Lời nguyền (Truyện ngắn)
Lachieuthu 20.10.2010 21:54:03 (permalink)
 
 
 
 
Một lời nguyền.
            Chuyện xảy ra ở một làng ven tỉnh ngoại nay thuộc đất thủ đô mở rộng.
        Cạnh bãi tha ma heo hút có một gò đất trống hoang vu rộng hơn mẫu ta, cách rìa một làng nọ xa cả cây số. Ba mươi năm trước, ông Trần Hiền về dựng một căn nhà gỗ ba gian tá túc an hưởng tuổi già, vui cảnh điền viên. Thật ra đây không phải quê hương bản quán, ông là người ngụ cư đơn lẻ đầu tiên sống ở cái làng nhỏ vùng sâu vùng xa này. Lúc ấy tay chủ tich xã là người đã nhiệt tình mời mọc và cắm cho ông sở hữu gò đất hoang phế, một bên là đầm lầy tít tắp, một bên là nghĩa địa của cả xã.
   Ông Trần Hiền là một sĩ quan quân đội chuyển ngành làm ở vụ tổ chức của một bộ nọ. Đến tuổi nghỉ hưu, cơ thể còn tráng kiện khoẻ mạnh, nhân con cháu cơ nghiệp thành đạt và bà lão đã mất nên ông lui về nơi thanh tịnh sống một mìmh. Khi còn tại chức, ông Trần Hiền đã bênh đỡ cho một người cán bộ trẻ dưới quyền đã dám công khai đối kháng quan điểm, quyền lợi. Tay trẻ người non dạ đó tên là Lê Hoài Đức kết cục đã bị buộc thôi việc và bị sử lý kỷ luật Đảng nặng nề hình thức khai trừ đảng tịch. Ông Trần Hiền cũng âm thầm đồng quan điểm và vì mến tài nên đã can thiệp mạnh mẽ để giữ lại sinh mạng chính trị cho Lê Hoài Đức. Ông đã thu xếp được cho tay Đức tờ quyết định hồi hương vì nguyện vọng hợp lý hoá gia đình và chuyển đảng tịch về sinh hoạt tại địa phương.
        Ông Lê Hoài Đức về làng sinh sống, góp phần lãnh đạo phát triển nông thôn có hiệu quả, cộng thêm uy tín của ông già là cán bộ huyện nên vài năm sau Lê Đức liên tiếp vài khóa được chọn làm chủ tịch xã nhà.
Bố của Lê Đức tên là Lê Hoài Lương xuất thân trong gia đình chưa phải là cường hào địa chủ nhưng cũng có vai vế thời Pháp-Nhật. Vào một đêm Việt Minh công đồn, Lương cùng đám bạn trốn khỏi làng. Số phận sắp đặt, Lê Hoài Lương lạc vào giữa đoàn quân dân loạn chiến, chẳng hiểu là Việt Minh hay tề ngụy, Lê Lương cum cúp làm tất cả những gì được người ta chỉ dẫn. Với chút văn vẻ chữ nghĩa và cam chịu phục tùng, dần dà Lê Lương trở thành một cán bộ Việt Minh mẫn cán oai phong.
Cuộc chiến giành chính quyền thành công, Lê Lương được điều chuyển về chính làng quê mình làm cán bộ lãnh đạo địa phương. Trong cải cách ruộng đất Lê Hoài Lương đã kịp xóa đi cái gốc tích quan nha Pháp quốc của mình gây nên bao oan hồn ngâm hờn nơi chín suối. Vào một chiều thu chạng vạng, mảnh trăng lưỡi liềm treo vầng tà dương nguội lạnh lơ lửng phía chân trời hắt lên chút ánh sáng cuối cùng cố lưu giữ lại một biển những hình hài biến dạng bóng đổ dài bất tận trên nền sân đình làng. Bỗng một bóng hình đang quỳ gối tóc tai rũ rượi vọt đứng thẳng lên chỉ hai tay bị trói vào một bóng hình khác vai đeo xà cột, tay đang vung lên hạ xuống, miệng lưỡi liến thoắng, bọt mép phun phì phì. Hai bóng hình lay động chờn vờn. Rồi một bóng hình lảo đảo đổ vật xuống co quắp trên nền sân đình lổn nhổn gạch đá gậy gộc kèm theo một âm thanh bi phẫn rít ré lên không trung, vang vọng xuyên khắp trong không gian mông lung tà muội, đọng lại trong tâm như một lời nguyền: “Âm hồn ta sẽ khiến cho dòng giống cả nhà ngươi tận cùng, tận diệt”.
Toàn cảnh diễn ra như một cuốn phim âm bản hãi hùng.
Ông Lê Hoài Lương đã ý thức được rất tốt quá khứ của bản thân.
         Con người ta khi đã phát tài phát lộc thì luôn thu vén cho nhân phẩm của mình.
        Lê Hoài Đức và con cháu được hưởng cái lý lịch sạch sẽ từ đó.
..................
...................................
........................................................
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.05.2016 18:31:13 bởi Lachieuthu >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9