Dòng thơ miền nam
Thay đổi trang: << < 45 | Trang 5 của 5 trang, bài viết từ 61 đến 68 trên tổng số 68 bài trong đề mục
Anh Nguyên 20.07.2012 11:44:13 (permalink)
 
 
AN-SƠN

HẮN, TÔI
Hắn tôi hai đứa học trường làng
Mấy độ mạ non, lúa chín vàng
Giẫm nát sương mai mòn lối cỏ
Bao lần Đông đến lại Xuân sang

Tình quê mộc mạc dễ thân thương
Gắn bó hắn tôi với ruộng vườn
Giò, bẫy bắt chim nơi ruộng lúa
Thả lờ, tát cá dọc bờ mương

Chẳng than khó khổ kiếp chăn trâu
Sáng thả Gò Bông, xế Vũng Cầu
Bày trận cỡi trâu, xua ngựa tiến
Như Đinh Bộ Lĩnh phất cờ lau

Hắn tôi hai đứa cùng đi thi
Thầy giáo kiểm tra cuối học kỳ
Lên bảng dò bài hắn chẳng thuộc
Thầy lôi tai hắn kéo ra quỳ

Tôi thương vì hắn tính hiền lành
Không biết đua đòi, chẳng cạnh tranh
Trong lớp hắn, tôi tình bạn hữu
Sụt sùi tôi khóc những ngày xanh

Hận thù, sông núi cách xa nhau
Mấy độ mạ non lúa chuyển màu
Xuân đến, Thu qua rồi Đông lại
Nỗi buồn ngăn cách, nỗi thương đau

‘‘Xa nhà biền biệt mấy mươi năm
‘‘Tổ chức’’ cho tôi ghé lại thăm
Cải tạo khuyên anh lo thật tốt
Khoan hồng chỉ với kẻ ăn năn’’

Không ngờ hắn nói những lời trên
Luận điệu tôi nghe đã cũ mèm
Nhức óc đinh tai tôi chán nản
Búa niềm chặt nát cả con tim

Tôi nghe không biết có lầm không
‘‘Tổ chức’’ nào xen tận cõi lòng
Tình cảm con người còn cưỡng đoạt
Tình tôi với hắn thế là xong.
~An-Sơn~


NGUYỄN-TRẦM-NGUYÊN
1961
Năm 1975 Nguyễn Trầm Nguyễn mới 14 tuổi,
ba là một Đại Tá trong quân lực VNCH bị bắt
đi cải tạo. Sau 5 năm mòn mỏi chờ cha về
trong vô vọng, cô đã viết bài thơ này khi cô
vừa 19 tuổi.

BÀI THƠ CỦA ĐÊM
Con viết cho Ba bài thơ của Đêm
Vắng bóng trăng hiền soi hàng hiên lặng
Bên cạnh con, sách triết Marx-Lénine
Nhưng trước mặt, sau lưng là tối tăm vây hãm
Bữa cơm chiều ăn sắn khoai no tạm
Ba ơi,
Nước mắt không rơi, con chỉ khóc trong lòng
Thương Mẹ già nua, bán buôn lao nhọc
Mưa trút, nắng thiêu...ngồi chắt góp từng đồng.
Con trưởng thành bằng nhọc nhằn của Mẹ
Để đến trường ca ngợi "Bác kính yêu"
Mẹ vẫn già đi, vẫn cực khổ sớm chiều
Nuôi con lớn, để kéo cày
đền đáp "ơn dưỡng nuôi của Đảng"
Ba ạ,
Thu đã sang
đêm nay mưa rơi lạnh
Tội em con, áo mỏng ngủ không giường
Nhưng thương cho em nỗi buồn vẫn nhỏ
Nghĩ đến Quê hương uất nghẹn đến vạn lần
Biết có bao giờ tìm lại được mùa Xuân, hở Ba
Cho dân tộc đã trăm cay nghìn đắng?

Có những lúc con nghe lòng chết lặng
Nhìn bên đường nằm la liệt những người
Nhìn trên đường, vẫn ngựa xe xuôi ngược
Thảm cảnh hôm nay bày ra giữa phố phường...
Những mẹ già ngồi im như thạch tượng
Nhìn người dạo qua, nhìn tháng ngày qua
Những bé thơ chưa một ngày vui sướng
Hạnh phúc bỏ quên em, chỉ đến với Uy quyền
Họ có quyền, Ba ạ ,kể cả quyền chém giết
Không bằng súng gươm, nhưng với ...Búa và Liềm!
Chân Lý
Nằm trong tay kẻ có chức ,có tiền Và Chân Lý
"Cụ thể", "Tương đối", "Khách quan"
...nên trăm chiều thay đổi
Tương lai, hở Ba?
Con xin Ba đừng hỏi
Sống hôm nay, làm sao con có thể trả lời
Những đôi tay, dù đen sạm rã rời
Vẫn chưa đủ tô thắm màu cờ đỏ
Và vẫn trắng, nỗi xót xa nghèo khổ
Nhà nước thương dân ,ngưng bán gạo rồi, Ba!
Nhà nước thương dân,bắt lính, xét nhà
Trăm lo lắng, ngàn ưu tư chồng chất
Con đã viết, trải lòng con rất thật
Dù để rồi chỉ dấu kín riêng con
Năm năm qua..đã chai sạn tâm hồn
Nước mắt không rơi,
Ba ơi,
con không còn biết khóc!

Mưa bay nghiêng vào đậu trên sách học
Nhưng không làm ướt được triết Mác-Lê
Đêm đang qua nhưng ánh sáng không về
Con sống tựa kẻ mù, và câm, và điếc
Giải băng đỏ ngày một thêm vòng xiết
...Nhưng không bao giờ trói được óc tim con!
Nhưng không bao giờ diệt được sức sống còn
Con đã sống, Ba ạ
Và sẽ sống, vươn lên từ nỗi chết!
Năm năm rồi, Ba xa xôi biền biệt
Con đợi mong ngày Ba được trở về
Nếu đổi đời sống con để Ba được "tha" về
Con xin nhận, không đắn đo ngần ngại
Những ngày tháng qua, mỗi khi nhìn lại
Con xót xa nhưng cũng rất tự hào
Con buồn nhiều nhưng hãnh diện biết bao
Con gái Ba đã cứng cỏi hơn ngày xưa nhiều lắm
Và Dân tộc, vui đi, Ba!
Vẫn sống
Vẫn lớn như rừng chân đạp chông gai
Đan chặt tay nhau vững bước đường dài
Chung bước chân, xẻ chia từng lao nhọc
Viết cho Ba, đêm nay con trọn thức
Bài thơ của Đêm, mưa lạnh ngoài trời
Quanh đây bao người cầu mong chút ấm vui
Ba!
Ba ạ,
Con thế này, đã là vô cùng hạnh phúc
Vâng, thưa Ba
Giờ đây con đang hạnh phúc
Vì cùng Ba con nói thật được lòng mình
Không phải kết thúc
và mở đầu bằng xưng tụng Đảng quang vinh
Như công thức con thuộc lòng năm năm nay ở lớp
"Họ" dạy chúng con phải biết ơn người đi trước
Là "Bác Hồ, đưa ta tới trời xa"
Là Đảng Mác-Lê rất "yêu nước thương nhà"
"đã trả cho ta trời cao, áo cơm, linh hồn và đất rộng"
Tuổi thơ Việt Nam phải gặp trong giấc mộng
Bác Hồ cười, râu tóc Bác bạc phơ
(Các em con sắn khoai không no bụng
Ngủ không an, biết có mơ thấy được Bác Hồ?)

Con dừng nơi đây, bài thơ của Đêm
Mưa vẫn rơi ngoài, lạnh qua song lặng
Con ép vào đây,trang sách Marx-Lenine
Giọt nước mắt đen
Sau đêm thức trắng
Giọt nước mắt đen rơi từ tim thầm lặng
Con khóc thương Đêm, ôi Đêm đẩy xe tang...
Không rõ rồi mai trời sẽ mưa hay nắng
Chỉ biết hôm nay, Ba ơi, bóng tối ngập tràn
Chỉ biết hôm nay, Ba ơi,
Dân tộc mình khát khao ánh sáng...
~Nguyễn-Trầm-Nguyên~
              07-1980


HÀ-THÚC-SINH
Sinh năm 1943, quê Thanh-Hóa.

LỄ LAO ĐỘNG Ở HÀM TÂN
Rắc trấu lưng người mặt trời lửa
Mây sà xuống suối vướng cành buông
Tiếng cuốc tiếng búa im một cõi
Hai ngàn tù đội nắng giữa sân

Anh cán bộ đôi giầy khập khiễng
Chui khỏi mồm lời như bầy giun
Lao động là thước đo yêu nước
Tù ngu ngơ uống lấy vinh quang

Bài diễn văn giữa trại tù lao động
Là tặng phú ông thêm một đồng xèng
Chới với có thằng đổ sập xuống
Thêm bộ xương bị chứng nắng ăn

Chen giữa kẻng tù tiếng trống lễ
Buồn như hạ huyệt kẻ đồng hành
Lao xao khói bếp chuyển mùi mỡ
Lễ vào thấm thía trong tâm can
~Hà-Thúc-Sinh~

QUÁN BÊN ĐƯỜNG
Nằm chui khóm lá chiếc bàn thấp
Lề đường một lũ tụm quanh nhau
Ếm sâu hơi thuốc vào gan mật
Bất giác phà ra nỗi dãi dầu

Trung tá xích lô thầm hỏi bạn
Chợ trời dược sĩ sao về không
Cười như nước mắt nói như bỡn
Nó bố trưa nay còn cái quần

Ông giáo sử mấy năm vá lốp
Đồ nghề lỉnh kỉnh nặng trên lưng
Một anh văn sĩ ngồi lê hỏi
Thời xưa phong kiến kém hơn chăng

Gió chiều thổi tốc người nghi ngại
Mỗi hồn hiện một nét công an
Lá khô thôi chạy cây thôi động
Vừa lúc đêm lên khắp Sài Gòn.
~Hà-Thúc-Sinh~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.07.2014 20:28:39 bởi Anh Nguyên >
#61
    Anh Nguyên 05.09.2012 11:51:27 (permalink)
    ÄN DANH



    THĂM NUÔI

    Anh ngồi bên kia bàn
    Em ngồi bên này bàn
    Chính giữa là công an
    Nhìn nhau mà ứa lệ

    Năm năm trời cách biệt
    Muôn dặm đi tìm chồng
    Lặn lội vượt núi sông
    Được thăm ba mươi phút

    Thằng công an còn nhắc
    Cấm không đổi chỗ ngồi
    Không nói tiếng nước ngoài
    Không nắm tay hôn hít

    Chuyện buồn không được nói
    Cấm khóc lóc ồn ào
    Chưa nói đã nghẹn ngào
    Nhìn nhau thôi cũng đủ

    Trời cao xanh ông hỡi
    Còn đau đớn nào hơn
    Nuốt nước mắt căm hờn
    Đợi ngày ta rửa hận
    ~Ẩn danh~
    (Chị vợ của một anh cựu SV/QGHC)




    TRẦN-MINH-HẢI



    TẾNG ĐỖ QUYÊN

    Qua rồi mấy giấc chiêm bao
    Tưởng đâu mộng mị kiếp nào tới đây
    Gió mưa sông núi dạn dày,
    Ngục tù bốn cõi đọa đầy xác thân.
    Xuân xưa cỏ nội hoa ngàn
    Nước non mây núi, ngõ tràn sắc hương
    Hạ xưa nắng nhuộm mái trường
    Hoa bay cánh phượng, nhạc lừng tiếng ve
    Thu xưa lá rụng bên hè
    Nhớ nàng Chức Nữ vụng vè đường tơ.
    Vén mây mở lối hẹn hò,
    Thời gian sương khói ỡm ờ sang đông
    Vội vàng mây rũ rèm song
    Tuy riêng hai bến mà chung một dòng.
    Xuân đây rừng núi vạn trùng
    Đồng hoang cỏ dại ngượng ngùng đơm bông.
    Hạ đây nắng rực lửa hồng
    Bắt người đổ lệ tưới đồng cho xanh.
    Thu đây thôi hết chuyện tình,
    Bỏ nàng thui thủi một mình sao đang?
    Nhác trông hai sắc xanh vàng
    Sắc xanh mồ cỏ, sắc vàng nước da.
    Đông sang rét buốt sơn hà
    Khói sương phủ trắng tưởng là vải tang.
    Lòng chư nhạt đá phai vàng
    Một trời riêng một, hai đàng chia hai
    Thời gian không chắp cánh bay
    Nghĩ mình mòn mỏi thương ai mỏi mòn.
    Quốc kêu nhớ nước thương nguồn
    Tàn hơi bóng rũ, cạn hồn máu khô.
    Quốc kêu cho đến bao giờ,
    Gió trăng thơ mộng sông hồ thảnh thơi.
    Sông in bóng núi mây trời
    Hồ soi bóng liễu, liễu dài tóc xanh
    Lòng này gửi chút tinh anh,
    Thân này bụi cát làm xanh núi rừng.
    ~Trần-Minh-Hải~
    (Trại tù Tân Lập, Vĩnh Phú 1981)




    PHAN-LẠC-PHÚC



    NỖI NHỚ

    Có nghĩa gì chia xa
    Có nghĩa gì cách trở
    Anh phải sống bằng tình xưa
    Anh sống bằng nỗi nhớ
    Anh nhớ em buổi sáng
    Anh nhớ em buổi trưa
    Nhớ em khi trời nắng
    Nhớ em khi trời mưa
    Nhớ em trong giấc ngủ
    Thấy em đầy trong mơ
    Nhớ em đêm thức giấc
    Từ quy hót rừng xa
    Nhớ em trong cơn sốt
    Gọi tên em bất ngờ
    Nhớ gay gắt mùa Hạ
    Nhớ âm thầm mùa Thu
    Nhớ sắt se mua lạnh
    Nhớ nồng nàn Xuân qua
    Nỗi nhớ như cỏ mọc
    Đầy đồi xanh núi xa
    Nỗi nhớ là lương thực
    Nuôi sống anh trong tù...
    ~Phan Lạc Phúc~
    (Bè bạn gần xa)
    #62
      Anh Nguyên 12.10.2012 12:17:43 (permalink)
      KHÔNG BIÊT



      ANH LÀ LÍNH

      Giã từ nghiên bút mang đồ trận,
      Lưng vác ba lô giữ nước nhà,
      Nón sắt như nửa vầng trăng lạnh,
      Tay súng - anh giày trận bước ra.
      Chân giẫm đường quê giữa bóng đêm,
      Rừng khuya sương lạnh ướt vai mềm,
      Rền trời đại bác không ngừng nổ,
      Anh thức cho người dân ngủ yên.
      Mặc cho đạn réo, mặc mưa bom,
      Gian khổ theo anh khắp nẻo đường,
      Hy vọng, tình yêu và nỗi nhớ,
      Đặt trên đầu khẩu súng thân thương.
      Xa lạ anh qua những địa danh:
      A Shau, A Lưới, La Drang,
      Dòng sông Thạch Hãn trôi lừng lững,
      Ấp Bắc, Đồng Xoài tới Phước Long.
      Máu tươi anh đổ cho đồng xanh,
      Những lóng xương khô, những chí tình,
      Trải khắp đường quê hương muôn ngã,
      Cho người dân no ấm, an lành.
      Hạnh phúc của anh rất giản đơn,
      Mái gia đình nhỏ để yêu thương,
      Tiếng khóc con thơ, người vợ trẻ,
      Hình ảnh anh mơ giữa chiến trường.
      Dù anh chết trên cao nguyên lộng gió,
      Hay bước cuối đời cổng thủ đô,
      Cuộc chiến đổi thay không báo trước,
      Hàng binh buông súng thật không ngờ.
      Trái tim người lính như tan vỡ,
      Lịch sử sang trang - nước thái bình,
      Ai biết tháng Tư ba mươi ấy,
      Cả đất trời vần vũ hãi kinh!
      Anh lưu vong giữa lòng dân tộc,
      Anh lưu đày ở chính quê hương,
      Mẹ Việt Nam đoạn trường tiếng khóc,
      Con - hàng binh - chịu kiếp trầm luân.
      Chiến trường mới không nghe tiếng súng,
      Từ trong tim, trong óc tù nhân,
      Người chiến sĩ sức cùng lực kiệt,
      Treo cuộc đời trên mốc thời gian.
      Đói trên vồng khoai, khát nơi suối sâu,
      Anh chết cuộc đời cô đơn buồn tủi,
      Chết gữa trùng vây hai chữ căm hờn,
      Không!...
      Anh sống chờ qua ngày tăm tối.
      Trả cho tròn món nợ non sông,
      Cám ơn anh và các bậc cha ông,
      Một phút ngẩng đầu - Vinh danh người lính.
      ~Không Biết~




      Thụy An NGUYỄN VĂN HẠP

      Hà-Thượng-Nhân cảm đề khi đọc tập
      “Lửa Oan Cừu” (thơ viết trong tù của
      Thụy-An Nguyễn-Văn-Hạp)

      Nguyễn-văn-Hạp là người tử tế
      Suốt cuộc đời ưu thế ưu dân
      Yêu người chẳng nghĩ đến thân
      Là tay trí thức dù dân võ biền *
      Nguyễn Văn Hạp kẻ hiền sĩ ấy....
      Là bạn anh tôi lấy làm vinh
      Muôn sau lưu lại chút tình
      Văn chương chữ nghĩa chúng mình có nhau
      Ta cùng đau nỗi đau Cộng sản
      Hoàng Liên Sơn đọc bản thơ anh
      Anh đi thôi thế cũng đành
      Còn lời thơ ấy thì dành cho ai?
      Duy một tiếng than dài gửi lại
      Ðể chứng cho thời đại chúng ta
      Hồn anh dù ở đâu xa
      Cầu xin chứng giám lòng ta nghẹn ngào
      Tập thơ có nhờ vào họ Ðỗ **
      Nhờ cô Bùi là chỗ yêu thơ ***
      Tay này đọc đến không ngờ
      Con người dạo ấy bây giờ lại đây

      * Anh Nguyễn-Văn-Hạp Ðạ-tá giám đốc nha
      Hành- chánh bộ Quốc-Phòng vốn là Tham-tá
      thong-sứ Bắc kỳ. Anh phụng sự trong quân
      đội ngành Quân-Nhu và Hành-Chánh
      ** Ðỗ-Kế-Hoàn là bạn thân thiết với tôi,
      anh rất yêu thơ và hiểu thơ
      *** bùi ht
      ~Hà-Thượng-Nhân~


      LỬA OAN CỪU *

      Lời thưa trước:
      Bài thơ này được làm trong thời gian tác giả bị giam tại các trại tù của Cộng sản ở Hoàng-Liên-Sơn (nháp và sửa đi sửa lại chỉ trong đầu chớ không viết trên giấy, vì bọn cán bộ C.S. thường xuyên khám xét đồ đạc và giấy tờ).
      Nay ngồi nhớ và ghi chép lại, y như đã làm hồi đó. Những cảm nghĩ và suy luận của bài thơ là những cảm nghĩ, suy luận, rồi kết luận chỉ có trong thời gian đó, chưa bị ảnh hưởng bởi những biến cố sau này, khi mà chúng huênh hoang gọi là “chiếc nôi của cách mạng thế giới”, “Ba dòng Cách Mạng”, “Hệ thống XHCN” liên tiếp theo nhau sụp đổ.
      Xin bạn đọc coi bài thơ này như một chứng tích của một thời điểm lịch sử. Tác giả hy vọng rằng lời kết luận viết vào thời điểm đó sẽ là những lời ứng nghiệm, như những biến cố dồn dập sau đó đã chứng minh, một phần lớn, rằng: ta có thể vững tin vào những thắng lợi sau cùng của những giá trị nhân bản và văn minh đối với sự ác độc .
      ~Thụy An Nguyễn Văn Hạp~

      * Mượn chữ trong bài văn tế của cụ Phan
      Bội Châu viếng cụ Phan Chu Trinh trong
      đó có câu '”đảo Côn Lôn rực lửa oan cừu”


      LỬA OAN CỪU

      Kính tặng các chiến hữu VNCH, với ước
      vọng là các bạn không bao giờ quên những
      ngày tủi hận và đau xót nghẹn nấc của cuộc
      đời chúng ta ...

      1
      Tiết cuối thu mưa ngàn tầm tã,
      Hàng nối hàng lã chã tuôn rơi,
      Mây chì phủ kín bầu trời
      Núi rừng Việt bắc xa xôi ngàn trùng
      2
      Ếch nhái kêu não nùng văng vẳng
      Hòa tiếng mưa dai dẳng nghẹn ngào.
      Cây rung lá đổ xạc xào,
      Màn mưa giăng trắng một màu thê lương .
      3
      Nghe mưa rơi tiếng buồn day dứt
      Tưởng tiếng lòng u uất bấy nay.
      Gục đầu đếm bước đọa đầy,
      Con đường lao lý đã dài tháng năm...
      4
      Nhớ từ buổi ầm ầm giông tố,
      Hồng thủy dâng!... hung dữ bạo tàn!
      Móng nền rường cột tan hoang,
      “Ngọn cờ ngơ ngác” bẽ bàng đổ xiêu!
      5
      Non sông đã sớm chiều đổi chủ
      Khung trời Nam vụn vỡ tả tơi,
      Thảm thương thay cuộc đổi đời!
      Biết bao “cát dập, sóng vùi từ đây” (1)
      6
      Bọn đắc thế tác oai tác quái ...
      Lệnh truyền: cho “học tập” mấy tuần,
      Gọi là “cải tạo bản thân
      Rồi về sống với nhân dân, hòa đồng”
      7
      Trong cảnh ngộ đường cùng nghẽn lối,
      Cũng đành thôi...khăn gói “nhập trường” (2)
      Tâm hồn trĩu nặng bi thương,
      Tư duy tràn ngập chán chường mênh mông...
      8
      Bỗng giữa khuya đùng đùng súng nổ,
      Lùa lên xe lũ lũ tàn binh
      Tin lời bịp bợm gian manh,
      ”Hàng thần lơ láo” thật thành tù nhân !(3)
      9
      Ngao ngán nỗi sa chân vào bẫy
      Nhìn chân trời chỉ thấy phong ba,
      “Một phen thay đổi sơn hà
      Mảnh thân chiếc lá biết là đi đâu?” (4)
      10
      Ðời phát vãng lao đao trôi nổi,
      Qua bao lần thay đổi trại giam,
      Lặc lè vai gánh hành trang,
      Chân chồn thất thểu trên đàng lưu ly
      11
      Nơi đâu cũng bốn bề giăng lưới
      Kẽm gai cùng rừng núi bao la...
      Thôi thì thân thế tiêu ma,
      ”Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh “ (5)
      12
      Nơi đâu cũng điêu linh khổ ải,
      Cũng cuộc đời tê tái thảm thê.
      Nơi đâu cũng cảnh não nề,
      dày vò thể xác, ê chề tâm tư.

      Chú Thích: (1) truyện Kiều - (2) anh Hà
      thượng Nhân đề nghị sửa : “thôi thì thôi” cho
      đúng luật thơ - (3) Truyện Kiều - (4) văn tế
      Thập Loại Chúng Sinh - (5) Truyện Kiều

      13
      Nơi đâu cũng ngục tù đày đọa
      Cũng làm thân trâu ngựa khổ sai
      Lê thê ngày tháng kéo dài,
      Sống theo tiếng kẻng như loài vô tri!
      14
      Nơi đâu cũng khoai mì, bo, bắp,
      Chút muối, rau, mắm ruốc cầm hơi,
      Nhà xiêu mái dột tả tơi,
      Chỗ nằm ổ rệp, lèn người như nêm.
      15
      Quần áo mặc luốc lem, nhơ nhớp,
      Lấm phân, tro, vá đụp vá chằng,
      Ðồ dùng nhặt nhạnh lăng nhăng,
      Bới trong đống rác như thằng ăn xin.
      16
      Ðau yếu chẳng thuốc men chạy chữa,
      Nước lá cây, rễ cỏ, uống liều,
      Nhọc nhằn tủi hận trăm chiều,
      Cai tù hành hạ đủ điều khắt khe.
      17
      Ngày chí tối nặng nề lao tác,
      Quần quật làm, kiệt sức tàn hơi,
      Miếng ăn “trả đến hình hài” (a)
      Cơ hàn “khắc phục”, khổ sai không ngừng (b)
      18
      Mặc nắng rát, sương rừng, mưa lũ,
      Cực hơn xưa “Trấn thủ lưu đồn”
      ”Chém tre, đẵn gỗ trên ngàn,
      Ðèo trơn, vác nặng, phàn nàn cùng ai ?”(c)
      19
      Khuân tảng đá, đường dài gối mỏi,
      Nước ngâm mình vớt sỏi dưới khe,
      Ðắp đường đào giếng, kéo xe
      Vét mương, hái củi, hái chè, hót phân ...
      20
      Cắt cỏ xắc tay chân cứa nát,
      Ði ngày đường xúc cát ven sông,
      Cưa cây, rén sắt, phạt rừng
      Tắm heo, nấu cám, rửa chuồng, chăn trâu ...
      21
      Khai hoang rẫy, trồng rau, nung gạch,
      xây cất nhà, dựng vách, đan phên,
      Nấu, đun, bất kể ngày đêm,
      Xẻ đồi, đắp đập, san nền, đào ao ...
      22
      Còn nhiều nữa kể sao cho hết,
      Ðủ khổ hình một kiếp lao lung,
      Thương thay cá chậu, chim lồng,
      Cuộc đời đến mức tột cùng khổ đau!
      23
      Thể xác đã lao đao khổ cực,
      Còn khổ tâm cái nhục “học hành”!
      Mấy thằng ngọng líu trẻ ranh
      Dạy cho mình sớm trở thành... ngựa trâu!
      24
      Ðã bao người ngủ sâu lòng đất,
      Nắm xương khô vùi lấp xó rừng,
      Thương bao Tô-Thị mong chồng,
      Vẫn nuôi ảo vọng chờ trông ngày về!

      Chú thích: (a) Văn tế Trận Vong Tướng Sĩ
      (b) muốn hành hạ tù nhân trong bất cứ khó
      khăn thiếu thốn nào bọn cán bộ cũng tung
      ra một câu nghe chán tai: “phải khắc phục!”
      (c) thơ dân gian

      25
      Kẻ vẫn sống kéo lê cuộc sống,
      Kiếp cừu non trong móng sài lang,
      Chết mòn thể xác tinh thần,
      Ðể rồi gục ngã khỏi cần gươm đao.
      26
      Trong canh huống thương đau dường ấy...
      Tự nguyện lòng giữ lấy chữ “Tâm”,
      Thiên lương, nhân cách vẹn toàn,
      Niềm tin “thiên lý” không sờn mảy may.
      27
      Cảnh ngộ cũng chua cay bi đát
      Trái tim càng ăm ắp tình thương
      Ngày đêm nung nấu tâm hồn,
      Chưa nguôi thương cảm đã dồn cảm thương.
      28
      Có những đêm canh trường thao thức
      Lọt phên thưa gió bấc từng cơn,
      Thương người nội trợ cô đơn
      Một mình chèo chống biết còn nổi không?
      29
      Có những trưa oi nồng nắng hạ
      Tay rã rời đập nứa đan phên,
      Thương con chân yếu tay mềm,
      Giờ đang quần quật kiếm tiền độ thân.
      30
      Có những bữa miếng ăn chẳng đủ
      Nghĩ đến thằng cháu nhỏ phương xa,
      Ðói cơm, rách áo, thiếu quà,
      Ghê thay “cải tạo” không chừa trẻ thơ! (1)
      31
      Có những buổi trời mưa tầm tã
      Khom lưng gầy khuân đá, vác cây,
      Nhìn quanh: bạn cũng tù đầy
      Cũng đang ngựa kéo, trâu cày,...vinh quang! (2)
      32
      Chiêm bao đẹp họa hoằn, chợt tới
      Thấy nhà xưa sớm tối đi về,
      Thấy con, thấy cháu đề huề,
      Trở mình thức giấc, buồn tê tái lòng!
      33
      Nhớ thương chẳng vơi cùng năm tháng,
      Mà ngày càng đè nặng tâm tư,
      Trong vùng bóng tối ngục tù,
      Ngày về khuất nẻo mịt mù thời gian...!
      34
      Chỉ gượng vui mỗi lần thư đến,
      Những tờ thư gói ghém nỗi lòng,
      Ưu tư, hoài vọng thương mong,
      Của người xa cách muôn trùng quan san.
      35
      Ðọc lời thư ngại ngần e ấp
      Cũng thấy niềm u uất từng trang,
      Tờ thư đôi chữ ố vàng,
      Tưởng như trên giấy động hàng lệ rơi...!
      36
      Xếp mớ thư để hoài túi áo,
      Ngàn vàng không quí báu cho bằng
      Ðọc đi, đọc lại trăm lần
      Nếp thư càng rách, càng hằn lòng đau!

      Chú thích: (1) Cán bộ quản giáo thường nói:
      cải tạo trước tiên là phải cải tạo cái dạ dày
      (2) câu đầu lưỡi của bọc CS là “lao động là
      vinh quang” để dụ và buộc mọi người phải
      lao động thật nhiều để phục vụ ý đồ bọn chúng

      37
      Vui nhận thư mà sầu khôn dứt,
      Mừng nhận quà cũng thắt ruột gan,
      Thương nhà đói phải nhịn ăn,
      Ốm đau nhịn thuốc. tiện tằn từng xu...
      38
      Trong bao nhỏ gói đồ nhật dụng,...
      Là gói bao chịu đừng hy sinh,
      Mồ hôi, nước mắt gia đình,
      Gói niềm thương xót nghĩa tình bao la.
      39
      Giọt sữa ngọt, như pha giọt lệ,
      Trong miếng đường có vị chua cay,
      Lại còn...thực quá mỉa mai:
      Món quà “kim chỉ” gửi người ...“kiếm cung”!
      40
      Tàn thân thế long đong đất trích
      Bao thâm tình chia cách hai phương,
      Nhà tan, nước mất thảm thương
      Cao xanh thấu nỗi đoạn trường này chăng?
      41
      Ngày sườn núi chang chang nắng Hạ
      Ðêm đỉnh đồi buốt giá mưa Ðông
      Xuân, Thu sương vẫn mịt mùng,
      Bốn mùa tẻ ngắt, lạnh lùng, buồn tênh ...
      42
      Tù hãm giữa rừng xanh núi đỏ
      Quẩn quanh cùng cây cỏ hoang sơ,
      Chuyện trò: chỉ áng mây đưa,
      Thở than: chỉ ánh sao thưa cuối trời.
      43
      Những đêm lạnh ngập đồi sương phủ
      Co ro bên ánh lửa bập bùng,
      Thẫn thờ nghe tiếng chim rừng
      “bắt cô trói cột” não nùng kêu than.
      44
      Liều sáu khắc miên man sầu xứ
      Dài năm canh giấc ngủ vật vờ
      Giải buồn gọt giũa câu thơ
      Tìm quên ngày tháng đã thừa đắng cay.
      45
      Nhưng thơ dẫu gieo hoài trăm vận
      Mà thành sầu trơ vẫn một thành
      Cuộc đời vẫn núi vây quanh
      Thời gian vẫn chảy, vô tình vô tâm...!
      46
      Nỗi tức tưởi âm thầm vẫn đó,
      Căm giận quân dã thú mặt người,
      Gây bao tội ác tầy trời
      Nhân luân chà đạp, chôn vùi tự do.
      47
      Một chế độ con đồ hiểm ác
      Xây dựng trên: máu sắt, lọc lừa
      Dân tình thống khổ xác xơ
      Bắc, Nam: một trại khổng lồ tù nhân ...
      48
      Một chế độ bạo Tần, Kiệt, Trụ
      Một vết nhơ lịch sử ngàn đời,
      Biển đông sóng cũng thở dài,
      Trường Sơn, gỗ cũng cau mày nghiến răng...!
      49
      “Nhớ nước” bầm gan “con quốc quốc”
      Thương nhà thắt ruột “cái gia gia” (1)
      Giờ đây tâm sự người xưa
      Phổ vào cảnh mới càng chua xót lòng!
      50
      Bao ai oán căm hờn, phẫn nộ...
      Giữ riêng mình, biết ngõ cùng ai?
      “Chắc chi thiên hạ đời nay
      Mà đem non nước làm rầy chiêm bao!” (2)
      51
      Có những chiều rừng gào gió thét
      Lưới mưa giăng mù mịt núi đồi
      Nhớ câu “thiêng võng khôi khôi” (3)
      Mà suy tưởng tới Lẽ Trời Chí Công
      52
      Ngẫm triều đại xuôi dòng lịch sử
      Có hôn quân bạo chúa nào bền?
      Những phường bạo địa nghịch thiên
      Cái ngày đền tội nhãn tiền không lâu:
      53
      Triều bạo Tần tưởng đâu muôn thuở
      Chỉ một anh lính thú châm ngòi
      Lửa thù bùng cháy khắp nơi
      Mộng muôn đời mới hai đời đã tan!
      54
      Robespiere hung tàn điên loạn
      Xô bao người lên đoạn đầu dài
      Kinh hoàng gieo rắc một thời,
      Ðược hai năm...cũng đầu rơi pháp trường
      55
      Sử cận đại tên trùm Quốc Xã
      Gây vô vàn thảm họa chiến tranh
      Xây lò thiêu đốt sinh linh,
      Cuối cùng, mình tự thiêu mình thành tro!
      56
      Gương kim cổ sờ sờ trước mặt
      Mà chúng còn quá quắt hơn xưa,
      Quàng thêm cái ách vong nô
      Rước voi về để dày mồ ông cha !
      57
      Vâng thượng lệnh Nga Hoa quỷ quyệt
      Chúng thẳng tay ức hiếp đồng bào
      Ðống xương vô định chất cao (4)
      Mồ hôi nhão đất,lệ trào dềnh sông

      Chú thích:
      (1) thơ bà Huyện Thanh Quan - (2) thơ
      Nguyễn Trãi - (3)Lưới trời lồng lộng (4)
      Kiều dịch từ Ðường thi : khả lân vô định
      hà biên cốt

      58
      Nòi giống này: con Hồng cháu Lạc
      Núi sông này: nhân kiệt địa linh,
      Thì bầy chiên ghẻ lưu manh
      Sớm chiều ắt phải tan thành bụi tro...
      59
      Chẳng còn nữa những trò man rợ,
      Chẳng còn “quân cờ đỏ” cướp ngày,
      Chẳng còn tà thuyết ngoại lai,
      Chẳng còn khẩu hiệu chiêu bài viển vông.
      60
      Chim lạc đàn lại càng hợp nhất,
      Cùng chung lưng đâu cật, gắng công,
      Tiếng nhau dựng lại non sông,
      Tự do no ấm lại cùng chung vai
      61
      Ðồng lúa mướt xanh tươi hy vọng,
      Vườn hoa thơm trái mọn tình người,
      ..........................................
      Một cơn ác mộng tàn rồi!
      Tung tăng cá nước chim trời cao bay ...

      Làm tại trại tù Hoàng Liên Sơn 1977 – 1978
      ~Thụy-An Nguyễn-Văn-Hạp~
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.10.2012 12:25:18 bởi Anh Nguyên >
      #63
        Anh Nguyên 29.10.2012 20:44:59 (permalink)
        HUỲNH VĂN NGHỆ
        1914-1977
        Sinh tại TânTịch, Tân-Uyên, Biên-Hòa,
        Tư lệnh Quân khu VII, tập kết ra Bắc,
        phó Thủ trưởng cục Quân Huấn.


        ĐÁM MA NGHÈO

        Đám ma ai giữa mưa dầm gió lạnh!
        Bốn người khiêng lắt lẻo chiếc quan tài
        Người vợ kêu trời khan cả giọng
        Ẵm con thơ lần bước dưới mưa rơi.
        Sau góa phụ còn hai con trẻ dại
        Dắt díu nhau, nheo nhóc khóc không thôi.
        Và sau nữa... không còn ai nữa hết.
        Bầy chó theo sủa mãi đám ma côi.
        ~Huỳnh-Văn-Nghệ~
        Biên Hòa 1938


        BÀ MẸ VIỆT NAM

        Có mặt nước bốn ngàn năm lịch sử
        Bốn ngàn năm tranh sống với thời gian
        Máu anh hùng tô non sông cẩm tú
        Mồ hôi dân kết đọng ngọn lúa vàng

        Mẹ Việt Nam tuổi bốn mươi thế kỷ
        Gót Cà Mau đầu tận ải Nam Quan
        Cửu Long Giang, buông dài làn sóng tóc
        Dựa Trường Sơn, đứng gác Thái Bình Dương.

        Ngàn thuở trước làm dâu nhà Hồng Lạc
        Một giòng con hăm lăm triệu Tiên Rồng
        Con trung hiếu, trai khôn và gái đẹp
        Cùng mẹ hiền lo xây dựng non sông

        Có biển rộng, sông dài, rừng núi đẹp
        Đồng phì nhiêu, lúa mía ngập mênh mang
        Và âm thầm bao nhiêu vàng, than thép
        Dưới mỏ sâu chờ đợi bước vinh quang.

        Giặc cướp nước đánh hơi từ bốn phía
        Kéo về đây thực hiện mộng tham tàn
        Tên núi sông trờ thành tên chiến địa
        Chống xâm lăng thành truyền thống nhân dân.

        Gặp thời loạn, mẹ phất cờ khởi nghĩa
        Bầy con ngoan đứng dậy diệt quân thù.
        Lũ cướp nước đã bao phen khiếp vía
        Trở về quê không rửa kịp máu đầu.

        Nay giặc Pháp lại mang đầu trở lại.
        Dù tầm vông phải chọi với xe tăng
        Mẹ vững tin nơi bầy con trung hiếu
        Ngày mai đây diệt chúng cứu giang sơn.
        Rồi Việt Nam của rừng vàng biển bạc
        Của bình yên sáng lạng tiếng chim quyên
        Sẽ nguyên vẹn, mẹ nghe chăng khúc hát
        Khải hoàn ca từng nhịp đã vang lên.
        ~Huỳnh-Văn-Nghệ~
        Chiến khu Đ, cuối 1946


        BÊN BỜ SÔNG XANH

        Bờ sông xanh hôm nay buộc ngựa
        Kiếm gối đầu theo gió thổi hồn cao
        Thơ tôi đây cũng hoa bướm muôn màu
        Lòng tôi đây ,cũng vui sầu như bạn
        Tôi cũng biết nhớ thương tơ tưởng
        Nào chỉ là võ tướng hay thi nhân
        Tôi là người lăn lóc trên đường trần
        kông phân biệt lúc mài gươm múa bút
        Đời chiến sỹ máu hoà lệ mực
        Còn yêu thương là chiến đấu không thôi
        Suốt một đời gươm chẳng ráo mồ hôi
        Thì không lẽ bút phải chờ kiếp khác
        Trên lưng ngựa múa gươm vừa ca hát
        Lòng ta say chiến trận đã thành thơ
        Máu quân thù chảy đỏ quê hương yta
        Còn vần thơ nào hay hơn nữa
        Bạn dừng ngại vì người thơ mê ngủ
        Quên cuộc đời,tìm mộng để làm thơ
        Bạn đừng lo tôi say máu quân thù
        Quên ghi chép những vần thơ huyền diệu
        có chiến đấu thơ mới thêm vần điệu
        Càng hát ca gươm càng sắc bén thêm
        Nợ kiếm cung nghiên bút biết sao đền
        Nếu không biết vừa làm thơ, giết giặc
        gửi lại bạn những vần thơ trên cát
        Và giờ đây tôi qua bến,lên đường.
        ~Huỳnh-Văn-Nghệ~
        15/10/1948


        DU KÍCH ĐỒNG NAI

        Kính tặng anh Chín Quỳ - người chỉ huy
        du kích Đồng Nai.

        Chiến khu Đ có từ thuở ấy
        Có một anh đồng chí
        Sau Nam Kỳ khởi nghĩa năm bốn mươi
        Đưa chi bộ về rừng Đồng Nai
        Lập chiến khu nuôi chí lớn.

        Nước ngọt, dân thương, rừng rộng
        Tiếng súng đêm đêm phá mộng bọn lính, tề
        Bạn với núi rừng, trái cam, măng le.

        Đêm lắng nghe gió trời muôn dặm:
        Thuyền Hít-le chìm đắm.
        Biển Liên Xô sóng đỏ dâng trào
        Pháp mở cửa Đông Dương quỳ gối
        Rước Nhật vào
        Hơn hai triệu đồng bào chết đói...
        Chi đội vũ trang mới tròn tiểu đội
        Cơ sở nhân dân chỉ nội huyện Tân Uyên.
        Phải chống ngụy, tề bố ráp ngày đêm
        Suất năm năm, hai chính quyền Pháp, Nhật.
        Ngày đói ăn rau, đêm lo thao thức
        Mỗi năm thêm nấm mộ giữa rừng:
        Ba Tôn, Bảy Chiếp, Út Liễng, Tư Mừng...

        Bỗng một chiều sương
        Gió thu đang tơ vàng lá cám.
        Động bước chân ai, giật mình rừng thẳm.
        Anh Giỏi về, người thợ xưởng Ba Son.
        Lá cờ son
        Tay anh hé mờ
        Lệ du kích Đồng Nai thấm vào vải đỏ.
        Giữa mùa thu mà hoa nở thình lình.

        Đọc truyền đơn như đọc bức thư tình
        Từng chữ một đánh vần đến thuộc
        Chiến khu xanh đêm vui đỏ đuốc
        Suối mừng reo, tiếng guốc nhịp đều đều.
        Chợ Tân Uyên bỗng lên giá lụa điều
        Mua lụa đỏ cũng bị tra, bị đánh.
        Cờ Việt Minh, ngôi sao năm cánh
        Như tim vàng ngự giữa lòng son.
        Cách mạng đến giữa mùa trăng tháng Tám
        Chiến khu Đ, rừng vắng bóng tưng bừng.
        Sợi dây thừng thắt bao đạn quanh lưng
        Áo rách vai, đầu trần, đi khởi nghĩa.

        Những tròng mắt bừng bừng ánh lửa
        Gót chân chai giậm vỡ nhựa đường.
        Cờ đỏ sao vàng
        Đã ngập trời Nam Bộ:
        Những đoàn người như thác đổ
        Tiếng hò reo đất lở nghiêng trời
        Bọn giặc Nhật rụng rời
        Quỳ dâng lại Sài Gòn và lục tỉnh

        Người du kích Đồng Nai gác tòa thị sảnh
        Ngỡ từ nay hết nghe lạnh rừng sâu.
        ~Huỳnh-Văn-Nghệ~
        Bắc-Sơn 1954




        HA LIÊN TU


        CUỐNG RÚN CHƯA LÌA

        Gầy gõ
        Đường đêm
        Tiếng giày dạ khách.
        Chập chờn
        Chiếc bóng phong sương.
        Tâm tư lê nặng phố phường,
        Lầu hoa cửa khép
        Trầm hương mơ hồ!
        Trăng gầy loáng áo
        Nàng thơ...
        Gặp nhau
        Thêm mấy dại khờ hồn si.
        Cầm bằng như gió bay đi
        Giang hồ, mình lại xa gì với ta!
        Em ngùi son phấn phôi pha,
        Đời tôi nghệ sĩ tài hoa phong trần!
        Thoáng nhìn đã vội bâng khuâng.
        Ngược xuôi, đôi kẻ rời chân ngậm ngùi!
        Vắng đêm
        Lọt nửa tiếng cười
        Nhẹ tan trong gió,
        Ai người chợt nghe? …
        ~Hà-Liên-Tử~




        XUÂN TÂM & BẢO UYÊN


        MẤT MẸ

        Năm xưa tôi còn nhỏ
        Mẹ tôi đã qua đời!
        Lần đầu tiên tôi hiểu
        Thân phận trẻ mồ côi.

        Quanh tôi ai cũng khóc
        Im lặng tôi sầu thôi
        Để dòng nước mắt chảy
        Là bớt khổ đi rồi...

        Hoàng hôn phủ trên mộ
        Chuông chùa nhẹ rơi rơi
        Tôi thấy tôi mất mẹ
        Mất cả một bầu trời.
        ~Xuân-Tâm & Bảo-Uyên~
        #64
          Anh Nguyên 11.12.2012 06:07:51 (permalink)
          NGUYỄN PHÚC SÔNG HƯƠNG
          1941

          Sinh năm 1966, với bút hiệu Thái Luân,
          từng xuất bản tập “Vùng Tủi Nhục”, thơ
          phản chiến. Sau thảm cảnh người dân Huế
          bị CS chôn sống trong dip Tết Mậu Thân,
          nhiều tỉnh thành làng xóm miền Nam bị tàn
          phá vì chiến tranh do CS gây ra, Bút hiệu
          Thái Luân đã đi vào bóng tối. Nguyễn Phúc
          Sông Hương thực sự ra chiến trường. Trước
          giờ thứ 25 của Saigon, nhà thơ là Thiếu Tá
          Tiểu Đoàn Trưởng Sư Đoàn 18 BB, người trực
          tiếp cầm tiểu đoàn dự trận Xuân Lộc ngày 29
          Tháng Tư. Sau 30-4-75, nhà thơ lính đi tù gần
          10 năm.



          MẶC KỆ AI BỎ NHÀ BỎ BỎ NƯỚC
          (Kíng tặng Thiếu Tướng Lê Minh Đảo)

          Chiều 29 tháng tư, Tư Lệnh hỏi:
          Tiểu đoàn em còn lại bao nhiêu?
          Về Long Bình có ai đào ngũ?
          Đạn dược mang theo được ít nhiều?

          Dạ, Tiểu đoàn còn ba trăm bảy,
          Với đầy cấp số đạn trên lưng,
          Không ai khai bệnh, không đào ngủ
          Thừa sức chờ chơi trận cuối cùng.

          Cùng Thiết Đoàn 5 trụ Tân Hiệp
          Đợi chờ bắn cháy bọn xe tăng,
          Mười hai giờ khuya, vang trong máy
          Huấn lệnh gì đâu thật lạ lùng!*

          Chiều nay đôi mắt Tư Lệnh đỏ
          Mình tưởng giống mình mất ngủ thôi.
          Bây giờ mới biết vì đau khổ
          Thượng cấp bỏ đi, chạy hết rồi.

          Dạ, Tiểu Đoàn còn ba trăm bảy
          Toàn những thằng em rất chịu chơi.
          Mặc kệ ai bỏ nhà, bỏ nước,
          Còn lính gan lì Tư Lệnh ơi!
          (*) Lời giã từ của Tướng Vĩnh Lộc,
          Tân Tổng Tham Mưu Trưởng.


          NỬA HỒN XUÂN-LỘC
          (Kính tặng quý chiến hữu SĐ 18,
          anh chị LH, ông Nhữ Văn Úy, Cựu
          dân biểu VNCH)

          Nếu được như bố già thượng sĩ
          Nghe tin lui quân, ngước nhìn trời,
          Ném bi đông đế, cười khinh bạc
          Chắc hẳn lòng ta cũng thảnh thơi.

          Còn ta nhận lệnh rời Xuân Lộc,
          Lại muốn tìm em nói ít lời,
          Nhưng sợ áo mình đầy khói súng
          Cay nồng đôi mắt gục trên vai,

          Giây phút cầm tay em sẽ khóc,
          Khóc theo, vợ lính biết bao người,
          Ta biết dù tim mình sắt đá
          Cũng vỡ theo ngàn giọt lệ rơi.

          Mây xa quen kiếp đời phiêu bạt,
          Bỏ núi ra đi cũng ngậm ngùi,
          Huống chi bóng với hình tha thiết;
          Hình nghiêng chao đổ, bóng chơi vơi!

          Bí mật lui quân nên đành phụ
          Mối tình Long Khánh, tội người ơi!
          Cao nguyên bài học đầy xương máu;
          Một bước chân đi một xác người!
          Sáng mai thức dậy em buồn lắm
          Sẽ khóc trách ta nỡ phụ rồi.
          Lòng ta như trái sầu riêng rụng
          Trong vườn em đó vỡ làm đôi.

          Bao nhiêu gai nhọn sầu riêng đó,
          Ta sẽ quỳ lên chịu suốt đời!
          Nếu thật lui quân là bại trận
          Thì ta nhất quyết chẳng xa người.

          Đêm nay Xuân Lộc vầng trăng khuyết;
          Một mãnh khăn tang khóc giống nòi!
          Chân theo quân bước hồn ta ở
          Sông nước La Ngà pha máu sôi.

          Trách mình quên rót ly từ giả
          Những hồn anh kiệt đã nằm nơi...
          Ôi cuộc giao tranh buồn bã quá,
          Hạ bao nhiêu địch vẫn không cười.

          Nếu được tràn quân lên Định Quán,
          Đánh vùi một trận để đời vui.
          Núi Chứa Chan kia sừng sừng đứng
          Sư đoàn 18 sao quân lui?

          Ngựa lồng bãi chiến mà không hí,
          Phải chăng ngựa chiến đã tàn hơi?
          Tay vung kiếm bén mà không chém.,
          Phải chăng kiếm chủ chẳng còn người?

          Không! không! ta hiểu lòng ta lắm
          Sông núi bao ngày đã tả tơi!
          Người lính miền Nam đi chiến trận
          Luôn khắc trong tim nghĩa giống nòi.

          Bước chân lững thững vào Quân sử,
          Nghe trống trận xưa giục liên hồi!
          Đây giáo Chi Lăng, gươm Vạn Kiếp,
          Tiếng hò đuổi giặc dậy ngàn nơi.

          Đạp chốt nghe đau lòng tĩnh lộ,
          Nhìn lui, lữa đỏ nhuộm góc trời,
          Cao su trùng điệp rừng che mộ,
          Thị trấn hoang tàn, pháo địch rơi...

          Em ơi Xuân Lộc, ơi Xuân Lộc,
          Người lính hôm qua tạ lỗi Người.
          Chao ơi tiếng tắc kè thê thiết
          Gọi giữa đêm dài sợ lẻ loi.
          Chân bước nửa hồn chinh chiến giục,
          Nửa hồn Xuân Lộc gọi quay lui!
          Dưới hầm, ta biết em đang khóc,
          Thét, gầm...pháo địch dập không thôi!

          Em ơi Xuân Lộc, em Xuân Lộc
          Xích sắt nghiến qua những xác người!
          ~Nguyễn-Phúc Sông-Hương~

          CHÉN CƠM LÀNG THẠNH-
          LONG-MỸ NGÀY 30/4

          Tiểu Đoàn hai hàng đều bước
          Tay không súng đạn,
          Vẫn ngước cao đầu,
          Dân làng bên đường
          Vỗ tay chào đón,
          Người được thắng trận
          Ngơ ngác nhìn nhau.

          Ba trăm người sát vai ngồi xuống,
          Cởi giày, vắt vớ, nói, cười.
          Nghe trong đám đông
          Tiếng ai sụt sịt
          Các chú lính ơi!

          Mẹ già đem cơm, canh, cá,
          Các con ăn nhiều cho no,
          Nhìn bầy con ăn ngon quá,
          Mẹ vui, cảm động khóc òa.

          Sư già rộng mở cửa Phật,
          Đêm nay thầy không thĩnh kinh
          Các con vào chùa yên ngủ*
          Quên ngày gian khổ chiến chinh.

          Chuyện xưa nhiều khi nhớ lại,
          Tưởng chừng như mới hôm qua,
          Chén cơm làng Long Thạnh Mỹ
          Chan canh với hạt lệ nhòa...
          ~Nguyễn-Phúc Sông-Hương~

          *Chùa xã Long Thạnh Mỹ, Thủ Đức


          LẼ RA PHẢI CHẾT TẠI SÀI GÒN

          Từ khi bỏ tuyến thép Xuân Lộc
          Tiểu đoàn còn lại hơn ba trăm
          Lội ruộng, băng đồng về tiếp cứu,
          Tiếc thay chưa đến được Sài Gòn!
          Sài Gòn đã mất, tay còn súng
          Anh em muốn kéo hết lên rừng.
          Ta lắc đầu: đừng thêm máu đổ,
          Họ với mình đều là Việt Nam.

          Rồi tự đun đầu vào cửa ngục
          May ra được làm kẻ... đàng hoàng!
          Mười năm tù ngục ta thường hỏi
          Họ với mình cùng là Việt Nam?

          Tại sao lại dừng chân, buông súng?
          Tại sao không chiếm lại Sài Gòn?
          Lẻ ra đừng bao giờ buông súng
          Lẻ ra phải chết tại Sài Gòn.
          ~Nguyễn-Phúc Sông-Hương~




          TUONG-LINH


          QUÊ TÔI

          Quê tôi bên ni đèo Ải
          Nhấp nhô con thuyền cửa Đại
          Già nua bóng phố Hội An
          Ngũ Hành Sơn năm cụm ngắm sông Hàn
          Chùa Non Nước trầm tư hương khói quyện
          Đêm Đà Nẵng vọng về cơn sóng biển
          Bún chợ Chùa thương nước mắm Nam Ô
          Ai có về Trung Phước giữa mùa ngô
          Thăm quê ngoại Đại Bường cam đỏ ối
          Sáng, Duy Xuyên tơ vàng giăng nghẽn lối
          Chiều, Điện Bàn xe đạp nước thay mưa
          Sông Thu chẳng thiếu đò đưa
          Bùi khoai chợ Được, mát dừa Kiến Tân
          Quế Sơn, núi liếp mây vần
          Thương bòn bon Đại Lộc
          Nhớ rượu cần Trà Mi
          Trăm người đi, vạn người đi
          Đưa chân bốn hướng mà ghi vết đời.
          ~Tường-Linh~




          THIÊU KHANH

          Tức Nguyễn Huỳnh Điệp, nguyên quán
          Bình-Thạnh, Tuy-Phong, Bình-Thuận.
          Trước 31.4.75 dạy học tại Đà-Nẵng, sau
          Đó chuyên về phiên dịch.


          TRƯỜNG CA VIỆT NAM
          (cho Thu Lâm và Trương Lợi, Canada)

          Ta phá xiềng Bắc Thuộc
          Một ngàn năm nếm mật nằm gai
          Một ngàn lần quặn mình đứng dậy
          Ngạo nghễ trước móng vuốt
          cường bang bạo lực
          Gọi thức giống người đoạn phát văn thân
          Giết chết con thuồng luồng quấn cổ
          Khơi rộng biển ngòi
          Mở rộng giang sơn.

          Từ đó
          Bàn chân ta khai núi
          phá rừng
          Bàn tay xua loài thú dữ
          Mang quả tim lửa bỏng yêu thương
          Ta đi về phương Nam
          Mặt trời rực rỡ
          Đặt mình trên bờ bát ngát trùng dương
          Hát bài ca gió nồm
          Trong hơi thở nồng ấm
          mặn mà
          ngào ngạt
          Của biển của sông
          Và khí phách mấy ngàn năm
          phấn đầu
          Để sinh tồn.

          Đã từng phen hưng phế thăng trầm
          Đớn đau thân thể
          Ta bùi ngùi kể lể
          Bằng gió Thái Nguyên
          Rừng Lạng Sơn
          Sông Nhị núi Nùng
          Nghe từng đàn con tức tưởi
          Từng bàn chân dã thú ngoại nhân
          Giẫm nát những vùng tóc xanh máu đỏ
          Mà nhớ thương đêm Chí Linh
          tiếng thét oai hùng.

          Cũng nhiều phen ta hò reo
          Đẫm mồ hôi thạch mã
          Đỏ ngọn sóng Hồng Hà
          Lời Hịch vang lừng nhát gươm chém đá
          Ta cựa mình đứng dậy
          Nhìn hai mươi vạn quân thù tan tác trôi sông.

          Đêm Mê Linh
          Núi Lam Sơn
          Ngọn Bạch Đằng
          Gò Đống Đa
          Thân ta dựng nên thành cao
          bất khuất.

          Từ buổi sơ sinh trên sông Dương Tử
          Ta khôn lớn ở Thăng Long nghiêm cần
          Về Phú Xuân trang trọng hào hoa
          Nhìn ra trùng dương sóng vỗ
          Ngọn gió hồng hào thổi suốt châu thân
          Thơm mùi biển khơi
          rừng sâu
          Phù sa quyện tràn hơi thở
          Chín con rồng hát khúc bình ca
          Trên thân thể ta mượt xanh châu thổ
          Bản hùng ca bốn ngàn năm khí phách
          Bốn ngàn năm bứt phá nanh vuốt bạo tàn
          của con hổ dữ
          Dựng một trời chiến công
          Ngút tỏa hào quang
          Trên bờ Đông Hỉa
          Với những trường canh nhịp phách lẫy lừng
          Ngô Quyền
          Lê Lợi
          Hưng Đạo
          Quang Trung.

          Ta vừa hát vừa đi
          Từ Bắc xuống Nam
          Gõ nhịp trên những tháp Chiêm Thành đất đỏ.

          Nhưng một buổi
          Bản hùng ca bỗng dứt
          Ta đau thương tủi cực
          Nghẹn lời trầm ca thê thiết xuýt xoa
          Ngọn lửa thù hằn nung cháy làn da
          Ta nhức nhối nằm nghe chín từng thớ thịt
          Ngọn sóng Linh Giang
          Xô lấp tiếng thét Bạch Đằng
          Ta buông rời từng chiếc tóc xanh
          Cánh tay cằn cỗi
          Không che hết những vết rạch ròi
          Bao nhiêu nhát dao bầm trên thân thể.

          Kể từ đó
          Ta thành con người-một-nửa
          Con mắt bên này
          Nhìn chới với con mắt bên kia
          Trong vết tử thương xả đôi hình hài
          Ta nhìn ta
          xương thịt
          mũi tẹt da vàng
          Đã dựng chung lịch sử.

          Từ thuở sơ sinh trên bờ sông Dương Tử
          Theo cánh chim Lạc
          Bay về với nắng phương Nam
          Ta cất tiếng hùng ca
          Khai rừng đuổi thú
          Bốn ngàn năm khôn lớn đứng dậy
          làm người.

          Bây giờ một nửa thân ta thương tích
          Nằm nhìn con sông Bến Hải
          Nằm nhìn hai phần thân thể buông nhau
          Bởi chính một dòng huyết mạch!
          ~Thiếu-Khanh~
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.12.2012 07:21:31 bởi Anh Nguyên >
          #65
            Anh Nguyên 20.05.2013 12:45:28 (permalink)
             
             
            HOÀNG NGỌC TUẤN

            THƠ  THI 
            Ngày ...ngày, tháng ..tháng, năm …năm  
             
            Bạn lớn,  
            Có nhận được thư viết trên giấy hồng của em không?
            Chắc người đưa thư đã làm mất
            Vì nếu nhận được
            Sao anh im lìm, câm và lười thế!
            Nhớ viết một dòng cho em yên tâm
            Rằng anh không phải là nhân vật chính
            Của đoạn kết chuyện : Không còn ai trả lời!
            Một hôm đi qua cầu là đi luôn không trở lại
            Ðừng cấm em tưởng tượng
            Nên em tưởng tượng mọi chuyện thế là tan đi
            Làm em đạp xe một mạch xuống biển
            Tìm một vài cọng cỏ chong chóng chích vào tay mình
            Nhưng mùa hè này, tháng sáu mùa hè
            Cỏ đã khô vàng héo úa bay đâu mất
            Hè ơi đã đến, cổng trường vừa khép
            Học trò nôn nao vui buồn chia tay
            Thầy chia tay cô, hiệu trưởng chia tay ông giám học
            Bác gác dan chia tay bà bán nước mía
            Và anh thì không đợi đến mùa ly biệt,
            Anh đã chia tay em lâu rồi phải không?
            Mùa gặp đầu tiên, mùa thương thứ nhất, mùa quên cuối cùng
            Cuộc đời là chi, ôi đôi lứa là chi mà lạ lùng như thế?
            II
            Anh có bao giờ để ý đến
            Những cỏ lá non bé nhỏ hay buồn
            Hay bị lãng quên nên thường hay tủi thân
            Mắt nó ướt, mắt nó ướt
            Anh không tin sao?
            Ðó, những hạt sương mai, những hạt sương chiều
            Những hạt sương khuya óng ánh là bằng cớ
            Ôi nước mắt cỏ non
            Làm sao mặn bằng nước mắt em
            Không những mặn mà còn thêm vị chát
            Như hôm nào anh đã ví em
            Với những gì chua non nhất cõi trần
            Với những gì đắng chát nhất của trần thế!
            III
            Gởi đến anh, 

            Những trang cảo thơm lần giở:  
            Tagore:  
            "Những ai ở gần em
            Ðiều không hiểu rằng
            Lời nói của họ chỉ đem em đến gần anh
            Những ai yêu em
            Ðiều không hiểu rằng
            Tình yêu của họ chỉ đem em vào lòng anh."  

            Thêm nữa, Nilkos:
            "Cặp mắt cô ghi uổng công hình ảnh của người yêu dấu
            Trong một vài năm nữa
            Ta còn nhớ được đôi mắt của chàng xanh hay đen"

            Em thì sẽ nói:
            "Ðôi mắt chàng xanh hay đen là tuỳ theo mắt em
            Vì mắt anh đã hơn một lần bị nhốt trong mắt em rồi đó"

            IV
            Một năm dĩ nhiên có ba trăm sáu mươi lăm ngày
            Ta chỉ có chừng năm ngày gặp nhau
            Thế có nghĩa gì đâu mà anh thêm thắt thành chuyện trường thiên
            Thế mà than ôi anh đã vẽ vời bịa đặt
            Còn nhiều hơn, còn quá sức tưởng tượng
            Thế có phải là anh đang tập ghét em
            Sau khi tập quên những gì anh hứa
            Anh yêu thương của em, anh còn nhớ gì không
            Những lời anh hứa với em trong hầm gió?

            V
            May cho anh là em chưa kịp giận anh
            Ðã đến ngày khai trường, chao ôi biết bao bận rộn
            Làm em quên cả giận hờn
            Ðể em kể cho anh nghe ngày em đến trường
            Buổi thứ nhất mở đầu cho niên học mới
            Chỉ có chiếc ví tay nho nhỏ màu hồng là cũ
            Từ tháng tư năm ngoái anh đã đưa cho em
            Mà lâu nay em vẫn còn cất giữ
            Như đã giữ cuốn chuyện thần tiên Alice nhiều màu
            Và băng nhạc dẫu đã mòn vì phải xoay biết bao nhiêu vòng
            Nốt nhạc rung theo tiếng đàn trầm
            Bàng hoàng mê như lần hôn đầu sảng sốt
            Theo hơi khói thuốc anh còn vương
            Trong những bao thuốc lá rỗng không bị vò nát
            Và những hộp diêm cũng rỗng không
            Mà em cũng không quên cất giữ
            Thôi phải quên đi những điều đó
            Vì ngày mai là ngày khai giảng
            Em sẽ dậy sớm trước nhất lên trường giành chổ
            Chiếm cho được một ghế ngồi đầu bàn
            Ðể chiêm ngưỡng dung nhan thầy cô cho rõ
            Và để mình được nhớ rõ mặt mày
            Hầu kiếm thêm vài điểm cảm tình khi làm bài thi lục cá nguyệt
            Năm nay em đã lên lớp mười hai mà em vẫn như thưở nào
            Thời còn lớp sáu, sớm tinh mơ là hối hả tới trường
            Với bánh mì và vở thơm phức trong cặp
            Ngày mai, ngày mai trường lớp cũ
            Nhớ quá đi sân cỏ bạn bè
            Thành thực mà nói
            Em bây giờ thương anh ít hơn là thương ngôi trường nhỏ
            Em đang đợi ngày mai
            VI
            Sao anh không báo trước cho em
            Những điều anh đã làm phai ố đi chân tình cũ
            Bây giờ em thương tiếc biết bao
            Cái chân tình bằng hữu vong niên ngày trước của ta
            Trong vắt như tràng sương đã trôi qua
            Mà lẽ ra không vương chút bụi
            Alisa, Alisa, Alisa
            Thiếu nữ chịu quên mình đi qua "khung cửa hẹp"
            Nàng đã một lần giống em mà giờ khác xa em
            Anh đâu có biết ở đây cả nhà giận, thiên hạ giận
            Em cũng giận, oán ghét và thương anh lẫn lộn
            Con sói rừng hung hăng cô độc của em
            Con sói rừng tươi trẻ và đôi môi già cỗi của em:
            Anh.
            VII
            Chiều đó anh đi mô mà mất biệt
            Em chờ anh suốt buổi
            Trong sân giáo đường nhiều kẻ ra người vào
            Quỳ gối hứng những giọt nước thánh
            Con đường với nhiều gốc cây to tưởng chừng như có anh
            Ðang đứng nấp, nhưng mà vẫn không
            Trời vẫn đổ cơn mưa bất ngờ
            Em ướt như chuột, tóc rối vào nhau trong xấu ghê đi
            Mưa trút bên ngoài và mưa lăn trong góc mắt em
            Em nhất định mình sẽ không khóc
            Lặng nghe trên môi những giọt nước mưa mặn
            Nhìn xuống áo mình đã lấm dấu bùn trên đường lầy
            Nhìn áo dài hồng của lần gặp đầu tiên anh có còn nhớ?
            Và buổi tối dần xuống
            Anh vẫn đi mô không thấy về
            Trời ơi ! Ði đâu đi hoài đi hủy
            Báo hại mình em đứng rã rời trong bóng tối
            Tủi buồn như con mèo đói
            Thiên hạ xa xôi, người đâu có biết
            Có kẻ “người dưng khác họ”
            Em đang chờ hôm nay
            VIII

            Ðã thật xa nơi chốn của anh mới bình tâm nghĩ lại
            Mặc dầu mình có quá nhiều điểm khác biệt nhau
            Mà em vẫn thương anh nghe không
            Nhưng giấc mộng chung đường trọn lối
            Chắc là không bao giờ tồn tại
            Em muốn xa anh trong mười năm nữa
            Ðể trắc nghiệm cái đầu óc dể quên dể chán của anh
            Anh có chờ em được không?
            Chắc là không.
            Thì thôi,
            Bổn phận em là phải tan biến
            Là những vết bút chì lăng quăng dể dàng bôi xoá
            Hãy cầm bằng em như một bóng ma
            Thực là hồn, xác là hư
            Ðã một thời yêu thương
            Ðã một thời gần gũi
            Mà giờ đành thăng thiên
            IX
            Nhìn lại em coi
            Như tơi tả xác xơ cỏ lá tầm thường đen đúa lọ lem
            Với những ngả rẽ đợi chờ trước mắt
            Rồi mù như mưa, thị thành núi lạ, sách vở gia đình
            Ðất đen vô tình, trái tim bệnh hoạn
            Và những vết mực xa trong hồn
            Theo bàn tay em khắc trên tay anh
            Một lần, nhiều lần, thế rồi chẳng phai mãi mãi
            Nhưng thế mà mình vẫn phải quên
            Cho cuộc đời anh thênh thang
            Cho cõi sống em yên bình gỗ đá
            X
            Quên chưa?
            Nếu chưa
            Sáng thức dậy nhớ gượng cười và nhớ em
            Tối đi ngủ nhớ gượng cười và gọi tên em cho em tỉnh ngủ
            Vì mấy ngày hôm nay lười quá
            Học hành chẳng vô
            Ôm lấy đàn tranh
            Tập tành gảy khúc
            Tình tang tang tình
            XI
            Ai bảo lỡ nuôi

            Cảnh cũ người xưa còn đậm trong tâm…
            ~thylanthảo~
            trich tuyển tập  "Hương thơi gian 3"

             
            PHÚ YÊN  

            XIN GIỮ MÀU CỜ
            Em còn khóc để lòng tôi thổn thức
            Chuyện ngày xưa dĩ vãng chẳng nguôi ngoai
            Tôi xa em tôi đếm mãi từng ngày
            Trông ra biển vọng âm buồn thảm thiết!

            Tôi nhìn em dáng xuân đâu? Loè loẹt!
            Chiếc trâm cài, lược gẫy! Tại vì đâu?
            Chiến tranh tàn, mình mất hết là sao?
            Em câm nín, tôi nghẹn hồn chết sững.

            Tôi bây giờ biến thành người xa lạ
            Đứng bên lề tức tưởi lệ ăn năn
            Tôi không ngờ sông núi quá xa xăm
            Nuôi hoài vọng quê hương là nỗi nhớ

            Tôi biết rồi - thì hôm nay quá trễ!
            Phải chi mà... tôi chết ở bên em
            Thì Linh hồn chắc sẽ được bình yên
            Hơn là sống với giòng sông nước mắt

            Em, Tổ Quốc dẫu tình tôi đong đủ
            Nhưng một lần ngu dại đã đem quăng
            Nén hương lòng tưởng nhớ đến anh linh
            Những người lính biết hy sinh cuộc sống

            Nửa đời trước - thôi lỡ rồi em ạ
            Nửa đời sau - tôi xin giữ màu cờ
            Lá Cờ Vàng sẽ rực rỡ xinh tươi
            Chờ cắm lại trên quê hương nước Việt.
            ~Phú-Yên~


             
            SƠN NAM
              1926-2008

            HƯƠNG RỪNG CÀ MAU
            Trong khói sóng mênh mông,
            Có bóng người vô danh
            Từ bên nầy sông Tiền
            Qua bên kia sông Hậu
            Mang theo chiếc độc huyền
            Điệu thơ Lục Vân Tiên
            Với câu chữ:
            “Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”
            Tới Cà Mau – Rạch Giá
            Cất chòi, đốt lửa giữa rừng thiêng…
            Muỗi, vắt nhiều hơn cỏ
            Chướng khí mù như sương.
            Thân không là lính thú
            Sao chưa về cố hương?
            Chiều chiều nghe vượn hú
            Hoa lá rụng buồn buồn
            Tiễn đưa về cửa biển
            Những giọt nước lìa nguồn
            Đôi tâm hồn cô tịch
            Nghe lắng sầu cô thôn
            Dưới trời mây hiu hút…
            Hơi Vọng Cổ nương bờ tre bay vút
            Điệu hò…ơ theo nước chảy, chan hòa.
            Năm tháng đã trôi qua…
            Ray rức mãi đời ta
            Nắng mưa miền cố thổ
            Phong sương mấy độ qua đường phố
            Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê…

            ~Sơn-Nam~

            <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.07.2014 20:34:46 bởi Anh Nguyên >
            #66
              Anh Nguyên 27.07.2014 20:49:57 (permalink)
               
               
              HOÀNG LỘC
               
              THẤT TRẬN
              Ngựa lạc đồi hoang mờ ngọn ải
              Chiều lu cung kiếm lệch vai người
              Ta đây danh tướng ngày bôn tẩu
              Chưa hướng trường an trăng đã rơi
              Một thuở chinh yên đời biết mặt
              Bài ca bách thắng gởi ba quân
              Em nâng chén rượu hoàng hoa đó
              Với áo hồ cừu xin tiễn chân
              Đã vắng đầu lâu treo cổ ngựa
              Mất em cũng lạnh ý sa trường
              Khi về cùng nỗi đau riêng rã
              Nhìn bóng tàn quân rủ khói sương
              Mai lúc ngày đưa tin chiến bại
              Kinh thành ta sẽ bó đôi tay
              Hồn nghiêng gặp áo khinh cừu trắng
              Sự nghiệp buồn tênh em có hay.
              ~Hoàng-Lộc~


               
              VI KHUÊ
               
              TỐNG BIỆT HÀNH
              Đi về phương Đông
              Ta rót cho ngươi
              Chén rượu hồng
              Rượu sẽ mềm môi
              Ngươi sẽ khóc
              Ta cười. Ngươi
              Có hiểu gì không?
              Ta tưởng ngươi
              Đi về phương Tây
              Ta rót cho ngươi
              Chén rượu đầy
              Rượu sẽ làm cay
              đôi mắt ướt
              Ta nhìn, lệ rớt
              Giữa lòng tay…
               
              Ta tưởng ngươi
              Đi về phương nam
              Ta rót cho ngươi
              Chén rượu tràn
              Rượu sẽ làm hoen
              Thân áo bạc
              Ngươi về.
              Khật khưỡng dưới vầng trăng
               
              Ta tưởng ngươi
              Đi về phương bắc
              Ta rót cho ngươi
              Chén rượu ngọc
              Rượu sẽ vì ta
              nói với ngươi
              vĩnh biệt. Đừng
              quay nhìn ngõ trúc
               
              Ta tiễn ngươi! Ô!
              Ta tiễn ngươi
              Rừng phong không gió
              Trời không mây
              Hoa đâu.
              Để ngát thơm vườn Ngự
              ta tiễn ngươi mà
              ta tiễn ngươi!…
              ~Vi-Khuê~
               


              #67
                Anh Nguyên 21.12.2014 12:58:45 (permalink)
                 
                 
                TRANG Y HA
                 
                VIẾT CHO THẰNG NẰM XUỐNG!
                Từ thuở, tao với mày chưa vào lính
                khoái lớp đàn anh đánh đấm ra trò!
                 tan học về, cứ ngơ ngẩn - tò mò…
                 cây súng lục? Bộ chinh y đẹp quá!
                 
                 rồi một ngày, vất sạch sành... tất cả 
                 bỏ thầy, cô - bỏ nhỏ bạn - trầm ngâm!
                 nhìn mái trường, cúi mặt bước âm thầm,
                 tạm biệt nhé! hẹn mai kia trở lại...
                 
                 trời cao nguyên qua bao mùa nắng cháy;
                 với mưa rừng thấm lạnh quãng đời trai!
                 mầy lên Tân Cảnh - Trung Đoàn bốn hai...
                 tao về Cheo Reo, ôm rừng thở khói!
                 
                 em gùi sương giăng trên đường đá sỏi,
                 liếc mắt nhìn tao... xinh lắm - mầy ơi!
                 “mùa hè đỏ lửa”. mầy bị đánh tả tơi...
                 cắm đầu chạy..., về cầu Dakbla tử thủ.
                 
                 tao vượt Chư Pao cùng mầy ăn thua đủ:
                 trận đánh kinh thiên: máu ngập chiến trường.
                 đâu là khói súng? đâu là hơi sương?
                 giọt nước mắt khóc cho mầy nằm xuống!
                 
                 máu mầy đổ sẽ không bao giờ uổng
                 trận đánh còn tiếp diễn suốt đêm thâu...
                 sông Dakbla, dòng nước vẫn trôi mau
                 không xóa hết tang thương... người thiếu phụ!
                 
                 ba tháng trời tụi tao còn cố thủ
                 giặc rút lui... phố xá cũng hoang vu.
                 tao nghe như trong gió thoảng mây mù
                 mầy cũng nở nụ cười vui chiến thắng!
                 
                 viết cho mầy bên ly cà phê đắng
                 nhả khói cuộn tròn… điếu thuốc Ruby
                 cô bạn học giờ qua tuổi xuân thì…
                 đã di tản về phương nào…? - nhớ lắm!
                 ~Trang-Y-Hạ~
                      1972
                 
                HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN
                 
                ĐIẾU TẾ VĂN - Danh nhân Văn học
                    TOAN ÁNH (Nguyễn văn Toán)
                                  (1914-2009)
                Than ôi!

                Thái hư định cuộc
                Trong cõi trần ai
                Hôm mai sáng tối
                Tiếp nối liên hoàn
                Nay:
                Trường Sơn ngút tỏa mây sầu
                Thái bình lao xao sóng vỗ
                Khuê tinh đã ẩn vào mây
                Lấy ai gìn vàng giữ ngọc
                Nhớ tiên sinh xưa:
                Cốt cách văn nhân
                Tâm hồn tráng sĩ
                Múa bút thay gươm truyền lưu Phong hóa
                Múa gươm thay bút bảo vệ Nếp Nhà
                - Làng văn mặc cứ mong Tiên sinh tuổi hạc càng cao, bút uy càng phát lực để con em Việt tộc mai sau còn có chiếc cầu đi qua bằng với những cuốn sách khuyến khích người ta biết về phong hóa, về tập tục của đất Việt trời Nam.
                - Những sĩ nhân cùng đàn hậu tấn mong ở tiên sinh thọ tỉ Trường Sơn là dung môi tạo ra những đại thụ cho Văn lâm thi mặc Việt Nam ta nối được ngàn trước với ngàn sau mà chẳng bao giờ bị coi là đoạn lá lìa cành.
                Cứ ngỡ
                Bão táp phong ba mấy độ
                - Mừng rằng khuê trí an nhiên
                Thân bằng quyến thuộc gần xa
                - Mong cụ hạc vàng rong ruổi.
                Ai ngờ:
                Trăng phiền gió tủi
                Lá thảm hoa hờn
                Tiên sinh không ở: Dẫu van chẳng ở.
                Hậu bối đành lòng: Lấy nhớ làm thương
                Hỡi ôi!
                Dương thế tiễn đưa
                Âm cung tiếp rước
                Đành nhẽ:
                Sinh là thành hủy là diệt
                Tạo vật xưa nay vẫn thế
                Nên có câu sinh hạn tư kỳ
                - Từ đây; Văn mặc miền Nam mất đi vị tiên chỉ thụ ủy do ủy thác bởi lần lượt các tiền bối: Mai Lâm Nguyễn Đắc Lộc, Á Nam Trần Tuấn Khải, Tam Lang Vũ Đình Chí, Thượng Sỹ Nguyễn Đức Long…
                - Từ đây; Thi lâm Miền Nam mất đi người thầy người bạn chân tình vừa dậy dỗ, vừa khuyến khích tìm lời đắc ý làm sao cứ phải đạt tới như Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Đông Hồ, Nguyễn Hải Phương…
                Chao ôi!
                Ngậm ngùi luống những ngậm ngùi
                Biền biệt từ đây viễn cách
                Tiễn đưa thương kính
                Lời quê đọc trước linh sàng
                Tiên sinh về cõi
                Tục lụy trần ai hết vướng
                Thanh tú hương hồn
                Uyển lãng bồng thanh vân du vô hạn
                Thần khí anh linh
                Ngoái về trì độ Thi Mặc Văn Lâm
                Ô hô!
                Thượng hưởng…
                ~Hoàng Vũ Đông Sơn~
                Đọc trước linh sàng
                Gò Vấp 17.5.2009

                 
                LÝ ĐÔNG A
                 
                CHÍNH KHÍ VIỆT
                Một ngày lạnh Nước nguời không tri kỷ
                Ta vỗ án thét thành ca chính khí
                Ðông thê thê như gió thổi u hồn
                Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy

                Lòng sống chết buồn vui bừng nổi dậy
                Thoắt lăm le như giục người chọn lấy
                Năm nghìn năm, làn máu bén dạt dào
                Sóng lớp lớp rượu ba tuần thuở ấy

                Tiếng vang vang như thần kêu quỷ hét
                Trời ngập ngập như quân khiêu tướng thét
                Gọi quá khứ vị lai những u hồn
                Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết.

                Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc
                Sông Bạch Ðằng sóng vỗ thuyền cắc cắc
                Non Chi Lăng gió cuốn rừng đao cung
                Gò Ðống Ða xương người phơi man mác

                Thuở Sát Thát chàm vai thề đầu mất
                Ngày Bình Ngô nổi cờ không khuất tất
                Khi Cần Vương nhổ mặt lũ gian hùng
                Lúc Cứu Quốc lòng bôn ba uất uất

                Thà làm ma nước Nam hơn vua Bắc!
                Ðầu chẳng còn, quyết không đương cắt tóc!
                Lửa đốt mình cho trọn nợ non sông!
                Dây thắt cổ cho tròn trung xã tắc!
                Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết
                Những anh hồn xưa, nay, mai oanh liệt
                Mở nguồn sống xưa, nay, mai Nước nòi,
                Muôn nghìn đời dạt dào Chính Khí Việt!
                ~Lý-Đông-A~
                 
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.12.2014 13:02:00 bởi Anh Nguyên >
                #68
                  Thay đổi trang: << < 45 | Trang 5 của 5 trang, bài viết từ 61 đến 68 trên tổng số 68 bài trong đề mục
                  Chuyển nhanh đến:

                  Thống kê hiện tại

                  Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                  Kiểu:
                  2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9