Vật nào tên nấy
tahuudinhqn 18.10.2010 21:54:15 (permalink)
VẬT NÀO TÊN NẤY
 

                               Tạp bút của Tạ Hữu Đỉnh        

Trong những cuộc trà dư tửu hậu, ngưởi ta hay bàn tán rằng, ta có hàng trăm cơ quan báo chí, nhưng chỉ có mỗi một ông Tổng biên tập. Nếu chỉ thoáng qua, thì dư luận ấy có vẻ điêu ngoa, châm chọc. Nhưng nếu nghĩ kỹ thì thấy cũng có phần đúng. Vì tất cả các cơ quan báo chí của ta, tiếng rằng là cơ quan ngôn luận của Bộ nọ, đoàn thể kia. Nhưng tất cả nhân sự, từ ông tổng biên tập đến người lao công của tờ báo ấy, cơ quan ngôn luận ấy đều do Nhà nước tuyển dụng và trả lương cả. Cho nên: “Ăn cây nào rào cây ấy” cũng là lẽ đương nhiên.
          Sau hai mươi năm đổi mới và hội nhập, đất nước ta đã có nhiều thay đổi rất đang kể, và cũng rất đáng mừng. Nền kinh tế nhiều thành phần ngày càng phát triển. Đời sống vật chất của người dân đã và đang được cải thiện. Một số người dân do tài năng và may mắn, đã trở nên giầu có một cách đàng hoàng, chân chính…
          Đó là những thành tựu về mặt vật chất. Còn về tinh thần thi chẳng nhích lên được là bao. Cả nước vẫn không có một tờ báo, một nhà xuất bản tư nhân nào được phép hoạt động. Nhà nước vẫn độc quyền về báo chi và xuất bản. Quyền được hưởng thụ thông tin, được tư do ngôn luận, được bày tỏ quan điểm bằng lời nói và chữ viết của người dân vẫn nằm yên trong hiến pháp.
          Tuy nhiên, gần đây, thỉnh thoảng trên báo chí cũng thấy xuất hiện những tác giả dũng cảm, không sợ bị “tai nạn nghề nghiệp” (cụm từ của nhà thơ Lê Đạt). Họ đã xông thẳng vào những vấn đề “ gai góc” của đời sống xã hội. Như bài ký: “Đó là thời xa vắng”, của Vương Trí Nhàn (Văn nghệ số 47+48, ngày 25/11/2006).
          Là người đã trải qua cái thời xa vắng ấy, nên bài báo đã đánh thức, đã gọi dậy ở trong tôi rất nhiều cảm xúc…
          Xin cảm ơn nhà văn về những lý lẽ, những sự việc và các số liệu cụ thể mà nhà văn đã nêu lên để chứng minh và khẳng định rằng, bao cấp là một giai đoạn thụt lùi của nền kinh tế nước ta.
          Tôi còn nhớ sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, tuy mới dành được nửa nước, nhưng ta đã bắt tay ngay vào việc xây dựng nền kinh tế “Xã hội chủ nghĩa”. Ở thành phố ta tiến hành cải tạo công thương nghiệp. Thành lập các công ty hợp doanh giữa Nhà nước và các nhà Tư sản như chủ mỏ, chủ các nhà máy, xí nghiệp, rạp hát, khách sạn…Còn bà con tiểu thương và thợ thủ công, ta hướng dẫn họ lập ra các hợp tác xã, đưa họ vào làm ăn tập thể. Xóa bỏ hoàn toàn thành phần kinh tế cá thể.
          Ở nông thôn, ta tiến hành Cải cách ruông đất. Tịch thu ruông đất của địa chủ chia cho nông dân.Xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến, áp bức bóc lột. Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”.Thành lập các tổ đổi công. Rồi tiến lên thành lập Hợp tác xã nông nghiệp. Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể. Xóa bỏ hoàn toàn nền kinh tế tư bản, phong kiến, thuộc địa. Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Và nền kinh tế ấy tồn tại cho đến  ngày đổi mới. 
          Trong bài ký tác giả có đề cập đến sự “chính danh”. Vâng, cái gì cũng vậy, danh có chính thì ngôn mới thuận được. Vậy cái danh đích thực của nền kinh tế nước ta trước đây là gì ?
          Từ điển Hoang Phê định nghĩa: “Bao cấp là cấp phát phân phối, trả công bằng hiện vật và tiền mà không tính toán hoặc không đòi hỏi hiệu quả kinh tế tương ứng”. Như vậy thì rõ ràng “bao cấp” chỉ là phương thức của người sử dụng lao động trả công cho người lao động. Chứ “ bao cấp” hoàn toàn không phải là tên gọi của nền kinh tế quốc dân. Vậy thì nền kinh tế nước ta trước ngày đổi mới phải gọi là nền kinh tế “Xã hội chủ nghĩa”, chứ sao lại gọi là nền kinh tế “Bao cấp”? Gọi như vậy là muốn “chính danh”, nhưng lại thành ra “mạo danh”, “ngụy danh” !
          Trong bài ký, tác giả phê phán nền kinh tế mà ông gọi là “bao cấp” ấy lầ một giai đoạn thụt lùi. Nhưng cuối cùng ông lại khẳng định rằng: “Chắc chắn là không có hợp tác hóa không thể đánh Mỹ được. Tại sao vậy ? Bởi có hợp tác hóa thi mới dễ dàng huy đông được những sản phẩm mà nông dân sản xuất được để tiệp tế cho chiên trường. Có hợp tác hóa mới dễ đưa người đi bộ đội…”.
          Thưa nhà văn Vương Trí Nhàn, chẳng lẽ ông quên rằng ta đã đánh thắng giặc Pháp mà thời gian dố ta chưa hợp tác hóa nông nghiệp? Cũng như tất cả những cuộc chống ngoại sâm trược đây của ông cha ta, càng không thể có hợp tác hóa nông nghiệp. Sao ông cha ta vẫn thành công, vẫn chiến thắng tất cả bọn sâm lược ?./.
         
                                                                             Uông bí, ngay 16/11/2007
                                                          `            Đại Lải, tháng 7/2010  
 
 
 
 
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9