MÙA THU TÌNH YÊU VÀ VÔ THƯỜNG
Thanh Vân 15.11.2010 15:22:03 (permalink)
 

MÙA THU TÌNH YÊU VÀ VÔ THƯỜNG
Lê Phạm Trung Dung
 
Mùa thu mưa bay,gió heo may,tiết trời lành lạnh,lá vàng rơi rụng bay khắp nẻo là nguồn cảm hứng vô tận cho các văn nhân,thi sĩ,nhạc sĩ.
Xuân Diệu đã tả khung cảnh ảm đạm của trời vào thu 
Rặng liễu điu hiu đứng chịu tang.
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.
Đây mùa thu tới mùa thu tới.
Với áo mơ phai dệt lá vàng”

Tản Đà trong bài “Gió Thu” tả mối tình đơn phương trong tuyệt vọng với cô hàng xóm

Trận gió thu phong rụng lá vàng.
Lá rơi hàng xóm lá bay sang.
Vàng bay mấy lá năm già nữa.
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng” 
và trong “Thu Khuê Hành” (Thu khuê oán làm theo điệu hành) nỗi buồn cô đơn người đàn bà trong phòng the:
Lạnh lẽo mây trời quang
Sân thu đêm khuya rơi lá vàng,
Trăng tà chim lặng, nhạn kêu sương
Gối chiếc chăn đơn thiếp nhớ chàng.
Chàng đi xa cách nhớ quê hương
Quê hương đất khách người một phương
Mong chàng chẳng thấy lòng ngùi thương.
Buồng không canh vắng bóng in tường
Chỉ chỉ tơ tơ rối vẩn vương
Nước mắt đầm đìa trôi quanh giường.
Tháng cũ đã qua tháng mới sang
Tháng sau tuần nữa những tư lường
Ngày tháng đi chóng năm canh trường
Lác đác sao tàn, lấp lánh gương.
Trên trời Chức Nữ cùng Ngưu Lang
Một dải sông Ngân lệ mấy hàng”

Lưu Trọng Lư mượn ý thơ trong bài Haiku của nước Nhật đã viết lên bài thơ

Tiếng Thu
:

Em không nghe mùa thu.
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực.
Hình ảnh kẻ chinh phu.
Trong lòng người cô phụ.
Em không nghe rừng thu.
Lá thu rơi xào xạc.
Con nai vàng ngơ ngác.
Đạp trên lá vàng khô.”


Bích Khê trong

Cuối Thu

Đêm nay hồn lặng làm sao
Cảnh thu ôm cả chiêm bao vào lòng
Sao xanh lợt tím tơ đồng
Gió ơi là gió, buồn đông thổi về
Không gian mưa lệ đầm đìa
Đầy sân trắng toát hoa lê đầu mùa
Trời lam ứ đặc tình thu
Ô kìa mây bạc nặng lùa về tây!
Hồn sao không động mà say!
Chà đôi chim khướu nó bay tung trời …
Nhạc đâu bỗng vót từng khơi
Hồn theo với nhạc, hồn ơi là hồn
Buồn thôi như rượu thấm dồn
Lên men nồng khướt, xoay tròn trên không”


Hàn Mặc Tử trong

Buồn Thu

Ấp úng không ra được nửa lời,
Tình thu bi thiết lắm thu ơi!
Vội vàng cánh nhạn bay đi trớt.
Hiu hắt hơi may thoảng lại rồi…
Nằm gắng đã không thành mộng được,
Ngâm tràn cho đỡ lúc buồn thôi.
Ngàn trùng bóng liễu trông xanh ngắt,
Cảnh sắp về đông mắt đã vơi. “ 




Trong Cuối Thu

Lụa trời ai dệt với ai căng,
Ai thả chim bay đến Quảng Hàn,
Và ai gánh máu đi trên tuyết,
Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.
Mây vẽ hằng hà sa số lệ,
Là nguồn ly biệt giữa cô đơn.
Sao không tô điểm nên sương khói,
Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn.
Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ,
Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ.
Cây gì mảnh khảnh run cầm cập,
Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.
Thu héo nấc thành những tiếng khô.
Một vì sao lạ mọc phương mô? 
Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?
Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ? “


Nguyễn Khuyến tinh thông Hán học nhưng là bậc thầy cách sử dụng chữ Nôm.Trong ba bài Thu ẩm,Thu điếu,Thu vịnh Tam Nguyên Yên Đổ đã gieo vần rất độc đáo 


Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè”
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.,”
Nguyễn Tất Nhiên trong “Buồn Tàn Thu
Ôi những hàng cây nhung nhớ nhung
Có như ta đứng lạnh vô cùng
Có nghe sương tuyết làm hon héo
Chút gì màng muộn thuở thanh xuân
Ôi những hàng cây ngơ ngẩn ngơ
Có khổ đau nghe lá hững hờ
Có như ta nửa đời hiu hắt
Muốn chết, sau đôi bận giã từ ?
Ôi những hàng cây im đứng im
Ngùi tưởng bao nhiêu lá phụ tình
Có như ta đứng – tàn mơ mộng
Máu vẫn loang từ vết nhân duyên ?
Này những hàng cây đứng trơ xương
Có đứng như ta đứng nát lòng
Có như ta đứng chờ không hẹn
Một người … không biết nhớ ta không ?”


Trong

Trúc Đào

Chiều xưa có ngọn trúc đào Mùa thu lá rụng bay vào sân em Mùa thu lá rụng êm đềm Như cô với cậu cười duyên dại khờ
Bởi vì hai đứa ngây thơ Tình tôi dạo ấy là … ngơ ngẩn nhìn Thế rồi trăng sáng lung linhEm mười sáu tuổi giận hờn vu vơ
Sang năm mười bảy không ngờ Tình tôi nít nhỏ ngồi mơ cũng thừa Tôi mười bảy tuổi buồn chưa
Đầu niên học mới dầm mưa cả ngày”


Đổ Phủ trong hai bài

Thu Hứng

Văn đạo Trường An tự dịch kỳ Bách niên thế sự bất thăng bi
Công hầu đệ trạch giai tân chủ Văn vũ y quan dị tích thì
Trực bắc quan san kim cổ chấn Chinh tây xa mã vũ thư trì
Ngư long tịch mịch thu giang lãnh Cố quốc bình cư hữu sở tư
Dịch Thơ
Nghe nói Trường An tựa hí trường! Trăm năm thế cuộc lắm bi thương
Công hầu dinh thự thay người mới Văn vũ y quan đổi khác thường
Chiêng, trống ầm vang lên Bắc tái Quân, thư chậm trễ đến Tây phương
Sông thu lạnh vắng hơi tăm cá Cố quốc thanh bình mãi ước mong.
 
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm.Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ, Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.”
Lác đác rừng phong hạt móc sa, Ngàn non hiu hắt, khí thu loà.Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa. Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,Thành Bạch, chầy vang bóng ác tà.

Bản dịch: Nguyễn Công Trứ

Thi sĩ người Pháp Paul Verlaine (1844-1896) sáng tác bài “ Chanson d’automne
Les sanglots longs Des violins De l’automne Blessent mon Coeur D’une langueur Monotone.
Tout suffocant Et blême, quand Sonne l’heure, Je me souviens Des jours anciens Et je pleure
Et je m’en vais Au vent mauvais Qui m’emporte Deçà, delà, Pareil à la Feuille morVictor Hugo trong “Les Feuilles D’AutoVictor Hugo trong “Les Feuilles D’Automne”
Voilà que les beaux ans qui s’envolent tour à tour.
L’emporte l’un sa joie.l’autre son amour


Từ Đông sang Tây khi nói về mùa Thu,các Thi sĩ thường đề cập đến tình yêu,phần lớn là tình yêu dang dở,đơn phương.Các nhạc sĩ Việt Nam như Đoàn Chuẩn,Văn Cao,Phạm Mạnh Cương,Đặng Thế Phong…đã để lại cho đời nhiều bài Thu Ca bất hủ.Mùa Thu là mùa của Tình yêu dang dở nhưng tôi không hiểu tại sao người Nhật Bản lại thích kết hôn vào mùa Thu.  Như dân Tokyo đi hưởng tuần trăng mật ở Hakone hay Nikko ,nổi tiếng mùa thu lá vàng và suối nước nóng.

Người Việt sinh sống ở Montreal thường lái xe đưa gia đình về vùng núi Mont Tremblant nằm cách xa Montreal gần 200 cây số ,hướng Bắc ngắm là vàng.Vùng nầy có Đại Tùng Lâm Tam Bảo Sơn và Thiền Tự Đạo Viên.Thầy Thông Tạng trụ trì Thiền Tự Đạo Viên,hôm 28/9 cầm chiếc lá phong vàng úa trên tay ,thuyết pháp về sự Vô Thường.Câu kệ nổi tiếng trong Kinh Niết Bàn nói về sự Vô Thường

Chư hành Vô Thường.
Thị sanh diệt pháp.
Sinh diệt diệc dĩ .
Tịch diệt vi lạc”
諸行無常,是生滅法, 生滅亦已. 寂滅為樂


Vạn Hạnh Thiền sư : 
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô.
Vạn mộc xuân dinh thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bổ úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”
身如 電 影 有 還 無,
萬木 春 榮 秋 又 枯,
任運 盛 衰 無 布 畏,
盛衰 如 露 草 頭 鋪


Tản Đà được biết đến nhiều qua những bài thơ về mùa thu cùng với những mối tình dang dở với cô hàng xóm.Nhưng ít ai biết Tản Đà là người rất thấu hiểu lý Vô Thường của Phật Giáo.Như bài ” Đêm Thu trông Trăng” Tản Đà đã viết:

Đêm thu trăng sáng một trời 
Một mình ngồi tưởng sự đời nghĩ quanh.
Nghĩ cho muôn vật hoá sinh 
Ở trong vũ trụ cái hình ra chi!
Trăng kia tròn được mấy khi, 
Hoa kia nở được mấy thì hỡi hoa ?
Gái tơ quá lứa đã già, 
Con tằm rút ruột thời là dộng non.
Khúc sông bồi lấp nên cồn, 
Dâu xanh bãi bể, đá mòn nước khe.
Đồng không con đóm lập loè, 
Khách trần lối ấy đi về những ai?
Hình kia đúc tự thợ trời,
Tình kia hoạ mới ra ngoài khuôn xanh.
Vọng phu còn đá còn trinh, 
Tiền Đường còn sóng, trung trinh hãy còn.
Dẫu cho sông cạn đá mòn,
Trung hồn khôn thác, trinh hồn khôn tan.
Cho hay những khách trần hoàn,
Nghìn xưa ở lại thế gian mấy mà?
Trông lên một mảnh trăng tà, 
Soi chung kim cổ biết là những ai?
Mà người kim cổ những ai?
Dẫu cho sông cạn đá mòn,


Và và trong bài

Cảm Thu

“Từ vào thu đến nay:
Gió thu hiu hắt,
Sương thu lạnh
Trăng thu bạnh
Khói thu xây thành.
Lá thu rơi tụng đầu ghềnh 
Sôngthu đưa lá bao ngành biệt ly.
Nhạn về én lại bay đi 
Đêm thì vượn hót, ngày thì ve ngâm.
Lá sen tàn tạ trong đầm,
Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa.
Sắc đậu nhuộm ố quanh hà
Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương.
Nào người cố lí tha phương,
Cảm thu ai có tư lường hỡi ai?
Nào những ai:
Bảy thước thân nam tử,
Bốn bể chí tang bồng 
Đường mây chưa bổng cánh hồng,
Tiêu ma tuế nguyệt, ngại ngùng tu mi.
Nào những ai:
Sinh trưởng nơi khuê các,
Khuya sớm phận nữ nhi,
Song the ngày tháng thoi đi,
Vương tơ ngắm nhện nhỡ thì thương hoa.
Nào những ai:
Tha phương khách thổ
Hải giác thiên nha,
Ruột tằm héo, tóc sương pha 
Góc phần trạnh tưởng quê nhà đòi cơn.
Nào những ai 
Cù lao báo đức 
Sinh dưỡng đền ơn 
Kinh sương nghĩ nỗi mền đơn,
Giàu sang bất nghĩa mà hơn nghèo hèn!
Nào những ai:
Tóc xanh mây cuốn
Má đỏ hoa ghen 
Làng chơi duyên đã hết duyên 
Khúc sông trăng dãi con thuyền chơi vơi!
Nào những ai:
Dọc ngang trời rộng,
Vùng vẫy bể khơi
Đội trời đạp đất ở đời 
Sa cơ thất thế quê người chiếc thân.
Nào những ai 
Kê vàng tỉnh mộng 
Tóc bạc thương thân
Vèo trông lá rụng đầy sân,
Công danh phù thế có ngần ấy thôi.
Thôi nghĩ cho:
Thu tự trời
Cảm tự người.
Người đời ai cảm ta không biết!
Ta cảm thay ai viết mấy lời.
Thôi thời:
Cùng thu tạm biệt
Thu hãy tạm lui,
Chỉ để khách đa tình đa cảm,
Một mình thay cảm những ai


Tất cả pháp thế gian là Vô Thường,thay đổi không ngừng,chẳng có pháp nào bất di bất dịch cả.Đức Phật đã dạy chúng ta phải quán các Pháp Như Thị Một triết gia người Pháp có nói”La vrai philosophie est de voir des choses telles qu’elles sont”

Trong kinh Pháp Hoa phẩm Phương Tiện có dạy về Thập Như Thị 
Như thị Tướng, như thị Tính, như thị Thể, như thị Lực,
như thị Tác, như thị Nhân, như thị Duyên,
như thị Quả, như thị Báo,
như thị bản mạt cứu cánh đẳng”
如是相,如是性,如是体,如是力,
如是作,如是因,如是緣,
如是果,如是法,
如是本末究竟等


Đức Phật đã dạy đối với tất cả pháp thế gian phải quán từ Tướng, Tính, Thể, Lực, Tác, Nhân, Duyên, Quả, Báo, sợi dây nhất quán nối liền từ Tướng đến Báo. Dù vật đổi sao dời ,ta không bị lôi cuốn theo. Dù mùa thu quả thật tiêu điều với lá vàng rơi rụng đầy đường, tang thương,ảm đạm nhưng một khi đã hiểu Phật Pháp,ta vẫn cứ thản nhiên và phương pháp tốt nhất là niệm Phật càng nhiều càng tốt sao cho thân tâm thường an lac.

Lê Phạm Trung Dung
Người gửi bài: Thiện Tâm Minh 
(http://truongleslauriers)
Source: thuvienhoasen.org
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2010 15:25:10 bởi Thanh Vân >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9