Dòng thơ miền bắc
LÊ-GIANG
1930
Tức Trần-Thị-Kim, sinh tại Cà-Mâu,
Minh-Hải, chuyên về thơ. EM VẪN ĐỢI ANH VỀ Năm tháng đội mưa rừng
Ngày đêm vùi sương núi
Em vẫn chờ vẫn đợi
Anh sẽ về với em… Đợi phút giây bình yên
Chờ đạn bom ráo tạnh
Để được ngồi bên anh
Để được yêu, được giận
Để được hờn, được ghen
Để vui và ưu phiền
Để làm chồng làm vợ Như buồm căng đợi gió
Như trời xanh đợi chim
Như đời khát hòa bình
Như lòng em khát anh Bình yên và chiến tranh
Mùa xuân và bão tố
Ngày mai hay quá khứ
Mãi mãi là bên anh! ~Lê-Giang~ 01.9.1979
PHAN-THỊ-THANH-NHÀN 1943 Sinh tại Hà-Nội, làm thơ, viết truyện ngắn HƯƠNG THẦM
Cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ.
Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.
Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay,
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,
Bên ấy có người ngày mai ra trận
Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi,
nào ai đã một lần dám nói?
Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin,
Cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không dấu được cứ bay dịu nhẹ.
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.
(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy...)
Rồi theo từng hơi thở của anh
Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực
Anh lên đường
Hương thơm sẽ theo đi khắp
Họ chia tay
Vẫn chẳng nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi ~Phan-Thị-Thanh-Nhàn~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.10.2011 11:09:57 bởi Anh Nguyên >
ĐỖ-HỮU
CHIỀU VIỆT BẮC Nắng xuống phương nào người thấy không?
Mà đây chiều tím rụng song song.
Vàng tuôn mấy lối ngàn thu muộn.
Ai nhuộm hoàng hôn kín mắt trông.
Khói thuốc lên mờ xanh bóng ai.
Phương xa trời xuống ngút sông dài.
Đường kia có phải sầu chưa đọng.
Trở bước hoa lau trắng ngập đồi.
Con đường đất đỏ mờ sau bảng.
Thung lũng vàng tơ nắng trở chiều.
Núi biếc chập chùng vây ải lạnh.
Dặm về lá đổ phấn tàn xưa.
Rừng núi âm u chiều Việt Bắc.
Chừng ngày lạc buớc ai ngồi than.
Buồn xưa chừ đọng ngàn lau lách.
Chốn cũ ngồi nghe gió dặm trường.
~Đỗ-Hữu~
BÙI-MINH-QUỐC
BÀI THƠ VỀ HẠNH PHÚC (Cảm niệm người bạn đời là nữ sĩ Dương
thị Xuân-Quý hy sinh tại Duy-Xuyên năm
1969 lúc mới 28 tuổi) Thôi em nằm lại, Với đất lành Duy Xuyên Trên mồ em có mùa xuân ở mãi, Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên. Trời chiến trường không một phút bình yên. Súng nổ gấp. Anh lên đường đánh giặc. Lấy nỗi đau vô cùng làm sức mạnh vô biên, Bước truy kích đạp trăm rào gai sắc. Ôi mũi lê này hôm nay sao sáng quắc Anh mất em như mất nửa cuộc đời. Nỗi đau anh không thể nói bằng lời. Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy Những viên đạn quân thù bắn em, trong lòng anh sâu xoáy Bên những vết đạn xưa chúng giết bao người. Anh bàng hoàng như ngỡ trái tim rơi, Như bỗng tắt vầng mặt trời hạnh phúc. Nhưng em ạ, giây phút này chính lúc. Anh thấy lòng anh tỉnh táo lạ thường. Nhắm thẳng quân thù, mắt không giọt lệ vương. Anh nổ súng. ~Bùi-Minh-Quốc~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.09.2011 09:40:47 bởi Anh Nguyên >
NHUYỄN-ĐỨC-MẬU
1948
Quê Nam-Ninh, Nam-Hà, thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn. TRƯỜNG CA SƯ ĐOÀN Kính tặng Sư đoàn 312- Sư đoàn Anh hùng
CHƯƠNG MỘT KHÚC TÂM TÌNH Bài hát đầu tiên tôi hát ở Sư đoàn Mây trôi trắng khoảng trời Tây Bắc Các anh tôi thuở mũ nan, súng kíp Có bao người tôi chưa được tìm thăm Nếu tất cả trở về đông đủ Sư đoàn tôi sẽ thành mấy Sư đoàn...? Có những anh hùng lưu lạc tuổi tên Cón hững chiến công nằm ngoài trang sử Tôi biết mình đứng ở phía sau Có cái chết các anh che chở Thế hệ chúng tôi rừng xanh, lính trẻ Tuổi chúng tôi bằng tuổi Sư đoàn Mặc áo màu xanh Đứng trong quân ngũ Sau con đường Tây Bắc đến Trường Sơn Những đêm Hơi núi dăng triền đá Chiếc võng xa nhà treo ở rừng hoang Hai đầu dây cây Bắc, cây Nam Chiếc võng hóa mảnh trăng nằm giữa Đất nước tôi chia làm hai nửa Trận bom rung vọng suốt hai đầu Trong cuộc chiến tranh này Triệu chiếc võng rừng sâu Làm triệu cây cầu Nói liền vết cắt Da thịt người vá lành da thịt đất Trong nỗi đau của đất có con người... Tôi nghĩ đến cuộc hành quân vào Nam, ra Bắc Sư đoàn tôi trải những mùa ciến dịch Dấu chân đi đủ khép một vòng trời Tên tuổi chúng tôi rải rác khắp rừng cây Rải rác dòng tên nơi đèo cao, vực thẳm Tên tuổi chúng tôi trụi trần như quả đạn Tên tuổi chúng tôi lỗ chỗ vết đạn bay trên nền đỏ lá cờ Người hy sinh và người còn sống Cùng đứng trong đội ngũ Sư đoàn Những đêm Mùi cỏ nồng bị đốt thổi lang thang Rừng trút lá Gió vặn mình Vật vã Ai đang thức, đang mơ, đang ngủ... Tôi muốn nằm trò chuyện với rừng cây Câu thơ tôi ghi vội tháng ngày Nơi mảnh đất sự sống kề cái chết Thơ chưa thể nói lời dịu ngọt Con đường rừng trăm hốc đạn nhìn tôi Ngày tháng đi qua, ân tình không cạn Tôi xâu vào chuỗi hạt đầy vơi Chuỗi ngọc nằm trên tay tôi, tay bạn Nếu tung lên thành sao sáng ngang trời... Thơ nhắc gì cùng bạn, cùng tôi Cảm xúc từ trái tim Tư tưởng sáng trong đầu Khi chúng ta soi vào trang giấy Một khoảng vắng mỏng manh Tâm tìn ta nhắn giử Một ngọn đèn mê mải Thức qua đêm nối với mặt trời... Mỗi câu thơ như sợi tơ dài Rút ra từ tháng ngày bom đạn Có khi là lời ca trên môi bạn Có thể là ngọn lửa ở tay tôi Tôi yêu những câu thơ mặc áo lính sờn vao Những câu thơ nằm chién hào đợi giặc Những câu thơ trộn mồ hôi, bùn đất Những câu thơ từ thực chất cuộc đời Như lá không cần trang điểm Chùm quả chín rung rinh chùm ánh sáng Sức xanh tươi không kể chi mùa Đêm mênh mông trang giấy chẳng bến bờ Tôi sẽ lạc giữa ngôn từ sáo rỗng Nếu không có con đường vào mặt trận Con đường rừng sột soạt mảnh lân tinh Dưới vực sâu đêm dày vốc được Đốt dép lên soi rõ bước chân mình... ~Nguyễn- Đức-Mậu~
CHƯƠNG HAI MẶT TRẬN MIỀN TÂY …………. CHƯƠNG BA QUẢNG TRỊ NĂM 1972 I. DỌC MIỀN GIÓ CÁT Đánh trận bốn năm dòng Quân chưa kịp bổ sung Người chưa ngày nghỉ phép Vừa áo xanh rừng Lào Đã bạc màu gió cát Một Sư đoàn chủ lực Giữa hai chiều chiến tranh Núi cao rồi biển xanh Chiếc là và hạt cát Gió Lào xô táp mặt Cát phủ đầy hai vai Khôgn có mũ: đội trời Không dép giày: chân đất Ba lô chưa kịp phát Gói võng làm ba lô Quân phục còn trong kho Chưa lành ta mặc rách Súng đạn chưa kịp phát Cứ đi rồi sẽ lo Thuốc men chưa kịp phát Cơn ốm chẳng nằm co Không có nỗi đợi chờ Như dòng sông phẳng lặng Bàn chân không đến chậm Cả Sư đoàn hành quân Qua đèo Ngang, đèo Ngang Cháy nỗi niềm thương nước Qua Đồng , Vinh Linh Hố bom đào nhức mắt Phải đi nhanh, đi nhanh Kịp thời cơ đánh giặc Sông miền Trung đầy nước Đường miểnTung đầy người Biển miền Trung đầy trời Trời cao đầy tiếng hát Hành quân về phương Nam, Xe vận tải nối hàng Đuổi theo bàn chân đất Nghìn chiếc mũ - khoảng trời Đuổi theo bàn chân đất Quân phục mới màu xanh Đuổi theo màu áo bạc Nóng lòng viên thuốc sốt Đuổi theo cơn sốt rừng Câu thơ nơi chiến trường Bàn chân dồn cảm xúc Sư đoàn hành quân gấp Bước ngày chen bước đêm Lá thư không dán tem Nhờ giao liên chuyển hộ Hòm thư của Sư đoàn Giờ đổi thay con số Tranh thư nhòa nắng gió Anh đã vào miền trong Quân số chờ bổ sung Đứng ngồi trên xe tải Những tân binh trẻ măng Đồng bằng chen bóng núi Dọc con đường đỏ bụi Hành quân và nhận quân Giày dép gặp bàn chân Gạo đã tìm cơn đói Đạnn đã nén đầy băng Sư đoàn thêm lính mới Ùn ùn xe vận tải Làm kho lương, kho người Quảng Trị nhấp nhô đồi Đã hiện ra trước mắt... Câu hỏi xoáy giữa trời gió cát: Con sông có cầu sao không người qua? Đoàn quân đi quành phía núi Trường Sơn Để bàn chân vấp vào giới tuyến Đất đai mang vết chém ngang người Bàn chân vấp vào nỗi đau chia cắt Ta gọi tên Tố quốc Nước mắt dường chia hai Ta gọi tên Quảng Trị Gió cát tràn ngang môi Đây Quảng trị lần đầu ta gặp Bom B.52 cắt dọc đội hình Đất mọc nhiều cành gai, co tranh Ngọn gió đi qua xạc xào tiếng nói... Ngọn gió hoang vu Lia mình trên cỏ rối Ngọn gió lang thang Ném cát ngang trời Có lúc gió đổi màu: gió xám Thổi phừng ohừng quan bãi cháy, vành đai Đây Quảng trị lần đầu ta gặp Lớp rào gai xé vao áo rách Lớp rào gai chăng vào mắt ta nhìn Sao dây thép mọc loài gai độc Dây thép xù lông nhím màu đen? những xóm mạc thành khu chiến lược Những ruộng vườn cỏ dại xoá dòng tên... Ta bước đi trên đất Dưới cỏ non cóm mìn Ta dẫm chân trong nước Thuốc độc xót bàn chân Khoảng trời cao ta nhìn Sắt thép rời đầy mắt Trông vời ra biển xanh Đen ngòm tàu chiến giặc Vẫn trời đất, vẫn biển Nhưng đất hoá chiến trường Trời dăng triệu trái bom Biển giập giờn pháo kích Cái mảnh đất nối liền Nam -Bắc Thành đất đai hai miền ngăn cách Trái bom kia Không phải của hai miền Rào thép gai Không phải của hai miền Những bao cát ni–lông Những hầm ngầm đúc sẵn Không phải của hai miền Những chiếc mũ đội đầu quân xâm lược Những đôi giày viễn chinh ung nhọt phơi bày Như dị dạng hiện hình trên mặt đất Chúng sinh ra không phải ở nơi này... II. SÔNG THẠCH HÃN Xin bạn cùng tôi đi dọc sông Thạch Hãn Con sông nóng như luồng xích đạo Qua nghìn lần pháo kích bom rơi Có con sông nào trên đất Việt Nam tôi Nhiều thương tích chiến tranh đến thế Hẳn mai sau các nhà khảo cổ Sẽ gặp dưới lòng đất sâu dấu vết bây giờ Mảnh sắt, mảnh gang lẫn cùng sỏi đá Vỏ đạn đồng có giống mũi tên xưa...? Những người lính Sư đoàn năm 72 Ai đã một lần vượt sông Thạch Hãn Quãng rộng không đò Đoạn xiết chẳng phao bơi Hai bàn tay giơ lên như kéo sập vòm trời Sư đoàn trưởng quẳng gậy đi và nói: “Đừng đợi chờ vô ích, phải bơi qua...’’ Tuổi năm mươi cắt ngang luồng nước xiết Không thể bám vào bọt bèo, củi mục Giữa sức người, sức nước giằng co Đôi bờ bên cách xa biền biệt Vành trăng mỏng manh đâu phải con thuyền Trận đánh đợi ở bên kia triền cát Ông là con thuyền rẽ nước cập bờ đêm Lính bộ binh vượt sông, vải nhựa gói dây mìn bộc phá Con nước xoáy, sông đỏ ngầu đạn nổ Chớp lửa loé ngang mặt nước, mặt người Nhưng giọng nói bồng bềnh sóng vỗ: -Bom toạ độ! - Cậu bám vào vai tớ - khẩu súng mày ở đâu? - Nước cuốn rồi... Sóng oà theo hòng nuốt lấy lời... Khi các trung đoàn vượt sông sang bờ cát Vâng trăng liềm cũng lặn xuống lòng đêm Mặt trời mở ra tờ lịch đỏ Những dải cát đêm qua chập chờn giấc ngủ Sáng nay nhấp nhô bóng súng, bóng người Sông chảy qua Cổ Thành, điểm tựa Chảy qua bao kỷ niệm vơi đầy Áo ta còn thấm ướt nước sông đây Dọc triền sông súng nổ đêm ngày Một Sư đoàn giấu mình dưới cát Những lớp tuổi áo xanh, áo bạc Sông đôi bờ gió nóng thổi sang nhau Rồi mùa mưa mở đường vận chuyển Những bao bì gạo đạn bập bềnh trôi Người đón hàng chặn dòng nước lũ Hạt gạo nuôi quân nhờ sông chuyển hộ Ăn bát cơm sóng vỗ rát lòng Viên đạn bắn thù nhờ sông chuyển hộ Trận đánh dồn sức lực dòng sông Chiếc xuồng đuôi tôm cập vào bãi cát Đón tử sĩ, thương binh về hậu cứ Mặt trận ta nằm sát triền sông Và đêm đêm bí mật Chiếc xuồng đuôi tôm rẽ nước âm thầm... Người đã khuất có nghe dòng sông hát Sông đưa người tới khoảng đất cỏ xanh Người bị thương có nghe sông hát Sông cho người gương mặt bình minh Bãi cát trắng ngổn ngang vỏ đạn Như bãi biển lô xô vỏ hến, vỏ hà Nhặt vỏ đạn mang về Sau trận đánh ta còn nghe tiếng nổ Khẩu đại liên trăm lần khạc lửa Đồng đội ta nhúng nước sông này Nòng thép bỏng xèo xèo bốc khói Súng cùng người khép tiếp vòng vây Cơn khát ta tìm đên nước sông này Người lính trườn qua cỏ gai, hốc đạn Làn môi khô áp xuống mặt sông đầy Lồng ngực trẻ tràn trề Thạch Hãn Những trận đánh áo xanh đất lấm Vết thương ta rửa nước song này Sông gột sạch đất bùn, thuốc đạn Nước trong lành ta vốc đầy tay Dạy ta lối đánh thù gan góc Đây địa hình trơ trọi dọc triền sông Người lính sống cùng cây xương rồng Hoa cứ nở lúc ròng ròng nhựa xót... III. PHÒNG NGỰ MÙA MƯA Trời thấp xuống vỡ ra từng mảng nước Vẫn mùa mưa miền gió cát kéo dài Trông phía làng bồng bềnh nước trắng Trông phía rừng mưa khuất màu cây Nhìn mặt sông đầy suối lũ Nhìn lên trời xám ngắt màu mây Tiểu đoàn pháo nặng nề vượt dốc Cỏ tranh, phên nứa lót đường Bánh xe quay trọn vòng chiến dịch Đất phóng lên đường đạn cầu vồng Bộ binh, dàn quân dọc dải đồi, đồng nước Giao thông hoà vùng nọ nối vùng kia Công sự hàm kèo nổi chìm mặt đất Đất rỗng ra như ổ mối khổng lồ Địa dư ấy ầm ầm bom giội Khoảng trời ấy đầm đìa máu xối Tích Tường, Như Lệ, Động Tiên Đồi Pháo, đồi Tăng, đồi Tròn, đồi Khói Đã làm nên tuyến phòng ngự Sư đoàn Những nhánh đường chăng dọc, chăng ngang Đường công binh Dấu cuốc, choong mở vội Đường vận tải kín dấu chân lầy lội Dấu chân bấm sâu Vai bạn nặng hàng Đường trinh sát hiện ra khi mắt nhìn chân bước Dấu chân lẫn vào bụi gai, cỏ cây Con đường qua chốt giặc ken dày Có một cuộc chuyển quân lặng lẽ Lơ lửng lưng trời Đèn dù tắt, loé Đêm đì đùng pháo giặc nổ cầm canh Súng, xẻng, bi đông không phát ra tiếng động Họ bước đi cây cỏ giấu hình Tôi chưa kể hết về chiến công Những trận đánh thiếu người, thiếu đạn Xác giặc đã chất đầy cao điểm Hai ngày qua Họ lấy một chọi mười... Họ trở về khẩu súng không còn đạn Tiếng nổ dành cho trận đánh ngày qua Khẩu súng nằm câm lặng trên tay Như ước muốn trả thù cần đạn bắn Quần áo rách, bàn chân tê dại Họ bước đi, chốt giặc ken dày Trận đánh ngày mai tôi còn gặp họ Trên dải đồi cao phái ruộng lầy? Cây tự nhiên mờ nhạt hình cây Vòm lá xanh đổi màu lá trắng Giặc ném hoả mù, bóm khói Mặt đất nhập nhoà khi xám, khi đen Ngọn đồi thiếp trong sắc màu dối trá Mặt kẻ thù tưởng như khôgn có Chúng lẫn vào cây, vào đất đánh lửa Đôi mắt người trinh sát cháy trong mưa Chiếc lô-cốt hiện hình lô-cốt Đôi mắt người trinh sát Lăn trên rào gai, họng súng thù Vệt thép và bóng đen đi qua màu mắt Trước ngọn lửa sáng trong, trung thực Kẻ thù gian manh không thể trá hình Cơn lốc xoay tròn quanh điểm lửa Xơ xác cỏ tranh muốn bứt khỏi triền đồi Chiếc lá bứt khỏi cây Cơn lốc từ chiếc máy bay cánh quạt Thuốc độc rời mờ mặt đất Người lính đeo mặt nạ, khí tài Súng cầm tay Khăn mặt ướt vắt vai Ngực căng hơi thở gấp Ngày ở đây như thế quen rồi Một vuông đất chân co, chân duỗi Thiếu cơm ăn, thiếu cả khí trời Thuốc độc phả vào hơi thở, thịt da Đất khắc khoải Con người cần phải sống Bàn tay lính còn nợ nần khẩu súng Súng không rời cánh tay Cuộc đời ta còn mắc nợ đất này Hỡi cơn gió điên cuồng cứ thổi... Ngọn đồi Khói ngày đêm âm ỉ khói Đất đùn lên loài nấm độc dị kỳ Đồi Pháo, một ngày hai mươi trận bom Cây trút lá, cỏ thay màu áo Đồi tăng còn phơi xác xe tăng Bàn chân đất đuổi theo vòng xích Sỏi đá đồi này bay sang đồi khác Tiếng nổ muốn đào mặt đất vơi đi Tuyến phòng ngư Sư đoàn mùa mưa Mỗi ngọn đồi mọc lên cột mốc Hãy ghi dấu tháng ngày khốc liệt Người lính đánh thù khi đạn một lần Phải đâu họ đói cơm đôi bữa Phải đâu một ngày mùa mưa tầm tã Mấy năm ròng mưa xối quãng đời trai Mưa vẫn rời khắp đồng nước, dải đồi Trời Quảng Trị ùn ùn mây xám Nơi họ sống đang xảy ra trận đánh Ì ầm cơn mưa cùng tiếng nổ dội về Chân dung những người giữ đất gan lỳ Tôi muốn giữ nguyên màu bút đất Kìa bên hố bom sâu, căn hầm sập Họ đang ngồi đợi giặc Khẩu súng bất thần rung trên bàn tay CHƯƠNG BỐN CÁNH RỪNG VÀO THÀNH PHỐ I. NGÀY 30 THÁNG 4 Áo còn vương bụi đỏ Trường Sơn Sư đoàn vào thành phố Giữa chói ngợp bao màu sắc lạ Mũ lá sen xanh một khoảng rừng Vào thành phố: những người thắng trận Một mảng trời bén lửa sau lưng Khuôn mặt đường xa Chưa xoá dấu nhọc nhằn Ngày 30 tháng 4 Sáng chúng tôi dồn đạn vào nòng Chiều xanh trời ngẩng mặt đón trời xanh Hoà bình và chiến tranh Cách nhau bằng nấc đạn Súng đã khoá an toàn Sân bay giặc bùng lên luồng khói xám Ngày thành phố trằn vai cơn bão lớn Ngày pháo hoa đan kín vòm trời Ngày đạn bắn chuyển rung mặt đất Ngày súng đạn trên tay thảnh thơi Từ cánh hoa đào tới cánh hoa mai Hai miền đất vẹn tròn sum họp Đàn bầu hãy rung lên trong suốt Câu nhớ, câu thương, câu đợi, cầu chờ Giọt buồn tan ra Giọt vui lắng lại Dây đàn chăng vào trời cao bao la Cho âm thanh sao rơi mặt đất Triệu người nghe Khúc hát bây giờ Này rừng xanh màu áo chiến khu Này quần đảo chuỗi cườm xinh biển cả Vòm trời rộng bay nhiều mây trắng xoá Những đàn chim không biết tự đâu về Trăm giọng hót ngày hoà bình vui lạ Có phải chim từ nơi súng nổ bay ra Tôi cứ nghĩ đàn chim ở tay người cầm súng Trải tin vui suốt dải đất hai miền Trăng trên trời rơi xuống buổi đoàn viên Rơi xuống mái nhà chống Nam, vợ Bắc Đây mặt đất mùa hè thay áo khoác Pháo hoa bay lên nước mắt, nụ cười Tiếng trống vỗ như mở đầu, kết thúc Hoà bình về Cuộc chiến tranh qua Hoà bình về trên mái tóc người cha Và tiếng khóc oa oa thơ bé Người lửa cháy suốt thời trai trẻ Kẻ chào đời tiếng súng đã lặng câm Hai lứa tuổi cách nhau một nhịp cầu Một cuộc hành quân nắng dãi mưa dầm... Sư đoàn tôi vừa đi qua chiến tranh Hoà bình đến trên bàn tay lắp đạn Hái một trái sầu riêng đang độ chín Cây sum sê dâng hết ngọt ngào Chiến tranh có từ hồi gieo hạt Ngày hoà bình Trái chín nặng vòm cao Vai áo anh còn vết máu bạn bè Vai áo tôi khét nồng thuốc đạn Xin đặt vòng hoa: thắp nén hương tưởng niệm Có khoảng trời xanh dưới đất nâu Môt vuông đất: kẻ nằm, người đứng Nhưng hoà bình từ nay về ta Đôi giày dã chiến, đôi dép cao su Chúng tôi đi Bước đồng bằng, bước biển Bước núi đồi Bước biên giới rừng xanh Không đếm hết dấu chân dừng lại dọc đường Thành dòng chữ gọi người đang sống Chúng tôi đi tời ngày toàn thắng Cánh tay người lính Đã mọc thành cờ Trời xanh sáng ngời Gương mặt tự do Ngày 30 tháng 4 Tôi cùng anh chung phút giờ hồi tưởng Mua bao thuốc Ru-bi mời bè bạn Võng đung đưa Nhà gác sáng đèn Hạnh phúc lớn lao của đời người lính Sau tháng năm xa phố, ở rừng II. HÀNH QUÂN THẦN TỐC Ồ mới hôm qua, xa lắm đâu Chật đường xe tải nối đuôi nhau Đội hình chủ lực hành quân gấp Đi dọc Trường Sơn xanh chất ngất Đường xóc đèo cao, núi lắc lư Lính ngồi xe tải ngỡ như mơ Sài Gòn phía trước đang gần lại Khắp ngả rừng sâu đã đỏ cờ Giờ nghỉ ven đường bếp nhóm vội Nấu chưa chín, lệnh hành quân Bê nồi cơm sống lên xe tải Không cần đãu bát, chẳng cần mâm Đường dài xe chạy, người ăn bốc Một miếng cơm nhai có bụi lầm Nước chưa kịp nấu bi đông cạn Ngầm rộng, xe qua chậm đội hình Múc nước sông cùng nhau uống tạm Mũ cối chuyền tay tôi với anh Những chàng lính xế trong buống lái Suốt tuần ngồi ghế rã rời chân Đường dài mắt xóc tung đồi núi Mặt như lửa bén, ngực phanh trần Ca-bin nào khác lò nung gạch Bụi lùa, da thịt mốc mùi xăng Xa qua vực thẳm, xe bò dốc Cùng chặng Trường Sơn ít đoạn đường Ngỡ như lạc tới hành tinh khác Trường Sơn sức gió nối nhau về Âm âm sắt thép rung trời đất Một luồng gió lớn thổi say mê Rừng già dày lá, thêm rừng áo Cơn gió xoay vòng quay bánh xe Gió lùa đêm rộng sao trôi dạt Gió thổi qua ngày lấp tiếng ve Núi bớt chênh vênh rừng mở cửa Đường mở thanh thanh đón gió về Bụi nhuộm rừng cây, màu áo lính Đỏ vào mái tóc, đỏ bàn tay Lợn kêu sặc sụa không thành tiếng Khẩu pháo trùm thâm lớp bạt dáy Con đường chợt hoá thành sông rộng Ngỡ dải Ngân Hà rơi xuống đây Không gian màu đỏ, mây thôi trắng Xe chạy mờ trong làn bụi bay Hôm qua uống nước dòng sông Bạc Rừng khộp khô cong ngọn gió Lào Nay đã gặp sông ba tắm mát Tây Nguyên thế núi chắn trời cao Ô vừa chợp mắt: màn đêm khép Bồng bềnh giấc ngủ lẫn trời sao Cánh rừng dòng suối trôi đi mất Thức giấc, bình min mộc lúc nào Đây cuộc hành quân hùng vĩ nhất Đi phương Bắc tới phương Nam Bánh xe lăn suốt hai vùng đất Một dải Trường Sơn gió thổi tràn Bánh xe lăn suốt vòng đêm rộng Sức người chuyển núi vượt thời gian Đội ngũ đập dồn vào trận lớn Sài Gòn xanh áo lá Trường Sơn. III. TRẬN CUỐI CÙNG Đêm qua chúng ta chợp mắt dọc đường Đêm nay chúng ta dan quân trên đất Hòm đạn ngả xuống vai người bốc vác Xe pháo ì ầm Xẻng cuốc thức thâu đêm Cần ăng-ten lẫn vào cây cỏ Máy bộ đàm phát sóng truyền tin Trung đoàn bộ binh chia ra các hướng Tiều đoàn tăng mai phục im lìm Hàng vạn quân trên bàn cờ chờ lệnh Bầu trời nóng lòng đợi pháo hiệu bay lên Sư đoàn dàn quân phía bắc Sài Gòn Những cuộc đời áp ngực vào thành phố Những vùng quê cuốn gió vào thành phố Đêm ướt nhoà màu áo mong manh Đồng đội ơi! Có biết Ngày mai hoà bình Khẩu súng ngày mai làm cây đàn gõ nhịp Một vòm trời nghiêng xuống cơm mơ.... Chúng ta nằm bên thơ dại cỏ xanh Hố bom sâu Đất nặng nề hơi thở Bây giờ đang vào hạ Có vườn cây quả chín đợi tay người Đồng đội chưa một lần hái quả Vườn cây đưa hương gợi bóng má tảo tần Nagy mai, ngày mai con về gặp má Cả cây vườn, cả mùa hạ má chờ con Tiếng pháo nổ Vườn bay đầy lá đỏ Đêm nay Con mắt đăm đăm thức cùng thành phố Khoảng sáng nhói lòng qua lớp lớp rào gai Hoà bình như mặt trời Phải sáng mai anh mới nhìn rõ được Hoà bình đến trên bước chân xung kích Trên ngọn cờ, nấc đạn ở tay anh Vẫn là đêm Khối bộc phá chưa bùng lên tiếng nổ Dây cháy chậm im lìm chưa bén lửa Cái kíp nụ xoè chưa loé màu xanh Lính xung kích chưa lao qua cửa mở Lính bộ binh chưa bật khỏi đội hình Súng nhỏ, súng to chưa bay ra chùm lửa Thanh phố cách xa ba mươi năm thương nhớ Nhìn rõ ngọn đèn Chưa rõ má và em Ngực áo cứ phật phồng sỏi đá Nằm bên súng đợi giờ súng nổ Gặp ngọn đèn đỏ mắt thâu đêm * Thế hệ tôi góp mặt ở Sư đoàn Người lính Chiếc ba lô hai mươi cân nặng Một khẩu súng vài trăm viên đạn Bàn chân xuống biển, lên rừng Đêm nay trận đánh cuối cùng Những Sư đoàn dồn quân vào thành phố Tôi hát về gương mặt bạn bè tôi Tình yêu cháy lên từ mảnh đất khô cằn Thế hệ chúng tôi nối hàng nơi mặt trận Tuổi hai mươi, ba mươi cắt ngang vết đạn Cuộc chia tay không hẹn ngày về Có những kẻ đầu hang hèn nhát Họ bắn vào danh dự của mình Bằng khẩu súng thấm máu người đã khuất Chúng tôi đi: con đường không thể khác Qua chiến tranh giành lấy hoà bình Được cầm súng vì linh thiêng Đất Nước Xin ước mong tuổi trẻ có hai lần. * Lớp cha anh góp mặt ở Sư đpàn Những người lính tuổi quân nhiều nhất Từng đứng gác mưa rừng Việt Bắc Từng xa nhà nhớ mẹ, thương em Từng bịt lỗ châu mai, chèn bánh pháo Người hy sinh thắp lửa soi đường Người sống còn cùng lớp trẻ ra đi Tư lệnh Sư đoàn Đánh giặc chin năm ngắn ngủi máy dòng thư Một buổi sớm mẹ già bưng mặt khóc Người vợ nói - Anh về Hai chữ “anh về’’ dài như chín năm xa Bây giờ mới nói thành câu được Tôi đã thấy có lần ông khóc Khi lặng nhìn cáng tử sĩ đi qua Một trận đánh hụt hai mươi tay súng Giọt nước mắt của người năm mươi tuổi Chẳng xuôi chiều như nước chảy vô tư trong ông có hai cuộc đời ghép lại Là chiến binh và vị tướng cầm quân Đi qua ông ngày đánh trận Điện Biên Những vết thương còn để dấu quanh người Đi qua ông cánh rừng Lào heo hút Một mùa mưa Quảng Trị bom vùi Đi qua tuổi năm mươi Hai chặng đường kháng chiến Ai hay sợi tóc bạc bao giờ...? Đêm nay người chiến sĩ năm xưa Thanh sư trưởng chỉ huy trận đánh Ông hạ lệnh pháo binh trút đạn Tiếng nổ vang rền đáp lại lời ông Ông hạ lệnh bộ binh qua cửa mở Một vạn quân đánh trận hiệp đồng. * Cửa hàng rào thứ nhất nổ tung Anh - người mở hàng rào thứ nhất Hàng rào thứ nhất Trận đánh cuối cùng Lửa bộc phá trùm bóng người xung kích Đồng đội thọc sâu vào hang ổ giặc Cuộc đời anh nâng bước bao người Thuở anh khóc trào đời Núm rau đầu tiên anh gửi đất Tiếng bộc phá đêm nay như lời vĩnh biệt Câu hát cuối cùng Xin đất nhận cho anh Cái khoảng cách hoà bình và chiến tranh Anh đo bằng tuổi trẻ Hoà bình đang trànvào thành phố Chiến tranh nơi cửa mở anh nằm Mở đầu cho những đêm hội hoa đăng Các cỡ đạn gầm vang các ngả Đạn bảy nhăm ly từ tiểu đoàn tăng Đạn một trăm ba mươi ly từ trung đoàn pháo Súng nhỏ, súng to cánh bộ bình minh Chúng ta làm trận bão Cho đêm dai sống lại bình minh Bàn tay tôi và anh Chúng ta cùng lắp đạn Cầm trên tay cả mùa màng vàng óng Sức sông Hồng, sông Mã chảy vào đây Đất nước nghèo cực nhọc quang năm Đồng bằng phì nhiêu dồn cho cỡ đạn Những nhà máy dồn cho cỡ đạn Máu, mồ hôi dồn cho cỡ đạn Ôi tháng Tư vòm đêm chuyển động Sao trên trời, sao dưới đất tìm nhau Giờ phút ấy đất trời thắp sáng Giờ phút ấy con người thắp sáng Lửa bay lên, gío nóng chạy trên đầu Đây tiếng nổ cho đất đai đã mất Đất đau thương chúng ta phải giành về Đồng của lúa khoai sao vành đai trắng? Sông có cầu sao cầu gãy nhịp? Đất hai miền sao đất chia ly? Một thời trái bom ném vào chiếc hạt Đất gieo trồng thành địa dư chiến tranh Viên đạn nằm trên tay tôi, tay anh lá cờ chuẩn trên tay trung đội trưởng Khẩu lệnh: -Bắn Vỏ đạn rơi loảng xoảng Màu đêm xé ra, nối lại bất ngờ Những quân cờ xóc khỏi bàn cờ Giặc phản kịch, giội bom vào trận địa Khẩu đội Một bay cả người lẫn pháo Số đạn thừa dồn sang khẩu đội Hai Khẩu đội Ba mười đọt bom rơi Pháo gãy chân càng, người vai trần vác pháo Trời rung chuyển mọi hành tinh xa lạ Đất vặn mình, quặn thắt từng cơn Như người mẹ sinh con vật vã Hoà bình ra đời cùng buổi sớm mặt trời lên... * Anh nói gì về hạnh phúc cùng em Ngày hôm nay có bao người ngã xuống Ngày hôm nay có bao tờ thiếp mời Tìm bạn bè Gõ cửa báo tin vui... Những bộc phá viên mở hàng rào thứ nhất Những pháo thủ trẻ măng trong trận cuối cùng Họ đã sống hết mình Họ góp lửa cho ngày toàn thắng Sau súng nổ trời xanh tràn nắng Đó là điều mong muốn của người đi Thưa mẹ Đã nhiều năm chúng con xa nhà Mẹ bấm đốt ngón tay tính trăng tròn mỗi tháng Chúng con đi dọc Miền Tây, Trường Sơn... Ngón tay khô gầy Mẹ tính đốt thời gian Khi mười ngón tay mẹ đầy vầng trăng mọc Thì chúng con giải phóng Sài Gòn. Năm sáu tám có những người đồng đội Đi theo con đường này Với ngọn cờ cầm tay Màu đỏ mọc giữa tiếng gầm đại bác Mùa hè nắm Bảy lăm Chúng tôi theo con đường họ bước Ngọn cờ mang mặt trời vào thành phố Hôm nay triệu người nhìn lên trời cao Chúng tôi nhớ ngọn cờ năm nao Màu đỏ nằm nơi mắt khép bạn bè Ôi đôi mắt Muốn ôm lấy màu cờ lần chót Tưởng giây phút giã từ có thể mang đi Nhưng màu cờ các anh gửi lại Vâng, có lúc giữa trời cao vời vợi Ngôi sao rơi thầm nhắc tên người Đường cắm cờ xa không, bạn ơi...? Chúng tôi khong tính bằng cột số Đường dài theo ba mươi năm súng nổ Vỏ đạn đồng Trải kín dấu chân đi Hỡi những người hôm nay không trở về Lồng ngực các anh chắn luồng đạn bắn Cái đích con đường các anh ngã xuống Chúng tôi vào thành phố, kéo cờ lên... Ngọn cờ mọc xôn xao vòm cây xanh Dưới gốc cây Có dòng máu đỏ Ngọn cờ mọc trên nóc thành phố Mặt đất còn lởm chởm rào gai Những người cắm cờ năm Sáu tám Những người cắm cờ năm Bảy lăm Họ vắng mặt ngày vui sum họp Chúng tôi nhớ nhau nhìn vết đạn trên cờ Vết đạn trên cờ cháy lêncâu hỏi: Có nơi đâu như đất nước mình Một ngày vui hoà bình Ba mươi năm súng nổ...? Ôi ngọn cờ đo hết mọi hy sinh. IV. DIỄU BINH Nào xếp hàng cùng nhau diễu binh Đội ngũ Sư đoàn tụ về thành phố Bầu trời rộng hôm nay trống vỗ Mây cũng diễu hành trắng xoá vòm cao Mặt đất dòng người nối lại gần nhau Cây nối liền cây xanh rờn áo lá Nhà nối nhà, phố liền với phố Cờ nối liền cờ bay rợp trời xanh Nào xếp hàng Tất cả diễu binh Nhìn vào hàng quân tôi nhận ra bạn bè Những chiến sĩ bắn cháy xe bọc thép Những chiến sĩ phá cầu ghìm giặc Những chiến sĩ đặt mìn clây-mo mở cửa rào gai... Hôm nay mỗi con người Hai khoảng sáng giội vào tôi một lúc: Dáng họ bật lên khỏi chiến hào lửa táp Dáng họ bước đi trong đội ngũ Sư đoàn Họ bước trên đường nhựa nhịp nhàng Những khẩu súng không phát ra tiếng nổ Những máy bộ đàm không phát ra mật mã Con người nói với nhau bằng ngôn ngữ thường ngày Thành phố tung lên triệu quả bóng màu rực rỡ Niềm vui nổ tung tiếng đại bác rung trời Thành phố hôm nay náo động dòng người Ngỡ khắp ngả đâu cũng là đại lộ Màu áo xanh tràn vào đường phố Nhà nối nhà mở cửa đón màu xanh Em đứng nhìn, em có nhận ra anh Anh đang ở nơi dòng người đông nhất Tóc bạc lưa thưa, khăn rằn phơ phất Con đứng dưới cờ Má có nhận ra con..? Chúng ta chào rộng lớn tấm lòng dân Đội ngũ đi qua sắc màu nồng nhiệt Đi qua nụ cười Đi qua nước mắt Đi qua bàn tay vẫy, tiếng hò reo... Mùa hè ơi! Như lạc đến nơi đâu Chân ta bước râm ran đường nhựa Hôm qua ở rừng Hôm nay ở phố Nhiều năm xa cách đổi lấy phút giây gần Hạnh phúc tràn trề ánh mắt trời xanh Hạnh phúc thấm vào nụ cười, giọng nói Hạnh phúc có sắc màu, âm thanh, hình khối Ta được tận mắt nhìn Ta được thoả lòng nghe Màu cờ, hàng cây, dòng người dồn tụ Sao lạ lùng lạc giữa cơn mơ Chúng ta chào nhân dân kính yêu Người thắng trận chào đất giải phóng Thành phố hôm nay như vườn cây trái chín Chúng ta là đàn chim gặp được mùa đầu Thành phố hôm nay như một gia đình lớn Chúng ta đi xong mong mỏi ngày về Qua ánh mắt nhìn ra tình ruột thịt Gọi nhau mà chưa biết tên nhau Cửa mở cuối cùng dẫn chúng ta vào thành phố Cách xa nhiều giờ thấy mặt người thân Đi cùng xe tăng, tên lửa, pháo binh Sư đoàn tôi trong đội hình chủ lực Hai cuộc chiến tranh Đánh thắng nhiều loài giặc Màu áo xanh chiếm lĩnh phương trời Máu, mồ hôi Sư đoàn chảy đến đâu Thì đội ngũ dài theo đến đó Vai kề vai thành cánh rừng xanh lá Nào xếp hàng Tất cả diễu binh ~Nguyễn-Đức-Mậu~
TỪ HẠ VÀO THU Nếu tuổi trẻ là chói chang mùa hạ Thì anh như trời đất sắp thu rồi Thu trong mắt trời xanh ấm áp Thu chớm màu sợi tóc nắng mưa rơi Anh đã qua những ngọn núi cao, những con sông dài Năm chiến tranh Dòng tên khắc trên chuôi dao, vách đá Ôi tuổi trẻ bạn bè thật nhiều Chung sống chết căn hầm sụt lở Tâm hồn anh mang khát khao mùa hạ Tiếng ve sôi rừng già, hoa phượng cháy trong mưa Mơ mộng chất đầy hành trang tuổi trẻ Trải gian nan sức lực vẫn dư thừa Và bây giờ mùa thu, mùa thu Dòng sông chảy qua thác ghềnh lắng lại Nhìn bè bạn anh biết mình thêm tuổi Trái tim anh đập nhịp mọi vui buồn Xưa anh yêu màu hoa, giờ yêu thêm trái nặng Yêu chiếc lá đổi mùa cháy rực trước hoàng hôn Xưa anh yêu em giờ yêu thêm tiếng trẻ Chiếc nôi mang hạnh phúc vuông tròn Ngôi nhà nhỏ mở cửa về bè bạn Cây anh trồng đo sức lớn thời gian Ôi mùa thu, mùa thu mênh mang Anh nhìn lại khoảng đời mình thuở trước Có phải tháng ngày qua không mất Đã tan vào máu thịt trong anh Như vào thu vẫn xanh trời mùa hạ Anh mang theo, anh gìn giữ cho mình. ~Nguyễn-Đức-Mậu~
HOÀNG-TRẦN-CƯƠNG
1948
Sinh Đô-Lương, Nghệ-An, làm thơ,
viết truyện ngắn. MIỀN TRUNG*
Bao giờ em về thăm
Quê hương anh một thời ngút lửa
Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa
Chuốt ruột mình thành giải lụa Sông Lam
Miền Trung
Tấm lưng trần đen sạm
Những đốt sống Trường Sơn lởm chởm giăng màn
Thoáng bóng giặc núi bửa báng súng
Những đứa con văng mình như mảnh đạn
Thương mẹ một mình trời sinh đá mồ côi
Miền Trung
Bao đời núi bể kề đôi
Ôi! Biển Đông - giọt nước mắt của muôn ngàn thế hệ
Nóng hổi như vừa lăn xuống
Theo những tượng đá cụt đầu của Trường Sơn uy nghiêm
Miền Trung
Câu ví dặm nằm nghiêng
Trên nắng và dưới cát
Đến câu hát cũng hai lần sàng lại
Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm
Miền Trung
Bao giờ em về thăm
Mảnh đất nghèo mùng tơi không kịp rớt
Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ
Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
Không ai giao mà trắng mặt người
Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
Em gắng về
Đừng để mẹ già mong ~Hoàng-Trần-Cương~ QUẶNG LỬA (Trích đoạn trường ca Trầm tích) Giặc giã đến
Giằng khỏi tay con cây bút
Vở học trò gió phơi trắng hàng hiên
Tuổi thơ con trống như mặt bàn
Những ngày mải chơi quên đến lớp
(Trong ngần ơi
Thôi thì đành thất hẹn
Đất bỏng dưới chân rồi
Anh nào dám phân vân)
Những tháng năm ngốt xanh màu áo trận
Bụi đỏ vùi chột cả bóng tre
Rời bãi cát sông quê nơi con từng phơi mình suốt thời thơ bé
Rời mái trường nửa nổi nửa chìm lún sâu trong rừng nứa
Con nhập vào với lửa
Giật mình súng đã tràn tay
Bàng hoàng biểt tuổi thơ không về nữa
Lặng lẽ đi qua những thành phố cháy
Tàn tro bay đỏ quạch trước đình làng
Giật mình ngẫm may mà con có mặt
Để khỏi cúi đầu khi nghe chuyện ngày xưa Bữa con xa nhà trời xối xả mưa
Quanh mâm cơm chia tay cả nhà ngồi xổm
Nước ngoài sân tràn vào lênh láng
Mấy khuôn mặt âm thầm quây quanh chiếc nồi rang
Lặng lẽ đè lên nhau
Những vết đũa dọc ngang
Quệt vào lòng nồi rang mẹ chưng khô nước mắm
Nước mắm kho vừa khét vừa đắng
Đứa em út con cứ khen ngon vội vội vàng vàng đưa lên miệng mút
Mắt tròn đen len lén nhìn xuống đất
Canh chừng nước mưa ập vào lôi mất cái nồi rang Thiếu bát canh rau dền
Nên tiếng cười của đàn con không bị lút
Mong cho mẹ vui gắng đợi lửa tàn
Mẹ lụi cụi chạy vào trong bếp
Con cúi đầu nuốt vội tiếng khóc khan
Cái nấc nghẹn
Chỉ riêng mình mẹ thấy
Con đi theo bạn theo bầy
Họng súng hứng đầy khói bụi
Những đứa con trai vai gồng sông núi
Nhìn quầng trăng lại nhớ mảnh quê gầy
Đất dọc chiến hào đỏ tươi đâu phải ruộng mới cày
Sao đồng đội con cứ chăng dây cắm đầu đạn làm hàng lúa cấy
Những hàng lúa – đạn – đồng không run theo gió
Chỉ có khói bom bay là là như ai đang vãi tro
Khi lúa lốp sợ nhỡ thì con gái
Đất ruộng làng ta cũng đã mỡ màu
Gió ở chiến trường chẳng ngừng lâu
Hắt ngược vào mắt con cay xe nhung nhớ
Đạn bắn đi rồi
Vỏ đạn rỉ xanh
Rải rác những mảnh đời lẫn vào sắc cỏ Con run run vuốt xuôi đôi mắt
Đồng đội con chưa kịp nhắm
Bỗng chạm phải
Một vệt sáng long lanh nóng hổi
Nước mắt của chính mình bỏng rát trên môi
Cái khoảng trống giữa hai trận đánh
Thường được lấp đầy như thế mẹ ơi
Bao nhiêu khoảng trống qua rồi
Bao nhiêu đồng đội con nằm lại
Màu lúa vàng rưng rưng
Nơi nào suối sông chưa tìm đến
Đồng đội con ở lại
Tuổi đời mới ướm thời trai
Những phần mộ quặn rừng già hoang dại
Như sóng chợt ngừng
Những cơn sóng gãy
Không kịp về biển
Cuồn cuộn rừng xanh rú đỏ thâm nghiêm
Những lượn sóng ngầm thấm vào lòng đất
Ngày một ngày hai
Về lại quê làng
Mướt mịn phù sa đắp bồi bến bãi
Mượt mà đưa câu hát sang ngang Đêm Trường Sơn nhập nhoà pháo sáng
Con máy mắt liên hồi
Chắc mẹ thầm nhắc gọi
Xin mẹ đừng lang thang ra ngoài ngõ
Đừng tựa lưng thêm vào nơi mẹ đứng chờ con
Cái thân cau bây giờ nhẵn bóng
Loáng trơn
Những tiếng thở dài
Có phải cây cau vừa trổ gai
Níu mẹ lại khỏi ngã xoài xuống đất
Chiến tranh đi qua bàn tay lật
Hất vào mắt mẹ
Bóng tàn nhang
Con ruổi rong dọc những đại ngàn
Vách đá rừng Lào hao hao dáng mẹ
Đá mồ côi
Đá cũng mồ côi như lũ trẻ
Nên gió mênh mang thổi lộng tháng ngày Đất nước mình đắng cay
Con xa nhà mẹ già thêm nhiều lắm
Cái sạp nứa gãy nan
Mẹ lui hui ngồi dặm
Sờ lên dấu chân con nhảy nhót ngày nào
Mẹ cứ vuốt ngón tay khô gầy lên vết chân con ngày ấy
Lên cái dát giường để dằm xóc vào tay
Những tháng năm tươi nguyên màu máu chảy
Thổi suốt đời con ngọn gió trong lành
Như vỉa quặng ẩn mình dưới đất
Chút vốn liếng dụm dành
Trầm tích của trái tim
Cho con biết cười biết khóc
Biết yêu người mình yêu như chính yêu mình
Biết bạn bè không có nhiều lắm đâu dẫu mặt đất ngày càng đông chật
Những gì đã có
Cố đừng để mất Biết sự thật không hồn nhiên như cỏ
Cỏ bây giờ dần đã hiếm hoi
Ghét thì cho chơi
Thương thì cho roi
Lời thương mến lại nằm trong đá tảng
Đá tảng cô đơn
Giọt lệ vụng về ~Hoàng-Trần-Cương~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.10.2011 10:03:35 bởi Anh Nguyên >
PHẠM-TIẾN-DUẬT
1941-2007
Quê Thanh-Ba, Phú-Thọ, tốt nghiệp Đại-Học
Sư-Phạm Hà-Nội, nhập ngũ, chiến đấu trên đường
Trường-Sơn, Hội viên Hội Nhà Văn VN, được
tặng giải Văn Học Nghệ Thuật.
CÔ BỘ ĐỘI ẤY ĐÃ ĐI RỒI* Cô bộ đội ấy đã đi rồi
Chuyển đơn vị vào vùng rừng trong ấy
Em gái đi, các anh ở lại
Biết đến bao giờ mới được gặp nhau
Lũng thì thẳm mà rừng thì sâu
Để hun hút nhớ nhau biền biệt
Bao nhiêu bạn bè, bao nhiêu bạn bè thân thiết
Xa nhau như xa nhau hôm nay
Thôi em đừng bẻ đốt ngón tay
Nước mắt dễ lây mà rừng thì lặng quá
Anh biết rồi bao nhiêu vất vả
Tháng năm dài cùng nhau đi qua
Để sáu bảy năm em gái xa nhà
Hăm bảy tuổi chuyện chồng con chưa nói
Cả một thời trẻ trung sôi nổi
Ở bên nhau bếp lửa giữa rừng xa
Nhớ nhau, nhớ nhau ở giữa rừng già
Ngón tay nóng cầm viên thuốc mát
Cái đêm đói ngồi nghe chim đắp tát
Con chó vàng cọ chân em đòi ăn
Nhớ nhau, nhớ nhau những buổi mưa dầm
Căn nhà dột tóc em ướt hết
Anh ngồi nghĩ gì em chẳng biết
Cứ hát tràn những câu hát bâng quơ
Nhớ trưa đỉnh đèo ta đứng ngẩn ngơ
Nhìn mây trắng chân trời ngỡ biển
Biển Đông thì xa, biết ta nhìn chẳng đến
Nhưng em vui anh kể chuyện em nghe
Trưa vác gạo ta dừng bên khe
Một đoàn tù binh đi qua đang đứng ngó
Bên những thằng người áo quần loang lổ
Bóng em lồng bóng suối trong veo
Lúc ấy lòng anh biết mấy tự hào
Tự hào vì có em ở đây, tự hào vì đất nước
Ở đây màu hồng xiết bao thân thuộc
Xao xuyến lòng anh, xao xuyến bạn bè
Đến chào anh sáng mai em đi
Như ngày nào chào bà con hàng xóm
Sự xa cách nhỏ trong sự xa cách lớn
Một cuộc chia tay trong triệu cuộc chia tay
Rồi ngày mai xa vắng nơi đây
Em lại có bao nhiêu đồng đội mới
Trong chiến tranh một khát khao sôi nổi
Là nhân dân đoàn tụ muôn đời
Cô bộ đội ấy đã đi rồi. ~Phạm-Tiến-Duật~ TRƯỜNG SƠN ĐÔNG, TRƯỜNG SƠN TÂY Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Ðường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây. Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Ðông với Tây một dải rừng liền. Trường Sơn Tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Rau hết rồi, em có lấy măng không. Em thương anh bên Tây mùa đông
Nước khe cạn bướm bay lèn đá
Biết lòng anh say miền đất lạ
Chắc em lo đường chắn bom thù Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư. Ðông sang Tây không phải đường như
Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo
Ðông Trường Sơn, cô gái “ba sẵn sàng” xanh áo
Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh. Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân, trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Ðông Trường Sơn, nối Tây Trường Sơn. ~Phạm-Tiến-Duật~
NGƯỜI ƠI NGƯỜI Ở Bao nhiêu người đã hát
Bây giờ lại đến em
Bao nhiêu người hồi hộp
Bây giờ lại đến anh Ở hai thung lũng xanh
Kề nhau thành hàng xóm
Công việc như nước cuốn
Chẳng bao giờ thăm nhau Nắng đã tắt từ lâu
Tiếng ve như kéo mật
Dáng em ngồi trước mặt
Như cây cỏ trong vườn Chẳng thể gặp nhau luôn
Hãy ngồi thêm lát nữa
Hai người hai cánh cửa
Khép mở hai vùng trời Gặp biết bao nhiêu người
Quen nhau bao gương mặt
Con đường thì tít tắp
Mặt trận thì mênh mông Chẳng nhớ nữa mùa đông
Đi qua bao hang đá
Cũng quên rồi mùa hạ
Ở bao nhiêu ngăn hầm Công việc cùng tháng năm
Hát vui cùng chiến sĩ
Những ngày đi đánh Mỹ
Bao nhiêu người quen nhau Anh chẳng nói sai đâu
Em là cây ngải đắng
Mọc trong triền núi vắng
Góp vị thuốc cho đời Tiếng em hát “Người ơi…”
Người gần nhau mãi mãi
Tiếng em hát “Đò ơi…”
Sông đưa đò gần lại
Tiếng em hát “Cây ơi…”
Cây nhú thêm mầm mới
Tiếng nồng say em gọi
Náo nức tuổi trăng lên Cái giọng thì của em
Mà lời anh đấy nhỉ?
Giữ em chẳng được nào
Hẹn nhau ngày thắng Mỹ
Lại hát tặng tiễn nhau
Như bạn bè Quan họ
Rằng: Người đi người nhớ
Rằng:“Người ơi người ở đừng về…” Phạm-TIến-Duật~
GỬI EM, CÔ THANH NIÊN XUNG PHONG
Có lẽ nào anh lại mê em
Một cô gái không nhìn rõ mặt
Ðại đội thanh niên đi lấp hố bom
Áo em hình như trắng nhất Người tinh nghịch là anh dễ thân
Bởi vì thế có em đứng gần
Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là “Thạch Nhọn”
Ðêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón Em đóng cọc rào quanh hố bom
Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn
Tiếng Hà tĩnh nghe buồn cười đáo để
Anh lặng người như trôi trong tiếng ru. Tranh thủ có ánh sáng đèn dù
Anh vội nhìn em và bạn em khắp lượt
Mọi người cũng tò mò nhìn anh
Rồi bóng tối lại khép vào bóng tối Em ơi em, hãy nghe anh hỏi
Xong đoạn đường này các em làm đâu
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.
Anh đã đi rất nhiều, rất nhiều
Những con đường như tình yêu mới mẻ Ðất rất hồng và người rất trẻ
Nhưng chẳng thấy em, cô gái ở Thạch Nhọn Thạch Kim
Những đội làm đường hành quân trong đêm
Nào cuốc nào choòng xoong nồi xủng xoảng
Rực rỡ mặt đất bình minh
Hấp hối chân trời pháo sáng
Ðường trong tim anh in những dấu chân.
Chiếc võng bạc trên đường hành quân Anh đã buộc nhiều cây xoan cây ổi
Lại đường mới và hàng nghìn cô gái
Ở đâu em tinh nghịch của anh?
Bụi mù trời mùa hanh
Nước trắng khe mùa lũ
Ðêm rộng dài là đêm không ngủ
Em vẫn đi, đường vẫn liền đường Cạnh giếng nước có bom từ trường
En không rửa ngủ ngày chân lấm
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Ðêm nằm mơ nói mớ vang nhà
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy… Dừng tay cuốc khi em ngoảnh lại
Sẽ giật mình đường mới ta xây
Ðã có độ dài hơn cả độ dài
Của đường xá đời xưa để lại
Sẽ ra về bao nhiêu cô gái
Một ngày mai đường sẽ đứng chơ vơ
Ðể cho đời sau còn thấy ngẩn ngơ
Trước những công trình ngoằn ngoèo trên mặt đất. Ơi em gái chưa một lần rõ mặt
Có lẽ nào anh lại mê em
Từ cái đêm Thạch Nhọn Thạch Kim
Tên em đã thành tên chung anh gọi:
Em là cô thanh niên xung phong. ~Phạm-Tiến-Duật~
NGHE EM HÁT TRONG RỪNG Nghe em hát mà anh buồn cười
Nhịp với phách xem chừng sai cả
Mồ hôi em ướt đầm trên má
Anh với mọi người nhìn nhau khen hay Khu rừng già âm ỷ tàu bay
Các chiến sỹ nhìn em đăm đắm
Mũ sắt lấm, áo dài cũng lấm
Mỗi khi cười bóng dáng cứ lung linh Có lẽ vì khuôn mặt em xinh
Nên tiếng hát nhoè đi không nhớ nữa
Rồi trí nhớ lại bén bùng như lửa
Ẩn náu rất nhiều giọng hát xa xăm Giữa một vùng đất bụi khô rang
Em bỗng đến như dòng sông đầy nước
Trong nhà hầm hun đầy khói thuốc
Câu hát chành như võng đưa Các chiến sỹ nghe em hát say sưa
Ngày mai ngày kia sẽ chuyện trò vô khối
Giữa những câu chuyện không đầu không cuối
Bao nhiêu người lại nhắc đến em Câu hát bay vòng qua đêm
Mai chiến sỹ lại ra cao điểm
Cuộc chiến đấu còn đang tiếp diễn
Em còn đi, rừng mở những gian hầm Tiếng hát bay vòng tháng năm
Ở đâu mà không cần tiếng hát
Nhưng giữa chiến trường nhiều khi thay cho nhạc
Là những tâm hồn có nhạc ở bên trong Câu hát màu chi mà khuôn mặt màu hồng
Tiếng hát xa rồi, không nhớ nữa
Đốt lòng nhau cứ gì phải lửa
Tiếng hát trong rừng bay xa, bay xa ~Phạm-Tiến-Duật~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.11.2011 09:04:24 bởi Anh Nguyên >
NGUYỄN-BÁ-CHUNG
QUÊ HƯƠNG*
Ba mươi năm xa cách quê hương
Bảy lần về thôi cũng là tạm đủ
Nhớ lần đầu - tóc tang trời ủ rũ
Đến bây giờ ánh sáng đã bừng lên
Có cái gì là lạ không thể quên
Như nỗi nhớ không biết tên mà gọi
Như nỗi đau không thể làm dịu vợi
Như ngôi nhà vẫn mãi mãi đi tìm
Như bầu trời nửa xám nửa không quen
Mảnh đất vỡ bồi máu xương ta đó
Đỉnh Yên Tử hoa đại còn vết đỏ
Những người xưa vì nước xả thân mình
Con đường quê vẫn mãi mãi gập ghềnh
Bao năm tháng những người làng chịu đói
Năm Ất Dậu tất cả làng tụ lại
Ăn cháo hoa suốt cả mấy tháng trời
Bát cháo hoa mà ngọt cả một đời
Quý hơn cả bao ngọc vàng cộng lại
Xa ngàn dặm để mà còn nhớ mãi
Vết thương đau chưa chôn đủ tháng ngày
Để về đây nhận lại mặt người
Để mình biết mình vẫn là mình cũ
Bao đổi thay thăng trầm bong lớp vỏ
Nhìn quê hương để lại nhận ra mình. ~Nguyễn-Bá-Chung~ TRẦN-HUYỀN-TRÂN
1913-1989 Sinh tại Hà-Nội, làm thơ, soạn kịch,
viết tiểu thuyết. MƯA ĐÊM LỀU VÓ*
Mưa lũa ao bèo mưa trắng đêm
Cây bờ ngơ ngác nước đang lên
Lều tôi kiến đã rời lên mái
Bà lão chài lo chửa có thuyền
Vó nghèo được nước đã lê thê
Đàn cá giang hồ nhảy nhót đi
Cả cụm bèo xanh nằm cạn mãi
Cũng như cất cánh gọi không về
Tôi ở lều gianh Cống Trắng này
Chạnh lòng cá nhảy với chim bay
Đêm sầu kẽo kẹt ngư bà thức
Giăng phải hồn tôi một lưới đầy. ~Trần-Huyền-Trân~
ĐỘC HÀNH CA
Ớ kìa thiên hạ đang say Ớ nghìn tay nắm nghìn tay đang cười Nhớ ngươi nhạt thếch rượu đời Tay vo chỏm tóc ta ngồi ta ca Tình tang lỗi nhịp mình ta Thương về đầu bạc xót ra má hồng Đèn chong ai vợ không chồng Võng đưa ai mẹ bế bồng không con Nằm đây thép rỉ son mòn Cái đi mất mát, cái còn lần khân Cúi đầu bóng rét vương chân Ngẩng lên đã đụng giời xuân trên cành Không vui sâu cỏ không đành Mà cười nghe chửa ngon lành trái mơ Đã toan ném bút vùi thơ Thõng buông tay áo sợ dơ dáng đời Trót thừa ừ ngược, ừ xuôi Chút thân tâm sự ra người hát ngao. Giao tình tợp chén chiêm bao Ngựa Hồ thôi gió bấc nào đạp chân Đây người áo đỏ tầm xuân Đấy đi tang trắng mấy lần trùng quan Không dưng rét cả dây đàn Này cung dâng áo ngự hàn là đây. Nhớ xưa cùng dỗ bụi giầy Vỗ đùi ha hả thơ mày rượu tao Say đời nhắm lẫn chiêm bao Thơ ra miệng dại, rượu vào mắt điên Đầu bồng khí núi đang lên Sá gì bóng tối đắp trên thân còm Gặp thời xô xát nước non Ta trôi ngươi trẩy lòng còn ngó theo Đưa nhau qua bữa cơm nghèo Đứa sầu gào rượu đứa nheo mắt cười Vung tay như vạch ngang giời Bảo rằng đâu nữa cái thời ngất ngư Chén mồi dù hắt ưu tư Sao cho ráo được gió mưa lội lầm Cõi ngoài trăm họ muôn dân Sống trong rau cỏ vẫn thầm khóc than Sao ta lì mãi ruột gan Đời ai mắt sáng hơn vàng mà mong Chẳng nghe đỏ khé sông Hồng Sóng ngàn xưa vẫn động lòng ngàn sau Chẳng nhìn bóng đá thâu thâu Non Lam như kẻ gục đầu còn thương Chẳng hoài thóc giống vất vương Giếng khô lấp mạch cây vườn rụi hoa Trách nào trái rụng hương xa Cốt muôn trẻ đắp muôn già càng cao Mồ hôi làm suối chiêm bao Nguồn sinh vô lượng đổ vào vô biên Lũ mình rấp hận thành điên Cái câm thuở ấy cười lên thủa này Thế rồi thí bỏ rủi may Đứa giam cõi bụi, đứa đày rừng sâu Vai cầy chẳng kẻo làm trâu Dong xe chẳng kẻo tóc râu làm bờm Nẻo về chật chội áo cơm Dặm đi lại động từng cơn lá rừng Lòng ta không sóng không đừng Thơ vang lại vướng mấy tầng cửa quan Ngẩng thì núi quấn mây tan Kìa đông lửa cháy kìa nam khói mù Kìa trời kia cũng ưu tư Kìa kìa đất nọ ngắc ngư lạc đường Nhà ta nào thiếu gì thương Mà ta ngăn ngắt như giường bệnh nhân Thuốc nào chữa nổi tà tâm Bao mồi danh lợi ghìm chân sông hồ Tóc xanh như cỏ trên mồ Đời hoang chôn cả xuân thu một thời Chao ôi! đâu xóm nô cười Trẻ no vú sữa, già ngơi tiệc trà Tự tình trai gái như hoa Nằm trong vàng ngọc bước ra áo quần Lầu cao đời rủ rèm xuân Ấm no ngồn ngộn mấy tầng vô tư Biết gì đến giấc chinh phu Đêm mơ ngọc đá lầm tro giật mình Tay xua bóng dáng gia đình Mà thân lơ láo thế tình càng đau Đời xanh khó ngả màu nâu Mắt hào quang vẫn đục ngầu như say Nghêu ngao cho sập bóng ngày Khề khà cho ráo hận đầy từng hơi Chiều nay nhấc chén lên môi Không dưng tưởng nhắp máu người tanh tanh Khóc nhau ném chén tan tành Nghe vang vỡ cái bất bình thành thơ Cố nhân! Ới hỡi người xưa Dọn đi tâm sự. Đây mưa về rừng! ~Trần-Huyền-Trân~ 1940
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.11.2011 20:13:06 bởi Anh Nguyên >
NGUYỄN-NGỌC-OÁNH
1937 Sinh tại Quỳnh-Lưu, Nghệ-An, chuyên làm thơ. MẸ*
Cành bàng thả lá heo may
Mẹ gầy, cái dáng khô gầy cành tre
Gót chai nứt nẻ đông hè
Ruộng sâu bấm mãi đã tòe ngón chân
Mẹ ngồi vá áo trước sân
Vá bao mong ước, tay sần mũi kim
Bát canh đắng lá chân chim
Lẫn vài con tép Mẹ tìm dành con
Co ro một mảnh chăn mòn
Tàn đêm giấc ngủ hãy còn ngoài chăn
Mẹ gom giẻ rách, giấy manh
Mặc đôi quang thủng giữ lành tiếng rao
Áo nâu phơi vẹo bờ rào
Cái phận đã bạc còn cào phải gai
Quả cà cõng mấy củ khoai
Con thút thít, Mẹ nghẹn hai ba lần
Tối về đến lớp bình dân
I tờ nhặt được đôi vần lại rơi
Cha con trời gọi về trời
Chái nhà mưa dột, ướt lời ru thương
Tiễn con ra chốn chiến trường
Gạt thầm nước mắt mong đường con khô
Hai tay hết sẻ lại cho
Còn phần Mẹ-một thân cò qua sông… ~Nguyễn-Ngọc-Oánh~
HỒNG-NGUYÊN 1924-1951 Tức Nguyễn-Văn-Vượng, sinh tại
Đông-Sơn,Thanh-Hóa, làm thơ,
viết tiểu luận.
HỚ*
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “một hai”
Súng bắn chưa quen
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến
Lột sắt đường tàu
Rèn thêm dao kiếm
Áo vải chân không
Đi lùng giặc đánh
Ba năm rồi gửi lại quê hương
Mái lều gianh
Tiếng mõ đêm trường
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya
Chúng tôi đi
Nắng mưa sờn mép ba lô,
Tháng năm bạn cùng thôn xóm.
Nghỉ lại lưng đèo
Nằm trên dốc nắng.
Kỳ hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng,
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa.
- Đằng nớ vợ chưa?
- Đằng nớ?
- Tớ còn chờ Độc Lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.
Chúng tôi đi mang cuộc đời lưu động,
Qua nhiều nơi không nhớ hết tên làng.
Đã nghỉ lại rất nhiều nhà dân chúng
Tôi nhớ bờ tre gió lộng
Làng xuôi xóm ngược mái rạ như nhau
Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau.
Có tiếng gà gáy xóm,
Có “khai hội, yêu cầu, chất vấn!”
Có mẹ hiền bắt rận cho những đứa con xa.
Trăng lên tập hợp hát om nhà
Tôi nhớ
Giường kê cánh cửa,
Bếp lửa khoai vùi
Đồng chí nứ vui vui,
Đồng chí nứ dạy tôi dăm tối chữ,
Đồng chí mô nhớ nữa,
Kể chuyện Bình Trị Thiên,
Cho bầy tôi nghe ví,
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí.
- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.
Đêm đó chúng tôi đi,
Nòng súng nghiêng nghiêng
Đường mòn thấp thoáng…
Trong điếm nhỏ,
Mươi người trai tráng,
Sờ chuôi lựu đạn,
Ngồi thổi nùn rơm
Thức vừa rạng sáng,
Nhìn trời sương nhẩm bước chúng tôi đi,
Chúng tôi đi rất nhớ câu ni,
Dân chúng cầm tay lắc lắc:
“Độc lập nhớ rẽ viền chơi ví chắc!” ~Hồng-Nguyên~ VĂN-LÊ Tức Lê-Huy-Chi, sinh tại Gia-Viễn, Ninh-Bình,
làm thơ, viết tiểu thuyết và truyện ngắn.
THÁP CHÀM*
Ngút ngàn ở giữa rừng xanh
Hiện lên ngọn tháp một mình cô đơn
Người xưa đã chọn mặt tường
Để lưu giữ lấy tâm hồn thiêng liêng
Nắng chiều ngọn tháp đổ nghiêng
Thời gian ăn rỗng cả viên gạch hồng
Vậy mà trong thớ đất nung
Vẫn còn in đậm chân dung con người
Còn đây vũ nữ lả lơi
Trăm năm vẫn múa không người lại xem
Thần tình yêu nép bên thềm
Mũi tên số phận chưa tìm đích bay
Còn đây một mẩu cánh tay
Một bàn chân gãy, một cây gươm cùn
Một con ngựa mất yên cương
Một cây cung cháy, lửa cồn xung quanh
Những gì thuộc của chiến tranh
Chẳng còn giữ được nguyên lành, lạ không!
Bao năm gió táp mưa rừng
Vẫn không xóa được chân dung con người
Để chiều nay trước mắt tôi
Một người múa với một người đứng xem
Vô tư như một ngọn đèn
Tháp Chàm lặng lẽ sáng lên giữa rừng ~Văn-Lê~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.11.2011 09:39:17 bởi Anh Nguyên >
TRẦN-VÀNG-SAO
1942
Tức Nguyễn Đính, sinh tại Thừa-Thiên
Huế, chuyên làm thơ.
BÀI THƠ CỦA NGƯỜI YÊU NƯỚC MÌNH* Buổi sáng tôi mặc áo đi giầy ra đứng ngoài đường
Gió thổi những bông mía trắng bên sông
Mùi toóc khô còn thơm lúa mùa qua
Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà
Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé Tôi yêu đất nước này như thế
Mỗi buổi mai
Bầy chim sẻ ngoài sân
Gió mát và trong
Đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng Tôi vẫn sống
vẫn ăn
vẫn thở
như mọi người
đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ
một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu
một vết bùn khô trên mặt đá
không có ai chia tay
cũng nhớ một tiếng còi tàu Mẹ tôi thức khuya dậy sớm
năm nay ngoài năm mươi tuổi
chồng chết đã mười mấy năm
thủa tôi mới đọc được i tờ
mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần
nước sông gạo chợ nhà hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi nợ
sống qua ngày nên phải nghiến răng
cũng không vui nên mẹ ít khi cười
những buổi trưa buổi tối
ngồi một mình hay khóc
vẫn thở dài mà không nói ra
thương con không cha
hẩm hiu côi cút tôi yêu đất nước này xót xa
mẹ tôi nuôi tôi mười mấy năm không lấy chồng
thương tôi nên ở goá nuôi tôi
những đứa nhà giàu hàng ngày chửi bới
chúng cho mẹ con tôi áo quần tiền bạc như cho một đứa hủi
ngày kỵ cha họ hàng thân thích không ai tới thắp ba cây hương
với mấy bông hải đường
mẹ tôi khóc thút thít
cầu cha tôi phù hộ tôi nên người
con nó còn nhỏ dại
trí chưa khôn chân chưa vững bước đi
tôi một mình nuôi nó có kể chi mưa nắng tôi yêu đất nước này cay đắng
những đêm dài thắp đuốc đi đêm
quen thân rồi không ai còn nhớ tên
dĩ vãng đè trên lưng thấm nặng
áo mồ hôi những buổi chợ về
đời cúi thấp
giành từng lon gạo mốc
từng cọng rau, hột muối
vui sao khi còn bữa đói bữa no
mẹ thương con nên cách trở sông đò
hàng gánh nặng phải qua cầu xuống dốc
đêm nào mẹ cũng khóc
đêm nào mẹ cũng khấn thầm
mong con khôn lớn cất mặt với đời tôi yêu đất nước này khôn nguôi
tôi yêu mẹ tôi áo rách
chẳng khi nào nhớ tuổi mình bao nhiêu Tôi bước đi
mưa mỗi lúc một to
sao hôm nay lòng thấy chật
như buổi sáng mùa đông chưa có mặt trời mọc
con sông dài nằm nhớ những chặng rừng đi qua
nỗi mệt mỏi, rưng rưng từng con nước
chim đậu trên cành chim không hót
khoảng vắng mùa thu ngủ trên cỏ may tôi yêu đất nước này những buổi mai
không ai cười không tiếng hát trẻ con
đá đất cỏ cây ơi
mười ba năm có héo mòn
đá đất cỏ cây ơi
lòng vẫn thương mẹ, nhớ cha
ăn quán nằm cầu
hai hàng nước mắt chảy ra
mỗi đêm cầu trời khấn Phật cho tai qua nạn khỏi
ngày mai mua may bán đắt tôi yêu đất nước này áo rách
căn nhà dột phên không ngăn nổi gió
vẫn yêu nhau trong từng hơi thở
lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài
thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai tôi yêu đất nước này như thế
như yêu cây cỏ trong vườn
như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương
nuôi tôi thành người hôm nay
yêu một giọng hát hay
có bài mái đẩy thơm hoa dại
có sáu câu vọng cổ chứa chan
có ba ông táo thờ trong bếp
và tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen tôi yêu đất nước này và tôi yêu em
thủa tóc kẹp tuổi ngoan học trò
áo trắng và chùm hoa phượng đỏ
trong bước chân chim sẻ
ngồi học bài và gọi nhỏ tên tôi
hay nói chuyện huyên thuyên
chuyện trên trời dưới đất rất lạ
chuyện bông hoa mọc một mình trên đá
cứ hay cười mà không biết có người buồn sáng hôm nay gió lạnh vẫn còn
khi xa nhà vẫn muốn ngoái lại
ngó cây cam cây cải
thương mẹ già như chuối ba hương
em chưa buồn
vì chưa rách áo tôi yêu đất nước này rau cháo
bốn ngàn năm cuốc bẫm cày sâu
áo đứt nút qua cầu gió bay
tuổi thơ em hãy giữ cho ngoan tôi yêu đất nước này lầm than
mẹ đốt củi trên rừng và cha làm cá ngoài biển
ăn rau rìu, rau éo, rau trai
nuôi lớn người từ ngày mở đất
bốn ngàn năm nằm gai nếm mật
một tấc lòng cũng trứng Âu Cơ
một tiếng nói cũng đầy hồn Thánh Gióng Tôi đi hết một ngày
gặp toàn người lạ
chưa ai biết chưa ai quen
không biết tuổi không biết tên
cùng sống chung trên trái đất
cùng nỗi đau chia cắt Bắc Nam
cùng có chung tên gọi Việt Nam
mang vết thương chảy máu ngoài tim
cùng nhức nhối với người chết oan ức
đấm ngực giận hờn tức tối
cùng anh em cất cao tiếng nói
bản tuyên ngôn mười bốn triệu người đòi độc lập tự do
bữa ăn nào cũng phải được no
mùa lạnh phải có áo ấm
được ca hát, nói cười, yêu đương không ai cấm
được thờ cúng những người mình tôn kính
hai mươi năm cuộc đời chưa khi nào định Tôi trở về căn nhà nhỏ
đèn thắp ngọn lù mù
gió thổi trong lá cây xào xạc
vườn đêm thơm mát
bát canh rau dền có ớt chìa vôi
bên hàng xóm có tiếng trẻ con khóc
mẹ bồng con lên non ngồi cầu Ái Tử đất nước hôm nay đã thấm hồn người
ve sắp kêu mùa hạ
nên không còn mấy thu
đất nước này còn chua xót
nên trông ngày thống nhất
cho bên kia không gọi bên này là người miền Nam
cho bên này không gọi bên kia là người miền Bắc
lòng vui hôm nay không thấy chật tôi yêu đất nước này chân thật
như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi
như yêu em nụ hôn ngọt trên môi
và yêu tôi đã biết làm người
cứ trông đất nước mình thống nhất ~Trần-Vàng-Sao~ 19/12/1967 VĂN-CAO 1923-1995
Tức Nguyễn-Văn-Cao, sinh tại Hải-Phòng,
tác giả bài Tiến quân ca và các bài Thiên
Thai, Trường ca Sông Lô, làm thơ, soạn
nhạc, vẽ, và viết truyện ngắn. NĂM BUỔI SÁNG KHÔNG CÓ TRONG SỰ THẬT
"Những mái nhà ủ những cánh chim đêm
Ủ những giấc mơ dưới trời sao lồng lộng"
I
Ng ủ dậy một sáng
Cả phố biến đâu mất
Không một bóng người đi
Im lặng hồ nước sâu thăm thẳm
Mặt đất đỏ màu gạch nung
Như miệng quả núi lửa
Anh đi tìm em
Tìm dấu vết những con đường
Chúng ta thường đi lại
Giữa mênh mông tôi gọi em mãi mãi
Thế kỷ chúng ta đứng lại nơi đây
Em ở đâu ?
Thế kỷ chúng ta còn đang tiếp tục
Trên trái đất này
Hàng ngày đứng lại nơi đây
Tôi gọi em mãi mãi
II
Buổi sáng nay không nghe tiếng chim hót
Một buổi sáng không thật
Tôi bước đi không thấy tiếng chân đi
Cả thành phố cùng tôi im lặng
Tất cả những con người
Chỉ thấy mắt đen lay láy
Cả tiếng xe không thành tiếng
Tại sao? Tại sao?
Không ai nhìn miệng tôi gào thét không ra tiếng
Trong kinh hoàng tôi chạy trên đất
Một mình
Giữa thành phố mọi người im lặng
Tại sao? Tại sao? Không tiếng nói
Không tiếng động, không sự sống
Tại sao thành phố sa mạc
Không nghe gió thổi
Những hình người như bị đẩy
Qua nhanh
Hình như nơi đây
Bị đày trong im lặng
III
Buổi sáng nay không phải mình thức dậy
Một người nào trong tôi đang thở
Trước mặt tôi
Buồn nửa đêm nửa ngày len lỏi
Nửa phố mặt trăng nửa phố mặt trời
Từ khi ấy chúng tôi, hai người suy nghĩ
Hai kẻ thù nhau
Hai thái cực tâm hồn
Hai người ấy trong một người chịu đựng
Mưu lại lẫn nhau
Không biết ngày đêm không biết giả thật
Từ phút ấy, tôi không còn thật nữa
IV
Buổi sáng nay cả phố phường như mở hội
Mọi con người đeo mặt nạ đi chơi
Những bước chân nhảy múa
Vui lên cành non
Lá bàng trên phố xanh màu ngọc
Xuân tháng hai
Cửa hàng rượu bên đường
Tơ lụa pha len, hoa giấy ni-lông
Những mặt nạ gặp nhau chào hỏi
Những em bé búp-bê mùa xuân
Hồng hào da thịt
Ngồi đập nút chai làm tiền bạc chơi xuân
Mở tròn mắt nhìn kinh ngạc
Họ vui làm sao
Ô kìa
Nước mắt mồ hôi
Sao chảy ra trên từng mặt nạ
Từng con người
Vội vàng lau mồ hôi và nước mắt
Trên những mặt nạ giấy bồi
V
Những cánh cửa đều khóa chặt
Trong gian phòng trong suốt thủy tinh
Em ở đây với anh
Cho bớt lạnh sáng mùa xuân náo níu
Thịt da em cho anh sưởi
Hơi ấm mình con chim khuyên
Trong lòng bàn tay
Run rẩy
Giữa hai cành non
Nghe nhựa mùa xuân
Những nụ hồng mới nở
Và mật vừa thơm và ong đã tới
Chúng ta đi vào bí mật mùa xuân
Ngày đầu tiên của em trên biển. ~Văn-Cao~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.11.2011 11:32:27 bởi Anh Nguyên >
THANH-THẢO
1946
Tức Hồ-Thành-Công, sinh tại Mộ- Đức,
Quảng-Ngãi, chuyên làm thơ. THỬ NÓI VỀ HẠNH PHÚC I Nửa đêm tôi choàng dậy tiếng bom hú rất gần ba đợt B52 Cái hầm của chúng tôi ngày không nắng mặt trời đêm không ánh sao những mùa trăng lướt qua xa cách tôi thắp đèn bốn bên là đất mỗi lúc bom rung đất rơi đầy mặt đất rơi đầy giấc mơ những giấc mơ chập chờn bao giờ cũng có khoảng trời xanh vòi vọi lung linh gương mặt của người thương II Những tình yêu thật thường không ồn ào chúng tôi đều hiểu đất nước đang hồi khốc liệt chúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi giác quan bằng chén cơm ăn mắm ruốc bằng giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc bằng những nắm đất mọc theo đường hành quân có những thằng con trai mười tám tuổi chưa từng biết nụ hôn người con gái chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời câu nói đượm nhiều hơi sách vở khi nằm xuống trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời hạnh phúc nào cho tôi hạnh phúc nào cho anh hạnh phúc nào cho chúng ta hạnh phúc nào cho đất nước có những thằng con trai mười tám tuổi nhiều khi cực quá khóc òa nhiều lúc tức mình chửi bâng quơ phanh ngực áo và mở trần bản chất mỉm cười trước những lời lẽ quá to nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc với những thằng con trai mười tám tuổi đất nước là nhịp tim có thể khác thường là một làn mây mỏng đến bâng khuâng là mùi mồ hôi thật thà của lính đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội hay một bữa cơm rau rừng chúng tôi không muốn chết vì hư danh không thể chết vì tiền bạc chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng những liều thân vô ích đất nước đẹp mênh mang đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt chỉ riêng cho Người chúng tôi dám chết III Đêm nay ai dắt tay nhau vào tiệc cưới ai thức trắng lội sình ai trầm ngâm viết những câu thơ thông minh ai trả nghĩa đời mình bằng máu máu đỏ thật không ồn ào máu ướt đẫm thấm vào ngực áo hạnh phúc nào cho tôi hạnh phúc nào cho anh hạnh phúc nào cho chúng ta hạnh phúc nào cho đất nước những câu hỏi chưa bao giờ nguôi được mảnh đất hôm nay bè bạn chúng tôi nằm nơi máu đổ phải sống bằng thực chất không ai nỡ lo vun vén riêng mình khi mộ bạn chính bàn tay anh đắp nơi cao nhất thử lòng ta yêu đất nước thử lòng ta chung thuỷ vô tư nơi vỡ vụn dưới chân bao mảng đêm hèn nhát những gương mặt ngẩng lên lấp lánh chất người IV Cuộc chiến tranh đã đi qua một phần tư thế kỷ tôi nhớ người con gái xưa tìm chồng như cơn gió lang thang giữa trời đất mênh mông nỗi tuyệt vọng khiến tình yêu hoá đá tôi đã gặp những người con gái mở đường cho chúng tôi ra trận qua bóng hòn Vọng Phu nhiều em chưa tìm được người yêu đã giáp mặt hàng trăm lần cái chết hòn núi cô đơn đứng ngàn năm chất ngất mà hạnh phúc bình thường vẫn quá tầm tay các em mấy năm bám trụ nơi đây gánh đá phá bom tải hàng dựng lán đào sẵn huyệt cho mình khi ngã xuống mà tình yêu không hoá đá bao giờ xe chúng tôi qua các em mừng vẫy tay chắc sau ròn rã tiếng cười nước mắt sẽ thầm rơi trên những gương mặt lành màu nắng gió V Cuộc chiến tranh đã đi qua một phần tư thế kỷ từ tiếng khóc oa oa chào đời của anh đến phút đầu mình thương nhau em khóc đến một ngày chia ly đến nhiều tháng năm xa cách anh sẽ nói với em thế nào về hạnh phúc mùi thuốc súng bay qua số phận chúng mình em nói sẽ chờ anh năm năm mười năm sẽ chờ anh hết cuộc chiến tranh này dù ngày trở về không nguyên vẹn buổi chiều dâng vàng rực ngọn cây những cánh chim mãi bay về một hướng góc duy nhất trong đời anh yên tĩnh là em giữa chúng mình nỗi nhớ nhau chưa đủ thành hạnh phúc cái khoảng cách bao giờ cũng thật nhưng anh tin em sẽ đợi anh về dù biết đây là những tháng năm dài nhất nghe gió cồn xao đảo góc rừng khuya nghĩ đến em đất trời lắng lại chúng mình sẽ thương nhau như chưa bao giờ thương vậy nếu bước cuối cùng này ta bước qua và em ơi, ngày sum họp ngày mai giữa chúng mình còn tên những bạn bè ngã xuống những người hay mơ mộng tha thiết yêu và muốn làm được chút gì cho em cho anh cho đất nước đôi tay họ đôi bàn tay trong sạch đã vùi sâu trong đất sẽ vươn giữa hai ta như những nhành cây những nhành cây ôm chặt cuộc đời này giữ cho những người yêu tròn hạnh phúc. ~Thanh-Thảo~ 1972 DẤU CHÂN QUA TRẢNG CỎ Buổi chiều qua trảng cỏ voi Ngước nhìn mút mắt khoảng trời long lanh Gió nghiêng ngả giữa màu xanh Tiếng bầy chim két bỗng thành mênh mang Lối mòn như sợi chỉ giăng Còn in đậm đặc vô vàn dấu chân Dấu chân ai đọc nên vần Nên nào ai biết đi gần đi xa. Cuộc đời trải mút mắt ta Lối mòn nhỏ cũng dẫn ra chiến trường Những người sốt rét đang cơn Dấu chân bấm xuống đường trơn, có nhoè?… Chiếc bòng con đựng những gì Mà đi cuối đất mà đi cùng trời Mang bao khát vọng con người Dấu chân nho nhỏ không lời không tên Thời gian như cỏ vượt lên Lối mòn như sợi chỉ bền kéo qua Ai đi gần ai đi xa Những gì gợi lại chỉ là dấu chân. Vùi trong trảng cỏ thời gian Vẫn âm thầm trải mút tầm mắt ta Vẫn đằm hơi ấm thiết tha Cho người sau biết đường ra chiến trường… Thanh-Thảo~
MỘT NGƯỜI LÍNH NÓI VỀ THẾ HỆ MÌNH ngày chúng tôi đi các toa tàu mở toang cửa
không có gì phải che giấu nữa
những thằng lính trẻ măng tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ
những thằng lính trẻ măng quân phục xùng xình
chen bám ở bậc toa như chồi như nụ
con tàu nổi hiệu còi rung hết cỡ
và dài muốn đứt hơi
hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ
thế hệ chúng tôi
hiệu còi ấy là một lời tuyên bố một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận
mà trách nhiệm nặng hơn nòng cối 82
vẫn thường vác trên vai một thế hệ thức nhiều hơn ngủ
xoay trần đào công sự
xoay trần trong ý nghĩ
đi con đường người trước đã đi
bằng rất nhiều lối mới những cái tên trên cây rừng khắc vội
những chữ N chữ T vạch ở các bình tông
ba lô đựng một bộ áo quần
vài gói mắm cùng nắm cơm nho nhỏ
bếp dã chiến cháy dọc bờ suối đá
treo tòn ten mấy ống cóng canh chua
nấu lá giang và mắm ruốc
tất cả những gì chúng tôi có được
đều trải cho nhau, trải ra đất thật tình
với quân thù-chi đến tối đa
với bè bạn-phải chơi hết mình nếu chỉ nhìn da chúng tôi đen hơn
nhìn cái vóc dạn dày trước tuổi
đếm vết chai trên bàn tay, chưa đủ
cũng chưa đủ nếu chỉ tính cuộc đời bằng những chiến công ôi trảng dầu những chiếc lá khô cong
mỗi bước dưới chân rì rầm tiếng nói
đêm hành quân qua nhiều đống lửa
bùng tự nhiên ngay giữa lối mòn thế hệ chúng tôi bùng ngọn lửa chính mình
soi sáng đường đi tới
có những đêm mưa quất bốn bề
giữa Tháp Mười không mái lá nương che
nước đã giật phải đẩy xuồng băng trấp
lúc ấy chân trời là lưng người đi trước
vụt loé lên qua ánh chớp màn mưa thế hệ chúng tôi trắng từng đêm lội nước
sình bết từ chân bết đến đầu
nên giọng nói có nhiều khi ngang dọc
nên cái nhìn có lắm phen gai góc
vì ngọn lửa chịu sình là lửa thực
đã bùng lên dám cháy tận sức mình nhủ điều chi ơi tiếng quốc đêm sương
kêu da diết suốt một mùa nước nổi
bông điên điển mở cánh vàng nóng hổi
là nắng chiều đẫm lại giữa lòng tay
đất nước ngấm vào ta, đơn sơ
như Tháp Mười không điểm trang đầy im lặng
trên tất cả tình yêu tình yêu này đi thẳng
đến mỗi đời ta bất chấp những ngôn từ tôi gặp thằng bạn thân trong một chuyến bất ngờ
đêm Mỹ Long hai đứa nằm lộ đất
trải dưới trời một tấm ni lông
nơi khi chiều B52 bừa ba đợt
nơi mấy năm rồi hố bom không đếm hết
nơi tôi chợt thốt niềm mơ giản dị của mình
“chừng nào thật hoà bình
ra lộ 4 trải ni lông nằm một đêm cho thoả thích” thằng bạn tôi đăm đăm
nhìn một ngôi sao mọc trong hố bom nhoè nước
đôi mắt nó lạ lùng mà tôi thấy được
chứa đầy một hố bom và một ngôi sao… cơn lốc xoáy trên nóc rừng nguyên thủy
tiếng gió hú dài trong những bộng cây
đàn dơi chấp chới bay
trảng tranh hừng hực nắng chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô
qua mùa mưa mùa mưa dai dẳng
võng mắc cột tràm đêm ướt sũng
xuồng vượt sông dưới pháo sáng nhạt nhoà
đôi lúc ngẩn người một ráng đỏ chiều xa
quên đời mình thêm tuổi
chân dép lốp đạp mòn trăm ngọn núi
mà không hề rợp bóng xuống tương lai những trận đánh ập về đầy trí nhớ
pháo chụp nổ ngang trời từng bựng khói
nhịp tim dập dồn lần xuất kích đầu tiên
bình tông cạn khô trên nóc hầm nồng khét
những vỏ đồ hộp lăn lóc
cái im lặng ù tai giữa hai đợt bom
một tiếng gà bất chợt
bên bờ kênh hoang tàn thế hệ chúng tôi không sống bằng kỷ niệm
không dựa dẫm những hào quang có sẵn
lòng vô tư như gió chướng trong lành
như sắc trời ngày nắng tự nhiên xanh đoàn xuồng chuyển quân bơi rậm kênh Bằng Lăng
buổi chiều pháo bắn
những cây bình bát gục ngã
hoàng hôn đôi bờ như máu chảy
trắng dòng kênh xác xăng đặc lều bều tôi bỗng thấy mặt mình trên mặt nước
mặt nước trôi những dề xăng đặc
mặt nước trôi những trái bình bát
mặt nước trôi quê hương không còn nguyên vẹn
và tôi thấy
trôi qua mặt mình bao nhiêu gương mặt
những bạn bè quen những bạn bè chưa gặp
trẻ măng
loang loáng theo con nước
tủa về những đồng sâu
hun hút
buổi chiều đó là những người qua trước
không phải trước hai mươi năm
đó là những người qua sau
không phải sau hai mươi năm
mà vào buổi chiều ấy
trên những dòng kênh ấy
pháo bắn và nước chảy
thế hệ chúng tôi nhìn rất rõ mặt mình ~Thanh-Thảo~ 1973
LÊ-THỊ-KIM 1950 Tức Lê-Thị-Ngà, sinh tại Thanh-Hóa.
chuyên làm thơ.
VIẾT CHO CHUỒN CHUỒN KIM
Đôi cánh mày bé bỏng
Sao mang nổi bầu trời
Nhỡ mà kỳ giông bão
Núp đâu chuồn kim ơi
Luống cà sang luống bắp
Với con chuồn chuồn kim
Cũng xa bằng hai nước
Biết đâu mà bay lên
Dù đi đây đi đó
Không qua nổi mái nhà
Con chuồn kim đầu ngõ
Như người, đừng đi xa
Trong tình tôi lặng lẽ
Có con chuồn kim bay
Bằng đôi chân sẻ
Tôi đi trên đời này
Tôi đi mà như đậu
Tôi bay mà như đi
Con chuồn kim bờ đậu
Trong tình tôi thầm thì
Những người xa khuất nẻo
Nghìn chân trời trong tay
Làm sao mà nhìn thấy
Một con chuồn kim bay
Chuồn kim ơi đừng sợ
Những chú bé bắt mày
Bởi thân mày quá nhỏ
Bắt làm sao lọt tay
Con chuồn kim màn chỉ
Lặng lẽ khâu tháng ngày
Vườn tôi đang rộng mở
Tha hồ chuồn kim bay
~Lê-Thị-Kim~ ĐỪNG NHÌN EM NHƯ THẾ
Đừng nhìn em như thế
Cháy lòng em còn gì
Sự nồng nàn của bể
Cuốn mất hồn em đi
Đừng nhìn em như thế
Khắc giờ thành thiên thu
Mắc nợ đời dâu bể
Mắc nợ đời thơ si
Em đành làm chim nhỏ
Đứng hót chơi trong chiều
Thả đôi lời hoa cỏ
Cho đời bớt tịch liêu
Bởi tình yêu có thật
Vĩnh cửu trong cuộc đời
Bởi ghen tuông có thật
Xuống mồ biết có thôi
Đừng nhìn em như thế
Sự dịu dàng nhường kia
Sẽ làm em chết ngạt
Hết một đời thơ si
~Lê-Thị-Kim~ KHI TÌNH YÊU ĐẾN
Tình yêu không là gió
Chợt gần rồi chợt xa
Tình yêu không là cỏ
Mọc lan man thềm nhà
Em có một tình yêu
Mong nhanh như nhánh lá
Em có một tình yêu
Như sóng ngầm biển cả
Em biết nói thế nào
Về anh, màu áo vải
Ðôi dép lốp trật quai
Rút hoài chưa chặt lại
Anh bất ngờ như bể
Ðến lặng thinh như tờ
Vẫn lành như chim sẻ
Bắt em ngồi làm thơ
Mười năm anh ở rừng
Em còn là "con nhỏ"
ở khoảng giữa đôi ta
ầm ì bom đạn nổ
Tại anh chỉ tại anh
Em dễ quên dễ nhớ
Nhìn chi cũng hóa thành
Gương mặt anh rực rỡ
Ðang ăn cơm bỗng hát
Giữa giấc ngủ mỉm cười
Em bất thường lạ thật
Bắt đền anh, anh ơi
~Lê-Thị-Kim~
GẦN LẮM TRƯỜNG-SA Biết rằng xa lắm Trường Sa Trùng dương ấy tôi chưa ra lần nào Viết làm sao, viết làm sao Câu thơ nào phải con tàu ra khơi Thế mà đã có lòng tôi Ở nơi cuối bến ở nơi cùng bờ Phải đâu chùm đảo san hô Cũng không giống một chùm thơ ngọt lành Hỡi quần đảo cuối trời xanh Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con Sóng bào mãi vẫn không mòn Vẫn còn biển cả vẫn còn Trường Sa Lời anh kể, dẫn tôi ra Bước lên ghềnh đá chim sa xuống đầu Những loài chim biển hải âu Tưởng người là loại chim đâu mới về… ~Lê-Thị-Kim~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.12.2013 11:08:01 bởi Anh Nguyên >
BÙI-CÔNG-MINH
1947 Sinh tại Đà-Nẵng, làm thơ.
NGÀY VÀ ĐÊM
Rất dài và rất xa
Là những ngày mong nhớ
Nơi sáng lên ngọn lửa
Là trái tim yêu thương Anh đang mùa hành quân
Pháo lăn dài chiến dịch
Bồi hồi đêm xuất kích
Chờ nghe tiếng pháo ran Ngôi sao như mắt anh
Trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở
Cho ánh sao bay vào Ngày và đêm xa nhau
Đâu chỉ dài và nhớ
Thời gian trong cách trở
Đốt cháy ngời tình yêu Pháo anh trên đồi cao
Nã vào đầu giặc Mỹ
Bục giảng dưới hầm sâu
Em cũng là chiến sĩ Cái chết cúi gục đầu
Cuộc đời xanh tươi trẻ
Ngày đêm ta bên nhau
Những đêm ngày chiến đấu ~Bùi-Công-Minh~ LÊ-GIANG 1930 Tức Trần-Thị-Kim, sinh tại Cà-Mâu,
Minh-Hải, chuyên về thơ. EM VẪN ĐỢI ANH VỀ Năm tháng đội mưa rừng
Ngày đêm vùi sương núi
Em vẫn chờ vẫn đợi
Anh sẽ về với em… Đợi phút giây bình yên
Chờ đạn bom ráo tạnh
Để được ngồi bên anh
Để được yêu, được giận
Để được hờn, được ghen
Để vui và ưu phiền
Để làm chồng làm vợ Như buồm căng đợi gió
Như trời xanh đợi chim
Như đời khát hòa bình
Như lòng em khát anh Bình yên và chiến tranh
Mùa xuân và bão tố
Ngày mai hay quá khứ
Mãi mãi là bên anh! ~Lê-Giang~ 01.09.1979 PHAN-THỊ-THANH-NHÀN 1943 Sinh tại Hà-Nội, làm thơ, viết truyện ngắn HƯƠNG THẦM
Cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ.
Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.
Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay,
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,
Bên ấy có người ngày mai ra trận
Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi,
nào ai đã một lần dám nói?
Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin,
Cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không dấu được cứ bay dịu nhẹ.
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.
(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy...)
Rồi theo từng hơi thở của anh
Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực
Anh lên đường
Hương thơm sẽ theo đi khắp
Họ chia tay
Vẫn chẳng nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi ~Phan-Thị-Thanh-Nhàn~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.11.2011 01:14:50 bởi Anh Nguyên >
ĐỖ-HŨU
CHIỀU VIỆT BẮC
Nắng xuống phương nào người thấy không?
Mà đây chiều tím rụng song song.
Vàng tuôn mấy lối ngàn thu muộn.
Ai nhuộm hoàng hôn kín mắt trông.
Khói thuốc lên mờ xanh bóng ai.
Phương xa trời xuống ngút sông dài.
Đường kia có phải sầu chưa đọng.
Trở bước hoa lau trắng ngập đồi.
Con đường đất đỏ mờ sau bảng.
Thung lũng vàng tơ nắng trở chiều.
Núi biếc chập chùng vây ải lạnh.
Dặm về lá đổ phấn tàn xưa.
Rừng núi âm u chiều Việt Bắc.
Chừng ngày lạc buớc ai ngồi than.
Buồn xưa chừ đọng ngàn lau sách.
Chốn cũ ngồi nghe gió dặm trường.
~Đỗ-Hữu~
BÙI-MINH-QUỐC
BÀI THƠ VỀ HẠNH PHÚC
(Cảm niệm người bạn đời là nữ sĩ Dương thị Xuân-
Quý hy sinh tại Duy-Xuyên năm 1969 lúc mới 28 tuổi)
Thôi em nằm lại,
Với đất lành Duy Xuyên
Trên mồ em có mùa xuân ở mãi,
Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên.
Trời chiến trường không một phút bình yên.
Súng nổ gấp.
Anh lên đường đánh giặc.
Lấy nỗi đau vô cùng làm sức mạnh vô biên,
Bước truy kích đạp trăm rào gai sắc.
Ôi mũi lê này hôm nay sao sáng quắc
Anh mất em như mất nửa cuộc đời.
Nỗi đau anh không thể nói bằng lời.
Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy
Những viên đạn quân thù bắn em, trong lòng anh sâu xoáy
Bên những vết đạn xưa chúng giết bao người.
Anh bàng hoàng như ngỡ trái tim rơi,
Như bỗng tắt vầng mặt trời hạnh phúc.
Nhưng em ạ, giây phút này chính lúc.
Anh thấy lòng anh tỉnh táo lạ thường.
Nhắm thẳng quân thù, mắt không giọt lệ vương.
Anh nổ súng.
~Bùi-Minh-Quốc~
NGUYỄN-ĐỨC-MẬU
1948
Quê Nam-Ninh, Nam-Hà, thơ,
tiểu thuyết, truyện ngắn.
TRƯỜNG CA SƯ ĐOÀN
Kính tặng Sư đoàn 312- Sư đoàn Anh hùng
CHƯƠNG MỘT
KHÚC TÂM TÌNH
Bài hát đầu tiên tôi hát ở Sư đoàn
Mây trôi trắng khoảng trời Tây Bắc
Các anh tôi thuở mũ nan, súng kíp
Có bao người tôi chưa được tìm thăm
Nếu tất cả trở về đông đủ
Sư đoàn tôi sẽ thành mấy Sư đoàn...?
Có những anh hùng lưu lạc tuổi tên
Cón hững chiến công nằm ngoài trang sử
Tôi biết mình đứng ở phía sau
Có cái chết các anh che chở
Thế hệ chúng tôi rừng xanh, lính trẻ
Tuổi chúng tôi bằng tuổi Sư đoàn
Mặc áo màu xanh
Đứng trong quân ngũ
Sau con đường Tây Bắc đến Trường Sơn
Những đêm
Hơi núi dăng triền đá
Chiếc võng xa nhà treo ở rừng hoang
Hai đầu dây cây Bắc, cây Nam
Chiếc võng hóa mảnh trăng nằm giữa
Đất nước tôi chia làm hai nửa
Trận bom rung vọng suốt hai đầu
Trong cuộc chiến tranh này
Triệu chiếc võng rừng sâu
Làm triệu cây cầu
Nói liền vết cắt
Da thịt người vá lành da thịt đất
Trong nỗi đau của đất có con người...
Tôi nghĩ đến cuộc hành quân vào Nam, ra Bắc
Sư đoàn tôi trải những mùa ciến dịch
Dấu chân đi đủ khép một vòng trời
Tên tuổi chúng tôi rải rác khắp rừng cây
Rải rác dòng tên nơi đèo cao, vực thẳm
Tên tuổi chúng tôi trụi trần như quả đạn
Tên tuổi chúng tôi lỗ chỗ vết đạn bay trên nền đỏ lá cờ
Người hy sinh và người còn sống
Cùng đứng trong đội ngũ Sư đoàn
Những đêm
Mùi cỏ nồng bị đốt thổi lang thang
Rừng trút lá
Gió vặn mình
Vật vã
Ai đang thức, đang mơ, đang ngủ...
Tôi muốn nằm trò chuyện với rừng cây
Câu thơ tôi ghi vội tháng ngày
Nơi mảnh đất sự sống kề cái chết
Thơ chưa thể nói lời dịu ngọt
Con đường rừng trăm hốc đạn nhìn tôi
Ngày tháng đi qua, ân tình không cạn
Tôi xâu vào chuỗi hạt đầy vơi
Chuỗi ngọc nằm trên tay tôi, tay bạn
Nếu tung lên thành sao sáng ngang trời...
Thơ nhắc gì cùng bạn, cùng tôi
Cảm xúc từ trái tim
Tư tưởng sáng trong đầu
Khi chúng ta soi vào trang giấy
Một khoảng vắng mỏng manh
Tâm tìn ta nhắn giử
Một ngọn đèn mê mải
Thức qua đêm nối với mặt trời...
Mỗi câu thơ như sợi tơ dài
Rút ra từ tháng ngày bom đạn
Có khi là lời ca trên môi bạn
Có thể là ngọn lửa ở tay tôi
Tôi yêu những câu thơ mặc áo lính sờn vao
Những câu thơ nằm chién hào đợi giặc
Những câu thơ trộn mồ hôi, bùn đất
Những câu thơ từ thực chất cuộc đời
Như lá không cần trang điểm
Chùm quả chín rung rinh chùm ánh sáng
Sức xanh tươi không kể chi mùa
Đêm mênh mông trang giấy chẳng bến bờ
Tôi sẽ lạc giữa ngôn từ sáo rỗng
Nếu không có con đường vào mặt trận
Con đường rừng sột soạt mảnh lân tinh
Dưới vực sâu đêm dày vốc được
Đốt dép lên soi rõ bước chân mình...
CHƯƠNG HAI
MẶT TRẬN MIỀN TÂY
........................
..........................
CHƯƠNG BA
QUẢNG TRỊ NĂM 1972
I. DỌC MIỀN GIÓ CÁT
Đánh trận bốn năm dòng
Quân chưa kịp bổ sung
Người chưa ngày nghỉ phép
Vừa áo xanh rừng Lào
Đã bạc màu gió cát
Một Sư đoàn chủ lực
Giữa hai chiều chiến tranh
Núi cao rồi biển xanh
Chiếc là và hạt cát
Gió Lào xô táp mặt
Cát phủ đầy hai vai
Khôgn có mũ: đội trời
Không dép giày: chân đất
Ba lô chưa kịp phát
Gói võng làm ba lô
Quân phục còn trong kho
Chưa lành ta mặc rách
Súng đạn chưa kịp phát
Cứ đi rồi sẽ lo
Thuốc men chưa kịp phát
Cơn ốm chẳng nằm co
Không có nỗi đợi chờ
Như dòng sông phẳng lặng
Bàn chân không đến chậm
Cả Sư đoàn hành quân
Qua đèo Ngang, đèo Ngang
Cháy nỗi niềm thương nước
Qua Đồng, Vinh Linh
Hố bom đào nhức mắt
Phải đi nhanh, đi nhanh
Kịp thời cơ đánh giặc
Sông miền Trung đầy nước
Đường miểnTung đầy người
Biển miền Trung đầy trời
Trời cao đầy tiếng hát
Hành quân về phương Nam,
Xe vận tải nối hàng
Đuổi theo bàn chân đất
Nghìn chiếc mũ - khoảng trời
Đuổi theo bàn chân đất
Quân phục mới màu xanh
Đuổi theo màu áo bạc
Nóng lòng viên thuốc sốt
Đuổi theo cơn sốt rừng
Câu thơ nơi chiến trường
Bàn chân dồn cảm xúc
Sư đoàn hành quân gấp
Bước ngày chen bước đêm
Lá thư không dán tem
Nhờ giao liên chuyển hộ
Hòm thư của Sư đoàn
Giờ đổi thay con số
Tranh thư nhòa nắng gió
Anh đã vào miền trong
Quân số chờ bổ sung
Đứng ngồi trên xe tải
Những tân binh trẻ măng
Đồng bằng chen bóng núi
Dọc con đường đỏ bụi
Hành quân và nhận quân
Giày dép gặp bàn chân
Gạo đã tìm cơn đói
Đạnn đã nén đầy băng
Sư đoàn thêm lính mới
Ùn ùn xe vận tải
Làm kho lương, kho người
Quảng Trị nhấp nhô đồi
Đã hiện ra trước mắt...
Câu hỏi xoáy giữa trời gió cát:
Con sông có cầu sao không người qua?
Đoàn quân đi quành phía núi Trường Sơn
Để bàn chân vấp vào giới tuyến
Đất đai mang vết chém ngang người
Bàn chân vấp vào nỗi đau chia cắt
Ta gọi tên Tố quốc
Nước mắt dường chia hai
Ta gọi tên Quảng Trị
Gió cát tràn ngang môi
Đây Quảng trị lần đầu ta gặp
Bom B.52 cắt dọc đội hình
Đất mọc nhiều cành gai, co tranh
Ngọn gió đi qua xạc xào tiếng nói...
Ngọn gió hoang vu
Lia mình trên cỏ rối
Ngọn gió lang thang
Ném cát ngang trời
Có lúc gió đổi màu: gió xám
Thổi phừng ohừng quan bãi cháy, vành đai
Đây Quảng trị lần đầu ta gặp
Lớp rào gai xé vao áo rách
Lớp rào gai chăng vào mắt ta nhìn
Sao dây thép mọc loài gai độc
Dây thép xù lông nhím màu đen?
những xóm mạc thành khu chiến lược
Những ruộng vườn cỏ dại xoá dòng tên...
Ta bước đi trên đất
Dưới cỏ non cóm mìn
Ta dẫm chân trong nước
Thuốc độc xót bàn chân
Khoảng trời cao ta nhìn
Sắt thép rời đầy mắt
Trông vời ra biển xanh
Đen ngòm tàu chiến giặc
Vẫn trời đất, vẫn biển
Nhưng đất hoá chiến trường
Trời dăng triệu trái bom
Biển giập giờn pháo kích
Cái mảnh đất nối liền Nam -Bắc
Thành đất đai hai miền ngăn cách
Trái bom kia
Không phải của hai miền
Rào thép gai
Không phải của hai miền
Những bao cát ni–lông
Những hầm ngầm đúc sẵn
Không phải của hai miền
Những chiếc mũ đội đầu quân xâm lược
Những đôi giày viễn chinh ung nhọt phơi bày
Như dị dạng hiện hình trên mặt đất
Chúng sinh ra không phải ở nơi này...
II. SÔNG THẠCH HÃN
Xin bạn cùng tôi đi dọc sông Thạch Hãn
Con sông nóng như luồng xích đạo
Qua nghìn lần pháo kích bom rơi
Có con sông nào trên đất Việt Nam tôi
Nhiều thương tích chiến tranh đến thế
Hẳn mai sau các nhà khảo cổ
Sẽ gặp dưới lòng đất sâu dấu vết bây giờ
Mảnh sắt, mảnh gang lẫn cùng sỏi đá
Vỏ đạn đồng có giống mũi tên xưa...?
Những người lính Sư đoàn năm 72
Ai đã một lần vượt sông Thạch Hãn
Quãng rộng không đò
Đoạn xiết chẳng phao bơi
Hai bàn tay giơ lên như kéo sập vòm trời
Sư đoàn trưởng quẳng gậy đi và nói:
“Đừng đợi chờ vô ích, phải bơi qua...’’
Tuổi năm mươi cắt ngang luồng nước xiết
Không thể bám vào bọt bèo, củi mục
Giữa sức người, sức nước giằng co
Đôi bờ bên cách xa biền biệt
Vành trăng mỏng manh đâu phải con thuyền
Trận đánh đợi ở bên kia triền cát
Ông là con thuyền rẽ nước cập bờ đêm
Lính bộ binh vượt sông, vải nhựa gói dây mìn bộc phá
Con nước xoáy, sông đỏ ngầu đạn nổ
Chớp lửa loé ngang mặt nước, mặt người
Nhưng giọng nói bồng bềnh sóng vỗ:
-Bom toạ độ!
- Cậu bám vào vai tớ
- khẩu súng mày ở đâu?
- Nước cuốn rồi...
Sóng oà theo hòng nuốt lấy lời...
Khi các trung đoàn vượt sông sang bờ cát
Vâng trăng liềm cũng lặn xuống lòng đêm
Mặt trời mở ra tờ lịch đỏ
Những dải cát đêm qua chập chờn giấc ngủ
Sáng nay nhấp nhô bóng súng, bóng người
Sông chảy qua Cổ Thành, điểm tựa
Chảy qua bao kỷ niệm vơi đầy
Áo ta còn thấm ướt nước sông đây
Dọc triền sông súng nổ đêm ngày
Một Sư đoàn giấu mình dưới cát
Những lớp tuổi áo xanh, áo bạc
Sông đôi bờ gió nóng thổi sang nhau
Rồi mùa mưa mở đường vận chuyển
Những bao bì gạo đạn bập bềnh trôi
Người đón hàng chặn dòng nước lũ
Hạt gạo nuôi quân nhờ sông chuyển hộ
Ăn bát cơm sóng vỗ rát lòng
Viên đạn bắn thù nhờ sông chuyển hộ
Trận đánh dồn sức lực dòng sông
Chiếc xuồng đuôi tôm cập vào bãi cát
Đón tử sĩ, thương binh về hậu cứ
Mặt trận ta nằm sát triền sông
Và đêm đêm bí mật
Chiếc xuồng đuôi tôm rẽ nước âm thầm...
Người đã khuất có nghe dòng sông hát
Sông đưa người tới khoảng đất cỏ xanh
Người bị thương có nghe sông hát
Sông cho người gương mặt bình minh
Bãi cát trắng ngổn ngang vỏ đạn
Như bãi biển lô xô vỏ hến, vỏ hà
Nhặt vỏ đạn mang về
Sau trận đánh ta còn nghe tiếng nổ
Khẩu đại liên trăm lần khạc lửa
Đồng đội ta nhúng nước sông này
Nòng thép bỏng xèo xèo bốc khói
Súng cùng người khép tiếp vòng vây
Cơn khát ta tìm đên nước sông này
Người lính trườn qua cỏ gai, hốc đạn
Làn môi khô áp xuống mặt sông đầy
Lồng ngực trẻ tràn trề Thạch Hãn
Những trận đánh áo xanh đất lấm
Vết thương ta rửa nước song này
Sông gột sạch đất bùn, thuốc đạn
Nước trong lành ta vốc đầy tay
Dạy ta lối đánh thù gan góc
Đây địa hình trơ trọi dọc triền sông
Người lính sống cùng cây xương rồng
Hoa cứ nở lúc ròng ròng nhựa xót...
III. PHÒNG NGỰ MÙA MƯA
Trời thấp xuống vỡ ra từng mảng nước
Vẫn mùa mưa miền gió cát kéo dài
Trông phía làng bồng bềnh nước trắng
Trông phía rừng mưa khuất màu cây
Nhìn mặt sông đầy suối lũ
Nhìn lên trời xám ngắt màu mây
Tiểu đoàn pháo nặng nề vượt dốc
Cỏ tranh, phên nứa lót đường
Bánh xe quay trọn vòng chiến dịch
Đất phóng lên đường đạn cầu vồng
Bộ binh, dàn quân dọc dải đồi, đồng nước
Giao thông hoà vùng nọ nối vùng kia
Công sự hàm kèo nổi chìm mặt đất
Đất rỗng ra như ổ mối khổng lồ
Địa dư ấy ầm ầm bom giội
Khoảng trời ấy đầm đìa máu xối
Tích Tường, Như Lệ, Động Tiên
Đồi Pháo, đồi Tăng, đồi Tròn, đồi Khói
Đã làm nên tuyến phòng ngự Sư đoàn
Những nhánh đường chăng dọc, chăng ngang
Đường công binh
Dấu cuốc, choong mở vội
Đường vận tải kín dấu chân lầy lội
Dấu chân bấm sâu
Vai bạn nặng hàng
Đường trinh sát hiện ra khi mắt nhìn chân bước
Dấu chân lẫn vào bụi gai, cỏ cây
Con đường qua chốt giặc ken dày
Có một cuộc chuyển quân lặng lẽ
Lơ lửng lưng trời
Đèn dù tắt, loé
Đêm đì đùng pháo giặc nổ cầm canh
Súng, xẻng, bi đông không phát ra tiếng động
Họ bước đi cây cỏ giấu hình
Tôi chưa kể hết về chiến công
Những trận đánh thiếu người, thiếu đạn
Xác giặc đã chất đầy cao điểm
Hai ngày qua
Họ lấy một chọi mười...
Họ trở về khẩu súng không còn đạn
Tiếng nổ dành cho trận đánh ngày qua
Khẩu súng nằm câm lặng trên tay
Như ước muốn trả thù cần đạn bắn
Quần áo rách, bàn chân tê dại
Họ bước đi, chốt giặc ken dày
Trận đánh ngày mai tôi còn gặp họ
Trên dải đồi cao phái ruộng lầy?
Cây tự nhiên mờ nhạt hình cây
Vòm lá xanh đổi màu lá trắng
Giặc ném hoả mù, bóm khói
Mặt đất nhập nhoà khi xám, khi đen
Ngọn đồi thiếp trong sắc màu dối trá
Mặt kẻ thù tưởng như khôgn có
Chúng lẫn vào cây, vào đất đánh lửa
Đôi mắt người trinh sát cháy trong mưa
Chiếc lô-cốt hiện hình lô-cốt
Đôi mắt người trinh sát
Lăn trên rào gai, họng súng thù
Vệt thép và bóng đen đi qua màu mắt
Trước ngọn lửa sáng trong, trung thực
Kẻ thù gian manh không thể trá hình
Cơn lốc xoay tròn quanh điểm lửa
Xơ xác cỏ tranh muốn bứt khỏi triền đồi
Chiếc lá bứt khỏi cây
Cơn lốc từ chiếc máy bay cánh quạt
Thuốc độc rời mờ mặt đất
Người lính đeo mặt nạ, khí tài
Súng cầm tay
Khăn mặt ướt vắt vai
Ngực căng hơi thở gấp
Ngày ở đây như thế quen rồi
Một vuông đất chân co, chân duỗi
Thiếu cơm ăn, thiếu cả khí trời
Thuốc độc phả vào hơi thở, thịt da
Đất khắc khoải
Con người cần phải sống
Bàn tay lính còn nợ nần khẩu súng
Súng không rời cánh tay
Cuộc đời ta còn mắc nợ đất này
Hỡi cơn gió điên cuồng cứ thổi...
Ngọn đồi Khói ngày đêm âm ỉ khói
Đất đùn lên loài nấm độc dị kỳ
Đồi Pháo, một ngày hai mươi trận bom
Cây trút lá, cỏ thay màu áo
Đồi tăng còn phơi xác xe tăng
Bàn chân đất đuổi theo vòng xích
Sỏi đá đồi này bay sang đồi khác
Tiếng nổ muốn đào mặt đất vơi đi
Tuyến phòng ngư Sư đoàn mùa mưa
Mỗi ngọn đồi mọc lên cột mốc
Hãy ghi dấu tháng ngày khốc liệt
Người lính đánh thù khi đạn một lần
Phải đâu họ đói cơm đôi bữa
Phải đâu một ngày mùa mưa tầm tã
Mấy năm ròng mưa xối quãng đời trai
Mưa vẫn rời khắp đồng nước, dải đồi
Trời Quảng Trị ùn ùn mây xám
Nơi họ sống đang xảy ra trận đánh
Ì ầm cơn mưa cùng tiếng nổ dội về
Chân dung những người giữ đất gan lỳ
Tôi muốn giữ nguyên màu bút đất
Kìa bên hố bom sâu, căn hầm sập
Họ đang ngồi đợi giặc
Khẩu súng bất thần rung trên bàn tay
CHƯƠNG BỐN
CÁNH RỪNG VÀO THÀNH PHỐ
I. NGÀY 30 THÁNG 4
Áo còn vương bụi đỏ Trường Sơn
Sư đoàn vào thành phố
Giữa chói ngợp bao màu sắc lạ
Mũ lá sen xanh một khoảng rừng
Vào thành phố: những người thắng trận
Một mảng trời bén lửa sau lưng
Khuôn mặt đường xa
Chưa xoá dấu nhọc nhằn
Ngày 30 tháng 4
Sáng chúng tôi dồn đạn vào nòng
Chiều xanh trời ngẩng mặt đón trời xanh
Hoà bình và chiến tranh
Cách nhau bằng nấc đạn
Súng đã khoá an toàn
Sân bay giặc bùng lên luồng khói xám
Ngày thành phố trằn vai cơn bão lớn
Ngày pháo hoa đan kín vòm trời
Ngày đạn bắn chuyển rung mặt đất
Ngày súng đạn trên tay thảnh thơi
Từ cánh hoa đào tới cánh hoa mai
Hai miền đất vẹn tròn sum họp
Đàn bầu hãy rung lên trong suốt
Câu nhớ, câu thương, câu đợi, cầu chờ
Giọt buồn tan ra
Giọt vui lắng lại
Dây đàn chăng vào trời cao bao la
Cho âm thanh sao rơi mặt đất
Triệu người nghe
Khúc hát bây giờ
Này rừng xanh màu áo chiến khu
Này quần đảo chuỗi cườm xinh biển cả
Vòm trời rộng bay nhiều mây trắng xoá
Những đàn chim không biết tự đâu về
Trăm giọng hót ngày hoà bình vui lạ
Có phải chim từ nơi súng nổ bay ra
Tôi cứ nghĩ đàn chim ở tay người cầm súng
Trải tin vui suốt dải đất hai miền
Trăng trên trời rơi xuống buổi đoàn viên
Rơi xuống mái nhà chống Nam, vợ Bắc
Đây mặt đất mùa hè thay áo khoác
Pháo hoa bay lên nước mắt, nụ cười
Tiếng trống vỗ như mở đầu, kết thúc
Hoà bình về
Cuộc chiến tranh qua
Hoà bình về
trên mái tóc người cha
Và tiếng khóc oa oa thơ bé
Người lửa cháy suốt thời trai trẻ
Kẻ chào đời tiếng súng đã lặng câm
Hai lứa tuổi cách nhau một nhịp cầu
Một cuộc hành quân nắng dãi mưa dầm...
Sư đoàn tôi vừa đi qua chiến tranh
Hoà bình đến trên bàn tay lắp đạn
Hái một trái sầu riêng đang độ chín
Cây sum sê dâng hết ngọt ngào
Chiến tranh có từ hồi gieo hạt
Ngày hoà bình
Trái chín nặng vòm cao
Vai áo anh còn vết máu bạn bè
Vai áo tôi khét nồng thuốc đạn
Xin đặt vòng hoa: thắp nén hương tưởng niệm
Có khoảng trời xanh dưới đất nâu
Môt vuông đất: kẻ nằm, người đứng
Nhưng hoà bình từ nay về ta
Đôi giày dã chiến, đôi dép cao su
Chúng tôi đi
Bước đồng bằng, bước biển
Bước núi đồi
Bước biên giới rừng xanh
Không đếm hết dấu chân dừng lại dọc đường
Thành dòng chữ gọi người đang sống
Chúng tôi đi tời ngày toàn thắng
Cánh tay người lính
Đã mọc thành cờ
Trời xanh sáng ngời
Gương mặt tự do
Ngày 30 tháng 4
Tôi cùng anh chung phút giờ hồi tưởng
Mua bao thuốc Ru-bi mời bè bạn
Võng đung đưa
Nhà gác sáng đèn
Hạnh phúc lớn lao của đời người lính
Sau tháng năm xa phố, ở rừng
II. HÀNH QUÂN THẦN TỐC
Ồ mới hôm qua, xa lắm đâu
Chật đường xe tải nối đuôi nhau
Đội hình chủ lực hành quân gấp
Đi dọc Trường Sơn xanh chất ngất
Đường xóc đèo cao, núi lắc lư
Lính ngồi xe tải ngỡ như mơ
Sài Gòn phía trước đang gần lại
Khắp ngả rừng sâu đã đỏ cờ
Giờ nghỉ ven đường bếp nhóm vội
Nấu chưa chín, lệnh hành quân
Bê nồi cơm sống lên xe tải
Không cần đãu bát, chẳng cần mâm
Đường dài xe chạy, người ăn bốc
Một miếng cơm nhai có bụi lầm
Nước chưa kịp nấu bi đông cạn
Ngầm rộng, xe qua chậm đội hình
Múc nước sông cùng nhau uống tạm
Mũ cối chuyền tay tôi với anh
Những chàng lính xế trong buống lái
Suốt tuần ngồi ghế rã rời chân
Đường dài mắt xóc tung đồi núi
Mặt như lửa bén, ngực phanh trần
Ca-bin nào khác lò nung gạch
Bụi lùa, da thịt mốc mùi xăng
Xa qua vực thẳm, xe bò dốc
Cùng chặng Trường Sơn ít đoạn đường
Ngỡ như lạc tới hành tinh khác
Trường Sơn sức gió nối nhau về
Âm âm sắt thép rung trời đất
Một luồng gió lớn thổi say mê
Rừng già dày lá, thêm rừng áo
Cơn gió xoay vòng quay bánh xe
Gió lùa đêm rộng sao trôi dạt
Gió thổi qua ngày lấp tiếng ve
Núi bớt chênh vênh rừng mở cửa
Đường mở thanh thanh đón gió về
Bụi nhuộm rừng cây, màu áo lính
Đỏ vào mái tóc, đỏ bàn tay
Lợn kêu sặc sụa không thành tiếng
Khẩu pháo trùm thâm lớp bạt dáy
Con đường chợt hoá thành sông rộng
Ngỡ dải Ngân Hà rơi xuống đây
Không gian màu đỏ, mây thôi trắng
Xe chạy mờ trong làn bụi bay
Hôm qua uống nước dòng sông Bạc
Rừng khộp khô cong ngọn gió Lào
Nay đã gặp sông ba tắm mát
Tây Nguyên thế núi chắn trời cao
Ô vừa chợp mắt: màn đêm khép
Bồng bềnh giấc ngủ lẫn trời sao
Cánh rừng dòng suối trôi đi mất
Thức giấc, bình min mộc lúc nào
Đây cuộc hành quân hùng vĩ nhất
Đi phương Bắc tới phương Nam
Bánh xe lăn suốt hai vùng đất
Một dải Trường Sơn gió thổi tràn
Bánh xe lăn suốt vòng đêm rộng
Sức người chuyển núi vượt thời gian
Đội ngũ đập dồn vào trận lớn
Sài Gòn xanh áo lá Trường Sơn.
III. TRẬN CUỐI CÙNG
Đêm qua chúng ta chợp mắt dọc đường
Đêm nay chúng ta dan quân trên đất
Hòm đạn ngả xuống vai người bốc vác
Xe pháo ì ầm
Xẻng cuốc thức thâu đêm
Cần ăng-ten lẫn vào cây cỏ
Máy bộ đàm phát sóng truyền tin
Trung đoàn bộ binh chia ra các hướng
Tiều đoàn tăng mai phục im lìm
Hàng vạn quân trên bàn cờ chờ lệnh
Bầu trời nóng lòng đợi pháo hiệu bay lên
Sư đoàn dàn quân phía bắc Sài Gòn
Những cuộc đời áp ngực vào thành phố
Những vùng quê cuốn gió vào thành phố
Đêm ướt nhoà màu áo mong manh
Đồng đội ơi! Có biết
Ngày mai hoà bình
Khẩu súng ngày mai làm cây đàn gõ nhịp
Một vòm trời nghiêng xuống cơm mơ....
Chúng ta nằm bên thơ dại cỏ xanh
Hố bom sâu
Đất nặng nề hơi thở
Bây giờ đang vào hạ
Có vườn cây quả chín đợi tay người
Đồng đội chưa một lần hái quả
Vườn cây đưa hương gợi bóng má tảo tần
Nagy mai, ngày mai con về gặp má
Cả cây vườn, cả mùa hạ má chờ con
Tiếng pháo nổ
Vườn bay đầy lá đỏ
Đêm nay
Con mắt đăm đăm thức cùng thành phố
Khoảng sáng nhói lòng qua lớp lớp rào gai
Hoà bình như mặt trời
Phải sáng mai anh mới nhìn rõ được
Hoà bình đến trên bước chân xung kích
Trên ngọn cờ, nấc đạn ở tay anh
Vẫn là đêm
Khối bộc phá chưa bùng lên tiếng nổ
Dây cháy chậm im lìm chưa bén lửa
Cái kíp nụ xoè chưa loé màu xanh
Lính xung kích chưa lao qua cửa mở
Lính bộ binh chưa bật khỏi đội hình
Súng nhỏ, súng to chưa bay ra chùm lửa
Thanh phố cách xa ba mươi năm thương nhớ
Nhìn rõ ngọn đèn
Chưa rõ má và em
Ngực áo cứ phật phồng sỏi đá
Nằm bên súng đợi giờ súng nổ
Gặp ngọn đèn đỏ mắt thâu đêm
Thế hệ tôi góp mặt ở Sư đoàn
Người lính
Chiếc ba lô hai mươi cân nặng
Một khẩu súng vài trăm viên đạn
Bàn chân xuống biển, lên rừng
Đêm nay trận đánh cuối cùng
Những Sư đoàn dồn quân vào thành phố
Tôi hát về gương mặt bạn bè tôi
Tình yêu cháy lên từ mảnh đất khô cằn
Thế hệ chúng tôi nối hàng nơi mặt trận
Tuổi hai mươi, ba mươi cắt ngang vết đạn
Cuộc chia tay không hẹn ngày về
Có những kẻ đầu hang hèn nhát
Họ bắn vào danh dự của mình
Bằng khẩu súng thấm máu người đã khuất
Chúng tôi đi: con đường không thể khác
Qua chiến tranh giành lấy hoà bình
Được cầm súng vì linh thiêng Đất Nước
Xin ước mong tuổi trẻ có hai lần.
Lớp cha anh góp mặt ở Sư đpàn
Những người lính tuổi quân nhiều nhất
Từng đứng gác mưa rừng Việt Bắc
Từng xa nhà nhớ mẹ, thương em
Từng bịt lỗ châu mai, chèn bánh pháo
Người hy sinh thắp lửa soi đường
Người sống còn cùng lớp trẻ ra đi
Tư lệnh Sư đoàn
Đánh giặc chin năm ngắn ngủi máy dòng thư
Một buổi sớm mẹ già bưng mặt khóc
Người vợ nói - Anh về
Hai chữ “anh về’’ dài như chín năm xa
Bây giờ mới nói thành câu được
Tôi đã thấy có lần ông khóc
Khi lặng nhìn cáng tử sĩ đi qua
Một trận đánh hụt hai mươi tay súng
Giọt nước mắt của người năm mươi tuổi
Chẳng xuôi chiều như nước chảy vô tư
trong ông có hai cuộc đời ghép lại
Là chiến binh và vị tướng cầm quân
Đi qua ông ngày đánh trận Điện Biên
Những vết thương còn để dấu quanh người
Đi qua ông cánh rừng Lào heo hút
Một mùa mưa Quảng Trị bom vùi
Đi qua tuổi năm mươi
Hai chặng đường kháng chiến
Ai hay sợi tóc bạc bao giờ...?
Đêm nay người chiến sĩ năm xưa
Thanh sư trưởng chỉ huy trận đánh
Ông hạ lệnh pháo binh trút đạn
Tiếng nổ vang rền đáp lại lời ông
Ông hạ lệnh bộ binh qua cửa mở
Một vạn quân đánh trận hiệp đồng.
Cửa hàng rào thứ nhất nổ tung
Anh - người mở hàng rào thứ nhất
Hàng rào thứ nhất
Trận đánh cuối cùng
Lửa bộc phá trùm bóng người xung kích
Đồng đội thọc sâu vào hang ổ giặc
Cuộc đời anh nâng bước bao người
Thuở anh khóc trào đời
Núm rau đầu tiên anh gửi đất
Tiếng bộc phá đêm nay như lời vĩnh biệt
Câu hát cuối cùng
Xin đất nhận cho anh
Cái khoảng cách hoà bình và chiến tranh
Anh đo bằng tuổi trẻ
Hoà bình đang trànvào thành phố
Chiến tranh nơi cửa mở anh nằm
Mở đầu cho những đêm hội hoa đăng
Các cỡ đạn gầm vang các ngả
Đạn bảy nhăm ly từ tiểu đoàn tăng
Đạn một trăm ba mươi ly từ trung đoàn pháo
Súng nhỏ, súng to cánh bộ bình minh
Chúng ta làm trận bão
Cho đêm dai sống lại bình minh
Bàn tay tôi và anh
Chúng ta cùng lắp đạn
Cầm trên tay cả mùa màng vàng óng
Sức sông Hồng, sông Mã chảy vào đây
Đất nước nghèo cực nhọc quang năm
Đồng bằng phì nhiêu dồn cho cỡ đạn
Những nhà máy dồn cho cỡ đạn
Máu, mồ hôi dồn cho cỡ đạn
Ôi tháng Tư vòm đêm chuyển động
Sao trên trời, sao dưới đất tìm nhau
Giờ phút ấy đất trời thắp sáng
Giờ phút ấy con người thắp sáng
Lửa bay lên, gío nóng chạy trên đầu
Đây tiếng nổ cho đất đai đã mất
Đất đau thương chúng ta phải giành về
Đồng của lúa khoai sao vành đai trắng?
Sông có cầu sao cầu gãy nhịp?
Đất hai miền sao đất chia ly?
Một thời trái bom ném vào chiếc hạt
Đất gieo trồng thành địa dư chiến tranh
Viên đạn nằm trên tay tôi, tay anh
lá cờ chuẩn trên tay trung đội trưởng
Khẩu lệnh: -Bắn
Vỏ đạn rơi loảng xoảng
Màu đêm xé ra, nối lại bất ngờ
Những quân cờ xóc khỏi bàn cờ
Giặc phản kịch, giội bom vào trận địa
Khẩu đội Một bay cả người lẫn pháo
Số đạn thừa dồn sang khẩu đội Hai
Khẩu đội Ba mười đọt bom rơi
Pháo gãy chân càng, người vai trần vác pháo
Trời rung chuyển mọi hành tinh xa lạ
Đất vặn mình, quặn thắt từng cơn
Như người mẹ sinh con vật vã
Hoà bình ra đời cùng buổi sớm mặt trời lên...
Anh nói gì về hạnh phúc cùng em
Ngày hôm nay có bao người ngã xuống
Ngày hôm nay có bao tờ thiếp mời
Tìm bạn bè
Gõ cửa báo tin vui...
Những bộc phá viên mở hàng rào thứ nhất
Những pháo thủ trẻ măng trong trận cuối cùng
Họ đã sống hết mình
Họ góp lửa cho ngày toàn thắng
Sau súng nổ trời xanh tràn nắng
Đó là điều mong muốn của người đi
Thưa mẹ
Đã nhiều năm chúng con xa nhà
Mẹ bấm đốt ngón tay tính trăng tròn mỗi tháng
Chúng con đi dọc Miền Tây, Trường Sơn...
Ngón tay khô gầy
Mẹ tính đốt thời gian
Khi mười ngón tay mẹ đầy vầng trăng mọc
Thì chúng con giải phóng Sài Gòn.
Năm sáu tám có những người đồng đội
Đi theo con đường này
Với ngọn cờ cầm tay
Màu đỏ mọc giữa tiếng gầm đại bác
Mùa hè nắm Bảy lăm
Chúng tôi theo con đường họ bước
Ngọn cờ mang mặt trời vào thành phố
Hôm nay triệu người nhìn lên trời cao
Chúng tôi nhớ ngọn cờ năm nao
Màu đỏ nằm nơi mắt khép bạn bè
Ôi đôi mắt
Muốn ôm lấy màu cờ lần chót
Tưởng giây phút giã từ có thể mang đi
Nhưng màu cờ các anh gửi lại
Vâng, có lúc giữa trời cao vời vợi
Ngôi sao rơi thầm nhắc tên người
Đường cắm cờ xa không, bạn ơi...?
Chúng tôi khong tính bằng cột số
Đường dài theo ba mươi năm súng nổ
Vỏ đạn đồng
Trải kín dấu chân đi
Hỡi những người hôm nay không trở về
Lồng ngực các anh chắn luồng đạn bắn
Cái đích con đường các anh ngã xuống
Chúng tôi vào thành phố, kéo cờ lên...
Ngọn cờ mọc xôn xao vòm cây xanh
Dưới gốc cây
Có dòng máu đỏ
Ngọn cờ mọc trên nóc thành phố
Mặt đất còn lởm chởm rào gai
Những người cắm cờ năm Sáu tám
Những người cắm cờ năm Bảy lăm
Họ vắng mặt ngày vui sum họp
Chúng tôi nhớ nhau nhìn vết đạn trên cờ
Vết đạn trên cờ cháy lêncâu hỏi:
Có nơi đâu như đất nước mình
Một ngày vui hoà bình
Ba mươi năm súng nổ...?
Ôi ngọn cờ đo hết mọi hy sinh.
IV. DIỄU BINH
Nào xếp hàng cùng nhau diễu binh
Đội ngũ Sư đoàn tụ về thành phố
Bầu trời rộng hôm nay trống vỗ
Mây cũng diễu hành trắng xoá vòm cao
Mặt đất dòng người nối lại gần nhau
Cây nối liền cây xanh rờn áo lá
Nhà nối nhà, phố liền với phố
Cờ nối liền cờ bay rợp trời xanh
Nào xếp hàng
Tất cả diễu binh
Nhìn vào hàng quân tôi nhận ra bạn bè
Những chiến sĩ bắn cháy xe bọc thép
Những chiến sĩ phá cầu ghìm giặc
Những chiến sĩ đặt mìn clây-mo mở cửa rào gai...
Hôm nay mỗi con người
Hai khoảng sáng giội vào tôi một lúc:
Dáng họ bật lên khỏi chiến hào lửa táp
Dáng họ bước đi trong đội ngũ Sư đoàn
Họ bước trên đường nhựa nhịp nhàng
Những khẩu súng không phát ra tiếng nổ
Những máy bộ đàm không phát ra mật mã
Con người nói với nhau bằng ngôn ngữ thường ngày
Thành phố tung lên triệu quả bóng màu rực rỡ
Niềm vui nổ tung tiếng đại bác rung trời
Thành phố hôm nay náo động dòng người
Ngỡ khắp ngả đâu cũng là đại lộ
Màu áo xanh tràn vào đường phố
Nhà nối nhà mở cửa đón màu xanh
Em đứng nhìn, em có nhận ra anh
Anh đang ở nơi dòng người đông nhất
Tóc bạc lưa thưa, khăn rằn phơ phất
Con đứng dưới cờ
Má có nhận ra con..?
Chúng ta chào rộng lớn tấm lòng dân
Đội ngũ đi qua sắc màu nồng nhiệt
Đi qua nụ cười
Đi qua nước mắt
Đi qua bàn tay vẫy, tiếng hò reo...
Mùa hè ơi! Như lạc đến nơi đâu
Chân ta bước râm ran đường nhựa
Hôm qua ở rừng
Hôm nay ở phố
Nhiều năm xa cách đổi lấy phút giây gần
Hạnh phúc tràn trề ánh mắt trời xanh
Hạnh phúc thấm vào nụ cười, giọng nói
Hạnh phúc có sắc màu, âm thanh, hình khối
Ta được tận mắt nhìn
Ta được thoả lòng nghe
Màu cờ, hàng cây, dòng người dồn tụ
Sao lạ lùng lạc giữa cơn mơ
Chúng ta chào nhân dân kính yêu
Người thắng trận chào đất giải phóng
Thành phố hôm nay như vườn cây trái chín
Chúng ta là đàn chim gặp được mùa đầu
Thành phố hôm nay như một gia đình lớn
Chúng ta đi xong mong mỏi ngày về
Qua ánh mắt nhìn ra tình ruột thịt
Gọi nhau mà chưa biết tên nhau
Cửa mở cuối cùng dẫn chúng ta vào thành phố
Cách xa nhiều giờ thấy mặt người thân
Đi cùng xe tăng, tên lửa, pháo binh
Sư đoàn tôi trong đội hình chủ lực
Hai cuộc chiến tranh
Đánh thắng nhiều loài giặc
Màu áo xanh chiếm lĩnh phương trời
Máu, mồ hôi Sư đoàn chảy đến đâu
Thì đội ngũ dài theo đến đó
Vai kề vai thành cánh rừng xanh lá
Nào xếp hàng
Tất cả diễu binh
~Nguyễn- Đức-Mậu~
TỪ HẠ VÀO THU
Nếu tuổi trẻ là chói chang mùa hạ
Thì anh như trời đất sắp thu rồi
Thu trong mắt trời xanh ấm áp
Thu chớm màu sợi tóc nắng mưa rơi
Anh đã qua những ngọn núi cao, những con sông dài
Năm chiến tranh
Dòng tên khắc trên chuôi dao, vách đá
Ôi tuổi trẻ bạn bè thật nhiều
Chung sống chết căn hầm sụt lở
Tâm hồn anh mang khát khao mùa hạ
Tiếng ve sôi rừng già, hoa phượng cháy trong mưa
Mơ mộng chất đầy hành trang tuổi trẻ
Trải gian nan sức lực vẫn dư thừa
Và bây giờ mùa thu, mùa thu
Dòng sông chảy qua thác ghềnh lắng lại
Nhìn bè bạn anh biết mình thêm tuổi
Trái tim anh đập nhịp mọi vui buồn
Xưa anh yêu màu hoa, giờ yêu thêm trái nặng
Yêu chiếc lá đổi mùa cháy rực trước hoàng hôn
Xưa anh yêu em giờ yêu thêm tiếng trẻ
Chiếc nôi mang hạnh phúc vuông tròn
Ngôi nhà nhỏ mở cửa về bè bạn
Cây anh trồng đo sức lớn thời gian
Ôi mùa thu, mùa thu mênh mang
Anh nhìn lại khoảng đời mình thuở trước
Có phải tháng ngày qua không mất
Đã tan vào máu thịt trong anh
Như vào thu vẫn xanh trời mùa hạ
Anh mang theo, anh gìn giữ cho mình.
~Nguyễn-Đức-
Mậu~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.12.2011 09:09:38 bởi Anh Nguyên >
NGUYỄN-SỸ-ĐẠI
NHÀ XƯA
Bao năm rồi mới về lại nhà xưa
Lá tre rụng đầy chiều, chiều xạc xào quá thể
Lũ cháu nhìn ta như khách lạ
Mẹ cập quờ: “Có phải Đại về không?”
Chúng con thành những kẻ cướp công
Đứa thì chết, đứa thì đi biền biền
Đi lắm thế, đi làm gì chẳng biết
Mẹ vẫn còn mà cứ giống người dưng!
Tuổi trẻ con đi dọc những cánh rừng
Sau giặc giã, chỉ mong về với mẹ
Lại mê hoặc những cánh buồm cuối bể
Sau chân trời, chân trời khác càng xa…
Không biết sau lưng tóc mẹ sương nhòa
Không biết đời người gang tay và công danh mây nổi
Mải miết những lối đời vời vợi
Con tìm hoài không thấy một bình yên
Hoa vườn nhà qua chạp nở vào giêng
Con chuồn ớt xập xè đỗ cành tre nguệch ngoạc
Này bụi duối trốn tìm, này góc sân té nước
Tuổi thơ nào chờ Tết, áo hoa bay…
Con về đây và mẹ vẫn còn đây
Mà quê cũ đã thành xa ngái quá
Con đáng tội – con lạy quỳ xin mẹ
~Nguyễn-Sỹ-Đại~
NGUYỄN-TRỌNG-ĐỊNH
NƯỚC VỐI QUÊ HƯƠNG
Đêm rừng già đi nghe mưa rơi
Một mảnh áo tơi che chẳng kín người
Nước chảy qua môi hớp từng ngụm nhỏ
Bỗng nhớ mẹ ngồi bên ấm giỏ
Nước vối mặn nồng ngọt ngào chuyện cũ
Ôi nhớ sao,
Mảnh vườn quê hương ta đó
Cây vối già bạc phếch nắng mưa
Mỗi nhánh mốc gầy đều in dấu tuổi thơ
Tháng năm tới cành chỉ còn thấy nụ
Nụ chín vàng mẹ lấy vào dấm ủ
Hạt khô giòn trong nắng nhỏ xôn xao
Rồi những ngày ngâu trần chum nước gốc cau
Những tháng rét trải rơm làm ổ ngủ
Bắc ấm nước mưa con ngồi nhóm lửa
Nụ tích mấy mùa mẹ lại xẻ ra pha
Chén nước ấm nồng ngai ngái vị thuốc ta
Mà nhấp khỏi cứ ngọt hoài đầu lưỡi
Con ủ tay dưới nắp bông nóng hổi
Nghe rì rầm câu chuyện cũ năm nao
Có gà chín cựa, ngựa chín hồng mao
Trận thuỷ chiến nước dâng lên cuồn cuộn
Cô láng giềng lén sang nghe trộm
Bỗng hỏi dồn:
Sơn Tinh thắng hay không?
Mẹ ơi
Quê ta đêm nay có nặng hạt mưa giông
Ấm vối đặc chắc vẫn nồng trong giỏ
Tháng năm rồi vối trong vườn kết nụ
Cô láng giềng còn hái giúp mẹ không?
Chúng con đi giữa rừng đêm mưa xối
Lòng vẫn ngọt ngào vị nước vối quê hương
Súng chắc trong tay gạo cuốn bên sườn
Theo bước chân nhau gạt cây băng tới
Đất nước mình còn đạn thù cày xới
Giục giã chúng con nhanh bước trong mưa
Mẹ hãy nói giùm con cô gái tuổi thơ:
- Ta sẽ thắng như Sơn Tinh thuở trước
Con sẽ về với bao nhiêu hẹn ước
Bên ấm vối nồng kể lại mẹ những chiến công
Thoang thoảng đầu nhà nụ vối đưa hương
~Nguyễn-Trọng-Định~
NGUYỄN-ĐÌNH-CHIẾN
GẶP LẠI CÁC EM
Các em nằm yên nghỉ bên sông
Những cánh hoa hồi phủ thơm mặt đất
Anh về thăm mà khôn cầm nước mắt
Trời biên cương xanh ngắt
Mây trắng bồi hồi đỉnh chốt người đi
Sông Kỳ Cùng đỏ đang đợi bên kia
Nước ngập cầu Khánh Khê, xe ca chưa sang được
Anh vòng qua lối tắt
Tìm các em trong sắc cỏ xanh rì
Sau cơn mưa nghi ngút nắng hè
Để bóng anh trùm lên từng ngôi mộ
Hàng bia nhỏ không còn nhìn rõ chữ
Nhưng gương mặt nào anh cũng nhớ y nguyên
Anh thì thầm gọi tên mãi từng em
Như gọi tên những người thương yêu nhất
Những đứa em chung chiến hào giữ đất
Mùa xuân qua đã ngã xuống nơi này
Chưa tròn tuổi quân nhưng các em sống trọn cuộc đời
Với đồng đội, với tình yêu biên giới
Các em ơi có nghe anh gọi
Cả đội hình đơn vị sắp qua đây
Mười năm hành quân qua bao chặng đường dài
Nay đứng trước các em anh thấy mình rõ nhất
Thấy tan đi những suy tư vụn vặt
Thấy cháy bùng bao ước nguyện thiêng liêng
Cho anh về sống lại những đêm
Đốt ngọn lửa trong gió mùa đông bắc
Ôm tấm chăn chiên còn vương bụi đất
Đi dọc chiến hào nhường hơi ấm cho em
Vẫn còn đây ôi tiếng hát hồn nhiên
Đêm đẩy mảng cùng anh vượt thác
Cả tiểu đoàn qua sông ào ạt
Em đập sóng thìa lìa cho dậy ánh trăng vàng
Các em đi khi mười tám tuổi xuân
Và để lại những trái tim trong trắng
Ở Đồng Đăng, ở Thâm Mô, Chậu Cảnh
Bên hầm sâu, trên chiến lũy pháo đài
- Đất của mình chứ đất của ai,
Phải xông lên mà giữ!
Tiếng các em thét gọi nhau trong chiến hào khói lửa
Còn cháy lòng bao chiến sỹ xung phong…
Thôi các em nằm yên
Quân ta đang tiến về Cao lộc
Đường bình độ cả trung đoàn thầm nhắc
Phải giữ yên mảnh đất các em nằm
Lửa cháy rồi trên cao điểm Bốn trăm.
~Nguyễn-Đình-Chiến~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.12.2011 03:20:03 bởi Anh Nguyên >
LÊ-HUY-MẬU
KHÚC HÁT SÔNG QUÊ
Ngỡ như người đã hát thay tôi
ngỡ như tôi đã lẫn vào câu hát
tuổi thơ ơi!!
quá nửa đời phiêu dạt
ta lại về úp mặt vào sông quê
như thuở nhỏ
úp mặt vào lòng mẹ
để tìm sự chở che… * Xin bắt đầu từ hạt phù sa
ta cúi nhặt tình cờ bên bờ sông tháng Chạp
ôi! Phù sa
những cá thể tự do trong hành trình của đất
đêm nao
chớp bể, mưa nguồn
trong cơn thác lũ
trong sóng đỏ
đất đi
kiến tạo
sinh thành… * Em ơi!
quả ớt cay bổi hổi
trên bãi sông
thuở chưa dấu chân người
anh nghe nói
có một thời
tất cả còn hoang dại
tổ tiên ta chỉ hái lươm mà thôi
lại nghe nói
thở ta chưa biết ăn gì cả
ta cùng cây cỏ sinh đôi
rồi cây cỏ ăn ta
rồi ta ăn cây cỏ
cũng là khi cay đắng, ngọt bùi
ta và đất kết giao
lấy dòng sông làm lời thề non nước… * Chẳng biết ta đã ăn ở thế nào với đất
mà đất lở sông ơi!
nơi ta chăn trâu thả diều ngày cũ đã đâu rồi
hạt đất quê ta giờ đã bồi về đâu chẳng biết
có làng xóm nào sinh
có hòn đảo nào sinh
từ hạt đất bờ sông quê ta lở
như cuộc đời ta khuyết hao
để đắp bồi rờ rỡ
những sớm má hồng ríu rít cháu con ta… * Này dòng sông!
ai đã đặt tên cho sông là sông Cả?
ai đã gọi sông Cả là sông Lam ?
ta đơn giản chỉ gọi là con sông quê hương
tháng ba phù sa sóng đỏ
cá mương đớp ngọn lúa đòng đòng
tháng năm
ta lặn bắt cá ngạnh nguồn
tháng chín
cá lòng bong
ta thả câu bằng mồi con giun vạc
tháng chạp
ta nếm vị heo may trên má em hồng…
Để rồi ta đi khắp núi sông
ta lại gặp
tháng ba… tháng năm… tháng chạp
trong vị cá sông
trên má em hồng… * Này dòng sông
ngươi còn nhớ chốn ta ngồi ngóng mẹ
phiên chợ Lường vời vợi tuổi thơ ta
sao ngày ấy ta dễ ngoan đên thế
mẹ cho ta một xu bánh đa vừng
ta ngoan hết một ngày
ta ngoan suốt cả năm
ta thương mẹ đên trọn đời ta sống
quê hương ta nghèo lắm
ta rửa rau bến sông cho con cá cùng ăn
ta mổ lợn
con quạ khoang cũng ngồi chờ chia thịt
cá dưới sông cũng có Tết như người trên bãi sông
ta trồng cây cải tươi
ta ăn lá còn bướm ong thì hút mật
lúa gặt rồi – còn lại rơm thơm
trâu đủng đỉnh nhai cả mùa đông lạnh… * Cùng một bến sông
phía dưới trâu đằm
phía trên ta tắm…
trong ký ức ta
sao ngày xưa yên ổn quá chừng
một dòng xanh trong chảy mãi đến vô cùng !… ~Lê-Huy-Mậu~ (*) Trích trường ca Thời gian khắc khoải GIA-DŨNG
BÀI CA TRƯỜNG SƠN
Trường Sơn! Đường ta qua chưa một dấu chân người
Chú nai vàng nghiêng đôi tai ngơ ngác
Dừng ở lưng đèo nghe suốt hát
Ngắt đóa hoa rừng gài lên mũ, ta đi! Trường Sơn! Đèo vút cao vượt trên bây gió
Đạp nát đá tai mèo bằng sức pháo ngàn cân
Đi ta đi những trai làng Phù Đổng
- Gì vui hơn đường ra trận mùa xuân! Ôi những vì sao thức cùng ta đêm đêm không mỏi
Như mắt em mang trọn niềm tin yêu chờ đợi
Như ngọn hải đăng vời vợi nghìn trùng
Giục lòng ta vượt Trường Sơn
đi luyện chí anh hùng Miền Nam gọi ta bằng tiếng pháo xé trời Đà Nẵng
Bằng đường lê ngang dọc Sài Gòn
Bằng Huế hiên ngang tung bay cờ Giải Phóng
Từng phút từng giờ thôi thúc, Trường Sơn! Trường Sơn ơi! Ta biết người còn mang gánh nặng
Nhức nhối nửa đầu đòn gánh: miền Nam!
Nhớ má Năm Căn, thương em Cửa Việt
Mười bốn năm – một giấc ngủ chưa tròn! Miền Nam! Miền Nam! Lửa đốt lòng ta
Hỡi Trường Sơn hãy biến thành con ngựa sắt
Và rừng xanh thành vạn khóm tre ngà
Cho con cháu Bác Hồ làm Thiên Vương đuổi giặc Đêm nay ta đi, Trường Sơn lộng gió
Trời vắng trăng sao nhưng trong tim rực lửa
- Đi ta làm ngọn sóng giữa trùng dương
Quật xuống đầu thù bằng sức mạnh Trường Sơn! ~Gia-Dũng~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.12.2011 11:43:36 bởi Anh Nguyên >
NGUYỄN-NHẬT-ÁNH
THÀNH PHỐ TÌNH YÊU VÀ NỖI NHỚ
Hàng me xanh ngắt
Có tự bao giờ
Mà nay đứng đó
Cho em làm thơ Con đường ta qua
Đến nay bao tuổi
Em qua trăm buổi
Em lại nghìn lần
Sao còn bối rối
Khi cầm tay anh. Bầu trời hình vuông
Nằm trên cao ốc
Mặt trời đứng nấp
Sau những mái nhà
Để dành bóng mát
Cho người đi xa. Em ơi, lắng tai
Nghe thành phố thở
Bằng tiếng sóng vỗ
Dưới những thân tàu
Bằng hương rừng già
Trên vai bộ đội
Bằng hương đồng nội.
Thanh niên xung phong
Bằng mùi dầu xăng
Bằng bao tiếng động
Âm thanh cuộc sống.
Gõ đến ngày đêm Anh đi cùng em
Qua trăm góc phố
Lòng chẳng hề quên
Từng viên đá nhỏ. Nay chiến trường xa
Dẫu nhiều gian khổ
Trái tim thành phố
Vẫn đập trong người Như là cuộc sống
Như là tình yêu
Như là nỗi nhớ
Suốt đời mang theo. ~Nguyễn-Nhật-Ánh~ ~/* *\/
* ~/*
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.01.2012 10:29:32 bởi Anh Nguyên >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu: