Anh Nguyên
-
Số bài
:
1744
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 21.10.2008
-
Trạng thái: offline
|
Dòng thơ trong nước
16.11.2010 00:45:49
( permalink)
DÒNG THƠ TRONG NƯỚC 1975-…… LÊ VĂN CHÁNH 1907-1989 Quê Vĩnh-Kim, Sầm-Giang, Mỹ-Tho, học Chasseloup Laubat, đậu Trung học,làm công chức, viết thơ trào phúng, công tác với các báo ở Sàigòn, cuối đời ông làm bài thơ “Cảm tác” họa lại bài thơ cùng tên của Trần-Văn-Hương: CẢM TÁC Định mệnh tin chơi thử một phần, “Dòng sông” ai tắm được hai lần. Nếu xem tất cả là hư ảnh! Thì có gì đâu hỏi hiện thân. Ngoài chuyện mơ hồ... thù với bạn, Trong vòng lẩn quẩn nước và dân Lật qua trang cuối mùa thu ấy Thật tế giờ đây... đã lột trần ~Lê-Văn-Chánh~ 17-2-1976 ĐỖ TRUNG QUÂN 1945 Sinh tại Phú Nhuận, Sàigòn QUÊ HƯƠNG Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rượp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương là bầu trời sáng Không gian bát ngát thênh thang Cánh diều bay không biết nói Đừng cho nhuộm bóng chiều vàng... ~Đỗ Trung Quân~ NỤ CƯỜI DUYÊN HẢI Bạn vẫn vốn mang mồ hôi muối Về vùng biển thắm mặn mà thêm Nụ cười tươi, nhẹ như con gái Gặp một lần sẽ chẳng ai quên. Hải đảo sóng xô căng lồng ngực Bốn mùa sông nước kết thành hoa Hẳn quen kéo lưới nên thành tật Bàn tay nắm lại ít xòe ra. Bây giờ hồn bạn như ngàn gió Lồng lộng buồm căng thuyền ra khơi Sợi đước nuôi hồn người mộc mạc Cá về - câu hát tạ ơn đời. Bạn hát ta nghe lời của biển Lồng trong nhịp vỗ tiếng hò khoan... Ta vốn quen rừng quen tiếng suối Mà bỗng ngồi mơ sóng bạt ngàn. Duyên Hải, tên giống như con gái Một vùng nước biếc, một vùng chim Tình yêu hẳn cũng nên thơ lắm Có hải âu làm sứ đưa tin. Chia tay bạn khoác vai chiếc áo Muối trùng dương bạc trắng vầng lưng Nụ cười miền biển mênh mông quá Xứ mặn, mà nghe ngọt cả lòng. ~Đỗ-Trung-Quân~ TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN 1. Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm Các anh từ Bắc vào Nam Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc Các anh đến Và nhìn Sai Gon như thủ đô của rác Của xì ke, gái điếm, cao bồi Của tình dục, ăn chơi Hiện sinh-buồn nôn-phi lý!!! Các anh bảo con trai Sai Gòn không lưu manh cũng lính ngụy Con gái Sai Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ các anh bảo Sài Gòn là trang sách hư vô văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc ngòi bút các anh thay súng bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là thú hoang nổi loạn là thiêu thân ủy mị, yếu hèn các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương mang tuổi trẻ Sai Gòn ra trước vành móng ngựa!!! 2. Tội nghiệp Sài Gòn quá thể Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý Có anh thợ điện ra đi không về Tội nghiệp những bà mẹ Bàn Cờ của những ngày chống Mỹ Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me Tội nghiệp những người Sài Gòn đi xa Đi từ tuổi hai mươi Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc Có ai hỏi những hàng dương xanh Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước Tội nghiệp những đêm Sài Gòn đốt đuốc Những người cha bến tàu xuống đường với bao tử trống không Tội nghiệp những ông cha rời khỏi nhà dòng Áo chùng đen đẫm máu Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo những vị giáo sư trên bục giảng đường ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc Sài Gòn của tôi-của chúng ta. có tiếng cười và tiếng khóc 3- Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát hy sinh 4- Và khi ấy Thì chính các anh Những người nhân danh Hà Nội Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới Chửi đã đời Chửi hả hê Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!! Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt Những bà mẹ làm ra hạt lúa Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch Bây giờ Những đứa con đang tự nhận mình trong sạch Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jean xắn gấu Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh, tivi, cassette, radio Bia ôm và gái Các anh ngông nghênh tuyên ngôn khôn & dại Các anh bắt đầu triết lý sống ở đời Các anh cũng chạy đứt hơi Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ Sài Gòn 1982 lẽ nào Lại bắt đầu ghẻ lở? 5- Tội nghiệp em Tội nghiệp anh Tội nghiệp chúng ta những người thành phố Những ai ngổn ngang quá khứ của mình Những ai đang cố tẩy rửa lý lịch đen Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật 6- Xin ngả nón chào các ngài Quan tòa trong sạch Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi Bình thản đổi thay lốt cũ Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn Hồn nhiên xanh muôn thuở để yên cho xương rồng, gai góc Chân thật nở hoa Này đây! Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa Nơi một góc (chỉ một góc thôi) Sài Gòn bầy hầy, ghẻ lở Bây giờ Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào thượng đế Khi sống hả hê giữa một thiên đường Ai bây giờ Sẽ Tạ lỗi Với Trường Sơn? ~Đỗ-Trung-Quân~ (1982) LẼ RA CHÚNG TA KHÔNG PHẢI LÀM NHỮNG BÀI THƠ THẾ NÀY 1. “Lẽ ra chúng ta không phải làm những bài thơ thế này…”(*) Những bài thơ làm chảy máu mũi Chảy máu tai thất khiếu… Lẽ ra chúng ta chỉ làm thơ về những đêm nhạc cô nhạc sĩ bé bỏng hát những bài tình lẳng lơ như ông bà ta xưa từng đong đưa Lẽ ra chúng ta không phải làm những bài thơ thế này bom đạn, nỗi thù hận nám đen mấy thế hệ Lẽ ra ta mãi bình yên nhìn ra biển san hô nở hoa xanh trên ghềnh đá trắng sóng biển nở hoa trắng trên ghềnh đá đen và người con gái ta yêu không rụt rè khỏa thân trên bãi vắng Lẽ ra chúng ta không phải làm những bài thơ thế này mắt mờ vì căm giận tim loạn nhịp vì nỗi uất ức bọn ưng khuyển nghênh ngang trong nhà mình Lẽ ra… chúng ta chỉ toàn những nhà thơ tình những nhà thơ tình hay- ngang ngửa thế giới sao ta run rẩy thế này? Sao ta run rẩy quẹt tay ngang mũi mình Đỏ lòm những máu? Sao ta khạc phổi văng khỏi ngực mình Vì nỗi căm giận Ôi em! Những tình ca vắng lặng Vắng lặng… …đến bao giờ? 2. Ta thấy chính mình Chiếc bóng mệt mỏi trên vách Thôi ngậm miệng lại Mà sống nốt những ngày thừa Ta thấy chính mình Gương mặt no nê thỏa mãn từ những chuyến đi xa Thái lan, Hông kông, Singapore, Pháp, Ý, Hoa kỳ… Những chuyến rong chơi bằng tiền tài trợ Du lịch, shopping, khu đèn đỏ… Sao cũng được miễn là cứ thế mà đi Mà hưởng thụ 3. Ta thấy chính mình Qua những gương mặt quen ngày xưa Ngày xưa chưa xa Những chàng hai mươi đầy nhiệt huyết Nay cười mỉa “rách việc! êm thấm lại không muốn… Đồ ngu!..” 4. Ta thấy chính mình Chập chờn trên vách suốt đêm dài con giun bị dày xéo bởi gót giày Đất nước nhà cao tầng Đất nước siêu thị Đất nước xe hơi đắt tiền Đất nước week-end Đất nước resort Đất nước không chiến tranh Cớ gì đau quặn ruột? Ta thấy mình trên vách hằng đêm Như bóng ma gầy khô 5. Lẽ ra Ta đâu còn phải làm những bài thơ như thế Nếu những gương mặt nham nhở Không cười gằn qua cột mốc số không Nếu những con tàu lăm lăm súng đạn Không gầm gừ trên biển đông Và nếu nỗi đớn hèn Không khắc một dấu máu lên vầng trán. ~Đỗ-Trung-Quân~ CHUYỆN KỂ CỦA MỘT GÃ LANG THANG đấy là một ngày nào đó của một năm nào đó người đàn ông trờ thành kẻ không nhà tự nguyện dù hắn có cửa nhà hắn là thi sĩ ngốc nghếch quen nói trăng là trăng mây là mây gió là gió không thể là gì khác hắn không biết đánh bạc ngôi nhà tự bao giờ trở thành nơi cờ bạc bịp thế là hắn vui vẻ ra đi đấy là một ngày nào đó của một năm nào đó thế kỷ gần hết còn hắn gần chết hắn vẫn thản nhiên nói: ai mà không đi đời nhưng cờ bạc bịp thì ta xin thôi đã quá đủ trong ngôi nhà này lửa mổ hôi máu chia lìa đói khỗ chòi lá dựng xong thì bão tố lửa âm ỉ trong xương dưới những mộ phần biển rã mục đêm xuống tàu định mệnh sum họp nơi này nơi kia ly tan ngôi nhà ấy như phạm lời bùa chú nên mổ hôi sôi vầng trán cha già nên trẻ thơ ra đời trong lửa đạn lưng mẹ như vòm trời úp trọn phong ba ngôi nhà ấy như khoảnh vườn hoang dại cây đau thương không hạt cũng đâm chổi hạt nghi kỵ không gieo mà đậu quả những dấu chân trôi góc bể chân trời Đấy là ngày nào đó của một năm nào đó người đàn ông làm một kẻ không nhà lầm lủi gập mình trên sỏi đá bới tìm trong định mệnh một chồi hoa ~Đỗ-Trung-Quân~ BÀI HỌC ĐẦU CHO CON Quê hương là gì hả mẹ Mà cô giáo dạy hãy yêu? Quê hương là gì hả mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều? Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm Tiếng ếch râm ran bờ ruộng Con nằm nghe giữa mưa đêm Quê hương là bàn tay mẹ Dịu dàng hái lá mồng tơi Bát canh ngọt ngào tỏa khói Sau chiều tan học mưa rơi Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người đều có Vừa khi mở mắt chào đời Quê hương là dòng sữa mẹ Thơm thơm giọt xuống bên nôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người. ~Đỗ-Trung-Quân~ CÓ MỘT CHIỀU THÁNG NĂM “Thầy còn nhớ con không…?” Tôi giật mình nhận ra người đàn ông áo quần nhếch nhác Người đàn ông gầy gò ngồi sau tủ thuốc ven đường. “Thầy còn nhớ con không…?” Câu lặp lại rụt rè rơi vào im lặng. Hoa phượng tháng năm rơi đầy vỉa hè Rụng xuống trên vai người thầy học cũ. “Không… xin lỗi… ông lầm… tôi chưa từng dạy học Xin thối lại ông tiền thuốc… cám ơn…” Cuộc sống cho ta nhiều quên, nhớ, vui, buồn Thầy học cũ mười năm không lầm được Thầy học cũ ngồi kia giấu mình sau tủ thuốc Giấu mình trong hoa phượng rụng buồn tênh. Còn biết nói gì hơn Đứa học trò tâm sự Người thầy cũ lại chối từ kỷ niệm Chối từ những bài giảng dạy con người đứng thẳng Biết yêu anh em – đất nước – xóm giềng Đứa học trò vào đời với trăm nghìn giông bão Bài học ngày xưa vẫn nhớ mãi không quên. Và hôm nay… Bên hè phố im lìm Vành nón sụp che mắt nhìn mỏi mệt Câu phủ nhận phải vì manh áo rách Trước đứa học trò quần áo bảnh bao? Tôi ngẩn ngơ đi giữa phố xá ồn ào Những đứa trẻ tan trường đuổi nhau trên phố Mười năm nữa đứa nào trong số đó Sẽ gặp thầy mình như tôi gặp hôm nay? ~Đỗ-Trung-Quân~ CHÉN RƯỢU MỘT THỜI NAY ĐỔ XUỐNG Vậy là chúng ta phân đôi chiến tuyến Tao thấy gáy mày đang ló đuôi sam Tao học sử để học người yêu nước Để nhớ đời Trần Ích Tắc - Việt gian Để nhớ đời ngạo nghễ Nguyễn Phi Khanh Chân cùm xích ngẩng đầu qua quan ải Và cúi đầu trước nợ nước- thù nhà Ngày Đại cáo bình ngô – Nguyễn Trãi Vậy nhé! chúng ta chia đôi chiến tuyến Đứa nào Chiêu Thống đứng sang bên Gặp trên mặt đường không chào nữa nhé Mày cứ tự nhiên gầm gừ Tao nắm đấm Cứ Vung lên... ~Đỗ-Trung-Quân~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.12.2013 09:31:57 bởi Anh Nguyên >
|
|
|