Hình Ảnh "Paris Plage" & Khắp Nơi
Thay đổi trang: << < 2223 > | Trang 22 của 23 trang, bài viết từ 316 đến 330 trên tổng số 343 bài trong đề mục
Viet duong nhan 14.05.2009 00:20:19 (permalink)
 
 
Paris mùa xuân
 
 
 
Viet duong nhan 10.07.2010 17:20:25 (permalink)
Mời đọc và xem để biết
Chùa Bà Đanh
TNT
--------------



        Mời ngắm cảnh Chùa Bà Đanh với câu thành ngữ "vắng như chùa Bà Đanh" mà dân gian thường dùng.

Chùa Bà Đanh là một danh thắng của đất Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, từ xa xưa vẫn gắn liền với câu thành ngữ nổi tiếng “vắng như chùa Bà Đanh”. Trên đường tìm đến ngôi chùa này, tôi cứ ngẫm nghĩ và tò mò mãi, không biết chùa Bà Đanh vắng vẻ, hiu quạnh thế nào mà dân gian lại lưu truyền như vậy?
 


“Vắng như chùa Bà Đanh”
 
Từ thành phố Phủ Lý rẽ vào quốc lộ 21, đi cầu Quế khoảng hơn 1km, chúng tôi thấy chùa Bà Đanh thấp thoáng hiện ra sau những bóng cây. Ngôi chùa u tịch nhìn ra con sông Đáy trôi chảy hiền hòa. Bến nước của chùa Bà Đanh nằm thoai thoải bên bờ sông, các bậc đá màu xám ngà ngà nổi bật giữa màu xanh của cây cỏ và dòng nước phẳng lặng như gương.  

Chùa Bà Đanh hiện ra thấp thoáng sau những bóng cây
 
Con đường nhỏ dẫn vào chùa Bà Đanh rợp bóng nhãn, vải
Đi qua chiếc cầu treo Cấm Sơn khá bề thế bắc qua sông Đáy, vòng lên một đoạn đường đê vắng vẻ, chúng tôi bắt gặp tấm biển bằng đá ghi “Di tích lịch sử văn hoá chùa Bà Đanh và núi Ngọc”.
 
Chùa Bà Đanh thuộc địa phận thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách núi Ngọc khoảng 100m. Từ núi Ngọc và từ chân đê, đi qua những đoạn đường nhỏ vắng lặng rợp bóng vải thiều, nhãn..., du khách sẽ thấy tam quan chùa Bà Đanh hướng về phía con sông Đáy thơ mộng.
 
Khoảng sân rộng được lát đá trồng nhiều loại cây như đa, hoàng lan, sứ… Những cây bưởi trĩu quả vỏ vàng tươi tắn, những cây táo ta sai quả gợi nên hình ảnh một cuộc sống thanh đạm mà trù phú. Đặc biệt, ngôi chùa trồng một cây đào tiên tán thấp có quả to, tròn và dẹt dẹt như bưởi nhưng vỏ nhẵn thín màu xanh bóng, chi chít đầy cành. 

Tam quan ngôi chùa
 
Một góc sân chùa u tịch
 
Chùa Bà Đanh gồm nhiều công trình như: nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà rung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ… Trên các cột và vì kèo chạm khắc tinh vi theo đề tài “Ngũ phúc”, “Tứ linh”, “Tùng mã”, “Mai điểu”…
 
Ngay gần đó là một bến nước lớn uy nghiêm nhưng vắng vẻ, trên các bậc lên xuống của bến nước, lá đa rụng đầy gợi không khí u tịch. Đứng trên bến nước, ngắm nhìn khung cảnh sơn thủy hữu tình, cái lặng yên nhắc cho trái tim mẫn cảm nhớ đến câu thơ của Trần Đăng Khoa: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa/Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”.
 
Ngôi chùa của những truyền thuyết dân gian
 
Chùa Bà Đanh có tên chữ là Bảo Sơn tự, ngoài thờ Phật còn thờ Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tứ Pháp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (bao gồm Pháp Vân - mẹ Mây, Pháp Vũ - mẹ mưa, Pháp Lôi - mẹ Sấm, Pháp Điện - mẹ Chớp).
 
Lịch sử xây chùa Bà Đanh gắn liền với nhiều truyền thuyết lạ kỳ như tích về mẹ Phật Man Nương – được cho là nguồn gốc của Tứ Pháp – vốn lưu truyền rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. 
 
Một toà nhà trong tổng thể kiến trúc chùa Bà Đanh
 
Đến chùa Bà Đanh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm chạm khắc gỗ tinh xảo
 
Bến nước chùa Bà Đanh nằm bên con sông Đáy hiền hoà lá đa rụng đầy
 
Con rồng đá nơi Tam quan
Tượng Bà Chúa Đanh được thờ trong chùa tương truyền là một người con gái được các Thần phái về để trông coi vùng này. Từ khi nhân dân trong vùng xây xong chùa thì sản xuất thuận lợi, không còn thiên tai mất mùa, đời sống trở nên đầm ấm, trù phú. Do đó, trong tâm thức dân gian Bà Chúa Đanh chính là vị thần mùa màng, phù hộ cho nông nghiệp.
 
Nhiều người kể rằng do chùa Bà Đanh quá linh thiêng nên khách thập phương cũng ít dám ghé qua vì sợ nếu thất lễ sẽ bị trừng phạt. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chùa ở xa khu dân cư, cách trở núi sông, giao thông không thuận tiện nên ít người lui tới. Dù giải thích thế nào thì dường như nguồn gốc câu thành ngữ “Vắng như chùa Bà Đanh” vẫn là một bí ẩn!
--------------


Viet duong nhan 24.07.2010 19:23:30 (permalink)

    
:: Paris_Plage - Paris_Beach 2010 ::

 
Chiều qua tui đi dạo và hong nắng bờ sông Seine - hiện là "Paris Plage" được dựng lên vào mùa hè từ 20 tháng 7 đến 20 tháng 8 tây........

 
ảnh net

 

Logo Paris-Plage 2010

 
ảnh vdn

 
Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn xin gởi mây trời mang đi.
Viet duong nhan 24.07.2010 19:25:38 (permalink)
 
 
Mùa Hè Paris 2010


Bãi gỗ có dù






Bãi cát nằm phơi nắng bên bờ sông Seine
 
 
 
 
 
Viet duong nhan 24.07.2010 19:26:53 (permalink)
 
 

Du thuyền





Sông Seine hữu tình
 
 
 
 
 
 
 
Viet duong nhan 24.07.2010 19:28:08 (permalink)
 
 
 
 

Bồ câu lẻ loi buồn nhìn bầy vị đang vui đùa trên sóng nước sông Seine




Góc nhỏ quán cà phê


Du thuyền nhỏ
 
 
 
 
Viet duong nhan 24.07.2010 19:29:11 (permalink)
 
 
Ảnh chụp vườn hoa ven bờ sông Seine

Điểm thêm vài bông hoa cho vui đời




Hoa dâm bụt Âu Châu
 
 
 
 
 
 
 
Viet duong nhan 24.07.2010 19:30:29 (permalink)
 
 
Kẻ không nhà ? Hay thích ra bờ Sông Seine "Paris-Plage" ngủ trưa ?!!






Tự tại ngủ yên giữa dòng người qua lại
 
 
 
 
 
 
 
Viet duong nhan 24.07.2010 19:31:44 (permalink)
 
 
Bao năm dài gốc liễu vẫn còn đây
 




Xướng : Việt Dương Nhân
Họa : Hương Việt
.......: Tiểu Bảo
.......: Trúc Quỳnh
.......: Quế Hương
.......: Tú Khuê
.......: ViVI
.......: H
.......: HNLC


Gốc Liễu Ven Sông

Gốc liễu ven sông đứng lặng thinh
Nắng mưa chồng chất liễu càng xinh
Bao lần sương gió mình cong rũ
Mấy bận bão giông thân khó (rung) rinh
Quân Tử bước qua nghiêng ngắm lá
Tiểu Nhân trờ đến vói rung cành
Khá khen nhành liễu luôn day dẻo
Vững gốc chuyển xoay biết phận mình
việtdươngnhân
(Paris 12.3.2006, Đông_Xuân giao mùa)

Cành Liễu

Cành liễu đợi ai đứng lặng thinh
Nắng mưa bao nỗi dáng tươi xinh
Dầm sương hứng gió tâm không ngại
Dãi nắng trải giông ý vẫn minh
Tạc dạ lối xưa hoa chẳng rũ
Ghi lòng bến cũ lá vinh cành
Trăm năm liễu yếu không xao xuyến
Thế sự trầm thăng giữ phận mình

Hương Việt
(Cali. 13.3.2006)

Dáng Liễu

Yêu kiều dáng ấy đứng làm thinh
Hứng chịu phong-sương vẫn đẹp xinh
Gọi gió lang-thang mời thắm-thiết
Nhìn mây thủ-thỉ muốn ai rinh
Sông sâu nước chảy đời man-mác
Liễu rũ đong-đưa sống bám cành
Quyến-luyến xuân-thì trôi khát vọng
Tình ơi ! giấc mộng chỉ riêng mình

Tiểu Bảo
(14-3-2006)



Liễu

Liễu rũ bên hồ dáng lặng thinh
Buồn lo để mất nét xinh xinh
Lao đao một kiếp chưa ai rước
Lận đận muôn đời chửa kẻ "rinh"
Quạnh quẽ đêm ngày cùng sóng nước
Đìu hiu sớm tối với cây cành
Dù cho bão tố vùi thân xác
Vẫn đứng bơ vơ chỉ một mình .

Trúc Quỳnh
(13/3/2006)



Thân Liễu Ven Hồ

Mặt hồ phẳng lặng đứng im thinh
Cành liễu đong đưa soi bóng xinh
Mặc khách tao nhân đưa mắt liếc
Chinh nhân lữ khách với tay rinh
Phong ba bão tố vẫn đầy lá
Gió táp mưa sa chẳng gẫy cành
Xao xác gió chiều sầu lẻ bạn
Thăng trầm dâu bể giữ thân mình

Quế Hương



Sầu Liễu

Rặng liễu chờ ai đứng lặng thinh
Dáng vẻ u sầu nét càng xinh
Nhành cong tha thướt, chim xao xác
Lá rũ ấp e, cá rung rinh
Chiều xuống bâng khuâng ngồi vịn nhánh
Trăng lên thờ thẫn đứng tựa cành
Người từ độ ấy đi biền biệt
Có kẻ thương cây-khóc phận mình...

Tú Khuê
(15.3.2006)



Phận Liễu

Phận liễu một mình đứng lặng thinh
Nghiêng soi đáy nước bóng lung linh
Nắng mưa độc địa đâm chồi đẹp
Giông bão âm u nở lá xinh
Lỡ vận anh hùng ngồi tựa rũ
Thời cơ hạ tiện đứng rung rinh
Tháng năm dâu bể trơ trơ đứng
Chứng nhận giai nhân than phận mình

ViVi
(25.3.06)


Hoạ ngược vận

Liễu Mọc Bờ Sông

Liễu mọc bờ sông có một mình
Thân gầy lá mỏng dáng xinh xinh
Gió xuân thổi đến vờn trên lá
Liễu ngả nghiêng mình tóc rung rinh
Trăng buồn e ấp bên dòng nước
Cây sống cô đơn bạn với cành
Mặc cho thế thái vờn ddiên ddảo
Không đổi thay lòng vẫn lặng thinh

H
(17.03.2006)



Dương Liễu

Dương liễu u hoài mãi lặng thinh
Năm qua tháng lại vẫn tươi xinh
Che mưa ẻo lả không lui bước
Chắn gió cang cường chẳng hãi kinh
Lặng lẽ vươn dài thân lướt thướt
Lao xao phất phới bóng lung linh
Dáng hiền chứa đựng nhiều uy dũng
Trông thấy mày râu cũng thẹn mình

(HNLC Mar 31-06)






 
 
 
 
Viet duong nhan 24.07.2010 19:32:54 (permalink)
 
 
 
Viet duong nhan 24.07.2010 19:35:04 (permalink)
 
Mầm sống bên bờ sông Seine
 



Mầm sống
 
 
Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn xin gởi mây trời mang đi.

 
 
 
 
Viet duong nhan 24.07.2010 19:37:31 (permalink)
 
 

Du thuyền


Sông Seine & Tour Montparnasse
 
 
 
Viet duong nhan 24.07.2010 19:40:06 (permalink)
 
Sau khi dạo một vòng Paris-Plage, tui lấy xe điện ngầm (Métro) tà tà tới Paris 13 và ghé n/h "SàiGòn Mới" dùng cơm với vài người bạn (quên chụp hình). Nhà hàng này là nơi hẹn hò bạn bè của 7_vdn ... thường xuyên làm thực khách nơi này.

Nhưng có chụp vài bàn của thực khách VN từ Đan Mạch sang Paris chơi.




Thực khách tí hon


Canh chua tôm - rau muống xào tỏi - cá bông lau kho tộ



 
 
 
Viet duong nhan 26.07.2010 04:26:16 (permalink)
Kính mời xem thêm hình ảnh >> Las Vegas
Video >> Nước Múa theo điệu nhạc
trước khách sạn "Bellagio" (Las Vegas)



ảnh nhưkiều
Viet duong nhan 07.09.2010 22:58:01 (permalink)
Quyển sách in bằng chữ Việt đầu tiên tại VN - 1651



Nhà thờ cổ Mằng Lăng:

Nơi lưu giữ cuốn sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ

Nhà thờ Mằng Lăng thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía Bắc. Đây là một trong những nhà thờ cổ nhất ở VN. Vẻ đẹp của công trình 118 năm tuổi này nằm ở lối kiến trúc gô-tích cổ điển với nhiều hoa văn trang trí, nằm ở khung cảnh thanh bình của vùng thôn quê yên ả.


Nhà thờ Mằng Lăng


Cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của Việt Nam



(CATP) Nhà thờ Mằng Lăng thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía Bắc. Đây là một trong những nhà thờ cổ nhất ở VN. Vẻ đẹp của công trình 118 năm tuổi này nằm ở lối kiến trúc gô-tích cổ điển với nhiều hoa văn trang trí, nằm ở khung cảnh thanh bình của vùng thôn quê yên ả.


Cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của Việt Nam

Du khách từ các tỉnh lân cận Phú Yên, từ Hà Nội, Saigon, đến Bình Thuận, Gia Lai mỗi lần có dịp đến Tuy Hòa đều muốn ghé nhà thờ Mằng Lăng. Không chỉ vì kiến trúc đẹp mắt, không chỉ vì lớp bụi thời gian phủ trùm Mằng Lăng từ màu vôi bạc trắng đến từng viên gạch cũ, mà còn bởi nơi đây có bề dày lịch sử với nhiều chứng tích vô cùng đặc biệt. Tại đây đang lưu giữ cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của nước VN, in tại Roma, Italia, năm 1651. Đó là quyển giáo lý Phép giảng tám ngày của Alexandre de Rhodes (người dân địa phương gọi là cha Đắc Lộ) - người khai sinh ra chữ quốc ngữ. Nhà thờ Mằng Lăng còn có một khu hầm được xây trong lòng một quả đồi nhỏ. Du khách đến đây, bước xuống tầng hầm độc đáo này sẽ thấy toàn bộ các chứng tích liên quan đến nhà thờ Mằng Lăng được trưng bày trang trọng: hình ảnh nhà thờ Mằng Lăng từ thuở mới xây dựng và qua hai lần sửa chữa, các bức ảnh, câu chuyện về linh mục Alexandre de Rhodes...


Sưu tầm
#330
    Thay đổi trang: << < 2223 > | Trang 22 của 23 trang, bài viết từ 316 đến 330 trên tổng số 343 bài trong đề mục
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9