Trích đoạn: Lá Chanh
@ Chín: Vậy là Chín đồng ý với Lá là không cần có Ringflash vẫn chụp macro được. Hè hè! Nếu chưa có ringflash thì tại sao không sài đỡ flash thường...và dùng đồ che chắn như DM và Gió đã làm, Ngoài ra Lá cũng như DM có cùng một điều ước mơ Twinflash để chụp macro, Chín thấy chưa lại thêm một loại flash khác để chụp macro...Có nhiều loại flash để chụp macro lắm Chín.
Còn về ánh sáng ...bị cháy! Chín thấy Lá không thấy và có nhiều cái Lá thấy Chín không thấy. Cũng như ở trên Ex có nói đến ánh sáng trực tiếp và không trực tiếp, và thường thì người ta dùng miếng tán quang (diffuse dom head)cho flash. Lá sài SB900, mà cái flash này khi mua nó có diffuse dom head đi kèm. Cũng như Lá nói ở trên Lá sử dụng cả hai, ánh sáng trưc tiếp và có khi không...tuy vào lúc Lá muốn như thế nào.
Bữa trước có ngôi chụp vài tấm có flash và không có flash trong những trường hợp khác nhau,để dụ dỗ các bạn sử dùng flash ...nhưng bây giờ...mò hoài chưa ra...Lá để chỗ nào ..hu hu...chắc Lá delete rùi! phải moi hình cũ ra sài đỡ.
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/50934/595351F2BCFE47D2B494823654DAFA24.jpg[/image]
Tấm hình này Lá chụp flash, không dùng diffuse,gắn thẳng trong máy đánh trực tiếp, ánh sáng có gắt hay không là nhờ chỉnh cường độ (power) của flash mạnh hay nhẹ
Chào Lá và các ACE,
Thread "Flash" này Lá viết rất hay và hữu ích. Tiếc rằng dường như chúng ta chưa chú ý và khai thác hết được những cái hay mà Lá đã cố gắng viết ra từ sự học hỏi cần cù và kinh nghiệm của chính bản thân mình... Phải chăng vì vậy, cộng thêm sự bận rộn của chính tác giả mà một thread hay về kỹ thuật lại bị dang dở?
Tiếc công Lá đã bỏ ra cho một thread hay, CP đành gõ tiếp để bổ túc những ý còn lại mà có lẽ Lá đã mưốn viết nhưng đành bỏ dở dang.
Đầu tiên, trong tấm ảnh kèm theo của Lá chúng ta có thể nhìn thấy sự quan trọng khi chụp hình ngoài trời cho người, động vật, chim chóc,... là có một chiếc speedlight dùng để fill-in lưôn lưôn cho được cái lợi là có được catch-light trong con ngươi của chủ đề mà mình mưốn chụp. Trong ảnh này, catch-light là một điểm sáng nhỏ đã làm cho mắt của chim hummingbird linh động và cưốn hút hơn đối với người xem ảnh. Thiếu đi catch-light, hình ảnh chân dung người, động vật,... sẽ mất đi sự sinh động của chủ đề.
Ảnh này, CP sẽ không bắt được catch-light trong mắt chim red-tailed hawk nếu không có flash gắn trực tiếp trên máy. (Cũng không dùng diffuser và chỉnh power của đèn theo ý mình mong mưốn giống như Lá đã viết):
Fill-in flash đối với hình ảnh chụp outdoor cũng đem cái lợi là rọi sáng được vùng tối nếu chúng ta chụp ngược sáng hoặc bằng ánh sáng xiên dù gắt hay dịu. Điều đó, không chỉ nhìn thấy rõ nơi các vùng dưới đưôi và cánh bên trái của chú hummingbird trong hình của Lá. Trong hình CP mới dán, nơi hốc mắt của chim red-tailed hawk cũng sẽ không lên chi tiết rõ ràng nếu thiếu đèn flash phụ vào dù ảnh chụp outdoor. Vì, các vùng (ảreas) nói trên trong ảnh đã nằm trong các vùng tối trong hiện trường khi các phó nhòm (Lá và CP bấm máy!
Có hai cách cho phép chúng ta chỉnh speedlight power trong đèn flash của chúng ta. Thông thường, các photographers và những ai yêu thích chỉnh máy bằng exposure mode M sẽ chọn cách reduce speedlight power bằng cách set theo các trị số 1/2, 1/4, 1/8,... cho đến 1/128 phần power của đèn để đạt được kết quả mong đợi.
Một số không nhỏ các photographers khác trong đó có CP chụp bằng exposure mode A (aperture priority) đã chọn TTL hoặc iTTL và dùng Flash compensation function trên đèn speedlight của mình cho tiện việc sổ sách. Ảnh trên, CP set flash compensation là -2.0.
Cả hai cách trên đều mang lại kết quả tương đương. Vì thế, tùy theo thói quen của mỗi người trong chúng ta chọn lựa cách thích hợp với thói quen của mình.
Điều này, dường như Lá đã đề cập thoáng qua; CP xin được nhắc lại. Trước kia, giới cầm máy ảnh nghiệp dư cũng như nhà nghề đã từng thòm thèm một hệ thống máy ảnh có sync speed thật cao. Nhưng những gì họ có là sync speed tối đa chỉ là 1/250 of a second. Họ thòm thèm điều đó để có thể fill-in với các hình ảnh chụp ngoài trời khi ánh sáng trời quá mạnh mà ngay cả film đã chọn là 40 cho đến 100 ISO mà thôi. Vì với ánh sáng mạnh ở ngoài trời và giới hạn của sync speeds chỉ là 1/250 thì apertures phải mở cho ống kính thường nhỏ hơn f/8 hoặc f/11. Và, có khi còn nhỏ hơn như thế nữa... Đối với những ai mưốn fill-in flash với ống kính mở rộng, như thế là vô phương.
Máy ảnh và đèn speedlights ngày nay cho phép chúng ta đạt được sync speed bằng với tốc độ tối đa của máy ảnh (1/4000 hoặc 1/8000 tùy theo model). Điều này giải quyết được niềm mơ ước của các NAG tiền bối như CP đã gõ bên trên. Ảnh trên của mình, CP chụp với f/5.6 và speed 1/1600 là điều không thể thực hiện được với các máy ảnh được sản xuất trước cưối năm 2005.
Phần Lá trả lời cho bạn Cửu Long (Chín), CP xin bổ túc như sau:
Ban đầu, vì không có ring flash cho nên CP cũng mày mò làm được một số beauty dishes theo kiểu DIY. Cũng đã cố gắng chơi off-camera flash cho ánh sáng đèn được dịu dàng mà không chát chúa... Cưối cùng, flash compensation giải quyết hết những vấn nạn trên một cách dễ dàng không ngờ:
Ảnh chụp close-up hoa súng bằng ánh sáng trời là main light source. Đèn SB-800 được đặt ngay trên máy hoạt động như một "reflector" trong khoảng cách 40cm. Với khoảng cách này, chúng ta cần giảm power của speedlights như Lá đã đề cập. Nhưng nếu bắt bưộc phải dùng như main light thì bản thân speedlight trong khoảng cách thật gần với chủ đề thật nhỏ của macro, thì bóng đổ (shadow) thật đậm không còn là vấn đề gì nữa. Vì, so sánh kích thước của đèn speedlights với chủ đề của côn trùng chúng ta đang chụp, cũng sẽ giống như chụp hình chân dung trong studio với các sofftbox có kích thước khổng lồ 12'x12' mà thôi!
Hai ảnh sau này, CP chụp trong sở thú Washington DC (indoor) từ 2008 với đèn flash:
Đó cũng là những ảnh close-up khó thực hiện vì phải chụp xuyên qua tủ kính bằng ống kính macro 105mm mà CP đã không hề có filter CP đem theo. Chú cắc kè chỉ bé chưa bằng ngón trỏ của CP. Do đó đèn flash SB-800 đã phải được dùng như main light source. Trước khi chụp những ảnh này, CP mưốn mở toang ống kính f/2.8 để vừa xoá mờ bg khiến hình ảnh trông như trong tự nhiên outdoor chứ không phải là indoor photos, vừa lấy thêm (balancing) ánh sáng của đèn show lights bên ngoài. Với đèn SB-800 gắn trên máy D300, CP đã nghiêng máy một góc khoảng 60* so với tấm kính của lồng nưôi để tránh các tia phản xạ và push ISO lên 320. Cầm tay với tốc độ 1/60 cho ảnh close-up, đèn flash đã là một thứ tripod mà ít ai trong chúng ta nghĩ đến, phải không các bạn?
Chân Phương.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.05.2012 01:51:57 bởi Ct.Ly >