Lời nguyền (Truyện ngắn)
Lachieuthu 20.10.2010 21:54:03 (permalink)
 
 
 
 
Một lời nguyền.
            Chuyện xảy ra ở một làng ven tỉnh ngoại nay thuộc đất thủ đô mở rộng.
        Cạnh bãi tha ma heo hút có một gò đất trống hoang vu rộng hơn mẫu ta, cách rìa một làng nọ xa cả cây số. Ba mươi năm trước, ông Trần Hiền về dựng một căn nhà gỗ ba gian tá túc an hưởng tuổi già, vui cảnh điền viên. Thật ra đây không phải quê hương bản quán, ông là người ngụ cư đơn lẻ đầu tiên sống ở cái làng nhỏ vùng sâu vùng xa này. Lúc ấy tay chủ tich xã là người đã nhiệt tình mời mọc và cắm cho ông sở hữu gò đất hoang phế, một bên là đầm lầy tít tắp, một bên là nghĩa địa của cả xã.
   Ông Trần Hiền là một sĩ quan quân đội chuyển ngành làm ở vụ tổ chức của một bộ nọ. Đến tuổi nghỉ hưu, cơ thể còn tráng kiện khoẻ mạnh, nhân con cháu cơ nghiệp thành đạt và bà lão đã mất nên ông lui về nơi thanh tịnh sống một mìmh. Khi còn tại chức, ông Trần Hiền đã bênh đỡ cho một người cán bộ trẻ dưới quyền đã dám công khai đối kháng quan điểm, quyền lợi. Tay trẻ người non dạ đó tên là Lê Hoài Đức kết cục đã bị buộc thôi việc và bị sử lý kỷ luật Đảng nặng nề hình thức khai trừ đảng tịch. Ông Trần Hiền cũng âm thầm đồng quan điểm và vì mến tài nên đã can thiệp mạnh mẽ để giữ lại sinh mạng chính trị cho Lê Hoài Đức. Ông đã thu xếp được cho tay Đức tờ quyết định hồi hương vì nguyện vọng hợp lý hoá gia đình và chuyển đảng tịch về sinh hoạt tại địa phương.
        Ông Lê Hoài Đức về làng sinh sống, góp phần lãnh đạo phát triển nông thôn có hiệu quả, cộng thêm uy tín của ông già là cán bộ huyện nên vài năm sau Lê Đức liên tiếp vài khóa được chọn làm chủ tịch xã nhà.
Bố của Lê Đức tên là Lê Hoài Lương xuất thân trong gia đình chưa phải là cường hào địa chủ nhưng cũng có vai vế thời Pháp-Nhật. Vào một đêm Việt Minh công đồn, Lương cùng đám bạn trốn khỏi làng. Số phận sắp đặt, Lê Hoài Lương lạc vào giữa đoàn quân dân loạn chiến, chẳng hiểu là Việt Minh hay tề ngụy, Lê Lương cum cúp làm tất cả những gì được người ta chỉ dẫn. Với chút văn vẻ chữ nghĩa và cam chịu phục tùng, dần dà Lê Lương trở thành một cán bộ Việt Minh mẫn cán oai phong.
Cuộc chiến giành chính quyền thành công, Lê Lương được điều chuyển về chính làng quê mình làm cán bộ lãnh đạo địa phương. Trong cải cách ruộng đất Lê Hoài Lương đã kịp xóa đi cái gốc tích quan nha Pháp quốc của mình gây nên bao oan hồn ngâm hờn nơi chín suối. Vào một chiều thu chạng vạng, mảnh trăng lưỡi liềm treo vầng tà dương nguội lạnh lơ lửng phía chân trời hắt lên chút ánh sáng cuối cùng cố lưu giữ lại một biển những hình hài biến dạng bóng đổ dài bất tận trên nền sân đình làng. Bỗng một bóng hình đang quỳ gối tóc tai rũ rượi vọt đứng thẳng lên chỉ hai tay bị trói vào một bóng hình khác vai đeo xà cột, tay đang vung lên hạ xuống, miệng lưỡi liến thoắng, bọt mép phun phì phì. Hai bóng hình lay động chờn vờn. Rồi một bóng hình lảo đảo đổ vật xuống co quắp trên nền sân đình lổn nhổn gạch đá gậy gộc kèm theo một âm thanh bi phẫn rít ré lên không trung, vang vọng xuyên khắp trong không gian mông lung tà muội, đọng lại trong tâm như một lời nguyền: “Âm hồn ta sẽ khiến cho dòng giống cả nhà ngươi tận cùng, tận diệt”.
Toàn cảnh diễn ra như một cuốn phim âm bản hãi hùng.
Ông Lê Hoài Lương đã ý thức được rất tốt quá khứ của bản thân.
         Con người ta khi đã phát tài phát lộc thì luôn thu vén cho nhân phẩm của mình.
        Lê Hoài Đức và con cháu được hưởng cái lý lịch sạch sẽ từ đó.
..................
...................................
........................................................
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.05.2016 18:31:13 bởi Lachieuthu >
#1
    Lachieuthu 20.10.2010 23:47:24 (permalink)
    ……………..
    …………………………….
    ………………………………………………..
    Lê Hoài Đức sau khi nhậm chức chủ tịch xã, một vùng quê nghèo thuần nông. Muốn thoát nghèo rất khó khăn, chủ yếu do cơ chế, chính sách thời cuộc. Biết ông Trần Hiền có cùng quan điểm nên Lê Đức đã tìm đến đàm đạo nhiều lần, tâm đầu ý hợp và rồi kéo ông về làng. Vả lại Lê Hoài Đức coi ông Trần Hiền như người cha đáng kính. Đức cũng chỉ hơn anh con trai của Trần Hiền năm đến sáu tuổi. Trần Hiền là một lão thành cách mạng lại đóng góp nhiều ý kiến hữu dụng cho địa phương, được chính quyền và bà con lối xóm tôn trọng nể vì. Ba gian nhà của ông lão gần như trở thành trụ sở của xã, như câu lạc bộ tuổi già. Ban ngày các cán bộ đến thỉnh thị. Tối tối các cụ phụ lão không ngại đường xa đến sinh hoạt trà, thơ, Anh-Pháp-Mỹ… đủ cả.
    Lê Hoài Đức nói: “Bác chuyển hẳn hộ khẩu về đây bác ạ. Bác đồng ý, cháu sẽ lo hết mọi thủ tục và đảm bảo đầy đủ giấy tờ đất đai”.
    Ông Trần Hiền cũng mong muốn như vậy, giơ hai tay đồng ý.
    Mặc dù ở giữa nơi đồng không mông quạnh nhưng với suy nghĩ “đất căng dây, cây cắm cọc” và “yêu nhau rào dậu cho chắc”, ông Trần Hiền đã cần mẫn xây một bức tường vững chãi xung quanh mẫu đất của mình.
    “Ông già thật biết nhìn xa”, tất cả dân làng đều thầm tham tiếc.
    Trong nhiều năm trôi qua, thôn làng phát triển mạnh. Các nóc nhà đã lan tỏa, đã bao bọc kín xung quanh khu đất rộng hơn mẫu của ông cụ.
    Cái làng quê ấy tới nay ở phía cổng làng đã mang đậm sắc thái phố phường. Tốc độ đô thị hóa nhanh đến không nhận ra nó bắt đầu từ khi nào, người ta mặc nhiên như đã vốn vậy từ lâu lắm. Nhà nhà xây xây phá phá lô nhô, đường đất đào đào lấp lấp gập ghềnh. Xe cộ như nêm, người người nhẫn nại lầm lũi ngược xuôi. Cái cổng làng ẩn hiện như một bức tranh lạc lõng trên nền bụi khổng lồ và ầm ào của cái công trường dân sinh vĩ đại thời mở cửa. Thảng hoặc vào những lúc trăng non đầu tháng xô dạt bóng chiều tà, trong làng lại vẳng lên tiếng tru tréo chửi đổng ba bảy đời tổ tông âm ty củ tỷ nhà ai đó. Người ta nghe quen tựa như tiếng ếch nhái ao chuôm ngày mưa. Rõ là một nét văn hóa sau búi tre làng hòa nhập không hòa tan.
    Một hôm, Lê Hoài Đức ra Hà Nội đến thăm nhà anh Trần Chung Kết. Sau màn xã giao tay Đức thăm dò:
    - Chú Kết này, ông cụ đã an nghỉ dễ đến ba năm rồi nhỉ?
    Trần Chung Kết là con trai của ông Trần Hiền. Ngày ông Trần Hiền nhận quyết định bổ nhiệm vụ trưởng cũng là ngày ông đi đăng ký khai sinh cho đứa con hiếm muộn sau nhiều năm chinh chiến. Ông lẩm bẩm:
    - Kết thúc súng đạn, kết thúc quân ngũ, kết cục trên cả tuyệt vời!..
    Trong vô thức, ông điền tên “Trần Chung Kết” vào mục họ và tên con trong tờ giấy khai sinh.
     Trần Chung Kết là con một, được hưởng gia tài nhà cửa của ông cụ để lại bao gồm cả mẫu đất ở quê. Trần Kết đã nghỉ chế độ bốn mốt được vài năm, vợ lại mất sớm để lại cho ông hai thằng con.
    Thằng lớn lấy vợ ra ở nhà riêng, đã sinh cho ông một cháu gái năm nay 17 tuổi đẹp như một tiên nữ giáng trần, kinh tế khá ổn định.
    Thằng cu bé được học hành hẳn hoi, thế mà lại đua đời sinh tệ nạn nghiện hút dẫn đến gia cảnh sa sút trầm trọng.
    Thấy chú em gia đình kết nghĩa im lặng, Lê Hoài Đức mềm mỏng mánh lới nói tiếp:
    ................
    .........................
    ........................................
    #2
      Lachieuthu 21.10.2010 00:25:05 (permalink)
      ………………….
      ……………………………
      ………………………………………….
      - Khu đất rộng ở nhà không có người chăm sóc, đã để hoang hóa mấy năm nay…
      - À vâng, tôi tính sẽ về ở hẳn đấy sau khi cho thằng con đi cai nghiện.
      Tay Đức toan tính: “Thế thì hỏng bét”. Nhưng mồn miệng vẫn xởi lởi nói:
      - Vậy mới tốt cho tuổi già, khi nào ông về?
      - Lúc nãy ông nói đúng, ba hôm nữa bố con tôi về sang áo cho ông cụ vừa tròn ba năm.
      - Ông có định di cốt về nơi nào khác?
      - Còn biết về đâu? Giọng ông Trần Chung Kết cất lên ai oán.
      Di thể của ông Trần Hiền đã được chôn ngay trong mảnh đất do chính tay mình xây cất tường rào chắc chắn bao quanh.
      - Ông Kết này, thằng cháu đích tôn nhà tôi năm nay tính chuyện lập gia thất. Về vấn đề nhà ở có chút khó khăn…- Ông Đức đưa đẩy.
      Ngừng một lát, ông nói tiếp:
      - Tôi định đến xin ông, nghĩ tới ơn nghĩa tình xưa, ông hãy cắt cho vợ chồng thằng cháu nội nhà tôi một khoảnh để chúng nó dựng tạm ngôi nhà cho có chỗ chui ra rúc vào.
      Ông Kết không lý về đất đai, ông đang nghĩ thằng con giời đánh của ông mà được thế thì ông cũng mát mặt với thiên hạ, hương hồn mẹ nó cũng không ngậm tủi. Cảnh gà trông nuôi con, kể cũng tội cho cái thân ông lắm.
      Ông Đức băn khoăn, nhẹ nhàng hỏi:
      - Ý ông dạy thế nào?
      - A, không vấn đề. Tội quá, tôi sẽ lo. Mai kia về ta sẽ bàn tiếp.
      - Vậy cứ thế, ngày kia gặp lại. Tôi xin phép.
      Trần Chung Kết không có ý thoái khách, nhưng trong ngữ giọng đang trách tội thằng con giai, làm người nghe bất ngờ nên ông Đức nhanh chóng cáo lui.
      Ông Lê Hoài Đức vì hiểu lầm nên trong lòng kích động lắm, ra đến đường cố ghìm giọng lẩm bẩm: “Thế quái nào mà ngày xưa mình lại giao cho lão già đầy đủ giấy tờ sử dụng đất hợp pháp kia chứ!”.
      Đại gia đình nhà ông Kết kéo nhau về làng để cải mộ cho ông Trần Hiền. Tiết trời cuối năm mưa phùn mờ sương lạnh buốt, nhưng cô cháu nội cứ tung tăng nhảy nhót như được sổ lồng.
      Ông Lê Hoài Đức dắt theo thằng cháu “đít tôn” sang chào đón. Tất cả vào nhà, giới thiệu bọn trẻ với nhau xong ông Kết nói:
      - Sáng sớm mai chúng tôi tiến hành cải mộ. Nhập gia tùy tục, sao cho hợp với tập quán địa phương, tất cả trăn sự nhờ ông chỉ dẫn. Nhưng trước hết, chiều nay chúng tôi làm bữa cơm mời bên gia đình và vài người hàng xóm sang coi như lễ ra mắt.
      - Ồ, không có gì, chúng ta là người nhà cả. Xin hãy yên tâm, chớ bày vẽ nhiều.
      Hai ông lão ngồi trà nước rung đùi cười khà khà nhìn đôi trẻ quấn quýt vui vầy.
                    Bọn chúng thật xứng đôi vừa lứa, hai ông những muốn tác thành ngay cho chúng.
            Hai đứa cháu nội dường như hiểu được ước muốn của ông mình, bọn chúng mới gặp mặt mà đã choáng ngợp tình ý chỉ sau vài phút ngại ngùng, tình chàng ý thiếp như người lớn. Chúng đuổi bắt ầm ào khắp khu vườn vốn tĩnh lặng trong chiều đông giá.
             Có lẽ ông trời già cô đơn lạnh lẽo muốn thế chăng?
      Ông Đức rất hài lòng về thằng cháu đích tôn. Vui vẻ đứng dậy ra về không quên hẹn chiều sẽ sang dùng bữa.
      Ông Kiên tiễn bạn già ra cổng cười hà hà nói:
      - Quyết như vậy nhé. Hà hà.
      Quay vào nhà, ông cho gọi hai thằng con trai bàn chuyện ông muốn cắt đất để lại cho nhà ông Đức một phần. Thằng anh có chút băn khoăn nhưng cuối cùng cũng chấp thuận. Thằng em thân nghiện ẻo lả đến gập cả người lại, đập bàn nói lớn:
      - Không thể được, quyết không được.
      - Đất cát đây cũng là người ta mang đến cho không ông nội con đấy. Ông bố lên tiếng tuy giận dữ nhưng vẫn nói với giọng ôn tồn.
      Thằng nghiện lại nói:
      - Con hoàn toàn không đồng ý, con phản đối.
      - Người ta cũng đâu có cho không. Cơ bản cũng không phải đất riêng của người ta đem cho mình. Nếu ông nội không ra tay cứu giúp thì ông Đức nhà ta đã đứng đầu đường xó chợ từ lâu.
      Thằng anh đổi ý nói trắng ra để ông bô không phải nặng lòng mang ơn mắc nợ, tìm cơ hội từ chối việc cắt đất chia phần.
      Ông già giận lắm, bèn không nói nữa, hằm hằm đuổi hai thằng mất dạy ra ngoài.
      Hai thằng “mất dạy” này biết rất rõ giá trị của thửa đất quy ra tiền. Bọn chúng còn cất công tìm hiểu bản đồ quy hoạch của cả vùng này trong tương lai gần.
      Chính phủ chưa công bố địa giới sát nhập về thủ đô Hà Nội mà đất cát đã tăng giá chóng mặt. Các đại gia cắm dùi khắp nơi. Chính hai anh em họ cũng đã được ve vãn, săn đón như một quái “VIP” chính hiệu. Phép tính đơn giản, 4000mét đất mà nhân với 60 triệu thì sẽ ra con số nào? Hơn nữa, trong bản đồ quy hoạch có một con đường hai làn chạy xuyên qua nghĩa địa, vỉa hè vừa chạm vào bờ tường bao quanh. Phía bên đầm lầy thì đó là một khu vui chơi, một công viên sinh thái lớn nhất thủ đô.
             Ô hô, lúc đó 60 triệu là cái đít.
      - “Ta có số lớn hơn thế, nhiều rất nhiều số không đằng sau. Ha ha”.
      Hai thằng “mất dạy” lần đầu tiên trong đời bàn bạc hợp ý nhau đến thế và hướng đến cùng mục tiêu.
      #3
        Lachieuthu 30.10.2010 15:17:51 (permalink)
        Một chút nắng vàng vọt báo hiệu hoàng hôn buông dần. Mảnh trăng non mờ nhạt lơ lửng đong đưa phía cuối chân trời. Thời tiết ấm hẳn lên hơn ban trưa. Trời khô thoáng mát mẻ.
        Hai bố con ông Lê Hoài Đức vừa đến. Ông con nhanh miệng:
        - Cháu chào chú Kết, chú khỏe chứ ạ? A! Ha ha. Chào cậu hai, cậu ba. Đã lâu không gặp, hai cậu phong độ quá, anh thật ngưỡng mộ.
        Ngày xưa ông nội hai “cậu em” có ý kết nghĩa hai gia đình, coi anh con trai nhà bác Đức là anh trai cả, hai thằng nhà ông Kết là “cậu hai” “cậu ba”.
        Khách mời hàng xóm cũng đã lục tục kéo sang.
        Bữa chiều thịnh soạn đã được dọn ra, đến ba mâm cỗ đàng hoàng được đặt trên ba chiếc chiếu rải ngay dưới nền sân gạch làm chỗ ngồi. Người lớn vui vẻ nâng cốc dô và dzô, bọn trẻ tranh thủ khoe điện thoại iPhone 3G và trao nhau số sim. Hình ảnh vệ tinh trêm màn hình thu hút bọn chúng hơn là những món nhậu ngập trên mâm cỗ. Không khí hoành tráng như một bữa tiệc chiêu đãi trọng thể.
                      Chợt một phụ nữ béo ú độ tuổi sồn sồn, tay giơ cao chén rượu, nói lớn:
        - Nhà ông Kết thật là may mắn, phen này tha hồ giàu có. Nào, cạch ông một li.
                 Hai người già đối ẩm, ánh mắt mụ bà lúng liếng đong tình làm bọn trẻ ngưỡng mộ lắm, cười ồ.
                  Mụ bà béo ú đó là người gốc làng này, là một mợ chủ giàu có. Mợ chủ làm ăn buôn bán tha hương đã lâu ở chợ Đồng xuân, nay hồi hương mua một căn nhà lớn làm hàng xóm của ông Kết.
                     Nhìn phong cách trẻ trung và gương mặt phấn hồng sau vài li rượu, ai mà đoán được tuổi thực của bà mợ giàu có ấy.
              Chuyện cũ đồn rằng bà là một hài nhi thiếu tháng của cái bóng hình đổ vật xuống sân đình trong ánh chiều tà năm nào. Bà bị “ép hạ” bởi những trận đòn gậy gộc đấm đá và những cuộc đấu tố giai cấp oan khuất ngút trời vào những năm năm ba năm sáu. Ngay đêm hôm đó, vào ngày Hắc đạo tháng Ất dậu năm Ất mùi có một sinh linh chào đời ngay trên miệng huyệt. Một vài bóng đen sau khi chôn lấp cho người mẹ trẻ xấu số đã mang hài nhi đó đi đâu không người dân làng nào biết được…
                 Bữa tiệc mỗi lúc một trở nên sôi động.
        Rượu vào lời ra, chuyện nhao nhao tranh nhau bộc lộ nguồn tin tin cậy của mình chung quanh đề tài đất cát, Hà Nội 1; Hà Nội 2…ai ai cũng thạo, ai ai cũng ngỡ ngàng.
        -        Cổng làng mới sẽ được dựng ngay trên bãi tha ma…
        -        Wow! Cổng vào làng chuyển về lối này???
        -        A ha, thế thì quanh đây trở thành đầu làng rồi…
        -        Giá đất đã cao hơn hôm kia 10 triệu một mét.
        -        Là bao nhiêu, 70 triệu...
        -        Ôi dào! - Bà mợ béo ú xua tay nói lớn:
        -        Nhiều tiền có khi lại mất người.
        Câu nói đã gây được sự tò mò, mọi người ngừng đũa lắng nghe. Vẻ đắc ý, mụ bà nói tiếp:
        - “Đấy, cái nhà sát vách nhà tôi, thấy được giá hý hửng bán đi nửa đất đòi xây nhà năm bẩy tầng. Nhà tầng đâu chả thấy, giờ viên gạch cũng chẳng còn. Thằng con mới ráo máu đầu cậy tiền của lao vào ăn chơi hút sách, nghiện lòi phèo, “HIV” giai đoạn cuối lở loét đầy người. Mới ò í e tuần trước toàn vòng hoa trắng. Nghe đâu do chích choác quá liều gây sốc thuốc. Gia đình cũng nhẹ nợ”. Mợ ú bật ra câu kết nhẹ tênh.
        -        “Đã nghiện thì coi như chết hết cả ba bốn đời. Tổ cụ nhà nó. Ngu thì chết, đừng đổ tại số”. Thằng con trai duy nhất của ông Lê Hoài Đức khơi mào nói cạnh khóe, mắt nhìn thẳng vào cậu “em út” có ý thỏa mãn lắm và có đến mười phần khiêu khích. Bởi hắn nghe được thằng em dại này phản đối quyết liệt chuyện cắt nhượng một phần đất đai cho nhà hắn.
         
        Bản lĩnh chân chính của hắn là kẻ cơ hội gia truyền mà.
         
        Có thêm tiếng người phụ họa:
        -         “Đúng! Ngu thì chết, số má gì”.
        Thằng em dại gọi là “cậu ba”, đứa con út của ông Kết đã “tây say” tức nghẹn họng khi nghe lời chửu đổng đầy ám chỉ, hắn đứng phắt dậy giọng chí phèo lớn tiếng:
        - Mày chửi tổ cụ nhà ai? Hử, thằng nhà quê kia.
        Mọi người ngỡ ngàng im lặng.
                           Tiếng mợ béo giả lả, rít ré vang lên như từ đâu đó sâu thẳm xa xưa vọng lại:
        -        Em thấy chẳng phải một mình nhà bác toàn quyền sở hữu hợp pháp mẫu đất này sao? Chẳng lẽ lại bị ai đó nhòm ngó khó dễ?
                    Câu hỏi trước đương nhiên là dành cho người mà nàng vừa bỡn cợt đong tình. Câu sau được hướng về phía “cậu ba” đầy ẩn ý.
              Còn không phải là xúi giục, kích động...
        Thật là…đổ gas vào lửa (không phải dầu……Hê hê).
        Như một chất xúc tác thích hợp cho phản ứng tức thì.
               Cậu ba “HIV giai đoạn cuối” bùng lên thịnh nộ:
        - Cho mày chết đi, thằng tống ân…đất. Này!
         
        Ai mà hiểu chuyện gì đây?
        Hắc hắc!!!
                 Người ta tống tiền, bắt nợ chứ ai lại “tống…đất” bao giờ.
        Một tô canh nóng nghi ngút được hắt thằng vào mặt ông “anh cả” từ cánh tay khẳng khiu lở loét.
        “Cậu hai” nhào vào can ngăn.
                          Nhưng đã muộn.
            Khuôn mặt ông “anh cả” đã hứng đủ tô nước canh, rau hành mỡ váng bám lầy nhầy nhỏ rớt xuống xung quanh hai hốc mắt trắng dã khiếp đảm và cái hố miệng há hoác kinh hoàng vì nóng, trông như bộ dạng một nhân vật trong phim kinh dị. Hai tay bơi bơi trong không khí va đúng vào “cậu hai” đang nhào tới can ngăn làm cậu hai ngã sấp xuống mâm, một mảnh bát vỡ làm “cậu hai” chảy máu trán ròng ròng.
          - A! a a a …thằng khốn!
        “Cậu ba” bị kích động mạnh vì nhìn thấy dòng máu đỏ tươi chảy ra từ cơ thể anh trai mình và trong không khí đầy mùi máu tanh lẫn hơi men nồng nặc.
                - A! a a a…
             Cách! Cạch cạch… Ba tiếng khô giòn của hai thân vỏ chai thủy tinh đập vào nhau vang lên.
              Hai cái cổ chai nắm trong hai tay của “cậu ba” sau khi bị đập vỡ trông như một chùm đinh ba bằng pha lê ánh lên lấp lánh phản chiếu ánh đèn điện mờ mờ và ánh sáng muộn của chiều hôm nhập nhoạng.
        - A! a a a a a a a….
        Một loạt âm thanh rền vang cùng với hai chùm đinh ba “pha lê” lao thẳng vào cái bộ mặt đang bị “hóa trang” kinh dị kia.
        Tiếng rú dài khủng khiếp vang lên. Cái thân hình đóng vai “nhân vật kinh dị” ấy quay mòng mòng, máu từ cổ phun ra như vòi bơm áp lực tạo thành tia theo vòng quay rải khắp ba mâm cỗ xung quanh. Đến khi dòng máu kéo theo một loạt bọt khí phun phì phì yếu dần thì cái thân hình kia lảo đảo đổ vật xuống trên đống mâm bát lổn nhổn cơm canh tưới máu.
        Trước đó, một thân hình già nua nấc nghẹn đã âm thầm gục xuống.
        - A! a a a a a a a….
          Lại một loạt âm thanh rền vang cùng với một bóng hình trai tráng trẻ trung lao vào “cậu ba” vật lộn giằng xé. Hai thân hình cuốn vào với nhau, máu me be bét rồi cùng đổ uỵch xuống choáng và say mèm.
        Áng chiều như ngừng lại.
        Thời gian như ngừng trôi.
        -        Án mạng rồ rồi…
                Một âm thanh rít ré bồi thêm:
        -        Những ba mạng kia!   Ha ha… ba thế hệ dẫn nhau ra đi… Ông Lê Hoài Đức đột quỵ đã tắt thở.
        Âm thanh rít ré vẫn tiếp tục:
        - Thằng cháu độc nhất đích tôn chắc cũng không qua khỏi vì đã hòa chung dòng máu nhiễm HIV. Ha ha a aaaaaaaaaaaaaa!
        Một loạt âm thanh mơ hồ âm u xa xưa trong không gian chiều hôm nghe khoan hòa thỏa mãn như đã giải thoát được một lời nguyền./.
        #4
          Lachieuthu 12.11.2010 15:26:09 (permalink)
          Sorry nha!
          Tạm xóa.
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.01.2011 20:53:02 bởi Lachieuthu >
          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9