Nhà ngoại cảm
tahuudinhqn 14.10.2010 21:27:31 (permalink)
NHÀ NGOẠI CẢM
                                                                                   
                                                                  Tạp bút của Tạ Hữu Đỉnh
           Mấy năm nay dư luận và báo chí xôn xao về chuyện các nhà ngoại cảm. Rằng, họ chẳng cần phải bước ra khỏi cửa, chỉ ngồi ở nhà bấm điện thoại di động hương dẫn, mà cũng tìm thấy nhũng ngôi mộ thất lạc ở xa hàng nghìn cây số. Không những thế họ còn có khả năng giao tiếp, nói chuyện được với vong linh các liệt sĩ như người trần nói chuyện với nhau vậy.
          Thấy lạ quá, tôi háo hức tìm đọc, nghe, xem…Rồi thây tờ tạp chí Văn nghệ Công nhân số 43, tháng 7/2006 có bài ghi chép nhan đề: “Tìm hài cốt liết sỹ thất lạc bằng ngoại cảm – Những câu chuyện chân thực và xúc động” của nhà báo Ngọc Phúc. Đọc bài báo này, tôi thấy có đôi điều xin được trao đổi cùng tác giả và bạn đọc. Và để bạn đọc tiện theo dõi, tôi xin lược trích nội dung bài báo như sau:
          “Theo Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, nước ta có hơn một triệu liệt sỹ, sau hơn ba mươi năm tìm kiếm mới có khoảng bẩy trăm nghìn liệt sỹ được quy tập về các nghĩa trang. Số còn lại chưa tìm thấy hài cốt.
          Từ những năm chín mươi của thế kỷ trước. Nhà nước đã cho phép thành lập: “Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con ngườì”. Trong đó có bộ môn “Cận tâm lý”. Bộ môn này có nhiệm vụ nghiên cứu, khả năng tìm hài cốt lệt sỹ thất lạc bằng ngoại cảm. Do thiếu tướng, nhà văn, tiến sĩ tâm lí học Nguyễn Chu Phác làm chủ nhiệm và đại tá, nhà báo Nguyễn Thụy Vũ làm phó chủ nhiệm.
          Hai ông đã cho nhà báo Ngọc Phúc được biết: Năm 2007, Phó thủ tướng Nguyễn  Khánh chỉ thị văn phòng gửi công văn đến Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (BKCM) yêu cầu nghiên cứu, kiểm tra khả năng tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm của ông Nguyễn Văn Liên.
          Thứ trưởng BKCM, ông Chu Hạo đã gửi công văn dến Viện khoa học hình sự - Bộ Nôi Vụ, Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (LKCTUU), và Trung tâm Bảo trợ văn hóa kĩ thuật truyền thống. Nội dung như sau: “Bộ KCM ụng hộ đề nghị của Viện Khoa học Hình sự – Bộ Nội Vụ, Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng về việc nghiên cứu khả năng ngoại cảm của ông Ngtuyễn Văn Liên, để có thể phục vụ tìm mộ liết sĩ. Tuy nhiên, cần thận trọng phân tích, tránh mê tín dị đoan…”.
          Ba năm sau.
          Tại cuộc họp ngày 6/7/2000, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cũng giao cho các cơ quan tiếp tục nghiên cứu việc tìm mộ bằng ngoại cảm. Và Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, giáo sư, tiến sí Đào Vọng Đức đã có văn bản chỉ đạo, giao cho bộ môn Cận tâm lí triển khai nghiên cứu.
- Tháng 4 năm 2000, Bộ môn triệu tập số người có khả năng đặc biệt tìm
hài cốt bị thất lạc. Từ tháng 4 năm 2000 đến thang 7 năm 2001, Bộ môn Cận tâm lí đã trực tiếp khảo sát, thực nghiệm số ngưởi đó, và có kết luận: “Việc tìm mộ bằng phương pháp đặc biệt đạt kết quả 70%”.
- Từ tháng 12 năm 2001 đến tháng 3 năm 2003 đi tìm mộ  tập thể liệt sĩ ở Knăk Tây Nguyên. Cuộc tìm này xuất phát từ yêu cầu của anh Phạm Văn Mẫn, Giấm đốc công ty Stone Hà Nội nhờ Bộ môn giúp đỡ tìm mộ anh trai là liệt sĩ Phạm Văn Thành hi sinh tại Knăk.
Dưới sự chỉ đạo tực tiếp của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, nguyên ủy viên trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn. Sau nghiên cứu, Bộ môn được biết trong trận Knăk ta có hàng trăm chiến sĩ hi sinh tại đây. Bộ môn đã huy động một số nhà ngoại cảm, gia đình các liệt sĩ, đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lếnh Quân khu 5, bộ đội địa phương và Chính quyền huyện Cbang cùng tham gia.
Kết quả sau 14 tháng, đã tìm được hơn 50 bộ hài cốt các liệt sĩ. Trong đó có hài cốt liệt sĩ Phạm Văn Thành, anh trai anh Phạm Văn Mẫn. Tất cả các bộ hài cốt đã được nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng xác định tên tuổi, quê quán. Có bẩy bộ được gia đình xin đua về quê nhà. Số còn lại được quy tập vào Nghĩa trang liệt sĩ huyện Kbang theo nghi lễ trang trọng nhất mà Tổ Quốc đã dành cho các chiến sĩ.
Những người có khả năng đặc biệt:
1-     Người được dư luận nói đến nhiều nhất là ông Nguyễn Văn Liên, ở  
thôn Mỹ Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương;
          Viện khoa học hình sự – Bộ Nội vụ, Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng và Trung tâm bảo trợ văn hóa truyền thống phối hợp thực hiện trắc nghiệm khả năng tìm mộ từ xa của ông Liên, từ tháng 8/1997 đến tháng 12/1997 đã nhận xét:
- Khả năng tìm mộ liệt sĩ thất lạc của ông Nguyễn Văn Liên là có thật.
-Tổng số 219 vụ trắc nghiệm, thì ông tìm thấy 154 vụ. Đạt tỷ lệ khoảng 70%.
          2- Người thứ hai là cô Nguyễn Thị Phương ở Hàm Rồng – Thanh Hóa. Do chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lý, Tướng Nguyễn Chu Phác làm trưởng đoàn khảo sát, trắc nghiệm từ ngày 14/1/2000 đã kết luận:
- Khả năng đặc biệt của cô Phương là có thật.  Những thông tin của cô về quá khứ, hiện tại và tương lai đúng 100%. Đè nghị khen thưởng cô và gia đình.
3- Ngưởi thứ ba là Phan Thị Bích Hằng: Cô sinh năm 1972 ở xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Cô có khả năng đặc biệt từ năm 1988, sau khi thoát khỏi “thần chết”, do bị chó dại cắn. Học xong đại học kinh tế quốc dân năm 1994, Bích Hằng công tác ở Binh đoàn 11- Bộ Quốc Phòng. Sau, do Bích Hằng tìm được hài cốt của liệt sĩ Trần Thị Khang, em gái Giáo sư Trần Phương – Hiệu trưởng trường Đại học quản lý kinh doanh, nên giáo sư mời cô về trường làm việc và kết hợp với Bộ môn Cận tâm lý tìm mộ các liệt sĩ thất lạc.
Khả năng ngoại cảm của Bích Hầng đặc biệt xuất sắc. Chuyến đi tìm hài cốt liệt sĩ hi sinh ở trận núi  Non Nước. Khi gặp cô , ông Tạ Doãn Đích không cho cô biết là các nhóm trước đây đã xác định được vị trí chôn tám liệt sĩ. Ông chỉ nhờ Bích Hằng tìm mộ dồng chí Tâm và một số mộ liệt sĩ khác.
          Sáng 25/4/1993, Đoàn tìm kiếm đên đài tưởng niệm liệt sĩ ở gần chân núi Non Nước, xuống xe Bích Hằng đi về phía chân núi, rồi quay xuống bờ sông. Đi ngang, đi dọc vài lần, Hằng chỉ đúng vị trí nhóm trước đã xác định. Cô nói: “Có bẩy chú nàm ở đây, còn một nằm sát chân núi”. Là người có khả năng đặc biệt nói chuyện được với vong linh các liệt sĩ, Bích Hằng nói rõ họ tên tám liệt sĩ, khớp với danh sách nhóm trước đã xác dịnh từ Hà Nội. Cô còn nói thêm: “Các chú không phải mỗi người một mộ, mà có mộ hai chú, mộ ba chú, chấn tay chen vào nhau”’
          Sau khi thắp hương viếng các liệt sĩ, là cuộc trao đổi với người đã mất, chủ yếu là với liệt sĩ Tâm. Nhờ đó mà tìm được hài cột mười ba liệt sĩ, trước sự chứng kiến của đồng đội, lãnh đạo tỉnh và nhân dân địa phương.
          Đến nay Bích Hằng đã tìm được khoảng hơn bốn nghin hài cốt thất lạc, trong đó hai phần ba là liệt sĩ và cả hài cốt ông Nguyễn Phong Sắc, nguyên Xứ ủy Trung Kỳ và cả hài cốt cụ Lương Ngọc Quyến ở Thái Nguyên nữa.
          Tiến sĩ Lê Quang Huấn, Viện công nghệ sinh học cho biết: Dùng giám đinh ADN để xác minh hài cốt liệt sĩ thì mỗi trường hợp phải chi phí từ năm đến bẩy triệu đồng. Thế mới biết, các nhà ngoại cảm đã làm lợi cho các gia đình liệt sĩ và Nhà nước biết bao tiền của…”.(Hết trích)
 
* * *.
Việc tìm hài cốt các liệt sĩ thất lạc trong hai cuộc kháng chiến chông Pháp và Mỹ là việc tất nhiên phải làm, vì đó là trách nhiệm, là lương tâm và đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta, chẳng có gì phải bàn. Nhưng làm bằng phương pháp nảo để đạt kết quả tốt nhất, đáng tin cậy nhất, thì có lẽ có vấn đề cần phải bàn. Đó là việc tìm hài cốt bằng ngoại cảm.
Ta đã có Viện công nghệ sinh học để giám định ADN. Như vậy là việc xác minh hài cốt các liệt sĩ, ta có hai khả nằng để tiến hành: Một là giám định ADN, cho kết quả tuyệt đối chính xác. Hai là xác minh bằng ngoại cảm, dựa vào một số người tự xưng là có khả năng đặc biệt. Vậy tại sao ta không chọn phương pháp thứ nhắt? Vì tốn kém ư? Có lẽ nào sinh mạng con người đã chẳng quản hi sinh, sao lại sợ tốn năm, bẩy triệu bạc!...
          Vậy ngoại cảm là gì?
          Việc tìm hài cốt bằng ngoại cảm, lúc mở đầu chỉ là việc làm tự phát của một số gia đình liệt sĩ. Do tình cảm bức xúc họ đi nhờ mây “ông thầy” tự phong là “Ngộ về tâm linh”, có khả năng tìm hài cốt thất lạc. Rồi sau đó Nhà nước mới cho phép thành lập “Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người”, để xem xét, xác minh việc làm đó, phòng ngừa kẻ xấu lợi dụng hành nghề mê tín dị đoan. Và sau các cuộc kiểm tra, khảo sát các ông thầy đó. Trung tâm đã công nhận khả năng tìm hài cốt của họ là có thật.
          Nhưng rất đáng tiếc, người ta chỉ đưa ra kết luận, chứ không phân tích, chứng minh!
Ai cũng biết tài năng của con người dù nhỏ bé, kém cỏi, hay giỏi giang to lớn, trác tuyệt đến đâu thì cũng đều do quá trình học tập, tu luyện và lao động sáng tạo mà thành. Thế mà giờ đây lại có một số người bỗng dưng, chỉ sau một trận ốm, hay tai nạn mà trở thành người có tài năng xuất chúng. Như cô Bích Hằng, vốn cũng chỉ là một thiếu nữ bình thường như bao người khác, nhưng sau khi bị chó dại cắn, cô đã thành ra nhà ngoại cảm. Không những đã tìm ra được rất nhiều hài cốt liệt sĩ, mà cô còn có khả năng “giao tiếp, chuyện trò với các liệt sĩ”.
 Chúng ta (kể cả tác giả Ngọc Phúc), ai cũng hiểu rằng, nếu bị chó dại cắn, mà không đi tiêm vắc xin chống bệnh dại kịp thời, thì coi như đã cầm chắc cái chết ở trong tay rồi. Vì ngoài thứ thuốc đặc trị đó ra, thì chẳng còn thứ “thần dược” nào cứu được. Thế mà tác giả Ngọc Phúc lai vô tình (hay cố ý) lờ đi không cho bạn đọc biết cô Bích Hằng có đi tiêm thuốc không. Hay tác giả muốn lập lờ để người đoc hiểu nhân vật của mình đã qua mặt thần chết một cách kì bí như vậy, thi việc cô trở thành nhà ngoại cảm càng trở nên thiêng liêng chăng ?..
          Ôi chao! Nếu thành người tài chỉ giản đơn như vậy, thì chẳng thiếu gì kẻ sẵn sàng chìa chân ra cho chó dại cắn, và nhân tài nước ta rồi đây sẽ “đông như quân Nguyên” !
          Còn cô Nguyễn Thị Phương ở cầu Hàm Rồng, chẳng biết cô có bị chó dại cắn không mà không thấy tác giả Ngọc Phúc cho bạn đọc biết ? Hay cô bị ốm một trận thập tử nhất sinh, rồi trở thành nhà ngoại cảm ? Và chỉ sau mười một ngày trực tiếp “khảo sát”, Tướng Nguyễn Chu Phác đã công nhận: “ Những thông tin của cô về quá khứ, hiện tại và tương lai đúng 100%”. Ông còn đề nghị Nhà nước khen thưởng, không chỉ riêng cô, mà hơn hẳn sự thông thường, là khen cả gia đình cô nữa !
          Nếu đúng cô Phương có khả năng ”tiên tri” như Tướng Chu Phác công nhận, thì đây là người duy nhất của cả loài người, hiện đang sống khỏe mạnh, trẻ trung, nhưng đã biết đích xác ngày tháng năm nào sẽ là ngày minh “hết hạn” ở nơi trần thé hữu hạn này để đi về cõi vĩnh hằng ? (!..)
         
          ***
           Người ta bảo người chết chỉ có thần xác mất đi, tan biến vào cát bụi, còn linh hồn thì tồn tại mãi mãi. Và những linh hồn ấy, dân giã gọi là “ Ma “. Ma ở cõi âm, Người ở cõi trần. Hai nơi hoàn toàn cách biệt.
          Người ta còn bảo “Dương sao âm vậy”. Tức là ở cõi âm cũng có cuộc sống tương  tự như ở cõi trần. Vậy nên mốĩ khi cúng bái người ta mới đốt vàng, tiền, mũ, áo, ngựa, xe, nhà cửa cho các vong linh ở cõi âm sử dụng.
          Tuy vậy, từ thuở khai thiên lập địa đén bây giờ cũng chưa có nhà khoa học hay nhà thám hiểm nào muốn xuống khám phá và chinh phục cõi âm. Vậy thì…Thưa câc nhà ngoại cảm tài ba ! Các vị là nhân tài của đất nước, đã được các cơ quan chức năng của Nhà nước công nhận, sao các vị không bấm di động “trao đổi với các vong linh” bảo họ mở cửa “Âm Phủ“ đón các vị xuống chơi “thăm quan”. Rồi trở về cõi trần “Bố cáo” cho toàn thể loài người cùng biết những điều mắt thây tai nghe ?
          Muốn hiểu những điều  bí ẩn của thế giới tâm linh, xin thử ngoái lại, nhìn vào quá khứ của cả nhân loại xem. Rõ ràng là từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, chưa có sử sách nào ghi nhận đã có “nhà ngoại cảm”. Có chăng chỉ là các giai thoại, là chuyện vân chương cỏ tích, thần tiên, chứ không phải là sự thật.
          Hay nhìn vào lịch sử nước ta cũng vậy. Với bốn nghìn năm giũ nước, nhân dân tá đã trải qua biết bao cuộc chiên tranh. Mà gần đây nhất là cuộc nội chiến giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh. Hàng vạn chiến sĩ đã hi sinh, và hẳn cũng không ít hài cốt đã thất lạc. Vậy sao thời gian ấy nước ta không xuất hiện nhà ngoại cảm ? Mà chắc rằng thòi gian ấy cũng không thiếu gì người bị ốm đau, hay bị chó dại cắn?
          Đó là ở trong nước. Còn nhìn ra nước ngoài. Ở cạnh ta là nước Trung Hoa cổ kính, có nền văn hóa, văn minh lâu đời. Họ đã phát minh ra la bàn, thuốc nổ, chữ viết, dịch lý và rất nhiều phát minh khác nữa. Họ có nhiều nhân tài lỗi lạc như Khổng Tử, Lão Tử, Tôn Tẫn…Và cả những người giỏi về thiên văn, địa lý, phong thủy như Cao Biền, Tả Ao…Mà trong nhân gian ta vẫn còn lưu truyền những chuyện bí hiểm như Cao Biền bùa yểm các long mạch, có thể làm cho cả một dòng tộc, thậm chí cả một quốc gia đang thịnh vượng, hùng cường bỗng bị suy vong, lụn bại. Hoặc ngược lại v..v…
           Thế mà nước họ cũng không có nhà ngoại cảm. Nếu có, chắc từ lâu họ đã sang nước ta, xin phép ta cho họ khai quật khu Mã Yên, Tốt Động, Đống Đa và nhiều địa điểm khác nữa để tìm hài cốt các chiến binh của họ.
             Hay như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đấy. Tuy họ không có bề dầy lịch sử và nền văn minh cổ kính như những quốc gia khác, nhưng họ giầu, và chịu cởi hầu bao ra mua chất xám của thiên hạ. Nên nhân tài ở khắp thế giới đổ dồn về nước họ. Vậy mà trong cả đám tài năng hùng hậu ấy cũng không có ai là nhà ngoại cảm. Nếu có sao họ không” bấm di đông” ở bên kia Thái Bình Dương sang bên này tìm hài cốt của binh lính họ bị mất tích ở nước ta trước đây ?
          Như vậy, cũng có thẻ mạnh dạn mà nói rằng: cả thế giói chỉ có mỗi  nước ta là có biệt tài “chế tạo” ra  các “nhà ngoại cảm”. Và các nhà ngoại cảm ấy đã trở thành những” sứ giả “ đầu tiên của nhân loại, vượt qua được sự cách biệt Âm Dương để tiếp xúc với “Người” ở thế giới bên kia.
          Ôi chao! Độc đáo như vậy. Vinh quang là vậy, mà sao ta không báo cáo lên Hội đồng Liên hợp quốc, xin UNESCO công nhận đó là “Công trình văn hóa phi vật thể” của nhân loại? !
          Ơ…mà này! Thưa bạn đọc kính mến, vì tinh thần nhân đạo, Chính phủ ta đã thỏa thuận giúp đỡ Chính phủ Hoa Kỳ, tìm hài cốt binh sĩ Mỹ bị thất lạc ở Việt Nam. Vậy, sao không thấy các nhà ngoại cảm đúng ra đảm trách công việc có ý nghĩa này, nhỉ ? Hay vì họ không biết tiêng Anh ?...
 
               * * *
            Nhà nước cho phép thành lập :”Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người”. Vì ta hiểu tài năng của con người là vô tận. Từ lâu con người đã bay vào vũ trụ, đã đặt chân lên Mặt Trăng, với tay tới các vì sao. Và đang tiếp tục làm những việc kỳ diệu khác nữa. Nhưng tìm hài cốt bằng ngoại cảm thì chưa thấy bao giờ. Do vậy nếu không có sự giải thích, chứng minh đủ độ tin cậy, khiến mọi người phải tâm phục khẩu phục, thi “ngoại cảm” chỉ là một nước sơn hồng, hay tấm áo đỏ phủ lên cái lõi côt lá mê tín mà thôi ! ./.
 
                                                                    Uông Bí, tháng 4 năm 2007     
                                                                                     Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9