Tản mạn quanh chữ lễ
tahuudinhqn 17.09.2010 21:37:20 (permalink)
TẢN MẠN QUANH CHỮ LỄ
                             Tạp bút của Ta Hữu Đỉnh

         

       Từ ngày ta mở cửa hội nhập với thế giới, các cuộc viếng thăm giữa ta và các nước ngày càng tăng. Kể cả ta đi ra nước ngoài, cũng như khách nước ngoài đến nước ta.
          Là chủ nhà tiếp khách, ta đã rất chu đáo, trọng thị và mến khách. Song vẫn còn những chõ thiếu sót. Thiếu sót thứ nhất là: Trong lúc chào hỏi nhau, tay bắt mặt mừng, về phía khách, người ta đầu nghiêng mình cúi rất lịch sự lễ phép. Còn chủ nhà thì chỉ đứng chìa tay ra, thẳng đơ như tượng gỗ. Thậm chí có lúc, có vị còn ưỡn ngực, ngẩng cao đầu đầy vẻ kiêu hãnh nữa !
          Vì sao vậy ?
          Có phải vì nền văn hóa giao tiếp của ta không có tập quán nghiêng mình thi lễ chăng? Không, hoàn toàn không phải vậy. Mà từ xa xưa ta đá có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn” rồi. Nhân dân ta rất coi trọng chữ lễ. Bằng chứng là trước cửa Văn Miếu Quốc tử giám và rất nhiều đền chùa, miếu mạo khác, hiện vẫn còn những tấm bia đá khắc hai chữ “Hạ mã”. Đi qua cửa các nơi thờ tự tôn nghiêm (mặc dù là bên ngoài cổng) cũng phải xuống ngựa, xuộng xe. Đi qua trước bàn thờ, trước bề trên như thây, cô giáo, ông bà, cha mẹ phải khép áo, cúi đầu…
          Cái lễ tiết ấy thật khiêm tốn, lịch lãm và đẹp đẽ. Cho dù nó có nguồn gốc từ chữ “Lễ” của Khổng giáo, thì cũng Việt hóa từ rắt lâu rồi. Vả chăng, bản chất của cái chữ lễ ấy có phù hợp với thị hiếu, có đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của người Việt, thì mới Việt hóa được chứ.
          Triều Mãn Thanh Trung Quốc, có viên quan Phó Giám Viện Đô sát họ Tào, đã nói với nhà bác học Lê Quý Đôn, vị Phó sứ của nước Đại Việt rằng: ”Trung Hoa là nước lớn đứng giữa thiên hạ. Chung quanh là các nước nhỏ, như những cái cành của một cây đại thụ. Các ngài từ phương Nam sang đây hẳn cũng nghĩ rằng về chốn cội nguồn?. Và rằng: “Ngài nghĩ gì về việc phương Bắc phương Nam từ xưa cùng chung văn tự, chung một nền giáo hóa ?”.                   
          Và năm ngoái (2005) khi sang thăm nước ta, người đứng đầu nhà nước Trung Hoa cũng nói: “Trung Quốc và Việt Nam cùng có chung một nền văn hóa…”.
          Ô kìa, lạ nhỉ ! Một người cộng sản đứng đầu một nước Xã hội chủ nghĩa văn minh, và một viên quan lại phong kiến hủ lậu, họ sống cách xa nhau hàng trăm năm, mà sao suy nghĩ lại giống nhau đến thế? Chẳng lẽ họ không hiểu người Mỹ nói và viết bằng chữ Anh. Nhưng nước Mỹ vẫn là nước Mỹ, chứ có phải vì thế mà nước Mỹ chỉ là “cái cành” của “ cái gốc” là nước Anh đâu? Họ còn cố tình lờ đi không muốn thừa nhận răng, giữa các nền văn hóa bao giờ cũng có sự giao thoa với nhau. Và từ sự giao thoa đó, trên cơ sở chữ Hán, ông cha ta đã sáng tạo ra chữ nôm. Và “Bình Ngô Đại Cáo”, Nguyễn Trãi đã viết bằng chính thứ quốc ngữ đó.
          Xin được trở lại với chữ “Lẽ”.
          Lễ phép là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa giao tiếp cổ truyền của nước ta. Vậy tại sao lễ nghi giao tiếp đương thời lại thô tháp như vậy?
          Có nhiều nguyên nhân. Một phần do hoàn cảnh lịch sử để lai. Những ngày đầu cách mạng tháng Tám, ta đã quan niệm một cách giản đơn, ấu trĩ rằng, cách mạng là bỏ cũ, thay mới. Chào nhau không cúi đàu nữa, mà thay bằng giơ nắm tay lên ngang thái dương. Bạn bè cùng trang lứa, không gọi nhau là anh là chị nữa, mà tất cả đều là “đồng chí”. Cho nên ta đã vội vàng bỏ cả cái tốt, cái quý không đáng bỏ. Sau ngày đổi mới, ta có sửa sai. Ngành giáo dục lại đề cao khẩu hiệu: “Tiên học lê, hậu học văn”. Nhưng” gạo đổ hót chảng đầy thưng”…
          Một nguyên nhân nữa là khi mở cửa hội nhập, ta đã quá cảnh giác, sợ xa rời mất mục tiêu “Xã hội chủ nghĩa”, nên luôn luôn nêu cao quan điểm “Hòa nhập, không hòa tan”, “không tự đánh mất mình”. Cho nên khi giao tiếp với khách nước ngoài (nhất là với các nước tư bản), ta luôn luôn có tâm lý sợ “đánh mất mình”. Mà những cái cúi đầu, có thể sẽ bị coi là không đàng hoàng chững chạc, là khúm núm, thấp kém, mất thể diện quôc gia, mất lòng tự hào dân tộc. Nhưng có lẽ một lần nữa ta lại nhầm. Như người Nhật Bản đấy, khi giao tiếp họ cúi đầu rât thấp. Nhưng có ai dám bảo là họ thấp kém đâu?
          Thiếu sót thứ hai:
          Có lần tiếp nguyên thủ quốc gia một nước tư bản đến thăm nước ta. Vị khách ấy khen chủ nhà, từ một nước phải nhập khẩu lương thưc, nhưng do đổi mới nền kinh tế, giải tán Hợp tác xã nông nghiệp, nên đã trở thành một nước xuất khẩu lương thực thứ ba thế giới. Khách vừa dứt lòi thì vị chủ nhà liền phẩy tay lắc đầu bảo: “Không, không ! Chúng tôi không giải tán Hợp tác xã nông nghiệp…”.
          Trên mặt trận quân sự, sách binh pháp đã chỉ ra răng: Biết địch là đã nắm chắc được một phần thắng lợi. Trên mắt trận ngoại giao cũng vậy. Trước khi đến thăm nước ta, vị khách ấy đã nghiên cứu rất kỹ về nước chủ nhà. Không chỉ đọc “Nhật ký trong tù”, mà khách còn đọc cả Truyện Kiều và Hồ Xuân Hương nữa kia.
          Khi người ta đã biết quá rõ về mình, mà mình lại không biết là người ta đã biết, thì mình là người thế nảo ?...
          Vả chăng, khách đến nhà mình, người ta khen mình để làm thân, mà mình lại chối từ thiện chí của người ta, thì có phải tự mình đã làm tổn hại kêt quả của chuyến viếng thăm ? Chẳng những thế, cử chỉ ấy còn biểu hiện người tiếp khách khiếm nhã, không tế nhị, và không có đủ sự lịch  lãm trong nghi thức ngoại giao.
          Chẳng biết sau lần tiếp khách ấy, các vị chủ nhà có kiểm điểm rút kinh nghiệm không ?
 
                                                                             Uông Bí, ngày 3/11/2006
          T.H.Đ

 
 
 
 
 
 
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9