(URL) Một thoáng Nguyễn Duy
mickey 17.07.2005 01:58:28 (permalink)
Một thoáng Nguyễn Duy
Nguyễn Tý

Tôi có cái may mắn được gần gũi và cùng làm việc với nhà thơ Nguyễn Duy tuy chỉ khoảng 5 năm nhưng thời gian được gần anh quả là rất có ích cho tôi trong những ngày lò dò vào con đường văn chương nghệ thuật. Và cũng từ đó, tôi có được những trải nghiệm mà nhà thơ Nguyễn Duy “truyền thụ”. Có thể nói không ngoa rằng ai đó nếu gần anh sẽ có thể viết được nhiều bài báo và những giai thoại hay, nhưng để gặp được anh quả là rất khó. Nhân anh đang tổ chức triển lãm, tôi chỉ có vài cảm nhận về anh qua cuộc triển lãm lần này.
Người luôn tạo ra những sự kiện (kỷ lục)

Năm 1997, nhà thơ Nguyễn Duy tuyên bố giã từ “nàng thơ” sau 30 năm cùng yêu ghét với nàng. Để rồi năm 1998, lần đầu tiên anh lại tổ chức triển lãm thơ trên giấy dó và in lịch thơ, cho đến nay đã trải qua 7 con giáp, anh cho biết sẽ làm tuyển tập thơ 12 con giáp in trên lịch. Và lần này – cũng là lần đầu tiên Nguyễn Duy lại tái xuất giang hồ với cuộc triển lãm lần này.

Hôm ấy, tôi hay tin anh có tổ chức cuộc triển lãm đúng dịp kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Bác 19-5 và kéo dài đến 25-5-2005 (vì khoảng hơn bốn tháng tôi không được gặp anh) qua nhà thơ Nguyễn Lâm đó là sự thiếu sót, ngay chiều hôm ấy tôi đã kịp đến “mục sở thị”. Phải nói Nguyễn Duy đã không làm thì thôi, chứ đã bắt tay vào làm ngô khoai đàng hoàng rõ nét lắm. Ai cũng trầm trồ khen nhất là các bạn sinh viên đang ở thư viện chuẩn bị “ngày thi tương lai thúc hối”, tôi bắt gặp những chiếc áo lam, nâu sòng của các vị sư, có lẽ họ đến đây ngoài xem thư pháp họ còn đọc các bài thơ của các vị thiền sư, ni cô, vua… thời Lý Trần. Xem xong tôi phóng xe đến nhà riêng để gặp anh nhằm lấy vài thông tin báo chí để kịp viết bài này, chưa kịp nhấn chuông anh đã ra mở cổng và bảo tôi: “Có việc gì anh em cùng lên xe vừa đi vừa nói chuyện”. Khi ấy anh chở những cuốn sách Thơ thiền này đi chỉnh sửa một số sai sót nhỏ.

Tranh thủ dịp may hiếp có này tôi đã có cuộc phỏng vấn ngắn “bỏ túi”.

- Thưa anh, để có cuốn sách và cuộc triển lãm, anh đã tốn thời gian bao lâu?

Nhà thơ Nguyễn Duy: Về cuốn sách đã bắt tay từ năm 2000 (nay đã 5 năm), còn để triển lãm mất 6 tháng, trong đó có 3 tháng phải làm việc liên tục, 3 tháng chuẩn bị. Cách làm việc là “toàn gia”, làm xong nhẹ nhõm vô cùng.

- Còn những cộng sự như nhà thơ Mỹ Kevin Bowen và Nguyễn Bá Chung anh thực hiện với họ như thế nào?

- à, họ đều không có mặt (một ở Mỹ, một ở Pháp) mọi việc đều thông qua thư điện tử (e-mail) cả.

- Được biết, kinh phí đều do anh tự… bỏ ra và để thực hiện hai cuốn sách còn lại, anh có nguyện vọng gì?

- Nhóm tác giả tự đầu tư thời gian, tâm trí và tài lực làm việc không tính toán và cũng không thể tính toán thành giá trị vật chất được. Để thực hiện dự án này, riêng một vài người thì không làm nổi. Cần có sự chung tay, tiếp sức của nhiều người, kể cả đầu tư của Nhà nước. Chúng tôi kêu gọi cả Nhà nước cùng những ai có tấm lòng với công việc này hãy nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ chúng tôi một cách thiết thực như Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn đã và đang làm.

Trăn trở cùng vốn văn hoá dân tộc

Tâm sự với tôi trên hai vòng xe xong, anh như vừa trút gánh nặng trên vai vì từ khi bị tai nạn (đúng ngày Nhà giáo năm 2001) phải đóng đinh vào chân. Mà anh nói vui: “Bị hai thằng Bin Laden tông vào!”. Những ngày nằm dưỡng thương anh đã chiêm nghiệm về những chặng đường anh đã trải qua nhất là về vốn văn hóa của hai thời kỳ Lý – Trần có nền thơ ca, đạo Phật rực rỡ nhất. Nhiều người cho rằng đó là lúc anh hoài cổ, riêng tôi nhận thấy ấy là lúc anh hoài niệm vậy).

Hãy xem một số bài thơ Thiền chữ Hán và dịch:

Nhập tục luyến thanh sơn

Sơ cầu cùng thu thủy

Sàm nham lạc chiếu trung

Ngang đầu khan bất tận

Lai lộ hựu trùng trùng

(Pháp Loa Đồng Kiên Cương, 1284-1330)

Có và không

Có thì tự mảy may

Không thì cả thế gian này cũng không

Kìa xem bóng nguyệt lòng sông

Ai hay có có không không là gì…

(Thiền sư Từ Lộ (Từ Đạo Hạnh, ?-1117)

Vâng, lần đầu tiên, một cuốn sách ngoại cỡ (80x110cm) in trên giấy dó truyền thống của Việt Nam, gồm 30 bài thơ thiền được thực hiện rất công phu, tinh tuyển trong kho tàng văn chương Lý – Trần (thế kỷ X – XIV), được minh hoạ bằng ảnh nghệ thuật do chính nhà thơ Nguyễn Duy chộp trong chuyến hành hương chinh phục Yên Tử bằng tam ngữ (Hán – Việt – Anh), do Nguyễn Duy chủ biên và thể hiện, với sự cộng tác và biên soạn và biên dịch của hai nhà thơ Mỹ là Mỹ Kevin Bowen và Nguyễn Bá Chung (gốc Việt); Học giả – Nhà nghiên cứu Phật học Lê Mạnh Thát viết lời giới thiệu; Giáo sư Nguyễn Huệ Chi hiệu đính phần Hán văn; Nguyễn Duy Sơn thiết kế mỹ thuật. Sau cuốn sách này, nhà thơ Nguyễn Duy sẽ làm nốt hai cuốn thơ Thiền còn lại. Và tiếp theo sẽ lần lượt tới những tác giả tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du (phần thơ chữ Hán), Hồ Xuân Hương… cho tới Hồ Chí Minh (Nhật ký trong tù). Sách tam ngữ sẽ dần được nâng lên đa ngữ, thêm tiếng Pháp, Đức, Nga, Nhật. Trong lời tựa cho tập sách, TS. Lê Mạnh Thát viết: “Việc tập hợp lại một số bài thơ thiền tiêu biểu của Nguyễn Duy giúp người đọc có cái nhìn mới không chỉ về nền văn hóa trong quá khứ của dân tộc Việt Nam mà còn từ nền văn hóa quá khứ ấy xây dựng một lối sống mới trong quan hệ với đồng loại, với thế giới xung quanh”. Và như nhà thơ Nguyễn Trọng Tín hy vọng: “Sau TP.HCM, có thể cuốn sách sẽ góp mặt tại lễ hội 995 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2005). Và Nguyễn Duy còn hy vọng nó sẽ được giới thiệu ở nước ngoài”.

Có rất nhiều người còn nói đùa với nhau rằng bằng những đóng góp cho nền văn hóa nước nhà nhất là lĩnh vực văn học có lẽ cũng nên tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho nhà thơ Nguyễn Duy. Điều đó còn ở phía trước, chúng ta cũng có thể hy vọng lắm chứ.

(Báo Văn nghệ Trẻ)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.12.2006 09:24:15 bởi TTL >
#1
    HV09 11.12.2006 09:38:31 (permalink)

    Bài bình thơ ND của Chu Văn Sơn rất công phu và rất hay trên evan, Ai muốn đọc toàn văn thì theo link này:

    http://evan.com.vn/Functions/WorkContent/?CatID=4&TypeID=19&WorkID=1111&MaxSub=1111

    Trích mấy đoạn hay hay và tâm đắc vào đây thôi:

    ..."Nghĩ cũng vui, theo cái định nghĩa vĩ đại của Đêcac, đã có bao nhiêu cái khác nảy sinh. Hồi đánh Mỹ, cả Chế Lan Viên cùng Việt Phương đều nhất quyết: Ta đánh Mỹ vậy ta tồn tại. Trong tình yêu thì Lưu Quang Vũ cũng ngất ngây: Anh yêu em vậy anh tồn tại. Lời kia sắm vai triết gia của kháng chiến, lời này diễn vai triết nhân của ái tình. Còn Duy không thế. Duy nói lên cái triết lý thảo dân: Ta là dân vậy thì ta tồn tại. Thực tình, phải đến sau này, 1989, anh mới đúc thành châm ngôn tổng quát như vậy. Nhưng cái tư tưởng trọng dân thì vốn đã sẵn trong căn cốt của Duy."

    ...."Ta cũng hiểu vì sao trong nhân loại nhân vật của thi sĩ này, hình ảnh và thân phận những người máu mủ ruột rà của anh lại động lòng người đến vậy: bà - "bà mò cua xúc tép ở đồng Quan / bà đi gánh chè xanh Ba Trại / Quán Cháo Đồng Giao thập thững những đêm hàn", mẹ - "Mẹ ta không có yếm đào / nón mê thay nón quai thao đội đầu", cha - "ai thấy nữa ông già đầu bạc xoá / đẩy xe thồ ngang dọc lũng Tà Cơn"... và vợ. Duy dành cho vợ hẳn một tập thơ - tập "Vợ ơi" (1995). Việc này ở ta xem ra là độc nhất vô nhị. Cảm hứng về người yêu thì vô tận, cảm hứng về vợ lại dễ... cùng tận. Người ta vẫn kháo nhau rằng thơ cho vợ chỉ có độc một loại thôi: ấy là "thơ... vẹo". Nghĩa là "theo vợ" ấy mà! Nhưng Duy không thế. Thơ về vợ của Duy gợi ta nhớ đến Tú Xương. Cũng thương rát lòng, cũng đau thắt ruột, cũng cười ra nước mắt. Bà Tú xưa chênh chao ở mom sông, bà Tú nay chòng chành giữa phố: "Áo mưa vợ giăng cánh buồm giữa phố / Chồng với con mấp mé một thuyền đầy / Năm tháng bão giông sang sông lũ đổ / Một tay em chèo chống ngày ngày ngày". Có điều, ông tú đời nay không thể chỉ thương với hận suông. Mỗi khi bà tú đời mới lăn ra ốm, ông tú Duy (thực ra là ông cử) lập tức hoá thành ngựa thồ để lo đủ "việc thiên việc địa việc nhà / một mình anh vãi cả ba linh hồn".



    Thơ Nguyễn Duy


    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9