DI HUẤN Phan Vịnh
thaisan 26.09.2010 11:37:24 (permalink)
Tĩnh: Đồng-Nai
H: Trãng-Bom
Xã: Bắc-Sơn
Ấp: Bùi-Chu
Thôn: Nam-Hoà
     ***
                        Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
                                 Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
                                                   *****
                                       VĂN BẢN DI HUẤN
                                      (Thay vì bản di chúc)
                                                     ***                                               
                                               
 Ba  PHAN VINH CMND số 270417453 ngày 14/10/2008. Đ.N.
 Mẹ  NGÔ THỊ MEO    nt     270417454    nt   17/01/1980.    nt.
 
                                              Lời nói đầu
                                                  --------
                        Các con yêu quý ! Tính đúng theo năm sinh, hết năm Canh Dần (2010) qua năm Tân Mão (2011) là năm tuổi của Ba 73 tuổi, mẹ 72. Ba sinh năm Kỹ Mão (1939), Mẹ Canh Thìn (1940) thua Ba 1 tuổi. Ông Bà nội, ngoại lo đám cưới cho Ba Mẹ năm 1960 tính đến năm Canh Dần (2010) là được 50 năm chẵn. Tuổi tác của Ba Mẹ cũng đã cao rồi. Các con không thể không biết, biết làm gì các con có hiểu chưa? Biết để mừng, biết để còn lo.
                        Hán tự có câu : “Nhân sinh thất thập(1) cổ lai hy”. Con người sống thọ được 70 tuổi trên thế gian nầy rất hiếm. Cuộc đời ba vạn sáu ngàn ngày chẳng là bao, thời gian thấm thoát thoi đưa nó trôi qua nhanh lắm, như nước chảy qua cầu như vó câu qua cửa sổ, cuộc sống quá ngắn ngủi, tựa hồ như một giấc Nam kha khi tỉnh mộng nồi kê chưa chín.  Quay đầu lại nhìn bạn bè tuổi tác cùng trang lứa họ đi về bên kia thế giới đã gần hết, bề gì tre cũng phải tàn để nhường chổ cho măng mọc, thế gian không gì tồn tại.
        Thơ rằng:
                      Thời gian vật đổi sao dời,
                       Ba mẹ không thể sống đời với con.
 
                       Nên ba mẹ bàn luận với nhau viết lên bài di huấn lưu lại cho con cháu. Trước khi mở máy vi tính viết ra bài nầy, thân thể  của Ba còn khoẻ mạnh, tinh thần sáng suốt rất minh mẫn, viết lên những lời tâm huyết, hiện thực, và công bằng, những gì cần để lại từ ngôn ngữ, tinh thần, lẫn vật chất, con cháu do theo đó mà làm cho đúng, không được sai trái theo ý nghĩ riêng tư của mình, nếu đứa nào làm sai lời di huấn, không thể thông minh, sáng suốt, tiến  lên được, mà các con còn mang lấy tội thất hiếu với ba mẹ.
                   Trên thế gian nầy rất nhiều tội lỗi bởi mình gây ra, mà cái tội thất hiếu là nặng nhất trên đời, ba không nói sai các con nên đọc nhiều, hiểu rộng, không hiểu thì hỏi, chưa giỏi thì học, đễ nâng cao trình độ, hiểu sâu trông xa mới là con người có kiến thức am tường lý lẽ đạo giáo. Các con phải nhớ lấy.
                                                 ********
                                                                           PHAN VINH
 
Chương I/. Lời di huấn 1.
         TRUYỀN THỐNG BẢN SẮC VĂN HOÁ ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM.    HỌC HỎI ĐỄ BIẾT KÍNH NHỚ TỔ TIÊN. PHỤNG THỜ ĐẠO GIÁO.                                        
         NIỆM KINH ĐẠO PHẬT. CẦU NGUYỆN ĐẠO THIÊN CHÚA.
                                                ******
          Theo bản sắc văn hoá Việt Nam, trước tiên con cháu  phải học hỏi, nhỏ mà không học đến nơi đến chốn, lớn lên chẳng biết gì về Đạo Đức. Các con đã lớn rồi không còn đi học nữa thì nên tìm đọc sách, báo, kinh điển để hiểu đạo lý càng nhiều càng tốt. “Lời Bác Hồ: sống chiến đấu, lao động, học tập noi gương Bác”, nâng cao kiến thức mới hiểu đạo làm người. “Đức Khổng Phu Tử nói: làm Người khó”. Nếu mà dễ thì chưa phải là người. Muốn học Đạo làm Người, Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, mà không đọc kinh, sách thì làm sao mà hiểu được. Các con không có mượn sách của ba và những bài do ba viết ra đã tặng các con. Với những bài viết và kinh điển lưu lại trong máy vi tính đứa nào có chí tìm hiểu học hỏi, đọc cã mấy năm chưa chắc đã hết; có học có đọc mới hiểu, hiểu để ăn ở cho đúng đạo…”Kinh Phật nói: mình có duyên, mệnh mới đựợc sinh ra con người phảỉ cố gắng học hỏi mới thành người giống người”. Ngày xưa con người sinh ra tóc râu lông lá mà có cái tâm Đại Thánh ở trong, ngày nay văn minh hình hài, quần áo, sắc diện đẹp đẽ mà cái tâm của một hạng người bị xa dần, vì nhiễm tam độc tham, sân, si, u mê ám chướng mất hết tính người. Cho nên các con muốn tu đạo Phật, đạo Chúa trước hết phải tu đạo Người  trước đã. Tu đạo làm Người chẳng lâu lắc, mất công bỏ việc mà cũng không khó khăn chi cả. Nói chung dẹp bớt cái tôi mình đi một chút, có lòng nhân ái, bỏ cái sai, làm cái đúng, bỏ việc ác, đễ làm việc thiện là quá tốt lắm rồi.
                   Hạ hồi các con học theo đạo khác tâm mới sáng mau  hiểu hơn. Đạo làm Người chưa được thì Phật với Chúa còn cách xa vời vợi. “Nhân hư đạo (2) bất hư”. Phải nên vân lời đi theo con đường Ba Mẹ hướng dẩn là hay hơn, tốt hơn. Các con nên tu đạo làm Người rồi tu học đạo Phật.“Ông Albert Einstein nhà khoa học lừng danh thế kỷ 20 đã nói: Nếu tôn giáo nào có thễ thích nghi với khoa học hiện đại, đó chính là đạo Phật, khỏi cần thay đổi quan điểm để cập nhật hóa với khoa học, Phật giáo đã bao gồm khoa học”. Phật Tổ Như Lai suy tư tìm ra chân lý huyền diệu thực tế rất khoa hoc rồi. Đã 2.554 năm trước Công Nguyên, nhưng không thay đỗi, như thế đủ biết Phật Giáo không những khoa học mà còn vượt trên khoa học nữa là khác.
                Còn học Đạo… theo chồng vợ lập gia đình làm ăn sinh sống, nuôi dạy con cái cho tốt ba mẹ không ngăn cấm. Miễn sao các con biết hiếu kính Tổ Tiên, Ông Bà, thờ phụng đạo giáo mà các con đang theo học để hành cho đúng lý, lẽ và hiếu thảo, nhân ái thì cũng được.
               Mặt dầu ba đã quy y theo Phật từ năm 18 tuổi, làm huynh trưởng Phật Tử Vức Phú Gia thuộc Khuôn hội Thừa Lưu (Huế) một thời gian ba năm khi còn ở quê nhà. Vì thời thế Ba Mẹ đã rời xa quê hương bốn mươi chín năm rồi mà lúc nào lòng cũng đau đáu nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn. Nào là mồ mả Tổ Tiên, Ông Bà, Đình, Chùa, Làng Xã, bà con họ hàng nội, ngoại, bạn bè thân hữu đang sống bám trụ tại làng quê. Ba Mẹ rất yêu quý và kính nể họ.
              Bản tánh Ba rất ham mộ đạo Phật. Nhưng xưa nay bàn thờ trong gia đình, không có tượng Phật. Ba chỉ thờ Lư-Hương để cúng kiến Tiên Tổ, Ông Bà và giữ lấy niềm tin của cái Tâm trong sáng, thì cũng như mình luôn luôn thờ phụng Phật, Thánh vậy.
              Có câu: “Tôi Trung không thờ hai Chúa, người chuyên chính không thờ chung hai đạo(4) một nhà”. Tốt hơn hết đạo ai nấy giử. Có câu: “Tu đâu không bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ hơn là đi tu. Lại có câu: Thứ nhất là tu(5) tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”.  Thỉnh thoảng các lễ lớn Ba đến chùa An-Hội cúng dường và nghe kệ, nghe kinh, để học hỏi tìm hiểu đạo Phật là tạm được rồi. Còn tu hành trong tâm của mình, mình tự độ mình chứ không có Chúa, Phật nào giúp mình, trong khi lòng mình cứ tham dục ăn ở độc ác và bất hiếu. “Nên có câu kinh: Phật tất tâm, tâm tất Phật”. Đi chùa tụng kinh thuộc lòng, thường đi nhà thờ cầu  nguyện Chúa xin việc nọ cái kia, mà ra đường hoặc về nhà làm việc sai quấy, đánh con vô tội, vợ chồng lại bất hoà, mắng chửi nhau, nóng nẩy với bạn bè v.v. rồi chia tay, thì cũng vô ích kết cuộc chẳng ra gì càng mang thêm đầy tội lỗi.
              Phật có thờ trên chùa. Chúa Giê Su trên nhà thờ, đến đó trước tiên dự lễ tưởng niệm, chiêm bái Phật, Chúa, sau để nghe Linh Mục, Thầy Chùa giảng đạo mà học hỏi để tu tâm dưởng tánh cho đàng hoàng biết khiêm nhẩn thì tốt hơn. Ví dụ: Thuốc tốt, hay, phải chịu uống vào mới khỏi bệnh, có ăn cơm mới no, khoẻ, không chịu ăn thì đói mệt, cũng như theo đạo mà chẳng hiểu lý lẽ đạo thì cũng như người vô đạo u mê sai lầm vẫn mang nhiều tội lỗi.
 
            Nhà Tự đường đặt biệt chỉ thờ Tổ Tiên theo truyền thống.
Lý do:  Trong gia đình anh em, con cháu người thì theo Phật kẻ theo Chúa hai đạo. Nếu thờ Phật hay Chúa chung đụng trong Tự Đường, sau khi Ba Mẹ qua đời hết thì anh em sinh lòng đố kỵ, mâu thuẫn mất đoàn kết không nên.
           Sau ngày Ba Mẹ không còn thì nhà nầy là nhà Tổ. Vợ chồng út Đức vẫn còn ở, ngày rằm hay mồng một âm lịch, nhớ thắp nén  hương lòng trên bàn thờ Tổ Tiên, Ông Bà. Ngày Tết nhất, Kỵ giỗ các con cháu nên về Tự-Đường và đóng góp tuỳ hão tâm để nhớ ngày lễ kỷ niệm, y như thời ba mẹ hãy còn. Nếu gặp phải khó khăn, đạm bạc một chén cơm lạt cũng được, miễn sao anh em hoà thuận vui vẻ là tốt, còn bắt buộc đóng góp sắm sửa mâm cao cổ đầy, đặt lên bàn thờ cúng bái rồi bưng xuống vẫn còn y nguyên. Anh, em ăn nhậu với nhau say rượu nỗi cáu cãi vã, tranh chấp xâu xé lẫn nhau, làm mất hoà khí gia đình thì không còn hiếu thảo gì nữa. Nếu mà có xẩy ra như vậy thì về sau xin đừng cúng giỗ mất công.
 
         Những ngày lễ tết con cháu phải vui vẻ hiếu kính, giỗ cha mẹ tưởng như cha mẹ có phía trước, khi đến nhà thờ, hay lên chùa dự lễ, tin tưởng như Chúa, hay Phật đương hiện hữu trên bàn thờ mới là có tín ngưởng, linh thiêng cầu nguyện mới được phúc lành.
         Có câu: “Linh tại ngã bất linh(3) tại ngã” Xin thì cho cầu thì được, ăn thua lòng mình có tin hay không? Các con các cháu nên cẩn thận việc nầy. Lễ bái Tổ Tiên, niệm Phật, cầu Chúa mà trí óc tâm hồn để ở đâu đâu kia, không chú tâm kính cẩn, thì chẳng lễ bái, niệm, cầu làm gì mất công bỏ việc vô ích, mà càng thêm mang lấy tội lỗi vào thân. Khuyên con cháu nên chú ý.                                          
 
                                NÓI VỀ GIA PHẢ HỌ PHAN
                                                   ***
             Cây có cội nước có nguồn. Họ tộc thì phải lập Gia-Phả, để mà hiểu Tổ biết Tông, đôi ba năm phải nhật tu lại một lần, đừng để lâu năm người nhớ kẻ quên, ghi chép sai sót mà mang lấy tội với Ông Bà, Tiên Tổ.
             Quyễn chữ Hán Ba đã nhật tu đầy đũ tại quê hương năm 1996 thỉnh bản phó vào Bùi-Chu, đễ nằm trong tráp trên bàn thờ, các con cứ giữ nguyên mà thờ. Hiện nay con cháu chưa có ai học chữ Hán đem ra cũng không hiểu được.
             Ba có trích sao chữ Quốc Ngữ nối tiếp theo quyễn chữ Hán, các con cứ tiếp tục theo quyển Quốc Ngữ mà nhật tu là được.
                                            (Nên nhớ lấy)
                
                                       *************** 
 
 Chương II/. Lời di huấn2.
              PHẢI SỬA ĐỔI BẢN TÁNH ĐỄ BIẾT CÁCH ĂN Ở ĐỐI NHÂN
              XỮ THẾ THEO THỜI ĐẠI VĂN MINH, NÊN LÁNH XA KẺ ÁC.
                                             ********
                        Nối tiếp giòng chảy của thời gian, còn vài tháng là hết năm Canh Dần (2010), qua năm Tân Mão (2011) con gái trưởng của Ba Mẹ cộng hai tuổi đã chẳng năm mươi, con gái út thiếu hai tuổi là đủ ba mươi. Tuổi tác của tất cả các con mỗi đứa cả đống tuổi trên đầu, đã trưởng thành, không còn ngây thơ nữa, phải sống tinh tấn tu tâm, sửa tánh cho hiền ngoan, sống có văn hoá đạo đức trong xã hội, làm tấm gương cho con cái noi theo để nuôi dạy chúng nên người.
                        Trong cuộc sống hàng ngày nói chung các con kể cả nam, nữ, dâu, rể, cháu nội và ngoại phải hiểu một ít từ ngữ như: hiếu đễ, khiêm tốn, siêng năng, tiết kiệm, nhẫn nại, uy tín, vị tha, nhân ái, chân thành, trung thực, ước mơ, hy vọng, tự tin, can đảm, và trí dũng. Những từ đã chọn lọc đễ viết ra rất là tốt lành. Con,   cháu đem ra mà áp dụng cho cuộc sống thường nhật thì thành công, thắng lợi và tốt đạo đẹp đời.
                “ Cây xanh cành lá cũng xanh,
                cha mẹ hiền lành đễ đức cho con”.
                                                              Ca dao.
                 Con người biết ăn ở hiền lành, bạn bè và xã hội ai cũng kính nễ mến thương.
                 Ba đã sống trải nghiệm trên đường đời tìm hiểu, nhìn nhận đó là sự thật.  Người hiền nhân quân tử cuộc sống của họ rất đạm bạc, biết cần, kiệm, liêm, chính. Khi có tiền, phải nghĩ đến khi không tiền, lúc giàu có, nhớ lại khi nghèo nàn, lúc vui sướng, nhớ lại lúc buồn khổ, lúc thịnh vượng, nhớ lại lúc suy vong, được sống hạnh phúc, phải thương người bất hạnh, khi mạnh khỏe cường tráng, phải nghĩ đến lúc bệnh tật ốm đau. Khi trẻ trung, nghĩ đến lúc già nua yếu đuối. Khi đang sống, nên nghĩ đến lúc phải chết. Người mà biết lo xa hiểu rộng, như vậy mới tạo dựng cuộc sống an lành, vui tươi, hạnh phúc gọi là gia đình đạo đức có văn hoá.
 
                Còn những kẻ tiểu nhân họ sống ngược đời, chỉ nhìn thiễn cận trước mắt mà thôi, được bữa nào xào bữa nấy, làm biếng không chịu bỏ sức lao động trí óc, sức lực nhọc nhằn, chân tay vất vả để làm mà kiếm sống, còn tham lam muốn thu nhập cao, tiêu xài rộng rãi, thừa cơ hội cướp của người làm của minh, hoặc đi móc túi, giựt giọc, trộm, lừa đảo, mới được lắm của nhiều tiền đễ mà rượu chè, cờ bạc, trai gái, hút sách, ăn chơi thoải mái.
 
                       “Thơ giã Kiều của Bùi Giáng có đoạn:
                                  Nỗi niềm tưởng đến mà đau
                                  Hàng rào giun dế gặm sâu cẳng gà
                                  Con ơi học lấy nghề cha
                                  Một đêm đi trộm bằng ba năm làm
                       -Ông Bùi lại nói: hay là bốn năm, bốn năm nhiều quá, hay hai năm, hai năm ít quá, ba năm thì vừa ”.
 
                       Những kẻ tiểu nhân có tánh côn đồ, du đãng, lối sống buông thả theo bản năng sinh tồn, không còn lương tâm, mất hết tánh người, họ coi pháp luật tầm thường, vào tù ra khám như ăn cơm bữa. Hạng người nầy rất hiểm độc Ba khuyên các con nên xa lánh, chớ có xã giao, nhậu nhẹt, giao dịch làm ăn, hoặc cạnh tranh gì với chúng nó mà bị lây nhiễm thói hư, tật xấu, có ngày mang lấy họa vào thân. Ba mẹ già yếu rồi, cũng như trời gió mưa bất thường, sống được ngày nào hay ngày ấy, không có cầu cạnh các con gì cã. Chỉ mong cầu tất cả con, cháu, dâu, rể, nên cẩn thận gìn giữ sức khõe mà nuôi con. Các con nên kiểm điểm bản thân bỏ đi những tánh hư tật xấu để vợ chồng, anh chị em, trong gia đình sống thuận hoà hạnh phúc với nhau, làm gương mà dạy con cái  khôn ngoan, học hành thành đạt nên người, là Ba Mẹ mãn nguyện lắm rồi, đến ngày nhắm mắt lìa đời cũng được bình tâm an lạc. Người đời họ yêu vàng, bạc, châu, báu, Ba Mẹ chỉ yêu con cháu ngoan hiền. Các con hãy nhớ lấy.
                                  ***************
                                       
Chương III/. Chia bất động sản. Quà tặng-Chuyễn nhượng.
          PHẦN CHIA CHÁC LÀM QUÀ TẶNG VÀ CHUYỄN QUYỀN
        SỬ DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN CHO CON CÁI CÃ MAM LẪN NỮ.
        PHẦN AI XONG NẤY ĐỂ TRÁNH SỰ TRANH CHẤP VỀ SAU.
                                       **********
             Thứ 1/. Nói về nguồn gốc cái nhà cấp bốn hiện tọa lạc tại thôn Nam Hoà, Bùi Chu. Ba Mẹ và các em đang ở.
             Thời còn khó khăn mặc dầu chạy ăn bữa hôm thiếu bữa mai. Nhưng theo truyền thống của miền Trung xứ Huế. Có câu:
“Sống cái nhà, thác (chết) cái mồ”. Con cái mỗi ngày càng khôn lớn sắp sửa có sui gia, ở cái nhà cỏ tranh vách đất xập xệ, xóm làng cười chê, bạn bè khinh bỉ. Nên phải tiết kiệm nhịn ăn, bớt mặc cả gia đình và cũng có công sức đóng góp của ba con như: Sáo, Quang, Ngân, lớp em còn bé đang ăn học. Nhưng Ba Mẹ cố gắng hết lòng hết sức mới có cái nhà nầy xây dựng năm 1989 cả gia đình cư ngụ cho đến hôm nay.
 
               Thừa kế sự nghiệp cha, đễ gìn giữ tự đường, thờ phụng Tiên Tổ. Xưa có câu: “Nhất trưởng nam, nhì, tam, con út”. Nếu mà ông Trưởng Quang chưa có nơi ăn chốn ở thì Ba ưu tiên 1 giao nhà để ở mà phụng thờ Tổ Tiên, chăm nom Ba Mẹ khi ốm đau bệnh già.
               Hiện tại 3 anh: Quang, Phú, Phúc đã có nơi ăn chốn ở thuận tiện công việc ổn định. Chú Út Đức mới có vợ sinh con, còn ăn ở với Ba Mẹ chưa có nhà cửa. Ba mẹ quyết đinh sau ngày không còn ở thế gian thì coi như nhà Tổ đã nói trên. Giao lại cho vợ chồng út Đức ở trông nom hương khói thờ phụng Tổ Tiên, Ông Bà, an ủi Ba Mẹ khi ốm o. Còn việc lễ nghi kỵ giỗ thì Ba đã dặn dò trên chương I đây đủ rồi.
             Nếu lâu ngày nhà bị xuống cấp thì được quyền tu sửa, hay làm ăn được khấm khá, đặp đi làm mới trên nền đất nhà cũ cho tốt hơn, đẹp hơn, thì vẫn phải thờ phụng Ông Bà, ăn ở như xưa.
            (Vì lẽ gì, hoặc là theo công việc làm ăn sinh sống nơi khác thuận tiện hơn, vợ chồng con cái của gia đình Đức dời hết đến nơi  ở mới, cũng không được tự tiện bán nhà mà đi. Phải họp anh em lại thỉnh bàn thở vào gia đình ông Quang, khi ấy mới được phép rao bán nhà đất. Bán được bao nhiêu tiền thì chia ra đồng đều thành chín phần, nam, nữ mỗi người một phần như nhau, cháu đích tôn Minh 1 phần đễ hương khói hàng ngày). Đoạn văn mở ra đóng ngoặc lại trên nầy Ba chỉ đề phòng bất trắc mà thôi. Ba cũng mong rằng đừng có xẩy ra chuyện di dời đi nơi khác.
           Còn bình thường thì cứ có quyền ở mãi mãi, hết đời nối đời.
Không ai lấy quyền gì mà tranh chấp cả.   
                                             *****
             Thứ 2/. Đất thổ (vườn) tọa lạc Nam Hoà, Bùi Chu. Do Ba Mẹ khai khẫn diện tích 1908 m 2 Số K 445528 cấp ng.23/4/1999.
 
             Trước đường nhựa.
             a/.  Đã chuyển quyền(bán)sử dụng cho 2 ông Minh, Mai 09m1,50 bề ngang phía trước, sâu 30m1 bên phải đã làm nhà ở hết đất.
 
             b/. Quà tặng vợ chồng Phúc-Bích 05 m1 bề ngang mặt tiền sâu 30 m1 phía trái mặt trời lặng giáp đất ông Thanh đã làm nhà ở hết đất.
 
            c/. Quà tặng Phượng 04m1,80 bề ngang đo sát vách phúc sang, sâu đến bờ thành giếng. Chưa làm nhà, lúc nào làm dời trại hàn xì ra trước nhà Ba. (Chừa đường dắt xe vào nhà và đỉ ra sau).
 
                                    Khoảng giữa nhà Ba Mẹ đang ở.
 
             Mặt sau giáp đường nghĩa địa.
             d/.Chuyển quyền(bán)sử dụng cho ông Hoạt 05m1 ngang,
sâu 28m1 đã làm nhà ở hết đất.
 
             e/.Quà tặng vợ chồng Đức 05m1 ngang, đo từ vách ông Hoạt sang. Sâu ngoài đường vào đến hố ga của Ba. Đất có trồng tràm, muốn bán hay đễ cho con cái tuỳ ý.
 
             f/. Còn lại 03 lô hơn 15m1 phía sau Ba Mẹ đễ dưỡng già.
             Đất đai ba tặng các con có toàn quyên sử dụng.
Còn phần chuyễn nhượng đứa nào cũng phải trả góp cho ba mẹ một phần nào để có mà sinh hoặt ăn tiêu, việc quan, hôn, tương tế qua lại với nhau, khi ốm đau cũng sẵn có mà thuốc thang khỏi chới với đi vay mượn. Khi chết, hết nếu có còn thì lo chôn cất, làm mồ mả. Không làm thì chia phần trai, gái đồng đều. Nếu Ba Mẹ xài hết thì thôi. Nhiệm vụ các con phải lo.                            
 
             h/. Bên đồng Tân Bắc, xã Bình Minh 1700m2 ruộng trồng lúa. Giấy Q.S.D.Đ số AM 610955 ngày 17/10/2008. Anh em con hay rể đứa nào làm thì đong gạo cho Ba Mẹ ăn vẫn đễ nguyên đấy. Đề phòng sau nầy con cháu có người nào bị thầt cơ lỡ vận hết gạo ăn, thì làm mà sống qua ngày. “Xưa có câu: Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ. Sống nhờ đất, chết cũng nhờ đất”. Hai câu văn nầy Ba đã trải nghiệm, ghi nhớ suốt cuộc đời.                       
                                                *****              
 
             Thứ 3/. Đất rẫy, ruộng tọa lạc bên Sông Lạnh địa phận huyện Vĩnh Cữu. Giấy Q.S.D.Đ. số L 054290 ngáy 3/4/1998.
 
              a/. Quà tặng vợ chồng Quang.
                     01 sào ruộng dưới bân.
                     10 m1  đất rẩy bề ngang từ bờ ranh ông biên về hướng Nam. Dài từ đường ranh bà Di tới ruộng.
                     01,5 sào bề ngang từ đất Quang qua giáp đất Sáo,
Dài từ đường ranh bà Di xuống mí ruộng bưng thì chuyễn nhượng.             
 
              b/.Quà tặng vợ chồng Sáo 06m1 ngang đo vào mí đât Ngân, Phú đến giáp đất Quang. Dài từ mí đường của Quang ra tới mí ruộng bân của Quang.
            
              c/.Quà tặng đất ở cho vợ chồng chị em Ngân, Phú, bề ngang đo từ mí đường Quý ra sau 40m1. Dài từ mi đường của Quang xuống tới hồ cá Phú. hai chị em chia đôi cho cân.
 
              d/.Quà tặng vợ chồng Sáo 04m1 để làm đường, đo bề ngang từ mí sân Hải ra. Làm đường mà đi xuống hồ cá. Anh em phụ công vào làm để đi với nhau. 
              0s,700 m2 ruộng chuyễn nhượng.
               
              e/.Quà tặng vợ chồng Phú 2 thửa ruộng dưới bân là 1 sào.
                    Còn  lại từ đường ranh ruộng bân lên đường ranh đất ở 01 sào thì chuyễn nhượng. Hồ cá cây soài cũng chuyễn nhượng. Để nguyên chuồn bò lại cho Phúc.
 
               f/. Quà tặng vợ chồng Nga đất rẩy, bề ngang 10m1, đo từ mí đường Quý đông sang tây, dài từ mí đường Quý ra tới đường ranh gốc me, Quang đo giúp được 36 m1. 10x36=360m2.   
 
               g/.Quà tặng vợ chồng Phúc lô đất trồng bắp sát dài mé sông. Còn 02 sào vừa ruộng suối vừa rẩy ranh giới gốc me thì chuyển nhượng.
                h/. Đất rừng bên trại heo đã đăng ký xin cấp giấy Q.S.D.Đ ngày 3/1/2007 chưa được cấp bìa đỏ. Cho Phúc mượn trồng tràm các con hoặc người ngoài mua được giá ba sẽ bán để chi tiêu, nếu chưa bán được, mà khi Ba Mẹ không còn thì bán chia ra 08 phần trai gái đều nhau, mỗi đứa một phần.
           
                Đính kèm theo sơ đồ
 
                Phân chia xong xuôi phần bất động sản.
 
                Tiền bạc vàng ngọc Ba Mẹ nghèo lắm chẳng có thứ gì.
                                            *******
                Kết luận cuối bài.
                LỜI DẶN DÒ CON CÁI, DÂU, RỂ. 
                                        ****
                Những quà Ba Mẹ tặng, và chuyển nhượng ruộng rẫy
 địa  phận huyện Vĩnh Cửu các con được toàn quyền sử dụng hay chuyển nhượng lại tuỳ ý, nhưng phải ưu tiên cho anh em con
 cháu, nếu trong anh em con cháu không ai mua mới bán ra cho người ngoài.
               Phần ai xong xuôi đâu ra đấy, không được nẩy sinh cái lòng tham xâm lấn đường ranh, tranh chấp, si bì hơn thiệt nhiều hay ít. Ba mong các con nên thận trọng việc nầy, không khéo gây mâu thuẫn anh em nồi da xáo thịt dể xa nhau.
               Ba mẹ mong rằng các con hãy lưu ý vâng lời. Để ba mẹ không lo buồn, phiền não sinh ra bệnh hoạn. Mà được sống vui, sống khỏe với con với cháu được ngày nào tốt ngày ấy, chết đi rồi thì không bao giờ con cháu nhìn thấy nữa.
              Sau khi Ba hay Mẹ qua đời, mời thầy chùa đến tụng vài câu kinh cầu siêu là tốt, các con không được cúng mặn, rượu, chĩ cúng chay, không đốt vàng mã hoặc rải ra ngoài đường khi đưa đám ma, có thương để trong lòng, không khóc lóc om sòm. Nếu chẳng theo lời Ba dặn thì ghét Ba đấy. Các con nên nhớ lấy làm cho đúng, dẩu nơi chín suối ba vẫn an vui, hoặc được về tây phương cũng an lành tự tại.
             Chuyện đời, chuyện đạo, thực hư, đúng sai, thiện ác v.v  thế gian nhiều lắm. Bút khô giấy vắn viết không hết. Ba mong rằng các con nên đọc kỹ để hiểu đúng, thực hành đúng chừng ấy cũng  được rồi. Viết ra quá nhiều Ba biết có đôi người  không thời gian mà đọc hết thì cũng vô ích, xin tạm ngưng./.          
 
Chú thích: 1 người sống được 70 tuổi xưa nay hiếm có.
                   2 người  xấu, đạo chẳng xấu.
                   3 linh hay chẳng linh, cũng do mình mà ra.
                   4 Tượng Chúa, tượng Phật thờ chung trong một nhà.
                   5 Chữ Tu là sữa chữa bản tánh sống cho tốt.                                               
                                                         
                           Làm xong bản thảo ngày 17 tháng 9 năm 2010.
                                                         HẾT

<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.09.2010 11:38:58 bởi thaisan >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9