THẤP THOÁNG TRÚC THÔNG
Mùa thu năm 1987, tôi bước chân vào ngôi nhà 58 Quán Sứ Hà Nội, bắt đầu cuộc đời làm báo chuyên nghiệp của mình. Khi ấy. Ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam chiếm trọn ngôi biệt thự trong cùng, một trong ba ngôi biệt thự kiến trúc Pháp ở khu vực trụ sở Đài. Phòng làm việc của tôi thuộc Ban Thính giả, là vài căn phòng cấp 4 ngay bên dưới tòa biệt thự của Ban Văn nghệ. Hằng ngày, nhìn các anh chị của Ban Văn nghệ đi lại ngang qua, và nghe tiếng các vị từ tầng cao vọng xuống, mà ngưỡng mộ. Nhiều lần tôi đứng dưới ngước nhìn lên ô của sổ tầng trên biệt thự với những cánh cửa chơp mở ra, của kính khép hờ mà ước ao một ngày nào đó, mình được là biên tập viên văn học làm việc ở đấy. Thú thực, ngày ấy, với gia tài vỏn vẻn một bài thơ đăng báo Văn Nghệ từ năm 1978 lúc là sinh viên đại học năm thứ ba, thì ước vọng trở thành biên tập viên văn học nhà Đài thật viển vông...
Thế rồi, dịp tết năm ấy, biên tập viên Thu Liên, người cùng phòng với tôi, con gái của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi, bảo : "
Em nghe bố em nói, chương trình Tiếng thơ đêm ba mười tết này anh có một bài thơ được phát sóng đấy". Quả tình, tôi nghe mà không tin,
Quả nhiên, bài thơ của tôi được đứng chung với các bài thơ của các tên tuổi làng thơ Việt trong chương trình Tiếng Thơ tết ăm ấy. Nghe mà sướng run người vì không tin vào tai mình. Sở dĩ, tôi nhắc lại sự việc này là để nói tới một ban biên tập văn học thời ấy của Đài Tiếng nói Việt Nam với các nhà thơ nhà văn, biên tập viên kỳ cựu. Cùng với nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi, còn có nhà thơ Trần Nhật Lam và vợ ông-biên tập viên Nông Thị Nhuận (
một trong những biên tập viên thế hệ đầu của chương trình phát thanh Tiếng Thơ nổi tiếng), nhà thơ Trần Nguyên Vấn, nhà thơ Trần Mạnh Thường, nhà thơ Trúc Thông, nhà văn Tuấn Vinh, nhà thơ Lâm Huy Nhuận,...Để lọt qua các con mắt xanh, nhất là Trúc Thôing thật không phải dễ. Và đấy cũng là cái cớ để sau đó tôi lân la làm quen với các “nhà”, các “cây” của Ban Văn nghệ. Cùng với việc,năm 1978 khi còn là sinh viên, đã có thơ đăng báo
Văn nghệ, nay lại có thơ phát trong chương trình Tiếng Thơ tết, tôi thêm phần tự tin để theo đòi mộng văn chương.
Thú thực ngày đó, dù yêu văn học nghệ thuật đến mấy, bảnthân đã có thơ và có truyện ngắn đăng báo Văn Nghệ, những tôi ngại bén mảng đến
Phong phát thanh Văn học, mà chỉ hay ghé
Phòng phát thanh Văn học thiếu nhi, nơi nhà thơ Lê Đình Cánh và Trường Hữu Lợi phụ trách.
Khi ấy,
Ban Văn học nghệ thuạt (Đài TNVN) cùng với
Báo Văn nghệ, (Hội Nhà văn Việt Nam)
Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (Bộ Quốc phòng) và
Tạp chí Văn học (Viện Văn hiọc thuộc Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam) thực sự là
Tứ trụ về lĩnh vực Văn học Việt Nam. Có thể nói, ở đấy, chủ trương, quan điểm , sự chỉ đạo về văn học nói riêng và văn hóa văn nghệ mói chung được thể hiện rõ nhất. Đó cũng chính là yếu tố cơ bản làm nên cái uy của những cơ quan này trong làng văn học nghệ thuật ở nước ta. Cũng vì lẽ ấy, các văn nghệ sĩ, nahf thơ nhà văn, các biên tập viên làm việc ở đấy được hưởng lây cái uy .
Với những ai đó oai thế nào thì tôi không rõ, song với văn nghệ sĩ người nhà Đài thì không. Trúc Thông không giống các đồng nghiệp như nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi, Trần Nhật Lam, Trần Nguyên Vấn, Trần Mạnh Thường, Lê Đình Cánh ở sự giản dị, dễ gần, mà cũng không thỏa mãi, cởi mở như nhà thơ Trường Hữu Lợi, Lâm Huy Nhuận,,, Ông nhẹ nhàng, lịch thiệp đấy song không dễ gần. Thế nên, mỗi khi gặp hoặc tiếp xúc gần với ông, tôi đều giữ sự kiêng nể, cẩn trọng trong thái đọ và lời ăn tiếng nói. Tôi cảm nhận từ ông, gần đấy mà xa ngay đấy, dễ chịu dấy nhưng khó tính ngay đấy,...
Với tư cách nhà thơ, Trúc Thông có xuất bản vài tập tiểu luận phê bình văn học và bình thơ, song tôi nghĩ, sự nghiệp chính của ông vẫn ở thi ca. Mà chủ yếu là những tập thơ:
Chầm chậm tới mình (1985),
Maraton (1993),
Một ngọn đèn xanh (2000) và
Vừa đi vừa ở (2005). Năm 2017, nhà thơ Trúc Thông được
Giả thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, là sự hgi nhận xứng đáng cho những đóng góp của ông trong lĩnh vực thi ca. nhất là sự tìm tòi không mệt mỏi trên hành trình đổi mới thơ Việt thời kỳ hiện đại,...
Trước hết, Trúc Thông thuộc số các nhà thơ theo đuổi chủ trương đổi mới thơ Việt. Ông cẩn trọng, kỹ lương và có gì đó cầu kỳ trong từng câu chữ, đến tít bài thơ và cả trong việc đặt tên tập thơ. Tôi nghe một nhà thơ kể rằng, một nhà thơ đàn anh và là đồng nghiệp của Trúc Thông từng nhận xét về thơ ông, “
Trúc Thông là người đau chữ đau câu,...”. Không rõ thực hư sao, nhưng cứ lẽ mà suy thấy cod lý. Trở lại với việc nhà thơ Trúc Thông đặt tít bài, têt sách thì biết. Nghe đâu, cũng như việc ông đặt tên cho con, các ái nữ của mình....
Nói có lý, còn bởi, đã có lần, trong lúc đàm đạo văn chương ở Ban Văn học nghệ thuật nhà đài, tôi nghe Trúc Thông cao hứng bày tỏ quan điểm của mình, rằng “
Thơ khi in, trên báo hay vào sacsgh, nên in khổ chữa to, để câu chữ nào lép không có chỗ ẩn nấp”. Thế này thì rõ là “
đau chữ đâu câu” chứ đâu? Cứ theo quan điểm này của nhà thơ Trúc Thông, tôi thử suy luận, ông coi mỗi bài thơ như một bông lúa. DĨ nhiên, hiếm có bông lúa nào toàn bộ hạt đều căng mẩy cả, thế nào chẳng có dăm ba hạt lép, thậm chí rất nhiều hạt léo. Thế nên, mỗi bài thơ, những câu chữ hay là nhưng hạt mẩy, còn câu chữ độn, câu như văn nói, hoặc ngô nghê là những hạt lép. Nhìn cả bông khó thấy hạt lép, cũng như đọc cả bài thơ, câu chữ dở, lép lẩn trong cả bài. Vậy mới phải tìm cách để câu chữ dở, lép không có nơi ẩn nấp, lộ diện ra,... Quả là ý tưởng đọc đáo, khác người. nhưng cũng không dễ làm chút nào.
Trở lại thơ Trúc Thông. Sau
Chầm chậm tới mình (
hẳn là nhà thơ tìm đường hướng,giọng điệu?), Ông tự tin,bắt đầu tăng tốc với
Ma-ra-tông, rồi giữ nhịp ở
Một ngọn đèn xanh. Và sau đó, có chút lắng lại, thoáng băn khoăn ở
Vừa đi vừa ở. Khác với nhiều nhà thơ, lấy tên sách như một cách sáng tác, Trúc Thông chọn tên sách với nhãn quan phê bình, thể hiện quan điểm sáng tác của mình. Bao quát, thơ Trúc Thông, du vần điệu hay không, đều hàm súc, suy ngẫm, hình ảnh và giàu sức liên tưởng.
Ngày trước, khi tôi còn tham gia giữ mục cho một tờ báo nọ, tôi từng chon bài thơ “
Lát sông quê” và “
Nho nhỏ mùa thu “của Trúc Thông để bình. Liên tưởng đến minh triết “
Chhẳng một aai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”, bài “
Lát sông quê,” cùng cảnh tượng trước mắt, tác giả sống lại ký ức xa xưa với hỉnh bóng bà cụ già, hình bóng người mẹ và câu bé cùng lũ trẻ suốt nửa thế kỷ trôi qua,... như nhau mà lại khác thế, để ngộ ra một sự thật đơn giản “
vẫn sông Châu yên lặng thế thôi mà”. Nhưng bà cụ giờ đây rất có thể là con của bà cụ ngày xưa, còn cậu bé “tim loạn nhịp” ngày xưa là tác giả, nhà thơ đứng tuổi lịch lãm phong trần và người mẹ vội chợ ngày ấy giờ đã năm lại ở bờ sông lẫn với đám ngô mà
“bờ sông vẫn gió người không thấy về”.Tim quy luận vận hành của cuộc sống luôn đau đáu và chẳng dễ dễ với Trúc Thông. Tính ông vốn thế mà.
Ở bài thơ “
Nho nhỏ mùa thu”, ngôn ngữ thơ văn xuôi, Trúc Thông tô màu bức tranh: “
Đôi chim câu chân son mỏ đỏ, bên bờ con sông Sa Lung/ chim đi đâu đây?/ cúc cù cu chúng tôi kiếm mồi. Cúc cù cu chúng tôi rong chơi? Rồi chim bay vù.Một quãng đáp xuống. Chim lại đi đôi trong cỏ gật gù/ cỏ mùa thu xanh ngả đượm chút vàng. Sông Sa Lung tháng bảy nước chảy phù sa. Trời thu rộng rãi, gió nhè nhẹ trải/ vợ chồng chim như hai anh em như hai bè bạn. Áp trắng ,mắt xườm, chân son, mỏ đỏ. Gật gù đi trong cỏ pha thu.” Nguyên bài thơ như vậy, đầy ắp sắc màu, hình ảnh, sống động, làm nên một bức tranh thu thật đẹp. Sự cầu kỳ cũng đáng giá đấy chứ?
Bản chất của sự vật và hiện tượng cùng mối liên kết sâu xa của nó mới là mối quan tâm và làm ông bận lòng. Điều này có thể tháy ở một số bài thơ, như;
Cảnh quan,
Múa cổ.
Qua tháp Dương Long,
Vũ nữ Trà Kiệu bước ra từ sa thạch, . Dặn bức tranh năm cô gái,
Bài ca các em bé theo công trường,... Ví như, bài
Múa cổ“
Em múa điệu rông đô thời cổ/ bàn chân chắc nịch sau làn váy/ da đồng quê/ khăn mận chín vùng vẫy/ ngực căng/yếm sồi/ rông đô/ chân trần tiếp đất/ làng ta thế kỷ mười/ đất âm thầm tự do trong cầm giữ/ rông đô/ trống vỗ/ rông đô/ vai trần/ rông đô/ không biết mệt...” Cảm giác, Trúc Thông mải miết, không mệt mỏi đi tìm cách diễn đạt mới.
Nhưng thấp thoáng đó đây, lại thấy một Trúc Thông rất đỗi thật thà, chẳng hạn như bài thơ “
Cao Bằng”: “
Sau khi qua đèo Gió/ Ta lại vượt đèo Giang/ Lại vượt đèo Cao Bắc/ Thì ta tới Cao Bằng... Rồi đến chị rất thương/ Rồi đến em rất thảo/ Ông lành như hạt gạo/ bà hiền như suối trong.../
Bạn ơi có thấy đâu/ Cao Bằng xa xa ấy’ Vì ta mà giữ lấy/ Một dải dài biên cương”. Lời thơ giản dị những tình cảm dạt dào. Có lẽ vậy mà các nhà giáo dục đã chọn đưa vào sách giáo khoa
Tiềng Việt để giảng dạy cho học sinh bậc tiểu học.
Hay đâu, có một Trúc Thông nhuần nhị, thấm đã tình người, tình mẫu tử trong bài thơ “
Bờ sông vẫn gió.” Theo tôi, đây không những là bài thơ toàn bích của Trúc Thông, mà còn là một trong những bài lục bát hayở xứ ta. Hay về mọi nhẽ., ý tứ, ngôn từ, vần điệu,... Cùng câu mở rất gợi, lời thơ ra tựa lời cửa miệng nhẹ bẫng như không mà đằm nặng nghĩa tình ;“
Xin người hãy trở về quê/ Một lần cuối... một lần về cuối thôi,Về thương lại bến sông trôi/ Về buồn lại đã một thời tóc xanh/ Lệ xin giọt cuối để dành/ Trên phần mộ mẹ vương hình bóng cha/ Cây cau cũ, giại hiên nhà/ Còn nghe gió thổi sông xa một lần/ Con xin ngắn lại đường gần/ Một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi. “
Còn có một Trúc Thông thẩm thơ bằng “
con mắt xanh”. Gần bốm chục năm làm biên tập thơ của chương trình
Tiếng thơ, Văn học nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam, ông đã đọc, đã chọn lựa, bình luận, phê bình hàng vạn bài thơ để giới thiệu cũng thình giả, công chúng. Đây là sự đòng ghóp khồng nhỏ của Trúc Thông cho sự phát triển của thi ca Việt hiện đại. Cũng nhớ vốn tích luy và kinh nghiệm của ngần ấy năm mà nhà thơ Trúc Thông đã thêm vào gia tình tác phẩm của mình dày dặn.
Với riêng tôi, mấy chục năm công tác cùng cơ quan với nhà thơ Trúc Thông, gặp mặt khi mau khi thưa, ông vẫn cứ thấp thoáng đâu đó, gần gũi đấy mà xa cách đấy, thân thiện đấy mà lành lạnh cách nhỡ đấy,... Về phần mình, tôi luôn kính nể ông, mỗi khi tiếp xuc mạn đàm về văn chương hay cuộc sống, tôi thường nghe ông nói, hơn là chia sẻ, giãi bày,...
Tiếc là, sau nhiều năm năm bệnh sau đột quỵ, hoạt đông văn học của ông phần nào hạn chế. Song với những gì Trúc Thông để lại khi ông rời cõi tạm, bạn bè văn chương và người yêu thơ đát Việt chắc chắn sẽ nhớ đến ông không riêng chỉ “
Bờ sông vẫn gió” và tên những tập thơ khác lạ !...