Vè việc "biến hóa Quyết định 123 của Chính phủ
tahuudinhqn 02.10.2010 21:37:51 (permalink)
VỀ CHUYỆN “BIẾN HÓA” QUYẾT ĐỊNH                                            
                                             123 CỦA CHÍNH PHỦ
                              vạp bút của Tạ Hữu Đỉnh

Bài báo “Một hiểm họa được báo trước”, của tác giả Đào Ngọc Đệ (Văn nghệ só 35 + 36, ngày 26 – 8 và 4 – 9 – 2010) cho biết: Quyết định 123 của Chính phủ, về việc giao quyền sử dụng mặt nước biển cho người nuôi trồng và khai thác thủy sản. Quyết định ghi rõ đối tượng là ngư dân Việt Nam…”.
Nhưng các quan chức ỏ một số tỉnh đã tự ý “biến hóa”, cho các doanh nghiệp nước ngoài thuê, không chỉ mặt nước biển, mà còn  cho thuê cả đất ven bờ biển, với diện tích rộng hàng nghìn ha (mặt biển) và thời hạn sử dụng lâu dài đến cả nửa thế kỷ !
Về ngôn ngữ, ai cũng hiểu “giao” và “thuê” hoàn toàn khác nhau. Giao ở đây là giao quyền sử dụng. Người được quyền sử dụng không phải trả tiền (ngoài phí hành chính). Còn thuê, thì người thuê phải trả tiền. Cũng như người thuê ruộng canh tác, thuê ô tô đẻ chuyên chở vậy. Và ngư dân người Viêt, cũng hoàn toàn khác với các doanh nghiệp nước ngoài: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Na Uy…Đát và nước cũng vậy, là hai vật thể hoàn toàn khác nhau, không thể nhầm lẫn được. Mà Quyết định của Chính phủ là giao mặt nước biển, chứ có động chạm gì đến đất trên bở biển đâu?
Vậy thì cái việc tự y “biến hóa” nói trên chỉ có thể gọi đúng tên là: “Coi thường phép nước, cố ý làm trái Quyết định của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng”. Đây không phải là việc nhỏ như ai đó được phép xây cái nhà năm tầng, nhưng đã “biến hóa” xây bẩy tám tầng.
Vậy tại sao đã biết là trái, mà người ta vẫn cố ý tạo ra cái việc trái ấy ? Vì lợi ích của nhà nước chăng? Hay chính vì lợi ích của bản thân họ?
Các doanh nghiệp nước ngoài thuê được đất và mặt nước biển, họ không chỉ nuôi trồng thủy sản, mà còn kinh doanh du lịch, hoặc chiếm đất chia lô, bán lại dự án, chuyển nhượng đất cho nhau kiếm những khỏan tiền khổng lồ. Thậm chí họ còn xây dựng cả nhà máy đóng tầu. Tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa một doanh nghiệp Hàn Quốc còn đầu tư xây dựng một công ty thép hiện đại, với sản lượng lớn. Về công ty này, bài báo nói trên đã viết: ”Mấy năm trước Chính phủ không đồng ý cấp giấy phép cho họ. Nhưng sau khi công ty này mời nhiều quan chưc tỉnh Khánh Hòa và các Bộ Khoa học – Đầu tư, Tài nguyên – Môi trường của ta sang Hàn Quốc tham quan cơ ngơi của họ, thì Chính phủ và tỉnh Khánh Hòa lại duyệt cấp giấy phép!”.
Trong khi đó, các ngư dân sở tại nộp đơn lên chính quyền địa phương, xin được giao mặt nước để nuôi trồng thủy sản đã lâu, nhưng vẫn bị lờ đi. Vì sao vậy? Phải chăng vì họ không có tiền ?
Có câu nói rằng: “Cái gì không mua được bằng tiền, thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Có lẽ những người có rất nhiều tiền, đã mua được cả ông to lẫn ông bé ở tỉnh nọ, bộ kia của ta rồi chăng?...
                                                    *
                                                 *      *
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, những người Việt Nam nào cộng tác với bọn xâm lược, làm thiệt hại cho kháng chiến, thì từ Quốc trường, Tổng thống ngụy quyền, xuống đến tên lính dõng, tên chỉ điểm nhãi nhép ở thôn cùng phố vắng, cũng đều bị nhân dân căm ghét và gọi bọn chúng là “Việt gian” bán nước hại dân.
Nhưng suy cho cùng thì bọn “Việt gian” ấy cũng chẳng bán được tấc đất, tấc nước nào cho bọn ngoại bang xâm lược, ngoài mấy đồng lương, mà nhân dân ta vẫn mỉa mai gọi là “bơ thừa sữa cặn”.
Còn bây giờ, chính các ông “Việt ngay”, các vị quan chức của nhà nước, tuy không bán đất bán nước, chỉ cho người nước ngoài thuê để lấy tiền. Nhưng người thuê được toàn quyền sử dụng lâu dài đến cả nửa thế kỷ, thì có khác gì ngày xưa nước Tầu bán Ma Cao và Hồng Kông cho các nước phương tây đâu!
Mà có lẽ chính vì hiểu như vậy cho nên các ông chủ đất mới, mới dám đem hài cốt ông cha họ và cả những di sản văn hóa vật thể của nước họ sang chôn cất ở nước ta! Việc làm này hậu quả còn chưa biết đâu mà lường ?...
Để ngăn chặn ngay lập tức việc làm sai trái nói trên, chúng tôi tán thành ý kiến của nhà văn Hồng Nhu (in trên báo Văn nghệ số 39, ngày 25 – 9 – 2010): Yêu cẩu Chính phủ có ngay biện pháp đủ mạnh để chấm dứt việc cho các doanh nghiệp nước ngoài thuê mặt nước và đất ven bờ biển. Thu hồi, hoặc bổ sung ngay Quyết định 123, chỉ giao quyền sử dụng mặt nước biển cho ngư dân Việt Nam nuôi trồng thủy sản, chứ không được giao cho người nước ngoài.
Chúng tôi (người viết mấy dòng này), xin được thêm một yêu cầu nữa là: Những người đã cố ý coi thường phép nước, làm trái Quyết định của Chính phủ, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Và chịu trách nhiệm ở đây không phải là kiểu chung chung. Mà cụ thể là cơ quan tư pháp phải đưa họ ra Tòa xét xử. Bất cứ họ đang nắm giữ chức vụ gì.
Có làm được như vậy thì chúng ta, những người đang được sống trong yên bình mới thấy không hổ thẹn với vong linh các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh thân mình để bảo vệ đất nước. Và có làm được như vậy, thì lòng dân mới tin vào những người đang cầm cân nẩy mực, quàn lý đất nước và lãnh đao nhân dân./.
   
                                                             Uông Bí, ngày 29/9/2010
                                                                         Tạ Hữu Đỉnh
   ­                                                   
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9