Ôi thơ!
tahuudinhqn 28.09.2010 21:37:59 (permalink)
ÔI…THƠ!..


                                     Tạp bút của Tạ Hữu Đỉnh

- Ông chủ có nhà không đấ..âý?.. Nghe tiếng người quen, tôi ra ngoài sân đón khách:
- Ôi bác! Có việc gì mà bác đi gữa trưa nắng?
- Đi từ sớm bây giờ về mới vào chú đây. Tôi nắm tay lái chiếc xe đạp “tộc tộc” của khách, dựng xe, đưa khách vào trong nhà, bấm số quạt to hơn, rồi tráng ấm pha trà. Ông khách nhễ nhại mồ hôi, mặt mũi đỏ gay, vừa lau mặt vừa nói:
- Trời nóng quá! Bão đang đỏ bộ vào Phi Líp Pin, chú nghe tin chưa?
- Vâng. Khí hậu trái đát đang nóng lên. Các nước hàn đới như Anh, Pháp mà cũng ba tám, ba chín độ có người chết nóng thì chưa thấy bao giờ.
Uống hết chén nước, khách mở túi lấy ra một tập sách đưa cho tôi:
- Tôi mới có tập thơ được in, tặng chú đọc cho vui. Tôi vui mửng đưa cả hai tay ra nhận: ”Ôi..thơ!..”. Bìa vẽ rất đẹp. Một vùng núi non đỏ tím ánh hoàng hôn, với dòng sông và một con thuyền mảnh mai như chiếc lá, đậu trên lớp lớp sóng đỏ pha vàng lấp lánh. Và hai chữ ”Chiều Tím”, mầu trắng viền đen, tiêu đề tập thơ. Tôi bắt tay ông, cảm ơn và cả chúc mừng ông nữa. Ông cười. Nụ cười mãn nguyện của người thành đạt.
Ông nguyên là cán bộ lãnh đạo của thị xã về nghỉ hưu, được phường mời ra làm Chủ tịch Hội người cao tuổi. Rồi từ ngày nổi lên phong trào thơ, ông kiêm luôn cả “chức”chủ nhiệm câu lạc bộ thơ của phường, nơi ông đang cư trú.
Cũng phải thưà nhận rằng từ ngày có phong trào thơ rầm rộ, nhiều cụ cán bộ hưu trí đã bỏ tổ tôm, cờ tướng, bỏ cả những cuộc chuyện trò tào lao vô bổ. Và nhất là bỏ cái việc cũng vô ích không kém là đi tìm tòi, xét nét hành vi của các cán bộ đương chức đương quyền, xem ai tham ô lãng phí, ai ăn của đút, ô dù hay chiếm dụng tài sản, đất đai của Nhà nước và nhân dân để đơn từ tố cáo Mà vị nào cũng nhận thấy thơ không chỉ là bàn tay dịu dàng, an ủi, vỗ về sự hẫng hụt của các cụ khi về hưu, thôi chức, mất quyền. Mà thơ còn có thể đem lại cho các cụ tiếng tăm, danh vọng chẳng thua kém gì khi cỏn tại chuc, đương quyền. Nên cụ nào cũng lăm lăm giấy bút, ngày đêm suy tư, nghiền ngẫm, tìm chữ, tìm vần, đặt câu… Viết được một bài thì khấp khởi đem đọc cho bạn nghe, rồi chờ ngày sinh hoạt, lại đọc ở câu lạc bộ thơ. Cụ thêm chữ này cụ bớt từ kia, sửa chữa, trau chuốt cho thật hoàn hảo.
Rồi khi đã gom góp được một số bài nào đó, thì bắt tay vào việc thực hiện sự mong mỏi, ước mơ đã lâu là ra tập.
Nhân lúc chuyển đỏi nền kinh tế, các nhà xuất bản đươc quyền tự quyết kinh doanh. Họ đọc bản thảo, nếu không có sai phạm gì thì xin Cục xuất bản cấp giấy phép xuất bản cho tác giả. Nhà xuất bản thu “lệ phí”. Tác giả đem bản thảo đi thuê in.
Thế là các cụ bèn đi Ngân hàng rút tiền tiết kiệm, chấp nhận bỏ tiền túi ra in thơ. Âu đó cũng là một kiểu như thời xưa cổ nhân đã nói: “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” Vì: “Đã mang tiếng ở trong trời đất / (thì) Phải có danh gì với núi sông”. Như cụ Nguyễn Công Trứ đã dậy. Cho nên các cụ ở câu lạc bộ thơ phường kia cũng vậy. In xong lấy sách về, cụ nào cũng sung sướng phấn khởi, thấy mình đã thành một tác giả, dẫu chưa dám nhận là ”nhà thơ”, thì mình cũng khác trước chỉ nguyên là…Nên chẳng quản nắng mưa, nóng bức, các cụ đạp xe đi tặng thơ.
Khách về rồi tôi mở thơ ra đọc:
“...Trẻ mãi không già khi đã già
Già rồi già nữa vẫn lo xa
Say sưa sáng tạo hồn thơ khỏe
Tích cực duy trì giọng hát ca…”
                   * * *
“…Đẹp thay người hội tuổi cao
Cùng chung tuổi tác cùng trao ân tình
Khi xưa chung gốc đa đình
Giờ đây xóm phố chung tình Quang Trung…”
          * * *
Đọc đén đây tôi lại nhớ bài thơ “Vịnh cóc”trong truyện “Tiếu lâm”thời xưa:
“Con cóc trong lỗ
Con cóc nhẩy ra
Con cóc nhẩy ra
Con cóc ngồi đáy
Con cóc ngồi đáy
Con cóc nhẩy đi…”.
Và nhớ mấy câu thơ của Bút Tre:
..”Anh Thanh ơi hỡi anh Thanh
Anh về làng xóm phân xanh đầy nhà
Anh về gà lợn hát ca…”.
          * * *
“…Giống ruồi là giống hiểm nguy
Đôi chân của nó rất vi trùng nhiều…”.
                                                *
                                         *             *
         
          Ấy thế mà những câu thơ như khẩu ngữ, nôm na thô thiển của bài “Vịnh cóc”, lại cắm được cái mốc vững chắc trong ”Truyện cười Việt Nam”.Và cả những câu thơ lục bát vừa mới lạ, vừa hồn nhiên đến mức ngây thơ, ngộ nghĩnh của tác giả Bút Tre cũng đã làm cho ông không chỉ thành danh một thời, mà có thể còn lâu dài chưa biết đén bao giờ. Vì tác giả đã sáng tạo ra một giọng điệu, một kiểu riêng thơ Bút Tre.
          Là người ngoại đạo đói với thơ, song tôi nghĩ thơ là nhạc của lòng, là hương của hoa, thơ phải tinh tế và quyến rũ, làm say đắm lòng người đọc. Còn những bài viết vẫn được gọi là thơ (chỉ vì có vần) của các cụ ở Câu lạc bộ thơ thì thật khó xác định đó có phải là thơ không? Hay chỉ như giống dơi, nửa chim, nửa chuột. Cầm chẳng ra cầm, thú chẳng phải thú. Bảo cầm thì không có lông vũ. Bảo thú thì sao lại bay?./.
                                                                   Uông Bí, ngày 22/6/2008
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9