vầng Quang (tt dự thi Tuổi Trẻ 20 bị loại- xin VNThuQuan dưa vào thư viện)
clietc 02.09.2010 09:42:08 (permalink)
Vầng Quang                      
 
                                                                           
Màu sắc ba pha:
              
Một màu đá xanh, phủ đầy sân ngắt điện. Trạm Hoa Mai trông đẹp mắt. Trung Phan đứng nhìn hài lòng nhưng công việc còn đầy ấp. Anh được bầu làm Chủ tịch Công đoàn trạm mới mấy ngày, là có việc làm ngay tại sân ngắt. Anh động viên mọi người nhanh tay quét dọn, nhổ cỏ, tưới cây. Chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy, nhưng anh luôn thấp thỏm lo âu, không biết việc diện kiến cấp trên thế nào. Người có trách nhiệm tiếp Thủ tướng không phải là anh, nên anh nghĩ kế là lánh ở đâu đó là hay nhất.
 Tiếng reo của đường dây điện 500 kí-lô-vôn như cổ vũ thêm cho mọi người nhanh tay lên. Hai hàng cau từ cổng trạm chạy vào phòng điều hành được cắt dọn sạch sẽ, các thiết bị mới lắp đặt nên nước sơn cùng với sự ngay ngắn thẳng hàng ai ai nhìn cũng thấy thích. Trung Phan còn muốn sơn các màu ba pha điện to rộng. Anh cắm cúi làm theo cách nghĩ của mình, có màu đỏ xanh vàng vào sân ngắt, trông cũng hay hay.
Tốp nhân viên mới ra trường được nhận vào làm, còn trong giai đoạn thực tập. Trung Phan lôi kéo tất cả ra sân. Trước mắt anh cho họ phụ giúp công việc với mình.
Nhìn ánh mắt ngây thơ, chưa từng nếm mùi đời của họ, lại phải thực tập tại một trạm điện phức tạp như Trạm Hoa Mai. Trung Phan thương cảm họ và muốn gìn giữ cho tâm hồn họ trong sáng, trước khi đi làm ở một trạm nào đó.
Trung Phan nhìn các em thực tập vẻ ngây ngô nên quan tâm:
- Mấy ngày nay có ai chỉ dạy các em điều gì không ?
- Dạ không ạ…- Đám học sinh rần rần trả lời.
- Tới thực tập ở đây, không ai chỉ cho tụi em biết gì. Mấy anh chỉ toàn là bắt tụi em sơn, chán thấy mồ !
- Tại tụi em có hỏi gì đâu !
- Như mấy máy cắt trong trạm đây: đâu là máy cắt, đâu là cầu dao, đâu là giá đỡ. Tụi em chỉ toàn thấy một rừng sứ, chỉ từ khi anh nói cái tên là tụi em hiểu mang máng thôi.
- À !…Vậy thì anh chỉ cho. Trước tiên anh hỏi bài các em trước đã, khi còn học lớp mười hai các em có học qua lý thuyết : Muốn truyền tải điện đi xa, để tránh tổn hao, người ta nâng điện thế càng cao càng tốt. Đó là lý thuyết, còn ngoài thực tế người ta làm như thế nào?
Từ Nhà máy thủy điện Hoà Bình, người ta nâng điện thế lên 500 kí-lô-vôn (tương đương 500 ngàn vôn), để truyền tải đi xa không bị tổn hao. Đến nơi tiêu thụ, người ta phải hạ trở lại còn 220 kí-lô-vôn hoặc 110 ki-lôvôn, 15 ki-lô-vôn và xuống 220 vôn. Mỗi một cấp thế cần hạ phải có trạm hạ thế. Trạm Hoa Mai là một trạm 500 ki-lô-vôn tiếp tục hạ điện thế xuống còn 220 kí-lô-vôn (và cả 110 ki-lô-vôn), để tiếp tục cấp điện cho các trạm nhỏ hơn nằm rãi rác toàn thành phố. Các Trạm tiếp tục hạ xuống còn 15 kí-lô-vôn, tới đó giao hẳn cho Công ty Điện Lực Thành phố quản lý đương nhiên họ phải hạ thế xuống còn 220 vôn cấp điện sử dụng cho người dân.
Trở lại Trạm Hoa Mai này, các em đúng ra phải đặt câu hỏi. Nguồn vào của đường dây 500 kí-lô-vôn gồm có những gì và đường dây truyền tải về các trạm khác đâu ? Để biết đầu vào ra như thế nào ?
- Tụi em định hỏi, nhưng anh cứ nói hoài…
- Ừ ! Chừng nào thấy anh ngưng là lúc đó tụi em hỏi nghen.
- Dạ ! Nhưng lỡ anh nói hoài thì sao…
- Thôi khỏi hỏi đi, tại nhiều khi hỏi làm anh cũng cục hứng. Nè anh không được đào tạo phần sư phạm, nói chuyện này quên chuyện kia. Nãy giờ anh nói tới đâu rồi ?
- Anh nói tới…đường dây nào là  truyền về trạm Hoa Mai. Đường dây nào tải đi.
- À ! Tới đó rồi phải không. Rồi…Anh nhớ rồi. Số là vầy: Khi truyền tải điện đi xa từ Bắc vào Nam, có khi điện thế sẽ vọt lên đến 700 kí-lô-vôn do đường dây song song với mặt đất tạo thành bù ảo, nên cần phải triệt điện thế ảo đó. Người ta sẽ gắn ngay ba cuộn kháng trên ba pha (theo lý thuyết các em đã học: dung kháng và cảm kháng ngược chiều nhau), cảm kháng của cuộn dây sẽ triệt tiêu dung kháng của đất bù ảo vào. Đó là ba cuộn kháng - Trung Phan chỉ tay về hướng đầu trạm. Bây giờ anh hỏi, nếu như ở đây lấy nguồn từ thủy điện Hoà Bình, lỡ như phải sửa chữa đường dây đó, thì trạm Hoa Mai phải mất điện sao? Do vậy, trạm Hoa Mai phải lấy thêm một nguồn khác nữa là các nguồn thủy điện và nhà máy nhiệt điện khác. Nhưng hiện tại các nguồn này chỉ ở cấp điện thế 220 kí-lô-vôn mà thôi, người ta sẽ làm mạch hai 500 kí-lô-vôn và các nhánh 500 kí- lô-vôn khác nữa.
Trong lý thuyết, chúng ta đã từng thấy sơ đồ hình tia. Anh muốn từ sơ đồ đơn giản này để các em dễ nắm. Trên giấy các em thấy đây là một hình tia, nhưng chưa có thiết bị nào.
Bây giờ, các em hãy nhìn kỹ. Các đường dây đều có hai mạch chạy song song cả. Và các em xem đây, khi đến hoặc ra khỏi trạm đều phải qua máy ngắt điện, để khi cần sửa chữa hoặc có sự cố xảy ra nó sẽ tự động ngắt điện. Một máy ngắt bao giờ cũng có cầu dao hai đầu, để khi có công tác sửa chửa máy cắt, cần mở hai cầu dao ra và trông thấy được. Bên cạnh đó người ta cần gắn biến dòng để đưa vào phòng, phục vụ cho công việc đo đếm, cũng như bảo vệ máy cắt đó. Dòng điện ở bên ngoài có thể cả trăm am-pe, nhưng qua biến dòng chỉ vài am-pe, sau đó người ta sẽ nhân với tỉ lệ của nó, là sẽ biết giá trị thực của nó. Ngoài ra trong biến dòng này người ta cũng lấy tín hiệu cấp dòng cho rờ-le, nếu như có sự cố rờ-le sẽ hoạt động cấp tín hiệu cho các cuộn cắt máy cắt.
 Tóm lại, cái rừng cột này các em không hiểu thì thấy nó như rừng và dây chạy đi chằng chịt. Còn bây giờ các em hiểu rồi, anh sẽ hệ thống lại cho các em thấy dễ hiểu như sau. Bên kia là gì?
- Dạ ! Cầu dao của máy cắt.
- Đấy ! Nhìn được cả dãy rồi đấy ! Thế còn dãy phía trong ?
- Dạ ! Đó là biến dòng…
- Giỏi…tiếp theo…
- Máy cắt…rồi tới sứ đỡ, rồi đưa lên thanh cái…
- Giỏi…
- Phải công nhận, anh nói xong. Bây giờ tụi em nhìn thấy và hiểu từng đường dây một.
- Tới đây anh sẽ chỉ cho các em thấy tuyến đường từ thủy điện đưa về. Cái tên của nó là 271. Đây nó đây, số 2 nghĩa là cấp điện áp 220 kí-lô-vôn, số 7 là máy cắt nối vào đường dây (chứ không phải máy biến thế), số 1 nghĩa là  số thứ tự 1 và đấu lên thanh cái thứ nhất.
- Thế tại sao, đường dây thứ hai lại đấu lên thanh cái 2 nhưng nó lại là số 6.
- Vì nó làm sau nên không còn số thứ tự dành cho nó. Phần lớn ưu tiên cho số thứ tự hơn là cho thanh cái. Trên mỗi thanh cái người ta đều có biến áp (ở trạm điện thường gọi là TU để phân biệt với các biến thế còn lại) để lấy tín hiệu áp, cho đo đếm và cấp cho một số rờ-le cần áp.
- Phải công nhận rằng, tụi em học ở trường nhiều năm rồi mà không hiểu gì. Gặp anh vài giờ, tụi em thông cả.
Lâu quá không còn nghe ai khen ngợi mình. Mấy đứa học sinh làm cho Trung Phan hãnh diện lắm, nhưng làm bộ e ấp:
- Nói vậy sao được ! Ở trường dạy phần cơ bản, để sau này các em có phần cơ bản mà nắm các hoạt động của rờ-le, của máy biến thế…vân vân.
- Anh ơi ! Cho em hỏi…hình như tay anh bị tật hả. Tay anh thấy hình như cong cong, không thẳng lắm vậy ?
- Tật gì mà tật ! Phản xạ con người vậy thôi. Các em còn phải biết khoảng cách an toàn ở sân điện 220 kí-lô-vôn này chỉ có 2 mét thôi (họ đang đứng ở sân điện 220kí-lô-vôn). Không cần phải đợi đụng vào dây dẫn đâu, vi phạm qua khoảng cách hai mét là điện phóng xuống như sét đánh rồi. Các em nhớ nhé: mai mốt ra sân ngắt không được đưa vật ngọn lên cao, tay không chỉ qua phạm vi hai mét, sân 110 kí-lô-vôn là 1 mét rưỡi…nhớ chưa ?
- Dạ tụi em hiểu rồi.
- Thôi mình đi vào hở anh ?
-  Phải sơn chứ !
 
                                                                              
Sân ngắt đầy màu sắc, mỗi lộ máy cắt được sơn đậm đà hơn. Công trình không còn đơn điệu, khô khan như thường vẫn gặp trong các ngành kỹ thuật. Trung Phan dẫn nhóm sinh viên thực tập sơn màu cho các pha, họ muốn sơn cho đậm và bề thế ra. Nắng cháy như đỏ lửa, sân ngắt không một bóng cây, phần lớn công việc phải hoàn thành trước các ngày Thủ tướng đến thăm trạm.      
Nhóm sinh viên ngây thơ vừa làm vừa hỏi:
- Tại sao ngành điện chọn vàng xanh đỏ mà không phải màu khác ?
- Ba màu cơ bản mà - Trung Phan đáp lại. - Thực ra, chỉ ba màu đó đã là vô tận màu rồi. Trong không gian ánh sáng có vô số màu, biến thiên từ màu không thấy được đến những bước sóng màu thấy được ( đỏ cam vàng lục lam chàm tím ). Nhưng về màu sắc, chỉ ba màu đỏ xanh vàng là đủ làm nên mọi màu.
- Có màu sắc nhìn trạm điện đỡ khô khan, trạm điện đẹp ra. Em thích quá, màu sắc như nói lên ngành mình thật lộng lẫy kiêu kỳ. Màu đỏ nói lên tinh thần chiến thắng, tính cách mạnh mẽ, màu xanh nhẹ nhàng hoà hợp và màu vàng là màu của kiến thức uyên thâm. Chắc vì vậy mà ngành điện chọn ra để ký hiệu cho pha A, pha B, pha C. Sao ngành điện mình khôn quá anh nhỉ ! Chắc tại ngành điện mình mang lại cho xã hội sự phồn thịnh, văn minh hơn…mà chỉ cần có ba pha thôi đã làm nên đủ mọi màu sắc.
- Chứ còn gì nữa ! - Trung Phan nghe các em khen ngợi ngành điện, anh rất khoái. Đã lâu rồi niềm tự hào với ngành xem ra cũng bị “lụt nghề”, Trung Phan rân cổ lên khoe ngành của mình - Các em có biết không, những người trong ngành điện toàn là những người “chính nhân quân tử”…
- Sao giống trong truyện kiếm hiệp quá vậy anh.
- Mày để ảnh nói tiếp coi, người ta đang nói xen vào là không tốt đấy.
Trung Phan đợi hai đứa kia thôi tranh cãi nhau, anh mới bắt hơi thật dài. Tuy hơi mệt nhưng nói tới ngành điện là anh muốn ca ngợi cho đã. Bằng giọng toán học anh tiếp tục:
- Thực vậy, anh sẽ chứng minh cho các em nghe. Các em hãy chú ý các công trình xây dựng đây, có phải từ khi người ta đào móng phải đo đạc cẩn thận từng ly từng tí không ? Chỗ này phải thẳng hàng với chỗ kia, phải đúng trọng tâm từng trụ cột. Sau đó, người ta dựng cột cũng phải thẳng hàng thẳng lối, nếu không thì nó sẽ ngã đổ. Nhìn những cột điện xem, đều tăm tắp từng hàng, ngay ngắn từng hàng. Vậy, có phải chăng, ngành điện ngay từ đầu đã để ý đến sự ngay ngắn của mình, sự thẳng thắn của mình. Nên, những nguời trong ngành điện ngay từ đầu có phải là những người chính nhân quân tử không?
- Hay! cảm phục cảm phục…
Mấy đứa sinh viên mới vào làm vỗ tay khen ngợi Trung Phan bôm bốp, chúng cũng ưỡn ngực tự hào khi được vào trong ngành, mà Trung Phan cho là “chính nhân quân tử”. Trên vai áo của các em có hình logo ngôi sao bốn cánh, cũng có ba màu sắc tươi chúng đang sơn. Trung Phan “đẩy” luôn:
- Đất nước có ngôi sao năm cánh, ngành điện ta có ngôi sao bốn cánh. Lấy hình ảnh ngôi sao để làm biểu tượng cho ngành mình phải cân nhắc kỹ lưỡng, có xứng đáng với hình ảnh ngôi sao đó không ? Chưa một doanh nghiệp nào dám quyết định như vậy. Với ngôi sao bốn cánh trở thành hình ảnh của Điện lực Việt Nam. Thiếu đi một cánh nhưng ngành Điện lấy đó làm biểu tượng cho ngành mình. Cùng song hành với sự phát triển của đất nước, đem nguồn sáng cho các em học ở trường, nơi bệnh viện cho các bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Đất nước đang trên đà phát triển nhanh, những người đội nón vàng mang trên tay áo ngôi sao bốn cánh bám chặt lấy công trường, mồ hôi nhuễ nhại nhưng không hề biết mệt mỏi để có đủ sản lượng cần thiết cho công cuộc phát triển. Ngôi sao bốn cánh trên vai các anh công nhân, các chị phụ nữ. Hơn năm mươi nghìn CBCNV ngày đêm lao động cần cù sáng tạo vì sự nghiệp Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá đất nước. Mọi người trong ngành cũng từ bốn phương trời quy tụ nhau lại, cống hiến cho đất nước bằng con tim và sức lực mình có. Trên vai áo của những người công nhân ngành Điện, ngôi sao bốn cánh từ lâu không phải không có mồ hôi và máu đổ, cũng linh thiêng như cờ tổ quốc nên cũng phải gìn giữ và bảo vệ ngôi sao trên vai mình, cũng như gìn giữ lá cờ tổ quốc được  tươi thắm tung bay trước gió muôn đời.
Giờ đây, màu sắc ba pha đồng tâm, thể hiện ý chí quyết tâm của ngành điện quen thuộc với từng người trong ngành. Ba ngôi sao đồng tâm lớn dần từ trong ra ngoài như thể hiện ánh sáng đang tỏ chiếu tượng trưng cho tính liên tục. Ngành Điện phải đáp ứng đầy đủ đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Nhìn ngôi sao nhỏ màu vàng không ai mà không gợi  lên mối quan hệ với lá cờ Tổ quốc, nghĩa là luôn gắn bó với đất nước hình chữ S thân yêu. Tạo nên mối quan hệ khắn khít của ngành và Tổ quốc: Cũng không phải là không thiêng liêng, vì như có năm cánh thì ắt có bốn cánh thôi. Cũng vì vậy, chúng ta phấn đấu vì tổ quốc thân yêu, để trọn vẹn từng cánh một có phải từng người một trọn vẹn với nhiệm vụ và hoàn thành tốt với công tác của mình đó sao ? Phấn đấu cho ngành chắc chắn là phấn đấu cho tổ quốc thân yêu của chúng ta. Chắc chắn sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể CBCNV, thì hình ảnh một ngành Điện vì khách hàng, vì sự nghiệp Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá đất nước, vì một tương lai tươi sáng sẽ đi vào tâm trí của từng người: Như đã có bốn cánh rồi, hãy hướng đến một cánh nữa.
Như bao giờ cũng bắt buộc song hành cùng đất nước, như cây với hoa : cây xanh tốt thì hoa cũng tươi đẹp. Hai ngôi sao trong trời xanh hoà bình, sẽ luôn toả sáng khắp năm châu bốn biển, càng tự hào rằng ngành ta quá gần gũi với đất nước mình quá, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Mỗi một ngày đời sống của mọi người được nâng cao, nguồn điện của chúng ta cũng đem tới cho nhiều người được thừa hưởng cuộc sống êm ả thanh bình hơn. Uy tín của đất nước trên thương trường quốc tế từng bước khẳng định vai trò quan trọng của mình, thì ngành Điện cũng càng lúc càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong mọi ngành nghề. Thành tích đáng tự hào nhất, ngành đã cơ bản đáp ứng đủ điện cho nền kinh tế quốc dân. Tổng sản lượng điện đạt 51,2 tỷ kwh. Tổng số khách hàng là 9,5 tăng 5 lần so với các năm trước.
Ngôi sao bốn cánh là ngôi sao nhỏ của đất nước, hay là bông hoa tươi sắc nở xoè cùng đất nước. Cả hai đều đúng, vì ví như ngôi sao nhỏ của đất nước là ví số lượng cánh không đầy đủ nhưng phải là cánh sao của đất nước, tìm nghĩa bóng bên cạnh đất nước nhưng không phải chỉ để hiểu nghĩa mà thôi. Mà phải tìm sự đồng ứng tương đối giữa cái riêng của ngành, của từng cá thể và tập thể vì sự nghiệp chung của đất nước, xác định vị trí của mổi người với vị thế của đất nước.
Một quy ước hay một ký hiệu nào muốn có, nếu không phục vụ cho cuộc sống tốt đẹp ắt sẽ bị đào thải. Ngôi sao bốn cánh cũng phải trả giá khá đắt cho biểu tượng của mình, cũng là mồ hôi nước mắt và sinh mạng của rất nhiều công nhân, cũng là công cán lao động của từng người, từng cá thể. Và điều kiện tiên quyết là có phục vụ cuộc sống thì mới tồn tại, điều đương nhiên là nó phục vụ cuộc sống và tồn tại. Bởi thế biểu trưng là ngôi sao nhỏ của đất nước thật không có gì quá đáng. Còn là bông hoa tươi sắc nở xoè cùng đất nước thì sao? Nhìn hoa Hướng dương hướng về bầu trời, trên cánh đồng trải rộng, ai không thấy đó là những cái nhìn ngẩng mặt của các em mỗi sáng chào cờ ở sân trường, như những  em bé nhỏ hướng về tương lai, như những thanh niên hướng đến chân lý và những người già quý trọng Tổ quốc mình. Bốn cánh là mái đầu trẻ thơ hiền lành, bé nhỏ thân yêu, của mọi công dân ngày đêm lao động hăng say, của mỗi người hy sinh đóng góp cho Tổ quốc. Đó là những bông hoa nở xoè tươi đẹp.
Vì thế mà, tự hào của một người trong ngành Điện là một điều tất nhiên. Nhìn ngôi sao bốn cánh lập loè sáng toả, nhìn ánh đèn đường sáng rực bầu trời đêm, nhìn mọi người hò reo trước màn hình để xem đội nhà chiến thắng. Tự dưng, ai cũng thèm nhìn ngôi sao năm cánh được kéo lên với tiếng quân ca hùng tráng, cùng hát theo và thầm nhủ: “chúng ta đã chiến thắng rồi !”. Niềm vui của một người công nhân ngành điện trào dâng, nhìn lên vai áo mình. Ngôi sao bốn cánh như giục giã: còn rất nhiều điều đáng tự hào hơn nữa. Trên vai các em đã có bốn cánh rồi, sao không cố lên để hướng về năm cánh. Một cánh nữa thôi là trọn vẹn với đất nước rồi ! Với nỗi niềm Sao bốn cánh? Sao năm cánh ắt con đường đi lên sẽ sáng ngời.
Ngôi sao bốn cánh, ngôi sao năm cánh, cả hai đều quá đỗi tự hào.
      Trung Phan nói một thôi một hồi, không biết vì thấy Quỳnh Nga mang nước tới hay “ai nhập” mà anh làm một bài văn không chịu dừng. Mấy đứa sinh viên lắc đầu khen ngợi:
- Anh có thuộc lòng không mà không vấp tí nào hết…
- Cũng cái tật, xen vào. Anh hiểu nên ảnh nói hay…
- Uống nước đi anh Phang…
Mấy người kia xúm xít lại uống nước, đáp theo lời mời gọi của giọng nữ. Cái giọng eo éo của con gái nó có sức thu hút kỳ lạ, xoá tan mệt nhọc ngay. Nhưng đám con trai cẩn thận với trường hợp này, vì nàng cũng còn đau khổ lắm.
 
 
 
Trong một lần tai nạn thảm thương, chồng của nàng rớt từ trên cao xuống, để lại cho nàng đứa con thơ và một tương lai ảm đạm. Công trình cấp quốc gia nào cũng khó tránh tai nạn lao động xảy ra. Cho dù chết kiểu gì, mọi kiểu chết đều đem lại mất mát cho người đang sống.            
Đời nàng gặp cảnh mất mát ấy, rằng nàng phải đối phó với việc học của con rất chật vật, rằng nàng làm việc vất vả hơn và bây giờ tình yêu như bị chôn vùi vào quá khứ.                     
Công ty cũng như Công đoàn xét thấy thương tình, nhận nàng vào làm và sắp xếp cho công việc tạp vụ, xem như là một cách đối nhân xử thế giúp cho nàng có một khoảng lương để nuôi con dại.
Gặp hoàn cảnh khó khăn, nàng cũng rất cần mẫn. Nàng làm thêm những công việc ngoài giờ như bán nước và thức ăn sáng cho mọi người. Khi ấy Công đoàn cũng rất quan tâm đặc biệt, cũng có lúc nàng tham gia hoạt động công đoàn xuất sắc. Các tiết mục văn nghệ quần chúng, nàng tham gia đầy đủ, bỏ lại sau lưng những ngày u buồn. Anh Chủ tịch công đoàn (Trung Phan), thỉnh thoảng động viên nàng, giúp nàng những lúc khó khăn, như kẹt tiền đóng tiền học cho con thì anh ưu tiên xét duyệt quỹ sửa chữa nhà hoặc là có những đợt xét thưởng cho con em nào có hoàn cảnh khó khăn, nhận học bổng Nguyễn Hữu Cảnh. Con nàng cũng được xem xét trước.
Nuôi con ăn học bao nhiêu cho đủ, nàng biết vậy nên nàng rất nỗ lực.
Từ khi quan tâm đến nàng nhiều, đâu phải là không có những lời dị nghị. Anh chủ tịch công đoàn (Trung Phan) lại chưa có vợ nên lời ra tiếng vào cũng khó nghe. Anh quan tâm đến nàng phần lớn do công việc của anh mà thôi, vả lại dị nghị cũng chỉ là dị nghị, miễn sao mình không có thì có chi mà sợ. Nên anh cứ quan tâm đặc biệt: “mình quan tâm tới nàng vì mình có con tim rộng mở”- anh cứ nghĩ thế và anh chẳng sợ.
                                                                                                                                                                          
 
Khi qua sân 110 kí-lô-vôn cũng bắt tay vào việc sơn màu. Trung Phan hướng dẫn các em sơn vào cầu dao tiếp địa của lộ máy cắt 100B, nơi Tấn Võ đã đóng lộn lên thanh cái gây phóng điện hồi tháng trước:
- Các em sơn vào đây màu đỏ nhe ! Trước đây đã có người đóng lộn cầu dao này lên thanh cái.
- Đóng lộn hả? Có sao không vậy anh?
- May mà không có gì? Đó là những điều hành viên có kinh nghiệm nhất, thế mà họ cũng đóng lộn. Lỗi thứ nhất do nhà xây dựng, mỗi cầu dao cho từng pha nằm riêng biệt nhau, hai pha đầu cầu dao tiếp địa máy cắt nằm bên phải, nhưng đến pha thứ ba, lại quay đối mặt lại. Thành ra bên tay phải lại là tiếp địa của thanh Cái. Lỗi thứ hai do điều hành viên không chịu đọc tên cầu dao (ở mỗi cầu dao điều có tên), thấy hai cái đầu bên tay phải, thì đinh ninh cái thứ ba nằm bên tay phải, mà chẳng chịu ngó đến cái tên nó, dẫn đến sai phạm nguy hiểm.
- Anh ơi ! Lúc sáng anh nói số 1 dùng đặt cho điện thế 100 kí-lô-vôn. Số 7 là cho đường dây. 1,2,3,4…là cho thứ tự máy cắt. Sao ở đây tên là 100B nghĩa là sao anh?
- À ! Đặt câu hỏi vậy cũng hay. Nghe anh giải thích đây: Có B thì phải có A. Máy cắt 100A đằng kia, đó là máy cắt nối giữa hai thanh cái. Còn máy cắt 100B dùng để thay thế cho một máy cắt nào đó cần sửa chữa nhưng người ta không muốn mất điện trên đường dây máy cắt đó. Máy cắt 100A và 100B là hai máy cắt đặc biệt của trạm, không là lộ đường dây nào nên được đặt tên đặc biệt hơn mấy máy cắt khác. Bây giờ các em có thấy sơn các màu cùng anh có chán không, có làm cụ thể một công việc thì sẽ hiểu công việc đó nói gì với mình.
- Anh nói đúng quá! Mấy ngày trước tụi em không làm gì, chỉ hiểu lung tung. Tụi em nắm thêm rờ-le nữa, muốn hiểu rờ-le rành rọt, phải có sự cố là hết sảy ! Nhâm nhi một lúc, rồi mấy học sinh mới lại hỏi:
- Sao ngành điện lấy màu vàng cho pha A, màu xanh cho pha B, màu đỏ cho pha C?
- Đó là quy ước…
- Quy ước là gì?           
- Quy ước ư?
- Trung Phan cảm giác như vào một đề tài trừu tượng, nhưng nếu như không giải thích các em quan điểm sự việc mình nhận thức thì rất khó cho các em sau này. Anh giải thích cặn kẽ:
- Trên thế gian này rất nhiều quy ước, nếu phân loại ra thì chúng có chung một điểm. Một quy ước thường dẫn tới một ký hiệu, con số của mình có mười chữ số thập phân cũng là quy ước, chẳng hạn nói số một là người ta nghĩ đến số 1, nói số hai người ta nghĩ đến con 2, nói số mười người ta nghĩ con 10, mà không thể là hình ảnh nào khác. Nhưng lúc đầu không phải có quy ước chung dễ dàng như vậy, lúc đầu có quy ước riêng: chẳng hạn hình củ khoai hoặc là con dao hay cục đá. Chẳng hạn số một La Mã là chữ I số năm là chữ V, số một của người Trung Hoa là dấu gạch ngang…vân vân. Tất cả đều nói lên một nghĩa. Nhưng nhiều quy ước quá thì làm sao đây? Thế rồi từ quy ước chung người ta cần phải có quy ước đồng bộ và quá trình này diễn ra suốt quá trình phát triển của con người và bây giờ người ta thấy như quy ước đã trở thành bẩm sinh với một ký hiệu bên cạnh. Tóm lại tất cả sự kiện trên trái đất này, đều có chung một quy luật như vậy: quy ước và ký hiệu, phải trải qua quy ước, đến quy ước đồng bộ, quy ước chung, quy ước bẩm sinh, rồi đến ký hiệu. Quy ước nào cũng vậy không phục vụ cuộc sống sẽ bị đào thải ngay.
- A !..vậy  em hiểu rồi ! Tại sao nói đến vàng là ta nghĩ ngay đến màu vàng, nói đến xanh là ta nghĩ ngay đến màu xanh, nói đến đỏ là ta nghĩ ngay đến màu đỏ…mà không nghĩ đến một màu nào khác. Đó là quy ước và trở thành bẩm sinh. Vậy là ba pha màu trong ngành điện cũng trải qua quy luật quy ước như vậy. Pha màu vàng là em sẽ hiểu ngay là pha A, pha màu xanh là pha B, pha màu đỏ là pha C.
- Đúng là như vậy! Trong ngành điện qui luật đó càng đúng…tất cả những hiểu biết cần coi là một quy ước bẩm sinh và là một khuôn khổ. Các em nên biết thêm các quy ước sau đây, trong ngành điện quy ước số 1 là ta phải hiểu ngay cấp điệp áp 110 kí lô vôn, số 2 là ta nghĩ đến cấp điện áp 220 kí-lô-vôn, số 3 là 35 kí-lô-vôn…vân vân. Rồi đến tên các máy cắt cầu dao trong trạm điện hiểu như thế nào, trong ngành quy định: số 3 là quy ước cho máy biến thế, số 7 là quy ước cho đường dây. Chẳng hạn, chúng ta đang sơn cho máy cắt  131 là hiểu ngay đến máy cắt của máy biến thế số 1, cấp điện áp 110 kí-lô-vôn. Các em nắm được chưa?
Trung Phan mới giải thích có bao nhiêu đó thôi, nhưng các em sinh viên thực tập muốn nóng đầu (mà ngành điện thường gọi là mát dây):
- Vậy em nói thế này có đúng không nghe anh: Cuộc sống là muôn màu, đúng vậy cho nên mỗi người có một bản tính, một sắc thái riêng không ai giống ai. Nhưng cho dù như vậy cuộc sống vẫn là hệ quả của tự nhiên, như ánh sáng mà ta cảm nhận được là một hệ biến thiên vô số màu nhưng chỉ có ba màu cơ bản. Mà ngành điện lấy đó làm quy ước trong các sân ngắt, đánh dấu các pha thay vì phải ghi tên cho từng pha. Ngành điện như muốn lấy đó làm ý nghĩa cuộc sống đang từng ngày tươi sắc.
- Nói rất hay! Tập nói giỏi như vậy ngày nào đó em có vào trạm đây, anh sẽ giới thiệu cho em đi thi hùng biện, mình nói sao cũng được nhưng đại khái hàm ý niềm tự hào trong ngành. Cũng như các pha màu này đây, chỉ là màu sắc mà chúng mình thấy được niềm tự hào của ngành mình trước xã hội.
- Nếu như có đi thi hùng biện. Em sẽ nói đến quy luật quy ước và ký hiệu của anh. Nó mang ý nghĩa như vầy đối với em. Có rất nhiều quy ước và ký hiệu, nhưng rồi nó sẽ trở thành quy ước đồng bộ và trở thành bẩm sinh. Đó là ký hiệu, ký hiệu trong ngành điện rất nhiều, tất cả phải trở thành bẩm sinh.
- Giỏi lắm! Vậy mới là “Trên nói dưới nghe chứ”. Trung Phan cũng trở lại tâm trạng khấn khít như khi mới vào ngành, rất tự hào với ngành nghề mình đang có. Tuy họ đang xách hai thùng sơn nhưng thấy toàn ý nghĩa ở đời. Màu sắc trong trạm điện tươi đẹp hơn, họ đang có động lực làm việc hết sức nhiệt tình.
Nhóm nhân viên mới (thực tập) được khen khoái chí, cứ chấm sơn kéo rèn rẹt văng đầy ra đất, chỗ dầy chỗ thưa. Trung Phan thấy hao sơn quá nhưng chẳng dám la mắng, dù sao cũng là sơn “của” nhà nước.
- Anh thấy tụi em, mai mốt thực tập xong có thể xin vào đây làm được không anh?
- Được chứ! - Trung Phan trả lời - Nhưng để anh coi ai sơn nhanh mà không văng ra ngoài thì mới được.
Đám sinh viên khờ khạo nghe vậy, liền chú ý lại công việc mình đang làm. Trung Phan khoái chí vô cùng, nhưng tụi nhân viên mới cũng không chịu buông tha cho anh:         
- Có khi nào đang làm mà bị sự cố không!
- Ê…, đừng nói vậy nghe. Mấy anh điều hành viên nghe được là chửi chết. Họ tin dị đoan lắm đó. Ở đây, rằm tháng bảy nào cũng cúng heo quay đó…chừng đó mấy đứa còn thực tập không?
- Không rồi! Uổng quá đi thôi…
 
 
 
Đường chim bay
 
 
Ngành điện được ưu ái rất nhiều từ chính phủ, việc đó cũng có quá trình lịch sử. Trong chiến tranh, ngành điện bị đánh phá nhiều nhất…gần như tan hoang. Biết bao nỗ lực không ngừng của tất cả những người từ cấp nhà nước, cũng như nhân viên điện lực mà giờ đây mạng lưới điện gần như trải rộng khắp đất nước.
Sau đó công trình lịch sử 500 kí-lô-vôn Bắc Nam được xây dựng trong vòng có hai năm, là thể hiện ý chí của Đảng và nhân dân Việt Nam, bước vào giai đoạn Hiện đại hoá đất nước. Biết bao nhiêu bài viết cũng như thơ ca ca ngợi công trình ấy là công trình thế kỷ. Và quả thật, đường dây 500 kí-lô-vôn tạo nên hiện tượng vầng quang: là hiện tượng xuất hiện trên dây dẫn siêu cao thế, ion hoá với môi trường xung quanh dây dẫn nên có những vầng đỏ, chạy dọc theo đường dây 500 kí-lô-vôn từ Bắc vào Nam. Như “những sợi chỉ đỏ” mà những người thợ điện cũng như người dân tộc thích ngắm nhìn. Họ biết đó là sợi chỉ may mắn, hạnh phúc nhất của đất nước.
Họ thích nhìn những sợi chỉ đỏ trên cao đó, bởi vì không riêng họ mà người phương Đông cho đó là niềm hạnh phúc, với bao nhiêu điều may mắn. Trong tập tục, đám cưới con trai cũng dùng sợi chỉ đỏ cột tay với người con gái, xem như đã cột chặt hạnh phúc hai con người.
Trên thế giới, bao nhiêu quan niệm tốt đẹp về sợi chỉ đỏ, và ai cũng thừa nhận nó đem hạnh phúc đến muôn nhà. Sợi chỉ đỏ cột chặt hai miền, như đôi trai gái yêu thương nhau không thể rời xa nhau được. Hạnh phúc đó truyền cho mọi nơi hơi ấm ngọt ngào.
Uốn lượn trên đồi núi, trên các cánh rừng. Những đường cong đỏ ngầu của đường dây 500kV vượt lên trên các tán cây bên dưới tiến về thành phố. Đứng trên đỉnh ngọn đồi, cao hơn những ngọn đồi cao, nhìn xa xa: Vầng quang như những sợi chỉ đỏ chúc phúc cho các cặp uyên ương hạnh phúc, nối hai miền Nam Bắc, thống nhất nước nhà mà còn là an toàn về điện năng, miền bắc cứu viện cho miền Nam và miền Nam cứu viện cho miền Bắc…Hiện tượng vầng quang trông đẹp mắt làm sao, vẽ lên bầu trời những đường viền tươi sắc. Đường viền đó cũng trang điểm thêm cho đồi núi thêm phong cảnh hữu tình.
Sợi chỉ đỏ đã kết duyên hai miền Nam Bắc, không thể tách nhau ra được, không khác những cặp uyên ương bên nhau và hạnh phúc lâu dài. Sợi chỉ đỏ chứa đựng trong mình một dòng điện xuyên suốt vô biên. Gợi cho ta như muốn tự hỏi:
             Điện ơi! từ đâu đến?
             Hay từ rừng núi xa.
             Vầng quang như ấm đỏ,
             Thắp sáng cho mọi nhà.
Sợi chỉ đỏ ấy đã chạy về thành phố, thành phố bỗng trở mình và vụt dậy phát triển đúng tầm vóc của mình, đi đầu trong cả nước không một tỉnh thành nào theo kịp. Một nguồn năng lượng vô tận mà đất nước trên đà phát triển, tiến tới Công nghiệp hoá, Hiện đại hóa vô cùng cần thiết, không có một nguồn năng lượng nào có thể thay thế được. Từ khi mạng điện cung cấp đủ, từng ngày từng giờ nhìn thấy thành phố tiêu thụ từng kw/h điện, là thấy ngay thành phố từng ngày từng giờ lớn mạnh, niềm tự hào của chúng ta càng dâng cao hơn. Bây giờ ánh sáng bao trùm khắp thành phố, đèn điện đêm đêm rực rỡ nhiều màu. Nên phải giữ cho sợi chỉ đỏ đó xuyên suốt. Muốn làm được điều đó, ngành điện tốn biết bao công sức để phát hoang, để tận dụng tốt toàn bộ công suất truyền trên đó, gìn giữ sợi chỉ đỏ ấy như hạnh phúc của mình. Nhà nước quan tâm cực kỳ lớn vào ngành điện, đó là sự dọn đường trước cho một thành phố đang khát năng lượng, cần một sản lượng dồi dào để lớn nhanh, đương nhiên muốn lớn nhanh thì năng lượng cần phải đầy đủ. Dây tải điện nâng cao công suất hết cở nhưng rồi cũng không kịp nhu cầu xả hội, và đường dây 500kv mạch 2 hình thành và lại vẽ lên bầu trời xanh những đường đỏ nồng ấm, lại sừng sững tiến về thành phố.
Có dịp đi dưới cánh rừng, trên cao là đường dây điện, công trình lên lõi theo phong cảnh hữu tình của đất nước, một cách đi du lịch ngoạn  mục. Với những sợi chỉ đỏ vẽ lên bầu trời, hoàng hôn càng tuyệt đẹp làm sao, như tấm lòng nhiệt thành nồng ấm của những người trẻ tuổi dành cho đất nước mình. Làm cho ta không khỏi miên man nghĩ đến những ngày kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những người lính trong rừng Trường sơn, cũng dành những tấm lòng chung thuỷ với  non sông nên mới có ngày hoà bình độc lập hôm nay. Nhớ lại khúc quân ca Tiến về Sài Gòn của đoàn quân giải phóng, cũng từ những cánh rừng bạt ngàn này tiến thẳng về thành phố thân yêu, làm nên ngày 30/4 lịch sử, viết vào bản hùng ca hào hùng của non sông đất nước. Từ lúc vừa giải phóng, cách mạng đã tiếp quản ngay các nhà máy điện và cố gìn giữ nét cơ bản của một thành phố lớn là luôn luôn có  điện...Lúc được giải phóng không hề bị một vết đạn, cách mạng đã trân trọng gìn giữ từ lúc ấy, chứ không phá bỏ như các thành phố bị tàn phá sau chiến tranh. Những bài hát chào mừng, những điều mắt thấy tai nghe. Thành phố đã lớn lên và phát triển một cách nhanh chóng. Bao nhiêu cuộc đời đã đổi thay trên khắp thành phố này.
Đời sống hôm nay mà không có điện thì cũng như không! Nói nghe có vẻ trơ trẽn nhưng thật sự như vậy. Vì rằng, không có điện thì có kêu gào niềm tự hào nào đi nữa, thì cũng chẳng ai nghe đến được. Ngành điện là ngành năng lượng, luôn luôn lúc nào cũng phải đi trước một bước, mới vực dậy được sự phát triển của đất nước. Vì vậy, công việc trong ngành Điện còn phải làm nhiều…
 
 
Chính vì vậy, trục Bắc Nam rất được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ, nhất là ngài Thủ tướng Chính phủ.
Ngày mai được tin Thủ tướng Chính phủ tới thăm trạm. Mọi công việc ráo riết được sắp xếp sao cho chu đáo nhất. Nhưng chuẩn bị hoài cũng không hết công việc được như ý, Trung Phan cùng với mấy anh em sinh viên mới vào làm mệt nhoài. Trưởng trạm Hoa Mai, về họp  trên công ty liên tục, giao phó hết cho Công đoàn trạm lo mọi thứ. Đến chiều Trung Phan thấy tương đối, ngay cả phòng vệ sinh cũng cho chùi rửa không biết bao nhiêu lần. Anh lẩm bẩm: “Thủ tướng đến mình trốn luôn trong này cũng được”. Mặc dù, anh rất thích gặp được Thủ tướng bằng da bằng thịt, mặc dù niềm tự hào khấn khít được ngài tới thăm trạm và rất muốn bắt tay ngài lấy một cái xem như toại nguyện cả đời. Nhưng Trung Phan ái ngại sợ có chuyện gì đó làm ngài phật lòng hoặc làm ảnh hưởng đến thời gian quý báu của ngài.
 Biết mình quá ư là nhỏ bé, nên Trung Phan nghĩ mình nên núp đâu đó cho rồi.
Ngày hôm sau, Tổng giám đốc cùng với các phó, cũng như Giám đốc công ty Truyền tải điện có mặt trước vài giờ. Tất cả đều kính trọng chờ đón Thủ tướng tới. Khi những chiếc xe đầu tiên tới, những cánh tay vẫy chào mừng đều đều. Rồi một rừng tay đều chìa ra khi Thủ tướng xuống xe, tất cả hân hoan bắt tay Thủ tướng. Thủ tướng được mời vào trong phòng họp, vào vị trí ngồi và những người khác người nào cũng an tọa đâu vào đó (như đã tập dợt nhiều lần). Thủ tướng tươi cười thăm hỏi loáng qua những người trong ngành điện, rồi nhìn vào phòng điều hành trạm 500 kí-lô-vôn. Ông hỏi thăm mạch điện chạy từ Bắc vào Nam, tính ổn định của các máy biến thế.
Việc trình bày cho Thủ tướng nghe cũng có bài bản: Một là, đường dây Bắc Nam là trục xương sống cốt lõi, nên mang tính lịch sử; Hai là, tính ổn định cao nên không còn những ngày cúp cắt điện như trước; Ba là, sản lượng dồi dào từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình giúp mọi nơi phát triển hài hoà. Nói chung, những người báo cáo cho Thủ tướng nhắc đi nhắc lại những việc mà báo chí đã nói đến nhiều rồi.
 Thủ tướng căn dặn rằng điện là một sản phẩm đặc biệt, sản phẩm này còn mang sắc thái kinh tế chính tri, an ninh quốc phòng, có điện mới có các ngành quan trọng khác. Chính vì vậy mà chính phủ cực kỳ quan tâm đến ngành nghề này, rằng phải làm sao cho nhân dân được thắp sáng, doanh nghiệp có điện để sản xuất. Ngày nay điện có trong mọi ngành nên cần phải giữ cho dòng điện được liên tục, muốn vậy cần phải có những thiết bị tiên tiến đồng bộ và mọi người phải học tập nhanh chóng để kịp nắm bắt các thiết bị mới để kịp vận hành.
Những tràng vỗ tay, những dòng ghi nhận lời của Thủ tướng như một nghị quyết, mọi người quyết thực hiện đúng như lời ngài nói.
Một lúc sau, Thủ tướng tìm gặp những anh em công nhân vận hành. Ngài bắt tay từng người, mỗi lần bắt tay đều giữ lại hơi lâu để chụp ảnh, rồi vài lời động viên nêu ý nghĩa công việc hôm nay là cho ngày mai…v..v. Ngài nhìn quanh, thực sự thì ngài muốn tìm ai đó. Lần này, ông ghé thăm trạm điện, nhưng ông không quên hỏi thăm một người tên là Quỳnh Nga, chồng của nàng té ngã trong lần đấu dây trên trụ điện cao đến 30m, lần đó là lần đấu dây sau cùng để đưa lưới điện vào vận hành.
-Ta không muốn bị tai tiếng khi đã hoàn thành công trình mà quên chuyện mất mát đau khổ của người khác!- Thủ tướng ôn tồn giải thích với người bảo vệ.- Nhưng ta cũng cần tìm nhà vệ sinh nữa.
Khi Thủ tướng tới thăm trạm, mọi người túm tụm chào đón. Còn Trung Phan nghĩ mình chức vị Công đoàn nhỏ nhoi nên ngại gặp Thủ tướng và phái đoàn: “Dù gì đi nữa, gặp cấp cao không khéo lỡ lời là…đi tong”. Anh lo công việc của mình là dọn dẹp nhà vệ sinh sạch sẽ, nên loay hoay trong ấy- Anh cứ nghĩ rằng phái đoàn gồm có Tổng giám đốc và các vị sếp trong ngành điện còn đang quây lấy Thủ tướng.
 Phòng vệ sinh nằm phía dưới cầu thang, mở cửa ra loáng thoáng thấy bóng dáng hai người đang đi tới. Nhưng…Anh thấy Thủ tướng và người bảo vệ Thủ tướng chèn vào giữa ngay.
Trung Phan gắng cười méo mó nhưng không ai đáp lại. Anh làm bộ mình chẳng hề có hại gì, tới bồn rửa tay và đi tới đâu người bảo vệ Thủ tướng quay sang tới đó. Song dù sao thì Trung Phan có nghe thoáng qua câu chuyện của Thủ tướng nói cho người bảo vệ.
Một lúc, xong đâu đó. Như để phá tan bầu không khí trĩu nặng, Trung Phan mạnh miệng nói ra:
-Dạ thưa! Ở đây Công đoàn rất quan tâm đặc biệt đến hoàn cảnh này, xin Thủ tướng bớt bận tâm mà lo chuyện khác.
-Ở đây ai làm Chủ tịch Công đoàn! - Thủ tướng hỏi Trung Phan.
-Dạ thưa ! chính con đây ạ! - Trung Phan trả lời rồi được Thủ tướng khoác tay lên vai anh cùng nhau đi ra ngoài .
Trung Phan tìm Quỳnh Nga đến để diện kiến ngài. Nàng được Thủ tướng vỗ đầu an ủi mấy cái, bảo rằng đừng lo lắng nhiều vì nàng sẽ được sự giúp đỡ cần thiết của người trong ngành điện. Trung Phan cũng được Thủ tướng kéo lại. Ông không quên căn dặn anh chăm sóc, rằng cần giảm tối thiểu khó khăn mà nàng gặp phải, rằng phải giúp đở và tạo công ăn việc làm ổn định cho nàng và sắp sếp những việc phù hợp với khả năng của nàng. Những công việc đó công ty Truyền tải cũng đã làm rồi. Trung Phan nói lại cho Thủ tướng nghe như thế, vấn đề còn lại là sẽ tạo điều kiện, môi trường học tập để cho nàng tiến thân và tạo dựng cuộc sống mới.
Thủ tướng cảm nhận mọi điều Trung Phan nói, qua những báo cáo mà anh đề cập thì ngài cũng có kết luận ngay được rằng: Công đoàn Truyền tải là một Công đoàn vững mạnh. Trung Phan để lại cho Thủ tướng được cái nhìn thiện cảm, ngài bắt tay anh chân tình và ôm anh vào lòng. Tất cả những việc đó làm cho Giám đốc công ty Truyền tải hãnh diện, không riêng gì ông mà những người trong ngành rất toại nguyện, ai đó nói nghe thoang thoáng nên đề bạt anh lên một bậc nữa. Trung Phan còn trong tình trạng cảm xúc mạnh, mặt mày đỏ nhừ. Anh mừng là mình không có gì sơ suất với Thủ tướng, mà còn được khen. Anh nhủ : “ Thủ tướng đâu có đáng sợ như mình nghĩ đâu”.
Quả là, những người trong ngành điện thường nhìn sự việc theo “đường chim bay”- Đó là con đường ngắn nhất. Đối với Trung Phan, con đường ngắn là con đường “nhân tâm”.
                Sự kiện Thủ tướng chính phủ đột ngột tới thăm Trạm điện là sự kiện nổi bật mà báo chí nói đến nhiều nhất. Họ chuẩn bị quà cáp cho Thủ tướng và ông còn thăm hỏi Quỳnh Nga - một người con gái làm tạp vụ cho trạm điện, rằng cuộc sống của nàng tương đối ổn định, rằng nàng đã quen dần với khó khăn mới và hứa với Thủ tướng sẽ vượt qua khó khăn này.
Một nguyên thủ quốc gia thăm hỏi đến người dân bình thường là điều hiếm hoi.Vì công trình trọng đại của quốc gia, có những người phải ngày đêm lao động cật lực và một vài trường hợp gặp phải tai nạn lao động. Như trường hợp chồng của Quỳnh Nga và để lại một hoàn cảnh thật éo le.       
 
 
Sau lần Thủ tướng ghé thăm trạm, hình ảnh của Trung Phan chụp cạnh Thủ tướng được đưa lên trang nhất các bài báo. Giám đốc Công ty Truyền tải điện quyết định cất nhắc người Trưởng trạm cũ lên chức Phó giám đốc kỹ thuật và về làm việc tại văn phòng của công ty. Người thay thế chức trưởng trạm mới được chỉ định không ai khác là Trung Phan.
Anh hoan hỉ vô cùng và anh đem tin vui trước tiên là Quỳnh Nga biết: chức Trưởng mới nói. Hai người nhảy cẫng lên như đứa trẻ, may mà ở xung quanh khu cư xá vắng vẻ, rồi Quỳnh Nga thỏ thẻ bên tai anh là nàng sẽ đãi anh một món…
- Món gì vậy? Anh hỏi - làm ra vẻ bí ẩn quá vậy…
- Rồi anh sẽ biết thôi!
- A!….Rau câu - Trung Phan không cần muỗng, lấy một miếng đưa vào miệng. Anh nhai nhốp nhép chưa được bao lâu thì có chuông điện thoại di động reo (từ lúc làm trưởng trạm, chiếc di động reo suốt). Bên trạm có sự cố, cấp trên tìm anh để hỏi thông tin.
- Dạ! Để em hỏi lại bên phòng điều hành…sự cố mà chẳng đứa nào báo cho em biết. Một lát em gọi lại anh sau… - Trung Phan quay sang Quỳnh Nga, anh phải qua bên trạm, mắng cho mấy đứa này một mạch. Có sự cố mà chẳng ai báo cho mình biết…Sếp hỏi anh chẳng biết trả lời ra sao!
- Anh mới lên chức Trưởng trạm chắc họ chưa quen đó thôi!
- Chưa sao được! Để anh trị cho tụi nó cái tội chưa quen…
- Mấy người kia nói anh xin Thủ tướng chức trưởng trạm ở phòng vệ sinh, nên họ không nể.
- Ai nói - Trung Phan tức anh ách.
- Nói vậy sao được…Thủ tướng nghe được là chết cả lũ.
          Trung Phan hầm hầm bỏ về trạm điện. Quỳnh Nga nói với theo:
- Em ở đây ! Chiều vào làm luôn nhe…
         Trung Phan chẳng buồn trả lời, tuy vậy tính anh không nóng nảy bao nhiêu.Tâm trạng khấn khít khi được chức trưởng trạm vẫn còn lấn át trong tim, nên anh không khó với ai.
 
 
 
Chuyện gì cũng có kình địch
      
    
Hai máy biến thế 500 kí-lô-vôn ở trạm Hoa Mai có ký hiệu không giống các trạm khác. Nó có hai tên là 500 AT1 và 500 AT2. Ở Trạm Hoa Mai 1T, 2T là tên cũ của hai máy biến thế 220 kí lô vôn. Chữ T xuất phát từ chữ tiếng Anh: Transformer, nghĩa là máy biến thế, 1T nghĩa là máy biến thế thứ nhất; 2T nghĩa là máy biến thế thứ 2. (vì hai máy 500 kí-lô-vôn là máy mới ít sự cố, và phần kỹ thuật tương đối khó. Nên phần lớn tác phẩm chỉ chọn lọc những sự cố ở cấp điện áp 220 kí-lô-vôn trở xuống - Tác giả).
Từ khi chức trưởng trạm Hoa Mai được giao phó cho Trung Phan. Phan Quang Thông không phục lắm (thực sự thì anh ta giỏi hơn Trung Phan nhiều), có nhiều nỗ lực cập nhật trong kiến thức. Có nhiều lĩnh vực, anh ta nắm rất rõ. Còn Trung Phan thì hầu như chỉ có chức chứ không ai thán phục, nhưng cũng bực bội Phan Quang Thông hay về công ty đôi co với các sếp. Cái cách mà Phan Quang Thông thường dùng là ném đá dấu tay và phân bua rằng mình tài giỏi, qua mặt được các sếp. Anh ta có phần khéo léo hơn, biết hướng về kỹ thuật làm mọi người thấy mình có kiến thức chặt chẽ, rồi so sánh với trưởng trạm Hoa Mai. Những lần họp ở Công ty Truyền tải Điện, anh ta tranh thủ từng giờ ở căng tin để thuyết trình, không quên dạy đời mọi người:     
- Mình phải khôn…nhưng phải ma-cô một chút, nếu không cứ bị quy trách nhiệm hoài! Anh ta bảo Trưởng trạm Hoa Mai thiếu cái đó. Anh ta làm cho mọi người thấy rằng anh ta đủ năng lực ở trạm Hoa Mai hơn. Anh ta cứ hay so sánh như thế, rồi trách Trưởng trạm Hoa Mai thua sút mình nhiều điều. Người tài nhưng thiếu đức xem ra khá nhiều, đều tin lời anh ta.
Nhưng hôm nay, mọi người đang quây quần bên anh ta cười ồ lên tán thưởng, theo cách tả của mình thì qua mặt được những người cấp trên là những chuyện bình thường. Hắn đang nói tới đó thì ở ngoài sân ngắt điện dây chống sét rớt lên một đường dây nổ ầm, chuông còi trong phòng điều hành reo inh ỏi. Mặt mày mọi người tái mét, mới cười ồ đó nhưng méo xệch đó. Một người chạy ra sân phát hiện nơi sự cố còn bốc khói hình quả nấm, dây chống sét đứt nằm vắt trên máy biến thế 1T và lộ máy cắt 271. Trong phòng, tất cả máy biến thế đều bật và nghe trên máy bộ đàm sự cố lan rộng cả miền.
Phan Quang Thông lấy làm lạ, từ ngày hắn hiểu biết nhiều thì sự cố cũng nhiều, hắn cũng lấy làm lạ là dây chống sét phía trên đường dây 271 có lần hắn đã thấy nó bị tưa. Hắn cũng có nói cho trưởng trạm biết nhưng vì lý do bận quá Trung Phan quên bẵng không báo cáo lên trên. Hắn biết ngày nào đó sẽ đứt, người bị quy trách nhiệm không phải là hắn. Nhưng hắn đâu có nghĩ là ngay ca mình. Máy cắt 271 đi sang trạm 220kí-lô-vôn (trạm dưới) lại bật sau máy cắt tại các trạm khác, làm ảnh hưởng lưới điện 500 kí-lô-vôn và mất điện toàn diện. Chắc chắn sự cố lớn như thế này, Tổng công ty Điện Lực sẽ cho người đến điều tra nguyên nhân dẫn đến rã lưới điện. Hắn nghĩ đến kế chạy tội, “đá trái banh” cho người khác…đây mới chính là cái tài của hắn.
 
Khoảng hai mươi phút sau điện được tái lập cho máy biến thế 2T của trạm. Còn 1T và đường dây 271 được cô lập chờ toán sửa chữa đến xử lý. Sau vài giờ kiểm tra máy biến thế thấy không có gì hệ trọng, nên nó được đưa ngay vào vận hành nhưng phải dùng máy cắt 200B thay thế cho máy cắt 231, vì máy cắt này cần đo đạc lại.      
Khi các toán công tác đến, họ tìm dữ liệu trên các rờ-le. Vì lý do gì đó mà máy cắt 271 bật, rờ-le 21 làm việc đúng  nhưng chỉ có 2 pha, còn pha còn lại là do rờ-le không toàn pha (mà đến 4 giây sau mới bật, nên sự cố mới lan rộng). Sau đó, toán công tác phát hiện dây truyền tín hiệu của pha đó bị đứt và chỉnh rờ-le 47 (không toàn pha) dưới 1 giây (khoảng 0,4 giây). Kiểm tra lại máy cắt 231 (máy cắt của máy biến thế 1T) đạt các trị số vận hành, nên không dùng máy cắt 200B (dự phòng) thay thế nữa.
Khi toán công tác trở về, Phan Quang Thông có ra ngoài sân ngắt một lần nữa. Ngoài mặt thì như kiểm tra các mối nối, rồi hắn nhích cho cầu dao 231-9 nhích ra thêm vài vòng.
 
 
Ngày hôm sau là ca kíp của Trung Dân, nhưng anh này có người mẹ già hay đau yếu nên điện thoại choTrung Phan thay thế đột xuất. Phan Quang Thông nghe thoáng điện thoại và hắn muốn hại Trung Phan.
Theo lịch ngày hôm nay có công tác kiểm tra định kỳ máy cắt 276. Khi toán công tác làm thủ tục đăng ký và Trung Phan xin lệnh trên xong thì tiến hành dùng máy cắt 200B để thay thế  máy cắt 276. Khi vừa mở máy cắt 276, liền sau đó bật máy biến thế 1T, dẫn tới máy biến thế 2T gánh tải không nổi bật theo…lại một lần nửa cả thành phố mất điện đột xuất.
Từ ngày lên chức Trưởng trạm Hoa Mai, Trung Phan không đi ca cũng khá lâu. Nay đột ngột vào thế này cũng là sai luật vận hành. Giờ còn phải lảnh án thêm sự cố mất điện, cộng với dây chống sét bị đứt hôm qua, chiếc ghế Trưởng trạm của anh chắc rằng bị lung lay. Anh ta hối hả xem rờ-le lại là rờ-le 87T (rờ-le bảo vệ chính các máy biến thế, khi rờ-le này hoạt động nghĩa là phải kiểm tra lại hai máy biến thế, rõ nguyên nhân mới dám cho tái lập điện lại, vì máy biến thế giá cả trăm ngàn đô-la).
Trong phòng máy bộ đàm ầm ĩ do các trạm gọi “Điều độ điện miền” . Điều độ điện miền là một Công ty độc lập không có liên quan tới Công ty Truyền tải Điện hoặc bên Công ty Điện lực. Điều phối lưới điện nên mọi người quen gọi là vắng tắt là “Điều độ”. Tất cả mọi trạm điện đều phải tuân thủ mệnh lệnh của cơ quan này, từ các thao tác cho tới điều chỉnh điện thế. Vì vậy, khi mất điện. Tất cả các trạm đều đổ dồn về báo cáo, nên máy bộ đàm có sóng điện dành riêng cho ngành điện thu nhận toàn bộ các trạm liên quan mất điện. Loại sự cố đường dây nào? Trước lúc bật máy cắt đường dây đó vận hành bao nhiêu am-pe? Rờ-le nào tác động. Nhưng lúc này, Điều độ chỉ quan tâm đến trạm chính. Trên máy bộ đàm của trạm rè rè, vì mất điện chỉ còn dùng điện tự dùng từ các bình Accu:
- Điều độ gọi trạm Hoa  Mai!
- Hoa Mai nghe!
- Hoa Mai nhanh chóng cho kiểm tra 2 máy biến thế 1T, 2T!
- Hoa Mai nhận rõ. Hoa Mai sẽ cho kiểm tra hai máy biến thế 1T, 2T. 
Lúc này, Trung Phan mong Phan Quang Thông tiếp ứng. Dù sao thì hắn cũng giỏi giang hơn mình, nghĩ thế nên nhanh chóng điện thoại cho hắn. Như đoán trước được sự việc xảy ra, Phan Quang Thông ngồi ở một quán cà phê chờ trước cổng trạm. Chỉ tích tắc là có mặt tại phòng điều hành. Vừa gặp mặt là Trung Phan năn nỉ:
- Anh tiếp tôi với! Ra sân bảo những người kia xem dùm máy biến thế có bất thường không? Rồi anh xem dùm luôn các máy cắt mở hết chưa, ở đây tôi bắt đầu mở máy cắt bằng tay.
Trung Phan vội quá quên xin lệnh Điều độ, mở hết các máy cắt ra. Để cho lúc tái lập điện, được tái lập từng phát tuyến, giữ cho máy biến thế không bị xốc.
Phan Quang Thông cùng với mấy em sinh viên thực tập chạy ra sân, vừa xem chỉ thị máy cắt mở, vừa rà soát lại những diễn biến trước khi sự cố xảy ra. Giả vờ một lúc rồi đi thẳng về chỗ cầu dao 231-9. Rồi hắn trở vào phòng nói với Trung Phan với vẻ đầy tự tin:
- Mình biết lý do vì sao nó bật rồi! Hôm qua khi dùng máy cắt 200B thay thế cho máy cắt 231. Chiều công tác xong: Nếu như cầu dao 231-9 mở ra không hết hành trình, các tiếp điểm của nó sẽ không mở hết hành trình sẽ kéo theo rờ-le chuyển mạch dòng sẽ không mở được. Như vậy dòng điện từ máy cắt 200B sẽ đưa vào rờ-le 87T1 làm cho rờ-le này xảy ra dòng điện so lệch tự khắc nó sẽ đi cắt tất cả các máy cắt 231 và máy cắt 131. Hôm qua thao tác sai nhưng bình thường thì không có gì. Mãi tới hôm nay, khi đóng máy cắt 200B song song với máy cắt 276 và khi mở máy cắt 276 ra, thì dòng so lệch sẽ xuất hiện trong rờ-le bật máy biến thế 1T trước, dẫn tới quá tải 2T bật luôn. Chứ máy biến thế không hề hấn gì đâu. Chắc chắn đó là lý do chính. Vì vậy anh không cần xem xét máy biến thế làm gì (mặc dù rờ-le 87T -Rờ le chính hoạt động), chỉ cần anh mở thêm cầu dao 231-9 thêm cho nó hết hành trình, rồi xin đóng điện lại là được.
            Trung Phan gật đầu, làm theo ý kiến của Phang Quang Thông. Hai người đều ra sân ngắt và xem xét lại cầu dao 231-9. Đúng là nó chưa mở hết hành trình. Họ quay thêm một vòng nữa. Vậy là chỉ một điều đơn giản trong thao tác bình thường của điều hành viên, dẫn đến mất điện cả thành phố.
Mấy học sinh thực tập há mồm há miệng, không hiểu gì hết. Bọn chúng hỏi:
- Ủa số 9 là gì?
Phang Quang Thông gần như nhỏ nhẹ, ý đồ hại người đã thực hiện xong rồi, nên quay sang các em thực tập:
- Ngoài 2 thanh cái 1 và 2 đang vận hành tại trạm, người ta còn dự phòng một thanh cái nữa. Người ta đặt cho tên số 9, để khi cần thay thế thanh cái nào đó. Và khi đó, tín hiệu bảo vệ lấy từ biến dòng nằm dưới tiếp điểm của cầu dao đó được truyền dẫn vào phòng để sẵn sàng thay thế, nếu như nó không hết hành trình, thì nó vẫn còn ngậm vào tiếp điểm cũ đã thay thế trước đó.
Mấy sinh viên thực tập hiểu được phần nào công việc, nhưng vì Phó giám đốc kỷ thuật vừa xuống trạm Hoa Mai. Các em phải dạt ra ngoài cho phòng điều hành được trống trải.
Chỉ hai ngày liên tiếp để xảy ra hai sự cố lớn, trong ngành điện bắt buộc phải quy trách nhiệm rõ ràng. Một trong hai người phải liên quan tới là Trưởng trạm và Phó giám đốc kỷ thuật của công ty Truyền tải điện. Mặc dù ca Phan Quang Thông đã để xảy ra một sự cố, nhưng hắn cho là người điều hành viên chỉ kiểm tra các mối nối là chính. Còn dây chống sét nằm ngoài góc trạm là của đội đường dây. Phó giám đốc kỷ thuật trước đây cũng là Trưởng trạm Hoa Mai mới vừa được cất nhắc, cũng không muốn “bắt ép anh em mình”. Cho nên ông chỉ muốn xử nhẹ vụ này, dù sao khuynh hướng bao che còn đầy rẫy trong các cơ quan nhà nước.
- Thế rồi mình phải làm sao để cho điều hành viên nhận diện được các cầu dao mở hoặc đóng hết hành trình?
Phó giám đốc hỏi, gần như hướng về kỷ thuật điều hành hơn là xử lý nhau. Trong khi Trung Phan ấp úng, thì Phan Quang Thông nhanh nhảu:
- Hồi trước anh còn làm Trưởng trạm này em có nói qua việc ấy rồi!
- Bao giờ? Có không…
Phan Quang Thông nói có hay không thì cũng không cần xác nhận. Hắn đầy được trách nhiệm về phía Phó giám đốc lúc đương chức Trưởng trạm, còn chứng tỏ được sự thông minh của mình:
- Thế này, em có đề nghị làm mấy cái đèn gắn dưới chân các tiếp điểm đó. Khi tiếp xúc của các tiếp điểm ấy không hết hành trình thì đèn sẽ không sáng, đơn giản thế thôi.
Phó giám đốc gật gù, đồng tình:
- Anh em ở trạm cho làm ngay việc đó, xong rồi báo cáo cho tôi biết.
Phang Quang Thông đã “ghi điểm” cho mình. Hắn vừa tránh được trách nhiệm, vừa lập công cán.
Sau đó, văn bản công ty gởi đi các trạm, chỉ kiểm điểm “khiển trách” trưởng trạm Hoa Mai, nếu như tái phạm lập lại sẽ bị kỹ luật.
 
 
 Chức nhỏ thừa hưởng nhỏ.
 
 
Những ngày sau đó, Trung Phan có phần bỡn cợt với quyết định ấy. Anh nói làm gì còn có chuyện lập lại, ý như anh có được sự che trở từ Phó giám đốc kỷ thuật. Làm việc gì thì cũng phải có ô dù, ở đâu cũng vậy.
Trung Phan liếc nhìn chẳng thấy Quỳnh Nga đâu. Anh gãi đầu, gãi tai không biết phải nói gì nữa. Ở đây, có người nói anh thường hay sang nhà Quỳnh Nga và anh không muốn vậy nữa. Anh lấm lét nhìn mấy anh em biết lỗi, nhưng rồi cũng mở miệng:
- Mình ra ngoài chút nha! Có chi thì gọi điện thoại di động cho mình…
- Anh làm Trưởng trạm muốn đi đâu thì đi…
Mấy nhân viên phòng hành chánh có vẻ nói móc họng.
- Nói vậy sao được…Đi làm phải nề nếp chứ! “Trên bất minh thì dưới tất loạn”, nên làm việc phải ra làm việc, cấp trên phải làm gương cho cấp dưới là vậy.
- Thôi đi anh ơi! Ai nói gì đâu…từ hôm qua tới hôm nay, cứ nghe anh nói câu đó hoài.
Y như mọi người biết cái tẩy của mình, thì thôi chẳng việc gì sang nhà Quỳnh Nga chơi vậy. Trung Phan chẳng đôi co nữa, anh sải chân bước y như người khẳng khái có việc cần kíp, phải làm gấp (nhưng mọi người ai mà chẳng biết anh đi đâu).
Về việc của Quỳnh Nga. Khi chồng mất, tình cảm tưởng chừng như không còn tồn tại trong lòng nàng nữa. Ai cũng bảo nàng nên ở vậy để nuôi đứa con khôn lớn, ai cũng cho là khi có một ai đó đến với nàng thì chưa chắc sẽ yêu thương nàng như người chồng đầu và đứa bé sẽ thêm khổ mà thôi. Nàng đồng ý và nàng tin rằng họ nói đúng và luôn đúng. Người đàn bà là những người thích sự dịu dàng, ngọt ngào, những điều căn bản của tình cảm. Giờ thì phải chôn chặt vào lòng như không phải là con người, vì nàng có biết thứ tình cảm ngọt ngào nào nữa đâu.
Song tình yêu không thấy bằng mắt nhưng nó hiện hữu suốt cả đời mình và bản năng của con người đâu phải là lỗi của con người, mà do ở tự nhiên dung nạp sẵn trong gien.
           Tình cảm của nàng bỗng trỗi dậy khi có người quan tâm đến, không thể nào dằn lòng lại được. Lúc đầu, anh vài lần đến phụ giúp khuân vác những vật nặng, trong khi những người khác đứng nhìn, lúc đầu anh ấy chỉ chở nàng đi mua đồ do anh ấy biết chỗ bán tốt và rẻ, lúc đầu là thế với bao điều xì xào bàn tán. Nhưng anh vẫn không ngại và còn bảo rằng, một người phụ nữ yếu ớt nhưng phải đối phó với bao điều phức tạp của cuộc sống, làm anh thán phục. Nàng là người đầy ý chí nghị lực, nhưng anh ấy có biết đâu, ngầm trong lòng là một sự yếu ớt, sự thầm kín chất chứa  trong đôi mắt như trở lại tuổi thơ ngây của học trò, nàng chẳng còn là người mà anh ấy thán phục. Nụ cười như méo xệch, lời lẽ hoa mỹ không cân đối và trái tim y như băm ra nát vụn. Trạng thái kỳ lạ đó nàng biết quá rành. Nhưng nếu như anh đừng nói anh động lòng trắc ẩn, nếu như anh đừng nói rằng mình phải có trách nhiệm gì đó với em, rằng anh không thể làm ngơ được, thà là anh đừng thấy trước mặt anh cuộc đời của em. Thì có lẽ nàng đã quên đi cái ấm ấp của con người, đó là tình yêu thương…
Nàng luôn tự chất vấn mình, rằng không thể ôm ấp mối tình này được, rằng mình đã già đã có con. Nhưng khi thấy nụ cười của anh ấy, lời lẽ sao mà thấu hiểu nỗi lòng của nàng đến như thế và cách quan tâm cao thượng của anh ấy làm nàng không thể dửng dưng như kẻ vô hồn. Nàng là người và lại là người đàn bà chứ nào phải sắt đá, nàng nghĩ ai yêu thương ai đó là tình của mỗi con người.     

Trung Phan đi sang nhà Quỳnh Nga, thấy nàng nằm ngủ quên. Cửa chỉ khép hờ, tóc xõa trên gối một nùi. Anh liếc dần xuống dưới chân, ống quần bị kéo lên một nữa. Trung Phan liếc ra ngoài sân chẳng thấy một bóng người, anh hít một hơi lấy can đảm, rồi nghiêng người xuống nằm cạnh bên.
Quỳnh Nga giật mình ngồi dậy, đang mơ màng phun nước bọt “phèo” vào mặt Trung Phan.Con gái đi làm cơ quan li dị chồng hay chồng chết như nàng, dễ nghĩ là người thiếu thốn. Nên bọn đàn ông hay nghĩ là “làm phước”, nàng ngồi dậy định thần, hỏi:
- Ai vậy?…hư, ai vậy…ủa?anh hả?                   
Đám nước bọt bay vào mặt Trung Phan, anh lòm còm ngồi dậy chẳng dám quẹt. Cả hai đang tìm cái khăn, Quỳnh Nga chậm hết cho anh rồi xin lỗi:
- Em định nằm một lát nhưng không biết sao ngủ say quá! Cứ ngỡ là tay bợm trợn nào…em xin lỗi…xin lỗi…
- Làm gì dữ vậy! - Trung Phan tức quá nhưng không biết nói sao, dù sao cũng lỗi ở anh, rồi anh chữa thẹn: Anh định sang nói với em, anh sẽ đề bạt em làm kế toán cho trạm .
- Anh à..? em có biết vi tính đâu mà làm kế toán
- Vừa nói Quỳnh Nga vừa gói cái khăn liệng đi.
- Anh sẽ chỉ cho…thực ra vi tính thì cũng dễ. Cứ thế nha.
- Dạ…Vậy tập luôn hôm nay đi! Nhưng mà máy ở nhà không có, mà em muốn mua để con em nó học luôn.
- Có tiền không mà đòi mua!
- Không có…em định hỏi anh?
- Anh chỉ dư có mấy triệu thôi.
- Hay là mình mua trả góp.
- Trả góp? Lo đủ thứ trong nhà còn góp nổi không…thì thôi, từ từ để xem sao.
Nếu làm trưởng trạm mà không mạnh tay thì e cấp dưới không ngán, Trung Phan muốn hoán đổi công việc của một số người. Trước mắt là anh muốn sắp sếp cho Quỳnh Nga làm công việc tài chính kế toán như anh đã hứa với nàng. Còn Lâm Hoàng Hà trở lại làm công việc điều hành, chứ không cho làm tài chính nữa.
Lâm Hoàng Hà là một người cao ráo, trắng nõn. Anh rất lịch sự, đi làm quần áo giày mang luôn chỉnh tề. Chính vì điều đó mà các trưởng trạm trước đây muốn giữ anh bên cạnh, trông coi tài chính cho trạm. Đặc biệt khi đi giải trình tiền công trình, gương mặt ngây thơ cũng có lợi trong việc này. Nhưng Lâm Hoàng Hà là người của Phan Quang Thông, cả hai thường ngó tới tiền quỹ trạm xén một ít, vì trước đây cả hai qua rất nhiều đời trưởng trạm. Hai kẻ cơ hội này rất tinh khôn.
Hai kẻ này trước đây thường hay xén những công trình sửa chữa thường xuyên, bắt tay với các toán công tác xây dựng điện cho dùng sắt cũ để làm móng mới, xui trưởng trạm cũ cứ đề xuất các công trình sửa chữa còn tồn tại và cứ việc dùng vật tư cũ thi công, rồi chạy hoá đơn đỏ quyết toán. Điều lạ lùng, mọi người thấy trưởng trạm trước không nói gì thì họ cũng im luôn. Vả lại biết mà không được tường tận, nói ra thì phải có bằng chứng rõ ràng lắm. Việc ăn tiền nhà nước là việc thường tình ngoài xã hội, ngay cả Trung Phan cũng không tường tận và cũng ưỡm ờ như để chờ tới dịp của mình vậy. Thỉnh thoảng anh cũng bị mắc mưu hai kẻ cơ hội kia.
Đương cử như cái máy bơm hỏa tiễn dùng cho bơm nước cứu hỏa, chỉ chạm chập phần dây điện phía trên, dùng đồng hồ đo thấy chỉ còn một đầu dây lên. Thế mà Lâm Hoàng Hà và Phan Quang Thông nói bị cháy, Trung Phan sơ ý liền báo cáo lên trên xin sửa chữa gấp, vì không có nước cứu hỏa có khả năng làm hư hại đến trạm điện khi có sự cố xảy ra (điều đó có nghĩa là đã báo mà ở trên không lo, trưởng trạm hoàn toàn không chịu trách nhiệm). Khi ấy, hai kẻ cơ hội vì quá “lo lắng” liền đưa ra ngoài sửa chữa ngay (điều đó có nghĩa là đặt cấp trên vào chuyện đã rồi). Lâm Hoàng Hà và Phan Quang Thông khi tính tiền có đến mười mấy triệu cho một cái mô-tơ bơm nước (trong khi cái mô-tơ này có cháy bao giờ, chỉ kéo lên đem đi đâu đó rồi đem về, chỉ tiền kéo đã hai trăm ngàn, tiền chuyên chở một trăm rưỡi rồi). Những cách rút tiền nhà nước thì muôn màu muôn vẻ, nhưng cái chung phần lớn là tỏ ra quan tâm đến trạm điện, buộc phải nhanh chóng khắc phục các hư hỏng (dù có hư hỏng nhỏ cũng thành nặng…có khi không hư cũng cho là hư), muốn vậy phải liên kết nhau lại. Liên kết nhiều quá còn đâu mà ăn, thì họ kê khai to nhưng khi hoàn thành thì chỉ hoàn thành phần nhỏ và khi nghiệm thu, chỉ việc mời những người nghiệm thu nhập tiệc là xong. Họ cũng thừa biết có công trình là có sếp nào đó đỡ đầu rồi).
Các công trình sửa chữa qui mô nhỏ cũng vậy, sơn một hàng rào cứ lấy sơn trước đây của công ty giao xuống dư ra làm, rồi cứ bảo là mua mới. Thế là lấy của công ty làm cho công ty, rồi tính tiền công ty.
Lần đó, Trung Phan tức cành hông. Mình thì phải đứng ra chịu trách nhiệm còn hai kẻ kia thì chia chác nhau. Lâm Hoàng Hà thấy Trung Phan giữ chức Trưởng trạm mà ngán ngại Phan Quang Thông nên tỏ mặt lừng, ăn không chừa thứ gì (mọi người hay nói đùa: giấy vệ sinh cũng không tha nữa). Thành ra Trung Phan muốn làm cho Lâm Hoàng Hà ngán mình, một công đôi ba việc.
Còn một điều mà các trưởng trạm trước đây rất sợ, đó là việc đưa anh ta vào ca y như rằng sau đó sẽ bị thay đổi Trưởng trạm. Nhưng Trung Phan không tin, bắt buộc tháng này phải giao công việc tài chính cho Quỳnh Nga. Việc lãnh tiền lương để cho nữ lãnh thật nguy hiểm. Lâm Hoàng Hà tạm thời chở nàng đi, rồi sau việc lãnh tiền sẽ giao hẳn cho nàng.
Còn Quỳnh Nga rất ngại đụng chạm, có cảm giác người nào nói chuyện với nàng nhiều là nàng có tình cảm với người đó. Tình cảm nàng rất sẵn sàng và nàng rất sợ làm một người nào đó giận, nhưng tình cảm không thể nào làm như thế được.
Nàng là một người con gái đã có đời chồng, ai cũng cho là đã “nếm mùi đời” nên rất nhớ nhung chuyện ấy. Khi nhờ một người nào đó chở đi ăn cơm thì y như rằng bị đồn đại ngay, tựa như rằng nàng sẽ dễ dãi với người đó, vì dù sao nàng cũng đâu còn gì nữa mà giữ. Thân gái đứng trước một đám đông con trai, những người không được nàng đặt tình cảm vào thì lời ra tiếng vào: rằng nàng chẳng được đẹp, nàng có con mà chẳng nết na. Họ cũng tàn nhẫn nói nàng là hay chảnh chọe, thực sự nàng nghĩ chuyện ấy có muốn cũng đâu dễ dãi được, phải có sự ràng buộc chắc chắn nào đó. Đàn ông có những người không được phá cho hôi, khổ nỗi phá cho hôi rồi sau đó bị vướng vào mớ bòng bong tình cảm có vẻ hổ thẹn nhưng không chịu buông. Nàng lâu ngày quen rồi và nghĩ như vậy, một chút chai lì và có khi nàng còn ăn miếng trả miếng cho đáng đời đàn ông và chẳng dại gì nàng giữ cho dung hạnh - nàng nghĩ : “tụi nó phá quá , giữ sao nổi”. Đôi khi nàng muốn sa vào lòng ai đó rồi tính sau, nhưng cảm giác “tình cho không, biếu không” vẻ như không ổn lắm. Tuy đã có một đời chồng, nhưng cũng phải cho nàng lựa chọn chứ.
Từ ngày được Lâm Hoàng Hà chở đi lãnh tiền, ngồi sau xe anh nàng rất sung sướng. Trong đám con trai, Lâm Hoàng Hà cao ráo lịch sự và có vẻ hiền lành, ai mà không chọn. Người nàng để ý chính là Lâm Hoàng Hà. Tình cảm nàng thiên về Lâm Hoàng Hà nhiều hơn ai hết, nhưng không phải nàng chấm dứt tình cảm với Trung Phan nên Lâm Hoàng Hà rất bực. Nhưng anh chưa là gì với nàng nên không dám nói ra, anh muốn nàng chấm dứt những linh tinh với người khác thì anh sẽ nói yêu nàng. Anh ta làm bộ ọ ẹ:
- Chán nhất là tên Thông, hắn nói có chút đỉnh chức vụ là trổ mòi dê rồi. Mỗi lần nói chuyện với Quỳnh Nga là hắn ép em vào trong kẹt, không cho thoát, sao em không trách mắng hắn.
- Ừ! Em bực mình chuyện đó lắm nghen nhưng không lẽ đuổi hắn đi. Hắn làm bộ xem các văn bản của công ty gởi xuống rồi ép người vào em.
Lâm Hoàng Hà nổi máu gà trống lên, không biết phải vì ghen tuông không. Chiếc xe tải phía trước thắng gấp, Lâm Hoàng Hà không cảnh giác lao vào đích xe và cả hai cùng nhào xuống đường. May mắn là lúc nói chuyện anh đã giảm ga bớt nhưng thay vì đở Quỳnh Nga dậy và ân cần xem xét nàng có bị gì không. Lâm Hoàng Hà lại đi tìm hai cái răng rớt gần đó lại thêm không cần rửa nước gắn ngay vào. Miệng dính đầy cát cười toe toét:
- Tưởng mất rồi chớ!
Nàng tặc lưỡi cười:”Thì ra con người không ai hoàn hảo hết”
Nhưng cơn ghen của Lâm Hoàng Hà vừa rồi làm cho nàng thích. Khi vào uống nước, nàng nói với Lâm Hoàng Hà:
- Em muốn mua máy vi tính quá nhưng không có tiền. Anh có cách nào giúp em không?
- Muốn mua máy vi tính phải không? dễ thôi. - Lâm Hoàng Hà nói chắc như bắp - dễ thôi là thế này…mình trích lương của mấy anh em trong trạm.
- Không được đâu, các anh không chịu đâu.
- Mình mượn mà…
- Chuyện này thấy vậy khó lắm.
- Mình làm bảng lương khác trích của mỗi người một ít!
- Trời!Chưa chi đã có mưu mẹo rồi. Khi em chuyển qua làm kế toán. Các anh biết được thưa tới cùng! Em lãnh trách nhiệm hết sao…
- Thì lúc đó mình nói mình mượn…Còn trách nhiệm hả, Trưởng trạm gánh hết.
- Anh ghê thật! Chắc trước đây anh từng làm thế …
Dạy Quỳnh Nga ăn cắp tiền, Lâm Hoàng Hà dạy cho nàng làm lại bảng lương giống như công ty phát. Song được lần đó, Trung Phan có vẻ hờn ghen hơn là biết chuyện gian dối đó. Thấy nàng có chuyển biến tình cảm với Lâm Hoàng Hà. Trung Phan đích thân muốn chở nàng đi lãnh tiền để có dịp gần gũi nàng hơn.
Trung Phan giống như gần mà xa, là người khó khăn cũng không  mà là người dễ chịu thì cũng không nốt. Đến với nàng nhưng có khi làm ngơ, nhưng có khi bỏ bê chẳng mải mai để ý tới nàng một tí ti nào. Trạm điện có hai người nữ, người kia lớn tuổi rồi và có chồng con rồi, như vậy chỉ có nàng là “bao thầu” hết…Đối với Quỳnh Nga tình yêu đặt vào một người nào đó, nàng không ưng thuận. Nàng có quyền lựa chọn và nàng có quyền yêu hết mọi người. Nhưng gần đây, cái khổ nỗi của nàng là từ việc thương hại Trung Phan, nàng chỉ muốn làm anh không buồn lòng nên đến gần anh hơn. Dù sao, anh cũng là đỡ đầu nàng mọi thứ. Nhưng nàng ghét mấy người đàn ông ở chỗ, cứ một trăm người là hết chín mươi chín người giúp đỡ một người con gái nào đó, thì kèm theo đó đòi hỏi chuyện thân xác - tựa như vốn liếng của người con gái chỉ có bao nhiêu đó. Nhưng nàng cũng không hiểu, từ hôm anh bị mình lầm phun nước bọt, không hề thấy anh nhích lại gần hoặc cầm nắm tay mình nữa…bắt đầu anh giữ “thể diện”.
Hai người đi với nhau khá nhiều và tiếng đồn xa đồn gần cất lên. Nàng nhủ: “Đồn đãi mà có thiệt cũng đỡ”- có đôi khi nàng cũng muốn chuyện ấy. Nàng hay nhờ anh chở đi ăn trưa (vì lý do đó dễ chấp nhận nhất). Trung Phan thường ít nói song lúc đi với nàng anh lại nói rất nhiều. Lúc đầu nàng thấy thích vì nghĩ nàng làm tác động đến tâm trạng của anh nhưng sau này Trung Phan nói nhiều quá làm nàng cũng hơi mệt, chỉ đở hơn Lâm Hoàng Hà còn thấy xe cộ mà không tông vào. Nàng hỏi anh:
- Anh có thích chở em đi sau xe anh không? Mấy người kia xem ra thích lắm đó.
- Chở Quỳnh Nga đi cũng giống như chở cái bảng “Nguy hiểm có điện cao thế” chứ có gì mà ham. Ngoài sau cứ lấy hai cái tay chéo rồi đưa đầu nhìn ra trước y như hai khúc xương và đầu lâu chẳng khác chút nào. Có em mê đụng chạm con trai, nên thấy thích thì có.
Quỳnh Nga bị Trung Phan quở trách là đồ mê trai. Nàng cũng đáp lại:
- Anh là đồ biến thái đời nào tôi thèm đi với anh.
             Mỗi một ngày Trung Phan có vẻ ghen tuông nhiều hơn và anh vướng vào sự sắp xếp của nàng nhiều hơn. Mỗi một ngày mỗi khốn đốn với tình cảm của nàng, chỉ cần không chịu đi với mình thì nàng đi với người khác.
Một hôm không hiểu sao, Quỳnh Nga rủ Trung Phan nhậu. Nàng uống cũng được ba chai bia, ôm cổ anh. Nàng thỏ thẻ:
- Anh có là người biến thái không?
Trung Phan nghe vậy thấy khoái hơn là buồn phiền nhưng đâu đó nàng đã sắp xếp rồi:
- Em muốn máy tính quá hà…Em có cách kiếm tiền.
- Cách gì ..đừng có làm ẩu…ra đứng…
- Ẩu kiểu gì.. À ! Ai mà kiếm tiền như ý nghĩ bậy bạ của anh vừa nói, không phải như anh nghĩ đâu. Em mượn tiền mọi người.
- Ai cho mượn…
- Em trích lương của anh em…Không ai biết hết. Rồi em làm bảng lương khác, không ai biết hết.
- Không được đâu…Họ biết là tiêu em.
- Có gì thì em nói em mượn.
           Biết làm như vậy là bậy nhưng lời nói của Quỳnh Nga làm Trung Phan cứ suy nghĩ mãi đã thế anh còn hoàn thiện cho mưu mẹo của nàng.



       Nâng công suất.
    
Từ sự kiện đóng điện đường dây siêu cao thế 500 kí lô vôn Bắc Nam, ngành điện đã đánh dấu một mốc phát triển quan trọng cho đất nước. Hệ thống được liên kết trong cả nước, góp phần giải quyết tình trạng cắt điện luân phiên và sự phát triển bên ngoài xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước.
Trong công cuộc xây dựng đất nước, ước mơ chung của mọi tầng lớp nhân dân là sự phát triển nhanh. Sau bao nhiêu năm chiến tranh, ước vọng được sống trong hoà bình ấm no, giàu có đã thúc đẩy nhà nhà sản xuất. Quả là sau đó, tốc độ phát triển vượt mọi dự tính ban đầu. Ngành điện phải nhanh chóng kiến nghị chính phủ nâng công suất các trạm và thực thi mạch thứ 2 của đường dây 500 kí lô vôn.
Theo tổng sơ đồ “quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam”, mỗi năm ngành điện cần đầu tư xây dựng thêm khoảng 13.000 MW công suất nguồn điện và hệ thống lưới cũng phải được nâng cấp tương ứng.
Trạm Hoa Mai bị thiếu công suất tải đi, ngành điện đã có kế hoạch tăng cường thêm một máy biến thế cho trạm. Tình hình xã hội phát triển nhanh chóng, gây thiếu tải trầm trọng, lại thêm cứ bị bật một lượt hai máy biến thế ngành điện không yên lòng.
Lúc này, công tác tại trạm Hoa Mai càng lúc càng nhiều, nào là thay mới các cầu dao để đưa cầu dao đôi vào thanh cái, nào tăng cường hai tuyến đường dây mới vào trạm và phải đưa thêm máy biến thế mới do hãng AAB sản xuất có công suất gấp đôi.
Các toán công tác ào ạt vào trạm, xây dựng các móng cầu dao, móng máy biến thế. Điều hành viên phải ra sân giám sát một tất không rời. Phần lớn các toán xây dựng không hiểu biết gì về điện cao thế nên giám sát họ đi đúng nơi đúng chỗ thật vô cùng phức tạp, lại thêm phải vận hành lưới điện điều hoà. Các sếp thì hối thúc hoàn thành kế hoạch theo thời gian không tưởng, nên các toán công tác làm ngày làm đêm, làm thêm ngày chủ nhật cũng khó mà hoàn thành theo kế hoạch. Công việc hằng ngày bỗng dưng đầy ấp hai ca nhập lại chưa chắc giải quyết hết.
Công đoàn động viên thi đua, bao giờ Công đoàn công ty Truyền tải cũng tuyên truyền trước một bước. Bên sản xuất cũng sắp xếp ca kíp chu đáo, người nào bước vào ca là phải bù đầu ngay với công việc được giao.
Máy biến thế mới mua của hãng ABB, công suất 250 mê-ga-wát. Na ná như máy 1T và 2T nhưng có bộ chuyển đổi nấc có tải nằm phía 220 kí-lô-vôn, đã được đưa vào bệ và gấp gút để được đóng điện. Công việc đưa máy mới vào là những ngày bận rộn nhất tại trạm Hoa Mai. Sau khi đã đấu đôi cầu dao vào các thanh cái. Tưởng chừng như để thở lấy một cái đã, nhưng mọi người lại lao vào công tác mới: Lại kéo cáp nhị thứ, lại đấu nối nhất thứ, cũng làm ngày làm đêm, những giờ khắc mà điều độ miền cho xen vào. Mấy ai biết rằng, công nhân ngành điện càng lúc càng gian nan vô cùng. 
Rồi ngày đóng điện máy biến thế 9T cũng tới (máy biến thế mới có tên là 9T, vì theo thứ tự ở trạm Hoa Mai là chính). Đây là lần đầu, các máy sản xuất ở các nước tư bản có mặt ở các trạm biến điện Việt Nam, thay thế cho các máy Liên xô cũ, nên nó được sự quan tâm từ nhiều phía.
Hôm đó:Trời không  mây                                                                  
            Gió lành lạnh,mát mẽ
            Một ngày mới đẹp vô cùng mọi người biết hôm nay thế nào các sếp sẽ xuống trạm.
            Những người trực ca bình thường với công việc, đang đợi đổi ca. Ở cửa vận hành Phó giám đốc kỹ thuật đã có mặt rồi. Tuy là người “quen” nhưng gần sếp ai mà không ngán ngại.
            Mọi người sếp đều có uy của họ, khi Phó giám đốc vừa vào trong y như có một sức bật làm cho mọi người phải bung sức ra. Người ngồi thì bật đứng dậy, còn người đứng thì muốn chạy đi…nhưng đi đâu, sếp kia rồi. Sếp phá tan bầu không khí im lặng, vài lời thăm hỏi công việc:
- Trưởng trạm chưa vào sao?
Anh trưởng ca vận hành là Đặng Trung Dân bị hỏi:
- Dạ chưa… - Trung Dân đáp lại.
- Tiến hành chuyển dàn, cắt thanh cái 11 chưa?
- Dạ, tụi em đang đợi lệnh. - Trưởng ca trả lời, nhưng rất ngán ngại nhìn vào đôi mắt sếp, vì phải chờ đổi ca để về với mẹ suốt một đêm không ai canh giữ, nhưng chẳng dám nói ra cho sếp biết. Còn thao tác thì phải đợi thao tác xong mới được về, có khi phải kéo dài đến trưa. Đó là quy định.



           Một ngày mới tươi đẹp, sếp không trách gì. Nhưng ai cũng biết hôm nay sếp có mặt trước như thế này, mà nhân viên hành chánh chưa có mặt thật tệ quá. Tuy vậy, sức hút của ông cuồn cuộn. Đầu tiên là Trung Phan vào, kế đó là tốp nhân viên trực vận hành vào thay ca, các toán đăng ký công tác tại trạm đứng chật bàn làm việc.
           Mới đó 5 phút thôi, phòng vận hành vắng ngắt như tờ. Bây giờ muốn chen chân đi xuống dưới cũng rất khó. Một mặt sức hút của sếp cuồn cuộn, mặt khác vì hôm nay là ngày đóng điện máy biến thế 9T, tại trạm Hoa Mai.                                                              
Khi mọi thứ đã xong xuôi, khi mọi người đã chuẩn bị tất cả đâu vào đó, khi những hờn dỗi của việc chấm công không đồng đều được gác lại. Mọi người đón nhận máy biến thế mới đang chuẩn bị đóng điện. Sếp cũng vậy và ai cũng vậy, nụ cười thường xuất hiện trên môi, mệt nhọc tan biến hết trên các gương mặt, mà những ngày qua tăng cường làm ngày đêm, đôi mắt chỉ nhướn lên nhưng vẫn cứ làm. Công trình nhà nước thường luôn gắng với việc chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, không biết tiền thưởng vận hành mới rót về có sắc thái nào không, mọi người í ới gọi nhau thăm hỏi chênh lệnh rồi cười ha hả .
            Trở lại với công việc của trạm điện. Khi điều hành viên nhận lệnh bắt đầu chuyển dàn thanh cái, phải hai ca nhập lại để giải quyết giấy phép công tác, giải quyết cho từng người một cách gấp rút, phải dặn dò những nơi có điện, nơi nào bắt đầu thi công được nơi nào phải chờ có điện.
- Mai mốt các trạm khỏi lo phải thao tác chuyển áp, sẽ có mạch tự động chuyển áp. Khi ấy, việc rờ-le 21 hiểu nhầm sẽ chấm dứt.
Phó giám đốc thông báo cho anh em biết như vậy.
Lúc bấy giờ toàn sân điện đầy ấp người, đi theo nhắc nhở cũng là mệt rồi. Phải nói rằng toán của anh Sử văn D có kỷ luật chặt chẽ, có anh quản lý ở đó là yên tâm rồi. Các điều hành viên tìm các toán công tác nào “mặt còn hơi sữa” giám sát, ai cũng chúi mũi với công việc, nhắc nhở họ đôi khi cũng làm họ giẫy phỗng lên. Nhưng cứ nhắc nhở, cứ giám sát, lỡ xảy ra chuyện gì mới mệt.
           Bên cánh các sếp, lúc này những phòng có trách nhiệm với việc đóng máy biến thế mới, cũng đã vào đầy ấp. Xe du lịch đậu dọc ngang phía trước trạm ken đầy, y như đám cưới Trưởng trạm Hoa Mai vậy. Họ vừa vào tay bắt mặt mừng, ok và hélô ngài chuyên gia ABB (chẳng ai nhớ tên tiếng Anh, chỉ gọi ngài ABB). Người Tây không thích hỏi chuyện riêng tư, nhưng trạm Hoa Mai biết sạch. Chuyện là thế này, những ngày trước lắp ráp máy biến thế, thỉnh thoảng vị chuyên gia có vào phòng hóng mát. Mọi người không giỏi tiếng Anh lắm, chẳng ai biết nhiều, diễn tả thôi mà hiểu, đúng là tò mò có cỡ. Ngài chuyên gia năm nay 40 tuổi, bự như con voi thế mà Quỳnh Nga cứ chớp mắt cười cười, hỏi có vợ chưa? (cũng diễn tả thôi mà hiểu).
- No!
          Quỳnh Nga dịch liền: No là chưa, có thế câu chuyện mới hấp dẫn. Ngài chuyên gia chỉ mới có người yêu thôi, ở bên Tây và chỉ gọi điện về một lần chứ không cho gọi nhiều. Nhớ quá cũng không được gọi, vì gọi nhiều quá làm phiền người ta. Tây là vậy, còn người mình, ăn ở không nên thích gọi nhiều, phải vậy mới gọi là yêu. Nhưng vị chuyên gia bảo (cũng diễn tả thôi), ngược lại tới ngày hẹn gọi mà không gọi sẽ bị phạt.
- Chết con chưa! Quỳnh Nga nói năng thiếu cẩn thận, bụm miệng bỏ chạy (tưởng vị chuyên gia nghe hiểu), làm anh chàng chới với chẳng biết chuyện gì xảy ra.
Các sếp ngồi nói chuyện, nửa bàn bạc. Rồi trở qua hối thúc nhóm Xưởng cơ điện-thí nghiệm điện nhanh chóng hoàn tất phần nhị thứ, bắt họ hứa hoàn thành lúc mấy giờ. Bắt hứa thì hứa, cũng như các sếp hay hứa vậy. Người trưởng nhóm hứa 10 giờ, các sếp vui tươi, nhưng mãi đến 3 giờ chiều mới xong. Ai cũng hiểu công việc nhiều và cẩn thận là trên hết, tiền mấy chục tỉ chứ ít gì, nên các sếp thông cảm. Chỉ có cánh tài xế của họ, hết mắc võng chỗ này xong qua chỗ khác, đi uống cà-phê cũng không dám đi, ngồi chờ thì không biết chờ bao lâu, gặp ai ra cổng cũng rối rít hỏi tiến độ công việc, nghe nói 10 giờ xong họ thở phào, chỉ đến 3 giờ trông mắt họ đo đỏ nhưng cũng không làm gì được ai. Chỉ dọa với mấy người bán vé số (cánh xe tải đi đâu là vé số theo tới đó), tớ mà vào lốc này là bỏ nghề lái xe thôi.
Trước cổng cánh tài xế có vẻ uể oải, ngược lại bên trong cái gì cũng hối hả. Các sếp họp nghiệm thu cũng hối hả. Khi họ mời ngồi uống nước, trà đạo mà họp khi nào cũng không hay. Họ kiểm tra các hạng mục đã hoàn thành, rà tới lui mọi thứ xem có sơ hở nào không. Vị Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu gật gù và hay có thói quen sờ cằm khi nghĩ ngợi, đồng tình cho đóng điện máy biến thế.
Nhân viên điều hành được nước, đuổi các toán công tác chạy có cờ…kiêm nhiệm luôn nghề lơ xe cho các xe tải nặng lùi ra ngoài, để mời cho được xe cứu hoả đậu vào chỗ máy biến thế. Xe cứu hoả như khách quý, hai bên đường có người chỉ dẫn và rất trang trọng (giống như nhân viên khách sạn mời khách vào quầy tiếp tân và còn phải nở nụ cười nghề nghiệp). Xe đậu lại, nhưng anh tài xế biết quá rành còn lâu mới đóng điện. Mấy người điều hành phải vác thêm mấy bình cứu hoả, để vòng quanh. Máy biến thế cũng còn trang bị mới hệ thống phun sương. Lúc thử thì phun tuyệt đẹp như mưa phùn ở Đà-lạt, tuy có người chưa đi tới Đà-Lạt bao giờ, nhưng dám chắc mưa phùn là vậy.
            Trong phòng điều hành, chỉ có vị chuyên gia nước ngoài là lắc đầu. Lắc đầu không hiểu sao đóng điện máy biến thế mà đông thế, lắc đầu vì sự cẩn thận không cần thiết của mọi người và lắc đầu như bảo rằng máy biến thế hiệu ABB của anh ta sẽ không xảy ra việc gì cả. Đó là việc của vị chuyên gia, còn ta thì xem việc đóng máy biến thế như một ngày hội, vì ai cũng biết sản lượng tăng cao là đất nước đang phát triển hơn và ta cẩn thận cũng chỉ vì đất nước còn nghèo, mua được một máy biến thế lắp đặt tại trạm là cả một túi tiền kếch xù (có khi đi làm cả đời chưa sắm nổi một cái để sài). Tiền mặt bao nhiêu thì chỉ có ở trên biết thôi, chứ mọi người chỉ biết phụng sự vì công việc.
Cho tới lúc điều độ miền đồng thuận, việc đóng điện nghiệm thu theo phương thức đã được pho-to sẵn. Giờ phút hân hoan nhưng cũng căng thẳng bắt đầu.
Theo phương án đóng điện máy biến thế từ dưới lên trên, vì lý do kỹ thuật (mượn thanh cái 11 có máy cắt liên kết thanh cái 100A bảo vệ). Điện lúc này đã được đưa vào thanh cái rồi và chờ đo đồng vị pha giữa thanh cái và máy biến thế. Mọi người chờ đợi điều kiện này từ toán công tác của Xưởng cơ điện. Họ làm việc chính xác từ đầu, nên nhanh nhạy kết luận đồng vị pha tất cả.
Lúc bấy giờ trong phòng điều hành, mọi người đều chờ lắng nghe tiếng bộ đàm của toán công tác Thí nghiệm điện, tiếng của họ ồ ồ rồi cũng cất lên, chắc chắn là đã đồng vị pha rồi. Giờ phút thật sự chờ đợi là lúc này, bây giờ là lúc đóng máy cắt của máy biến thế để đưa điện vào. Mọi người thì có hân hoan nhưng cũng  cố chờ thêm chút nữa, hướng về máy bộ đàm để chờ lệnh của Điều độ. Khi ấy trong phòng điều hành tuy đông người nhưng im phăng phắc, chắc vì có nói cũng không nghe được tiếng Việt. Nên vị chuyên gia đi thẳng ra ngoài sân và trông mắt buồn buồn (vì nhớ người yêu, mua quà tặng Noel không đưa tận tay cho nàng), đứng dựa mình vào góc phòng điều hành, để vừa lắng nghe tiếng reo của máy biến thế và vừa tìm sự lắng dịu trong tiềm thức, nơi ấy có hình bóng người yêu đang trò chuyện cùng mình. Đại khái lược dịch là như thế này: Gần xong rồi! Chúng ta sẽ bên nhau..Em ạ!
Dòng suy nghĩ đến trong đầu đố ai cản lại được và khi Quỳnh Nga đem chai nước khoáng mời uống làm anh cũng tĩnh mộng. Quỳnh Nga vào trong xì xào: chắc đứng đó tính tiền, nghe đâu một giờ đến 50 mươi đô đó (không biết ai ác ôn nói giá cả hơi cao, làm nàng xót xa).
Khi vị chuyên gia đưa nước lên uống, thì nghe tiếng “è è” của máy biến thế cất lên, rồi im hẳn. Trong phòng điều hành tiếng còi báo động: máy cắt máy biến thế đã bật, mọi người đang tìm hiểu rờ le. Vị chuyên gia cũng vào trong.
Mọi người đang túm tụm bên chiếc máy điện toán tìm hiểu nguyên nhân. Một dòng xung kích được ghi nhận trên màn hình, đồng thời làm rờ-le so lệch hoạt động (rờ-le 50REF, có lẽ do cuộn thứ ba đấu tam giác vì không sài nên phải đưa một đầu xuống đất). Vị chủ tịch nghiệm thu, chính là phó giám đốc kỷ thuật, sờ cằm (một thói quen thường hay xảy ra trước lúc quyết đoán),  bảo:
- Đóng điện máy biến thế có dòng xung kích là bình thường! Bây giờ cô lập rờ-le so lệch, rồi xin đóng lại máy biến thế lần thứ hai.
Vị chủ tịch nghiệm thu cho người dịch thuật với ngài ABB. Vị chuyên gia cứ “ok” suốt, ngài đồng tình và một tràng tiếng Anh tiếp theo. Người dịch nói lại:
- Anh ta nói là máy của anh ta không có vấn đề gì, chúng ta xem lại rờ-le bảo vệ của chúng ta thôi.
Một người điều hành chạy đến bên vị chủ tịch hội đồng nghiệm thu, cho biết rằng đã liên lạc với Điều độ miền xin đóng lại máy biến thế và Điều độ yêu cầu có một chữ ký của vị chủ tịch, để xác nhận khi cô lập rờ-le so lệch (Rờ-le 50REF), đóng điện máy biến thế không vấn đề gì, máy biến thế vẫn còn cái rờ -le 87T lấy tín hiệu từ biến dòng của hai đầu máy cắt).
Sau một lúc cặn kẽ nhìn máy điện toán, viết về cho Điều độ nguyên nhân chính tác động bật máy cắt và không quên ký tên. Vị chủ tịch hội đồng nghiệm thu nhìn ra ngoài, không ngờ thời gian trôi nhanh quá, mà ông không hay biết.
Lúc này trời sẫm tối, công việc kéo mọi người ra xa đồng hồ và khi nhìn lại đã hơn sáu giờ rồi. Hơn giờ thường nhật mấy tiếng đồng hồ, người ta cũng cần phải nạp năng lượng cho mình nữa chứ. Nước uống tới tấp, mọi người đã khô cổ họng tự lúc nào. Nhưng lúc này cũng là giờ cao điểm, cho nên việc đóng lại điện được dời thêm đến tối. Ai cũng bụng đói meo, lại bị dời việc đóng điện lại đến khi nào không rõ…đi ăn uống, hay ngồi chờ?
Chỉ tội cho cánh tài xế, khi thấy mọi người hướng ra cửa, tranh thủ quay đầu xe xếp hàng có lớp. Vé số dò chật lất hết, mà giờ cũng chưa về được. Có người ấm ức nói:
- Ông coi! Tôi mua 227 mà xổ 338 tức cành hông không. Cách có một nút…

                                                    *   *   *  *      
 
Thời gian tải thấp lại khoảng 7 giờ rưỡi tối. Sau khi xem xét khả năng mang tải của 2 máy biến thế 1T và 2T tại trạm Hoa Mai, điều độ cho đóng lại máy biến thế 9T. Lúc này nó đã được cô lập rờ-le 50REF, cho nên dòng xung lúc đóng điện không còn ảnh hưởng nữa. Một quyết định chính xác của vị chủ tịch nghiệm thu công trình. Trung Phan lại đứng gần vị chủ tịch hội đồng nghiệm thu (Thân tình như lúc còn làm trưởng trạm Hoa Mai). Anh nói:
- Rờ-le 87T phủ một vùng rộng lớn, được bảo vệ từ máy cắt 220 ki-lô-vôn đến máy cắt 110 ki-lô-vôn. Còn máy biến thế nằm chính giữa, như vậy cũng đủ bảo đảm cho máy biến thế rồi. Có thêm rờ-le 50REF thêm thừa và dễ tạo dòng xung làm bật máy biến thế khi đóng điện. Tôi thấy nên bỏ hẳn cho rồi…
Đó là ý kiến của riêng Trung Phan, nhưng quyền quyết định từ phó giám đốc kỹ thuật. Mọi người cười ồ lên (những người cười ồ lên đó có cả Phan Quang Thông). Nhưng lời hay ý đẹp thì phó giám đốc phải đồng tình thôi.
- Được rồi tôi sẽ ra văn bản quyết định không dùng rờle 50REF này nữa, không phải riêng trạm này mà toàn khối Truyền tải điện. Ông phó giám đốc kỷ thuật nói. Nhưng sau này ông quên ra quyết định, để cho trạm Hoa Mai mấy lần khốn đốn.       
Việc đóng điện máy biến thế sau đó vài giờ thành công tốt đẹp, cũng do tất cả mọi người cố gắng công tác, lao động không biết mệt mỏi và hết sức cẩn trọng. Như vậy, Trạm Hoa Mai tải được nâng cao, tránh tình trạng bị quá tải bật các máy biến thế, dẫn đến mất điện cả khu vực rộng lớn mà trước đây người dân hay than phiền. Ngành điện bao giờ cũng cố gắng đi trước một bước.        






  Kình địch, cạnh tranh cả ở kiến thức 
                 
             Mỗi tháng tại Trạm Hoa Mai đều có họp tổ vận hành, rút kinh nghiệm vận hành của tháng trước và thông báo những công tác sắp tới. Nguyễn An Quan là tổ Trưởng tổ vận hành. Anh nói:
- Mấy cái cầu dao bên phía thanh cái dự phòng, khi mở ra nghe tiếng “rốp” vào khớp rồi, nhưng phải quay cho nó thêm một tua nữa. Các tiếp điểm của cầu dao này đã giãn ra mấy mi-li-mét, do công tác nhiều quá. Anh em chú ý, đừng để sự cố giống như vừa rồi. Rờ-le 87T bật nhầm hai máy biến thế lần nữa là bị cắt thưởng đấy.
Đợi anh em bàn tán xôn xao một lúc, Nguyễn An Quan trấn an mọi người:
- Đừng lo! Ngày mai này Công ty sẽ gắn đèn báo, nếu như các tiếp điểm chưa đóng lại thì đèn sẽ không sáng. Nhìn đèn trong phòng cũng biết thôi. Vận hành một trạm điện muốn an toàn cho mình và điện được truyền tải liên tục, những người vận hành phải thông suốt toàn bộ kiến thức về máy biến thế, về dây dẫn và đôi khi cũng phải giỏi về cơ khí (phần cấu kiện sắt thép)…Chúng ta bắt buộc phải ôn tập đều đều có khi phải bắt đầu từ kiến thức cơ bản.
Nguyễn An Quan cho biết chỉ chấp nhận anh em nhất thời quên: kiến thức cơ bản nhưng vẫn phải hiểu sâu sắc về phần mạch nhị thứ và  rờ-le. Anh hỏi những  sinh viên thực tập, vừa để cho anh em vận hành nhớ lại. Một sinh viện được chỉ định trả lời:
- Điện áp người ta thường gọi cho điện ba pha là điện áp dây, trạm 500 kí-lô-vôn, trạm 220 kí-lô-vôn là điện áp dây. Điện áp dây là điện áp giữa hai pha, điện áp pha là điện áp pha đó với đất (hoặc dây trung tính). Điện áp dây bằng căn ba điện áp pha vì tính toán trên đồ thị véc tơ, mỗi pha cách nhau 120 độ rồi cộng đồ thị véc-tơ lại và bằng cách tính tam giác vuông của Pitago thì ra mà thôi.
Nguyễn An Quan gợi nhớ lại cho các sinh viên, phần việc còn lại là anh em phải xem lại bài. Nguyễn An Quan đưa cho họ mượn một số sách về máy biến thế, để anh em xem phần đấu dây cơ bản mà trạm đang vận hành. Họ phải xem lại lý do vì sao các trạm lớn phải dùng máy biến thế tự ngẫu, ưu và khuyết điểm của nó. Máy biến áp tự ngẫu là máy nối liền một mạch điện từ cao thế sang hạ thế, không hẳn liên hệ về từ  như các máy biến thế bình thường có nhiều cuộn dây. Như vậy nó làm cho chi phí sản xuất thấp máy biến thế nhiều cuộn dây, kích thước và tổn hao lúc vận tải cũng nhỏ hơn. Nhưng khi chạm đất một pha đẩy điện áp phía cao áp tăng căn ba lần còn phía hạ áp tăng cao rất nhiều, nên người ta thường phải nối đất trực tiếp dây trung tính và còn phải gắn thêm máy biến áp hai đầu.
- Sẵn dịp trạm họp, các em muốn hỏi gì không? Chứ bình thường tụi anh đang vận hành, theo hỏi cũng khó! - Nguyễn An Quan cố tình cho các học sinh thực tập hỏi, có khi gợi nhớ lại một số kiến thức cho anh em vận hành.
- Anh có thể cho tụi em biết điều kiện hai máy biến thế đấu song song?
- À! - Nguyễn An Quan lấy hơi - Điều kiện của hai máy biến áp đấu song song là phải bắt buộc cùng tổ đấu dây, cùng tỉ số biến, cùng đồng vị pha và cùng tương đương công suất hoặc nói theo toán học là cùng U ngắn mạch phần trăm. Tóm lại là gần như giống hệt nhau.
- Sẵn anh nói qua các rờ-le trên nóc máy biến thế gồm có rờ-le áp suất, rờ-le hơi và rờ-le nhiệt độ. Các rờ-le này làm việc khi máy biến thế tăng áp suất, sinh hơi hoặc nhiệt độ tăng cao, sẽ bật ngay các máy cắt hai đầu máy biến thế, bảo vệ máy biến thế không bị cháy nổ. Còn các rờ-le về điện, phần lớn lấy tín hiệu từ biến dòng chân sứ ra của máy biến thế. Song tại trạm Hoa Mai, rờ-le so lệch (có ký hiệu số là 87T) tín hiệu được lấy từ biến dòng của hai máy cắt hai đầu. Rờ-le công suất ngược(ký hiệu 67N) vừa lấy tín hiệu dòng và áp của cuộn biến áp tam giác hở.
Song có một rờ-le mới mà Nguyễn An Quan hỏi qua mấy người, họ đều trả lời không suôn sẻ hoặc cũng không được mạch lạc cho lắm. Đó là rờ-le 50 REF, 64REF, 87REF. Cả ba rờ-le này có phải là một không? Vì biến dòng chân sứ trung tính chỉ có vài co thôi, nếu cả ba khác nhau thì không đủ dùng. Trước đây anh giải thích được sự cố bật máy biến thế 1T và 2T cũng là dựa vào rờ-le 87T1. Trong khi mấy rờ-le có ký hiệu REF này, cũng cùng mạch nhị thứ bảo vệ giống như vậy, song lại lấy tín hiệu từ biến dòng chân sứ của máy biến thế.
       Nguyễn An Quan phải tìm sơ đồ mạch, chỉ lần ra đầu mối từ mạch mới hòng tìm ra cội nguồn. Nguyễn An Quan mách bảo mọi người tìm hỏi Phan Quang Thông, chắc có lẽ anh ta nắm rõ.
         Phan Quang Thông ỷ lại việc này và hắn cho rằng lúc này hắn đầy đủ điều kiện để làm trưởng trạm Hoa-Mai. Các sếp hứa sẽ để hắn làm trưởng một trạm điện khác, xem ra chưa rõ ràng lắm và hắn quá sốt ruột để chờ có một quyết định rõ ràng. Hắn không an lòng chờ mà chủ động lúc nào hay lúc ấy. Càng lúc hắn càng chứng minh để mọi người thấy hắn nổi trội hơn Trung Phan nhiều, và hắn nắm bắt kiến thức một cách yên thâm, nói sao cho Trưởng trạm Hoa Mai bí lối mới chịu thôi. Hắn lên trên họp, có dịp nói chuyện với ai đó là giảng ngay vài bài và chứng minh mình hiểu nhiều hơn trưởng trạm. Còn ở trạm, phần vì công việc quản lý nhân sự và trạm một lúc quá nhiều, phần vì Phạm Quang Thông chủ động ra đề tài trước nên trưởng trạm Hoa Mai bao giờ cũng đuối lý với hắn. Biết ý Phạm Quang Thông rất thích được khen ngợi, nên Nguyễn An Quan muốn để cho mọi người thấy hắn nổi trội hơn cả. Vì vậy hắn thấy mình là con người quan trọng, trở thành một người “thầy” của cả mọi người.
     
        Trung Phan bị chê là hơi nhu nhược, mấy ngày ôn tập nên sự cố có đôi chút có lợi cho việc học hỏi. Anh muốn củng cố lại nền tảng, nhưng kiến thức mênh mông như biển đại dương muốn hiểu cặn kẽ đâu có phải vài ngày. Vả lại, rờ-le thuộc họ REF mà anh đang tìm hiểu thì mỗi người nói mỗi khác, hình như họ cũng không hiểu lắm về rờ-le này. Theo tiếng Anh nguyên chữ R là Ristricted nghĩa là có hạn chế, giới hạn. E là Earth là đất: còn F là Fault nghĩa là sự cố. Toàn bộ nghĩa là giới hạn sự cố chạm đất.
Việc hiểu được nghĩa tiếng Anh cũng không phải dễ, nhờ một người mới thi ra trưởng ca. Anh này tên Đặng Trung Dân học tại chức Bách khoa xong và thi đậu một cách dễ dàng. Anh có năng khiếu dịch thuật Anh ngữ và nói cho Trung Phan biết. Một người nhỏ tuổi nhưng mau nắm bắt kiến thức, may mắn thi đạt vị trí Trưởng ca xem ra không phải dễ thở. Phan Quang Thông chỉ muốn người khác là do mình đào tạo, cho nên việc Đặng Trung Dân nổi trội dưới mắt một kẻ hay ganh tỵ như hắn khó mà yên. Hắn vẫn cứ nghĩ rằng hắn là người trí tuệ và không ai hơn mình trong lúc này. Những người thích dựa hơi hắn cũng ăn theo, đâm ghen ghét Đặng Trung Dân. Đặng Trung Dân gặp khó khăn nguyên nhân từ hoàn cảnh riêng của mình. Anh là con một nên mẹ già nằm viện lâu ngày trở thành gánh nặng cho anh. Không có ai thân thuộc giúp đỡ, mướn người trông coi chỉ được vài ngày họ cũng bỏ chạy. Trong khi đi ca có lúc phải đi đêm, nên người bản lĩnh mấy cũng khó mà tập trung với công việc.
Sự cạnh tranh giữa Trung Phan và Phan Quang Thông vẫn luôn ngầm tiếp diễn. Bên trong trạm, ai cũng thấy Phan Quang Thông có phần nhĩnh hơn, nhưng Trung Phan lại là Trưởng trạm. Khi Trung Phan hơi hướng vào Trung Dân, thì y như là bị chạm phải tự ái của người “thầy” mà ai cũng thừa nhận (hắn nghĩ vậy!). Hắn bao giờ cũng muốn mở lớp dạy thêm không điều kiện. Một hôm hắn hỏi Trung Phan có cần thiết để hắn dạy cho, Trung Phan lắc đầu:
- Mình học thiếu cái gì mình biết, mình lấp lại mớ kiến thức đó. Chứ anh dạy tôi cũng chỉ nhắc lại mấy cái đã biết rồi, chỉ tổ tốn thời gian.
Hắn cay cú, đang ca kíp của mình. Hắn bắt mọi người vào phòng để hắn dạy, chẳng ai dám cãi một lời. Chủ yếu là để lại bài giảng lại trên cái bảng thông báo trạm.
Trong khi đó, Trung Phan chưa nắm bắt được khối rờ-le REF, toàn bộ tất thải đều giải thích không giống nhau. Anh tìm được một cuốn sách do Đặng Trung Dân mách bảo, nhưng hoàn toàn bằng tiếng Anh mà thôi. Nhưng cũng trong ngày hôm đó, có một người trong toán công tác và anh này đang chuẩn bị học cao học:
- À! Khối rờ-le REF này hả, mình đang học nó đây. Ở tại trạm hả, cả ba rờ-le 87 REF, 64REFvà 50REF đều là một. Sở dĩ nó có ba tên như vậy là vì nó gần như có 3 chức năng của ba rờ-le đó. Chẳng hạn nó lấy biến dòng chân sứ máy biến thế và biến dòng trung tính để lấy dòng so lệch bảo vệ cho máy biến thế. Nó có chức năng bảo vệ chạm đất tốt hơn 87T của máy biến thế và vì nó cảm nhận tức thời không duy trì thời gian nào nên đó là chức năng của quá dòng tức thời (có số là 50).
- Thì ra là như vậy - Trung Phan mừng lắm - mình bị rắc rối ở chỗ chỉ có mấy biến dòng chân sứ thôi, thì mà nhiều khối rơ-le lấy dùng thì không thể nào đủ.
          Trung Phan nói lại cho Phan Quang Thông rõ, hắn đang thau thau trình bày trước mọi người, trong buổi họp mà Nguyễn An Quan nhờ hắn nói cho mọi người và các điều hành viên nghe. Phan Quang Thông nghe Trung Phan trình bày rờ-le 50REF, hắn nói chồm vào:
- Biết nó lấy biến dòng ở đâu không?
- Ở đâu - Trung Phan tỏ vẻ ngạc nhiên.
- Ở biến dòng chân sứ chứ ở đâu!
- Vậy hả! Trung Phan làm bộ ngây ngô, ngầm cười người “thầy” tự phong chứ không chịu giải thích. Cuối cùng anh không muốn đụng độ với nhau trước mắt mọi người và cuộc họp cũng cần chấm dứt.
Nhưng hôm đó, Trung Phan và ca Trung Dân đã để ra một sự cố đáng tiếc. Sau khi máy biến thế 9T đưa vào hoạt động ổn định được một tuần, nhưng vì nó có bộ đổi nấc có tải nằm ở phía cao thế (phía 220 kí-lô-vôn, khác với 1T và 2T bộ chuyển thế nằm ở phía 110 kí-lô-vôn), nên cần phải cẩn thận trong lúc chuyển nấc máy biến thế. Đặc biệt trong lúc kết dàn tuyệt đối không được thay đổi nấc.
Những ngày qua, máy biến thế 9T được tách riêng ra chứ chưa hề được kết dàn. Hôm nay, nó bắt buộc kết dàn với máy 2T, cho máy 1T được cắt  điện để toán công tác xây lắp hệ thống phun sương cứu hoả bao quanh (lúc trước chỉ mới hoàn thành ở máy biến thế 9T). Sau khi tách máy biến thế 1T ra và máy 2T cùng 9T kết dàn, điện thế vẫn ổn định đến trưa. Nhưng khi giờ thấp điểm thì điện thế tăng cao, các trạm khác gọi điện Điều độ miền than phiền rằng họ đã hạ thế hết nấc nhưng điện thế vẫn còn còn cao, điều đó phải bắt buộc trạm Hoa-Mai hạ thế.
Đặng Trung Dân là ca trưởng cũng sốt ruột khi điện thế tăng quá cao, anh quên bẵng thông báo của Phó giám đốc kỹ thuật không được chuyển đổi nấc trong khi kết dàn. Vì vậy khi Điều độ có yêu cầu giảm điện thế, anh lật đật lại máy biến thế 9T chuyển nấc. Vừa bấm nút chuyển nấc chưa đầy một giây, ánh đèn trong phòng nhấp nháy một cái và chuông còi đồng loạt ré lên: Máy biến thế 9T bị bật ra. Sản lượng đang chia điều cho 2 máy bây giờ máy biến thế 2T phải gánh hết. Nếu như máy 2T chịu không nổi bật nữa, điều này sẽ dẫn đến trạm mất điện hoàn toàn, khả năng sự cố lan rộng và lại rã lưới một lần nữa.
Trung Dân tắt chuông còi nhưng cũng còn rối trí, sực nhớ đến thông báo của ông Phó giám đốc kỷ thuật, vận hành không tuân thủ mệnh của cấp trên, chắc chắn biết ra là trạm bị trừ thưởng an toàn. Trung Phan lúc ấy cũng có mặt, nhanh trí khua tay ý bảo Trung Dân đừng báo lên cấp trên, mà lập tức chuyển đổi nấc trở lại.
Khi 9T được chuyển đổi nấc trở lại, hai máy cắt hai đầu máy biến thế lần lượt được đóng lại. Nhưng đóng tới lui cả thảy năm lần đều bật ra, cũng dòng xung y như lúc đóng điện làm rờ-le 50REF hiểu nhầm. Lúc này may nhờ các nhà máy xí nghiệp nghỉ trưa, giờ thấp điểm nên máy biến thế 2T gánh tải trong tình trạng vừa định mức do vậy nó chưa thể bị bật ra. Bấy giờ cũng có toán công tác thí nghiệm điện của Công ty Truyền tải Điện làm công việc bên phía nhị thứ cho máy cắt dự phòng (có tên là 200B), họ vừa vào. Trung Phan năn nỉ:
- Anh Nam ơi! tụi này sơ ý chuyển đổi nấc bị bật ra, đóng lại không được. Chắc chắn dòng xung làm rờ-le 50 REF hiểu nhầm, sếp nói sẽ bỏ rờ-le này nhưng chẳng thấy tờ quyết định nào. Hôm đóng điện máy 9T anh cô lập rờ-le này tại chân số mấy.
- À !- Người tên Nam gật gù và xuống phòng rờ-le. Anh cô lập rờ-le 50REF ra xong, liền nói:- Đóng lại đi!
Máy biến thế 9T một lần nữa được đóng lại và lần này thành công. Trung Dân, Trung Phan toát mồ hôi lạnh. Họ lắc đầu không biết vận hành sao với máy biến thế 9T mới này. Một lúc sau, họ mới dám tái lập rờ-le 50 REF lại, điều này nghĩa là khiếm khuyết của máy biến thế 9T lộ rõ. Nếu như trong lúc cô lập rơ-le mà có sự cố thật sự thì không biết tai hại đến nhường nào.
Cuộc sống ở trong trạm có những tình cảm vướng vít như vậy. Trạm Hoa-Mai phải mang ơn một người tên Nam, anh này được Trung Phan mời đi ăn cơm trưa, uống một vài chai bia. Khi trở lại trạm, anh này lại đề nghị với Trung Dân rằng:
- Hôm nay cắt điện 1T, thôi sẵn mình kéo cáp nhị thứ vào tủ mới, chỉ có mấy đầu dây để mai mốt đỡ mất công cắt điện.
- Phiếu công tác đâu…
- Trung Dân cười, làm bộ hỏi rồi cũng đồng tình.
Việc không có phiếu và công tác bằng miệng kiểu này làm cả phòng vận hành không an tâm. Song không ai dám nói ra vì mình quen biết nhau quá rồi, thế là anh Nam làm, công việc trước sau cũng làm thôi và có khi có lợi cho nhà nước nữa là.
Đến khi nghiệm thu đường ống phun sương, Điều hành viên tiến hành trả điện lại. Họ báo lên trên, để họ gọi lên Điều độ miền tiến hành trả điện cho máy biến thế 1T.
-  Điều độ gọi Hoa Mai
Điều hành viên chờ tiếng gọi theo thể lệ quen thuộc.
- Hoa-Mai nghe…
- Trạm Hoa Mai cho kiểm tra trên nóc máy biến thế không có gì bất thường rồi, phải không?
- Đúng! Máy 1T không có gì bất thường…
- Hoa Mai cho mở các tiếp địa có tên sau đây: 231-03 và 131-03. Sau đó tiến hành đóng các cầu dao sau: 231-3 và 131-3 (Ban sáng không mở các cầu dao vào thanh cái phải không?).
- Đúng rồi, các cầu dao thanh cái đang đóng! Bây giờ Hoa Mai sẽ mở các tiếp địa có tên sau: 231-03  và 131-03; Sau đó,  đóng các cầu dao 231-3 và 131-3.
- Đúng rồi! - Điều độ xác nhận đã đúng.
Các điều hành viên tiến hành theo mệnh lệnh đúng đắn, và thận trọng báo lên trên từng thao tác một. Nhưng nỗi lo của mọi người vẫn còn thấy có điều gì đó không ổn và điều nghi hoặc ấy xảy ra.
Khi Điều độ miền cho tiến hành đóng máy cắt 231 và 131, tức thì máy biến thế 1T và 9T đồng thời bật ra, cũng với rờ-le 50REF. Dòng tải bây giờ cũng lại đổ hết vào máy biến thế 2T, mà giờ này cao điểm chứ không phải như ban trưa, cho nên khả năng bật luôn máy biến thế 2T và dẫn đến sự cố lan rộng lại bị đe dọa một lần nữa.
Sau khi được điều hành viên kiểm tra máy biến thế 1T một lần nữa, không có gì bất thường. Nhưng khi đóng điện lại vẫn cứ bật ra, mọi người nhìn anh Nam (chắc chắn anh đã đấu sai mạch nhị thứ rồi!). Khổ nỗi anh không có giấy đăng ký công tác trái với quy định trong ngành, cho dù anh có làm đúng đi chăng nữa cũng không được phép. Trung Dân nhìn Trung Phan cầu cứu trách nhiệm, anh Nam cũng biết lỗi, họ bắt đầu thảo luận:
- Thôi mình cứ xin đóng lại 9T, với điều kiện cô lập rờ-le 50 REF. Máy biến thế này còn mới vì vậy từ dư trong gông từ làm ảnh hưởng đến rờ-le này, có lẽ xin cô lập hẳn; còn máy 1T chắc mình đã đấu lộn tín hiệu vào rờ-le nghịch một pha.
Trung Phan gọi điện thẳng lên ông Phó giám đốc kỹ thuật:
- Dạ! Bên Điều độ họ đòi xin chữ ký ngay! Trạm khẳng định là 9T bật do từ dư làm sinh dòng xung….Dạ, tật này khiếm khuyết từ lúc mới đóng điện…xin cô lập rờ-le 50REF luôn hẳn.
Gọi xong Trung Phan nhìn đồng hồ dòng điện của máy 2T, kim đồng hồ vạt sát góc phải. Trung Phan lắc đầu:
- Tình hình thế này cũng xin chữ ký xong, chắn rã lưới điện là chắc. Nói miệng rồi làm thủ tục sau.
Nhưng tức thời sau đó bộ đàm gọi trạm Hoa-Mai:
- Trạm Hoa-Mai cho đóng ngay tức thời máy biến thế 9T, rờ-le 50 REF đã được cô lập?
- Trạm Hoa-Mai nghe rõ! Cô lập rờ-le 50REF, sau đó tiến hành đóng điện máy biến thế 9T.
Trạm Hoa Mai đã cô lập rờ-le 50REF trước đó rồi, chỉ đợi lệnh là thi hành ngay thao tác đóng điện. Và họ đã đóng điện thành công 9T, tải  máy biến thế 2T giảm ngay phân nửa…Giờ phút căng thẳng đã qua, không có tuyến đường dây nào bị sa thải phụ tải và máy 2T không bị bật. Điều độ nghi ngờ có ai đó nhún tay vào mạch nhị thứ máy 1T, nên họ cho cô lập để tiến hành kiểm tra lại từ đầu. Lúc này đã qua giờ đổi ca, nhưng vì sự cố của ca trước nên Phan Quang Thông đứng ngoài xem xét. Hắn cho rằng anh Nam đã đấu sai thứ tự pha của rờ-le 87T máy 1T rồi.
     Tối hôm đó đội thí nghiệm công ty Truyền tải Điện phải có mặt tìm nguyên nhân sự cố. Anh Nam cũng là người của đội, được chia ra đấu mạch nhị thứ các lộ tại trạm Hoa Mai, nên gãi đầu khi toán công tác vừa xuống:
- Mình làm không phiếu…biết ra là chết mình. Mình đã đảo dây lại rồi! Nghĩ cách gì giúp mình đi…
- Cắt thưởng chứ giúp gì… - Mọi người nói vui, rồi tìm kế viện  dẫn - Hay là báo rằng rờ-le này có tiếp điểm một pha tiếp xúc không tốt, nếu nó tiếp xúc hai pha cũng dẫn tới bật máy biến thế như thường.
- Hay là vậy nhe! - Nam năn nỉ mọi người.
      Mọi người kéo nhau đi uống nước cho có vẻ lâu lâu, rồi vào làm thủ tục.Thế là  trong thời gian ngắn mọi người đã tìm được nguyên nhân (-Giỏi quá! - Họ tự khen mình), rồi cho đóng điện máy biến thế 1T lại thành công.
     Việc xin cô lập rờ-le 50REF máy biến thế 9T ( nhờ lúc trưa chuyển đổi nấc sai, đã có quá trình thau dợt), nên khi đưa máy 9T lại thành công không để bật máy biến thế 2T hoặc một tuyến đường dây nào cũng được cấp trên khen…quá trời. Nhưng người vào ca tối là Phan Quang Thông được trực tiếp nghe lời khen của ban lãnh đạo (sự vụ được bịt kín), nên hắn rất hân hoan.
                                                               *  *  *
 
Phan Quang Thông muốn ép Trưởng trạm từ chức từ lâu, nên việc phán đoán anh Nam đấu ngược thứ tự pha rờ-le 87T máy biến thế 1T được hắn ca ngợi như một thiên tài. Việc để xảy ra sự cố những người đương ca buộc phải giấu giếm đi. Những người theo phe hắn chỉ biết mập mờ và vuốt đuôi, họ đều tin rằng hắn vượt trội trưởng trạm Hoa Mai và cũng tin rằng cấp trên sẽ thay đổi vị trí Trưởng trạm. Người thay thế không ai khác cũng chính là hắn.
Khổ nỗi Trung Phan xem đó như việc cạnh tranh lành mạnh, anh thừa nhận mình đã tụt hậu hơn Phan Quang Thông nhiều. Tâm trạng anh đầy âu lo, anh cũng từng nghĩ đến việc nghĩ việc. Anh chán nản mỗi lần đi họp, cấp trên đều trách cứ anh còn Phan Quang Thông đều được ngợi khen. Tay chân mình bị dị ứng da, lúc họp ra ngoài giải lao mọi người hỏi thăm, được Phan Quang Thông trả lời cho:
- Bị Si da thời kỳ cuối!
     Nữa chơi nữa thiệt, mọi người toé cười nhưng rất tin. Họ nghĩ rằng Trưởng trạm chưa vợ,  lăng nhăng là chắc có. Vẻ mặt của Trung Phan sượng sùng, phản ứng không nhanh nhạy nên có bị AIDS không mình cũng không rõ. Hôm đó đi họp, anh rất muốn từ chức.
     Phan Quang Thông càng lúc càng muốn làm khó với Trưởng trạm, hắn đột ngột đòi đi hành chánh chứ không chịu đi ca nữa. Hiện tại, vị trí Trưởng ca đang thiếu mọi người buộc phải đôn ngày nghĩ, để làm thay ngày của hắn. Mọi người kháo nhau:
- Đằng nào lên chức trưởng Trạm cũng phải đi hành chánh…
     Tình hình chia làm hai phe, một theo Phan Quang Thông ý như nói hắn sẽ là Trưởng trạm trong nay mai .                                                               

  

 Kim trong bọc, rồi cũng lòi ra.                 


Việc phát lương được anh giao cho Quỳnh Nga, cùng nàng đi lãnh tiền trên công ty. Ghé nhà nàng để lập hệ thống sổ sách lương khác, anh em cứ thấy mình bị trừ điểm lương hoài, hỏi Trung Phan ưỡm ờ:
- Mầy hỏi tao, tao biết hỏi ai!
- Anh nói vậy sao được…anh là Trưởng trạm mà lại.
Rồi cũng không ai thắc mắc gì nữa, công việc bớt xén lương trơn tru như vậy được nữa năm. Một hôm tình cờ những người bảo vệ tại trạm gọi điện cho những người bảo vệ công ty việc thi nâng bậc rồi họ hỏi đã có lương chưa? (hôm đó đúng vào ngày cuối tháng):
- Trưởng trạm của anh với chị Quỳnh Nga lãnh từ sáng kia mà…ở dưới chưa phát à?
- Ừ! chắc tại Trưởng trạm mình đi công chuyện đâu rồi. Ngày hôm nay cũng có thôi, có trước hết trước…
- Hì..Hì..Hì, mình cũng hết rồi! Lương tháng này bảo vệ được chấm lên đó. Muốn mình fax về bảng chấm lương không.
- Ừ! Có thì fax đi, cám ơn trước.
Thế rồi sự việc nhanh chóng bị đổ bể ngay sau đó, những người điều hành và bảo vệ coi trước được bảng lương của mình là bao nhiêu. Trong khi đó, Trung Phan lại hì hục tráo đổi con số lương của mọi người, xong xuôi đưa cho Quỳnh Nga về trạm phát cho anh em.
- Ủa? Sao lúc nảy mình cộng lại được một triệu hai, sao bây giờ cộng lại có chín trăm tư thôi…
- Ủa? Mình cũng vậy…
- Ủa?
      Hết người này cầm tiền là thắc mắc, người khác thắc mắc. Cuối cùng sự việc lộ tẩy, xem ra lưới trời lồng lộng, khéo đến mấy cũng đến ngày phải đền tội. Trung Phan chẳng hay chẳng biết, hí hững đi từ ngoài trạm vào, nghe mọi người nói  đang thu thập chữ ký thưa mình, mặt mày tái mét lúc này có ân hận cũng đã muộn.


Trạm Hoa Mai là trạm kiểu mẫu mấy năm nay, được vinh dự nhiều lần đón tiếp Thủ tướng Chính phủ tới thăm, được cả nước biết đến…thế mà lại để xảy ra điều tệ hại ấy. Sự việc bớt xén lương được thưa gởi thẳng đến Giám đốc, như một cú tát vào mặt Công ty Truyền tải Điện.   

Giám đốc quyết định đình chỉ chức Trưởng trạm của Trung Phan, chịu kỷ luật tạm thời tại văn phòng Công ty, chờ kết luận của ban điều tra mới có hình thức kỷ luật thích ứng, có khả năng đưa sự việc giao cho Công an điều tra xử lý.
Mất chức Trưởng trạm, giờ có khả năng phải  mất việc làm và phải ngồi tù, Trung Phan hết sức buồn bã, tự đặt câu hỏi  rằng tại sao mình không nghĩ đến những ngày này nhỉ? Sáng vào căng tin của công ty, bàn ăn của anh rộng thênh thang, chẳng ai dám ngồi chung bàn với anh, gặp người quen mời ngồi họ đều kiếm cớ đi nơi khác. Anh cười không ra cười, miệng méo xệch trông rất đáng thương. Nhưng nụ cười đó chẳng có tác dụng nữa, còn bị người ta cười lại: “Ăn chi có mấy đồng lương ít ỏi của anh em công nhân, giờ công ty cho anh ngồi chơi xơi nước”.
Anh năn nỉ giám đốc, rằng sẽ trả lương lại cho anh em. Anh xin ở lại công ty làm việc gì cũng được, chứ đừng bị đuổi việc. Giám đốc lắc đầu không tiếp anh, nhưng có một tình tiết mà ông biết, số tiền mà Trung Phan lấy đi của anh em công nhân không vào túi anh. Nhưng anh không hề đổ thừa cho Quỳnh Nga, mà chịu hoàn toàn trách nhiệm chuyện mình làm. Ngấm ngầm làm ông cũng có xúc động trước động thái này, nên ông khó xử và cũng không thèm hỏi, tự nhủ: chuyện đại sự, lại để cho tình cảm lấn lướt.               
Lúc nào, tình hình ở các Công ty Truyền tải cũng trăm công nghìn việc. Văn phòng của công ty tấp nập người đến người đi, người xin chữ ký giám đốc, người mang vật tư về cho cơ sở mình. Do vậy, việc của Trung Phan làm có ém nhẹm đi nữa khó mà qua mắt thiên hạ.
Nhưng xem ra cách chức Trưởng trạm cũng đã thoả đáng rồi, tiền anh cũng đã bồi hoàn lại cho anh em công nhân, ngoài ra nhân cách của anh cũng đáng yêu: sẵn sàng hy sinh chức Trưởng trạm để che chắn hoàn toàn cho một người con gái. Tình lý khó xử, chưa có một người nào để Giám đốc nghĩ ngợi nhiều như Trung Phan. Cuối cùng ông quyết định anh làm đội Trưởng đội Đường dây, nhiệm vụ của đội là đi phát hoang cây cỏ dưới đường dây 500 kí lô vôn. Xem ra xử lý anh như vậy cũng có lý, từ Trưởng một trạm điện có tiếng, nay chuyển sang đi phát hoang là thoả đáng.
Việc các cơ quan nhà nước xử lý nhẹ tay các nhân viên , là điều thường thấy lúc bấy giờ.


Cũng Trưởng nhưng không đã

Từ khi Giám Đốc cho làm Đội trưởng Đường dây 500 kí-lô-vôn. Anh phải vào rừng chỉ huy các chốt trạm chặt phá cây rừng đang mọc phía dưới dây dẫn, có khi phải nằm trong rừng một tháng trời.
Ngày đầu anh rất nhiệt tình, vừa đi tới nơi chốt Đồng Xuân là hối thúc anh em vào rừng ngay. Tưởng gần đường, nào dè phải băng rừng gần bốn cây số mới tới nơi đường dây đi qua, là đã quá trưa. Chốt Đồng Xuân chỉ có 12 người, mà Trưởng chốt phải làm thêm công việc hành chánh nên thường ở nhà, phải một người ở lại trực máy để khi Công ty cần kíp liên hệ có người đáp ứng ngay. Đúng ra, tổ Trưởng Công đoàn cũng ở nhà. Nhưng anh cho là chức cỏn con cũng bày đặt chảnh, bắt anh ta theo luôn nên người này thoáng nghĩ anh có phong cách tích cực hơn ông sếp trước.
Ngày đầu tiên Trung Phan cũng ra chặt cây, mặc dù lúc đó đã quá giờ trưa, hiếm khi những người làm việc cho nhà nước ít chịu bám công việc đến giờ này. Mọi người đói meo, vừa liếc nhìn anh căm ghét nhưng cũng sờ sợ ông sếp mới, nên phải cố mà làm. Trung Phan chặt cây rất nhiệt tình, bức phá cây rừng khoảng hai trăm mét, rồi trước mặt anh là một đám tre lồ ồ không nằm dưới đường dây. Nhưng  có một nhánh mọc cao hơn hết, có chiều hướng cong vào đường dây. Phía ngọn có nhiều vết nám do điện phóng, anh nhìn nó rồi quyết định chặt tận gốc. Anh hỏi mọi người:
- Anh em có ai biết, trong các loại cây. Cây nào mọc nhanh nhất?
- Cây tre, mọi người đều đồng thanh trả lời, làm Trung Phan cụt hứng.
- Ờ!
      Thì ra là họ ở trong rừng, mà mình còn đi đố họ làm chi! Anh gường gượng giải thích thêm:
- Cây Tre nghe người ta nói, có khi chỉ một đêm là mọc lên bốn mét.
- Nghe gì! Ở đây tụi em thấy hoài. Đi khai hoang là sợ nhất cây tre, thường phải bứng gốc nó mới xong.
     Trung Phan liếc nhìn bụi tre to bè, giờ này đã gần hai giờ trưa mà trong bụng chưa có một hột cơm. Anh muốn ngày đầu cho đám đàn em thấy mình năng nổ, nhưng bứng gốc bụi tre này là cả một kỳ công.
- Trước mắt chặt nó đi! mai mốt tính sau! - Anh nói và ngẫm lại mình vẫn còn năng nổ.
     Anh lại cây tre đó chặt cho nó vài nhát, liền nghe mấy người kia bảo:
- Anh phải cột dây vào, kẻo ngã vào đường dây là bị phóng điện, cháy như chuột thui bây giờ…
- À…quên! Ai leo lên cột dây cho anh đi.
- Anh chặt nó mấy nhát sắp đứt !Ông nội thằng nào dám leo lên. Nó ngã vào đường dây là tiêu mạng tụi em sao!
- À… - Trung Phan bắt đầu lúng túng, rồi anh chỉ tay vào chỗ giữa cây - thôi cột vào đó đỡ đi.
Một người đứng trên vai Trung Phan, cột dây phía trên tầm anh ta với tới. Anh ta leo xuống, rồi bỏ chạy ra phía xa xa.
- Sao vậy? sao bỏ chạy ra ngoài hết vậy?
- Tụi em không dám kéo, vướng mấy cây phía trong nó đàn trở lại là vào đường dây.
Trung Phan bắt đầu cảm thấy khó khăn. Đúng là nguy hiểm quá mà mình không biết. Anh xem xét lại cây tre, bắt buộc phải chặt rồi, đằng nào nó cũng ngã vào đường dây. Xem ra khó sai bảo người khác được, mình là đội trưởng nên phải đi đầu. Trung Phan ngoắc những người kia lại, ý anh là muốn cột sợi dây thừng cho chặt:
- Anh em cột dây thừng dùm tôi vào cây Gòn kia đi! Cột sao để tôi có thể tháo mối ra dễ dàng.
     Một số người lôi dây thừng sang cây Gòn phía ngoài, cách đó khoảng bốn thước. Họ ghì chặt dây vào đó xong, rồi cũng tản ra chỗ khác, ái ngại nhìn Trung Phan chặt phá cây che. Trung Phan biết là nguy hiểm lắm nhưng lỡ làm đội trưởng, phải gáng thôi. Anh chặt thêm vài nhát nữa, cây tre đứt hẳn. Nó vẫn  đứng thẳng, gốc vẫn còn tì trên chỗ chặt một ít.
Trung Phan đem rựa ra ngoài, anh đến bên cây Gòn rồi nắm đuôi dây thừng. Anh bậm môi rút sợi dây thừng ra và bỏ chạy. Cây tre nhè nhẹ ngã từ từ vào hướng đường dây, ngọn nó quét ngang và còn khoảng bốn tất nữa mới trúng dây. Ấy vậy, điện từ đường dây 500 kí-lô-vôn phóng ra. Tiếng nổ chát chúa đánh ầm một cái. Cây tre bốc cháy mặc dù còn tươi, điện 500 kí-lô-vôn tương đương 500 ngàn vôn, hỏi cây cỏ nào chịu nổi.
Trung Phan vừa chạy vừa nhìn mình không có bị gì, lúc bình tĩnh lại anh không ngờ mình chạy quá xa và qua mặt anh em một đoạn. Anh gãi đầu có vẽ như mình thuộc loại đại nhát gan, rồi cho anh em thu dây thừng lại.
- Anh ơi - Họ bảo với anh - Hình như đường dây bị bật ra mất điện rồi, không còn nghe tiếng reo trên dây nữa.
- Chết rồi! Vậy…chặt cây tre ra nhiều khúc, rồi đem liệng xa ra ngoài!
     Trung Phan ra lệnh xong, liền lại bộ đàm của ngành điện mở lớn. Anh nghe máy báo, đúng là mất điện trên đường dây 500 kí-lô-vôn. Toàn miền bị ảnh hưởng, sự việc thật nghiêm trọng, chỉ vì một cây tre mà thôi.
- Rút! - Anh ra lệnh cho mọi người.
      Bọn họ quay trở ra xe, lúc đó cũng đã xế chiều. Họ mới bắt đầu ăn nhậu. Biết mình có lỗi lớn trong việc mất điện vừa rồi, Trung Phan chôn chặt trong lòng bằng cách uống nhiều rượu vào. Ngày hôm đó anh say bí tỉ.
Mấy ngày sau, anh đi làm không nổi, chỉ cho người tiếp tục đi khai hoang. Họ trở về báo cáo, rằng đã làm sâu trong rừng, chặt cây nhiều vô kể. Anh chỉ việc viết báo cáo, xin xăng, ghi ngày công (chấm công cả hai ngày nghĩ cuối tuần), nên lương của họ cao hơn trước đây. Chiều nào cũng vậy, họ đều rủ rê đi nhậu:
- Làm cực quá anh à! Không nhậu không ngủ được…
- Đúng là cực thiệt! Công ty cho chốt này chỉ có mười hai người làm sao xuể?
- Anh biết không! có khi tụi em vừa chặt xong là ở chỗ khác lại mọc, cứ vậy mà chỉ có mấy người thôi. Anh có cách nào xin thêm người về thêm không?
- Em có người em. Nó cũng muốn vào làm phát hoang. Nếu anh lo được cho nó vào, em đãi anh chầu nhậu tối nay.
      Họ kéo nhau đi nhậu. Hôm nào cũng bị anh em ở chốt Đồng Xuân “đưa lên đường”, Trung Phan uống không lại họ. Còn kéo nhau đi ca Karaoke nữa, có chỗ ca hát bình thường có chỗ cũng trá hình.
       Tối về, Trung Phan cứ hay lẩm nhẩm: “ở đây cực nhọc quá! May mà mình còn làm đội trưởng”. Trung Phan tiếc nối những ngày còn vận hành, trong Công ty Truyền tải Điện, chỉ có vận hành Trạm biến áp là nhàn nhã, mà còn được mọi người yêu quý. Anh hối hận để xảy ra việc lấy cắp tiền công nhân, nên mới nông nổi này. Anh nhớ Quỳnh Nga da diết, nhưng anh cũng giận nàng vô kể. Từ ngày anh bị cách chức Trưởng trạm chưa hề nghe Quỳnh Nga gọi điện hỏi thăm một câu. Nghe nói nàng ở tại trạm Hoa Mai cũng cảm thấy ngột ngạt và anh chỉ biết tin tức có vậy.
    
Tối về nằm bứt rứt, có hôm không tắm nổi và cũng không ngủ nổi. Anh chẳng thèm giăng cả mùng, rượu vào nhiều nghe nóng nực. Anh cứ nằm bừa ra cái nền nhà, muỗi rừng đâu phải là ít.
- Giám đốc ơi ! Tôi nhớ nghề vận hành quá…ai mà kỹ sư lại đi chặt cây…Hu ..hu

Anh rên rỉ nhưng không khóc, chỉ làm bộ cho thư giãn cái đầu mình một chút, rồi ngồi lên:
- Thôi mình ra đường dây xem hiện tượng Vầng quang! Có ai đi với mình không, mình thích ngắm hiện tượng Vầng quang trên dây dẫn 500 kí-lô-vôn, chỉ có cấp điện thế 500 kí-lô-vôn mới có hiện tượng Vầng quang thôi.                   

Lúc bấy giờ, Giám đốc rất rối trí vì sự cố liên miên xảy ra. Mất điện đường dây 500 kí-lô-vôn liên tục mà không rõ nguyên nhân gì. Phần lớn, thành phố cũng mất điện theo và báo chí đăng tải những tổn thất mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải gánh chịu, ảnh hưởng nhiều đến chỉ tiêu mà cấp trên đưa ra. Báo chí đăng tải những mất mát thiệt hại ngoài xã hội, khiển trách ngành điện. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc được và khiển trách Công ty Truyền tải Điện nhiều lần, phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân. Theo như họ nghi ngờ, do Đội đường dây 500 kí-lô-vôn không chặt cây phát quang thường xuyên, để qua vẹt vào đường dây gây phóng điện và mất điện. Các rờ-le báo khoãng cách kí-lô-mét rất chính xác.

Sau khi loại trừ các nguyên nhân, nguyên nhân chính được nhận định là do phát hoang ẩu tả. Trong khi đó, các giải trình công tác khai hoang dưới đường dây, được Trung Phan gởi về đầy đủ. Ai cũng nghĩ rằng đội của anh quản lý đường dây tốt, sau khi bị cách chức trưởng trạm Hoa Mai .
Các sếp căn cứ trên các phí công tác, Truyền tải Điện giữa hai miền (cùng quản lý tuyến đường dây 500 kí-lô-vôn bắc nam) đổ thừa cho nhau. Cuối cùng họ phải âm thầm mò mẫm sang đất của nhau, nên phát hiện miền trong còn quá nhiều cây va vào đường dây, rồi báo cho Tổng Công ty Điện Lực để qui trách nhiệm về ai. Đến khi, các vị xếp trong Tổng công ty Điện Lực, đích thân vào rừng thì phát hiện cả gần chục cây số. Cây rừng đâm thẳng lên trên đường dây 500 kí-lô-vôn, hỏi sao không phóng điện. Họ đề nghị cách chức Trung Phan và cả ông phó phòng kỷ thuật cũng bị vạ lây. Thế là điểm thi đua của Truyền tải điện miền trong giảm sút ở thời điểm cuối năm, nên bị xếp hạng vào loại cuối cùng. Một điều trớ trêu nữa, các Truyền tải khác được xếp loại trên nhưng đề cử người xuất sắc ít. Trong khi đó Truyền Tải miền trong đứng cuối, lại có đến sáu người được đề cử xuất sắc, lại thêm trong những người được đề cử xuất sắc có một người được Tổng Công ty đề nghị kỷ luật, vì trưởng phòng kỹ thuật cũng không đi sâu đi sát vào đường dây 500 kílôvôn để cho sự cố chủ quan xảy ra liên tục.
Trung Phan lại bị kỷ luật và thôi không còn được tín nhiệm ở cương vị Đội trưởng đường dây 500 kilôvôn nữa. Tạm thời được đưa về đơn vị, chờ xử lý. Anh phải tạm thời bảo quản các bình chữa cháy, một công việc cũng phòng chống cháy nổ khá nặng nhọc. Lúc này anh không muốn làm chức này chức nọ nữa, muốn là người bình thường và trở lại nghề điều hành. Anh muốn xuất phát lại từ đầu từ một trạm điện. Hiện tại anh rất muốn xin về lại Trạm điện Hoa Mai.


Cần có sự phân cấp để quản lý tốt hơn.
      

Ngành điện đã có sự phân cấp ngay tức thời để có sự quản lý chặt chẽ hơn. Tổng Công ty Điện lực đã trao hẳn quyền hành cho các công ty Truyền tải tự phân cấp trao quyền quyết định cho các cơ sở. Công ty Truyền tải chia nhỏ ra bốn vùng Truyền tải nhỏ. Mạng lưới điện được chia đều, các trạm biến điện cũng thế.
Trong lúc chia tách ra như vậy. Trạm Hoa Mai như đứa con ghẻ, hết đội này từ chối nhận đến đội kia từ chối. Cuối cùng công ty Truyền tải ép buộc Truyền tải điện vùng 2 phải nhận về quản lý. Tất cả phải nhanh chóng quản lý theo lối tư duy mới đó, tình hình ngoài xả hội cũng như nền kinh tế thị trường đòi hỏi, các doanh nghiệp nhà nước phải chuyển mình.
Mặc dù vậy, lối tư duy cũ cũng vẫn còn sót lại đó. Ngay cả cấp cao nhất của công ty cũng vướng víu lại những chuyện còn tồn tại.
Trạm Hoa Mai được thay thế Trưởng trạm mới là Phan Quang Thông. Công việc kế toán của Quỳnh Nga đang làm cũng có người bàn ra tán vào, nên công ty quyết định đưa thêm nhân viên kế toán có bằng cấp về trạm Hoa Mai.
      Trong ngành điện mọi người được ân huệ, là được dẫn dắt người thân vào làm: Gọi là hình thức bảo lãnh. Phần lớn những người được vào làm đều có “gốc gác” trong công ty, đều này dẫn đến nhiều điều nực cười, có khi lỡ đụng chạm phải một người là đụng chạm cả người thân thuộc khác.   
      Ông Bí thư Đảng Bộ khối Truyền tải Điện có cô em gái tên là Lệ Hoa, được ông bảo lãnh vào làm. Ông gởi em mình làm quen công việc ở trạm Hoa Mai, chứ không giữ ở Văn phòng Công ty. Lệ Hoa, nghe đâu có đến hai bằng Đại học: Một bằng Đại học kinh tế, một bằng Đại học ngoại ngữ. Vừa học giỏi, lại vừa có gốc lớn. Nên không tránh được kêu ngạo, luôn nhìn Quỳnh Nga có nửa con mắt…
Theo nguyên tắc, Lệ Hoa còn đang hưởng lương thực tập. Ngoài việc có mặt đều đặn, cô có quyền chỉ ngồi coi những công việc được những người tiền nhiệm làm. Cho nên mới có chuyện, Quỳnh Nga nhờ cô nàng đánh chữ để gởi báo cáo cho Đội trưởng, mà Quỳnh Nga cũng đã có ý thăm dò: “Nếu như không thích đánh chữ thì cũng có thể ngồi chơi, vì công việc sắp tới của em chắc thường phải đánh máy chữ”. Chỉ bao nhiêu đó thôi mà cô làm chuyện rắc rối như thế này. Khi ông anh hỏi cô đi làm thấy thế nào, thì cô bảo chưa chi đã bị “đì”. Tình ruột thịt có thể vì thế mà xót xa, thay vì hỏi rõ ràng hơn thì ông anh lại muốn làm cho ra lẽ (vì mình có ảnh hưởng với Giám Đốc mà!).
Ngày hôm sau, ngay tại căn tin của Công ty. Ông trình bày với Giám Đốc rằng: “Ông Trưởng đội Truyền tải Điện không quản lý nhân viên đội mình cho kỹ lưỡng, để họ tự tung tự tác, điều binh khiển tướng lung tung. Đứa em của ông còn trong thời gian thực tập, đã bị sai làm đủ thứ việc”.
Ngay sau đó, Giám đốc cho gọi ông Trưởng đội Truyền tải Điện vùng 2 lên gặp ngay. Ông Trưởng đội chưa rõ ràng sự việc (vì sự việc đó có lớn lao gì đâu mà phải để ý), cứ nghe Giám đốc trách móc ông vẫn lẳng lặng nghe. Rồi ông cho gọi Quỳnh Nga, nàng tái xanh mặt mày (vì hai năm nay vào làm, chưa gặp giám đốc một lần), chắc có chuyện sai phạm gì lớn rồi.
Ông Trưởng đội kể sơ qua về việc thắc mắc của Giám đốc, rồi hỏi tại sao nàng lại có ý trù dập sớm thế. Quỳnh Nga muốn ôm mặt khóc, rồi nàng cố trấn tĩnh, kẻo không phân trần được việc này, nhiều người sẽ nghĩ nàng sai:
- Hôm qua, em có nhờ Lệ Hoa đánh máy chữ dùm em, để sớm có báo cáo. Từ trước tới giờ chưa hề sai bảo một việc gì, em còn hỏi cô ấy có thể tiếp chị được không? Cô ấy gật đầu sẵn sàng và còn làm nhanh vô cùng. Thấy cô ấy có vẻ hài lòng và vui lắm. Không dè lại trách em là trù dập. Giám đốc không tin cho em gặp mặt cô ấy, để đối chất với trước mặt Giám đốc, xem cô ấy có nói gì.
Giám đốc suy nghĩ một lúc rồi gật gù, nhìn sang ông anh của Lệ Hoa có vẻ không hài lòng. Chuyện cỏn con thế mà ông đem ra xử giữa “công đường”, nhưng Giám đốc muốn gặp Lệ Hoa thì chuyện xem ra mới thoả đáng:
- Anh nhắn người nào gọi Lệ Hoa lên gặp tôi!
Thấy không xong và có vẻ chuyện chẳng ra gì mà để lãnh đạo Công ty giải quyết. Ông Bí thư muốn đích thân, tìm gặp con nhỏ em, sao nó lại đẩy mình đi quá trớn.
Ông anh gặp em gái mình hỏi qua loa vài câu là biết tẩy ngay cô em chỉ tổ muốn gây thanh thế và ông là người bị cô em điều khiển cuộc chơi, làm cho ông phải vào một thế khó ăn nói với Giám đốc. Lệ Hoa không dám lên gặp Giám đốc, ông phải đứng ra lãnh nợ thay.
Câu chuyện đến đó cũng chỉ là những chuyện cỏn con, nhưng hôm đó Lệ Hoa không chịu đi làm. Lệ Hoa bảo là ở đây lương thấp và cô đã xin được việc ở một công ty nước ngoài nào đó, rồi cô nghỉ hẳn. Cô cũng không chịu làm đơn từ gì hết, làm cho ông anh của cô (là người bảo lãnh) thêm một lần nữa khó ăn khó nói với Giám đốc: “Chỗ làm này đâu phải muốn vào muốn ra như đi chơi vậy!”
- Giám đốc chỉ trách có thế, nhưng ông Bí thư nghe rất tức tưởi.
 
 
  Làm lại từ đầu theo lối tư duy mới.                                                                                                         
      
 
Trung Phan đợi mọi chuyện lắng dịu. Anh tìm gặp ông Đội trưởng vùng 2 để trình nguyện vọng, muốn xin về lại trạm Hoa Mai và muốn bắt đầu mọi thứ lại từ đầu. Ông Trưởng đội lúc này cũng là người có quyền và chịu trách nhiệm khu vực mình quản lý. Trung Phan đã vận hành được nhiều năm, và cũng có khá nhiều kinh nghiệm trong công tác này, trong khi đó công tác đào tạo điều hành viên còn quá ư chậm chạp, nên chấp nhận nguyện vọng ấy. Trung Phan được thuyên chuyển công tác về lại trạm Hoa Mai. Ngay từ đầu, Trung Phan nghĩ mình muốn làm lại từ đầu thì hãy hoạt động công đoàn như cũ.
Trong bản tin Công đoàn hằng tháng của Tổng công ty Điện lực, có bài viết khá đặc biệt của Trung Phan.
    “Đứa con một tuổi rưỡi”.
“Có một lần, tôi gặp một nhà văn, người ấy bảo tôi rằng, muốn viết văn phải liên tưởng biện chứng thật là giỏi.
Thưở ấy, tôi nào có biết liên tưởng biện chứng là gì. Nhà văn thí dụ cho tôi câu chuyện: Có một ai đó bỏ rơi đứa con mới một tuổi rưỡi, nhưng nó bị bệnh sốt tê liệt nặng. Toàn thân bị cong ngược lên, tư thế nằm y như chỉ có đầu và mông chạm trên chiếc giường. Một cô giáo mang đứa trẻ về nuôi, nó chỉ là một khối thịt và chỉ có biết ăn và ị bậy mà thôi, không khóc la không có hồn của một con người bình thường. Có người bảo nuôi đứa bé đó chẳng ích lợi gì, hay cứ tiêm cho nó một mũi….Cô giáo không chịu.
Nhà văn hỏi tôi, theo như anh thấy sự việc đó nên xử trí thế nào? Thật sự tôi không đủ sức trả lời câu hỏi đó, nhà văn mỉm cười bảo: Tôi đang nói về phép liên tưởng biện chứng chứ không yêu cầu anh phải trả lời. Bây giờ anh cứ chỉ vào một một đồ vật bất kỳ, tôi sẽ tìm mối liên hệ giữa đồ vật đó và câu chuyện của cô giáo lúc nãy.
Là sao? Thật ra tôi không hiểu. Nhưng khi ấy tôi chỉ bừa vào một cái đồng hồ treo tường. À được rồi, nhà văn đồng ý.
 Anh thấy đấy, nhà văn nói: Đồng hồ treo tường có một cây kim dài chỉ phút và một cây kim ngắn chỉ giờ. Cây kim nào cũng có công cụ của nó cả, muốn coi phút ta coi cây kim dài, muốn coi giờ ta coi cây kim ngắn. Cây kim ngắn kim dài khác nhau đều có công dụng và đôi khi nó như nhau (60 mươi phút là một giờ mà). Cả hai đều có tác dụng phục vụ xã hội, phục vụ loài người, nếu không có đồng hồ thực sự khó khăn vô cùng. Trở lại câu chuyện của cô giáo lúc ban nãy, cô giáo không phải nuôi một khối thịt thừa thãi. Việc cô giáo làm là việc nuôi đứa con. Tự như là duy trì cho xã hội nhân phẩm của một con người. Trong khi ấy cô lại là một nhà giáo, là người duy trì giáo dục của mọi thế hệ. Việc làm của cô giáo tuy thấy có thể gọi là thừa thãi nhưng công dụng của việc làm đó mang tíng giáo dục rất lớn, gọi là có giáo dục nghĩa là có công dụng hữa ích cho xã hội. Tựa như cây kim ngắn, tuy khác nhau nhưng là một, cứ hãy phục vụ lợi ích của con người thì sẽ không bị đào thải. Nếu cô giáo không nuôi nấng đứa bé, thì có thể loài người không còn thấy chính xác nhân phẩm của con người còn đâu nữa, tựa như không thấy cây kim dài hoặc kim ngắn trên mặt đồng hồ và chắc chắn không biết chính xác là bao nhiêu giờ. Hai sự việc khác nhau nhưng giống nhau ở chỗ: Không có nó không được và đều cần thiết ở chổ đều phục vụ lợi ích xã hội, cái gì phục vụ xã hội thì nó không bị đào thải. Tưởng chừng như hai chuyện khác nhau, nhưng nhà văn tìm ra mắc xích chung của nhau. Tôi tấm tắc khen ngợi nhà văn hết lời, nhưng vẫn chưa chịu tôi liền chỉ ngay vào vật khác, biết đâu đồng hồ nhà văn đã nghĩ qua rồi. Vật mới tôi vừa chỉ là một cục phấn viết bảng, xin ông tìm mối liên hệ giữa cục phấn viết bảng và câu chuyện cô giáo.
           Nhà văn cười gằn, rồi nói lưu loát: Cục phấn viết bảng mới là liên tưởng dễ hơn, đó là một vật luôn bên cạnh cô giáo. Nó có đầu to đầu nhỏ khác nhau, nhưng đều viết lên bảng dạy các em học sinh học tập. Có thể nói công dụng của nó là giáo dục. Cô giáo cầm cục phấn dạy các em nhỏ và cô giáo mang đứa trẻ bị bỏ rơi về nuôi là dạy cho chúng ta bài học nhân đạo. Chính vì vậy, việc làm của cô giáo có công dụng là giáo dục mọi người có nhân đức, tựa như đầu to hay đầu nhỏ của cục phấn, đều viết lên bảng những điều bổ ích, không có đầu phấn nào là thừa thãi cả. Nó cũng giống kim ngắn kim dài của đồng hồ, đều có công dụng tác dụng riêng biệt nhưng chung quy là nó đều phục vụ lợi ích loài người.
Nghe nói đến đó tôi thích thú vô cùng,như đã nắm bắt được phép liên tưởng biện chứng, tôi cảm thấy thích thú vô cùng.
           Đến năm nay, trạm biến điện Hoa Mai trở về với Truyền tải Điện đội 2, cũng được một năm rưỡi. Tự dưng tôi nhớ đến câu chuyện của nhà văn năm xưa, đi đâu tôi cũng liên tưởng đến việc xác nhập này và câu chuyện của một cô giáo nọ. Liên tưởng việc Truyền tải Điện đội 2 cưu mang Trạm Hoa Mai, nhưng không phải trạm Hoa Mai bị bỏ rơi và càng không phải so sánh huyễn hoặc nào. Cái cần liên tưởng là Truyền tải Điện đội 2 như mặt đồng hồ, các trạm điện như những cây kim chạy đều xung quanh. Mặt đồng hồ báo: “Mùa xuân không sự cố điện”. Truyền tải điện đội hai là cô giáo nuôi những đứa con, và để lại cho xả hội thấy công ích thật sự của việc nuôi nấng đứa bé.
Như vậy tôi có bài viết về phép liên tưởng biện chứng giữa trạm Hoa Mai và Truyền tải điện đội 2, xin bạn hãy cho điểm hoặc giả là bạn cho tôi vật gì, tôi sẽ tìm ra được mối liên hệ vật chất hiện hữu với câu chuyện nào đó. Mỗi lần về Truyền tải Điện đội 2, tôi đều thao dợt phép liên tưởng biện chứng để ngẫm nhiều điều thú vị trong cuộc sống”.
Quỳnh Nga rất thích đọc các bài viết của anh em công nhân, có lần ai đó nhắc tới tai nạn của chồng nàng (tuy không nêu tên nhưng nàng biết). Và nàng cũng là người thường được các Công đoàn bộ phận nhắc đến nhiều nhất, những lần họ thăm viếng họ đều ghi nhận trong các bài báo. Quỳnh Nga cũng muốn trang trải tâm tư của mình sâu lắng tựa như vậy, xuất hiện một bài trên mặt báo.
Nàng muốn có mặt một bài viết trên báo, ai có cười thì cười, nên nàng bắt đầu nghiên cứu công việc viết lách.
Đọc xong bài tạp bút, Quỳnh Nga nghi nghi là Trung Phan, có lúc đứng ngồi không yên mong gặp Trung Phan để hỏi “Phép liên tưởng biện chứng” là gì ?
- Anh viết bài gởi Bản tin Công Đoàn Điện lực Việt Nam phải không?
- Ờ…Tr, P là ai đó! - Trung Phan trả lời
- Còn ẹo ẹ nữa. Ghi tên Trung Phan trạm Hoa Mai rồi còn chối nữa. Bài viết đó của anh chứ ai, chỉ cho em phép “Liên tưởng biện chứng” gì đó đi anh. Nàng nắm vai anh lay động, Trung Phan chịu không nổi khai thiệt:
- Đúng là bài của anh viết đó, nhưng chủ yếu đưa một tình tiết để hấp dẫn người đọc thôi…Thật ra, đã là cách liên tưởng biện chứng rồi đó. Khi phân ban tới nay đã một năm rưỡi, trạm Hoa Mai nghe đâu năm đó không đội nào chịu nhận, đùng đẩy nhau có người ví trạm Hoa Mai như đứa con ghẻ. Nhân viết bài để gợi lại chuyện đó, thay vì mình ca ngợi sếp của mình dũng cảm. Nên anh nghĩ phải tìm cách gì viết cho rôm rã một chút .
- À! Thì ra là vậy, nhưng đọc thấy hay đó nha…
- Khỏi nói rồi, anh đọc hoài… - Trung Phan vỗ ngực xưng tên - Thật ra muốn viết báo cũng dễ. Thay vì mình ca ngợi một cái gì đó, mình cứ mườn tượng ví von một cái khác, lúc đó sẽ có cả khối chữ, mà không bị mang tiếng nịnh ai.
- Là sao?
- Nói ra, để em hiểu khó lắm. Công việc viết văn nó trừu tượng, chỉ mình mới hiểu mình hơn ai hết. Vả lại em mới học có lớp mười.
Nói xong, Trung Phan nhìn quanh nhà của Quỳnh Nga một lúc:
- Lâu quá mới ghé lại nhà em. Ủa? Tấm hình của chồng em đâu rồi…
- Ờ! Mấy anh điều hành viên bên trạm qua chơi,mấy ảnh nói thấy hình chồng em mấy ảnh ngán quá. Nói em là chuyện đã qua rồi, chủ yếu có thờ trong lòng là chính.
- Kỳ lạ…Vậy mà em cũng nghe lời.
Trung Phan trách móc, nhưng ngẫm lại cũng thấy ngán thật:
- Mà lỡ rồi thì thôi vậy! Chứ bước đi đâu thấy người trong hình cứ nhìn theo hoài…cũng không làm ăn được gì.
- Hì Hì…Mấy anh nói mà không thấy ai dám dở trò…
- Mấy người kia cũng hay nói bậy lắm sao?
Ông nào cũng rướn theo cố nói vài câu…Ở nước ngoài, ai nói bậy là bị quy vào tội quấy rối  đó nha. Mấy ổng còn tính, từ hồi có chồng tới lúc mất. Em và chồng em bao nhiêu lần dằn co.
- Sao em không mắng cho nó một phát.
- Mắng mỏ gì anh ơi! Anh em cùng nơi làm việc. Họ nói thì mình nói lại thôi…
- Như vậy sao được…mình phụ nữ có khác - Trung Phan hạ giọng, vừa nói vừa mở cánh cửa tủ. Anh giật mình thấy hình của chồng nàng cất ở đó, anh rùng mình.
- Có nhiều cái chết mình thấy cũng hay…
- Rồi tới anh nữa, hết người này buông lời nhục mạ chồng em, rồi tới anh.
- Vậy chớ, lúc sống nó hay nhậu hoắc cần câu khuyên hoài không được. Leo cao cần phải ít nhậu…
- Ông nào làm điện lực thấy cũng nhậu hoắc cần câu. Phải hồi đó biết ảnh nhậu quá, chắc em không lấy chồng sớm đâu.
- Dám bỏ học lấy chồng em cũng không vừa. Chồng em dụ dỗ gái vị thành niên, lúc đó chắc em mười bảy chứ gì.
- Mười tám rồi - Nàng mặt đỏ thẹn chối lên tuổi - Lên lớp mười ở lại hai năm, ghét nghĩ học luôn.
- Chắc hồi đó, chồng em bám theo váy áo dài em suốt.
- Khỏi nói rồi. Có lúc ảnh còn tới nhà nhậu với ba em, rồi ngủ vùi ở đó.
Trung Phan đi dạo qua góc nhà, làm như nhà của mình.
- Dữ nha…có dàn máy Karaoké nữa nha. Lúc này còn “trích” lương của người khác nữa không!
- Hết rồi…ai cũng biết…quê thấy mồ. Dàn máy Karaoké do mấy anh trong trạm hùn mua cho. Mấy ngày trước mấy ổng xỉn, dẫn vào đây ca hát vui ghê, mấy ảnh say quá ngũ ở đây luôn.
- Ngủ ở đây? Sao được, em không nói gì à…lỡ như…
- Nói gì…Lâu lâu một lần. Mấy ảnh say quá về sao nổi, tối anh Thông còn không biết gì leo lộn vào mùng em.
- Vậy à! Mấy tay này ghê quá định giở trò…
- Anh cứ nghi ngờ người khác không thôi…Mấy người kia nói ảnh xỉn lắm rồi, có làm ăn gì được. Mấy ảnh còn mở lộn tủ lạnh ra, nói là nhà vệ sinh của em hiện đại quá. Mở cửa đèn tự động sáng, đóng lại đèn tắt, thế mới biết…
- Hừ… - Trung Phan không còn kiên nhẫn nữa, hỏi vịt toẹt ra - Lúc nó leo lộn vào mùng em rồi sao nữa.
- Gát chân qua em thở không nổi, mùi rượu nồng nặc. Hai mẹ con em phải đi tìm chỗ ngủ khác, nhường cho mấy ảnh cái giường. Thôi kệ…nhờ mấy ảnh làm bài tập cho em, chứ em biết gì…
- Bài tập lớp mười dễ thấy mồ, anh làm cũng được.
Quỳnh Nga nhún vai, đính chính lại:
- Đang học bổ túc, gần tốt nghiệp lớp mười hai rồi…Vật lý học tới bài Bản mặt song song rồi. Bài tập cũng nhiều, anh có biết qua Bản mặt song song không?
Trung Phan bỗng cười lớn, anh vừa khen vừa kể:
- Lúc này nghe em phấn đấu học tập ghê lắm phải không? Em nói bài Bản mặt song song làm anh nhớ đến kỷ niệm lúc còn đi học, vui ơi là vui. Hồi đó anh là cây cười trong lớp, thầy vật lý rất điệu, cứ hay kéo dài giọng nói: “Mấy em ở nhà có ai thấy qua Bản mặt song song không?” (Thay vì hỏi có coi bài ở nhà không?). Anh liền giơ tay: “Thưa thầy! chỉ nghe chị nói mỗi lần em trả treo là: bản mặt móc và bản mặt mâm không à! Cả lớp cười rần rần, ông thầy bị cục hứng bắt anh ra sát cửa lớp nghe bài giảng, một cách phạt của thầy thường làm. Anh đứng đó mặt như bị, mấy mụt mụn bị kích động ngứa ngáy. Anh đưa tay gãi hoài, thầy cũng không chịu: “Ngươi bị chi mà gãi hoài thế!”. Ý thầy muốn anh đứng yên, anh nói nhỏ: “Dạ thưa! bản mặt em bị mốc mà”. Cả lớp lại phá ra cười, thầy lúc đó rất giận. Nhưng giảng bài một lúc thầy cũng không nhịn nỗi, đang giảng thầy cười ồ lên: “Vào chỗ ngồi đi mặt mốc”. Nhờ ấn tượng đó nên lần thi tốt nghiệp cả lớp đều trúng tủ câu hỏi Bản mặt song song, biệt danh Phang mặt mốc bây giờ gặp lại bạn bè cũng còn gọi.
Quỳnh Nga chúm chím, anh chuyện gì cũng kể nhưng nàng cũng thích việc đi học bổ túc:
- Trong lớp em cũng có mấy anh công nhân nghịch ghê! có điều… nhờ thế mà đi học đỡ nhàm chán.
Bổng dưng Trung Phan ngẫm nghĩ ra được bài viết, anh nói liền:
- Nói chuyện với em bổng dưng muốn có một bài tựa đề như thế này. Cái tựa là “Thấy”, anh sẽ viết nội dung xung quanh bài này như sau:
                                                                   
                                  “Thấy”
1.  Xem ra thaáy khoâng ñôn giaûn chuùt naøo, moïi ngöôøi cöù nghó thaáy baèng hai maét laø ñuû roài, thaät ra cuõng coù nhöõng vaán ñeà vaø chieàu saâu cuûa no.ù
2.  Ñeå tìm thaáy nhöõng hoaït ñoäng tích cöïc cuûa ngöôøi coâng nhaân, coâng Ñoaøn toå chöùc caùc hoaït ñoäng phong traøo thi ñua sanh saïch ñeïp, coâng taùc an toaøn lao ñoäng, xaây döïng coâng Ñoaøn vöõng maïnh, luoân luoân laéng nghe vaø thaáu hieåu nhöõng hoaøn caûnh khoù khaên cuûa töøng ñoaøn vieân.              
Moät vò chuû tòch Coâng Ñoaøn khi quan taâm ñeán ngöôøi ñoaøn vieân, khi anh tôùi nhaø ngöôøi ñoaøn vieân. Anh nhaän thaáy caên nhaø luïp xuïp, anh nhaän thaáy vôùi ñoàng löông coâng nhaân vieân chöùc khoâng ñuû lo cho ngöôøi ngöôøi meï giaø naèm vieän laâu daøi. Vôùi söï quan taâm cuûa mình, vaø vôùi khaû naêng maø mình coù theå. Anh keâu goïi moïi ngöôøi ñoùng giuùp ñỡû cho ngöôøi ñoaøn vieân noï moät soá tieàn, ñeå töông trôï … Khoâng coù traùi tim nhaân haäu, khoù maø thaáy ñöôïc hoaøn caûnh cuûa ngöôøi khaùc ñang maéc phaûi.
           Caùch laøm ñoù, cho moïi ngöôøi thaáy ñöôïc moät neùt vaên hoaù ñeïp, ñang hình thaønh ôû Truyeàn taûi Ñieän vuøng II. Ngaøy kyõ nieäm thaønh laäp  Coâng Ñoaøn Vieät Nam theâm röïc rôû hôn nöõa, töø nhöõng ñoùng goùp saùng taïo maø taát caû ñoaøn vieân coâng ñoaøn ñoùng goùp coâng söùc tích cöïc vaøo ñeå ñaït keát quaû toát ñeïp nhaát.               
3.  Möøng nhöõng thaønh quaû ñaït ñöôïc,chuùng ta khoâng queân vaïch ra phöông höôùng saép tôùi ñeå thaáy ñöôïc nhieäm vuï coøn phaûi thöïc hieän vaø vôùi caùi nhìn laïc quan yeâu ngheà, moïi ngöôøi seõ thaáy roõ töông lai ñang chaøo ñoùn chuùng ta. Hoïc taäp laø taïo neân moät heä toaï ñoä, moät theá giôùi quan, ñeå nhaän thaáy moïi ñeàu treân suoát con ñöôøng ta ñi. Thaáy thaät ña daïng, muoán thaáy nhieàu ñieàu roõ raøng taän töôøng chuùng ta phaûi hoïc hoûi nhieàu. Vieäc hoïc taäp phaûi ñöa leân haøng ñaàu, vaø hoïc hoïc nöõa hoïc maõi. Hoïc töø gheá nhaø tröôøng cho maõi ñeán sau naøy, hoïc ñeå nhaän bieát phaûi traùi, hoïc ñeå thaáy nhöõng khoù khaên khoâng löôøng tröôùc ñöôïc, ñeå tìm caùch thaùo gôõ.
     Hoïc ñeå coáng hieán cho daân cho nöôùc, ñeå thaáy con ñöôøng ta ñi laø con ñöôøng chính nghóa, con ñöôøng theânh thang ñi tôùi töông lai. Ñoù laø tieàn ñeà ñeå thöïc hieän ñieàu Baùc Hoà mong öôùc töø nhöõng naêm veà tröôùc, giai ñoaïn maø ngöôøi ñaõ coáng hieán tuoåi thanh xuaân, boân ba haûi ngoaïi,nhìn thaáy  caën keõ moïi ñieàu ñeå nöôùc nhaø coù ñöôïc nhö hoâm nay.
                                                                                 Tr.P (traïm Hoa Mai).
 
 
 
Truyền tải điện Vùng II chưa có cơ ngơi, chỉ tạm thời đặt hành dinh ở bên hông trạm điện Hoa Mai. Khi phân ban, họ mới tiến hành xây dựng phòng ốc, công việc còn nhiều nên Đại hội Công đoàn còn nhiều cập rập.
Những ngày này Công đoàn Truyền tải điện vùng 2 tiến hành Đại hội Công Đoàn cuối năm. Đây là năm thứ hai sau khi tách ra thành bốn Truyền tải nhỏ, chuẩn bị thành lập công ty mẹ và các công ty con. Tuy vậy, Đại hội tiến hành rất bài bản, mọi người nằm trong ban chấp hành của các đơn vị về dự đại hội rất đông đủ. Anh em có người học cùng khoá, đi các trạm xa nay gặp mặt lại nhau là vui lắm.
Giám đốc cũng tới dự, ông luôn luôn ngồi hàng ghế đầu. Ông cho biết vừa đi họp ngoài Tổng công ty Điện lực Việt Nam:
- Trong tình hình tiến hành cổ phần hoá các xí nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Ngành truyền tải chúng ta vì lý do lịch sử nên nó vẫn trực thuộc nhà nước. Nhưng cũng đang tiến hành cải tổ. Hình thành công ty Mẹ, công ty Con. Và chúng ta sẽ tạo thành Tập đoàn Truyền tải Điện mở rộng đầu tư sang các nước khu vực.
 Ông giải nghĩa cơ cấu đang từng bước hình thành:
 - Việc còn lại là Công đoàn của chúng ta phải giải thích làm sao cho anh em hiểu cơ cấu cải tổ đang tiến hành, rà soát lại những người thực có tài, soát xét (gần đây cấp trên hay dùng từ này) xem những ai có thể là lao động dôi dư, chúng ta cũng không ngần ngại giải quyết đạt tình đạt lý nhất. Từ đây ngành chúng ta không nhận thêm người nữa, so sánh giữa ta và Thái Lan. Họ ít hơn chúng ta phân nữa, nhưng kí-lô-oát giờ điện của họ gấp đôi chúng ta. Như vậy thì bộ máy hoạt động của chúng ta còn quá cồng kềnh. Sau khi tiến hành hiện đại hoá các trạm điều khiển bằng vi tính, công ty sẽ thực hiện ngay chế độ lao động dôi dư…còn phải họp nhiều ban ngành và ra chỉ tiêu nữa.
Hôm nay tiến hành Đại hội Công đoàn, tôi xin có mấy ý kiến đánh giá thế này:
Công đoàn Truyền tải Điện vùng 2 thực sự lớn mạnh, rất có quy củ. Sinh hoạt đều đặn và là một tổ chức chặt chẽ bên cạnh khối sản xuất (và đôi khi cũng là một). Mặc dù quản lý nhân sự phân tán khắp thành phố và các tỉnh, lực lượng cán bộ không chuyên trách, kiêm nhiệm nhiều công việc nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Công đoàn Công ty và lãnh đạo đơn vị luôn tạo điều kiện cho Công đoàn cơ sở hoạt động. Với vai trò trách nhiệm của chính mình. Công đoàn Truyền tải Điện Vùng 2 đã vận động Đoàn viên, CBCNV tích cực thi đua hoàn thành nhiệm vụ chính trị trên giao, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và tham gia thi công nhiều công trình đạt hiệu quả cao.
Theo báo cáo của Công đoàn, các anh đã hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Với nhiệm vụ chính của đơn vị là quản lý vận hành, bảo trì và sửa chữa thiết bị điện cao thế. Họ đã tiếp nhận vận hành thêm hai trạm biến áp 220 kí-lô-vôn, 2 trạm 110 kí-lô-vôn, bốn đường dây 220 ki-lô-vôn và 5 đường dây 110 kí-lô-vôn và sẵn sàng tiếp nhận thêm đường dây 500 kí-lô-vôn mạch hai. Tổng công suất khả dụng mà đơn vị đảm nhiệm là 4.758MVA  (tính theo công suất các máy biến thế).
Theo thống kê từ các trạm gởi về đội trực ban. Sự cố ít hơn các năm trước, và không vượt con số cho phép (và chỉ là sự cố thoáng qua, không có sự cố vĩnh cửu nào). Nghĩa là Công đoàn Truyền tải Điện vùng 2 bảo đảm được hệ thống lưới điện luôn vận hành an toàn liên tục, đó là ý nghĩa mang tầm chính trị quan trọng trong ngành điện, bảo đảm cho xả hội được cung cấp điện đầy đủ là bảo đảm được trị số phát triển của quốc gia.
Tôi xin nhiệt liệt hoan hô các anh em đoàn viên Công đoàn vùng 2.
Mọi người đồng loạt vỗ tay, cuối buổi họp đều có bữa tiệc liên hoan do Công đoàn Truyền tải điện vùng 2 tổ chức một cách hậu hĩnh. Anh em tới dự đều là những người nằm trong ban chấp hành của các bộ phận trực thuộc Công đoàn Truyền tải điện vùng 2, họ đều là những đoàn viên xuất sắc, ưu tú nhất trong ngành Truyền tải Điện.
Trung Phan ngồi ở bàn ngồi sát góc phòng tiệc, hổ thẹn và mặc cảm. Anh hy vọng ngồi đó giám đốc cũng không thấy, nhưng Quỳnh Nga đi tới cụng ly làm mọi người nhìn theo. Giám đốc nhìn thấy anh lắc đầu, ông quá biết Trung Phan rồi còn gì. Nhưng ông thấy anh có mặt cùng với những người đoàn viên ưu tú nhất và người lãnh đạo có kinh nghiệm nên phải nhìn những mặt tích cực của sự việc. Hỏi ra, ông biết anh hoạt động rất giỏi (dù sao trước đây anh cũng giữ chức chủ tịch công đoàn rồi còn gì), và còn có hai bài viết gởi bản tin Công đoàn Điện Lực Việt Nam đăng tải hai kỳ.
Nhưng Quỳnh Nga mới là người ông bận tâm nhất:
- Việc xây dựng cơ ngơi của Truyền tải Điện vùng 2, ảnh hưởng mấy căn nhà đã cấp cho nhân viên ở tạm. Giờ giải quyết cho họ ổn thoả hết chưa?
Nghe hỏi, Trưởng Truyền tải Điện vùng 2 gật gù.
- Mọi người được cấp nhà trên chung cư rồi, chính giám đốc ký quyết định đấy mà.
- Không! Điều mà tôi muốn hỏi cô gái cưng của Thủ tướng kìa.
- À! - Trưởng Truyền tải biết giám đốc nói đến Quỳnh Nga - Được dời ra vài căn phía sau, còn được đứng bán căn tin rồi còn gì.
Giám đốc gật gù, ông đưa ly bia cụng với một người đến chào ông. Nhưng ông vẫn tiếp tục trao đổi với trưởng Truyền tải điện vùng 2:
- Đúng ra khi phân ban, trao trách nhiệm cho từng tổ, từng đơn vị. Và tôi không còn can dự vào công việc nội bộ của các anh, nhưng việc nhân sự tôi có thể gợi ý như thế này!
- Giám đốc cứ nói.
- À! Sau khi chị Đào về hưu. Nghe đâu nhân sự về kế toán còn trục trặc…?
- Khi trước Lệ Hoa thôi việc bất ngờ quá, dự định khi phân ban cô ấy sẽ về làm trưởng phòng kế toán. Có một số người định xem xét khả năng của họ, chức danh đó vẫn còn bỏ trống.
- Anh thấy Quỳnh Nga thế nào! Người của Thủ tướng đó?
- Cô ấy có đi học thêm bổ túc, nay mai có bằng tốt nghiệp cấp 3. Trước đây chị Đào cũng chỉ học chừng ấy, cơ quan sắp xếp: Thực sự thì nghề dạy nghề. Nhưng trước đây cô nàng và Trung Phan đã tì vết với anh em công nhân.
- Họ đã hối cãi và có tiến bộ. Bằng chứng là có mặt trong những người đoàn viên ưu tú hôm nay.
Biết ý Giám đốc, Trưởng Truyền tải Điện vùng 2 chấp nhận, dù sao nhân viên hiện thời không ai có bằng cấp nào. Vì trước đây Công ty nhận người dễ dàng, qua vài năm sắp xếp họ cũng làm được khâu kế toán, thực sự họ chỉ học chưa hết lớp 12. Việc sắp đặt cho Quỳnh Nga làm Trưởng phòng Kế toán cũng là chuyện thường tình mà thôi.
Buổi tiệc lúc này bắt đầu sôi động, mọi người cứ hai ba vào. Phía bên bàn của Quỳnh Nga nói cười ồn ào, nàng không hay không biết các sếp dự định những gì. Nàng uống cũng không thua ai nên gục gặc:
- Ừ! Thì cứ cổ phần hoá hết cho rồi…Lý do lịch sử gì, chỉ tổ có lợi cho mấy người đứng đầu trong ngành.
Mấy người kia đá chân nàng, nhắc nhở đừng nói lung tung. Giám đốc đang đứng sau lưng khi nào không hay.
- À.. à - Nàng chĩnh lại - Chừa lại Trạm 500 kí-lô-vôn thôi, vẫn bảo đảm ngành Truyền tải, vẫn còn giá trị lịch sử vậy. Còn bao nhiêu Trạm thì cứ cổ phần hoá tất, trước mắt là thấy có lợi cho nhà nước rồi…
Giám đốc gật đầu:
- Mời anh em - Ông quay sang Quỳnh Nga - Cũng khá quá chứ! Có kiên định cho riêng mình là tốt. Tôi đi họp ngoài Hà Nội cũng chưa dám nói hết ý nghĩ của mình, nhưng do trên chỉ đạo thực hiện thì phải thực hiện mà thôi.
Đó là phút tâm tư thật lòng của Giám đốc, khoảng cách của người lãnh đạo và mọi người rút ngắn lại. Nhưng ông lảng sang việc khác, buổi tiệc không bị ảnh hưởng đến công việc, kẻo anh em không vui.
Ai đó xen vào giữa giám đốc và Quỳnh Nga làm thông tin rò rĩ. Thông tin việc Quỳnh Nga cất nhắc lên phòng kế toán Truyền tải Điện vùng 2, được giám đốc xác nhận một lần nữa.
Xong tiệc ở Đại hội (vì Công đoàn chỉ đãi có số lượng). Những người ở trạm Hoa Mai say khướt kéo nhau vào nhà Quỳnh Nga nhậu tăng hai gọi là ăn mừng cho nàng lên chức. Họ bắt nàng khao một tiệc gọi là “rửa chức” mới.
Họ mở dàn karaoké lên, múa hát nhảy nhót ì xèo. Luyến tiếc nàng phải rời trạm Hoa Mai, mọi người tranh thủ vuốt tóc, vuốt mũi, má nàng. Quỳnh Nga chỉ nhắm mắt cười khừ khừ như con mèo được vuốt ve. Trung Phan nuốt giận mãi không được, lườm mắt sang nàng một cái, nhưng nàng chẳng mải mai để ý. Một lúc sau không còn chịu nổi nữa, Trung Phan thét lên:
- Mọi người hãy xem xét tư cách của mình, ở đây không phải là… bia ôm.
Nhưng mọi người có để ý tới anh đâu, một người tới bắt anh xoay tròn khêu vũ. Trung Phan miễn cưỡng nhảy nhót. Một lúc sau thấm rượu, anh cũng không còn trọ trẹ gì nữa.
Tuy vậy, mấy ngày sau anh vẫn còn tức anh ách. Anh giận Quỳnh Nga và thắc mắc sao nàng dễ dãi quá. Mọi người còn hẹn hò sẽ còn đến nhà nàng ăn nhậu, quậy vui quá. Điều này làm anh không còn chịu nổi nữa, Trung Phan muốn lánh xa nàng.
 
     Đối với trạm Hoa Mai nhiều kỷ niệm, Trung Phan quay lại vì rằng anh muốn gặp lại Quỳnh Nga nhưng hình như mình không còn “kiểm soát” nàng được nữa. Anh quay lại đấy là vì muốn hiến những kinh nghiệm quản lý mà mình trước đây đã từng quản lý, nhưng nay cảm giác như không ai còn cần thiết đến mình nữa. Mọi người hướng vào Phan Quang Thông và như không hề nghĩ anh trước đó đã từng là cấp trên của họ. Phan Quang Thông cũng ma mãnh chẳng khi nào trao cho anh một điều kiện nào để phấn đấu, vì như thế sẽ lăm le chức danh mà hắn đang nắm. Có lẽ, Trung Phan cần phải quyết đoán một điều gì đó. Nhất là nhen nhúm ý nghĩ rời trạm Hoa Mai, phải bằng cách nào đó để ngang hàng với Phan Quang Thông chứ không muốn dưới quyền hắn nữa. Chắc có lẽ vì vậy mà chuyện tình cảm của anh cũng có khác, Trung Phan đã có tình cảm với người mới. Người yêu của anh là Quỳnh Hương muốn anh làm đám cưới ngay năm nay. Lúc đó, Trung Phan ưỡm ờ và không biết sử trí ra sao, anh muốn dùng kế hoãn binh, đợi thời gian nữa hẵng hay. Anh nói:
- Anh làm ở Trạm điện 500 kí-lô-vôn, hình như anh bị nhiễm từ, trong người anh có điện…
Anh gài sẵn trong người mình dòng điện khoảng 50 vôn. Anh hôn người yêu mình, thế là nàng bị giật nhẹ.
- Ủa sao kỳ vậy!
- Ừ…Để anh đi bác sĩ trị bệnh trước đã…sao hẵng hay nha!
Anh vừa dùng kế hoãn binh vừa hôn người yêu mình được một cái hôn. Thực sự, việc hoãn binh này là do anh muốn lấy lại “uy tín” của mình trước anh em bạn bè, anh sợ đám cưới mời mọc chẳng ai đi dự.
Quỳnh Nga có nghe loáng qua là anh sắp cưới vợ, nàng cũng rầu rĩ nhưng quyết định nói ra:
- Em không muốn anh phải vì em mà bận lo mãi thế. Nghe ai cũng nói vì em anh hoãn đám cưới của mình lại.
- Họ nói thì mặc kệ họ, chuyện riêng của anh chừng nào thuận tiện anh sẽ lấy vợ.
- Giờ đâu có gì không thuận tiện sao anh không lấy vợ đi. Anh cứ mãi nghĩ đến người khác, còn hạnh phúc riêng tư của mình anh phải lo chứ. Em không sao đâu, em nói thiệt, em biết anh quan tâm tới em là vì muốn em vui thôi, cho em có nhiều hy vọng hơn. Em cũng cám ơn anh nhiều vì thời gian qua anh quan tâm tới em cũng khá đặc biệt, anh chịu mất chức vì em. Nhưng em không lầm đâu, đặc thù tính tình của anh là vậy. Anh cưới vợ đi, hãy nghĩ tới mình một chút chứ!
- Ừ! - Anh bảo
- Anh chỉ sợ có vợ sớm, vợ anh sẽ nghi hoặc rằng lo cho người ngoài nhiều hơn là cho nàng, nên anh không muốn là vậy.
- Em biết lắm mà! Biết anh vì người khác nhiều hơn…
- Bởi vì tính tình của anh là vậy nên anh tính toán sao cho phải tình chung, riêng để dễ sinh hoạt hơn.
- Như vậy đã rõ rồi! Anh hứa với em là lấy vợ ngay đó.
- Để coi coi…
- Coi cái gì! mất người mình yêu dấu bây giờ đó nha.
Anh lẩm nhẩm - “Xem như là đã tách bạch hai chúng mình, như trang giấy sang trang. Anh sẽ cưới vợ cho em coi!”. Từ đó, Trung Phan hướng tới kế hoạch cưới vợ cho mình.
Nghĩ là làm, anh gặp lại Quỳnh Hương và thăm hỏi nàng nhiều hơn. Anh nói:
- Gặp gỡ bao nhiêu lần mới cưới nhau?
- Em đâu biết…
- Vài lần đắng cay thôi xem như mình đã già! - Anh ca nhỏ nhỏ, rồi bắt đầu vào đề - Tới lui thăm hỏi nhau chỉ là thủ tục, lớn rồi ai cũng có gia đình riêng tư. Cứ lựa tới lựa lui hoài cũng vậy..
- Em có lựa chọn gì đâu!
- Ủa…Vậy hả? Anh không để ý, cứ ngỡ em là người hay lựa chọn. Vậy tụi mình cưới nhau được chưa?
- Anh hỏi em biết trả lời sau đây! Vì anh nói, vài lần đắng cay thôi xem như mình đã già…
- Hừm…
Trung Phan hiểu ý, nhưng nàng chấp nhận nghĩa là phải chuẩn bị một tiệc cưới. Điều này từ trước giờ anh rất ngại, vì cưới con gái của một vị sếp trong công ty thường phải  làm đám cưới quá linh đình, nhưng đã nói nghĩa là bốn ngựa theo không kịp.
- Cuộc sống của anh em ngành nghề điện có vẻ vội vàng hấp tấp quá nhỉ? Anh thấy ai cưới vợ cũng như bỡn cợt chuyện gì đó.
- Là sao em không hiểu…
- Nghĩa là…Anh là điều hành một trạm điện. Thường hay ra sân điện xem xét các thiết bị, nhỡ như dây điện bị đứt thì mình cũng đứt. Vội vàng cưới vợ, kẻo có gì xảy ra có chết mà không biết miếng gì, chết vậy buồn lắm…
- Miếng gì…Anh lại nói bậy nữa rồi! Anh đi bác sĩ chữa cái bệnh nhiễm từ của anh chưa? Kẽo em bị giật nữa…
- Hết rồi…
Hai người nhìn nhau, làm gì làm cũng phải hôn nhau, thứ vị ngọt này đố ai mà kiềm lòng.
     
                                                           
                                                                                                                                         Cưới vợ phải cưới liền tay
 
 
 
Đám cưới của Trung Phan cố gắng tránh làm rình rang, nhưng cuối cùng cũng phải làm rình rang. Trong một công ty lớn, phòng ban nhiều và các trạm khắp nơi, với số lượng khách đã chắc lọc kỹ lắm rồi cũng đã 800 người (chưa tính bên đàn gái). Muốn tìm một nhà hàng nhỏ không được, bắt buộc phải là nhà hàng nhất nhì thành phố. Nếu như nhà hàng lớn, không lẽ cô dâu bận áo cưới loại thường, và cũng phải cho cô dâu đeo nữ trang thuộc loại quí, mắc tiền coi mới được, rồi còn đi làm ảnh chân dung cho bắt mắt và những thủ tục cho nhà gái tươm tất nhất (vì là con gái quí nhất của sếp).
Là công nhân viên nhà nước bấy lâu, chỉ một đám cưới như thế cũng đủ nghèo. Đám cưới không lời như những đám cưới khác, vì công nhân viên được mời dự, gởi thiệp cao lắm cũng chỉ 100 ngàn là nhiều rồi. Đã vậy nhân viên điện lực uống bia thì thôi khỏi nói, cứ mỗi chai đổ vào ly  không đá hai ba là sạch, không tính toán trước là không được.
Nhưng mỗi lần mỡ miệng ra là bị Quỳnh Hương giẫy nảy:
- Trong đời chỉ có chồng một lần thôi, có chút đĩnh mà anh tính toán chi ly quá...
Trung Phan méo mặt, đúng là có vợ khổ ơi là khổ:
- Mới có thiệp cưới thôi đã ngốn hết bốn triệu rồi! Bảo mua loại thường cũng không chịu.
- Loại thường không thơm ai thèm đi dự...
- chặc... - Trung Phan chặc lưỡi tưởng như con Thạch Sùng, giờ mình mới là kẻ xuôi chân nhắm mắt chịu trận.
Công ty có hỗ trợ xe đưa rước và Công đoàn phụ một ít (nhưng cũng tính theo chế độ), chỉ đủ trả tiền hình. Mọi thứ đều là tiền, tiền thưởng năm nay xem như cũng không có...Trung Phan là người hay lo, không ngờ anh sống trong tình cảnh hết sức ngặt nghèo. Đã 37 tuổi rồi, né qua né lại cũng phải cưới vợ, ít ai dám thề ở vậy suốt đời (hễ có dùi thì phải có trống). Nhưng lần đám cưới này, anh thật sự mỏi mệt...chắc cưới lần này thôi quá.
Không ngờ nói nhỏ mà Quỳnh Hương nghe được, lúc trước thấy nàng hiền lành ít nói, ngoan ngoãn. Nhưng từ khi đồng ý lấy nhau Trung Phan thấy nàng ngồi trên đầu mình không (theo cách nói của mấy bà già xưa). Nói câu gì là có ngay câu đốp chát ngay:
- Vậy anh định cưới nhiều lần nữa à!
- Khờ quá...Nói vậy thôi.
- Em khờ à, được...để anh thấy em có khờ không nha. Đây là chiếc nhẫn tính ra có 45 triệu đồng à. Nhỏ bạn em, chồng nó cho một chiếc nhẫn to hơn đến 120 triệu cơ.
Trung Phan lại chặc lưỡi, muốn nói nhưng nghĩ lại.
Rồi đến đám cưới cũng quá mệt, Trung Phan phải đứng trước cửa nhà hàng hết bắt tay người này người nọ. Khổ nhất là miệng phải luôn luôn lúc nào cũng mỉm cười, mỏi nhừ cả hàm. Có hai nhóm, một nhóm làm ở văn phòng da trắng trẽo sạch sẽ, trông quí phái, lịch sự; Nhóm còn lại đen đúa gầy còm vì thường leo đường dây, họ bận luôn cả bộ đồ bảo hộ của ngành Truyền tải tới dự. Ở nhà còn một nhóm trực sự cố, nếu đi đầy đủ chắc đứng đón tiếp mãi đến 9 giờ tối mới làm lễ. Người thì chúc cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc, nhưng có người cũng trách yêu:
- Làm người tự do không chịu, tự nguyện ký bản án chung thân…
- Tối nay cùng biết với người ta chứ…
Cô dâu mặt mày lúc nào cũng ửng hồng, vì quá hạnh phúc. Những câu nói của khách khứa trêu ghẹo thấy nàng đáng yêu hơn, nên Trung Phan thấy có phần nào hảnh diện: cưới vợ đẹp, lại là con của sếp nữa. Ngoài ra, anh liếc thùng tiền khách tới dự đã chật cứng làm anh hài lòng, chỉ hơi lo trước đây mấy người ở trạm Hoa Mai nghĩ anh lấy tiền lương không biết có ăn gian lại không. Nghĩ đến đó Trung Phan thấy hổ thẹn, khó nhìn thẳng bạn bè.
Tiệc cưới tổ chức khá chặt chẽ, nhưng cũng là những ước lệ.
Sau một lúc đứng trước cửa đón khách, Trung Phan và cô dâu tiến về lễ đài. Đi tới đâu,người ta cho xịt khói tới đó. Trung Phan thấy vui vui, tự dưng mình được quan trọng ra hết mức. Bong bóng cho nổ, giấy màu bung ra, mấy đứa nhỏ khoái bay ra giành giựt mấy cái bị xì hơi. Anh đứng trên lễ đài nhìn xuống dưới, nhiều cái đầu lố nhố chẵng biết ai là ai, miệng cười đã mỏi cả hàm mà vẫn cứ mãi giữ cho căng ra.
Khách tới dự đợi chờ mấy giờ đồng hồ, không có ai đủ kiên nhẫn ngồi trước bàn ăn bụng đói meo. Nhiều người an ủi:
- Để hiểu rõ dân chờ đợi các quan quyền là như thế nào đó mà.
- Xin mời dùng tiệc…
Cuối cùng, câu nói đó cũng được thốt lên…giờ phút huy hoàng của những người chờ giờ ăn đã đến. Có người không giữ gìn mình là kỹ sư mới ra trường hay lâu năm, thét lên:
- Ăn…
- Làm gì cũng phải đúng nguyện vọng tâm tư của mọi người chứ…
Không khí giãn ra, mọi người cắm cúi húp lấy húp để chén súp khai vị, dằn bụng trước kẽo một lát nữa chỉ toàn uống với nói mà thôi.
Phần Trung Phan và cô dâu, chỉ làm có một việc là chen vào bàn khách chụp hình và nghe những lời tung hô chúc tụng. Trung Phan lần lựa qua lại mấy dãy bàn, đến bàn tiệc của trạm Hoa Mai anh đã thấy Quỳnh Nga say mèm.
Hai con mắt nhướng không lên, nhưng Quỳnh Nga ráng cầm ly bia đưa lên:
- Chúc anh chị…ự…hạnh phúc…ự…
Nàng bị nước cục, rồi đếm hai ba uống nhiệt tình với mọi người. Quỳnh Hương thấu đáo nổi buồn của Quỳnh Nga, tuy Trung Phan khẳng định quan hệ giữa hai người là quan hệ đồng nghiệp. Nhưng Quỳnh Hương cố nhìn nơi khác để cho ánh nhìn của họ tự nhiên hơn, cô biết là đã giải quyết xong rồi.
      Mọi người quan sát thái độ của Trung Phan và Quỳnh Nga, rồi họ xúi Trung Phan khoác tay cả cô dâu và nàng để chụp chung một bô hình. Quỳnh Nga sẵn sàng và có vẻ hào hứng, miệng cười tươi nhưng đôi mắt không dấu được nét u buồn:
- Mai mốt anh về phòng kỹ thuật công ty luôn à?
     Trung Phan nhấp bia như chỉ để ý nơi khác, rồi gật đầu qua loa. Nói chung, anh cũng sượng sùng lắm song cố làm ra vẻ. Khi tiến bước sang bàn khác, Trung Phan bỏ lại sau lưng một cái nhìn đau khổ. Nếu như nhớ lại, Trung Phan chắc chắn bứt rứt mà luyến tiếc cho việc làm của mình.
     Các vị chức sắc trong công ty đều tới dự đầy đủ, cha vợ của anh là người có uy tín nên nhìn tiệc cưới cũng hiểu. Anh đi chào mừng khắp các bàn khác, gặp các vị chúc mừng nhưng lời chúc là lời vị tha cho những lỗi lầm của mình trước đây, mà còn nhắn nhủ anh bắt đầu lại từ đầu.
 
    
        
                                                          *   *  *  *
 
Sau khi cưới vợ xong Trung Phan về phòng kỹ thuật của công ty. Ở đây mọi người đều là những bậc học rộng tài cao, khó lòng anh qua mặt được ai. Anh được cha vợ bố trí nghiệm thu các công trình xây dựng điện (trong tổ này theo mọi người nói, tuy không bằng tổ xây dựng điện cơ bản nhưng cũng “có ăn”). Bố vợ muốn anh nhập cuộc với công việc dễ dàng hơn, bằng cách cho anh đi về trạm Hoa Mai nghiệm thu công trình điều khiển vi tính vừa hoàn thành tại đó.
Các phòng có đi công tác tại các trạm, sáng sớm phải liên hệ đội xe công ty để xin xe. Phòng kỹ thuật xin xe thường là xe tốt, Trung Phan đi có một mình nên người tài xế rất khoái:
- Anh đi công tác tại trạm Hoa Mai thường không?
- Chắc là thường đấy!
- Mai mốt cứ nhắn em một tiếng, là em làm giấy tờ hết cho. Chở một mình anh, xăng có dư hai đứa mình lai rai chút đỉnh.
- Thôi đi ông, xe này của phó giám đốc làm sao tôi dám tranh giành.Tôi bị phân công đi công tác, làm sao tôi biết chừng.
Trung Phan nói nhát gừng, rồi nhìn ra ngoài xem xe cẩu nâng các bành cáp đem về các trạm thi công.
- Thủ kho là ông nào nhỉ?
- Chỉ có ông Thành xưa nay chứ ông nào. Ở đó ấm rồi làm sao mà đi đâu.
Trước cửa bảo vệ kiểm soát từng xe ra, ghi sổ các xe và toán công tác đi cùng. Khi ra cửa, Trung Phan và người tài xế mới đỡ thấy ngột ngạt. Từ công ty về trạm Hoa Mai khoảng năm chục cây số, theo quy định quá ba mươi cây cả tài xế và người đi công tác được tiền cơm. Có khi nghe họ nói chuyện về cơm lương thì cũng như những người bán buôn ngoài chợ, cũng tính toán chi ly chứ không như cái mã bề ngoài ngồi xe du lịch ra vẻ cớm kẹ.
Đến trạm, mở cửa xe ra. Trung Phan thấy ngay Quỳnh Nga. Đành rằng ngồi xe du lịch bây giờ là thường rồi nhưng Trung Phan cũng thấy bốc sao ấy, hanh hãnh nhìn về phía nàng.
      Trong lúc Quỳnh Nga còn ở lại trạm bàn giao sổ sách kế toán lại cho Trạm Hoa Mai, đầu tháng mới sang văn phòng Đội Truyền tải vùng 2. Trung Phan đến gặp nàng, anh cười và móc ra khoe bài viết:
- Em tin là anh có một bài viết ngay trong đêm động phòng không?
Quỳnh Nga đỏ mặt :
- Thôi việc đó mà anh cũng khoe ở đây, em không đọc đâu…
- Việc gì…À, bậy bạ - Trung Phan hiểu nàng hiểu lầm - Việc chăn gối ai mà đi khoe.
Đây em coi, anh viết về ngành điện của mình. Tựa bài viết là Sợi chỉ đỏ.
Quỳnh Nga đọc lướt qua, chưa biết hay dở liền nói ngay:
- Có lần anh hứa cho em một bài viết để gởi bản tin Công đoàn ngành Điện, thôi cho em bài này đi.
Trung Phan thấy nàng nài nỉ mà thương cho. Anh gật đầu nhè nhẹ còn lưỡng lự. Quỳnh Nga liền nói tiếp:
- Cho, nghĩa là em đổi tên nữa đó.
- Ờ…
- Mà thôi, rồi mai mốt anh cũng nói là bài viết của anh.
- Đã cho rồi nói làm gì - Trung Phan rờ râu cằm, thói quen này bắt đầu có từ ngày có vợ.
- Thật vậy phải không! Anh thề đi…
- Trời, còn thề nữa…thì, máy bay đụng đó…
- Ờ…Anh đừng nghĩ là máy bay trên trời mà không đụng được đó nghe.
Quỳnh Nga hù xong, rồi cuốn bài viết lại, làm như là một tài liệu gì đó quan trọng:
- Lỡ như có thưởng, như được đi Nha Trang dự hội nghị Bản tin toàn ngành anh có đòi tiền lại không…
- Bộ em tưởng anh thề chơi…
Những người khác đến bắt tay anh, chào hỏi bằng những lời khen:
- Cưới vợ rồi, thấy phát tướng. Bữa đám cưới nhậu linh đình, vui ghê.
      Mọi người nhắc nhở lại hôm đám cưới say xỉn, nhưng chung qui là những chuyện vui. Lần trở về trạm này, Trung Phan thấy mọi người làm ra tự nhiên song ngán ngại giữ kẻ hơn. Giờ anh là cấp trên của họ, nên mọi người dăm ba câu chào hỏi, rồi tản mỗi người một góc. Tuy vậy, Phan Quang Thông ương bướng ở lại, gài vài câu nói:
- Nghiệm thu…mà có biết gì về vi tính không đó ông…?
Chỉ gặp gã thôi là Trung Phan muốn nổi nóng, chưa chi đã móc họng. Nhưng gã rất hiểu rõ anh chỉ biết qua loa về vi tính mà thôi, Trung Phan cố giằng lại vì thế nào hắn cũng khoe mẻ. Một số kiến thức sẽ có lợi cho công việc nghiệm thu của anh.
      Quả thật, Phan Quang Thông là người nhanh nhạy nắm bắt được các kỹ thuật điều hành bằng vi tính, đã vậy hắn còn bắt bẻ được vài lỗi nhỏ của phần mềm điều hành. Nếu công bằng mà nói, Phan Quang Thông  là người tự học tập không ngơi nghĩ, tự dụng nạp kiến thức vào công việc và tự lực cánh sinh là chính. Không có gốc gác ở trên, nên Phan Quang Thông cố gắng vào Đảng hy vọng có tổ chức chính trị nghiêm chỉnh, nhìn thấy đúng người đúng khả năng. Nhưng rồi, những người khác vẫn chiếm những vị trí quan trọng, toàn là người có thân tộc…đúng là nhất thân, nhì mới tới thế. Phan Quang Thông không thích Trung Phan ở điểm, anh không giỏi giang lắm nhưng ma mãnh. Lần Thủ tướng tới thăm trạm, Trung Phan trốn chui trốn nhủi, lại đồn ầm lên là Thủ tướng thương tình nên giám đốc mới cho anh làm trưởng trạm. Bây giờ, Trung Phan còn tìm thân tộc bên vợ che chở, nên Phang Quang Thông không nể trọng bao nhiêu. Trung Phan biết vậy, nhưng miếng ăn chỉ có một mà nhiều người ắt phải có sự tranh chấp…không lẽ mình thừa nhận hắn giỏi, rồi cho hắn ngồi phía trên mình.
    Phan Quang Thông lắc đầu, ý phê phán:
- Cũng được…Họ làm việc thấy cũng tươm tất. Chứ đừng như các Camera, vừa hết thời gian bảo hành là hư sạch, tiền tỉ chứ ít sao!
Trung Phan nghe chua cay, nhưng việc đấu tranh chống lãng phí tham nhũng biết rồi nói mãi. Nói xong thì đợi tới phiên mình, cũng như việc đi nghiệm thu Trung Phan cũng muốn có chút rũng rỉnh bỏ túi.
      Trung Phan đi ra sân điện, anh làm ở đây đã bao lâu bây giờ mới thấy trạm đẹp ra.
      Trạm Hoa Mai được thay đổi hoàn toàn nhờ vi tính hoá hệ thống điều khiển, được thay bằng vài sợi cáp quang mỏng mảnh và vài màn hình. Phải công nhận vi tính tiện ích trong mọi lĩnh vực, nó làm cho hệ thống điều khiển gọn nhẹ hơn. Trước đây, trong phòng điều hành hệ thống phải thông qua một tủ điều khiển đóng cắt máy cắt, phía sau là dãy tủ rờ le dày đặc. Bây giờ trong phòng chỉ vài cái màn hình, trên đó hiện ra cả một sơ đồ chính của trạm. Cần thiết cho một lộ  máy cắt nào, chỉ cần nhấp chuột vào lộ đó, thì trên đó sẽ hiện ra đủ thông số cần thiết. Khi cần thiết đóng mở, ta nhấp chuột vào máy cắt, bấm “yes” là xong. Khi có sự cố, nó sẽ tự động hiện ra rờ-le, rồi ta truy xuất rơ-le đó mà thôi (Không còn cái cảnh đi tìm rơ-le dưới các dãy tủ). Ngoài sân, các tủ rờ-le đặt ngay tại máy cắt của lộ đó và được liên lạc vào phòng bằng sợi cáp quang. Trung Phan không rành rẽ kỹ thuật số bao nhiêu lắm nhưng anh có thể suy đoán ra chức năng các thiết bị vừa gắn, truy cập vào cứ việc nhấp không phải thì thoát ra, dần dà anh cũng hiểu được cách thức (tức nhiên là theo cái cách của mình).
Anh đi tới lui xem toán công tác cố gắng hoàn thiện để ngày hôm nay nghiệm thu, hình như là họ chẳng màn để ý đến anh. Vả lại, cha vợ anh có dặn rằng đừng đụng chạm đến những người của công ty Vi Tính, vì đó là công ty vợ ông Tổng giám đốc điện lực. Ai nghiệm thu công trình cũng đều có ăn, tới Trung Phan cà phê thôi cũng không có mà uống.
Trung Phan không bực mình lắm, anh gọi hôm nay là bước đầu…từ từ mình giỏi ắt cái gì cũng giỏi.
Bên phía công ty Điện Lực, họ là chủ đầu tư của hai lộ xuất tuyến mới đặt tại trạm. Hai lộ này cũng được đặt lại hệ thống điều khiển bằng vi tính, Trung Phan thấy họ mỉm cười làm quen với mình (vì họ cũng khá rành anh):
- Hôm nay tới ca trực của anh, nên ra sân giám sát hả?
Trung Phan nghiên qua nghiên lại, ý không hài lòng:
- Mình về phòng kỹ thuật rồi, hôm nay đi nghiệm thu đấy.
- Vậy sao, lên nhanh giữ nha.
- Chứ còn gì nữa!
Trung Phan giữ thái độ bình dân (anh nghĩ như vậy), nhưng mặt vẫn cứ nghênh cao. Phía công ty Điện Lực dưới cấp điện áp, nên Trung Phan cho là đàn em của Công ty Truyền tải:
- Hai lộ này vẫn tiến hành kéo cáp nhị thứ à?
- Dạ…để hoàn thành thủ tục nghiệm thu thôi anh ạ!
- Chặc, thật tình làm ăn kiểu này hao hụt biết bao nhiêu tiền của nhà nước.
- Theo kế hoạch thi công là xong năm ngoái, chính vì đụng tới chuyện giải toả đền bù.
Dân cù cưa mới đẩy tới giờ này…
- Làm sai, rồi lại tiếp tục sai nữa sao…
- Mấy sếp muốn, chứ nhiệm vụ tụi này chỉ nghiệm thu như anh vậy. Bên đội thi công họ cũng muốn làm xong các hạng mục để nhận tiền chứ.
Trung Phan lại chặc lưỡi, anh làm vẻ đau xót tiền của nhà nước. Anh quan sát thấy họ vẫn cứ kéo cáp điện mới toang, vì gấp rút nên có cáp to nhỏ nào cứ kéo. Mấy chục bành cáp được trãi ra, trong khi công ty Vi Tính thì hì hục tháo ra để thay bằng cáp quang, xếp chung với cáp cũ chỉ để bán ve chai.
- Thôi như thế này… - Hai người bên công ty Điện lực nói - Chuyện này là của mấy sếp tính. Sẵn dịp gặp anh, tụi em nhờ anh một việc.
Trung Phan cố giữ thái độ bình thản, anh biết có nhờ cậy là có bao thơ.
- Việc gì?
- Kéo cáp xong, xem như việc đưa hai lộ mới này vào vận hành rồi. Nhưng cũng phải có biên bản nghiệm thu, như anh thấy đấy chỉ là thủ tục thôi - Hai người quay mặt lại, lấy ra bao thơ rồi nhét tiền vào đó.
Trung Phan nghĩ ít nhất cũng mười triệu, anh tủm tỉm cười…trong lòng rất nhớ vợ: Chiều nay về nhà chắc vui vẻ đây.
- Tụi em gởi anh - Họ nhét bao thơ vào túi quần Trung Phan - Biên bản chỉ là thủ tục thôi, có đóng điện nghiệm thu bao giờ đâu. Tụi em ghi sẵn, ngày giờ cũng lùi lại, chỉ thiếu có chữ ký bên tổ kỷ thuật của công ty Truyền tải.
- Dây cáp nhất thứ chưa đấu vào cầu dao đôi, ký gì…
- Được một bên cầu dao rồi, cái còn lại khi nào nghiệm thu vi tính thì đấu luôn.
Họ đưa biên bản ra trước mặt Trung Phan, hầu như có rất nhiều người ký. Trung Phan nhìn thấy đội Xây lắp điện vẫn cắm cúi kéo cáp ra, chắc các sếp đã hoàn thành thủ tục hết rồi. Không hiểu sao, Trung Phan thấy mình cũng quan trọng như họ, nên ký rẹt một cái cho xong. Dù sao đây cũng chỉ là việc hoàn tất các hạng mục, nếu dân không cù cưa thì nó xong từ bao lâu, đâu cần tới chữ ký của mình.
Trung Phan ký xong, đi sang ra phía ngoài để lục bao thơ xem bao nhiêu. Mặt anh bí xị. Hai người kia nói :
- Hôm nào anh cho tụi em xin cắt điện thanh cái, để đấu dây vào cầu dao còn lại luôn.
- Cắt điện thanh cái là công ty tụi ông xin với Điều độ miền, chớ mắc mớ gì tôi.
- Dạ…bên phía công ty em có xin rồi! Nhưng tổ kỹ thuật của Truyền tải các anh chưa cho phương thức…
Trung Phan ấm ức vì tiền ít quá, anh gạt phăng:
- Chuyện này sau hãy hay, có một trăm ngàn mà mấy ông nhờ tùm lum hết…
Trung Phan giận bỏ vào trong, hai người vội nói theo:
- Ơ…Tụi em mỗi người hùn năm mươi ngàn từ lương đó.
 
Ngày hôm đó, Trung Phan nghiệm thu được một lộ xuất tuyến thứ nhất. Được điều khiền bằng vi tính, việc dẫn điện nhờ lộ 100B thay thế. Công việc đến tối mịt mới xong, nếu như Trung Phan về ngay chắc không có chuyện sự cố xảy ra.
Đến bảy giờ rưỡi tối Nguyễn An Quan vào thay ca cho Phan Quang Thông. Gặp Trung Phan, anh hồ hởi:
- A…! Anh Phang thấy phát tướng phát tài nha. Cưới vợ xong lên luôn.
- Quan này! lần nào gặp mặt cũng vậy. Khéo khen người khác…
- Thật mà. Hôm nay anh xuống trạm việc gì. Nghiệm thu hệ thống điều khiển vi tính à?
- Ừ!
- Biết lắm mà…Anh lên nhanh, hết chức trưởng trạm rồi lên phòng kỷ thuật công ty.Tụi này chỉ lòng vòng ở đây. Mà anh Phang này cũng hay ghê nha, mới đây mà anh nắm bắt được kỹ thuật số rồi, em chỉ mù mờ thôi.
- Dễ thôi chứ có khó gì!
- Em, chắc nhờ anh chỉ bài quá. Hệ thống mới lắp đặt chỉ có Thông giỏi thôi, còn ai cũng mù mờ.
Nói đến đó, Nguyễn An Quan lấy sấp tài liệu ra, cứ nghĩ là Trung Phan thành thạo:
- Mấy sơ đồ này vẽ mạng vi tính nhìn khá đơn giản, anh nói sơ qua cho em hiểu đi, vì hình như ở trạm Hoa Mai này chỉ có anh nói là dễ hiểu nhất…
Trung Phan cầm mấy sơ đồ nối mạng vi tính tại trạm, anh hún hắn ho:
- Trời ơi, đến giờ này chỉ móc mấy sơ đồ này ra chẳng giúp được gì đâu. Nói chung sơ đồ nối mạng hiểu thì càng tốt, nhưng cả một quá trình lâu dài. Cái mình cần biết là những cái mình cần vận hành ngay, thành thử ra cứ loại trừ từ từ, Quan chỉ cần làm quen với hai chuyện. Một là, giao tiếp giữa máy và người. Hai là truy xuất rơ-le. Giao diện giữa máy và người thì khỏi bận tâm rồi, vì nhìn vào là hiểu ngay. Cái bận tâm nhiều nhất là nhìn rơ-le, muốn biết rơle của lộ nào thì bấm vào lộ đó, rồi bấm vào rơle đó. Trên đó nó sẽ hiện ra tất cả các trị số từ ampe cho tới điện thế thanh cái và cả đường dây. Đèn đỏ báo hiệu nguồn của rơ-le đó. Dễ không?
- Anh nói thì nghe dễ rồi đó, nhưng em cứ thấy nó ngờ ngợ làm sao? Làm sao rờ-le có thể nhận biết được hết nhỉ.
- Cứ coi như người ta chế tạo con rờ-le kỹ thuật số có nhiều chức năng, vừa nhận biết tín hiệu lại vừa báo về màn hình. Việc nhận biết tín hiệu thì cũng do con người cài đặt thôi. Mấy cái rờ-le củ lúc trước, Quan nhớ có ốc chĩnh nơi con rơ-le đó không? Còn bây giờ chỉ khác ở chỗ, có thể cài đặt trên màn hình. Như thế này! Anh sẽ mở ra trang cài đặt rơ-le lộ 131 được nghiệm thu hôm nay chẳng hạn. Mình mở lộ 131, đây là rờ -le của lộ 131, phía 100 kí-lô-vôn của máy biến thế 1T. Con rơ-le này có tên là 387E 1T được quản lý bởi con 2030B2 này, rồi mình đăng nhập theo cửa sổ Telnet. Tiếp tục Connec vào. Nó sẽ hiện ra:con 2030B2 Port 17 Terminal server. Tiếp tục đánh ACC đó là mã dòng lệnh đăng nhập vào con 2030 B2, mình Enter nó sẽ hỏi Passwort (hiện tại chưa cài đặt passwort) nên mình vào tiếp.
Màn hình sẽ hiện Level 1: để coi những thông số cài đặt của nó. Xem rơ-le nó có đưa vào hoặc xem tỉ số biến của nó.
Đánh Port 12, nó sẽ hiện ra FT1:F87T1 Sel-387E.
Rồi vẫn tiếp tục đánh đăng nhập ACC, để vào bên trong tiếp. Rồi đánh passwort (hiện tại cũng chưa cài đặt). Lại hiện dòng FT1:F87T1 Sel 387E.
Hiện ra Level 1, rồi đánh Sho tự nó sẽ hiện ra Group 1.
Trung Phan nói đến đó, Nguyễn An Quan thấy không kham nổi nên lên tiếng:
- Thôi không theo kịp rồi, anh giỏi quá! Để em đi lấy giấy ghi lại. Hôm nào anh xuống chỉ lại…
- Dễ lắm - Trung Phan nói vói theo, ý muốn nói cho xong để đi về - Group 1 là để xem thôi. Muốn cài đặt thì chuyển qua Group 2. Chỉ cần đổi số 2, enter là xong.
Trung Phan nhấn phím số 2, rồi Enter. Nguyễn An Quan nán nữa người lại xem.
Vừa Enter xong, bổng dưng điện tự dùng mất, đèn đuốc tắt lịm. Còi hụ trong phòng inh ỏi, máy biến thế 1T bị bật (điện tự dùng lấy từ máy biến thế này, nên bị mất). Nguyễn An Quan la lên, biết là lỗi của Trung Phan gây ra:
- Máy biến thế 1T bị bật rồi, còn lại 2T đang quá tải…coi chừng mất luôn. Mất điện diện rộng là nhà báo tới nữa.
Điều hành viên chạy rầm rập trong phòng, người thì tắt chuông còi, người thì mở nguồn một chiều (từ bình accu). Nguyễn An Quan cầm bộ đàm báo lên lên Điều độ miền:
- Hoa Mai gọi điều độ miền.
- Điều độ miền nghe…
- Máy biến thế 1T Hoa Mai bị bật. Máy biến thế 2T quá tải 1800 Ampère, mạch sa thải đặc biệt hình như không hoạt hoạt động, xin cắt gấp một vài phát tuyến…
- Nguyên nhân vì sao 1T bị bật vậy Hoa Mai…
- Ờ…một lát Hoa Mai sẽ trả lời sao vậy, xin cắt gấp vài phát tuyến kẻo 2T bật luôn ạ!
- Trạm Hoa Mai cho cắt gấp phát tuyến 172.
- Hoa Mai nhận rõ, cắt phát tuyến 172…
       Nguyễn An Quan lại máy vi tính, Trung Phan ngồi lịm tự nãy giờ cũng không chịu tránh cho người khác thao tác. Nguyễn An Quan cắt gấp lộ 172 xong, thì nhìn máy biến thế 2T vẫn còn cao nên lại bộ đàm báo tiếp:
- Hoa Mai gọi điều độ miền.
- Điều độ nghe.
- Trạm Hoa Mai đã cắt máy cắt 172 xong. Máy 2T vẫn mang tải vượt định mức 1400 Ampère.
- Nhận rõ rồi! Trạm Hoa Mai xem lại rờ-le máy biến thế 1T, sẽ tái lập lại đấy.
Trung Phan lúc này cũng đã bình tỉnh, anh nhanh chóng chuyển trở lại nhóm group 1 như ban đầu. Nguyễn An Quan thấy anh làm xong, liền điện thoại về cho điều độ miền. Anh kể lại việc thao tác trên rờ-le, và bây giờ đã chuyển lại như cũ. Điều độ miền cho đóng lại máy biến thế 1T, điện sáng trở lại và phát tuyến 172 cũng nhanh chóng được tái lập.
Tuy vậy, Trung Phan biết mình khó mà về nhà ngay lúc này. Công ty sẽ cho người xuống lập biên bản để điều tra sự cố, có khi suốt đêm. Lúc này, Nguyễn An Quan bớt nguôi ngoai nhìn Trung Phan có vẻ đáng thương:
- Em bảo anh thôi rồi, anh còn rướn Enter làm chi vậy.
Điện thoại các sếp gọi xuống tới tấp, Nguyễn An Quan phải vừa báo cáo về đội 2, còn phải vừa báo cáo cho phó giám đốc đặc trách kỹ thuật công ty. Ngay cả bố vợ của Trung Phan cũng tìm gặp anh:
- Anh chuyển group gì đó ở trạm Hoa Mai hả?
- Dạ - Trung Phan đáp lại, và mong ông mắng nhiếc mọi điều. Nhưng đầu dây điện thoại phía bên kia vẫn đều đều.
- Sao giờ này anh vẫn chưa về mà chuyển group làm gì?
- Dạ, có mấy em điều hành viên muốn học hỏi. Vì là bạn cũ nên không đành về sớm…
- Anh thao tác hay mấy đứa em đó thao tác?
- Dạ…con.
- Chặc… - Bố vợ anh chặc lưỡi, rồi im lăng một lúc hơi lâu mới nói tiếp - Anh nói với mấy đứa em là nó thao tác được không? Năn nỉ nó đi, dù sao thì mình cũng làm phước cho tụi nó đó.
Trung Phan khẽ gật đầu, chứ không trả lời. Anh buông điện thoại xuống thở dài:
- Anh gặp Quan, anh thấy thương Quan nên mới có chuyện. Mấy sếp có hỏi ai thao tác, Quan cứ nói là em nhe! Dù sao việc học hỏi của Quan đâu có sao đâu.
Nguyễn An Quan là người dễ mềm lòng, nghe Trung Phan nói vậy liền gật đầu.
Khoảng một giờ sau thì những người của đội 2 và của công ty xuống đầy ấp. Vấn đề lúc này, họ không còn quan tâm ai là người thao tác chuyển group  trên máy vi tính nữa. Hình như bố vợ Trung Phan đã liên lạc với họ, nên khi gặp Trung Phan họ chỉ mỉm cười, ám chỉ dù sao thì cùng một công ty mà. Họ muốn gặp những người bên phía công ty vi tính, hỏi cho ra lẽ:
- Việc chuyển group này sang group khác đúng ra có trị số phù hợp, thì mặc dù chuyển nhằm group cũng không gây tác động rờ-le…
Mấy người bên phía công ty vi tính cũng có mặt tại trạm Hoa Mai, họ giải trình:
- À, chúng tôi có nói với trưởng trạm: Rơ-le 387E của 1T đang cô lập do tỉ số biến dòng đã đấu sai là 3.000/5 Ampère, thay vì 1.500 ampère. Lúc chiều chúng tôi mới phát hiện, vì trời tối nên định ngày mai chỉnh lại. Không ngờ các anh không chú ý, chuyển sang group 2. Ở đó đã đưa sẵn rờ-le so lệnh sẵn sàng hoạt động.
- Mấy anh cô lập rơ-le như vậy còn rờ-le so lệch nào bảo vệ máy biến thế nữa không?
- Còn chứ, còn rơ-le so lệch nội bộ máy biến thế cũng tên là 387 nhưng không có chữ E ngoài sau. Chữ E là chữ viết tắt từ tiếng anh E….nghĩa là bên ngoài. Còn rờ-le nội bộ, chúng tôi mới dám cô lập rơ-le so lệch bên ngoài.
Những người ở phòng ban công ty tiếp tục hỏi :
- Nhưng vì sao máy biến thế 2T không sa thải đặc biệt.
- À, mạch sa thải không hoạt động để ngày mai chúng tôi coi lại.
       Những người ở văn phòng công ty lập biên bản đến đó, rồi họ tươi cười:
- Thì ra, Anh Phang có công chứ không có tội…Nhờ vậy mới phát hiện ra mạch sa thải không hoạt động. Mai mà bật 1T lúc tải thấp, nếu như giờ cao điểm mới phát hiện mạch sa thải này sai rồi, ắt có thể rã lưới điện.
       Nói đến đó, họ quay sang Nguyễn An Quan để tiếp tục ghi nhận:
- Ai là trưởng ca hôm nay?
- Dạ em…
- Sao anh lại cho anh Phang truy suất trên máy vi tính.
- Dạ…Em muốn nhờ anh Phang dạy bài…
- Thế rồi em có thao tác gì không, học vi tính thì không thao tác thử thì rất khó hiểu.
- Dạ…có…
- Sau này đề nghị, bên phía công ty vi tính các anh chỉ để một group đủ để 1T làm việc thôi. Các anh để nhiều group dễ lẫn lộn. Ngoài ra, cài đặt password ứng với mỗi rờ-le để hạn chế khả năng nhầm lẫn khi vào.
 
                                                                                  *
 
Trên các văn bản công ty gởi về các phòng ban và các trạm, ban điều tra  thông báo sự cố xảy ra tại trạm Hoa Mai đều ghi nhận là do Nguyễn An Quan sơ ý chủ quan gây ra. Nguyễn An Quan đọc thấy hết sức là buồn, nhưng rồi cũng phải chịu vì mình thấp cổ bé họng. Trung Phan được sự dẫn dắt của cha vợ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, xem như đã thoát được một vụ việc sai quy trình công tác tại các trạm (không có phiếu công tác, mà thực hiện việc chuyển group).
Trong ngành điện, mọi người thường nhẫm một điều: không phải nhiệm vụ của mình thì chớ có nhún tay vào, đúng thì không thấy ai khen đâu, nhưng sai phạm là anh phải tự lãnh đủ. Ai biết chuyện cũng nói Trung Phan làm cái trò “tài khôn”.
Nhưng tránh vỏ dưa, cũng gặp vỏ dừa. Người thiếu năng lực, ắt đi đâu cũng vậy.
Hai lộ cầu dao của Công ty Điện lực đầu tư lắp đặt tại trạm, được Trung Phan ký biên bản nghiệm thu và gởi về Điều độ miền. Trong khi đó, có một lộ chưa hoàn thành. Ở bộ cầu dao đôi gắn vào thanh cái tại trạm: chỉ có một thanh cái đấu dây xuống đầu cầu dao một, còn cầu dao hai bị đùn đẩy rồi lại quên nốt. Thoáng nhìn thì thấy không có gì quan trọng, nhưng khi xảy ra sự cố thì mới biết sự việc xảy ra lớn lao như thế nào.
Trung Phan cũng đến trạm Hoa Mai nghiệm thu phần điều khiển vi tính bình thường như mọi khi, cũng coi như không có chuyện gì xảy ra với Nguyễn An Quan và cùng với toán Công ty Vi Tính tiến hành công tác:
- Cho đóng lại cầu dao 178-1, và mở cầu dao 178-2…
Trung Phan đang đứng dưới hai lộ cầu dao đó (hai lộ của công ty điện lực giờ cũng đã thay bằng cáp quang và điều khiển vi tính). Anh gọi bằng bộ đàm nhỏ vào phòng, đọc sẵn phương thức đã soạn trước trên giấy. Từ phòng điều hành, trên màn hình chỉ thị cầu dao sáng đèn, cầu dao tiến hành đóng tốt. Lần lượt Trung Phan cho thử cầu dao ra ngoài đường dây; cho đóng máy cắt; thử liên động máy cắt đóng xem cầu dao có đóng không?
Điều cơ bản trong vận hành điện: nghiêm cấm tuyệt đối, đường dây đang có điện mà mở cầu dao ra trước máy cắt. Điều cơ bản này, toàn thể nhân viên vận hành nào bước vào nghề là phải thuộc ngay. Nếu không sẽ gây nguy hiểm đến con người và thiết bị. Trung Phan cũng không dễ gì mắc phải lỗi đó.
Thế nhưng vì anh quá say sưa với công việc, và phương thức được soạn trên giấy. Khi sang lộ máy cắt 177 thì anh không chú ý đến thanh cái chưa nối dây vào đầu cầu dao 2. Trước đây những người bên phía công ty điện có nhờ anh “tính” chuyện đó dùm họ, nhưng chắc vì bao thơ chỉ có 100 ngàn nên Trung Phan quên bẵng đi.
Máy vi tính chỉ nhận biết tín hiệu được gởi đến, chớ nó đâu biết phía trên không có dây. Tín hiệu gởi tới cho máy vi tính nhận biết lấy từ tiếp điểm hành trình của cầu dao, nên khi cầu dao đóng lại thì nó nhận tín hiệu đóng lại và khi mở ra thì nhận tín hiệu mở ra.Và những người Công ty vi tính cài đặt liên động dựa theo nhận biết này, rất hợp logic điều hành và ai cũng tin vào chuỗi logic được thiết lập sẵn đó.
Trung Phan cũng vậy, anh cũng tin rằng máy vi tính được thiết lập các hàm chặt chẽ. Nên đứng dưới cầu dao không dây đấu đến mà vẫn cứ gọi máy vào phòng đóng cầu dao 2 vào và cho mở cầu dao 1 ra. Khi cầu dao hai không có dây dẫn, tương đương mở cầu dao một là mở cầu dao trước máy cắt trong lúc có tải là điều nguy hiểm. Trung Phan gọi máy xong, anh chỉ lo nhìn vào phương thức có đến bốn trang giấy mà ngao ngán. Đến lúc anh nhìn cầu dao 177-2, tự nhiên lúc đó anh mới nhớ ra thì quá trễ, ở trong phòng đã nhận lệnh mở cầu dao 177-1 rồi.
- A! chết tôi rồi…
Trung Phan mới vừa nhắc chân lên, định gọi bộ đàm vào phòng. Lúc này cầu dao 177-1 đang từ từ mở ra. Tia lửa điện hình thành, tạo nên dòng lasma tiếp tục làm môi trường dẫn điện. Bầu trời sáng rực, tiếng nổ long trời lở đất hơn cả sấm rền. Một cụm khói hình quả nấm như bom nguyên tử đang bốc nhanh lên cao. Trong phòng nghe các máy biến thế nện xuống mặt đất, phòng điều hành được đổ bê tông vững chảy nhưng cũng chao đảo như động đất. Trung Phan cắm đầu chạy, cố hai chân  cứ trườn đạp ra khỏi vùng nguy hiểm. Một vật nào xé toạt mũi giày và đâm vào chân anh cũng không hay. Có bao nhiêu lửa đổ xuống đầu cầu dao đi theo hình zíc zắc, hai lưỡi dao bằng đồng mềm nhảo ngay. Điện quang bắn phá luôn cả sứ gần cả mét, các dây điện bị quá tải đỏ rực. Mấy giây sau các rờ le bảo vệ nhận biết, bật toàn bộ các máy cắt đến trạm. Cả khu vực rộng lớn bị mất điện theo.
Lúc đó, Trung Phan chạy ra khỏi sân điện, cả trạm điện im phăng phắt là anh biết trạm Hoa Mai đã bị sa thải ra khỏi lưới điện rồi, điện đã mất hoàn toàn. Lúc này anh mới nhìn lại mình bê bết máu. Máu chảy từ chân văng khắp áo anh, lại thêm anh thở lấy thở để mà vẫn không sao kịp hơi. Anh thấy chóng mặt rồi ngồi bệt xuống. Những người trong phòng điều hành chạy ra, thương tình anh nên khiêng vào trong.
Người cùng giám sát với Trung Phan, mới vừa vào trong uống tí nước. Không biết chuyện gì, nên hỏi bừa:
- Anh làm sai thao tác à? mở lộn cầu dao ra trước phải không?
Trung Phan thở hỗn hết lắc đầu, anh không hình thành được một câu nói….Hai con mắt của anh vẫn chưa có thần, như người mới gặp ảo mộng đang dần lấy lại bình tâm.
       
Lúc xảy ra vụ nổ, Quỳnh Nga ngồi ngoài phòng bảo vệ. Nàng đã sang phòng tài chính kế toán của Truyền tải điện đội 2 được mấy ngày, ở đây đang tiến hành xây dựng cơ ngơi to lớn…Công trường ồn ào tiếng đóng cừ, bụi bặm rất khó chịu và làm việc ở mấy phòng tạm bợ nên có dịp là nàng tìm cách trốn sang Trạm. Vả lại lòng còn quyến luyến anh em tại trạm Hoa Mai. Nên vừa nghe có thưởng là bay sang trạm cho anh em hay biết tin “giật gân” (hễ nghe có thưởng là mọi người gọi là tin giật gân, song thông tin từ phòng tài chánh kế toán thường được mọi người lắng nghe hơn). Quỳnh Nga được mọi người mời ngồi, dù sao thì tiền thưởng có đồn đoán tầm phào cũng nghe dễ chịu.
- Người ta nói có khi lời nói mất  giá trị ngay,còn em nói lời nói vẫn còn giá trị nhiều tháng.
Nghe mọi người khen, nàng thấy thích. Nhưng cố gắng hỏi lại cho ra lẽ:
- Là sao?
- Thì người ta nói có thưởng, ngày hôm sau đã có rồi. Câu nói không còn tác dụng nữa. Còn em, mấy tháng sau chưa thấy thì lời đồn có thưởng vẫn còn giá trị…
Biết mọi người trêu trọc, Quỳnh Nga không thèm nói chuyện với họ nữa. Nhưng hình như nàng đi tới đâu là ồn ào tới đó. Chưa im lặng được bao nhiêu thì tiếng nổ kinh hoàng trong trạm điện rền vang. Nghề nào phản xạ nấy, mấy người bảo vệ nằm dài dưới sàn nhà, miệng hô to:
- Có địch…
Còn Quỳnh Nga rướn người vào trong, thấy cột khói bay cao vút. Nàng nhìn thấy cả bóng dáng Trung Phan đang ào ào bỏ chạy, chúi nhũi về phía trước. Phận nữ nhi cảm thấy mình không nên dính vào, nhưng cũng phận nữ nhi hay tò mò cố nhướn mắt nhìn vào mấy cầu dao đang cháy rụi.
- Rồi..rồi! mở cầu dao lộn trước máy cắt rồi!
Mấy người bảo vệ lồm cồm ngồi dậy, có vẻ quê độ với nàng. Làm như phản biện nàng là trấn an mình, họ nhạy lại:
- Bày đặt mở cầu dao trước máy cắt, làm như rành rẽ lắm vậy. Phát lương không lo phát lương.
Quỳnh Nga chống nạnh:
- Giỡn mặt, đừng tưởng tôi ở trạm Hoa Mai này không biết tí gì về điện nha. Tôi biết tính tam giác công suất nè, biết hệ số cốt phi nè, biết đồng vị pha, thứ tự pha nữa đó…
Vừa lúc đó, điện thoại reo vang. Mấy người bảo vệ úp mở không nói. Có một nhà báo nào đó điện tới hỏi nguyên nhân sự cố, bởi vì ngành điện khó bắn thủng thông tin nên họ muốn xin số điện thoại trong phòng điều hành.
- Nè! có giỏi trả lời điện thoại đi…
Người bảo vệ đùn đẩy đưa điện thoại cho Quỳnh Nga. Quỳnh Nga cầm nghe trình bày, nàng nghe thấy nhà báo nàng bỗng nhiên muốn hợp tác ngay:
- Ờ…Ở trong ấy giờ này chắc bận lắm, điện thoại reo suốt thôi. Anh gọi vào trong ấy cũng không được tin tức gì đâu. Nguyên nhân gì à? Thì ở đây chỉ nghe nổ và thấy khói bốc lên cao, chứ cũng chưa biết chuyện gì. Nhưng theo tôi nghĩ là…À,mà thôi…
- Nói dùm tôi đi, nếu chị biết…- Bên đầu kia điện thoại năn nỉ Quỳnh Nga, nàng lúng túng.
- Tôi không thể nói ở đây được…
Tay nhà báo liền hẹn nàng ở một chổ,cho số nhà. Nàng ờ liên tục rồi đi ra.
       Một người Công an khu vực cũng vừa tới, thiếu gì người hỏi không hỏi. Anh ta lại hỏi nàng:
- Sao chuyện gì vậy? Có người nào bị tai nạn không?
- À! - Quỳnh Nga tiếp tục đại diện trả lời:
- Cái cầu dao nó cũ, người ta đang có kế hoạch thay, chắc do sứ dơ nó nổ sớm hơn dự định.
Không biết sao nàng đẩy dốc với người Công an khu vực, vì nàng chỉ muốn trả lời chính xác với người nhà báo kia thôi. Thật sự nàng muốn viết báo hơn là nói ra, nên nàng hy vọng gặp nhà báo và có thể cho nàng hợp tác không? Anh công an nghe nói thế, cũng tin. Vào sân điện hơi nguy hiểm nên anh lẳng lặng ra về.
Vì một số dây trên thanh cái xuống đầu cầu dao bị bứt ra, đánh tòn ten khá nguy hiểm. Muốn tái lập điện lại, phải loại trừ thanh cái đó ra. Trong sân ngắt, điều hành viên tiến hành chuyển các lộ sang thanh cái 2, để tái lập điện lại.
 
 Một nghề mới hình thành
                                                                         
Ra ngoài quán cà phê T&T cách trạm Hoa Mai không xa, Quỳnh Nga tưởng sẽ gặp một nhà báo nào đó còn trẻ trung và đẹp trai. Ai dè, đó là một người sồn sồn đã luống tuổi. Tóc ông có vẻ bận bịu lắm không chịu hớt gọn, cùng ngồi với một người con gái nữa nhưng chắc cũng hơn nàng đến năm sáu tuổi. Sau khi nhận diện và giới thiệu với nhau xong, hai người làm báo chứng tỏ mình có phong cách nhanh gọn đặt thẳng vấn đề ngay:
- Chị có thể cho biết trạm Hoa Mai vừa xảy ra chuyện gì?
- À ! Bị nổ do cầu dao bị cũ chưa thay kịp…
Không hiểu sao Quỳnh Nga không muốn nói thật ra, vì nàng cho là mình có chi quan trọng đâu để hỏi. Hai người này có vẻ chê nàng học thấp, khi biết nàng chỉ là nhân viên làm ở phòng kế toán nên nàng thấy mình không cần phải nói rõ ràng. Nhưng nàng lại hẹn với người ta ở đây, để rồi nói dốc thì nàng không muốn lắm. Một lúc sau tay nhà báo sồn sồn ngập ngừng, phản xạ nghề nghiệp cảm thấy người cung cấp thông tin không đúng. Ông ta gấp cây viết lại giữa quyển sổ, nhíu trán để vận dụng kinh nghiệm moi thông tin:
- Ngành điện là ngành khó lấy thông tin nhất. Tôi chịu trách nhiệm mảng đề tài này bấy lâu nay nên tôi rất hiểu. Không ai chịu trả lời một cách cụ thể cả, nếu có nói thì toàn là kỹ thuật điện quá rắc rối. Chị là phụ nữ, lại làm bên kế toán chắc hẳn không rành về kỹ thuật…
- Ở đó mà không rành! Như thế này: Để đơn giản tôi vẽ sơ đồ ra cho anh coi. - Quỳnh Nga chấm miếng nước trà vẻ ký hiệu máy cắt và hai cầu dao hai đầu lên bàn, ấm ức câu nói của người làm báo. Nàng nói một thôi một hồi - Đây! sơ đồ một lộ máy cắt, trong lúc anh vận hành anh phải tuân thủ nguyên tắc là: máy cắt là buồng dập hồ quang điện nên nó phải luôn luôn được mở ra trước. Nếu mở cầu dao ra trước thì, hồ quang sẽ làm cháy rụi mọi thứ trên đường đi của nó. Anh hiểu chưa?
- Hiểu rồi…vậy là anh em công nhân mở lộn cầu dao trước máy cắt à?
- Họ vận hành lâu năm dễ gì họ mắc lỗi đơn thuần đó. - Quỳnh Nga chấm miếng nước vẽ thêm một cầu dao đôi song song với một cầu dao nữa - Đây là một cầu dao đôi song song, ở trạm có  hai thanh cái để hỗ trợ cho nhau. Cầu dao một này mắc lên thanh cái một, cầu dao còn lại mắc lên thanh cái hai. Nếu anh vận hành ở thanh cái một thì anh đóng cầu dao một này vào thanh cái một, nếu anh vận hành thanh cái hai thì anh đóng cầu dao hai này vào mở cầu dao một này ra…nhưng phải đóng cầu dao hai vào trước, mới mở cầu dao một  ra…
- Vậy là anh em công nhân mở cầu dao một ra trước…
- Gần như vậy mà không phải như vậy!
- Là sao?
- Mạch điện điều khiển có liên động, nếu anh mở cầu dao một ra trước nó cũng không mở. Lại thêm trạm đã vi tính hoá nên khó mà mở, vấn đề là thế này…Trên đầu cầu dao hai chưa có dây từ thanh cái đấu xuống, không phải tại quên mà tại làm khó nhau giữa Công ty bên đây và Công ty Điện lực…người ta muốn ăn chia đó mà…
Tay nhà báo lắng nghe Quỳnh Nga kể, càng lúc càng hấp dẫn lại thêm dễ hiểu. Anh ta ngước nhìn người con gái đi theo ghi chép, mà chẳng ghi được gì, có phần thán phục nhiều hơn. Cô nàng cũng hiểu nhưng không ghi được gì mới lạ.
- Chị nói em hiểu rành, nhưng chị nói ăn chia gì?
Quỳnh Nga y như đàn ông, nhấp tí nước câu giờ:
- Thôi phạm vi nói của tôi tới đó thôi - Nàng lấy trong miếng bìa quản lý hồ sơ ra tờ Báo Công đoàn của Truyền tải, rồi lật ra bài viết Sợi chỉ đỏ (Bài viết đó là của Trung Phan tặng nàng) -Tôi cũng thường hay viết bài lắm, anh xem có được không?
Tay nhà báo nóng lòng lắm nhưng cũng cố gắng đọc qua, rồi làm bộ khen:
- Chị viết bài này hay lắm, ca ngợi ngành nghề điện thông qua ca ngợi hiện tượng Vầng quang như là sợi chỉ đỏ, là đường dây điện 500 kí-lô-vôn khéo ghê.
Tuy không phải bài viết của mình nhưng mặt mày Quỳnh Nga đỏ ửng:
- Thấy tôi có thể viết báo cùng với anh chị được không?
Hai nhà báo nhìn nhau dò hỏi, họ hiểu là nàng muốn gì rồi:
- Được chứ! Sau này chị có thể hợp tác cùng chúng tôi. Thấy chị có khiếu về kỹ thuật hay chị học thêm đại học tại chức Bách Khoa thêm cho có bằng cấp…
- Tôi đang làm phòng kế toán. Tôi mới tốt nghiệp lớp 12 à, nếu có học đại học tôi thi trường Đại học Tài chánh Kế toán thôi…
- Cũng được… - Nhà báo nói đến đó, rồi trở lại ý dò hỏi ban đầu - Theo chị nghĩ là có tiêu cực hả?
- Có sao không! Ngành nghề nào bây giờ cũng tiêu cực, khâu nào cũng tiêu cực nên khó mà moi thông tin.
- Lúc nãy chị nói có ăn chia, vậy chắc là không được ăn chia nên người ta phá đám?
- Gần như vậy thôi…không được ăn chia thì không được nhiệt tình đó mà. Chuyện này có nói mãi cũng vậy, tôi chỉ nói đến đó vậy thôi.
- Nhưng sao chị rành rọt quá nhỉ?
- À! Chuyện này do anh bạn tôi kể, anh ta là người gây ra sự cố hôm nay đó.
Hai người nhà báo nhìn Quỳnh Nga họ không hiểu, không hiểu nàng là người trung thực muốn đấu tranh chống tham nhũng hay là một người miệng mồm lẽo mép, rồi họ không hiểu là nàng muốn viết báo nên mới nói chuyện với báo chí rành rọt như thế? Và người bạn trai làm nàng hờn giận nên nàng mới tọc mạch ra mọi chuyện, chứ lâu lắm rồi khó mà lấy thông tin trong ngành Điện.
- Trước mắt tôi sẽ viết bài về nguyên nhân sự cố hôm nay thôi, rồi sẽ tiếp tục mở rộng và đi sâu vào việc này. Chắc còn phải nhờ đến chị nhiều.
Nhà báo gọi tính tiền nước,còn ngập ngừng có nên trả thù lao cho nàng không? Người con gái đi theo anh ta bỗng gợi ý:
- Hay chúng ta thành lập nhóm, viết bài về đề tài này thấy khá hay đó anh Công nhỉ? Em tên Thành, chị tên Nhơn sẽ gọp chung là Công Thành Nhơn.
Tay nhà báo phân bua:
- Tôi không quan trọng cái tên, cứ lấy Thành Nhơn cũng được rồi.
Quỳnh Nga nghe qua mừng đáo để, nàng như đạt được ý nguyện. Viết lách hay viết báo sao mà nàng đam mê đến như vậy. Đến lúc này hai nhà báo mới hiểu được nàng. Họ thống nhất nhưng vẫn còn chung chung nhiều việc, đành phải chia tay vì thời gian có hạn. Mọi việc sau này hẵng hay.
     
 
      Quỳnh Nga đi về phòng kế toán  như không có việc gì xảy ra. Thấy mọi người bu lại bàn tán xôn xao về sự cố suýt chút nữa chết người, nhưng bảng thưởng được mọi người đồn đoán sắp lãnh, chắc chắn là không có rồi:
- Sự cố xảy ra như thế thì làm gì có thưởng được.
Mấy người trong phòng tru tréo. Khác với họ chỉ màng đến tiền và phát tiền. Quỳnh Nga xem ra hiểu biết về điện hơn, chứ không đơn thuần là nhân viên kế toán chỉ biết phát lương mà thôi. Nên gặp nàng mọi người liền hỏi ngay:
- Nãy giờ, chị ở bên trạm Hoa Mai à!
Quỳnh Nga gật đầu.
- Ghê thật…nguy hiểm thế mà chị vẫn sang bên ấy. Chuyện gì vậy?
Cũng giống như lúc gặp hai nhà báo. Quỳnh Nga cũng lấy miếng nước chấm lên bàn, vẽ sơ đồ máy cắt cầu dao. Nói chuyện với hai nhà báo như thế nào thì bây giờ nàng cũng nói y như vậy, còn trôi chảy nữa là khác. Mọi người bu vào nghe, nãy giờ vận động nhiều người nàng hơi có mùi họ cũng không để ý.
 
 
 
                                                                        
Đã qua rồi cái thời báo chí viết vào đâu là ca ngợi đó, để tránh đụng chạm. Bây giờ cứ việc gì xảy ra, thì có sao nói vậy người ơi. Sự cố xảy ra ở trạm Hoa Mai được đăng tải ở nhiều tờ báo, và thời nay không còn lấp liếm như trước đây được nữa. Vi phạm trong ngành điện được người ta mổ xẻ nhiều, vì vậy lần này Trung Phan khó mà thoát tội.
 Trong ngành điện, người ta bắt buộc có hình thức kỷ luật rõ ràng với những ai đã vi phạm. Ngay cả Tổng công ty Điện lực buộc công ty Truyền tải phải có ngay hình thức kỷ luật thích đáng, họ đề nghị những người liên quan sau đây: Thứ nhất là ở trạm Hoa Mai có ba người: Cách chức Trưởng trạm và buộc ba người đi ca hôm đó gồm trưởng ca và hai giám sát học quy trình vi phạm kỹ thuật vận hành điện một tháng, trưởng phòng kỷ thuật của đội Truyền tải điện đội 2 cũng bị chuyển đổi công tác. Hai người bên phía điều độ miền vì không rà soát phương thức cụ thể cũng bị kỷ luật. Còn Trung Phan có vẻ hơi nhẹ, do cha vợ đỡ đầu, lý do mà ông đưa ra là việc đấu dây phải do bên công ty Điện lực lên phương án và phải đốc thúc, nên phải chịu trách nhiệm chính và buộc họ phải chịu thay lại bộ cầu dao bị cháy. Tuy vậy Trung Phan không còn được đi nghiệm thu các công trình nữa.
Từ sự việc lơ là gây cháy nổ cầu dao, Trung Phan phải ngồi ở phòng, làm công việc buồn chán nhất là thống kê lại sổ sách của phòng kỹ thuật.
Đang lúc làm mới lại các box-fill (các tập chứa đựng hồ sơ củ lưu lại). Trung Phan để ý lại các rơ-le đã từng gắn tại trạm Hoa Mai không hiệu quả, mà phòng kỹ thuật vẫn duyệt, cụ thể là rờ-le 50REF mà ba vợ anh đã ký. Tờ giấy rớt ra trong xấp hồ sơ là sáng kiến của Phan Quang Thông, hồi anh còn làm trưởng trạm anh đâu có nghe nói đến sáng kiến này bao giờ. Sau đó các toán công tác xuống thi công và sau này loại bỏ cũng không nghe nói qua. Mặc dù không được duyệt sáng kiến vì không hiệu quả nhưng Trung Phan ngầm khen ngợi hắn là người tài năng.
Trung Phan lấy làm lạ, sáng kiến đó không được xem là hiệu quả, nhưng vì sao nó vẫn được lắp đặt. Anh lật lại từng hồ sơ, thấy sáng kiến được đổi tên cho ông Trần Chí Lý. Anh đem hai tờ giấy đến gặp ba vợ mình.
- Đây là sáng kiến của Phan Quang Thông không được duyệt, sao sáng kiến của ba giống y chang lại được duyệt?
Ông Trần Chí Lý nhìn quanh không thấy ai, liền mời Trung Phan ngồi xuống:
- Chuyện này đã lâu nhắc đến làm gì, vả lại nó cũng không còn sử dụng.
Thấy Trung Phan vẫn còn ấm ức, ông giải thích thêm:
- Thoạt đầu thì ta chỉ muốn gởi sáng kiến cho có thành tích, có sáng kiến mới có thưởng. Không ngờ được duyệt và cho thi công. Mặc dù ai cũng hiểu nó không hiệu quả, nhưng vì có công trình ắt sẽ có tiền… Có sai thì có sửa chữa, mà sửa chữa thì tiếp tục có thêm một khoảng nữa. Sau này, ở đây ắt anh cũng làm thế thôi.
Trung Phan vẫn không chịu thua, liền nói ra những bức xúc:
- Nhưng làm như vậy là lãng phí tiền của nhà nước…thật là
- Thôi anh nhắc lại làm gì, chuyện nào cũ qua cho qua.
Ông Trần Chí Lý tỏ vẻ không nghe nữa. Trung Phan trở về phòng tiếp tục tìm hiểu cặn kẻ hơn. Anh bắt đầu phát hiện ra rằng, những gì không chất lượng ắt phải có tham nhũng. Trung Phan thấy hình như có sự thông đồng của các phòng ban, gây lãng phí rất lớn cho nhà nước. Như vậy tiêu cực ở phòng kỹ thuật này không phải là ít, mỗi một tủ cho rờ-le 50REF và cáp điện chạy ra sân, để rồi loại bỏ gây hao tốn không dưới 0,5 tỉ đồng, mà đâu phải chỉ trạm Hoa Mai không thôi, 46 trạm của công ty Truyền tải đều được lắp đặt thì số tiền nhân lên khá lớn.
Có công trình nghĩa là có ăn, người ta còn ký duyệt cả máy biến thế 9T tại trạm Hoa Mai có bộ đổi nấc phía 220 kí-lô-vôn khác với các máy trước có bộ chuyển nấc bên phía 110 kí-lô-vôn, dẫn tới các máy không đồng bộ nên không thể vận hành song song trên lưới điện quốc gia được. (Học viên bình thường cũng biết đến điều kiện ấy, vì không cùng hệ số ngắn mạch phần trăm), ắt phải có tham nhũng trong này.    
Thì ra, ba vợ mình có “uy” mọi người là như vậy. Trung Phan cảm thấy ấm ức và buồn phiền điều gì đó. Người ta đã câu kết thành dây thành sợi chằng chịt như mạng nhện, biến hoá phù phép đủ thứ để tư lợi riêng tư cho mình, hình như bới móc khâu nào cũng có vấn đề cả.
Trung Phan cảm thấy cô độc vô cùng, không phải mình thật tốt nhưng mình không phải là người tham nhũng. Trong sự phát triển của đất nước, vì nhu cầu điện năng và tính ổn định của nó. Các thiết bị hiện đại nhanh chóng được lắp đặt mới, hết thiết bị này đến thiết bị khác điều hành viên mấy người theo kịp, dẫn đến yếu kém trong lúc điều hành. Trung Phan cố gắng học hỏi các thiết bị mới nhưng cũng không tránh được sai lầm dẫn đến sự cố nhiều lần mất điện. Mà lỗi này suy cho cùng là do khâu đào tạo, các thiết bị cứ gắng mới ở một trạm nào đó hầu như mặc cho điều hành viên tư học hỏi, việc cập nhật cũng tạo nên một áp lực không kém. Trong khi đó, có những người chỉ lo tư lợi cá nhân, nhập các thiết bị không được đồng bộ, rồi giao mặc cho điều hành quản lý…vì thế, việc không dẫn đến nhiều sự cố mới là lạ. Cho nên tham nhũng cũng là một lỗi lớn trong hệ thống điện, đã gây cho anh phạm phải nhiều lỗi lớn trong điều hành điện trước đây.
Trung Phan chỉ biết việc lắp đặt rờ-le 50REF và máy biến thế 9T tại trạm Hoa Mai là có vấn đề, nhưng cụ thể phòng ban nào nhận bao nhiêu tiền thì anh không nắm được. Vả lại trong việc này có cả ba vợ anh trong đó, xem ra mình biết vậy chứ nói ra rất khó cho mình. Còn nếu như có nói, thì nói với ai mới được…thử hỏi làm sao đẩy mạnh việc đầu tranh chống tham nhũng trên toàn thể đất nước thì khó khăn biết mấy.
Trung Phan buộc phải gấp lại mọi việc, y như quyển sách được gấp lại lưng chừng. Lại còn một cái buồn nữa là bên vợ anh không xem trọng anh lắm, nhất là người vợ đổi tính đổi nết sau khi cưới làm anh rất buồn lòng. Bây giờ anh muốn có con để có thêm một đồng minh, hình như vợ anh muốn cô lập hay sao mà nàng không chịu sinh. Bây giờ phụ nữ nắm bắt khoa học kỹ thuật thế nào đó mà Trung Phan làm đủ cách cũng không xong. Sức người có hạn, nên anh quy hàng mà năn nỉ vợ. Người năn nỉ là người thế yếu, bị phụ thuộc, chờ được duyệt đến bao giờ?
Trung Phan bỗng nhớ đến Quỳnh Nga vô cùng, không hiều sao như vậy. Chắc giờ đây chỉ có nàng là lắng nghe anh nói, tin anh và anh cũng cần có người để nghe mọi chuyện mà anh biết. Nàng như là một đồng minh cần kíp nhất lúc này.
Mấy hôm sau anh gọi điện thoại về các trạm để hỏi số liệu và thông số các thiết bị đang vận hành. Anh có gọi về trạm Hoa Mai, để cập nhật các thông số thiết bị:
- Hai TU 21 và 22 có tỉ số biến 230 trên căn ba trên 100 vôn căn ba phải không?
Những người ở trạm Hoa Mai xác nhận đúng vậy.
- Còn phía cấp điện thế 15 kí-lô-vôn, máy cắt tụ bù có đưa mạch giám sát vào hoạt động không?
- À! Cái này để lật sơ đồ xem kỹ lại rồi báo sau với anh nha. Anh chờ chứ…
- Cũng được…
Để điện thoại ra ngoài, người điều hành viên đi lục lại tài liệu.
          Quỳnh Nga cũng thường sang chơi. Thấy điện thoại để ngoài nàng bắt máy, tưởng như ai đó quên gát vào, nàng muốn kiểm tra. Giọng nàng từ đầu “alô” là Trung Phan biết ai rồi, anh hỏi nàng có khoẻ không? Vậy mà nàng không nhận ra giọng anh, cứ hỏi ai vậy, rồi còn biết nàng là ai không nữa chứ?
- Mụ Si-La chứ ai! - Trung Phan tức quá, đáp.
- Ai mà dám gọi tôi là mụ Si-La xấu xí vậy cà…
- Mụ Si-La bộ em tưởng xấu lắm sao, đưa đẩy và đẹp lắm đó!
- Anh Phang phải không? - Giọng nàng mừng rỡ reo lên. Trung Phan cảm thấy hết sức là ưng bụng vì cảm xúc khi nàng nhận ra anh, cũng hết sức đậm đà.
Nói chung gần đây công ty bắt buộc điện thoại phải ghi sổ và để điện thoại cho công việc. Chứ không như trước đây muốn ca vọng cổ cho nhau nghe cũng chẳng hề gì, Trung Phan hỏi nàng ngắn gọn:
- Tờ báo lúc trước đăng tin sự cố tại trạm Hoa Mai, em có nhún tay vào không mà nhiều người đồn đoán quá vậy.
Quỳnh Nga hãnh diện lắm, nhưng nhớ Trung Phan là người có trong cuộc nên nàng chỉ hẹn hò:
- Hôm nào gặp nhau đi em kể cho anh nghe. Ở đây khó nói lắm, em nhườn máy cho các anh điều hành viên nghe!
- Chiều nay em có đi học không?
- Có, nhưng nếu anh muốn nghỉ thì em nghỉ!
-Thôi nghỉ đi! Em đi học chỉ tổ làm hư mấy ông thầy…
- Khỏi nói…Ông thầy nào đẹp trai là em học môn đó giỏi à.
- Khỉ ghê! Chiều nay anh đến nhà em hay sao…
- Hay anh đến trước trường em, lúc 5 giờ rưỡi.
- Trường đại học Tài chính Kế toán hả?
- Ờ…Em đến trường gởi xe, rồi anh chở đi nha…
- Muốn anh tới trường để  thầy thấy không ế độ chứ gì!
- Biết hết mà còn nói…
Trung Phan tủm tỉm cười bên đầu dây bên này, chờ nghe giọng điều hành viên xác nhận là khối rờ-le giám sát mạch tríp thì có, nhưng chưa vào hoạt động. Buổi chiều hôm đó, anh làm theo lời nàng nói. Đến trước cổng trường chờ Quỳnh Nga.
Lúc này, anh mới nhận ra Quỳnh Nga kha khá hơn trước rất nhiều. Nàng không có nét tiểu thư, nhưng cái nét hoang sơ đàng đúm thì thấy rõ. Ngực không gói gọn như các cô sinh viên, mà như muốn bung mấy hàng nút áo. Trung Phan không hiều sao cứ gặp nàng là cứ liếc nhìn xuống đó, nếu như anh có nhìn chỗ khác thì cũng gồng gượng lắm mới làm được. Hai người đều gởi xe tại trường, rồi đi bộ vì gần đó có một quán cà phê Trung Nguyên.
Cũng giống như thời sinh viên, hai người sóng đôi trên vỉa hè và bắt chuyện:
- Hai đứa mình cũng giống như sinh viên quá anh nhỉ?
- Cũng giống…nhưng hơi già, người khác nhìn vào chắc nghĩ là mình ở lại lớp.
- Hư…anh bao giờ chịu nói chuyện nghiêm túc.
Trung Phan im lặng, bỗng nhiên anh thương cảm cho nàng. Hình như nàng thiếu thốn quãng đời học trò. Nên bây giờ đi học lại nàng thấy thú vị, dù chậm hơn nhưng cũng có nên nàng muốn yểu điệu để có. Tóc nàng cũng nhuộm ngà ngà vàng, ca nho nhỏ bài hát Bằng Lăng tím mà ca sĩ Mỹ Tâm thường hát, rồi nàng hỏi anh:
- Ai cũng nói em giống Mỹ Tâm, anh thấy em có giống chút xiú nào không?
- Giống lắm…à mà chỉ khác chút xiú thôi.
Quỳnh Nga mừng lắm, nàng quay sang Trung Phan nghe anh nói hết để nàng tiếp tục sửa thêm:
- Khác chỗ nào…
- Ờ…chút xiú thôi à! Dấu ớ với dấu á …
- Là sao…
- Tâm dấu ớ là tâm hồn, còn em dấu á là tăm…tối.
- Sao không nói tăm xỉa răng luôn đi.
- Vì lịch sự…
 Mấy người sinh viên đi ngang qua, thấy họ sóng bước xứng đôi vô cùng. Có người tò mò muốn trộm nghe, song hai người nói chuyện có vẻ bông đùa nên đi thẳng. Nhưng khi Trung Phan nhấp một miếng cà phê Trung Nguyên vào rồi, thì anh mới vào đề một cách đứng đắn (y như cà phê Việt Nam chất lượng cao vậy):
- Lúc này anh hơi buồn…
- Rồi…Một chục ông như một, rời khỏi vợ là than phiền…
- Em sao vậy? Anh chưa nói hết. Tự nhiên nhắc vợ anh ở đây. Anh nói buồn là buồn phiền công việc, buồn về việc tham nhũng, buồn về tương lai đất nước.
Thấy hơi nghiêm trọng, Quỳnh Nga mới chịu lắng nghe. Dù sao đã có lần uống cà phê, nên nàng cũng hiểu được tính tình của Trung Phan.
- Anh về phòng kỹ thuật công ty, phải công nhận ở đó mọi người rất giỏi về điện. Nhưng lần hồi anh cũng nhận thấy được, đồng lương nhà nước trả cho họ không xứng đáng. Họ cũng biết vậy nhưng họ vẫn cứ miệt mài làm việc, song nhiệt tình của họ có mục đích.
- Đúng là lương thấp quá anh ạ! Như em đây phải bán buôn thêm mới đủ trang trải…Họ hơn em có vài chục.
- Đúng rồi! Nhưng họ khác em ở chỗ, có công trình ăn chia…Họ đều kiếm thêm từ những công trình mà nhà nước cho phép đầu tư. Em biết sao không, thoạt đầu là những công trình ăn chia hợp pháp nhưng rồi ai ngốn được riêng thì họ ngốn. Đủ mọi cách…
- Làm sao họ làm được?
                  - Ở bên ngoài khó mà nhận thấy. Như anh đây chỉ vô tình đọc lại mấy tài liệu củ, mới phát hiện ra được. Ở Trạm Hoa Mai, không biết em có biết rờ-le 50REF không nhỉ?
- Sao mà không biết…Bộ anh tưởng em ở trạm Hoa Mai chỉ có quét nhà thôi sao. Rờ-le bảo vệ nội bộ máy biến thế chứ gì!
- Ờ…cái đó đó…Em thấy nó còn vận hành hay bỏ ra rồi?
- Bỏ lâu rồi mà…Hồi anh còn làm chức trưởng trạm, thì đã bỏ rồi.
- Đó! Em thấy một tủ rờ-le đẹp như vậy mà bỏ có uổng không? Nhưng vấn đề không phải là uổng, vấn đề là nó không hiệu quả!
- Không hiệu quả thì bỏ thôi chứ anh. Mấy lần đóng máy biến thế, nó làm bật máy cắt hoài…
- Ờ…Em biết nhiều ghê nha.
- Mấy bữa chiều đóng máy biến thế không được, nhất là máy 9T mới mua về bật liên miên vì cái rờ-le này. Em phải ở lại quét dọn phòng điều hành cho sạch sẽ, có khi suốt đêm mấy ông đòi mua nước về uống. Em phải lo mệt mỏi mà chẵng thấy ai chấm công…
- À…Sao lúc đó em không nói anh.
- Nói gì, anh phải biết chứ…
- Thôi, cũng vì công việc chung. Anh nói tới đâu rồi nhỉ?
- Rờle 50REF…
- À!...Máy biến thế 9T nữa. Nhưng để anh nói rờle 50REF trước đã…Em biết đó, vì nó không hiệu quả, thường bật máy biến thế khi đóng điện , thế thì người ta thi công làm gì?
- Để có công trình chứ làm gì! Có công trình là có ăn…chứ sao!
- Đó…Đó, em hiểu rồi đó! Nhưng khổ nổi, anh biết người có ăn lại là ba vợ anh.
- Rồi! Anh gặp chuyện chéo ngoe rồi…
- Ờ! Người ta hay gọi là chéo cẳng ngỗng…Nói vui vậy thôi, chứ biết quá cũng làm gì được. Anh buồn là người ta làm thịt nhiều quá, đến máy 9T cũng vậy. Người ta dễ dàng ký duyệt cho máy đó về trạm Hoa Mai, không thể vận hành song song với các máy khác, phải độc lập là cũng có mùi tiêu cực rồi! Anh nói cho em một câu triết lý để đời: “Cái gì mà không hiệu quả ắt phải có tham nhũng”, em hãy nhớ lời anh câu nói đó.
- Có bị bắn không?
- Bị bắn gì…
- Vì em nghe câu này quen quen, giống như anh Trỗi.
- Em khỉ quá! Anh nói chuyện nghiêm túc đấy.
- Thế thì anh tính sao với ông già vợ anh đây? Không phải là tôi xúi vì anh không lấy tôi đó nghen.
- Nói chung, là thanh niên đứng trước tình cảnh đất nước đầy rẫy tham nhũng, mình thấy có cái gì đó phải có trách nhiệm. Nhưng vì, anh chỉ nắm được sự việc lưng chừng, nên biết sao bây giờ?
- Viết báo đi…
- Viết báo à? Hình như là lần sự cố ở trạm Hoa Mai. Em là người cung cấp tin cho họ phải không?
- Cung cấp à? Em viết luôn đó.
- Em viết?
- Nói chung viết cũng dễ, mấy bài viết trên báo Công đoàn em viết có thưởng nhiều. Chủ yếu ca ngợi ngành điện, chẳng hạn như bài Sợi chỉ đỏ, viết có một đêm nhưng em thấy rạo rực. Em không muốn hô hào như các sếp, chán nhất là các Bản tin Công đoàn Điện lực hay viết như những nghị quyết, văn như thế khó đọc. Cái Sợi chỉ đỏ mà em tả ẩn chứa nhiều điều và nhìn sự việc mang tính văn học hơn. Cũng như bài Huyền thoại chiến tranh, kể về bà mẹ đau đớn nhìn thấy con mình lần lượt hy sinh, sau này bà lại giúp những anh em công nhân ngành điện phát hoang…
Quỳnh Nga nói một thôi một hồi, say sưa. Thấy Trung Phan không lắng nghe mà còn trề môi trề miệng, làm nàng cụt hứng.
- Ơ! Nãy giờ anh nói nhiều rồi nha. Tới phiên em nói thì anh không chịu nghe…có nói có nghe mới là bạn chứ!
- Em nói mấy bài viết là do em viết?
- Chứ ai! Thức mấy đêm…
- Thế rồi bài ‘Sợi chỉ đỏ” anh cho em , em quên à!
- Bài nào anh cho…uả - Quỳnh Nga nhớ lại - À! Nhưng em thức mấy đêm để sửa lại. Nhưng hình như anh có thề là không nói ra mà…
- Thề thì thề…Nhưng em phân tích bài viết với ai kìa. Nhầm anh mà em cũng đẩy luôn…Bởi vậy anh cũng không tin bài viết “Huyền thoại chiến tranh” gì đó cũng không phải của em.
- Không tin thì thôi…
Bây giờ thì Quỳnh Nga cụt hứng thật, nên nàng giẫy nảy:
- Mà anh có tin là em viết báo không?
Trung Phan cố gắng gật đầu.
- Anh thấy cái tên Thành Nhơn rồi còn gì nữa. Việc mà em muốn viết báo là việc gì anh biết không?
- Việc gì…
- Nói chung tình hình tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước nói mãi cũng thế thôi. Vấn đề sâu xa là làm sao triệt tận gốc nó đi.
- Triệt bằng cách nào?
- Dễ ợt! Cổ phần hoá tất…Mấy sếp ngành điện cứ lợi dụng việc Thủ tướng đứng ra đầu tư đường dây 500 kí-lô-vôn, họ cho đó mang tính lịch sử mà không chịu cổ phần hóa. Nếu vì lịch sử, thì giữ lại đường dây và các trạm 500 kí-lô-vôn thôi. Còn các cấp điện áp thấp hơn thì cổ phần hóa, cái lợi trước mắt là thấy ngay nhà nước thu về một số tiền khá lớn cho ngân sách, chứ không thì mấy ông trong ngành điện cứ đầu tư dàn trải ra mãi, cứ có công trình nâng cấp thì sẽ có tham nhũng.
- Sao anh thấy em có vẻ thích cổ phần hóa quá nhỉ? Em có bị nhiễm môi trường của các nhà báo không vậy đó?
- Có sao nói vậy à người ơi! Em thấy vấn đề là như thế này. Các nước trong khu vực như Thái Lan chẳng hạn, quản lý của họ gọn nhẹ hơn chúng ta nhiều. Thế mà người ta vẫn cho là ngành điện là nơi rút tiền nhà nước tinh vi, rồi họ cũng tiến hành cổ phần hóa. Nước Pháp cũng thế, vậy Việt Nam chúng ta tài hơn họ chắc? Những người trong ngành điện mong hình thành ngành Truyền tải thành một tập đoàn, cái đó thì họ nói, chứ em thấy không xong rồi.
- Không xong chỗ nào?
- Anh xem...Ai trong ngành cũng biết, việc ít mà người thì đông, phòng ban chồng chéo nhau. Thay vì cổ phần hóa cho khỏe, đằng này họ muốn thành lập Tập đoàn Điện lực Việt Nam nên nhà nước tiếp tục đổ tiền ra xây cơ ngơi cho Truyền tải đội 1,2,3,4, thành lập các khâu quản lý mới thêm cồng kềnh, rồi còn phải trang bị xe cộ và các thiết bị đo đạc sửa chữa duy tu. Trong công ty giải quyết lao động dôi dư chẳng được, vì mở rộng thêm phòng ban thiếu người nữa là khác. Có người cũng viện cớ vì lịch sử để lại: người này nể tình người kia vì có dây mơ rễ má với nhau, nên không thể giải quyết được lao động dôi dư. Ngay ở Trạm Hoa Mai, mọi người đều viện cớ là công tác không thể đủ người, hoặc có sự cố thì nhân sự bao nhiêu đó là vừa. Nhưng anh thấy có đến năm người đi một ca, chứ em thấy một người ngồi canh máy là đủ. Nhà nước trả lương họ thấp, họ không chịu làm nhiều. Nhưng nếu cổ phần hóa, ắt mọi người sẽ giành việc và mỗi ca số người ắt sẽ ít lại.
- Em học mới năm đầu, mà sao anh thấy em hiểu nhiều rồi đấy! Cái vụ cổ phần hóa của em thôi anh không nghe đâu, chuyện đó có cấp trên lo. Tập đoàn Điện lực họ sẽ năng động thôi, chắc chắn phải tìm cách nào đó thích nghi với kinh tế thị trường. Em mất lòng tin ở các cấp lãnh đạo là không tốt đâu, dầu sao ngành điện cũng là nơi anh và em đang dung thân đấy chứ. Anh chủ yếu gặp em vì anh thấy buồn và muốn xem em thế nào thôi...
- Chặc...Mấy ông đàn ông ngộ ghê. Có kế sách thì thích bàn bạc người khác nghe thôi. Nhưng khi người khác xây dựng kế sách thì không chịu nghe...Nhất là nữ nhi của tụi em.
Trung Phan là người đặt vấn đề nhưng không có dũng mãnh giải quyết, cho nên anh cũng chẳng nhận ra khí khái của nàng. Họ về nhà và cho là gặp nhau vô ích.
Ấy vậy mà Trung Phan khó ngủ vô cùng, không lẽ ly cà phê làm anh khó chịu. Anh khều vợ mấy lần, nàng chỉ ừ hử cho có chứ từ hồi cưới tới giờ chưa thấy rủ rê anh bao giờ… nhưng cũng không từ chối.
 
 
                                                                                 *                                                                     
 
 
 
Trên bài báo TT, xem trang mục Công Đoàn. Báo chí đang giới thiệu các gương mặt tiêu biểu được giới thiệu và sắp tới đây Công Đoàn cấp thành phố trao tặng các danh hiệu “Anh hùng lao động” cho những người được giới thiệu đó. Ông Trần chí Lý (chính là cha vợ của Trung Phan) được miêu tả là một người có nhiều sáng kiến, đem nhiều lợi ích cho Công ty Truyền tải Điện. Ngay cả Công Đoàn Công ty Truyền tải Điện cũng ngạc nhiên, họ đang gấp gút tiến hành bình bầu để đề cử lên cấp Công Đoàn thành phố xem xét, thì đã thấy có bài báo khen ngợi vị trưởng phòng kỹ thuật, làm họ để ý và thấy ông cũng xứng đáng. Tất cả đều ngầm khen ngợi nhà báo M.Nhơn nào đó đã thám thính, nắm bắt được thông tin cụ thể về ông một cách chính xác. Nhất là miêu tả về sáng kiến bảo vệ nội bộ máy biến thế bằng rờ-le 50REF một cách sinh động.
Quỳnh Nga không chối không rằng. Ai hỏi có khi nàng còn tỏ ra hãnh diện và gật đầu, thái độ của nàng nữa như khiêm tốn nữa như hân hoan. Mọi người vây lấy khen ngợi, sao mà nàng biết được mọi chuyện và gởi bài viết cũng là can đảm lắm.
- Có gì - nàng thỏ thẻ - viết được thì gởi được.
Chuông điện thọai reo vang, nàng nhận ra giọng quen thuộc của hai nhà báo mà nàng gặp lúc trước ở quán T & T.
- Chúc mừng chị đã có bài viết thật xuất sắc. Chị đang ở đâu vậy?
- Ở cơ quan...
- Chị tiến bộ hơn tôi hồi đó nhiều, bây giờ tôi vẫn ở chung nhóm với anh Công, chứ chưa dám viết độc lập như chị.
- Ờ...
- Nhưng chị cũng xấu ghê, tôi có ý cho chị vào nhóm của tụi này. Nhưng chị lại bức phá một mình đó nha. Nhưng dù sao, cũng công nhận chị nói là làm, cảm phục thật.
   Nhà báo Thành còn khen Quỳnh Nga không qua trường lớp, chưa có thẻ nhà báo (chưa là biên tập viên chính thức), cho dù được ai đó giới thiệu cũng là một thành công của bước đầu khá lớn. Quỳnh Nga đón nhận những lời khen ngợi đó hết sức cẩn trọng, rồi nàng gát điện thọai xuống thỏ thẻ:
- Ai vậy nhỉ? Ai có cái tên giống như của mình...Thôi ai gán ghép, chứ có phải mình tự nhận .
Mấy ngày sao thắc mắc đó nguôi ngoai, báo chí giới thiệu thêm vài gương mặt  của các doanh nghiệp khác.
Quỳnh Nga tự dưng nổi tiếng, đi đứng xem ra có vẻ được chú ý đến nhiều.
Nhưng đến ngày thứ năm, một bài viết có tên tác giả là Nhơn-Mỹ. Bài viết hoàn toàn ngược lại.
Bài báo miêu tả, vị Trưởng phòng kỹ thuật của Công ty Truyền tải không xứng đáng. Ông Trần chí Lý không có công trình sáng tạo nào cả, việc đưa rờ-le 50REF vào bảo vệ nội bộ máy biến thế là của người khác. Ông là người cướp công, vả lại rờ-le 50REF không họat động hiệu quả, dễ gây bật máy biến thế lúc đóng điện và Công ty Truyền tải đã lọai trừ ra khỏi vận hành, gây lãng phí lớn cho nhà nước. Sở dĩ, ông Trần chí Lý đưa nó vào vận hành là để có công trình, có công trình nghĩa là có ăn yêu cầu điều tra lại việc này. Đã thế, bài báo còn đưa ra thắc mắc về máy biến thế 9T được vận hành tại trạm Hoa Mai, không đồng bộ với lưới điện hiện đã có, nên không vận hành song song được với các máy biến thế khác và gây khó khăn cho Điều độ miền ra phương thức thao tác trên lưới điện. Mà phòng kỹ thuật Công ty Truyền tải Điện chấp nhận một cách quá dễ dàng, tác giả đặt câu hỏi vì sao?
Tóm lại, những điều nêu ra không có lợi hoàn toàn cho ông Trần Chí Lý, một người sắp được bình bầu là “Anh Hùng lao động”.
Những điều viết trên báo, giống y như những gì Trung Phan từng nói. Hôm cùng uống cà-phê trước cổng trường, Quỳnh Nga nhớ lại anh không thiết tha gì đề tài chống tham nhũng, anh còn không đồng tình với nàng về việc viết báo.
Nàng gặp nhiều thắc mắc, muốn gọi điện thọai cho anh nhưng nghĩ như vậy là ngớ ngẩn. Mọi người vẫn cứ cho là hai bài báo đó đều do một người viết, và chính là nàng. Bài báo thứ nhất không có gì phiền hà, nàng gặp rắc rối chính là bài báo thứ hai:
- Đồ tồi...
- Ai đó chửi khéo khi nàng đi qua mấy phòng khác.
- Nhận vào đây làm việc là mừng rồi! Cho dù có là tham nhũng cũng không được vạch lưng sếp mình cho người ta xem dấu chứ!
Đại khái những câu chửi khéo, nhưng không ra mặt. Nàng muốn biện minh, nhưng trước đây gần như mình nhận viết rồi còn gì, giờ thì chối coi sao được. Nàng tiến thoái lưỡng nan, giải thích với mấy người cùng phòng.
- Thì có sao nói vậy người ơi...ai biểu làm trái với lương tâm của mình làm gì...
Không ai thèm nghe, nàng nói vu vơ một lúc, rồi tự an ủi: “Thôi bất quá về quê cắm câu!”.
Đúng là về quê cắm câu thật. Ông Trần Chí Lý được ai đó thọc mạch là nàng viết báo, nên ông gọi điện thọai tìm gặp nàng.
- Bài báo đầu tiên tôi không hay biết nhưng cũng khá hay! Tôi không phản đối gì....Nhưng còn bài báo sau, cô thấy tôi không gởi cho quà cáp hay sao mà đi viết bậy. Thứ nhất tôi hỏi cô có biết bằng chứng cụ thể nào không; thứ hai tôi sẽ kiện cô về tội vu khống.
- Chú ơi! Thật sự việc chú làm ai cũng biết hết. Chú minh oan thêm lộ liễu mà thôi. Trước con làm ở trạm Hoa Mai chứ ở đâu, con có biết cái rờ-le đó. Nó vẫn còn nằm chình ình ở tại trạm...
- Tôi nói thật! Tôi với cô có thù hằn nhau không? Nếu như cô không đồng tình thì thôi, tại sao cô lại viết bài báo đầu tiên, rồi bài sau cô lại bát bỏ...
- Có thế… người đọc chú ý chứ...
- Nhưng tôi hỏi thế này? Cô là một cô gái mềm mỏng, ai xúi cô và cung cấp tài liệu để cô viết được bài viết như thế vậy?
Áp lực hơi căng, Quỳnh Nga đôi khi muốn thú nhận không phải bài viết của mình. Nhưng nàng nghĩ càng không phải bài viết của mình, thì mình càng nhận. (Vì trước sau, tác giả cũng ra ánh sáng mà thôi). Nàng cho là mình sau này sẽ viết báo, nên sẵn dịp này tập chịu đựng cho quen. Chuyện gì tới đâu hay tới đó.
Mấy ngày sau, từ đội 1 cho tới đội 4, lên tới Công ty Truyền tải Điện ai cũng xôn xao bàn tán. Mọi người nói nàng sẽ bị trả đũa, nhưng cũng có người nói Công đoàn Công ty sẽ trọng dụng nàng hơn. Tình hình bây giờ, ai có tâm chống tham nhũng ắt có giá. Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị kêu gọi phải kiên quyết và đấu tranh chống lãng phí tham nhũng kia mà.
- Con nhỏ đó lúc đầu chỉ lau dọn phòng ốc thôi! Sau này được đề bạt làm ở phòng tài chính kế toán đội 2, rồi làm tổ trưởng...nó chẳng có bằng cấp nào như mình...
Những người lớn tuổi ganh tỵ, nên cố ý không nhìn thấy sự phấn đấu cật lực của Quỳnh Nga. Việc nàng đi học vào ban đêm phải mất vài năm nữa mới có bằng, nhưng công ty nhiều người vẫn đang học và được cất nhắc lên như vậy. Quỳnh Nga về công ty, nghe được những lời xì xào đó nàng thấy ngột ngạt vô cùng. Ngồi ở căn tin, không ai chịu ngồi lại lâu để hỏi thăm nàng mấy câu, tới liên hệ giấy tờ ở các phòng ban nào, người này đẩy cho người khác trao đổi với nàng.
Giám đốc bận họp ngoài Hà Nội, khi về không biết ông nghĩ sao nhỉ? Nàng thấy tình cảnh ngộp ngạt này cũng có khi thấy thích, nổi oan thị kính khi mọi người đều biết sẽ càng thương hơn. Hai bài báo chắc của Trung Phan, Quỳnh Nga thấy có dịp lên công ty sẵn ghé phòng kỹ thuật để gặp anh, nhưng thấy cô vợ đi ngang lượm huýt nàng, nên nàng bỏ ý định gặp Trung Phan.
- Lần này mình cần anh cho bài viết hơn bao giờ hết. Anh đừng nhận là bài viết của mình nghe anh... - Nàng thỏ thẻ, tập giọng yểu điệu để khi gặp Trung Phan sẽ thốt lên...chắc anh không cho mình nữa đâu, cốt khỉ hoàn cốt khỉ quá. 
Nỗi lo lắng của những người ham muốn danh tiếng, sự việc sau này có đỗ bể cũng không sao. Quỳnh Nga nghĩ thà được người khác quan tâm hơn là không có gì.
Điện thoại cầm tay của nàng reo vang (nàng cũng sắm cho mình được một điện thoại di động, nghe vẫn còn run tay). Người điện thoại là hai nhà báo.
- Alô…Ai kêu tôi đó…hả…không nghe…
Gần đây nàng bị tật lãng tai, mà người lãng tai thường hay la lớn.
- Gì…À, anh Công đó hả? Hai người đang ở đâu vậy! Hẹn gặp để bàn bạn một số việc à…Hả, ở đâu…quán cũ hả. Ờ tôi về công ty, về lại quán cũ hơi xa, chi bằng tôi đến chỗ anh gần hơn đó…ờ vậy đi nha.
Những người trong phòng mở cửa nhìn xem ai, họ tưởng là có chuyện cải cọ nào. Quỳnh Nga gấp điện thoại lại, thấy ai cũng chăm chú nhìn mình quá, nàng cúi chào tỏ ý xin lỗi. Không hiểu sao, cứ điện thoại di động nàng quát tháo ầm ĩ mới nói chuyện được.
Nàng đến chỗ hẹn là trước cửa toà soạn báo, hai nhà báo đứng đợi nàng ở đó. Họ tìm đến một quán cà phê Trung Nguyên mát mẻ, hai nhà báo nói chuyện nhẹ nhàng:
- Chúng tôi biết được thông tin: Bên phía công ty Điện Lực tiến hành cổ phần hoá hai trạm cấp điện áp 110 kí-lô-vôn. Chúng tôi đến đó không phải tìm hiểu thông tin không thôi, mà còn muốn trở thành cổ đông. Nhưng bọn này nghĩ phải có chị tham gia nữa.
- Nhưng tôi đâu có tiền để mua cổ phiếu! Vả lại cũng chưa rành mấy việc cổ phần này lắm…
- Cũng dễ thôi. Người Việt Nam mình có cái lạ, thích nghi nhanh…rồi tôi biết chị sẽ hiểu. Còn về tiền, ông chú tôi hứa là cho chị mượn không lấy lời. Ông rất tin tôi, chủ yếu muốn cho chị mượn là để chị có một chân trong Hội đồng Quản trị sắp tới.
Đột ngột quá Quỳnh Nga chỉ nhoẻn cười. Nhà báo nữ nói chen vào:
- Tụi này cảm phục hai bài báo của chị lắm, chị mới tham gia viết báo, ấy vậy mà đã gây chú ý cho làng báo.
- Tôi biết quan điểm của chị từng nói: các công ty nhà nước nên cổ phần hoá, nhưng công ty chị không cổ phần hoá, sao chị không tham gia vào việc này.
- Sao hai người muốn tôi mua cổ phần?
- Thực sự, chính vì những cổ đông. Phần lớn họ có tiền mà không biết nhiều về điện. Nhà nước vẫn luôn giữ lại 51% cổ phiếu, tôi muốn tìm “người của mình” để đưa vào, và hứa với mọi người sẽ cho họ yên tâm. Vì suy đi nghĩ lại, chị cũng khá rành nhiều về điện, lại còn học ngành kế toán ắt thuận lợi với công việc này. Chị còn là người của doanh nghiệp nhà nước… tụi này còn muốn chị phải làm sao có chân trong Ban hội đồng quản trị nên mới mong mỏi chị tham gia.
- Lạ nhỉ! - Quỳnh Nga đắn đo - Cho dù đó là công ty Điện Lực cũng trực thuộc Tổng công ty Điện Lực, họ cổ phần hoá sao chỗ tôi không cổ phần nhỉ? Mấy việc cổ phần này xem ra rắc rối quá…
Mọi người cùng cười, dù sao thì giá tại các sàn chứng khoán tăng vùn vụt. Mua cổ phần cổ phiếu gì đó, chắc thắng đậm.
 
 
Cả hai được lên chức                      
 
Lại nói về giám đốc công ty, sau khi đọc bài báo lòng ông trĩu nặng. Ông vừa mới họp ở Hà Nội và được nhắc nhở phải tăng cường giám sát các phòng ban bên dưới. Giờ đây, bài báo là dịp ông rà soát lại việc quản lý của mình trong công ty.
Giám đốc cho gọi ông Trần Chí Lý, việc này ông Trần Chí Lý biết thế nào cũng đến. Ông ta đi lên với gương mặt bình thản, đại ý có làm có chịu, nhưng thường cách chức và thuyên chuyển công tác, chứ khó mà cho thôi việc ngay được.
- Anh thấy cô bé đó chưa?
- Dạ! Tôi có điện thoại chứ chưa gặp mặt.
- Tôi biết người này...Tôi vẫn hay gọi đùa là “người” của Thủ tướng. Không ngờ cô bé cũng lanh quá.
- Vâng ạ! Để viết được hai bài báo này ắt phải là người gan dạ. Tuy bị phanh phui nhưng tôi thật cảm phục.
- Cứ như vậy đi! - Giám đốc nói - Mình thật phải tôn trọng người khác, dù gì khuynh hướng của xã hội muốn cho mỗi ngày mỗi tốt đẹp. Ở tuổi thanh niên như cô ấy, ắt phải nhiệt tình và đi đầu. Chúng ta có thể bực bội về việc làm này, nhưng về sau chúng ta lại cần những con người như thế.
Ông Trần Chí Lý tán thành, ông gật gù một lúc rồi nhẩn nha:
- Có điều, tôi không hiểu sao cô bé lại rành mạch mọi thứ. Logic sự việc lại, thì tôi nghĩ Trung Phan (con rể tôi) có nhún tay vào. Từ ngày tờ báo đăng, tôi thấy nó cặm cụi làm việc, học hỏi những người trước rất bận bịu, như cố ý không thể nói ra mọi điều với ai.
- Trung Phan à? Gần đây anh ta còn hay nói câu “làm người phải biết làm lại từ đầu” không?
- Tính nó vẫn thế...Bởi vì nó vẫn hay gặp những việc rắc rối.
- Xem ra tôi thích câu nói đó. Hình như người Việt Nam mình chẳng chịu thua việc nào, lúc thì “Thất bại là mẹ của thành công”, lúc thì “Biết làm lại từ đầu mới là người”. Những câu nói đó trắc ẩn trong lòng người Việt, tôi nghĩ anh cũng phải hiểu mình cũng phải bắt đầu lại từ đầu.
Im lặng để nghe, ông Trần Chí Lý hiểu giám đốc muốn kéo sự việc vào đề. Ý như giám đốc cũng sẽ bắt đầu xây dựng lại mọi thứ nề nếp hơn, rằng sẽ xuất phát từ vị trí của ông đang nắm và sẽ quyết đoán bắt đầu từ đây.
- Trước tiên tôi sẽ nói anh biết trước, rằng sẽ sắp xếp lại phòng kỹ thuật. Lần này, tôi không giải thích dông dài, theo lối nghĩ tình cảm với nhau nữa. Tôi là giám đốc nên cần phải quyết đoán.
- Dạ! Tôi hiểu ạ...
- Vị trí của anh cần phải thay đổi trước. Tôi sẽ sắp xếp cho anh về phòng vật tư, ở đó cũng “lượm thượm” lắm. Không phải phòng vật tư mà không cần giỏi về chuyên môn, tôi muốn anh sắp xếp lại cho hệ thống hơn.
Giám đốc nhẹ nhàng phân tích, không phải là ông Trần Chí Lý không nghe. Người ta rất dễ quên mình, nói đến người khác thì dễ, còn mình thì lại quên. Ông Trần Chí Lý nghĩ giám đốc có biết, vì rằng bao nhiêu sáng kiến gởi lên, giám đốc đều gật gù cho qua, rồi phê duyệt trình ra Tổng công ty. Ngay như máy biến thế 9T gắn tại trạm Hoa Mai, tưởng như trên cho gì nhận nấy nhưng khi vận hành, phải vận hành tách bạch ra với hệ thống lưới điện.
       Ông Trần Chí Lý vẫn còn ấm ức. Ông ấm ức cũng phải vì người bị xử sai phạm đầu tiên lại là ông. Trong khi đó, ông biết khá nhiều việc tày trời không tiện nói ra đó thôi. Gần nhất là vụ việc nhận máy 9T tại trạm Hoa Mai và còn tiếp tục thêm một máy nữa sắp về đến. Cứ như  báo chí phát hiện ở đâu thì người ta xử lý ở đó, nên ông phải đại diện chịu hết mọi việc cho công ty này. Nhưng dù sao giám đốc xử lý như vậy cũng không lấy gì mạnh tay, mình cũng già rồi cũng cần tìm nơi làm việc tương đối thoáng đãng hơn vậy.
Như đọc được ý nghĩ của ông Trần Chí Lý, giám đốc nhắc nhở:
- Vụ việc 9T tại trạm Hoa Mai, phòng kỹ thuật các anh cũng không giúp đỡ cho tôi được nhiều. Thôi thì chuyện đã qua ta cứ cho qua, xem như trên cho gì nhận nấy. Bây giờ, tôi cần giúp đở một việc. Đó là tìm người thay thế vị trí của anh, chức danh trưởng phòng kỹ thuật?
Ông Trần Chí Lý không hiểu giám đốc thật lòng hay chỉ thăm dò, ông chỉ nghĩ đến những người ở phòng kỹ thuật lâu nhất. Nhưng giám đốc lại gợi ý:
- Tôi muốn đề bạt Trung Phan, anh thấy thế nào?
Mấy ngày nay, Trung Phan là người ông Trần Chí Lý nghi ngờ viết hoặc tiếp tay cho người khác viết báo. Nên nghe giám đốc đề bạt Trung Phan ông không thuận lắm, nhưng tình nhạc gia bỗng thấy có cái lợi cho con gái ông thì ông khẽ gật đầu:
- Nó dễ mắc sai phạm...
- Nhưng chân tình. Anh ta đã gượng dậy bao nhiêu lần và tôi hiểu con người này sắp đến điểm rơi thành công.
 
Cả hai người như không muốn nói thêm điều gì nữa, sợ như kết quả bị thay đổi. Rồi giám đốc nhắc điện thoại, để gọi cho ông trưởng Truyền tải điện vùng 2. Ông nói muốn Quỳnh Nga diện kiến ông.
     
Quỳnh Nga được lệnh diện kiến giám đốc tâm trạng của nàng lộn xộn. Nàng run run viết sẵn tờ đơn xin thôi việc để mang theo. Nàng nghĩ chắc mình phải nói thật, rằng bài báo không phải do nàng viết, rằng ai đó có tên trùng với nàng, rằng nàng biết có thể là do Trung Phan. Rồi nàng sẽ nói ý định thôi. Nàng sẽ cám ơn giám đốc cưu mang nàng khi chồng nàng mất, giúp đỡ chỗ ở và đặt biệt ưu đãi cho chỗ căn tin để nàng kiếm thêm và nhờ vậy nàng lo con ăn học cũng như nàng có đủ tiền để đi học thêm.
- Phải nói mình có đi học thêm...không phải mình khoe nhưng mình cứ nói.
Nàng lẩm nhẩm câu ấy khi tới phòng giám đốc. Bước vào trong, nàng cho là mình vụn về không biết đứng hay còn phải đợi mời ngồi. Chắc chắn là bài báo rồi, cho mày ham thích lấy bài viết của người khác, giờ thì mày phải trả giá thôi Quỳnh Nga ạ. Nhưng viết báo là phải chịu đựng như vậy, có như vậy mới hay.
Giám đốc nhìn nàng ra chiều suy nghĩ, rồi mời nàng ngồi:
- Có biết tôi gọi chị lên đây có việc chi không?
- Bài báo…
Nàng trả lời xong thấy sao mà cục ngủn thế, người làm báo phải có đầu có đuôi chứ. Nhưng như vậy cũng được, nếu như giám đốc phát hiện mình không phải là người viết cũng được…
- Đúng vậy! Bài báo khá hay, có cá tính khác hơn các nhà báo khác. Sao chị không cho tôi xem trước?
- Xem trước! Giám đốc sẽ không đồng tình…
- Chị nghĩ là tôi không đồng tình sao?
- Dạ!
 Lúc này Quỳnh Nga ngước nhìn lên ông, lần này nàng thấy ông đỡ sợ hơn khi hồi mới vào và nàng thôi không có ý định nói thật bài báo do ai khác viết nữa. Nàng đưa cho ông tờ đơn.
- Dạ! Đây là tờ đơn xin thôi việc đây ạ…Xin giám đốc cho em một khoảng thời gian, việc dọn đi cũng bề bộn lắm ạ!
- Sao lại thôi việc? Thế chị nghĩ tôi mời lên để bảo thôi việc à.
- Dạ…
- Không đâu! Tôi cần những bài viết như vậy đấy.
- Giám đốc thích người ta nói xấu công ty sao?
Quỳnh Nga bậm môi lại, nghĩ mình lại tiếp tục vô duyên.
- Nói xấu gì…Cái gì có thì nói, không thì thôi.
- Có sao nói vậy người ơi…
- Đúng rồi có sao nói vậy, để người khác còn chỉnh sửa nữa chứ. Đâu phải ai cũng hoàn toàn đúng đâu. Sao nào? Hiểu tôi chưa nào, còn xin nghĩ việc không?
- Có hiểu được đôi chút.
- Tôi không nhận đơn này đâu, vì trước mắt tôi cho chị thời gian suy nghĩ thêm. Hai nữa, chị vẫn quyết định thôi việc thì giải quyết theo từng cấp chứ. Còn một việc quan trọng mà tôi mời chị lên đây không phải là bài báo, mà là muốn thương lượng trước.
- Dạ! Em có gì mà thương lượng?
- Có chứ…Việc sắp xếp nhân sự đó thôi. Tôi muốn rút chị về ở vị trí Trưởng phòng Tài chính Kế toán công ty. Đó là lý do tôi muốn gặp gỡ chị hôm nay…
- Chứ không phải vì bài báo sao?
- Vì bài báo cũng đúng! Bởi vì tôi cần những người dám ăn dám nói, cương quyết như chị. Sao chị nhận lời chứ?
- Dạ! Giám đốc quyết định thì nhân viên phải thi hành thôi ạ…
- Này nhé! Không phải tôi ngán ngại việc chị viết báo. Sau này, nếu thấy việc gì sai trái cứ tiếp tục phản ánh. Đôi khi tôi còn cám ơn chị nữa đó.
- Dạ!
- Chị cứ về! Tôi sẽ liên lạc với ông đội trưởng chị sau.
Khác với tâm trạng lúc đi lên, Quỳnh Nga nghe lân lân hoan hỉ. Lúc đó, Trung Phan đem văn bản lên phòng phó giám đốc kỹ thuật để xin chữ ký. Hai con người sắp lên chức gặp nhau như muốn nhảy bổ vào nhau, họ định nắm tay nhau bay ra căng tin để trò chuyện. Nhưng Trung Phan bỗng nhớ lại công việc, liền nói:
- Khoan đã…Để anh vào trình duyệt phó giám đốc trước đã. Bây giờ mình làm việc phải cẩn trọng một chút.
 - Dạ! Em chờ…
Hai người không vào căng tin mà ra sân tenis của công ty. Ở đó có một băng ghế đá và khuất tầm nhìn của mọi người. Họ có rất nhiều chuyện muốn nói với nhau, chia sẻ niềm vui ngọt ngào.
- Anh sắp có con…
- Vậy à! Em mừng cho anh lắm đó.
- Anh được biết sắp lên chức thay ba vợ mình.
- Vậy nữa! Anh biết, em cũng sắp về làm chức Trưởng phòng Tài chính Kế toán công ty rồi.
- Vậy sao! Anh mới nghe đó…
- Thì giám đốc mới nói thôi…
- Hay ghê nha. Hai đứa mình đều có chân tướng làm sếp…
- Nhờ có hai bài báo của anh!
- Bài báo nào? Bài báo viết về ba vợ anh đó à!
- Thì bài báo nào nữa. Lần này thôi, chắc em không dám xin bài viết của ai nữa cả, phiền phức rầy rà thật. Nhưng nghĩ anh đã chịu nhiều phiền phức rồi, biết là anh viết, chắc mọi người xé xác anh. Nên dù gì mình là bạn tốt của nhau, gánh cho anh dịp này…
- Bài báo đó…không phải do em viết sao?
- Thôi đi anh. Lần này em không nói là thức đêm thức hôm viết nữa đâu, ai viết thì em nói người đó à!
- Kỳ lạ! Hay là thế này…Có một lần, một nhà báo tự xưng tên là Công. Hỏi rằng anh là bạn trai của em phải không? Hẹn gặp anh, Anh ấy nói về mấy cầu dao lần anh làm nổ là do có ăn chia không đều, rồi còn biết qua một số điều về rờle 50REF nữa.
- Rồi anh kể lại những sai phạm ở phòng kỹ thuật, giống y như kể cho em nghe ở quán cá phê Trung Nguyên chứ gì!
- Thì anh gặp nhà báo tên Công cũng ở quán cà phê Trung Nguyên chứ ở đâu. Anh có cái tật, uống cà phê hương vị không thay đổi thì nói chuyện cũng vậy.
- Biết lắm mà…
- Vậy mà anh cứ nghĩ là em viết.
- Em cũng cứ tưởng là do anh viết.
- Nhưng sao họ lại lấy tên em…
- Thì anh biết rồi! Em hay thích để tên của mình vào bài viết của người khác. Tệ thật, lần này có độn thổ cũng còn xấu hổ…
- Sao vậy?...
- Họ gọi điện khen ngợi em, thế mà em cũng nhận…
- Cái gì không thật, rồi cũng bị tổ trát…Cũng như cái gì không chất lượng ắt có tham nhũng.
- Lại câu nói ấy nữa, chắc lần này em bắn anh thật quá.
- Có anh bắn em thì có…
                                                   
 
Cò cổ phiếu
                   
Việc cổ phần hoá, rồi niêm yết trên thị trường chứng khoán đã mấy chốc làm cho các doanh nghiệp giàu to. Thị trường chứng khoán liên tục tăng điểm làm cho các công ty nào trước đây không mặn mà với cổ phần hoá, rất hối tiếc.
Công ty Truyền tải Điện không được cổ phần hoá, nên việc mua cổ phiếu nghe đây nghe đó chứ nơi đây chưa có một diễn biến nào. Thỉnh thoảng, phòng ban này bàn bạc về thị trường chứng khoán, nơi kia muốn tìm mua cổ phiếu. Nhưng phần lớn, mọi người chỉ hiểu khái niệm chung chung mà thôi.
           Bỗng dưng, văn bản được fax về các phòng ban hối hả công nhân mua cổ phiếu. Mọi người chỉ hiểu léng phéng là, ngành điện phân bổ cho công ty Truyền tải Điện được huy động vốn đến 110 tỉ đồng, bằng hình thức mua cổ phiếu cho công ty Phát triển Điện nào đó -  một công ty con mới hình thành trong Tập đoàn Điện lực. Căn cứ theo số năm làm việc tại công ty, với một năm thì được mua gần 550 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu 10 ngàn đồng.
Trong thời hạn đăng ký và chốt danh sách rất ngắn ngủi, chỉ trong vòng có vài ngày.
Trong công ty, ở đâu cũng nghe người ta nhắc đến cổ phiếu, người ta hể hả đi đăng ký nhưng cũng có những người ngại ngùng nghi ngờ.
- Sao lại hối hả đến như vậy nhỉ? Tiền bỏ ra mấy chục triệu chứ ít sao… Công nhân thấy vậy, họ cũng còn nghèo lắm…Ít ra, Công đoàn phải lý giải cho mọi người hiểu một chút, đâu phải ai cũng hiểu cổ phần cổ phiếu như nhau đâu.
Quỳnh Nga hậm hực, dứt khoát không màn đến. Thoạt đầu, Quỳnh Nga cho rằng thị trường chứng khoán không còn khởi sắc nữa, nên mua chỉ có lỗ lãi mà thôi.
Quỳnh Nga tưởng chừng mình có thể hờ hững với cổ phiếu, mọi người kháo nhau nàng làm như vậy là dại khờ. Nàng cứ đăng ký rồi bán lại cho tư nhân nào đó. Mọi người mỗi người mỗi ý, Quỳnh Nga cũng hiểu na ná, rồi nhen nhúm lòng dạ đàn bà là hám lời. Trước đây, măc dù nàng đang học ngành kinh tế, nhưng từ đó nàng chỉ kết luận một điều là chỉ mấy nhà giàu “chơi” cổ phiếu thôi. Còn nàng cho là mình “nghiên cứu” việc khác : “cuộc đời” của người mua cổ phiếu.
Tại sao nàng nhấn mạnh đến hai chữ “cuộc đời”, vì nàng cho rằng người mua cổ phiếu mà không đánh giá mình đúng thì trả giá rất đắt. Chẳng hạn, mượn tiền hay vay vốn mua, bỗng gặp chuyện bất trắc, có phải bán thốc bán tháo không. Trong công ty có nhiều người có hoàn cảnh giống như vậy, có phải đẩy cổ phiếu rớt giá không? Nàng nghĩ mình nên xoáy sâu vào đề tài này để xem cổ phiếu lên xuống có phải từ cuộc đời của người chơi cổ phiếu nữa…
Nhưng công ty bán cổ phiếu một cách chụp giựt không để lâu cho nàng suy nghĩ được. Chỉ có ba ngày gần như quyết định tất cả. Ngày đầu thông báo “góp vốn” cho công ty thuỷ điện nào đó, ngày thứ hai mới có từ “cổ phiếu” và cách nhân thâm niên với số cổ phiếu đã được huy động. Quỳnh Nga thấy việc gì cũng phải rõ ràng, chứ có gì mà úp úp mở mở không biết đường nào mà lần. Lúc này những người được phép mua hết sức dao động, thêm những thông tin hù doạ là nếu đã đăng ký mà không đóng tiền ắt sẽ bị khiễn trách. Quỳnh Nga không biết đăng ký mua hay không mua, nàng như con cá thèm miếng mồi, lỡ cắn e dính câu nhưng cái ăn ai mà chẳng khoái…
May nhờ hai nhà báo mà nàng quen biết (bây giờ trở thành bạn thân tình) giảng giải:
- Ô ! Công ty bán cho công nhân với mệnh giá “bèo”. Sau này lên sàn, giá cổ phiếu tăng nhiều lần không lỗ đâu.
- Nói vậy! Tiền đâu mà đóng…
- Thực ra, công ty bán cho mình là ngầm hiểu ưu đãi cho công nhân…Công nhân không có tiền đóng thì bán cho người ngoài vậy. Nên cứ đăng ký, ai mua lại cao thì mình bán.
- Nhưng lỡ như đăng ký, không ai mua thì sao? - Quỳnh Nga còn ái ngại và chưa hiểu thấu đáo.
- Ông chú…
Nhờ hai nhà báo đã từng có mặt trên các sàn chứng khoán, giảng giải kỷ lưỡng từng chi tiết một. Từ một người không biết tí gì về cổ phiếu, nhanh chóng Quỳnh Nga hiểu rõ ngọn nguồn.
Vài ngày sau, Quỳnh Nga hiểu biết được nước cờ đi. Nàng trở thành “cò” thu mua các cổ phiếu với giá thấp, rồi bán lại cho “ông chú” (thực chất là một nhà đầu tư, săn tìm cổ phiếu).
Quỳnh Nga tìm về lại trạm Hoa Mai, hối hả mọi người cứ đăng ký mua.
- Cứ đăng ký tên mình, rồi tính sau…-Nàng úp úp mở mở.
- Lỡ không tiền đóng …thì sao!
- Có gì mình mua cho…mua lại cho mười ba ngàn…
Vì ở xa công ty, hầu như thông tin bị bít bùng. Mọi người cũng nhùng nhằng như nàng trước đây. Nhanh chóng, nàng thuyết phục người này người nọ bán lại cho nàng.
Quỳnh Nga tay thoan thắt làm hợp đồng, lẹ làng ký tên:
- Sao? Bán không? - Quỳnh Nga hỏi Lâm Hoàng Hà, tựa như người buôn bán và chưa hề  quen “chàng” trước đây.
- Mười lăm đi… - Lâm Hoàng Hà ngã giá, vì không quen với hình thức buôn bán này, nên mặt mày đỏ ửng.
- Mười lăm sao được - Quỳnh Nga giẫy nảy, rồi gợi lại quan hệ cũ - Em với anh có xa lạ không nào…nhưng mà nè! Em mua cho anh giá đó, nhưng không được nói cho ai biết đó nghen.
Quỳnh Nga lại làm hợp đồng với Lâm Hoàng Hà một cách kín đáo, tiền chênh lệch với giá trước có hơn mấy triệu đồng. Như vậy, nàng không có một đồng vốn mà bỗng chốc lời cả trăm triệu đồng, việc thu gom cổ phiếu của những người nghèo rồi bán lại cũng làm cho nàng cắn rứt lương tâm, nhưng nếu nàng không làm thì cũng có người làm…Biết sao bây giờ! Như vậy “ông chú” của hai nhà báo đỡ đầu cho Quỳnh Nga mua cổ phiếu như đã hứa trước đây, còn công nhân người rao 13 ngàn, người có bản lĩnh hơn thì đòi giá 15 đến 17 ngàn. Tất cả Quỳnh Nga thâu tóm hết…          
Tính từ thời điểm quen hai nhà báo Công và Thành, và họ đã sắp xếp cho Quỳnh Nga gặp “chú” của nhà báo Công, thì nàng bắt đầu hiểu thêm một điều nữa là họ muốn tìm những công ty đang chuẩn bị cổ phần hoá, để mua lại “số năm” của những người không đủ tiền hoặc không có cái nhìn cổ phiếu tầm xa…Vậy là, câu hỏi rằng: “các nhà báo có nên mua cổ phiếu hay không?”, trước đây nàng cũng bâng khuâng không biết trả lời ra sao, thì nay nàng có câu trả lời là không…Nhưng đợi Uỷ ban Chứng khoán nhà nước ra chỉ thị cấm rồi tính tiếp, còn bây giờ thì tranh thủ lúc nào hay lúc đó. Tuy Quỳnh Nga chưa có một bài báo nào, những bài viết thường của người khác cho, hoặc là nàng ngộ nhận của mình, nên lúc nào nàng cũng tự xem mình là “cánh báo chí”, hoặc là sau này nàng sẽ viết báo “thường xuyên” - Nàng lại lần lựa chuyện viết báo, nhưng rất thích thành nhà báo…thực chất cũng chỉ vì danh tiếng, nói thẳng ra là háo danh.   
Việc cất nhắc lên chức trưởng phòng Tài chính sớm, trước khi lãnh bằng cấp đại học của Quỳnh Nga là một việc hết sức bình thường. Nhưng mọi người thắc mắc tại sao nàng nhanh chóng có tiền mua cổ phiếu. Thường những người làm ở phòng này, sớm muộn gì cũng giàu nhưng giàu nhanh như vậy, không tránh được những ý nghĩ không tốt về nàng. Nàng giờ có chiếc xe tay ga hiệu Piaggio, chiếc này đâu có rẽ - Mọi người kháo nhau, còn trang điểm các loại nước hoa đắt tiền nữa chứ.
Nàng lo được đứa con mình vào lớp một cũng đâu có dễ. Việc hộ khẩu của bé còn nằm trong hộ khẩu cha mẹ mình là điều hết sức bất tiện, vì  nàng tạm trú ngay cư xá cơ quan nên bị cho là trái tuyến. Ngay từ lúc hè là nàng đã lo việc nhập học cho con, nhiều người mách nước là phải tốn kém…May sao, nàng tìm ra một đầu mối. Đó là anh công an phường nơi nàng tạm trú, người này giúp nàng lo thủ tục cho con nhập học mà không lấy đồng nào, làm nàng bâng khuâng khó xử.
Nàng tìm gặp Trung Phan, hẹn anh đi uống cà phê như trước đây từng hẹn. Anh cũng từng giúp nàng gỡ ra được mối tình giữa nàng và thầy giáo dạy học, có cảm giác như Trung Phan “có tài” ấy…
- Gì? Anh không mua một miếng cổ phiếu nào sao? - Quỳnh Nga tìm gặp Trung Phan định gỡ rối, nhưng câu chuyện mua bán cổ phiếu vẫn còn hấp dẫn nên họ chưa thoát được đề tài ấy. Trung Phan rầu rỉ trả lời:
- Không có một miếng nào hết…Tiếc quá…
- Hôm nay, anh biết giá được rao bán bao nhiêu rồi chưa…hai mươi ngàn…Nếu anh đăng ký 10 ngàn cổ phiếu thì anh đã có 80 triệu đồng rồi còn gì, lo cho thằng nhỏ khoẻ re…
- Thế mới tiếc…Phải chi bây giờ nước cờ sáng tỏ như thế này thì dễ rồi…
- Thực tình em thấy đâu có gì khó hiểu…Anh đăng ký tên mình vào danh sách, nếu lúc ấy không hiểu biết cổ phiếu thì mình đừng đóng tiền, giờ thì những người ngoài tìm kiếm mua thêm không có bán thật tiếc gì đâu…Cứ nghĩ anh thông thái, ai dè…
- Gì…Anh ngu à!
- Na ná như vậy! Tiếc quá…
Trung Phan không đăng ký mua cổ phiếu đang cay cú trong lòng, đã bị vợ trách móc quá nhiều, giờ lại thêm Quỳnh Nga gần như xem  mình …ngu, nên quá ấm ức. Anh khai thiệt:
- Thật sự cái may không đến với anh. Như anh kể với em nhiều lần, giấy tờ anh thường hay gặp rắc rối. Đến độ bồng thằng con đi khám ở bệnh viện, đợi đến phiên mình thì hết giờ. Anh nói cho bác sĩ nghe mình hay gặp hoàn cảnh như vậy. Bác sĩ thông cảm muốn phá cái dớp đó cho anh, liền cho anh bồng thằng con vào siêu âm, rồi mới nghĩ trưa. Ai dè mới vừa đưa thằng nhỏ nằm lên giường thì bệnh viện bị cúp điện. Thế là, anh phải bồng thằng nhỏ ra băng ghế ngủ gục đến chiều.
- Bị vì anh mặt mày u ám quá, tươi tỉnh lên như em nè! Người nào ủ rũ hai bị gặp rắc rối.
- Sự thể là chứng minh nhân dân cũ rích anh vừa xin cấp mới lại…Ai làm cũng chỉ vài ngày, tới phiên anh thì thấy treo cái bảng thông báo đến hai mươi ngày. Anh chưa hiểu cổ phiếu là gì, vả lại công ty ra thời hạn gấp rút quá, thông tin không rõ ràng. Chưa biết xử lý ra sao, anh thấy giấy tờ lại lằng nhằng, nên thôi…
- Đúng là, anh có cái số đen đúa.
- Định hẹn gặp anh chuyện gì?
- À! Em bị phiền chuyện này…số là…
- Thôi bỏ mấy chữ “số là” đi…Cứ hễ gặp em, nghe hai chữ “số là” chắc câu chuyện của “bà Tám” rồi. Tóm lại, anh còn về trông thằng nhỏ nữa.
- Ừ, thì thế này: Em có nhờ một anh công an lo cho con gái mình vào được trường trái tuyến, nhưng sau này ảnh cứ bám em riết…Em thấy rắc rối quá…
- Mặt mày sáng sủa mà cũng bị rắc rối sao? Có thiệt là gặp rắc rối không, hay là tại “khoái” người ta rồi đổ thừa.
- Thiệt - Quỳnh Nga ấm ức, mắt chớp chớp - Anh làm như em mê trai lắm vậy…
- Có vợ con gì chưa?
- Rồi…
- Vụ này rắc rối đây! - Trung Phan sờ râu cằm, tìm hướng giải quyết.
- Làm sao bây giờ anh?
- Anh hỏi em, có phải người ta thích em hay em tưởng vậy?
- Không biết nữa…Cứ coi như em thích đi.
- Trật…biết lắm mà. Cuộc đời này không ai có thể ở vậy một mình, trống vắng lắm. -Nhưng mê người có vợ là không xong rồi…
- Cỡ tuổi em, ai cũng có vợ rồi…
- Thiếu gì “thằng” chưa vợ…Dứt khoát phải chấm dứt mối tình này…
- Em cũng biết vậy, nhưng em cảm thấy buồn. Mà nếu như tiếp diễn em sợ chuyện rối rắm sắp tới…
- Đương nhiên rồi, bây giờ em không dứt khoát nổi thì sau này đố mà dứt khoát. Cứ từ chối lời hẹn hò, ắt không ai mà đủ kiên nhẫn. Ai cũng muốn dấn thân một chút, nhưng gặp trở ngại người ta sẽ nhìn lại thôi…Cố lên đi.
- Nghe anh nói thì em nghe theo…Bây giờ thì nói chuyện anh đi!
- Chuyện gì bây giờ…
- Anh với vợ anh có hạnh phúc không?
Trung Phan thở dài, rồi chặc lưỡi:
- Cũng có một ít gút mắc, nhưng anh không màn lắm. Chủ yếu cưng thằng con…
- Xem ra anh là người bố lý tưởng.
Hễ nhắc tới con, Trung Phan muốn kể lể đủ thứ. Cũng như những ông bố khác đem con mình ra khoe khoan, nhưng tựu trung thằng nhỏ là thông minh:
- Không biết nó trở thành thần đồng không! Nó biết nói chữ nào là anh dạy nó đọc chữ ấy.
- Hay thế…
- Chưa đâu! Thằng nhỏ còn nhiều cái thông minh cực kỳ! Câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” được nhiều người kể, nhưng khi anh kể cho nó nghe thì nó nhăn nhúm…
- Sao kỳ vậy!
- Ờ…Mãi sau này anh mới biết rằng, thay vì trách cô bé quàng khăn đỏ phải nghe lời mẹ dặn…không được lang thang hái hoa bắt bướm, mà phải mang giỏ quà đến cho bà. Cô giáo mẫu giáo cũng dạy như vậy…
- Em cũng dạy con mình như vậy!
- Cả thế giới đều dạy như vậy…không thôi bị con Sói ăn thịt. Nhưng thằng con của anh không chịu. Ý nó trách là sao cô bé quàng khăn đỏ còn nhỏ mà người lớn không đi theo, cho cô bé một mình vào rừng có phải là vô trách nhiệm, lơ là với con mình không? Câu chuyện được truyền miệng từ thế hệ này đến thế hệ khác, không ai phát hiện ra tình tiết đó. Không ngờ con anh thông minh nhận ra…
Quỳnh Nga chẳng biết nói gì với Trung Phan nữa cả, nàng chỉ hiểu người ta thường bị cuồng tín với các vĩ nhân. Còn Trung Phan thì cuồng tín với thằng con, cái bệnh này thường các bà mẹ mắc phải, cứ cho là con mình có chỉ số IQ cao hơn người khác, không ngờ Trung Phan cũng bị.
Trung Phan thấy Quỳnh Nga im hơi không nói thêm điều gì nữa, e phá vỡ trí tưởng tượng mà mình đã “thắp lên”, nên liền không cho nàng buộc miệng:
- Khỏi phải nói rồi…Thôi anh về thôi, anh nhớ thằng nhóc rồi, thương con nên chỉ muốn mình ở cạnh thằng bé, chứ không muốn ai khác…Ngay cả mẹ nó.
- Ừ! Anh cứ về trông coi thần chì của anh đi…
 
                                                                           *
                                                                  *                *  
 
     
Lần trở về trạm Hoa Mai hối hả mọi người mua cổ phiếu, Quỳnh Nga bắt gặp một cuộc đời làm nàng mũi lòng. Tuy gặp mặt nhau nhiều, nhưng Quỳnh Nga ít để tâm đến anh, chỉ sau ngày rộ lên việc mua bán cổ phiếu thì nàng cảm thấy hết sức bức rứt.
Đặng Trung Dân có một mẹ già đang trong cơn bạo bệnh, nên quyết tâm từng ngày từng giờ không tiêu xài quá trán. Là con một, nên anh không thể không lo cho người mẹ của mình
Anh chưa từng biết ăn sáng là gì? Cơm trưa thường là những bữa ăn đạm bạc nhất trong khu nghèo. Có ai biết cho chăng giữa thành phố sung túc, một người kỹ sư điện sống dưới mức nghèo khổ hơn những người tạm cư. Vẫn dành dụm chắt chiu từng đồng từng cắc để mà lo cho mẹ. Đến nay anh có hơn mười lăm năm trong ngành điện, nơi đây lương bổng tương đối nên có thể tích cóp mỗi năm dư được chục triệu đồng. Cộng đồng người Việt Nam đâu dễ bàng quang với hoàn cảnh một mẹ già một con như vậy. Anh Chủ tịch Công đoàn Truyền tải Điện vùng 2 đã đến nhà thăm, quá mủi lòng, nên đã vận động anh em quyên góp và đồng thời cũng có ý muốn sửa chữa căn nhà dột nát. Nhưng anh bảo đủ rồi! Còn nhiều người khốn đốn hơn anh nhiều…
Một người bạn hồi nhỏ sang Mỹ đã lâu, khi về thăm cũng có cho anh ít nhiều các món quà có giá trị. Anh đem bán có thêm tiền và lại dành dụm được trong ngân hàng. Thói quen không tiêu xài làm anh không hề biết đến rượu chè, cũng như cà phê thuốc lá. Thói quen ấy quá ư là tốt cho sức khoẻ nên anh có một cơ thể cường tráng, ít bệnh hoạn nên cũng là một cách tiết kiệm nữa…Thế cho nên, anh có đến gần năm trăm triệu đồng - một số tiền thật ấn tượng, nhưng thói quen (rất dễ hiểu lầm là bần tiện) vẫn giữ anh sống dưới mức nghèo khổ.
Mẹ của anh lúc thế này lúc thế khác, có khi yếu tinh thần anh ngẫm nghĩ: “Xong cho rồi!”. Nhưng ngay sau đó anh chới với, tại sao mình có ý nghĩ như vậy…Chắc có lẽ những ngày qua thức quá, để canh chừng bà ở bệnh viện. Người mẹ, ai cũng hiểu đã sinh thành và nuôi nấng mình lớn lên, làm con phải hiểu: “Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Nay, anh chỉ canh chừng bà có vài ngày ở bệnh viện sao mà yếu sức đến thế, còn ca nghêu ngao mà chẳng hiểu gì bài hát sao? Cái nghĩa sinh thành cũng đủ trả nghĩa lại rồi, nói chi đến việc nuôi con ăn học thành tài.
Sự nhiệt tình của con trai đã níu kéo người mẹ trở lại với cuộc sống.
Bà nói:
- Con có tin trời đất không? - Bà hỏi rồi nói tiếp - không cần tin trời đất cũng không sao, nhưng hiếu nghĩa là chuyện có thực, nó là cái chất con người không thể thiếu được, rồi con sẽ thấy!- Khi bà khoẻ lại, có ý như muốn dụ dỗ điều gì đó…
Can thiệp đúng lúc giúp bà không bị lên tăng-xông, bác sĩ khen ngợi anh và cho mẹ anh xuất viện. Lần trở về nhà này, Trung Dân rất vui. Bà có vẻ khoẻ lại mà còn “minh mẫn” nữa. Số tiền nằm viện cũng không nhiều, vì anh theo dõi bệnh tình của mẹ mình từ rất lâu. Và anh không khác gì một bác sĩ giỏi, đã kịp thời thuốc thang cho mẹ đúng lúc.                                                           
Trong cái khó ló cái khôn, ít ra là người ta thường nói như vậy, hoặc giả là trong cái xui có may. Nhưng những người già thì nghĩ đến trời đất nhiều hơn, đứa con bà sống hiếu nghĩa ắt trời sẽ thấy. Bà vẫn luôn tin như vậy.
Công ty Truyền tải Điện cho phép công nhân mua cổ phiếu, căn cứ theo số năm của từng người mà cho họ quyền lợi mua với giá 10 nghìn một cổ phiếu.      
Cổ phiếu còn quá mới lạ với công nhân, nên có không ít người nghi ngờ, Trong đó phần lớn có những người không có tiền để mà mua. Vì sao họ không có tiền, người cho là công nhân lãnh lương đồng nào ăn đồng nấy, người cho là con cái bệnh hoặc việc học của chúng bây giờ quá tốn kém. Mua ít thì không lời bao nhiêu nên mua chẳng nghĩa lý gì, còn mua nhiều thì với số tiền quá lớn, thời gian lại đột ngột như thế tìm đâu ra.
Nếu nói như thế, tưởng chừng Trung Dân là người ngoài cuộc, nhưng thực sự đây là dịp may mắn đến với anh. Quỳnh Nga hối thúc:
- Mua đi anh…
Nàng còn căn dặn rằng thế này thế nọ, rằng tiền mua cổ phiếu phải là tiền dư chạy vạy ắt phải dính tới tiền vay, rằng đeo đuổi lâu ngày e không đeo đuổi nổi, đến khi có lời e đã bán rồi, cộng với tiền vay lỗ là chỗ đó.
Bấy lâu nay, Trung Dân chỉ nghĩ đến việc cổ phiếu lên sàn và điểm VN-Index là thế nào thôi, ít khi nào để ý đến “cuộc đời” của người mua cổ phiếu mà Quỳnh Nga nói anh nghe rất chí lý. Lý giải của “cuộc đời” người mua cổ phiếu, sao nàng thông hiểu đến như vậy, trước đây ở Việt Nam mình đâu có thị trường chứng khoán bao giờ. Rằng anh đã có thói quen tằng tiện ắt không phát sinh gì cho cuộc sống của anh, một điều kiện tiên quyết cho người mua cổ phiếu… - Nàng giảng nghĩa hụt hơi như thế.
Sau mấy ngày thăm dò, anh mới hiểu ra rằng cái từ “cuộc đời” của người mua cổ phiếu tác động sâu xa giá cổ phiếu. Đây là một cái nhìn rất hay của những người nghèo khó, cẩn trọng
Trước đây, hai từ “chứng khoán”người ta nói nhiều nhưng thường người ta nói nhiều cho giới đầu tư nhiều tiền. Nay công ty dành cho công nhân mình những “suất” cổ phiếu, nhưng ít ra cũng phải có buổi Toạ đàm bàn thảo để mọi người thông suốt, chứ không phải ai mua cũng có lời.
    Trước nhất nói đến người mua không có lời, nếu như những người mua tránh được điều kiện người mua không có lời thì sẽ có lời. Vì sao người mua cổ phiếu có khi không có lời.
Khi Công Ty Cổ phần Điện nào đó đưa ra thị trường chứng khoán, chắc chắn giá cổ phiếu từ 20 nghìn đến có khi 30 nghìn một cổ phiếu. Thế thì mắc mớ gì, mình mua 10 nghìn mà giá 30 nghìn lại lỗ. Nàng chỉ ra rằng vì cuộc đời của người mua cổ phiếu không đảm bảo để đợi đến lời. Bắt đầu từ lúc chạy vạy tiền, người đó đã đánh giá mình không đúng.
- Vậy thì anh không thể mua được rồi! Anh có hoàn cảnh éo le…
- Không! Chính vì hoàn cảnh éo le…cho nên, anh càng phải mua cổ phiếu…
- Em nói ít anh hiểu, sao em càng giảng giải anh càng không hiểu nhe!
Thế là Quỳnh Nga lại phải bắt đầu lại. Nói chung nàng cũng nói lung tung, vì khác những lần trước nàng không muốn mua cổ phiếu của Trung Dân rồi bán lại cho ông chú. Nàng cảm thấy bứt rứt vì Trung Dân có hoàn cảnh khác hơn mọi người. Nhưng nàng cảm thấy tiếc nếu anh không đăng ký mua, nên nàng lòng vòng giảng giải, rồi nàng nghĩ: “ Nói ra sao cũng được, miễn có chuyện để nói hoài với anh!”.
Sau những ngày qua lại đó, Quỳnh Nga động lòng. Nàng lẩm nhẩm : “Sao mình tính toán giỏi mà không nghĩ ra chuyện này nhỉ? Anh ấy mắc kẹt mẹ già, còn mình thì mắc kẹt đứa con…Vậy là lực lượng tương quan nhau rồi!”. Sau những lần so đo, nhưng cái chính là tình cảm con người “hướng thiện” (nàng cho là mình rất rất cao thượng). Nàng ghé thăm nhà Trung Dân thường hơn, và bón cho mẹ anh ăn từng muỗng cháo, gieo cảm tình với người mẹ già.
Phần Trung Dân, trước giờ chưa có một bóng người yêu nào. “Ai mà ưng mình”- Anh cứ luôn nhận định thiếu tự tin như thế. Căn nhà bị xiêu vẹo, mẹ già bệnh suốt nên hầu như ai liếc mắt qua hoàn cảnh đó cũng thối lui. Khi Quỳnh Nga đút cháo cho mẹ, đưa tấm lưng đầy thịt vào mắt anh. Bỗng nghe cái cổ khô khan, cảm giác như “thịt tới miệng mà không chịu nuốt”, cũng thấy khó chịu.
Mẹ anh ăn no rồi ngủ ngay. Trung Dân liếc mắt thấy nhà vắng vẻ, lại thêm chỉ có hai người nên cho đó là cơ hội. Chưa có một mối tình nào để tập dợt nên có đòi hỏi bây giờ sẽ bị gán ngay là người bệnh hoạn. Nước hoa từ người nàng cứ thoang thoảng, mà nàng hình như cũng chẳng muốn chịu về.
Quỳnh Nga lấy một quyển truyện cũ nát ra đọc, do Trung Dân đọc bèo nhèo bấy lâu nay. Truyện đó cũng chẳng có gì hay ho, nhưng truyện nói về thứ tình cảm bạo lực. Cầm trên tay, nhưng Quỳnh Nga chẳng đọc được chữ nghĩa nào. Nàng cứ canh chừng xem hắn có “giở trò” không? Nàng cũng suy nghĩ mông lung lắm: “mình chọc cho hắn thèm phải cưới mình thôi…mà như thế cũng không được. Sau này khi cưới về, hắn biết được chủ trương này rồi hết thương mình sao…Thôi, hắn muốn làm gì mình thì làm đi!”.
Trung Dân tỏ ý là người có tính dân chủ, mở miệng:
- Anh…Anh “dọn ổ” em nghe!
- Dọn ổ là sao? - Quỳnh Nga hiểu hết nhưng làm bộ hỏi lại, rồi nàng tự trách: “Sao mình hỏi chi để hắn ngại ngùng, im lặng để hắn làm gì làm”.
Trung Dân đứng lên thở dài, coi bộ nặng nề lắm. Anh ra cửa đứng nhìn xa xa không còn một chút nhuệ khí nào: “Thôi, chắc là mình không ra tay được rồi! chắc phải hẹn lần sau chín mùi thêm chút nữa”.
Nhưng Quỳnh Nga dù gì cũng có một đời chồng, chắc nghĩ mình không còn gì để nhử nữa nên lại đứng dựa người sau lưng Trung Dân. Như thế là đã hiểu rồi, anh chàng chưa biết mùi con gái là gì giờ không còn kiềm lòng được nữa. Còn Quỳnh Nga, mấy năm qua rồi mới có cảm giác được bồi hồi như ngày xưa…
Bà mẹ lăn qua, tuy mắt mở mắt nhắm nhưng bà nói nghe rõ: “ Đã bảo chuyện trời đất là có thật rồi! Con thấy chưa”.
 
                                                      
Đoạn cuối:
 
 Sau khi qua được cái ải ngại ngùng, mỗi ngày nàng đến một lần rồi sau bao lần chẳng ai còn nhớ rõ. Cuộc đời như trả lời cho Quỳnh Nga những điều rõ ràng hơn, nên dấu hỏi cho tương lai nàng biến mất. Gần như, nàng hạnh phúc quá đỗi và được Trung Dân cho hai mẹ con nàng dời về ở cùng một nhà. Tuy nhà củ dột nát, nhưng giá đất tính bằng vàng chưa chắc bán.
Việc làm đám cưới thì cả hai đang bàn bạc, nhưng cuộc đời Quỳnh Nga còn ngoạn mục hơn khi nàng đã viết được bài báo gởi đăng trên báo T T, rồi tiếp tục gởi về báo Công Đoàn Điện Lực. Như vậy gần như nàng đã trở thành “nhà báo”. (Bài viết đã được đăng tải trên chuyên mục: Chuyện đời tự kể, báo TT).
Không dừng lại đó, bài viết của nàng khá hay. Nhìn trung thực về cuộc đời mình nên làm bao nhiêu người xúc động, ca ngợi sự giúp đỡ của Công đoàn Truyền tải Điện. Tưởng chừng cuộc đời nàng bế tắc, tương lai ngày mai mờ mịt, nên nàng lấy tựa bài nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đặt cho bài viết của mình. Đó là tựa đề : “Đi về đâu hỡi em!”. Sau đó cũng bài này, rồi gởi thi trên báo Công Đoàn Điện Lực, đề tài : “Tự hào Người Thợ Điện Việt Nam”. Kết quả, nàng được giải khuyến khít và được tham quan Hòn Ngọc Việt.
Bài nàng viết như sau:
Đi về đâu hỡi em!
 Đi về đâu hỡi em, khi trong lòng không chút nắng. Giấc mơ đời xa vắng, bước chân đi về đâu. Đó là bài của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tôi ca suốt khi chồng mình mất.
Tương lai ảm đạm, tôi không biết phải làm gì để nuôi đứa con gái. May nhờ lãnh đạo Công đoàn Truyền tải Điện nhận cho tôi vào làm tạp vụ trạm Hoa Mai. Cơ quan cũng đã giúp đỡ cho tôi học trường bổ túc, rồi sau này tôi thi vào đại học, quyết phục vụ xem như  trả ơn lại cho công ty.
Giờ tôi tự hào quá đỗi vì được đứng trong đội ngũ ngành điện. Tôi có thể hãnh diện nói rằng, mình đi về đâu: mình đang đi song hành cùng anh em, hoà cùng đất nước trên con đường gia nhập vào thị trường thế giới. Tôi tự hào mình cũng là thợ điện Việt Nam, ít nhiều gián tiếp làm việc để bảo đảm nguồn cung cấp điện ổn định, có điện ổn định tức đất nước sẽ phát triển ổn định.
                                                                                    Quỳnh Nga.
 
Nguyễn An Quan rất dày công chơi Bon-sai. Trong tờ báo Công Đoàn Điện Lực, ở mục Gương sáng Công Đoàn. Nguyễn An Quan được Trung Phan viết tặng được đăng tải với tựa đề:
 
 Tấm lòng của người nghệ nhân chơi…đá
“Chơi đá , một hoạt động nghề nghiệp của các nghệ nhân ít ai quan tâm . Nhưng để được hai tiếng nghệ nhân về loại hình này cũng kỳ công không kém” .
“Nguyễn An Quan là nhân viên trạm biến điện Hoa Mai là một người thợ điện đơn thuần song có một bề dày kiến thức về bộ môn Bon-sai. Việc chơi cây cảnh ít nhiều mọi người nghe nói đến, nhưng chơi đá thì thật mới lạ với dân chơi cây cảnh. Tìm hiểu về hoạt động này không dễ, dân chơi đá không những có một kiến thức nhất định về nó mà còn có cả nỗi đam mê hằn sâu trong tim mình. Đá quý là đá phải có màu lạ nhất, nhưng thông thường là màu đen tuyền, rồi xanh đen và đến các màu khác. Phần lớn  đá cứng là đá dùng sắt gạch vào đá không bị trầy xướt, vì đá đó có độ cứng hơn sắt (thường là độ cứng trên 5, người ta lấy chuẩn là kim cương có độ cứng 10 ). Chiếc nhẫn Quan đeo trên tay thường dùng để thử xem độ cứng và tiếng kêu của đá, nên nó bị mòn , khuyết do ma sát với đá có độ cứng hơn. Nãy giờ, anh vẫn dùng thử bằng cách ấy .
Trời đã đứng bóng, nắng ở miền núi rất gắt, phản chiếu từ “đám xương khủng long” trắng phếu hắt vào người nóng bức. Nhưng ở đây người ta không cho tắm, e rằng thuỷ điện vỡ đập là nước cuồn cuộn từ trên thượng nguồn đổ ào ạt xuống. Lại thêm mùa mưa ở đây mặc dù không thấy mây, cũng có thể bỗng chốc nước đầy suối ngay. Quan nhìn nước trong vắt mà lòng cảnh giác cao độ, anh đã từng bước đi mấy cây số mà vẫn chưa tìm được viên đá nào. Không lẽ bỏ công ra miền Trung một mình như thế này mà vẫn không tìm ra được viên đá ưng ý. Quan ngước lên nhìn núi non cao hùng vĩ, chốn thiêng liêng rừng núi có hiểu cho lòng anh : Nếu như anh tìm được viên đá nào , thì cũng sẽ trả lại nơi đây những gì đã lấy đi. Hoặc là đá, hoặc là giá trị từ viên đá như đã định trong lòng là phải dựng lên một thư viện nhỏ nơi này. Trong những người nghệ nhân chơi đá nghệ thuật, phần lớn ai cũng nghĩ và tin chuyện phong thuỷ…Tín ngưỡng trong giới chơi đá cũng rất cầu kỳ : đá phải đặt đúng nơi đúng chỗ trong nhà, nếu không sẽ khó mà làm ăn, ngược lại có thể giàu có. Và ai cũng biết câu chuyện của một vị lãnh đạo Quan. Ông này ra bãi biển Đà Nẵng mang về viên đá có màu đỏ như máu, rất quí. Nhưng tối đêm đó ông không tài nào chộp mắt được, vì hình như lúc nào cũng văng vẳng bên tai tiếng thì thào đòi lại đá. Ông phải làm lễ trả lại cục đá đó ngay tại nơi đã lấy…
Khi ngước nhìn núi non hùng vĩ, cao cao phía trên. Một vài câu khấn vái mà vẫn chưa thấy gì. Mắt anh bị chói lòa vì nắng và cũng hơi bị đói, anh bỏ dép dưới chân, có gì đó hơi nhám. Mặt đá da lê, màu xám đen có hình dạng như con lạc đà hai bướu nằm chờ hàng. Quân cầm lên, linh cảm biết đã thấy được vật mình cần tìm…muốn thét thật to lên, để tiếng la vang vọng rừng núi .
Trở về nhà Quan làm một đế gỗ, rồi anh đặt tên tác phẩm đó là “Ra khơi”. Viên đá tổng hợp nhiều hình thể quá, vừa là  núi hai ngọn có mái che, vừa là con lạc đà phục tùng chủ. Anh yêu quí nó biết dường nào.
Tết đến, theo ý Hội nghệ nhân thành phố muốn đưa “Ra khơi” trình làng. Nhanh chóng, tác phẩm chiếm ngay giải vàng Hội Hoa xuân. Lời đồn đãi làm xôn xao giới nghệ thuật. Lúc bấy giờ , dưới sự chỉ đạo của UBND Tp, đài Truyền hình tổ chức gây quỹ “Chung một tấm lòng” vì người nghèo, tổ chức bán đấu giá trực tiếp trên sóng truyền hình và kêu gọi các nghệ nhân có tác phẩm đoạt giải vàng ở các bộ môn tham gia (như cá kiểng, bonsai, tiểu cảnh …). Thoạt đầu Quan cũng rất tiếc nuối, vì người chơi đá ai cũng biết có được một viên đá đẹp, ưng ý như tác phẩm “Ra khơi”như một bảo bối, chết đem theo chứ không ai bán. Nhưng vì người nghèo, sự luyến tiếc của anh phải nhường bước…Vả lại, theo giao ước của ban tổ chức, giá khởi điểm sẽ gởi lại cho tác giả. Họ chỉ đưa vào quỹ tiền chênh lệch sau khi đấu giá .
Sau cùng của buổi đấu giá , viên đá có trị giá 27 triệu. Người mua được viên đá đó là một doanh nghiệp có tiếng ở Thành phố. Sau này ông có nói vì Việt Nam còn xem việc chơi đá quá mới mẽ nên ông mới mua được, chứ viên đá của Quan đem ra nước ngoài thì có giá từ 5 đến 10 ngàn đôla. Ông còn nói ông sẽ giữ mãi viên đá này. Gặp được người trân trọng và biết giá trị viên đá của mình cho nên Quan rất mừng.
Đích thân phó chủ tịch UBND thành phố  lên bắt tay và trao cho anh bằng khen về Thành tích Đóng góp nhiều năm liền cho Hội Hoa Xuân thành phố. Quân được ban tổ chức gởi lại giá trị số tiền lúc khởi điểm là 10 triệu đồng. Ngày hôm sau vô tình cùng với người bạn đến nơi nuôi dưỡng các em nhiễm chất độc màu da cam. Gặp những em bé tật nguyền, anh nén chặt xúc động, xót thương. Anh đã đến phòng ban tổ chức ủng hộ hết số tiền 10 triệu đồng cho các em .
Anh không luyến tiếc gì, chỉ tiếc lời hứa sẽ trả viên đá về con suối Cà Đú không thực hiện được. Hẹn đó, một thư viện cho các em người dân tộc Koh…Lúc nào đó anh sẽ làm . Chắc núi rừng Trà Bồng sẽ không hờn trách anh đâu.”
      
 
Vì đây là bài viết người thật việc thật, nên Trung Phan tiếp tục gởi bài này đi dự thi đến Tổng Liên đoàn Lao động.
 
 
Trung Phan cũng được mời đi tham dự hội nghị Tổng kết của Báo Công Đoàn Điện Lực, nhưng anh không đi. Trung Phan là một người cha lý tưởng, anh chỉ thích quanh quẩn bên con mình cùng chơi với nó, hoặc để theo dõi con mình lớn lên từng ngày từng giờ, mà anh cho rằng như thế mới là yêu con. Nên việc đi Nha Trang quá ba ngày là điều không thể chịu đựng nổi.
Vả lại, Phan Quang Thông theo đề nghị của Tổng công ty Điện Lực, bị liên đới trách nhiệm sau lần Trung Phan làm “rụng”cầu dao 177-1, bị cách chức trưởng trạm. Hắn mới được công ty điều về phòng kỹ thuật, dưới quyền anh. Nhưng bản tính hay tranh thủ tiếm quyền của hắn thì anh quá rành rồi còn gì, lại thêm hay muốn chứng minh khả năng của mình trội hơn nhiều mặt:
-         Máy biến thế chỉ có rờ le bảo vệ vòng ngoài.
-         Trước nó cũng chỉ được bảo vệ vòng ngoài…Cha vợ tôi gắn thêm rờle 50REF thêm lãng phí!
Trung Phan cảm giác không yên, trước mình cũng làm trưởng trạm hắn đã thay thế mình đó sao! Giờ hắn định giỡ trò gì đây, Trung Phan chặn họng để hắn đừng mượn cớ bám đuổi rờle 50REF nữa.
-         Một căn nhà, muốn bảo vệ không có trộm. Thiết nghĩ chỉ xây tường rào là đủ sao?
-         Tường rào xét ra cũng chưa đủ chống trộm…Nhưng mình cần gì nữa chứ!- Trung  Phang vô tình nói theo ý hắn.
-         Nếu có vệ sĩ, chó Bẹc giê, camêra chống trộm vẫn hơn…
-         Có thêm những thứ đó, càng đáng tin cậy hơn…- Trung Phan lại vô ý nói theo
-         Vậy thì gắn thêm rờle 50REF bảo vệ vòng trong đáng tin cậy hơn, sao không làm…?
Trung Phan dù sao cũng là cấp trên của hắn, cứ nói tay đôi xem hắn muốn nói gì.
-         Thì đáng tin cậy và còn dự phòng nếu như con rờle 87 phía ngoài không may bị hư. Máy biến thế không còn rờle so lệch dòng nào bảo vệ.
-         Thế thì tại sao trước đây gọi là lãng phí và bị cho là tham nhũng. Báo chí phang phui…
Nhìn qua nhìn lại, Trung Phan cũng chỉ thấy gương mặt vênh váo ấy, không biết phải đáp trả ra sao. Trung Phan quyết tâm thực hiện lời Thủ tướng căn dặn và nói với Phan Quang Thông:
 - Lần này, phòng Kỹ thuật dứt khoát chỉ chấp nhận các thiết bị đồng bộ. Các điều hành viên tránh được các sự cố chủ quan, thực hiện đúng như lời Thủ tướng phải làm sao cung cấp dòng điện liên tục để cho nhân dân thắp sáng và doanh nghiệp sản xuất.
Phan Quang Thông cũng quyết tâm không kém, tiếp tục trình bày lại sáng kiến mà hắn trình với ông Trần Chí Lý và bị cướp công:
-                   Muốn cung cấp dòng điện liên tục, phải gắn lại rờ-le 50REF để bảo vệ bên trong máy biến thế. Nếu không có gì bảo vệ ở vị trí đó. Máy biến thế bị cháy nổ mới càng bị gián đoạn điện. Công ty vi tính đã gắn sẵn con rờle kỹ thuật số 387, bên trong con rờle này đã có chức năng 50REF tại sao không dùng?
Trung Phan nghe qua rồi ấp úng:
-                   Là sao?
-                   Công ty vi tính cũng đã tính tiền, cũng đã có những sợi cáp quang chỉ việc đấu vào không thể gọi là lãng phí hay tham nhũng gì nữa.
-                   Như vậy là?- Trung Phan cảm thấy Phan Quang Thông nói rất đúng, chỉ vì mình chậm hiểu mà thôi.
-                   Con rờ le 50REF từng là sáng kiến của tôi, từng bị bát bỏ cho là bảo vệ vòng trong là thừa. Đó cũng là một cách nhìn. Cũng như căn nhà không cần vệ sĩ cũng như nuôi chó Bẹc giê và camêra, đó cũng thể gọi là thừa thãi. Nhưng nếu căn nhà có những thứ ấy để bảo vệ càng an tâm hơn, không sợ mất của cải quí giá trong nhà. Máy biến thế đắc tiền, cũng là bảo vệ nhưng bảo vệ thêm chặt chẽ sao không làm.
    Trung Phan gật gù, thầm khen ngợi đầu óc tinh ranh của hắn. Anh chầm chậm nói:
-                   Sáng kiến của anh, ba vợ tôi lấy và lập công sao anh không giận.
-                   Giận gì, bác Trần Chí Lý biết cách thuyết phục, chứng minh được cần phải bảo vệ vòng trong cho máy biến thế bằng con rờle 50REF. Còn tôi chỉ nghĩ ra mà không làm gì, nhất là không chứng minh được cần kíp phải gắn nó vào. Người ta bát bỏ cho là lảng phí và tôi thấy nó cũng lãng phí thật.
      Trung Phan đẩy chiếc ghế ngồi áp vào tường, yên lặng khá lâu không nói gì, như thể gột rữa tất cả những cái nhìn sự việc của mình bấy lâu nay. Những lấn cấn trong ngành điện thường thì anh nhìn theo cách báo chí nêu, đúng là sự việc có cái nhìn khác thì mọi việc đều khác. Giờ Phan Quang Thông phân bua, cảm giác có gì đó anh chưa ổn thoả, còn hắn thì tinh thần vững vàng. Vậy ai đúng ai sai?
 Phan Quang Thông có cái nhìn khác hơn mình nhiều và cũng thật là đúng. Khi báo chí nêu ngành điện kêu gọi tiết kiệm điện chỉ bằng bóng đèn compac, thì càng làm cho người dân tốn kém thêm, thì Trung Phan cũng thấy vậy và cho là nghịch lý. Trong khi đó thì Phan Quang Thông chỉ tải trên đồng hồ đúng là giảm rõ rệt, dành năng lượng tiêu tốn vào bóng đèn sợi tim hoặc chiếu sáng công cộng, dùng cho sản xuất cái nào hay hơn.
Khi báo chí nêu ngành điện độc quyền, thì Trung Phan cũng thấy rõ ràng ngành điện độc quyền. Còn Phan Quang Thông thì cho rằng tiền tỉ đô ai dám vào mua đây, nhà doanh nghiệp nào cũng la nhưng ngán ngại nhất là khi mua sẽ bị dân đòi tiền đền các trụ cột trước chưa hề đền bù, tức khắc. Còn thuộc nhà nước thì dân đã ngã ngũ chấp nhận từ lâu rồi, lại thêm nhìn ở dạng vĩ mô: một tư nhân sẽ lên giá xuống giá thất thường, lúc cung cấp điện lúc không theo lộ trình nào: chẵng những kinh tế mà cả chính trị xáo trộn nữa là đằng khác.
 Khi báo chí than trách ngành điện cố than thở lỗ lả, mà công nhân thì thưởng nhiều. Trung Phan cũng công nhận như vậy (vì tiền thưởng tết bao giờ cũng tương đương một chiếc xe đời mới). Còn Phang Quang Thông thì cho là dù lời hay lỗ, doanh nghiệp phải bảo đảm chế độ lương thưởng cho công nhân. Theo sản lượng điện, xã hội tiêu tốn tăng lên gấp 3 gấp 4 lần, điều hành cực nhọc gấp 3 gấp 4 lần mà lương thưởng vẫn vậy ai mà chịu. Công nhân ngành điện không được bãi công, nhưng họ bỏ ra ngoài làm là có thật, lỡ như họ đùng đùng bỏ đi sạch thữ xem đất nước mất mát bao nhiêu tiền.
Khi báo chí công kích việc cắt cúp điện vô tội vạ, hoặc trách các quan chức trong ngành điện không dự đoán được sản lượng điện không chính xác, Phan Quang Thông chỉ cho Trung Phan thấy rằng muốn đừng cắt cúp điện thì phải nâng công suất lên, vì muốn phát triển đất nước phải sản xuất ra nhiều sản phẩm. Muốn nâng công suất ngoài việc tìm thêm các nguồn năng lương khác, còn phải nâng cả hệ thống dây dẫn. Muốn nâng dây dẫn thì phải nâng móng trụ, muốn nâng móng trụ thì phải nâng mặt bằng, muốn nâng mặt bằng thì phải giải phóng và đền bồi mặt bằng. Ngoài ra còn phải nâng cấp và tăng công suất các trạm điện. Mà ngành điện đi tới đâu thì người ta reo giá đất cao tới đó, họ còn nghi ngờ ngành Điện khoản này khoản nọ. Trong khi chính phủ phê duyệt giá cả cái nào ra cái đó, nếu muốn đền bù cao thì không còn vốn làm các công đoạn sau này.
  Khi báo chí nêu….Một chiếc xe du lịch đời mới; thay dây dẫn điện, hoặc rờle…
 Phan Quang Thông có cái nhìn khác: Một chiếc xe cũ hao tốn xăng cho 100 kí lô mét là 60 lít xăng, còn chiếc xe mới thì 18 lít. Vậy  mua chiếc xe bóng lộng là lãng phí hay để chiếc cũ kia tiếp tục hao xăng; Một dây dẫn điện cũng vậy, tải điện kém ( vì nhu cầu sử dụng cao của người dân), chưa đến thời kỳ đã thay (đem về chỉ bán “ve chai”, chẵng ai dám dùng lại)) . Vậy thay dây là lãng phí hay để cho dây đó tiếp tục chịu tải cao? Khi chưa đủ tiền làm hàng rào bằng kẽm gai, khi đủ tiền xây tường nuôi chó và có cả camêra chống trộm là lãng phí hay cứ mất mát hoài là lãng phí, tương tự như vậy khi chưa đủ tiền đặt hệ thống bảo vệ máy biến thế bằng hệ thống vi tính, tạm thời gắn con rờle bảo vệ 50REF (tựa như hàng rào kẽm gai) là lãng phí hay đặt hệ thống vi tính là lãng phí… Người này không làm ,người khác làm thì họ nghi ngại cho là có tham nhũng. Những điều đó tuỳ cái nhìn khác nhau của từng người…
      Trung Phan hiểu mang máng có cái gì đó mà mình hiểu chưa tới, liền gặn hỏi thêm:
-                   Như vậy là…
-                   Nhìn ở góc độ nào đó, thì ba vợ anh cũng đúng. Cần phải có con rờle bảo vệ bên trong máy biến thế…không thể gọi là lãng phí được.
-                   Chuyện này đã xữ rồi, thấy vậy còn rắc rối chỗ nào nhỉ? Như vậy là…?
-                   Trên quan điểm nhìn nào đó. Ba vợ anh là người có công, chứ không có tội. Nếu như kiện lại bài báo, Quỳnh Nga ở tù như chơi…Nhưng ông không kiện, vì cũng không đành kiện một người khổ sở nhiều rồi và anh nắm giữ ngay vị trí chủ chốt của ông, nên không cần phục chức lại. Trật tự đối với ông ấy đã được sắp xếp lại rồi, giám đốc cũng đã chấp thuận và anh cũng đã bắt tay vào việc mới.
Trung Phan nghe, bắt đầu cảm phục Phan Quang Thông. Lần này đúng là anh hiểu bạn mình sâu sắc hơn, cả hai bắt tay nhau. Trước chỉ vì có cái nhìn khác nhau mà thôi. Vừa bắt tay, Trung Phan vừa kết thúc câu chuyện:
- Quả là có quá nhiều mảng đời, mảng sự kiện được chấp vá, có khi thấy nó rời rạc không hệ thống. Nhưng chỉ để cho hệ thống điện bảo đảm được liên tục và ổn định…Những người trong ngành Điện như chúng mình là những người hết sức mạch lạc và logic có phải không…
   Phan Quang Thông nhún vai. Cánh cửa phòng khép lại, Trung Phan chỉnh máy lạnh cho vừa đủ mát cho một người.
  Mấy ngày sau, Quỳnh Nga dự trại viết về. Nàng đưa Trung Phan thẻ cộng tác viên của tờ báo mới thành lập của Tổng Công ty Truyền Tải, viết tắt là tiếng Anh là NPT. Tờ Bản tin Công Đoàn Điện Lực Việt Nam ra hằng tháng, vô hình trung đào tạo rất nhiều người viết báo từ không chuyên trở thành chuyên nghiệp, con người trong ngành Điện có cái nhìn rất logic. Nên trong ngành Điện có một lực lượng báo chí có tay nghề khá là chắc chắn. Lực lượng này cũng khá là hùng hậu, nên EVN tiến tới thành lập một tờ báo riêng phát hành hằng ngày lực lượng này sẽ bảo đảm được thông tin. Thẻ cộng tác viên đó, có thể viết bài cho Tổng Công ty Truyền tải, cho Bản tin Công Đoàn Điện Lực Việt Nam, hoặc cho cả tờ báo EVN.
     Ở bên ngoài ngành, bắt đầu các trang báo chỉ trích EVN độc quyền và muốn chia lẻ. Tất cả những lời lẽ họ viết không thuyết phục, vì người trong ngành Điện nhìn sự việc gì cũng rất logic. Họ cho rằng EVN độc quyền, muốn cắt cúp cắt điện thì cứ việc cắt thoải mái. Họ không quan tâm tiến trình lịch sử trước đây và họ một hai đòi xé lẻ EVN ngay.
        Sự hình thành các Công ty đều gắn liền với quá trình lịch sử của đất nước. Tính từ ngày giải phóng đất nước, bao nhiêu lần thay đổi nhưng chung qui ngành Điện Việt Nam được nhà nước rất ưu ái. Nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt là người khởi xướng đường dây lịch sử 500kv và xem đó là trục xương sống sống còn của nền kinh tế đất nước. Giao cho EVN quản lý chặt chẽ đường dây này, khâu Truyền Tải hình thành và ngành Điện lớn mạnh.
          Đó là ý nguyện của toàn Dân toàn Đảng và lịch sử giao trọng trách cho EVN. EVN cố gắng hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ đất nước giao phó và thường đoán đầu để tính toán sản lượng điện cho tương lai. Đặc thái kinh tế trước đây, người ta muốn thể nguyện ý chí bằng chính sách Nhà nước Tập trung  các nguồn lực quan trọng và Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam là một doanh nghiệp của nhà nước. Trãi qua nhiều biến chuyển trong nền kinh tế thị trường, ngành Điện thay đổi cơ cấu khá nhiều và đang tiếp tục thay đổi. Nhưng vì tính chất lịch sử, đặc trưng kinh tế đất nước, chính trị và cả chủ quyền quốc gia, Nhà nước muốn nắm giữ ngành trọng yếu này, không một ai muốn giao cho một tư bản nước ngoài quản lý…Cho nên, EVN tồn tại hết sức độc lập và được ưu ái nhất.
         Cho đến lúc nào đó thì người ta trở ngược lại nói EVN độc quyền, xem như đó là một “tội đồ” và người ta thể nguyện ý chí bằng cách muốn xé lẻ EVN ra nhiều mảnh. Lúc đó là lúc nào, là lúc người ta cho rằng các đặc thù kinh tế phải thay đổi theo “Thị trường”. Doanh nghiệp nhà nước chuyển mình thành các Tập Đoàn “Đa Quốc Gia”, được cổ phần hóa một phần và kinh doanh nhiều ngành nghề. Vấn đề như thế thì không có gì nổi cộm, nhưng ngành Điện gặp nhiều “lấn cấn” từ phía báo chí và ngành Điện trở thành ngành “nhạy cảm” nhất.
        Các từ “Ông lớn”, “Con cưng”, “nũng nịu” được lặp đi lặp lại trên các mặt báo và khi nhắc đến danh từ “EVN” thì gần như phê phán nhiều hơn là ghi nhận thành tích của họ. Và điều đặc biệt, bên phía những người bên ngành Điện lại im lặng một cách lạ lùng, có cảm giác như họ có ai đó che chỡ và chẳng màng đến những lời lẻ phê phán trên báo chí. Tính từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thể theo nguyện vọng “toàn dân và toàn Đảng”. Sản lượng bất ngờ tăng vọt, sự năng động của người Việt Nam là nguyên nhân chính làm cho những người trong ngành lúng túng. Dự trù sản lượng điện không đúng, nhất là các dây tải điện không thể nâng công suất theo kịp, vướng víu giá tiền bồi thường mặt bằng và nhất là vướng víu tiền đầu tư (mà thường là phải xin Quốc Hội). Tính từ khi sát nhập vào Bộ Công Thương, ngành điện bị công kích nhiều hơn trước, nhất là những khoản tiền “cần thiết” để xin thêm và nhất cử nhất động đều bị báo chí lên án. Trước giờ ngành điện “phải” xin tiền và giờ vẫn vậy và vì sao giờ lại “xin tiền” thì bị công kích?
          Người ta muốn đất nước phát triển, người ta muốn ngành điện dự đoán sản lượng điện chính xác và người ta mong mỏi rằng không có nơi nào bị cắt cúp điện. Nhưng người ta không muốn bỏ tiền thêm nữa vào ngành điện và báo chí hướng đến những câu hỏi nghi ngờ nào đó. Còn những người bên ngành Điện chỉ hiểu đơn giản là: “Bất cứ cái gì nói đến điện, đều phải nói đến tiền và không tiền thì không làm được gì cả.” Nếu mọi người nhìn câu nói đó thoáng qua cho là ngành điện lại đòi tiền và câu nói đó đương nhiên đem mỗ xẻ tức sẽ là câu nói không được gọi là thông thái, mà lại xuất phát từ một người lãnh đạo cao cấp trong ngành Điện. Tức khắc, người ta có những cái nhìn không thiện cảm với những người trong ngành Điện, lại thêm việc cúp cắt điện không hề giảm và tức là đang trêu tức người dân chứ không hề có ý tiếp thu những phản ảnh phiền toái mà người dân đang khó khăn (do ngành điện làm ra). Tức khắc những từ ngữ “độc quyền”, “con cưng” tái  hiện nên dứt khoát phải chia lẻ và để tránh “cái bệnh” độc quyền (gần như ăn sâu) vào những người trong ngành Điện. Nên cần thiết càng sớm càng tốt phải chia lẻ, cốt để “trị” cái tính được “cưng chìu”… và muốn làm gì đó thì làm.
         Những người ngành Điện lại nhận thấy nếu muốn chia lẻ đó lại phải tiền, thay vì tốn tiền “chia lẻ” thì nên đầu tư vào các việc rất cần thiết khác nữa. Tức là, EVN vẫn cứ muốn giữ sự “độc quyền” của mình và ai cũng thấy ngay như vậy. Mấy trăm ngàn nhân viên ngành Điện cũng “thấy” như vậy, nhưng họ lặng lẻ xem xét, chờ đợi, và không nói gì vì liên can đến ngành nghề của mình. Cho nên “được dịp” báo chí trổ tài và họ làm điều đó rất tốt, cảm giác như họ rất chính nghĩa nhưng nếu như “giải mã” việc công kích của báo chí xuất từ đâu, “vô tư” hay “có điều kiện” thì đúng là cũng có nhiều điều khuất tất. Mặc dù biết rằng họ nắm được số lượng bạn đọc và hướng người đọc vào những điều họ muốn nói, nhưng EVN không phân tích rõ ràng những lẻ phải của mình, có thể bị ảnh hưởng đến rất nhiều việc chung của đất nước. Nhất là đất nước đang trong tình trạng khó khăn, bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động, lại thêm đường nét kinh doanh mới do ai đó vẽ vời, coi chừng càng thêm trầm trọng thêm nữa. Nhất là đây mới đúng là cơ hội để cho ngành Điện cải tạo hệ thống lưới điện đang xuống cấp và nhất là nhà nước sẵn sàng mở hầu bao (để kích cầu) vào các doanh nghiệp (trong đó có ngành Điện) sao không tận dụng. Cảm giác như ai đó “đóng góp” ý kiến, tương đương với việc phá bĩnh nào không? Vì cạnh tranh nó cũng có hai mặt: Cạnh tranh tích cực và cạnh tranh thiếu lành mạnh? Ngành nghề nào đang cạnh tranh với mình và phải giải mã xem giữa ngành nghề đó có đứng sau lưng báo chí không? Bởi vì những người viết báo gần đây, không phải không có những người nhận tiền( và những người không nhận tiền) .Ai đó là người đứng sau lưng báo chí, có phải chăng những người đó là những người  bên ngành  thuộc loại lớn như EVN. Dầu khí ư?
      
            Một người mẹ có một đứa con. Đứa con đầu lòng hiển nhiên được hưởng dòng sữa mẹ đầy đủ, được cưng chìu và lớn lên làm gì cũng được xem là hợp lý. Đứa con đó tưởng chừng như là vàng là ngọc và bao giấc mơ tương lai đều gởi gấm vào đấy. Khi người mẹ có thêm một đứa con nữa, xuất hiện sự cạnh tranh giữa hai đứa trẻ và rắc rối từ đây.
           Đứa con đầu lòng vẫn tính ấy, vẫn còn hay xin sữa mẹ nhưng không để ý đến đứa em kia. Nó cũng đang lớn lên từng hồi, không những ít xin tiền mẹ mà còn đem tiền cho mẹ nhiều hơn là nó xin. Đương nhiên nó phải được kể công và đương nhiên phải xem xét lại vị trí của nhau. Mặc dù sinh sau đẻ muộn, nhưng dáng vóc của nó không thua gì người anh. Sinh trước nhưng chậm lớn, giờ nó cũng được lớn bằng người anh và cũng có thể làm những việc anh nó làm. Tức khắc việc xác lập vị trí vai vế của nhau xảy ra, đôi khi không còn anh em mà “mày tao” ngang hàng.
         Tình cảm giữa đứa lớn đứa nhỏ, người mẹ khó xẻ chia công bằng. Cho nên chắc chắn có những sự việc cầm cán cân thay mẹ, mà việc này ai có tiền nhiều thì hay đích thân ra tay.
         Chuyện đất nước có giống như câu chuyện của người mẹ với hai anh em đó không? Ai biết được, có khi cũng xảy ra như thường. Trọng trách ai thích nắm giữ nhất là trọng trách đó dẫn đến thay thế quyền lực của mẹ sau này, thì anh em khó mà sát cánh cùng nhau. Nếu người mẹ không thấy được vấn đề và người anh không chịu trình bày những vướng mắc cặn kẻ…Nhất là người em được quyền thì góp sức, không được quyền gì thì trách nhiệm vẫn thuộc về người anh nên chẳng cần cán đáng làm gì và lẻ đương nhiên người anh dễ nổi giận, không chừng lên tiếng là bị bắt bẻ ngay rằng “ăn hiếp” em và coi chừng bị đòn nữa.
         Nếu người mẹ chỉ có một người con, không có thằng em thì chuyện so bì đó xảy ra không? Không. Nhưng người anh lề mề lúc muốn làm lúc muốn nghĩ quả là “độc quyền” thật. Nhưng nếu có thằng em để có tính cạnh tranh mà không thèm hợp tác xem ra việc càng gây khó, vậy ai đúng ai sai? Cảm giác như ai cũng đúng, thế mới có chuyện mẹ khó phân xử. Thành ra phải thấy ưu khuyết điểm của từng người, tính nết của từng người thì sẽ hiểu rõ từng người.
         Đây nhắc lại ngành Điện, ưu điểm là được lịch sử giao toàn bộ trọng trách và được Nhà nước ưu ái. Nhưng cũng chính ưu điểm ấy thành khuyết điểm mà ngành Điện đang gặp phải. Đó là các thiết bị đang xuống cấp trầm trọng, hiện tại vẫn còn sử dụng những thiết bị của Liên Xô tài trợ hoặc quá tải trầm trọng, thử hỏi những thiết bị như vậy đùng một cái sản lượng tăng vọt gấp ba gấp bốn lần (Việc tăng vọt này xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt tăng cao và được kết nạp vào WTO nhanh chóng). Dây tải hiện hữu chỉ tải lượng điện được tính toán trước đây nay muốn tăng gấp ba gấp bốn lần thì phải nâng sức tải. Nghĩa là phải thay dây tải lớn gấp ba gấp bốn lần, mà muốn thay dây lớn gấp ba gấp bốn lần thì phải thay cột chịu lực gấp ba gấp bốn lần, muốn nâng cột chịu lực gấp ba gấp bốn lần thì phải có mặt chân đế rộng, muốn mặt chân đế rộng thì phải giải phóng mặt bằng, muốn giải phóng mặt bằng nhanh chóng thì phải bù ổn thỏa, muốn đền bù ổn thỏa cho người dân đồng tình thì phải xin tiền Nhà nước, mà xin tiền thì báo chí phản đối ngay. Chỉ việc đền bù ổn thỏa cho người dân thì giá như thế nào là ổn thỏa, nếu đền bồi cho người dân giá cả hợp lý nhất (đương nhiên là giá cao) thì Nhà nước có cho phép chăng? Nếu thấp thì người dân khiếu nại và không thể nhanh chóng khắc phục việc thiếu tải và cắt cúp điện, đồng thời dây tải điện nhỏ hơn lượng điện cần tải sinh ra tổn thất điện năng cao. Nhất là việc dây bị quá tải cháy nổ, thì việc tổn thất cũng như cúp điện sẽ lại xảy ra. Chắc chắn sẽ gây tai hại cả người và của, vướng vào trách nhiệm pháp lý nên ngành điện lo trước bằng cắt giảm tải, mà cắt giảm tải đương nhiên báo chí lên tiếng và nhất là lên tiếng cho người dân. Nên cho dù đủ nguồn cung cấp, cũng chưa chắc là bảo đảm không cắt cúp điện.
        Đó chỉ là phần dây tải điện, chưa tính tới các trạm biến áp cũng phải nâng công suất theo. Gần như các trạm thiết bị cũ kỹ và đều quá tải, nếu tránh cháy nổ phải giảm tải và việc cúp cắt điện là việc bắt buộc (gần như đó thuộc về phần kỹ thuật khi vận hành lưới điện). Nên cần phải nâng công suất, đòi hỏi mặt bằng và thiết bị cần nâng cấp gấp ba gấp bốn lần. Đây là những thiết bị rất mắc tiền, mỗi trạm ít nhất gần chục triệu USD chỉ tải điện trong một khu vực nhỏ. Cả nước mất mấy trăm trạm biến điện là bao nhiêu? Thành ra, những từ ngữ ngành Điện dùng nói về “lỗ lả” là ở khoản này. Từ “nước” (thủy Điện) mà ra điện thì đương nhiên là lời to, nhưng sao cứ nghe ngành Điện than lỗ mãi. Nếu như tiếp tục nâng công suất (mà việc này là mãi mãi), thì sẽ nghe ngành Điện ca bài ca “con cá” như báo chí nêu cũng là mãi mãi. Vậy nên tách bạch hai việc rõ ràng, nghĩa là thu chi nhưng ngành Điện không tách bạch hai việc đó rõ ràng được. Báo chí vịn việc không rõ ràng đó để đánh giá, cuối cùng ảnh hưởng đến việc xin 1002 tỉ thưởng công nhân. Hơn ai hết, ngành Điện biết đất nước phát triển gấp ba gấn bốn lần, GDP tăng vọt, quản lý sản lượng điện gấp ba gấp bốn lần, công nhân cũng vận hành lượng điện ấy gấp ba gấp bốn lần, thì xin thưởng cũng gấp ba gấp bốn lần thì báo chí nói y như rằng “con trai cưng” đòi hỏi, và lại nói tới tính “độc quyền”. Bây giờ rất nhiều mạng tư nhân đưa lên lưới điện, nhưng người ta cứ nhìn vào thế “độc quyền”. Thế “độc quyền” xem ra đang được bẻ gãy và hãy nhìn đi có “người” đang bẻ đó. “Người” đó đó cũng đang làm những việc làm của ngành Điện, mà còn đem tiền về cho nhà nước gấp bội lần nhiều hơn.
        Một vài mạng tư nhân chỉ muốn phát điện, còn tải điện đến nơi sản xuất thì “nạnh họe” EVN lo. Họ vịn vào trách nhiệm của EVN và các dây tải đó là của EVN nên EVN phải lo. Tiền họ bán điện cũng muốn bằng giá điện mà EVN bán cho dân, mà còn bảo trì nâng cấp các đường dây thì họ hoàn toàn không ngó tới. Đôi khi họ còn trách EVN nề hà trong việc cho họ hòa vào lưới điện để bảo vệ tính “độc quyền”, báo chí “theo” họ? và EVN lại tiếp tục nhường bước nữa về giá và việc bảo trì lưới điện đẩy sang EVN, bởi vì “độc quyền” nên họ không thể “chòm” đó được. Thành ra mánh lới nào có lợi thì dùng.
         Việc các công ty nhỏ hòa vào lưới quốc gia dùng mánh lới không nói gì, bởi vì dù sao sự việc cũng còn mang tính chất nhỏ. Nhưng cũng mánh khóe đó, một doanh nghiệp lớn mà cũng dùng tới . Các công ty lớn khi đã có gas, có khí rồi, sản xuất ra điện được rồi thì bắt EVN tới lấy điện về mà dùng. Họ than lỗ lã vì điện dư mà EVN không chịu lấy, muốn lấy thì lắp đặt đường dây tải điện đến đây để đem điện về, vậy ai đầu tư dây tải tới…Làm như thế chắc chắn là EVN rồi. Đấy là lý do mà người ta muốn “bắt chẹt”, việc xây lắp hệ thống tải điện mang về cũng rất nhiều tiền. Bây giờ giải mã nguyên nhân “độc quyền”, những người ngành Điện mới thấy mình bị “bắt chẹt” chứ nào mình “bắt chẹt” ai. Lật lại hợp đồng ký kết, EVN chỉ rõ ( cho  “người mẹ”) thấy, ai muốn bán điện phải đem tới nơi tới chốn cho khách hàng, việc đó là đương nhiên.
       Điện là một loại hàng hóa đặc biệt, ngưng không cạnh tranh tiếp nữa thật là uổng phí (thị phần). Nhưng muốn cạnh tranh nữa thì phải tiếp tục hạ bệ EVN tới cùng. Ngoài ra, giữ trọng trách quan trọng trong chính phủ phần lớn là những người trong những Doanh nghiệp thượng thặng, như ngành Điện trước đây chẳng hạn. Cần thiết phải đặt vị trí của mình sao cho đủ để Bộ đang quản lý mình và Quốc Hội nhận ra, đó là “bước chân” cần thiết để leo lên tiếp vị trí cao hơn, mà người có điều kiện trong phạm vi đó đương nhiên phải nghĩ tới. Cho nên người ngoài làm sao nhận ra được, vậy là “độc quyền” mà mọi người luôn miệng chỉ trích, cẩn thận hơn để nhận ra vấn đề một cách tường tận, công tâm.
Cuộc sống luôn vận động không ngừng, khuynh hướng xé lẻ là một khuynh hướng EVN thừa biết việc đó. Tổng Công ty Truyền tải đã tiến hành tách ra, đường dây 500kv vầng quang vẫn luôn đỏ ửng ngời sáng.
 
 
                                                                               1999-2008
 
                                                                                  hết
 
 
 
          


#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9