nick Út rằng ông đã làm gì ngay sau khi chụp bức ảnh “ Em bé Na-pan “ ? Không ngần ngại, ông nói về những giây phút ấy, sau khi bấm máy, ông đã chạy đến, tìm cách cứu giúp cô bé, như tưới nước rửa trôi chất cháy bám trên thân thể cô bé; rằng khi đó, cô bé và những người khác đều hoảng loạn, kêu cứu thế nào; rồi ông đưa cô bé đi cấp cứu ra sao ... Nick Út bảo, ông biết và ý thức rõ, rất có thể, vì việc đưa cô bé đi cứu chữa, ảnh của ông gửi về Hãng sẽ chậm trễ, kể cả việc có ai đó cũng chụp được cảnh tượng tương tự như ông, cho đăng báo trước ông, song vì đạo nghề và đạo người, đã không cho phép ông bỏ rơi cô bé mà không cứu giúp...
Và ông đã đúng, khi nghĩ vậy và làm vậy. Mọi người đã biết, đánh giá, thậm chí so sánh, câu chuyện giữa Nick Út cùng tác phẩm “Em bé Na-pan“, với Kevin Carter cùng tác phẩm “Kền kền chờ đợi“ cùng khoảng cách 20 năm giữa hai sự kiện làm nên hai kiệt tác ảnh này. Chính vì hành xử đúng, nên Nick Út đã không trở thành nạn nhân bởi chính sự thành công của mình, như người đồng nghiệp Kevin Carter đã vấp phải, và đã hứng chịu búa rìu của dư luận, sự rằn vặt lương tâm, sự bế tắc tư tưởng, đến mức phải tim cái chết. Còn ông, không có gì phải ân hận, để rồi đủ niềm tin và ý chí, đặng vững bước trên con đường nhiếp ánh báo chí, mà nhờ đó, đã gặt hái thêm những thành quả khi theo đuổi ảnh báo chí về Hoolywood... Theo tôi, có lẽ còn cao hơn cả thành công của sự nghiệp cá nhân, sau tác phẩm “Em bé Na-pan“, cùng dư luận thế giới về tác phẩm này, Nick Út đã thay đổi nhận thức về chiến tranh, đặc biệt chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, ý thức về độc lập tự do của dân tộc !...
Hơn thế, cho đến thời điềm hiện tại, ông đã nghỉ hưu của Hàng AP, song vẫn có thể tiếp tục công việc yêu thích, sự nghiệp nhiếp ảnh báo chí của mình với tư cách cộng tác viên, tham gia giảng dạy và nói chuyện về nghề ảnh báo chí của mình...
Hôm nay, ông-Nick Út, trước chúng tôi, những đồng nghiệp báo chí, với vẻ kiên nghị, đầy nhiệt huyết và sự chân thành, để nhìn thẳng và nói thẳng !...
 
Hà Nội, 05.5.2017

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 5 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 138 bài trong đề mục