Thư của người lạ (Lin Yu Tang)
dohop 01.07.2010 07:08:34 (permalink)
0

Thư của người lạ

Đã gần đến trưa rồi. Ngày hôm nay thật nóng và không còn mấy ai ở ngoài phố. Quán trà của họ Vương nằm tuột dưới hai con đường sau những hành lang có mái che và khu chợ trong trung tâm Đông Thành, nơi tập trung các nhà hàng hạng nhất. Cái đám đông đến quán của họ Vương vào buổi sáng để nhấm trà và săn tin đồn nhảm lẫn tin tức đã giải tán, họ Vương đang rửa các ấm trà, có trên hai mưới ấm, và xếp chúng thành từng chồng trên kệ. Xong xuôi, ông ta lấy ống điếu ra và chuẩn bị nghỉ ngơi cho thoải mái thì thấy một người đàn ông cao lớn trang phục lịch sự bước vào quán. Cặp chân mày rậm và đôi mắt đen sâu tạo cho người khách có một diện mạo nổi bật.

Họ Vương chưa bao giờ thấy người này, nhưng ông ta chẳng ngạc nhiên. Đủ hạng người viếng quán; và điều này làm cho việc mở quán trà thú vị. Các thương gia và gia đình của họ, các học giả, dân buôn, kẻ cờ bạc, quân bịp bợm và khách xa lạ vãng lai đến nghỉ xả hơi và giải khát. Người đàn ông cao lớn chọn một cái bàn mé bên trong, người ta có cảm giác là ông ta hơi giữ kẽ, rất có thể là ông ta đang hồi hộp nữa.

Họ Vương thấy người khách bận rộn nên nghĩ là tốt nhất cứ để mặc kệ ông ta.

Chẳng bao lâu, một cậu bé bán rong đi ngang rao “Gà chiên ghim đây! Mại dzô! Gà gô chiên ngon tuyệt đây!”

Ông khách gọi cậu bé vào. Cậu ta, đầu trọc như một ông sư, đặt cái khay lên bàn và bắt đầu ghim những miếng gà chiên vào một cái que rồi rắc muối vào.

“Thưa ông, xin mời! Gà của ông đây!”

“Cứ để đó! Em tên gì?”

“Tăng Nhi. Vì em giống một chú tiểu!” cậu bé tươi cười ngây thơ.

“Em có muốn kiếm thêm tiền không, chú tiểu?”

“Muốn chứ!” Cặp mắt cậu ta sáng lên.

“Tôi muốn em làm công việc này cho tôi.”

Ông khách cao lớn này chỉ vào căn nhà thứ tư tính từ góc đường, phía một con hẻm nhỏ mở ra trên đường tại một điểm đối diện quán trà. Ông ta hỏi “Em có biết ai trong ngôi nhà đó không?”

“Đó là nhà của ông Hoàng Phủ, quan trong triều lo về nghi thức sắc phục.”

“Vậy sao? Em có biết bao nhiêu người sống trong căn nhà đó không?”

“Chỉ có ba người. Ông quan, bà vợ trẻ, và cô bé con nuôi.”

“Tốt lắm. Em có quen biết bà chủ không?”

“Bà ta ít ra ngoài lắm. Nhưng bả thường mua gà của em nên em biết. Tại sao ông hỏi vậy? ”

Người khách lạ này thấy họ Vương không để ý bèn lấy ra một cái hộp nhỏ và đổ ra năm mươi đồng tiền vào cái khay của cậu bé làm mắt cậu ta sáng rỡ. Ông ta nói “Cho em đó!”

Rồi ông ta đưa cho cậu bé một cái gói trong đó có đôi vòng xuyến vàng, hai cái trâm cài tóc ngắn và một mảnh giấy. “Em đưa ba cái này cho bà chủ nhà. Nhưng phải nhớ, nếu gặp ông chồng thì đừng đưa cho ổng. Rõ chứ?”

“Em phải đưa mấy cái này cho bà chủ. Em không được đưa cho ông quan của triều đình.”

“Giỏi lắm. Sau khi đưa tờ giấy đó cho bà chủ rồi, chờ bà ta trả lời. Nếu bà ta không đi với em, nói cho tôi biết bà ta đã nói những gì.”

Cậu ta đến căn nhà đã dặn nhưng khi vừa vén màn và kê mắt vào, cậu ta thấy ông quan ngồi trong phòng nhìn thẳng ra cửa. Hoàng Phủ là người đàn ông thấp người trong tuổi tứ tuần, vai rộng và khuôn mặt chữ điền bự và phẳng. Ông ta đã bận làm trong triều đình trong suốt ba tháng ròng và chỉ mới về nhà hai hôm nay.

“Mày làm gì ở đây?” vị quan réo lên và đuổi theo, cậu bé ngay tức tốc bỏ chạy. Hoàng Phủ tóm lấy vai cậu ta và lắc một cách dữ dội. “Mày muốn gì mà nhìn lén vào cửa nhà tao rồi chạy trốn như thế?”

“Một ông nhờ con đưa một gói cho bà nhà. Ổng bảo con đừng đưa cho ông!”

“Trong đó có gì vậy?”

“Con không nói đâu. Ổng dặn là không được đưa cho ông!”

Viên quan triều đình nện vào đầu cậu ta một cái bốp ra tiếng làm cho cậu ta co rúm và lảo đảo.

“Đưa cho tao!” Ông ta thét lớn với giọng nói khàn đầy uy quyền của một vị quan.

Cậu bé chỉ còn cách làm theo lệnh mặc dù vẫn chống đối, “Mấy thứ này không phải cho ông. Mấy thứ này là để cho bà mà!”

Hoàng Phủ phá bung cái gói và thấy mấy vòng xuyến vàng và cặp trâm và lá thư ngắn như sau:


Kính gửi Bà Hoàng Phủ:
Chắc là bà đang nghĩ là tôi quá ngạo mạn, nhưng từ lúc gặp bà trong nhà hàng, tôi không thể nào xóa được hình bóng của bà khỏi tâm tư của tôi. Tôi muốn tạt qua thăm bà, thế nhưng cái tên chồng của bà đã trở về. Tôi van xin được gặp riêng bà một mình. Xin bà đi theo người đưa thư này, hay là nhắn cho tôi biết cách để gặp riêng bà. Tôi gửi ít quà mọn này như là bầy tỏ sự kính trọng của tôi dành cho bà.

Kẻ ngưỡng mộ
(Không có chữ ký)


Vị quan triều đình nghiến răng. Ông ta nhướng mày và lạnh lùng hỏi. “Ai đưa mày cái thư này?”

Tăng Nhi chỉ về phía quán trà của họ Vương ngay ngoài ngõ và nói, “Một ông mày rậm, mắt thật bự, mũi hỉnh và miệng rộng đưa mấy thứ này cho con.”

Hoàng Phủ nắm cánh tay cậu bé và lôi cậu ta đến quán trà. Vị khách lạ đã đi mất. Bất kể sự chống đối của họ Vương, Hoàng Phủ đưa cậu bé về tư gia rồi nhốt lại. Cậu bé bây giờ đã kinh hãi đến tận cùng.

Hoàng Phủ vẫn còn run vì tức giận. Ông ta ra lệnh cho bà vợ ra ngoài. Bà vợ trẻ là một cô gái khá đẹp, mảnh khảnh mới 24 tuổi, với khuôn mặt nhỏ, thông thái. Thấy chồng mình mặt trắng bệch và thở hổn hển, cô không hiểu chuyện gì đã xảy ra.

“Nhìn mấy cái này!” Chồng của cô nhìn chằm chằm vào cô, ra lệnh.

Bà Hoàng Phủ thong dong ngồi xuống ghế. Cô lấy mấy món đồ ra xem.

“Đọc đi!”

Cô ta đọc rồi lắc đầu chậm rãi. “Thư này gửi cho em sao? Chắc là lộn rồi. Mà ai gửi vậy?”

“Làm sao tôi biết ai gửi? Bà biết! Bà đã ăn tối với ai trong suốt ba tháng khi tôi bận việc?”

“Anh biết em rõ mà,” Bà vợ trẻ nhẹ nhàng đáp lời. “Em không bao giờ làm những chuyện như vậy. Chúng mình đã nên đôi chồng vợ bảy năm rồi. Đã bao giờ em làm gì trái với bổn phận của người vợ chưa?”

“Thế thì cái thơ này từ đâu đến?”

“Làm sao em biết được?”

Không biết giải thích thế nào về lá thư để mà được trong sạch, bà vợ bắt đầu khóc nức nở và than vãn, “Tai họa lạ lùng tự nhiên rơi từ trên trời xanh rơi xuống!” Không một lời cảnh cáo, ông chồng dọng một cú vào mặt bà vợ trẻ. Bà Hoàng Phủ khóc lớn và chạy vào trong nhà.

Viên quan triều đình gọi đứa ở 13 tuổi, Dương Nhi, cũng là đứa con gái nuôi của ông ta. Tay áo ngắn của đứa bé để lộ cánh tay tròn, ửng đỏ do công việc giặt giũ. Cô bé đứng thẳng một cách gò bó và chờ lệnh, cô ta hơi run rẩy như những lần phải đối diện với ông chủ của cô. Cô bé quan sát từng cử chỉ của ông ta một cách sợ sệt. Ông ta lấy một thanh tre từ bức tường liệng xuống đất. Rồi ông ta cột hai tay đứa ở lại với một sợi dây thừng, liệng đầu kia của sợi dây qua cây xà ngang ở mái nhà. Ông ta cẩu cô bé lên và một tay cầm thanh tre, ông ta chất vấn, “Nói cho tao biết, bà chủ dùng bữa với ai trong lúc tao vắng nhà?”

“Không có ai hết,” con bé trả lời với giọng nói đầy khiếp sợ.

Hoàng Phủ bắt đầu đánh đứa trẻ gái ở bằng thanh tre. Bà vợ bên trong rùng mình khi nghe những tiếng kêu gào của cô bé. Cuộc tra tấn kéo dài một khoảng thời gian. Không còn chịu nổi nữa, đứa ở cuối cùng phải la lên, “Khi ông chủ đi vắng, tối nào Mẹ cũng ngủ với một người!”

“Phải như vậy chứ!” Hoàng Phủ nói rồi hạ cô bé xuống rồi cởi trói cho cô.

“Bây giờ hãy nói cho Cha biết cái anh chàng ngủ với mẹ con mỗi tối lúc Cha vắng mặt là ai vậy?”

Cô bé lau nước mắt và nói với giọng đầy ác cảm, “Con nói hết cho ông chủ nghe. Tối nào Mẹ cũng ngủ với con.

“Tao sẽ điều tra đến cùng!” Hoàng Phủ thề thốt rồi khóa chốt cửa lại, đi ra ngoài.

Bà vợ và đứa con nuôi nhìn nhau. Trông thấy những vết bầm tím trên cánh tay và lưng của cô con gái trẻ, bà Hoàng Phủ vội vàng đi rửa vết thương cho nó, và thốt lên, “Dã thú!”

Cô không khỏi rùng mình khi thấy thau nước trong đã nhuộm đỏ vì máu. Vừa đổ thau nước xuống rãnh, cô lại lẩm bẩm, “Con thú hung ác!”

Cô bé gái đứng nhìn người mẹ nuôi tử tế của mình rồi nói, “Nếu không vì mẹ, con đã trở về làng mình. Mẹ cũng nên trở về làng, Mẹ à!”

“Ấy chết, con không được nói như vậy!”

Bà Hoàng Phủ choáng váng, không hiểu họa gì đã giáng xuống. Sau cùng, cô quay về phía cậu bé đang rút người trong một góc và hỏi, “Người đàn ông đó hình dáng, khuôn mặt ra sao?”

Cậu bé kể lại tướng mạo của người khách lạ và câu chuyện cho cô nghe. Bà vợ và đứa con gái nuôi ngồi yên lặng, hoàn toàn mất lối.

Nửa tiếng sau, ông chồng trở về với bốn nhân viên công lực. Lôi cậu bé bán hàng rong tới, ông nói với họ, “Ghi tên nó xuống.” Các nhân viên làm theo lệnh vì nể chức vị của Hoàng Phủ là một quan của triều đình.

“Khoan đi đã! Còn mấy người nữa bên trong.” Hoàng Phủ gọi bà vợ và đứa ở ra, yêu cầu câu lưu cả ba người.

“Làm sao chúng tôi dám bắt bà nhà?”

“Mấy ông phải bắt. Có án mạng xảy ra!”

Sợ hãi vì lời nói của Hoàng Phủ, họ ghi tên ba người xuống rồi áp tải tù nhân ra khỏi nhà. Một đám đông hàng xóm đang tụ tập bên ngoài. Vừa bước qua bức màn cửa, bà Hoàng Phủ, theo bản năng, rúm người lại và nói với chồng, “Tướng công, em không bao giờ nghĩ là em có thể có cái ngày giống hôm nay. Anh nên dùng trí óc của mình và dành thời gian để khám phá ra ai là kẻ gửi lá thư đó. Thật là nhục nhã quá!”

Các nhân viên công lực đã đẩy cô ta ra khỏi cửa. Hàng xóm tản ra nhường lối cho cô.

“Nếu bà sợ nhục thì đã không làm chuyện đó!” Ông chồng trả lời.

Cô vợ nói với chồng, “Tại sao anh không hỏi hàng xóm láng giềng xem có người đàn ông nào bước vào cửa nhà trong lúc anh vắng mặt? Để mà kết tội em!”

“Tôi sẽ làm chuyện đó!” Ông chồng bực tức đáp lại.

Hàng xóm ngơ ngác không biết đầu đuôi cô vợ bị tội gì. Họ đồng tình với cô vợ và tất cả lắc đầu khi trả lời câu hỏi của người chồng.

Hoàng Phủ đi cùng các bị cáo để đề nghị tội trạng trước quan tòa, huyện quan Triển của huyện Khai Phong. Quan Triển có bộ mặt tròn phúng phính và có vẻ là một người vô cùng kiên nhẫn, không thể nào lay động bởi bất cứ việc gì. Người chồng đưa ra lá thư và tang vật và chính thức buộc tội. Quan tòa ra lệnh giam các tù nhân để chờ điều tra.

Hai nhân viên cải huấn, Tôn Định và Tôn Chính Hưng phụ trách việc tra hỏi tù nhân. Họ bắt đầu với cô vợ.

Bà Hoàng Phủ xác nhận là đã sinh ra trong một ngôi làng gần kinh đô, cô đã mồ côi mẹ rất sớm, cha cô qua đời lúc cô 17 tuổi và cô không còn bà con gần gũi.

Cô đã lập gia đình với chồng một năm sau đó, và họ đã sống chung hạnh phúc trong 7 năm qua. Trong thời gian chồng của cô vắng mặt, không có bà con hay ai đến nhà thăm viếng


“Tại sao bà không bao giờ thăm viếng họ hàng? Tại sao họ không đến thăm bà?”

“Chồng tôi không thích ai thăm viếng. Có một lần, ông Chương anh họ của tôi đến gặp chúng tôi để xin chồng tôi một việc làm. Ông ta không được cái việc làm đó vì việc đó không dễ xin. Từ đó, chồng tôi bảo tôi đừng gặp bà con họ hàng nữa, và tôi đã nghe lời chồng tôi.”

“Bà làm mọi việc chồng bà bảo sao?”

“Dạ vâng.”

“Bà có thường đi xem văn nghệ, nơi mà người ta có thể thấy bà không?”

“Không.”

“Tại sao không?”

“Chồng tôi không đưa tôi đi.”

“Vậy bà không đi ra ngoài một mình sao?”

“Không.”

“Bà có vào quán dùng bữa không?”

“Rất hiếm. Tôi thích ở nhà. Đúng rồi, cách đây mấy hôm, bữa tối khi chồng tôi từ cung đình trở về, ông ta không thích đồ ăn tôi nấu nên đưa tôi đến một nhà hàng gần nhà.”

“Chỉ có ông bà dùng bữa với nhau thôi sao?”

“Dạ.”

Những người hàng xóm láng giềng của bà Hoàng Phủ được triệu vào. Nhìn chung, họ chỉ làm vững thêm những gì cô ta vừa trình bầy. Họ chưa từng thấy người khách nào đến viếng nhà cô, và họ cũng chưa bao giờ thấy cô đi ra ngoài nếu không có chồng cô cùng đi. Láng giềng có phần nghĩ tốt về cô và gọi cô là “Tiểu Nương” hay là “Bà Chủ Nhỏ” mặc dù chẳng có “Đại Nương” nào trong nhà cả, vì cô ta quá nhỏ nhắn. Một bà hàng xóm tâu là ông chồng hay cáu gắt và bạc đãi vợ trong khi người vợ rất hiền, ngoan ngoãn và chẳng hề than phiền. Bà ta nói Bà Hoàng Phủ giống như “một con chim hiền lành mà người ta có thể cho ăn bằng cách để đồ ăn trên tay”.

Đến ngày thứ ba, Tôn Chính Hưng đang đứng ở phía trước huyện đường nghĩ về bí ẩn của câu chuyện thì thấy ông chồng đi qua. Hoàng Phủ tiến đến ông ta và chào hỏi.

“Diễn tiến của vụ kiện tới đâu rồi?” Hoàng Phủ hỏi. “Đã ba ngày rồi. Chắc là cái tên gửi cái thư đó đã hối lộ ông nên ông cố ý trì trệ công việc chứ gì!”

“Bậy bạ! vụ này không dễ dàng giải quyết. Vợ ông cứ nhất định nói mình vô tội và chúng tôi không có bằng cớ gì để chứng minh ngược lại được. Ông không có tự gửi cái lá thư đó chứ, có lẽ nào…?”

“Ông đừng nói chuyện cái kiểu đó với tôi được không? Chúng tôi sống với nhau rất hạnh phúc.” Hoàng Phủ tức giận.

“Ông có đề nghị gì không?” họ Tôn hỏi.

“Nếu tòa không giải quyết được vụ này, tôi sẽ yêu cầu ly dị.”

Họ Tôn đi vào văn phòng để chuẩn bị hồ sơ. Trưa hôm đó, ông ta trình bày báo cáo của mình đến huyện quan. Quan huyện Triển ra lệnh cho vợ chồng Hoàng Phủ và các nhân chứng đến hầu tòa ngày hôm sau.

Đầu tiên, quan tòa chất vấn cậu bé bán rong. Rồi ông quay sang đứa con ở 13 tuổi, là nhân chứng quan trọng nhất. Để dọa nạt cô bé, ông ta dọng búa, phang cái đồ chận giấy bắng sắt và dùng lời lẽ nghiêm trọng và gay gắt nhất:

“Mày biết rõ mọi chuyện xảy ra trong nhà đó phải không?”

“Dạ, con biết.”

“Mày có thấy ai tới thăm viếng khi ông chủ vắng nhà không?”

Cô gái ở trả lời một cách bực bội, “Nếu có người tới thăm, chẳng lẽ con lại không thấy?”

Quan huyện gõ búa thêm một cú kêu thật lớn và thét lên, “Mày dám xạo à! Dám nói láo trước mặt ông! Ông sẽ cho mày ngồi khám vì cái tội này.”

Cô bé sợ hãi nhưng quả quyết, “Bẩm quan, con không nói dối với quan. Bà chủ của con lúc nào cũng ở nhà. Quan đừng gán tội cho một người hiền lương.” Cô bé thực sự suy sụp và khóc sướt mướt, tức tửi.

Lời khai của cô gái ở cảm kích vị quan huyện. “Thế này,” ông ta nói với người chồng, “Tội trộm phải được chứng minh bằng vật trộm trong tay kẻ trộm. Tội ngoại tình phải được chứng minh bằng cách lôi đầu tên dâm phu ra đây. Tôi không thể kết tội vợ của ông nếu không có thêm chứng cớ gì ngoài mảnh giấy từ một kẻ lạ vô danh. Ông có thể có kẻ thù, người đã gài cái thư này.” Ông ta nhìn người phụ nữ rồi tiếp tục, “Chắc chắn là có người đang tìm cách gây xáo trộn. Ông không nghĩ là ông nên đưa bà nhà về rồi tìm cách truy lùng kẻ đã gửi cái thư đó sao?”

Ông chồng vẫn cứng rắn. “Trong hoàn cảnh này, bẩm quan lớn, tôi không muốn nhận bà ta về,”

“Ông có thể đang làm sai đó!” Quan tòa cảnh cáo.

“Tôi sẽ hài lòng với việc quan lớn cho tôi được ly dị.” Hoàng Phủ nói. Ông ta không thể không liếc nhìn bà vợ với ánh mắt khinh bỉ.

Sau khi chất vấn thêm, vị quan tòa nói với người vợ, “Chồng bà nhất định muốn ly dị. Tôi rất ghét việc hủy hôn nhân. Bà nghĩ sao?

“Lương tâm của tôi hoàn toàn trong sạch. Nhưng nếu ông ta muốn ly dị, tôi sẽ không phản đối.”

Sự ly hôn đã được tòa chấp thuận theo ước muốn của người chồng. Cậu bé bán rong và cô con gái ở được thả ra để được trả về nhà cha mẹ của chúng.

Cô vợ hoàn toàn suy sụp khi phiên tòa được hoãn. Đối với cô, ly dị là một mối nhục lớn. Cô đã không đoán trước điều đó xảy ra bởi vì tòa vẫn không tìm ra được tội trạng của cô.

“Em không ngờ anh lại có thể độc ác đến thế, sau bảy năm chung sống. Anh biết em không còn chỗ dung thân.” Bà vợ nói với chồng mình. “Em thà chết chứ không để tên họ em bị hoen ố!”

“Chuyện đó không liên can gì tới tôi,” Hoàng Phủ đáp lại rồi tức tốc quay lưng.

Chỉ có cô bé Dương Nhi là đứng về phía cô.

“Dương Nhi, mọi việc con làm mẹ cám ơn con!” Bà vợ nói. “Bây giờ con chẳng giúp được mẹ nữa. Con có thể về nhà với cha mẹ mình. Mẹ không còn nơi nương tựa nên không thể giữ con được. Hãy trở về nhà như một đứa con ngoan.”

Họ chia tay trong nước mắt.


Người phụ nữ bây giờ chỉ còn một thân một mình, không hoàn toàn nhận thức được cái sự việc đã xảy ra. Cô ta đi qua đường phố và đám đông một cách bâng quơ, mờ mịt, không phương hướng. Trời tối dần và cô đang lang thang đến chiếc cầu Thiên Ân bắc qua giòng sông Biện. Cô ta đứng nhìn những giòng nước xoáy cuốn chặt vào nhau. Những cột buồm của những chiếc tàu nhỏ đứng gần nhau nhún nhảy và lắc lư trong ngọn gió chiều tàn tạo cho cô cảm giác nặng đầu như đang say, như là cô đang nhảy múa với chúng. Xa xa, mặt trời vàng với ánh tà dương đang chìm dần xuống đồi. Cô nhận thấy rằng mình đã đi đến cuối con đường của mình. Cô sẽ không bao giờ thấy mặt trời nữa.

Vừa đúng lúc cô ta định nhảy xuống dòng nước thì ai đó đã kéo cô lại. Cô ta quay lại thì thấy một bà già đã quá ngũ tuần trong y phục đen. Tóc bà ta thưa và trắng xám. “Tự kết liễu đời mình làm chi hở con gái?”
Bà Hoàng Phủ nhìn chằm chằm vào bà lão.

“Con có biết dì không? Dì nghĩ là con không biết.” bà lão nói.

“Không.” thiếu nữ trả lời.

“Ta là bà dì đáng thương của con nè. Từ khi con lấy viên quan của triều đình, dì chẳng dám đến quấy rầy con. Dì gặp con lúc con còn bé, lâu lắm rồi. Hôm trước dì nghe hàng xóm của con nói là con bị dính vào vụ kiện của chồng, dì đã đến mỗi ngày để theo dõi tin tức. Dì nghe là huyện quan đã quyết định cho ly dị. Nhưng mà con nhảy xuống sông để làm chi vậy?”

“Chồng con không chấp nhận con nữa và con không còn nơi nương thân. Con sống để làm gì?”

“Lại đây, lại đây con. Con có thể sống với bà dì già này.” Bà lão thốt lời. Giọng nói của bà thật khỏe so với độ tuổi của bà. “Một thiếu nữ trẻ đẹp như thế lại muốn tự vận! Thật hết biết!”
Bà Hoàng Phủ không có một tí xíu nhận định bà lão có phải là bà dì thật không nhưng cô cứ để mặc cho bà lão dẫn đi không một chút suy nghĩ.

Họ ghé một quán rượu trước và bà lão gọi nước giải khát cho cô gái. Khi thiếu nữ đến nhà của bà dì thì thấy ngôi nhà được dựng ở một nơi yên tĩnh trên một con đường cách biệt. Căn nhà khá khang trang được bày biện với màn cửa xanh lam, những chiếc bàn và những chiếc ghế bành...

“Dì ơi, dì ở một mình à? Làm sao mà dì sinh sống được?”

Bà lão họ Hứa, vừa trả lời vừa cười. “Ồ, dì có cách để sinh sống mà. Dì thường gọi con là ‘Bé con.’ Con tên gì, dì quên rồi?”

“Con tên là Trân Mai,” Bà Hoàng Phủ đáp, và cô chẳng hỏi thêm nữa.


Bà lão họ Hứa rất tử tế với cô gái. Trong những ngày đầu, bà muốn khách của bà nghỉ ngơi. Trân Mai nằm trên giường nghĩ về cái bước ngoặt thật bất ngờ và lạ lùng của cuộc đời mình.

Vài hôm sau, bà lão nói với cô, “Con phải vững vàng. Dì thật sự không phải là Dì của con, nhưng dì đã muốn cứu mạng của một cô gái trẻ khi thấy con có ý định quyên sinh. Con còn trẻ và có nhan sắc. Con có cuộc sống trước mặt.” Đôi mắt già của bà nhíu lại thành hai cái gạch nối. “Con vẫn còn yêu người chồng đã tàn bạo chối bỏ con và bỏ mặc con chết sao?”

Trân Mai đang nằm trên gối nhìn lên trả lời, “Con không biết.”

“Dì không trách con,” Bà lão nói. “Nhưng hãy thức tỉnh, con gái. Con vẫn còn trẻ, không nên tự chịu khổ cho người ta xô đẩy chà đạp. Hãy quên chồng của con đi và vượt qua sự bất hạnh. Người trẻ thỉnh thoảng hay có những tình cảm ngu si, dì biết. Dì đã qua nhiều ải hơn là con đã từng băng qua đường. Đời là thế. Lên xuống lến xuống, quay mòng trong một cái vòng tròn. Dì mất chồng lúc 28 tuổi. Con bao nhiêu tuổi rồi?” Trân Mai nói tuổi của mình. “Như vậy là lúc đó dì lớn hơn con vài tuổi, nhưng dì vẫn còn đây, cứ nhìn dì bây giờ nè!” Mặc dù mặt đã có nếp nhăn, và da cổ đã có hơi trùn, bà lão có vẻ khỏe mạnh vẹn toàn. “Con hãy nghỉ ngơi cho thật thoải mái rồi không bao lâu con sẽ vượt qua tất cả. Sống trên đời giống như đi trên một con lộ. Con vấp ngã. Rồi sao? Con ngồi xuống rồi khóc và không chịu đứng dậy sao? Không, con tự đứng dậy và đi nữa. Qua lời con kể thì chồng con thật sự là tên côn đồ. Tại sao vậy? Hắn không bỏ rơi con, hắn liệng con ra khỏi cuộc sống. Vậy, con nằm ở đây chán nãn cái quái gì?”

Trân Mai lắng nghe bà lão và cảm thấy thoải mái hơn. “Con có thể làm được gì? Con không thể sống với dì như vầy hoài được.”

“Con đừng lo. Cứ nghỉ cho khỏe rồi cứng cáp trở lại. Rồi khi con khỏe rồi, kiếm một người đàn ông tốt để lập gia đình lại. Đôi mắt đẹp và khuôn mặt đẹp như con chẳng bao giờ sợ đói!”

“Cám ơn dì. Con đã thấy dễ chịu hơn rồi.”

Bà Hoảng Phủ không thể không cảm thấy biết ơn bà lão đã cứu mạng và giúp mình lấy lại tinh thần trong giai đoạn đắng cay của cuộc sống.



Họ dùng bữa với nhau mỗi tối. Bà lão họ Hứa lúc nào cũng thích một chút rượu đế trong bữa ăn; theo bà, rượu là “nước của đời”. “Chẳng có gì tốt hơn một chút rượu khi con cần lấy lại niềm tin trong cuộc sống,” bà nói. “Với lứa tuổi của dì, rượu làm dì cảm thấy khỏe mạnh và trẻ thêm một lần nữa.” Trân Mai thán phục nghị lực của người đàn bà đầy nhiệt tâm này.

Ăn bữa tối xong, họ nghe giọng một người đàn ông gọi bên ngoài.

“Bà Hứa, Bà Hứa!” Bà lão vội vàng ra mở cửa.

“Tại sao bà đóng cửa sớm như thế?” Người đàn ông hỏi. Hôm đó trời mưa và bà lão đóng cửa có phần hơi sớm.

Bà mời anh ta ngồi nhưng anh ta vẫn cứ đứng, nói là phải đi ngay tức thì.

Trân Mai từ phòng phía sau nhìn thấy người đàn ông cao lớn và có chân mày rậm với đôi mắt to. Cô bị lôi cuốn nên cứ nhìn anh ta từ sau tấm màn. Miệng của anh ta cũng có thể cho là rộng, và mũi của anh ta không nhọn, không ít thì nhiều, giống như thằng bé bán rong mô tả. Tim của Trân Mai đập thình thịch nhưng cô không để lộ ra sự nghi ngờ.

“Cái gì vậy?” người đàn ông cao lớn hỏi với giọng không kiên nhẫn. “Đã một tháng từ khi bà bán cả thẩy hàng trị giá ba trăm bạc. Tôi muốn tiền.”

“Mấy cái đó đã bán rồi, như tôi đã nói với ông,” Dì Hứa đáp. “Hàng đang ở chỗ khách hàng của tôi, nhưng tôi làm gì được nếu họ chưa trả tiền hết? Khi họ trả tiền, tôi sẽ chuyển giao lại cho ông ngay tức khắc!”

“Nhưng mà lần này là lâu quá nhe – lâu hơn bình thường. Đem tiền đến ngay sau khi bà nhận được, được không?”

Gã đàn ông đi khỏi, Dì Hứa đi vào trong với khuôn mặt còn vẻ khó chịu.

“Người khách đó là ai vậy?” Trân Mai hỏi thăm.

“Dì sẽ cho con biết, Trân Mai à. Ông ta tên Hùng. Ổng nói ổng từng là huyện quan ở Thái Châu và đã về hưu. Dì không tin. Dì biết ông ta nói dóc nhưng ông ta là một ông bạn tuyệt vời. Ổng thường nhờ dì bán một số nữ trang và đồ kim hoàn của ổng. Ổng nói ổng là nhà đại lý kim hoàn cho các cửa tiệm và dân buôn nữ trang. Có thể ông ta là đại lý, có thể không phải. Nhưng hàng kim hoàn của ông ta rất tốt. Hôm trước ổng nhờ dì bán giùm ổng ít kim hoàn. Hàng đã bán rồi nhưng khách hàng chưa trả tiền. Dì không trách ông ta nóng tính đâu.”

“Dì biết rõ về ông ta hả?”

“Ừ, trong công việc làm ăn thôi – mà có lẽ là hơn vậy nữa. Dì chưa gặp người nào hoàn toàn giống như ông ta. Dì không đoán nổi ông ta. Ổng rất hào phóng về tiền bạc. Khi ổng cảm thấy dì thiếu thốn, ông dúi tiền cho dì mà không cần dì phải hỏi mượn hay xin. Lần sau ổng tới, dì sẽ giới thiệu ổng cho con.”

Trân Mai cảm thấy thật thích thú trong lòng, nhưng nàng ráng không để lộ ra ngoài.

Hùng đến viếng và tiếp tục đến nữa đến nữa. Trân Mai được giới thiệu đến Hùng như là một đứa cháu gái của Dì Hứa. Trân Mai như đứng giữa ngã ba đường: ước muốn tìm hiểu xem Hùng có phải là người khách lạ đã thay đổi đời nàng, và nàng cũng yêu thích vẻ đẹp thu hút không thể phủ nhận được của Hùng. Nàng không thể dẹp bỏ sự nghi ngờ rằng anh ta chính là người mà người ta đang truy lùng, rồi nàng còn ráng tưởng tượng cho khuôn mặt của Hùng giống như là chú bé bán gà rong đã mô tả người đàn ông xa lạ bí ẩn đó. Điểm quấy rầy nàng nhất là không biết cái mũi của Hùng có thể gọi là mũi hỉnh được không.

Trong một lần gặp gỡ, Trân Mai ngồi nhìn chằm chằm vào Hùng – nàng đang bị lạc trong ý nghĩ của mình.

“Nhìn tôi kỹ như thế để làm chi vậy cô nương?” Hùng nói đùa. “Thầy tướng số nào cũng nói tôi có khuôn mặt may mắn và hai dái tai may mắn.” Anh ta kéo hai cái dái tai thật lớn của mình và nói, “Thấy không? Lúc nào tôi cũng đem may mắn đến cho người ta.”

Hùng đã tỏ ra rất khôi hài. Anh có tính giúp đỡ mọi người, và rất chu đáo. Anh ta ăn vận hơi hào nhoáng và có vẻ lòe loẹt quá mức. Do đã từng du lịch nhiều, Hùng biết kể những câu chuyện rất thú vị, và cái điệu bộ khoác loác của anh ta cũng phần nào làm cho anh ta có tính thu hút. Tuy vậy, anh ta cũng rất quan tâm đến người khác. Hùng yêu cầu Trân Mai kể về câu chuyện của nàng và đã lắng nghe nàng với sự thông cảm. Anh ta đặt mình trong vai trò của nàng và lắng nghe, chỉ ngắt lời nàng để biểu lộ lòng căm phẫn sự độc ác vô nhân đạo của người chồng cũ của Trân Mai. Sự thông cảm của Hùng trông rất thật lòng, cho dù là chàng ta có thể đang tán tỉnh Trân Mai.

Sau lần gặp thứ hai, Hùng nhờ Trân Mai đơm giúp cho anh ta một cái nút. Trân Mai như bị thôi miên. Nàng thấy anh ta quả thật có công việc làm ăn đề cần phải lui tới nhà dì nàng. Thế nhưng bây giờ anh ta kiếm cớ để đến thăm thường xuyên hơn. Lúc nào đến anh ta cũng mang theo một chai rượu, và kẹo mứt và những món cao lương mỹ vị mà anh ta đã hứa với Trân Mai và bà Dì. Anh ta sẽ báo trước là sẽ đến dùng bữa tối, rồi than đói, rồi còn dám cả gan dạy Trân Mai làm mứt và kẹo gừng theo cách của anh ta. Khi một người đàn ông có lòng can đảm để ra lệnh thì nó cũng làm cho người phụ nữ thích thú vâng lời.

“Con nghĩ thế nào về cái tên ranh này?” Dì Hứa hỏi Trân Mai sau khi Hùng đã rời khỏi.

“Con nghĩ là anh là một người rất thú vị”

“Hôm trước hắn có nhờ dì làm giúp một chuyện mà dì vẫn chưa làm được.”

“Chuyện gì vậy Dì?”

“Ông ta sống một mình. Hôm trước ổng nhờ dì kiếm một cô làm mai cho ổng. Hay là con để dì sắp xếp rồi gợi ý với ông ta? Dì thấy là ông ta mến con và sẽ rất vui khi nghe dì gợi ý.”

“Con biết rồi,” Trân Mai nghĩ ngợi rồi nói.

“Con biết cái gì hử? Ông ta rất có duyên. Có cái gì làm con phải nghĩ ngợi? Nếu con vẫn còn chưa quên cái tên chồng cũ của con thì quả thật con là người khờ nhất mà dì biết. Không phải Hùng là anh chàng rất tốt sao? Anh ta có tiền và có khả năng chăm sóc con, và dì khỏi phải đụng tới con nữa.”

“Con phải nói cho dì biết, dì à,” Trân Mai thổ lộ. “Con thích ảnh, nhưng có một điều con muốn thông suốt.”

“Điều gì vậy?”

“Con có ý tưởng là anh ta có thể là cái người lạ gửi thư cho con và phá hoại hôn nhân của con.”

Dì Hứa không nín cười nổi và cười đến nỗi Trân Mai mắc cở đỏ cả mặt.

“Dì biết không? Anh ấy không nhiều thì ít, giống y như thằng bé bán rong mô tả.”

“Khôi hài thật! Trên trái đất này có bao nhiêu đàn ông cao lớn, bao nhiêu người có chân mày rậm và mắt bự? Đó đâu phải là lỗi của ông ta? Thí dụ như ông ta là người khách xa lạ đó thì sao? Con bị kết tội ăn một cái bánh con không hề ăn. Con đã trả tiền rồi, thì cái bánh đây. Nó là của con!!! Nếu dì là con, dì sẽ cưới cái người đàn ông lạ đó chỉ để khoe với cái tên khốn nạn, chồng của con.”

Trân Mai không biết nghĩ sao nữa. Nếu Hùng không phải là người khách lạ đó thì quả là tốt cho cô quá, còn nếu anh ta chính là người đó thì cô chẳng làm gì được ông chồng cũ. Cô ta bắt đầu cảm thấy được vị ngọt của sự trả thù.

Khi Hùng đến viếng nữa, Trân Mai vui hơn mọi lần. Cô ta quyết định thử anh ta. Hùng đem chai rượu ra và mời, “Uống đi, uống mừng tôi may mắn gặp được một cô gái đẹp như cô!”

“Không, em sẽ uống mừng cái dái tai may mắn của anh, ” Cô gái trẻ đáp lời. Men rượu đã giúp nàng thật nhiều. Nàng không còn kềm được sự tò mò nữa, trong hơi thở kế, nàng đã ngạc nhiên chính mình khi thốt ra, “Người khách lạ đó người ta nói là giống anh đó! ”

“Vậy sao? Thật là một vinh dự cho tôi. Không biết ai mà có can đảm dám làm chuyện như vậy nhỉ? Nếu quả thật tôi có thấy cô trước đây, tôi cũng sẽ làm y chang như ông ta, ngay cả khi cô là vợ của hoàng tử cũng vậy. Đã có lần tôi lăng nhăng với vợ của một ông hoàng. Em không tin tôi ư? Tôi không nghĩ là em tin. Nhưng thôi, hãy uống mừng cái dái tai may mắn!” Hùng tự rót cho mình một chung rượu và nốc cạn trong một hớp.

“Thấy hắn dóc tổ ghê chưa,” Dì Hứa vui vẻ lên tiếng.

“Khôn tí xíu đi cô em,” Hùng thốt lên, đặt chung rượu xuống bàn. “Em chưa bao giờ thấy người đó. Làm sao mà biết được ổng cao hay thấp, hử? Nhưng mà chồng của em quả thật là một tên thú vật mới nỡ bỏ một cô gái đẹp như em!”

“Ừ. Ảnh hổng cho em cơ hội nào hết,” nàng đáp lời. “Mọi chuyện đã qua rồi. Em đâu còn thiết tha gì đến chồng em nữa! Em chỉ hơi hiếu kỳ muốn biết cái anh chàng gửi cái thư đó thôi.” Mặc dầu vậy, mắt nàng có hơi đỏ.

“Quên cái tên chồng khốn đó đi, cô nương ơi!” Hùng khuyên bảo. “Uống đi nào. Khuôn mặt đẹp như thế không phải để đựng nước mắt đâu. Hắn không muốn em, em lại vẫn nghĩ về hắn. Ối giời ơi, cái thế giới này loạn rồi, loạn mất rồi!”

Trân Mai hoàn toàn rối rắm. Bà lão khuyến khích cô uống và quên. Gần như là để trả thù, nàng uống liên tục. Chiều tối hôm đó, nàng trở nên vui vẻ lạ thường. Lần đầu tiên nàng nhận biết là mình tự do. Cái tự do mà trước đó nàng chưa bao giờ cảm nhận. Nó ban cho nàng một cảm giác phấn chấn lạ lùng. Nàng vớ vẩn lập đi lập lại “Đúng rồi, em đâu có chồng… Ừ, em không có chồng.”

“Ừ, quên đi em,” Hùng nói.

“Ừ, em quên rồi,” Trân Mai nói. “Hãy nói là anh không phải là người khách lạ đó, phải không anh?”

“Đừng nói tầm bậy nè. Mà em sẽ làm gì nếu anh là người đó?”

“Em sẽ yêu anh vì anh đã ban cho em tự do và cứu thoát em ra khỏi cái tên chồng vô loài của em. Giá mà chồng em thấy được em ở đây tối nay uống rượu với người khách lạ đó. Chắc là tức cười lắm? ”

“À hèm! Xin lỗi – Chồng , ” Hùng chỉnh nàng. “Em biết điều đó sẽ chứng minh được gì không? Nó sẽ chứng mình là em đã biết người khách lạ đó từ trước và dùng bữa chung với ông ta. Hàng ngàn đàn bà làm những chuyện bậy bạ sau lưng chồng mà không bị ly dị. Còn em không bao giờ ngoại tình lại bị chồng ly dị. Thế giới này điên rồi!”

“Anh quỷ quái thật,” Trân Mai thốt lên rồi bắt đầu cười lớn, những tiếng cười vui vẻ nàng chưa hề có khi còn là Bà Hoàng Phủ.

“Thật vậy sao?” Hùng hỏi và đưa tay ôm lấy nàng.

Nàng ngước lên nhìn Hùng, nở một nụ cười rồi nói mơ màng, “Chào người khách lạ,” và hiến dâng chàng cánh môi xinh đẹp. Chẳng biết vì sao nàng cảm thấy một cảm giác chiến thắng đang dâng trào.



Sau hôn lễ, Hùng đưa Trân Mai về sống tại một ngôi nhà thật xa tại vùng miền Tây. Chưa bao giờ nàng nghĩ là mình có thể hạnh phúc đến như vậy. Hai vợ chồng luôn cười nói và Trân Mai dường như cố ý tìm cách bù đắp những gì mà trước đó nàng thiếu vắng. Hùng thường đưa nàng đến các quán ăn nhỏ và nàng đi với anh một cách vui vẻ. Anh có vẻ khá giả và hào phóng về tiền bạc. Anh ta thích dúi tiền vào tay vợ và không bao giờ hỏi nàng đã làm gì với số tiền anh cho như Hoàng Phủ. Hơn nữa, anh ta có bạn bè và anh thường mời họ đến nhà dùng bữa. Cuộc sống giờ đây thật khác biệt với cuộc sống xưa kia của nàng với người chồng cũ.

Hùng không bao giờ công khai nhận anh là người khách lạ. Anh ta luôn có cách để tránh né trả lời câu hỏi đó, hoặc anh ta sẽ tự nhận mình là người khách lạ với cái vẻ khoác loác khó ai mà tin nổi. Thế nhưng trong một buổi trưa, sau khi dùng một chút rượu và gà gô lạnh mua từ một người bán rong, anh ta cảm thấy khoái trá và lần đầu tiên vô tình thốt lên điều không nên nói. “Em biết không, thỉnh thoảng anh thấy tội nghiệp cho cậu bé bán gà ghim…” rồi Hùng vội vàng khập khễnh sửa lời… “từ những gì mà em kể cho anh nghe về cậu bé.” Và Trân Mai biết được sự thật.

Tối hôm đó, trên giường sau khi nàng đã thổi tắt ngọn đèn, Trân Mai hỏi chồng, “Nói cho em nghe đi, tại sao anh gửi cái thư đó vậy?”

Một khoảng trống im lặng trôi qua…

“Ổng ăn hiếp em, có đúng không?” cuối cùng chàng thổ lộ.

“Anh biết chuyện đó sao? Anh đã thấy em trước đó?”

“Đương nhiên là anh biết. Em có biết là em với ổng là một cặp hết sức tức cười không? giống như chim thiên nga kết đôi với con cóc.”

“Anh thấy em ở đâu vậy?”

“Anh thấy em lần đầu khi em lúm khúm lết theo sau ổng ở phố Cương Thanh. Anh dừng lại để nhờ em chỉ đường. Ổng kéo em ra cái rụp với cái bộ mặt nghiêm khắc và cấm đoán mà anh không thể nào quên được. Anh đã bị tiếng sét ái tình ngay từ cái lúc nhìn thấy em. Anh tự nhủ, mình phải phóng sanh con chim này. Khó khăn lắm anh mới tìm được cách đó. Em có kẻ thù, em biết không.”

“Em?” Trân Mai há hốc vì kinh ngạc.

“Em biết cái tên anh họ của em, tên Chương, hắn ở nhà một dạo để xin chồng em cho việc làm không?”

“Anh biết anh Chương sao?”

“Biết chứ. Em có biết tại sao chẳng có bà con nào đến thăm em không? Bởi vì cái tên chồng của em đối xử tệ hại với tên Chương nên hắn ta về nhà kể cho mọi người trong làng nghe. Anh đang yêu em và chuyện đó làm anh điên tiết lên. Trong đầu anh, em là một nàng tiên đang bị một con quái vật xiềng lại.”

“Nhưng tại sao anh nỡ làm một chuyện như vậy? Em chưa bao giờ dùng bữa với anh. Và em đang hạnh phúc.”

“Đúng, hạnh phúc như chim trong lồng. Em nhớ xem, hai ngày trước khi anh gửi cái thư định mệnh đó, khi chồng em chỉ mới về nhà, em ăn trong nhà hàng Đại Hồ trong hẻm với ổng? Anh ở đó, ngồi ở bàn bên cạnh. Đúng, em rất hạnh phúc. Không đầy hai phút đồng hồ anh có thể biết được rằng em sợ ổng. Anh ghét cay ghét đắng thằng chả. Anh để ý là thằng chả chẳng hề hỏi ý em xem em thích món gì. Thẳng chả kêu những món mà thằng chả thích, và em ăn một cách khiêm tốn, êm ái và ngoan ngoãn. Anh nổi điên lên. Anh thử tìm cách sắp xếp để gặp riêng em nhưng cậu bé bán gà đã làm hỏng việc hết. Anh yêu em điên cuồng và theo dõi phiên tòa mỗi ngày qua Dì Hứa. Anh đã hy vọng là thẳng chả sẽ ly dị em, nhưng anh không ngờ mọi việc đều tiến triển theo ý nguyện của anh.”

Sáng hôm sau, Trân Mai thấy Hùng đang viết một lá thư. Chờ chàng viết xong hết lá thư nàng nhanh nhẹn chộp lấy rồi vừa cười vừa nói, “ Đố anh biết là thư này có ý nghĩa gì khi nó ở trong tay em, nếu em trao nó cho tòa?”

Hùng hơi giật mình nhưng ngay lập tức tự trấn tỉnh lại. “Em sẽ không làm chuyện đó!” anh ta nói.

“Tại sao không?”

“Anh biết em muốn nói về tuồng chữ của anh chứ gì, nhưng em quên rằng em đang sống với tên dâm phu. Nếu em đưa cho tòa, cùng lắm em sẽ chỉ bị kết án tội ngoại tình, em đã bị kết tội này rồi mà, quan tòa không thể kết án ai hai lần!”

“Anh quỷ quái thật!”

Nàng cúi xuống tặng Hùng một nụ hôn thật lâu, thật nồng cháy.

“Bớ người ta, có người cắn tui!” Hùng đùa cợt chống đối.

“Em yêu anh nhiều như thế đó!”



Tết lại đến. Trân Mai có thói quen cùng Hoàng Phủ thăm viếng Sơn Cửu Tự ngày tết để cầu xin một năm mới may mắn. Nàng gợi ý rủ Hùng đến chỗ đó, họ cùng nhau đến chùa.

Hoàng Phủ cũng nhớ đến những lần đến Sơn Cửu Tự trong ngày đầu năm. Ông ta cảm thấy bơ vơ và khốn khổ kể từ cái ngày vụ kiện đó kết thúc. Bí ẩn liên quan đến người khách lạ vẫn chưa giải được và ông ta đã trở lại làm việc tại cung đình. Từ lúc phân ly với người vợ, ông ta càng ngày càng nhớ ra nhiều những phẩm hạnh tốt đẹp của nàng… Càng nghĩ nhiều về nàng, ông ta lại càng tin tưởng rằng nàng trong sạch. Mọi thứ đều dẫn đến điều này: cách cư xử của nàng trong các phiên tòa, những lời khai, lời nhận định của cô con gái nuôi và của hàng xóm láng giềng. Hoàng Phủ hối hận trong cay đắng và đau khổ. Không còn chịu nổi, ông ta tự ép mình ăn mặc chỉnh tề rồi lấy một bó nhang để đến viếng chùa.

Vẫn một đám đông tụ tập ở chùa trong ngày tết như ngày nào năm xưa. Hoàng Phủ bước ra ngoài và thấy vợ cũ của mình đang đi với một người đàn ông cao lớn. Hai người không thấy Hoàng Phủ nên ông ta chờ họ ở bên ngoài, cùng lúc tán dóc vớ vẩn với người bán búp bê bằng đất sét. Khi Hoàng Phủ thấy họ bước xuống nấc thang ở chùa, ông ta rút vào đám đông để trốn, run rẩy vì giận và ghen.

Hoàng Phủ bám sau hai người cho đến khi họ ra khỏi cổng chùa, rồi mới kêu bà vợ cũ từ phía sau. Trân Mai quay người lại, cô giật nảy mình khi nhận ra ông ta. Ông ta ốm và tiều tụy, với một khuôn mặt mới đượm vẻ buồn bã.

“Thì ra là ông!” Cô thốt lên, không dấu diếm sự bực mình lẫn sự coi thường. Giọng nói và dáng điệu của nàng thật quá khác người vợ ngoan và dễ phục tùng của ông ngày xưa đến nỗi trong một lúc ông ta tưởng nàng là người khác.

“Trân Mai, em làm gì ở đây? Về nhà, anh cần em.” Ông ta liếc Hùng một cái.

“Ông là ai vậy?” Hùng yêu cầu. “Tôi yêu cầu ông chấm dứt quấy rầy bà ta.” Quay về phía Trân Mai, Hùng hỏi, “Cái ông này là gì của em vậy?”

“Ổng là chồng cũ của em,” nàng đáp.

“Về nhà đi Trân Mai. Anh tha thứ cho em rồi. Anh cô đơn quá. Anh đã nghĩ sai về em.” Giọng nói của Hoàng Phủ gần như chỉ còn là lời than vãn, não nùng.

“Ổng đâu còn là chồng em nữa phải không?” ánh mắt Hùng không rời khỏi nàng, Hùng hỏi nàng một cách chậm rãi, nhấn giọng từng chữ một.

Trân Mai nhìn Hùng và trả lời, “Không.”

“Cho anh nói chuyện với em tí xíu được không?” Hoàng Phủ hỏi nàng nữa. Trân Mai nhìn Hùng. Hùng gật đầu rồi đứng qua một bên.

“Ông muốn cái gì?” Trân Mai hỏi. Giọng nói của nàng bất ngờ giận dữ.

“Người đàn ông đi chung với em là ai vậy?”

“Không phải những chuyện tôi làm lúc này không liên quan gì đến ông sao?” Giọng nói nàng đượm vẻ chua chát.

“Anh van em vì tình xưa nghĩa cũ mà trở về, anh đang cần em!” Hoàng Phủ nài nỉ.

Trân Mai bước thêm một bước lại gần Hoàng Phủ. Mắt nàng chiếu sáng, và nàng lên giọng. “Chúng ta nên thông suốt chuyện này,” cô nói. “Ông đã không muốn tôi. Tôi đã nói với ông là tôi trong sạch. Ông không muốn tin tôi và cũng không cần biết tôi sống chết thế nào. Ông đã nói là không liên can gì đến ông. May mắn là tôi đã không chết. Và những việc tôi làm từ nay không liên can gì đến ông, ông rõ chưa?”

Khuôn mặt Hoàng Phủ đổi sắc. Ông ta nắm lấy tay nàng thật chặt và nàng vùng vẫy để thoát ra, nàng hét lớn, “Buông tôi ra! Buông tôi ra!”

Người chồng cũ ngạc nhiên đến nỗi tay ông ta phải buông lỏng. Trân Mai thoát ra rồi đi đến Hùng.

“Không được quấy rầy bà ta, cái đồ lưu manh!” Hùng lớn tiếng.

Hùng đỡ tay nàng, và họ cùng đi không nói thêm lời nào nữa. Hoàng Phủ đứng một mình, sững sờ. Lúc Hùng và Trân Mai đi đến đường lộ, họ nghe ông ta gọi tên vợ cũ từ phía sau:

“Nhưng anh đã thứ lỗi cho em rồi mà, Trân Mai! Anh đã tha thứ em rồi mà!”


**************************************************************************************************************************************************************



Chuyện được sửa và kể lại bằng Anh Ngữ bởi Giáo Sư Tiến Sĩ Lâm Ngữ Đường

dohop dịch ra tiếng Việt.

Dịch xong lần đầu ngày 8/5/2006


Ghi chú:

Do không có bản tiếng Hán, dohop chắc chắn đã chuyển âm không đúng tên của người và cảnh và địa phương. Xin tạ lỗi với vong linh Giáo Sư Lâm Ngữ Đường.

Kính xin các tiền bối giúp dohop sửa lại những câu văn không chỉnh, dịch sai hay chuyển âm sai.
Xin đa tạ.

Để tưởng nhớ LC tm, dohop chẳng biết bao giờ sẽ gặp lại hay được nghe nhóc nói.






Bản tiếng Anh ở dưới.

The Stranger's Note (Lin Yu Tang)

IT WAS toward the noon hour. The day was hot and few passengers were on the street. Wang Erh’s teahouse was situated two streets back of the covered passages and bazaars in the center of the East City, where the best restaurants were. The morning crowd, which had come to his teahouse for a cup of tea and exchange of gossip and news, had dispersed, and Wang Erh was washing his teapots and stacking them, some two dozen, on a shelf. This done, he took his pipe and prepared to enjoy a rest, when he saw a tall, well-dressed man walk into his shop. The visitor’s bushy eyebrows and deep black eyes gave him a striking appearance.

Wang Erh had never seen this man before, but that did not surprise him. All sorts of people came to his shop; that was what made running a teahouse interesting. Businessmen and their families, scholars, salesmen, gamblers, cheats, and passing strangers all came to rest and refresh themselves. The tall stranger selected an inside table, and he gave the impression of being a little secretive, even a little nervous. Wang Erh saw that he was preoccupied, and thought it would be better to leave him alone.

Soon a boy peddler passed by in the street, calling aloud, “Fried partridge hutu! Hey-yo, delicious fried partridge!”


The gentleman called him in. The boy, whose head was shaven like a monk’s, laid his tray on the table and began to pierce some hutu together on a stick, sprinkling some salt on it.

“Please, sir, here’s your partridge.”

“Leave it there. What’s your name?”


“Seng-erh, that is my name, because I look like a little monk,” said the boy with an innocent smile.


“Would you like to earn some extra money, little monk?”


“Certainly.” The boy’s eyes brightened.


“I want to ask you to do something for me.”


The tall gentleman pointed to a house, number four from the corner, down an alley which opened on the street at a point just facing the teahouse. “Do you know who lives in that house?” he asked.

“That is the house of Mr. Huangfu, an officer of the palace, in charge of official uniforms.”

“Oh, is he? Do you know how many persons are living in the house?”


“Just three. The palace officer, his young wife, and a little foster daughter.”


“Good. Do you know the lady?”


“She seldom comes out of her house. But she often buys partridge from me and I know her. Why do you ask?


The stranger saw that Wang Erh was not looking, so he took out a case and poured some fifty coins on the boy’s tray, at which the boy’s eyes brightened. “That’s for you,” he said.


He then showed the boy a package, which contained a pair of gold cable bracelets, two short hair brooches, and a note. “Give these three things to that lady. But remember, if you see the husband, do not give them to him. Is that clear?”

“I am to give these things to the lady. I am not to give them to the palace officer.”

“Right. After you give the lady the note, wait for an answer. If she does not come with you, tell me what she says.”


The boy went to the house, but when he lifted the screen and peeped in, he saw the palace officer sitting in the front room looking directly at the door. Huangfu was a short man in his forties, with broad shoulders and a wide, flat, rather rectangular face. He had been on duty at the palace for the last three months and had come home only two days ago.


“What are you doing here?” shouted the officer and ran - after the boy, who had immediately started to run away. Huangfu grabbed him by the shoulder and shook him violently. “What do you mean by peeping in at my door and running away like that?”


“A gentleman asked me to deliver a package to your wife. He told me not to give it to you.”

“What is in it?”
“I will not tell you. The gentleman told me not to give it to you.”

The officer gave the boy’s head such a loud whack that the boy winced and reeled.


“Hand them to me!” he shouted in his throaty, officer’s voice.


The boy could only do as he was told, still protesting, “They are not for you. They are for her.”


Huangfu broke open the package and saw the bracelets, the pair of hair brooches, and the note which read as follows:


Dear Mrs. Huangfu: You may think this presumptuous of me, but since I saw you at the restaurant, I have not been able to put you out of my mind. I would love to call on you, but that ass of your husband has returned. May I beg to see you alone? Come with the messenger of this note, or tell me how I can meet you. I am sending these little things as tokens of my great esteem.


Your admirer
, (unsigned)

The officer ground his teeth. Raising his eyebrows, he asked coldly. “Who gave you this message?”


Seng-erh pointed to Wang Erh’s shop just outside the alley, and said, “A gentleman with bushy eyebrows, great big eyes, a snub nose, and a wide mouth gave them to me.”


Huangfu grabbed the boy by the arm and dragged him to the shop. The stranger was gone. In spite of Wang Erh’s protests, the officer took the boy back to his house and locked him in. The boy was now thoroughly frightened.


Huangfu was shaking with anger. He called his wife out with a commanding voice. The young wife was a delicate and rather pretty woman of twenty-four, with a small, intelligent face. She saw that her husband was white and panting, and she could not understand what had happened.


“Look at these!” said her husband, grimly staring at her.

Mrs. Huangfu seated herself leisurely in a chair. She took out the articles and stared at them.

“Read the note!”


She read it and slowly shook her head. “Is this letter for me? It must be a mistake. Who sent it?”


“How do I know who sent it? You know! Whom did you have dinner with during the thee months when I was on

duty?”

“You know me well,” replied the young wife gently. “I would not do such a thing. We have been married for seven years. Have I ever done anything a wife should not do?”


“Then where does the note come from?”


“How can I know?”


Unable to explain the letter and clear herself, the wife began weeping. “What kind of a strange disaster has fallen out of a clear, blue sky!” she wailed. Without warning her husband struck her on the face. Mrs. Huangfu cried aloud and ran into the house.


The palace officer called for the thirteen-year-old maid, Ying-erh, his foster daughter. Her short sleeves revealed her plump arms, red from washing. She stood stiffly erect, awaiting an order, trembling a little as she always did before her master. Fearfully she watched his movements. He took down from the wall a piece of bamboo and threw it on the floor. Then he took a rope and tied the maid’s hands, swinging the other end of the rope across a beam in the roof. He hauled the girl up and, holding the bamboo in his hand, he asked, “Tell me, whom did the mistress dine with when I was away?”


“There was no one,” replied the girl in a terror-stricken voice.


Huangfu began to beat the maid with the bamboo, and his wife, inside, trembled hearing her screams. The flogging and questioning went on for some time. Unable to stand it any longer the maid at last said, “When you were away, Mother slept with a certain person every night.”


“That’s better,” said the master. He let her down and untied her.


“Now tell me, who was the fellow who slept with your mother every night in my absence?”


The girl wiped her eyes and said with hatred in her voice, “I will tell you. She slept every night with me.”


“I will get to the bottom of this!” he swore, and went out, locking the door behind him.


The wife and foster daughter looked at one another. Mrs. Huangfu saw the bruises on the young girl’s arms and back, and rushed to wash her wounds, crying, “The beast!”


The wife shuddered at the sight of the blood which had reddened the basin of water. As she poured it down the gutter, she muttered again, “The brutal beast.”


The girl stood looking at her kind foster mother and said, “If it were not for you, I would have gone back to our village. And you should, too, Mother.”


“Hush, you mustn’t say that.”


Mrs. Huangfu looked dazed, unable to understand what had happened. At last, she turned to the boy, who was cowering in a corner of the room, and asked, “What was the stranger like?”


The boy repeated the description and told her the story. The wife and her foster daughter sat silent, completely puzzled.


Half an hour later, the husband returned with four officers of the law. Dragging the partridge boy forward, he said to the men, “Take down his name.” The men did as they were told, having respect for Huangfu’s position as a palace officer.


“Don’t go away yet. There are more persons inside.” He called out to his wife and maid and demanded that all three be arrested.


“How dare we arrest the lady?”


“You have to. A murder is involved.”


Frightened by his words, the men took down the names and escorted the prisoners out of the house. A crowd of neighbors had gathered outside. As Mrs. Huangfu stepped out of the door screen, she instinctively shrank back, and said to her husband, “Koko, I never thought I would see this day.


You should have used your head and taken time to find out who sent the letter. It’s such a disgrace!”


The officers had already pushed her outside the door. The neighbors made way for her to pass.


“If you were afraid of disgrace, you shouldn’t have done - it,” answered her husband.


The wife said to him, “Why don’t you ask our close neighbors if a man ever stepped inside our door during your absence? The idea of accusing me!”

“I will!” replied her husband angrily.

The neighbors, not knowing what the wife was accused of were altogether bewildered. They sympathized with the wife and shook their heads in answer to the husband’s question.


Huangfu went with the accused to proffer charges before the magistrate, Chien of Kaifeng. Chien had a round, plump face and seemed to be a man of infinite patience, incapable of being excited by anything. The husband submitted the letter and the gifts and made the formal charge. The magistrate ordered the prisoners to be held in detention pending investigation.


Two jail officers, Shan Ting and Shan Chienhsing, were in charge of questioning the prisoners. They began with the wife.


Mrs. Huangfu stated that she was born in a village near the city, that she had lost her mother early, and her father at the age of seventeen, and that she had no close relatives.


She had married her husband the following year, and they had been happily married for seven years. No relatives or visitors had come to her house during her husband’s absence, and she never dined with anybody at home or in a restaurant, except her husband. She had no idea who could have sent the note.


“Why is it that you never see your relatives? Don’t they come and see your’


“My husband does not like it. Once my cousin, Chang Erh, came to see us to beg my husband for a job. He didn’t

get the job because it wasn’t easy to get. My husband asked me to stop seeing my relatives after that, and I did.”

“You do everything your husband tells you to?”


“Yes, I do.”


“Do you often go out to the theatre, where you might be seen by people?”


“No.”


“Why not?”


“He does not take me.”


“And you don’t go out alone?”


“No.”


“Do you go to restaurants for dinner?”


“Very rarely. I am happy at home. Oh yes, several days ago, the night when he came back from the palace, he did not like my food and took me to a restaurant near by.”

“And you two dined alone?”

“Yes.”


The woman’s neighbors were called in. In general they corroborated the wife’s story. They had never seen any visitor at her house, nor had they seen her go out except with her husband. She was a woman who kept very close to the house. The neighbors had a rather good opinion of her and called her Siaoniangtse, “Young Mistress,” because she was so small, although there was no “old mistress” in the house. A neighboring woman said the husband was short-tempered and mistreated the wife, who was always meek and submissive and never complained. The neighbor said Mrs. Huangfu looked like “a bird feeding from one’s hand.”


On the third day, Shan Chienhsing was standing in front of the magistrate’s office, thinking about the mystery, when he saw the husband pass by. Huangfu came up to him and gave him a greeting.


“How is the case proceeding?” he asked. “Three days have passed. Perhaps you have received a present from the sender of the note and purposely delayed action.”


“Nonsense! The case is not so easily concluded. Your wife insists on her innocence and we have learned nothing to prove otherwise. You did not send the note yourself by any chance?”


“Don’t talk to me like that. We are happily married.” Huangfu was angry.


“What do you propose to do?” asked Shan.


“If the court cannot clear the case, I will demand a divorce.”


Shan went into his office and prepared the documents. That afternoon he presented his report to the magistrate. Magistrate Chien ordered the couple and the witnesses to trial the next day.


The magistrate first questioned the little boy. Then he turned to the thirteen-year-old maid as the most important witness. He banged the court gavel, an iron paperweight, by way of frightening her and spoke in a harsh, severe voice:


“You know everything that has been going on in the house, don’t you?”


“I do.”


“Did you see any visitor or visitors when your master was away?”


The maid answered impatiently, “If there were any visitor, would I not have seen him?”


The magistrate gave another loud bang with his gavel and shouted, “You little liar! You dare to lie in my presence! I will send you to jail for this.”


The maid was frightened, but she said firmly, “Your Honor, I have not lied to you. My mistress stayed in the house all the time. You cannot wrong a good woman.” She broke down - whimpering and sobbing.

The magistrate was impressed by the maid’s testimony. “Now then,” he addressed the husband, “a charge of theft must be proven with the stolen goods in the thiefs possession, and a charge of adultery must be proved by producing a co-respondent. I cannot condemn your wife without more evidence than a note from an anonymous stranger. You may have some enemy who planted this note.” He looked at the woman and continued, “Certainly some one is trying to cause trouble. Don’t you think you ought to take her home and try to find out who sent the note?”

The husband was adamant. “Under the circumstances, Your Honor, I am not willing to take her home,”


“You may be making a mistake,” warned the magistrate. “I shall be satisfied if you will grant me a divorce,” said Huangfu. He could not help looking at his wife out of the corner of his eye.


After more questioning, the magistrate said to the woman, “Your husband insists on a divorce. I hate to break up marriages. What do you think?”


“My conscience is clear. But if he wants a divorce, I shall not protest.”


The divorce was granted according to the husband’s wish. The boy and the maid were released and ordered to be taken back to their parents.


The wife completely broke down when the court was adjourned. Divorce was a great disgrace to the woman, and she had not expected it because her guilt had not been established.


“I did not know you could be so cruel after seven years of marriage. You know I have no place to go now, said the wife to her husband. “I will rather die than have my name dishonored.”


“That is none of my business,” replied Huangfu and abruptly turned his back.


Only Ying-erh, the girl, stood by her.


“Ying-erh,” said the wife. “Thank you for what you did.


It is of no help now. You can go home to your parents. I have nowhere to go and I cannot keep you. Go home like a good girl.”


They parted in tears.




The woman, now left all alone, could not completely realize what had happened. Aimlessly, she made her way through the streets and crowds without seeing anything. The day was darkening, and she wandered to the Tienhan Bridge on the Pien River where she stood looking out at the locks and congested water traffic. The masts of the boats stood close together rocking and swaying in the evening wind, giving her a heady sensation, as if she were rocking with them. She watched the golden disc of the sun disappear behind a distant hill, and realized she had come to the end of her road. She would never see the sun again.


Just as she was about to jump into the river, some one pulled her back. She turned around and saw an old woman, well over fifty, dressed in black. Her hair was thin and grayish-white. “Daughter, what do you take your own life for?”


Mrs. Huangfu stared at her.


“Do you know me? I don’t suppose you do,” said the old woman.


“No,” replied the young woman.


“I am your poor auntie. Since your marriage to the palace officer, I have not dared to come and bother you. It was so long ago when I saw you as a child. The other day I heard from the neighbors that you were involved in a lawsuit with your husband, and I came every day to ask for news. I hear that the magistrate has decreed a divorce. But why jump into the river?”


“My husband does not want me and I have no place to go. Why should I live?”


“Come, come, you can stay with your old auntie,” said the old woman. Her voice was strong for her age. “Such a young woman trying to end her own life! What nonsense!”


Mrs. Huangfu was not at all sure whether this old woman really was her aunt, but she allowed the woman to take her along, without a will of her own.


They went first to a wine shop where the old woman ordered her a drink. When the young woman came to the aunt’s house she found it was situated in a quiet, out-of-the-way alley. It was fairly decent looking, furnished with green curtains and armchairs and tables.


“Auntie, are you living all alone? How do you support yourself?”


The old woman whose name was Hu, answered with a laugh. “Oh, I make a living somehow. I used to call you ‘Missie.’ I forget your name.”


“My name is Chunmei,” answered Mrs. Huangfu, and she did not push her question further.


The old woman, Hu, was very kind to her, and for the first days she made her guest rest. Chunmei lay in bed thinking of the sudden and strange turn of her life.

Several days later, the old woman said to her, “You must be strong. I am not really your auntie, but I wanted to save a young girl’s life when I saw you about to take the jump. You are young and pretty. You have your life before you.” Her old eyes narrowed into slits. “Do you still love your husband who has so brutally disowned you and left you to die?”

Chunmei looked up from her pillow and answered, “I don’t know.”


“I don’t blame you,” said the old woman. “But wake up, my daughter. You are still young and you shouldn’t suffer yourself to be pushed around by people. Forget your husband, and get over your misery. Young people sometimes have foolish sentiments, I know. I have crossed more bridges than you have crossed streets. Life is like that. Up and down, up and down it goes, round and round in a circle. I lost my husband at twenty-eight. How old are you?” Chunmei gave her age. “Well, I was a few years older than you are now, but here I am. Look at me.” Even though her face was lined, and the skin of her neck was a little loose, she seemed in perfect health. “You take a good rest and in a little time you will get over it. Life is like going on a road. You fall down. What then? Do you sit down and cry and refuse to get up? No, you pick yourself up and go on again. From what you told me, he is a rascal. Why, he has not deserted you. He has thrown you out. So what are you lying here moping about?”


Chunmei listened to her words and felt better. “What can I do? I can’t be living with you forever.”


“Don’t worry. Take a good rest and get strong again. Then when you are well, find a good man and remarry. Pretty eyes and a pretty face like yours never need to go hungry.”


“Thank you, Auntie. I already feel better.”


Mrs. Huangfu could not help feeling grateful to the old woman for saving her life and helping her recover her spirits during this bitter period of her life.




They had dinner together every night. Old woman Hu always liked a little rice wine with he dinner; wine was the “water of life,” according to her. “There’s nothing like a little wine for recovering your faith in life,” she said. “At my age, it makes me feel good and young once more.” Chunmei admired the spirit of this hearty woman.


After dinner, they heard a man’s voice calling outside,


“Hu potse, Hu potse!” The old woman went hastily to open the door.



“Why do you close the door so early?” asked the man. It had been raining that day, and she had locked the door rather early.


The old woman asked him to sit down, but the man said he had to go away immediately, and remained standing.

Chunmei saw from the back room that he was tall and’ had thick eyebrows and big eyes. Her attention was arrested and she looked at him carefully from behind the screen. His mouth could be called broad, and his nose was not pointed, more or less answering the boy’s description. Her heart pounded, but she made no sign of her suspicion.

“What is this?” asked the tall man in a tone of impatience. “It is already a month since you sold the three hundred dollars’ worth of things. I want the money.”


“They were sold, as I told you,” replied Auntie Hu. “They are in my client’s place, but what can I do if he has not paid up? As soon as he pays, I shall turn over the money to you.”


“But this is long enough — longer than usual. Bring the money as soon as you receive it.”


The gentleman left and Auntie Hu came inside looking quite upset.


“Who was the visitor?” asked Chunmei.


“I will tell you, Chunmei. The gentleman’s name is Hung. He says he was the magistrate of Tsaichow and is now retired. I don’t believe him. I know he lies, but he is a great fellow. He often asks me to sell some of his jewels. He says he is an agent for jewelers. Maybe he is, maybe he isn’t. But he has good jewels,’ and the other day he asked me to sell some for him. They were sold but my client hasn’t paid. I don’t blame him for being impatient.”


“Do you know him well?”


“Yes, in a business way — perhaps more. I never saw a fellow quite like him. I can’t make him out. He is liberal with his money. When he sees I am in need of money, he gives me some without my asking for it. The next time he comes, I will introduce him to you.”


Chunmei’s interest was greatly aroused, but she tried not to show it.


Hung came again and again, and Chunmei was introduced to him as a relative of Auntie Hu. She was torn between the desire to find out if he was the stranger who had changed her life, and her liking for his undeniable charm. She could not quite get rid of the suspicion that he might be the very man they had been looking for, and she tried to make his face fit the partridge boy’s description of the mysterious stranger. The point which bothered her most was whether his nose could be called snub.


At one of their meetings, she sat staring at him, lost in thought.


“What are you staring at me for?” remarked Hung in his jocular way. “Every physiognomist tells me I have a lucky face and lucky ear lobes.” He pulled his heavy lobes, and said, “See? I always brought luck to people.”


Hung was alternately amusing, helpful, and attentive. He was flashily dressed and inordinately vain. Because he had traveled a great deal, he could tell entertaining stories, and his swagger was part of his charm. But he was also interested in others. He asked Chunmei to tell her story and listened with sympathy. He took her part, interrupting only to express his disgust with the ex-husband’s outrageous cruelty. His sympathy for her seemed sincere, even if he might be courting her.


After their second meeting he had asked Chunnei to sew on a button for him. Chunmei was fascinated. She saw that he really had business transactions to come and see the old woman about, but now he provided excuses for many more visits. He always brought a bottle with him, and sweetmeats and new delicacies which he had promised the women he would announce that he was coming for supper, complain of hunger, and then have the insolence to teach Chunmei how to prepare a dish of ham and candied ginger in his own way. When a man had the courage to command, it gave a woman pleasure to obey.


“What do you think of that rascal?” Auntie Hu asked Chunmei when he left.


“I think he is an interesting person.”


“He asked me the other day to do something for him which I have not yet been able to do.”


“What was it?”


“He is living alone. The other day he asked me to find a woman and make a match for him. Why don’t you let me make the arrangements and suggest the match to him? I can see that he likes you and will be delighted at the suggestion.”


“I see,” said Chunmei thoughtfully.


“You see what? He is a charming man. What is holding you back? If you still haven’t got over that ass of an ex-husband of yours, you are the greatest fool I know. isn’t he a fine fellow? He has money and will be able to take care of you, and you will be off my hands.”


“I must tell you, Auntie,” said Chunmei. “I like him, but there is something I should like to clear up.”


“What is it?”


“I have an idea he might be the unknown person who sent the note, and broke up our marriage.”


Auntie Hu broke into such laughter that Chunmei felt embarrassed.


“He answers the description, more or less, you know.”


“What nonsense? How many tall men are there in the world, and how many have heavy eyebrows and big eyes? Is that his fault? Suppose he was that stranger, what then? You have been punished for eating a cake which you didn’t eat. You’ve paid the price, and the cake is here. It’s yours. If I were you, I would marry the stranger, just to show him off to that brute who was your husband.”


Chunmei did not know what to think. If Hung was not the stranger, she would be doing herself a lot of good, and if he was, she would be doing her ex-husband no harm. She began to feel the sweetness of revenge.


The next time Hung came, she was gayer than usual. She had decided to test him.

He had brought his own bottle, and said, “Come on, drink to my luck in meeting such a fair lady as you.”

“No, I will drink to your lucky ear lobes,” the young woman replied. The drink helped her a lot. She could not contain her curiosity any longer, and in the next breath, she surprised herself by remarking, “The stranger was said to look like you.”


“Really? I am honored. Think of a man who had the courage to do such a thing! If I had seen you before, I would have wanted to do the same thing, even if you were married to a duke. Once I did have an affair with a duke’s mistress. You don’t believe me? I don’t suppose you would. However, here’s to my lucky ear lobes!” He poured himself another cup and finished it at one gulp.


“See how he lies,” remarked Auntie Hu pleasantly.


“Be sensible,” said Hung, putting down his cup. “You have never seen the man. How do you know whether he is tall or short? But your husband was a brute to leave a pretty woman like you.”


“Yes, he gave me no chance,” she said. “It is all over now.


What do I care? I am just curious to know who sent the note.” In spite of herself, her eyes were a little red.


“Forget about the brute,” said Hung. “Come on, drink. Such a pretty face is not made for tears. He did not want you, and you are still thinking of him. Oh, what a world, what a world!”


Chunmei was completely confused. The old woman encouraged her to drink and forget. Almost in revenge, she kept on drinking. Later in the evening, she became very gay. For the first time she realized she was free. She had never quite felt it before. It gave her a wonderful feeling of elation. She kept repeating in a silly way, “Yes, I have no husband . . . Yes, I have no husband.”

“Yes, forget,” said Hung.
“Yes, forget,” said Chunmei. “Say you are not the stranger, are you?”
“Don’t talk nonsense. What would you do if I were?”
“I would love you for setting me free from that brute husband of mine. Would it not be funny if my husband saw me drinking with the stranger here tonight?”

“Your
former husband, I beg your pardon,” corrected Hung. “You know what it would prove? It would prove that you had known the stranger and dined with him before. Thousands of women have done things behind their husbands’ backs and are not divorced. You are divorced without having been unfaithful. What a world!”

“You are a devil,” said Chunmei, and she began to laugh, and her laughter was gay as it had never been when she was Mrs. Huangfu.

“Am I?” asked Hung, and he put his arms around her.

She smiled up at him and said dreamily, “Hello, stranger,” and offered him her lips. Somehow she felt a sense of victory.


After their marriage Hung took her to live in a house far out in the western suburb. She had not thought it possible that she could be so happy. They talked and laughed and Chunmei seemed to be consciously trying to make up for what she had missed before. He often took her to small restaurants and she went with him gladly. He seemed well-to-do and was liberal with his money. He loved to press money into her palms and never asked her for an account, as Huangfu had. Then, too, he had friends whom he often invited home for dinner. It was as different as possible from her life with her former husband.


Hung had never openly admitted that he was the stranger. He always had a way of turning aside the question, or he would admit it with such a swagger that it seemed impossible to take him seriously. But one afternoon, after a little drink and some cold partridge, which they had bought from a street hawker, he was feeling very happy, and for once he made a slip of the tongue. “You know I sometimes think of that poor partridge boy —” he checked himself immediately and added lamely — “from what you told me about him.” And Chunmei knew.

That night in bed after she had put out the light, Chunmei asked him, “Tell me why did you send that note?”

There was a long silence.


“He bullied you, didn’t he?” he said at last.


“You knew? You had seen me?”


“Of course I knew. You don’t know what a ridiculous couple you two made, like a swan married to a toad.”


“Where did you see me?”


“I saw you the first time trailing your feet behind him on Kungchien Street. I stopped to ask you for road directions. He pulled you away roughly with a stern, censorious look I could not forget. That was last spring. You wouldn’t remember. I thought of you as a bird in a cage. I was struck by you from the moment I saw you. I will let that bird free, I said to myself. I took a lot of trouble to find out.

You had enemies, you know.”

“I?” Chunmei gasped.


“You know that relative of yours, Chang Erh, who stayed in your house for some time to beg your husband for a job?”


“You know Chang Erh?”


“Yes. Do you know why your clan people never came to see you? Because of your husband’s treatment of Chang Erh. He came home and told everybody in the village about it. I was in love with you and it was driving me crazy. I pictured you as a fairy enchained by a monster.”


“But how could you do such a thing? I never had dinner with you. And I was happy.”


“Yes, as happy as a bird in a cage. Remember two days before I sent you that fatal letter, when your husband had just come home, you dined at the Taiho restaurant in the passage with him? I was there, sitting at the next table. Yes, you were very happy. It didn’t take me two minutes to see that you were afraid of him. I detested the fellow. I noticed that he never once consulted you about your food. He ordered what he liked, and you ate humbly, sweetly, submissively. I was boiling with rage. I tried to arrange to see you, but that partridge boy bungled it. I was madly in love with you and followed the trial every day through Auntie Hu. I had hoped he would divorce you, but I did not expect it to turn out exactly as I wished.”


Next morning, she saw Hung writing a letter. She waited until he had finished and then quickly snatched it from him and said laughingly,

“Do you know what this letter means in my hands, if I hand lt over to the court?”

Hung felt a slight shock and immediately recovered himself. “You won’t,” he said.


“Why won’t I?”


“I know you mean the handwriting, but don’t forget that you are living with the adulterer now. At the most, you will merely be convicted of adultery, and the judge cannot convict a person twice.”


“You devil!”


She bent and kissed him, a long hot kiss.


“You are biting me,” Hung protested jokingly.


“That is how much I love you!”





New Year came around. Chunmei used to go with her former husband to Siangkuoshih on that day to pray for a lucky year. She suggested to Hung their doing it, and they went to the temple together.


Huangfu, too, remembered their visit at the Siangkuoshih on every New Year’s Day. He had been feeling desolate and unhappy since the settlement at court. The mystery of the stranger had never been solved, and he had gone back to the palace again. Now that he was separated from his wife, he remembered more and more her good qualities, and the more he thought about her, the more he believed in her innocence. Everything pointed to it: her own behavior during the arrest and trial, and the testimony of the maid and the neighbors. His remorse was bitter. He forced himself to put on a good gown, took a box of incense, and went to the temple.


As usual, there was a big crowd at the temple on new Year’s Day. As Huangfu came out, he saw his former wife going in with a tall man. They did not see him, so he waited outside for them to come out, chatting idly with a seller of clay dolls. When he saw them come down the temple steps, he hid himself in the crowd, trembling with anger and jealousy.


He followed them till they got outside the gate, and then he called to her from behind. Chunmei turned around and recognized him with a start. He was shabby and thin, and there was a new sad look on his face.


“Oh, you!” she cried with evident annoyance and contempt. Her tone and carriage were so different from his submissive wife that for a moment he thought she must be somebody else.


“Chunmei, what are you doing here? Come home, I need you.” He glanced at Hung briefly.


“Who are you?” demanded Hung. “I should ask you to stop bothering this lady.” Turning to Chunmei, he asked, “What is this man to you?”


“He is my former husband,” she replied.


“Come home, Chunmei. I have forgiven you. I am lonely. I was wrong about you.” Huangfu’s tone was almost plaintive.

“He is not your husband any more, is he?” Hung asked the woman, accenting his words slowly and fixing his eyes on her.

Chunmei looked at Hung and answered, “No.”

“May I speak to you for a moment?” Huangfu asked her again. Chunmei looked at Hung, and he nodded and stood aside.
“What do you want?” asked Chunmei Her voice was suddenly angry.

“Who is this man you are with?”


“Is it any business of yours what I do now?” Her voice was bitter.


“For old times’ sake,” he begged. “Come home. I want you.”


Chunmei went a step closer. Her eyes shone and she raised her voice. “Let’s make this clear,” she said. “You did not want me. I told you I was innocent. You would not believe me, and did not care whether I lived or died. You said it was none of your business. Luckily I did not die, and what I do is none of your business now.”


Huangfu’s face changed. He laid his hands on her tightly, and she struggled to get free, shouting, “Let me alone! Let me alone!”


The former husband was so surprised that his grip relaxed. She broke away and went to Hung.


“Leave her alone, you bully!” shouted Hung.


He took her hand, and they walked off without another word. Huangfu stood alone, stupefied. As they walked down the street, they heard him calling to her from behind them:


“But I have forgiven you, Chunmei! I have forgiven you!”


(Retold by Lin Yu Tang )

 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.09.2011 17:16:17 bởi dohop >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9