Nhà Văn Bát Nháo
clietc 07.09.2010 12:33:00 (permalink)
                                                 Nguyễn Công Liệt.
                    Nhà Văn bát nháo.
                                    
                                                  (ngày 4/9/2010).
   
                                                        
 
 
                                                                I
 
             Mưa bắt đầu rơi, đôi khi con người muốn đếm xem nó có bao nhiêu hạt, là bấy nhiêu nổi buồn. Tôi rất muốn thử song việc đó thật là bó tay, có nhiều điều con người ta ham hố nhưng chẳng bao giờ làm được nhưng cứ nói lên tựa như mình đây là người có ý nghĩ lạ vậy. Thế cho nên mới có người đến với văn chương là thế.
             Xung quanh những hạt mưa, nhiều lời lẻ ca tụng. Rằng sau cơn mưa trời lại sáng, hoặc là nấm mọc nhiều sau mưa. Còn tôi, cảm giác như sau cơn mưa các nhà văn nhà thơ mọc lên như nấm. Nào là : "Hạt mưa rơi bao lâu?", nào là : " Hạt mưa tan tành bao mãnh", nào là: " "Hạt mưa lại bốc hơi" và cuối cùng: " Hạt mưa rơi trên mí mắt". Một vài câu một vài chữ, một vài lời cho hiện tượng mưa rơi và nhất là việc người ta mong ngóng lời mình nói có ý nghĩa nhất.  Máy vi tính được đem theo vào quán cà phê có wifi, tiếng nhạc du dương và chút ít mưa rơi ngoài ngõ. Tức thì người ta thấy mình có thể viết ra ngay một câu chuyện, mở máy lên để cho các cô phục vụ viên trông ta là người quan trọng, gõ lốc cốc vài từ về mưa, rồi chờ trang web hiện ra và copy sang word. Thế là có một bài về mưa, chĩnh sửa chút xíu và được cài tên tác giả mới vào, liền lấy le với mấy em rằng: Anh là nhà văn. Hình ảnh ấy hiện diện rất nhiều trên các con đường có các quán cà phê và chỉ có vài lời như thế, người ta đã vội cho mình là nhà văn cũng rất nhiều.
            Đi khắp các nhà sách, nào sách dạy làm người, nào truyện ma, nào truyện tình tay ba hoặc là những truyện tranh trẻ em hình ảnh váy ngắn váy dài bày biện la liệt, không biết đánh giá thế nào? Tôi hướng vào các đề tài cổ điển thường thấy, chẳng như cuộc đời trôi nổi của con người ở thời khắc lịch sử đã qua. Những trãi nghiệm cuộc đời ấy và đó là đề tài tôi thích nhất.           Song, viết văn là một chuyện. Còn việc in ấn là việc khác. Sau này tôi mới biết, khi viết xong một tiểu thuyết hoàn hảo. Bạn chỉ đi mới có một phần ba đoạn đường. Đoạn thứ hai phải qua kiểm duyệt, và đoạn trình làng cũng chông gai không kém. Trước đây viết được vài năm, thì nghe nhà văn Lý Lan than rằng mười năm chưa được in ấn. Tôi chê bai dở thế, nhưng không ngờ mình có hơn gấp đôi thời gian ấy mà vẫn không in được một chữ nào. Tức giận vì bị Nhà Xuất Bản từ chối liên tục các tác phẩm mình viết. Tôi, "tự họp" một mình với mưa, tìm đâu là nguyên nhân mình viết hai mươi bảy năm trời vẫn không được in ấn một chữ. Nhìn mưa rơi, tôi đếm được hạt nào cứ đếm. Một mình mình ngồi đếm không ai nói gì, nhè ở quán cà phê có mấy em tiếp viên xinh đẹp. Tôi bảo họ đếm tiếp, nhưng mấy ai làm được vì nổi buồn của một nhà văn thì cứ tự mà đếm đi. Xong thì nhớ về mà đi khám mấy dây thần kinh, sắp xếp lại cho đúng nơi đúng chỗ. Trước kia, cũng chính từ việc mưa rơi. Tôi đưa ra ý nghĩa việc đếm từng hạt và được khen là người mơ mộng đầy lãng mạn, nên cứ đếm để mấy em trông thấy mà "ghiền". Giờ cũng việc đếm từng hạt mưa tí tách trên sân nhà, thì họ bảo tôi nhớ đi Biên Hòa ghé qua một chỗ. Ý mấy em xinh đẹp trách cứ tôi, nói thẳng ra là bị...khùng.
               Trước khi tôi viết văn, tôi có ghi lại một câu và mãi sau này tôi không thể nào quên: " Thà làm một việc gì đó, có thất bại cũng còn thốt lên được câu nói bất hủ của cụ Phan Bội Châu: "Trăm việc bất thành". Tôi e ngại rằng câu nói đó còn thốt lên không được, thì quả là con người mình quá tệ hại. Thuở còn trai trẻ, tôi dứt khoát phải làm việc gì đó hơn là đứng nhìn. Tôi bắt tay vào công việc văn chương, tôi chọn viết văn vì lỡ như có thất bại thì cũng không lỗ lã mấy. Tưởng là thế, thoáng chốc nhìn lại mà đã hai mươi bảy năm trời nếm đủ mùi Văn học và sáng tác ngần ấy tác phẩm mà mình vẫn không được in một chữ. Tuy tôi chưa chính thức là nhà văn nhưng đi đâu các Nhà Xuất Bản cũng biết mặt, bởi vì tôi thập thò vào đó cả chục lần. Thực sự, tôi có thể khẳng định một điều ở các Nhà Xuất Bản, cũng như mọi nơi không bồi dưỡng ắt họ sẽ làm ngơ. Đó còn nói đến một qui chế ràng buộc không đáng có, cũng như người ta không nắm người có tóc lại chọn người trọc đầu. Cụ thể, thay vì cứ để cho Nhà sách làm điều đó, dù sao thì họ cũng có của cải và khi họ có ẩu tả thì họ trả giá. Đằng này, các nhà Xuất Bản hiện tại làm công việc "gát cửa" gần như ai họ cũng nghi là "tên trộm". Nghiệm vụ chính của họ là phát hiện những nhân tố mới, nhưng nhân tố mới làm sao có được "những quan hệ" gần gũi. Tôi dứt khoát một điều, tất cả trước sau cũng đứng dựa vào trục "chính nghĩa", mình cứ bình thản viết và lao động nghệ thuật một cách kiên nhẫn: Đó là chính nghĩa. Tuy tôi buồn nhưng buồn cho mình thì ít mà buồn cho Văn Học Việt Nam thì nhiều. Nhất là những rào cản quá gắt gao xuất phát từ tuyến đầu tiên đó, gần như họ "không ưa" những nhà văn trẻ.
         Nói người cũng cần nói qua mình. Tôi đúng là không có vận đỏ trong mấy môn nghệ thuật. Cuối cùng, tôi đem tác phẩm ưng ý của mình tìm đến một đạo diễn, thử thời một lần cuối cùng khi gát bút. Đem tác phẩm hy vọng chuyển sang kịch bản phim truyện, đó là phong trào hiện tại. Các nhà văn có tên tuổi viết tiểu thuyết khuyên nhủ mọi người đừng vì đồng tiền nhưng lảnh vực điện ảnh xem ra có tiền hơn thì họ bỏ viết văn hết ráo.
           Tay đạo diễn thì mãi mê quay phim. Ngước nhìn tôi và phán ngay một câu: " Tay này đóng phim được!". Tôi tạm thời gát lại kế hoạch chuyển tác phẩm sang kịch bản điện ảnh, tham gia vào vai trò nào đó trong điện ảnh để chờ cơ hội tiến thân vậy. Ai dè đạo diễn bảo tôi đóng vai lão già, anh ta đang cần gấp và chỉ xuất hiện có 4 giây rồi chết nên thù lao cũng chỉ ngần ấy: Bốn ngàn thôi à?
- Cái gì?- Tôi hỏi lại rồi lắc đầu.
            Đúng là tôi không có thời cho môn nghệ thuật rồi...Tôi lắc đầu vì chán ngán số đen đũi của mình. Không thành nhà văn thì cũng thành diễn viên điện ảnh cũng được đi, đằng này cũng là diễn viên điện ảnh nhưng là vai lão rồi chỉ xuất hiện có bốn giây rồi chết...Quả tình phận mình đúng là ăn mày. Thôi, tôi đã viết văn hai mươi lăm năm rồi còn gì. Không còn vì lý do gì nữa để cầm bút, nhưng cũng còn tiếc nuối vốn liếng bỏ ra thâu đêm chiêm nghiệm cuộc sống đã được tích tụ đầy ấp trong đầu óc tôi thì sao...Nhất là những lời trăng hoa mật ngọt với các cô gái, nếu đem ứng dụng ở ngoài đời chắc chắn là tôi có làm nghề "Đào mỏ" cũng sống khoẻ ra. "Hay là vậy đi!"- Tôi đi đến ý nghĩ đó, giờ mình đâu phải người tiếng tăm, rằng sao phải giữ mình...Có ai biết gì đến tôi đâu mà sợ. Bao đêm suy nghĩ, cuối cùng tôi tự hỏi: " Mình hết cửa rồi sao? nhưng cả khối vốn liếng tích tụ giờ đem ứng dụng đâu đây?". Trước khi "chết", con vật nào cũng cẩn "giãy giụa", "mình giãy giụa sao đây?"
              Lúc viết tiểu thuyết, tôi cũng có đi đây đó nhưng chưa bao giờ tới Huế. Tôi nhớ câu nói của một nhà văn đàn anh đàn chị có bảo: " Nhà văn nào chưa đến Huế là không phải nhà văn và hình như mọi nhà văn nào cũng hay mộng mị một cô gái Huế". Trước đây chắc vì tôi đi thực địa không đúng chỗ và không có được một tình cảm nào. Hay lần này đi Huế và yêu cô gái nào mình quen, rồi cảm nhận sự tỉnh lặng nơi ấy và hình thành một "cái trục" cho mình sáng tác tiếp. Tôi nhớ rằng mình có chát chít với một cô gái Huế, bảo mình có ước mơ trở thành nhà văn. Nàng có gửi cho tôi một tấm hình, áo dài tím tha thướt bay trong gió đang sải bước trên cầu Trường Tiền.
           Tôi quyết định đi Huế, đây là lần giãy giụa sau cùng nếu không gặt hái được gì, mình sẽ trở thành kẻ "đào mỏ". Tôi quyết định như vậy.
           Sông Hương núi Ngự còn xanh thẫm, tôi tán tỉnh được một người con gái Huế và quyết định ra đó. Trên cầu Trường Tiền, tôi vừa đi vừa hát nghêu ngao: " Sông Hương nước chảy thuyền trôi lập lờ...Vẻ đẹp Huể chẳng nơi nào có được, nét diu dàng pha lẫn trầm tư. Ơi Huệ của ta...Ta có Huệ ngọt ngào". Tôi hát đổi dấu thanh nghe cho có vẻ Huế, lâu quá không hát nên câu nhớ câu không nhưng thực sự mấy ai quen được cô gái Huế như tôi...Áo dài tím nón lá bài thơ, nàng đang đứng trên cầu ngóng về hướng chợ Đông Ba. Tôi đếm đúng nhịp cầu trong hình và đứng ngay vị trí như trong tấm hình nàng gửi. Tôi ngắm một lúc, rồi rạo rực bỏ vào túi áo. Tôi nhắn tin cho nàng, rằng tôi đã đến Huế rồi, rằng đã đứng trên cầu Trường Tiền và khẳng định với nàng là đúng ngay chỗ nàng chụp hình nữa. Vừa nhắn tin vừa ngắm con sông nước chảy lờ đờ, nàng bảo tôi là hãy đi thẳng vào chợ Đông Ba (nếu như muốn gặp nàng ngay).
          Tin nhắn nàng chỉ đường, quẹo trái quẹo phải, rồi quẹo trái quẹo phải, rồi đi thẳng tới quầy thịt heo.Tôi ngờ ngợ điều gì đó, áo dài tím nón lá bài thơ hoặc người con gái đẩy mái chèo xuôi dòng sông Hương đang làm gì ở chợ này. Coi chừng mình quen một người không được như trong thơ, ở đó cũng không thấy người ta nói tới nghề ngỗng nên tôi cũng không hỏi nàng làm gì ở Huế. Thôi thì phải làm gì đó để sống chứ, bây chừ tôi chỉ mong là một người bán chè bán bún cũng được, đừng là người bán thịt heo. Từ xa, tôi nhận ra ngay người con gái Huế ấy. Nàng nhanh tay gói hàng cho khách, rồi cầm con dao phay chặt thịt bản dày, chặt phụp xuống bàn "cắm phập", đứng trân. Nàng cười ngặt nghẻo:
- Anh tới Huế thăm em răng?
         Tôi hơi sường sượng giữa mọi người đi chợ, rồi gật đầu. Các nhà văn, các thi sĩ trước đây đến Huế, chắc rằng họ đã quen và yêu thương những người con gái Huế yêu kiều. Nên họ mới có những tuyệt tác và trở thành danh nhân văn hoá,  còn tôi xem như cũng còn vương vấn văn chương và chuyến đi này thực tế gặp cô gái Huế, cũng xinh đẹp và thướt tha trong chiếc áo dài tím, nón lá bài thơ nhưng nàng ...bán thịt heo. Đành rằng nghề nào miễn lương thiện là được, nhưng làm sao viết văn thơ đây...Đúng là số tôi "dứt điểm" công việc viết lách, không vương vấn nữa là đúng rồi.
        Tôi hỏi kỹ lại nàng lần nữa:
- Ủa? Em bán thịt heo hả?
- Đúng rồi! Có răng mô? Đã có lần nói với anh rồi...
- ...Nói hồi nào đâu...
-  Có nói mà...
- Ừa!- Tôi đở lời- Nghề này cũng mau giàu...
         Chúng tôi hẹn nhau uống cà phê vào buổi chiều. Nàng chỉ cho tôi biết một quán cà phê, nằm sát sông Hương rất thơ mộng. Nàng nói thế, chứ thực ra quán cũng bình thường lại còn rau muống mọc um tùm. Tôi đến sớm hơn đợi nàng, rất nản chí muốn bỏ về và không bao giờ gặp nàng nữa. Tôi muốn ngồi chờ nàng, nửa muốn đi. Tôi đang đứng giữa "lằn ranh", đó là chút lương tâm còn sót lại của một người viết văn, nên mấy chữ "gạt tình" len lõi trong đầu tôi. Ngồi đợi không lâu thì nàng chạy chiếc xe tay ga đổ xịt trước cửa quán, nếu ai không quen biết nàng thì chắc bẫm nàng mới "mần thịt" kẻ nào đó. Trên xe nàng có mấy bịt thịt treo lủng lẳng, chống chân dựng tìm ngay đến chỗ tôi ngồi.
         Hai chúng tôi ngắm sông Hương cũng giống như mấy thi sĩ, nhưng chỉ một lúc nàng vói tay hái nắm rau muống. Nàng nói nàng thích uống cà phê quán này, vì hái rau muống mang về rất dễ. Tôi cảm giác như nàng là người tiết kiệm, việc đó không có tội gì nhưng sao tôi nghe ưng ức trong lòng. Tôi thì chỉ muốn qua quít rồi rút lui, hẹn hò được như thế này là tốt rồi...Nàng nói tôi sao mà nói ít thế, tôi khéo léo nói là đang cảm nhận sự tỉnh lặng của Huế. Nhưng sự thực tôi muốn than thở gì đó để nàng động lòng, rằng tôi đang rất khó chịu vì số mình sao mà "hẻo quá".
-  Chắc là anh buồn vì không gặp được người như trong thơ.
        Tôi liếc sang nàng định co hai lên ghế, thú nhận "chứ nhận gì nữa". Nhưng tí xíu che giấu nỗi niềm kẻo nàng buồn lây.
-  Huế đẹp và em cũng đẹp...
-  Biết vậy, nhưng chắc anh cũng bị phiền phức vì em...- Tự nàng nói, tôi không bát nữa- Việc này...Em có thể phụ giúp anh nì...Em thấy anh có gì đó thất vọng, chắc cũng có em trong đó, nên em muốn bù cho anh nì...
       Nàng nói một hơi không chút so đo gì, liền gọi người trả tiền nước và "lì xì" tôi năm triệu gọi là chi phí bù cho tôi ra Huế thăm nàng.
- Thế rồi, em bán thịt heo hôm nay lời không hả?
- Chuyện đó anh đừng nói gì, giúp anh chút nào hay chút đó. Anh đi thêm vài nơi nữa xem, có khi đi nhiều giúp ích cho anh nhiều đó...Hà Nội, chẳng hạn.
       Tôi cầm tiền và mạnh dạn đút tiền vào túi, thao tác này đúng là để "mở hàng" cho một nghề mới đây (Nghề đào mỏ). Tức mình vì những nhà thơ, nhà văn đã yêu những cô gái Huế yêu kiều, nhu mì đâu hết cả rồi. Tới phiên tôi không còn dịp thấy những nàng ấy đâu nữa...Đúng là số mình không mấy may mắn, coi như là việc văn chương đã "hết cửa".
         
 
                                                            II
 
            
 
            Tôi nhanh chóng rời Huế và làm theo lời nàng: mua vé máy bay đi Hà Nội. Hiện tại, Thủ Đô trời đang lạnh cắt da.
            Dạo bước trên cầu Thê Húc, cái lạnh Hà Nội cắt da nên mặt Hồ Gươm sương mờ phủ đầy trên hàng liễu. Thấp Thoáng phía chân cầu một người con gái đẹp của Thủ Đô đang đi cùng một em bé, tay cầm cành đào rất đẹp. Đúng là tôi xớn xác hoặc là vì trong lòng còn chút máu nghệ thuật khó cầm cự ngay được. Tôi trầm trồ ngơi khen nét đẹp dễ thương của người con gái, tôi tiến lại như cảnh ấy vẫn thiếu đi một người con trai và tôi đến gần nàng như thực sự là cảnh ấy cần phải lấp vào chỗ trống thiếu đó mới thấy vẻ đẹp hạnh phúc của mặt hồ. Tôi đứng khuất phía sau Tháp Bút, nên hoàn toàn không thấy đoàn quay phim họ đang chĩa máy quay đến nàng. Nàng đang đóng phim quảng cáo:
- Ô! Em gái Hà Nội xinh đẹp quá! Anh muốn có bôi hình kỷ niệm được chứ?
         Tôi cứ nàng sẽ từ chối hoặc buông vài lời phỉ báng, ai dè nàng đồng ý rồi đứng dựa vào tôi cùng đưa bé. Tôi loay hoay nhờ người chụp hình, người phụ việc đoàn phim chạy tới định cằn nhằn gì đó. Tôi đưa máy ảnh cho anh ta và không nghe lời ca thán vì quá rạo rực, anh ta phải chụp cho xong để còn quay lại cảnh ấy. Lúc này, tôi mới hay rằng cảnh này đã quay đi quay lại cả chục lần.
-  Thôi lỡ rồi! Đứng sát vào...Thế thế...
       Tôi là một người có gì đó "rất lạ" với mấy tay đạo diễn điện ảnh. Sở dĩ tôi để hai từ trong ngoặc kép là vì sớ rớ thế nào mấy tay đạo diễn cũng gọi tôi gấp vào vai nào đó, thế nhưng toàn là những vai trò gì đâu không. Tựa như lần trước chưa chi là tay đạo diễn vừa gặp tôi lôi vào vai lão chỉ xuất hiện có bốn giây rồi chết, thì lúc ở Hà Nội có một chuyện cũng bất ngờ. Tay đạo diễn thay đổi kịch bản, cũng phát hiện ra rằng có đôi có lứa hạnh phúc mới hữu tình hơn. Thế là, tôi có mặt trong một đoạn phim quảng cáo ngắn ngũi ấy. Xong xuôi đâu đấy, tôi liền xin danh tính nàng và số điện thoại. Tất cả đều không gặp chút trở ngại nào.
       Buổi trưa, tôi mạo muội gọi mời nàng ăn cơm. Nàng cũng là người dễ chịu không từ chối, nhắn tin địa chỉ quán ăn và bảo tôi tới đó. Tôi nghĩ mình cũng không cần nói năng gì nhiều với người Hà nội, ngoài ấy tư duy con người rất sâu sắc. Tôi chỉ bình thản nhưng nét đăm chiêu của một người hay nghĩ ngợi nhiều, đã làm tôi có sức hấp dẫn riêng. Điều này tôi có chút nghiên cứu về nó, các cô gái thích những chàng trai có gương mặt khốn khổ. Người lý luận nhiều thì họ thích vô tư, nhưng đừng quá hời hợt...Nói chung, đó là một sự vô tư nhưng có tính toán và tôi đã hấp dẫn được cô diễn viên điện ảnh. Hai chúng tôi quây lấy nhau cả buổi chiều hôm ấy nữa và xem múa rối cùng với thằng con trai của nàng...Vâng, thằng bé cùng đi trên cầu Thê Húc ban sáng là con của nàng, nàng đã ly dị chồng. Người chồng theo nàng nói là một tay anh chị nào đó, sau ngày cưới nàng mới biết.
        Tối đêm đó, tôi ở nhà nàng. Sáng ra còn được gọi cà phê mang tới nhà, tựa như nàng cố tình giới thiệu các chú các bác thông qua cô chủ quán vậy. Tôi nghiệm lại những lời thủ thỉ đêm qua, nàng nói nếu như tôi yêu thương nàng và chịu ở lại Hà Nội thì nàng sẽ cho tôi đứng tên căn nhà này.
        Mọi người ai cũng biết, đất đai ở Thủ Đô Hà Nội rất mắc mỏ. Tôi được giao căn nhà sang trọng để mình đứng tên còn gì bằng, nhưng cái gì cũng có giá của nó. Càng lúc tôi càng hiểu được hoàn cảnh của nàng, tuy hai người đã ly dị nhưng anh chồng phán rằng ai đó đến với nàng sẽ bị "bay đầu". Lời nói đó chỉ là hù doạ, để "bao vây" nàng thôi sao? Nhưng tôi thì tin, bởi vì ai cũng biết mấy tay anh chị ở Hà Nội cũng không thua gì những giang hồ Hải Phòng. Tôi nghĩ mình tài cán gì, mà chỉ vừa gặp nhau trên cầu Thê Húc là được một tình yêu mạnh mẽ đến như vậy.
       Tôi còn "lì" ở lại Hà Nội thêm hai ngày nữa, cảm giác bất an mỗi ngày mỗi nhiều. Vào khoảng hai giờ trưa, tôi vào một quán cà phê nghe nhạc. Bỗng chuông tin nhắn báo, tôi ghé mắt xem nàng nhắn gì: " Anh ở đâu, hắn đang cho đàn em lùng sục tìm anh. Đừng về nhà, hãy tìm chỗ trú ẩn". Đọc xong, tôi thấy óc ác mình nổi dày: " Không lẽ, phận số mình ngắn ngủi vậy sao?". Tôi lướt qua cuộc đời mình, thực sự tôi là một người có hoàn cảnh buồn. Bây giờ mà chết nữa, thú thực đời tôi thật thảm thương. " Trăm việc bất thành", cụ Phan Bội Châu nói thế nhưng cụ làm biết bao việc phức tạp.
       Tôi không hiểu mình tại sao dấn thân vào mối tình này để mang hoạ, mà ai cũng thích tình cảm yêu đương nhưng họ gặp toàn mối tình đẹp, còn tôi sao cứ gặp những mối tình gì đâu không. Gần như chưa có thời gian dò xét thì có chuyện, mà lần này thì nguy hiểm nhiều nhất. Có những lần tôi nghĩ về cái chết, nghĩ rằng ở đời này khó tránh được việc đó cho nên lúc nào chết thì chết, nhưng tránh né vẫn hơn. Hiện tại, tôi ước gì mình bị bệnh ung thư thời kỳ cuối. Lỡ như có bị tụi giang hồ "xử", có khi còn mang ơn tụi nó nữa đằng khác. Mấy cái bệnh ung thư hết thuốc chữa nhập viện, nghe đâu tiền mấy trăm triệu, nên bị xử mà mang ơn là vì vậy.
       Đầu óc đang bấn loạn, tôi bỗng nghe tiếng chuông reo. Nàng điện thoại cho tôi ư?
-  Ngươi đang ở đâu?
      Giọng đàn ông, chắc chắc là chồng cũ nàng rồi. Tôi nghe rụng rời tay chân không biết có nên trả lời hay không?
-  Quán cà phê...- Giọng tôi thản thốt, nhưng bỗng cảm giác mình quá ngu đi chỉ chỗ cho người ta xử mình- Nghe này, anh đã ly dị vợ rồi, hãy để cho vợ mình yên...
- Ngươi muốn nói gì, tranh luận gì thì cho ta gặp mặt đi...
- Cứ gặp! Ta đâu sợ!- giọng tôi run run mà làm phách, cái kiểu nói này càng đẩy mình vào chỗ chết- Nhưng ngươi phải tự đi tìm, ta không chỉ nữa đâu.
        Thực sự, xưa nay tôi chỉ cầm bút và thỉnh thoảng có tưởng tượng giới giang hồ hung hăng. Nhưng giờ thì tôi trực tiếp bị đe doạ, cho nên tâm trạng hoảng loạn. Tôi cố trấn tĩnh để xem xét ngoài đường, hình như có vài tay lạng lách đeo kính râm.
        Phía sau tôi cũng có một người ngồi co rúm lại, tay này mặt không còn chút máu. Anh ta cũng nghe điện thoại di động và trả lời y chang như tôi hồi nãy.
- Quán cà phê! Nghe này, tôi không muốn theo mấy anh nữa...Hãy để cho tôi yên.
- Ngươi muốn nói gì, tranh luận gì thì cho ta gặp mặt đi! - Bên kia nghe rõ giọng điện thoại vang vang.
- Cứ gặp! Ta đâu sợ!- Giọng anh ta cũng run run như tôi hồi nãy.
         Đợi anh ta tắt máy điện thoại, tôi xoay hẳn ra bàn cà phê phía sau:
- Anh bị bắt ghen hả?
- Bị bắt ghen cái đầu ông? Tôi là giang hồ Hải Phòng nè!- Anh ta hùng hổ khoe bắp thịt chắc nịch, rồi nhấp một miếng cà phê hạ giọng- Nhưng tôi không muốn làm nghề anh chị nữa. Tôi muốn về lại Hà Nội, thì bọn chúng nghi tôi phản về đầu quân ở đây. Theo luật giang hồ thì tôi phải bị xử, tụi nó đang tìm tôi.
         Đúng là ngoài đường có nhiều kẻ đang thám thính, còn trong quán có hai kẻ đang co rút. Tuy mỗi người có hai câu chuyện khác nhau, nhưng giống nhau cái đầu có thể bị bay khỏi cổ. Chúng tôi đang định hùa nhau chạy tìm công an phường gần nhất, nhưng e rằng không kịp nữa. Đường cùng, tôi loáng nghĩ ra một việc. Thông thường các nhóm giang hồ tránh mặt với nhau, hễ chúng xâm phạm địa bàn lẫn nhau là chúng sẽ choảng nhau quyết liệt. Tôi coi trong phim ảnh và đài Discovery đều như vậy, nên nghĩ ra một mẹo có thể cứu hai chúng tôi cùng một lúc.
- Tôi sẽ cứu anh...
- Cứu khỉ khô chớ cứu, nhìn tướng tá anh ốm nhách- Anh ta ngoảnh mặt chỗ khác.
     Nghe chê mình ốm nhách tôi cũng ưng ức. So với anh ta thì tôi nhỏ nhoi thực, nhưng với những người xin ăn thì tôi hơn nhiều.
-  Tướng vầy mà chê! Nhưng không sao, quan trọng là cái này nè...- Tôi chỉ lên đầu, ý nói con người ta nhờ ở trí tuệ.
-  Cái đầu sắp bay giống tôi chứ gì?
- Nói không hên không à? Chờ một lát, tôi bảo anh làm gì thì làm nghe chưa!
       Tôi lục lại số điện thoại, tìm số điện thoại cô diễn viên điện ảnh. Tôi bấm máy:
- Alô...
- Anh ơi, anh đừng gọi về nữa. Hắn đang ở đây chờ đang em báo tin xử lý anh đó.
- Em có sao không, em hãy lo tính mạng mình...xin đừng lo cho anh. Anh làm gì thì chấp nhận mọi việc, nếu chết vì em cũng đành...- Tôi lè lưỡi tự nhạo mình, không còn viết văn nữa như vẫn còn quán tính, rồi với giọng anh hùng không chút xíu hơi run nào trong đó- Em đưa máy điện thoại để anh nói chuyện với hắn.
- Hắn đang nói chuyện với thằng con...
- Em cứ đưa đi!
         Bên kia nghe tiếng trao đổi, rồi giọng hắn vang vang:
-  Ngươi chưa chết à?
- Chết làm sao được, nói cho ngươi biết ta có cả đội bảo vệ thì làm sao hại ta được.
- Ngươi là thứ gì mà có cả đội bảo vệ.
- Thứ gì không biết nhưng cứ lần theo dấu vết của ta, thì đám dưới cấp của ngươi gặp phải sự đáp trả thích đáng đấy.
-  Giỏi, ngươi ăn nói giỏi với đại ca Hà Thành...Cái chết đang gần kề ngươi rồi đó.
-  Ta cảnh báo ngươi rằng, ta có cả nhóm giang hồ Hải Phòng đang bảo vệ ta. Đàn em ngươi đến ta nói trước là có cảnh đổ máu đau thương...
- Ngươi hù ta à!- Hắn lồng lộn- Đám giang hồ Hải Phòng vào địa phận của ta à, ngươi có giỏi thì cho biết ở quán cà phê nào đi.
- Quán Phương Hồng, đường Hàng Đ...
- Được! Ngươi hãy ở đấy...
         Tôi quay lại phía sau bàn cà phê, thấy anh ta lắng nghe lén nên không cần thiết giải thích rõ chuyện gì nữa. Tôi hỏi:
- Nảy giờ, anh nghe tôi điện thoại hết rồi chứ...
- Vâng nghe rõ cả, anh la vang vang...Ai mà không nghe...
- Ừ, mình có tật điện thoại nhỏ không được...Bây giờ, anh nhớ tôi nói gì thì anh cứ gọi lại đám giang hồ Hải Phòng, rằng anh được đám tay chân Hà Thành bảo vệ...Chỉ chỗ cho họ tới.
- Được không đó!
       Anh ta săn bắp thịt lên, đã hiểu mưu kế của tôi. Tự tin cầm điện thoại và gọi một đại ca ở tận Hải Phòng, rằng mọi thứ anh ta làm đều sẽ bị chặn đứng bởi đám giang hồ Hà Thành, nói khích bát thách thức và chỉ địa chỉ nơi mình có mặt.
       Có hai nhóm giang hồ rõ ràng đang quần đảo, tìm. Nhóm Hà Thành mặc áo xanh lơ da trời, còn nhóm Hải Phòng mặc áo tím y như công nhân của công ty nào đó. Chẳng qua là họ muốn nhận diện nhau dễ dàng hơn và kinh nghiệm loạng xạ tránh quân mình chém quân ta mà thôi. Tôi ra trước cửa mặt nghênh đón đám giang hồ Hà Nội, rồi tới phiên anh bạn kia ra mà nghênh mặt hướng về đám giang hồ Hải Phòng. Xong, cả hai trở lại ai ngồi bàn nấy run đùi ( trong đó cũng có run thật nhưng cố giấu giếm). Nói thật ra, đến giờ phút này chúng tôi cũng chưa tin tưởng nhau lắm, chưa hỏi tên và cũng chưa dám ngồi chung vì người này phải trả tiền cà phê cho người kia. Giây phút hồi họp như thế mà cũng tính toán ắt mới chứng tỏ mình bản lĩnh.
      Chẳng lâu sau đó, ngoài kia bắt đầu nghe tiếng gươm đao loảng choảng. Tiếng thét hoảng loạng của người dân đi đường, rồi dạt ra hai bên để chúng xử nhau. Có hai tên giáp lá cà đâm thẳng vào bụng nhau, gục trước cửa quán. Cả hai đều làm động tác giống hệt, một tay ôm bụng chỗ con dao đâm, còn tay kia thì vịn lấy vai đối phương...Tựa như lúc này mới nhận ra là đâm chém chẳng có ít lợi gì: "tao đâm mày, mày đâm tao" không phải là huề mà đau đớn lắm. Khi người ta nhận nhau là con người mà đối xử với nhau tệ hại quá là lúc sắp chết, hai thằng nhìn đám giang hồ định can ngăn gì đó thì không còn hơi để phân bày. Cả hai đám giang hồ đang hăng máu, xông pha giữa đường như chỗ không người. Chính vì không còn lý trì gì nữa, nên cả bọn cũng không thèm bỏ chạy. Còi xe cảnh sát hụ inh ỏi mà cũng còn quần nhau tại trước cửa quán, cảnh sát bắt từng thằng trói gô lại. Họ không ngờ, sau những lần theo dõi hai nhóm giang hồ lừng danh này. Nay họ hốt gọn bọn họ trong khoảnh khắc, còn hai tên đại ca khét tiếng sớm muộn cũng bị luật pháp trừng trị.
      Lúc này, người bạn "cà phê" của tôi mới tỏ vẻ tâm đắc. Anh ta chìa tay bắt tay tôi hỏi quí danh, tôi chưa kịp thốt cái tên suýt làm "thế giới nghiên ngữa" vì văn chương, thì một anh cảnh sát chạy vào quán đứng chào theo kiểu nhà lính:
-  Chào đại uý! Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ...
-  Rõ! Các anh về trước. Tôi nấn ná lại một chút rồi về báo cáo lại cấp trên sau.
     Tôi há hốc mồm, đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Anh bạn cà phê nói là một tay anh chị Hải Phòng nào đó, giờ lại là đại uý cảnh sát là sao? Anh ta nhẹ nhàng ngồi xuống bên bàn tôi, rồi khoát tay vào vai tôi.
-  Nhờ anh chỉ cho một mẹo tôi mới tóm gọn được bọn chúng. Thực sự tôi là một đại uý công an, "nằm vùng" ở Hải Phòng bấy lâu...Mà, anh có hiểu từ này không?
     Tôi định nói mình là nhà văn thì làm sao mà không hiểu, nhưng rồi chỉ khoát tay cho qua để anh ta kể tiếp.
-  Tôi được cài cắm vào đám giang hồ Hải Phòng gần cả năm, nhưng không sao biết được đại ca cầm đầu nhóm này. Nản chí, tôi định về đây xin chỉ thị cấp trên, thì bị nghi ngờ đào ngũ về đầu quân cho đám giang hồ Hà Thành. Đi cả năm nay nhớ cà phê quán này ghê, định ngồi nhấp nháp một ly vì cấp trên của tôi không ai khác là bố đẻ mình. Đại ca Hải Phòng bây giờ mới chịu ló mặt định xử tôi, chưa đầy một giờ đồng hồ bọn đàn em đã có mặt ở đây. May mắn có anh nghĩ ra một mẹo nhỏ, tóm gọn chẳng những một bọn mà cả hai.
-  Mẹo này mà nhỏ- Tôi hanh hảnh cũng định nói mình là nhà văn mà, nhưng thôi. Tôi miên man tiếc nuối công việc: Tuy việc của anh ta làm và và việc viết văn của tôi khác nhau, nhưng giống nhau ở chỗ "phải làm" và "chờ thời"- Tóm lại là anh cũng không phải may mắn gì, cũng có công cán cả năm. Thực ra, nói theo kiểu biết điều, tôi cũng phải cám ơn anh mới đúng. Nếu không có anh ngồi đây chắc nảy giờ tôi gặp rắc rối to rồi.
        Anh đại uý công an cười ngặc nghẽo, thế là hai chúng tôi ôm chầm lấy nhau như hai "thằng bống".    
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.05.2011 21:27:35 bởi clietc >
#1
    ms.witch 07.09.2010 13:10:23 (permalink)
    Chào nhà văn, lâu quá hong gặp hén  Chuyện này thật hả?  Không ngờ đời nhà văn cũng te tua quá há. Thôi hôm nào thử chuyển tông, đừng viết về mấy chủ đề này nữa  Biết đâu sẽ có đổi hướng.
    Chúc nhà văn luôn may mắn hén !
    Love
     
    #2
      clietc 07.09.2010 14:23:18 (permalink)
      Hi! MinhThanh

            Lúc này em khoẻ không? Mấy hôm trước có đọc truyện em viết, chơi gì mà nhà thơ lấn sân quá.
            Nhà Văn Bát Nháo là chuyện phịa thôi. Lần gặp em chở đi địa đạo Củ Chi, biết tính anh hơi nghịch rồi còn gì. Anh hơi buồn vì Nhà Xuất Bản lại từ chối in truyện của anh, nên anh nghĩ mình ngưng viết, nhưng rồi anh thấy toàn là những tình tiết bỡn cợt thế nào đó. Anh cố gắng viết, nghĩ sao viết vậy không trau chuốt, không sắp xếp, không suy nghĩ hơn thiệt...Cái đầu anh bị "bệnh" sao thì viết vậy. bởi vì anh giận, vì suy nghĩ sâu xa cũng vậy thôi, nhà xuất bản không ưa anh.
           Anh thích nhất là tình tiết gặp cô gái Huế bán thịt heo, đoạn đó làm anh vui...tính anh hơi nghịch và anh thấy thích văn chương là vì vậy. Vả lại, anh quan niệm văn chương đem đến nguồn vui cho người đọc, nên truyện nào cũng có đoạn têu tếu...
          Em vào trong thư viện đọc Viên ngọc triều nguyễn của anh đi, tiểu thuyết đó anh cân nhắc và viết tỉ mỉ từng đoạn.
           Lúc này còn được tự do không, hôm nào nhắn Buitim, BangNguyet uống Cà Phê nha. Chúc khoẻ, Anh cần 1 số đoạn tiếng Anh đại loại như "No star where", em giúp giùm anh coi...Hôm nào gặp nha.
                                                 Nguyễn Công Liệt.
      #3
        Ct.Ly 07.09.2010 15:45:09 (permalink)
        #4
          ms.witch 08.09.2010 13:31:19 (permalink)

          Trích đoạn: clietc

          Hi! MinhThanh

               Lúc này em khoẻ không? Mấy hôm trước có đọc truyện em viết, chơi gì mà nhà thơ lấn sân quá.
              

           
          Hơ, nhà văn này nói hay nhẻ  Tự dưng bảo Love chơi lấn sân. Thì viết thơ chán nhảy sang tản mạn dăm ba câu. Làm gì mà gớm thế, có dành mất bát cơm của huynh đâu nào  
           

           
          Nhà Văn Bát Nháo là chuyện phịa thôi. Lần gặp em chở đi địa đạo Củ Chi, biết tính anh hơi nghịch rồi còn gì. Anh hơi buồn vì Nhà Xuất Bản lại từ chối in truyện của anh, nên anh nghĩ mình ngưng viết, nhưng rồi anh thấy toàn là những tình tiết bỡn cợt thế nào đó. Anh cố gắng viết, nghĩ sao viết vậy không trau chuốt, không sắp xếp, không suy nghĩ hơn thiệt

           
          Cái dzụ nhà xuất bản thì có nghe huynh nói, nên đọc truyện này mới tưởng thật, chạy vào hỏi thăm ấy mà. 
           

          Cái đầu anh bị "bệnh" sao thì viết vậy. bởi vì anh giận, vì suy nghĩ sâu xa cũng vậy thôi, nhà xuất bản không ưa anh.

           
          Thôi bình tĩnh lại đi. Đâu nhất thiết phải xuất bản người ta mới biết mình đâu nè. Với lại nghề này có phải nghề cơm áo gạo tiền đâu mà huynh phí sức làm quái gì  Nếu huynh có ý định kinh doanh bằng nghề này thì...hờ hờ...chắc chưa tới số.
           


          Anh thích nhất là tình tiết gặp cô gái Huế bán thịt heo, đoạn đó làm anh vui...tính anh hơi nghịch và anh thấy thích văn chương là vì vậy.

           
          Chậc, cố gái Huế bán thịt heo mà là thi sĩ.. như truyện của anh thì cũng..sốc thật  
           

          Vả lại, anh quan niệm văn chương đem đến nguồn vui cho người đọc, nên truyện nào cũng có đoạn têu tếu...

           
          Thế muốn Love nói thật hay nói dối nhể?  
           

           
           Em vào trong thư viện đọc Viên ngọc triều nguyễn của anh đi, tiểu thuyết đó anh cân nhắc và viết tỉ mỉ từng đoạn.

           
          Ừa, hôm nào có thời gian thì vào đọc. Giờ đến kiếm nhạc nghe còn hổng có thời gian huống hồ đọc thơ với truyện.
           

           
          Lúc này còn được tự do không

           
          Hiểu theo nghĩa nào? Ai cùm muội sao mà hỏi tự do không?  Có chăng ông xã muội cùm muội lại thì có.
           

          Anh cần 1 số đoạn tiếng Anh đại loại như "No star where", em giúp giùm anh coi.

           
          Công nhận tiếng anh của huynh xiềng thật  Thế thì "No table". Phải dạng tiếng anh như thế này hong?  
           


          Hôm nào gặp nha

           
          Muội hỏi ý ông xã thế nào đã. Cho muội đi thì muội đi, hong thì..hẹn huynh Tết Congo. Đùa chứ nếu có dịp họp mặt, gặp tán dóc.
           


          Chào tác giả clietc

          Ct.Ly vẫn đọc truyện của tác giả

          Nhưng khg hiểu sao lại , còn tiếp, túc khg bao giờ HẾT , hoặc bị tác giả tụ xoá

          Trong việc in ấn , lúc nào cũng phải qua " ẢI " duyệt mà,... 

          Hay tác giả thử " nghe " Lớp thử xem, nhg chắc khó cho tác giả ha

          Chúc tác giả gặp may mắn hơn ,

          Thân ái

           
          Đó, ss Ly có nói rõ rồi đó huynh. Thử check lại truyện mình có còn thiếu xót gì hong? Nếu huynh có ý định xuất bản.  Còn muội thì hỏng quan tâm. Lâu lâu gặp tụi bạn có gì dzui dzề dziết xàm vậy mà. nhưng lại có người thích nghe Love kể chuyện mới ác chứ, mặc dù văn chương của Love hơi khủng bố .
          Chúc huynh nhà văn may mắn ha. Chúc luôn ss Ly vui khoẻ!
           

           
           
           
          #5
            clietc 09.09.2010 01:36:36 (permalink)
            Minhhanhlove!
               Hì Hì...
                                                                NCL.
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.09.2010 01:39:48 bởi clietc >
            #6
              kuclanga 09.09.2010 08:14:39 (permalink)

              Chuyển sang viết Tuổi sồn sồn cười đi bạn.


              Còn tiếng Anh @ thì thiếu gì, bọn trẻ bây giờ phát minh ra nhiều lắm

              You sugar you, me sugar me.
              Like is afternoon.
              No four go

              Ra đường hỏi mấy đứa nhóc là thu được cả thúng

              #7
                Cherry Royce 09.09.2010 08:55:15 (permalink)
                F5 một tí thử đi chú :) Không hạp thì lại về mái nhà xưa là được thôi mà.

                Nghe chú kể thấy nghiệp văn long đong quá hén :D Thế mà có người bảo cháu là cháu hợp với nghiệp này. Sợ chạy rớt dép lun.

                He.

                Mong thấy một Clietc mới toàn tập. :U

                #8
                  clietc 12.09.2010 17:26:24 (permalink)
                  Cherry Royce!

                           Cô gái che mạng đẹp quá...
                           Hình như con gái thấp thoáng như vậy rất đẹp, còn đàn ông thì khác nha...
                           Cherry Royce, nếu thấp thoáng nửa ẩn mình như thế. Nghĩa là nghiệp văn chương đưa mình tới nơi để người khác biết mặt, hoặc phập phù chưa rõ hết. Đó là một cách làm đẹp không gì hơn...
                          Có lẽ, con người ta bị ảnh hưởng bởi vũ trụ, con người có phụ thuộc vào các vì sao? (Chẳng như có người bị đẹn lúc trăng tròn đó sao), nên con người có khi bị phụ thuộc. Viết văn cũng vậy, hình như...số mạng đưa đến việc đó. Tuy chắc chắn nó không mang đến tiền của bao nhiêu nhưng biết bao nhiêu con người cũng thử vận may. Nói thử vận may, hoặc là than thở công việc không được ai chấp nhận hoặc là nói công việc đem đến cho mình nổi lòng được vơi sầu vv. Nhưng thực sự, có gì đó từ các vì sao tuốt tận mây xanh...gõ đầu mình rồi. Cho nên, chắc chắn bạn sẽ còn viết suốt...
                          Bởi vì mình đã đọc truyện của bạn, tuy hơi dài nhưng có gì đó trang trải được nổi lòng. Tuy vậy phải 8 hoặc 9 lần mình mới thực rõ ràng văn chương của bạn, nhưng mình chắc chắn bạn sẽ viết văn hoài hoài...
                          Người viết văn thỉnh thoảng họ hay than thở, nhưng đó là thỉnh thoảng nhưng chung qui họ hơi lì...Bạn chạy rớt dép lên lãnh thưởng bạn cũng bỏ dép chạy (?) Vấn đề còn lại là, thủ thân thủ thế thế nào đó để công việc đừng bị ảnh hưởng cuộc sống của mình...Tới đây thôi, vì nói gì nói mình mới vừa rên rĩ quá chừng chừng còn dạy đời gì ai.
                                Thường thường nói về nghiệp văn, nói cả ngàn năm cũng còn hoài. Nên nói sơ sơ thế nhe, có dịp mình giới thiệu bạn bè đọc truyện của bạn.
                                                                     NCL
                  #9
                    Cherry Royce 13.09.2010 08:31:39 (permalink)
                    Ế, "chú" đọc fic của "cháu" rùi ạ? Ngại quá * gãi đầu* "Cháu" sẽ viết cho đến chừng nào chẳng nghĩ ra được cái gì để viết nữa. Sau đó thế nào tính sau, nói trước bước không tới. >.<

                    Thank "chú" đã ủng hộ và động viên :X

                    C.R

                    #10
                      clietc 14.05.2011 21:29:20 (permalink)
                                                                                III
                       
                       
                                   Việc hai tên cầm đầu bị bắt không mấy khó khăn, khoảng trống quyền lực chắc chắn phải mất một khoảng thời gian. Giới giang hồ tạm thời chùn xuống, các chiến sĩ công an biết cũng khó mà dập tắt hoàn toàn bọn xã hội đen hoạt động ngầm. Nhưng trước mắt, họ có thể ăn mừng chiến công vừa rồi và chuẩn bị cho một nhiệm vụ mới.
                                  Tôi trở nên thân thiết với Hoàng Dũng (tên của anh đại uý công an), một cách...hơn bình thường. Anh ta nói, anh ta có cô người yêu. Nếu tôi không chê, thì anh sẽ làm mai mối.
                      -  Kỳ vậy!- Tôi giãy nảy, nhưng nghe tình tiết là lạ nên cũng muốn nghe tiếp.
                                 Hai chúng tôi mến nhau đến độ không giữ ý tứ nữa, người ngoài thoáng nhìn nghĩ chúng tôi "đồng giới" cũng đúng. Hai từ "kỳ vậy" làm cho mọi người có thể khẳng định là "nó" rồi, giờ tới phiên anh ta thỏ thẻ bên tai mình.
                      -  Có gì mà kỳ! Tôi quen một cô gái làm quản lý ở khách sạn Hilton, cũng xuất phát từ công việc giữa hai bên. Ngặt vì, bố tôi bảo là tôi phải vào Đảng nên yêu thương ai phải chọn người. Cô ấy có đạo Công giáo, cho nên làm mai mối người mình yêu thương mà lấy không được là chuyện bình thường.
                      - Ừ!...Cũng tội cho nàng "úa", để sắp sếp lại xem sao đã.
                               Theo kế sách, trước mắt tôi xin vào làm phục dịch ở khách sạn. Việc vào đó làm không mấy khó khăn nào, tôi không cần phải lo. Vấn đề là tôi có chịu ở lại Hà Nội định cư lâu dài không, giờ tôi có quan hệ tốt ở đây nên mọi thứ tôi muốn đều thuận lợi. Trước kia, tôi từng quan niệm: " Nam nhi lấy bốn biển làm nhà". Nhà văn là phải có máu lãng tử, đôi khi chỉ cần quẩy giỏ sống bôn ba mọi nơi. Trong người tôi vẫn còn máu của người cầm bút, cho nên ở đâu cũng được. Tôi không mấy khó khăn khi quyết định dấn thân vào mối tình mới và ở lại Hà nội cho tới khi nào tôi chán thì thôi.
                              Việc chia tay với cô diễn viên Hồng Ánh là vì xảy ra chuyện phức tạp vừa rồi cho tôi một cái cớ: "Tí xíu nữa là bị bay đầu". Tôi nói với nàng, mặc dù chồng nàng bị bắt nàng được giải phóng khỏi sự ràng buộc của một kẻ giang hồ không tuân theo luật lệ nào, nhưng tiếp tục với nàng là mối tình thiếu an toàn và giờ mất hứng thú yêu đương rồi. Nàng biết tôi cũng vừa thoát nạn, nên đưa sự lựa chọn hoàn toàn "mắc cười". Một là, yêu nàng thì tôi được đứng tên căn nhà, như đã giao ước từ trước. Hai là, nàng đền bù cho tôi khoảng "hoảng loạn" là mười triệu đồng. Nàng cứ nghĩ là Hoàng Dũng cứu tôi, nên chắc tôi cần tiền phải quấy. Tôi kéo túi quần rộng ra, lắc đầu như không cần thiết. Miệng thì nói:
                      -  Chắc là anh chọn điều kiện thứ hai.
                      -  Em gửi anh mười triệu!- Nàng đút vào túi quần.
                             Tôi tằng hắng nhẹ giọng:
                      -  Đủ không, anh khỏi đếm đó...
                      -  Anh không tin thì đếm đi!
                      -  Đếm thì đếm...
                             Tôi ngồi đếm xem đủ mười triệu không. Câu chuyện chuyển sang đủ với thiếu chứ không còn nói gì đến tình cảm hai đứa nữa, và nàng cũng chớp mắt thắc mắc rằng tôi là loại người nào. Xem chừng số tiền đó không đủ để cho tôi vào viện tâm thần, rồi nàng bước nhanh ý như sợ tôi tỉnh lại mới khổ.
                             Tình huống vào làm việc cho khách sạn Hilton có phần hơi phức tạp, tôi không biết tiếng Anh. Đó là điều kiện bắt buộc của mọi nhân viên, nhưng tôi được che chắn như chỗ không người. Người yêu của anh đại uý tên là Hoàng Yến, chắc là giống nhau chữ lót nên anh ta yêu chứ gì. Vậy là tình cảm ấy không sâu sắc, máu nhà văn hay xét nét nên tôi kết luận vội vàng như vậy khi gặp nàng lần đầu. Phỏng vấn tôi qua quýt:
                       
                       
                       
                      - No stare where
                       
                       
                       
                       
                       
                       Nàng giao cho tôi bộ đồ của người phục dịch, dặn rằng cái gì cũng phải cúi đầu chứ không được phản kháng.
                      -  Chà! Cái này hơi khó à nghen!- Tôi định nói mình là nhà văn, khó mà khuất phục được nhưng nghiệm lại mình có in được chữ nào đâu mà khoe ra.
                      -  Nói cho anh biết! Anh phải thuần thục trong một tuần, tôi sẽ sắp xếp cho anh phục dịch một người hết sức đặc biệt. Còn đây là quyển sách Tự Học Tiếng Anh, anh phải làm sao học nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn nhất, chứ lộ ra chẳng những anh bị đuổi việc mà tôi cũng ra ngoài làm đó.
                               Tôi biết nàng che chắn cho tôi vào đây làm, rồi thuần thục mọi việc sau. Điều này lam nàng rất ái ngại sợ lộ tẫy là đi tong cả đám, vậy nên tôi cũng phải trao dồi mỗi ngày. Còn về việc phục dịch một người đặc biệt, chẳng qua là nàng dụ khị tôi ư? Tôi đâu phải con nít mà lấy ý đồ đó ra làm động lực, nàng đánh giá tôi thấp thế thì không xong với tôi đâu.
                              Tuy vậy, khoảng tuần sau thì tất cả nhân viên phải họp gấp. Họ phải thao dợt rất nhiều tình huống khác nhau và phân công rõ ràng công việc cho từng người để chịu trách nhiệm ở khâu của mình. Nhất là việc sắp xếp ai sẽ là người phục vụ chính phòng X, có một sự tranh luận rất gay gắt khi nàng đề bạt tôi chịu trách nhiệm ở đấy. Phòng đấy có một người đặc biệt sẽ nghỉ lại vài ngày, dứt khoát phải thực chu đáo.
                             Đối với tôi phòng nào cũng vậy, phòng nào cũng phải trải ra giường thẳng thóp, phải xịt dầu thơm loại mắc tiền thì sẽ thơm và vài thao tác chỉ bảo cách thức sử dụng truyền hình. "Năm sao" hay "ngàn sao" cũng chỉ mấy qui tắt đó, mọi công dân bình đẳng như nhau...Tôi chẳng màng đến ai, khách sạn Năm Sao ai có tiền thì vào nghỉ thôi.
                             Tuy vậy không khí làm việc đang có gì đó rất khẩn trương và căng thẳng. Đại uý Hoàng Dũng đến khách sạn kiểm tra lần cuối cùng, công an mặc thường phục dày đặc trong khách sạn. Thoạt đầu thoáng nghĩ Hoàng Dũng nhớ tôi mà thăm viếng, rồi tay chân cứ sờ soạt vào người tôi kiểm tra chỗ này chỗ nọ rất là nhột. Tôi cứ nghĩ không lẻ đồn thổi bệnh đồng tính thì lây nhanh đến vậy sao? Ai mà con trai với nhau lại đi làm thế.
                      -  Bị lây bệnh cái đầu anh, tôi kiểm tra xem có vũ khí quân dụng nào không?
                      -  Mình mà giấu vũ khí để làm gì?
                      -  Ai biết được, qui trình bắt buộc phải làm như vậy thôi...Thông cảm đi!
                            Tôi hít thở để cho anh ta rờ, kiểu này vài lần dám bị riềng thiệt chứ không phải chuyện chơi đâu. Tôi nhớ lại việc khách sạn đang chuẩn bị đón một vị đặc biệt, chắc có lẻ vị này vị đại uý công an của mình biết chăng? Tôi hỏi:
                      -  Nghe nói sắp có một vị khách đặc biệt nào đó vào đây nghỉ, vậy người đó là ai có biết chăng?- Tôi hỏi chỏng không, hy vọng có trả lời cũng được mà không cũng được. Tôi e thân tình quá, anh ta rờ nhiều chỗ nữa.
                      -  Hỗm rày không đọc báo sao? Thấy anh thông minh mà không đón ra được sao?
                      -  Hỗm rày có đọc được gì đâu nào! Học tiếng Anh rần rần như tụi trẻ nhỏ...Ai vậy?
                      -  Đúng ra "thiên cơ bất khả lậu", nhưng chỗ thâm tình tôi cho anh biết trước cũng được: Tổng Thống Mỹ.
                      -  Hả?
                      -  Sao, sợ rồi à!
                      -  Ừ thì cũng không sợ lắm. Ai cũng vậy thôi, mình đều xem mọi người đều bình đẳng như nhau, nên cũng chẳng mấy quan tâm.
                      -  Tốt! Mình không hại ai thì được rồi. Có điều cho tôi hỏi lại, anh biết phòng ông ấy ở đâu không? Bởi vì sau khi tôi kiểm tra kỹ lưỡng, thì đám vệ sĩ của Tổng thống Mỹ cũng phải coi kỹ lại.
                      -  Phòng X, tôi được nàng đề bạt chịu trách nhiệm phòng ấy. Như vậy là tôi có hân hạnh phục dịch tổng thống Mỹ, lỡ như có khạc nhổ tôi được hân hạnh đi đổ bô à?
                      -  Nói vậy là anh phục dịch phòng ông ta sao?  Tôi đã nói rồi, anh vào đây sẽ được Hoàng Yến đề bạt mau lắm.
                      -  Có điều, hiện tại tôi vẫn chưa biết phòng nào, họ giữ bí mật tới cùng.
                      -  Có lẽ vậy! Cho nên hôm nay tôi phải vào đây kiểm tra mọi nơi...
                               Tôi và Hoàng Dũng nhìn khách sạn to đùng ngán ngẫm, bao nhiêu phòng phải đi xem xét mất cả ngày chưa chắc đã xuể. Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc, rồi đưa ra một phán đoán.
                      -  Tổng Thống Mỹ phải ở một nơi thật an toàn! Vậy là phòng X phải nằm phía bảng quảng cáo to đùng chắn phía ngoài, nếu như có bọn khủng bố văng lưu đạn vào...Ngoài ra mời ông ta sang Việt Nam thăm viếng, e ông ta tò mò nhìn tùm lum. Vậy là, cái bảng đó sẽ chặn lại được hai việc không hay.
                      -  Suy luận kiểu gà mờ!
                      - Không tin à! Để xem...- Tôi định khoe là ngần ấy năm ngồi viết văn, tưởng như việc tưởng tượng muốn nói sao thì nói nhưng thực sự trí óc chẳng qua luôn luôn sắp xếp lại sao cho mọi thứ được logic, đầu óc ai cũng như vậy.
                              Chiều đó, không ngờ tôi lại đón đúng phóc phòng X. Hoàng Dũng lại thêm thán phục tôi vô cùng, Tổng Thống Mỹ ở ngay phòng có tấm bảng quảng cáo chắn phía ngoài.
                       
                       
                                                                               IV
                       
                       
                                     Truyền hình quốc gia trực tiếp ghi hình Tổng Thống Bút đến Việt Nam . Sân bay Nội Bài chật chội những người bảo vệ ông ta, những người công an được chọn lọc đứng cùng các vệ sĩ to cao của Mỹ.
                                    Trong số những người đứng lớ ngớ đó có bố của Hoàng Dũng, ông là một người công an rất mực gương mẫu và được tuyển chọn hết sức kỹ lưỡng. Ông là người rất chân thật và đặc biệt có tấm lòng yêu nước nồng nàn và ông là người đứng chịu trận những lời cằn nhằn của một tay vệ sĩ đang đứng gần. Tay vệ sĩ chê bay.
                      -  Công an Việt Nam nhỏ xíu!
                           Nói xong, hắn ta nhúc nhích bộ ngực rung rinh, lộ rõ "con chuột" gấp hai lần trái đạn B40 dùng để bắn xe tăng Mỹ. Nhìn quanh sân bay, chề môi bồi thêm một câu nữa:
                      -  Sân bay Việt Nam nhỏ xíu!
                              Tinh thần dân tộc trong con người vị công an già đang nổi lên. Đất nước mình mà hắn ta chê bai tùm lum, rõ là chịu không nổi thực. Thế nhưng hôm nay là ngày đặc biệt đón vị Tổng Thống Mỹ, tự ái dân tộc được dằn lại để lo nhiệm vụ chính là bảo vệ một vị nguyên thủ quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. "Thôi, hắn nói cũng đúng! Sân bay Nội Bài nhỏ hơn sân bay Mỹ thì hắn nói nhỏ". Bố già ngẫm nghĩ trong lúc chờ đợi xe Tổng Thống tới, nhưng còn phần chê mình nhỏ bé thì chưa chắc nhỏ mà yếu à". Lịch sử đã khẳng định điều đó rồi còn gì, Việt Nam đánh bật Mỹ ra khỏi Miền Nam việt Nam rồi còn gì. Bố già tự cười sung sướng, ông rất hảnh diện mình là người Việt Nam.
                                 Bất chợt, chiếc xe chở Tổng thống Mỹ đổ xịt ngay chỗ ông. Ông kính cẩn làm công việc bình thường nhất, là mở cửa xe ra. Ông quên qui trình, đó là xe của Tổng thống chỉ để cho cận vệ riêng Tổng thống mở cửa. Cho nên ông cặm cụi nắm cửa mà kéo mãi không xong. Tên vệ sĩ đến xô đẩy ông ra, việc này được ghi hình trực tiếp, nên Hoàng Dũng tuy trực ở khách sạn Hilton nhìn thấy rõ cả. Ông bố còn bị trách móc:
                      -  Việt Nam nhỏ xíu, sân bay nhỏ xíu, công an Việt Nam nhỏ xíu...
                               Tổng thống Mỹ bước ra nhìn thấy hai người có vẻ như muốn gây gổ, cười hiền ý nhị như bảo: " Mỹ với Việt Nam quan hệ tốt với nhau rồi mà!". Ông có vẻ tha thứ cái chuyện cỏn con vừa rồi, Tổng Thống Bút đứng thẳng vẫy tay chào mọi người. ( Tôi viết tên ông ta bằng tiếng Anh được rồi, sở dĩ viết tiếng Việt là để tránh phiền phức sau này).
                             Bố của Hoàng Dũng rất ngượng ngùng vì cái cửa quá nặng, mình mở không nổi. Tuy vậy ông giận nhất là lời lẻ chê bai Việt Nam tùm lum, mở cửa cho Tổng Thống Mỹ chẳng qua là lập công với Ngài ấy chứ có gì mà hay ho.
                      -  Đúng là mở cánh cửa xe cũng giống như tôi đi đổ bô cho Tổng Thống, chứ có gì mà hay ho.
                              Tôi đứng gần Hoàng Dũng xem truyền hình trực tiếp, thấy bố mình đứng đó bị tên vệ sĩ Mỹ ăn hiếp nên mặt mày hầm hầm. Hoàng Dũng hỏi tôi:
                      -  Anh có nghe hắn nói gì đó không?
                      -  Có...hình như chê bai Việt Nam cái gì cũng nhỏ xíu thì phải...
                      -  Anh có kế gì giúp tôi "xử quê" lại hắn không, chứ hắn làm bố tôi ê mặt trước ống kính truyền hình trực tiếp, thì quả thực là con cái đứng nhìn không yên.
                             Tôi định khoe nhà văn mà chịu xử quê thì thiếu gì chuyện, nhưng rồi không hiểu sao tôi sợ dài dòng rồi nói ngắn gọn:
                      -  Có...
                            Đáp xong, không cần Hoàng Dũng đồng ý hay không đồng ý. Tôi gở một con đồi mồi được gắn trên tường của khách sạn, cắt giấy làm thêm chân giữa bụng, tha một chút dầu bóng màu nâu, rồi quấn khăn lại đem vào phòng X đút dưới nệm.
                             Có những câu chuyện "thâm cung bí sử", không được đăng tải trên báo. Đó là việc Tổng Thống nghỉ đêm như thế nào. Sau khi Tổng thống Bút làm thủ tục ngoại giao tiếp đón, đường xá xa xôi ông nhanh chóng về khách sạn nghỉ đêm. Tên vệ sĩ đứng phía ngoài cửa đúng là tên ngoài sân bay, hai tay hắn khoanh lại trông như tượng Hộ Pháp. Ông Bút đang lục đục gì đó, theo như tôi đoán là đang tắm rữa. Tôi cảm thấy hơi là lạ mà quen quen, Tổng Thống cũng phải tắm chứ không lẻ ở dơ và đúng là ông đang tắm (Với trí tưởng tượng của một người viết văn, tôi còn thấy tới gì nữa kìa...).
                               Một lúc sau, tôi nghe tiếng la thất thanh trong phòng. Lúc ấy, tôi biết ông Bút đã nằm trúng ngay con đồi mồi. Tên vệ sĩ mở cửa phòng, phóng nhanh vào trong. Còn tôi đứng ngoài trước chờ, tay bụm miệng cười.
                      -  Ồ men!- Tay vệ sĩ dở nệm lên, rồi ôm con đồi mồi chạy ra ngoài. Lúc này Hoàng Dũng nghe có chuyện cũng chạy đến, trông thấy tay vệ sĩ thất thanh rõ rệt. Hắn đưa con đồi mồi được sơn phết lại cho tôi, la hét chí choé:
                      - Ồ men! Con rệp Việt Nam to đùng thế...
                      -  Đó, thấy chưa- Tôi đở con đồi mồi trên tay hắn, khẻ khua môi khua mỏ với Hoàng Dũng-  Anh ta cũng phải thừa nhận Việt Nam mình có cái to lớn đó chứ...
                      -  Trời, vậy là việc này anh làm ra đó à?- Giám đốc khách sạn đứng sau lưng tôi khi nào không ai hay biết, ông ấy bảo cho tìm người quản lý tôi là Hoàng Yến.
                               Sự việc làm cho Tổng Thống bất an, tay cận vệ hiểu ra nguyên cớ. Hắn ta gật gù vẻ thấu hiểu, nhưng tôi hoàn toàn có thể bị đuổi việc.
                               Lịch trình của Tổng Thống Bút là tiếp tục thăm viếng thành phố Hồ Chí Minh, người ta cố gắng sắp xếp cho ông xem múa lân. Chắc là lần đầu tiên ông đứng gần con Lân, nên mỗi lần nó mở miệng là ông né ra...Việc đứng gần con Lân, hồi nhỏ tôi coi hoài.
                       
                       
                      #11
                        clietc 14.05.2011 21:30:29 (permalink)
                         
                                                                                V
                         
                                Người trúng số kiếm tiền dễ, thì sài nó cũng mau. Tôi cũng vậy, vào dễ thì ra cũng dễ. Đúng là cái gì không thực chất là của mình thì trước sau gì cũng lộ tẩy. Tôi không biết tiếng Anh, chỉ nhờ quan hệ tốt với mấy anh công an và người trong khách sạn, được vào làm không được đào tạo qua chuyên môn. Bấy giờ người ta mới khui nào bằng cấp, nào học bạ lớp mười hai, nào bằng tiếng Anh, nào bằng nghiệp vụ chuyên môn:
                        -  Chuyên môn không có, nghiệp vụ không có...Chỉ muốn chứng tỏ lòng tự hào dân tộc thôi là được à? Ai đời, lấy con đồi mồi "mạo danh" con rệp để khè người ta mình cũng có cái to đùng...Muốn chứng tỏ gì không lấy, một con muỗi bay vào khách sạn còn vi vu, chứ trong chăn có rệp ở khách sạn năm sao là tô tro chét trấu khách sạn rồi còn gì!
                                Tôi biết mình có lỗi, nghiệp vụ yếu kém nên "xin lỗi" rồi xin kiểm điểm rút kinh nghiệm.
                        -  Anh tưởng anh là ai "xin lỗi", chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm. Từ cấp Bộ trưởng trở lên...còn được, còn phục dịch quèn như anh thì tống cổ khỏi khách sạn cho xong.
                        -  Họ nói họ là "đầy tớ" của nhân dân, cũng giống như tôi phục dịch vậy thôi.- Tôi lấy vài lý xoàng xĩng cãi lại, nói chung biện minh chút nào đở chút ấy...
                        -  Họ là cấp cao...Họ sạo một chút cho có vẻ văn chương. Anh có là nhà văn không mà định sạo giống mấy ông đó.
                        -  Sao không phải...À, mà chưa...- Tôi cãi tới đó rồi thôi, chờ họ xử lý vụ việc vừa rồi.        
                                 Hoàng Yến đưa cho tôi 15 triệu tiền chấm dứt hợp đồng, coi bộ nàng cũng khó mà trụ lại. Tôi an ủi:
                        -  Chuyện tình cảm của em và Hoàng Dũng nên gắn kết, anh nghĩ nhà nước bây giờ họ không phân biệt người có đạo giáo hay không có. Việc vào Đảng là việc chung, còn việc lấy vợ có đạo là việc riêng...
                        -  Anh lo chuyện anh đi! Còn chuyện chúng tôi mặc kệ...
                                Hai ngày sau, tôi cuốn gói về lại Sài Gòn. Sau thời gian tìm đường hướng văn chương và lăn lộn tìm vốn sống, mới có dịp gặp lại thằng con. Đúng là chuyện riêng của tôi còn lo không xong nói chi chuyện nhân loại, chuyện của Hoàng Dũng và Hoàng Yến. Cuộc đời của tôi lo cho văn chương đến độ, mới cưới vợ có ba tháng là bị tống cổ ra ngoài. Tôi chưa làm giấy hôn thú, nên vợ tôi có quyền lấy chồng khác- Bởi vì người ta nói theo Luật Hôn nhân là như vậy, sống thì phải làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
                              Sống với nhau có ba tháng, chưa có "ăn giọng" bao nhiêu nàng theo người tình mới. Đó là kết quả quan niệm sống yêu đương theo sự rung động của con tim, nghe theo lời mách bảo con tim và bị "phá sản". Viết văn nên tôi đưa ra quan niệm sống như vậy, chứng tỏ mình là người rộng lượng bao dung. Thuyết trình vợ tôi thực sự lãng mạn mới viết văn được, hậu quả là vợ tôi ra tay trước. Nàng nói là nàng yêu "người đó" mãnh liệt, rồi trao thân với người. Tôi nghĩ mặc kệ không yêu mình, thì chờ khi in ấn thì sẽ nhìn tôi khác lại. Thế nhưng, tôi chẳng được Nhà Xuất Bản nào ghé mắt đọc và canh bạc văn chương ảnh hưởng quá lớn đến cuộc đời còn lại. Chuyện đó là chuyện muôn thuở, bởi vì chuyện văn chương dễ in ấn thì ai cũng nổi tiếng cả sao, mà ai cũng nổi tiếng thì còn gì là nổi tiếng nữa. Tôi muốn kể đến chuyện khác, là chuyện chăn gối với vợ chẳng được bao nhiêu. Nàng đi theo người tình mới đúng chín tháng mười ngày nàng sinh ra thằng con trai, điều đó cũng bình thường nhưng cả hai người kia đều kết luận thằng đó là đứa con trai của tôi.
                        -  Gì kỳ vậy! - Tôi giãy nảy- Tôi ngưng nghĩ tháng cuối mà...
                        - Chữa trâu...thằng đó nó lì lắm. Chữa trâu có khi mang bầu đến mười tháng mấy đẻ...
                        -  Anh còn được "ăn ở" chín tháng mấy, còn tôi chỉ hơn hai tháng chút xíu mà bắt tôi nuôi một thằng bé coi sao được...
                        -  Sao mà không được, con anh thì anh nuôi thôi.
                                Lúc đó, tôi cãi tưng bừng với kết luận đó nhưng chẳng ăn nhằm gì. Tôi cãi không lại, cũng liếc thử thằng bé thấy hao hao giống mình. Vợ tôi bị hất hũi, nàng làm thơ để giải bày tâm sự.
                                      "Cuộc đời sao quá đắng cay
                                   Tình yêu sao nở, một ngày ra đi".
                               Tôi đáp lại:
                                      "Bên nhau ăn giọng được gì
                             Thằng con anh lãnh, chắc đi hỏi trời".
                               Giờ cả hai cùng "ăn mày", ngồi làm thơ.
                               Thời gian làm phôi phai mọi thứ và sau này cũng quen với trường hợp thằng bé là con của mình. Tôi vẫn tới thăm đều đặn và mỗi lần tới đều được mấy nhà thơ hùa vào xác định thêm những kết luận hiển hiện trên gương mặt thằng bé. Vợ tôi bây giờ trở thành một nhà thơ "có tài", nhà cửa lúc nào cũng ngâm nga ca khúc "Chiều Thu" nào đó. Họ uống bia, rồi ca hát say sưa cho quên sự đời. Tán thưởng nhau đến tận mây xanh và chứng tỏ mình mới có cảm xúc tức thì:
                        - Cảm xúc...từ cảm xúc mà ra, cái gì cũng vậy!
                               Tôi dứt khoát không uống và dẫn thằng con đi chơi. Một nhà thơ nữ, cũng cùng "ben" thôi chồng, trêu ghẹo:
                        -  Cho em đi với! Bây giờ anh với Thu đâu có ràng buộc gì nữa đâu mà sợ...Phải không?
                              Nhà thơ nữ đó cười muốn sập nhà, liếc mắt xem xét vợ tôi có ghen không. Họ làm như là mình nắm bắt được luật lệ tình cảm trong tay, nên nói cỡ nào cũng được.
                        -  Hai mươi triệu! Tôi ra giá...
                        -  Gì, giá trị cao thế à! Trai tơ không đó...
                               Hình như, tôi quen một người con gái rồi không tiếp tục nữa, thì được một khoản tiền dâng lên: Cấp số cộng là 5. Sở dĩ tôi nói như vậy là còn vương vấn chuyện Hoàng Yến, tôi biết ai vớ vô tôi là tôi sẽ được nâng cấp lên năm triệu nữa.
                               Thằng con bước ra, thấy tôi rất là vui mừng (vì có người thừa nhận và chơi với nó). Nhưng mặt mày thì sưng húp chỗ này chỗ nọ, tôi xoa xoa mấy chỗ bầm tím ấy, thắc mắc:
                        -  Ơ ! Vì sao mặt mày con thế này!
                               Thằng bé ưỡn ngực, hảnh diện:
                        -  Một mình con thách đấu cả lớp...
                        -  Ơi trời! Mặt mày thế kia cũng ưỡn ngực làm tàng. Bắt chước ở đâu vậy...
                        -  Trong game online chứ ở đâu...
                                Tôi khỏi cần hỏi thêm cũng hình dung cả lớp bầm dập thằng bé thế nào.         Tôi nhìn mẹ nó hờn dỗi, nuôi dạy con kiểu gì mà để con cái ra nông nổi này. Mấy người nuôi con cái bây giờ chỉ biết tống cổ đứa con ngồi vào bàn vi tính cho yên chuyện, cứ nghĩ công nghệ thông tin tập cho đứa trẻ thích ứng nhanh, để rồi sau này bị nghiện game online hết cả, không chịu mua sách truyện cho đứa bé đọc. Hậu quả là cả xã hội đang báo động nạn nghiện game, thằng con tôi cũng không thoát vì thiếu sự quan tâm đúng mức. Định trách, nhưng sực nhớ mình có là người cha đàng hoàng chỗ nào đâu. Tôi còn bị mấy nữ văn sĩ bồi thêm cho một câu kết tội hai cha con:
                        -  Nó giống cha, hồi nhỏ chắc anh cũng trời thần.
                                Nhắc lại chuyện hồi nhỏ đi học, tôi nghe và mỉm cười. Đúng là thằng con này không bằng một lai tôi hồi đó, người lớn hay quên chuyện xưa. Tôi ra vẻ quan tâm chuyện học hành:
                        -  Có mét cô giáo nó chưa?
                        -  Ôi! Mấy đứa học lớp một, không xảy ra chuyện này cũng chuyện nọ. Mét hoài cô giáo nào chịu cho nổi, tại nó không có ch..a..
                        -  Ai nói không có cha!- Tôi tức giận cự nự lại, nhưng cảm giác mình giận quá mất khôn. Vô tình thừa nhận thằng bé rồi, hiện tại thì chưa đi xác nghiệm máu nên chưa ngả ngũ 100% là con của ai kia mà- Làm gì làm, phải nói cho cô giáo nó biết chứ. Cỡ tuổi này hay phân biệt cha mẹ giàu nghèo, hay bị cười nhạo vì bị cha mẹ bỏ rơi lắm...
                        -  Anh hay quá thì anh dẫn nó đi đi!
                        -  Được...
                                Tôi dắt thằng bé rời đám nhà thơ đang hận đời đó, hết sức bực bội vì mọi điều. Tôi bảo thằng bé thưa mọi người để đi ra ngoài, nó định khoanh cái tay lại rồi nhưng tự dưng nó buông xuôi. Tôi tức mình dùng dằn:
                        -  Tại sao không thưa các cô các bác, tại sao con vô lễ đến thế...
                        -  Con không thưa ai hết...Trán bác ấy còn loe ngoe mấy cọng tóc mà thưa cái gì.
                                Tôi sợ một cụ lão cũng chung nhóm thơ với vợ tôi giận, nhưng con nít có lý do riêng của nó. Lão cười hì hì:
                        -  Thôi kệ nó đi, mấy đứa nhỏ thấy ai đẹp trai nó mới chịu thưa...Tui còn có cái răng cửa à.
                               Ông ấy nói xong chỉ lên cái răng chỉ còn một cái, nhưng cũng ố vàng làm thằng nhỏ sợ:
                        -  Con không thèm thưa mấy cô luôn.
                               Nó giãy nảy đi thẳng ra ngoài, nó cho là ông ấy nhát ma nó.
                        -  Thôi hai cha con đi đi, thưa gửi chi thêm mệt...Lớn một chút nó hiểu thôi...Này, chiều có đi đâu em theo với đó. Giá hai mươi triệu phải không? Chiều trúng đề là chịu thiệt đó...
                        -  Anh đừng tưởng tụi tui làm thơ mà không đánh đề, làm thơ là chuyện lâu dài. Phải lấy ngắn nuôi dài chớ.
                        -  Trên trường ai cũng hỏi ba làm gì mẹ làm gì. Con nói là ba ghi báo, còn mẹ thì ghi đề.
                        - Cái thằng trời thần này tức chết, nó còn ghi vào sổ liên lạc mẹ làm nghề đánh đề nữa chứ...
                                Cả nhóm toe toét cười, nhất là nhà thơ chấp nhận "giá" hai mươi triệu có nụ cười đặt trưng: ( Muốn bể nhà).  Nhấp nháy ánh mắt hướng về phía tôi, tựa như qui luật tình cảm bắt nguồn từ những cái láy mắt ban đầu. Tôi chớp chớp lại, đúng là thời buổi giao thông kẹt cứng, buồn tình pha đèn.
                               Dẫn thằng con đi ăn uống, thỉnh thoảng cha mẹ bắt con ăn ào ào coi như là chăm sóc con mình lắm vậy. Thương con cái kiểu hại thằng nhỏ cho chết sớm, chứ không có ích lợi lâu dài. Nhưng hoàn cảnh đặc biệt của tôi, biết sao bây giờ. Tôi ngắm nhìn thằng bé ăn uống, cố tìm nét nào đó giống mình. Khi thì thấy lỗ mũi giống tôi mừng khôn xuể, nhưng khi thấy con mắt hoàn toàn vô tư như "thằng kia" tôi tức người. Có khi vô lý vì phải lo cho con của người khác, nhưng cũng mâu thuẫn là con của mình thì sao? Lôi thằng bé đi khám nghiệm máu cũng được thôi, nhưng tôi linh cảm nó là con của mình thật. Quả lại, Một đứa trẻ dù con ai không được dạy bảo, là xã hội thêm một kẻ tội đồ. Mình viết văn cũng nên có trái tim bao dung, con ai cũng được miễn sao nó là công dân tốt, ắt sau này nó sẽ mang ơn mình . Thực sự thì tôi cũng thích con nít, thích thế hệ tiếp nối sau mình. Đó là bước tiến triển của nhân loại, dù là ai mà thành quả sau này được ghi nhận thì ai không muốn con mình giống vậy sao. Tôi tôn thờ những danh nhân tiếng tăm, thì phải biết tôn thờ những đứa trẻ có quảng đời thử sức dài hơn, biết đâu lại là danh nhân mà là con mình thì còn gì hơn nữa. Người ta trông thấy được cái gì lớn lên từng chút dưới bàn tay chăm sóc của mình người ta sẽ yêu thương, con ruột của mình chẳng qua là người ta có quyền hợp pháp để thương yêu chăm sóc, tựa như cây kiểng cây mai được cắt xén hằng ngày thì người ta sẽ quí nó mà thôi. Đó là thành quả, mà con người không ai đi tự bát bỏ công cán của mình bỏ ra. Bản chất của con người là vậy, chẳng qua họ chỉ tồn tại trên trái đất này ngắn ngũi. Nếu bát bỏ công lao của mình thì gần như không có thời gian làm gì đó lại từ đầu.
                                 Giờ xổ số đến, cái khu phố được treo bảng Văn hóa nghe tiếng đài phát thanh léo nhéo cả một đoạn dài. Thường nghe, "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" rõ ràng là vậy. Vợ tôi cũng khó mà không chơi đề cho giống người ta, người ta ra sao thì tôi biết vợ tôi làm theo liền. Chị vợ tôi như con thiêu thân, không có tính cân nhắc.
                                 Khu phố nghe đài phát thanh, rồi tiếng tức tối vỗ bàn sau khi nghe phát thanh viên đọc:
                        - Trời ơi! đánh lô 227 mà xổ 338...Trời ơi, có một nút...
                                Tôi dẫn thằng con trên đường về nhà nghe chẳng có liên quan gì, mà thấy sao có một nút chẳng hiểu nổi. Máu me cờ bạc, con người hay tự tìm cái cách gần như đạt được kết quả mình muốn, bởi vậy mới đâm ra ghiền. Nghe kể lại, ông già vợ tôi hôm chút xíu nữa là "lên đường" về với tổ tiên rồi. Ông nói với vợ tôi là có chiêm bao thấy chiếc xe tăng, đánh số gì? Hết nói nổi, gần chết mà ổng cũng ghiền đề đến mức vậy đó. Vợ tôi bàn là đánh con rùa lớn đi, hai cha con ưng ý chịu ghi số 67 gì đó. Chiều ai dè trúng thiệt, ông già vợ tôi lật đật leo xuống giường đi lảnh mấy chục triệu đồng, rồi ông có vẻ như giảm bệnh tình. Ông chỉ  được một tính tốt là, nhà cửa đất cát còn nhiều không chịu bán trị bệnh hiểm nghèo cho mình, dành dụm cho đứa con gái mà ông cho là bị khổ hạnh nhất trần đời. Chỉ khi trúng đề ông mới chịu nằm viện, và đâu cũng được một ngày là bỏ về. Ở đó bác sĩ nghe ông điện thoại om sòm bảo bao lô cho ông, ông lảng tai nên không thể nói nhỏ được. Cuối cùng, ghiền quá ghiền bác sĩ cũng chấp nhận cho về. Bác sĩ khuyên nhủ ông làm gương cho con cháu, ông còn mắng lại là "sống mà không cho đánh đề, chết mẹ cho rồi". Bác sĩ chẳng thèm kê toa, ông muốn chết thì ông chết. Nhưng không hiểu sao, hình như mấy con ma định dẫn ông đi vô tình báo cho ông biết số chiều xổ hay sao ấy, cứ trúng hoài. Bác sĩ còn nhót ruột than là: " Ăn học cực khổ như tôi, vậy mà không bằng thu nhập của ông mấy ngày qua". Bác sĩ dịu giọng kê toa thuốc, mà hình như chỉ có bệnh hiểm nghèo như ba vợ tôi bác sĩ mới có lời. Tiền thuốc bạc triệu một ngày, thì không đánh đề thì làm gì mà có tiền mua...Cuối cùng thì cha vợ tôi cứ đưa ra triết lý: "Lấy của nhà giàu, lo bệnh cho người nghèo" theo kiểu đó. Còn tôi thì biết đó chỉ là may mắn nhất thời, đất cát vài bữa bay vèo hết cho mà coi.
                                Tôi nói với thằng con rằng lớn lên không được đánh một con số nào, tuyệt nhiên không chơi cờ bạc, học cho đến nơi đến chốn, phải làm ra đồng tiền sạch và chân chính. Đồng tiền có được từ cờ bạc là đồng nhơ nhuốc, mất nhân cách con người. Ăn giọng mấy đồng tiền đó, cũng chỉ làm cho mình trở nên người thối tha mà thôi. Càng gần tới nhà, tôi càng thao thao cho cả nhà nghe triết lý dạy con của tôi, có vẻ gì đó tôi là một triết gia không hơn không kém.
                                 Đùng một cái, thấy nữ nhà thơ có nụ cười đặc trưng cười gào to hơn khi nãy, nhảy dựng lại tôi ôm hôn một cái "chục", thỏ thẻ thù thì:
                        -  Hai mươi triệu phải không cưng...chuyện nhỏ.
                               Thằng con tôi nắm áo nhắc nhỡ triết lý tôi vừa nói, kẹt quá tôi phải nói nó là: " Ba lỡ miệng hứa phải giữ lời, ba lấy hai mươi triệu là để trả thù mấy người chơi đề". Đi chơi mà còn có tiền bỏ túi thì ngu gì mà không đi, biết ở đời người ta mỉa mai nhưng khi lọt vào tình huống này thì ai cũng khoái.Vợ tôi được một triệu để cho mượn chồng cũ đi chơi, trúng được cả trăm triệu không hiểu họ bỏ vốn vào ghi bao nhiêu không biết nữa?
                              Hai chúng tôi đi dạo một đường ngắn, thỉnh thoảng đụng vai nhau một tí rồi dạt ra một tí. Chị nhà thơ nghiên người ỏng ẹo, rồi đánh giá cái ẹo nghiên nghiên đó như có ý nghĩa lắm:
                        -  Lâu lắm rồi, em mới có cảm giác của người con gái đó.
                        -  Chắc tại vì em ít tập thể dục buổi sáng...-   Tôi nói lại.
                        -  Khùng quá! Tập thể dục buổi sáng tính vào đây làm gì. Nói với anh là để anh hiểu là, em có cảm xúc đang được bay bỗng.
                             Tôi mỉm cười và lầm bầm, rằng nếu cứ chống chọi mấy câu nói của nàng nhà thơ này, lạng quạng bị xù số tiền đã hứa. Giờ đây bên nhau trên con phố vắng, tôi hỏi tiền trước:
                        -  Em có biết câu nói: "Tiền trao cháo mút không"?
                        - Sao mà anh chỉ lo nghĩ tới tiền, anh chẳng nghĩ chuyện gì khác được sao, hả?
                        -  Tại vì em trúng số đề. Nếu em không trúng và hứa cho... thì anh đâu có gấp gáp...Cũng như chuyện trai gái đó, nếu đừng hứa thì ai đòi làm gì...
                        -  Thủng thẳng hả? Sao mà gấp quá vậy...
                        -  Cho chắc ăn...
                               Nếu người ngoài biết được nội dung câu chuyện giữa một "nhà văn" và một "nhà thơ" chắc là mọi người không khỏi khinh khi vì không khác chi hàng tôm hàng cá ngoài chợ, tôi lở miệng nhưng mừng là vì hàng tôm hàng cá thành nhà văn nhà thơ thì Việt Nam ta ai ai cũng là người có lý trí bay bổng. Thì thôi, tôi sẽ cố gắng chìu theo ý nghĩ bay bỗng của nàng nhà thơ vậy. Dù sao, tôi cũng là một nhà văn, phải đón nhận và tôn trọng tình cảm của người ta dành cho mình chứ. Tình yêu là đề tài muôn thuở của văn thơ, không lẻ nó đang hiện diện thì mình đi mai mỉa nó sao, nên tôi không còn ý đùa cợt nữa, mà cố làm như là mọi thứ đều có ý nghĩa "muôn trùng" và sẽ là kỷ niệm mãi mãi của hai người đang bước đi trên con phố vắng.
                        -  Hay là anh còn mộng mơ về Thu?
                                   Tôi nghĩ là nàng nhà thơ thăm dò, đúng là con người có quá nhiều ràng buộc. Thử hỏi giữa đôi trai gái, ai cũng hiểu thế nào cũng là việc tận hưởng xác thịt là việc sau cùng, nhưng đâu phải đồng ý là mọi thứ đều trôi trãi theo ý giữa hai người. Mặc dù vậy, tôi làm bộ như chẳng có bị ràng buộc nào nên đáp:
                        - Mộng mơ về Thu ư? Bao lâu nay tôi đâu còn màng đến quan hệ này nữa đâu, em hỏi chi cho thừa...
                        -  Anh ạ! Anh không tha thứ cho Thu được sao...
                        -  Thứ tha thì có nhưng anh nghĩ vợ anh trước đâu còn yêu anh đâu?
                        -  Đúng là vậy, đúng là trước tụi em có quá đáng. Chuyện là vầy, đôi khi bọn em đặt nặng trái tim rung động của con gái lên hàng đầu, nhưng rồi sao này tụi em biết được một chuyện thì mọi thứ đã vỡ lở...
                        -  Chuyện gì?
                        -  Khó nói quá!
                        -  Có hai đứa mình ở đây, muốn làm gì cũng được chứ đừng nói tới chuyện khó nói!- Tôi là người tò mò nên ai ấp úng là tôi rất nóng vội.
                        -  Đôi khi tình yêu con người ta cứ nghĩ nó bay bỗng, con tim được lào xào là đủ. Người con gái cứ nghĩ như vậy thôi là chưa đủ.
                        -  Đó là điều kiện cần đủ trong tình yêu, còn đòi gì nữa? Tiền à?
                        -  Tiền đôi khi không làm người con gái mê bằng...
                        -  Vậy thì cái gì nói đi...Ghét mấy người úp úp mở mở, làm như quan trọng lắm rồi nói chẳng có gì hay...
                               Nữ nhà thơ tằng hắng lấy can đảm, tôi cũng biết những chuyện đại loại như vậy người con gái không khi nào dám thổ lộ.
                        -  Để em giải thích cho anh nghe...quan điểm của bọn em. Có điều anh không được nói ai biết đó nghe.
                        -  Còn cái chuyện dặn dò đừng nói ai, ghét quá đi. Mấy người hay dặn dò đừng tọt mạch thì còn gấp mấy lần người khác. Bây giờ có nói không?
                        -  Thì anh hứa đi...
                        -  Súng đạn xe tăng nổ banh xác...
                        -  Chỉ bảo anh hứa thôi, anh lại đi thề...
                        -  Anh đã thề là súng đạn xe tăng máy bay đụng đủ thứ rồi. Anh không nói cho bất cứ ai biết đâu...(Có điều viết văn anh chưa thề đó nghen). Đã bảo ở đây chỉ có hai chúng ta, làm gì cũng được chứ đừng nói gì chuyện khó nói...
                        -  Đồ chơi...
                        -  Cái gì?
                        -  Đồ chơi...Đồ chơi có chút xíu?
                        -  Đồ chơi gì? Thôi, em đừng tào lao đó. Anh dù sao cũng nhà văn, em nhà thơ đi nói những chuyện tục tĩu...
                        -  Khi nãy, anh nói chỉ hai đứa đây thì cứ vịt tẹt, còn bảo là đừng nói úp úp mở mở còn gì?
                                 Lúc đầu thì rào qua chắn lại rất là lòng vòng, đại khái: " Cái gì mà chút xíu, nói ra thật là dung tục nên dễ bị người khác khi dễ. Song, hiện tại là thời đại nào rồi, mọi thứ đều công khai. Không lẻ chút xíu mà không cho nói, ôm của nợ đó làm gì..." Vân vân. Tôi bực mình quá, liền thúc giục:
                        -  Giải thích thêm đi...chứ cái kiểu này anh dễ hiểu theo kiểu của những người phàm phu tục tử lắm, ý nghĩ toàn dung tục không à. Dù sao thì em cũng là một nhà thơ...
                        -  Nhà thơ thì nhà thơ chứ, hỏi anh có nghe câu chuyện "Sợi xích" chưa? Thôi nói luôn cho anh nghe là tụi tôi đọc rồi, đại khái chuyện rất hay. Nữ văn sĩ ấy nói lên nổi khát khao của người phụ nữ, rất đáng thương khi có chồng mà không được ân huệ ấy. Nỗi khát khao cứ dần tăng lên, tụi em cũng là người chứ có phải thánh thần đâu...
                        -  Vừa vừa thôi, tiểu thuyết ấy đã bị thu hồi. Nhưng mắc mớ gì chuyện của Thu và anh, em nói coi...Quá hoắc thật.
                        -  Đứa con đó là của anh. Ở đời nhiều điều khó mà phân biệt: Khi Thu yêu một chàng trai đạo mạo như một thư sinh, nhìn thoáng qua người con gái dễ rung động trao con tim mình cho những người có dáng cao to như thế. Cứ nghiễm nhiên khi người đó đẹp trai, mình yêu say đắm là đủ. Ai dè...sau này mới phát hiện là anh ta bị tật, có chút xíu còn đem giấu trong quần ai mà biết được. Tuy gần nhau chín tháng mười ngày, nhưng hắn có hành vi sàm sỡ nào đâu, tính ra là hắn có đạo đức nhưng người đàn ông mà đạo đức quá cũng thực là có vấn đề sinh lý.
                               Tôi im lặng một lúc, nghe hả dạ cho bỏ cái tật "mê trai" nhưng cũng thấy có chút xíu vô lý.
                        -  Ở đời có hiện tượng như vậy, nhưng làm gì mà em rành "sáu câu vọng cổ" quá. Mấy bà kể nhau nghe hay sao? Kể em nghe chuyện như thế à, chuyện đó mà cũng tin...
                               Nữ nhà thơ mặt mày đỏ ửng, có vẻ luyến thoắt:
                        -  Có cảm giác như Thu làm gì thì em đi sau nó một bước. Đúng ra, anh chàng kia em ôm trước nó rồi. Ai dè nó tranh thủ anh lời anh thúc giục, rằng tình yêu phải bằng con tim. Nó tưởng là nó yêu người kia thì anh đồng cảm, vì triết lý của anh mà. Nhưng sau này, tụi em mới biết đó là lý thuyết. Thu đến Thu đi, còn em cũng sau đó, rồi cũng đi...
                        -  Anh nói triết lý đó là sợ mình sau này thành nhà văn, những nhà văn hay có cuộc tình lãng mạn. Nói trước cho chắc ăn...
                        -  Thì đó, gậy ông đập lưng thôi...
                        -  Anh cám ơn em, vì hôm nay phải tốn kém mà còn cho anh biết được sự thật.
                        -  Vậy còn tình cảm của em dành cho anh thì sao?
                        -  Tình cảm nào?
                        -  Trời? Nó hiện diện trước mặt anh đây, chứ tình cảm nào...
                        -  Biết rồi...Nhưng ở đời làm gì làm cũng phải bỏ vốn ra. Không tiền đố mày làm nên ...
                        -  Nói rồi tiền bạc là chuyện nhỏ, đây đã hứa rồi thì anh cứ yên tâm đi. Con người có uy tín mà...
                        -  Ờ...Anh rất tôn trọng tình cảm của nhân loại...
                                 Tôi có một góc nhìn đời không giống ai, tôi giảng giải cho nữ nhà thơ. Trời đất sinh người đàn bà ra, có sẳn con đường sinh đẻ. Người phụ nữ chỉ cần một giống đực nào đó, theo bản năng là to cao thì càng tốt. Sau khi có giống đực rồi, thì mọi thứ đều chấm dứt. Kết quả việc duy trì nòi giống chỉ có bấy nhiêu và người phụ nữ sinh sản để con người tồn tại. Đàn ông chỉ là phụ và đôi khi chỉ là "đồ chơi" của giống cái ấy.
                        -  Đâu phải anh ăn uống cho mập thây rồi cho không em à? Phải tính tiền...Anh không hiểu sau, ngoài đời thì mọi người làm ngược lại...
                        -  Biết rồi! Ai mà nghiên cứu sâu xa thì thấy vấn đề là vậy...Em cũng hay nghĩ vậy, đàn ông chỉ là đồ chơi...
                        -  Đó thấy chưa...
                                 Tôi hướng cái nhìn chuyện tình dục khác hơn những người bình thường, là  người phụ nử có đường sinh đẻ nên họ cần chứ đàn ông chỉ là "con thiêu thân". Đàn ông ăn cho mập thây, hình như loay hoay vì những chuyện đó. Đôi khi, họ chỉ là cuộc chơi đùa của thiên nhiên, là người bị khiến, bị động chứ có gì mà ham hố. Bởi thế có thể kết luận, chuyện tình dục là của người phụ nữ. Còn đàn ông, bị tự nhiên cài cắm vào gien những nét đẹp thanh xuân, những đôi môi đỏ thắm, những ánh nhìn thơ dại, đem lại cho người đàn ông cái gì đó rối rắm trong lòng, nói nôm na là việc đó khiến họ bị...khờ và tự nhận là mình...ham hố.
                        - Tựa như là cuộc đời của anh, thằng con của mình mà còn chưa biết là con của... thằng nào. Còn người phụ nữ thì họ biết chắc là con của ai và chắc chắn là con của mình sinh ra. Hồi trước, ham hố làm chi vậy không biết. Bây giờ, nói chung anh suy nghĩ mình cũng là người chính nhân quân tử: có làm có chịu, mà việc "chính nhân quân tử" này cũng được tự nhiên chọn lọc và cài cắm vào gien.
                                Tôi không nói tới phạm trù đạo đức mà chỉ đưa ra phạm trù tự nhiên, mấy người phụ nữ phải hiểu như vậy và khi họ đồng tình, thì tôi bảo là việc gì đi nữa tôi chỉ là "làm phước". Đó là "cái mánh" của tôi, ít khi nào tôi chịu là đàn ông ham hố. Tôi nói với nữ nhà thơ:
                        -  Có muốn anh làm phước không?
                        -  Thôi khùng quá đi...Anh biết là em chỉ muốn nói chuyện với anh tường tận, giải thích cho biết trường hợp đứa con của anh. Em mới là người làm phước cho anh đó chứ...
                        - Vậy là hôm nay em muốn gắp anh là vì chuyện gia đình của anh à?
                        - Chứ còn gì nữa! Bởi vì anh là người ham tiền, nên em muốn anh nghe chuyện...
                                 Nữ nhà thơ cằn nhằn, cuối cùng giữa hai người tưởng chừng như thấu đáo thì mọi chuyện có thể dẫn dắt đến chuyện ái ân, muốn là được. Nhưng nói một đường mà sự việc dẫn dắt một nẽo, người lúc nãy hướng về chuyện của mình thì lại bị chuyển hướng sang việc khác. Ở đời cái gì đã tạo dựng sẵn, trách nhiệm ham hố ái ân này nọ luôn thuộc về phía đàn ông. Tôi tự mãn:
                        -  Không chịu thì thôi, mình dành dụm vậy...
                               Nói thế, nhưng trong lòng tôi có chút cảm phục nhà thơ nữ. Đôi khi phải có một cách gì đó mới ổn thỏa đôi đường và nhờ người khác giúp cho. Nàng tốn kém để giảng giải cho tôi trường hợp đứa con của mình, hoàn toàn tôi tin rằng đó là đứa con của mình, vì lý do gì đó mà nó chậm chạp mới chịu sinh ra. Tạo cho người lớn những cái nhìn không hay, khoảng cách tự tạo ra càng lúc càng lớn...
                        #12
                          clietc 14.05.2011 21:32:27 (permalink)
                                                                                 VI
                               
                           
                                 Đôi khi con người ta không biết mình muốn gì: Lẽ phải hay chính nghĩa nào đó. Đôi khi không biết mình làm như vậy có đúng không? Hoặc không làm gì cả thì coi được không? Cái lý luôn đòi hỏi mình phải bám theo nó suốt đời, nó hiện diện ngay từ lúc vừa thức dậy, người ta hồi tưởng ngay những lý do của mình, mới xác định lại mình ở tại vị trí nào trong đời. Nếu không, thì con người mình rất chao đảo.
                                Tôi trở về nhà với vợ được vài hôm, làm huề với vợ và muốn mọi thứ như đêm tân hôn. Sau những đêm dài ngủ như chết, tôi thức dậy nhìn quanh căn phòng vừa thấy gì đó quen thuộc nhưng đồng thời cũng xác định xem mình đang ở đâu, vị trí không gian và thời gian của cuộc đời mình. Tôi nghiệm lại cách sử xự của nữ nhà thơ, à thì ra nàng "chọc giận" để cho vợ chồng tôi hạnh phúc. Cái tốt của mọi người đa dạng thật, ít nhất là trong băng nhóm văn thơ luôn có cách làm hết sức sáng tạo. Cuộc đời, chắc chắn sự sáng tạo phải luôn tồn tại. Sáng tạo mới đem lại cho xã hội những điều thích nghi với hoàn cảnh mới nhất mà mỗi con người có trong đó. Cho nên, cuộc đời luôn luôn phải có giới văn nghệ sĩ, làm điều này điều nọ khác thường ắt sẽ có những điều hay lẻ phải tiếp diễn.
                                  Tôi lại xác định mình không thể dừng lại, mà vẫn phải viết văn. Dù cuộc sống lỗ lả hơn bất cứ những cuộc đời của nhiều người khác. Lúc này, tôi đang cố hình dung rằng, nên ở lại với vợ và con mình. Hay mình lại tiếp tục bay nhảy, máu phong lưu lại nổi lên.
                          -  "Ăn giọng" đã rồi muốn bay à? Tổ cha mấy tay đàn ông phong lưu...
                          -  Hừm...Pin nào cũng phải sạc...Vừa vừa phải phải thôi chớ. Muốn bóc lột mình tận xương tủy hay sao...
                          -  Anh đúng là kẻ không giống ai, nói chuyện nghe cũng không khoái lỗ tai...
                          -  Anh "làm phước" cho em như thế đủ rồi...
                                  Vợ chồng đang lục đục, tới trưa thì cô giáo dẫn thằng con tôi về. Cô mắng vốn chuyện gì đó, chắc là đánh nhau nữa đây.
                          -  Có chuyện gì không cô...
                                 Cô giáo có vẻ hốt hoảng, tuy là giáo viên nhưng tôi thấy cũng có vẻ gì đó không trầm tĩnh lắm.
                          -  Anh chị ơi! Nói nhỏ nghe nè...
                          -  Chuyện chi cô cứ nói đi...
                                 Đợi đứa con tôi vào nhà trong, cô giáo thủ thĩ:
                          -  Hai người kín đáo giùm, thằng bé thấy hết ráo. Ba nó về, vui quá hay sao ấy, kể cho mấy bạn cùng lớp nghe kỳ cục lắm.
                          -  Đâu có đâu!- Hai vợ chồng tôi chối leo lẽo- Tụi tui có gần gũi nhau bao giờ...Đâu có đâu phải không em...
                          -  Ờ...Có đâu...
                          -  Chặc...Biết lắm mà. Mới đầu, tôi gợi ý từ "cái mềm" để mấy em dễ hình dung. Tôi bảo: "Các em à! Trên mình mẹ em là gì!". Thằng con anh giơ tay nhanh nhất, nó nói: " Trên mình mẹ là ba em!".
                          -  Tại cô nghĩ ngợi lung tung, tôi với mẹ nó cũng giỡn thôi...
                          -  Giỡn gì mà giỡn...Tôi hỏi nó thấy khi nào? Nó kể là trong đêm thấy mấy lần, tôi thôi không hỏi nữa chứ hỏi nữa là nó còn nói nữa. Anh chị vừa vừa thôi, nói năng trước lớp như vậy còn gì em dạy bảo mấy em học sinh nữa...
                                  Cô giáo mặt đỏ ững, chưa chồng nên có gì đó phẫn nộ. Tôi thú nhận:
                          -  Ờ thì cũng tại mẹ nó không à! Ẩu tả quá...Mình viết văn mong đời nhận thấy vẻ đẹp cao cả, ai dè người ngoài biết toàn những chuyện nhơ nhuốc, ghét quá...
                                  Cô giáo về, thằng con tôi ngồi thu mình đang vẽ vẽ gì đó. Vợ tôi bước vào trong tìm thằng con, thấy nó vẻ trên giấy già đó la làng lên:
                          -  Trời ơi, hết nói nổi...Ba nó coi nó vẽ nè...
                          -  Hả? Con thấy cái này ở đâu mà vẽ hả?
                                Tôi không còn giấu nổi nóng giận, bộp tay cho nó một cái. Thằng bé méo xệch nhìn tôi xa lạ ngay, như trước giờ nó vẫn không có cha.
                          -  Ở đâu nói!- Tôi dứt khoát phải dạy nó liền, mấy cái việc nhìn thấy bậy bạ rồi còn vẻ nữa thì dứt khoát phải làm cho nó hiểu rõ- Thấy ở đâu nói, không nói là ba đánh nữa, hả?
                          -  Trong buồng ngủ...
                          -  Hả? Thấy trong buồng ngủ- Tôi sửa lại cái quần, rồi hét như không muốn nghe- Nói, tại sao thấy...
                          -  Dạ! Con thấy hồi tối...Mẹ cầm hoài...
                          -  Quá xá nó rồi...Thấy sao vẽ vậy à...
                          -  Dạ! Cô giáo bảo vậy mà...Cô bảo là vẽ cây kéo, mẹ hay cắt giấy ghi đề...
                          -  Ủa!
                          - Ờ!
                                  Tôi với vợ tôi ngả ngữa, thì ra thằng bé vẽ cây kéo. Tay chân nó lọng cọng vẽ không khéo mà hai vợ chồng sốt ruột tưởng nhầm là vẽ bậy. Tôi dịu giọng, biết mình hiểu oan sai thằng bé...
                          -  Cho ba xin lỗi...
                          -  Ba đi đi...Con không cần ba. Ở đây trước giờ con có bị đánh đòn đâu...
                                 Tôi nhìn vợ, thực sự việc nuôi dưỡng con cái phải theo dõi việc lớn lên từng chút một mới hiểu nó.Tôi buồn buồn, rất mong rời nhà sớm bước ra đi ngao du mọi miền đất nước. Viết văn nổi danh, thì phải hy sinh một cái gì đó. Phần lớn các nhà văn khó mà tròn trịa được hai điều. Vợ con hạnh phúc và văn chương lẫy lừng, chỉ một mà thôi nên sẵn dịp tôi kiếm chuyện để đi.
                           
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.05.2011 21:37:20 bởi clietc >
                          #13
                            Chuyển nhanh đến:

                            Thống kê hiện tại

                            Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                            Kiểu:
                            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9