Tám kỳ quan trong hệ Mặt Trời

Tác giả Bài
Rei Hino
  • Số bài : 399
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.01.2010
  • Nơi: hcmc
Tám kỳ quan trong hệ Mặt Trời - 06.07.2010 17:52:39
Tám kỳ quan trong hệ Mặt Trời
 


Nghệ sĩ đồ họa Ron Miller sẽ đưa chúng ta tới những kỳ quan cực kỳ ấn tượng trong hệ Mặt Trời – điểm dừng chân của các nhà thám hiểm không gian tương lai
 

Các tác phẩm kỳ ảo đó hình thành qua sự phân tích các dữ liệu thu được bởi các tàu thăm dò vũ trụ như Cassini của NASA đang thám hiểm hệ thống sao Thổ hay tàu Messenger dự kiến sẽ đi vào quỹ đạo sao Thủy vào tháng 3 năm 2011.
1. Vòng đai của sao Thổ





Bạn đang bồng bềnh trong tầng đối lưu của sao Thổ, ngay phía dưới cấu trúc vòng đai trọng lực hùng vĩ nhất trong Hệ Mặt Trời. Những vòng tròn màu trắng băng giá ở khoảng cách 75 ngàn km lơ lửng trên đầu chúng ta vô cùng ấn tượng. Sẽ có không dưới 6 mặt trăng đang nhô lên trên bầu trời và ánh sáng từ vầng mặt trời sắp lặn sẽ phá tan màn sương tinh thể amoniac, lộ ra một khoảng trời quang đãng.
Bạn sẽ bị vùi trong đám mây amoniac đang chuyển động quanh bạn với tốc độ 1500 km/giờ, tạo ra những cơn gió với vận tốc cao nhất trong Hệ Mặt Trời. Phía dưới bạn, ở khoảng cách 30 ngàn km, trong điều kiện trọng lực mà con người không thể tồn tại là một đại dương chất lỏng hidro kim loại bao la, không có lấy một khoảnh đất nào cho bạn đặt chân lên.
2. Vết Đỏ Lớn trên sao Mộc





Từ một điểm nhìn, chỉ có thể quan sát một phần nhỏ của Vết Đỏ Lớn. Nó vượt lên trên những đám mây bao quanh ít nhất 8 km. Phía bên trong những đám mây thấp hơn, những tia sét có thể nghiền nát cả một thành phố phát ra những tiếng nổ lốp bốp. Còn tại rìa ngoài cùng của những cơn lốc xoáy nghịch xuất hiện những cơn gió có vận tốc lên tới hơn 400 km/giờ.
Vết Đỏ Lớn quay ngược chiều kim đồng hồ theo chu kỳ 7 ngày. Chuyển động không khí tạo ra bởi những siêu bão vô cùng tàn bạo tạo ra những âm thanh đinh tai nhức óc. Cơn bão khủng khiếp có thể nuốt trọn 2 hành tinh cỡ Trái đất, xoay tròn trong vùng bán cầu Nam của sao Mộc ít nhất 400 năm qua và không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ dừng lại.
3. Thung lũng Marineris, sao Hỏa





Được phát hiện bởi Schiaparelli vào năm 1877, Marineris là thung lũng lớn nhất hệ Mặt Trời thường được ví như thung lũng Grand Canyon ở Mỹ. Đây là một hệ thống các hẻm núi khổng lồ dài 4.000 km, rộng 250 km và sâu 7 km.
Trong bức ảnh này, một màn băng lấp kín thung lũng khi mặt trời lặn xuống đường chân trời phía bắc.
4. Suối nước nóng trên vệ tinh Enceladus của sao Thổ





Bạn có cảm giác rằng: những tiếng sôi ục ục dội sâu vào lồng ngực bạn và lan tới từng ngón chân. Không có bất cứ âm thanh nào khác. Một đợt phun trào xảy ra: 2 chùm băng khổng lồ làm nổ tung bề mặt Enceladus, bắn những mảnh tinh thể băng vào không gian với vận tốc hơn một ngàn dặm/giờ.
Với trọng lực chỉ bằng 1/16 trọng lực mặt trăng của Trái đất, di chuyển trên Encedalus bạn sẽ phải mang theo bộ phận phản lực dành riêng cho phi hành gia và phải cẩn thận để tránh những thung lũng có thể tạo ra những suối nước nóng mạnh mẽ.
5. Suối nước nóng trên mặt trăng Triton của sao Hải Vương





Trong cuộc du hành tới Triton, vệ tinh lớn nhất của sao Hải Vương, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng những mạch phun nhiệt độ siêu thấp (cryogeyser) cấu tạo bởi màn sương khí nitơ và hỗn hợp chất hữu cơ sẫm màu.
Những mạch phun nhìn giống như khói này có thể gây ra tiếng động vang xa cả cây số khi nó được phun vào không trung tới 8 ngàn mét trước khi bị những cơn gió đập tan. Băng nitơ và metan bao phủ khắp bề mặt Triton khiến nhiệt độ tụt xuống dưới âm 200 độ C.
6. Ánh sáng vĩnh cửu





Đỉnh ánh sáng vĩnh cửu được miêu tả là một điểm trên vật thể nằm trong hệ Mặt Trời được chiếu sáng vĩnh viễn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chuyển động quay của vật thể và độ cao của điểm đó trên vật thể.
Không xa ngôi nhà Trái đất của chúng ta, ở trên Mặt trăng cũng tồn tại những đỉnh  độc nhất vô nhị này. Được phát hiện năm 1994 tại miệng núi lửa Peary gần Bắc bán cầu của Mặt trăng, những đỉnh ánh sáng vĩnh cửu trên Mặt trăng không hoàn toàn “vĩnh cửu”. Nó bị gián đoạn bởi bóng của Trái đất khi xảy ra hiện tượng nguyện thực (kéo dài khoảng 6 giờ).
7. Miệng núi lửa Herschel trên vệ tinh Mimas, sao Thổ





Những nhà leo núi thích phiêu lưu chinh phục đỉnh trung tâm tại miệng núi lửa Herschel sẽ khám phá ra rằng mình đang ở khoảng cách 6 ngàn mét so với đáy vực thẳm, bao quanh là bức tường của miệng núi lửa vươn cao tới 5 ngàn mét. Họ sẽ tự hỏi rằng tại sao Mimas có thể tiếp tục tồn tại sau tác động đã hình thành ra vết lõm rộng 139 km, bằng khoảng 1/3 đường kính của nó.
8. Bình minh trên sao Thủy





Với kích thước lớn hơn gấp 2.5 lần so với Mặt trời quan sát ở Trái đất, Mặt trời sẽ mọc và lặn 2 lần trong một ngày sao Thủy. Mặt trời mọc, tạo nên một cung lửa điện ngang qua bầu trời, sau đó nó dừng lại. Tiếp đó nó chạy ngược trở lại, lặn xuống hướng đông. Cuối cùng, Mặt trời mọc trở lại và tiếp tục đi qua hướng tây. Sự vận động kỳ lạ này là do quỹ đạo của sao Thủy có hình elip rất hẹp làm thay đổi vận tốc quỹ đạo.

  • Vũ Thủy (Theo Nature)
học dốt, nói ngông
đi chơi lông bông
mồm thì khoác lác
mua sắm nát đời
mà câu nào nói ra cũng lời lời đạo lý

rh

Rei Hino
  • Số bài : 399
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.01.2010
  • Nơi: hcmc
RE: Tám kỳ quan trong hệ Mặt Trời - 06.07.2010 17:56:09
Vẻ đẹp huyền bí của những thiên hà trong vũ trụ
 


Những dải ngân hà hay thiên hà trong vũ trụ bao la vẫn chứa nhiều điều bí ẩn. Nhưng với công nghệ khoa học ngày càng phát triển, những bí ẩn đó đang dần được con người giải đáp.

 







1. Thiên hà Andromeda, hay thiên hà Tiên Nữ, tinh vân Tiên Nữ và các tên như Messier 31, M31 hay NGC 224, là thiên hà xoắn ốc có vị trí biểu kiến thuộc chòm sao Tiên Nữ nằm ở bầu trời phía bắc gần chòm sao Phi Mã. Đây là thiên hà xoắn ốc gần Dải ngân hà của chúng ta nhất, khoảng 220.000 năm ánh sáng.







2. Trạm quan sát vũ trụ của châu Âu (ESO) vừa chụp được một bức hình rõ nét mới của tinh vân lớn có tên Cat’s Paw (Tinh vân Chân Mèo) hay NGC 6334 hôm 20/01/2010. Các nhà thiên văn học cho rằng những đám mây khí hidro sặc sỡ chính là ngôi nhà của hàng chục ngàn ngôi sao trẻ nhiệt độ cao.







3. Hình ảnh va chạm của Thiên hà Antenna làm rực sáng vũ trụ. Theo dự đoán của các chuyên gia vũ trụ, có thể Thiên hà Andromeda sẽ va chạm với Dải ngân hà của chúng ta trong vòng 2,5 triệu năm nữa.







4. Những đám mây kỳ quái được tạo thành bởi phân tử hydro, hêli và bụi, có tên là tinh vân Carina. Tinh vân Carina là cái nôi của những ngôi sao trẻ và vô cùng nặng như sao biến quang Eta Carinae, một ngôi sao với khối lượng gấp hơn 100 lần Mặt trời của chúng ta.







5. Đây là hình ảnh mới nhất của kính viễn vọng Hubble chụp được về những “Cột khổng lồ” nằm tinh vân Đại Bàng (Eagle Nebula). Tinh vân này cách chúng ta khoảng 7.000 năm ánh sáng và có thể dễ dàng nhận ra bằng ống nhòm hay kính thiên văn cỡ nhỏ khi hướng về chòm Serpens Cauda (đuôi rắn).







6. Tinh vân Witch Head, giống như các làn khói vờn quanh những ngôi sao trong chòm sao Eridanus. Chòm sao này cách chúng ta khoảng 700 năm ánh sáng.







7. Những hình thù kỳ lạ được tạo thành do bụi và khí gas bốc lên trong tinh vân Carina. Theo tính toán của các nhà thiên văn học, chòm sao Carina cách Trái đất khoảng 7500 năm ánh sáng.







8. Tinh vân Cone, hay NGC 2264, nằm cách Trái đất 2600 năm ánh sáng trong chòm sao mờ Unicorn của Monoceros, cách đó không xa là chòm sao Hunter quen thuộc của Orion. Phần lớn bức ảnh có màu đỏ vì những đám mây khí khổng lồ sặc sỡ dưới ánh sáng tia cực tím từ những ngôi sao trẻ nhiều năng lượng.







9. Tinh vân Crab là kết quả của một vụ nổ siêu tân tinh có thể quan sát được từ Trái đất ngày 4 tháng 6 năm 1054. Vụ nổ để lại một ẩn tinh quay hay một sao nơtron quay tròn với tinh vân của các phần tử bức xạ bao quanh nó.







10. Tinh vân Đầu Ngựa (Horsehead Nebula) là một trong những tinh vân nổi tiếng nhất trên bầu trời của chúng ta. Nó vốn là một tinh vân tối, được nhìn thấy do nổi lên là một cái bóng trên nền của hai tinh vân sáng. Ảnh chụp các tinh vân ở trong vùng trời gần 3 ngôi sao thẳng hàng trong chòm Orion.







11. Thiên hà "Bạch tạng", hay NGC 4921, là một trong những Dải ngân hà đầu tiên trong vũ trụ. Trong thiên hà này, hầu như không có mặt của các chòm sao.







12. NGC 6559 là phần của vùng hình thành sao mở rộng trong chòm sao Nhân Mã phương nam. Một cấu trúc màu đen có hình giống với con rồng Trung Quốc là được tạo thành bởi đám bụi hơi lạnh hấp thu bức xạ nền từ khí hydrogen đang phát ra ánh sáng màu đỏ dựa theo sự ion hóa từ các ngôi sao gần đó.







13. Tinh vân Bồ Nông (Pelican Nebula) nằm trong chòm sao Cygnus, cách Trái đất khoảng 2000 năm ánh sáng. Trong bức ảnh, có thể thấy rõ các "đỉnh núi" khí và bụi dày đặc. Cũng tương tự như những quả núi trên Trái đất, trải qua thời gian, các "đỉnh núi" này cũng bị bào mòn dưới tác dụng của tia tử ngoại từ các ngôi sao trẻ bên cạnh tinh vân. Tia tử ngoại tác dụng lên các đám vật chất, tạo thành vành đai ion hóa.







14. Tinh vân con rắn (Snake Nebula), là một thiên hà khá lâu đời và rất gần chúng ta với khoảng cách 25.000 năm ánh sáng.







15. Tinh vân Hoa Hồng (Rosette Nebula, NGC 2244) nằm trong chòm sao Monoceros, cách Trái đất khoảng 5200 năm ánh sáng. Những nghiên cứu khoa học mới đây cho thấy tại vùng trung tâm của tinh vân Hoa Hồng chứa nhiều sao siêu khổng lồ kiểu O.

  • Hà Hương (Theo NYTimes)
học dốt, nói ngông
đi chơi lông bông
mồm thì khoác lác
mua sắm nát đời
mà câu nào nói ra cũng lời lời đạo lý

rh

Rei Hino
  • Số bài : 399
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.01.2010
  • Nơi: hcmc
RE: Tám kỳ quan trong hệ Mặt Trời - 06.07.2010 18:02:34
Chùm ảnh vũ trụ tuyệt đẹp của tháng 12
Sao băng tuyệt đẹp
Cập nhật lúc 21:06, Thứ Sáu, 18/12/2009 (GMT+7)
,

Trong tháng 12 này, ngoài bức ảnh ấn tượng về sự kiện sao băng chòm Song tử, các nhà thiên văn còn mang lại cho chúng ta những bức ảnh vũ trụ đẹp và có ý nghĩa về khoa học.
 






 Ảnh 1. Giống một mũi giáo bạc từ Thiên đường, vệt sáng sao băng chòm Song tử xuyên thấu bầu trời đêm của sa mạc Mojavem tiểu bang California (Mỹ).
Chòm Song tử ở thấp hơn những sao băng khác và tạo ra một cánh cung dài tuyệt đẹp bắc qua bầu trời. Cánh cung này có thể được sinh ra từ mảnh vụn của những sao chổi không hoạt động, gồm đá mặt trời cứng và cháy khá lâu trong bầu khí quyển Trái đất.
 






Ảnh 2. Bức tranh về chòm sao mới có tên R136 trông giống một vòng hoa lễ hội. Khí màu đỏ (hydro) và màu xanh (oxy) cuộn quanh những “viên kim cương” xanh mà thực ra là những ngôi sao lớn hơn Mặt trời 100 lần.
 






 Ảnh 3. Vệ tinh Iapetus của sao Thổ có 2 mặt khác biệt, một mặt tối hơn mặt kia mà theo các nhà thiên văn đó là do sự liên kết của băng di cư và bụi đỏ thẫm.
Hai nghiên cứu gần đây đề xuất một cơ chế ẩn sau hai mặt của Iapetus. Ban đầu, bụi có nguồn gốc từ một mặt trăng khác hoặc từ một vành đai mới phát hiện của sao Thổ đã làm một mặt của sao Thổ sẫm lại khiến nó hấp thụ nhiều ánh sáng và nhiệt độ làm bốc hơi băng gần xích đạo.
Băng bốc hơi tích tự ở những nơi lạnh hơn như cực và bán cầu còn lại. Ngược lại, việc mất băng khiến cho mặt này thậm chí tối hơn, tạo ra diện mạo cực kì tương phản của hai bán cầu.
 






 Ảnh 4. Bức ảnh mới sắc nét của tinh vân Flame nằm trong số những bức ảnh đầu tiên được VISTA – Kính thiên văn quan sát ánh sáng và hồng ngoại công bố. Kính thiên văn này bắt đầu vận hành trong tuần này.
Đặt tại Đài quan sát Nam Âu ở Cerro Paranal ở Chi Lê, VISTA hiện là kính thiên văn lớn nhất thế giới chuyên dùng để vẽ bản đồ bầu trời.
Camera nặng 3 tấn của kính thiên văn ghi nhận ánh sáng hồng ngoại, nhờ vậy VISTA có thể xuyên thấu các đám mây bụi mờ đục để ghi hình các ngôi sao đang hình thành cũng như những vật thể quá lạnh hoặc ở khoảng cách quá xa khiến ánh sáng của nó không chạm đến Trái đất.
 






Ảnh 5. Mỗi đốm bụi trong bức tranh ghép mảnh mô tả những đĩa mây dày đặc khí và bụi xoay quanh những ngôi sao mới hình thành trong tinh vân Orion. Đây là những đĩa mây chưa từng được thấy trước đây.
Orion là tinh vân có thể nhìn thấy bằng mắt thường bởi vì những ngôi sao của nó đủ lớn để đốt nóng và làm sáng đám mây khí bụi vây xung quanh. 30 trong số 42 đĩa mây được Kính thiên văn Hubble phát hiện trong cuộc khảo sát kéo dài trong nhiều năm tinh vân nổi tiếng này.

  •  Chi Giao (theo National Geographic)
học dốt, nói ngông
đi chơi lông bông
mồm thì khoác lác
mua sắm nát đời
mà câu nào nói ra cũng lời lời đạo lý

rh