Lấy dân làm gốc
tahuudinhqn 20.09.2010 22:14:20 (permalink)
LẤY DÂN LÀM GỐC
 
                                                    Tạp bút của: Tạ Hữu Đỉnh

       Mạnh Tử, một học giả của nước Trung Hoa cổ, nói: “Dân vi quý, xã tắc thứ nhi, quân vi khinh” ( Trong nước quý nhất là dân, sau đến chinh quyền, vua chỉ là hàng thứ ba). Câu nói ấy đã trở thành phương châm cho nhiểu triều đại Phong kiến để họ: “Tề gia, trị quớc’ Ở ta, Nguyễn Trãi còn phát hiện thêm: “Đẩy thuyền là dân, nhưng lật thuyền cũng là dân”.
Ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lấy dân làm gốc. Người bảo: ”Cán bộ là công bộc, là đầy tớ trung thành của dân. Mọi người đều phải vì nhân dân quên mình…”. Cho nên, để bảo vệ chế độ tốt đẹp ấy, khi có giặc ngoại xâm, người dân đã tự phá nhà mình đi để thực hiện:”Tiêu thổ kháng chiến”. Và:”Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”…
Thế mà giờ đây biết bao bất công, bao điều nghịch lý vẫn còn tồn tại: ”Một hạt thóc bao nhiêu khoản đóng góp”. Đó là chữ của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện xã hội học. Ông viết: ”…Thái Bình và Hà Nam, mỗi hộ nông dân được giao khoảng 5 - 6 sào (trên 2.000m2). Nếu chỉ cấy hai vụ lúa thì sản lượng chỉ đạt khoảng 4 , 5 triệu đồng/ năm. Trong đó chi phí sản xuất chiêm 2,3 triệu đồng, tức chỉ đạt khoảng 193.000 đồng/ tháng. Trừ các khoản chi phí phải nộp cho xá và các tổ chức, thì mức thu của mỗi hộ chỉ còn 170.000 đông/ tháng”.
  “Hãy chịu khó đọc xấp biên lai thu tiền của một hộ nông dân ở ấp Hiệp Hưng, xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang: Lao động công ích 120.000đ, an ninh quốc phòng: 24.000đ, kiên cố giao thông nông thôn: 500.000đ, xe gắn máy: 150.000đ, phí sử dụng nguồn nước: 240.000đ, quỹ khuyến học: 20.000đ, quỹ phòng chống thiên tai: 6.000đ…Những năm trước có năm gia đình này phải đóng góp phí thuỷ lợi: 339.000đ, phí đê bao: 598.000đ, thuế trồng cây hằng năm: 336.000đ. Nhưng đó là mức thu ở hộ chỉ có hai lao động chính với vài công đất ruộng. Với hộ nhiều người và nhiều ruộng thì số tiền phải nộp còn nhiều hơn…”.(Văn nghệ số 23, ngày 9/6/2007).
Một hôm tôi đi cắt tóc. Cô thợ, đồng thời là chủ hiệu đang sây tóc cho một ngưởi đàn bà. Chủ hiệu trỏ chiếc ghế trống bảo tôi: “Bác chờ nhà con một tẹo. Anh ấy vừa đi xem nhà của bạn anh ấy mới xây”. Vừa nói cô ta vừa bấm điện thoại gọi chồng về. Tuy đã quá cái tuổi: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Nhưng ngựa quen đường cũ. Tôi cầm tờ báo, vui vẻ ngồi chờ. Cô thợ nói với người đàn bà:
- Hôm xưa đi qua, em dừng lại em ngắm. Nhà chị đẹp quá nhỉ. Kiến trức sư nổi tiếng có khác. Tiền thiết kế có đắt không, chị?
- Năm mươi nghìn đồng một mét vuông. Kể cũng chả đắt. Nhà chị mất mười sáu triệu.
- Họ có tính cho mình tổng giá thành công trình là bao nhiêu không?
- Có chứ. Nhưng chỉ là giá cơ bản thôi. Còn giá phát sinh là ở  mình. Nhà chị họ dự tính có hơn một tỉ. Nhưng chị phải chi hơn hai tỷ đấy. Vật liệu toàn loại cao cấp thì tiền phải tăng chứ sao.
Tôi liếc sang bên. Tiếng máy sấy ro ro. Không nhìn ró mặt người đàn bà. Chỉ thấy mái tóc dầy đen như mun, buông xoã kín mặt. Và mùi thơm của nước hoa, của dầu gội đầu, loại đắt tiền toả ra ngào ngạt. Chẳng biết mỗi lần câc “mệnh phụ phu nhân” đi sấy gội phải chi bao nhiêu? Hay cũng như bài báo An ninh thế giới đã viêt: “Bọn giầu vơ, quét được tiền, cắt cái tóc hết 200 USA, người phục vụ còn được mời đi ăn khao đầu mới”!
Nghe giọng nói và cách xưng hô, tôi đoán tuổi người đàn bà chắc cũng không hơn cô thợ cắt tóc là bao. Tức là chưa đến bốn mươi, hay chỉ bốn mươi tuổi lả cùng. Thế mà đã có ngôi nhà hơn hai tỷ. Chưa kể tiền đất và tiền trang trí nộ thất. Chẳng biết chị ta và chồng con làm gì mà giầu thế ?
Đã một thời, nước ta có câu nói rất nổi tiếng: “Đi ra ngõ cũng gặp anh hùng”. Nhưng đó là những năm còn chiến tranh. Còn bây giờ thi: “Đi ra ngõ cũng găp nhà tỷ phú”. Nhưng chẳng biết trong cắi đám giầu có ấy có bao nhiêu phần trăm còn đúng là người ?..
Phần lớn họ đều làm giầu bằng cách: “Một công trình xây dựng (khách sạn hay khu chung cư), chất lượng như nhau, tư nhân đầu tư xây dựng giá thành 2,5 triệu/m2. Công ty xây dựng của Nhà nước, giá thành bốn triệu/m2. Nếu công trình được xây dựng bằng tiền viên trợ không hoàn lại, giá thành lên đến  20 triệu đồng/m2. Một ghế đệm ở nhà hát, giá thành 15 triệu đông/chiếc” (Văn nghệ số 44, ngày, 29/10/2005).
“Một công chức chỉ cỡ trưởng phòng như Phạm Cao Anh, cũng làm thất thoát đến hơn sáu tỷ, tiền của nhân dân cả nước cứu trợ đồng bào huyện Hương Sơn, bị lũ quét năm 2002” (Văn nghệ số 42, ngày 26/10/2006).
“Chin trăm cán bộ ở Bạc Liêu lấy ba mươi tỷ ở Ngân hàng “xài”, được xếp vào danh sách nợ khó đòi, trong đó có vị cán bộ ở “Ban thi đua khen thưởng” đứng đẩu bảng, nợ 600 trăm triệu, hai vị khác cũng thuộc “tóp ten” lại là cán bộ Viên Kiểm Sát và Công an tỉnh - nợ những 540 triệu và 340 triệu. Ai nắm nhiều quyền thì ắt lấy được nhiều tiền” ! Đó chỉ là nợ khó đòi của một tỉnh, Còn các tỉnh khác, còn cả nước thì sao ? Có nợ khó đòi không ? Và số tiền đó là bao nhiêu tỷ?..Tác giả bài báo này là nhà văn Nguyễn Khắc Phê. Ông còn kêu lên rằng: “Kẻ ăn không hết người lần đến mệt chẳng ra”. Tưởng đó là dân gian đúc kết cái thời Phong kiến xấu xa, nhưng hoá ra thời nào cũng thế! (Văn nghệ sô 27, ngày 7/7/2007.
                                           *
                                                      *            *        
“Nam mô A Di Đà Phật”. Đó là tiêu đề bài ghi chép của Xuân Ba (Văn nghệ số 11, ngày 17/3/2007): “Anh bộ đội Nguyễn Mạnh Hoà, từ Bắc Thái về Hà Nội công tác, vừa ghé qua nhà thăm mẹ thì bị bắt, với tôi danh: “Trấn lột có vũ khí trên tầu”.
Ngày 14/5/1981, bà mẹ anh Hoà nhận được giấy báo: “Nguyễn Mạnh Hoà can tội đào ngũ, trộm cắp bị bắt ngày 4/8/1980 (Sự thật Hoà bị bắt ngày 9/8/1980), đã chết ở trại giam Nghi Kim, Nghệ Tĩnh”. Rồi ngày 26/11/1983, Sở công an Hà nội cho một chuyến xe đưa bà mẹ anh Hoà vào Nghi Kim bốc mộ con. Vụ việc được kết thúc, bất chấp mọi đơn từ khiếu nại kêu oan của bà mẹ. Người ta lờ cả pháp luật đi để bảo toàn cho cái ghế của một viên trung tá, người đã ký lệnh bắt nhầm anh bộ đội Nguyễn Mạnh Hoà.
Rồi chuyện: “Một người tự tử ở Huế” mà mấy năm nay báo chí đã nhiều lần phản ảnh và nhân dân cả nước ai ai cũng biết. Đó là vụ Bà Hoàng Thị Giơi, một người có công với cách mạng, khai thành tích để Nhà nước khen thưởng, chỉ vì không chi tiền “phí” nộp hồ sơ mà lâm vào vòng lao lý, tốn phí biết bao giấy mực đơn từ, kiểm tra lên kiểm tra xuống. Rồi cuối cùng chính quyền Thừa Thiên Huế ra văn bản: “ Tất cả những vấn đề mà bà Hoàng Thị Giơi tố cáo trong đơn đều không có thật, mà vì động cơ cá nhân, bà đã cố tình dựng chuyện, vu khống nhằm làm mất danh dự của Đoàn kiểm tra, ảnh hưởng đến uy tín cán bộ và cơ quan nhà nước” (Văn nghệ số 12, ngày, 24/3/2007).
Ôi chao! Thật khó hiểu, chẳng biết một bà già ngoài sáu mươi tuổi, ở nông thôn, có mưu đồ gì mà “ dựng chuyện, vu khống nhằm làm mất danh dự của đoàn kiểm tra ?”…
Thế rồi mới đây lại thấy bài ký: “Trên cánh đồng bưng sáu xã”, của Võ Đắc Danh (Văn nghế số 25, ngày 21/6/2008). Viết về vụ thu hồi đất Dự án khu công nghiệp cao ở Quận Chín thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung tóm tắt như sau:
  “Ngày 22/11/2007, đúng ngày tiếp dân của Uỷ ban nhân dân quận Chín, khoảng ba mươi người đi biểu tình, yêu cầu chính quyền phải giải quyết thoả đáng giá đên bù và tạm cư, tái định cư trước khi thu hồi đất của họ. Bất ngờ họ bị hơn 400 nhân viên công lực, với đầy đủ khí giới và một xe phóng thanh bao vây, kêu gọi giải tán, đoàn biểu tình vừa đến cổng Uỷ Ban, thì có mâý chục thanh niên nhào ra giật băng rôn, khẩu hiệu. Bà con chống trả. Hai bên ẩu đả. Công an vừa can thiệp vừa quay phim.
Rồi khoảng mười giờ đêm ngày 2/3/2008, Công an quận Chín bao vây từng nhà (những người đi biểu tình ngày 22/11/2007), bất đi mười một người, giam tại khám Chí Hoà. Trong đó có bốn gia đình bị thiệt thòi nhiều nhất:
Thứ nhât là gia đình ông Tư Hẩo. Ông nguyên là chiến sĩ đặc công rừng Sác, đã lập nhiều chiến công, 40 năm tuổi đảng, giải ngũ năm 1977. Ông có 1600m2 đất ở, trồng trọt và chăn nuôi (cá, lợn), nằm trong khu vực Dụ án khu công nghiệp cao. Chính quyền thu hồi và bồi thường 395 triệu (chưa bằng một phần mười giá thị trường).Ông hỏi giao đất rồi đi đâu? Được trả lời: Nếu chấp hành tốt, ông sẽ được mua một nền tái định cư 100m2, giá 150 triệu đồng, và một căn hộ chung cư giá 500 triệu đồng. Cộng cả hai khoản thành 650 triệu. Trừ tiền đền bù, ông còn thiếu 250 triệu, mà lại mất cơ sở làm ăn sinh sống. Thấy bất công, ông cho vợ con đi biểu tình rồi bị bắt.
Gia đình thứ hai là bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Cơ, có ba con là liệt sĩ. Bà qua đời để lại cho cô Chín (con gái, người thừa kế hợp pháp) 1700m2 đất vườn và 250m2 đất ruộng. Năm 2000 có người muốn mua lô đất vườn đã trả 3.4 tỷ đồng. Cô không bán và đã chia cho năm đứa con để ở. Chính quyền thu hồi, bồi thường 560 trệu đồng cho lô đất vườn. Nhưng lại trừ đi 180m2 đã làm đường đi trong nội bộ gia đình, nay được xem là đất công nên không được đền bù. Còn 2500m2 đất rưộng, người ta bảo đó là đất biển, không có sổ đỏ, nên không được đền bù. Uỷ Ban huyện tịch thu giao cho Dự án. Dự án bán mặt bằng cho công ty Allied của Singapore. Allied lại bán cho công ty Jabil của Ma Lai xây dựng nhà máy linh kiện điện tử.
Người ta hứa bán cho cô bốn nền tái định cư, giá 600 triệu đồng. Vậy là cả hai lô đất diện tích 4500m2, giá nhiều tỷ bạc, chỉ đổi được 400m2, bằng 1/10 diện tích cũ, mà lại phải bù thêm 40 triệu đồng. Thấy bất công quá, cô làm đơn đi “xin” sự công bằng. Kết quả là cô bị thu hồi lại ba nền đất tái định cư, vì đi kiện.
Gia đình thứ ba là vợ chồng anh Minh chị Trang. Khi ra ở riêng bố mẹ cho 551m2 đất vườn , trồng trọt, chăn nuôi. Năm 1997 bão Li Da tràn qua, nhà, vườn trở thành bình địa. Vợ chồng dắt con đi làm phu hồ. Ba năm sau anh chị quay về đất cũ gây dựng lại cơ nghiệp. Khi thu hồi, người ta bảo anh không có hộ khẩu (đã bị xoá vì đi kinh tế mới năm 1977), nên không được cấp đất tái định cư, chỉ được đền bù 121 triệu và sáu tháng tiền tạm cư để thuê nhà trọ, mỗi tháng 400 ngàn đồng. Đó là tiền “nhân đạo” để vợ chồng anh đi tìm cuộc sống mới. Trong khi mảnh đất của anh gần hai tỷ. Chị Trang đi biểu tình và bị bắt.
Gia đình thư tư là hai cha con anh Nguyễn Công Tạo, anh có 300m2, đất được đền bù 97 triệu, và cũng mảnh đất ấy, người ta bán lại cho anh 100m2, giá 160 triệu đồng. Thấy vô lý anh đem đơn đi kiện, khi về thì nhà anh đã  bị san lấp thành bình địa (cưỡng chế vắng mật), anh Tạo dựng một túp lểu, che nilon ở tạm, Nhưng lần thứ hai quận Chín cho 200 nhân viên công lực và xe cơ giới đến đào nát mảnh đất thành nhiều rãnh ngang dọc, để anh không còn chỗ dựng lều. Cha con anh cùng con chó phải sang gốc cây hàng xóm tạm cư.
Thương cha con anh, ông Tư Hẩo đem cho anh chiếc ghế bố cũ. Ngày chạy xe ôm, đêm về hai cha con nằm chung trên bố dưới gốc cây…”.
                                                          *
                                                      *         *
                                     
Chính phủ ta đang đề nghị các nước công nhận ta là nước có nền kinh tế thị trường. Vậy tại sao thu hồi đất, quận Chín không trả tiền đền bù cho dân theo giá thị trường, mà lại trả y như thời bao cấp:”Mua như lấy bán như cho”?
 Và với những nghịch lý, những bất công đó, người dân nên hiểu mình là” gốc” hay là “ngọn” đây?./.
 
                                                Uông Bí, ngày 27/4/2007
                                                       T. H. Đ

 
 
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9