VĂN XUÔI CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN CHU NHẠC ( I )
Thay đổi trang: << < 789 | Trang 9 của 9 trang, bài viết từ 121 đến 128 trên tổng số 128 bài trong đề mục
tamvanvov 02.01.2023 16:07:03 (permalink)

CUỘC ĐỜi NÀY VẪN ĐÁNG TIN ĐẤY CHỨ !?
(Tản văn)
###
Mới đây (ngày 22/12/2022), tôi cùng nhà báo Đoàn Quang (nguyên TBT Báo Tiếng nói Việt Nam, nguyên giám đốc văn phòng VOV Tây Bắc) và nhà báo Lê Hải, phóng viên Báo TNVN có chuyến đi Tây Bắc. Trời mùa đông hanh khô, háo nước, nên chúng tôi ghé vào một quán ven đường thuộc địa phận Tân Lạc, Hòa Bình tình làm tách cà phê cho tỉnh táo. Quán rộng, mặt tiền đủ chỗ cho dăm xe tai đỗ, nhưng dấng vẻ tuềnh toàng vắng khách. Phỏng đoán, quán này chắc trước đây đông khách nhưng giờ hoang vằng thế này hẳn do hậu quả của thời Covid 19 ngăn sông cấm chợ kéo dài năn. Đỗ xe vào quán, chủ khách tuyệt không thấy một ai. Bèn gọi to mấy câu cũng chẳng có người lên tiếng. Thôi thì giải quyết “nỗi buồn” cái đã. Quay ra ới chủ quán thêm vài lần nữa cũng không thấy bóng người. Quan sát quanh quất, bàn ghế cũ phủ bụi, bàn nước sơ sài, giường ngủ của chủ quán nơi góc nhà vẫn bề bộn chăn màn, kệ ti-vi, chai lọ nồi xoong, bát đĩa trơ trỏng kiểu không người ở. Nhìn ngắm một hồi, thấy trên chiếc bàn gỗ tiền sảnh quán bày vài chục quả cảm tươi. Nhẩm bụng chắc là để bán. Nhà báo Đoàn Quang bảo: “Thôi anh em mình cứ tự nhiên xơi như cái thời "quán tự giác" rồi tự nhiên trả tiền, kiẻu từng tồn tại ở miền núi xưa ấy”. Rồi nhặt dăm quả cam mang ra bàn, sẵn có dao, bổ cam mời nhau ăn. Chụp mấy bức ảnh làm kỷ niệm, cũng là bằng chứng tự giác mua cam, trả tiên để trên bàn.
Ăn xong, vừa định ra xe thì chợt một nam thanh niên phóng xe ào vào quán. Đoán là chủ quán, chúng tôi bèn giải thích việc tự tiện ăn cam khi vắng chủ và đã trả tiền cam để trên mặt bàn nước. Chàng thanh niên cười bảo: “Cháu không phải là chủ quán đâu. Chủ quán có việc đi Hà Nội vắng từ hôm qua chưa về. Nhà cháu ngay bên cạnh, họ nhờ cháu ngó giùm thôi. Các chú cứ tự nhiên ạ,...” Hỏi :”Thế không cầm tiền bán cam à?”. Cười tươi, bảo: “Các chú cứ để đấy ạ, cháu cầm sau”. Nói rồi cua xe một vòng phóng đi mất dạng.
Chúng tôi lên ô tô tiếp tục hành trình và chưa thôi bàn về kiểu bán hàng “quán tự giác” thời nay ở miền núi này,...
Lại nhớ, cuối hè đầu thu năm 2017 mấy nhà báo VOV (tôi, Nguyễn Trọng Huân, Nguyễn Văn Chí, Lê Ngọc Tuấn...) có chuyến lên Hà Giang, xuyên Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần rồi vòng sang Simacai, Bắc Hà (Lào Cai) về yên Bái,... Khi đoàn đên thị trấn Quang Vinh của huyện Hoàng Su Phì, khát nước nghỉ chân. Xe chúng tôi dừng bên một quán nước mía đá bên đường phố ở trung tâm thị trấn. Định bụng mỗi người uống một ly mía đá cho mát lòng. Đợi một lát không thấy chủ quán đâu. Mấy cậu phóng viên trẻ bảo nhau tự lấy mía cho vào máy cán lấy nước rồi tự làm mía đá cho cả đoàn. Phố khá đông người, chủ quán đi đâu vắng, còn khách thì tự hò nhau làm nước mía đá uống mà những người mua bán xung quanh chẳng một ai hỡi hơi, hỏi han gì, cứ xem là chuyện đương nhiên ấy. Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên và bảo nhau, có lẽ chỉ ở vùng cao xa xôi nơi cư trú của bà con dân tộc thiểu số mới có kiểu bán hàng tin người thế này. Uống xong thì mới thấy chỉ quán về. Chúng tôi giải thích về sự tự ý của mình, chủ quán nhoẻn cười bảo: “Không sao ạ, các bác cứ tự nhiên”. Lúc tính tiền nước mía, chủ khách đùa nhau vui vẻ, rồi chào thân ái, lên đường. Dọc đường, chuyện rôm rả mãu về cái sự thân thiện, cả tin của người miền núi,...
Có lẽ, kiểu bán hàng và sự tin nhau nhứ thế, ngày nay, chỉ còn ở vùng miền núi xa xôi,...?
Cuộc sống vẫn đáng tin, đáng yêu đấy chứ !...

tamvanvov 11.01.2023 15:53:55 (permalink)
Tranh TếtTản văn của Nguyễn Chu Nhạc
Cho đến bây giờ, tôi vẫn thuộc lời đề từ của bộ tranh dân gian Bốn mùa dán trên vách nhà, ố vàng vì thời gian. Bộ tranh được in trên giấy bìa theo lối công nghiệp, cha tôi đã mua về nhân một dịp tết Nguyên Đán và ngự trị ở đấy suốt những năm tuổi thơ đi học ở quê, mặc chiến tranh, mặc mùa màng thất bát… Theo thứ tự từng bức tranh, lời đề từ như một bài thơ âm Hán Việt:Xuân thiên mai nhị phô thanh bạch Nhật hạ hồng hoa đấu hảo kỳ Cúc ngạo thu tình hương vạn hộc Tùng lăng đông tuyết ngọc thiên chi
Cha tôi đã cắt nghĩa cho tôi hiểu, với bốn mùa của năm Xuân, Hạ, Thu, Đông thì lời đề từ ấy đại ý là: Mùa xuân hoa mai phô nhị trong trắng / Ngày hè hoa hồng khoe sắc thắm / Sang thu là lúc hoa cúc tỏa vạn hương thơm / Đông về nghìn cành tùng tuyết phủ như ngọc. Thiên nhiên, vạn vật cây cỏ đặc trưng, tuyệt vời theo từng mùa trong cảm nhận của người xưa. Tinh tế thay và cũng sâu sắc thay! Hình ảnh ấy, lời đề từ ấy, cứ ngày một ngày hai thấm vào tôi, đến mức, chỉ cần nhìn thật lâu vào tranh, hoặc chẳng cần nhìn nữa, nhắm mắt lại mà mường tượng, bốn bức tranh lớn lên và nhòa đi rồi hiện hình trở lại sinh động với cảnh sắc thiên nhiên thật…Ngày trước, bài thơ được tranh hóa này, tôi chỉ biết là cổ thi, mãi sau này mới rõ tác giả bài thơ ấy là Uông Thù, một nhà thơ, một nhà giáo dục thời Bắc Tồng (Trung Hoa phong kiến). Ông này là tác giả bộ sách Thần đồng thi, từng được xem là giáo khoa thư cho trẻ em đi học thời xưa.Cha tôi bảo, bộ tranh Bốn mùa chỉ là một trong vô số bộ tranh dân gian, và người kể cho tôi nghe về phong tục chơi tranh dân gian ngày trước. Quê tôi nằm ở tâm điểm tam giác văn hóa lớn của đồng bằng Bắc Bộ là Thăng Long-Phố Hiến-Kinh Bắc. Người dân nơi đây có phong tục chơi tranh Tết từ xa xưa và truyền mãi đến ngày nay. Trước đây, cứ từ độ một chạp (tức là tháng 11, 12 âm lịch) trở đi, mấy chợ phiên lớn trong vùng như chợ Bần, chợ Dầm, chợ Nôm, chợ Đậu đều có hàng bán tranh dân Đông Hồ. Người chính từ Đông Hồ sang bán, kẻ người địa phương buôn tranh Đông Hồ về. Những bộ tranh như Bốn mùa, Tứ quý (mai, thông, cúc, trúc), Hứng dừa, Chuột vinh quy, Đàn gà, Lợn âm dương, Mục đồng v.v.. được dựng trong những chiếc bồ nan tre nhỏ, theo tay người bán hàng xếp thành lớp phô trước mắt khách hàng. Người đi chợ Tết về, quang thúng đầy gạo nếp, đậu xanh, lá dong, ống giang… còn có những bức tranh Tết được bọc trong giấy điều.  Đấy là kể từ nửa đầu thế kỉ trở về trước, còn sau này, thời tôi đi học ở quê, chiến tranh cuốn đi tất cả. Tranh dân gian hiếm dần và hầu như không còn, bù vào đấy, người dân vẫn có tranh dân gian chơi Tết nhưng là tranh được in công nghiệp trên giấy bìa cứng bóng do một vài nhà xuất bản ấn hành bán ở Hiệu sách nhân dân. Tranh loại này tuy kém tranh dân gian in bản khắc màu tự nhiên trên giấy dó song được cái phù hợp với quảng đại người dân. Tranh giá rẻ, không cần khung, mua một lần dùng nhiều năm, hoặc mỗi năm mua một vài tấm nhiều năm thành cả bộ. Quê tôi thời chiến tranh ấy, có nhà xây mái ngói song phần đông tường vách rơm bùn, lợp rạ. Tuy thế, mỗi năm xuân về, kinh tế có eo hẹp, chỉ cần có bánh chưng, dăm bảy nhà đụng một con lợn ngả ra, giã giò chí chát, trẻ con có tấm áo mới, thêm tường nhà dán đầy tranh tết, thế là vui lắm rồi, lại đủ cả vật chất lẫn tinh thần. Ngày tết, đi chơi nhà chúc tụng nhau, cỗ bánh chưa thấy đâu, chỉ cần nhìn tranh tết là thấy xốn xang, thơ thới lòng dạ, ấm áp tình làng nghĩa xóm. Người Việt mình vốn trọng lễ nghĩa, giàu lòng bao dung, dạy rằng: “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết”, song lại thung thăng: “Nhiều no, ít đủ” và “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”… Giàu nghèo gì thì Tết cũng chừng ấy thôi, bởi ngoài miếng ăn ngon miệng thì cao hơn là lễ nghi, và hơn nữa là tâm linh hướng về tổ tiên, nòi giống, hướng tới sự tốt lành ở cái ngày mai còn đợi phía sau lưng mình, thậm chí con cháu mình kia!...Sau này, thật buồn, có dạo người ta mải đôn đáo việc kiếm chác lãng quên nhiều phong tục đẹp, lẽ dĩ nhiên cả tục chơi tranh tết. Và dường như để khỏa lấp sự thiếu hụt trong đời sống tinh thần, tâm linh theo truyền thống dân tộc, bằng cách người ta mua thật nhiều vàng mã, bỏ tiền triệu mà thửa cái ti vi, tủ lạnh, xe máy mã, để đốt cho sướng tay. Làng làm tranh thì bán cả bản khắc cổ lấy tiền làm vốn sản xuất hàng mã. Tết về quê, đi thăm chú chúc tết họ hàng, mừng vì thấy nhà cửa khang trang nhưng buồn vì tường nhà nào cũng lất phất vài ba tờ lịch có hình hoa hậu, ca sĩ gì đó uốn éo trong trang phục của “người nguyên thủy”. Đối diện với mâm ngũ quả, với bàn thờ nghi ngút khói hương, chúng thật chướng!Thế rồi, một lần, tôi đã thầm reo lên giữa đám đông người khi tham quan triển lãm “Làng nghề, phố thợ Việt Nam”. Trước mắt tôi, đích thị là tranh dân gian Đông Hồ. Này đây, những Bốn mùa, Tứ quý, Chuột vinh quy, Lợn âm dương… trên giấy dó mà trước đây tôi chưa từng thấy. Tôi ngắm nghía, sờ tận tay. Người dân Đông Hồ phần đông người ta làm hàng mã, chỉ còn dăm ba nghệ nhân già vì yêu tranh, vì thấm đẫm hồn cốt dân tộc, vì tư tưởng nhân văn ẩn chứa trong tranh mà sống chết vì tranh. Thôi thì cứ như người đi câu, chẳng mong giàu có nhờ tranh, chỉ những muốn khơi gợi được hồn dân tộc ẩn chứa trong lòng mỗi người, làm sống lại nghề tranh, lưu truyền phong tục chơi tranh Tết của cha ông xưa!... Và hôm ấy, tôi cứ loanh quanh mãi nơi gian tranh Đông Hồ mà lòng mình những thắc thỏm, lo âu khi người xem đi ngang qua quầy một cách dửng dưng. Nhưng rồi, kìa một người… hai, ba người dừng chân… Đám đông tăng dần. Lúc đầu còn thầm thào, sau người ta trầm trồ khen ngợi thành tiếng…Đấy là chuyện của ngày hôm qua, dẫu chỉ vài năm trước thì cũng đã là quá khứ. Bây giờ thì không những tranh dân gian Đông Hồ, còn có tranh Hàng Trống, tranh trên quạt, tranh trúc chỉ… đều có những quầy bán riêng, tấp nập khách vào ra. Không chỉ nhà quê mà cả những salông sang trọng cũng treo tranh dân gian như một thứ souvenir (lưu niệm) đặc sắc Việt Nam. Tranh dân gian và tục chơi tranh Tết như một bằng chứng nhỏ thực sự về sức sống bền bỉ đang trỗi dậy của bản sắc văn hóa dân tộc!...
 
r
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.01.2023 18:02:19 bởi Ct.Ly >
Ct.Ly 20.01.2023 18:18:29 (permalink)
tamvanvov 23.01.2023 17:27:47 (permalink)
Thân nến gửi bạn CT.Ly
 
Cảm ơn bạn đã luôn quan tâm, chọn lựa và đưa  các tác phẩm của tôi vào THƯ VIỆN 
Năm mới Quý Mão, chúc bạn sức khỏe dồi dào, công việc hanh thông, nhiều niên vui.
Trân trọng !
tamvanvov 12.02.2023 17:08:59 (permalink)

GIÊNG HAI TRỜI GIĂNG MƯA PHÙN
(Tản văn)
@@@

Giêng hai trời giăng mưa phùn
Muốn du xuân, ngại, lại chùn bước chân...
Năm rồi, mùa đông không mấy rét. Những ngày tết nguyên đán tuy không thật rét như mong muốn của nhiều người, song cũng đủ lạnh khô mỗi khi về đêm và buổi sáng, dù ban trưa ít nhiều có nắng ấm. Đến cuối tháng giêng, trời đã dày sương lúc chiều chạng vạng và buổi sớm mai, kiểu trời báo hiệu sắp có mưa phùn. Theo tự nhiên, kiểu này, sang tháng hai âm lịch, tiết trời sẽ âm u, mù sương, mưa phùn mưa bụi lây phây cả ngày, đến mấy ngày, thậm chí suốt cả tuần. Ai nấy, cũng kêu trời nồm ẩm khó chịu, nhất là những người mắc chứng hô hấp, hoặc xương khớp. Người khỏe thì cũng thấy ỉu xìu, ươn ươn, khó ngủ. Ấy vậy, kêu ca mà làm gì !...
Lâu rồi, tôi mới thấy tiết trời vùng Bắc bộ điển hình nồm ẩm giêng hai đến vậy. Kiểu tiết trời này, ngày xưa là thường, hầu như năm nào cũng na ná vậy. Có lẽ, tiết trời bất thường, không còn tuân theo hai mươi bốn tiểu tiết, trên cơ sở phân đoạn lịch âm điển hình, đã trở thành phố biến, và là sản phẩm của biến đổi khí hậu chăng? Ngày xưa, cũng có năm thất thường, có hiện tượng thời tiết cực đoan, quá nóng, quá rét, song cơ bản là hài hòa, tiết thuận, nghĩa là điển hình mùa nào ra mùa nấy. Chính vì thế, thiên nhiên theo mùa, vạn vật, cỏ cây hoa lá thuận theo tiết, con người lâu thành quen, nó ăn sâu bám rễ vào tiềm thức, trạng thái, tình cảm, tâm lý, cảm xúc...; rồi qua đó mà ảnh hưởng đến phong tục, văn hóa, nghệ thuật, xã hội nữa... Giờ thì thất thường và bất thường, thật là đáng lo ngại đấy chứ !...
Vâng, lại ngày xưa, tiết giêng hai nồm ẩm, với biểu hiện đặc trưng là dầy mây, sương mù, mưa bụi mưa phùn lây nhây... Nhưng đấy là mùa của hoa xoan tím ngát, mùa của hoa chanh, hoa cam thơm dìu dịu tinh khiết, mùa của hoa bưởi sực nức vườn quê; rồi nữa hoa mơ hoa mận, hoa lê trắng xóa sườn đồi... Nữa là, cỏ non tơ mơn mởn khắp chốn cùng quê. Lại nhớ câu thơ Nguyễn Du: "Cỏ non xanh rợn chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa/ Thanh minh trong tiêt tháng ba/ Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh...", rồi câu thơ cổ Việt là "Xuân du phương thảo địa...".
Tiết trời này, rau khúc đồng cũng lên xanh mỡ, tha hồ mà thu hái để làm món bánh khúc thơm ngon. Mùa thu cũng có rau khúc, nhưng khúc thu già và cỗi hơn khúc xuân.
Cho đến khi, chợt trời nổi cơn giông, bầu trời thấp thoàng lóe sáng lằng ngoằng những tia chớp mảnh, rồi thoảng đâu đó từ xa xôi ì ầm tiếng sấm, ấy là đã qua tiết tháng hai nồm ẩm, báo hiệu mùa hạ sắp đến. Cho đến khi, chớp chới vài ba bông gạo đỏ đầu làng, cuối xóm, đầu non sườn núi, và vườn nhà ai, hoa lựu đâm bông...

Cuối xuân bàng đã lá xanh,
Sót đôi chiếc đỏ trên cành ngẩn ngơ,
Thôi đừng, mùa đợi tháng chờ
Kìa bông hoa lựu thập thò lửa nhen,..


tamvanvov 16.03.2023 15:42:13 (permalink)
NGƯỜI CẢ ĐỜI MẢI MÊ ĐUỔI MỘT CON DIỀU ...
 
Ấy là nhà thơ Đồng Đức Bốn,
Người yêu thơ xứ mình, hầu như đều thuộc vài ba câu thơ của Đồng Đức Bốn. Đó là may mắn và hạnh phúc của Đồng Đức Bốn trong thời buổi loạn thi ca này,...
Những câu thơ ấy, như: “Cành hoa sắc một lưỡi dao/ Vì yêu tôi cứ cầm vào như không”; “Mải mê đuổi một con diều/ Củ khoai nướng đẻ cả chiều thành tro”; “Chiều nay Hồ Tây có giông/ Tôi ngồi trên sóng mà không thấy chìm”; “Xong rồi chẳng biết đi đâu/ Xích lô Bà Triệu ra cầu Chương Dương”; “Đang trưa ăn mày vào chùa/ Sư ra cho một lá bùa rồi đi/ Lá bùa chẳng biết làm gì/ Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày”; “Trở về với mẹ ta thô/ Lỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ”; ‘Đừng buông giọt mắt xuống sông/ Anh về dẫu chỉ đò không cũng chìm”; “Đợi em ở trước cửa thiền/ Lá cây rụng một chiếc thuyền đang trôi” ... Đại loại vậy. Dẫu chỉ thế thôi những tưởng cũng là đủ với người làm thơ!?... Song không, Đồng Dức Bốn còn có nhiều hơn... Tôi nghĩ thế.
Trước tập thơ CHĂN TRÂU ĐỐT LỬA (NXB Lao động, 1993), Đồng Đức Bốn xuất bản tập thơ đầu tay, CON NGỰA TRẮNG VÀ RỪNG CÂY CỎ ĐẮNG (NXB Văn học, 1992), và sau đó, từ năm 2000 đến năm 2006, Đồng Đức Bốn còn xuất bản thêm 4 ấn phẩm nữa, nhưng riêng tập CHĂN TRÂU ĐỐT LỬA, với 112 bài thơ ở vào thời kỳ tác giả vừa độ chín sáng tạo, thiết tưởng cũng đủ để nhận diện một tài năng thơ Đồng Đức Bốn, đặc biệt thể Lục bát.
Quả thật, tập "Chăn trâu đốt lửa", thơ lục bát chiếm già nửa. mà hầu như bài nào cũng đọc được. Vậy là, lục bát viết được như như thế không phải dễ, không phải ai, nhà thơ nào cũng viết được.
Nào thử xem Đồng Đức Bốn làm gì với mớ lục bát của mình?

@ Trước hết, Đồng Đức Bốn sử dụng ngôn ngữ dân gian, câu cửa miệng, thản nhiên nói ra như chẳng có gì, mà lại có gì vậy.
Ví như, bài CUỐC KÊU, mở đầu: “Cuốc kêu như thể cuốc kêu/ Ngàn năm cái giọng vẫn đều thế thôi”, đúng là chẳng có gì thật, nói ra là để nói, thế thôi. Câu tiếp theo: “Bụi tre bụi dứa tan rồi/ Cuốc kêu ai biết cho lời cuốc đâu”, thấy như có cái gì đó rồi. Câu tiếp: “Đường đời còn lắm bể dâu/ Trắng đen còn một Mỵ Châu để buồn”, có chuyện lớn rồi đó, mà chuyện quốc gia đại sự, chuyện hưng vong của cả một dân tộc. Lại tiếp: “Thì cho chớp bể mưa nguồn/ Cuốc kếu vẫn giữ cái hồn cuốc kêu”, đã là sự suy ngẫm, triết lý sinh tồn rồi đấy. Câu tiếp nối: “Tôi nghe nẫu cả những chiều/ Câu thơ ngã xuống đổ xiêu quán chùa”, trở về với suy tư cá nhân về lẽ đời. Và bất ngờ: “Thoắt nghe dựng tiếng gươm khua”, kết để mở ra một chương mới,... Tôi thích bài thơ này, bởi tính giản dị như không của nó, mở đầu là nói một việc thường nghe thường thấy, ai cũng biết, song chẳng mấy người lưu tâm, ấy là tiếng cuốc kêu mỗi ngày, chẳng cần đao to búa lớn, rủ rỉ dẫn dắt đến việc đại sự, lẽ sinh tồn và bài học giữ nước cả cả dân tộc.
Hay như bài ĐỢI CHỜ THÁNG BA, mở đầu cũng bằng một việc hết sức bình thường: “Bây giờ chờ đợi tháng ba/ Tôi ra đứng ở cây đa đầu làng”. Đúng là chắng có gì, thậm chí là vu vơ vớ vẩn, cũng phải. Song câu tiếp theo: “Khói nhà ai cứ mọc ngang/ Con nhà ai cứ lang thang chợ chiều”, thì quả là bắt đầu có chuyện rồi. Nào xem có chuyện gì: “Lề dường trong những chiếc lếu/ Có cô hàng xén ngồi vêu cả ngày”, thấy chút lộ diện chút về một làng quê nghèo, chẳng mấy ai mua bán gì. Nhưng tiếp đến: “Ngả nghiêng mấy lão thợ cày/ Rượu say vác cả cối chày nện nhau”, thì rõ rồi, nghèo, không có việc làm, sinh “nhàn cư vi bất thiện”. Ai cũng biết, tháng ba là tháng giáp hạt, hay đói kém. Làng xóm giàu có, người dân của ăn của để thì đỡ, chứ vốn thiếu thốn triền miên thôi rồi. Vì nghèo nàn, đến thần phật cũng mất thiêng, bất lực, còn dân chúng lo thân chẳng xong, nghĩ gì đến thần phật, mà lễ bái: “Miếu thờ phật tượng ngồi đau/ Cửa thiền rêu đã lên màu cổ xưa”. Để rồi kết ở câu thơ khiến người ta phải suy nghĩ: “Tháng ba vẳng tiếng chuông chùa/ Bây giờ tôi đợi bóng vua về làng”. Bài thơ với một cái kết như vậy là tiếng chuông cảnh tỉnh, báo động. Vua quan gì đâu, ấy là lời thỉnh cầu khẩn thiết về một sự quan tâm của các nhà quản lý đất nước, cần phải làm gì đó để thay đổi cơ chế, đem lại công ăn việc làm cho người dân, thoát nghèo, làm giàu,...
Cái lối mở đầu cửa miệng thản nhiên như không ấy, để rồi gây sự, xưng mọc về những chuyện đâu đâu ấy, khá phổ biến trong thơ Đồng Đức Bốn. Có thể thấy như vậy trong các bài Cơn mưa dừng ở Sóc Sơn, Chợ buồn, Cái đêm em ở với chồng, Hoa dong riềng, Hội Lim, Sông Thương ngày không em, Đàn buồn lại mắc dây oan, Bờ sông, Nhà quê, và nhiều bài thơ khác của ông...

@ Thơ Đồng Đức Bốn nhìn chung là Gợi.
Trong lời Tựa thơ Đồng Đức Bốn, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, đã phân chia ra mấy loại người làm thơ (loại một là các thiên thần, loại hai là những người khởi nghĩa,...), và ông đưa ra nhận định “Đồng Đức Bốn là một nhà thơ, một người khởi nghĩa”. Tôi chẳng rõ, nói như vậy, Nguyễn Huy Thiệp định dạng Đồng Đức Bốn thuộc loại nào?
Tôi thì thấy, thơ Đồng Đức Bốn nhin chung là gợi.
Nhà nghiên cứu, phê bình văn học nổi tiếng đời Thanh là Viên Mai, trong cuốn sách "Tùy Viên thi thoại" của mình, đã nghiên cứu thơ ca Trung Hoa cổ đại để đưa ra quan điểm, thơ trước tiên ở gợi (sức gợi), và cùng với đó là ý tứ, ngôn từ, nhạc điệu,... Như vậy, thơ hay thì quan trọng ở sức gợi, rồi theo đó là ý,ngôn,nhạc. Tôi đồng tình với quan điểm này. Thế nên, cũng như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận định, tôi thấy thơ Đồng Đức Bón hay.
Lại xem thơ Đồng Đức Bốn gợi thế nào ?
“Khói nhà ai cứ mọc ngang/ Con nhà ai cứ lang thang chợ chiều” (Chờ đợi tháng ba), câu thơ thật gợi, khiến người ta cứ phải hình dung xem sao. Hay như, gợi làm sao: “Chăn trâu đốt lửa trên đồng/ Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều” (Chăn trâu đôt lửa): “Em như chim bay về ngàn/ Để rơi một cánh hoa tan nát chiều” (Sông Thương ngày không em): “Nhà em ở chỗ vòng quanh/ Sao tôi đi mãi không thành đường đi(Về Nhổn tìm em): “Cái đêm em ở với chồng/ Để ai hóa đá bên sông đợi đò/ Cái đêm hôm ấy gió mùa/ Tơ nhện giăng đến cổng chùa thì tan(Cái đêm em ở với chồng): “Chuông chùa tiếng đục tiếng trong/ Thảo nào cát bụi long đong thân cò” (Bờ sông): “Bây giờ tuổi đã hoàng hôn/ Tôi ra đứng gió đợi buồn trên sông” (Đợi buồn)...vv... Thơ Đồng Dức Bốn, rất nhiều nhưng câu thơ giàu sức gợi như thế,...
Tôi nghĩ, thơ Đồng Đức Bốn, nhờ sức gợi mà hấp dẫn người đọc.

@ Liên kết lỏng làm nên sức bền thơ Đồng Đức Bốn,
Thơ Đồng Đức Bốn, phần lớn cả bài không rõ ý tứ, liên kết các khổ thơ trong bài cũng lỏng, thậm chí, câu trước, khổ thơ trước như chẳng liên quan gì đến câu sau, khổ thơ sau. Ấy vậy, mỗi câu, mỗi khổ thơ lại có vai trò làm cọc tiêu cho các câu thơ trong bài nương tựa vào nhau mà đứng vững., đến mức, nếu lược bớt đi lại cảm thấy chống chếnh. Các bài thơ Chăn trâu đốt lửa, Cuốc kếu, Chờ dợi tháng ba là những bài thơ có ý tứ rõ ràng, liên kết khá chặt chẽ, chiếm số ít trong thơ Đồng Đức Bốn. Nhìn chung, thơ ông thuộc dang liên kết lỏng, đơn giản, bởi mỗi câu thơ đều mang ý tứ riêng và dường như hoàn thành xứ mệnh của nó rồi.
Này đây, bài Chợ buồn, cả thảy 4 cặp lục bát: “Chợ buồn đem bán những vui/ Đã mua được cái ngậm ngùi chưa em”, nếu chỉ ngắn gọn thì thế cũng thành bài thơ rồi. Nhưng tác giả vẫn thêm “Chợ buông bán nhớ cho quên/ Bán mưa cho nắng bán đêm cho ngày”, rồi lại thêm nưa “Chợ buồn bán tỉnh cho say/ Bán thương suốt một kiếp này cho yêu”, cũng không thừa, vẫn  thêm nữa để kết “Tôi giờ xa cách bao nhiêu/ Đem thơ đổi lấy những chiều tương tư”. Mấy câu sau, tách riêng ra, mỗi cũng thành câu đủ làm nên ý của nó, song tất cả xếp liền với nhau lại làm nên sự dày dặn cho cái kết chung, mà cũng là tâm trạng thực của nhà thơ.
Bài thơ Sông Thương ngày không em, cũng là một bài thơ như vậy. Câu đầu “Không em ra ngõ kéo diều/ Nào ngờ được mảnh trăng chiều trên tay”. Vậy thôi, cũng gợi và mở rồi, để cho người ta mặc sức liên tưởng. Nhưng vì muốn đi đến cái kết chở tâm tư của mình “Không em từ bấy đến giờ/ Bàn tay vẫn héo như cờ chịu tang” thi tác giả phải thêm “Sông Thương như gỗ hóa trầm/ Mùi hương để vết tím bầm trên da”, và “Sông Thương từ buổi em xa/ Tay anh quờ xuống hóa ra bị chàm”. Cảm thấy chưa đủ, tác giả dông dài thêm mấy cặp lục bát nữa, mà câu nào cũng đủ ý của mình “Em đi như chim về ngàn/ Để rơi một cánh hoa tan nát chiều”, “Tôi đi trên dòng sông gai/ Lối chân chim đâu trên vai thành hồ”. Có vẻ như chúng chẳng liên quan gì đến nhau, nhưng mỗi câu đều khá gợi, nên đứng được, riêng mình, hay nương tựa vào nhau thành bài thì vẫn ổn.
Nhiều bài thơ Đồng Đức Bốn là vậy, chiếm số đông, nhất là thơ lục bát. Có cảm giác, khi sáng tác, tác giả chắp nối các câu thơ riêng vào với nhau, hoặc tác giả không làm chủ được mình, mặc cho câu thơ dẫn dắt mình đi, lạc bước, để rồi khi giật mình tỉnh giác, ngơ ngác tìm đường trở về. Các bài Đàn buồn lại mắc dây oan, Thôi đừng hát nữa người ơi, Chiều mưa trên phố Huế, Em bỏ chồng về ở với anh không,... đều thuộcvdạng này.
Lối kết cấu lỏng, dựa vào các câu thơ cọc tiêu ấy làm nên sức bền cho thơ Đồng Đức Bốn. Tựu chung, bài có thể dông dài, hay lan man, khong rõ ý, thậm ý tứ tản mát đi chăng nữa, thì nhờ có một, đôi câu thơ hay, khiến bạn đọc thích thú mà thể tất, mà bỏ qua cho cái tội dông dài của tác giả. Bởi người ta, chỉ cần nắm bắt một câu thơ giàu sức gợi, ấn tượng, hay là thấy đủ, thuộc nagy được, đặng ngâm ngợi hay mang ra bình luận, tán thưởng vui bạn vui bầu lúc trà dư tửu hậu. Vậy là Đồng Đức Bốn làm được điều này, bởi thơ ông có nhiều câu như thế !...

@ Với lại, Đồng Đức Bốn có cái lối, cứ “xưng xưng mọc mọc”, cũng có thể cho là dùng phép “thậm xưng” nói ra cái ý của mình, đặt điều, nói quá lên, đem gán ghép cho người ta những thứ ấy, rồi lấy đó làm cái cớ, chỗ nương tựa, để mà buồn rầu, khổ ải, than vãn này nọ, kiểu bắt đền, ăn vạ,... Ở ngoài đời, nếu ai mà sống và ứng xử thế, cứ cường điệu, làm quá lên mọi chuyện thì thật không ổn chút nào, song trong thơ thì lại ổn, thậm chí là đắc địa, nếu biết tiết chế. Tôi nghĩ, Đồng Đức Bốn rất chi đắc địa và thật lợi hại với thủ pháp này.
Thì những đây: “Em đi từ hạ vào thu/ Gặp tôi ở chốn sương mùa chưa tan/ Em đi từ phái gian nan/ Gặp tôi ở chỗ cung dàn dứa dây” (Về phố Hàng Tre); “Một chiều về phố hàn Thuyên/ Sao em lại nỡ bỏ quên tôi rồi” (Về phố Hàn Thuyên); “Anh từ trong em bước ra/ Tiếng thương tiêng nhớ gấp ba chuông chùa/ Em từ anh ra lạ chưa/ Một ngày những có bốn mùa đổi thay” (Chuông chùa Quán Sứ); “Tôi ngồi làm thơ cho ma/ Và coi quỷ dữ như là tình nhân/ Chán chơi với các vị thần/ Tôi đi tìm cỏ mùa xuân đắp mổ” (Viết bên hồ Hai Bà); “Gọi em một tiếng tưởng xong/ Không ngờ ai nấp trong lòng trộm nghe” (Ở phố Bà Quẹo); “Có ai yêu gỉ bào giờ/ Để tội cái ngõ gọi ngờ Tạm Thương/ Tôi về ngày ấy nhiều sương/ Mà sao chỉ một giọt vương trong lòng” (Ngõ Tạm Thương); “Phố tình bạc bẽo bao nhiêu/ Mà sao tôi vẫn cứ yêu như thường(Nhà em ở sát chợ Mơ); “Ước gì mưa mãi chẳng tan/ Để cho sấm cứ râm ran khắp trời/ Để cho em nép vào tôi/ Ôm chung một giọt mưa rơi xuống lòng(Phố Nối mưa rào);  “Màu hoa đỏ một nụ cười/ Lặng im mà sóng luân hồi dâng cao(Hoa dong diềng); “Một mình đi với một đêm/ Một ddeeem đi với sấm rền trong mưa” (Ở phố Bà Quẹo); “Chiều nay Hồ Tây có dông/ Tôi ngồi trên sóng mà khong thấy chìm(Chiều nay Hồ Tây có dông)...vv... Nhiều làm những câu thơ như thế, nên có thể xem, “thậm xưng” là thủ pháp phổ biến được Đồng Đức Bốn dùng đạt hiệu quả cao.

@ Nếu như trong thơ, Trần Đăng Khoa và trong văn, Nguyễn Huy Thiệp đều chú trọng và rất tài tình trong nghệ thuật tạo dựng không gian truyện, thì trong thơ Đồng Đức Bốn, cái không gian nghệ thuật ấy lại lễnh loãng, thậm chí chẳng có không gian nào. Thế nhưng, gần như bài thơ nào, cũng có câu thơ hay và may sao, tự thân câu thơ ấy làm nên không gian riêng cho mình, hư ảo, ấn tượng, ám ảnh, để người đọc phải nhớ và vì thế cứu vớt cả bài thơ.
Ví như: Bài thơ Bờ sông, câu kết “Bờ sông có một con đò/ Gác chèo ông lão nằm lo trăng buồn”. Tự thân, tạo được không gian riêng có, chẳng cần đến mấy câu thơ trên “Bờ sông hoa cải hoa cà/ Ước chi áo tím như là ai mong”; “Chuông chùa chùa tiếng đục tiếng trong/ Thảo nào cát bụi long đong thân cò”. Hay như: “Tôi là một kẻ mồ côi/ Thế gian mất, tôi còn tôi một mình” (Nửa dêm Đà Lạt) ; Hay như bài Thăm mộ Nguyễn Du, tác giả luận đề “Đời Kiều sao lắm tái tê/ Đời tôi sao lắm đam mê chưa thành”, rồi những câu thơ tiếp nối cứ lan man mỗi câu một ý cho đến khi thấy cần thôi thì tác giả vội kết: “Tôi đi về vẫn dọc ngang/ Câu thơ thập thững nén nhang cho ngươi”,may  câu này lại khá ấn tượng ...Hay nữa, trong bài thơ Tôi là vua không có ngai, câu mở đầu tuyên bố thản nhiên như thế, tác giả triết luận bâng quơ theo cái kiểu “nói đại không chịu trách nhiệm”, là để đi đến cái kết bất ngờ, ngẫm ra mới thấy hay “Chìm trong vương quốc của thơ/ Không cho người được may cờ để treo”,...v.v...

@ Lại có cảm giác, cứ như tác giả sướng gì viết nấy, rồi đem chúng thả chung vào một cái ao và cố tình khoắng loạn lên cho các câu thơ riêng lẻ chao động, trô dạt, và quệt dan díu vào nhau mà thành. La tôi cứ hình dung vậy khi đọc thơ Đồng Đức Bốn, chẳng hay ?
Bài thơ Nhà quê, tác giả chia làm mấy khúc, là cách để đỡ phải mất công nhào luyện vo viên chúng với nhau, bởi nhà quê thì có cả ngàn vạn chuyện, biết nói sao cho hết, mà có nói ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác cũng không hết chuyện. Thế nên, tác giả chỉ buông vài câu “Nhà quê có cái giếng đình,”, rồi “Nhà quê chân lấm tay bùn,” đã thấy chẳng cần phải con cà con kê nữa, dẫu có mang chuyện Thị Màu ra bàn thì mãi cũng nhàm, nên thôi, túm chuyện vào một mớ cho xong “Bao nhiêu là thứ bùa mê/ Cũng không bằng được nhà quê của mình,...”, tự hào kiểu nhà quê, ra điều nhà quê của tớ còn ối chuyện để kể nhưng đây không thèm nhé,... Đây cũng là thói ma lanh, láu cá đầy chất “nhà quê” của Đồng Đức Bốn mà nhà thơ sử dụng trong thơ mình,...
Hay như, bài  Vu vơ chùa Hương, gồm mấy phần, mỗi phần một ý, ngưòi ta có thể quên, song sẽ khó quên câu thơ trong bài, như "Có gì trong tiếng chuông êm/ Quả mơ vẫn héo cả đêm lẫn ngày/ Chùa Hương nghi ngút hương bay/ Phật ngồi cũng héo cả ngày lẫn đêm,". Rồi như bài Qua nhà người yêu cũ, nhà thơ thấy gì nói đó, vu vơ cho có chuyện, nếu như thiếu đi câu hay “Vẫn còn thấy vướng trên môi/ Tóc em một sợi rong chơi lạc vào” thì bài thơ nhạt hoét. Nữa là bài thơ có cái tít rất kêu Thơ viết gửi người tình khi tôi đã chết, cũng đâu  có gì ghê gớm, to tát, chỉ vu vơ thôi, nếu như không có câu dỗi mình giân người “Chết rồi tôi vẫn làm người/ Để nhân những nỗi đau đời cho em”... Chịu khó tìm kiếm, nhặt nhạnh trong thơ ông, dạng thức này không hiêm. Tôi cho, đây cũng là một dạng thức hợp làm nên chất Đồng Đức Bốn.

Bình sinh lúc Đồng Đức Bốn còn chưa là gì cho đến khi trở thành nhà thơ nổi tiếng, được nhiều người biết đến tôi có gặp ông mấy lần. Đôi lần là ở tòa soạn Báo Nông nghiệp (nay là Nông nghiệp Việt Nam) năm trên phố Ngô Quyền, Hà Nội, và một lần đâu đó tại nhà riêng nhà thơ Trương Hữu Lợi. Ngày ấy, một dạo tôi cộng tác thường xuyên cho một chuyên mục của Báo Nông nghiệp, chuyên bình các bài thơ về đề tài nông thôn, nông dân, nông nghiệp ( 3N). Tôi đã chọn bài thơ Chăn trâu đốt lửa của Đồng Đức Bốn để bình. Tình cờ chạm mặt nhau ở đấy, Đồng Đức Bốn nói lời cảm ơn vì việc tôi đã làm, sau đó ông rủ tôi xuống quán chè chén lề đường cửa tòa soạn báo cho tiện nói chuyện. Ông lấy trong cặp tập thơ mới xuất bản ký tặng tôi, ấy là tập Chăn trâu đốt lửa (NXB Lao động, 1993), mà sau này, đọc lại thật kỹ, tôi cho rằng đây là tập thơ hay, nếu không muốn nói tập thơ ấy dồn tụ tinh túy thơ ca của Đồng Đức Bốn ở độ chín, tập hợp được những bài thơ hay, có nhiều câu thơ hay để bạn đọc, người yêu thơ xứ mình đến giờ vẫn nhớ và mang ra bình luận.
Nói như vậy, là để thấy, trước đó tập thơ đầu tay (Con ngựa trắng và rừng quả đắng), và sau đó là mấy tập thơ nữa, thì cái người ta nhắc đến (sẽ còn nhắc đến) phần lớn là những bài thơ, câu thơ nằm trong tập Chăn trâu đốt lửa. Ngay khi làm tập, Đồng Đức Bốn đã nhặt nhiều bài thơ trong tập thơ đầu tay (Con ngựa trắng và rừng quả đắng) mang sang tập Chăn trâu đốt lửa. Rồi sau đó, ông vẫn tiếp tục lựa chọn một số bài thơ hay, được người đọc yêu thích sang làm cốt cho tập thơ mới của mình. Đặc biệt tập thơ cuối cùng của Đồng Đức Bốn xuất bản năm 2006 vào năm ông mất, dày hơn nghìn trang, có thể xem là tuyển tập thơ Đồng Đức Bốn (Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc, NXB Hội Nhà văn). Lại cũng không có nghĩa, những tập thơ sau không có những bài thơ hay, câu thơ ấn tượng. Bởi dù có hay không những tập thơ khác của ông thì giờ đây trên không gian mạng, người ta có thể tìm đọc hàng trăm bài thơ được nhặt ra từ các tập thơ của ông, mà có thể xem đó là những bài thơ hay, hoặc được người đọc yêu thích trong toàn bộ thi cả của Đồng Đức Bốn.
Có điều, không may cho Đồng Đức Bốn là không mấy thọ, hưởng dương chưa đến tuổi lục tuần bởi căn bệnh hiểm ghèo, tuy  đã thành danh và thơ vừa độ chín. Giả sử, trời cho ông thọ thì nhà thơ vẫn có thể cho ra thi phẩm hay. Đáng tiếc là vậy. Song tôi nghĩ, với chất thơ này, cùng các thủ pháp sáng tác mà tôi đã nêu ở trên, Đồng Đức Bốn khó có thể tiến xa hơn nữa, hoặc giả chỉ để làm mới mình thôi. Còn như, vẫn tiếp tục giọng điệu ấy, chỉ càng thêm cũ, thêm nhàm, thậm chí, không khéo còn làm nhạt nhòa đi cái đặc sắc mình từng có. Bằng chứng, tính từ thời điểm Đồng Đức Bốn bắt dầu tập tọng thơ phú (khoảng năm 1980) cho đến lúc ông qua đời (2006), với mấy trăn bài thơ, thì đến nay, số bài thơ được người yêu thơ đọc nhiều nhất và thích nhất của ông cũng độ chừng đâu đó mươi bài (Trở về với mẹ ta thôi, Vào chùa, Chăn trâu đốt lửa, Em bỏ chống về ở với ta không, Đời tôi, Chợ buồn, Chờ đợi tháng ba, Nhà quê, Cái đêm em ở với chồng, Đêm sông Cầu, Bờ sông,...). Tất nhiên, nếu tính theo đơn vị câu, thơ Đồng Dức Bốn khá có nhiều câu thơ hay, gợi, được ngươi ta nhớ và thích,... Chí ít, ông có sự vinh hạnh vì mình đã gây được ảnh hưởng đến người khác.Và tôi tin thế, bởi đã thấy, những câu thơ gợi và hay của Đồng Đức Bốn thực sự ảnh hưởng đến nhiều cây bút thơ sau ông, cũng như một thời, ối cây bút văn xuôi xứ ta bị ảnh hưởng, chi phối bởi giọng điệu, khí chất Nguyễn Huy Thiệp, trong sáng tác của mình,...
Chuyện cuộc đời ông, tôi không mấy biết về Đồng Đức Bốn. Tuổi Mậu Tý, mệnh "Tích lịch hỏa" cùng với ông (sinh 1948), làng văn chương xứ Việt mình nhiều người có tài (Văn Chinh, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Hiếu,... ). Bản thân Đồng Đức Bốn xuất thân con nhà nông dân nghèo ở An Hải (Hải Phòng), song ông lăn lộn qua nhiều loại nghề (Thanh niên xung phong thời chiến tranh chống Mỹ, rồi thợ cơ khí qua nhiều đơn vị, rồi nữa là thương nhân), nên có thể xem là người từng trải, giàu vốn sống. Đó là lợi thế của ông. Tôi cũng từng nghe người ta nói nhiều về đời thơ, việc xuất bản thơ và chuyện lang bạt đó đây, giao lưu bạn bè, làng văn chương,... hay nhiều mà dở cũng có, thành giai thoại cả, lại thật hư chẳng mấy rõ...!?...Nên không dám bàn.
Tôi nghĩ là, trong cái rủi lại có cái may, bởi rời bỏ dương thế, ông chẳng còn phải đau đời, vật vã với chuyện chữ nghĩa, thơ phú nữa. Kể từ khi dính cái bẫy thi ca, coi như ông đã vướng nghiệp, đánh cược đời mình, dại dột "mải mê đuổi một con diều" rồi. Song còn may mắn hơn nhiều người, cả  đời thu phú tay tắng vẫn hoàn tay trắng, còn ông, với ngần ấy thôi, nhất là thơ lục bát, Đồng Đức Bốn đã đủ để ngao du với đời rồi.
Hơn chục năm trước, trong một vài bài viết, khi bàn về thơ Việt Nam hiện đại, riêng thể lục bát, tôi đã mạo muội khi xếp bốn nhà thơ ngồi bốn góc chiếu Lục bát, ấy là Nguyễn Duy, Lê Đình Cánh, Phạm Công Trứ, và Đồng Đức Bốn. Giờ thì trong chiếu thơ Lục bát ấy, tôi nghĩ, vẫn còn cả bốn vị này, nhưng chẳng thể trấn giữ riêng mình mỗi người một góc chiếu, mà xin các ngài phải xê dịch đôi chút để nhường chỗ cho mấy người khác nữa cùng ngồi,...
Tôi muốn ngưng bài viết này, bằng câu thơ kết trong bài “Đời tôi” của Đồng Đức Bốn sáng tác năm 1986. nghĩa là khi ông mới tập tọng thơ phú, vậy mà đã mang tính tiền định: “Đời tôi giàu ở chiêm bao/ Bây giờ ngồi hút thuốc lào với trăng”,... ./.
R
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.04.2023 01:51:19 bởi Thanh Vân >
tamvanvov 13.04.2023 16:54:31 (permalink)

NGUYỄN VĨNH TIẾN
Kiến trúc Chữ, Hội họa Chữ và Âm nhạc Chữ
         Chân dung văn học
                                                                                            
                 Thực lòng, tôi định viết về Nguyễn Vĩnh Tiến nhưng cứ lần lữa vì chưa biết bắt đầu vẽ chân dung anh như thế nào, bởi con người đa tài này thật khó nắm bắt, cứ như cánh nhạn bay xa mình vậy?...
Nhưng sao không bắt đầu chính bằng cái sự khó nắm bắt này nhỉ? Ấy là phương pháp khoanh một vòng tròn lớn. Rồi sao nữa? Là xem Tiến có cái gì hay thì nhặt bỏ chúng vào cái vòng tròn đó để quan sát và phân tích. Nào, kiến trúc sư, làm thơ, sáng tác nhạc, lại thêm vẽ nữa…
 
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ không phân tích về nghề kiến trúc và cái tài hội họa của Nguyễn Vĩnh Tiến, mà chủ yếu bàn về nghệ thuật thơ của anh, cùng với đó là âm nhạc, yếu tố quan trọng làm nên tính chất dân gian đương đại trong thơ-nhạc của Nguyễn Vĩnh Tiến.
 
Ông, tờ mờ sáng ông đi về phía núi/ Đồi núi mở ra câu chuyện buồn trung du...” Có lẽ, tôi sẽ bắt dầu câu chuyện về anh chàng “bốn trong một” này bằng câu thơ, cũng là lời mở ca khúc “Ông tôi”, xuất phát từ một bài thơ của nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền, cha anh, bởi nó đúng với Nguyễn Vĩnh Tiến, chí ít từ buổi đầu tiên kế thừa, dấn thân vào kiếp thơ nhạc, cho đến lúc này.
 
Thi nhân sầu/ vì vạn sự đổi thay/ con người chẳng bao giờ đạt Đạo...”, một bài thơ đầy tính triết học, Nguyễn Vĩnh Tiến khai mở dòng triết luận man mát pha trộn giữa Phật giáo và Đạo giáo như thế, bởi anh ý thức được sự gian khó, cực nhọc song cũng đầy niềm vui và nỗi buồn trong hành trình Thi-Nhạc-Họa của mình, khi mà đã ở vào cái thế “cháu giờ tuổi giống triền đê/ chỉ thoải thoải dốc đổ về bến sông ”... Nhưng hãy khoan nói về chất triết lý trong thơ Nguyễn Vĩnh Tiến để trở về với thời tuổi thơ trong trẻo…
 
I. Chất đồng dao trong thơ Nguyễn Vĩnh Tiến.
 
Trước khi bàn riêng về chất đồng dao trong thơ Nguyễn Vĩnh Tiến, tôi khẳng định, chính chất đồng dao trong thơ anh là nền tảng, hồn cốt làm nên chất dân gian đương đại trong âm nhạc của anh. Chất đồng dao từ vùng đất trung du Phú Thọ hay nói rộng lớn hơn từ cả vùng châu thổ Sông Hồng trong hệ ngôn ngữ của anh vấn vít, xoắn xít vào nhau, quyện thành một khối, khó tách bạch ra được. Với Nguyễn Vĩnh Tiến, điều bất ngờ là khi một ca khúc ra đời, chẳng rõ lời thơ hay giai điệu, cái nào hình thành trước? Kể cả những bài thơ tồn tại dưới dạng một thi phẩm, thì có thể, một ngày đẹp trời nào đấy, nó được cất lời thành ca khúc, chỉ là sớm hay muộn, bởi thanh âm giai diệu đã có sẵn trong từng câu thơ rồi ... Thơ trong nhạc, nhạc trong thơ. Dòng chảy ấy trở nên cồn cào và độc đáo.
 
Nguyễn Vĩnh Tiến có cả sê-ri ca khúc về người thân trong gia đình, bà tôi, ông tôi, cha tôi, mẹ tôi.... mà ở đó, phần lời đều là thơ, đều xứng đáng là một thi phẩm độc lập. Này đây:”Nhớ làng tôi, từng dòng mương xanh bay bay bay bay... Nhớ bà tôi, một trăm năm rồi ngọn cỏ hóa mây trời... Cười cười một chuỗi, trời thử bụng ta, có mùa thóc lép lợp trên mái nhà, có mùa hoa cà tự nhiên tím tái, bà ví lông gà, vàng như vườn cải, ông ví mặt trời như lời mối lái, ai ví tình yêu như trò nghịch dại ?... Bà lên Kẻ Chợ có buồn được đâu, ra về lúc lắc, héo mòn một sâu...”. Cứ dắt dây, dung dăng dung dẻ, quanh co, lòng vòng như thế, Nguyễn Vĩnh Tiến đã vẽ lên một làng quê vô cùng ấn tượng ( rộng ra là một nông thôn miền Bắc Việt Nam điển hình) dân dã, dung dị, thân thương, gần gũi và đầy vất vả nghèo khó qua hình tượng người bà. Câu thơ tài tình “Một mình bà đội cả trời nắng to” trong bài thơ Nguyễn Vĩnh Tiến thực ra được viết từ năm 10 tuổi, nhân một lần về thăm bà, hồn nhiên, thật thà ngày ấy lại làm nên ngòi châm kích hoạt và chắp cánh cho ca khúc Bà tôi nổi tiếng sau này, được xem như sự khai mở sự nghiệp ca nhạc của anh, mang tính chất dân gian đương đại riêng biệt.
 
Hay như, những câu thơ đầy chất đồng dao từng làm Du Tử Lê say lòng, lấy làm thích thú, trích dẫn tròng bài viết của ông  “Nguyễn Vĩnh Tiến, tài hoa và lục bát”: “Quê tôi cả thẹn hay lo/ Dòng sông vắng khách con đò trầm ngâm/ Bụi tre thích đứng cười thầm/ Giàn bầu giàn bí thích cầm tay nhau/ Con chim sẻ nhớ bẹ cau/ Con chào mào lại nhớ màu ổi ương”(Tuổi tôi); 
Tháng tám đã sắp cạn rồi/ Ngoài song tháng chín đã ngồi trong sương/ Anh mơ hẻo lánh con đường/ Cánh đồng hoa dại nằm vương đôi mình”...
Có thể thấy, rất nhiều những câu thơ mang chất đồng dao và chất ca dao mới trong thơ Nguyễn Vĩnh Tiến, thơ đến tự nhiên như hơi thở:
“Bỗng dưng một cánh chuồn chuồn/ Lấy của tôi một nỗi buồn bay đi/ Để cho hoa lá ùa về/ Để tôi lạc giữa bốn bề là tôi ” (Một cánh chuồn chuồn); 
Có gì nặng trĩu đường trôi/ Một mùa xuân rót một lời đáy xuân/ Có quang gánh nỗi đồng lần/ Hồn kêu kẽo kẹt trên thân thể buồn” (Đáy xuân);
 “Ai trách con vịt trắng/ Ngủ lại đứng một chân/ Ai yêu con chuồn ớt/ Bay quanh ruộng rau cần‟ (Vỗ trống); 
Những đôi cánh chim se sẻ/ Vội vàng đôi bàn tay xinh/ Em mua bao nhiêu mới đủ/ Xổ tung cái chuyện chúng mình” (Se sẻ); 
          “Nâng lên những búp tay/ Mặt trời và nõn chuối/ Nắng vàng và lá bưởi/ Cánh cò và gai tre” (Thấy một mùa quen quen);
Đưa em đưa em qua cầu/ Anh mang con sông về làm dâu/ Xa nhau xa nhau bao năm rồi/ Hoa bèo xác phác dạt bờ nao/ Bóng tre đã mục, bóng cầu đã mục/ Rêu xanh lên mắt ngóng tin nhau” (Giữa con sông làng);
          “Những con chồn hoang/ Đêm mò về làng/ Mắt như sao rơi xuống đất/ Mỗi chiếc lông rụng mang theo một hạt bụi của núi đồi/’’... Chồn ơi chồn đứng ở đâu/ Ban ngày đang ngủ trên đầu ban đêm/ Chồn đi đá cứng chân mềm/ Về làng mà hát mà xuyên qua làng” (Chồn hoang);
          “Chòng chành đã đến canh tư/ Tay khô cánh cúc vàng dư gió lùa/ Tháng tám đã khép cổng chùa/ Tiếng chuông có vọng đến mùa thu sau/ Sen tàn những lúc xa nhau/ Anh như hạt cốm gói nhàu lá sen” (Canh tư);
          “Đêm qua núi lại kiễng chân/ Lại tô thẫm ngực những tuần cỏ xanh/ Lại bóng đè những mộng lành/ Lại mạch ngầm những suối quanh thuở nào(Đêm qua núi lại kiễng chân) ;
Mưa mùa thu, giọt mùa đông/ Như cầu không nhịp, như sông không phà/ Đong mưa bằng vạt cà sa/ Nhớ nhau mình lại thẩn tha cổng chùa/ Tháng chín hạc trắng nhớ vua/ Sông Hồng gió hát lạc mùa ngã ba/ Tháng mười, vườn đỗ ra hoa/ Một con sẻ nhỏ xa nhà, sang sông” (Mưa mùa thu); v.v...
 
          Với thủ pháp cơn mưa đồng dao và ca dao mới này, thơ Nguyễn Vĩnh Tiến cứ trườn đi một cách uyển chuyển, khó nắm bắt, mà hay gây bất ngờ bởi những câu thơ xuất thần. Bất ngờ, những điều tưởng như phi lý song lại chấp nhận được vì ở một tổng thể hợp cảnh hợp ý hợp tình. Ấy là cái nét rất riêng và là điểm mạnh của thơ Nguyễn Vĩnh Tiến. Lẽ dĩ nhiên, chất liệu đồng dao vô cùng linh hoạt này được nhào luyện bởi yếu tố kiến tạo hình họa chồng lớp màu sắc, sự nhòe trong câu chữ, độ loang của Màu Nước, mảng miếng của hội họa lập thể và cả sự hư ảo của hội họa trừu tượng. Đó chính là điểm mạnh riêng có trong thơ anh.
 
II. Thơ cấu trúc
 
Thực ra, đây chỉ là cách gọi rút gọn, khi tôi chưa tìm được cách gọi khác chuẩn hơn để diễn đạt yếu tố kiến tạo kiến trúc trong thơ Nguyễn Vĩnh Tiến mà thôi.
Bản thân là một kiến trúc sư, lại rất mạnh về thiết kế quy hoạch, nên có thể xem, Nguyễn Vĩnh Tiến mang chất nghề nghiệp (kiến tạo không gian hình họa) vào thi ca và cả âm nhạc của mình. Sự ảnh hưởng ấy là yếu tố tự thân, lâu thành quen, gần như bản năng, dần dà làm nên phong cách riêng, định dạng thơ Nguyễn Vĩnh Tiến, mà qua đó ngươi ta có thể phân biệt thơ anh với thơ người khác.
 
Trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch kiến trúc, người ta phải thực hiện việc tổ chức sắp xếp từ tổng thể đến chi tiết, một cách khoa học, chính xác, tỉ mỉ nhưng vẫn vô cùng lãng mạn (lãng mạn trong không gian mở và gợi của những kiến trúc sư có tài) để tận dụng tối ưu không gian, thậm chí chiếm lĩnh không gian có thể phóng chiếu tối đa tâm hồn, tầm nhìn, khi mà con người trong kiến trúc bị hạn chế bởi yếu tố chịu lực của cấu trúc và vật liệu...
Còn ở đây, trong không gian nghệ thuật, người ta có thể làm được hơn thế, vượt qua được giới hạn thông thường. Tôi nghĩ, trong thơ ca và âm nhạc, kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến đã làm được cái việc ‘vượt qua giới hạn thông thường”, làm phong phú thêm cấu trúc thi ca và âm nhạc của mình, với sự hỗ trợ đắc lực của chất liệu đồng dao. Lẽ dĩ nhiên, còn có những yếu tố khác cấu thành, tôi sẽ phân tích rõ hơn ở phần sau....
 
Hãy xem, cái gọi là “thơ cấu trúc” của Nguyễn Vĩnh Tiến ra sao?...
Tìm đọc những bài thơ cũ, cả những bài thơ được anh phổ nhạc thành ca khúc, và nữa, đọc các bài thơ Tiến đăng hàng ngày trên trang Facebook của mình, đều nhận diện phong cách này rất rõ:
Tôi như tảng đá ong nham nhở/ Khắc làm sao tên của tháng ngày em/ Chỉ mong sao nước chảy đá mềm/ Em đừng gọi tôi bằng tên bằng tuổi/ Em đừng ví tôi nỗi suối niềm sông/ Tôi là chòi hoang, chờ em nghỉ giữa đồng” (Lại trôi) ;
Anh đã lúng túng mùa gieo mạ/ Anh đã quá nắng ngày gieo mầm…Anh đã khói úa triền đê vàng/ Anh đã lỡ chuyến đò qua ngày/ Giờ chiều neo u ám .../ Anh vẫn nhớ rõ bàn tay mềm/ Lưng đã thắt đáy mùa Xuân tròn/ Em đã lấp loáng mùa vun trồng/ Tay em đã cấy từng hy vọng/ Mạ non ửng mầm/ Duyên thì tuỳ/ Thuyền thì sông/ Lòng sao giờ lại cách lòng ?...”  (Mạ non ửng mầm) ; 
Rồi có ngày/ Nàng bước ra/ Và ôm chầm lấy chàng thi sỹ/ Chàng ơi/ Có thể Yêu thương đậm sâu nhất là khi chàng yên nghỉ/ ... Em cần đủ chữ, đủ tứ mới lên hình/... Chờ nàng từ lúc bình minh/ Từ khi Tháng Một tưởng mình Tháng Ba/ Ngoài hiên, ngõ nắng lân la/ Hỏi thăm mới biết, mình qua đời rồi ... " (Đợi nàng Thơ);
Tôi lặn lội những nàng đêm/ Quấn quýt tay mềm/ Trong mơ và lụa/ Những mùa Xuân sến súa/ Những thập niên đổ vỡ/ Trong đêm nức nở môi nàng/ Tên em là hoa xoan/ Hẹn anh tháng Ba bờ đê xóm cũ/ Tên em là nụ/ Hẹn anh chúm chím bên dốc đá tháng Năm/ Tên em là rằm/ Hẹn anh ngày trăng non e ấp/ Các nàng xâm xấp/ Ấm ngực mùa đông/ Thì ra cây cải vừa ngồng/ Then cài sao để cõi lòng mở toang ... ?” (Những nàng đêm);
Chùng chình cũng đến tháng Tư/ Hoa vàng lại thấy đánh đu cành xoài .../ Nàng Bân nước mắt chưa ngoai/ Năm ngón tay dài lạnh mải miết đan/ Xa xa dãy núi xanh tràn/ Nhớ thương lẽo đẽo từng đàn phả sương/ Tháng Tư xuân cạn đầu giường/ Hệt như chai rượu thất thường đêm qua/ Đêm qua tôi gặp Tháng Ba/ Vừa đi vừa thả cánh hoa mịt mùng ...”  (Tháng Tư) ; 
Sông Thao réo ùng ục màu hồng xám/ lặn ngụp giữa dòng củi mục xác tuổi thơ trôi / Cây gạo đứng giữa bãi bồi, không lá / Tôi đáng lẽ ngồi chờ chuyến đò định mệnh.../Tôi đi chậm lại bỗng muốn khóc xối xả/ Muốn cõng về cho em một quả núi/ Rồi nằm thật dài như đường ray/ Tôi đáng lẽ đã thấy chuyến đò định mệnh/ Nếu không lạc vào những tiếng chuông trên mặt nước/ Rồi đuổi theo em áo vàng trong cánh đồng ngô...” (Trung du);
“Phú Thọ nằm khép nép / Ngay bên cạnh bờ sông / Chợ Mè tử thuở tôi lông bông / Đến giờ vẫn bán chổi và rế / Ông bà tôi hình như vẫn thế/  Chết lâu rồi vẫn đi dạo đâu đây / Này từng ruộng lạc củ gầy / Này đường dốc của những ngày nốc ao ... / Thị xã của tôi / Thị xã cồn cào... / Với mùi thịt da như triền đồi cháy nắng / Tôi càng trôi, chuyến đò càng nặng, Một phút chiêm bao đã gần hết đời người ...”  (Phú Thọ của tôi); v.v...
          Quả là, tôi không thể cứ sa đà lạc lối trong không gian “kiến trúc chữ” và “hội họa chữ” mà Nguyễn Vĩnh Tiến kiến tạo nên, bởi biết trích dẫn bao nhiêu cho vừa trong vô vàn những khúc thơ cấu trúc tầng tầng lớp lớp như vậy? Người ta có thể thấy, trong không gian hình họa được tác giả kiến tạo, có đủ không gian bốn chiều (rộng hẹp, cao thấp, dọc ngang và thời gian nữa), thấy sắc màu, giai tầng, ẩn hiện, thực ảo, ma mị, phân tâm ...
 
Có thể nói, Nguyễn Vĩnh Tiến đã chuyển hóa tất thảy những gì mình đang ấp ủ trong nghệ thuật kiến trúc mà ngoài đời còn chưa thực hiện được vào thơ ca và âm nhạc của mình. Trong không gian hình họa ấy, hay đúng hơn là trong thế giới của trí óc tưởng tưởng riêng mình, Nguyễn Vĩnh Tiến mặc sức thoải mái kiến tạo.... Và chính vì thế, nó ảnh hưởng đến hình thức thơ của anh.
 
Để ý, Nguyễn Vĩnh Tiến rất ít sử dụng các thể thơ truyền thống, như ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn, trừ lục bát. Dường như, các thể thơ truyền thống khá chật chội, bức bối với ý tưởng khó nắm bắt và ngôn từ tự nhiên của anh. Ngay trong thơ lục bát của mình, Nguyễn Vĩnh Tiến cũng không chịu bó buộc với luật vần sáu, tám nên hay thay đổi tiết tấu nhịp thơ bằng vần lưng ở câu tám. Và như thế, Nguyễn Vĩnh Tiến tránh được cái nhàm của thể thơ lục bát, lại có thể đột biến cho những câu lục bát xuất thần.
 
Nguyễn Vĩnh Tiến, chủ yếu, là thơ tự do. Thơ tự do theo quan niệm của riêng mình.
Nhân đây, tôi muốn nói thêm quan điểm của Nguyễn Vĩnh Tiến về “thơ tự do”. Xin phép không kiến giải thế nào là thơ tự do, bởi phàm người làm thơ, yêu thơ thì ai cũng biết, cũng hiểu thể thơ tự do. Tuy nhiên, Nguyễn Vĩnh Tiến lại có cái nhìn thể thơ tự do theo cách của mình. Theo anh, “Thơ tự do là muốn kết hợp thể thơ nào cũng được, miễn là mạch thơ, cảm xúc thơ, ý thơ, tứ thơ trở thành một cấu trúc hay, đẹp, và quyến rũ”. Vậy thôi. Quan niệm vậy, nên phần lớn trong hàng nghìn bài thơ của mình, Nguyễn Vĩnh Tiến lựa chọn thể thơ tự do kết hợp kiểu này để chuyển tải ý tưởng, bởi đây thực sự là chiếc túi càn khôn to nhỏ tùy thích có thể bao vây đặng chứa nổi không gian hình họa mà tác giả kiến tạo nên.
Xin trích một khúc trong bài thơ “Loài thi sĩ” làm ví dụ:
“... Thi sỹ không nên lấy vợ
Nhạc sỹ sống một mình cũng chẳng sao...
Nốt nhạc lúc thấp lúc cao
Thất thường nhịp phách, mưa rào nội tâm ...
Thi sỹ hồn mưa lâm thâm
Đôi khi thích bay lên bằng đôi cánh ướt
Rừng ý nghĩ thỉnh thoảng sầu thảm tê buốt
Mà chẳng hiểu nổi tại sao ...
Sống gì phần nửa chiêm bao
Lúc tỉnh thức, cũng lạc vào mộng mơ
Ai mà đợi, ai thèm chờ
Người tỉnh thì ghét người thơ, đúng rồi ...”
 
III. Thuyết về cái kết nốc –ao.
Đọc thơ Nguyễn Vĩnh Tiến, thích cả bài có, nhưng cũng có nhiều bài thích câu kết, đơn giản bởi câu kết thường hay và rất ấn tượng. Những tưởng, là ngẫu nhiên thôi, hoặc giả, thì cũng là người ưa cách dụng công vào câu kết. Song không hẳn thế, ấy còn là chủ trương của Nguyễn Vĩnh Tiến.
 
Có lần, Nguyễn Vĩnh Tiến mời tôi và nhà thơ Nguyễn Đình Hiển, cùng cha mình, nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền, du xuân miền trung du, lên chơi trang trại của gia đình anh ở Thôn Liêm, thị xã Phú Thọ. Lúc trà dư tửu hậu, nhà thơ Nguyễn Đình Hiển cao hứng đọc thơ, một bài thơ về mẹ. Bài thơ này cả thảy có 5 câu lục bát, câu lục bát thứ 3 khá hay “Mẹ giờ đã hóa thành chùa/ Ta như chú tiểu bốn mùa chạy quanh”. Nghe rồi, trong khi mọi người tấm tắc khen bài thơ hay, thì Nguyễn Vĩnh Tiến bảo: “Sao bài thơ không kết ở câu thứ 3 này?  Kết ở đấy, bài thơ ngắn gọn, hàm súc, mà là cái kết mở, có dư ba...”. Ngẫm nghĩ, ai cũng thấy đúng vậy, thêm vài cặp lục bát nữa, bài thơ chẳng thêm được ý gì mấy, mà cái kết là kết đóng, rất chi bình thường. Nhà thơ Nguyễn Đình Hiển mặt ngẩn ngơ, chẳng biết nói sao, nửa muốn nửa tiếc.
Thế rồi, Nguyễn Vĩnh Tiến cao hứng bảy tỏ quan điểm của mình, về cái kết nốc-ao (knock-out). Theo Tiến, khi làm một bài thơ, tác giả chẳng mấy khác võ sĩ lên sàn đấu. Khi hạ được đối thủ, không phải bằng cách tính điểm làng nhàng, mà hạ bằng knock-out thì trận đấu hay nhất và đúng luật là nên kết thúc thắng lợi ở đấy, chứ chẳng ai dại dột lại đi hà hơi tiếp sức rồi dựng đối thủ dậy, để đấu tiếp, mà rất có thể mình lại thua. Với hình dung như vậy, phàm người làm thơ được trời cho câu thơ hay, nếu thấy đủ, thì nên biết dừng bài thơ ở đấy. Chẳng nên ham và tham, kẻo mà?...
Thiết nghĩ, quan niệm vậy, cũng lạ và lý thú!...
May mắn thay, trong thực tiễn, thơ Nguyễn Vĩnh Tiến có rất nhiều cái kết nốc-ao:
Ngạo nghễ cái gì hả bướm/ Chỉ nên chập chờn thôi .../ Nơi xa vốn dĩ không lời/ Đạo là vô đạo, chôn nơi im lìm .... “(Thi nhân sầu);
Ngoài hiên, ngõ nắng lân la/ Hỏi thăm mới biết, mình qua đời rồi ...” (Đợi nàng Thơ) ;
Tự do lượn bốn phương trời/ Đến khi mỏi cánh thì rơi xuống hồ...” (Loài Thi sỹ);
”...Bây giờ tôi hiểu Ngày Xưa/ Chính là những thứ, mới vừa trôi qua ...” (Đêm nay ngủ ở Phú Thọ) ;
“...Sông Hồng khi tỉnh khi say/ Uống trăm năm nữa, cạn ngày nay không ...?” (Bố tôi Cẩm Khê, mẹ tôi Hoài Đức);
“... Tên em là rằm/ Hẹn anh ngày trăng non e ấp/ Các nàng xâm xấp/ Ấm ngực mùa đông/ Thì ra cây cải vừa ngồng/ Then cài sao để cõi lòng mở toang ... ?” (Những nàng đêm) ;
 
“...Bụi còn phủ cả lên lời/ Nghĩa trang chữ nghĩa nằm phơi bóng vàng .../ Trăm năm, mơ chửa sang trang/ Nội tâm cũng nát như hoàng thành xưa(Đêm nay ngủ ở Hà Nội) ;
 
“... Sống sao cho chạm mưa nguồn/ Sợi mưa rơi xuống, thích luồn lỗ kim .../ Chỉ còn lịch sử lim dim/ Xem lũ bọ gậy chết chìm đáy chum ...” (Lấp Lỗ Thủng) ;
 
“... À ơi, yêu đương trong lòng/ Ngủ đi với  nhớ và mong mệt nhoài/ À ơi, tới bến như lai/ Chữ như cò trắng bay đầy bến sông ..” (Thiền Thở Thiền Thơ) ;
 
“Chèo ơi chống mãi không xong/ Diễn viên luống cuống, rèm buông nhạc tràn/ Tô tô, vẽ vẽ, hỏi han/ Chỉ thấy nhân vật, đã toan bỏ bài.../ Anh ngồi uống sợi thở dài/ Uống luôn gió của những ngày tối tăm... “(Xem Chèo) ; v.v...
 
Rất nhiều những cái kết bài thơ như thế. Không hẳn đều hay, nhưng ấn tượng, khiến người đọc phải nghĩ ngợi. Ấy là kết mở, để lại dư ba. Một không gian mới lại mênh mang mở ra sau cái kết.
Thì cứ cho đây là một thử nghiệm của Nguyễn Vình Tiến, thì với anh, đến giờ, tôi nghĩ đó là một thành công.
 
 
IV. Dự cảm về một dương gian nhập nhoạng
 
Đọc thơ Nguyễn Vĩnh Tiến, không nhiều và cũng chưa rõ nét, nhưng người ta có thể nhận biết về một dương gian mà ở đó chập chờn âm dương, bóng hình chạng vạng. Trước khi bàn, thiết tưởng hãy xem một số bài thơ, câu thơ khơi gợi về dự cảm này:
Ngồi xem cửa sổ chia ô/ Mưa hôm nay lụt nước cờ hôm qua/ Tô viền cho những bóng ma/ Bằng ánh mắt sẫm như là chì than/ Tô xong, sót lại trên bàn/ Một con tốt nhỏ đang giàn giụa bơi... “(Bàn cờ);
Có gì nặng trĩu đường trôi/ Một mùa xuân rót một lời đáy xuân/ Có quang gánh nỗi đồng lần/ Hồn kêu kẽo kẹt trên thân thể buồn” (Đáy xuân)
“.... Sao lại cố bê tông nốt đồng cỏ?/ Sao lại muốn thiên nhiên thành những thành phố điên?/ Sao sân si tiếp tục sinh muộn phiền/ Và cổ suý cho những giá trị ảo?/ Đã bao thập niên ăn tạp và nói láo/ Sao không ngồi đốt lửa bập bùng ở quê/ Rồi tĩnh tâm tìm một lối về/ Với nông thôn đang xác xơ lạnh lẽo ...?/ Càng chạy sẽ càng đuối sức/ Càng bơi sẽ càng hụt hơi/ Bao nhiêu sâu lắng trên đời/ Có bao giờ đọng ở nơi ồn ào?/ Chuồn chuồn chết rụng giữa ao/ Gió đưa cái xác dạt vào bụi khoai ...” (Sao chúng ta không về nông thôn) ;
Trong một bữa tiệc/ Say rũ rồi óc tưởng tượng thôi.../ Mà sao lòng dạ tơi bời/ Lấy tiên không lấy, lấy người làm chi? / Trong một bữa tiệc/ Ma men len lỏi dẫn lối thôi.../ Mà sao lòng dạ tơi bời/ Lấy ma không lấy, lấy người làm chi ...?” (Tưởng tượng trong một bữa tiệc);
Nhưng tôi một giận mười thương/ Dẫu không tin, vẫn chôn xương chân giường/ Còn tin cá chết để xương/ Thì còn châu báu trong rương cho nàng...” (Đêm nay ngủ ở Việt Trì);
Nàng bay về phía tự do/ Và nàng thích lấp lánh/ Của cải và kinh nghiệm của tôi/ Đều lần lượt trôi vào cống rãnh .../ Nhưng nàng không đỏng đảnh/ Lúc nào cũng ẩm ướt thiết tha/ Nàng hoá ra chỉ là ảo ảnh/ Của hồn tôi phản chiếu hồn hoa...” (Nàng Thơ-02);
 “Anh vẫn thế.../ Chạy từ bờ đê chạy về dốc Tỉnh/ Chẳng có ngọn đồi nào bình tĩnh/ Nếu tính từ nội tâm tính ra/ Nhưng vẻ ngoài thì nghìn năm hiền hoà/ Chỉ cọ cháy những bàn tay vụng dại ../ Chả lẽ lại về chết ở đây/ Chứ không phải một ngọn núi kiêu bạc/ Một đỉnh cao thế giới? / Cũng để làm gì đâu?/ Chết là hoa cải phai màu/ Từ vàng rực đổ sang nhàu vàng thư/ Từ sắn khô đến khoai nhừ/ Chỉ là bếp lửa hình như ... bập bùng ...” (Đêm nay ngủ ở Phú Thọ);
Việt Trì - Phú Thọ - Lâm Thao/ Anh về nơi nào, hạc trắng cũng bay/ Xót xa thời những kẽ tay/ Run run mộ biếc cỏ may vướng gì? / Sông Hồng thở khói vô vi/ Hồn hồi hộp nấp bên rìa miếu hoang/  Hỏi han đến cuối đường làng/ Mới hay đò cuối ngày sang sông rồi.../ Việt Trì - Phú Thọ - Lâm Thao
“Ngược xuôi trong cõi hão huyền/ Nhiều khi tỉnh thức là miền vô vi... / Thế rồi giấc mộng tô chì/ Chân dung giấy nháp cũng đi như người ...” (Trầm cảm-01) ;
          “Anh trồng cây tỏi/ Nó nở hoa hành .../ Yêu đương một thuở tanh bành/ Học hành lởm khởm không thành núi cao.../ Rồi cuối Xuân có mưa rào/ Có hồn lành lạnh nhập vào hồn anh ...” (Đêm trung du); v.v...
 
Những bóng hình chập chờn âm dương này tuy không nhiều, nhưng dường như thường trực, ám ảnh tâm trí Nguyễn Vĩnh Tiến. Cảm giác như, có sự phân thân hay phân tâm nào đó trong con người tác giả? Không thật rõ, những tôi linh cảm vậy. “Ông bà tôi hình như vẫn thế/ Chết lâu rồi vẫn đi dạo đâu đây” (Phú Thọ của tôi). Nếu theo quan niệm của người xưa, dương sao âm vậy, thì cảm giác như Nguyễn Vĩnh Tiến ở nhiều thời khắc, sống chung với cả hai thế giới, nói chuyện thản nhiên với cả người dương và người âm ...
 
Chúng ta đều biết, “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ và “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh là truyện lạ, truyện ma. Thế nhưng, ở “Truyền kỳ mạn lục” thì ma rõ ma, sợ sợ là, đọc rồi nhát đi đêm, song ở “Liêu trai chí dị” thì ma lẫn với người dương, hành xử như người dương, không mấy sợ. Tôi nghĩ, chất âm dương trong thơ Nguyễn Vĩnh Tiến gần với chất “Liêu trai chí dị” hơn.
 
V. Tính triết luận, mạnh và yếu.
 
Triết học đã là sự đam mê từ thuở tuổi 20 của chàng sinh viên Kiến trúc khi bắt đầu đọc theo hệ thống triết học Hy Lạp, triết học Pháp và Triết học Đức. Về sau, sang tuổi 30, Tiến thổ lộ mới đủ tuổi ngấm dần triết học Phật giáo và Đạo giáo. Bên cạnh đó, anh còn say mê các sách Tâm lý học và Lịch sử :
 
“Anh chẳng thích lỗ thủng lịch sử/ Anh thích lỗ thủng của em/ Ẩm ướt, hồi hộp và đầy hải sản.../ Và lịch sử cũng chẳng có lỗ thủng/ Lịch sử được lấp đầy bởi linh hồn và xác chết/ Và sự man rợ tàn sát của tất cả chủng loài.../ Chỉ có lỗ thủng của em là tuyệt vời /Chỉ có lỗ thủng của em là sinh sôi / Sinh ra cả một chân trời / Ngày xưa thi sỹ có người từng bay .../ Cứ loạn xạ lên Triết lý, giãi bày/  Rồi ăn thịt, ăn rau, và nói đạo nghĩa” (Lấp Lỗ thủng);
Chúng ta nên nuôi nấng sự khinh bỉ/ Và để chúng mọc lên như dương sỉ nóc nhà/ Chúng ta nên oà như rêu biếc/ Phủ phù du lên mọi tiếng ngợi ca/ Chúng ta nên nuôi những lời câm nín/  Trong lồng son của máu và hoa/  Rồi chúng ta nên ra bờ sông vắng/  Ngủ chông chênh như một mỏ neo phà .....” (Nên nuôi nấng sự khinh bỉ);
Chúa trởi hỏi viên kim cương : -Mày là gì mà kiêu căng quá vậy?/ Kim cương trả lời : Vì tôi siêu cứng/ - Thế mày không biết sức mạnh của dòng nước mềm mại à?/ Kim cương trả lời : Nhưng tôi lấp lánh/ - Thế mày ko biết sức mạnh của vật chất tối à/ Kim cương trả lời : Tôi còn đắt giá nữa ?/ - Thế mày không biết kinh tế duy tâm và tiền ảo là gì à?/ Kim cương khóc oà : Thế ngài không thương cái đẹp?/ Thượng đế bỏ đi, vì theo lẽ công bằng, con bò và cỏ dại cũng đẹp.”  (Cái đẹp);
“Đừng leo cao/ Lại rơi xuống vực thẳm của sự thờ ơ/ Đừng xuống thấp/ Lại bị âm hồn năm cũ làm chật giấc mơ .../ Dân gian sinh sôi/ Dân gian rượm lời/ Như hoa mỗi loài mỗi vẻ .../ Anh thôi không kẻ vẽ/ Chỉ để thời gian phác thảo hộ tương lai .../ Tương lai, không đúng, không sai/ Nối sợi thở dài đan áo nàng Bân .../ Kìa em, sau Tết, là Xuân/ Tình anh nước lã hoà dân gian rồi ...”  (Xuân dân gian);
“Giật mình lại thấy trống không/ Vừa hình hài thế, đã bong bóng rồi ... / Ven am Ao nhỏ/ Lá tre rụng bời bời/ Hỏi sao có tình huynh đệ ?/ Huynh đệ là khi mọc rễ/ Còn nhường tăm tối cho nhau/ Ngọn cỏ rầu/ Núi thích sâu/ Còn khe ẩm ướt lại ngước bóng núi/ Tháng ngày lúi húi/ Không dám đi vào lối cửa Từ Bi/ Cửa Từ Bi chẳng mạng nhện gì/ Chỉ tò vò khóc than vì thương thôi ... / Thương cho vạn dặm xa xôi / Cứ huênh hoang mãi những thời vô minh”  (Nhìn cánh nhạn);
Tôi chưa kịp lạc trong những khúc rẽ/ Thì mưa vết thương đã phủ những ngày lành .../ Tôi có những ngọn cỏ màu xanh/ He hé nhú bên rìa niềm hy vọng/ Và cũng ở bên rìa những chuyển động/ Một lũ thời gian ngu ngốc ngẩn ngơ trông ...” (Vết thương và lũ thời gian);
“... Bạn thơ chết ở nẻo thơ/ Bạn tình chết ở bơ vơ cuộc tình ../. Sáng ra, đã thấy thương mình/ Thương bong bóng vỡ những hình bóng hoa/ Hoa gì lại nở đường xa/ Nở vô danh cả chuyến phà vô hương .../ Sáng ra, hạnh phúc đứng đường/ Dưới chân, sóng của thất thường, thành sông ...” (Sáng ra hạnh phúc đứng đường);
Bấy lâu chẳng đếm thời gian/ Tháng ba chưa hết mà toàn tháng tư / Đêm năm canh mà lại như/ Trống không bàn tiệc, tàn dư cuộc cờ .../ Bấy lâu cơn lũ ngủ mơ/ Thành mặt nước sấp tràn bờ lan đi.../ Bấy lâu hơi thở đeo chì/ Chỉ hoa gạo đỏ những khi đêm tàn..”. (Hoa gạo đỏ);
“Hết rồi ngày tháng mộng mơ/ Đời còn nhặt rác trên bờ tháng năm/ Cũng chẳng vĩnh cửu ăn nằm/ Sống là hơi thở ghé thăm nhẹ nhàng/ Lá lành hay rách, đều vàng/ Đều rơi rụng ở dưới hàng mi cong/ Ô kìa đêm đã thành dòng/ Sao anh vá cái Trống Không làm gì ?”  (Vá víu)  v.v...
 
Với hàng ngàn bài thơ, từ những năm Nguyễn Vĩnh Tiến  hồn nhiên, tươi tắn, sau này, hàm lượng triết luận ngày càng tăng, nhất là mươi năm trở lại đây, hầu như bài thơ nào cũng có tính triết học. Nếu như, tính triệt luận là hệ quả tất yếu của ngôn ngữ dân gian đương đạikhông gian kiến trúc trong thơ Nguyễn Vĩnh Tiến, thì đương nhiên, yếu tố này dần trở thành chủ đạo và nó làm nên sắc thái, diện mạo, định dạng thơ Nguyễn Vĩnh Tiến, làm người ta nhận ra anh giữa những nhà thơ khác.
Quả vậy, chất triết luận là một điểm mạnh tạo nên tính khái quát và sức nặng cho thơ Nguyễn Vĩnh Tiến. Nó làm bài thơ thoát khỏi sự tẻ nhạt, chàng màng, à ơi thường thấy. Mỗi bài, người ta đều cảm nhận được tác giả khái quát một điều gì đấy, hay gửi thông điệp nào đó, mặc dù chưa hẳn đã đúng, đã hay hoặc mang tính phổ quát, song rõ ràng là có ý tưởng.
Tuy vậy, cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Ở một liều lượng đủ và hợp lý sẽ mang đến hiệu quả tích cực, còn như nặng về triết học hay xã hội học quá liều sẽ khiến Thơ trở thành khô cứng, giảm đi sức gợi, phai đi sắc màu và giai điệu. Điểm lại thơ
Nguyễn Vĩnh Tiến nói chung, với những đoạn trích trên đây, tuy có nhiều khúc triết luận khá nhuần nhuyễn, uyển chuyển về giai điệu. song không khó để nhận thấy, tính triết luận đồng thời, vừa là điểm mạnh và điểm yếu trong thơ anh.
 
VI. Tâm thế thơ chở  “nỗi buồn trung du
 
Ngay  đầu bài viết này, tôi đã mượn câu thơ trong một bài thơ của nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền, thân sinh của Nguyễn Vĩnh Tiến, mà anh mượn để làm lời cho ca khúc” Ông tôi” của mình : “Tờ mờ sáng ông đi về phía núi. Đồi núi mở ra câu chuyện buồn trung du...”. Cho đến giờ, nhận thấy, gần như toàn bộ sự nghiệp thi ca-âm nhạc của Nguyễn Vĩnh Tiến, nói chung, mang đậm âm hưởng này. Dường như, nó ám ảnh, thường trực trong ý nghĩ của Nguyễn Vĩnh Tiến và dần ngấm vào tâm thế anh, rồi được biểu hiện trong thi ca cùng âm nhạc của anh....
 
 “Tôi lao như mũi tên/ mê theo quả bàng chín ẩn hiện trong lá tim/ Tuổi tôi bao giờ cắn ngập những làn hương?/ Phố xá im lặng chồn chân/ Cánh cửa màu trắng phía ngày xa rộng toác/ Vẫn ít người trở về/ Tôi quen trò trốn tìm sắc ngày nhạt/  Khi chán lại tìm trùng điệp những ngọn đồi chơi trò cánh cung mây/ Tôi chạy xa rồi cái bến đợi chuyến đò định mệnh/ Nhưng Sông Thao lẽo đẽo chảy trong người”.  (Trung du ) ;
Tôi là một con chim, bay qua dòng sông/ Tôi nghiêng đôi cánh,... Mặt sóng soi tôi thành một con sóng/ Dòng nước soi tôi thành một chiếc lá/ Trôi dạt...trôi dạt.../ Tôi bay đi tìm .... bóng tôi/ Bờ lau hình như hình như ai che tiếng nói/ Bờ lau hình như hình như ai gom tiếng sóng/ Sóng vỗ, nghe như câu chuyện về dòng sông/ Bỏ quên mất bóng cho đôi bờ/ Gửi bao héo hắt cho đôi bờ/ Tôi chao, chao đi chao lại cùng sương khói/ Tìm đâu thấy bóng tôi trôi ngày/ Tìm đâu trí nhớ tôi sương mù..../ Cuối chân trời, mây lững thững bay/ Cuối một ngày, sông lững thững trôi...” (Chim bông lau tìm bóng) ;
Tôi chỉ bị quyến rũ bởi cội nguồn/ Và nỗi buồn chó ăn đá gà ăn sỏi/ Nên tôi không đứng về phe tài giỏi/ Tôi trôi theo từng thân cọ luống chè xanh.../ Đêm nay ngủ ở Việt Trì/ Tôi ngóng về Cầu Phong Châu Đỉnh Hùng Lĩnh/ Chắc vua Hùng sống lại cũng không thể bình tĩnh/ Trước những ngọn đồi như da thịt rách bươm.../ Nhưng tôi một giận mười thương/ Dẫu không tin, vẫn chôn xương chân giường...” (Đêm nay ngủ ở Việt Trì);
Mộng về xóm núi lân la/ Hỏi thăm, lạnh lẽo đã qua nửa lòng?/ Nhớ trái na nặng đầu đông/  Lá na rơi ở vườn không lặng lờ/ Nửa đêm lau lách nằm mơ/ Nồm lên hơi ẩm nương nhờ ngón tay/ Lang lang lớp lớp mây mây/ Nỡ lòng nào lỡ phút giây hoạ hoằn/ Nước nôi từ thuở gối chăn/ Nửa lòng lạnh ngắt, nửa rần rật reo ...” ( Xóm núi) ;
Ngày mai lại đến giỗ bà/ Trung du xanh thẫm nhạt nhoà mưa xưa/ Thạch Đê đồng lạnh gió mùa/ Cẩm Khê xoan cũng mới vừa tháng ba.../ Mười mấy năm cháu xa bà/ Hồn phảng phất mãi hiên nhà, đồi xưa/ Cây mít giờ đã lên chùa/ Bụi tre đã đốn, rễ trơ góc vườn/ Nhà xưa giờ đã trống trơn/ Cháu con mê mải chập chờn xa quê.../ Cháu giờ tuổi giống triền đê/ Chỉ thoai thoải dốc đổ về bến sông ... (Giỗ Bà nội);
Chết là hoa cải phai màu/ Từ vàng rực đổ sang nhàu vàng thư/ Từ sắn khô đến khoai nhừ/ Chỉ là bếp lửa hình như ... bập bùng .../ Sầu thì riêng chẳng sầu chung/ Người cứ bừng bừng cháy cõi người thôi/ Trung Du đêm vắng lặng rồi/ Tôi nằm tôi nếm từng thời khắc qua.../ Có chang chang nắng nhớ phà/ Có đêm khóc những người già mộng du../ Bây giờ tôi hiểu Ngày Xưa/ Chính là những thứ, mới vừa trôi qua ....” (Đêm nay ngủ ở Phú Thọ);
 
Vậy là con sông Thao cứ lẽo đẽo chảy theo chân, theo cái bóng của cậu bé Nguyễn Vĩnh Tiến từ thuở lon ton cho đến khi giật mình nhận ra mình đã ở vào cái “tuổi giống triền đê, chỉ thoai thoải dốc đổ về bến sông”. Người xưa bảo “ngũ thập tri thiên mệnh”, giờ chớm đến tuổi này, Nguyễn Vĩnh Tiến đã ngộ ra, cái gọi là “ngày xưa” đâu có xa xôi gì, mà chính là “những thứ mới vừa trôi qua”. Nhanh thế, mau vậy, nhưng đâu có thể vội vàng.
 
Cùng với cuộc sống bộn bề chảy xiết ngày hôm nay, Nguyễn Vĩnh Tiến đã biết cách tổng hợp, kéo dài, vẽ những bức tranh thơ khổ lớn, du hành ngược dòng thời gian về quá khứ,...
 
Bố tôi Cẩm Khê, Mẹ tôi Hoài Đức/ Hai vùng quê ròng ròng ký ức/ Hai vùng quê rã rời đổi thay/ Trước cò bay/ Giờ bụi bay/ Trước mỏi cánh/ Giờ sa lầy/ Tôi lớn lên từng ngày/ Người thân mất đi từng cụ/ Trẻ con lớn lên từng đứa/ Cho đến một ngày khoé mắt cay cay/ Có bao nhiêu khế chín cây/ Có bao thành quách lung lay bóng hồ/ Còn bao nhiêu thứ hồ đồ/ Còn bao nhiêu gió mơ hồ vẫn bay...(Bố tôi Cẩm Khê, mẹ tôi Hoài Đức);
“...Phía Nam là Trung du thở/ Phía Bắc là mây âu lo/ Nhà tôi nằm ở trên đồi/ Có cây mít mật quả rơi kiến bò/ Tối qua tôi uống rượu ngô/ Ăn xôi ngũ sắc đến giờ vẫn say/ Thương nhau thì mới cầm tay/ Từng sợi hơi ấm thành dây tơ hồng /... Quê nội tôi ở đó, giờ vẫn chiêm bao/ Tôi mơ thấy mình thành viên đá ở Thẩm Thoóng...” (Yên Bái); v.v...
 
Tôi ngại, cứ mãi lan man trong dòng ký ức của Nguyễn Vĩnh Tiến thì e rằng sẽ lạc lối sa lầy chẳng biết đường ra... Với tâm thế này, những câu chuyện buồn trung du sẽ vẫn như dòng sông Thao cứ lẽo đẽo trôi chảy, mang theo cái bóng của Nguyễn Vĩnh Tiến cho đến ngày nào đó anh cảm thấy quá mệt mỏi mà buông bỏ chăng.?...
Giờ thì chưa, trong dòng chảy ký ức của mình, Nguyễn Vĩnh Tiến đã bày tỏ thái độ của một trí thức, thẳng thắn và dứt khoát, khi mà nông thôn xứ mình, cả miền quê trung du và làng quê của anh, đang trong cơn lốc “đô thị hóa” với nhiều bất cập, lo nhiều hơn mừng...
Sao chúng ta không về nông thôn?/ Cùng quây quần bên nồi cơm nóng/ Vườn ao chuồng, đi dưới trăng thấy bóng/ Tre, Lúa, Sông còn nghe thấy tiếng reo .../ Sao chúng ta cứ chê nông thôn nghèo ?” (Sao chúng ta không về nông thôn);  
“... Anh hãy phơi áo ra nắng/ Để áo thơm mùi nắng/ Hôm nay anh về thôn vắng/ Dân làng bán hết cây to/ Để nhường cho các dự án/ Để tầng lớp trung lưu mới/ Được kiến trúc xanh và chất lượng sống mộng mơ .../ Ơ hơ.../ Ruộng khô hết cả bờ/ Cá chết vì nhiễm độc/ Người dân lởi xởi với một số người đi mua đất...(Phơi áo sau Xuân);
 
Lẽ dĩ nhiên, đô thị hóa nông thôn là một tất yếu cuả cuộc sống và phát triển. Nông thôn cũng không thể cứ mãi nghèo đói cũ kỹ lạc hậu để bây giờ chúng ta lấy cớ mà thương nhớ nỉ non này nọ.... Song rõ ràng, hiện tại, nhiều cảnh sắc và những giá trị truyền thống tốt đẹp của làng quê Việt bị mai một, mất đi trong khi các giá trị văn hóa mới chưa hình thành, hoặc dang dở không thể hiện được tính tích cực. Ấy là điều đáng lo.
 
Thế nên, Nguyễn Vĩnh Tiến, con người Thơ chất chứa “bốn trong một” ấy không lo âu sao được? Khi mà, còn chưa thực hiện được những dự án lớn quy hoạch tổng thể và bảo tồn di sản làng quê Việt thời hiện đại, thì việc bày tỏ trong thi ca và âm nhạc của mình là cần thiết. Hãy cứ cất lên những lời cảnh tỉnh, âu cũng là tiếng nói thiết thực, thể hiện trách nhiệm công dân và nghệ sĩ của mình.
 
Nguyễn Vĩnh Tiến, kể từ buổi ban đầu, cái ngày mà tôi mường tượng về anh “một con sẻ nhỏ xa nhà, sang sông”, rời mảnh đất trung du Phú Thọ về Thủ đô học hành, rồi sang Pháp du học, lại trở về Việt nam, thì đến giờ, cũng đã hơn 30 năm trôi qua, anh thực sự trở thành một con đại bàng giang đôi cánh rộng bay lượn giữa bầu trời thơ ca nhạc họa!...
 
Vẽ xong vòng tròn để phác thảo chân dung Nguyễn Vĩnh Tiến, tôi hy vọng sẽ có một cách tiếp cận để hiểu, cảm và thưởng thức những tác phẩm mới tiếp tục dồi dào sức sáng tạo của Tiến. Và kìa, con đại bàng ấy đã lại tiếp tục giang rông đôi cánh tự do bên ngoài cái vòng tròn tôi vẽ…
Có lẽ, đó mới chính là Nguyễn Vĩnh Tiến ?!... ./.
 
                                                          Hà Nội, tháng 4/ 2023
                                                             Nguyễn Chu Nhạc.
 
 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.04.2023 00:52:27 bởi Thanh Vân >
Attached Image(s)
tamvanvov 05.06.2023 17:48:34 (permalink)
TẢM MẠN XUNG QUANH 3 BỨC ẢNH
(Tản văncủa Nguyễn Chu Nhạc)
 
Vào ngày mồng 1 tháng 6 ( thứ 6, 2023), tôi xem mạng xã hội,  thấy có 3 bức ảnh khiến mình phải suy nghĩ.
Bức thứ nhất, mình họa cho bài viết của mình trên trang của nhà văn Tô Hoàng, ấy là ảnh chụp hai nhà văn nổi tiếng của văn học Nga là Lev Tolstoi và nhà văn Makxim Gỏky tại trang trai Iasnaia Poliana. Hình dáng của hai người thật đối lập, Lev Tolstoi thì thấp đậm với chòm râu dài như ông già tuyết, còn Makxim Gorky thì cao gày cứng như thanh củi. Hai con người vĩ đại này, còn đối lập ở thành phần xuất thân, L. Tolstoi quý tộc, bá tước, giàu có, nhà trang ấp rộng lớn, còn M.Gorky thì xuất thân nông dân, nghèo khó, phải làng thang đó đây, kiếm sống bằng đủ thứ nghề, tự học để viết văn. Duy có một điều, giống nhau ở hai con người khác nhau về mọi phương diện, ấy là tư tưởng tiến bộ, yêu nước Nga, yêu dân Nga và cùng mong muốn giải phóng ách nô lệ cho dan nghèo nước Nga. Tư tưởng thì chung đúc, nhưng cách thức thì khác nhau, trong khi L. Tolstoi theo chủ nghĩa dân túy đơn thuần, tự hoàn thiện mình trên tinh thần Cơ đốc giáo thì M.Gorky ngả hẳn về tư tưởng cách mạng bôm-sê-vich, lật đổ chế độ Sa-hoàng, thay thế bằng chế độ dân chủ. Cũng đúng thôi, thành phần nào thì cachs nghĩ, cách giải quyết ấy. Thế nên, với ngài quý tộc L. Tolstoi, theo churt nghĩa dân túy, muốn giải phóng nông nô, nhưng bản thân ông vấp phải tư tưởng bảo thủ và sự kháng cự ngay trong chính gia đình mình, cụ thê là người vợ của ông, vẫn muốn duy trì chế độ nông nô... Khác với ông, nhà văn M. Gorky (tác giả của Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi, Bài ca chim ưng, Người mẹ...) quyết liệt đi theo tư tưởng các mạng bôn-sê-vich của lãnh tụ V.I Lenin, song ông cũng có những cấn cá khác.  Nghe nói, giữa ông và V.I Lenin tuy yêu quý và rất tôn trọng nhau, nhất trí với nhau về cơ bản, song cũng khác nhau về một số luận điểm học thuyệt mà họ cùng theo đuổi, nên hễ mỗi khi họ có cơ hội  bên nhau là  dễ xay ra btranh luận...
Bức ảnh thứ 2, tôi lấy từ trang mạng Hà Nội, ảnh chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao (Không rõ tài nhà vị đại tướng hay nhà Văn Cao, sau lưng họ có một bức thư pháp Hán tự rất đẹp. Nhưng với chai rượu để trước mặt  và bức thư pháp Hán tự mà theo đồ đoán của tôi có thể do Tào Mạt, hoặc Nguyễn Văn Bách thủ bú, thì cuộc gặp gỡ này là tại nhà Văn Cao?). Hai tài danh Đất Việt ở thế kỷ 20. Khác nhau về vị trí công việc, về thân phận chính trị và sự ảnh hưởng xã hội..., song cả hai con người này đều đi đến thành công, tuy gặp những trắc trở và mang nỗi đau đời riêng có ,...
Bức ảnh thư 3, tôi lấy từ trang cá nhân của Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Namm chụp cảnh DDaonf nhà văn Việt Nam ngồi ở phòng chờ trên đất thổ Jordani để làm thủ tuvcj nhập cảnh vào lãnh thổ Palestin. Trong ảnh là vị chủ tịch Hội nhà văn Paletin cũng các thành viên trong đoàn (nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà thơ Trần Hữu Việt, nhà văn Bích Ngân và nhà văn Nguyễn Bình Phương).
Họ đều là các cây bút có tiếng ở Việt Nam, đều đang làm báo, nên mỗi người có suy nghĩ riêng và thể hiện bằng tác phẩm của mình ngay trong và sau chuyến đi. Mọi người sẽ được đọc, Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã chớp nhoáng chia sẻ một số hình ảnh và phần nào hé lộ suy nghĩ của ông bằng các tút ngắn trên Facebook cá nhân. Song le, đây là vùng đất đặc biệt, và có lẽ đặc biệt từ thởi mở đầu Công lịch với sự xuất hiện của Đức Chúa Jesus. Hơn hai ngàn năm qua, vùng đất này hầu như chẳng mấy yên hàn bởi các cuộc chiến liên miên nguyên do từ tôn giáo, sắc tộc và nguồn nước,...
Chẳng hiểu, các nhà văn xứ ta nghĩ gì, chứ Trần Đăng Khoa, tôi biết, cùng với nhyuwxng gì mắt thấy tai nghe ở vùng đất đặc biệt này, ông còn bận lòng bởi quá khứ, ấy là mấy cuộc chiến mà mình từng tham gia, chiến trường Campuchia và cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông,...
Bởi ngay trước đó, trong cả chuyến đi, trên đường ông cùng Đoàn Nhà văn Việt Nam sang thăm Palestin, Trần Đăng Khoa và tôi (Nguyenx Chu Nhạc) bàn luận quanh bài viết của tôi- “Đảo Chìm của Trần Đăng Khoa, chuyện ngoài truyện”., khi mà ký ức của ông bừng sống dậy!?...
 
 
Thay đổi trang: << < 789 | Trang 9 của 9 trang, bài viết từ 121 đến 128 trên tổng số 128 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2023 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9