Đi Chợ
HongYen 26.07.2005 03:51:39 (permalink)
0

Độc tố 3-MCPD trong nước tương: Hàm lượng bao nhiêu thì gây ung thư?



* Công ty Vitec Food giải thích về nước tương Chin-su
* Cần kiểm nghiệm độc tố trong nước tương trên thị trường

Ngày 24/7, báo Thanh Niên dẫn nguồn tin TTXVN cho biết, nước tương Chin-su của Việt Nam nhập vào Bỉ có chứa độc tố gây ung thư với hàm lượng cao. Vì vậy, Cơ quan Chất lượng thực phẩm của Bỉ đã cảnh báo người dân Bỉ không nên dùng loại nước tương này. Thông tin trên ngay lập tức đã gây chú ý nơi người tiêu dùng. 15h ngày 24/7, Ban Giám đốc Công ty liên doanh Chế biến thực phẩm Việt Tiến (Vitec Food), chủ thương hiệu nước chấm Chin-su đã đến tòa soạn báo Thanh Niên để trao đổi về sự việc này.

http://www3.thanhnien.com.vn/news/default.aspx?
#1
    HongYen 26.07.2005 03:58:37 (permalink)
    0



    Độc tố 3-MCPD trong nước tương: Hàm lượng bao nhiêu thì gây ung thư?

    Cập nhật cách đây 5 giờ 52 phút


    Nước tương Chin-su có mặt trong hầu hết các siêu thị.
    * Công ty Vitec Food giải thích về nước tương Chin-su
    * Cần kiểm nghiệm độc tố trong nước tương trên thị trường

    Ngày 24/7, báo Thanh Niên dẫn nguồn tin TTXVN cho biết, nước tương Chin-su của Việt Nam nhập vào Bỉ có chứa độc tố gây ung thư với hàm lượng cao. Vì vậy, Cơ quan Chất lượng thực phẩm của Bỉ đã cảnh báo người dân Bỉ không nên dùng loại nước tương này. Thông tin trên ngay lập tức đã gây chú ý nơi người tiêu dùng. 15h ngày 24/7, Ban Giám đốc Công ty liên doanh Chế biến thực phẩm Việt Tiến (Vitec Food), chủ thương hiệu nước chấm Chin-su đã đến tòa soạn báo Thanh Niên để trao đổi về sự việc này.


    Công ty Vitec Food: Chin-su đó không phải của chúng tôi

    Ông Phạm Hồng Sơn, Tổng giám đốc Vitec Food cho biết: "Nước tương Chin-su được xuất khẩu từ năm 2003 với sản lượng bình quân mỗi tháng khoảng 100.000 chai. Thị trường của Chin-su gồm nhiều nước trong khu vực Đông Âu và EU nhưng chưa bao giờ nước tương Chin-su xuất qua Bỉ. Nghĩa là, có khả năng lô hàng bị Cơ quan Chất lượng thực phẩm Bỉ cảnh báo là hàng giả mạo". "Người ta có thể làm giả nước chấm Chin-su qua các mẫu chai" - ông Sơn nói - "Hơn nữa, Công ty Vitec Food chưa bao giờ sản xuất loại nước tương có hàm lượng chất 3-MCPD (chất gây ung thư) cao hơn 1 mg/kg - mức quy định của Bộ Y tế - thì lô hàng phát hiện ở Bỉ có hàm lượng 86 mg/kg chắc chắn không phải của Chin-su".

    Độc tố 3-MCPD được tạo thành như thế nào?

    "Trong quá trình thủy phân khô dầu đậu nành để làm nước tương thì lượng dầu thực vật trong khô dầu sẽ phân hủy tạo ra các chất độc thuộc họ cloropropanol, chủ yếu 3 - cloro -1,2 -propandiol (3 - MCPD), 1,3 - dicloro - 2 - propanol (1,3 - DCP). Đây là những chất có khả năng gây ung thư". Thạc sĩ Đỗ Việt Hà

    Đối với hàng xuất khẩu, Chin-su chia ra làm 2 loại: loại xuất khẩu sang thị trường EU vốn đòi hỏi chất 3-MCPD chỉ 0,02 mg/kg trở xuống và thị trường Mỹ "dễ tính" hơn với quy định tương đương Việt Nam, tức 1 mg/kg (cao hơn 50 lần so với EU). "Với công nghệ hiện tại của mình, Chin-su đã đạt tiêu chuẩn của châu Âu về hàm lượng 3-MCPD", ông Sơn quả quyết. Trả lời câu hỏi trước nay nước tương Chin-su có bị làm giả không, ông Sơn khẳng định là có: một trường hợp xảy ra năm 2004 do một công ty làm giả đã được giải quyết ổn thỏa còn một số trường hợp khác thì không tìm ra thủ phạm. Theo ông Sơn, một số Việt kiều cũng đã mang nước tương Chin-su ra nước ngoài qua hành lý xách tay, có thể đã mang theo hàng giả.

    "Chin-su đã công bố chất lượng trước một năm so với quy định của Bộ Y tế. Trước đó nữa, chúng tôi đã nghiên cứu và chuẩn bị 2 năm để đưa ra các chỉ tiêu chất lượng này. Từ đầu năm 2005 chúng tôi đã bắt đầu ghi trên nhãn hiệu các chỉ tiêu hàm lượng này. Tóm lại, chúng tôi có đầy đủ hồ sơ pháp lý về chỉ tiêu chất lượng được duyệt" - ông Sơn cho biết. Về vấn đề có thể sẽ có sai lệch về kết quả kiểm nghiệm của Việt Nam so với một số nước, ông Sơn cho rằng là điều có thật, song sai số giữa nước ta và quốc gia mà Vitec Food từng đưa hàng vào là trong mức cho phép.

    Phải kiểm nghiệm chất lượng nước tương trên thị trường

    Về chuyên môn, Giám đốc Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ (TP.HCM) thạc sĩ Đỗ Việt Hà cho biết: nhiều nước, lãnh thổ trên thế giới quy định hàm lượng 3-MCPD có trong nước tương khá nghiêm ngặt. Chẳng hạn, ở châu Âu, Úc, New Zealand là 0,02mg/kg; Canada, Đài Loan là 1 mg/kg. Riêng Việt Nam, vào cuối tháng 3/2005 Bộ Y tế cũng đã quy định là hàm lượng 3-MCPD là 1 mg/kg. Trả lời PV Thanh Niên về hàm lượng 3 - MCPD bao nhiêu sẽ gây ra ung thư cho người? Ông Đỗ Việt Hà cho biết: "Ở châu Âu, khi người ta thử nghiệm trên chuột thì hàm lượng 3 - MCPD là 0,02 mg/kg đã gây ra ung thư. Chính vì vậy mà họ khá nghiêm ngặt đối với những lô hàng nước tương nhập khẩu vào nước họ".

    Theo ông Đỗ Việt Hà, để người tiêu dùng yên tâm sử dụng nước tương hiện nay, cần có một cơ quan chức năng kiểm nghiệm chính xác và công bố kết quả hàm lượng công khai để người tiêu dùng yên tâm sử dụng. Đồng thời, các cơ quan chức năng như y tế, khoa học và công nghệ ngồi lại với các doanh nghiệp để chọn ra công nghệ cho sản phẩm đảm bảo an toàn. Nhưng để làm được điều này, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thay đổi máy móc thiết bị công nghệ. Ông Đỗ Việt Hà cho biết thêm, nhóm nghiên cứu ông đã tìm ra 4 phương pháp để hạn chế sự tạo thành 3 - MCPD trong quá trình sản xuất nước tương và đang chuyển giao cho các doanh nghiệp áp dụng.

    H.Sơn - T.Xuân

    http://www3.thanhnien.com.vn/Xahoi/2005/7/25/116840.tno
    #2
      HongYen 26.07.2005 11:04:32 (permalink)
      0

      Sản phẩm Chinsu lưu tại kho trước khi đưa ra thị trường.


      Thứ hai, 25/7/2005, 17:49 GMT+7

      Bỉ cáo buộc nước tương Chinsu thừa chất gây ung thư

      Cơ quan chất lượng an toàn thực phẩm Bỉ vừa khuyến cáo người dân không dùng nước tương Chinsu vì có lượng chất độc 3-MCPD vượt mức cho phép tới 172 lần. Tuy nhiên, công ty Vitecfood, chủ thương hiệu nước tương này lại khẳng định, sản phẩm nói trên không phải là Chinsu thật.

      Theo tờ La Libre (của Bỉ) ngày 20/7, Cơ quan chất lượng an toàn thực phẩm (AFSCA) đã khuyến cáo người dân nước này không sử dụng nước tương nhãn hiệu Chinsu loại chai nhựa 250 ml, có ngày sản xuất 18/2/2004 và thời hạn sử dụng đến 17/2/2006. Nguyên nhân là do trong thành phần nước tương Chinsu có độc tố gây ung thư 3 MonoChloropropane Diol (3-MCPD) với hàm lượng đến 86 mg/kg, trong khi tiêu chuẩn cho phép tại nước này là 0,05 mg/kg. Các sản phẩm này có mặt trên thị trường Bỉ qua một nhà nhập khẩu Đức.

      Độc tố 3-MCPD thường có mặt trong các loại xì dầu, nước tương. Nó sinh ra trong quá trình thủy phân đạm thực vật (trong quy trình sản xuất nước tương, đây là khâu thủy phân đạm trong khô dầu đậu nành) bằng axit. Trong quá trình này, chất béo trong khô dầu đậu nành sẽ tác dụng với HCl và sinh ra 3-MCPD. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy, nếu được nhập vào cơ thể một lượng đủ lớn và thường xuyên, chất này có thể gây ung thư. Chính vì vậy, nhiều nước, nhất là các nước châu Âu, ban hành tiêu chuẩn kiểm soát nghiêm ngặt đối với 3-MCPD.

      Do 3-MCPD rất độc nên thông tin có quá nhiều chất này trong nước tương Chinsu khiến người tiêu dùng Việt Nam lo lắng. Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Hồng Sơn, Tổng Giám đốc Công ty liên doanh chế biến thực phẩm Vitecfood, cho rằng, nhiều khả năng loại nước tương dư thừa 3-MCPD đang bán tại Bỉ chỉ là hàng giả, hàng nhái vì Vitecfood chưa xuất khẩu Chinsu sang Bỉ lần nào.

      Theo ông Sơn, công ty hiện xuất khẩu nước tương Chin Su ở mức 100.000 chai/tháng với thị trường chủ yếu là Nga và một phần nhỏ xuất sang châu Âu. Ông Sơn nói: "Chúng tôi đang tiến hành xác minh lại nguồn gốc Chinsu bán tại Bỉ. Trước mắt có thể cho rằng thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của Bỉ là xác thực". Tổng Giám đốc Vitecfood giả định có thể hàng giả Chinsu đã được "xách tay" từ trong nước sang Bỉ, hoặc có khả năng hàng giả "đi" bằng đường thứ 2 từ Nga sang Bỉ.

      Vitecfood cũng cho hay, năm ngoái, công ty này đã phát hiện một doanh nghiệp tại Nga sang Việt Nam đặt hàng các cơ sở gia công trong nước sản xuất loại nước tương có kiểu dáng giống kiểu dáng đã được đăng ký sở hữu công nghiệp của Chinsu, tên nhãn hiệu được đổi gần giống Chinsu. Thông qua một văn phòng luật sư, Vitecfood đã làm việc với doanh nghiệp Nga này và đã được cam kết không tiếp tục vi phạm nữa.

      Tại Việt Nam, tất cả các sản phẩm của Vitecfood, trong đó có nước tương Chinsu, đều qua kiểm nghiệm tại các trung tâm phân tích đo lường chất lượng trước khi tiêu thụ. Bà Lê Thị Nga, Giám đốc nghiên cứu và phát triển sản phẩm Công ty Vitecfood cho biết, thành phần 3-MCPD được các đối tác nhập khẩu nước tương Chinsu yêu cầu kiểm nghiệm tại các cơ quan đo lường chất lượng trong nước, trong khi những thành phần khác có thể chỉ cần kết quả phân tích của Phòng kiểm nghiệm Vitecfood là đủ. Thực tế hiện nay, nước tương Chinsu được kiểm nghiệm bởi Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm, Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) hoặc SGS Việt Nam, tùy theo yêu cầu của khách hàng.

      Theo các kết quả kiểm nghiệm cũng như công bố chất lượng nước tương Chinsu từ 3 trung tâm phân tích (thời gian 7/9/2004 đến 22/6/2005) mà phóng viên VnExpress tham khảo tại Vitecfood, lượng 3-MCPD thường ở mức 0,19-0,406 mg/kg, thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép của Việt Nam. Một lô hàng xuất đi Cộng hòa Czech được kiểm tại SGS Việt Nam ngày 6/5 có mức 3-MCPD bằng 0,005 mg/kg, ngày 8/4 đạt 0,008 mg/kg, thấp hơn cả tiêu chuẩn "khó tính" của châu Âu (0,02 mg/kg).

      Bà Nga cho rằng, điều này cho thấy lượng 3-MCPD có trong nước tương Chinsu mặc dù có chênh lệch theo từng lô hàng nhưng tỷ lệ chênh không nhiều và chất lượng tương đối ổn định. "Nếu nước tương Chinsu tại Bỉ có lượng 3-MCPD 86 mg/kg thì khó có thể tin rằng đó là của chúng tôi" - ông Sơn một lần nữa khẳng định.

      "Những trường hợp vi phạm nhái, giả nhãn hiệu Chinsu tương tự có rất nhiều ở thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam để giải quyết những vụ việc này khá phức tạp nên biện pháp tự vệ của chúng tôi chỉ ở mức phải bảo đảm chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất", ông Sơn cho biết. Cũng theo ông Sơn, rất nhiều cơ sở gia công trong nước hiện dùng bao bì (chai) Chinsu để chứa loại nước tương khác, tình trạng đặc biệt phổ biến ở các quán ăn nhỏ nhưng Vitecfood không thể ngăn ngừa và kiểm soát được.

      Về phía nhà quản lý Việt Nam, ông Chu Quốc Lập, Phó cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế cho biết, hiện Cục chưa nhận được thông tin gì về khuyến cáo của Bỉ đối với nước tương Chinsu nên cũng chưa thể đưa ra phản ứng nào. Ông cho biết, từ tháng 3 năm nay, Bộ Y tế đã ban hành quy định về hàm lượng chất 3-MCPD trong nước tương, dầu hào và xì dầu. Theo đó, trong 1 kg sản phẩm không được có quá 1 mg chất này. Tuy nhiên, việc kiểm tra các sản phẩm nước tương, dầu hào và xì dầu xem lượng 3-MCPD có vượt chuẩn hay không chỉ được thực hiện khi có đơn khiếu nại về vấn đề này. Khi đó, Cục sẽ đề nghị thanh tra vào cuộc, hoặc sự việc xảy ra ở địa phương nào thì yêu cầu địa phương ấy kiểm tra. Đối với các sản phẩm ngoại, nhà nhập khẩu phải xuất trình các bằng chứng (của nước xuất khẩu) là sản phẩm không chứa 3-MCPD vượt mức cho phép. Nếu không, quan chức năng sẽ lấy mẫu phân tích và không cho phép nhận những lô hàng có lượng 3-MCPD vượt quá 1 mg/kg.

      Ông Lập cũng cho biết, mỗi nước áp dụng một quy định riêng về hàm lượng 3-MCPD trong thực phẩm. Ở châu Âu, hàm lượng tối đa cho phép thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Từ trước đến nay, Cục nhiều lần nhận được thông tin về việc các sản phẩm nước tương, dầu hào... xuất khẩu sang châu Âu có hàm lượng MCPD vượt quá chuẩn cho phép. Mỗi lần như vậy, Cục đều có thông báo cho các nhà sản xuất để họ có thể điều chỉnh cho phù hợp với thị trường nước ngoài.

      P. Anh - T. Nhàn - M. Linh

      http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/07/3B9E06FA/
      #3
        HongYen 26.07.2005 15:59:34 (permalink)
        0
        Thứ ba, 26/7/2005, 08:15 GMT+7

        Sẽ kiểm tra nước tương Chinsu

        Trong buổi làm việc chiều 25/7 với lãnh đạo Sở Y tế TP HCM, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã yêu cầu Sở kiểm tra chất lượng nước tương Chinsu nhằm xác định hàm lượng 3-MCPD trong sản phẩm này.

        Ông Chu Quốc Lập, Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, cho biết, việc nước tương Chinsu bị nước Bỉ cáo buộc là chứa quá nhiều độc tố gây ung thư 3-MCPD, Cục chỉ mới được biết qua báo chí. Cơ quan này sẽ kiểm tra lại hồ sơ sản phẩm này và yêu cầu Sở Y tế TP HCM lấy mẫu kiểm tra nhằm xác định công ty VitecFood có thực hiện đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hay chưa. Tại TP HCM hiện có 2 đơn vị đủ khả năng kiểm nghiệm hàm lượng 3-MCPD.

        Theo ông Lập, nếu hàm lượng 3-MCPD trong nước tương Chinsu vượt quá 1 mg/kg (tiêu chuẩn của Việt Nam) thì sẽ tịch thu toàn bộ số lượng sản phẩm đã xuất xưởng. Còn nếu lượng 3-MCPD đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam nhưng cao hơn chuẩn của châu Âu thì đó là chuyện bình thường, và VitecFood chỉ cần điều chỉnh nếu muốn xuất khẩu sang thị trường này.

        Không chỉ nước tương Chinsu, các sản phẩm nước tương, xì dầu và dầu hào khác cũng sẽ được kiểm định chất lượng trong đợt thanh tra an toàn thực phẩm sắp tới.

        Thanh Nhàn

        http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/07/3B9E0761/
        #4
          HongYen 26.07.2005 18:54:09 (permalink)
          0


          Tường trình của PV Báo Thanh Niên từ Brussels về nước tương Chin-su




          * Bộ Y tế: Sẽ xét nghiệm rộng rãi các loại nước tương, dầu hào...

          11h sáng (giờ địa phương) ngày 25/7, PV báo Thanh Niên tại Brussels đã có cuộc tiếp xúc với ông Alain Lacroix, Trưởng phòng Quản lý chất lượng thực phẩm của Cơ quan An toàn thực phẩm liên bang Bỉ (Agence Fédérale pour la Sécurité de la Chaîne Alimentaire - AFSCA), tại trụ sở cơ quan này ở Brussels về chuyện nước tương Chin-su. Sau đây là những ghi nhận từ cuộc tiếp xúc này:


          Xuất xứ của mẫu thử và quá trình xét nghiệm

          Mẫu nước tương Chin-su được thử, theo thông tin ghi trên sản phẩm, được sản xuất tại Công ty LD CBTP Việt Tiến (VITEC FOOD L.V.C) đóng tại Q.Tân Bình, TP Hồ Chí Minh ngày 18/2/2004. Hạn chót sử dụng ngày 17/2/2006. Loại nước tương này được nhập vào châu Âu qua Công ty VIET-FOOD Handel GmbH, Leipzig, Đức; và sau đó vào thị trường Bỉ bằng cách nào không ai biết.

          Mẫu nước tương trên được AFSCA thu thập tại cửa hàng Que Hong (có thể là Quê Hương, nhưng do AFSCA viết nhầm?) số 288 phố Chaussée de Boendael, 1050 Brussels vào ngày 10.7.2005 và phân tích ngày 18/7/2005. Đây là cuộc kiểm tra chất lượng thực phẩm hằng năm của cơ quan này. Năm 2004, trong số 30 mẫu nước tương từ các loại khác nhau được phân tích, AFSCA phát hiện chai nước tương Con Gấu của cơ sở Lâm Thuận, Việt Nam, dung tích 650 ml có hàm lượng 3-MCPD cao khủng khiếp, khoảng 960 mg/kg. Thông tin này đã được thông báo rộng rãi trong toàn Cộng đồng chung châu Âu. Và chính vì lý do đó, năm nay (2005), AFSCA tăng số mẫu lên đến 114. Trong số 114 mẫu nước tương được xét nghiệm lần này, mẫu nước tương Chin-su có hàm lượng 3-MCPD cao như đã thông báo 86 mg/kg, trong khi tiêu chuẩn của Cộng đồng chung châu Âu là 0.05 mg/kg. Ông Lacroix cho biết, quy trình kiểm nghiệm chất 3-MCPD đã được áp dụng ở châu Âu hơn chục năm nay và khả năng sai sót là gần như không có.

          .....

          Thứ Hai, 25/07/2005, 22:41 GMT+7
          http://www3.thanhnien.com.vn/Xahoi/2005/7/26/116941.tno
          #5
            HongYen 30.07.2005 20:15:50 (permalink)
            0
            Tuyên chiến với thái độ vô trách nhiệm đối với an toàn thực phẩm

            Cập nhật cách đây 47 giờ 31 phút

            Các cơ quan chức năng của Bộ Y Tế vừa công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu nước tương Chin-su cho thấy hàm lượng độc tố 3-MCPD đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy là chỉ cần có kết quả xác minh mẫu nước tương ở Bỉ thì "câu chuyện Chin-su" coi như kết thúc.


            Nhưng từ câu chuyện này, chúng tôi muốn trở lại vấn đề an toàn thực phẩm. Bởi vì cho đến giờ, sau khi Báo Thanh Niên và các phương tiện thông tin đại chúng khác đăng một loạt các bài về nước tương làm bằng xương thối, đậu phụ trộn thạch cao, cà phê được làm giả bằng đậu nành trộn với hóa chất không rõ nguồn gốc và nhiều chuyện kinh thiên động địa khác trong chế biến thực phẩm... đều được các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm của chúng ta phản ứng lại bằng sự im lặng đáng sợ.

            Thái độ vô trách nhiệm đó đối với sức khỏe của nhân dân đang gây ra ít nhất ba cái hại: thứ nhất là người dân chưa có điều kiện tiếp cận với thông tin báo chí vẫn tiếp tục ăn uống những chất độc hại vào người; thứ hai là các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về an toàn thực phẩm phải chịu thiệt thòi trong cạnh tranh do bị đánh đồng "cá mè một lứa" với những cơ sở làm ăn bất chính; thứ ba là gây tâm lý lo lắng, bất ổn cho người dân và du khách, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư và du lịch.

            Bởi vậy, từ số báo này, Thanh Niên mở một diễn đàn bảo vệ an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng, các doanh nghiệp chấp hành nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm, các nhà khoa học, các nhà quản lý, bà con trong nước và bà con Việt kiều có thể phản ánh thực tế, chỉ rõ thái độ vô trách nhiệm và những khiếm khuyết, đề xuất các giải pháp nhằm quản lý thực phẩm một cách an toàn nhất theo tiêu chuẩn của một xã hội văn minh.

            Dân ta có câu "đói cho sạch, rách cho thơm". Nước ta còn nghèo, là nước "đang phát triển ở trình độ thấp", nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta chấp nhận vệ sinh ăn uống cũng ở "trình độ thấp". Vấn đề là ở trách nhiệm của các cơ quan công quyền, của người dân và sự chế tài hữu hiệu hay không của luật pháp.

            Bởi vậy, đã đến lúc chúng ta phải tuyên chiến với tình trạng vô trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm.

            Thanh Niên

            http://www3.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2005/7/30/117356.tno
            #6
              HongYen 02.08.2005 08:19:43 (permalink)
              0
              Thứ hai, 1/8/2005, 19:34 GMT+7

              Yêu cầu cơ sở nước tương công bố chỉ tiêu 3-MCPD


              Chỉ tiêu 3-MCPD sẽ được các cơ sở sản xuất nước tương công bố.

              Sáng nay, Sở Y tế TP HCM ban hành công văn yêu cầu các cơ sở sản xuất nước tương, xì dầu, dầu hào trên địa bàn thành phố phải đăng ký công bố hàm lượng 3-MCPD. Thời hạn đăng ký chậm nhất đến ngày 30/8.

              Theo công văn, nếu quá thời hạn này mà các cơ sở chưa bổ sung hàm lượng 3-MCPD vào hồ sơ công bố Tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thì xem như chưa công bố. Hồ sơ của cơ sở được công bố trước đó, nhưng chưa có hàm lượng 3-MCPD, coi như không còn giá trị.

              Phó giám đốc Sở Y tế Lê Trường Giang cho biết, việc yêu cầu công bố bổ sung hàm lượng 3-MCPD là nhằm tạo cơ sở cho hoạt động kiểm tra, xử phạt nếu các cơ sở sản xuất nước tương, xì dầu, dầu hào vi phạm. "Khi các cơ sở sản xuất đăng ký công bố chất lượng sản phẩm thì trường hợp kiểm tra phát hiện có vi phạm hoặc kinh doanh không đúng theo tiêu chuẩn đã đăng ký mới có thể tiến hành xử phạt được", ông Giang nói.

              Ngày lấy mẫu tổng kiểm tra các cơ sở sản xuất nước tương, xì dầu, dầu hào trên địa bàn thành phố sẽ được Sở Y tế quyết định vào chiều ngày mai sau cuộc họp với Thanh Tra Bộ Y tế tại TP HCM. Mức độ thành phần kiểm tra, quy mô và số lượng cơ sở sẽ được lấy mẫu... cũng sẽ được quyết định vào chiều ngày mai. Tuy nhiên, ông Giang cho rằng: "Sẽ còn tùy thuộc vào khả năng xét nghiệm của các đơn vị làm dịch vụ phân tích thí nghiệm của Việt Nam và kinh phí hoạt động".

              Ngày 25/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 11/2005 về việc Quy định về hàm lượng 3-MCPD trong nước tương, xì dầu, dầu hào. Theo quy định này, hàm lượng 3-MCPD trong các sản phẩm này không được vượt quá 1mg/kg. Việc xác định 3-MCPD theo phương pháp thử 52 TCN - TQTP 0010:2005 - Thường quy kỹ thuật xác định 3-monoclo propan 1,2 diol trong một số loại nước chấm gia vị.

              Tuy nhiên tháng 7 ăn chay đang đến gần. Rất nhiều người tiêu dùng đang tỏ ra hoang mang về việc có nên tiếp tục sử dụng nước tương hay không. Bà Nguyễn Quế Hoa, 65 tuổi ngụ tại quận Bình Thạnh thường xuyên ăn chay vào dịp rằm tháng 7 băn khoăn: "Có lẽ tôi chuyển sang ăn tương hay chỉ mua nước tương do nhà chùa làm theo phương pháp lên men truyền thống mà thôi". Còn chị Hai Thanh, quận 1 thì cho biết: "Tôi sẽ mua nhiều loại nước tương hay nước chấm chay để ăn cùng một lúc. Theo tôi, làm như vậy chất gây ung thư có cũng không đủ lượng để gây bệnh".

              Phó giám đốc Sở Y tế Lê Trường Giang cũng đề nghị các cơ sở sản xuất tự chủ động công bố chất lượng nước chấm các loại để làm yên lòng người tiêu dùng, không nên chờ kết luận của các cơ quan chức năng mới công khai chất lượng. Ông Giang cũng khuyến cáo người dân nên chọn mua những sản phẩm nước chấm có quy trình sản xuất theo phương pháp lên men truyền thống. "Tuy nhiên, thông thường khó mà phân biệt loại nước chấm nào lên men truyền thống hay công nghiệp nên nhiều người tiêu dùng chọn lựa theo cảm tính và niềm tin vào sản phẩm", ông Giang nhận xét.

              Phan Anh

              http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/08/3B9E0B2F/
              #7
                HongYen 07.08.2005 12:12:33 (permalink)
                0
                http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx
                http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=18025&ChannelID=2

                Thứ Bảy, 06/08/2005, 16:34

                An toàn vệ sinh thực phẩm: Như chuyện đùa!

                Nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm có qui mô vừa và nhỏ dùng nguyên liệu chất lượng kém như thịt, cá hư để sản xuất giò, chả hay để chế biến suất ăn công nghiệp... nhưng an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều chuyện đùa...


                Buôn bán thực phẩm tươi sống ngay cạnh đống rác - thật khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

                Thả nổi chất lượng

                Bác sĩ Trần Văn Ký - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN, văn phòng phía Nam - cho biết, Có cơ sở dùng axit HCl và xút công nghiệp trong công nghệ sản xuất nước tương, nhưng chưa có ai bị xử lý.

                Thậm chí trong sản xuất bánh mì, bánh bông lan, bánh ngọt… người ta dùng cả các hóa chất tạo xốp, tạo nở trong chế biến cao su. Đây chính là nguồn gốc của ngộ độc thực phẩm mãn tính và hậu quả là người tiêu dùng sẽ bị ung thư, bệnh mãn tính về sau mà chưa có số liệu nào thống kê được.

                Riêng việc kinh doanh thực phẩm thì phổ biến là không tuân thủ các qui định về ATVSTP, quán ăn, nhà hàng có hơn chục ngàn cái; hàng rong không thống kê được vì không phải xin phép. Các cơ quan quản lý bỏ qua hoàn toàn loại hình kinh doanh này …

                Cả thành phố - một thanh tra viên

                Ông Võ Văn Sen - đại biểu HĐND TP.HCM - bức xúc: “Một thanh tra viên ATVSTP cho cả một TP bảy, tám triệu dân, như là chuyện đùa có thật của TP năm 2005! Tôi cho rằng Sở Y tế TP.HCM không thấy hết trách nhiệm của mình. Tại sao để xảy ra chuyện này cả hàng chục năm qua?”.

                Ông đề nghị Sở Y tế phải xem lại các văn bản qui định kiểm tra, chế tài, xử phạt và tham mưu vấn đề này cho UBND TP. Ông cho rằng điều cơ bản là biện pháp quản lý lâu dài, chứ không phải đi kiểm tra một năm vài lần hay phát động chiến dịch, tháng hành động là xong.

                Bác sĩ Ký cho rằng nguyên nhân của các tồn tại trên là do ta chưa có hệ thống quản lý về chất lượng ATVSTP thống nhất từ T.Ư đến địa phương, mỗi bộ quản lý một mảng, trong mỗi bộ thì cũng chưa thống nhất cách quản lý ở từng địa phương. Chưa có hệ thống thanh tra chuyên ngành mà còn kiêm nhiệm; cán bộ làm công tác thanh tra thực phẩm quá mỏng mà lại chưa được đào tạo chuyên ngành.

                Nhìn ở góc độ khác, bác sĩ Nguyễn Xuân Mai - viện phó Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM -cho rằng mục tiêu chăm sóc sức khỏe người dân là hàng đầu nhưng mục tiêu ổn định xã hội, cải thiện sản xuất để phát triển đất nước cũng không kém phần quan trọng. Vừa qua, một số cơ quan truyền thông đại chúng đã thông tin một vài vụ việc hơi quá mức, khiến người dân hoang mang, lo sợ.

                Người tiêu dùng làm thanh tra

                Để tháo gỡ các bất cập, bác sĩ Ký đề nghị phải thống nhất cơ chế quản lý từ T.Ư đến địa phương, tới cấp phường xã; xây dựng đội ngũ thanh tra chuyên ngành về ATVSTP; xã hội hóa công tác ATVSTP: mỗi người tiêu dùng là một thanh tra thực phẩm.

                GS Chu Phạm Ngọc Sơn (Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP) nói thêm: “ATVSTP là vấn đề tổng hợp nên nhà sản xuất, người kiểm nghiệm và nhà quản lý phải kết hợp chặt chẽ với nhau mới thực hiện được”. Ông cho rằng quản lý ATVSTP hiện nay vừa chặt chẽ, vừa lỏng lẻo. Bộ nào cũng tham gia quản lý nhưng khi có chuyện gì xảy ra thì ai cũng bảo không phải trách nhiệm của mình.

                Phát biểu cuối cùng, TS Lê Trường Giang - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - không chối bỏ trách nhiệm quản lý của mình còn yếu kém và nói việc xử lý các vi phạm về ATVSTP không kiên quyết, “như giỡn chơi”, có nơi còn cả nể, nhưng cũng có những việc muốn xử lý nhưng không thể được vì luật không có qui định thì căn cứ vào đâu để xử.

                Ông nói thêm: “Vì vậy vừa rồi chúng tôi phải vội vàng ban hành văn bản yêu cầu các cơ sở sản xuất nước tương trong vòng một tháng phải công bố chất lượng. Để sau này còn có cơ sở xử lý nếu họ vi phạm”.

                TS Trường Giang cho biết UBND TP rất quan tâm đến công tác ATVSTP và đã cấp 1,8ha đất để xây dựng trung tâm xét nghiệm dự phòng; và theo yêu cầu của UBND TP, Sở Y tế cũng đang nghiên cứu, đề xuất thành lập lực lượng chuyên ngành về ATVSTP.

                Theo Tuổi Trẻ
                #8
                  HongYen 08.08.2005 08:14:04 (permalink)
                  0


                  Thực phẩm ở Việt Nam: Làm bánh mì với bột nở chế cao su

                  Friday, August 05, 2005

                  Thực phẩm bày bán tại một siêu thị, nhưng liệu có được bảo đảm phẩm chất hay không?


                  SÀI GÒN, “Bánh mì làm bằng bột nở dùng trong sản xuất cao su, nước mắm pha urê để tăng độ đạm, giò chả thì dùng thịt “phế liệu” và hàn the...” là một vài điều được tiết lộ trong buổi tọa đàm “Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm” (VSATTP) và biện pháp quản lý sáng 5/8/2005 do Báo Thanh Niên tổ chức ở Sài Gòn.


                  Cái chết không ai nhìn thấy

                  Không ai tưởng tượng nổi phẩm chất thực phẩm tại Việt Nam lại kinh hoàng đến như vậy nếu không được nghe những lời tiết lộ từ những kẻ có trách nhiệm và những người biết rõ về sự bẩn thỉu và độc hại của chúng trong cuộc tọa đàm nói trên.

                  Báo Thanh Niên: PGS-TS Võ Văn Sen, Trưởng khoa Lịch sử Trường Ðại học KHXH&NV Sài Gòn, “nổ phát pháo” đầu tiên với tâm trạng cực kỳ bức xúc. Bức xúc đến nỗi không cần micro mà tất cả mọi người đều nghe rất rõ: “Tôi rất đồng ý với nhận định của nhiều người trên diễn đàn Báo Thanh Niên là mức độ của vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) rất nghiêm trọng, có thể nói là rất xấu. Ở các nước, người ta kiểm soát chặt chẽ hơn, thậm chí bột ngọt cũng không được dùng thoải mái. Nhìn lại trong nước, thấy dân ta ăn uống mà thương! Trong HÐND thành phố, chúng tôi đã phát biểu rất nhiều. VSATTP sát sườn với đời sống người dân, một ngày ta ăn ít nhất 3 lần, nhưng công tác quản lý chúng ta lại đang lỏng lẻo.” Quay qua cầm tờ Thanh Niên số ra sáng 5/8, mở mục diễn đàn VSATTP ra, ông Sen thẳng thắn: “Tôi rất không đồng ý với cách trả lời của ông Chu Quốc Lập, Phó cục trưởng Cục ATVSTP cho rằng tình hình đang được kiểm soát rất tốt. Nói như vậy là quá chủ quan! Nói số người chết vì ngộ độc giảm, nhưng số người đang dần ngộ độc hóa chất có ai thống kê, kiểm soát được đâu?”

                  Kỹ sư môi trường Nguyễn Minh Ðồng, Giám đốc tư vấn thị trường châu Âu, châu Mỹ của Công ty DEVITEC CONSULT, đồng ý với nhận định của đại biểu Võ Văn Sen. “Tôi sẵn sàng cùng anh Sen mời ông phó cục trưởng đi ăn một bữa ăn ở quán vỉa hè xem ông có ăn không? Nhưng tôi xin từ chối trước là chỉ đứng xem chứ không dám ăn” - ông Ðồng nói.

                  Ông Nguyễn Nam Vinh, Trưởng văn phòng đại diện phía Nam Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, đưa ra thực trạng một số nhóm mặt hàng thực phẩm chế biến ăn ngay do Viện Vệ sinh y tế công cộng kiểm nghiệm lại khiến rất nhiều người lo ngại: “Có đến 38 trong số 43 mẫu mặt hàng chế biến sẵn (loại không qua xử lý nhiệt trước khi sử dụng) đều không đạt chất lượng VSATTP về mặt vi sinh. Mặt hàng chả lụa xét nghiệm 14 mẫu thì cả 14 đều không đạt chất lượng. Nhóm thực phẩm heo quay, giò lụa, jambon tỷ lệ không đạt vệ sinh từ 62-85%. Hầu hết các loại mắm đều không đạt tiêu chuẩn VSATTP. Tất cả các mẫu patê và bánh mì patê được xét nghiệm đều không đạt vệ sinh thực phẩm...”

                  Trong phát biểu của mình, GS Chu Phạm Ngọc Sơn cho rằng VSATTP là muôn màu muôn vẻ, tuy chúng ta có đầy đủ phương tiện phát hiện tất cả các loại độc tố, nhưng không biết các mối nguy hiểm nằm ở đâu? Chúng ta cứ phải chạy theo những hành vi hám lợi của những người sản xuất; vừa kiểm nghiệm thấy urê dùng ướp cá, thịt cho tươi, thì lại có chuyện urê cho vào nước mắm để tăng độ đạm...

                  Bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật ATVSTP Việt Nam, khi phân tích thực trạng ATVSTP đã thông báo rằng ngay cả việc làm bánh mì, không phải ai cũng dùng bột nở thực phẩm mà “có khi dùng loại bột nở dùng trong sản xuất... cao su để chế biến.” Còn giò chả trong bánh mì thì thường dùng các loại thịt “phế liệu” và hàn the... “Bánh mì đó vẫn bán tràn lan, thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra” - bác sĩ Ký bức xúc.


                  Trách nhiệm thuộc về ai?

                  Ði sâu vào phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiện nay, bác sĩ Trần Văn Ký nhấn mạnh “số 1” là: “Chưa có hệ thống quản lý về chất lượng VSATTP thống nhất từ trung ương đến địa phương, mỗi bộ quản lý một mảng, ngay trong mỗi bộ cũng chưa thống nhất cách quản lý ở từng địa phương.” Tiếp đó, bác sĩ Ký cho rằng thông tin tuyên truyền đến người dân còn thiếu; huấn luyện chuyên môn cho cán bộ và người sản xuất chưa đúng mức... và đặc biệt vai trò của lực lượng thanh tra vừa yếu vừa thiếu.

                  Theo bác sĩ Ký, hiện Việt Nam chưa có hệ thống thanh tra chuyên ngành về thực phẩm mà còn kiêm nhiệm; cán bộ làm công tác thanh tra thực phẩm quá mỏng, lại chưa được đào tạo; lương và phụ cấp cho lực lượng này quá thấp nên khó đòi hỏi cán bộ thanh tra tận tâm với công việc, thậm chí còn tạo cái nhìn “làm nhiều cũng chẳng hơn gì, có khi còn thiệt vào thân.”

                  Ông Sen nói: “Nhiều khi chúng ta quá coi thường vấn đề này. Chuyện chỉ có một thanh tra viên VSATTP cho cả thành phố hơn 8 triệu dân (tính cả người nhập cư) là chuyện lạ ở đầu thế kỷ 21. Ở đây, ngành y tế chưa làm hết trách nhiệm.”

                  Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành y tế, từ năm 1999 đến hết năm 2004 cả nước đã xảy ra 1,386 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể với 30,706 người bị ngộ độc, trong đó có 342 người tử vong. Phân tích nguyên nhân cho thấy nguyên nhân do vi sinh vật chiếm tỷ lệ khá cao (33-55.8%), do thức ăn chế biến xong để quá lâu bị nhiễm khuẩn hoặc trong quá trình chế biến không đảm bảo ATVS. Nguyên nhân thực phẩm ô nhiễm hóa học chiếm 11-25% và đang là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm, lo lắng như tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả, tồn dư kháng sinh trong thịt gia súc, gia cầm quá giới hạn cho phép, sử dụng tràn lan hóa chất, phụ gia ngoài danh mục cho phép...

                  Theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế CSVN nói đến trong “Dự thảo số 5 Kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm VSATTP đến 2010”, trong 8 năm từ 1997 đến 2004, cả nước có 6,467,448 trường hợp mắc các bệnh nhiễm trùng qua thực phẩm, trong đó có 194 người tử vong. Trong số 5 bệnh: Tả, lỵ amip, lỵ trực trùng, thương hàn, tiêu chảy thì tiêu chảy có tỷ lệ mắc cao nhất (92%) và tử vong cao nhất (63%).

                  http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=30128&z=2
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2005 14:25:33 bởi HongYen >
                  #9
                    Ct.Ly 09.08.2005 02:06:47 (permalink)
                    #10
                      HongYen 17.09.2005 02:33:05 (permalink)
                      0

                      ct.ly
                      Hiệp Sĩ Hào Hoa


                      Chào ct.ly

                      Chào Quý Thực Khách,

                      Quán ăn cuả CT đầy sinh tố, ngon đẹp, và lành mạnh.


                      Chúc Quý Bạn có những món ăn ngon.
                      #11
                        Chuyển nhanh đến:

                        Thống kê hiện tại

                        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                        Kiểu:
                        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9