Một người Mỹ anh hùng
tahuudinhqn 12.10.2010 21:38:20 (permalink)
MỘT NGƯỜI MỸ ANH HÙNG
Tạp bút của Tạ Hữu Đỉnh



Ngày 2-11-1965, anh No-man Mô-ri-sơn (Noman Morison) đã tự thiêu trước Lầu Năm Góc, ở Oa-sinh-tơn (Wáhanton) để phản đối nhà cầm quyền đưa quân đội Mỹ vào Việt Nam. Khi đi, anh đem theo cả Êmily, con gái, mới mười tám tháng tưởi, để được gần con đến giây phút cuối cùng. Hành động cao cả của Mo-ri-sơn đã gây xúc đông lớn ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Ngày 7-11-1965, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ “ Êmily con”, để ngợi ca người anh hùng. Bài thơ như sau (xin trich một khổ):
“ Êmily, con đi cùng cha
Sau khôn lớn, con thuộc đường khỏi lạc…
- Đi đâu cha?
- Ra bờ sông Pô- tô- mác
- Xem gì cha?
- Không, con ơi, chỉ có Lầu ngũ giác.
Ôi con tôi, đôi mắt tròn xoe
Ôi con tôi, mái tóc vàng hoe
Đừng có hỏi cha nhiều con nhé!
Cha bế con đi, tối con về với mẹ…”.
Ba mươi tư năm sau. Ngày 15- 4- 1999. Bà An (Anne), vợ  No-man Mô-ri-son cùng các con, trong đó có cô Êmily sang thăm Việt Nam. Trong cuộc gặp rất xúc động với nhà thơ Tố Hữu, Êmily đã đọc tặng ông một bài thơ do cô sáng tác. Được dịch ra tiếng Việt:
“ Kính gửi ông Tố Hữu
Ở Việt Nam
Trong thơ và máu
Ngay sau những ngày cha tôi chết
Ông đã viết một bài thơ
 
Đối với nhiều người
Ông đã tạo ra bằng lời
Một biểu tượng của hi vọng và tương lai
“ Êmily”
Ông đã giúp họ hiểu
Cha tôi
Và yêu tôi
Từ một nơi rất xa xôi
 
Thế mà lúc ấy tôi không hề biết
Có một bài thơ ông đã viết.
Ở Mỹ, tôi là một đứa trẻ bình thường
Với một quá khứ không ai biết đến
Và giống như nhiều người
Tôi không muốn kể nhiều lời
Về tuổi thơ của mình
Hoặc về cái chết của cha
Khi tôi mười tám tuổi
Một người bạn nói
Có một bài thơ
Về tôi
 
Một tuần sau lá thư đến
Bằng đường bưu điện
Tôi mừng muốn mở nó ngay
Nhưng tôi kìm chế mình
Tôi chạy ra ngoài
Đến dưới một gốc cây thông lớn
Ngồi một mình trên cỏ
Và khi cảm thấy thật bình yên
Mới mở thư ra
 
Ngay khi đọc những dòng chữ đầu tiên
Tôi đã khóc
Tôi đã không còn là một kẻ xa lạ
Với ông và đất nước ông
Tôi là một đứa con gái
Cha đã để lại
Nhưng được yêu thương
Trân trọng và cảm thông
 
Cảm ơn ông
Đã cho tôi giây phút ấy dưới vòm cây
Nó như đôi cánh tay giúp tôi bay
Mang gánh nặng của quá khứ
Được nhẹ nhàng và trọn vẹn hơn
 
Cảm ơn ông đã viêt một bài thơ
Trong đó tình yêu thương của cha tôi
Đã dành cho mảnh đất xa xôi
Của ông, lại trở về
Và nằm lại
Trong trái tim tôi”.
* * *
Năm 1979, quân Khơ Me đỏ bất ngờ tấn công vào biên giới Tây nam nước ta. Chúng hung hăn tàn phá, bắn giết, đốt nhà cướp của, gây ra rất nhiều tội ác với nhân dân ta. Để bảo vệ nhân dân, bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, quân đội ta đã phản công đánh đuổi chúng ra khỏi biên giới nước ta. Song do phía bạn yêu cầu, ngày 7 tháng 1 năm 1979, quân đội ta đã tiến thẳng vào thủ đô  Phnong Pênh, phối hợp với lực lượng vũ trang của bạn tiêu diệt bọn Khơ Me đỏ, giúp nhân dân nước bạn thoát khỏi nạn diệt chủng.
Việc làm đó đã được lịch sử Cămphuchia ghi nhận. Đại ý: “Thế giới có nhiêu nước giầu, nhưng chỉ có một nước Việt Nam nghèo đá giúp nhân dân Cămphuchia thoát khỏi nạn diệt chủng”.
Nhưng thật đáng tiếc, hành động đó đã bị coi là trái với Hiến Chương Liên Hợp Quốc. Tại điều 2, Khoản 14, Hiến Chương quy định như sau: “ Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với quy định của Hiến Chương. Lãnh thổ của một quốc gia không thẻ là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”.
Do đó nước ta bị bao vây kinh tế, cấm vận một thời gian khá dài (Những nước bao vây ta, phần lớn đều là những nước tư bản phương Tây. Vì thời gian đó cuộc chiên tranh lạnh giũa hai phe vẫn còn hiện hữu). Khiến nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, lại vừa trải qua hai cuộc chiến tranh kéo dài vô cùng khốc liệt, càng lún sâu vào khủng hoảng trầm trọng. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Khó khăn chồng chất khó khăn. Lạm phát tăng vọt lên 780%, kỷ lục thế giới và kỷ lục của mọi thời đại.
Trước tình trạng đó nhân dân ta đã cắn răng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ…
Còn về chủ trương đưa quân đội ta vào Cămpuchia của các nhà lãnh đạo Việt Nam (trong đó có cả ông Tố Hữu), rất có thẻ cũng có người không đồng tình. Nhưng tuyệt nhiên không có ai được phép công khai bày tỏ chính kiến của mình.
Giả sử nếu có, liệu vợ con người đó có được cơ quan Nhà nước ta cấp hộ chiếu cho sang thăm Cămpuchia như mẹ con bà An được phép sang thăm Việt Nam? Và cái quyền mà mẹ con bà An đã được hưởng ấy đến bao giờ thì người dân nước ta mới có ?./.
 
                                                                    Uông Bí, ngày 5/11/2008
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9