Y thơ sơ lĩnh phần 1
buivhai 03.06.2010 07:54:55 (permalink)
Mình có học Đông y nên chuyển phần lý thuyết cơ bản thành thơ cho dễ học, rất được các bạn cùng khóa hưởng ứng. Mình trích vài đoạn có lẽ dễ hiểu cho mọi người tham khảo và biết cách giữ sức khỏe.  hi vọng có ích cho mọi người (y rất khó nên khi chuyển thành thơ có đôi chỗ hơi ép, tuy nhiên so với học bằng sách thường thì dễ hơn nhiều đấy... hi .... )


            Y thơ sơ lĩnh
 
(Những điều thầy dạy thâm sâu
Mình đang sơ học chỉ mong hiều dần)
                                                Bùi Hải
 
Học viên khoá I lớp lương y cơ sở Bảo Long - Hà Nội
 
 
PHẦN I
 
TỰ SỰ
 
Từ lâu đã cảm nghề y
Cơ duyên chưa tới, biết sao thành nghề
Tới rồi lại chẳng phải thời
Nhưng mà không học, sẽ hoài băn khoăn
Lời thầy dạy vốn là văn
Muốn ghi tạc dạ, ta biên thành vần
Sơ lĩnh thiếu sót muôn phần
Nhất là phần mạch, thiết , còn sơ khai
Bạn đọc rồi, phải đọc chăm
Sách chẩn thiết yếu: thầy Khai biên tài
Đừng chê mình nói dông dài
Y mà sơ lược muôn phần hiểm nguy
Lược bỏ cắt xén ở đây
Chỉ vì không đủ thời gian nên đành.
Bạn ơi cố học cho dành
Chỗ nào không hiều, mang ngay hỏi thầy.
 
                                                                  
PHẦN II
HỌC THUYẾT
THIÊN NHÂN HỢP NHẤT
 
Thiên là vũ trụ bao la
Luôn tuân quy luật âm dương, ngũ hành
Người thì nhỏ bé nên đành
Là vũ trụ nhỏ, vận hành theo thiên
Thức thời, phải hiểu tự nhiên
Thích nghi, chế ngự, mới mong sinh trường
“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”(1).
 
 
 
                                                (1)Lương y Tuệ tĩnh
Còn tiếp nhé
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.06.2010 09:02:57 bởi buivhai >
#1
    buivhai 03.06.2010 10:04:20 (permalink)
    Mấy phần mình để trống chỉ dành cho bọn học y chúng mình, bạn nào thích tìm hiểu nhắn mình gửi cho
     
    PHẦN III.
    KHÁI NIỆM VỀ KHÍ,
    HUYẾT, TINH, TÂN DỊCH, THUỶ, HOẢ
     
     
    PHẦN IV
     KHÁI NIỆM VỀ LƯỠNG NGHI,
    ÂM DƯƠNG, TỨ TƯỢNG, NGŨ HÀNH
     
    PHẦN V
    TẠNG - PHỦ; KINH - LẠC
     
    PHẦN VI
    NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
     
    Ngoại tà là gốc ở ngoài
    Gốc trong cơ thể gọi là nội nhân
    Còn do bất nội ngoại nhân
    Là nguyên nhân khác để sau sẽ bàn.
     
    I. Ngoại tà:
     
    Nguyên nhân gây bệnh bên ngoài
    Là do lục khí bất thường mà ra.
    Hoả, thử, táo - thấp, hàn, phong
    Vốn là chính khí địa - thiên qua người
     
    Thường thì vận hoá âm dương
    Giúp cho sự sống trong ta thăng bằng
    Một khi thiếu, hoặc là thừa
    Tức thì gây bệnh gọi chung ngoại tà
     
    Ngoại tà khi mới vào thân
    Gọi là cảm mạo “tức giai đoạn đầu”
    Vệ khí, chính khí còn nhiều
    Chính tà kháng cự nhiệt thời sinh ra
     
    Muốn trị bệnh, phải phân minh
    Chia ra khó, dễ, để riêng ta bàn:
     
    Đối với hoả, thử , táo tà
    Đánh nhanh rút gọn, bệnh này chẳng lo
     
    Chỉ xem chừng thấp, hàn, phong
    Có tính ẩn phục, lẩn vào kinh nhanh
    Lẩn vào gây tắc đường kinh
    “Bất thông tắc thống” – bệnh lưu trường kì.
     
    1. Hoả tà:
     
    Hoả tà có tính bốc lên
    Miệng khô, mặt đỏ, sốt cao,  nói xàm
    Loét lưỡi là hoả ở tâm
    Vị hoả sưng lợi, can đau mắt liền
    Hoả tà bức huyết vong hành
    Tổn thương mạch lạc, phát ban trên người
     
    Âm hư nội hoả sinh ra
    Có mồ hội trộm, trong xương nhức nhiều
    Đôi gò má đỏ làm sao
    Triều nhiệt, phiền uất, ho khan, lưỡi hồng
     
    #2
      buivhai 03.06.2010 10:08:36 (permalink)
      2. Thử tà:
       
      Thử là chủ khí mùa hè
      Có tính  “thăng tán” chia ba dạng này
      Đau đầu, sốt chẳng mồ hôi
      Khát nước, mệt mỏi, gọi là dạng Thương
      Trúng thử là dạng nặng hơn
      Chân tay lạnh toát, mồ hôi ra nhiều
      Chóng mặt, khó thở, hôn mê
      Gọi là say nắng, dân gian quen rồi.
      Thử thấp xung đột âm - dương-
      Kiết lị, ỉa chảy, bệnh hay nhiễm trùng.
       
      3. Táo tà:
       
      Táo là chủ khí mùa thu
      Lương táo gây sốt, họng khô, ít đờm
      Đau đầu mà chẳng mồ hôi
      Người thì sợ lạnh đắp chăn thêm nhiều
      Ôn táo miệng khát tâm phiền
      Sốt cao đau ngực, đau đầu, mũi khô
      Nội táo gầy ốm lưỡi khô
      Bì mao khô nốt là do sốt dài
      Hoặc do ỉa chảy lâu ngày,
      Hoặc do tạng nhiệt, đắng, cay quen dùng
       
      4. Thấp tà:
       
      Trưởng hạ chủ khí thấp tà
      Hợp với tà khác gây hàn, thử, phong.
      Ngoại thấp xâm nhập vào trong
      Gây đau nhức mỏi, thuỷ không vận hành
      Đới hạ, bạch trọc sinh ra
      Đầy bụng, ỉa chảy cũng do thấp này
      Nội thấp là bởi tỳ hư
      Thuỷ thấp ứ trệ, vận hành không xong
      Nếu ứ mà ở thượng tiêu
      Ngực sườn đầy tức, mắt hoa, nặng đầu
      Trung tiêu thì bụng trướng đầy
      Kém ăn, ỉa chảy chân tay nặng nề
      Thuỷ thấp ứ ở hạ tiêu
      Tiểu ít, tiểu đục, chân phù, khí hư
      (Khí hư “huyết trắng” ở phụ nữ).
       
      5. Hàn tà:
       
      Hàn là chủ khí mùa đông
      Hợp cùng phong, thấp gây bao ưu phiền
       
      Phong hàn xem ở mục phong
      Hàn thấp ỉa chảy, bụng đau, nôn hoài
       
      Hàn vào tỳ, vị dương hư
      Hàn mà phạm phải da cơ: “cảm rồi”.
       
      Nội hàn, nội tạng sinh ra
      Là do dương kém âm gây sự liền
      Thượng tiêu: Tâm phế dương hư
      Trung tiêu: tỳ vị dương hư, vị hàn
      Hạ tiêu là thận dương hư
      Gây nên hen suyễn, liệt dương cho người.
       
      6. Phong tà:
       
      Phong tà là thuộc về dương
      Bốc lên, lan toả khắp nơi trong người
      Tính hoạt biến, di chuyển nhanh
      Vùng đau hay chạy chỗ này, chỗ kia.
      Bệnh nặng nhẹ, chuyển thật mau
      Hợp cùng tà khí dưới đây sinh phiền:
       
      Phong hàn: ngạt mũi, mạch phù
      Sợ lạnh, sợ gió, thịt xương nhức hoài
      Nếu sốt mà họng đỏ đau
      Lạnh thì không sợ, gió vào lại ghê
      Nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ
      Bắt mạch phù sác là phong nhiệt rồi.
       
      Phong thấp đau nhức khớp xương
      Bênh này thường gặp những ai tuổi nhiều.
      Nội phong không phải bên ngoài
      Mà do can nóng bất thường sinh ra
      Chứng này hiện trạng sốt cao
      Chóng mặt, hoa mắt, liệt thân, co người.
       
      II. Nội nhân:
       
      Thất tình là bảy thứ tình
      Sinh ra cảm xúc từ trong con người
      Thất tình thái quá chẳng nên
      Tổn thương nội tạng, sinh sôi bệnh nhiều
       
      Nộ quá thì tổn đến can
      Cáu gắt, uất ức, nguyệt kinh không đều (Phụ nữ)
      Suy tư quá độ, tổn tỳ
      Gây ăn uống kém, bụng đầy, bế kinh
      Tâm bào lạc tổn, do buồn
      Lo lắng nhiều quá, phế thì tổn thương
      Vui mừng thái quá, tổn tâm
      Làm cho mất ngủ, hay quên, hay cuồng
      Thận tổn, sợ quá mà nên
      Mặt mày tái bệch, người như mất hồn
      Kinh hoàng, đởm tổn, thật buồn
      Nhiều người đột tử là do chứng này.
       
      III. Nguyên nhân khác:
       
      Một là dục quá chẳng nên
      Sẽ làm hại thận, tổn tinh, yếu người
      Hai trật đả nặng, khó hồi
      Ba trùng thú cắn mà gây nhiễm trùng.
       
      #3
        buivhai 03.06.2010 10:17:08 (permalink)
        PHẦN VII
        BÁT CƯƠNG
         
        Bát cương chẩn đoán, tìm phương
        Âm, dương, biểu, lý, thực, hư, nhiệt, hàn
        Âm là chứng: lý, hư, hàn
        Còn biểu, thực, nhiệt, chứng dương chính phần
        Dương hư sinh chứng ngoại hàn
        Âm hư nội nhiệt sinh sôi, đúng rồi.
        Biểu chứng là bệnh ở ngoài
        Lý chứng bệnh đã truyền sâu vào lòng
        Hư thì chính khí nhược, hư
        Thực là tà khí nhập thân gây phiền
        Hàn, nhiệt: chất bệnh giúp thầy
        Chẩn đoán cho đúng, đặt phương hợp thời.
         
         
         
         mấy phần dể trống chỉ dang cho các bạn học y (ai muốn tìm hiểu nhắn mình gửi cho)

         
        PHẦN VIII
        CHẨN ĐOÁN HỌC
         
        PHẦN IX
        CÁC HỘI CHỨNG BỆNH
         
        I. Các hội chứng bệnh về khí, huyết, tân, dịch
        1. Hội chứng bệnh về khí
        a. Khí hư:
         
        Khí hư ăn uống thất thường
        Suy nghĩ mệt mỏi lâu ngày gây nên
        Khí hư mạch sẽ tế hư
        Thở ngắn, mệt mỏi, chẳng ăn uống vào
        Lưỡi nhạt, tự xuất mồ hôi
        Khí hư hạ hãm như sa trực tràng…
         
        b. Khí trệ:
         
        Khí trệ uất ức mà nên
        Đường khí trở ngại, khí hư yếu hành
        Bụng thấy đầy trướng và đau
        Lúc nhiều, lúc ít, lại không rõ ràng
        Ợ hơi, trung tiện giảm đau
        Khí trệ sườn, ngực, gây đau ngực sườn
        Ở ruột phúc thống (bụng đau)
        Trệ ở trường vị – vị quan thống rồi.
         
        c. Khí nghịch:
         
        Khí nghịch đáng giáng lại thăng
        Hoặc hành quá mạnh, hơn khi bình thường
        Phế nghịch: ho, suyễn, ho cơn
        Vị thì nôn mửa, nấc và ợ hơi
        Can khí thượng nghịch đau đầu
        Can khí hoành nghịch gây đau ngực sườn
        Thượng vị: ỉa lỏng, nôn chua.
        Can thận khí nghịch: bôn đồn chuột đi.
        #4
          buivhai 03.06.2010 10:23:17 (permalink)
          2. Hội chứng bệnh về huyết:
          a. Huyết hư:
           
          Huyết hư do mất máu nhiều
          Tỳ vị hư nhược, hoá sinh giảm dần
          Lâm sàng xanh mặt, mắt hoa
          Môi nhợt, mất ngủ, tay chân tê hoài
          Mạch tế, hay tế sác hư
          Sắc bệnh không nhuận, ngực nghe trống dồn
          Thở gấp, đoản khí kèm theo
          Thì là khí huyết đều hư cả rồi.
           
          b. Huyết ứ:
           
          Huyết ứ: huyết chậm tuần hoàn
          Nên mới ứ lại, hay ra tụ ngoài
          Thường là vì bị chấn thương,
          Khí trệ gây ứ, hoặc do hàn làm
          Lâm sàng đau nhói dùi châm
          Tại nơi ứ huyết, thấy đang sưng bầm
          Tạng phủ ứ huyết to hơn
          Sờ vào đau lắm, lưỡi xanh tím rồi.
           
          c. Huyết nhiệt:
           
          Huyết nhiệt: nội nhiệt, nhiệt tà
          Lưới đỏ, vật vã, tâm phiền, miệng khô
          Người nóng, chẳng uống nước đâu
          Mạch tế, tế sác, ban đêm nóng nhiều
          Nhiệt mạnh bức huyết ra ngoài
          Gây nôn, chảy máu, chẩn, ban trên người
          Đại tiện ra máu bạn ơi
          Phụ nữ kinh nguyệt, nhiều ghê trước kỳ
           
          d. Chảy máu:
           
          Huyết nhiệt màu máu đỏ tươi
          Mạch sác lưỡi đỏ, cả đêm trọc trằn
          Tỳ hư không thống huyết rồi
          Mạch tế vô lực, máu dai nhạt màu
          Huyết ứ máu cục, sẫm màu
          Mạch sác, lưỡi tím, đau như kim làm.
          #5
            buivhai 03.06.2010 10:26:43 (permalink)
            3. Hội chứng bệnh về tân dịch:
            a. Thiếu tân dịch:
             
            Tân dịch mà thiếu là do
            Mồ hôi, ỉa chảy, tiểu, nôn quá nhiều
            Hoặc do sốt nặng kéo dài
            Hoặc tỳ, phế, thận: công năng loạn làm
            Lâm sàng miệng khát họng khô
            Da khô, táo bón, tiểu không ra nhiều
            Bắt mạch tế sác bạn ơi
            Sốt cao gây bệnh, khát ghê, vật nhiều
            Nếu kèm thở ngắn, mệt nhiều
            Mạch mà hư nhược: khí âm hư đều
            Chữa phải thanh nhiệt dưỡng âm
            Tăng tân bổ dịch, mới mong bệnh lành.
             
            b. Tân dịch ứ đọng:
             
            Tân dịch ứ đọng là do
            Phế, tỳ và thận chức năng không tròn
            Lâm sàng: hen., suyễn, đờm nhiều
            Thở gấp, hơi ngắn, ngực nghe trống dồn
            Mạng sườn, bụng bị trướng đầy
            Đại lỏng, tiểu ít, ăn vô nhạt mồm
            Rêu lưỡi dày, bắt mạch nhu
            Cổ trướng; mặt, mắt, chân phù cả lên.
             
             
            #6
              buivhai 03.06.2010 10:36:03 (permalink)
              II. Hội chứng bệnh tạng phủ:
              1. Tâm:
              A. Hư chứng:
              a. Tâm dương hư, tâm khí hư:
               
              Tâm dương hư, tâm khí hư
              Hội chứng thường gặp ở nơi người già.
              Lâm sàng tự xuất mồ hôi
              Trống ngực, thở ngắn, làm chăm bệnh nhiều.
              Tâm khí hư sắc mặt xanh
              Mạch hư, lưỡi nhạt, mệt vô lực rồi
              Tâm dương hư, mặt cũng xanh
              Mạch nhược kết đại, lạnh người, tay chân.
              Nếu mà hư thoát tâm dương
              Chân tay quyết lạnh, mồ hôi không ngừng
              Mạch vi muốn tuyệt, môi xanh
              Muốn chữa cứ phải tuỳ theo bệnh tình.
               
              b. Tâm huyết hư, tâm âm hư:
               
              Tâm huyết hư, tâm âm hư
              Do sinh huyết giảm hoặc sau xuất nhiều
              Lâm sàng mất ngủ hay quên
              Vật vã, hồi hộp, cứ kinh sợ hoài
              Tâm huyết hư sắc mạt xanh
              Lưỡi nhạt mạch yếu, mắt hoa, váng đầu
              Tâm âm hư: hãn tự trào
              Mạch thì tế sắc, ngũ tâm nhiệt phiền
              Lưỡi đỏ, rêu ít, sốt hờ
              Phép chữa thì cứ dưỡng tâm an thần.
               
              B. Thực chứng:
              a. Tâm hoả thịnh:
               
              Tâm hoả thịnh bởi lục dâm
              Tình chí hoá hoả bên trong con người
              Do dùng thuốc nóng quá nhiều
              Hoặc đồ cay, béo ăn nhiều mà ra
               
              b. Tâm huyết ứ đọng do trở ngại:
               
              Âm thịnh hay tâm khí hư
              Tình chí khích động hoặc dương hư làm
              Đàm trọc ngưng tụ sinh ra
              Chứng ứ đọng huyết ở tâm đây mà
              Lâm sàng đau trước vùng tim
              Lúc không, lúc có, lan dần lên vai
              Nặng tay, chân lạnh, xám môi
              Mạch tế hoặc sáp: ứ tâm huyết rồi.
               
              c. Đàm hoả nhiễu tâm và đàm mê tâm khiếu:
               
              Tinh thần kích động làm cho
              Khí bị kết lại, sinh ra thấp người
              Thấp hoá đàm trọc rồi đây
              Thấp lâu hoá hoả làm phiền cho tâm
              Lâm sàng thần chí khác thường
              Nếu là đàm hoả nhiễu tâm: vật nhiều
              Miệng đắng, mất ngủ, sợ kinh
              Nặng thì cười nói huyên thuyên, thao cuồng
              Có kẻ lại đánh mắng người
              Mạch hoạt hữu lực, lưỡi rêu vàng dày
              Đàm mê tâm khiếu lơ mơ
              Chẳng ai bên cạnh nói luôn một mình.
              Nặng thì bất chợt ngã lăn
              Mạch trầm, huyền, hoạt, lưỡi rêu trắng đầy.
              #7
                buivhai 03.06.2010 10:46:21 (permalink)
                2. Phế:
                A. Hư chứng:
                a. Phế khí hư:
                 
                Phế hư do nói quá nhiều
                Hoặc là tâm, thận, khí hư cũng hành
                Hay tỳ chẳng vận tinh vi
                Thuỷ cốc lên phế làm cho phế tồi
                Lâm sàng lưỡi nhạt, mệt người
                Ngại nói, nói nhỏ, mạch hư: đúng rồi.
                 
                 b. Phế âm hư:
                 
                Phế âm hư: bệnh lâu ngày
                Hay bệnh mới mắc, tổn thương phế làm
                Lâm sàng ho nặng không đờm
                Hoặc đờm ít, dính, họng khô, người gầy.
                Xem lưỡi thì thấy đỏ lên
                Mạch tế vô lực, dịch tân không nhiều.
                 
                Âm hư hoả vượng khát khô
                Mạch thì tế sác, mồ hôi trộm nhiều,
                Lưỡi đỏ, chiều phát sốt lên
                Miệng thì khô khát ho ra máu liền.
                 
                B. Thực chứng:
                a. Phong hàn thúc phế:
                 
                Ho mà tiếng mạnh, đau mình
                Mũi chảy, sợ lạnh, đờm loang, trắng mồm (lưỡi)
                Miệng không khát, mạch khẩn phù
                Phong hàn thúc phế chính danh chứng rồi.
                 
                b. Phong nhiệt phạm phế:
                 
                Đau họng, khạc có đờm vàng
                Bắt mạch phù sác, lưỡi xem đỏ đầu
                Thanh nhiệt, tuyên phế: chữa tài
                Phong nhiệt phạm phế chính danh bẹnh rồi.
                 
                c. Đàm trọc làm trở ngại phế:
                Mạch hoạt, rêu lưỡi trắng dày
                Khí suyễn, đờm trắng khạc ra dễ dàng
                Đàm trọc trở ngại phế đây
                Phép chữa: táo thấp hoá đàm là xong.
                 
                3. Tỳ:
                A. Hư chứng:
                a. Tỳ khí hư:
                 
                Ăn kém, tiêu hoa kém cùng
                Mệt mỏi vô lực, mặt hơi trắng, vàng
                Thở ngắn, ngại nói, bạn à
                Là lâm sàng của bệnh tỳ khí hư.
                 
                Tỳ mất kiện vận bụng đầy
                Ăn xong thì thấy lại càng đầy hơn.
                Đại tiện ra lỏng, mạch hư
                Chất lưỡi nhạt bệu, còn rêu trắng màu.
                 
                Tỳ hư hạ hãm: chảy rồi
                Nội tạng sa xuống thứ này, thứ kia.
                 
                Nếu mà bắt mạch nhược hư
                Đại tiện ra máu, kinh ra quá nhiều
                Rong kinh, chất lưỡi nhạt màu
                Tỳ không thống huyết chính danh bệnh rồi.
                 
                b. Tỳ dương hư:
                 
                Tỳ dương hư: bụng lạnh đau
                Đầy ấm dễ chịu, tứ chi bình thường.
                #8
                  buivhai 03.06.2010 10:51:19 (permalink)
                  B. Thực chứng:
                  a. Tỳ bị hàn thấp bao vây:
                   
                  Ăn phải đồ lạnh hoặc mưa,
                  Khí lạnh ẩm thấp bao vây lấy tỳ
                  Chức năng vận hoá rối lên
                  Ăn xong bụng trướng, buồn nôn uể người
                   
                  Mạch nhu hoãn, rêu lưỡi dày
                  Ôn trung hoa thấp, thày cho thuốc vào.
                  b. Tỳ thấp nhiệt:
                   
                  Thích ăn đồ béo, ngọt, nồng
                  Thấp tà uất hoả gây nên chứng này
                  Tỳ thấp, vị nhiệt uất nhau
                  Lâm sàng hoàng đản, chán ăn, rêu vàng
                  Sợ mỡ, sốt, bụng trướng đầy
                  Mạch thì nhu sác, miệng nghe đắng ngòm.
                   
                  4. Can:
                  a. Can khí uất kết:
                   
                  Tinh thần kích động làm cho
                  Can khí uất lại, huyết không vận hành
                  Lâm sàng đau ở cạnh sườn
                  Tính dễ cáu gắt, bắt ra mạch huyền.
                   
                  B. Can hoả bốc lên trên:
                   
                  Can khí uất, hoá hoả lên
                  Mặt đỏ, mắt đỏ, tai ù, sườn đau
                  Nhức đầu, dễ cáu, tiểu vàng
                  Miệng đắng, ho máu, máu cam đôi lần
                  Nôn máu, lưỡi đỏ rêu vàng
                  Huyền sác hữu lực đúng căn bệnh này.
                   
                  c. Hàn tích trệ ở can kinh:
                   
                  Hàn tà tích ở bên trong
                  Kinh can khí trệ gây căn bệnh này
                  Lâm sàng bụng dưới trệ căng
                  Lưỡi rêu nhuận trắng, đau lan tinh hoàn
                  Bắt mạch thường sẽ trầm huyền
                  Nếu mà muốn chữa: noãn can tán hàn.
                   
                  d. Can phong:
                   
                  Can hoả thì sẽ sinh phong
                  Sốt cao, cứng gáy, cơ co giật rồi
                  Tân dịch ít, lưỡi đỏ thêm
                  Bắt mạch huyền sác, chính căn bệnh này.
                  Âm hư dương vượng sinh phong
                  Huyền tế: chóng mặt, đau đầu ù tai.
                  Can huyết hư cũng sinh phong
                  Chi run, chóng mặt, bì tê, nhạt mồm (lưỡi).
                  Mạch huyền tế giống âm hư
                  Cách chữa thì có khác nhau đôi phần.
                   
                  5. Thận:
                  a. Thận dương hư:
                   
                  Tiên thiên không đủ sinh ra
                  Hay lao tổn quá; bệnh mang lâu ngày
                  Hoặc là suy lão làm cho
                  Thận dương hư mới sinh ra bệnh phiền.
                  Các triệu chứng thuộc hư hàn
                  Không cố sáp được tiểu, phân tinh trùng.
                  Lâm sàng sợ lạnh, liệt dương
                  Mặt trắng, lưỡi nhạt, đau vùng thắt lưng
                  Bắt mạch thì sẽ trầm trì
                  Hoặc hai mạch xích đều vô lực hoài.
                  Thận khí thêm các chứng sau
                  Di tinh, tiểu tiện nhiều lần, hoạt tinh
                  Lại không tự chủ, đái dầm,
                  Hoặc hay ỉa lỏng ở nơi người già.
                  Thận hư chẳng nạp khí, thêm:
                  Hen suyễn khó thở, mạch phù lực không
                  Thận hư không khí hoá thì:
                  Bụng đầy, đái ít, toàn thân bị phù
                  Khó thở, lưỡi nhạt, bệu mồm
                  Bắt mạch trầm tế: đúng rồi thận hư.
                   
                  b. Thận âm hư:
                   
                  Thận âm hư: mất máu nhiều
                  Hoặc mất tân dịch, tổn hao tinh trùng
                  Do uống thuốc nóng lâu ngày
                  Hay người mắc bệnh sốt cao kéo dài
                  Triệu trứng biểu hiện: nhiệt hư
                  Lâm sàng hoa mắt, ù tai, chóng đầu
                  Mồ hôi ra trộm, di tinh
                  Miệng khô, lưỡi đỏ, ngũ tâm nhiệt phiền.
                  Bắt mạch tế sác bạn à
                  Phép chữa: tư bổ thận âm ta làm.
                  #9
                    buivhai 03.06.2010 10:55:27 (permalink)
                    6. Đởm:
                    Can đởm biểu lý tạng phủ
                    Can đởm phối hợp để sinh bệnh nhiều
                    Lâm sàng các triệu trứng sau:
                    Vàng da, rét, sốt, rồi đau mạng sườn
                    Miệng đắng, nôn mửa nước nhiều
                    Phép chữa: hoà giải thiếu dương ta làm.
                     
                    7. Vị:
                    a. Vị hàn:
                     
                    Vị hàn do sống, lạnh ăn.
                    Lâm sàng thượng vị đau âm ỉ, nhiều.
                    Gặp lạnh thì sẽ đau tăng
                    Trườm nóng thì đỡ, nước trong nôn hoài
                    Rêu lưỡi thì bị trắng, trơn
                    Trầm trì bước mạch, nếu không trầm huyền.
                    Muốn chữa ôn vị tán hàn
                    Bởi căn nguyên bệnh do hàn mà ra.
                     
                    b. Vị nhiệt:
                     
                    Vị dương bẩm tố mạnh làm,
                    Hay tình chí hoả; ngoại tà vào trong
                    Ăn cay, ngọt, béo gây nên
                    Lâm sàng nóng rát, mau tiêu, đói nhiều
                    Đau vùng vị quản, lợi, răng
                    Thích uống nước lạnh, miệng hôi, ợ nhiều
                    Chất lưỡi thì đỏ rêu vàng
                    Bắt mạch hoạt sác chính do nhiệt làm.
                     
                    c. Ứ đọng thức ăn ở vị:
                     
                    Thức ăn ứ ở vị vì
                    Ăn không điều độ hay ăn quá nhiều.
                    Lâm sàng thượng vị tức đầy
                    Nôn chua, chẳng muốn ăn vào nữa đâu
                    Đại lỏng, táo bón, rêu dày
                    Bắt mạch thì hoạt, đúng căn bệnh rồi.
                     
                    d. Vị âm hư:
                     
                    Vị âm hư bởi sốt cao
                    Âm dịch của vị tổn thương gây phiền.
                    Lâm sàng họng, miệng đều khô,
                    Chẳng ăn, vật vã, nôn khan, trọc trằn.
                    Tiện táo, sốt nhẹ, lưỡi hồng
                    Mạch thì tế sác, rêu không có nhiều.
                     
                    8. Tiểu trường:

                    Tâm thì biểu lý tiểu trường
                    Nếu tâm hoả vượng, nhiệt qua tiểu trường
                    Gây nên triệu trứng hoả tâm
                    Môi miệng lở loét, tiểu ra đỏ màu.
                     
                    Tiểu trường hư giống tỳ hư
                    Tiểu trường khí thống – can kinh phạm hàn (giống).
                     
                    9. Đại trường:
                    a. Đại trường thấp nhiệt:
                     
                    Đại trường thường thấp nhiệt hè
                    Do ăn sống, lạnh, lại không sạch gì.
                    Làm trường vị bị tổn thương
                    Thấp nhiệt lúc ấy thừa cơ đánh vào.
                    Lâm sàng mót rặn, lỵ đi
                    Đại tiện máu mũi, hậu môn nóng dần
                    Nước tiểu đỏ ngắn, lưỡi vàng
                    Mạch huyền hoạt, sác: đúng do bệnh này.
                     
                    b. Táo bón do tân dịch đại trường giảm:
                     
                    Do táo nhiệt ở đại trường
                    Vị âm hư chẳng xuống nơi đại tràng
                    Bệnh gặp ở những nhười già
                    Phụ nữ sau đẻ, đoạn sau nhiệt phiền.
                    (tức là còn gặp ở giai đoạn sau của bệnh nhiệt)
                    Lâm sàng đại tiện táo khô
                    Đi ngoài thì khó, mắt hoa, rêu vàng
                    Khô miệng, mạch tế, sáp rồi.
                    Nhuận trường thông tiện, chữa theo thuốc thầy.
                     
                    10. Bàng quang:
                    a. Bàng quang thấp nhiệt:
                     
                    Thấp nhiệt đổ xuống bàng quang
                    Lâm sàng tiểu rắt, lại đau, đục, vàng
                    Tiểu ra sỏi, mủ, lưỡi vàng
                    Bắt mạch thì sác, đúng căn bệnh rồi.
                     
                    b. Bàng quang bất ước:
                     
                    Bàng quang bất ước thường do
                    Thận khí hư tổn, đái ra nhiều lần
                    Đái không tự chủ, đái dầm
                    Muốn chữa, bổ thận, cố bàng quang đi.
                     
                     
                    #10
                      buivhai 03.06.2010 11:15:39 (permalink)
                       
                      III. Các hội chứng bệnh phối hợp của các tạng phủ:
                       
                       
                      IV. Hội chứng bệnh lục kinh, dịch vệ khí huyết.
                       
                      PHẦN X
                      NHỮNG NGUYÊN TẮC
                      VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH
                       
                      I. Những nguyên tắc chữa bệnh:
                       
                      Chữa bệnh phải rõ nguyên nhân
                      Ngọn, gốc, hoãn, cấp phân minh tỏ tường
                      Bổ, tả, khai, hạp, lưu tâm
                      Chính trị, phản trị luôn luôn rạch ròi
                      Lại tuỳ giai đoạn mà theo
                      Sơ, trung, mạt đó, nhìn vào đặt phương.
                       
                      1. Chữa bệnh phải tìm gốc bệnh (Trị bệnh tắc cầu kỳ bản):
                       
                      Chữa bệnh phải biết ngọn nguồn
                      Là do sự mất cân bằng âm dương
                      Một là bởi có nguyên nhân
                      Hai vì chính khí suy nên tạo thành
                      Muốn thiết lập lại thăng bằng
                      Khu tà, phù chính nhớ ngay nghe thầy
                       
                      2. Chữa bệnh phải phân rõ ngọn, gốc, hoãn, cấp (Tiêu, bản, hoãn, cấp):
                       
                      Ngọn, gốc tóm tắt như sau:
                      Ngọn là triệu trứng, gốc là nguyên nhân
                      Ngọn và gốc đối lập nhau
                      Gốc bệnh ở dưới, thuộc ngay lý phần
                      Ngọn bệnh thuộc biểu, ở trên
                      Khi chữa cần phải theo nguyên tắc này
                      Cấp thì phải trị ngọn ngay
                      Hoãn thì trị gốc, từ từ mà lo
                      Cả ngọn và gốc đều nguy
                      Thì cần phải chữa cả hai kịp thời.
                      #11
                        buivhai 03.06.2010 11:29:41 (permalink)
                        3. Chữa bệnh có bổ, có tả:
                         
                        Quá trình bệnh biến là do
                        Chính khí, tà khí đấu tranh không ngừng
                        Chính hư, tà thực thì nguy
                        Hư thì phải bổ, thực ta tả liền.
                         
                        4. Chính trị và phản trị:
                         
                        Bản chất của bệnh nhiều khi
                        Không hợp hiện tượng, thầy luôn phải dành
                        Chính trị, phản trị rạch ròi
                        Xét suy cho kĩ kẻo thang lại nhầm.
                         
                        5. Chữa bệnh phải có đóng, mở (khai, hạp):
                         
                        Chữa bệnh: thầy giống tướng quân
                        Thuốc là quân lính, bệnh như quân thù
                        “Bình Nam, bổ Bắc” từng phương…
                        Tuỳ vào quân giặc, thầy dàn quân ta.
                         
                        6. Chữa bệnh phải tuỳ giai đoạn bệnh sơ, trung, mạt:
                         
                        Giai đoạn khởi phát là sơ
                        Ta dùng pháp tả (hãn pháp), tà ra bên ngoài
                        Toàn phát, bệnh gọi là trung
                        Vừa bổ, vừa tả đẩy lui bệnh tình
                        Mạt là giai đoạn phục hồi
                        Tà suy thì chính cũng hư hao nhiều
                        Phải dùng phương pháp bổ, bồi
                        Dưỡng cho chính khí trong thân phục hồi.
                        #12
                          buivhai 03.06.2010 12:51:42 (permalink)
                          II. Bát pháp:
                          Chữa bệnh: cơ bản tám phương
                          Gọi là “bát pháp” của y cổ truyền
                          Tiêu, thanh, thổ, bổ, hoà, ôn
                          Hợp cùng hãn, hạ: tám phương cứu người.
                           
                          1. Tiêu pháp:
                           
                          Tiêu là phương pháp làm tiêu
                          Tích tụ, ngưng trệ: pháp tiêu chữa tài
                          Bệnh do huyết ứ mà ra
                          “Huyết phủ trục ứ” đúng phương cứu rồi
                          Khí tụ: “Tứ nghịch tán” phương
                          Đờm tích, phải hoá, viết thang “Nhị trần”
                          “Bảo hoà” thì hoá thức ăn
                          Nếu mà hư chứng, ta thêm bổ vào
                          Lưu ý cẩn thận khi dùng
                          Không dùng thuốc mạnh: người từng có thai
                          2. Thanh pháp:
                           
                          Thanh là dùng thuốc hàn, lương
                          Tạo thành bài thuốc chữa cho nhiệt phiền
                          Nhiệt khí: phương “Bạch hổ thang”
                          Nhiệt huyết: “Tê giác địa hoàng” là phương
                          Nhiệt dinh: phương “Thanh dinh thang”
                          Nhiệt độc ở lý sinh sôi
                          Thanh nhiệt, giải độc: dùng thang “Tứ hoàng”
                          #13
                            buivhai 03.06.2010 13:07:26 (permalink)
                            3. Thổ pháp:
                             
                            Thổ pháp là phép gây nôn
                            Dùng khi ngộ độc, thức ăn đang còn
                            Người già, phụ nữ có thai
                            Khó thử, sau đẻ, nhớ luôn coi chừng
                             
                            4. Bổ Pháp:
                             
                            Phép bổ chữa các chứng hư
                            Âm hư: “Lục vị”; “Tả quy” ta dùng
                            Bổ dương: trị thận thượng hư
                            Thì dùng “Bát vị” hoặc là “Hữu quy”
                            Bổ khí :Tứ quân tử thang
                            Bổ huyết: “Tứ vật” là thang chuyên dùng
                            5. Hoà pháp:
                             
                            Chứng bệnh do mất điều hoà;
                            Bán biểu, bán lý: hoà phương ta dùng
                            Rét rồi nóng, ngực sườn đầy
                            Buồn nôn, miệng đắng: Tiểu sài hồ thang
                            Sốt rét (ngược tật): dùng “tiểu sài hồ”
                            Thêm vào thảo quả, binh lang, thanh bì…
                            Can tỳ, can vị bất hoà
                            Dùng “Tiêu dao tán” chính là đúng thang.
                             
                            6. Ôn pháp:
                             
                            Ôn là dùng các thuốc ôn
                            Chữa hàn vào lý, hoặc khi lý hàn
                            Tỳ dương hư; chứng thái âm
                            Thì ta có phép: ôn trung trừ hàn
                            Thận dương hư: bổ thận dương
                            Có thang “Bát vị” là phương cần dùng
                            Phù thũng: tỳ thận dương hư
                            “Chân vũ thang” đó, uống ngay kẻo phiền
                            “Chứng ngũ canh tả” thì nên
                            Ôn dương, chỉ tả, dùng phương: “Tứ thần”
                            Thoát dương dùng phép hồi dương
                            Có thang “Tứ ngịch”, lên ngay tinh thần.
                            #14
                              buivhai 03.06.2010 13:11:12 (permalink)
                              7. Hãn pháp:
                               
                              Hãn là phép xuất mồ hôi
                              Dùng khi ngoại cảm, bệnh đang ở ngoài
                              Lưỡi trắng, sợ rét, mạch phù
                              Sốt mà không khát, cảm phong hàn rồi
                              Phù hoãn lại có mồ hôi
                              “Quế chi thang” có, biểu hư: trị liền
                              Mạch phù khẩn, chẳng mồ hôi
                              Gọi là biểu thực, “Ma hoàng thang” đây
                              Ỉa chảy, mất nước, hoặc nôn
                              Không dùng phép hãn chữa đâu nghe thầy
                              Mùa hè tránh mất nước nhiều
                              Bệnh cả biểu, lý, thì dùng nhiều phương.
                               
                              8. Hạ pháp:
                               
                              Làm xổ, hạ pháp là đây
                              Đưa chất ứ đọng ở trong ra ngoài
                              Dùng để chữa những chứng sau
                              Táo bón bởi huyết âm hư
                              Phụ nữ sau đẻ, khí hư, người già…
                              Chứng huyết ứ ở đại trường
                              Mà dùng hạ pháp thì là đúng phương.
                              Nếu chữa “chứng phủ dương minh”
                              Thừa khí thang có tuỳ theo ta dùng
                              (Theo bệnh, thể chất người bệnh)
                              Phù thũng, cổ trướng chỉ dùng
                              Người bệnh còn khỏe, chớ quên nghe thầy
                               
                              III. Các phương pháp dùng thuốc bên ngoài:
                               
                              Ngoài dùng bát pháp ở trên
                              Còn dùng xông, tắm, ngâm, bôi, đắp chườm
                              Dán, ngậm, thổi mũi, bóp, xoa
                              Nhét thuốc, đặt thuốc… nhiều phương vô vàn.
                               
                               
                              #15
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9