Y Phục Triều Nguyễn.

Tác giả Bài
clietc
  • Số bài : 217
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 28.01.2009
Y Phục Triều Nguyễn. - 10.09.2010 00:02:52
                  Y Phục Triều Nguyễn
 
                                            Nguyễn Công Liệt.
      
ngày 11/12/10
 
 
             Cờ đỏ bay rợp trời, hai bên bờ sông Hương người dân náo nức đón chào Festival sắp diễn ra. Những ngày này, Bảo Tàng Huế bận rộn, thời gian không còn bao lâu nữa xem ra sự chuẩn bị có phần không đúng kế hoạch.
            Ấy vậy, Thanh Nhã lại không có cái gì để làm. Anh học ở trường Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lại chọn Bảo Tàng Huế thực tập. Vì còn sinh viên và nhất là đi thực tập ở chỗ xa lạ, được mấy ai tin tưởng giao việc. Thanh Nhã rất nóng mũi vì chê bai mình còn trẻ con, rất muốn làm gì đó vượt trội hơn những người ở Viện, nói là mình sẽ tìm kiếm Y phục thời Triều Nguyễn nguyên mẫu mới hả dạ, chứ may đi may lại quần áo mới quá không cảm giác được "hơi thở" thuở ấy. Mấy ai tin anh làm được, còn có nói chỉ là xúi quẩy:
-  Hay đó, ý tưởng đó rất độc đáo. Bạn thử ra công lần này, biết đâu trở thành những người sừng sỏ.
         Mọi người kháo nhau, sinh viên thực tập nói ý tưởng thì thật nhiều nhưng làm chẳng được bao nhiêu. Thanh Nhã nghe vậy, tức tốc trở về Sài Gòn lục lạo tìm kiếm, trên mạng cũng như thông tin nào mình biết. Tuổi thanh niên hay tự tạo áp lực cho mình, thức đêm thức hôm để suy xét...
         Gần đến ngày Festival Huế, tìm "khùng điên ba trợn" cũng chỉ được một bộ đồ rách bơm. Thanh Nhã mời mọc người này người nọ, xem xét bộ đồ và phục chế nó. Bộ đồ ấy te tua, tơi tả, chỉ việc phục chế lại mất cả tháng trời.
-  Ở đâu anh tìm ra được bộ đồ đó là cũng hay rồi. Bộ đồ tuy không khác nùi giẻ lau, nhưng mà giá trị đó chứ...
-  Bộ đồ là của công chúa mặc...Tôi có tấm hình một công chúa lúc nhỏ xíu...
-  Ờ! Hay quá...giá trị quá...
        Người ta nói giá trị có ý an ủi vậy thôi, rồi mọi người bị cuốn vào các khâu chuẩn bị cho buổi lễ, quên mất là Thanh Nhã làm cách gì để có bộ đồ ấy.
         Có lẽ vì cái tên nhàn nhã của mình, chẳng có việc gì làm trong những ngày diễn ra Festival. Thanh Nhã mong muốn có ai mặc thử lấy một lần, nhưng gần như không mấy ai quan tâm. Tiếc nuối công cán của mình, Thanh Nhã có mấy lời lẽ không hay. Anh đưa ra quan điểm làm mấy người kia choáng váng, rằng nó giống nùi giẻ lau nhà nhưng nó giá trị hơn mấy cái việc mấy người đổ tâm đổ sức vào kia. Nhất là mấy chị phụ nữ, ai gặp Thanh Nhã cũng giạt sang nơi khác. Họ sợ mình bị gọi mời mặc thử, họ cho là Thanh Nhã có gì đó không còn tỉnh táo nữa, không làm theo ý lãnh đạo, cứ "tưng tửng" lo mấy chuyện bao đồng. Mấy ngày nữa là diễn ra Festival, Thanh Nhã chê bai buổi lễ không tiếc lời.
-  Tìm đúng một cô công chúa nữa, là buổi lễ thành công mĩ mãn...Mình phải ra tay.
       Thanh Nhã tự tán thưởng, rồi đi quanh đi quẩn ở Huế chờ hết thời gian thực tập về lại đất Sài Gòn. Tuy còn là sinh viên thực tập, nhưng Thanh nhã muốn làm những chuyện "dời non lấp biển" và ai cũng biết người nào quá kỳ vọng, quá tham lam rất dễ trở thành những kẻ tự kỷ hoặc là tự thôi miên mà thôi...Điều đó, hình như đang trở thành sự thực và sự thực Thanh Nhã đang lẫn lộn giữa thời Vua Chúa và Hiện tại, mới đó mới đây anh không còn tâm trí như người bình thường.
         Hai bên bờ sông Hương tái hiện các tiết mục Cung đình Triều Nguyễn, quân lính giăng cờ reo hò như xung trận. Dưới sông các con thuyền nan trôi lững lờ trên dòng nước, bán buôn những món ăn ngày xưa.   
         Festival Huế sôi động nên rất nhiều khách du lịch tham quan, ngập tràn trên cầu Trường Tiền và họ "cố" mườn tượng lại cảnh vật ngày xưa. Ít ai chú ý một nhóm học sinh lớp 11 từ Sài Gòn ra, ngồi dưới chân cầu đợi chiếc thuyền nan đang ghé vào. Cả nhóm đòi ăn bánh lọt lá dứa, bốn đứa đều ăn giống nhau:
-  Thôi mợi (mầy ơi) nước cốt dừa là chỉ có ở miền Tây. Ở đây bán cũng lạ ghê...
-  Mà tao hỏi là bà ăn không? Bà nói thôi là nói tự nãy giờ rồi...
-  Ăn sao không, nhưng mà nói để biết vậy...
            Chị bơi chiếc thuyền nan phân trần:
-  Ngày xưa, ợ Huệ có bánh lọt rồi...Lúc ấy miền Tây có mô, răng nói Huệ không có...
-  Bộ con Huệ nào hồi đó bán bánh lọt hả bà?
-  Bà khùng vừa vừa thôi...Chị ấy nói Huế đó, chứ con Huệ nào...
        Bốn con nhỏ ở Sài Gòn ra quậy tưng, ăn nói hồ đồ không mấy nể nang ai. Chị bán bánh lọt cố nín thở chờ,  đợi ăn xong rồi tính tiền cho chúng biết.
-  Bao nhiêu vậy chị? À, con nhỏ công chúa mày ăn nữa không hả, công chúa mập...
        Chị bán nghe hỏi chút xíu nữa xuỵt cười, vì trong nhóm có con nhỏ mập quá khổ được gọi là công chúa. Chị đợi nàng công chúa mập gật đầu, chị cho thêm mấy chén nữa.
-  Mày cứ ăn đi tụi tao trả tiền cho...cứ thoải mái.
       Tưởng như nàng mập là con của nhà giàu, nhưng thực sự ngược lại. Ba người kia mới là con của đại gia đi học được xe đưa rước, còn con mập thì đạp xe đạp chết mồ tổ. Có lẽ vì ăn uống thiếu thốn, nhất là học bài khuya tối đói bụng nàng công chúa mập ăn mấy tô cơm nguội, nên mới thế. Sau này ý thức biết mập là không tốt, nhưng nàng công chúa tập thể dục tưng bừng mà cũng chỉ thấy được mấy ngón chân cái. Cúi xuống được chút ít là mừng rồi, nghe đâu mập là một dạng bệnh và còn có con vi trùng nữa. Cả nhóm chơi thân nhau từ hồi lớp tám, tuy hơi quầy quậy nhưng không bao giờ đánh đấm rồi tung lên mạng như mấy đứa mất dạy khác, thương yêu nhau không gì bằng. Thường có câu: " Một người vì bốn người, bốn người vì một người" như trong phim "Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ"- Giờ đây con gái giành vị trí của mấy chàng trai.
       Nàng mập có tên là Trương Vĩnh San, cái tên chẳng có gì là con gái nên mập là phải. Ai nghe cũng ngạc nhiên, tưởng đứng lên là thằng nào nhưng cha mẹ đặt tên ai biết phải làm sao đây. Chính vì tên đó mà ba người kia kết thân, nghe hay hay thế nào đó. Còn thực sự, cả đám  chỉ vô tình gọi là công chúa chứ chẳng có ý trêu ghẹo nào. Mỗi năm đóng hài kịch trong lớp, ban đầu chọn vai Mỵ Châu mãi ai cũng không chịu (vì sợ bị nói là đồ ngu: "mê trai"), nên chỉ duy nhất một người không ai có thể cạnh tranh được, và ai cũng đồng tình và cười ngất. Sau đó, Trương Vĩnh San cũng không chịu đóng vai công chúa Mỵ nương để Sơn Tinh Thuỷ Tinh đánh đấm nhau rầm rầm ( mà mấy thằng con trai bây giờ nói là "giành gái") nhưng nghe lời ca hay hay mà mãi giờ vẫn còn thuộc: " Nhớ thuở xưa kia non nước an lạc thái bình....Có cô mỵ nương tuổi xuân vừa lên đôi tám...Cô xinh như hoa...Đẹp như tiên nga, non bồng giáng sinh". Từ đó, cả nhóm đều có tiết mục văn nghệ và năm nào cũng lấy bối cảnh có vua chúa thời xưa để làm hài kịch, và năm nào Trương Vĩnh San cũng đóng vai công chúa. Thường là công chúa làm biếng hoặc lười học, nhưng thực ra Trương Vĩnh San là học sinh giỏi mấy năm liền.
        Trương Vĩnh San không đủ tiền ra Huế, nhờ ba người kia khao vé máy bay mới đi dự Festival được. Đối với ba người kia vé máy bay là chuyện nhỏ, chỉ mỗi ngày đi học có ba bốn trăm sài rồi. Quần áo đang mặc trên người có cả cây vàng, còn điện thoại di động thuộc loại đắt nhất thế giới, có 3G và chát chít và truy mạng lung tung cùng một lúc cũng được. Tuổi 9x sung sướng hơn tất thảy, phần lớn đều được cung phụng. Tuy là ba người kia giàu, nhưng vì còn là học sinh nên chưa mấy phân biệt sang hèn, đôi khi họ còn biết quí giá những giá trị bằng hữu. Hiện tại là vậy, họ đều mong mãi mãi sau này cũng như vậy nhưng không biết tương lai sau này thế nào đây.
       Trương Vĩnh San ăn uống vô tư, hết ba chén nữa. Chị kia tính tiền có khá hơn những lúc bình thường, vậy mà còn nói bớt cho công chúa mập một chén. Mấy cô gái nhà giàu giành nhau trả, Trương Vĩnh San khoát tay rồi móc trong túi ra tờ giấy tiền vàng mã:
-  Bà khùng sao bà, tiền đó ai sài...
-  Người ta tái hiện cảnh vật ngày xưa thì trả tiền ngày xưa...
      Chị bán bánh lọt phân trần:
-  Tiền đó đâu phải tiền hồi xưa mô, công chúa giữ tiền đó trong người...ghê quá.
-  Bà làm ơn bà liệng dùm tui cái...Tiền vàng mã mà bà lượm cất cũng hay thiệt.
-  Ai nói tiền này là tiền vàng mã. Hồi nãy mình thấy người ta trưng bày ở Bảo Tàng Huế, gió thổi ra đất mình lượm làm kỷ niệm mà...
     Trương Vĩnh San được mấy cô bạn gọi qua gọi lại là công chúa, nên chị bán trên chiếc thuyền nan cũng gọi luôn như vậy. Trương Vĩnh San bị gọi là vì lấy tiền mã ra trả. Cô khùng đâu không thấy, mà chỉ thấy Thanh Nhã đứng đâu gần đó tự dưng xấn tới mọp thấp người chào như thời Triều Nguyễn:
-  Kính chào Công chúa...
      Cả nhóm chưng hững, riêng Trương Vĩnh San vì quen được nghe gọi như thế nên tĩnh bơ phán:
-  Bình thân...Ngươi muốn chuyện chi?
-  Công Chúa...Xin công chúa hãy mặc chiếc áo này vào...
-  Gì vậy...cha nội này ở đâu chen vô...
       Một trong ba cô gái kia không có liên can, nên lân la dò xét. Cô cầm chiếc áo cũ sì lì, thả ra thấy rách bươm...Xuỵt cười:
-  Áo gì mà như giẻ lau vậy cha nội...
-  Công chúa...xin công chúa hãy mặc cho đúng y phục ạ! Công chúa, hôm nay lại là ngày đại lễ ở Huế nữa ạ.
-  Thôi đi ông nội, ở đâu mà đưa ra cái áo thấy ghê rồi kêu người ta mặc, lại thêm người nó quá khổ muốn làm trò cười cho thiên hạ à...
-  Công chúa, xin công chúa hãy làm như hạ thần nói đi ạ.
        Thấy có vẻ gì đó nghiêm trang, lại thêm gã chẳng có ý đùa cợt nào. Các cô gái bắt đầu thấy lo lo, chắc là gã này bị khùng. Coi chừng chưa chích ngừa, cắn ẩu một cái là bệnh dại khổ thân. Lúc ấy, mấy nàng nhà giàu dạt ra xa xa. Còn Trương Vĩnh San mắc kẹt, đứng tần ngần tìm cách chạy thoát thân...
       Chị bán bánh lọt cũng luýnh huýnh bơi thuyền đi. Trương Vĩnh San thấy mấy bạn láy mắt, hiểu ý rồi đếm một hai ba co giò chạy nhanh lên phía cầu Trường Tiền.
-  Công Chúa...- Thanh Nhã cúi phục đầu một cái, rồi nhanh chóng đứng lên đuổi theo, nài nĩ rất thiết tha- Công chúa xin công chúa hãy mặc chiếc áo...
       Chạy lên cầu Trường Tiền được mấy nhịp. Đám con gái Sài Gòn chỉ lo ăn học nên mau đuối sức, còn mọi người cứ nghĩ con gái Sài Gòn bị thằng cha nội nào dê. Thanh Nhã đuổi tới kịp, liền quì mọp như lúc nãy và vẫn giữ giọng thiết tha không thay đổi như lúc chưa chạy, ánh mắt không có gì là man rợ mà còn thành khẩn như là trước một công chúa thật:
-  Công chúa...Xin hãy nghe lời hạ thần nói...Vì Đại lễ Cố đô, công chúa hãy mặc chiếc áo vào. Công chúa nghe hạ thần một lần thôi...Công chúa...
-  Cứ công chúa hoài cha nội ơi! Tụi tui mệt chết mồ tổ đây...
      Mấy người đang đi trên chiếc cầu Trường Tiền, thấy bốn cô gái mặt mày tái mét...cũng thấy tội nghiệp nhưng cũng có ý trêu ngươi:
-  Bộ cô mập mập này được gọi là công chúa à...
-  Công chúa không mập...đừng nói công chúa mập...xin hãy giữ lời...
-  Đúng rồi! Đừng mất lịch sự trước con gái...Dù là thùng phi cũng phải nói là thùng đựng dầu.
-  Công chúa không phải là thùng phi, công chúa không phải là thùng đựng dầu...Công chúa là công chúa, công chúa hãy mặc chiếc áo này vào. Hôm nay là Đại lễ, công chúa hãy mặc chiếc áo vào.
       Thanh Nhã cứ cắm đầu cắm cổ quỳ dưới chân Trương Vĩnh San, cứ một mực đòi "công chúa" của mình mặc chiếc áo. Còn Trương Vĩnh San, lúc này cảm giác như không đến độ bị rầy rà nào, lại có người mọp dưới chân mình nên cũng khoai khoái.  Tính ra Thanh nhã cũng khá đẹp trai, lại thêm mình chưa được ai quì mọp xin chút yêu đương như mấy bạn thân kia. Tụi nó giàu lại thêm dáng vóc cân đối, mặc dù còn đang học có đến mấy chàng quì gối dâng bó hoa hồng, nhìn thèm nhỏ dãi. Trương Vĩnh San khoai khoái, đứng chết trân để tận hưởng phút giây chưa từng có này (mà gần như con gái nào cũng mong), có phần nào đó rất thông cảm cho Thanh Nhã. Nếu nói Thanh Nhã bị điên, thì mấy người bạn trai cầu mong chút tình cảm trên thế gian này, bằng cách quì gối dâng hoa thì bị điên hết sao, nên Trương Vĩnh San có phần thông cảm là vậy. Nhưng người ta được dâng bó hoa hồng hoa huệ, còn Trương Vĩnh San phải đối mặt với một bộ đồ thấy ghê. Trong khi mình thuộc loại người quá khổ, mặc vào chỉ tổ để người ta cười...Có điều, têu tếu cho vui thì được...mình là người quá khổ nhưng không tự ái điều đó, quá khổ có gì mà xấu hổ...Bộ mình ăn cắp ăn trộm bị mập sao mà xấu hổ, mình bị mập là vì ăn cơm nguội lúc tối thôi mà...
-  Ừ ngươi đứng lên đi rồi tính sao, ngươi làm người ta nhìn tùm lum kìa.
         Trương Vĩnh San tựa như không còn kèn cựa, nhưng liếc thấy chiếc áo tơi tả mặt nhăn nhó y như khỉ ăn ớt. Liếc nhìn mấy cô bạn học chung cũng đang có ý phản đối, nhưng rồi Trương Vĩnh San chụp lấy cái áo ngó tới ngó lui mấy lượt:
-  Tui chui vô lỗ nào đây...áo gì mà lỗ nhiều quá!
-  Dạ thưa! Đúng ra là mở cúc áo bên hông như áo dài bây giờ, nhưng áo cũ quá sợ đứt nút...Công chúa chui đở từ dưới lên đi. Hạ thần giúp công chúa một lúc...nha.
-  Còn "nha" nữa- Mấy cô bạn hĩnh mũi nhìn tứ bề, khuyên can tùm lum- Mầy mà mặc chiếc đó vào, về lại Sài Gòn chắc bọn này không còn chơi với bạn nữa rồi...
-  Thôi mà...- Trương Vĩnh San đứng cửa giữa nên khó khăn vô cùng, biết mấy bạn không vui nhưng cũng muốn chìu ý Thanh Nhã- Mấy đứa bây ủng hộ mình chút đi mà, dù sao cũng là kỷ niệm vui ở Huế...Một tiết mục "Cười chút chơi" có sao đâu...Dù sao cũng đẹp...đẹp...đẹp trai mà...
-   Xin công chúa chui lỗ này- Thanh Nhã cứ tiếp tục giục giả, chẳng cần quan tâm mấy người bạn...
-  Thôi kệ nó đi! Nó nói mầy không nghe kỹ . Nó không phải khen chiếc áo đẹp đâu...mà là đẹp trai đó. Bạn muốn mặc thì mặc vào đi...
        Lần lựa một lúc khá lâu, lại thêm dáng người quá khổ nên cả nhóm mới chồng chiếc áo vào người Trương Vĩnh San được.
-  Công chúa...xin công chúa hãy nín thở...
-  Có thở đâu...
       Cả nhóm ai cũng quay mặt nơi khác, áo rách nhiều chỗ nên chừa ngay chiếc bụng một chỗ hở nhìn hết sức kỳ cục. Quen bị mấy bạn đưa mình làm hình ảnh vui cười cho thiên hạ, Trương Vĩnh San rất đỗi tự nhiên nhưng cố nhịn một lúc cũng phải dốc sức cười "ha hả" hết sức mất nết. Trong khi đó, Thanh Nhã nâng niu chiếc áo nên lo lắng:
-  Công chúa...Xin công chúa đừng cười...Chiếc áo...rách thêm...
       Nói xong, quì mọp như lúc mới gặp Trương Vĩnh San. Thanh Nhã len lén ngước lên nhìn "công chúa" lấy một cái, ánh nắng mặt trời chói chang vừa lên tầm ngang vai. Trong cái nhìn ấy, Thanh Nhã như thấy có một vòng ngũ sắc phũ quanh "công chúa", nên tấm tắc khen ngợi đôi điều:
-  Công chúa thực sự rất đẹp! Công chúa là một người mẫu mặc y phục triều đình đẹp tuyệt vời. Hạ thần rất bái phục và sẽ tìm kiếm cho công chúa thật nhiều xiêm y như vậy.
       Thanh Nhã con mắt mờ mờ, như thấy được mọi điều sẽ tiếp diễn...Trương Vĩnh San là một người mẫu...và, không ai có thể thay thế được...Thanh Nhã tựa như thấy có ánh sáng chói loà nào đó vây lấy cô "công chúa" của mình, đứng lên ngắm nghía một thôi một hồi không muốn rời mắt.
-  Xong rồi, không nhảy xuống cầu Trường Tiền này tao cùi...Hôm nay là ngày Festival, đừng để người ta ghi nhận có người tự vẫn vì xấu hổ đó...
-  Coi ổng kìa trời!- Lúc này Trương Vĩnh San thở một cái cho đã, vừa nói vừa thở- Xong chưa, tui cỡi ra nghen...
-  Đừng công chúa! Công chúa hãy mặc suốt buổi lễ...xin công chúa hãy chìu theo ý thần...
-  Cái gì...- Cả nhóm nhao nhao- Bận cái áo rách tơi tả này đi khắp Huế à, đừng có hòng...
       Trương Vĩnh San đưa tay cắn vào răng, hơi mắc cỡ. Cô nàng mắc cười gần đứt hơi nãy giờ, cũng đôi lúc thấy quá hoắc lắm rồi. Nhưng tính hay thương người, thông cảm cho Thanh nhã vì cảm thấy "chàng" không phải đùa cợt.
-  Thôi mợi (tụi bây ơi!), kệ đi...Tao nói rồi...Kệ, cho có chút kỷ niệm ở Huế..
-  Hết sức...Bữa nay có ông khùng xuất hiện giờ tới phiên thấy con khùng hiện ra...Ánh sáng le lói sau lưng mày kìa...
-  Không...Đó là ánh sáng ngũ sắc...Ánh sáng đó cho tui thấy công chúa là một người mẫu tuyệt vời...
-  Người mẫu một trăm ký lô gam à, người mẫu quá cỡ chứ gì...
-  Không! Đó là người mẫu mảnh mai, dáng thon thả.
       Cả nhóm cười rộ lên, thôi thì cho vui thì kệ bà cái con Trương Vĩnh San nó không mắc cỡ thì kệ nó. Cả nhóm chìa tay ra bắt:
-  Thôi thì kệ mày! Bận áo này đi khắp kinh thành Huế chắc có cả lính hầu người canh giữ cẩn thận đó. Quần thần ba quân khắp Huế chen chút để gặp công chúa cho được.
       Nghe nói vậy, Trương vĩnh San không mắc cỡ, mà còn nói:
-  Vậy à! Chơi luôn...
       Nói xong, Trương Vĩnh San bước sang cầu hướng về Đại Nội. Còn Thanh Nhã lum khum không khác gì nô tỳ, mà hình như là quan Thái Giám thì đúng hơn...
       Khỏi phải nói, người du lịch cũng như địa phương chen lấn nhau để xem công chúa mặc áo rách. Còn Thanh Nhã, trong lòng hết sức hoan hĩ, lúc này đây Festival Huế mới thực sự có giá trị đối với mình, vì mình biết đó là chiếc áo thật...lại đúng "người thật" mặc nó...còn đối với người khác nghĩ sao thì kệ họ.
       Sang Kinh Thành, dưới bờ sông tấp nập người mua kẻ bán. Còn trống một chỗ nên Thanh Nhã "lùa" bốn người ra ngoài mép nước, mấy cô đong đỏng:
-  Jài ai! Gì nữa zậy!
-  Xuống bến nước đó đi, tôi muốn cô công chúa hát hò cho mọi người nghe...
-  Thôi còn hò hát là sao?- Trương Vĩnh San cự nự- Hồi nảy có nói gì tới hò đâu.
-  Công chúa phải hò, công chúa nhớ bài hò Huế: Phú Vân Lâu không?
- Không...
        Thanh Nhã có hơi quá đáng, làm động tác nhe nanh ép buộc:
-  Phải hò...đó...
-  Khủng bố...chưa thấy ai hò khủng bố bao giờ...
-  Hò...Hạ thần chưa chích ngừa dại đó...
        Thấy gã có vẻ gì đó hơi khùng lên, mấy cô gái nép mình. Nhưng cứ để Trương Vĩnh San lãnh hết cũng tội nghiệp. Một cô phân trần:
-  Một mình nó hò tội nghiệp lắm, tụi này hò tiếp được không? Nếu được việc đó gọi là Đồng hò.
-  Người ta có đồng ca, chứ chưa nghe đồng hò...
-  Nhưng tụi này có bốn người, hay nói là "Một người vì bốn người, bốn người vì một người". Bốn người hò cùng lúc cũng có cái hay, người ta đông thế này một người hò ai nghe...
        Thanh Nhã nhìn quanh, cảm thấy cũng đúng. Vả lại hạ thần nào mà ép công chúa, làm quá dễ bị mang tiếng như mấy cô nàng nói là Huế hình thành một môn nghệ thuật mới: Hò khủng bố.
-  Thôi được...Bốn người cũng được, hò đi...
-  Bắt đầu nào: "Trước Bến Văn Lâu....hò...trước Bến Vân Lâu...
-  Trật rồi...- Thanh Nhã nhắc nhở: Bài đó mà cũng không thuộc nữa. Vân Khánh ca hoài..."Chiều chiều"...nhắc hai chữ đầu thôi...
-  À! "Chiều chiều, trước Bến Vân Lâu
        Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm
       Ai thương, ai cảm, ai nhớ,  ai trông
      Thuyền ai thấp thoáng trên sông
      Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non"
     Hò ...hò...hò...hò...hò...hò...hò.
        Bốn cô gái tiếp tục hò khoan, có những người nước ngoài thích thú chụp ảnh Trương Vĩnh San và cho là tiết mục ấy có ý nghĩa. Mấy người đứng tuổi cũng tưởng là ban tổ chức sắp xếp, mọi người kháo rằng đó là bài thơ của vua Duy Tân lúc chờ đợi Trần Cao Vân đến rước đi khởi nghĩa, chờ mãi nên mới có bài thơ ngâm nga, rồi sau âm mưu bại lộ vua bị lưu đài. Phút giây lịch sử đó nếu không học bài, vô tình thuộc luôn (Bốn cô gái ghi chú điều đó vào đầu).
        Thế nhưng, những người hiểu biết cũng có sự tranh luận một thôi một hồi. Người cho là bài thơ đó của Bình Thúc Dạ Thị, ông là một nhà thơ tài năng thời ấy. Không khí tranh luận sôi nổi ấy đang đưa người ta trở lại thời vua chúa, Thanh Nhã khoái chí... Bốn cô gái chưng hửng, nhưng cũng có dịp cọ sát thực tế. Mọi người mới thấm đậm câu hò Huế ngất ngây hơn, chứ không phải bằng cửa miệng như lúc xuống bến sông. Trương Vĩnh San tựa như thoả chí điều gì, nhìn Thanh Nhã như muốn nói gì đó: Chuyến đi Huế cho cô rất nhiều kỷ niệm vui không thể nào quên được. Cô hít thở không gian triều đình trước mắt, thoáng thấy dòng sông Hương xanh rì nghe lòng dạ mát mẽ vô cùng. Cô cảm thấy Thanh Nhã có gì đó hay hay, gợi lên cho cô vài điều mến phục.
       Lúc này, mọi người thấy bốn cô gái mặt mày sáng ngời ngời, giống như học sinh bị ép học bài rồi trả bài tốt vậy. Thanh nhã bắt Trương Vĩnh San mặc chiếc áo rách đó suốt luôn chiều, cùng nhau vui đùa thoả thích với mấy cô gái. Dù sao mình ở Huế lâu hơn, hướng dẫn mấy cô gái những chỗ có phong cảnh đẹp của Huế, khéo léo hơn cả những người Hướng dẫn Du lịch. Xem ra, có Thanh Nhã vẫn hơn là không có...coi bộ cũng không đến nỗi rầy rà cho lắm...Mọi việc chủ yếu vui là chính mà...
        Festival diễn ra ba ngày, nhưng việc tái tạo không gian xa xưa không mấy được khách du lịch hài lòng. Trong con mắt của mình, Thanh Nhã nghĩ cái gì phải thực mới có giá trị.                                          
 
          
                                                  
                                                          II
 
        
           Hết thời gian thực tập, Thanh nhã cũng trở về lại Sài Gòn với bộ đồ cũ mèm, quyết chí phục chế và có đường hướng nghiên sang nghề Trình diễn Thời Trang.
           Sau lần đi Huế về, có việc cho biết nhau chỗ ở để Thanh Nhã tiện liên lạc. Ai dè biết ra, hai người cùng chung phường Tân Thới Hiệp Quận 12 và bà xôi ngay ngã tư đường ra quốc lộ, hằng ngày Thanh Nhã gặp hoài mà không để ý. Bây giờ mới biết là mẹ "công chúa" bán xôi, nên Thanh nhã ngày nào cũng ủng hộ cho một gối to đùng. Việc ăn xôi không phải là ở Huế có món xôi gà ngon đáo để làm Thanh nhã ghiền, mà vì Trương Vĩnh San tiếp giúp mẹ bán xôi buổi sáng, còn đi học vào buổi chiều. Chưa bao giờ Thanh Nhã có lời lẽ hỗn hào với Trương Vĩnh San, dù hôm đó có bán ế mấy đi nữa vẫn một mực cứ "Công chúa ơi! Bán cho gối xôi", với lời nhẹ nhàng bài bản đàng hoàng. Thỉnh thoảng có chút quan tâm thái quá, nên có hỏi đại loại :
-  Công chúa ơi! Hôm nay bị ế hả...
-  Ế đâu mà ế- Trương Vĩnh San tức cành hông, rồi chữa thẹn- Tại người ta chưa mua ăn thôi...
           Đôi khi đông khách, Thanh Nhã nhườn nhịn cho những người kia trước, rồi sau tới mình. Còn mẹ Trương Vĩnh San, có người ăn xôi "mối" và lại hay phụ giúp bà dọn dẹp, thì bà cảm giác cũng được yên tâm. Ngày xưa bà mười bảy tuổi đã biết yêu đương mèo mở, gió trăng rồi...Giờ Trương Vĩnh San khôn lớn cỡ tuổi bà khi ấy, bà lo người quá cỡ như con nhà mình hết đường có người yêu, nhưng giờ có người cứ lụi hụi lục đục bên mấy gối xôi buổi sáng, bà có phần mừng mừng.
             Tới sinh nhật của Thanh Nhã, trúng vào ngày thứ hai. Thanh Nhã mời đám bạn tới dự sinh nhật mình sớm hơn một ngày, để ngày chúa nhật ai cũng có thể đi được. Bọn nó được biết là dự sinh nhật không cần quà cáp, mà còn được dẫn bạn gái theo thoải mái, bao nhiêu người Thanh Nhã cũng khao hết.
-  Hắn có ý khoe gì đó!
-  Chắc là tụi mình còn sinh viên nên thông cảm phần quà...
-  Ừ, nghĩ cũng lạ...Mấy bạn kia đều đòi hỏi quà cáp. Còn nó thì không.
         Khi nhóm bạn kéo tới nhà, bọn họ bật ngửa:
-  Ơi trời, bộ thôi nôi sao mà toàn là xôi với chè không vậy...
-  Sinh nhật với thôi nôi có khác gì đâu nè- Thanh nhã phân trần, rồi phân phát cho từng người nắm xôi vào chén- Xin giới thiệu mấy bạn, cô bạn này tên là Trương Vĩnh San.
         Thanh Nhã giới thiệu tới đó, rất đỗi tự hào. Còn nhóm bạn, khó mà ý tứ đến cùng. Một người thiếu lịch sự làm bộ ói:
-  Đừng có nói là người yêu quá cỡ của mình đó, chắc là hôm nay muốn giới thiệu nàng mới đãi toàn bộ mọi người chứ gì.
-  Đúng đó- Thanh Nhã thích chí- Nói thiệt với mấy bạn nha, mẹ cô này bán xôi. Nhân sinh nhật mình, sẳn dịp mình đãi ngộ...
-  Hèn gì! Ê, mà trong lớp mình có ai quen trúng cô nào bán mắm không đó...
-  Nè nè, bạn trêu ghẹo gì đó. Nói thiệt cho biết nha, Trương Vĩnh San đây là công chúa đó.
         Cả bọn lăn ra cười, Thanh Nhã hết sức bực bội vì không ai tin mình. Tức tốc lại chiếc gương lấy cái áo rách bơm ra khoe:
-  Muốn mình kể chuyện lúc đi thực tập tại Huế không?
         Cả đám nhao nhao:
-  Kể đi, kể cho nghe đi...
         Trương Vĩnh San khua tay ý chừng, lạy Thanh nhã xin đừng kể ra mình mặc chiếc áo đó. Thanh Nhã đang đà khoe khoan kiến thức của mình, thế là kể lại những ngày dự Festival tại Huế. Bọn họ cười nghiên cười ngửa, thắc mắc hỏi từ lý do nào mà tin Trương Vĩnh San là công chúa. Thanh Nhã mở máy vi tính chỉ rõ ràng thông tin trên mạng, lúc này có người thấy thương hại Thanh Nhã nên có ý hỏi lại:
-  Thế còn họ Trương thì sao, đừng nói là có liên can với Trương Vĩnh Ký đó nghen...
           Cả bọn đòi Thanh Nhã giải thích họ Trương thì sao? Thanh Nhã không sao trả lời được, vì cần có thông tin thêm nữa mới xác định được và câu chuyện có tìm hiểu thì sẽ dần dần hé lộ...Thanh Nhã tin như vậy.
           Ăn sinh nhật mình chỉ đãi xôi, nên tiệc cũng chóng tàn. Thanh Nhã đưa Trương Vĩnh Sang về nhà. Còn mình thì cố tìm kiếm thông tin thêm về y phục triều Nguyễn. Nhất là họ Trương làm gì vào thời ấy, quyết chí không để đám bạn khi dễ. Mình tin việc gì thì hãy tin cho tới cùng, mình sẽ làm được. Thanh Nhã tự nhũ trong lòng như vậy.   
           Thanh Nhã tìm đủ số lượng tơ màu suốt tận ở các làng nghề Hà Nội, nơi trước đây từng cung cấp hàng vải đẹp cho triều đình...Những sợi tơ óng mượt rất sáng bóng dưới ánh đèn, nằm ngay ngắn trên cái bàn học và rồi cũng đã đan khéo léo lỗ rách nơi bụng và đưa lên cao xem xét. Cảm giác rất hài lòng với việc phục chế, tay vội lấy gối xôi rồi ngẫm xem mình ăn xôi hơn tháng nay có mụn bọc mọc ở đâu không? Mặt mày cũng còn sáng sủa, nhưng có điều ngoạm lấy một miếng xôi vào, y như rằng ghèn liền chảy ra mắt.
          Thanh Nhã có nuôi một con cá Phát Tài (thực chất là cá Hường, có hai cọng râu dưới hầu), cũng bị cho ăn xôi. Con cá trước đây rất được cưng chìu, ăn uống rất sang trọng như người. Nhưng từ ngày Thanh Nhã hết thực tập ở Huế về lại đất Sài Gòn, con cá bắt buộc ăn xôi theo chủ. Bỏ đói nên buộc phải ăn gì đó, mập lên cũng có nhưng nhìn rõ ràng thấy như cũng có bị ghèn giống chủ. Thanh Nhã xem xét lại cái áo, nhớ lại lần Trương Vĩnh San mặc áo lòi bụng ra thực là tội nghiệp. Thanh Nhã lẫm nhẩm: " Tội nghiệp công chúa của mình quá!", nói xong liền đi tới nhà "công chúa" để ôn bài cho nàng.
           Trương Vĩnh San nằm trườn người trên bàn học, miệng phập phồng rõ ràng là đang ngủ. Theo giờ hẹn, Thanh Nhã ghé nhà xem "công chúa" có làm bài tập của mình cho không? Sẵn đem chiếc áo đã vá phần bụng cho Trương Vĩnh San mặc thử. Đến nơi thấy Trương Vĩnh San nằm ngủ gật tại bàn học, liền quì gối tâu trình:
-  Công chúa không được ngủ gục...
        Trương Vĩnh San giật mình ngóc đầu nhìn lên, tay đưa chéo sang vai để gãi. Bài tập công chúa vừa làm xong, nhưng Thanh nhã vẫn không hài lòng lắm.
-  Công chúa! Hạ thần xin công chúa hãy kỹ lưỡng. Công chúa khảo sát hàm số đúng hết, nhưng công chúa vẽ đồ thị quẹo neo vậy công chúa.    
      Trương Vĩnh San ngáp dài ngáp vắn, rên lên một cái:
-   Đồ thị quẹo neo vì hồi nảy, thằng cu tý kế bên nhà trọ đứng ngay cù chõ không hay, trúng phải nó nên quẹo neo thôi...
-  Giải thích đơn giản quá vậy công chúa, mình học mình phải cẩn thận cho dù có cu nào đứng kế bên cũng phải chú ý chớ...
          Trương Vĩnh San thấy phân bua không xong, rên rỉ:
-  Mới học lớp mười một, bắt học khảo sát hàm số lớp mười hai ai làm nổi.
- Thời buổi bây giờ học sinh phải học trước chương trình, dạy công chúa trước chương trình để kịp còn lo mấy việc khác nữa. Hôm nay hạ thần đã đan xong phần bụng, công chúa thử xem có bị lòi phèo chỗ nào nữa không?
-  Thôi không mặc nữa đâu...Có cái áo đó cứ mặc hoài...- Trương Vĩnh San giãy nảy, còn tru tréo- Giống y chang mẹ tui à! Hể bán ế là bắt mình ăn xôi thấy mồ tổ...
-  Sao công chúa nói là không ế, nhưng mà nghe dặn nè. Công chúa nên cãi lời mẹ mình một chút, cứ ăn xôi như hạ thần hoài là bể kế hoạch của hạ thần lo cho công chúa đó. Hôm nay có phần công chúa nhỏ gọn được một chút, hạ thần đã cẩn thận dùng từ lịch sự, chứ thực ra công chúa cũng còn mập quá trời...
-  Thôi không mặc nữa đâu, mỗi lần mặc ra mặc vào khổ gần chết. Nín thở có ngày chết luôn đó...
-  Thì công chúa mặc thử hôm nay xem phần bụng nữa thôi, chỉ có phần bụng là đáng lo. Còn các phần khác thì khoẻ rồi...
        Trương Vĩnh San lại tỏ ra thông cảm, nghe nói lần này là khoẻ luôn thì có phần nhún nhườn.
-  Mặc mà không cho thở chẳng ai chịu nổi...
         Cằn nhằn, nhưng Trương Vĩnh San cũng thử chiếc áo. Lúc này, phần bụng có phần bớt căng lòi ra như lần ở Huế. Trương Vĩnh San cũng thấy vui vui, khoe luôn:
-  Chà...nhịn ăn xôi mà hiệu quả dữ ta...
-  Ăn uống phải có khoa học, đồng thời phải cử mấy cái tạ hạ thần đưa hôm trước. Giờ xem ra cái bụng nhỏ được một phân, công chúa ráng chú ý tập luyện...
-  Nói hoài...biết rồi. Giờ tui cởi áo ra được chưa?
-  Công chúa đừng có la hét như vậy nó bung à, hạ thần rất cực nhọc đan từng cọng chỉ đó...Được rồi công chúa cởi ra đi.
      Trương Vĩnh San giờ cũng quen thử tới thử lui chiếc áo, nên thao tác có phần nhuần nhuyễn. Còn Thanh Nhã cũng xếp chiếc áo rất gọn gàng, thuần thục. Thanh Nhã mặt nghinh nghĩnh, có vẻ như chê bai điều gì:
-  Học sinh bây giờ học lịch sử kém quá. Công chúa có biết cha của vua Duy Tân là ai không?
-  Trời...Lịch sử bây giờ đừng nói gì tui. Mấy ông thầy còn mù tịt, hỏi Hai Bà Trưng còn biết chút chút, chứ Triều Nguyễn bí xì lù...
-  Công chúa ơi là công chúa, công chúa phải thuộc làu làu lịch sử mới được...Chứ không thôi là công chúa lỗ đó...
-  Làm gì có lỗ lã ở đây, nói coi...
-  Công chúa học đi công chúa sẽ thấy, hạ thần không ngu dại gì nói ra. Có nói cha của vua Duy Tân là vua Thành Thái thì được...
-  Lỗ cái gì ta?- Trương Vĩnh San hết sức thắc mắc, như mấy con gà liếc con sâu đầu nghiên nghiên qua lại cho bộ óc tràn tới lui mà vẫn không tìm được cái việc lời lỗ gì. Cho nên khoát tay- Thôi lời lỗ gì, chỉ việc học bài là mệt đứt hơi hơn mặc chiếc áo nữa...
-  Thôi hạ thần về đây, công chúa nghĩ không ra thì thôi vậy...
         Thanh Nhã cáo từ lui ra khỏi khu nhà trọ, đi dọc đường mỉm cười đắc ý. Thanh Nhã cười vì cho là mình lời to, mình biết được công chúa trong khi đó thì không mấy ai biết. Mình được công chúa nói chuyện, rồi còn chỉ bảo công chúa nữa...Nếu...Nếu công chúa mười tám tuổi không ai đeo đuổi, biết đâu mình được công chúa yêu thương. Hạ thần như mình mà có người yêu là công chúa, thì còn gì lời hơn...Việc tính toán lời lỗ là do thời buổi này, việc yêu đương không có lời yêu làm gì...Thanh nhã chữa thẹn, đi về tới nhà khi nào không hay biết.
        Cất chiếc áo vào rương cẩn thận, chợt Thanh Nhã bậm môi đâm ra so đo: " Trời! Coi chừng bé cái mình lầm to...Nếu mình sai sót không phải đó là công chúa, mình mắc phải yêu đương một người quá khổ sao?". Thanh Nhã chới với hơn thiệt, chờ máy vi tính khởi động xong để đọc tài liệu lần nữa. Mặc dù thuộc làu làu nhưng xa thông tin ấy là Thanh nhã đâm lo, nên cứ mở máy tính lên là đọc những tài liệu mình thu thập.-  Đây rồi!- Thanh Nhã đọc to rõ như thể sợ đầu óc lẫm cẫm:
- " Vua Duy Tân có lấy mấy bà vợ Tây, sinh ra rất nhiều hoàng tử. Trong các hoàng tử của vua Duy Tân có hoàng tử Bảo Vang( còn gọi tên là Yves Claude Vĩnh San, sinh ra tại Saint-Denis, đảo Réunion ngày 8 tháng 4 năm 1934), hiện đang sống tại Nha Trang-Khánh Hoà. Hoàng tử cũng lấy người vợ Tây tên là Jessy Tarby và có mười người con (bảy trai và ba gái). Lần lượt tên là: Yves Vĩnh San, Patrick Vĩnh San, Johnny Vĩnh San, Jerry Vĩnh San, Thierry Vĩnh San, Stéphanie Vĩnh San, Cyril Vĩnh San, Didier Vĩnh San, Marie-Claude Vĩnh San, Marilyn Vĩnh San và Doris Vĩnh San"
         Thanh Nhã như khẳng định điều gì: - Được rồi, tên nào cũng có Vĩnh San hết, như vậy Trương Vĩnh San chắc chắn là công chúa lai, vì dòng giống người lai nên dễ mập chứ không phải chuyện ăn xôi...Nghĩa là, sau này mình lỡ yêu đương một người con gái mập cũng không sao...
          Thanh Nhã ngã người ra ghế, thấy mình cũng thuộc loại thông minh biết tính toán chứ không phải vừa. Còn trách, tại thời buổi này ai cũng tính toán như vậy, làm sao mình có lời là được. Tưởng như, đầu óc khấn khít vì những điều mình thu nhặt được. Thanh Nhã mới vui đó nhưng rồi lại băn khoăn: " Vậy thì mình lại tiếp tục ăn xôi nữa à? Ăn xôi trường kỳ thôi!"
         
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.02.2011 22:33:53 bởi clietc >

clietc
  • Số bài : 217
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 28.01.2009
RE: Y Phục Triều Nguyễn. - 26.01.2011 08:16:26
                                                             III
 
 
            
           Mấy ngày qua, Trương Vĩnh San thấy mình cũng phần có giảm trọng lượng, việc đó làm cho cô khấn khít hơn là trở thành người mẫu như Thanh Nhã mong muốn. Cô luyện tập là vì chìu chuộng Thanh Nhã hơn là mơ mộng trở thành người mẫu thời trang.
           Trương Vĩnh San thấy Thanh Nhã kỳ vọng vào mình nhiều việc quá cũng đâm ra lo. Tuy thấy Thanh Nhã có lúc kỳ cục nhưng cũng thương thương "người ấy", tuổi học trò mới lớn ai chiều chuộng thường dễ để lòng. Mỗi sáng Trương Vĩnh San lắc vòng hết sức tích cực, nhưng con đường từ một cô gái quá cỡ trở thành người mẫu thời trang là chuyện dài đằng đẵng. Không biết sao Thanh Nhã  một hai buộc công chúa của mình phải cố gắng giảm cân, phải đi con đường "chông gai" là trở thành người mẫu và đâm ra dỗi hờn nếu như Trương Vĩnh San không chịu chơi thể thao.
         Khẩu phần ăn cũng có những thay đổi khá lớn, gần như là cô chỉ ăn chay...Kiểu này cô thành Phật khi nào không hay. Sẵn dịp, cô van vái cho mình học được tới nơi tới chốn và không quên xin thêm được người yêu thương mình đeo đuổi suốt đời...Cô cũng rầu mình là người quá cỡ, sợ mai này không được như chúng bạn. Lúc đầu không quen ăn uống kham khổ nên dễ đau đường ruột, rồi cũng có bữa bị tiêu chảy. Xót ruột, mẹ của Trương Vĩnh San báo cho Thanh Nhã biết làm cô sượng sùng. Còn Thanh nhã vỗ tay như trúng ý nào đó của mình, nói là có bị đi "re re" như vậy mới mau hết mỡ...Thiệt là hết sức, mẹ của Trương Vĩnh San bận bịu nuôi nấng năm đứa con gái, trách móc rồi mặc cho Thanh Nhã chỉ bảo gì đó thây kệ hai đứa...Dù sao thì cả hai cũng đã lớn rồi.
         Một thân một mình bán xôi để nuôi năm đứa con gái ăn học quả là một kỳ công, ấy vậy mà bà còn cho là mình có lỗi với chồng không sinh được thằng con trai nào, chồng bỏ đi là phải. Năm đứa con gái thường được ví là Ngũ Long Công Chúa, nên việc Trương Vĩnh San được gọi là công chúa không ai thắc mắc. Tiền nhà trọ mới đó mới đây đã tới tháng, rồi tiền điện tiền nước. Đặc biệt là học phí nhưng bà xoay trở không đứa nào phải nghỉ nửa chừng. Thực sự, các con bà cũng không biết sao bà xoay trở được, chẳng đứa nào dám thắc mắc.
          Đến tuần sau, mẹ của Trương Vĩnh San đón ông nội lên chơi, nên nghỉ bán một ngày. Ông cười ngặt nghẽo khi thấy mấy cháu ra chào mừng, nhưng có lẻ vì thấy mẹ oán trách người cha bỏ chúng nên cả ông chúng cũng chỉ qua quít. Thật ra, chúng cũng biết có chút phân biệt tình cảm mà ông thiên vị với Trương Vĩnh San, như có bí mật nào đó mà chúng không thể nào biết được.
        Vừa đến nơi, ông liền hỏi ngay:
-  Con thương con Vĩnh San nhiều không? Sao để nó mập ú quá, coi chừng không thọ được lâu đó.
        Mẹ của Trương Vĩnh San không trả lời liền, chỉ xua mấy đứa nhỏ đi nơi khác. Đợi khi mấy đứa ra ngoài, hai người có phần rón rén riêng tư điều gì đó.
               Vào thời gian mười mấy năm trước, có một sự việc làm cho hai người không thể phai nhoà trong ký ức. Ông Trương Vĩnh Sinh ở vùng Cái Mơn, Bến Tre đi nghỉ mát ở Vũng Tàu. Một hôm mang về một người con gái trẻ hơn mình nhiều tuổi, vì vợ ông mất sớm nên người ta đồn thổi là ông đi bước nữa. Chuyện đó không có gì ầm ĩ, nhưng vấn đề là cô gái ấy trẻ quá, lại thêm đang mang bầu mấy tháng. Chuyện chưa tường tận thế nào, thằng con trai ông lén lút tư tình, rồi chung sống như vợ chồng mà không có cưới hỏi gì cả. Làng xóm nhức đầu, cho là cha ăn rồi thằng con đốp, sao giống Võ Tắc Thiên là thiếp của vua cha mà thằng con cũng tìm cách hưởng. Chắc cũng giống như vậy, thể nào ngày nào đó cha con chết sớm ắt đất đai về tay đứa con gái đó. Lúc đầu hai vợ chồng rất hạnh phúc bên nhau, không tính Trương Vĩnh San là con ai. Hai vợ chồng có với nhau thêm bốn đứa con gái nữa, mà không có lấy một mụn con trai nào. Mấy đứa nhỏ càng lớn càng bị hỏi dồn dập: " Ê! mày là con của thằng nào". Tụi nó ngây thơ trả lời là ba Thành, nhưng mọi người cắc cớ, lại hỏi : "Phải không đó?". Ám chỉ ông nội có phải là ông hay là ba??
       Thời buổi kinh tế khó khăn, lại thêm những lời dị nghị ở làng quê cho là "cha làm con chịu" họ không tha thứ. Hai vợ chồng quyết định lên Sài Gòn mướn nhà trọ sinh sống, nhưng thói đời đàn ông hay mèo mỡ. Đi làm hồ rày đây mai đó ở tỉnh Bình Dương, vớ được con nhỏ bán cà phê trẻ trung sinh được đứa con trai, rồi bỏ đứt mẹ con Trương Vĩnh San bán xôi hết sức vất vả.   
      Ông Trương Vĩnh Sinh cúi mình năn nỉ, ông nói lỗi do mình không biết dạy con, rồi móc sấp tiền để trên bàn có hơn chục triệu đồng xem như chuộc lại chút ít lỗi lầm.
       Mẹ của Trương Vĩnh San mặt mày đỏ ửng, gặp tiền rất muốn lấy nhưng còn giả vờ:
-  Trước đây, ba đã đem con về nhà cưu mang...Coi như, con đã chết được hồi sinh lại. Giờ ba còn giúp cho con số tiền lớn thế này, con nhận thật không phải...
       Thấy người mẹ cứ rụt rè e ấp, người nghiên nghiên chẳng dám nhìn thẳng sấp tiền. Ông Trương Vĩnh Sinh thẳng thắn lại bàn, đem tiền dúi vào bàn tay người đàn bà đẹp. Ông nói:
-  Con hãy cầm tiền này lo cho con cái, nhất là con Trương Vĩnh San. Đó là đứa mà ta đặc biệt ưu ái, cố lo cho tới nơi tới chốn, kẻo công cán đổ sông đổ biển.
      Nhắc đến Trương Vĩnh San, người mẹ có vẻ mắc cỡ hơn, không biết có nên nhắc lại chuyện xưa hay không, rồi cúi thấp người như sẵn sàng chịu trận. Còn Trương Vĩnh San tưởng như được ông cưng chìu hơn những đứa khác trong nhà, đúng lý ra cô phải nồng nhiệt chào mừng ông tới thăm. Cô lạnh lùng qua quít vài câu, tỏ thái độ bực bội hơn là niềm nở, lúc đó cô muốn gọi Thanh Nhã tới nhà.
       Cô lúng túng định đi tìm nơi điện thoại công cộng, nhưng cũng không muốn bỏ đi mà rình xem chuyện gì. Hồi nhỏ, nghe hàng xóm dị nghị và giờ khi ba cô bỏ đi thì ông lên thăm là sao?- Trương Vĩnh San cho như vậy là ô nhục, cô rất buồn phiền vì tuổi mình bắt đầu hiểu chuyện người lớn.
       Mẹ của Trương Vĩnh San cứ thấy con gái lảng vảng, liền sai đi nấu nước cho ông rửa chân:
-  Mẹ nấu đi...Con không biết. Nước nóng sơ ý, phỏng mình thì sao...
      Người ông nghe giọng cằn nhằn, cảm giác như mình là người gây phiền:
-  Thôi con, sai biểu mấy đứa nhỏ làm gì. Mặc cho ta...
       Mẹ của Trương Vĩnh San ngồi im lặng. Một lúc thì nghe có tiếng của Thanh Nhã phía ngoài, líu nhíu gì đó với Trương Vĩnh San. Cô nàng có vẻ mừng vì có người tới nhà trọ, rồi đẩy vào lưng xô Thanh Nhã vào trong:
-  Sáng con không thấy bán xôi, bận phải nhanh xuống trường mượn tài liệu photo...Con sắp làm luận án tốt nghiệp, rồi nhanh về ghé đây hỏi thăm.     
-  Cô nghĩ là con mừng mới đúng chứ! Ăn xôi hoài phải nghỉ thở một bữa chứ...Nè ! Nghe cô dặn nè, hôm nay có ông nội của tụi nó ghé chơi, không khéo ông hay la rầy...
-  Dạ! Thưa chào ông ạ...- Thanh Nhã cỡi giày lễ phép chào hỏi, rồi chờ nghe phán.
-  Dạ! Thưa ba...đây là bạn trai của con Vĩnh San...
-  Cái gì! Con San còn học mà có bồ...
-  Dạ không phải, ở trên này tụi nó có bạn trai là bình thường...Còn yêu đương thì chưa đâu.
        Ông của Trương Vĩnh San có vẻ bất bình không nói nữa. Ông quay mặt nơi khác, tựa như không thích Thanh Nhã cho lắm. Thanh Nhã mang ghế ngồi gần, cố gắng khoe mẽ mình biết chút ít về lịch sử:
-  Ông ơi! Mình ở đây có liên quan gì với dòng họ Trương Vĩnh Ký không hở ông...
-  Mình là ai...Là cậu à?
-  Dạ dạ không phải...Ý con là, Trương Vĩnh San có đặc thù mấy chữ đầu Trương Vĩnh...Dạ, con muốn hỏi cho biết.
        Ông Trương Vĩnh Sinh lắc đầu, ý không muốn trả lời với người ngoài nhiều chuyện:
-  Không có ạ! Vậy là hay rồi...Con biết Trương Vĩnh Ký là một học giả nổi tiếng thời Pháp đô hộ, nhưng có người nói ông ấy là gián điệp của Pháp...
       Từ đầu, ông Trương Vĩnh Sinh không muốn tiếp chuyện với Thanh nhã. Ông trả lời cho xong nhưng vô tình Thanh Nhã gây hấn. Ông đứng lên, bước lên nắm cổ Thanh Nhã ra mà lắc qua lắc lại:
-  Thằng nào nói...Tụi bây học lịch sử ở đâu mà hay vậy. Trường tụi bây dạy như vậy à, ăn học như cái ngữ tụi bây lại được trao trách nhiệm giữ gìn đất nước sao?
       Thanh Nhã mặt mày xanh trành, bất ngờ bị tấn công tới tấp không biết đầu biết đũa, lại không biết vì sao ông nội Trương Vĩnh San nổi điên, cứ nghĩ mình nói chưa hết nên cố bồi thêm:
-  Dạ! Học giả Nguyễn Đắc Xoan tìm thấy lá thơ ở phòng Nhì Pháp ạ! Dạ...dạ, nội dung lá thơ là thế này ạ...
      Thanh Nhã hít một hơi, như thuộc làu làu từ khi nào đọc to rõ:
- "Tôi vừa minh chứng xong cho các nho sĩ thấy rằng nước An Nam không thể không cần đến nước Pháp, càng không thể chống lại nó được, phải tay trong tay cùng đi, không hậu ý và chúng ta nên chụp ngay lấy những hảo ý nảy nở trong chúng ta, của một người như ngài chẳng hạn". Đó là bức thư của Trương Vĩnh Ký viết cho ngài Paul Bert. Ông còn vài đoạn như sau:  "Tôi sẽ trấn áp tất cả các hảnh thần và bao vây nhà vua, tôi sẽ kiếm những người thật sự có khả năng cho Viện Cơ Mật".
     Ông của Trương Vĩnh San nghe đọc đoạn thư đó, như người bệnh tim. Ông ngồi bệt xuống ghế, tay đưa lên ngực thở hỗn hển:
-  Ta có nghe người ta nói đến lá thư đó...Thế nhưng, người ta nhìn với trí khôn khác thường thời bây giờ, rồi đem so đo với ông của ta. Nói nghe, ngươi có biết học giả Nguyễn Đắc Xoan lại là người có mặt trong cuộc tàn sát đồng bào hồi Tết năm Mậu Thân 1968 không? Ông ấy là người của Cách Mạng, ám chỉ ông của ta là người câu kết với thực dân Pháp nhưng thử hỏi thuở đó không có ông của ta, bọn thực dân Pháp không chiếm nước An Nam à?
-  Cái đó thì con không rành lắm, mấy học giả nói lại thì nghe theo thôi...Con chỉ vô tình nói ra.
-  Nhưng tụi bây nói không suy xét, nói đúng ngay ta là hậu duệ của nhà họ Trương. Ta phải biện minh cho nghe, để thôi nghĩ là muốn nói qua quýt rồi tự hào là người hiểu rõ ngọn nguồn. Thường, con người ta khen chê nghe thì dễ, nhưng mấy ai làm được như ông của ta.
-  Trương Vĩnh Ký được Pháp nuôi từ nhỏ, được cha đạo cưu mang, được cho sang Nông -Pênh, được đi Malaysia...Ai được như vậy không giỏi sao được...
-  Hình như mày là thằng nhải ranh, cái gì cũng biết hết. Thế thì, ngươi có biết là thuở đó chỉ mình ông của ta được cưu mang sao? Nhiều vô kể và người Pháp muốn đào tạo để về phục vụ lợi ích cho Pháp. Ông của ta nếu không phải là người trí tuệ siêu phàm, thử hỏi bây giờ người ta có kết tội cho không? Còn một chuyện mà người Việt mình hay mắc phải, đó là cứ thấy là một học giả, thì bổng bắt người ta phải là người cầm cân nẩy mực không khác gì một vị thuộc Đấng Tối Cao, mọi việc đều phải am tường cả.
-  Nghĩ cũng phải, Pháp cũng đã chiếm miền Nam làm thuộc địa rồi, không tránh được việc xâm chiếm thêm miền Bắc và miền Trung...
-  Ông của ta có nhiều công tích mà ít thấy ai nói, giả như đem giống cây trồng chỉ có bên Xiêm. Như dừa Xiêm, chuối Xiêm, vịt Xiêm, mảng cầu Xiêm...vân vân và còn nhiều thứ khác nữa. Nhưng đặc biệt nhất là Chữ Quốc Ngữ, ông của ta là một trong những người sáng chế ra chữ Nôm sang chữ La-tin...
-  Hỏng dám đâu...Mấy trái cây ông vừa kể thì con đây còn tin, chứ chữ viết thì con nghĩ khác...
-  Cái gì...Ngươi là người ngộm thế nào mà phán xét.
-  Bởi vì ông là người lớn, nếu ông cho phép con nói "tay đôi" thì con nói. Bởi vì cứ áp chế mấy đứa nhỏ hoài, tưởng là tụi nó không có suy nghĩ sao được...
-  Ngươi nghĩ sao? Nếu mà nói bừa nói ẩu thì đừng trách ta là người lớn áp chế...
-  Con không biết là mình có nói bừa nói ẩu không? Nhưng con nghĩ Chữ Quốc Ngữ (chữ Việt Nam bây giờ), nó có từ thời Hán Cao Tổ- Thanh Nhã  thấy ông của Trương Vĩnh San trợn mắt nhìn mình, tranh thủ ông uống ngụm nước trà  thì lẹ làng giải thích- Ông coi tài liệu đi, thời Hán Cao Tổ đã có tàu con buôn của phương Tây tới. Lúc đó tàu phương Tây, cũng như tàu La Mã sang Ai cập vậy...Ông hãy hình dung như thế này, giữa hai người giao thương buôn bán, chỉ diễn tả tay chân thôi là không đủ. Một món hàng anh bán cho tôi ưng ý, cần thiết ghi nhận lại để lần sau biết chỗ lấy hàng (vì hàng anh này có lời hơn hàng anh kia). Việc ghi nhận đó còn truyền lại đời con cháu, vì tàu buôn bán của người châu Âu ngày xưa cũng có tính gia truyền. Theo nhiều tài liệu, việc giao thương của nguời châu Âu đến Trung Quốc đã có từ đời Hán Cao Tổ. Giữa nguời buôn bán với nhau, cần có sự đánh dấu hoặc ghi nhận lại các loại hàng giao dịch. Một bên là chữ tượng hình, một bên là chữ La-tin. Từ sự phiên âm đó, mà hình thành một dạng chữ trung gian, có thể hiểu đó là một dạng “thủy tổ” của Chữ quốc ngữ. Đến đời Đường, cũng có rất nhiều tài liệu khẳng định người phương Tây đến Trung Quốc, mà hễ có giao thương là có sổ sách, mà hễ có sổ sách thì phải có sự ghi nhận: Tiếng La-tin phiên âm tiếng Hán. Làm sao đó để đọc chữ Hán, người phương Tây cố ghi chữ lại đọc càng giống càng tốt. Phố Hiến vào đời Lê của Việt Nam, cũng có nhiều lần tàu bè người phương Tây ghé trao đổi buôn bán. Một nơi cũng dùng chữ Hán như người phương Bắc, cũng viết chữ tượng hình và âm giống như vậy thì tại sao không lấy chữ phiên âm đã dùng trước đây ra mà dùng. Đến đời Lý hoàn toàn dùng chữ Hán, và cũng có những người phương Tây đến giao thương. Vậy nên chữ phiên âm càng lúc càng nhiều, và người buôn bán giỏi phải có sổ sách. Phải chăng, Alexandre de Rhode đi theo tàu buôn đến Trung Hoa và Việt Nam truyền đạo, đã thấy được kiểu chữ phiên âm đó có lợi. Ông đã cho ra một loại tự điển để dễ bề giao tiếp, chứ không ai vừa sáng tạo chữ vừa làm ra tự điển liền. Chữ nghĩa cũng phải theo âm ngữ và nghĩa của địa phương ấy nữa, đã được sử dụng nhuần nhuyễn từ lâu. Không ai có thể sáng tạo một chữ mới rồi ép người ta nghe theo được. Nhất là các cha đạo, đã là người phương Tây nói tiếng Bồ Đào Nha mà thêm chữ mới sáng tạo lạ hoắc lạ huơ ai mà nghe. Dứt khóat đã có sự ghi nhận tiếng phiên âm từ lâu rồi, nếu muốn truyền đạo thuận tiện hơn thì nên phổ biến rộng rãi cho mọi người cách dùng và Alexandre de Rhodes đã là người làm ra tự điển “tiếng phiên âm” ấy đầu tiên, chứ không phải là người sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ là kết quả của sự giao thương của người phương Tây và phương Đông, chắc chắn có giao dịch thì có phiên âm và bây giờ người ta cũng thấy nhiều người vẫn làm như vậy: Người ta đang dần thống nhất cách đọc bằng chữ phiên âm quốc tế đó...Cho đến lúc xảy ra chiến tranh giữa vua Quang Trung và Nguyễn Ánh, với sự trợ giúp đắc lực của Bá Đa Lộc và đây là thời kỳ Chữ Quốc Ngữ được phô diễn cùng theo sự chiêu mộ quân lính. Tựa như đồng nghĩa với việc theo vua và theo Chúa, cả miền Nam dần ủng hộ theo dòng giống nhà Nguyễn, vì vậy họ cũng dần theo đạo KiTô. Ai theo đạo ít nhiều phải đọc kinh thánh, mà muốn đọc kinh thánh chỉ duy nhất có chữ phiên âm ấy mà thôi. Như Vậy, theo đà thắng lợi của triều Nguyễn và đạo Thiên Chúa, Chữ quốc ngữ cũng theo đó mà phổ biến thêm rộng khắp với nhiều nhà dân theo Đạo. Có lẻ, sau khi Bá Đa Lộc mất chữ quốc ngữ tạm lắng xuống mà chỉ để tâm đến chiến trường đang thắng lợi. Nguyễn Ánh chiến thắng và lập ra nhà Nguyễn, triều đình vẫn dùng chữ Nôm nhưng thực ra ở ngoài người theo đạo thiên Chúa vẫn đang cầu kinh hằng ngày, chữ phiên âm ấy vẫn như được ôn luyện. Lúc nhà bác học Trương Vĩnh Ký ra tờ Gia Định Báo mà cho là tự sáng chế ra chữ, chắc là tờ báo ấy chỉ có ông ấy đọc, không rộng rãi trong dân chúng thì tờ báo đó bán ai mua. Còn Pháp chiếm nước ta mà nghĩ được ra chữ viết đó thì cũng đội ơn, người Pháp chẳng thèm mải mai đến chữ viết mới lạ đó. Nếu họ có chủ trương thì ở AnGiêri hoặc Cameroom cũng có chữ viết La tin rồi...Nói chung Chữ Quốc Ngữ hình thành từ việc giao thương và từ thời xa xưa lắm rồi. Học giả Trương Vĩnh Ký chỉ góp phần làm cho nó kiện toàn mà thôi...
         Ông của Trương Vĩnh San ngồi nghe mà mắt thì mở to, ngạc nhiên. Ông gật gù cũng có mà lắc đầu cũng có. Ông cũng muốn Thanh Nhã nói để xem tụi nhỏ bây giờ biết được gì nào?
-  Cái gì mình nói cũng phải có minh chứng...Nói dễ như ngươi thì ai nói không được- Ông hớp ngụm nước trà, rồi gật gù- Xét ra thì cái lý ngươi cũng có phần đúng, nhưng ít ra phải là người có tên tuổi nói người khác mới nghe.
-  Con cần gì tên tuổi...mà ông cũng lạ là không ào ào bắt phải nín bặt, chứ mấy người con gặp, bắt học sinh học lịch sử không cho nghi ngờ. Học như vậy chán thấy mồ, có nghi ngờ mới thú vị...
-  Hồi nảy ngươi đòi ta nói chuyện "tay đôi", nên cũng muốn thử xem sức học của ngươi thế nào.
-  Đó ông thấy chưa? Con cũng đâu phải tay vừa. Ông biết con cũng giỏi, thành ra con có quen Trương Vĩnh San xét ra ông phải hãnh diện mới đúng.
-  Mồ tổ cha ngươi chứ hãnh diện, toàn ăn nói bậy bạ...Ta mới vừa có lời khen là ngươi ưỡn ngực ra. Chẳng qua là ngươi đưa ra những chuyện lạ hoắc lạ quơ nên ta mới chú ý, thực ra những gì ngươi nói ta nghe toàn những điều tào lao...
        Lúc này, mẹ của Trương Vĩnh San thấy căng thẳng nên ra hiệu cho Thanh Nhã ngưng tranh luận, dù sao lịch sử đâu đâu nói hoài bà có khỏi bán xôi không. Còn Trương Vĩnh San thì ra vô không biết làm gì, cô tìm cho mình một sợi dây khá chắc chắn, ra trước nhà treo lên mái hiên. Trương Vĩnh San cột thật chắc vào, định đưa người lên đó đu đưa thử.
       Thanh Nhã liếc thấy hết hồn, cứ nghĩ là mình phô trương kiến thức làm phật lòng ông. Trương Vĩnh San buồn rầu treo cổ, nên lật đật chạy ra ngoài quì gối:
-  Công chúa!- Thanh Nhã ôm hai chân, làm Trương Vĩnh San không tiếp đất được- Công chúa hãy nghĩ lại. Ở đời rất nhiều người có hoàn cảnh khốn khổ còn hơn thế, không phải do mình gây ra...Hay là...Thằng con trai nào... nếu họ bỏ mình không yêu nữa thì vẫn còn người khác...Công chúa, chẳng như hạ thần đây, hạ thần...yêu...yêu công chúa nhiều lắm...Xin công chúa đừng treo cổ ạ.
       Ông và mẹ của Trương Vĩnh San thấy Thanh Nhã đột ngột ôm chân, rên rĩ. Cả hai thoáng nghĩ chắc là hai đứa trẻ có gì rồi mới treo cổ, chạy ra cửa ngoài nhìn thấy Trương Vĩnh San tòn ten trên sợi dây.
-  Gì vậy! Buông ra...
-  Công chúa! Hạ thần yêu công chúa...Thực lòng từ lâu, hạ thần yêu ngay từ lần đầu gặp gỡ...Chỉ vì công chúa tuổi còn nhỏ xíu...Công chúa ạ! Đừng có làm bậy, hạ thần chỉ nói chuyện với ông thôi, đâu có cãi lẻ gì đâu...
-  Con định treo cổ sao con- Ông của Trương vĩnh San cũng phụ hoạ theo, rồi như muốn khóc- Con có người bạn trai tốt, ông nói thật là ông đâu có chê mà con phải treo cổ...
          Trương vĩnh San không biết tại sao mình định treo sợi dây để làm xà đơn, nghe Thanh Nhã nói chuyện với ông cô rất thích. Bỗng nhớ tới lời đề nghị của Thanh Nhã rằng nên tập thể dục dụng cụ. Cô tin tưởng lắm và sợ như thể dễ quên, nên nhớ ra là làm liền...
-  Con treo cổ? Ai nói...
-  Con ơi xuống đi...Con treo như vậy là không nên...
-  Con có xuống được đâu...Tự dưng ôm chân mình cứng ngắt làm sao xuống...
-  Tại sao con treo cổ...
-  Hạ thần nói thiệt, hạ thần rất đỗi yêu công chúa. Thằng nào nó không yêu kệ nó, công chúa vẫn còn có người đắm say mà.
       Thanh Nhã cứ nghĩ người nào treo cổ thường do thất tình, ở tuổi dậy thì dễ xốc nổi. Lại thêm mập quá dễ bị người khác chê ú, từ bỏ ngay khi tình yêu vừa chớm nở:
-  Công chúa, dù công chúa có mập cỡ nào, hạ thần vẫn cứ yêu...
-  Con xuống đi, nó nói thế thì con còn treo cổ làm gì...
-  Ai nói treo cổ vậy, nói nghe thấy ghê quá trời...
-  Thấy ghê thì công chúa xuống dùm đi.
-  Xuống sao được, nảy giờ cứ ôm cái chân cứng ngắt...
         Thanh Nhã như sực nhớ ra, buông hai chân Trương Vĩnh San ra. Thấy Trương Vĩnh San đứng xuống đất, ông lấy cái quạt hất gió liên hồi:
- Sao con dại dột như vậy?
-  Dại dột cái gì ông, chỗ này nó chắc nhất. Con định làm cái xà đơn để tập thể dục mà...
        Thanh Nhã đứng lên nhìn từ đầu đến chân, tay gãi đầu một lúc. Trương Vĩnh San nói thẳng vô mặt, như té tát:
- Vô duyên dễ sợ, ai đời nói con gái mập này mập nọ...Tui treo cái xà đơn là nghe lời anh để tập thành người mẫu đó...Khùng vừa vừa thôi. Bộ tui mập không ai thương nên thất tình treo cổ chứ gì...
          Ông của Trương Vĩnh San khi nảy đang ghét cay ghét đắng lời lẻ tranh luận của Thanh Nhã, giờ như nhân đôi:
-  Cái thằng...Làm hết hồn...
-  Bởi vậy! Mấy người tào lao hay xớn xác. Về nhà cho tui dùm cái đi...
        Mẹ của Trương Vĩnh San hoàn hồn, hiểu ra chuyện liền đuổi thẳng cẳng. Còn người ông thì khác:
-  Cho ông hỏi, lý do gì ngươi gọi con San là công chúa. Ta hỏi ngươi phải trả lời thật đó...
-  Khùng lắm! Ông không biết đâu- Trương Vĩnh San xen vào- Từ hồi con ra Huế chơi, hắn lượm đâu cái áo cứ một hai bắt con chui vô...May mà áo hồi xưa rộng, nên cũng coi đở tí xíu đi...Có điều cái áo đó rách từa lưa, bắt con đi lòng vòng hoài Huế mắc cỡ gần chết...
-  Cái áo nào? Ông của Trương Vĩnh San hỏi vu vơ.
-  Để con vào lấy cho ông xem, vá tới đâu bắt con thử tới đó...mệt gần chết.
        Đợi Trương Vĩnh San lấy bộ đồ một lúc, ông đeo kính lão vào xề xệ để ngắm. Một lúc như nhận ra hiện vật lịch sử, ông đưa sát vào mắt người mẹ:
-  Con còn nhớ cái áo này không? Lúc mang thai con San con có mặc đến rách bụng...
-  Cái áo nào? Cái áo công chúa gì đó hả?
-   Đúng rồi?
-   Dạ! Con nhớ ra rồi...Hồi lúc sinh con San, con thấy rách nên bỏ ở bệnh viện luôn. Giờ mới gặp lại nó...
-  Tại sao ngươi có nó...Ngươi nói rõ ràng nguồn ngạnh cho ta nghe, nói đi...
-  Nảy giờ có ai cho nói đâu...
          Lúc này, tới phiên Thanh Nhã làm lẻ. Ông của Trương Vĩnh San có phần nào đó nhún nhườn, biết là Hoàng tử vẫn luôn theo sát đứa con rơi của mình cho tới lớn.
 
 
 
 
                                                         IV
 
 
          Ông của Trương Vĩnh San ở lại thêm vài ngày, giờ đây ông chấp nhận Thanh Nhã là người yêu của người cháu. Mỗi lần Thanh Nhã tới chơi, ông bắt Thanh Nhã phải nghe chuyện:
- Ta có câu chuyện này kể cho ngươi, có tin hay không tin thì tuỳ...Ngươi có tin rằng, lúc ông của ta ra triều đình Huế để dạy học cho vua Đồng Khánh, có gặp một người thanh niên tên là Nguyễn Sinh Sắc...Ngươi có biết người đó là ai không?
-  Nguyễn Sinh sắc à? Người có tên đó nghe quen quá ta, mà là ông vua nào vậy ông?
-  Vua nào? Đó là cụ thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh...
-  Dạ quên, đột ngột ông hỏi con quên. Giờ nhớ rồi.          
         Cả hai ông cháu rất thân tình, riêng ông của Trương Vĩnh San tựa như có người để nhắc đến quá khứ. Nhất là lịch sử của dòng tộc, ông rót trà mời Thanh Nhã để nghe mình kể lể:
-  Ngươi muốn biết chuyện con San ngọn ngành, thì phải nghe câu chuyện ta kể ra đây trước, mới hiểu được dòng họ nhà Trương Vĩnh ta như mắc nợ triều đình vậy.
-  Ông kể đi, con ghét nhất nghe chuyện nửa chừng rồi nghe chuyện khác bực thấy mồ...
-  Bực à, bực cũng phải nghe nữa...- Ông của Trương Vĩnh San biết là Thanh Nhã tò mò đầu đuôi câu chuyện, nên dùng thủ thuật cù cưa.
          Mấy ông già hay lợi dụng mình hay lãng nhãn, để kể chuyện nọ xọ qua chuyện kia đúng như tính ý của mấy ông lão:
-  Khoảng năm Nguyễn Sinh Sắc hai mươi bốn tuổi, rất thèm muốn được học ở kinh thành Huế nên đã thân hành tới nơi ấy tìm hiểu. Đó là năm 1886, cũng là năm Trương Vĩnh Ký được Đồng Khánh mời ra triều đình dạy mình học.
       Các sĩ tử đi tới Huế, đều muốn mong muốn được học ở trường Quốc Tử Giám và nhìn thấy được Văn Miếu. Lúc này, hai nơi này đều nằm gần chùa Thiên Mụ, được vua Gia Long cho xây dựng từ năm 1808 ( Sau Quốc tử Giám mới được dời về Nội Thành). Các sĩ tử chưa được tiếng vang, chỉ tham quan bên ngoài rồi sang chùa Thiên Mụ tranh cải mấy từ được khắc trên bia đá tiến Sĩ. Chữ Nôm thuở ấy phải học hành đến nơi đến chốn, không khéo là hiểu sai chữ hoặc dễ bị phạm huý tên vua. Cho nên, sĩ tử tranh luận một thôi một hồi, rồi có ai đó chỉ ra một loại chữ viết mới bảo mọi người coi mà học.
          Nguyễn Sinh Sắc đang được một sỉ tử chỉ cho một loại chữ viết.         Tưởng chữ La-tin phiên âm kia là tiếng Pháp, Nguyễn Sinh Sắc thấy dễ đọc và ngợi khen cách viết chữ đó cũng dễ thuộc, liền thử phiên âm những hàng chữ trên hai cột trước cổng chùa Thiên Mụ. Chàng trai trẻ viết tới đâu, thì nhà Trương Vĩnh Ký đọc được đến đó. Thấy có người ăn mặc y phục triều đình, Nguyễn Sinh Sắc vội vã bôi đi e phạm pháp. Trương Vĩnh Ký cũng đã đến đó và thấy chàng trai xạ lạ có vẻ sáng dạ hơn người.
         Lúc này, dân gian đã lén lút đố nhau về một loại chữ viết mà triều đình không bao giờ chấp thuận: Đó là Chữ Quốc Ngữ. Trương Vĩnh Ký chẳng những không cho đó là phạm pháp, mà còn thuyết phục chàng trai dùng chữ viết La- tin đó phiên âm những chữ Nôm được khắc quanh chùa, mà còn khen ngợi chàng trai ấy tỏ tường tiếng Hán- Nôm.
         Sau khi, Trương Vĩnh Ký chỉ bảo thêm cho Nguyễn Sinh Sắc hoàn thiện cách ghép vần và khuyến khích các sĩ tử hãy dùng loại chữ viết ấy, vì miền Nam hoàn toàn sử dụng nó từ lâu rồi. Ông còn nói là lần này tới Huế, muốn thuyết phục vua cải cách chữ viết hẳn sang tiếng La-tin. Chữ viết ấy xem ra tiện lợi hơn chữ viết của Nguyễn Trường Tộ đề nghị với vua Tự Đức.
          Trương Vĩnh Ký biết người trai trẻ khát khao được học ở Quốc Tử Giám, nơi chỉ giành riêng cho con của vua chúa và quan lại. Trong khi đó, Nguyễn Sinh Sắc có xuất thân từ những người phu nghèo khó, nên Trương Vĩnh Ký có đôi điều thương cảm:
    " Ta biết ngươi là kẻ yêu học thuật, nhưng luật lệ triều đình xưa khó mà thay đổi. Cho nên, có mấy kế sách hoạch định ngươi trông cậy: Một là, xem trong dòng họ thân thuộc có ai đã từng làm quan của triều đình rồi, nhờ họ giúp cho. Hai là, phải nhờ thầy mình- Người đã dạy ai đó giờ đã thành quan nhất phẩm đang tại vị, người đó đở đầu thì may ra..."
        Nguyễn Sinh Sắc suy nghĩ một lát, liền thổ lộ: " Nếu vậy, có một việc xin thưa thật với Thị Giảng Học Sĩ. Sĩ tử có một người cha ruột là một người thầy giỏi, dạy được những người đang làm quan trong triều chính. Ngặt nổi ông không biết mình có đứa con rơi, về nguyên tắc giấy tờ thì sĩ tử là con của người khác. Nếu vậy, sĩ tử sẽ nhờ người cha ấy lo liệu được, nhưng e mấy người học trò, giờ họ làm quan không biết có còn nhớ đến cha sĩ tử. Nếu như ngài ở triều chính thì hứa giúp giùm."
       " Được rồi!- Trương Vĩnh Ký nói- Ngươi cứ về nhà lần theo manh mối đó. Ta ở đây khi hay tin sẽ giúp thêm...Có điều, ngươi hãy kể rõ ngọn nguồn ta mới hiểu. Tại sao có người cha ruột có đứa con như ngươi, lại không công khai công nhận."
       "Theo mong manh, sĩ tử chính là con của Hồ Sĩ Tạo. Trước đây, lúc còn là cử nhân có tình ý với cô Đèn ( có tên thật là Hà Thị Hy). Cả hai tư tình với nhau nhưng không lấy nhau được, sợ gái có chửa hoang dân làng hành hạ nên gấp rút gã cho ông lão Nguyễn Sinh Nhậm".
           (Kể đến đó, thấy Thanh nhã ngơ ngác. Ông của Trương Vĩnh San hớp một hớp trà, khề khà):
- Theo như ta nghĩ, Nguyễn Sinh Sắc chính xác là con của nhà họ Hồ. Bởi vì có những câu hỏi sau đây: Thứ nhất, theo sử sách ghi lại, không lý gì một thằng bé mới bốn tuổi mà thông minh được. Ở tuổi đó nó nói chưa rành thì làm gì có việc đứng rình ở ngoài xem nhà Hoàng Đường dạy học, rồi đọc làu làu kinh sử để được xem là thông minh. Cho dù là thông minh quá đi nữa, thuở đó con nhà họ nào nhà đó nuôi khó mà cho khơi khơi người ngoài, dù nhà có nghèo khổ mấy đi nữa. Chắc chắn, phải có hoàn cảnh nào đó đặc biệt nên mới có việc xin thằng bé Nguyễn Sinh Sắc một cách dễ dàng như vậy. Thứ hai, xét đoán trở lại việc trước đây ông Nguyễn Sinh Nhậm ở tuổi lão lại nghèo túng, khó mà đi bước nữa với một cô gái con nhà giàu. Chắc chắn phải có sự trau đổi nào đó, bù qua sớt lại giữa hai người. Phải chăng, cô Hà Thị Hy đã có mang thai trước rồi và người đang dạy học tại nhà họ Hà, là Hồ Sĩ Tạo không cớ gì bỗng nhiên nghỉ dạy đột xuất. Vả lại, Nguyễn Sinh Nhậm ở tuổi lão khó bề có con, cái thai ấy chắc chắn của người ngoài. Thứ ba là sự hành hạ của cô con dâu ông Nhậm, có tuổi lớn hơn cô Đèn và biết là cha mình đem về một người con gái chửa hoang, nên có phần tru chéo hai người không thương tiếc. Vì vậy mà ông Nguyễn Sinh Nhậm không sống được thêm mấy năm, còn bà Hà Thị Hy cũng qui tiên khi thằng bé lên ba. Thằng bé Nguyễn Sinh Sắc không máu mủ gì nhà họ Nguyễn Sinh, bắt buộc phải ra ruộng chăn trâu...
         Bởi thế, Nhà họ Hoàng Xuân Đường mủi lòng khi thấy thằng bé bị đói khát, chỉ vì người lớn gây ra chứ không tội tình gì. Cho nên xin thằng bé về làm con nuôi một cách dễ dàng và sau này còn gả con gái tên là Hoàng Thị Loan cho.
         Trở lại việc Nguyễn Sinh Sắc gặp ông của ta, giữa hai người có những giao ước và được ông của ta hứa giúp sức. Trương Vĩnh Ký hứa vậy, là vì biết triều đình khó lòng chấp thuận loại chữ viết mới. Ông cố tìm thêm người lôi kéo về phía mình, nhất là các sĩ tử mới vào triều. Ông thích họ vì nhanh nhạy tiếp nhận cái mới, còn những người trong cung e ngại người có công sẽ giành phần bổng lộc, nên cở nào cũng bát bỏ và họ nói chữ viết mới là theo ngoại bang xoá bỏ chữ viết của cha ông. Nói chung, họ viện dẫn rằng sẽ mất nguồn gốc tổ tông, rằng thế hệ tiếp theo đứng trước Văn bia Tiến Sĩ sẽ mù tịt không biết chút thông tin nào, rằng Trương Vĩnh Ký là một tên bịp bợm của Pháp.
      Nói về Nguyễn Sinh Sắc rất mừng vui, hẹn sẽ về tìm người cha ruột. Về Nghệ An dốc sức học tập để đỗ được Cữ Nhân, nhưng không bao giờ còn gặp lại được người nổi tiếng khắp Tam kỳ lục tỉnh ấy nữa. Trương Vĩnh Ký chỉ ở kinh thành Huế dạy dỗ vua Đồng Khánh chỉ được hai tháng, rồi tìm cách lui bước về Nam để làm nghề báo. Việc không ở lại chốn quan trường, có nhiều lời bàn cãi suốt sau này. Nhưng chung qui, Trương Vĩnh Ký vẫn mãi toàn tâm toàn ý cho người việt Nam. Ông là một học giả, nên ông làm công việc của một học giả. Nhưng mọi người thấy nước mất nhà tan, ghép ông vào con đường chính trị rồi đòi hỏi ông có cách hành xử, làm người "cầm cân nảy mực". Bây giờ đem so sánh ông với những người sau này, trách ông thế này thế nọ vì mọi người nắm được tình huống lịch sử đã diễn ra thế nào, chứ lúc đó ai biết được mọi việc xảy ra tiếp theo ra sao?
         Ông của ta đi đây đi đó nhiều, sự việc trong triều chính lúc nào cũng mong mỏi có sự cải cách sâu rộng hơn nữa. Nhưng triều đình nào cũng vậy, họ chẳng màng vì bổng lộc đang được thụ hưởng, a dua nịnh nọt để không phải thay đổi gì nhiều. Cho nên, Trương Vĩnh Ký gặp phải trở ngại từ những tư tưởng cố hủ, rồi qui chụp mình là loại người bị bọn Tây tẩy não. Cuối cùng không thể nào có thể hoà mình với những người cứ nhìn về đất Tàu, để vận hành đất nước được, âu cũng là mặt bằng dân trí thuở ấy khó mà đả thông mạnh mẽ và đúng là sự trì trệ đã làm cho nước An Nam phải trả giá. Ông của ta tìm cách từ quan, trong lòng tâm niệm phải có việc gì đó thay đổi lớn cho đất nước. Trương Vĩnh Ký thấy những việc cũ rích mà không chịu thay đổi cho thế giới thấy rõ, lấy đó làm hổ thẹn nhưng là người luôn tôn trọng dòng họ Nguyễn. Trở về Nam thành lập tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên: Tờ Gia Định Báo, hòng tạo dấu ấn cụ thể cho dân trí: Đó là việc làm của một nhà "bác học", góp phần thay đổi chữ viết của người Việt Nam ta tới giờ. Nên nhớ là, mãi đến năm 1910 Pháp mới miễn cưỡng chấp nhận loại chữ viết mới mẽ đó vào trường học, nhìn người An Nam học học chữ viết đó có phần nào tức bực. Vì cũng giống hệt cây đàn Tây Ban Cầm du nhập, người An Nam không chịu học đàn theo cách của Pháp dạy, tự mài mò sao đó thành những bài vọng cổ đang thịnh hành khắp đất nước. Một dân tộc khó đồng hoá, họ kết luận như vậy.
         Thanh Nhã lắng nghe tới đó, nhưng người nghe chuyện khó mà im mồm lâu được. Bỗng nhớ rằng câu chuyện ấy có liên quan gì Trương Vĩnh San đâu, nên cằn nhằn:
-  Hồi nảy, ông nói là nghe câu chuyện về Trương Vĩnh Ký gặp ông Nguyễn Sinh Sắc, rồi mới hiểu chuyện tiếp theo. Tui thấy đâu có liên quan gì nhau đâu...hình như là lạc đề rồi...
-  Lạc đề sao được mà lạc đề? Thời buổi bây giờ có một loại văn hoá sớm vội phê phán quá, tựa như chê bai người khác thì ta sẽ là người am tường mọi việc. Câu chuyện ta kể đây là câu chuyện có tính bước ngoặc lịch sử, cuộc gặp gỡ của hai tiền nhân Cách Mạng. Một người cho cuộc cách mạng Chữ viết, và một người cho cuộc cách mạng Giải phóng dân tộc...Ngươi không thấy sao?
- Trương Vĩnh Ký là người trong cuộc cách mạng Chữ Viết thì được, còn ông Nguyễn Sinh Sắc có gì đâu...
-  Ngươi nói...mà ta nghe đau xót, người đó là thân sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Một con người vĩ đại của dân tộc, sao nói là không có gì...
-  Con nghĩ là ai làm nấy hưởng, kể lể thêm dài dòng. Nếu nói là phải có đền đáp công lao cả dòng họ mới đúng lẻ, thì tại sao vua Thành thái và vua Duy Tân đánh Pháp, mà con cháu họ như  ăn mày lại không thấy ai nói gì...
-  Đó...đó, ý ta kể chuyện lại để ngươi xét đoán...Coi bộ trúng ý ta rồi đó, chứ nào ta có lạc đề...Ngươi có biết là, ông của ta trước khi mất có căn dặn rằng, hãy giúp đở dòng giống của nhà Vua. Dù thế nào đi chăng nữa, dòng họ Nguyễn cũng là người tôn tạo đất nước hơn ba trăm năm, ngần ấy thời gian đâu phải nhỏ.
-  Con đồng ý chuyện đó với ông, nhưng nảy giờ ông bắt con nghe chuyện tùm lum thì rốt lại ông có ý gì...
-  Ý gì đâu, mấy đứa tụi bây ít ngó ngàng gì đến lịch sử. Sẳn dịp đẩy đưa cho biết chút chuyện...
-  Vậy là không có chuyện gì liên quan tới Trương Vĩnh San à? Không có thì không nghe nữa...
-  Có sao không? Nhưng nếu như ngươi muốn biết chuyện con San, thì hãy kể lại vì sao ngươi có cái áo rách bơm kia...
        Thanh Nhã hồi tưởng một lúc, rồi thật thà kể lại:
-   Con thực tập ở Huế, mong muốn có y phục triều đình để cho buổi lễ Festival có ý nghĩa, bằng việc tìm kiếm đồ thật. Vô tình, con gặp một người khoảng độ năm mươi ngoài. Cho con cái áo này và còn cho một tấm hình nói là của một cô công chúa lúc nhỏ. Hôm diễn ra Festival, con gặp người đó trên cầu Trường Tiền, còn nói là có một cô công chúa thật đang ăn bánh lọt dưới cầu.
-  Đúng là anh ta rồi!- Ông Trương Vĩnh Sinh như nghẹn ngào- Đó là một hoàng tử cháu của vua Duy Tân...cha của con Vĩnh San đó mà...
-  Thì từ đầu con biết ngay Trương Vĩnh San là công chúa mà, nhưng có vài điều con chưa nghĩ ra...
         Ông của Trương Vĩnh San chưa vội giải đáp thắc mắc đó, những điều về Trương Vĩnh Ký vẫn còn âm ĩ trong lòng. Chừng nào, Thanh Nhã hiểu được dòng họ Trương Vĩnh của mình lúc nào cũng tôn thờ vua, thì chừng đó ông mới cho là hiểu được câu chuyện ông kể.
 
 
 
                                                        V
 
 
        Câu chuyện giữa hai người dần dần hé lộ, nhưng vì nó có kết cuộc quá bi thương nên hai người muốn giữ kín không muốn để ai biết. Thuở đó, mẹ của Trương Vĩnh San đang học lớp mười hai, thường đạp xe đi học ngang Bãi Trước Vũng Tàu. Cô vẫn luôn nằm lòng câu chuyện Cánh Buồm Đỏ Thắm, mong ngóng một ngày có một vị Hoàng tử đến rước đi. Cho nên, sáng sớm khi mặt trời ló dạng cô dậy sớm đi học, nhín chút thời gian ra ngắm mặt trời lên. Một hôm trên đường đi học về, có một chàng trai khá là to cao sấn tới làm quen. Đó là tay thợ máy cho tàu cá Nha Trang, ghé Vũng Tàu tránh bão vài ngày. Cô học sinh còn mãi mê đèn sách nên không mấy bận tâm đến những người đánh cá, nhưng ông chủ quán nhậu chỉ mánh khoé cho người thợ máy đó:
-  Con bé đó à! Nó rất mê lấy hoàng tử. Nó mong có một con tàu có cánh buồn đỏ thẵm, rồi từ trên tàu một hoàng tử đến lấy nó. Nó mộng mơ như vậy từ lâu rồi, nên thằng con tôi học chung làm quen mà không được, còn bị nó đòi hỏi phải là hoàng tử nó mới ưng, chứ con của người bán đồ nhậu thì không bao giờ.
      Tay thợ máy nghe vậy, liền nói với ông chủ quán:
-  Vậy à! Vậy ông có tin tôi là hoàng tử không?
-  Nếu là hoàng tử thì cậu nhào vô đi...khà khà.
     Tay thợ máy và ông chủ quán cụng ly một cái, như thách thức nhau đố mày làm được chuyện gì đó.
     Buổi chiều hôm đó, cô học trò nhỏ đi học về sớm hơn mọi khi. Cô được nghỉ mấy tiết thể dục cuối tiết, lại đạp xe về con đường quen thuộc. Cô lại thấy người đàn ông hôm sáng, tay cầm hoa phượng đỏ thắm chặn đầu xe, rồi để bó hoa nằm vào giỏ cạnh chiếc cặp. Cô sượng sùng muốn vứt nó ra, nhưng lời nói thỏ thẻ không thể nào rứt ra được:
-  Em...em à! Em có tin anh là hoàng tử cháu của vua Duy Tân không hả? Cho anh một lần làm quen em được hôn...
      Cô bé ngước lên, ánh mắt xanh xanh như người Tây cũng lấy làm lạ. Người thợ máy biết là mình nói trúng vào tâm nguyện của cô học trò nhỏ, chờ phản ứng tiếp theo thế nào. Cô bé lắc đầu ngơ ngơ:
-  Hoàng tử nào ở đây! Thời buổi bây giờ nào còn hoàng tử...
-  Em không tin...Anh biết...Sao em không cho anh có thời gian giải thích rồi về, chừng ấy không tin cũng đâu có muộn...
-   Vậy anh giải thích liền đi, nói phải thiệt đó nghen...
-  Ừ! Nhưng giữa đường giữa xá nói thấy kỳ cục quá. Hai là hai ta ghé vào quán cà phê bên đường...
-  Quán đó à? Thôi em không vào đâu...Quán đó kín mít quá...
-  Đâu có làm chi đâu mà em sợ! Anh chỉ muốn phân trần đầu đuôi góc ngọn thế thôi...
      Cô bé ưỡm ờ câu nào đều bị bịt lối câu ấy, nên đi theo người thợ máy để nghe phức câu chuyện cho xong. Cứ nghĩ là mình nghe không hợp lý rồi về, đâu ngờ càng nghe càng thấy hay:
-  Sao đâu? Anh nói nghe đi, không phải là hoàng tử là biết tay em à...
-  Ừ! Em muốn bầm dập anh kiểu nào cũng được...Hoàng tử của em sẵn sàng chết vì em...
-  Hay quá hén, nói mà không rõ ràng là tui bầm dập thiệt à...
-  Chuyện thế này! Em có nghe mấy người con của vua Duy Tân về sống ở Nha Trang không? Những người đó lai tây, rồi lấy Tây sinh được mấy người con nữa. Trong đó có anh...
-  Thảo nào, em thấy mắt anh xanh xanh...Tính ra, anh là hoàng tử thiệt rồi...
          Câu chuyện kể lể tưởng đâu khó khăn, ai dè đơn giản có vậy mà cô học trò nhỏ tin tưởng. Cuối cùng, họ hẹn hò gặp lại nhau và sau nữa có mấy bận cùng nhau tắm biển. Đến khi chuyện vở lỡ, thì hoàng tử đã cao chạy xa bay. Cô học trò biết trong bụng mình có đứa bé, rất khổ tâm định quyên sinh.
        Hôm đó vào buổi trưa hè, cô ra gờ đá khóc ròng. Ông Trương Vĩnh Sinh là người du lịch, đang lần bước ra xa thì bắt gặp. Kinh nghiệm biết đó là người đang có ý gieo mình, ông thấy nước mắt cô gái đang ràn rụa thì khuyên can. Ông mang cô gái đó về Bến Tre, sẵn thằng con trai chưa vợ con và muốn đở đầu cho cái thai trong bụng kia. Ông sẳn sàng nhận nàng làm con dâu và coi như mình đang giữ gìn giọt máu hoàng tộc. Thằng con trai biết mọi chuyện chứ không như xóm riềng gieo tiếng sàm sở cho ông, còn ông biết mình làm việc gì nghĩa hiệp thì hãy mà làm, tiếng oan tiếng u gì thì ông mặc kệ. Dù sao, ông chính là hậu duệ của dòng họ Trương Vĩnh Ký...
        Giờ đây nhớ lại, cô học trò năm kia mong trở thành Hoàng hậu, Hoàng thái hậu đâu không thấy, mà chỉ đi bán xôi thấy mồ tổ. Cuộc đời dâu bể khó lường, nhưng dù sao cũng có phương kế mưu sinh tương đối ổn định, đở hơn vợ con của mấy chàng hoàng tử con ông Vĩnh Giu.
- Dòng họ Trương Vĩnh Ký ta như vướng mắc nợ nần họ, mới thấy: "Vua chúa chỉ là ở ngôi tạm thời, còn Học giả mới là mãi mãi". Ở Bến Tre ta có một chuyến đi Cần Thơ, thăm những người con cháu của vua Thành Thái. (Đó còn là vua cha của vua Duy Tân). Họ đang sống ở căn nhà nhỏ hẹp ở bến Ninh Kiều, chỉ trừ Bảo Bồi là có việc làm ổn định và ở riêng, còn lại đều hành nghề xe ôm, khổ lắm...
      Ông Trương Vĩnh Sinh thở dài, rồi kể chuyện Những ông Hoàng chạy xe ôm. Ông kể về Vĩnh Giu, từ lúc ở đảo Réunion cùng với vua Thành Thái, đến lúc được bọn thực dân Pháp mang về Vũng Tàu để làm phụ tá cho tên cảnh sát trưởng, rồi về Cần Thơ cho đến nay. Những đứa con của của ông này (Vĩnh Giu) đều chạy xe ôm, vợ thì đi bán vé số hết sức khó khăn...Chung qui, trước đây ông nội (vua Thành Thái) và bác của chúng (vua Duy Tân) dám chống lại bọn Pháp, khác xa với đám con cháu của Bảo Đại. Thế nhưng, chính quyền mấy ai đoái hoài tới.
-  Hời... Cuộc đời con người ta thật là nhiều trái khoáy, đôi khi không muốn nhìn lại.
-  Con hiểu chứ! Hồi đó con cũng mơ tưởng về quá khứ, cũng mong mình thành hoàng hậu, hoàng thái hậu nên mới ra nông nổi này- Mẹ của Trương Vĩnh San cũng đáp lại: Đang là một cô học sinh xinh đẹp, con lại ngã vào lòng anh ấy. Nếu không gặp ba ra ngoài bờ đá, chắc là con cũng quyên sinh, trong khi mang thai con Vĩnh San...
-  Cuộc đời vua chúa chán thật. Con cố lo cho con cái, nhất là con Trương Vĩnh San học tới nơi tới chốn. Nhớ lời ta căn dặn: "Vua chúa ở ngôi chỉ là tạm thời, còn Học giả như ông của ta mới là mãi mãi", nhớ chứ...
   
 
                                                              *      
 
 
 
          Ông Trương Vĩnh Sinh lặng lẻ, rồi ông cảm giác như mình không kể ra thì không biết câu chuyện rồi sẽ chìm quên vào lúc nào. Ông kể rõ sự tình cho Thanh nhã, một người mà ông bổng muốn cho biết tất cả bí mật mình giấu kín:
-  Ta không muốn nói tên hoàng tử đó, nhưng con cháu vua chúa cũng phải làm lụng để kiếm sống qua ngày. Trong những công việc kiếm sống thì nghề đi biển vẫn thường được chọn làm kế sinh nhai...
-  Ông kể lâu quá hà...ông kể thẳng là có một người thợ máy cho tàu cá đi...Con biết tới đó rồi đó...
- Ừ! Đừng nóng, chuyện đâu còn có đó...để ta uống miếng trà đã, rồi mọi thứ sẽ mạch lạc.
       Ông Trương Vĩnh Sinh là người lớn, nếu là bạn ngang tuổi mình chắc Thanh Nhã đã nhảy đến lắc lư cho nước trà trong miệng ông tọt xuống bao tử rồi. Ông kể chuyện thực sự bài bản, có điều tuổi trẻ dễ nóng nảy nên mấy việc uống nước Thanh Nhã muốn điên tiết. Dằn lòng chờ đợi, cuối cùng sự việc cũng được rõ ràng:
-  Hoàng tử là người có gia đình rồi, nhưng khi ghé Vũng Tàu tránh bão phải lòng cô nữ sinh còn đang đi học. Như mọi người, tuổi trẻ háo thắng muốn ôm ấp được sự trinh nguyên. Hoàng tử cũng như người phàm mình thôi và cô gái cũng trao thân cho chàng. Cô gái đó là mẹ của con San đó, định quyên sinh ở Bãi Trước.
        Sau khi, hoàng tử bỏ rơi nàng nhưng trong lòng vẫn ray rức. Tàu cá ghé Bến Tre thì đến ngay nhà ta mà cầu cạnh, tựa như nhà Trương Vĩnh ta luôn phải lo những việc rơi rớt của nhà Nguyễn và ta nhanh chóng tìm ra Vũng Tàu để cưu mang cô bé. Khi mẹ của con San mang bụng bầu to ra, hoàng tử ngầm đưa cho ta một chiếc áo để mẹ nó đắp. Đó là chiếc áo ngươi tìm thấy, mẹ của nó mặc rách phần bụng, rồi bỏ quên ở bệnh viện khi sinh nó. Nếu vậy, chiếc áo được cho ngươi...thì chắc là, hoàng tử vẫn âm thầm ghé bệnh viện và thấy chiếc áo mang về cất cho tới giờ.
      Còn một việc nữa, ta lại muốn gửi gấm cho ngươi. Đó là cái rương chứa toàn là quần áo công chúa, có trên ba mươi bộ vào thời vua Duy Tân. Trước đây vì chưa có siêu âm nên không biết con San là trai hay gái, hoàng tử ngầm theo dõi con mình đến khi sinh. Biết nó không phải là con trai thì lần này đánh bài chuồn hoàn toàn, nhưng lần đó anh ta ghé chỗ hẹn đem theo cái rương quần áo ấy. Ta gửi lại anh ta tấm hình con bé và cứ nghĩ mọi việc sẽ theo thời gian mà quên lãng. Nếu ở Huế anh ta gặp ngươi, vậy thì anh ta vẫn ngầm dõi theo dòng giống hoàng tộc, theo dõi con mình lớn lên như thế nào...Đúng là, ai nào mà bỏ con giống con dòng...
-  Cho đến lúc sinh Trương Vĩnh San, hoàng tử vẫn âm thầm lặng lẻ...Chắc người ấy rất yêu thương sâu nặng, khổ vì không phải như xưa mà năm thê bảy thiếp: Bởi vậy ở đời, tuy tìm tông tích dòng họ đôi khi lùm xùm ghê lắm. Nghe đâu, thầy Chân Tâm nào đó đi tìm cụ Hồ Sĩ Tạo nhận làm tổ tiên, rồi còn nói Bác Hồ là người bác ruột...
-  Sao? Ngươi cũng biết chuyện đó nữa à?
-  Trời ơi...Thời đại internet trên mạng rần rần. Tội nghiệp ở nước ta cứ coi như là không biết gì hết, muốn bịt bùng thông tin đâu có dễ...
-  Bí mật là phải giữ kín, nhưng đôi khi nhu cầu tìm kiếm dòng tộc mình là có thật...Bởi vậy, mọi người thấy lùm xùm là thế. Trên đời này, khó mà tránh việc trai gái yêu đương nhau ngoài luồng. Cho nên, việc tìm kiếm lại tông tích có khi lại là việc gây sự với người đã khuất...
-  Thôi ông ơi, việc đó xa xôi rồi. Ông nói lại cái rương đồ công chúa gì đó. Ông nói là đang cất giữ, vậy ra ông có ý cho ai "kế nghiệp" chưa?
-  Ngươi bóng gió gì...việc thừa hưởng cái rương đương nhiên là con San rồi...
-  Hết sảy...- Thanh Nhã xoa hai bàn tay, tựa như Trương Vĩnh San với mình là một - Vậy chừng nào ông? Sắp tới có buổi biểu diễn Hoa Học Trò do quận tổ chức, ông mang lên để tụi con còn kịp tập dợt.
-  Nóng thế!- Ông của Trương Vĩnh San lại uống nước trà, tựa như ông mới là người nóng ruột hơn- Con San nó mập quá, trình diễn Hoa bông bùm bục thì được...
-  Ông nói...Chứ con quyết chí rèn luyện công chúa thành người mẫu, rồi ông sẽ chờ xem.
       Ông Trương Vĩnh Sinh nghe nói vậy cười ngất ngây, nhưng ông hy vọng có việc rèn luyện nào đó để Trương Vĩnh San ốm bớt, sức khoẻ tốt hơn thôi. Cuối cùng, ông đồng ý trao lại cái rương với điều kiện là có sự đồng tình "nhận hàng" của Trương Vĩnh San. Vài ngày sau ông về lại Cái Mơn, còn Thanh Nhã ở lại hết sức o bế Trương Vĩnh San, hy vọng mang cái rương chứa đựng Y phục triều Nguyễn giao cho mình quản lý.                                                 
                                                         
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.02.2011 22:32:26 bởi clietc >

clietc
  • Số bài : 217
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 28.01.2009
RE: Y Phục Triều Nguyễn. - 26.01.2011 08:20:38
                                                            VI  
 
 
          Tuổi nào mới được phép yêu nhau hợp pháp, tại sao có lúc người ta cản trở nhưng cũng có lúc trân trọng. Đôi khi người ta có thái độ thù hằn với nó, nhưng con gái nào lớn lên không có được người đeo đuổi thì có gì đó mặc cảm. Tình yêu, đó là thứ tình cảm gì của mỗi con người và tựa như trong tim luôn được cất giấu nhưng trực chờ sẳn, đợi khi có điều kiện thì bùng phát.
        Trương Vĩnh San ngượng ngùng song có phần nào khích lệ. May thay, những lời lẽ yêu đương xuất hiện vào lúc sắp nghỉ hè. Cô nghe lòng có lúc rộn rã, nhưng vẫn chưa thoát khỏi tuổi mới lớn nên chưa chuẩn bị được gì nhiều. Công chúa xem Thanh Nhã như là một "sinh vật lạ", trong tâm tư không tránh được "áp lực" nên sì ra:
-  Hắn la toáng lên um sùm: " Công chúa, tôi yêu công chúa...công chúa". Ai cũng nghe, nhất là ông của mình, quê gần chết.
         Ba cô bạn nhà giàu học chung, hôm đi Huế về trách Trương Vĩnh San "khùng". Giờ chơi lại với nhau chứ không hờn dỗi, mà còn ngợi khen:
- Thích zậy! Bộ la lớn lắm hả?
- Thích cái gì mà thích! Cả xóm ai cũng nghe...
- Sao mà không thích bà, bây giờ người ta yêu nhau rải hoa ra sân trường, rồi đợi nàng tới để công bố đó. Mình thích được như vậy lắm...
- Đâu hôm nào hắn đến, báo tụi mình tới nhà xem hắn lúc này thế nào rồi...
         Thanh Nhã đâu hay mấy người bạn của Trương Vĩnh San toa rập với công chúa, nhá máy điện thoại để họ tới lén chụp bôi hình:
-  Nếu mà ghi nhận được cảnh hôn nhau, thì còn gì bằng...
-  Để tung lên mạng chứ gì.
        Thanh Nhã vẫn thường đến nhà kèm cập cô công chúa của mình, thường len lén nhìn ngắm "nàng" từ phía sau. Đôi khi còn muốn ôm tới nhưng mấy lần dự định là mấy lần trống ngực đập dữ dội, đành phải dừng "kế hoạch":
-  Công chúa thấy hạ thần dạy mấy bài khảo sát hàm số đâu có sớm gì, giờ lấy đạo hàm cấp hai nhuần nhuyễn thì công chúa biết là nhờ ai lo xa cho.
       Nói đến đó, Thanh Nhã liếc ngang liếc dọc, còn Trương Vĩnh San thì tự nhũ: "Ôm đi! ôm cái đi nào". Trên đời này, có lẻ không có gì vui bằng trai gái ở gần nhau, mà gần nhau thì không gì vui bằng ôm ấp. Cái cảm giác ôm ấp là cái cảm giác lạ, mà như ghi nhận khắc sâu từ đâu đó trong gien con người. Bản năng con người, ai được sinh tồn thì được lưu truyền cái cảm giác đó, bằng không thì sẽ bị đào thải.
       Người ở gần nhau có đủ lý lẽ, nhưng sự tình thấy vậy mà không phải vậy. Thanh Nhã múa môi múa mỏ chưa được mấy câu lại đòi về liền, và lần này cũng là lần thứ mấy rồi. Cô công chúa cũng thấy lạ, nhưng luôn luôn nói:
-  Ừ, về đi! Bộ cần lắm sao?
       Thanh Nhã nhanh về ngay, cũng là để tắm rửa sạch sẽ đừng để ai phát hiện. Sau đó, liền ra đầu hẽm gọi bà Tư luộc mấy trứng vịt lộn bồi bổ lại. Mấy người bạn của Trương Vĩnh San tới không kịp, nên việc lén chụp hình cũng chớt quớt luôn.
 
                                                                   *
 
        Đầu nghiên nghiên lo nghĩ chuyện bao đồng, cũng mới vừa hoàn hồn lại. Bà Tư không biết chuyện, nên mới nói chung chung giống như mọi khách hàng:
-  Đó, thấy chưa...Ai ăn một trứng là bị nghiên liền à, phải hai trứng nó mới đồng đều...
       Thanh Nhã mặt mày đỏ gay, trách lại nhè nhẹ:
-  Bà Tư nói trây thấy ớn...Nhưng thôi, con nghe lời bà ăn thêm trứng nữa...
       Lúc này Thanh Nhã cảm giác như lo lắng chuyện gì đó, bà Tư đưa vào dĩa thêm trứng nữa, mà buộc miệng:
-  Có chuyện gì mà thấy cậu lo lắng, nói bà biết được không?
-  Đâu có chuyện gì đâu...
       Thanh Nhã chối leo lẻo, còn chẳng dám nhìn bà. Bà Tư ngồi quạt bếp than, lửa hồng bay tàn lên theo gió. Đợi tiếng nổ lách tách từ cây củi còn ướt, bà nói như nói với con cháu mình:
-  Cậu nói sao, chứ bình thường cậu ra đây đâu có vậy. Có vẻ như cậu hơi hoang mang: Một là công việc cậu đang bị thúc ép, hai là cậu bị người yêu mình trách mắng chi đó...Mà ở tuổi này, công việc ít khi được đặt nặng, chắc là lý do thứ hai hơn...
       Thanh Nhã nghe bà Tư nói gần như đúng nơi đúng chỗ rồi, cảm thấy như có một áp lực nào đó muốn nói ra nhưng còn ngài ngại. Bà Tư bổng nhớ, có lần Thanh Nhã chở Trương Vĩnh San đi học ngang đầu ngỏ. Con nhỏ mập ú nên bà mắc cười định trêu, chỉ sợ Thanh Nhã giận không thích ăn hàng chỗ bà nữa. Bà bỗng liên tưởng rằng, ai đó cũng trêu là Thanh Nhã hết ai quen sao đi quen con nhỏ mập, chắc là lý do đó chứ gì. Bà nói vịt tẹt, làm Thanh Nhã có phần nào đó sượng:
-  Ôi! Hơi đâu mà giận mấy cậu thanh niên lanh chanh, mình thương ai thì mình cứ thương. Mập có khi mới là của mình, còn gầy ốm nhiều người coi được mắc công đấu đá...Tụi con đang ở tuổi háo thắng, dễ đánh nhau để tranh giành, không khéo sức đầu bể trán còn đi tù nữa đó.
       Bà Tư vừa nói vừa liếc mắt lên cột điện, dán nhiều số máy điện thoại Hút Hầm cầu. Thanh Nhã hết hồn tưởng đâu bà liếc nhìn tờ rơi, mời mọc: Trị bệnh Yếu sinh lý.
-  Bà Tư ơi! Con nói thiệt nghe...
-  Gì đó!
-  Chuyện này bà không được nói ai biết nghe chưa?
-  Con làm như bà nhiều chuyện, chuyện gì nói lẹ đi...
-  Bà hứa đi!
-  Tức quá! Nè, không nói tao cũng biết rồi. Nhưng mà cũng muốn tự ngươi nói ra xem ta đoán có đúng không?
-  Bà Tư à! Con sợ quen phải một người mẫu hay diễn viên lắm...
-  Người mẫu, diễn viên nào. Con làm gì có cửa...
-  À, hoa hậu nữa...Con cũng không muốn...
-  Con cũng không có cửa nốt, mà chuyện gì nói lẹ đi! Cứ rào đón trước sau hoài...tức gần chết.
-  Bà biết là, con chỉ chủ trương quen những người con gái bình thường thôi, con không cần hấp dẫn lắm...
-  Con khỏi nói bà cũng biết rồi, hôm trước thấy con chở một đứa con gái mập ú...
-  Thì bà biết rồi đó, con chỉ muốn quen người như vậy...
-  Thì có sao đâu...
-   Mà bà biết tại sao con ăn hột vịt lộn không?
-  Cái thằng, nói chuyện nghe muốn nổi điên. Bây giờ con cứ nói vịt tẹt thẳng thắn xem nào...
-  Vậy mà cũng bị...bị hồi họp là...là, là con không cầm lại được...
         Bà Tư nhìn mặt mày tái nhợt, Thanh Nhã làm bà cũng lo theo mà thấy thương thương. Ánh nhìn của bà hết sức thương hại, bà cũng thuộc loại giang hồ "tứ chiến" nên bà như bị cận thị:
-  Có hay đi đá banh không?
-  Dạ không? Ở thành phố giờ tìm đủ bạn, rồi tìm sân đá không phải dễ...
-  Đọc sách báo nhiều dô, chứ cứ sống nội tâm là bị thôi...
-  Sách báo con cũng có đọc chứ, hay tại con ăn hột vịt lộn nhiều hả bà?
-  Ăn hột vịt lộn có mắc mớ gì, tại vì con còn trai tơ mà thôi. Tụi bây không nằm chiêm bao thấy bậy bạ, thì gần con gái một chút cũng hoang mang. Thôi, tưởng đâu chuyện gì...tắm rửa chưa?
-  Dạ rồi!
-  Thôi vậy đi, chứ nhiều khi hùng hổ quá mà đi "nhảy nọc" tứ bề như thằng chồng của ta hồi trước thêm khổ. Trước sao gì cũng chết sớm đó con.
-  Vậy là không có sao hả bà?
-  Đã nói là, còn trai tơ nó hay bị vậy lắm...nói hoài.
        Sợ bà Tư la ó om sòm, có người tới mua hàng nghe được. Thanh Nhã vội luýnh quýnh tính tiền.
        Tuy vậy, Thanh Nhã cũng khó tránh sống nội tâm...rồi còn xếp mình vào những nhà Thiết kế. Thanh Nhã tự nhũ:
-  Mấy nhà Thiết kế thời trang thường không có vợ, không lẻ bị bệnh giống mình ta...
         Thanh Nhã muốn thành nhà Thiết kế thời trang, nhưng lại muốn có vợ. E sợ mình rồi cũng ở vậy một mình nên lo lo, mình phải thề có vợ ba lần mới được:
- "Xin thề!"- Thanh Nhã lặp đi lặp lại ba lần, khi nghĩ Trương Vĩnh San sẽ được mình cưới hỏi đàng hoàng cảm thấy chút nào đó an tâm.
        Thời gian cận hè, cũng là lúc Thanh Nhã sắp tốt nghiệp trường Mỹ Thuật. Xem ra, Thời Trang đã làm cho mình say mê và bắt đầu có một sự đầu tư lớn vào lảnh vực ấy. Thanh Nhã thường đi xem biểu diễn Thời Trang, cho là các chương trình ấy giúp ích cho mình sau này. Có điều, trước sau gì một buổi biểu diễn cũng sẽ trình bày một vài kiểu trang phục ngắn gọn, hớ hênh và Thanh Nhã không khỏi bắt gặp những đôi vai trần, những bộ ngực được che qua loa. Nhất là cặp đùi thon thả, dáng đi chéo nguẩy hai chân trái phải điệu bộ, làm mình lo lo sợ sợ cái bệnh "trai tơ" tái phát là tiêu đời. Thế cho nên, Thanh Nhã không khác một ông cụ khó tính khó nết, rằng con gái dứt khoát phải kín đáo, che mạng càng tốt.
        Thanh Nhã bênh vực những người phụ nữ Ả Rập, rằng không phải là do bất bình đẳng nam nữ gì đâu. Cải lại với những người ngồi gần mình:
-  Hãy hình dung đi, nơi đó toàn là nắng với cát. Thường xuyên gió bão mịt mù khói bụi, cát giăng tứ bề đau rát. Không trùm khăn đầu trùm bằng gì, lâu ngày mà thành phong tục đó thôi...
-  Làm gì có chuyện đó...- Một đôi nam nữ đang yêu nhau ngồi gần say sưa xem buổi biểu diễn, bực mình trả lời. Còn thanh Nhã còn trẻ, hay thích làm thầy cãi:
-  Ở Việt Nam mình, ra đường bụi bậm. Bắt đầu thấy người ta bịt miệng để tránh bụi, rồi có những cái kiểu che miệng y như khăn trùm đầu. Bây giờ thường thấy, mấy người đàn ông hay nhắc nhở phụ nữ bịt miệng. Nhất là mấy đứa nhỏ, được thương yêu giữ gìn và cũng được mịt miệng cẩn thận. Cho nên thế nào, một ngày nào đó cảm giác như không có khẩu trang không được. Đôi khi người ta cải tiến thành khăn trùm đầu và ai không trang bị xem như người khác thường.
-  Nói nghe cũng có lý- Một người con trai cách khoảng một người con gái nói qua người yêu mình, còn cô gái thì ngồi thẳng thóp bụng- Mình cũng đang buộc người yêu phải có khẩu trang, nếu lỡ như vào khách sạn cũng không ai biết ai là ai...
       Thanh Nhã hụt hẩng vì người kia nói lớn không sợ người con gái kia nghe được, ấy vậy mà cô nàng nhéo vào tay anh ta lườm quých:
- Coi đi, cứ nói bậy bạ hoài!
       Đó là hai người thuộc hạng giàu có, cảm giác như họ tới xem biểu diễn thời trang cốt để giải trí. Cô gái cũng quan tâm đến kiểu áo, nhưng có lẻ bộ sưu tập thời trang đang trình diễn cũng chỉ để ngắm, chứ cô làm sao mặc được nó. Cô gái không phải là người quá khổ, nhưng những người mẫu thời trang mỏng mảnh có kích thước tiêu chuẩn. Cô làm sao mặc được những chiếc áo đó. Thanh Nhã thoáng qua cũng biết cô gái suy nghĩ gì, nổi buồn khát khao của những người không bị "gầy" đi.
-  Thời buổi kinh tế phát triển, ngoài xã hội người ta lấy thước đo từ những dáng vóc đầy đặn. Thế nhưng, Thời trang tựa như ngược lại, ai gầy trơ xương thì càng trở thành người mẫu có tiếng. Vô hình trung, tạo ra động lực tạo ra hiện tượng tuyệt thực tập thể. Ở nước ngoài người ta tuyệt thực đòi hỏi được điều này điều nọ với chính phủ của họ, còn mấy cô người mẫu tuyệt thực cho giảm tuổi thọ chơi...uổng ghê.
-  Ờ đó!- Cô gái lúc này chịu nói chuyện với Thanh Nhã, vì ít khi nào cô nhịn ăn quá một ngày chỉ mặt trái của Thời Trang- Có con nhỏ kế bên nhà, nhịn ăn trường kỳ để được thanh mảnh, nhưng mẹ nhờ đem mâm trái cây ra cửa để bà cúng sao Quả Tạ cho. Nó mang ra thở như trời sắp sập, còn té tát: "Má à, mệt gần chết nè!". Tội nghiệp ghê...
- Đúng là xã hội luôn chứa đầy mặt trái. Tại sao lấy người ốm yếu ra làm mẫu, người mập mạp còn lại như là người có tội. Kiểu này, phải có người đứng ra bênh vực họ mới được.
-  Anh nói nghe cũng phải, đứng ra bênh vực à, làm đi...
-  Tựa như khích bát, ý như không tin. Đợi đó, không lâu đâu mình sẽ chứng minh một kiểu thời trang mà những người gầy nhom mặc vào sẽ tức cười. Còn người mập mạp trông vào mới thấy đẹp...
-  Phải không đó!- Cô gái nhìn Thanh Nhã từ đầu đến chân, hỏi thêm- Cho biết là dạng y phục nào được không...
-  Y phục Triều Nguyễn...Có muốn tham gia thì đưa số điện thoại đây.
        Liếc mắt người yêu, cô gái băn khoăn không biết cho không. Nhưng rồi cũng nhá máy qua lại, tò mò muốn biết thiệt giả thế nào?
 
 
 
                                                          VII
 
         
 
         Khi con người ta yêu nhau, người ta rất sợ vì lý do gì đó không lấy được nhau. Nhất là những người còn trẻ, yêu sớm...làm người "trai tơ" cũng không sung sướng gì. Nhưng Thanh Nhã nguyện đợi chờ và dứt khoát phải "lấy giống" hoàng tộc cho bằng được. Tưởng như Trương Vĩnh San còn chưa tới tuổi vị thành niên, ai dè công chúa ở lại lớp một năm. Lúc đầu Thanh Nhã rất buồn, cảm thấy phận mình hẩm hiu yêu nhầm người quá khổ, đã vậy còn " ở lại " lớp. Chuyện này cố giấu bạn bè sợ mọi người cười, nhưng rồi cũng sợ đó là lý do làm chia tay mối tình đầu, nên tự nhủ : "Tưởng gì, học ngu thì ở lại thôi...Người ta có hoàn cảnh khó khăn mà...À, nhờ vậy mình yêu không có phạm pháp".
         Đủ thứ viện dẫn để có được người yêu với người ta...Thanh Nhã cảm thấy có chút tự hào vì mình không đến đỗi nào quá tệ rạc.
         Trương Vĩnh San không phải là công chúa hiền thục, hết chứng tật này tật nọ. Năm công chúa ở lại, là vì tự dưng đòi tham gia vào băng nhóm nhảy Hiphop, giờ bệnh cũ tái phát chứ không chịu làm người mẫu:
-  Còn to lắm, làm người mẫu bị cười cho...
-  Công chúa cứ thi đợt này thử sức cho vui, với lại tập tành xuất hiện trên sân khấu cho quen...
- Quen bị người khác cười chê mình thì có. Người ta cười chê, việc đó không bao giờ quen được đâu...
        Thanh Nhã cũng hiêu hiểu phần nào đó, vẫn không hiểu nổi vì sao người ta lại coi mập mạp mà đem ra chế nhạo? Công chúa của mình rất dễ thương đó sao, nụ cười hiền lành có má lúm đồng tiền. Tuy là người quá khổ, nhưng trông hay hay làm sao ấy.
       Gần đây, Thanh Nhã luôn đứng về phe những người mập ú. Thứ nhất là vì mình có người yêu mập lù, giá nào cũng bênh vực người yêu mình chứ sao (Đó là chuyện đương nhiên rồi!). Thứ hai mườn tượng ra rằng, Y phục thời Triều Nguyễn phải là những người to xác mới mặc được, ốm nhom gầy còm chỉ ló cái đầu ra thì trình diễn coi sao được...Đôi khi còn thấy giống như con sán móc. Điều thứ hai làm Thanh Nhã đắc ý, giá nào cũng phải chứng minh cho người ta thấy mình đúng mới thoả lòng: Chiếc áo dài có xuất xứ từ thời vua chúa, không dành cho những người thanh mảnh. Thời đó làm gì có người mẫu thời trang. Nhìn lại lịch sử áo dài Việt Nam, Thanh Nhã thấy rằng là từ những người đàn ông mặc nó trước, rằng áo dài khăn đóng là từ các sĩ tử. Còn người đàn bà thường mặc áo tứ thân hoặc những chiếc áo ngắn gọn...rồi thời gian được đàn ông cho người phụ nữ mặc thử, từ tình yêu hoặc từ sự kêu hảnh của gia đình muốn vợ mình cũng là người được thụ hưởng trang phục xã hội hiện thời. Người phụ nữ mặc vào, dần dần hình thành thời trang. Cho đến một lúc nào đó người ta thấy phải như vậy, cho dù đàn ông không còn mặc nó nữa nhưng vẫn cứ buộc rằng giá trị dân tộc phải giữ gìn rồi buộc người con gái phải mặc vào. Nếu đúng như vậy, không chừng thành công thì mình là người làm nên cuộc cách mạng Thời trang đó. Thanh Nhã nghe lòng hết sức hoan hĩ khi thấy tình yêu của mình càng có giá trị với xã hội.
       Mỗi một người có kiến thức khác nhau, có hoàn cảnh khác nhau cho nên có tầm nhìn khác nhau. Thanh Nhã cảm nhận thấy rằng Y phục và phụ nữ thường đi chung, người phụ nữ là người thường lưu giữ truyền thống và rằng họ chính là những người truyền đạt thời trang cho thế hệ mai sau. Thanh Nhã cho là mình phát hiện một chuyện quan trọng ở vùng Trung Đông, người con gái che mạng không phải xuất xứ từ tín ngưỡng đạo. Mọi việc từ người đàn ông trước, rồi người phụ nữ làm theo và được lưu truyền. Tưởng tượng ra hai vợ chồng "của mình" càng lúc càng phục vụ cho xã hội và có giá trị cho mọi người, Thanh Nhã nghe lòng hết sức tỉ tê.
         Ngặt có một điều, Thanh Nhã càng nóng nảy muốn có rương quần áo từ người ông bao nhiêu, thì Trương Vĩnh San càng ỏng a ỏng ẹo bấy nhiêu. Thanh Nhã chở cô về Cái Mơn, đến cầu Rạnh Miễu dừng lại ngắm nghía. Cảnh tình hết sức nên thơ, miền sông nước làm cho con người nghe lòng dịu vợi. Thế nhưng Thanh Nhã không tránh được việc ngả giá :
-  Thường thì mình chở người khác đâu có vậy, chở trò mới xảy ra đủ thứ chuyện. Từ Sài Gòn tới đây chưa được một trăm cây số đã ngốn hết sáu lít xăng rồi, còn lũng lốp hết bốn lần...
-  Chiếc xe của thầy gì mà thấy ghê...mấy bạn chở tui đi có sao đâu. Đổ sáu lít xăng nhưng trong xe còn chứ bộ, thầy cũng tính với trò nữa sao. Thầy chạy cán đinh lũng lốp sao thầy không nói, cứ đổ thừa trò hoài.        
        Trương Vĩnh San còn câu nệ, rằng người ta có xe tay ga chạy đường trường nghe vi vu, rằng thời buổi bây giờ ai đi xe mà không có đề máy, rằng con gái nào ngồi lên mấy chiếc xe đó cũng giảm giá trị và bóng gió là Thanh Nhã không phải là người giàu có gì nhiều.
        Từ lúc nào đó, hai người xưng hô "thầy trò" để tránh mấy từ "anh em" ngọt lịm bị người ngoài dòm ngó. Cho nên, cứ nghe "thầy và trò" suốt trên đường đi.
 -  Thành ra là...Trò nhớ gặp ông, nói là phải mang cái rương quần áo về Sài Gòn gấp. Chứ đi mà không có lời, ai đi làm gì.
-  Đi một chuyến dã ngoại về đồng quê, sao nói là không có lời.
-  Ông không biết giữ gìn, dễ bị mối mọt ăn lắm.
       Nói đến đó, Thanh Nhã như nóng lòng về Cái Mơn lắm, tiếp tục trở Trương Vĩnh San qua cầu Hàm Luông. Những con đường đang chuẩn bị làm lớn, nên bụi bay mù mịt. Trưa nắng gắt, lại bị bụi đường nên đôi trai gái không tránh được việc cằn nhằn qua lại. Nhờ vậy, cả hai không thấy được mỏi mệt suốt dọc đường.
        Vùng Cái Mơn, vườn trái cây ăn trái không còn nhiều như xưa. Nơi đó chỉ còn một cái chợ nhỏ và chiếc cầu sắt bị tàu húc đổ, phải bắt chồng lên cao nên xe máy không thể đi được. Ngôi trường mang tên Trương Vĩnh Ký, cũng chỉ mới được đặt tượng ông cho học sinh biết mặt. Còn hỏi về ông, học sinh đều trả lời chớt quớt, còn nói ông xây nhà thờ dưới xóm đạo nữa.       
       Bên phía đối diện Nhà Thờ, có bia ghi nhận công trạng Trương Vĩnh Ký được dựng năm 1937, chính quyền địa phương hứa sẽ làm thành khu tưởng niệm thật rộng lớn để thu hút khách du lịch tới nhưng không biết chừng nào làm. Người dân tranh thủ khoảng sân rộng để trồng bông, nhưng đồng thời phân bò và du nhập rác các loại chất quanh để bón khá hôi hám. Thanh Nhã nhìn quanh hết sức vắng vẻ, trong lòng nghe đau đáu điều gì ray rức lắm. Khi tìm hiểu về Nhà Thờ, Thanh Nhã chỉ được biết duy nhất còn một hậu duệ là ông Trương Vĩnh Tống ở Pháp thường về Việt Nam sáu tháng một lần. Ông gọi Trương Vĩnh Ký là ông nội và là con của người thứ mười, có gương mặt giông giống ông già bán gà gán Hambuger, nên khi tiếp xúc chẳng những Trương Vĩnh San nghe hơi đói cồn cào mà Thanh Nhã cũng không hơn gì, rằng dòng họ nhà Trương Vĩnh không còn ai ở lại Cái Mơn nữa. Ông khẳng định chắc bẩm như vậy.
          Như vậy, ông Trương Vĩnh Sinh (ông của Trương Vĩnh San) là ai? Thanh Nhã thắc mắc tại sao có cái chuyện chéo ngoe, lắc léo điều gì đó. Thanh Nhã đưa mấy ngón tay chỉ chỏ, như phát hiện ra điều tệ hại gì đó:         
-  Ông của trò là dỏm rồi, mạo danh trong dòng họ Trương Vĩnh Ký..."Gặp quan bắt quàng làm họ".
-  Ai biết à nghe, cái gì thầy cũng cằn nhằn tui. Hồi nhỏ tới lớn tui có nghe ai nói, có tông đường với dòng họ Trương Vĩnh Ký đâu?
          Khi tới nhà ông của Trương Vĩnh San có vẻ như trơ trẽn hơn. Ông còn nói trắng trợn:
-  Ta có tên là Trương Vĩnh Sinh, lại ở Cái Mơn. Bổng dưng ai cũng nói ta là nguời trong nhà của dòng họ Trương Vĩnh Ký, nhưng thực ra ta không có một chút liên quan gì với họ.
-  Nhưng ông lại nhận mình trong dòng họ Trương Vĩnh Ký....
-  Họ ép ta như vậy...
-  Rồi ông nhận...
-  Ta đâu có nhận đâu...Ta chỉ không chối bỏ thôi...
-  Vậy là ông lợi dụng sự lầm lẫn của người khác. Có điều cái rương quần áo công chúa ông có cất giữ thật không?
- Có sao không! Tuy là lầm lẫn người trong nhà của dòng họ Trương Vĩnh Ký, nhưng kỷ vật của Triều Nguyễn ai không muốn lưu truyền...
        Thanh Nhã nghiệm lại lời lẽ của mình, chủ yếu là để tìm cớ rinh cái rương về đất Sài thành. Hiện tại xem chừng chưa thể bê cái rương đem đi dễ dàng, Thanh Nhã liền chuyển sang vuốt "đuôi lươn":
-  Ông nói hay ghê, ông lại là người có tâm tư dành cho nhà Nguyễn. Có lẽ vì vậy mà người nhà của triều Nguyễn mà còn lầm, nhưng ông có duyên nợ giữ được một trong những kỷ vật  là cái rương quần áo của công chúa...
        Thanh Nhã không quen nịnh hót, nên ngập ngừng một lúc để lựa lời phải phép. Trong lời nói vừa rồi cũng có chút phạm thượng không biết ông Trương có phát hiện ra?
-  Gốc họ Trương, nói gì nói chắc hẳn là người Hoa. Xử sự như vậy để có một mối hòa đồng với người Việt mình, nhưng giờ không còn phân biệt đâu là người Hoa và người Kinh nhiều nữa...
-  Ông nói hay ghê, không phải bây giờ mới ngộ nhận, nhiều người họ Trương hay làm thế. Bởi thế mới có chuyện, đảo Hoàng Sa thấy họ có vẻ thờ ơ...
-  Ăn nói cái gì ra cái đó, ngươi khen ta nhưng nghe kỹ thì như tạt vào mặt ta một gáo nước phèn. Ta định không trách vì thấy còn ít tuổi, nhưng bực mình không nói nữa...
-  Ông vô duyên, con có nói gì đâu...
-  Hồi nãy nói nhà Triều Nguyễn bị lầm, như là ta lừa họ vậy. Giờ thì còn nói là đảo Hoàng Sa như thể ta dâng cho họ...
         Thanh Nhã gải đầu cố nghiệm ra điều gì ông Trương Vĩnh Sinh bực bội, tội nghiệp những người trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm ăn nói nên càng nịnh nọt càng gây ra chuyện:
-  Chứ gì nữa, ông coi. Việt Nam mình mất đảo Hoàng Sa, Trung Quốc lè lưỡi bò xuống sâu vào biển Đông. Chẳng thấy ai phát động phong trào chống đối, cứ hô hào Học Tập Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh, mà chẳng có liên tưởng gì đến chuyện đó...
-  Ạ! Ta biết ngươi muốn ám chỉ ai rồi...Việc ngươi nói là đúng, nhưng cái tật của người Việt mình cứ thấy người trên cao gán ghép người ở dưới cùng một loại sao được. Sẵn dịp ta nói cho ngươi biết, Hoàng Sa là chuyện phức tạp. Ta với ngươi chẳng giải quyết được gì...
-  Ông nói vậy cũng như là cùng với người kia rồi, tựa như bảo là mất Hoàng Sa tạm thời cứ quên nó đi. Trong khi giới trẻ tụi con tức sôi gan sôi ruột, ước gì vua Quang Trung còn sống lấy lại Quảng Tây và Quảng Đông của người Việt mình. Tiếc là vua Quang Trung chết đột ngột...
-  Quân lính của vua Quang Trung tàn sát vô tội vạ, giết người hiền lành không nương tay. Tuy là chiến công hiển hách, đánh thắng nơi nào rút khỏi nơi đó thì dân không theo. Trời đất công bằng, ai có đức có tài thì được hưởng. Nguyễn Phúc Ánh nhân từ, tuy là trốn chui trốn nhũi nhưng rốt lại được lòng dân...Vua Quang Trung mất đột ngột, nếu không ắt đất Quảng Tây và Quảng Đông có một cuộc thãm sát tàn khốc, rồi còn phải giữ mảnh đất ấy. Vua Càng Long chưa chắc chịu thua liền, chiến tranh giữa hai đất nước không chừng còn mãi tận bây giờ...
-  Ông đúng là người gốc Hoa thật rồi. Nãy giờ, con nhịn ông để được cái rương quần áo...Giờ đây sao cũng được, ông bắt con nghe những điều không hay...Con phải bảo vệ ý kiến của con.
-  Chứ không phải sao? Ngươi bảo vệ ý kiến của ngươi chắc ta ngồi yên chỗ à?
         Cuộc trò chuyện chuyển sang tranh luận, hai người đều săn tay áo để chuẩn bị cho cuộc  "sống mái" giữa thế hệ già nua và thế hệ trẻ đang lớn. Trương Vĩnh San đi lòng vòng thăm bà con, đi trở về nhà có thêm cả chục người theo. Vô tình, những người không thích ông Trương quay sang ủng hộ cho Thanh Nhã. Được đồng minh, Thanh Nhã "làm lừng": " Không nịnh nữa! Chơi luôn..."
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.03.2011 10:25:20 bởi clietc >

clietc
  • Số bài : 217
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 28.01.2009
RE: Y Phục Triều Nguyễn. - 01.02.2011 21:26:11
                                                         VIII
 
        
   
           
          Thanh Nhã ngồi ngang hàng với ông Trương Vĩnh Sinh, dễ bị trách là hậu sinh phách lối, hĩ mũi chưa sạch. Lại thêm, ở miền Tây khi có khách đông tới nhà. Người nhà của ông Trương Vĩnh Sinh đi nấu ăn như là nhà có tiệc tùng, bà con được lời mời dùng bữa nữa. Chuyện trái khoáy như thế thỉnh thoảng vẫn diễn ra, nhưng bà con muốn nghe chuyện lịch sử qua cuộc tranh luận giữa hai thế hệ già trẻ đang có chiều hướng bùng nổ. Lịch sử là sự việc luôn luôn không đổi, nhưng một già một trẻ có hai cách nhìn khác nhau, cùng một thời điểm nhưng đâu dễ ai cùng quan điểm.
            Một người trẻ hơn ông Trương Vĩnh Sinh nhiều, là người bà con ngồi dưới sân gạch, vừa châm trà cho mấy người cùng ngồi, ngước lên phán xét:
- Hai người tranh luận tưng bừng không biết phải theo ai, thời buổi bây giờ có người nắm được tình tiết lịch sử là việc thật hiếm. Người trẻ tuổi thì bênh vực vua Quang Trung, người có tuổi thì bênh vực Nguyễn Ánh. Nghe qua, mọi người cũng khó phân bua ai hơn ai. Rõ ràng là lịch sử Việt Nam có quá nhiều bất cập, trong cái bất cập ấy không phải là không có tính triết lý cho những điều bất cập ấy. Cho nên mới có việc ngày nay, già trẻ cứ hễ nói đến lịch sử là có tranh cãi không ngừng nghỉ.
           Ông già đang nói ra vẻ công bằng, không bênh ai vực ai:
-  Về cái chết đột ngột của vua Quang Trung, có nhiều giả thuyết rằng vua bị ám sát. Họ dựa vào diễn biến từ việc nhà vua đòi lấy công chúa của nhà Thanh, nếu không được sẽ lấy việc đó dấy binh đao để đòi lại hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông, mà theo lịch sử xa xưa thì hai nơi đó là đất của người Việt. Nhà Thanh có tặng cho vua Quang Trung một chiếc áo làm Long Bào, nhiều người nghi ngờ trong chiếc áo ấy có tẩm thuốc độc, làm cho vua mặc vào thấm độc từ từ mà chết. Đó là một giả thuyết nhưng rất dễ bị bát bỏ, nhiều người cho rằng chế ra loại thuốc có khả năng gây chết từ từ, thì quả là khó hơn là chế ra loại độc dược chết ngay tức thì...Thời đó, chưa ai đủ khả năng làm ra loại thuốc có tính năng độc dược được như vậy. Vả lại nhà Thanh cũng phải tính tới trường hợp, vua Quang Trung không mặc vào thì sao và trong thực tế, nổi tiếng là Anh hùng Áo vải. Nhà vua chỉ xem xét cái áo ấy rồi cho đem cất (nghe đâu còn tặng chiếc áo ấy cho người đóng vai thay mình đi sứ sang Thanh), vì vua chỉ xem đó là cái cớ để dấy binh. Ngoài ra, trong bài "Ai Tư Vãn" của công chúa Ngọc Hân khóc vua Quang Trung ra đi. Đại ý bài thơ có đoạn nói rõ ràng vua bị bệnh hai tháng rồi mới mất, yếu tố độc dược bị các nhà khoa học loại trừ. Trong đó, nổi lên ý kiến của một vị bác sĩ có học hàm tại Mỹ, dựa trên những cơ sở dữ liệu (cũng trong Ai Tư Vãn), rằng vua Quang Trung mất là vì tai biến mạch máu não. Đây là khả năng hết sức hợp lý, những người lâm trận và vận động nhiều, bị tress hoặc mất cảnh giác với thời tiết, rất dễ bị tai biến. Tựa như trường hợp của Lý Tiểu Long chẳng hạn.
         Ông Trương Vĩnh Sinh có chút nóng giận nhìn ra ngoài sân kiễng, nhưng người ngồi dưới nền gạch được ông hay gọi là chú Tư nói dịch lịch sử nghe lại khá hay. Ông chưng hững nhìn người bà con của mình, không ngờ cũng nắm chắc được câu chuyện mà người đời sau hết sức tiếc nuối: Đó là cái chết bất thình lình của vua Quang Trung. Tuy vậy, ông lại là người nghiên theo Nguyễn Phúc Ánh.
          Chú Tư lại tiếp tục diễn thuyết:
-  Là một người nông dân thuần túy, nhà vua có một thể chất cường tráng, phải là một người luyện tập nhiều võ nghệ. Khoảng thời gian còn trẻ, rèn luyện ở mức độ cao và là một nhà võ biết kiêng cử chuyện gái trai, đưa vua tới một vị trí Anh Hùng Cái thế. Ở vị trí ấy, con người ta rất dễ thay đổi thói quen kham khổ, nếu đã thay đổi thói quen ăn uống và việc có nhiều cung tần mỹ nữ thì ắt phải thay đổi sự lưu thông lượng chất trong cơ thể. Thuở đó, người đứng đầu phải ôm lấy toàn bộ trọng trách đất nước và nhà vua còn tiến xa một bước là tham vọng quá cao. Đó là việc đòi lại hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông, là một người quân tử nói phải nhớ lời, việc này trở thành một áp lực với mình. Cứ cho rằng quân trong Nam của Nguyễn Phúc Ánh không đáng quan tâm, nhưng việc chinh chiến đã gây tổn hao không biết bao nhiêu tiền của. Trong khi không có một thế lực ngoại bang nào phù trợ giúp sức, chẳng hạn như việc mua vũ khí hoặc các hạm thuyền chiến, thì lấy đâu ngân sách để nuôi dưỡng cho cuộc chiến sắp tới.
           Thanh Nhã là một trong những người trẻ tuổi ngày nay đầy tham vọng, thấy vua Quang Trung đánh Nam dẹp Bắc thắng như trẻ tre, nghĩ rằng chắc chắn vua Quang Trung sát nhập hai tỉnh đó như trở bàn tay. Cũng như những người trẻ tuổi khác, không xét đến khả năng ngân sách và cả việc phải nuôi dưỡng cho cuộc chiến tương tàn ấy. Vì nhà Thanh chắc chắn sẽ phản công nhiều đợt và khả năng xây thành lũy để phòng thủ sẽ tiêu tốn không ít tiền của...lấy đâu ra. Thanh Nhã lúng túng nhìn người bà con của ông Trương Vĩnh Sinh, tức mình sao tự dưng sao nói những lời không theo mình, giờ đây mình dần dà mất đồng minh. Còn một điều lạ nữa là, người già ở Cái Mơn này xem chừng không ngốn nghiến lịch sử thì họ không trồng sầu riêng ra trái thì phải, không hiểu sao ai cũng thuộc làu làu mọi việc thời xa xưa.
-  Cho nên đây là một áp lực ắt vua Quang Trung phải tính đến, bế tắt ắt sẽ bị gây tress và lúc này không phải trong nước đã ổn. Nên nhớ, vua Quang Trung tuy thống nhất được đất nước nhưng chỉ nắm được lòng dân ở Phú Xuân. Còn quân của Nguyễn Nhạc và Nguyễn Phúc Ánh nữa, giang sơn vẫn chưa ngả ngũ vào ai.
         Ông Trương Vĩnh Sinh góp lời:
-  Dựa vào những yếu tố đó, cộng với việc Nguyễn Phúc Ánh mới 8 tuổi phải chạy trốn chui nhũi khắp miền Nam. Quân Nguyễn Huệ đi tới đâu là tàn sát tới đó, vô cớ tàn sát dòng họ Nguyễn, rồi còn rượt đuổi mình quyết không tha. Nguyễn Phúc Ánh muốn tồn tại, vô tình phải có thái độ hòa mình vào trong dân, từ tốn hiền lành là điều làm cho người miền Nam rất quí, hình dung rằng nếu Nguyễn Phúc Ánh làm vua ắt sẽ là vì vua nhân đức. Tựa như Lưu Bị đời Hậu Hán- Gần như bị ép vào việc phải khôi phục lại cơ đồ của cha mẹ. Còn một việc hết sức quan trọng, chính vì việc Nguyễn Huệ bao nhiêu lần suýt bắt giết được Nguyễn Phúc Ánh, nhưng đều may mắn trốn thoát. Đó có thể nói đúng là do trời xui khiến, nếu Nguyễn Phúc Ánh bị bắt giết thì còn gì để nói nữa. Cộng hai việc đó lại, từ vua Quang Trung tàn nhẫn Nguyễn Phúc Ánh hiền từ hơn, từ việc mấy lần vua Quang Trung bắt giết nhưng Nguyễn Ánh đều thoát, thành ra lịch sử Việt Nam mới có chuyện ấm ức này muôn đời.                           
            Ông Trương Vĩnh Sinh còn nói, rằng người dân không ủng hộ mình khó lòng mà khôi phục lại cơ đồ, rằng dù Nguyễn Phúc Ánh phải cầu cạnh quân Xiêm, rằng phải gửi con sang Pháp làm tin và phải dựa vào Bá Đa Lộc. Thế nhưng, người đức độ và được người miền Nam ủng hộ thì sẽ được thắng lợi chung cuộc. Ông còn lưu ý để kết luận:
-  Ngày nay cũng vậy, người đức độ và phải được sự ủng hộ của người miền Nam thì mọi việc mới thành công.
-  Nhưng ông ấy cũng tàn sát cả nhà vua Quang Trung, ngay cả Quang Toản mới ba tuổi cũng cho voi xé xác.
-  Ngươi coi kỹ lại đi, chính ai mới ra tay trước. Đương thời anh em nhà Nguyễn Nhạc muốn diệt kẻ loạn thần Trương Phúc Loan, liền trở mặt tận diệt nhà Nguyễn hết sức vô lý.
-  Nhưng Nguyễn Ánh là kẻ cõng rắn cắn gà nhà...
-  Thuở đó, ranh giới chưa xác lập. Tính chất chiến tranh lúc bấy giờ mang tính chất tranh bá tranh hùng giữa dòng họ này và dòng họ khác. Gần như, tư thù phải trả bằng tư thù, cho nên việc nhờ cậy người nào giúp sức được thì nhờ. Cho nên mới có việc tìm mượn quân đội khác giúp sức là chuyện bình thường, vấn đề là nước khác tới giúp mình không và cách giúp của họ như thế nào với dân mình. Nếu nói là "cõng rắn cắn gà nhà", vậy một số nước hiện giờ đang nhờ cậy quân đội nước khác trông chừng lãnh địa, thì họ đều phải tội như vậy. Ngày nay người ta thông thái còn làm việc "nhờ cậy" ấy, Nguyễn Phúc Ánh cũng bị xuôi theo "dòng chiến sự" và tìm "kế mưu" để tiếp tục việc gầy dựng cơ đồ...Nên nhớ, vì vua có họ nhà Nguyễn nên dân miền Nam thúc ép hơn là vua muốn làm như vậy, không có sự ủng hộ này thì có rước bao nhiêu nước tới khó mà thành.
        Ông Trương Vĩnh Sinh có quan điểm là trời sinh sao để vậy. Lịch sử đã diễn biến như vậy thì nói theo lịch sử, người nào đã thắng đều là do ý trời. Còn Thanh Nhã thì hay đưa ra cái nghịch lại, hình dung là nếu như vua Quang Trung còn sống chắc là kinh tế Việt Nam phát triển cường thịnh, còn nói là đôi khi có trận đấu kiếm tay đôi giữa vua Quang Trung và Napoleon. Đương nhiên, khi mình đưa ra những chuyện không hề xảy ra trong lịch sử rất dễ bị bát bỏ mà không cách nào nói gì nữa được.
       Thanh Nhã cố gượng nghe, nhưng ông Trương Vĩnh Sinh không có vẻ gì là đuối lý. Rõ ràng mình đang "bỏ xác" ở Cái Mơn rồi, đừng nghĩ là người ăn học ở thành phố mà về đây làm lừng. Lúc đầu tưởng là những người tới đầy nhà theo mình, ai ngờ ngược lại. Thái độ Thanh Nhã chán nản, không biết là thua thiệt tại đây làm sao rinh cái rương về được đây.
       Người trong nhà ông Trương Vĩnh Sinh dọn cơm ra, tự dưng bữa cơm trở thành tiệc nhậu khi nào không hay.
-  Cái khoản nhậu nhẹt này con uống cũng dở. Nếu nói chuyện lịch sử vua chúa nữa thì con đây tiếp tục, chứ uống con xin được từ chối.
-  Uống một vài ly rồi đàm luận chuyện lịch sử, chứ có phải là nhậu sát phạt nhau đâu mà sợ...Một ly cũng được, nếm môi cũng được...
      Tuy mấy người trong bàn nhậu nói là vậy, tưởng chỉ nếm môi. Ai dè mới cầm ly là họ lót tay bợ cả một ly vào miệng mình. Rượu miền Tây thuộc loại nặng độ, uống không khác gì uống cồn. Thanh Nhã bị ép mấy ly, mới đó mà đã ngà ngà say hoắc cần câu.
        Tính ra, việc phục hồi chiếc áo công chúa tới giờ giấc này đã quá công phu. Thanh Nhã tiếc nuối công lao của mình đeo đuổi, coi như mình "không thắng" ở đây thì tựa như mình đổ sông đổ biển mọi thứ. Thái độ Thanh Nhã đang bi quan, tựa như mình không còn có lý do gì để chiếm hữu cái rương nữa được. Thanh Nhã tìm kiếm Trương Vĩnh San là người mà mình có thể trông cậy, tưởng rằng con gái nhà quê không được chen vào mấy câu chuyện của đàn ông nên không biết đi đâu. Trương Vĩnh San kéo cái rương ra, mặt hầm hầm một đống:
-  Thôi tui mệt rồi nhe, tranh luận tranh cãi hoài nhức đầu quá. Dù sao cái này cũng là của mình.
-  Để xuống đó! - Ông Trương Vĩnh Sinh không hài lòng.
-  Ông nè! Cho hỏi một câu nha...
-  Câu gì?
-  Ông có họ hàng gì với Trương Phúc Loan không vậy?
-  Mồ tổ cha ngươi, định chơi chiêu hèn hạ gì nữa đây. Muốn lấy dòng tộc không mấy đời đẹp đẽ của họ Trương Phúc Loan ra cười nhạo chứ gì?
-  Cách nói chuyện của ông có cảm giác như là ông có liên hệ huyết thống với Trương Phúc Loan rồi? Nếu như ông biết là thời nay đôi khi Trung Quốc có cài cắm người vào ban lãnh đạo của nhà nước ta thì sao? Nghĩa là Hoàng Sa dâng hẳn cho họ là cái chắc. Việt Nam mình không hiểu sao phản ứng yếu xìu, ông không thấy lạ sao, cứ có câu nói là " Hoàng Sa là lãnh thổ không thể tách rời..." rồi thôi. Chẳng thấy làm gì hết, tựa như "trong đó" có ai chủ trương gì rồi, mà phần lợi không thuộc về Việt Nam.
-  Ta đã nói là chuyện Hoàng Sa là chuyện phức tạp, ta và người không đủ sức đâu mà tranh luận. Ta cũng biết ban lãnh đạo nhà nước cũng nhức đầu đi tìm phương án giải quyết. Nhưng mà ngươi cứ nghĩ kỹ về cái việc nước biển dâng cao gì ấy, dành giựt chi cái đảo xa tít xa lơ kia, rồi nước biển nó nhấn chìm. Đôi khi giành lấy, bảo quản nó còn tốn kém bội phần...Cho Trung Quốc bị ngập ngoài đó xem ra còn hay.
         Đến lúc này thì câu nói của ông Trương Vĩnh Sinh có phần nào đó lỡ lời. Dù là nước biển dâng cao, chủ quyền quốc gia của một dân tộc, lãnh thổ của một đất nước là thể diện mà còn là ý chí giữ gìn đất nước trước kẻ ngoại bang. Lịch sử của dân tộc Việt Nam, luôn gắn liền với ý thức gìn giữ đất nước. Cho nên trong khoảnh khắc, ông Trương Vĩnh Sinh bị những người bà con vây lấy:
-  Ông ới! Hoàng Sa của ta là máu thịt không thể tách rời. Trước triều Nguyễn bị chê trách là nhu nhược nhưng vẫn luôn giữ gìn được mãnh đất thiêng liêng ấy, riêng chỉ có ông muốn trao cho họ mà thôi mà không thấy nhục nhã sao?
-  Mảnh đất thiêng liêng mà nói như là những món hàng rẻ tiền của người Trung Quốc. Mấy chú mấy bác xem, dù sao đây là của hồi môn của Trương Vĩnh San, đến tuổi lấy chồng phải đưa cho cháu mình chớ...
         Mấy cái vụ việc Hoàng Sa và cái rương được cột chéo qua lại, bà con cũng muốn đở lời cho Thanh Nhã cho có công bằng, nên cứ nghĩ là ông Trương Vĩnh Sinh là người Hoa thật.
-  Nói vậy ông không có gốc gác gì với nhà Trương Vĩnh Ký sao?
-  Không có- Thanh Nhã xen vào- Ông bị người khác hiểu lầm là hậu duệ của Trương Vĩnh Ký và không chối bỏ là mình có huyết thống. Con đây đã điều tra kỹ rồi, ngay cả việc gặp gỡ mới đây với ông Trương Vĩnh Tống, là người trực hệ chánh gốc. Nếu ông nói thật gốc gác, con sẵn sàng giải oan ông cho bà con nghe, rằng ông không phải là cha của Trương Vĩnh San. Ông là người ân nhân hiếm có đó...
       Mọi người làm bộ vờ vĩnh, nhưng rất muốn biết những gì Thanh Nhã nói. Một người hết chịu nổi tò mò, lên tiếng:
-  Sao cậu trai, chuyện gì nào là giải oan, chuyện nào là ân nhân rắc rối quá quá...
      Thanh Nhã khoát tay ra dấu cho Trương Vĩnh San kéo cái rương ra sân gạch, còn mình thì nói nhanh:
-  Trương Vĩnh San là công chúa thật của dòng họ Nguyễn.
-  Gì?
-  Để tui kể hết ra, chưa tới uống thì kể cho nghe đã. Chuyện là thế này: Mẹ của Trương Vĩnh San phải lòng một người cháu của vua Duy Tân, nhưng không thể ăn ở với nhau suốt đời. Ông được hoàng tử gửi gấm cưu mang cô gái ấy và hạ sinh một cô công chúa, mà bấy lâu các bác tưởng là ông lem nhem...Cái đó thì không có, ông bị oan sai đó...
-  Vậy à? Nhưng còn dòng họ nhà Trương Vĩnh Ký, ông không là hậu duệ của họ thật à...
-  Việc này thì để ông nói đi...
         Mọi người nhìn sang ông Trương Vĩnh Sinh, nước mắt rưng rưng tưởng nhớ. Ông nay đã đúng bảy mươi, sức khoẻ đương nhiên kém cõi song trong lòng vẫn còn u uất nên cứ hay uống nhiều rượu, là một kẻ hận đời nên ông không mấy tranh thủ:
-   Ta không trách ngươi, bởi vì dù sao ngươi cũng là người ngoài, chẳng qua vì có duyên nợ với nhà này. Ta nói thế nào, có phải ta đã từng nói: "Đôi khi truy tìm tông tích, vô  tình bôi nhọ tổ tông". Việc trai gái lén phén với nhau, đời nào cũng có. Ta là con của một người trong nhà của Trương Vĩnh Ký, nhưng ta cũng là một người vô thừa nhận. Ta không được công nhận, nhưng họ không chấp nhận chính là họ có lỗi với những người hậu thế. Bao nhiêu điều ta đã nói hết với ngươi, nhưng xem ra ngươi không mấy hiểu.
         Ông Trương Vĩnh Sinh khề khà thêm một ly rượu nữa, rồi không biết có kể ra mọi điều? Một lúc suy nghĩ và hỏi những người có mặt, vừa kể vừa để họ phán xét:
 -  Tấm bia ghi nhận công lao Trương Vĩnh Ký ai cũng thấy chứ?
-  Ờ! Thấy...Bên phía đối diện cầu nhà thờ...
-  Văn bia ghi dấu vào năm nào?
       Mọi người nhao nhao, như tranh nói:
 
-  Trên tấm bia ghi nhận vào thời điểm năm 1937...
-  Ta cũng sinh năm 1937, chính xác là năm nay ta được 70 tuổi...
-  Ồ! Ông còn khỏe chán, kiểu này ông có thể sống hơn trăm tuổi đó...
-  Ta không thích nịnh sống lâu- Ông Trương Vĩnh Sinh mặt đỏ gay gay, có lẽ ông cũng nên kể hết mọi điều. Bởi vì ông cũng có thể một sớm một chiều không sống như lời chúc tốt đẹp kia. Tuy không nghe mẹ ta kể gì, nhưng có nghe người ta đồn thổi. Vào năm đó, một người con thứ ba hoặc thứ tư của Trương Vĩnh Ký về đây dựng tấm bia ấy. Đôi phút kiêu hãnh về cha mình, ông ấy lại không giữ mình với một người phụ nữ nhà quê giúp việc trong những ngày ở lại. Hậu quả là ta là người con của họ, những mãi khi giải phóng năm 1975 ta mới đổi họ không mang họ mẹ nữa.
        Không gian lúc này có vẻ trầm lắng lại, mọi người bắt đầu hiểu ra chuyện gì đó. Nhưng kết thúc thì chưa hoàn toàn:
-  Nhưng có lẽ đâu dễ gì ai nhận mình, người ta không ai muốn cho mình chen chân vào gia phả, mà cũng không biết chen chỗ nào? Bởi vậy, ta đã nói rồi: "Đôi khi mình hãnh diện giống nòi, đi tìm tòi thì thấy chuyện không hay khác. Kiếp người đủ điều...". Cho nên, khi nghe thằng cháu này tìm gặp người nhà của Trương Vĩnh Ký, ta biết nó sẽ phán rằng ta là ta không phải là người nhà họ Trương ngay. Đôi khi, ta muốn cho dòng đời trôi qua và đôi khi không biết mục đích sống của con người ta là gì? Họ có mặt trên trái đất này, rồi họ truyền giống. Đám con cháu cũng không biết vì sao mình có mặt, rồi truyền giống, rồi cũng như vậy rồi về cõi vĩnh hằng và được lặp đi lặp lại mãi. Tựa như khắc dấu ấn dòng họ của mình, nhưng đến ta thì như mình bị cho ra rìa ngoài lề. Cái gì cũng vậy, không có lửa sao có khói. Nhà Trương Vĩnh Ký là một triết gia, ai đi bôi nhọ ông làm gì nên việc đàm tiếu của dư luận ắt phải có. Nếu như dư luận đúng thì ta đúng, còn nếu như chỉ là lời đồn thổi thì ắt là câu chuyện ta kể ra đây thực là không xong với họ.
      Không gian có phần nào trùng lắng, nổi cảm thông cũng như những câu chuyện "giờ mới kể" được bộc bạch. Họ không biết phải nói năng thế nào, vì thái độ của mình với ông Trương Vĩnh Sinh trước đây bị đẩy tới điểm "nguy cấp chết người". Như cách nói của những nhà văn, ông hoàn toàn bị cô lập "trong lòng dân tộc". Giờ đây, mọi thứ mới sáng tỏ nhưng có cần thiết phải giải oan cho ông một cách đầy đủ nhất không? Cái cách hiểu cũ chứa đựng trong mỗi con người, lại thêm một sớm một chiều làm sao có thể nhận ra cái nào cũ và mới. Con người đã sống một quãng đường dài, tích tụ bao nhiêu là kiến thức bổng chốc cho là cũ, thì mỗi sáng thức dậy họ chẳng nhận biết được người mình hoặc xác định con người mình ở đâu?
          Lịch sử cũng vậy, khi đã tích tụ được kiến thức vào người. Bỗng chốc thay đổi, con người ta sẽ "bị xốc".
           Trở lại câu chuyện của họ, mọi người đang yên lặng như chờ ông Trương Vĩnh Sinh nói thêm điều gì nữa. Trương Vĩnh San đứng tự nảy giờ ngoài sân gạch, mon men lại chỗ mấy người uống rượu đột ngột chen vào, hết sức vô duyên vô lý.
-  Trời ơi kỳ vậy? Vậy còn cái rương này thì sao đây?
         Câu nói đó như làm cho mọi người tĩnh hồn. Bởi vậy mới có chuyện người nhà quê không muốn con gái đàm luận chuyện gì hết. Thanh Nhã mắng mỏ:
-  Vô duyên chưa từng thấy, không nói nổi- Tuy vậy, Thanh Nhã còn vô duyên hơn nữa- Cho nó nằm lên yên xe cột chặt lại chứ làm gì?
-  Hai đứa thiệt là...- Ông Trương Vĩnh Sinh cụt hứng, bấy giờ ông cũng đã đổi sang "tông" khác- Muốn mang đi liền à?
-  Dạ! Đúng rồi đó ông?
       Những người đang ngồi khề khà, một người chưa biết rõ lai lịch cái rương nên chưa chịu lắm:
-  Ngồi đây là để rõ mọi điều, mới biết ông Hai đây rành rọt nhưng câu chuyện gì có cái rương đồ ấy vậy...
        Thanh Nhã thở dài:
-  Cứ cột lên xe đi rồi con kể cho, phải không ông?
-  Tụi bây uống rượu say định về liền sao? Đem cái rương vô cất đi. Ngủ lại cho tĩnh rượu rồi mai về...
       Thanh Nhã chịu không nổi nữa, không còn ý tứ:
-  Vậy thì con không uống nữa đâu! Ông ở lại kể cho mấy chú bác biết vậy. Ngày mai sợ ông đổi ý...Thôi, tới đây con xin thưa các bác các chú con về đó, kẻo say sưa là ở lại một ngày nữa. Con còn nhiều công việc lắm, không ngủ lại được rồi...
         Thanh Nhã với Trương Vĩnh San nhanh nhạy thưa gửi, luýnh quýnh xỏ chiếc dép đi nhanh ra. Ông Trương Vĩnh Sinh thấy vậy dặn dò:
-  Chạy xe cẩn thận. Cái rương đó nó chiếm mất hết nữa chiếc xe, con San thì mập rồi còn người lái nữa đặt mông chỗ nào.
-  Được mà...Con ngồi được mà...
         Nói là ngồi ngay vào phía trước, Thanh Nhã cầm chắc tay lái để Trương Vĩnh San chen người vào...Coi bộ nêm như vậy không biết chạy đi được bao xa là la oai oải đây...
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.03.2011 10:27:08 bởi clietc >

clietc
  • Số bài : 217
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 28.01.2009
RE: Y Phục Triều Nguyễn. - 25.02.2011 23:53:14
                                                          IX
 
  
        Loáng một cái đã mang cái rương về Sài Gòn, nhưng trách nhiệm người giữ cái rương không phải là nhỏ. Y như rằng kiến thức lịch sử phải trang bị cho mình thật đầy đủ, nhất là truyền thống áo dài Việt Nam có xuất phát từ những chiếc áo của công chúa không? Thanh Nhã cố công đi tìm mối liên hệ.