Dòng thơ kệ
Anh Nguyên 16.11.2010 01:10:32 (permalink)

DÒNG THƠ KỆ



TS VẠN-HẠNH
       (?-1018)


Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Dịch:

Thân như bóng chớp có rồi không,
Cây cỏ xuân tươi, thu đượm hồng.
Mặc cuộc thạnh suy không sợ hãi,
Thạnh suy như cỏ hạt sương đông.

~TS Thanh Từ~

Thân như ánh chớp chiều tà,
Cỏ xuân tươi tốt, thu qua rụng rời.
Sá chi suy thịnh ở đời,
Thịnh suy như giọt sương rơi đầu cành.

~T.T. Mật-Thể~

Thân như ánh chớp, có, không,
Vạn cây xuân tốt, thu cùng héo đi.
Vận suy thịnh, nhận sợ chi,
Thịnh suy, đầu cỏ, khác gì hạt sương...

~TK Chân-Lý~


VUA LÝ THÁI-TÔN
      
(1028-1054)


Bát nhã chân vô tông
Nhân không ngã diệc không
Quá hiện vị lai Phật
Pháp tính bản lai đồng.

Dịch:

Bát nhã vốn không cùng
Nhân không, ngã cũng không
Ba đời các đức Phật
Pháp tính vốn chung đồng.

~Thái-Tú-Hạp~
Chân Nguyên 37&38

Bát nhã thực không tông
Người không ta cũng không
Phật quá hiện vị lai
Pháp tính gốc vốn đồng.

~TK Chân-Lý~


TL ĐỊNH-HƯƠNG
       
(?-1051)


Bản lai vô xứ sở,
Xứ sở thị chân tông.
Chân tông như thị huyễn,
Huyễn hữu tức không không.
Xưa nay không xứ sở,
Xứ sở là chân tông.
Chân tông như thế huyễn,
Huyễn có là không không.

~TS Thanh Từ~


TS VIÊN-CHIẾU
    
(999-1090)


Thân như tường bích dĩ đồi thì,
Cử thế thông thông thục bất bi.
Nhược đạt tâm không vô sắc tướng,
Sắc không ẩn hiện nhậm suy di.


Dịch:

Thân như tường vách đã lung lay,
Đau đáu người đời luống sót thay.
Nếu đạt tâm không,không tướng sắc,
Sắc không ẩn hiện, mặc vần xoay.

~TS Thanh Từ~


TS CỨU-CHỈ
    
(?-1065)


Giác liễu thân tâm bản ngưng tịch,
Thần thông biến hóa hiện chư tướng.
Hữu vi vô vi tùng thử xuất,
Hà sa thế giới bất khả lượng.
Tuy nhiên biến mãn hư không giới,
Nhất nhất quán lai một hình trạng.
Thiên cổ vạn cổ nan tỷ huống,
Giới giới xứ xứ thường lãng lãng.


Dịch:
 

Giác ngộ thân tâm vốn lặng yên,
Thần thông các tướng biến hiện tiền.
Hữu vi vô vi từ đây có,
Thế giới hà sa không thể lường.
Tuy nhiên đầy khắp cõi hư không,
Mỗi mỗi xem ra chẳng tướng hình.
Muôn đời ngàn đời nào sánh được,
Chốn chốn nơi nơi thường rạng ngời.

~TS Thanh Từ~

TS ĐẠO-HANH
      
(?-1115)


Tác hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu không như thủy nguyệt,
Vật trước hữu không không.


Dịch:

Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không.
Vừng trăng vằng vặc in sông,
Chắc chi có có không không mơ màng

~Sư Huyền-Quang~

Có thì muôn sự có,
Không thì tất cả không.
Có, không, trăng đáy nước,
Đừng mắc có và không.

~TS Thanh Từ~

Có thì cả cát bụi đây,
Không thì cả đất trời này cũng không.
Có không trăng dưới dòng sông,
Đừng nên vướng mắc có không làm gì.

~TK Chân-Lý~

Nhật nguyệt tại nham đầu,
Nhân nhân tận thất châu.
Phú nhân hữu câu tử,
Bộ hành bất kỵ câu.


Dịch:

Nhật nguyệt tại non đầu,
Người người tự mất châu.
Kẻ giàu sẵn ngựa mạnh,
Bộ hành chẳng ngồi xe.

~TS Thanh Từ~

Thu lai bất báo nhạn lai qui,
Lãnh tiếu nhân gian tạm phát bi.
Vị báo môn nhân hưu luyến trước,
Cổ sư kỷ độ tác kim sư.


Dịch:

Thu về chẳng hẹn nhạn cùng bay,
Cười lạt người đời luống xót vay.
Thôi! Hỡi môn nhân đừng lưu luyến,
Thầy xưa mấy lượt hóa thầy nay.

~TS Thanh Từ
~

TS THUẦN-CHÂN
       
(?-1101)

Chân tánh thường vô tánh,
Hà tằng hữu sinh diệt.
Thân thị sinh diệt pháp,
Pháp tính vị tằng diệt.

Dịch:
 
Chân tánh thường không tánh,
Đâu từng có sanh diệt.
Thân là pháp sanh diệt,
Pháp tánh chưa từng diệt.

~TS Thanh Từ~

TS TRÌ-BÁT
(1049-1117)
 
Hữu tử tất hữ sinh,
Hữu sinh tất hữ tử.
Tử vi thế sở bi,
Sinh vi thế sở hỉ.
Bi hỉ lưỡng vô cùng,
Hốt nhiên thành bỉ thử,
Ư chư sinh tử bất quan hoài,
Án tố rô tố rô tất rị.

Dịch:
 
Có tử ắt có sanh,
Có sanh ắt có tử.
Chết là người đời buồn,
Sanh là người đời vui.
Buồn, vui, hai không cùng,
Chợt vậy thành kia đây,
Đối sanh tử chẳng để lòng,
Án tố rô tố rô tất rị.
~TS Thanh Từ`

TS HUỆ-SINH
     (?-1063)
 
Pháp bản như vô pháp,
Phi hữu diệc phi vô.
Nhược nhân tri thử pháp,
Chúng sinh dữ Phật đồng.
Tịch tịch Lăng-già nguyệt,
Không không độ hải chu,
Tri không, không giác hữu.
Tam-muội nhậm thông châu.

Dịch:
 
Pháp vốn như không pháp,
Chẳng có cũng chẳng không.
Nếu hiểu được pháp ấy,
Chúng sinh, Phật vẫn đồng.
Trăng Lăn-già phẳng lặng,
Thuyền Bát-nhã chân không.
Biết không rồi biết có,
Tam muội mặc dung thông.
~TT Mật Thể~

Pháp gốc như không pháp,
Chẳng có cũng chẳng không.
Nếu người biết pháp ấy,
Chúng sanh cùng Phật đồng.
Trăng Lăng-già vắng lặng,
Thuyền Bát-nhã rỗng không.
Biết không, không giác có,
Chánh định mặc thong dong.
~TS Thanh Từ~

Thủy hỏa nhật tương tham,
Do lai vị khả đàm.
Báo quân vô xứ sở,
Tam tam hựu tam tam.
Tự cổ lai tham hoc,
Nhân nhân chỉ vị Nam.
Nhược nhân vấn tân sự,
Tân sự, nguyệt sơ tam.

Dịch:
 
Nước lửa ngày hỏi nhau,
Nguyên do chưa thể bàn.
Đáp anh không nơi chốn,
Tam tam lại tam tam.
Xưa nay kẻ tham học,
Người người chỉ vì Nam.
Nếu người hỏi việc mới,
Việc mới ngày mùng ba.

~TS Thanh Từ~


<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.12.2010 09:01:41 bởi Anh Nguyên >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9