Có mười thì tốt
tahuudinhqn 04.10.2010 21:39:24 (permalink)
“ CÓ MƯỜI THÌ TỐT…”
Tạp bút của Tạ Hữu Đỉnh

“…Cơn nghiện lên, nó đòi tiền. Bà ấy bảo chẳng có đồng nào. Thế là ông con một, “quý tử” sấn đén bóp cổ mẹ giẫy đành đạch. Rõ khổ, nhà có cái gì bán được đáng từ dăm bẩy đòng trở lên, nó đã bán hết từ lâu rồi. Hở cái gì mất cái ấy. Có cái nồi nấu cơm, ăn xong cũng phải đem sang hàng xóm gửi”.
Tôi vẫy ô tô khách chạy qua cửa nhẩy lên đi. Vừa ổn định dược chỗ ngồi thì nghe thấy mẩu chuyện ấy. Hai bà khoảng trên dưới sáu mươi tuổi, bà vấn khăn, bà đầu trần, tóc bối, ngồi trước tôi hai hàng ghế đang ri rầm chuyện gẫu. Bà vấn khăn kể, bà đàu trần chỉ lặng lẽ nghe, chẳng biểu lộ gì. Coi chuyện đó thường như cơm bữa, ngày nào cũng thấy và ở đâu cũng có thể xẩy ra.
Im lặng một lúc rồi bà vấn khăn lại chậm rãi kể: “Lại còn chuyện báo đăng đấy. Con nghiện đòi tiền. Bố không có. Con rút dao đâm bố. Bố bắt được dao đâm con chết rồi đi tù”. Bây giờ bà đầu trần mới lên tiệng: “Thế cái bà bị thằng con bop cổ ấy rồi sau làm sao, có phải xì tiền ra cho nó không?”. Bà vấn khăn kể tiếp:” Cũng may cho bà ấy, thằng con rể đến chơi vừa đúng lúc. Nó lôi thằng anh vợ ra nện cho một trận”. Bà đầu trần chép miệng thở dài: ” Có mười thì tốt, có một thì xấu. Các cụ ngày xưa nói cấm có sai câu nào”.
Vâng. Ngay cả những cái bình thường như hàng hóa mà thứ gì khan hiếm giá cả cũng tăng vọt lên, chứ nữa là con người. Kể cả con nhà nghèo cũng vậy, dù bố mẹ có phải thiếu ăn, nhịn mặc thì cũng không chịu đẻ cho dứa con độc nhất của gia đình mình phải thiếu thốn. Cái ”cục cưng” ấy cứ việc ăn học và chơi bời. Cho nên nghèo cũng như giầu, đều thành ra “ cậu âm”, “cô chiêu” cả. Rồi mải mê ân chôi trác táng, học hành chểnh mảng, một buổi đén trường thì hai ba buổi trốn. Cuối năm, cuối cấp thiếu điểm, bố mẹ lại bỏ tiền ra chạy chọt, mua thầy, mua điểm…Thế là cái tất yếu phải đến đã đén: Hút hít, trôm cắp. Và đến lúc cùng quẫn thì bóp cổ mẹ, hoặc cầm dao đâm bố!..
Mà cũng chẳng riêng gì những đứa con hư hỏng trong phạm vi gia đình. Ở ngoài xã hội cũng vậy. Xem ra cái gí hiếm, ít, độc quyền không phù hợp với cưộc sống thì cũng đều hỏng cả. Ví như thòi bao cấp đấy. Nền kinh tế quốc dân chi có mỗi một mỉnh thành phần quôc doanh và ba ông nông dân (bần, cố, trung nông) làm chủ. Cứ tưởng sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Rốt cuộc, cả một giai đoạn dài dằng dặc cũng chỉ thành có mỗi cái danh xưng là”Thơi quan liêu bao cấp”!
Thời ấy tất cả nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ đều là của Nhà nước. Hàng hóa sản xuất ra, dù xấu tốt thế nào cũng được chấp nhận. Không lo ế. Vì đã có mậu dịch (cũng của Nhà nước) sẵn sàng chìa tay ra đón nhận và đem đi phân phối. Chẳng phải cạnh tramh với ai. Xí nghiệp làm ăn có lãi (có khi lãi ít lại xít ra nhiều), thì Nhà nước vinh danh khen thưởng. Những người thay măt Nhà nước trực tiếp quản lý, lãnh đạo được lên lương, được đề bạt, được hưởng lợi nhuận. Nếu lỗ (mà đa phần đều lỗ) thì đã có Ngân hàng Nhà nước. Lại vay. Nợ nan chồng chất, không trả được thì thành ” Nợ khó đòi”. Đòi mãi không trả được, thi  Nhà nước cho ”xóa nợ ”. Xí nghiệp vẫn nghiễm nhiên tôn tại. Vi Nhà nước đẻ ra thì Nhà nước phải nuối. Không nuôi thì lấy gì để bảo đó là nền tảng của nền kinh tế Xã hôi chủ nghĩa. Ôkê!
Thế là từ cán bộ đến công nhân viên, sáng sáng vãn tấp nập phóng xe đi, chiều chiều lại nghễu nghện cưỡi xe về, bình chân như vại!
Nông nghiệp cũng vậy.”Chủ nhân ông” là tập thể. Ruộng đất, ao hồ là của Hợp tac xã. Tức lả của chung chứ chẳng của riêng ai cả. Mà đã là của chung thì có khác cì cái “cổng chùa” đâu. Vì nhiều sãi nên chẳng ai chịu đóng cổng Chùa. Thế là mối quan hệ gắn bo thiêng liêng giữa người với đất từ bao đời nay bắt đầu rạn vỡ, lỏng lẻo, rồi trở nên lạnh nhạt, xa cách. Và khi con người đã không thiết tha với đất nữa thì đất cũng chẳng chịu chiêu lòng ngườ. Kết quả là sản lượng lương thực, thực phẩm tụt xuống dốc. Trong lúc nhu câu của xã hội mỗi ngày một nhiều. Vì chiến tranh và vì dân số gia tăng.
Thiếu ăn. Phải nhập khẩu. Phải đi vay. Phải ăn mạch ăn mì…
Khi đổi mới. Nền kinh tế trỏ lại có nhiều thành phần. Các cơ sở sản xuất, cạnh tranh với nhau. Do đó mà thúc đẩy sản xuất phát triển, làm ra được nhiều của cải vật chất. Hàng hóa ngày càng tốt hơn và rẻ hơn, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Ngay cả thể chế chính trị cũng vậy, người ta cũng tránh độc quyền, chuyên chế. Các nước họ áp dụng dường lối “ đa nguyên”,” đa đảng”. Các đảng phái cạnh tranh nhau, đảng nào có chủ trương đường lối phù hợp với lợi ích cuả nhân dân và đất nước hơn, hoạt động có hiệu quả hơn và mắc ít sai lầm, khuyết điểm hơn, thì được đa số cử tri bỏ phiếu bầu. Và đảng đó được quyền đứng ra thành lập Chinh phủ, được nắm quyền lãnh đạo và điều hành đất nước…
 Tuy nhiên, cũng không hẳn cứ “đa đảng’ thì ở đâu và bao gời cũng đều tốt cả. Ví như ở Pakittang hay Thái Lan đấy. Đảng cầm quyền và đảng đối lập  luôn luôn mâu thuẫn, xuông đường biểu tình lật đổ Chính phủ. Ta ”đơn nguyên” nhưng chính trị dươc ổn định, tạo đà cho kinh tế tăng tưởng nhanh, đời sống nhân dân dược ổn định. Như vậy chẳng phải là tốt đẹp hay sao?
Và cả chuyện gia đình con cái cũng vậy. Có phải ”cậu ấm”, “cô chiêu”nào cũng hư hỏng cả đâu. Nếu tôi nhớ không nhầm thi trong số những  người thành đạt, thành doanh nhân, thành nhà từ thiện có tiếng tăm của ta hiện nay, cũng có người vốn xuất thân từ chốn “bụi đơi”, từ hư hỏng mà vượt lên đấy thôi ./.
  
                                                                             Uông Bí, ngaỳ, 3/3/2006
                                     
                                               
 
 
         
 
                  
 
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9