TRUYỆN NGẮN
Đào Phong Lưu 03.07.2010 00:04:58 (permalink)
1. Chuyện cổ tích thời @
 
     Ngày nảy ngày nay, ở thành phố nọ, có gia đình ông giám đốc kia rất giầu có, nhưng hiềm nỗi chỉ sinh được một cô con gái, lại bị thong manh từ thủa nhỏ. Cô gái tuy không nhìn được rõ vật gì, nhưng bù lại cô xinh đẹp vô cùng, tính tình thật đoan trang hiền thục, đặc biệt trí tuệ thông minh tuyệt vời. Chỉ cần người khác dạy cô làm gì là cô đều học làm được việc ấy. Cô không những đến trường học chữ được như các bạn lành lặn khác mà còn học giỏi tất cả các môn. Cô còn rất có năng khiếu về âm nhạc và hội hoạ và hát rất hay, nên vừa học hết cấp II, cô đã được tuyển vào học hệ năng khiếu, Viện âm nhạc Quốc gia. Sau khi tốt nghiệp xuất sắc môn Piano hệ trung cấp, cô được cấp học bổng đi du học Đại học chuyên ngành piano ở nước ngoài, nhưng cô đã từ chối mà xin về dạy nhạc ở Trường khiếm thị thành phố, phần không muốn để bố mẹ già ở nhà buồn vì vắng vẻ, phần vì cô muốn mang kiến thức học được của mình chia sẻ cùng đàn em nhỏ có hoàn cảnh bất hạnh như mình.
     Hàng ngày cô bé ô sin xấp xỉ tuổi cô đèo cô đến trường dạy học. Trên đường từ nhà đến trường, phải đi qua một cây cầu bắc ngang con sông chảy trong thành phố. Một hôm đang đi trên cầu gió thổi mạnh làm chiếc mũ rất đẹp cô đang đội trên đầu bay xuống giữa dòng sông. Hai cô dừng đỗ xe máy, rồi cô ô sin chạy dọc theo bờ sông tìm cách vớt chiếc mũ, nhưng gió mạnh làm chiếc mũ cứ trôi dọc giữa dòng, không sao vớt được. Cạnh bờ sông có công trường đang xây dựng, một anh thợ hồ đang mình trần trùng trục, mồ hôi nhễ nhại đánh vữa, thấy vậy liền nhảy ào xuống giữa dòng nước thải đen ngòm để vớt chiếc mũ. Anh chàng chỉ mặc mỗi cái quần đùi khi bị ướt nó bó sát lấy người, làm hằn rõ “sterio” lên từng bộ phận của cơ thể, anh chàng đưa vội chiếc mũ cho cô gái, rồi xấu hổ chạy biến đi mất. Cô gái nhận lại mũ chưa kịp cảm ơn, nhìn theo anh chàng đen trũi chạy như ma đuổi mà mỉm cười, rồi cầm mũ đưa cho cô chủ kể lại anh chảng phu hồ vớt mũ giúp vì người ướt như chuột lột nên  đã bỏ chạy đi rồi.
     Hôm sau, lúc tan trường về, hai cô vòng xe từ cầu ra chỗ công trường xây dựng có ý tìm anh chàng đã vớt mũ giúp hôm trước, nhưng công trường đã hoàn công, chuyển đi  nơi khác. Cô cứ ân hận chưa được gặp để cảm ơn anh ta, một người không quen biết, chỉ vì giúp cô vớt chiếc mũ mà đã không nề hà nước bẩn nhảy vội xuống sông, rồi chẳng cần nhận cảm ơn lại chạy biến đi mất. Chắc anh từ một miền quê nào ra đây làm phu hồ, có thể là chuyển đi làm nơi khác hoặc về quê rồi. Cô cứ thương những người tốt bụng như anh ta, còn trẻ thế mà chẳng được học hành lại phải đi làm phu hồ vất vả dầm mưa dãi nắng. Trở về nhà, cô lại ước ao giá ta cũng biết được số điện thoại  mà nói chuyện và cảm ơn anh ta thì hay biết mấy, nhưng chắc anh ta đi làm phu hồ như thế chẳng có điện thoại đâu. Ngay việc đến trường học chữ, cũng chắc gì đã có điều kiện. Cô thấy đời sao bất công quá, sự chênh lệch về hoàn cảnh sống giữa nông thôn và thành thị trong thời đại mở cửa này vẫn còn một khoảng trống lớn, quá cách biệt. Là một người tật nguyền như cô, nhưng ở thành phố thì chẳng thiếu thứ gì, có điều kiện để học tập, phấn đấu bằng người. Trái lại như anh thanh niên kia, lành lặn, khoẻ mạnh, tốt bụng  nhưng ở nông thôn phải làm lụng vất vả để kiếm sống, không có điều kiện học hành thì dù có ý chí phấn đấu vươn lên nhưng cũng khó mà thoát khỏi số phận đói nghèo vất vả. Từ ý nghĩ ấy, cô nảy ra cảm hứng muốn viết một bản nhạc tình khúc cho đàn violon với tựa đề “Gặp gỡ qua cầu gió bay”. Cô lấy cây vĩ cầm ra đưa lên cổ kéo thử mấy nốt nhạc, rồi vừa sờ bàn phím chữ nổi vừa sáng tác nhạc và ca từ, vừa kéo đàn đệm theo để chỉnh sửa từng đoạn. Chỉ trong vòng hơn tiếng đồng hồ bản tình ca đã được sáng tác xong. Cô lại sờ vào những nốt nhạc vừa viết trên bàn phím chữ nổi mà kéo đàn, tập đi tập lại mấy lần, rồi cô mỉm cười sung sướng vì bản nhạc thật mượt mà sâu lắng, nói lên hết được tình cảm của cô với chàng trai chưa quen biết kia. Ca từ của bản nhạc như sau:
Một ngày nắng đẹp trời trong
Qua cầu, bay mũ xuống dòng sông sâu.
Gặp người tốt vớt giúp nhau,
Ra đi để nhớ, để sầu, để thương…
Phải chăng duyên số vấn vương,
Mong ngày gặp lại tỏ tường lòng nhau.
Qua cầu, rơi mũ sông sâu
Như câu chuyện cổ gieo cầu kén duyên?
Chuyện đời đẹp tựa chuyện tiên
Đẹp tựa chuyện tiên…
Ngày hôn sau cô mang bản nhạc mình sáng tác bằng chữ nổi đến trường, nhờ chị thư ký văn phòng đánh máy tính chuyển sang thành bản nhạc ký âm bình thường, rồi nhờ in ra thành mấy bản liền. Cô hí hửng đút vào túi áo, định bụng khi nào gặp cô giáo cũ ở Viện âm nhạc Quốc gia đưa để nhờ cô góp ý và chỉnh sửa thêm cho. Nào ngờ cô bé ô sin thấy cô thay áo treo trên tường mang đi ngâm để giặt không đã ngâm cả mấy tờ giấy chép nhạc vào chậu giặt, khi sát xà phòng mới phát hiện ra, liền vội lén mang phơi trên gác thượng. Khi cô ô sin lên thu về thì đã bay đâu mất mấy bản, chỉ còn sót lại duy nhất một bản.
     Lại nói về anh chàng phu hồ, sau khi nhảy ào xuống dòng sông vớt được chiếc mũ lên đưa cho cô gái, anh chạy biến vào dãy nhà phía trong mới xây xong, tắm gội qua loa cho sạch mùi nước bẩn của sông, rồi thay quần áo, chạy vội ra bến, nhảy xe buýt tới trường cho kịp giờ học buổi chiều. Anh là sinh viên năm cuối Đại học Xây dựng. Để có thêm thu nhập và làm quen với thực tế, anh đã nhận vừa thiết kế vừa giám sát thi công kiêm luôn cả bảo vệ công trình cho một đội xây dựng dân dụng của mấy người quen. Đôi khi thiếu người ở bộ phận nào là anh xông vào làm luôn một chốc một lát ỏ bộ phận đó. Hôm ấy lúc gần đến giờ đi học rồi, anh đang đốc thúc đám thợ xây trát hoàn tất nốt mấy hạng mục cuối cùng để kịp bàn giao công trình vào cuối ngày, nhưng thiếu thợ hồ, anh liền xoay trần ra xông vào đánh vữa. Khi cối vữa sắp được đánh xong, thì thấy hai cô gái đèo nhau xe máy trên cầu bị gió thổi bay chiếc mũ xuống sông. Nhìn bộ điệu hai cô tiểu thư liễu yếu tơ đào làm sao mà vớt được chiếc mũ giữa dòng sông, nhân tiện đằng nào cũng phải tắm gội trước khi đi học, anh liền nhảy ào xuống sông vớt mũ cho cô. Ngay hôm sau, đám thợ mà anh làm hợp đồng với họ lại chuyển đi xây một ngôi nhà khác, nên anh cũng quên luôn chuyện đã vớt mũ giúp các cô.
      Đội xây dựng của anh chuyển đến địa điểm mới để xây một ngôi nhà ngay sát ngôi biệt thự của ông giám đốc, nhưng anh không hề biết đấy là nhà cô gái rơi mũ hôm trước. Tối tối đi học về, anh lại đến ngủ tại công trường để trông coi vật liệu. Tối đó vừa đi học về, anh phát hiện ra một tờ giấy trăng trắng nằm ngay cạnh lán, khi châm đèn lên soi tỏ thì ra là một bản nhạc có kèm lời hát, mà không thấy đề tên tác giả. Nhưng đọc ca từ của bản nhạc, anh biết đây chắc là của hai cô gái hôm trước qua cầu làm rơi mũ xuống sông mà anh đã vớt giúp, nên viết bài hát này thay cho lời cảm ơn mình đây. Chắc hai cô đã hỏi dò tìm  được đến chỗ này để gặp mình, nhưng không gặp được nên đã để lại bài hát. Anh mỉm cười sung sướng vì cách cảm ơn rất lãng mạn và văn hoá của hai cô gái, rồi rút cây sáo trúc tự tạo đang gài trên mái lán xuống thổi tập theo từng nốt nhạc của bài hát. Vì bài hát được sáng tác dựa trên nền của làn điệu dân ca quan họ, nên chỉ tập qua vài lần là tiếng sáo của anh đã vang lên ngân nga trong đêm vắng như một khúc tình ca được thể hiện bởi một nghệ sỹ điêu luyện vậy.
          Lúc đó đã khuya, cô gái vừa định đi ngủ thì nghe thấy tiếng sáo thổi đúng bản nhạc mình vừa sáng tác. Cô lấy làm ngạc nhiên lắm vì cô chưa đưa cho ai bản nhạc của mình. Cô liền hỏi ô sin:
- Hôm nay em giặt áo, có thấy mấy tờ giấy gấp để trong túi áo của chị không?
- Có ạ - Cô ô sin trả lời – nhưng em sơ ý làm ướt cả, mang phơi trên gác thượng bị gió bay mất chỉ còn một tờ thôi ạ.
- Ra thế! – Cô gái bảo ô sin:
- Vì em làm bay sang hàng xóm, nên người ta đang thổi sáo bài hát của chị đó biết không?
- Để enm sang đòi lại ạ.
- Không cần, hơn nữa sáng tác bài hát mà được công chúng đón nhận một cách tự nhiên thế này ta vui lắm em biết không! Đây vẫn còn một tờ phải giữ
lại để khi nào em tìm được người vớt mũ giúp thì tặng cho anh ta nhé!
Nhưng tối hôm sau, rồi tối hôm sau nữa, cứ đến giờ khuya ấy, khi chàng sinh viên học bài xong lại mang cây sáo trúc ra thổi bài hát vài lần trước khi đi ngủ. Đến tối hôm thứ tư, khi tiếng sáo của chàng vừa cất lên, thì cửa sổ tầng ba của ngôi biệt thự liền kề mở tung, theo luồng ánh sáng điện quang hắt ra từ ô cửa sổ là tiếng dương cầm âm vang hoà quện với giọng nữ cao trong trẻo cất lên hoà theo tiếng sáo bài hát “Gặp gỡ qua cầu gió bay”. Bản hoà tấu không hẹn trước mà rất mượt mà, uyển chuyển, nhịp nhàng…
 Ngay buổi sáng hôm sau, khi chàng sinh viên vừa đi học, thì hai cô gái trong ngôi biệt thự đến hỏi  những người công nhân đanh hì hục đào móng rằng cho gặp người nghệ sĩ thổi sáo. Những người công nhân đều nói ở đó chỉ có thợ xây, thợ vữa chứ không có nghệ sĩ nào cả. Hai cô gái bảo nhau chắc anh ta vẫn không muốn gặp mình.
Ngay tối hôm sau đó, trong buổi dạ hội giao lưu kết nghĩa giữa Đoàn thanh niên Trường Đại học Xây Dựng và Trường phổ thông khuyết tật Thành phố, cô gái xung phong lên hát bài hát của mình mới sáng tác. Cô vừa đánh đàn dương cầm vừa hát, khi bài hát đến giữa chừng bỗng thấy có tiếng sáo trúc hoà theo. Cả hội trường hàng ngàn khán giả im phăng phắc lắng nghe như uống từng lời ca, nốt nhạc của bản hoà tấu trữ tình của họ. Khi lời ca, tiếng nhạc vừa dứt cả hội trường dậy lên những tràng vỗ tay như sấm dậy kèm theo lời hô đồng thanh “Hát lại đi! hát lại đi!”. .. làm cho cô giáo ca sĩ và chàng sinh viên thổi sáo ngẫu hứng kia không thể bước xuống sân khâu được. Họ đành vui vẻ biểu diễn lại bài hát “Gặp gỡ qua cầu gió bay” một lần nữa. Khi bài hát vừa dứt và những tràng vỗ tay lại rộ lên thì chàng sinh viên thổi sáo đã nhanh nhẹn chủ động rút một bông hồng trong lọ hoa trên bàn sân khấu bước lại tặng cô và nói nói “cảm ơn bài hát của em!”. Thấy vậy cả hội trường lại rộ lên tiếng hô đồng thanh “Hôn nhau đi! Hôn nhau đi!...” và rất nhiều những em học sinh, những anh chị sinh viên từ dưới khán đài cầm hoa chạy lên sân khấu dúi vào tay họ… Hai người ôm chật vòng tay những bó hoa rực rỡ trước những chùm ánh sáng flash của rất nhiều máy ảnh nghiệp dư và chuyên nghiệp thi nhau ghi hình ảnh họ. Rồi cũng những phóng viên chuyên nghiệp và nghiệp dư ấy lại vây lấy hai người, chõ micrô vào tận mặt họ để thi nhau phỏng vấn về sự ra đời của bài hát “Gặp gỡ qua cầu gió bay” và hai người “nghệ sĩ” đã phối hợp tập luyện ra sao mà bài ca được trình bầy đạt trình độ hay đến như vậy?
Ngày hôm sau trên trang nhất tờ báo “Thanh niên Sinh Viên Thành phố” và cả báo mạng của hai trường đều đăng bài “Chuyện cổ tích thời @” kèm theo những bức ảnh biểu diễn và tặng hoa nhau của hai “nghệ sĩ” trong đêm giao lưu.
Từ đấy họ quen nhau và yêu nhau. Cô gái sau đó được “Đoàn phẫu thuật ánh mắt và nụ cười” của Hoa Kỳ phối hợp với Viện Mắt Trung ương Việt Nam áp dụng kỹ thuật la de tiên tiến đã chữa cho đôi mắt thong manh của cô nhìn được bình thường. Khi ngôi biệt thự mới cạnh ngôi biệt thự của nhà cô gái được xây xong và bàn giao, cũng là lúc anh sinh viên xây dựng kiêm thiết kế và giám sát thi công ngôi biệt thự đó nhận bằng tốt nghiệp Kỹ sư xây dựng, cũng là ngày họ tổ chức lễ cưới “xây dựng” với nhau.
Không lâu sau khi cô dâu mang bầu, thì ông Giám đốc đến tuổi nghỉ hưu, ông bàn giao lại toàn bộ cổ phần và sở hữu tài sản của ông tại công ty cho chàng rể. Hội nghị cổ đông đã nhất trí bầu anh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty, mọi người ai cũng nâng cốc chúc mừng ông chủ mới năm nay sinh quí tử và sống hạnh phúc bên người vợ, cô giáo xinh đẹp, thảo hiền.
 
                                                                            Bắc Ninh ngày 01.05.2010
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. DUYÊN GƯỢNG
 
        Trong cuộc họp Lãnh đạo Tổng công ty với các trưởng, phó Phòng, Ban, Tổng giám đốc đang hùng hồn diễn thuyết thì tiếng chuông từ chiếc điện thoại di động đặt trước mặt réo inh ỏi, ông không muốn nghe mà thò tay tắt chuông một cách bực dọc, rồi lại tiếp tục nói. Tiếng điện thoại lại réo lên như giục giã khẩn cấp hơn, buộc ông phải cầm máy lên xẵng giọng:
- Alô, tôi đang bận họp, ai đấy?- Rồi ngay lập tức ông hạ giọng nhỏ nhẹ - Dạ, dạ… Xin lỗi chị, em cứ tưởng… Vâng, chị cứ nói đi, không sao ạ…Vâng, vâng… Xin chị yên tâm, chúng em sẽ xử lý nghiêm đợt này ạ….Dạ, chào chị ạ! – Ông bỏ máy xuống, thở dài nhìn mọi người đang hau háu hướng về mình như muốn biết người gọi kia là ai mà làm ông phải có thái độ khúm núm vậy, ông chậm rãi nói:
 – Bà Bình yêu cầu phải kiểm điểm và kỷ luật thật nặng cậu Minh, hôm qua lại đánh vợ!
   Nghe vậy, mỗi người một câu ai cũng tỏ ra bất bình:
- Bí thư tỉnh uỷ, kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh uy quyền thét ra lửa chẳng dạy nổi con lại đẩy cho cơ quan người ta dạy là nghĩa làm sao?
- Trông cái mã đẹp trai lại có học thức thế mà vũ phu, không thể tưởng tượng nổi!
- Dào ơi, cũng tại cái con nặc nô Phòng Kỹ thuật kia kìa!
- Thôi thôi, đề nghị mọi người im lặng! - Tổng giám đốc gõ gõ xuống bàn ra lệnh - Việc này tôi đề nghị giao cho Đoàn Thanh niên họp kiểm điểm, đề xuất mức kỷ luật, rồi gửi biên bản báo cáo lên Đảng uỷ và Lãnh đạo Tổng công ty xem xét...
                                                            *
       Đã hơn 6 giờ tối mà Bình Minh vẫn chưa đi làm về, bà Bình ngồi trước mâm cơm đang chờ con. K’so Thít, con dâu bà đã bế con vào phòng khách xem “bông hoa nhỏ”. Sốt ruột bà nhắc điện thoại định gọi xem con trai đã sắp về chưa, thì Bình Minh đẩy cửa bước vào. Với nét mặt hầm hầm giận dữ, thay cho câu chào thì hắn liền chất vấn mẹ:
 - Hôm nay mẹ lại gọi xuống lệnh cho mấy lão Lãnh đạo Tổng công ty “hành” con phải không?
Bà hỏi lại Bình Minh:
- Thế người ta đã “hành”con những gì? Đúng hay sai?
- Chẳng đúng hay sai gì hết, nếu mẹ còn làm thế, con sẽ còn đánh cho bao giờ nó tự nguyện viết đơn xin li dị mới thôi.
- Con nói thế mà cũng nói được à? Thử hỏi nó có lỗi gì mà con đánh nó? Hay lỗi của con mà con tìm cách sửa bằng cách đánh vợ, thử hỏi như thế có xứng đáng là thằng đàn ông có học thức, có xứng đáng là ông thạc sĩ Tây học nữa không?
       Nghe mẹ sỉ vả mắng mỏ như vậy Bình Minh không cãi được câu nào nữa, gieo mình ngồi phệt xuống chiếc ghế tựa giữa nhà. K’so Thít bế con từ trong đi ra, đon đả nói với con:
-  Kìa bố đã về, ra với bố đi con! - Vừa nói cô vừa thả đứa bé trai bụ bẫm khoảng hơn một tuổi xuống cho nó lẫn chẫn tự đi về phía Bình Minh đang ngồi, rồi nhao vào lòng bố, mồm bật bẹ:
- Ba, ba…
Bình Minh bế xốc thằng bé đứng dậy đi vào gian trong. Thấy vậy K’so Thít lại nhẹ nhàng nhắc chồng:
- Kìa anh, để con đấy, ra ăn cơm đi, mẹ chờ anh về cùng ăn lâu lắm  rồi đấy!
Bình Minh từ gian trong quát vọng ra:
- Tức đầy ruột rồi, không ăn nữa!
Thấy vậy bà Bình bảo con dâu:
- Thôi kệ cho hai bố con nhà nó chơi với nhau rồi ăn sau, mẹ con mình ăn cho xong bữa đi con!
                                                         *
       Thạc sỹ kinh tế Trần Bình Minh, nguyên Bí thư Đoàn thanh niên, nguyên Phó trưởng phòng Kế hoạch Tổng công ty X (Nói “nguyên” vì những chức vị ấy đã lần lượt bị cách tuột, chỉ vì cái tội hay đánh vợ) là con trai của vị quan đầu tỉnh, cũng là giọt máu duy nhất của anh hùng liệt sỹ phi công Trần Văn. Bình Minh vốn là chàng trai hiền lành, thông minh và đẹp trai vào bậc nhất cơ quan. Hồi còn là học sinh Trường năng khiếu của tỉnh, -khi đó cô giáo Bình còn làm Hiệu trưởng - mới đang học lớp 11 mà Bình Minh đã giật giải ba cuộc thi toán Quốc tế, nên mặc dù chưa tốt nghiệp phổ thông, Bình Minh đã đặc cách giành xuất học bổng toàn phần của khoa Toán Trường Đại học Lô-mô-lô-sốp, Mat-xcơ-va. Tốt nghiệp Đại học với tấm bằng đỏ, vừa về nước Bình Minh đã được phân công làm trợ giảng ở Khoa Toán-Lý Đại học Quốc gia. Nhưng vì nhà chỉ có hai mẹ con, cô giáo Bình lại vừa trúng cử Phó Bí thư Tỉnh uỷ, nên bà đã xin cho Bình Minh về công tác tại Tổng công ty xuất nhập khẩu tỉnh nhà cho mẹ con đỡ phải xa nhau.
      Là cán bộ Phòng Kế hoạch phụ trách ngành hàng may mặc, Bình Minh luôn phải lo công việc tổ chức triển lãm, hội chợ, biểu diễn thời trang, nên  có quan hệ mật thiết với các Công ty thiết kế thời trang, các câu lạc bộ người mẫu. Thấy Bình Minh cao to, đẹp trai lại là cán bộ phụ trách ngành may mặc của Tổng công ty Xuất Nhập khẩu, nên Câu Lạc bộ Thời trang của Nhà Thiết kế Minh Hồng đã mời Bình Minh làm người mẫu không chuyên cho công ty bà. Trong những dịp tham gia làm người mẫu biểu diễn thời trang, Bình Minh đã làm quen và yêu say đắm cô bạn diễn người mẫu kiêm ca sĩ Thuý Ngọc. Lúc đầu, bà Bình, mẹ Bình Minh không ưng cô người mẫu kiêm ca sĩ này lắm, vì cô xinh đẹp thì xinh đẹp thật đấy nhưng trình độ văn hoá chưa hết phổ thông trung học, lại làm nghề biểu diễn thời trang, đối với người lãnh đạo cấp tỉnh lại xuất thân từ một cô giáo dạy văn như bà thực lòng không muốn có một nàng dâu như vậy. Nhưng rồi qua mấy lần tiếp xúc, thấy Thuý Ngọc cũng nết na, lại biết Thuý Ngọc là con gái một thương binh phi công, bạn chiến đấu cũ của chồng bà, nên bà đã chấp nhận để Bình Minh và Thuý Ngọc yêu nhau. Không những thế, bà còn tính việc ổn định cuộc sống sau này cho chúng, nên lại xin cho Thuý Ngọc cùng về làm việc tại Tổng công ty Xuất Nhập khẩu của tỉnh với Bình Minh.
        Năm đầu tiên về làm việc ở Tổng công ty, ai cũng khen ngợi đôi tình nhân “thanh mai trúc mã” này vừa đẹp người lại đẹp đôi đến thế. Cứ như trời đất sinh ra để cho họ đến với nhau và yêu nhau vậy. Cô cán bộ văn thể của Công đoàn lúc nào cũng như dính lấy chàng Bí thư thanh niên, cán bộ Phòng Kế hoạch. Sáng sáng người ta thấy chàng đèo nàng bằng chiếc xe máy Hacley 250 phân khối đến cơ quan làm việc, tối lại đưa về, còn buổi trưa thì thấy họ ngồi ăn chung với nhau cùng một bàn ở nhà ăn tập thể cơ quan. Cứ nhìn cách họ gắp thức ăn cho nhau, lấy giấy ăn lau cho nhau hạt cơm dính trên má… mà nhiều người phải phát ghen lên vì hạnh phúc của họ. Rồi họ cùng nhau đi tham gia biểu diễn thời trang mãi tận Hà Nội, Sài Gòn hàng tuần lễ, có khi cùng đi tham gia hội chợ triển lãm thương mại quốc tế ở nước ngoài cả tháng trời. Tất nhiên tham gia những hoạt động này đều là Tổng công ty cử họ đi theo hợp đồng đã ký với các công ty thời trang hoặc hội chợ triển lãm. Những dịp như thế họ càng có cơ hội ở bên nhau mà Tổng công ty thì vừa thu về một khoản thù lao lớn do họ biểu diễn vừa quảng bá được sản phẩm của mình.
      Họ cũng là những người  không những làm việc có hiệu quả mà còn rất nghiêm túc về giờ giấc, nhiệt tình tham gia công việc đoàn thể xã hội, luôn sống hoà nhã, thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ khi ai có khó khăn, nên đều được mọi người trong cơ quan yêu mến và tín nhiệm. Vừa hết tập sự, chàng Bí thư Đoàn thanh niên đã được kết nạp Đảng, được đề bạt làm Phó phòng Kế hoạch, còn cô nhân viên Văn phòng Công đoàn thì được cử đi học Đại học ngành thiết kế thời trang ở Seoul, theo thoả thuận ký kết giữa Tổng công ty với một công ty thời trang Hàn Quốc để sang đó vừa học vừa kiêm biểu diễn thời trang và ca hát giới thiệu sản phẩm cho họ. Hai năm sau, nghĩa là thời gian Thuý Ngọc vừa hoàn thành chương trình đại học năm thứ 2 tại Seoul, thì không biết do nhu cầu công việc của cơ quan đòi hỏi, hay có tác động nào đó từ Văn phòng tỉnh uỷ, mà chàng Phó phòng Kế hoạch, nguyên sinh viên chuyên toán Đại học Lô-mô-lô-sốp, lại nhận xuất học bổng của Tổng công công ty sang tận Đại học Kinh tế Sydney, Autralia nghiên cứu 2 năm chương trình Master ngành Kinh tế thị trường.
       Trong thời giam Bình Minh đi học vắng nhà, bà Bình được chỉ định làm Bí thư tỉnh uỷ giữa khoá, thay cho đồng chí Bí thư đang nhiệm chuyển công tác lên Trung ương, rồi chỉ mấy tháng sau bà lại nhận quyết định kiêm luôn Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh. Giữa năm đó có trận bão bất ngờ đổ vào Tây Nguyên gây lở núi đất truồi vùi lấp nhiều làng bản, thiệt hại về người và của nghiêm trọng. Bà Bí thư tỉnh uỷ kiêm Chủ tịch tỉnh dẫn đầu đoàn công tác liên ngành của tỉnh vào thăm hỏi và chuyển quà cứu trợ cho đồng bào gặp nạn. Trong đợt công tác đó bà đã nhận một bé gái mồ côi 14, 15 tuổi, tên K’so Thít về nuôi vì bố mẹ và các em K’so Thít đã bị vùi lấp trong tai hoạ đất truồi, chỉ còn mình nó sống sót vì lúc cả làng bị vùi lấp thì nó đang đi học ở trường. K’so Thít dáng người thấp lùn, gầy guộc, xấu xí lại thêm nước da “cà phê Trung Nguyên” được “phơi sấy” từ nắng gió Lào. Tiếng nói thì líu lô líu lường pha lẫn cả tiếng Kinh và tiếng Bana, người chưa nghe quen cứ tưởng nó nói tiếng nước ngoài. Ngày đầu mới đến, ngay cả bà Bình nhiều khi cũng phải vừa căng tai ra nghe vừa đoán mới hiểu được nó nói gì. Có hôm đi làm về thấy có túi quà ai đó đến biếu, hỏi nó thì nói kể chẳng hiểu là ai cả, nên bà Bình mới phải mua cho nó một cái máy ghi âm nhỏ xíu bỏ túi, bảo nó có ai đến hỏi gì thì cháu cứ lặng lẽ bấm máy đừng để khách biết, khi nào về ta sẽ nghe để biết là ai. Bù lại con bé cũng cần cù hay lam hay làm và sáng dạ. Bà dạy nó lau dọn nhà cửa, nấu nướng thức ăn, thu xếp đồ đạc, bấm nút điều khiển đồ điện trong nhà như tivi, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, là gấp áo quần, chăn màn, giường chiếu… chỉ trong chưa đầy một tuần nó đã làm thạo mọi việc. Chỉ phải cái tội tính nết cũng như hầu hết các bé gái mới lớn là đểnh đoảng, hay quên. Nó không những ăn rất khoẻ, mà ngủ cũng khoẻ. Nằm đâu ngủ đấy. Nhiều hôm vừa bật tivi xem, quanh ra quanh vào đã thấy nó ngủ  lăn ngủ lóc  trên ghế, lay mãi không tỉnh, bà lại phải bế nó lên giường, mắc màn, đắp chăn cho nó. Từ ngày có nó bà Bình cũng thấy vui, đỡ cô quạnh. Đi làm về không còn phải vừa lau dọn nhà cửa vừa nấu ăn như trước nữa, mà chỉ việc ngồi vào mâm đã có cơm nóng canh ngọt con bé dọn sẵn ra chờ rồi. Thấy nó thông minh, ngoan ngoãn nên bà xin cho nó theo học văn hoá buổi tối ở Trung tâm giáo dục thường xuyên cạnh nhà. Lúc đầu bà cũng lo nó không theo kịp bọn trẻ thành phố, nhưng các cô giáo bạn bà bảo nó học tập chăm chỉ và học khá ra phết, nên bà rất mừng. Mới ở với bà được hai năm mà nó lớn phổng hẳn lên, da dẻ cũng bớt đen đi nhiều, mái tóc đen nhánh buông xoã ngang lưng, cái mặt bầu bĩnh, nụ cười tươi có lúm đồng tiền, lại hay mặc bộ váy đầm, chân đi dép da, tiếng nói cũng bớt đi những từ thổ ngữ Tây Nguyên mà đã là tiếng Kinh thành thạo… không ai còn nhận ra dáng điệu con bé còm nhom mới theo bà về hai năm trước nữa.
        Ngày Bình Minh mới đi học ở Úc về, nó gọi là cậu chủ, xưng em. Lúc nào nó cũng nen nét sợ cậu chủ. Bình Minh thấy có nó trong nhà cũng hay hay, bao nhiêu việc nhà nó làm hết. Trước đây khi chưa đi học, hai mẹ con ở với nhau, mẹ đi làm rồi họp hành, tiếp khách suốt ngày, suốt tối. Việc gì Bình Minh cũng phải tự làm lấy tất. Từ hôm ở nước ngoài về, được cơ quan cho nghỉ một tháng, Bình Minh chỉ có ăn, ngủ rồi đi chơi. Ngay cả quần áo Bình Minh vừa thay ra là nó đã tự động lấy mang đi giặt, rồi phơi khô, là gấp phẳng phiu, xếp gọn gàng vào tủ. Bạn bè Bình Minh vừa đến chơi, nó đã đon đả pha nước, lễ phép bưng ra mời. Còn nấu ăn, không biết mẹ đã huấn luyện thế nào, mà con bé làm khéo ra phết, món gì nó nấu, Bình Minh cũng thấy rất ngon. Từ hôm về, nó chưa để cậu chủ phải chê điều gì cả.
     Bình Minh còn được nghỉ mấy tuần nữa mới phải đi làm, thì bà Bình bảo:
-         Mai mẹ phải đi họp Quốc hội một tháng liền ngoài Hà Nội, may quá kỳ
này có con về, không phải nhờ dì Thanh ở nhà quê lên trông nhà nữa. Tiền mẹ đã đưa cho con K’so Thít đủ chi dùng cả tháng rồi, còn tiền tiêu vặt thì mẹ  mới chuyển vào thẻ tín dụng cho con 10 triệu rồi đấy. Ở nhà anh em nhắc nhở nhau mà trông nom nhà cửa, tối đi ngủ phải khoá cửa giả cẩn thận đấy.
-          Mẹ yên tâm đi, con đã 30 tuổi đầu mà lúc nào mẹ cũng coi như con nít
ấy là sao?
       Mẹ mới đi được mấy ngày thì một hôm Bình Minh bảo K’so Thít:
- Hôm nay tao đi ăn uống với mấy người bạn cơ quan, mày ở nhà ăn cơm một mình, tối thì khoá cửa vào rồi hãy đi ngủ, tao về muộn đã có chìa khoá rồi.
- Có phải để phần cơm cho cậu không ạ?
- Mày điên à, người ta đã đi ăn tiệc còn để phần cơm làm gì?
   Hôm mới về, Bình Minh đã mang quà đến cơ quan chào hỏi mọi người rồi về nhà ngay, chưa gặp ai chuyện trò lâu cả nên cũng muốn biết tình hình cơ quan mấy năm qua làm ăn ra sao. Tối hôm đó Bình Minh gọi điện mời Chị Trưởng phòng và mấy người bạn thanh niên đi nhà hàng. Lúc nâng cốc, chị Trưởng phòng vui vẻ chúc:
- Chúc cậu năm nay tìm được “ý trung nhân” mới!
   Bình Minh mồn vẫn cười tươi nói “Thank you”, nhưng hơi chột dạ vì sao chị ấy lại chúc vậy nhỉ? Uống cạn “100%” cốc bia, lần lượt bắt tay mọi người xong, ngồi xuống, liền hỏi lại:
- Chị dùng cái từ Hán “ý trung nhân” là cái gì em chẳng hiểu?
Mọi người nhìn nhau, rồi lại nhìn Bình Minh như thương hại chàng trai thật thà chất phác. Một lát sau chị Trưởng phòng mới hỏi lại Bình Minh:
- Cậu không hiểu hay chưa biết cái gì thật?
- Em không hiểu và cũng không biết gì thật mà!
Chị Trưởng phòng bảo:
- “Ý trung nhân” là người yêu, cậu phải đi tìm người yêu mới đi! - Gắp một miếng thức ăn bỏ vào mồn, nhấm một ngụm bia rồi  chị mới thong thả nói tiếp - Chị nói cậu đừng buồn, tuần trước chị sang dự hội chợ ở Seoul có gặp Thuý Ngọc.  Bụng nó chửa vượt lên thế này này rồi! - Vừa nói chị vừa lấy hai tay chập vào nhau thành một vòng trước bụng.
Nghe vậy Bình Minh tủm tỉm cười bảo chị:
-         Mới xa Phòng hai năm, không ngờ trình độ  hài hước chọc quấy của bà
chị được “nâng cấp”  đáng nể đấy!
     Nghe vậy mọi người lại nhìn nhau và thương hại cho anh chàng “cả tẩm”. Cậu Phó Bí thư Đoàn (chiến hữu thân cận của Bình Minh) liền nói tẹt ra:
- Chị ấy nói thật đấy, hài hước gì! Chuyện con Ngọc chửa với thằng giám đốc Park, đối tác của Tổng mình, đang bị vợ nó ghen lồng lên thì cả Tổng công ty ai chẳng biết, chỉ có anh đi xa mới về nên chưa biết đấy thôi!
   Lời nói của cậu Phó Bí thư Đoàn như một đòn chí mạng bất ngờ phang đúng huyệt Bình Minh làm cậu ta choáng váng, chỉ lắp bắp nói được câu:
-         Đúng là sự thật thế ư? Sao đời khốn nạn vậy hả trời!
-         Thôi, quên mẹ nó loại người như thế đi, buồn làm quái gì, uống đi anh! -
Cậu Phó Bí thư Đoàn vừa nói, vừa rót thêm bia đầy cốc cho Bình Minh.
Từ lúc đó Bình Minh không nói gì nữa, mà cũng chẳng ăn gì nữa, cứ tì tì uống hết cốc này, lại rót tiếp cốc khác cho đến khi gục hẳn xuống bàn mới thôi. Tiếng là hôm đó Bình Minh mời mọi người, nhưnmg khi cậu ta say chẳng còn biết trời đất gì nữa. Mọi người phải trả tiền, rồi đưa cậu ta về nhà.
 
                                                         *
   K’so Thít đang say sưa theo dõi bộ phim dài tập trên tivi, nghe tiếng đập cửa loạn xạ, nó vội ra mở cửa thì thấy mấy người lạ dắt chiếc xe máy của cậu chủ vào, rồi từ chiếc taxi đang đỗ trước cửa nhà hai người thanh niên vực cậu chủ như một cái xác không hồn đưa vào nhà. Một chị hỏi nó:
- Em là người nhà bà Bình phải không?- Thấy nó gập đầu - Người đàn bà nói tiếp- Anh Minh bị say, nhưng không sao, cứ để anh ấy ngủ một giấc, sáng mai sẽ tỉnh lại thôi. Bọn chị về nhé!
Nó chưa kịp hỏi gì, chỉ mới thò tay vào túi bấm nút chiếc máy ghi âm, thì mấy người đã quay ra, đi rồi. Nó khoá cửa quay vào nhà thấy cậu chủ nằm gục ngay trên nền đất. Nó giục cậu dậy thay quần áo rồi đi ngủ nhưng cậu không nói gì cứ nằm lì ở đó. Nó phải lấy hết sức nâng cậu dậy rồi quàng tay cậu lên vai để dìu cậu lên giường, thì bỗng cậu nôn thốc nôn tháo làm ướt hết cả quần áo của cậu và quần áo của nó. Gớm cậu ăn cái gì mà nôn ra cái mùi chua chua khó chịu quá đi mất. Nó vừa đặt được cậu lên giường, cố nâng nhấc từng phần người cậu lên mới cởi được bộ quần áo ngoài ướt đẫm cơm rượu vất xuống đất, định đứng lên mở tủ lấy quần áo khác thay cho cậu thì bỗng cậu ôm chầm lấy nó và lè nhè nói:
- Em có chửa với thằng giám đốc Park đúng không? Em tự nguyện hiến thân cho nó, hay nó cưỡng hiếp em, hả?
K’so Thít thấy vậy thì co rúm người lại sợ hãi, nói:
-         Cậu nói gì em không hiểu?
-         Không hiểu hả? Thì anh sẽ cho em hiểu thế nào là cuộc đời chó má ngay
bây giờ đây!
   Vừa nói, Bình Minh vừa túm ngực áo K’so Thít giựt tung ra, như con thú đói mồi, anh ta lột cả quần của cô gái rồi đè sấn lên. K’so Thít sợ hãi kêu lên:
-         Cậu bỏ enm ra, em sợ lắm!
-         Sợ cái gì? Em không phải sợ gì cả.
-         Em sợ… có chửa?
-         Có chửa ư? Có chửa thì đẻ chứ sợ cái gì?....
     K’so Thít cố vùng vẫy, nhưng không sao cưỡng lại được cơn cuồng say của Bình Minh đã lên đến cao độ. Ngoài trời bỗng mưa đổ xuống rào rào, sau tia chớp sáng nhoáng là tiếng sét nổ “đình, đoàng” dữ dội, điện trong nhà, ngoài phố đều vụt tắt.
#1
    Đào Phong Lưu 03.07.2010 00:08:26 (permalink)
                                                     *
          Sau một tháng họp Quốc hội, bà Bình đã trở về nhà, nhưng lại lao vào hội nghị nọ, chiến dịch kia, nên đã mấy tuần rồi chưa có bữa nào bà được rảnh rỗi  ngồi ở nhà ăn cơm với con. Hôm nào cũng 5 giờ sáng xe đã đến đón, có hôm gần nửa đêm mới về đến nhà. Một hôm chủ nhật được rảnh rỗi không phải họp hành gì, bà mới được ngủ dậy muộn một tí. Khi bà dậy đánh răng rửa mặt đã không thấy chiếc xe máy Hacley, biết là con đã đi đâu rồi. Bà định bảo K’so Thít đi siêu thị với bà khuân một số thực phẩm, rau quả về quẳng vào tủ lạnh ăn dần. Nhìn vào giường đã thấy nó gấp chăn màn gọn gàng từ lúc nào, quay xuống bếp cũng không thấy nó ở đấy làm cái gì cho bữa sáng cả. Bà quay ra nhà vệ sinh thì thấy nó đang nôn oẹ. Bà hỏi làm sao? Thì nó bảo chóng mặt nhức đầu. Quái lạ cái con bé này, từ hồi về ở với bà, chưa thấy nó ốm đau bao giờ cả. Chắc phải làm sao nặng lắm nó mới kêu chóng mặt nhức đầu thế này. Vừa lúc đó xe đến đón, bà liền bảo nó ngồi lên xe đi với bà. Nói hỏi đi đâu thì bà bào đi siêu thị mua sắm, tiện thể rẽ qua Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhờ họ khám cho cháu xem bệnh gì.
         Chiếc xe Toyota biển số xanh của Bí thư kiêm Chủ tịch tỉnh vừa  tiến vào, bệnh viện đã nháo nhào cả lên. Bà giám đốc xông ra tận xe đón và niềm nở:
    - Gớm Lãnh đạo xuống kiểm tra đột xuất thế này làm bọn em chẳng kịp chuẩn bị để đón tiếp cho chu đáo được ạ.
    - Kiểm tra gì đâu, hôm nay được nghỉ chủ nhật tranh thủ đi chợ mua sắm, qua đây nhờ các chị khám giúp cho con cháu giúp việc nhà tôi xem nó bệnh gì mà kêu chóng mặt nhức đầu.
    - Tưởng gì, chuyện ấy để em sẽ trực tiếp khám cho cháu - Nói rồi bà giám đốc dắt K’so Thít vào phòng khám bên cạnh đấy - Khoảng 10 phút sau, quay ra, bà nói nhỏ với bà Bình:
    - Rất đáng tiếc, thủ trưởng lại phải thay ô sin thôi, nó chửa hơn một tháng rồi!
    Bà Bình cảm ơn bà giám đốc, rồi cùng K’so Thít quay ra xe, về thẳng nhà không đi siêu thị nữa. Về đến nhà bà dỗ ngon dỗ ngọt nó là đã trót yêu ai rồi, nhưng nó cứ lì ra nhất định không nói.
       Tối đó ăn cơm xong bà gọi Bình Minh vào phòng bà, đóng cửa cẩn thận bà mới bảo con trai:
    - Con ạ, mẹ cứ tưởng con K’so Thít nó ngoan ngoãn mới cho đi học buổi tối để sau này có cái bằng phổ thông mà xin việc cho nó làm, không ngờ nó mất nết, đổ đốn quá, mới tí tuổi đầu đã mang bầu với thằng nào rồi. Từ sáng đến giờ mẹ bối rối quá, chẳng biết tính sao cho nó bây giờ đây?
       Nghe vậy Bình Minh sợ run lên, nhưng cố trấn tĩnh ngồi im không nói gì. Một lúc lâu bà Bình lại hỏi:
    -         Theo ý con ta nên đưa nó đi đâu bây giờ được?
         Nghe vậy Bình Minh càng bối rối, liền lí nhí:
    -         Không phải thế đâu mẹ ạ.
    -         Còn không phải cái gì nữa, thì  sáng nay mẹ đưa nó vào Bệnh viện Đa
    khoa tỉnh nhờ khám, chính cô giám đốc bệnh viện khám và bảo nó chửa hơn một tháng rồi đấy!
    -         Vâng, con biết. Nhưng con bảo không phải là nó đi học tối lăng nhăng
    ở ngoài đâu ạ.
    - Con biết? Thế nó chửa với đứa nào?
    Bình Minh vẫn cúi đầu nói lí nhí:
    - Với con mẹ ạ!
          Bà Bình đang đứng liền ngồi phệt xuống giường, hai tay ôm lấy đầu, không còn tin vào tai mình nữa. Bà Không ngờ sao con trai mình lại đổ đốn đến mức này ư? Hay đây là cái vòng nghiệp chướng của bà ngày trước bây giờ nó lặp lại với con trai bà? Cách đây 30 năm, khi đó bà là cô sinh viên Đại học văn khoa năm cuối cùng đã yêu say đắn Văn, một phi công cao to, trắng trẻo, đẹp trai, người Hà Nội, vừa tốt nghiệp Học viện Hàng không Kiev trở về. Hai người hẹn nhau sẽ làm đám cưới ngay sau khi Bình tốt nghiệp. Nào ngờ ngày Bình lấy được bằng tốt nghiệp Đại học thì Văn lại phải trở lại Liên Xô để tập huấn lái máy bay chiến đấu MIC-19. Bình đã có thai nhưng gia đình Văn nhất định không công nhận. Bình đã phải vác cái bụng khệ nệ về quê sinh nở, nuôi con một mình ở nhà mẹ đẻ trước sự gièm pha, đàm tiếu, khinh rẻ của người thân , bè bạn, họ mạc, thôn làng. Chỉ mãi sau khi Văn đã anh dũng hy sinh trong một trận không chiến ác liệt đánh trả B.52 của giặc Mỹ trên bầu trời Hà Nội, đơn vị gửi đồ đạc tư trang về nhà thì gia đình Văn mới đọc nhật ký của Văn và thư từ Văn và Bình trao đổi với nhau. Lúc ấy bố mẹ Văn mới về tận quê Bình để đón mẹ con Bình lên Hà Nội dự lễ truy điệu và truy tặng danh hiệu anh hùng liệt sĩ cho Văn...Nghĩ vậy bà Bình bật khóc lên nức nở. Thấy thế, Bình Minh sợ cuống cả lên, vội vàng ôm lấy mẹ van xin:
    -         Mẹ ơi con biết lỗi rồi, con sẽ cưới K’so Thít, mẹ đừng khóc nữa mẹ ơi!
         Bà Bình càng sửng sốt hơn nữa trước thái độ của con trai, bà đứng phắt dậy, nghiêm giọng nói:
    -         Mẹ có bắt con phải cưới nó đâu mà con nói thế?  Hãy cứ bình tĩnh để từ
    từ cho mẹ tính đã… Có lẽ mẹ sẽ nhờ mấy cô ở Bệnh Viện Đa khoa giải quyết cho nó…
    -         Không, đừng làm thế phải tội, mà cũng tội nghiệp cho K’so Thít lắm mẹ
    ơi, chẳng phải mẹ vẫn ước ao có cháu bế đấy ư? Con đã suy nghĩ kỹ mấy tuần nay rồi, con sẽ cưới K’so Thít mẹ ạ!
    - Chuyện vợ chồng là chuyện hệ trọng cả một đời người, chứ không phải chuyện may cái áo, hay mua mớ rau đâu con ạ. Nếu không suy nghĩ thật thấu đáo, mà sốc nổi vội vàng, sau này sẽ hối hận và làm khổ lẫn nhau đấy - Rồi bà bất ngờ hỏi Bình Minh:
    - Quyết định lấy vợ, con có nghĩ đến sự đau khổ của Thuý Ngọc không?
       Nghe vậy Bình Minh cười như mếu, bảo mẹ:
    - Từ nay mẹ hãy quên cái tên Thuý Ngọc trong bộ nhớ của mẹ đi mẹ ạ. Nó lấy chồng Hàn Quốc sắp có con rồi.
    - Thật vậy sao? Mẹ không thể hiểu nổi cái gọi là tình yêu của bọn trẻ các con bây giờ nữa! Nếu nó lấy chồng rồi thì con cũng phải lấy một đứa xinh đẹp và có trình độ hơn nó, hoặc ít nhất cũng phải có bằng đại học như nó chứ!
    - Mẹ ơi con chán cái thứ con gái xinh đẹp có học thức và từng trải lắm rồi. Con chỉ thích đứa nào biết nghe lời không cãi giả, bết đẻ con, chiều chồng, nếu xấu một tí, văn hoá kém một tí hoặc là mù chữ cũng không sao mẹ ạ.
    - Con có cái ý tưởng lạ lùng ấy từ bao giờ vậy? Con không thế lấy con K’so Thít được, con 30 tuổi rồi mà nó mới chưa đầy 17 tuổi con biết không? Mẹ là người lãnh đạo đứng đầu một tỉnh lại để con mình làm trái Luật hôn nhân gia đình, làm trái  Hiến pháp sao?
         Nghe mẹ nói vậy, Bình Minh ngồi đần mặt ra đầy vẻ thất vọng. Bà Bình kéo cánh cửa đánh rầm một cái, hầm hầm bỏ ra ngoài.
         Đêm đó bà không sao ngủ được, bà không ngờ con bé Tây Nguyên thật thà đến mức  ngờ nghệch mà bà cưu mang kia, chỉ sau mấy năm ở với bà mà bây giờ nó trở thành đứa tinh quái làm vậy! Nó thì có cái gì hấp dẫn và quyến rũ đâu, mà không biết nó đã làm cách nào để chài con bà, làm cho con trai bà mê muội đến như vậy. Thôi đúng rồi, hay là nó dùng bùa ngài gì của người Tây Nguyên chăng? Không có lẽ. Ngày thường nó không hề có biểu hiện gì là  khôn ngoan tinh quái cả. Thế thì tại sao, tại sao con trai bà lại thich nó, muốn lấy nó, ăn nằm với nó để xảy ra đến tình trạng khó xử này? Sẽ phải hoá giải cái chuyện bê bối này ra sao cho êm thấm trong nhà mà không ảnh hưởng đến danh tiếng của bà ở tỉnh, sĩ diện của con bà ở cơ quan đây? Nghĩ đi rồi nghĩ lại, vẫn không tìm ra phương sách nào khả dĩ thực thi được cả.
          Bà đau đầu thực sự. Sáng hôm sau bà phát ốm, không thể đi làm, nhưng lại sợ văn phòng tỉnh uỷ và uỷ ban họ biết bà ốm lại đến thăm non ồn ào, nên bà chỉ dặn anh lái xe đến báo cho Phó bí thư thường trực và Phó chủ tịch thường trực tỉnh là bà có việc riêng đột xuất cần giải quyết, chứ không dám nói ốm.
         Sáng đó ở nhà một mình, con trai đã đi làm, K’so Thít thì đi chợ mua ăn, quay ra rồi lại quay vào chẳng biết làm gì. Bà nhìn trên bàn thấy chiếc máy ghi âm nhỏ xíu bà mua cho K’so Thít để mỗi khi có khách thì nó lén mở, để lúc về bà biết ai đến. Bà cầm máy lên bấm thử xem gần đây có ai đến không, thì bà nghe được đoạn băng: “… Em có chửa với thằng giám đốc Park đúng không? …Cậu nói gì em không hiểu?....Cậu bỏ enm ra, em sợ lắm!..... chửa thì đẻ chứ sợ cái gì?....”  Bà đã hiểu tất cả, bắt nguồn từ chuyện thất tình của con bà, không phải lỗi tại K’so Thít, mà lỗi bắt nguồn từ sự phản bội của Thuý Ngọc. Mà Thuý Ngọc cũng chỉ là nạn nhân của sự trao đổi hợp tác giữa hai Công ty Việt Nam và Hà Quốc….Tác hại của nền kinh tế thị trường đã len lỏi vào từng gia đình, mà oái oăm thay nó lại tác động trực tiếp đến gia đình bà trước là sao? Đó cũng là một qui luật tất yếu, khó tránh khỏi. Khi nó đã đến đành phải đương đầu với nó, đón nhận nó thôi, không còn cách nào khác.
     Nghĩ vậy bà bấm máy gọi lái xe quay lại đón bà đến cơ quan. Bà gọi ông Chánh văn phòng uỷ ban tỉnh vào phòng làm việc của bà, bà bảo:
    - Có việc này nhờ anh giúp đây. Chả là hồi năm trước tôi vào Tây Nguyên có nhận một cháu mồ côi ra nuôi, nhưng cứ lu bu quên khuấy việc đăng ký nhập tịch cho cháu. Đây là sổ hộ tịch của nhà tôi, nhờ anh chỉ đạo bộ phận tư pháp nhập tịch cho cháu vào gia đình tôi. Cháu tên K’so Thít, dân tộc Bana, năm nay 18 tuổi.
            Đán cưới của Bình Minh và K’so Thít được tổ chức quá đơn giản và gọn nhẹ ngay sau đấy vài ngày. Cả bà Bình và Bình Minh không mời ai ở cơ quan hoặc bạn bè.  Chỉ toàn những người thân trong gia đình, có cô chú của Bình Minh từ Hà Nội về, dì Thanh em bà Bình từ quê lên, mấy người em họ của bà làm việc ở tỉnh và anh lái xe. Cả đám cưới chỉ có hai mâm. Cô dâu chú rể cũng mặc complet, áo dài, nhưng ảnh thì dùng máy nghiệp dư chụp lấy.  Đám cưới xong thì thiếp báo hỉ mới được bà và Bình Minh gửi đến cơ quan. Trớ trêu thay cái đám cưới đơn giản gọn nhẹ ấy (Thực ra là ngoài ý muốn của mẹ con bà) lại trở thành đề tài tuyên truyền rùng beng của báo chí và giới truyền thông trong tỉnh. Nào ư “ Một đám cưới đổi mới về tập tục, đi đầu trong phong trào tiết kiện, chống phô trương hình thức” , “Toàn dân hãy học tập nếp sống mới như  gia đình bà Bí thư kiêm chủ tịch tỉnh”, rồi “Chuyện cổ tích của chàng hoàng tử thời @ và cô ô sin” v.v và v.v… Chính những bài báo đó đã làm Bình Minh xấu hổ không còn dám tiếp xúc với ai nữa, chính những bài báo đó đã biến Bình Minh thành một con người khác. Từ một thanh niên vô tư, vui nhộn hay thích vui chơi hội hè, tụ tập bạn bè, nay anh lúc nào cũng như con ốc sên luôn co rụt vào cái vỏ, lẩn trốn mọi người. Hàng ngày đến cơ quan là anh chui tọt vào phòng làm việc đóng kín cửa lại, hết giờ làm việc là vội vội vàng vàng ra lấy xe phóng thẳng về nhà, không la cà bạn bè bia bọt, không tham gia chơi thể thao như trước nữa, cuộc sống của anh không khác gì một ông cụ non. Về nhà cũng chui tọt vào phòng riêng, nếu không chơi game trên máy tính, thì vùi đầu vào ngủ. Lấy lí do vợ đang có chửa cần cách li, anh ngủ ở phòng riêng, bắt vợ ra ngủ ở phòng ô sin như hồi chưa cưới. Vợ hỏi gì, anh chỉ lừ lừ ít khi trả lời, hỏi lại là anh gắt, cãi lại là anh khùng lên ngay. Vì thế mà K’so Thít rất sợ anh, cô luôn cố gắng chịu đựng và càng tỏ ra dịu dàng chiều chuộng để anh vừa lòng. Thấy thái độ của anh đối xử với vợ như vậy, bà Bình rất thương K’so Thít, đã nhiều lần bà nhẹ nhàng nhắc nhở, khuyên nhủ con trai phải thế này  thế nọ, nhưng Bình Minh đều im lặng không nói gì. Một tối đã khuya lắm rồi bà Bình mới về đến nhà mà vẫn chưa thấy Bình Minh về, bà hỏi thì K’so Thít bảo gần đây chồng ít khi ăn cơm ở nhà, hay về muộn. Vừa lúc đó thấy Bình Minh từ taxi bước xuống dáng vẻ say khướt đi không vững, K’so Thít vội chạy ra dìu chồng vào nhà thì anh lấy tay đẩy ra và quát “Cút đi, mặc tao”, nhưng K’so Thít cứ xông vào để dìu anh, liền bị anh cho một cái bạt tai như trời giáng. Thấy vậy bà Bình không chịu nổi phải gào lên “Con có còn là con người nữa không hả Bình Minh?”. Bị kích động Bình Minh liền vặc lại  “Mẹ im đi, việc của con không cần mẹ phải xía vào!”. Bà Bình sửng sốt, đứng lặng như trời trồng, vì chưa bao giờ Bình Minh lại dám cãi bà hỗn như vậy. Hôm sau lúc tỉnh rượu, Bình Minh đã xin lỗi bà, xin lỗi vợ. Nhưng rồi vẫn chứng nào tật ấy, những trận ra ngoài uống rượu say xỉn về nhà nói năng lảm nhản, vợ chăm sóc, khuyên giải thì bạt tai vợ ngày một nhiều thêm.
          Nhưng từ ngày K’so Thít sinh con, lại là con trai thì Bình Minh cũng phấn khởi, bớt ra ngoài uống rượu và cũng tỏ ra thương yêu chăm sóc vợ con. Có hôm bà Bình thấy Bình Minh bế con còn hát nữa, nên bà rất vui và chắc mẩm từ nay cậu chàng sẽ thay tâm đổi tính. Quả có vậy, Bình Minh hồi này đi làm về đúng giờ mà ở cơ quan cũng không còn lẩn trốn, tránh tiếp xúc với mọi người nữa. Mọi người bắt tay chúc mừng “lên chức” bố, Bình Minh cảm ơn và cảm thấy có phần phấn khởi tự hào. Tuy nhiên trong lòng vẫn mang nặng nỗi mặc cảm vợ xấu. K’so Thít từ hồi đẻ xong lại càng béo thêm, phải tăng tới hơn chục cân, người thì lùn nên trông cứ như cái thùng tố lô di động. Mấy người cơ quan đến thăm về loan truyền cả cơ quan biết. Có người còn trêu “cậu thế mà mát tay, nuôi con khoẻ vợ béo, đáng nhận giải thưởng đấy!” làm Bình Minh ngượng chín cả mặt.
          Một hôm đang làm việc một mình trong phòng thì có người đẩy cửa vào, ngẩng lên thì Bình Minh sững sờ thấy Thuý Ngọc đứng trước mặt. Sau 5 năm xa cách trông cô không già đi tí nào, mà có phần còn xinh đẹp hơn xưa. Thuý Ngọc chủ động nói:
    - Bất ngờ lắm phải không? Em mới về hôm qua, hôm nay đến cơ quan chào mọi người. Có tí quà biếu anh đây -  Vừa nói Thuý Ngọc vừa lấy trong túi xách ra một gói nhỏ bọc giấy hồng có thắt nơ đặt lên bàn.
       Bình Minh bối rối, nói:
    -         Em học xong rồi chứ, có khoẻ không?
    -         Em học xong lấy bằng rồi. Mẹ con em rất khoẻ. Con gái em được sáu
    tháng rồi. Nghe nói anh cũng có con trai rồi phải không? Sau này làm thông gia nhé, con gái em xinh lắm không béo lùn đâu, chắc con trai anh không chê con gái em như anh chê mẹ nó đâu.- Rồi Thuý Ngọc bảo “tuần sau đi làm” và chìa tay bắt tay tạm biệt anh. Khi bắt tay Thuý Ngọc cố ý bấm ngón  tay ngoáy ngoáy vào lòng bàn tay anh.
       Thuý Ngọc đi ra khép cửa rồi mà anh còn bàng hoàng như vừa tỉnh cơn mê vậy. Mới về hôm qua mà cô ta đã biết mình có con trai, lại có vợ “béo lùn” nữa. Động tác ngoáy ngón tay trong lòng bàn tay mình là có ý gì đây? Bình Minh cầm gói quà lên ngắm nghía rồi bóc ra xem là cái gì. Thì ra trên là thỏi sô cô la, giữa là một bàn cạo râu, dưới là một tập giấy dày toàn là những thư mình viết cho cô ta hồi mới xa nhau và cả thư điện tử mình gửi từ Australia cho cô ta nữa, nhưng tất cả chỉ là bản copy, không phải bản chính,  thế là có ý gì nhỉ? Trả lại hết tình cảm cho anh hay là nhắc nhở trách móc anh đã hứa hẹn vẽ ra bao viễn cảnh hạnh phúc cho tôi như trong những thư này, sao lại bỏ tôi mà đi lấy vợ khác? Phức tạp quá, rứt khoát phải gặp nhau nói cho cô ta biết ai phụ ai trước, vì ai mà tôi phải lấy người vợ xấ xí mới được.
    Nhưng đến khi Thuý Ngọc đi làm, hai người gặp nhau lại lảng tránh như không hề quen biết. Thuý Ngọc được phân công về Phòng Kỹ thuật phụ trách mảng Thiết kế may mặc, ngồi riêng một mình ở Phòng Trưng bày mẫu trên tầng 14, ngay dưới tầng 15 Phòng Kế hoạch của Bình Minh. Đã bao lần đi thang máy đến tầng 14 Bình Minh định vào gặp Thuý Ngọc nhưng đứng chần chừ rồi lại cuốc thang bộ lên tầng 15, thấy vậy chị Trưởng phòng trêu “Hình như thang máy tầng 14 lên tầng 15 trục trặc gì sao, mà em cứ phải đi thang bộ suốt thế?” làm Bình Minh thẹn chín mặt không nói được gì, từ đó không dán rẽ ngang ra tầng 14 nữa. Cho đến một hôm tan tầm mọi người đã ra về hết, Bình Minh còn dở tí công việc nán lại mấy phút làm cho xong, khi xuống tầng trệt lấy xe thấy Thuý Ngọc vẫn còn đứng đấy. Bình Minh hỏi:
    -         Sao, em vẫn chưa về à?
    -         Sáng nay em đi taxi, nhưng bây giờ hết tiền rồi, anh cho em quá giang
    một đoạn.
    -         Sẵn sàng thôi, mời quí cô nương lên xe, anh xin phục vụ tới bến!
    Vừa lên xe, Thuý Ngọc đã ôm chặt lấy Bình Minh, dụi dụi mặt vào lưng anh và bảo:
    -         Lâu lắm mới được ngửi lại cái mùi quen thuộc này của anh.
    -         Vẫn về nhà cũ đấy chứ?
    -         Không. Về chỗ cũ chúng mình vẫn đến ấy.
    -         Là chỗ nào?
    -         Nhà nghỉ Hoa Hồng.
    Thì ra không chỉ mình muốn gặp, mà cô ta cũng có điều gì ấm ức cần
    thanh minh thanh nga với mình đây.
         Khi hai người đến nhà nghỉ thì bà chủ liền nhận ra người quen, bảo “Gớm, cô cậu đi đâu biệt tăm mấy năm nay, bây giờ mới trở lại nhà hàng của chúng tôi?”. Thuý Ngọc nói giỡn “Chúng cháu mới đi tù về bác ạ”. Rồi lấy chìa khoá lên tầng 3. Vừa bước vào phòng, Thuý Ngọc đã nhảy bổ vào ôm chầm Bình Minh hôn lấy hôn để, họ vật nhau xuống giường, làm tình với nhau say đắm. Xong việc hai người vẫn cứ trần truồng ôm nhau nói chuyện. Thuý Ngọc kể cho Bình Minh biết cô đã bị thằng chủ Park lừa cho uống thuốc kích dục rồi chiếm đoạt như thế nào, vợ nó ghen tuông ra sao và cô khốn khổ sinh con một mình nơi xứ người thế nào. Bình Minh thì kể cho cô nghe khi biết tin cô có thai với Park anh đã say xỉn và ngỡ vợ anh bây giờ là Thuý Ngọc nên cưỡng đoạt nhầm, mới sinh ra chuyện. Thuý Ngọc hỏi:
    -         Hiện anh sống có hạnh phúc không?
    -         Có.
    -         Đừng nói dối em. Hạnh phúc sao anh suốt ngày say xỉn và vô cớ đánh vợ?
    -         Sao em biết?
    -         Điều đó không quan trọng, nhưng anh đừng như thế nữa, chẳng giải
    quyết được gì đâu.
    -         Em có yêu lão Park không?
    -         Anh hỏi gì lạ vậy hả đồ ngốc? – Thuý Ngọc véo mạnh làm Bình Minh đau điếng – Lão khốn ấy nó làm hại đời em, em sẽ bắt nó trả giá. Lão đã có hai đứa con gái. Đứa lớn chỉ kém em vài tuổi. Cả hai đứa đều lấy chồng có con rồi. Lúc nó mới lừa được em, mồm nó lúc nào cũng xoen xoét sẽ bỏ mụ vợ già để cưới em. Nó rất hy vọng em sinh cho nó thằng con trai, nhưng khi em sinh con gái, nó lạnh nhạt hẳn. Nên khi tốt nghiệp em bảo sẽ về Việt Nam, nó tưởng thoát được em nên sướng ra mặt.
    -         Thì em về rồi còn làm gì được nó mà chẳng thoát.
    -         Hãy đợi đấy, không đơn giản thế đâu. Hôm qua em vừa gọi điện doạ cho mấy câu đã cuống lên.
    -         Em có chiêu gì mà hắn sợ?
    -         Lão ấy tuy là giám đốc Tập đoàn nhưng chỉ có 30% cổ phần thôi. Quyền hành chính vẫn ở ông Chủ tịch Hội đồng quản trị có trên 50% cổ phần. Những chi phí cho em học hành, sinh hoạt mấy năm qua hắn đều chi bằng tiền của Tập đoàn dưới danh nghĩa chuyển cho Chi nhánh của Tập đoàn ở Việt Nam. Mọi chứng từ em đều nắm cả trong tay, em mà gửi cho Tập đoàn thì lão chỉ có nước mà đi tù. Em yêu cầu hắn phải đền bù tuổi xuân cho em bằng cách mua cho mẹ con em một căn hộ để ở, một chiếc ô tô để đi và một ít vốn để làm ăn nuôi con. Nếu hắn thực hiện xong em sẽ trao trả lão toàn bộ chứng từ gốc mà mấy năm qua hắn đã rút tiền của Tập đoàn chi cho em, rồi “goodbye forever” (vĩnh biệt). Còn đối với lão, em cứ nghĩ đến đã ghê tởm rồi, sao có thể yêu được. Đời em chỉ yêu có một người, dù bất kỳ hoàn cảnh nào, người ấy cũng đừng hòng thoát khỏi tay em, hãy nhớ lấy điều đó chàng ngốc ạ!
        Bình Minh ngồi phắt dậy nghiêm giọng hỏi:
    -         Hôm nay gặp anh, để đe doạ anh đấy à?
    -         Em đâu có ý ấy. Nhưng thôi, tuỳ anh hiểu thế nào cũng được. Thôi về đi
    và đừng có mà uống rượu và hành hạ vợ nữa nhé!
    Khi ra đến cửa nhà nghỉ, Bình Minh định đưa cô ta về, thì cô ta bảo “Anh về nhà ngay đi đừng có lang thang đâu nữa mà vợ nó nghi, em bắt taxi về được rồi”.
     Trời đã xẩm tối, phố xá đã lung linh trong ánh sáng đèn đường và ánh sáng neon từ các cửa hiệu hắt ra. Bình Minh hít một hơi khí chớm lạnh đầu đông và cảm thấy khoan khoái, anh cho xe máy chạy chầm chậm vừa đi vừa hýt sáo mồn. Cô nàng ghê gớm thật, ngoài sức tưởng tượng của mình. Lão Park cáo già là vậy mà bị cô ta cho thòng lọng vào cổ để dắt đi dễ dàng như vậy, thì nai tơ như mình chắc không phải cô ta chỉ doạ thôi đâu, mà hạng phụ nữ như cô ta đã muốn gì là làm cho bằng được thật đấy chứ chẳng nói chơi. Hay, trúng ý ta quá. Mình đang định nói rằng anh vẫn còn yêu em, đời anh không thể sống thiếu em được. Thì cô ta đã tự khẳng định hộ mình rồi, mình sẽ là con muỗi tình nguyện ngã vào mảnh tơ vương của con nhện cái kia giăng sẵn, mình sẽ tình nguyện đắm đuối trong mảnh tơ tình ái êm dịu của nàng? “Đời em chỉ yêu có một người, dù bất kỳ hoàn cảnh nào, người ấy cũng đừng hòng thoát khỏi tay em, hãy nhớ lấy điều đó” Ừ, em muốn anh không thoát khỏi tay em, thì anh sẽ tìm mọi cách để không thoát khỏi tay em. Anh sẽ bỏ vợ. Kỷ luật ư? Phó phòng ‘cách’ rồi, Bí thư Đoàn ‘trượt’ rồi, Đảng cũng ‘khai trừ lưu’ rồi… Còn gì mà kỷ luật? “Anh về nhà ngay đi đừng có lang thang đâu nữa mà vợ nó nghi” Ừ thì anh hôm nay không đi uống bia nữa mà về ngay để vợ nó khỏi nghi. Mà con đó nó có nghi thì làm gì được anh? Nhưng thôi hôm nay nghe em yêu anh sẽ về nhà ngay đây, sẽ không đánh vợ nữa, chắc nàng muốn khuyên ta phải dỗ dành sao cho vợ tự nguyện làm đơn thuận tình li dị… Hay, cao kiến, cao kiến… Nghĩ vậy Bình Minh sung sướng rồ máy tăng ga, ngoặt đột ngột định rẽ sang đường để phóng nhanh về nhà chẳng cả chú ý tín hiệu đèn đang đỏ, nên đã đâm sầm vào chiếc xe tải đang phóng với tốc độ lớn trên đường cắt ngang đang thuận chiều.
     
                                                        *
     Đã giải phẫu được gần hai mươi ngày rồi nhưng trông Bình Minh vẫn như một bức tượng thạch cao đang nặn nham nhở vì toàn thân từ đầu đến chân vẫn phải bó bột. K’so Thít đang bón cho chồng từng thìa cháo thì mấy cậu thanh niên cơ quan vào thăm. Bình Minh bảo dọn đi không ăn nữa. Bình Minh lấm lét nhìn K’so Thít  cầm bát đi khuất vào phòng  tắm cạnh đấy để rửa liền hỏi cậu Bí thư Đoàn:
    -         Mày có mang di động đấy không?
    -         Có. Anh định gọi cho ai?
    -         À không, mày dìu tao vào phòng vệ sinh  một tí.
    Khi vào phòng vệ sinh rồi, Bình Minh bảo đóng cửa lại, rồi thì thào với
    cậu Bí thư Đoàn:
    - Mày bấm máy cho tao nói chuyện với Thuý Ngọc, không biết có chuyện gì rồi mà từ hôm tao nằm đây không thấy nàng thò mặt đến lần nào cả?
    - Nó có vào đấy chứ, thế K’so Thít không nói với anh à? Ngay đêm anh bị phải cấp cứu vào bệnh viện Đa khoa tỉnh, em đến tận nhà đèo nó vào thăm anh. Khi nghe bác sĩ bệnh viện tỉnh bảo anh bị nặng phải đưa lên tuyến trên may ra mới cứu được, mà sau này có sống chắc sẽ tàn tật hoặc mất trí nhớ, thế là nó bảo con nhỏ phải về ngay. Chỉ có bọn em và chị K’so Thít với bác đưa anh ra đây hôm đó.
    - Ừ thì con nó mới sáu tháng, bỏ qua đêm sao được. Nhưng mấy tuần nay chắc có chuyện gì xảy ra nên nó chưa ra thăm anh được, anh sốt ruột quá.
    - Chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Nó vẫn đi làm bình thường. À mà có, nó mới mua nhà mới, đang nhờ thằng người yêu là một bác sỹ quân y đến sửa sang thêm. Hôm nay em rủ nó cùng đi thăm anh, nó bảo phải đi đăng ký ô tô.
    Nó còn bảo cố tránh tiếp xúc với anh nhiều để khỏi mang tiếng là “người thứ ba phá quấy”.
    -         Có đúng vậy không? Mày bấm máy cho tao nói ngay với nó để xác minh!
    -   Thôi đi, thích nói thì ra ngoài kia em bấm cho anh nói thoải mái. Chuyện tình của anh với nó đã thối như cứt ấy thì mình anh ngửi là đủ rồi, đừng bắt em phải đứng trong nhà xí này ngửi cứt chung với anh nữa!
          
                                                                 *
        Hai mươi năm sau.
       Cụ Bình nguyên Bí thư tỉnh uỷ, kiêm Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh đã nghỉ hưu được tròn 16 năm. Con trai cụ là ông Bình Minh mới ngoài năm mươi tuổi nhưng do cơ quan cổ phần hoá, khi sắp xếp lại biên chế, ông thuộc diện dôi dư nên cũng đã lĩnh “một cục” về hưu được 5 năm rồi. Nay thì hàng ngày vẫn tập tễnh chống nạng lên làm bảo vệ cho cửa hàng máy tính, điện tử của bà K’so Thít trên Trung tâm thương mại Thành phố. Bà K’so Thít năm ấy được mẹ chồng cho đi học lớp vi tính ngắn hạn rồi đưa vào làm việc ở Văn phòng Uỷ ban tỉnh, nhưng chỉ làm được mấy năm bà đã xin nghỉ việc ra ngoài thuê một gian hàng vừa sửa chữa vừa buôn bán máy vi tính. Nay thì cửa hàng của bà lớn vào loại nhất, nhì Trung tâm thương mại, có đến gần trăm nhân viên. Bà đã sắm ô tô đời mới, có lái xe riêng. Cả nhà bây giờ đều trông vào cửa hàng của bà.
          Hôm nay chủ nhật, cả nhà tề tựu đông đủ đang chờ cậu Bong, con trai ông bà Bình Minh và K’so Thít, sinh viên năm thứ 3 Đại học Quốc gia dẫn người yêu về ra mắt bà nội và bố mẹ. Khi Bong dẫn cô bé bước vào chào mọi người, cả nhà ai cũng vui vì thấy cô bé rất xinh đẹp và cử chỉ lễ phép, nết na. Ngồi ngắm con dâu tương lai, ông Bình Minh bất giác nói:
    - Bác trông cháu quen quá, hình như đã gặp ở đâu rồi thì phải?
         Bà K’so Thít liền bảo:
    -         Cháu nó là con gái chị Thuý Ngọc đấy chứ ai, mà chả quen!
         Nghe vậy cả cụ Bình và ông Bình Minh đều sửng sốt, ngỡ ngàng. Ông chỉ nói được câu “Vậy à?”, rồi đứng lên kéo vợ vào  trong nghiêm giọng bảo:
    - Không được, con bé này quyết không cho bước chân vào cửa nhà  tôi!
    - Sao vậy? Nó là chị em cùng huyết thống với thằng Bong nhà mình à?
    - Bà nói gì mà lạ vậy. Bà thừa biết nó là con lão Park, sinh ra ở Hàn Quốc còn gì!
    - Tôi biết rồi và cũng nhiều lần gặp chị Thuý Ngọc trao đổi về hôn sự của hai đứa chúng nó rồi. Chị ấy cũng cứ e ngại, sợ ông thù chị ấy rồi ngăn cản thì khổ chúng nó. Tôi bảo chuyện xưa với nay không có liên quan ân oán gì với nhau cả. Tôi cấm ông phá thối đấy!
    Bà Thuý Ngọc giờ là Chủ tịch Hội đồng quản trị  của Tổng Công ty cổ phần X, vì bà là cổ đông chi phối. Đám cưới con gái bà được tổ chức trên hội trường tầng 18 của Tổng công ty. Khi cô dâu chú rể tiến vào hội hôn, đi sau có bốn vị song thân. Bà K’so Thít thay mặt hai họ cảm ơn các vị khách đến dự hôm lễ của các con. Bà còn nói:
    - Cũng tại hội trường này lẽ ra cách đây 20 năm đã diễn ra đám cưới của hai trong bốn người chúng tôi đây, nhưng vì nhiều lý do tế nhị của hoàn cảnh, hôm nay hai gia đình chúng tôi mới thực hiện được mong ước ấy bằng cách mời quí vị đến đây dự tiệc cưới của các con chúng tôi. Bởi vì “chẳng nên tình trước nghĩa sau, có con ta gả cho nhau thiệt gì” có phải không ạ?
    Cả Hội hôn vỗ tay hoan hô rào rào tán thưởng câu pha trò rất có duyên và đầy ý nghĩa của bà mẹ chồng.
                                                                     Bắc Ninh ngày 16/05/2010
                                                                             Đào Phong Lưu
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    3. CON CHÓ PHÚ QUỐC
     
           
         Người ta gọi tôi là Chó Phú Quốc vì tôi được sinh ra trên huyện đảo Phú Quốc bốn trùng khơi mênh mông sóng vỗ giữa Vịnh Thái Lan, cách đất liền (Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) tới 45 cây số về phía tây nam. Nghe nói cụ tổ bảy mươi đời nhà tôi ở mãi tận Phi Châu xa xôi, được một ông thực dân đế quốc sài lang người Phú Lãng Xa (Pháp) đem đến, khi ông được đổi từ Châu Phi về  nhậm chức tại xứ đảo này của nước A- na-mit. Cụ tổ nhà tôi được ông thực dân ấy cất công lặn lội ngàn trùng  đem theo chỉ vì nòi giống nhà tôi có đặc điểm ưu việt hơn các loại chó khác là có xoáy lông như lưỡi mác trên sống lưng và bộ lông mượt sát mình rất ngắn nên khi ướt chỉ cần lắc mình vài lượt nước bắn đi do đó sẽ chóng khô. Chúng tôi còn biết đào hang để đẻ và có biệt tài săn thú, bắt cá, bơi dưới nước giỏi như rái cá nhờ bàn chân có màng như chân vịt. Chả thế mà họ nhà chó Phú Quốc chúng tôi có tên trong từ điển Larousse của nước Đại Pháp đã hơn trăm năm rồi. Ngay như thời công nghệ thông tin hiện đại bây giờ, quí vị cứ vào www.google.com , đánh chữ “chó Phú Quốc”. rồi “enter” thì hiện ngay ra hàng chục trang thông tin về giòng giống nhà chúng tôi đấy.
         Phải huyênh hoang khoe khoang dông dài như vậy, vì trong thời buổi kinh tế thị trường này họ nhà chó Phú Quốc chúng tôi đã trở thành một danh mục hàng hoá đặc biệt, được xếp vào hạng “Chó Quí tộc”, “chó ngự” của Quốc gia, được nuôi dưỡng, chiều chuộng, quí mến hơn hẳn các loài chó Tây, chó Tầu, chó Nhật khác mà họ cũng đã có thời được “lên ngôi” như chúng tôi ngày nay. Chó Phú Quốc chúng tôi chẳng những là món hàng mua bán, đổi trao có giá trên chục triệu đồng một chú cún con, mà còn được làm đồ sính lễ, quà biếu để đổi lấy tước hàm, địa vị nữa đấy. Ngay như bản thân tôi đây, khi mẹ tôi vừa sinh ra bảy anh, chị, em chúng tôi trong một cái hang cát mẹ tôi tự đào khi trở dạ ở đảo Phú Quốc, mới được đúng ba tuần, mắt vừa kịp hé mở nhìn đời lơ mơ, còn đang ngậm vú mẹ chưa biết ăn gì, đã được một ông chủ ở Sài Gòn mua cả đàn cho vào cái hòm các tông đưa thẳng lên máy bay về Tân Sơn Nhứt, rồi chuyển về một trại chó Phú Quốc của ông trong huyện Củ Chi. Anh, chị, em chúng tôi được nuôi theo phương pháp công nghiệp hiện đại chung với hàng ngàn bà con họ hàng chó Phú Quốc khác tại đó. Khi anh, chị ,em chúng tôi vừa biết ăn cơm thì đã được một đoàn các cô chiêu, cậu ấm tận Hà Nội vào thăm quan trại chó, rồi người mua một con, người mua hai con, có người mua đến ba , bốn con lại đưa chúng tôi lên phi cơ chuyển thẳng về từng nhà ở thủ đô để làm chó cảnh. Đang được sống trong môi trường tự nhiên đào hang, lội nước thoải mái, chúng tôi bị tách riêng nhốt vào những chiếc cũi sắt, cũi nhôm bóng lộn trên tít các căn gác cao tầng. Tuy hàng ngày vẫn được các cô ô sin phục vụ thừa mứa thịt cá, sữa tươi, sữa hộp… nhưng chúng tôi buồn lắm. Nhiều anh chị em trong chúng tôi đã sinh bệnh và lần lượt lìa bỏ cuộc sống trong lồng son gác tía. May mắn cho cái thân tôi, ngay từ khi về đến thủ đô đã được cậu chủ là con một ông giám đốc mua ba anh em chúng tôi, nhưng chỉ giữ lại nuôi hai, còn tôi thì được cậu mang đến biếu cho cô giáo chủ nhiệm của cậu. Tôi nghe cậu nói với cô giáo rằng:
    - Thưa cô, em mới đi “tua” du lịch vòng quang đất nước về, có con chó Phú Quốc này em kính biếu cô để nuôi cho vui nhà, mong được cô quan tâm giúp đỡ em trong kỳ thi lại sắp tới ạ.
       Từ đó tôi sống với cô giáo trong căn biệt thự có vườn cỏ rộng mênh mông, dưới bóng mát của những hàng cây cổ thụ xum xuê hoa trái, có núi giả, nước chảy róc rách suốt ngày (Tất nhiên là trừ những hôm cắt điện). Cô giáo không có con nên đã bị chồng chia tay đi lấy vợ khác, còn bố mẹ và các em cô đều đang sống ở nước ngoài. Cô chỉ sống một mình, nên từ khi có tôi đến làm bầu bạn thì cô quí tôi lắm. Cô ăn gì thì cũng cho tôi cùng ăn thứ ấy. Đối với tôi việc ăn uống cũng thật dễ tính, cái gì cũng ăn, ăn gì cũng xong, miễn là được có không gian chạy nhảy, nô đùa thoải mái. Dăm bữa nửa tháng lại được cô lôi vào nhà tắm xả nước tắm gội cho tôi thật thơm tho sạch sẽ. Mới sống với cô được chừng vài tháng mà tôi đã lớn phổng lên, mơm mởn như một cô chó dậy thì. Đang lúc khao khát tình yêu thì may thay tôi lại trông thấy cậu chủ cũ đỗ sịch ô tô trước cổng. Cậu  vừa mở cửa xe bước ra, tôi đã nhìn thấy cậu dắt theo người anh cùng đàn với tôi nhưng dáng vẻ rất ốm yếu vào chào cô giáo, cậu nói:
    -    Thưa cô, cho em gửi con chó này - Vừa nói cậu vừa bê lỉnh kỉnh mấy hòm các tông chứa đồ hộp thức ăn chó cùng sữa, rồi thuốc thú y các loại vào nhà cô giáo - Không hiểu sao em rất chăm bẵm mà nó chẳng chịu ăn uống gì cả. Hai con chết mất một rồi. Mấy đứa bạn cùng mua chó với em mang về cho ăn toàn cao lương mỹ vị mà cũng chết hết cả rồi. Chỉ mỗi con của cô khoẻ đẹp, chóng lớn. Em gửi cô con đực này cho nó làm bạn với con cái của cô, xem có cứu được không.
    -  Không phải cứ nuôi bằng thức ăn cao cấp mà lớn được đâu - Cô giáo bảo - Giống này phải cho nó sống gần gũi với môi trường tự nhiên, chứ ăn uống thì cái gì cũng được. Cơm thừa canh cặn, cái gì nó cũng sài hết.
            Thế là từ đó tôi lại sống có đôi, vô cùng tự do hạnh phúc trong khuôn viên nhà cô giáo. Hai chúng tôi cứ sòn sòn mỗi năm hai lứa, mỗi lứa tòi ra bốn, năm chú cún con kháu khỉnh để cô giáo làm quà tặng bạn bè thoải mái. Cuộc sống hạnh phúc của chúng tôi bên cô giáo sẽ chẳng có gì phải ca cẩm, phàn nàn, nếu như tôi không trót dại can tội trở thành con “chó nổi tiếng”. Số phận vất vả năm chìm, bảy nổi, chín lênh đênh của cuộc đời tôi cũng bắt đầu từ sự “nổi tiếng” ấy mà ra cả. Vốn dĩ cái giống chó Phú Quốc nhà chúng tôi rất thân thiện, hoà nhã với tất cả mọi người, chẳng kể là khách quen hay lạ, ai đến thăm cô giáo cũng được chúng tôi nhảy quớ ra đón mừng rối rít. Khách nào yêu mến thì chúng tôi còn đứng yên cho vuốt ve thoả mái, khi ra về chúng tôi còn theo tiễn ra tận cổng, với điều kiện khách đi ra không lấy gì của nhà chủ chúng tôi. Nếu ai mà lúc đi ra với tay lấy bất kỳ vật gì là chúng tôi phải nhảy bổ, lăn xả vào sủa vang đòi lại cho bằng được. Nắm được đặc điểm này của chúng tôi nên cô chủ đã sử dụng chúng tôi phục vụ cho công tác giáo viên chủ nhiệm của cô.
    #2
      Đào Phong Lưu 03.07.2010 00:09:53 (permalink)
      Có lần, một học sinh cá biệt hư đốn của lớp cô bị thầy dậy toán cho điểm kém, hôm sau giờ toán cậu ta đã bí mật đến thật sớm bỏ gói cứt vào ngăn kéo bàn giáo viên để trả thù thầy. Cả lớp ai cũng đoán chỉ có cậu ta làm chuyện bậy bạ này, nhưng vì không bắt được tận tay, nên cậu ta vẫn chối bay chối biến. Chiều đó, theo lịch cả lớp đến nhà cô chủ nhiệm học phụ đạo văn. Cô đã rỉ tai chỉ đạo lớp trưởng bảo các bạn đến sớm 10 phút cầm cặp sách lên thẳng phòng học trên gác 2 nhà cô. Đúng giờ, cậu học sinh cá biệt vừa tới liền bị cô chặn lại ngay tầng một, cô bắt mở cặp sách cho cô kiểm tra xem đã làm bài mà cô đã cho tuần trước hay chưa. Thật may cho cậu ta là đã làm đầy đủ rồi, cô khen tốt lắm và bảo để cặp và vở đấy cô chấm, cứ lên phòng học trên gác 2 trước đi. Chờ cậu ta lên rồi, cô mới lên giảng bài bình thường như những buổi học khác. Cuối buổi học, cô nói với cả lớp:
         - Cô rất buồn vì sự việc xảy ra sáng nay ở lớp ta với thầy toán. Lớp ta sẽ rất mang tiếng xấu trong toàn trường về việc đùa mất vệ sinh, thiếu văn hoá này. Bây giờ cô muốn em nào đã trót nghịch dại thì dũng cảm tự nhận lỗi để sửa chữa, cô sẽ giữ kín bỏ qua cho. Bằng không khi tìm ra thủ phạm, cô sẽ đề nghị nhà trường đuổi học
        - Cô sẽ nhờ công an điều tra giúp ạ? – Bạn lớp trưởng hỏi cô.
       - Không cần! Nhà cô có 2 con chó Phú Quốc giỏi giang chẳng kém công an, chúng nó có thể nhìn thấu người ngay kẻ gian, mà bắt đúng người có tội. Ngay bây giờ các em lần lượt ra về từng em, nó sẽ bắt đúng kẻ gian cho các em coi. Cô hỏi lại lần nữa, có em nào dám tự giác nhận lỗi không?
             Cả lớp vẫn im lặng, ai cũng cho rằng cô chỉ doạ thế thôi, chứ chó làm sao tự nhìn ra được người ngay kẻ gian. Cậu học sinh cá biệt nghe cô nói vậy còn hớn hở sung sướng ra mặt, vì cậu là đứa thường được “ưu tiên” đưa bố mẹ đến gặp cô luôn do những “thành tích” bất hảo ở lớp. Khi cô nói chuyện với bố mẹ, cậu ta thường chơi đùa với chúng tôi, cậu thường móc túi lôi ra bánh kẹo cho chúng tôi ăn, nên đã thân quen với chúng tôi,  cậu chắc rằng không bao giờ chúng tôi lại “chỉ điểm” cậu, mà biết làm sao được chuyện ở lớp của cậu mà chỉ điểm?
            Cả lớp lần lượt từng người từ trên gác 2 bước xuống đi ra cổng trước sự gườm gườm theo dõi của hai chúng tôi, chúng tôi thấy họ ai cũng đeo cặp sách không tơ hào lấy gì của nhà chúng tôi,  nên đều để họ đi qua, nhưng họ chỉ đi qua mặt chúng tôi thôi chứ ra tới cổng đều dừng cả lại để đợi xem kết quả chúng tôi bắt kẻ gian. Đến lượt cậu học sinh cá biệt vênh vang hùng dũng từ trên gác bước xuống mồm huýt sáo như muốn tỏ ra gây cảm tình khi chào tạm biệt chúng tôi, thấy vậy cả 2 chúng tôi đều vẫy đuôi mừng lại, nhưng khi thấy cậu dừng lại với tay lấy chiếc cặp sách vẫn để ở ngay trên bàn gác 1, rồi đi ra cổng. Nhanh như điện cả 2 chúng tôi liền nhảy sổ vào cậu đòi lại chiếc cặp, làm cậu hoảng sợ ngã kềnh ra giữa nhà, được thể chúng tôi nhẩy chồm đè lên người cậu, giữa tiếng reo hò như sấm dậy của đám học trò. Cô giáo vội chạy lại đuổi chúng tôi ra và nâng cậu dậy. Mặt cậu ta xám ngoét vì sợ hãi và phải nhận hết tộị lỗi.
            Sau chiến tích này, danh tiếng chúng tôi đã vang đến trường cô chủ dậy học và chỉ cách đấy vài ngày sau cả hai chúng tôi được cô chủ đi taxi về nhà đón chúng tôi đến trường. Vừa từ trên xe nhảy xuống, chúng tôi theo cô chủ đi vào sân trường giữa tiếng hoan hô chào đón vang dậy của  thầy trò cả trường đang tập trung ngồi thành từng khối lớp chật kín cả sân trường. Chúng tôi cứ nghĩ rằng đây là cuộc mít tinh tuyên dương công trạng bắt kẻ gian của chúng tôi hôm trước, nhưng không phải, vì chúng tôi nghe thấy một bà có vẻ như là hiệu trưởng cầm chiếc mi-cờ - rô nói rằng:
          - Đây là vụ trộm rất bất ngờ và táo bạo xảy ra trong lớp học, nạn nhân là bạn Bùi Bích Vân lớp 9A vừa tháo chiếc nhẫn vàng 15 ka-ra để vào cặp sách, rồi ra sân tập thể dục mà cuối giờ đã không thấy. Trường ta kín cổng cao tường không có người ra vào trong giờ học, vì vậy nhà trường quyết định nhờ đôi chó Phú Quốc của cô giáo chủ nhiệm lớp 8B để tìm ra thủ phạm lấy cắp chiếc nhẫn này. Cô hỏi lại lần nữa có ai “nhặt được” chiếc nhẫn vàng của bạn Bích Vân không?
              Cả trường vẫn im lặng, không ai giơ tay là mình “nhặt được” cả. Hoá ra sự việc là như vậy. Nghe mọi người xì xào Bích Vân là con gái ông Trưởng phòng Giáo dục Quận, nên mới được nhà trường đặc biệt quan tâm khám phá vụ trộm như thế này.
             Hai chúng tôi được đưa vào văn phòng Giám hiệu, anh chồng tôi được cô chủ cho ngửi chiếc hộp đựng nhẫn mầu đỏ nhỏ tí xíu, còn tôi được ngửi chiếc khăn quàng đỏ cáu bẩn đầy ghét, nồng nặc mùi mồi hôi người. Rồi chúng tôi lại được dẫn ra sân trường nơi học sinh các lớp đang ngồi xổm tập trung chờ đợi. Cô chủ của chúng tôi cầm Mi-cờ-rô nói:
            - Hai con chó của tôi hôm nay lần đầu tiên được đưa đến đây, chúng không quen biết ai cả, càng không biết trước ai mất của, ai ăn cắp. Nhưng bằng con mắt nghiệp vụ và cái mũi thiên tài chúng có thể tìm ra người bị hại và kẻ gian tham. Bây giờ xin các thầy cô và toàn thể các em xem con chó đực tìm người mất của trước.
             Cô thả chồng tôi ra, anh ấy nhẹ nhàng đi lướt giữa các khe trống trong các hàng người, vừa đi vừa sực mũi ngửi người này, người kia để kiếm tìm, bao nhiêu con mắt đổ xô về anh ấy, có những học sinh bị anh ấy sực mũi ngửi vào người thì kêu ré cả lên. Ngửi tìm qua đến 2, 3 khối lớp … mãi anh ấy mới dừng lại ngoạn vào váy của một nữ sinh đang khóc,  mắt còn đỏ he mà lôi, mà sủa giữa tiếng hò reo, hoan hô ầm vang của cả một rừng học trò, vì cô bé đó chính là Bùi Bích Vân, con ông Trường Phòng Giáo dục, người vừa mất nhẫn vàng.
             Cô chủ liền vỗ vỗ hai bàn tay vào nhau ra hiệu cho anh ấy bỏ ra, rồi vẫy anh ấy chạy về phía chúng tôi. Cô chủ lại lại hướng về phía sân trường nói tiếp:
            - Bây giờ mời mọi người chứng kiến con chó cái tìm kiếm kẻ gian.
           Vừa được cô chủ buông tay thả ra, tôi lao thẳng về phía cây bàng cuối sân trường, với cái mũi thính nhạy, không khó khăn gì tôi phát hiện ngay ra cái mùi mồi hôi chua lòm mà tôi vừa được ngửi ở cái khăn quàng đỏ cáu đầy ghét. Tôi lao qua mấy hàng người để nhảy bổ đến ngoạn vào cậu học trò có cái mùi mồ hôi ấy mà lôi, mà sủa. Cả trường lại rộ lên tiếng reo hò, tiếng hoan hô. Cậu học trò bị tôi phát hiện liền la lối, chống chế:
         - Không phải tôi, không phải tôi lấy nhẫn, con chó này chỉ tìm lung tung thôi!
             Cậu ta liền được mời ngay lên trước khán đài. Chưa để ai kịp hỏi câu nào,  mồm cậu ta đã vẫn leo lẻo chối bay chối biến:
      -   Nói thật là em không hề biết nhẫn nhiếc nào cả, con chó nó chỉ tìm lung tung ấy mà. Mọi người hãy tin em đi, cứ khám khắp người em thì biết - Vừa nói cậu ta vừa lột hết các túi quần túi áo đang mặc trên người ra trước bao  con mắt hau háu của mọi người.
           Giữa lúc ấy anh chồng tôi lại nhảy sổ ra ngoạn lấy bàn chân đang đi đôi giầy thể thao Adidas của anh ta. Thấy vậy cô chủ tôi liền bảo:
          - Hãy cởi giầy ra xem có gì bên trong không?
             Nghe vậy, anh học trò phải miễn cưỡng lột chiếc giầy ra khỏi bàn chân, rồi dốc ngược và gõ xuống sân gạch mấy cái, nói:
          - Đấy, làm gì có cái gì nào, em đã nói mà mọi người cứ không tin.
            Giữa lúc mọi người đang ngơ ngác nhìn nhau mà ái ngại cho sự nhầm lẫn phát hiện của chúng tôi, thì chồng tôi lại xông vào ngoạn ngay vào bàn chân đi tất của cậu học sinh, xé rách toang chiếc tất mầu đen. Một chiếc nhẫn vàng choé rơi “keng” một tiếng trên nền sân gạch, giữa tiếng hoan hô như sấm dậy của toàn trường.
               Sau chiến công tìm nhẫn này, thì vợ chồng chúng tôi đã trở thành “chó nổi tiếng” nhờ qua những câu chuyện được gia công thêm mắm thêm muối của cả ngàn học trò và các thầy cô giáo. Và tất nhiên là cô chủ của chúng tôi cũng được nổi tiếng lây theo. Chả thế mà ông Trưởng Phòng Giáo dục Quận đã đánh tiếng hôm nào đến chơi “thăm sức khoẻ” cô.
               Biết tin này, vợ chồng tôi đã khấp khởi mừng thầm rằng mình đã làm được việc tốt trả nghĩa cho cô chủ, vì nghe đâu như tình cảm vợ chồng ông Trưởng Phòng Giáo dục Quận đang bị “trục trặc kỹ thuật”, chỉ vì cái tính quá nhạy cảm ghen tuông của bà vợ , trước tính trai lơ háo gái của ông chồng và cũng vì cái tật “ông ăn chả, thì bà ăn mem” của cả hai người. Biết đâu ông tìm đến với cô chủ chúng tôi để làm đối tượng dự bị trước khi ly dỵ vợ. Nhưng chúng tôi đã nhầm. Tối hôm đến thăm cô chủ chúng tôi ông không đi một mình mà đi chung cùng bà vợ. Thế thì có lẽ ông bà đến thăm vợ chồng chó chúng tôi là chính chứ không phải thăm cô chủ là chính. Vì nếu muốn kiếm vợ hay chơi bời thì ông thiếu gì biết bao cô giáo trẻ đẹp nõn nường ở ngoại thành hay ở tỉnh xa muốn về Hà Nội đang xếp hàng “xin chết” nhưng ông cũng chưa màng, huống hồ loại “nứa bánh tẻ trôi sông” như cô chủ nhà chúng tôi! Mà đã làNứa trôi sông, thì không giập cũng gẫy, gái chồng rẫy không chứng nọ cũng tật kia”.
              Nhưng chúng tôi lại vẫn nhầm, vì nằm chầu nghe ông nói chuyện cùng cô chủ, chúng tôi không thấy ông bà đả động một lời nào đến bọn chó má chúng tôi cả, mà lại toàn là việc sắp xếp nhân sự của Quận, của Trường. Ông thông báo sẽ đề bạt cô chủ tôi lên làm hiệu trưởng một trường phổ thông cơ sở sắp được thành lập thêm trong Quận. Thấy cô chủ tôi từ chối rằng là mình năng lực hạn chế, chưa kinh qua làm quản lý, thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ biết chuyên môn, hơn nữa không phải Đảng viên, thì ông bảo:
           -  Năng lực trình độ và phẩm chất đạo đức cô ra sao chúng tôi đều biết mới dám chọn mặt gửi vàng đấy chứ. Còn như chưa phải Đảng viên, thì sẽ kết nạp ngay chứ ngại gì, việc này tôi đã bàn kỹ với Ban Giám hiệu trường cô rồi.
             Thấy cô chủ tôi đã “vui vẻ nhận lời” và nói lời cảm tạ sự quan tâm của ông đến cô, thì lúc đó ông bà Quận mới xoay sang hỏi thăm đến chuyện chó má nhà chúng tôi. Cô chủ tôi liền bảo:
       - Vâng nhà em có 2 con, cậu học trò nó đi miền Nam về cho một con, với một con nó gửi em nuôi giúp. Nếu anh chị thích để lứa này nó đẻ em xin biếu anh chị một con ạ.
      - Không, không, tôi ngại nuôi trẻ con, cũng như chó con lắm rồi! – Ông Quận nói -  Tôi thích là thích cái tài con chó mẹ nhà cô nó có năng khiếu phát hiện kẻ gian, tôi muốn nó giúp tôi phát hiện kẻ gian ngay quanh mình ấy chứ - Vừa nói ông vừa liếc xéo sang vợ.
      Bà vợ ông Trưởng phòng Quận liền trả đòn:
      - Chị cũng chỉ muốn có con chó khôn trong nhà để hàng ngày nó vạch mặt chỉ tên những kẻ vừa ăn cướp vừa la làng em ạ…
      Cuộc viếng thăm được kết thúc bằng những lời thoá mạ, xúc xiểm lẫn nhau của hai vợ chồng ông Quận.
      Sau khi nhận chức Hiệu trưởng Trường Phổ thông cơ sở Rồng Bay được ba ngày, thì cô chủ gạt nước mắt đưa tôi đến nhà ông Trưởng Phòng Giáo dục Quận như một cống vật tạ ơn ông đã ban cho cô cái chức Hiệu trưởng  mà nhiều giáo viên trong Quận đang mơ tưởng không được, còn đối với cô lại quá bất ngờ, ngoài sự tưởng tượng. Thực lòng thì cô chủ chẳng muốn mất tôi, nhưng cô nghĩ nát óc mà không tìm ra được một vật gì quí giá để thế mạng tôi mà ông Quận lại khả dĩ chấp nhận. Cô thừa biết không có tôi, hay đúng hơn là sự nổi tiếng của tôi thì chẳng bao giờ ông Quận biết đến cô là ai, mà dù có vô tình biết đi nữa thì cũng chẳng bao giờ ông lại điên rồ mà cất nhắc đột xuất một giáo viên quèn, tuổi đời quá lứa, trình độ chuyên môn “thường thường bậc trung”, không phải Đảng viên lên làm Hiệu trưởng một trường mới thành lập, lẽ ra phải cần một người có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo để xây dựng mọi thứ từ đầu. Cho nên thực chất là cái chức Hiệu trưởng ấy ông phong cho tôi, một con chó Phú Quốc, chứ không phải cô. Bởi ý đồ của ông là muốn chiếm đoạt tôi, chứ không phải chiếm đoạt cô.
      Lẽ đời thường tình thì phải cho, biếu cái gì người ta thiếu, không có mà đang muốn có thì mới quí, chứ ai động rồ mà đi biếu cái mà người ta đang thừa. Với ông  tiền và tình thì ông đều đang lạm phát thừa rồi, mà hai thứ đó cô cũng không đủ tầm để hiến, nên đành phải cắn răng, gạt nước mắt đưa tôi đến biếu ông. Tình cảnh cái tối mà cô đưa tôi đến nhà ông Quận thật chẳng khác nào cái cảnh chị Dậu bán chó và con cho nhà Nghị Quế năm xưa trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố.  Điện bị mất, không thể bấm chuông được, cô chủ dắt tôi đứng ngoài cổng sắt nhìn qua cái sân rộng hun hút phía trong, cố gọi thật to tên ông Quận, nhưng chẳng thấy người ra, chỉ có hai con chó Tây to lừng lững như hai con bê nhảy sổ ra sủa inh ỏi như có ý muốn đuổi khách đi. Cô chủ tôi rút máy điện thoại ra bấm số gọi, nhưng cũng vô hiệu. Cô chủ tay cần cái xích dắt tôi đứng mỏi gối chồn chân đang vẫy gọi taxi để quay về, thì may thay có chiếc Honda @ phanh “kít” trước cổng. Hoá ra là cái cô Bích Vân mà chúng tôi đã giúp tìm cho cái nhẫn vàng bị mất hôm trước. Thấy chúng tôi, cô đon đả:
      - Em chào cô ạ, mời cô vào nhà! - Vừa nói cô vừa lấy chìa khoá ra tự mở cổng dẫn chúng tôi vào trong sân – Hôm nay lại mất điện, tối quá. Cô chờ em đi gọi bố em ạ.
      Một thoáng sau đã thấy ông Quận dẫn hai người khách từ trong nhà đi ra, vừa đi ông vừa nói:
      - Hãy thế nhé, rồi ta sẽ trao đổi thêm sau. Xin lỗi, bây giờ tôi phải tiếp một vị khách rất đặc biệt - Vừa nhìn thấy cô chủ dắt tôi đứng giữa sân, ông liền quay sang hỏi:
      - Đưa đến cho anh con đực hay cái đấy?
      - Dạ, con cái đúng theo yêu cầu của anh đấy ạ!- Cô chủ tôi trả lời.
      Hai người khách chào ông bước ra cổng, ông cũng chẳng để ý mà vẫn xoắn xuýt lấy chúng tôi:
      -         Được đực chưa?
      -         Dạ nửa tháng rồi đấy ạ, chỉ khoảng 45 ngày nữa là sẽ đẻ thôi ạ.
      -         Tốt, tốt lắm! Thế đã cho nó ăn gì hôm nay chưa?
      -         Dạ rồi ạ….
           Ông còn hỏi cô chủ rất nhiều câu liên quan đến việc chăm sóc cho tôi, nhưng tuyệt nhiên không hỏi gì cô về chuyện trường, chuyện lớp cũng như quên hẳn việc mời cô vào trong nhà. Đứng mãi ngoài sân tối om đã mỏi chân, cô chủ cúi xuống âu yếm ôm hôn tôi và nói “Ở lại đây với ông chủ mới ngoan nhé!”. Tôi thấy những giọt nước mắt nóng hổi của cô lăn trên má tôi, đoạn cô đứng lên chào ông Quận ra về.
           Tôi ở nhà ông Quận mới được hơn tháng trời mà cảm thấy buồn vô tận, phần vì nhớ chồng, nhớ nhà cô chủ cũ, phần vì ở nhà này tuy có đông người hơn, nhưng chẳng ai quan tâm chăm sóc cho tôi cả, họ chỉ chăm chăm lợi dụng tôi giúp cho họ thực hiện những ý đồ đen tối mà thôi. Cô chủ nhỏ Bích Vân thì đi học chính khoá ở trường, rồi học phụ đạo, học chuyên sâu ngoại khoá suốt ngày suốt tối, chẳng mấy khi có mặt ở nhà. Còn ông bà chủ lớn thì cũng đi làm suốt ngày, tối về đến nhà mỗi người riêng mỗi phòng, tôi thấy ít khi họ nói chuyện với nhau, và cũng ít khi thấy họ ăn cơm ở nhà. Chẳng biết họ ăn ở đâu, có hôm cả ba người đều về muộn làm chúng tôi phải đói meo, thậm chí có hôm họ về đến nhà quá trễ, người nọ lại tưởng người kia cho chúng tôi ăn rồi, thế là chúng tôi lại phải nhịn đói qua đêm. Công bằng mà nói, chúng tôi bị bỏ đói, ít được quan tâm cũng đáng đời, vì từ khi về ở nhà này tôi cũng chưa giúp được gì cho ông bà chủ mới, trừ một lần tôi đã giúp ông chủ “tìm được kẻ lạ đột nhập vào nhà”. Tuy ông chủ bà chủ sống li thân mỗi người một buồng, có chìa khoá riêng, tự do tiếp khách riêng, nhưng họ vẫn quan tâm đến nhau đáo để. Kiểu như “của ông không ăn để đấy, chớ có đứa nào được động vào”. Nguyên tắc hai ông bà thoả thuận với nhau là tôn trọng tự do của nhau, không được tự tiện vào phòng của nhau, nhưng cả hai người vẫn có chìa khoá riêng để “bí mật kiểm tra hành chính” phòng riêng của nhau. Một hôm ông vừa đi thăm quan ở nước ngoài về đến nhà, bà đang đi làm vắng, ông liền dùng chìa khoá riêng mở phòng bà kiểm tra và phát hiện ra một chiếc quần lót đàn ông lạ vùi lẫn trong chăn, lập tức ông gọi tôi vào cho ngửi cái quần đó, rồi mở cổng bắt tôi dẫn đi tìm tung tích chủ nhân chiếc quần lót. Thật may mà tôi đánh hơi theo dấu đi lại của người có mùi giống mùi cái quần đó vẫn như phảng phất quanh đây, cuối cùng tôi đã lần ra và đưa ông vào một công ty gần ngay nhà. Mồm tôi càm chiếc quần dẫn ông đi lên thẳng tầng hai, ông gõ cửa, sau tiếng “mời vào”, chúng tôi đẩy cửa bước vào thì thấy bà chủ và mấy người đàn ông đang ngồi trong đó. Bà chủ đang trố mắt ngạc nhiên nhìn ông chủ, thì tôi càm chiếc quần đến bên một người đàn ông thắt cà vát nghiêm chỉnh có vẻ như trưởng phòng rồi sủa vang. Người đó hỏi:
      -         Anh đến chơi hay có việc gì không ạ?
      -   Chẳng có việc gì đâu! – Ông chủ tôi trả lời – Tôi mới đi xa về sang gặp nhà tôi lấy chìa khoá, nhân tiện gửi lại anh cái quần lót quên trong phòng ngủ vợ tôi! - Rồi ông huýt sáo gọi tôi ra khỏi phòng và không quên kéo đóng cánh cửa thật mạnh.
         Từ hôm đấy tôi bị bà chủ ghét no. Cộng với mấy lần bà sai tôi truy tìm kẻ gian mà không thành công. Một lần bà gí vào mũi tôi cái áo sơ mi của ông đầy mùi nước hoa con gái và có mấy vết son còn dính ở cổ áo, rồi bắt tôi dẫn đi tìm. Tôi đã dẫn bà đến cửa hàng mỹ phẩm đúng nơi có cái mùi nước hoa và son phấn đó, mà không hiểu sao bị bà lột guốc ra đánh tôi túi bụi và chửi là “đồ ăn hại”. Một lần khác bà tìm được chiếc kẹp tóc hình con bướm ở phòng ngủ của ông, đưa cho tôi dẫn bà đi tìm chủ nhân của nó. Mồm tôi càm chiếc kẹp tóc vừa ra đến cổng thì bị hai con chó Tây gần gừ doạ nạt, tôi phải sủa vang chửi lại chúng thì chẳng may chiếc kẹp tóc rơi xuống rãnh nước, khi mò được lên thì không còn mùi đàn bà con gái nữa mà chỉ toàn mùi cống rãnh, nên tôi cứ quẩn quanh tìn chủ nhân của nó ở cái rãnh nước trước cổng. Bà chủ tức điên đã dùng cái chân đang đi giầy cao gót mà đá thẳng vào cái bụng sắp đến ngày sinh nở của tôi, làm tôi kêu “ẳng” lên vì đau quá tưởng đến truỵ thai. Từ hôm ấy cứ thấy bóng dáng bà chủ đâu là tôi phải lẩn trốn như  tránh quan ôn dịch. Một hôm vào quãng nửa đêm giờ tí, tôi tóm được lão chuột sù đột nhập từ rãnh nước ngoài cổng vào sân. Tôi không cắn chết lão ngay mà càm nhẹ cho lão sống  để trình báo bà chủ, hòng báo công chuộc tội với bà. Tôi lấy chân cào cửa phòng bà, còn mồm kêu “ư ử” gọi bà. Bà vừa mở cửa, bật đèn thấy cảnh tôi càm con chuột to còn sống đang oằn oại  thì bà sợ hãi, thét lên chu chéo và ngã vật ra, đầu đập vào cánh cửa, máu chảy loe loét. Ông chủ phải vội gọi taxi đưa bà vào bệnh viện cấp cứu. Nào tôi có biết đâu  rằng là bà cầm tinh con chuột mà  lại rất sợ chuột!
           Tối hôm sau, cô chủ nhỏ Bích Vân vừa đón bà từ bệnh viện về nhà thì tôi trở dạ đẻ. Vì sợ không dám giáp mặt bà, nên tôi đã lặng lẽ tìm đến vườn sau bới một cái hố đất bên gốc cây lộc vừng để làm ổ đẻ. Tôi sinh hạ được 5 chú cún con kháu khỉnh. Đang còn liếm láp cho chúng thì trời đổ cơn mưa rào như trút nước. Cái hố mẹ con tôi đang nằm ngập tủm, đàn con tôi nổi lều bều trên mặt nước. Tôi xông vội vào nhà tìm gặp ông chủ để cầu cứu. May quá phòng ông còn mở cửa sáng ánh đèn, tôi xông thẳng lại cắn vào ống quần lôi ông ra khỏi bàn máy vi tính. Ông không hiểu tôi muốn gì, lại thấy tôi mình ướt sũng nước, ông sợ bẩn phòng nên vội đuổi tôi ra rồi đóng chặt cửa lại. Không thể để cho đàn con tôi chết chìm ở cái hố ngoài vườn, tôi cố cào cấu và đập mạnh chân vào cánh cửa gọi ông. Cửa vừa hé mở, tôi lại xông vào cắn ống quần lôi ông ra. Lúc ấy ông mới biết tôi muốn gọi ông đi theo tôi. Ông trở lại phòng mặc áo mưa, cầm ô và đèn pin theo tôi ra vườn. Ông đã thấy và vớt được 5 đứa con tôi đang nổi lều bều trên mặt nước, trong đó hai đứa đã ngạt nước chết rồi, còn ba đứa chỉ còn thoi thóp. Ông đưa mẹ con tôi vào nhà, đánh thức bà và cô chủ nhỏ dậy để xử lý cho mẹ con tôi. Cô Bích Vân thấy tôi người bê bết bùn đất thì vội lôi tôi vào nhà tắm xả nước tắm gội cho tôi thật sạch sẽ. Rồi nhốt mẹ con tôi vào một phòng dưới tầng trệt.  Trước khi đi ngủ lại, cô không quên bật máy điều hoà để sấy cho mẹ con tôi. Nhưng thay vì bật nút sấy nóng, cô đã bật nhầm nút lạnh, làm mẹ con tôi phải một phen lạnh giá suốt đêm. Sáng ra ông bà chủ thức dậy, vào xem thì ba đứa con nằm co ro vì lạnh, còn tôi vì mới sinh  đã  bị nước mưa, lại bị cô chủ tắm gội nước lạnh, nằm một đêm trong phòng lạnh, nên cũng bị cảm lạnh, nằm quay đơ ra chỉ còn thở thoi thóp chờ chết. Ông chủ và cô chủ nhỏ thì thương tiếc tôi vô cùng, họ bàn đi gọi bác sĩ thú y đến cứu tôi, nhưng bà chủ gạt phắt:
      - Nó mười phần chết chín rồi còn cứu kiếc gì được nữa. Mà từ ngày nó đến nhà mình toàn mang tai hoạ đến thôi, nó không hợp với nhà mình đâu. Giờ nếu để nó chết trong nhà là độc lắm đó. Chi bằng lúc nó đang chưa chết hẳn, ông hãy mang vất mau đi càng xa nhà càng tốt.
      Ông chủ đành nhét tôi vào một chiếc bao tải, để lên xe máy phóng ra một bãi thải gần bờ sông Hồng, cách nhà chừng gần 10 cây số vất tôi xuống đó, rồi ông mới vòng về cơ quan làm việc.
      Tôi nằm cuộn tròn trong cái bao tải ngoài bãi sông Hồng từ sáng đến chiều tối thì được bố con một người nhặt rác phát hiện ra. Họ mừng quớ vì hôm đó trúng quả là dớ được chú chó còn sống, phải đưa về làm một bữa tuý luý ngay mới được. Bố con ông lão nhặt rác, để tôi vào quang gánh đưa về nhà thì trời đã tối hẳn, lại đổ mưa như trút nước. Rơm, rạ ướt tiệt cả, không có cái để thui. Vả lại giềng, mẻ, mắm tôm, lá mơ… những thứ cần cho thịt chó phải chờ sáng mai ra chợ mới mua được. Thế là tôi lại được họ vất ra chân đống rơm sau vườn để chờ sáng hôm sau lên dàn hoả. May thay đêm đó tôi bỗng nhiên tỉnh lại và cắn thủng bao tải chui ra, trốn được khỏi nhà ông nhặt rác. Tôi muốn trở lại nhà cô giáo chủ cũ của tôi, tôi không muốn trở lại sống với ông bà chủ mới vô tình bất nghĩa nữa. Nhưng nghĩ đến đàn con thơ dại vừa lọt lòng đang khát sữa mẹ, tôi đành cố hết sức lê lết bò hơn mười cây số tìm về.  Đến lúc tang tảng sáng tôi mới lết được về đến nhà. Tô cố cào cào vào cửa phòng ông chủ nhưng vô hiệu, vì đêm qua mưa mát trời ông đang ngủ quá say.  Tôi lại bò sang cào vào cửa phòng bà chủ và cố rên lên “ư ử”. Bà chủ mở cửa thấy dáng vẻ tiều tuỵ của tôi thì bà tưởng tôi là hồn ma về báo thù nên đã hét chu chéo cả lên. Ông chủ và cô Bích Vân bị đánh thức dậy nhận ra  chính là tôi, chứ không phải ma chó nào cả. Cô Bích Vân đang buồn thương nhớ tôi từ lúc tôi bị bố cô đem vất đi, nay thấy tôi còn sống, lại tìm trở về thì cô liền bất chấp thân mình bẩn thỉu của tôi mà vẫn ôm chầm lấy tôi  khóc nức nở “ Thương lắm, thương lắm Phú Quốc của chị ơi!”. Rồi cô lấy khăn lau người cho tôi, pha sữa cho tôi uống. Chỉ mấy ngày sau tôi đã khoẻ lại bình thường, cho con bú được. Một tháng sau lại trơn lông, mượt ra như trước.
      Sau cái cú thoát hiểm cải tử hoàn sinh ấy, tôi lại được dư luận phong cho một chiến tích mới, càng nổi tiếng hơn nữa. Ông chủ và cô chủ nhỏ càng quí mến tôi hơn. Trái lại bà chủ thì càng ghét tôi thậm tệ, bởi tôi chỉ giúp ông chủ tìm ra bí mật của bà, chứ chưa giúp bà được phi vụ nào cả. Bà nói với ông chủ là tôi với bà xung khắc không sống chung với nhau trong một mái nhà được, yêu cầu ông chủ trả lại tôi cho cô giáo, hoặc bán, biếu cho ai thì tuỳ, chứ rứt khoát không thể nuôi tôi được nữa. Nếu không làm theo ý bà thì bà đành phải nhẫn tâm dùng một mồi bả chó thì lúc ấy đừng có trách bà.  Đã đến nước ấy thì ông chủ cũng không thể lưu luyến giữ tôi mãi  được nữa, nhân ông đang muốn ứng cử vào cái chức  Phó chủ tịch Quận, ông liền đưa tôi đến một gia đình ở trong Khu Phố Cổ tặng cho ông “bạn thân” là Thành uỷ viên phụ trách công tác Tổ chức cán bộ. Gia chủ mới của tôi rất quí mến tôi, nhưng bởi sống trong trong Khu Phố Cổ nhà ống chật chội, họ không đủ sức phục vụ cho chuyện vệ sinh hàng ngày của tôi, nên tôi chỉ lưu lại Khu Phố Cổ chưa đầy một tháng đã được “đề bạt” lên làm “cân vệ” cho gia đình một Ngài Bộ trưởng ở Khu đô thị mới Ciputra, trên Quận Tây Hồ.
         “Người nổi tiếng”, à quên “Chó nổi tiếng” như tôi thì đi đến đâu cũng được đón tiếp nồng nhiệt và trọng vọng vô cùng. Sống ở nhà ngài Bộ trưởng đã mấy tháng trời mà tôi không còn biết hạt cơm là gì nữa. Tôi chỉ phải ăn toàn những loại đường sữa, bánh tây, mật ong cùng là thực phẩm đồ hộp loại sang mà thiên hạ cứ kìn kìn đưa đến không biết để bồi dưỡng sức khoẻ cho ngài Bộ trưởng hay cho tôi tôi nữa? Bởi tôi hiếm khi thấy Bộ trưởng dùng bữa tại gia. Hàng ngày tôi được chính tay bà Bộ trưởng phu nhân tắm rửa, chải chuốt, dắt đi chơi. Bà quí tôi chẳng kém gì đứa cháu ngoại của bà mà một tháng mới có dịp đến thăm bà một hai lần. Bà dắt tôi đi chơi phần vì yêu quí tôi, phần vì để tạo dáng, tạo uy trên đoạn đường đi bộ dưỡng sinh của bà, phần nữa cũng là kết hợp một công đôi việc cho tôi “giải quyết” ra lề đường những cặn bã của cao lương mỹ vị mà bà nhồi nhét cho tôi hàng ngày. Đoạn đường mà tôi hộ tống bà đi bộ dưỡng sinh là từ nhà trong khu biệt thự cao cấp Siputra đến chân cầu Thăng Long thì quay về.  Sáng sớm một lượt, chiều tối một lượt mà người dân sống quanh đây đã thấy như qui luật bất biến. Chính vì thế mà tai hoạ đã ập đến với tôi. Hôm đó chúng tôi vừa từ chân cầu Thăng Long trở về gần đến đường rẽ vào Khu đô thị Siputra, thì thấy nhoàng một cái, bộ lưỡi câu chùm từ tay một tên “cẩu tặc” ngồi sau xe Honda phóng ra chùm kín thân tôi, nhanh như điện chúng kéo tôi lên xe tống vào bao tải, tôi chỉ còn kịp kêu được lên tiếng “ăng ẳng” giữa sự ngỡ ngàng kêu lên ú ớ không ra tiếng người của Bộ trưởng phu nhân, thì chúng đã ôm tôi phóng vút đi rồi.
      Hiện nay thì tôi đang mang thương tích đầy mình, nằm chật cứng trong cái lồng sắt đại nhốt nhồi nhét có đến vài chục con chó khác của một cửa hàng “Cầy tơ bảy món” trên “Khu liến hiệp thịt chó” Nhật Tân để chờ được hoá kiếp.
      Kinh Phật có dậy rằng “hoá kiếp này để lên làm kiếp khác”, nếu đúng được như thế thì kiếp sau tôi nguyện thề rằng không làm chó nữa. Nếu như kiếp này tôi chưa trọn đường tu mà Trời Phật vẫn bắt phải làm thêm một kiếp chó nữa, thì tôi cũng xin không làm chó Phú Quốc, và cạch không dám làm một con “chó nổi tiếng” nữa!
       
                                        Viết tại Nhà máy gang cầu Thiên Phát
                                        Tiên Du, Bắc Ninh ngày 02/07/2010
      #3
        Chuyển nhanh đến:

        Thống kê hiện tại

        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
        Kiểu:
        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9