(url) Phan Bội Châu
Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 36 bài trong đề mục
HongYen 11.08.2005 04:10:17 (permalink)
Phan Bội Châu


http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=51886&mpage=1&key=Phan%2cB%e1%bb%99i%2cCh%c3%a2u

*** Học lại Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du

*** Phan-Bội-Châu, hiệu Sào-Nam, người làng Đan-Nhiễm, tỉnh Nghệ-An. Ông thi đậu thủ-khoa, nhưng không ra làm quan, chỉ lo tranh đấu giành độc lập cho xứ-sở .

Ông học rộng, biết nhiều, và nhận rằng muốn giành độc-lập thì dân phải khôn, mạnh, giàu và cũng phải nhờ sự giúp đỡ của các nước bạn .




*** Những người yêu quý Phan Bội Châu đến thăm mộ cụ ở Huế
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.12.2006 04:47:21 bởi TTL >
#1
    HongYen 11.08.2005 04:13:06 (permalink)
    06 Tháng 8 2005 - Cập nhật 13h21 GMT


    100 năm phong trào Đông Du


    Ông Phan Thiệu Cơ (đứng giữa) là cháu nội của nhà yêu nước Phan Bội Châu


    (Cập nhật hàng tuần: sáng Chủ Nhật 07/08/2005)
    Đúng một thế kỷ trước nhà yêu nước Phan Bội Châu dẫn đầu một nhóm sinh viên sang Nhật Bản, mở đầu phong trào Đông Du với mục đích học hỏi những điều tiên tiến ở nước ngoài để canh tân dân tộc.

    Phong trào Đông Du (1905-1909) đã sản sinh ra nhiều nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, đánh dấu một thời kỳ hoạt động yêu nước.

    Hồng Nga cùng hai khách mời là ông Phan Thiệu Cơ, cháu nội cụ Phan Bội Châu, từ TP Hồ Chí Minh và ông Trần Đức Giang trong ban tổ chức lễ kỷ niệm phong trào Đông Du tại Nhật Bản; nhìn lại sự kiện quan trọng này.


    Nghe chương trình

    Thư từ ý kiến xin quý vị gửi về vietnamese@bbc.co.uk hoặc sử dụng hộp tiện ích bên tay phải.
    ---------------------------------------------------------

    Nguyễn Ly, Hà Nội

    Tôi đã từng được đọc rất nhiều sách về Phan Bội Châu. Tôi khâm phục ý chí cứu nước của Cụ. Tư tưởng cứu nước của PBC là hoàn toàn mới mẻ so với lịch sử Việt Nam lúc đó. Nếu trước đây ở VN chỉ có con đường cứu nước duy nhất là dưới ngọn cờ phong kiến trong phong trào Cần Vương thì đây là một tiến bộ lớn. Tuy nhiên, nhìn nhận, đánh giá lại thì cách làm của Cụ là không phù hợp, nếu không nói là sai lầm bởi Nhật cũng chẳng khác gì Pháp.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/programmes/story/2005/08/agendawk32_2005.shtml

    #2
      HongYen 11.08.2005 04:21:38 (permalink)


      Duyên kỳ ngộ với nhà yêu nước vĩ đại

      Hàn Mạc Tử - 12 tuổiHàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh vào giờ Thìn ngày 22.9.1912 tại làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Lúc còn nhỏ, chàng đã được người anh đầu là một người rất giỏi thơ Đường luật động viên, hướng dẫn làm thơ, nhờ thế chàng có thể sáng tác thành thạo thơ Đường từ rất sớm. Chính những bài thơ này đã dẫn dắt chàng gặp gỡ nhà yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu. Và cuộc gặp gỡ định mệnh đó đã làm thay đổi cả cuộc đời chàng về sau.

      Ấy là vào năm 1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Trung Quốc và đưa về Việt Nam xét xử. Nhưng dưới áp lực đấu tranh đòi ân xá của các tầng lớp nhân dân trong nước cũng như dư luận quốc tế, chúng phải đưa nhà yêu nước về giam lỏng ở Huế. Từ đó Phan Bội Châu trở thành Ông già bến Ngự, sớm tối lấy văn thơ làm vui. Để giao lưu tâm tình với bạn hữu và những người đồng chí hướng, Phan Bội Châu mở ra Mộng Du thi xã, kêu gọi mọi người gửi thơ văn đến xướng họa. Lời kêu gọi của nhà yêu nước được hưởng ứng sôi nổi. Thơ từ các nơi gửi về cho Mộng Du thi xã rất nhiều. Và trong số các bài thơ gửi đến, Phan Bội Châu đặc biệt tâm đắc với ba bài thơ của Hàn Mặc Tử. Chàng đã gửi đến ba bài thơ Đường luật có tên là Thức khuya, Chùa hoang và Gái ở chùa. Đó là vào khoảng năm 1931.

      Những bài thơ của chàng đã xoáy đúng tâm trạng nhà yêu nước. Phan Bội Châu đã họa lại ba bài thơ độc đáo này và cho đăng tất cả trên báo Tràng An, một tờ báo có nhiều bạn đọc xuất bản ở Huế với lời đề dẫn: "Từ khi về nước đến nay, được nghe nhiều về văn thơ quốc âm, song chưa gặp được bài nào hay đến thế. Hồng Nam nhạn Bắc, ước ao có ngày gặp gỡ để bắt tay nhau cười to một tiếng, ấy là thỏa hồn thơ".

      Việc xướng họa thơ văn với nhà yêu nước Phan Bội Châu đã làm cho Hàn Mặc Tử, khi đó lấy bút hiệu Phong Trần, nổi tiếng ngay lập tức. Làng văn xôn xao trước sự xuất hiện đầy ấn tượng của một thi sĩ mới. Đặc biệt hơn nữa, tác giả còn được Phan Bội Châu tôn xưng là tiên sinh. Tiếp sau đó, Hàn Mặc Tử ra Huế để tìm thăm Phan Bội Châu. Đây là một việc làm hết sức nguy hiểm, vì thực dân Pháp sẽ chú ý đến tất cả những ai có mối quan hệ mật thiết với nhà yêu nước này. Sau cuộc gặp gỡ, Hàn Mặc Tử thường xuyên liên hệ thư từ với Phan Bội Châu, chàng còn gửi thơ của những người bạn khác ra cho ông. Mật thám Pháp sau một thời gian theo dõi, cuối cùng đã quyết định gạt tên chàng ra khỏi danh sách những người được bảo trợ sang Pháp du học. Tiếp đó, Sogny, chánh sở mật thám Huế gửi công văn vào Quy Nhơn yêu cầu điều tra về chàng. Chánh sở mật thám Quy Nhơn là Véran gọi chàng lên tra hỏi nhiều lần làm cho gia đình hết sức lo lắng. Người anh đầu của chàng phải gửi thư ra Huế nhờ Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, một người quen thân với gia đình chàng xưa nay, can thiệp với chính quyền thì chuyện mới êm.

      Không được đi du học, cuộc đời Hàn Mặc Tử rẽ sang một ngả khác. Từ đấy, chàng bắt đầu bước chân vào con đường viết báo. Thời gian này, tình hình kinh tế nói chung rất khó khăn. Nạn thất nghiệp tràn lan. Chàng làm thêm công việc biên chép các tờ trích lục cũ cho Sở đạc điền Quy Nhơn. Nhưng công việc này chỉ đem đến cho chàng một khoản tiền đủ để mua báo, giấy viết và tem thư gửi bài. Rồi xảy ra cơn bão lớn năm 1934 làm sập căn nhà của chàng đang ở. Nợ nần ập đến. Hàn Mặc Tử quyết định rời Quy Nhơn, vào Sài Gòn lập nghiệp bằng con đường làm báo chuyên nghiệp.







      [edit]Nhà báo được nhiều chính khách nể trọng

      Tháng 7 năm 1934, từ Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử khăn gói lên đường vào Sài Gòn để làm báo theo lời thúc giục, rủ rê của mấy người bạn thân. Sau một thời gian lang thang chờ việc ở Sài Gòn, chàng được mời phụ trách trang văn chương cho tờ báo Trong khuê phòng...

      Chàng vừa sáng tác, vừa biên tập bài vở, lại kiêm luôn việc sửa bản in, vì thế thu nhập cũng khá. Nhưng chàng luôn cảm thấy áy náy vì tờ báo mang tên Trong khuê phòng mà nói chuyện văn chương thì có vẻ không ổn. Tuy thế, do chủ báo đối xử quá tử tế nên chàng cũng lấy làm vui. Nhưng có một lần, những người bạn của chàng viết bài gây sự với ai đó, bị công kích lại. Trên một tờ báo ở Sài Gòn, trong mục "Câu chuyện tầm phào" có bài viết mỉa mai "những trang nam tử lập nghiệp trong phòng the", ý nói nhóm làm báo Trong khuê phòng sống nhờ vào việc khai thác "thông tin khuê phòng", với nhiều câu mỉa mai rất dung tục khiến chàng bị sốc, không đến tòa soạn nữa. Chủ bút phải cử người tới nhà trọ của chàng lấy bài và an ủi mãi chàng mới trở lại làm việc.

      Ở Sài Gòn ít lâu chàng đã trở nên nổi tiếng. Nhiều chính khách kính nể và đến làm quen khi biết chàng từng có mối liên hệ với Phan Bội Châu và bị mật thám Pháp theo dõi. Từ đó chàng quan tâm hơn đến những thông tin chính trị. Chàng định làm một nhà cách mạng chăng? Từ những xướng họa với nhà yêu nước Phan Bội Châu, bỏ qua cả cơ hội quan trọng là sang Pháp du học đến chỗ giao du với các nhân vật chính trị không đơn thuần là những việc làm ngẫu hứng của một chàng thanh niên trẻ tuổi. Nhà báo De Lachevrotière, một nghị viên Pháp lai da màu rất thích tìm chàng để nói chuyện. Qua De Lachevrotière, chàng quen nhiều nhóm chính trị khác nhau. Một số nhóm còn bày tỏ thái độ chống Pháp. Tuy nhiên, lâu dần chàng cảm thấy chán nản khi nhận ra những nhóm chính trị này dù hô hào cách mạng nhưng họ chỉ là những con bài của Pháp mà thôi.

      Đầu năm 1935, chàng về Huế, trong một đêm buồn lang thang trên bến sông Hương, chàng đã làm bài thơ Đêm khuya tự tình với sông Hương để tặng Phan Bội Châu với nhiều tâm sự ray rứt:

      Bây giờ chỉ có đôi ta
      Bao nhiêu tâm sự Hằng Nga biết rồi
      Thuở nước non đến hồi non nước
      Sông Hương đành xuôi ngược đông tây
      Soi lòng chỉ có đám mây
      Đám mây phú quý những ngày lao đao
      Sao mặt sông xanh xao ra dáng
      Sao tình sông lai láng khôn ngăn


      http://viettrans.org/pedia14/index.php/H%C3%A0n_M%E1%BA%B7c_T%E1%BB%AD

      #3
        HongYen 11.08.2005 04:23:25 (permalink)


        Tiểu Sử Phan Bội Châu


        Phan Bội Châu sinh vào tháng Chạp năm Ðinh Mão, tức là năm Tự Ðức thư 20 (1867), cha mẹ đặt tên là Phan Văn San. Về sau, vì sợ phạm húy với Hoàng tử Vĩnh San, tức vua Duy Tân, con thứ của vua Thành Thái, nên đổi lại là Phan Bội Châụ Bội-Châu có nghĩa là đeo ngọc.

        Sinh trưởng trong một gia đình lễ giáo, thân phụ ông là Phan Văn Phổ, một nhà nho chân chính rất trọng chữ thanh cần. Thân mẫu ông là bà Nguyễn Thị Nhàn, một nữ sĩ được tiếng là người đức hạnh.

        Phan Bội Châu quê ở xã Ðông Liệt, tỉnh Nghệ An. Năm lên 3 tuổi, ông phải theo cha mẹ về ở nơi quê của nội tổ ở làng Ðan Nhiệm, tổng Xuân Liễm, huyện Nam Ðàn, tỉnh Nghệ An.

        Từ thuở bé, Phan Bội Châu đã được hấp thụ một nền giáo dục rất chặt chẽ nhờ vào sự đảm đang nuôi nấng, dạy dổ của mẫu thân, nhưng phần lớn cũng nhờ vào sự nghiêm khắc của thân phụ, lúc bấy giờ làm nghề dạy học.

        Phan Bội Châu rất mực thông minh. Năm lên 6 tuổi được cho đi học, chỉ trong ba ngày, ông học hết cuốn Tam Tự Kinh. Lên bảy tuổi học đến sách Luận ngữ, ông đã mô phỏng để làm cuốn Phan tiên sinh luận ngữ, có ý mỉa mai chúng bạn nên bị phụ thân quở phạt. Năm 1874, ở Nghệ An có phong trào Văn Thân, dù chỉ mới là một đứa bé lên tám, Phan Bội Châu cũng muốn noi gương của Trần Quốc Toản xưa đã giúp Hưng Ðạo Vương để đại phá quân Nguyên ở Bến Chương Dương nêu cao lá cờ phá cường tặc báo hoàng ân nên ông đã tụ tập bọn trẻ con lại để tập trận giả bằng những súng đạn do chính ông
        làm ra.

        Năm 1885, hưởng ứng phong trào Cần Vương, Phan Bội Châu tổ chức Sĩ-tử Cần Vương đội. Nhưng nhận thấy rằng công cuộc Cần Vương chỉ có thể đem lại kết quả tốt đẹp khi nào người lãnh đạo là một nhân vật có chân khoa bảng xuất thân, nhất là phải có danh vọng, ông phải đành quay về với lối học cử nghiệp.

        Dù rất thông minh và hay chữ, Phan Bội châu thi Hương bao nhiêu lần vẫn trượt. Sở dĩ có chuyện lạ như thế vì :

        * Lối văn khoa cử không thích hợp với người đã có sẵn một tinh thần cách mạng. Do đó, Phan Bội Châu không chịu ép mình trong khuôn khổ của trường quy.

        * Nhà nghèo, ông thường làm bài mướn để lấy tiền tại trường thị. Ðã có lần vì phạm húy, ông bị bôi tên trong danh sách thí sinh trọn đời. Về sau, nhờ sự vận động của quan Tế-Tửu Trường Quốc Tử Giám là Khiêu Năng Tĩnh, thầy học của ông, ông được đi thi lại. Khóa thi Hương năm Canh Tý (1900), ông thi đỗ Thủ Khoa tại trường thi Nghệ An lúc bấy giờ ông đã 33 tuổi.

        Năm 1901, ông có thi Hội nhưng không đỗ, ông cũng chẳng màng đến công danh nữa. Con đường cử nghiệp đối với ông chỉ là phương tiện giúp cho ông mưu đồ việc lớn, chớ chí khí của nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu đâu đã chịu gởi nơi trường khoa danh.

        Tiếng tăm hay chữ và mảnh bằng Giải nguyên đã giúp Phan Bội Châu có uy tín trong việc lãnh đạo công cuộc khởi nghĩa Cần Vương. Ông bắt đầu hoạt động mạnh trong nước.

        Sau khi Phan Ðình Phùng mất, phong trào Cần Vương xuống dần và cơ hồ tan rã, Phan Bội Châu đã nối chí nhà lãnh đạo tiền bối. Phan Bội Châu đứng ra kêu gọi dân chúng ở miền Thượng du khởi nghĩa.

        Nhận thấy con đường cử nghiệp làm cho dân tộc đi đến chổ yếu hèn, Phan Bội Châu kêu gọi canh tân. Ðể khích động lòng ái quốc của nhóm sĩ phu và nhân dân trong nước, ông đã viết ra tập Lưu cầu huyết lệ tâm thư. Ông đã vào Nam ra Bắc để liên lạc với những nhà ái quốc trong nước để vận động cho cuộc cách mạng có kết quả.

        Lúc bấy giờ, những người cùng chí hướng với Phan Bội Châu ở miền Trung như Ðặng Nguyên Cản, Ðặng Thái Thân, Trần Quý Cáp, Ngô Ðức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Nguyễn Cần, ở miền Bắc có Nguyễn Thượng Hiền, Lê Ðại, Nguyễn Quyên, Lương Văn Can, ở miền Nam có Nguyễn Thần Hiến, Trần Chánh Chiếu. Phan Bội Châu cũng đã lên tận Yên Thế xin gặp Hoàng Hoa Thám. Ðể cho công cuộc Cần Vương được thống nhất, ông bàn với ông Tiểu La Nguyễn Văn Thành đồng tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể lên làm Hội Chủ.

        Nhận thấy còn phải có sự viện trợ của ngoại bang trong việc cách mạng kháng Pháp, ông bàn với các bạn cho ông được xuất dương.

        Năm 1905, Phan Bội Châu xuống tàu, giả làm thương khách qua Tàu rồi sau đó sang Nhật.

        Sau khi xuống tàu sang Hương Cảng rồi đến Nhật, Phan Bội Châu đến gặp Lương Khải Siêu, người lãnh đạo công cuộc duy tân của Trung Hoa và sau cuộc chính biến phải lưu vong sang Nhật. Tại đây, Lương Khải Siêu giới thiệu Phan Bội Châu với những vị chính khách Nhật như Bá tước Ðại Ôi và Khuyển Dương Nghị. Hai vị này khuyên ông nên về nước mời Kỳ Ngoại Hầu sang Nhật. Sau đó ít lâu, ông lại sang Nhật.

        Năm 1906, Kỳ Ngọai Hầu Cường Ðể và nhiều du học sinh sang Nhật. Phan Bội Châu lại xin cho các du học sinh vào học ở Chấn Võ Học Hiệu và Ðồng Vạn Thư Viện. Cũng trong năm ấy, ông Phan Chu Trinh sang Hương Cảng và qua Nhật. Hai nhà cách mạng cùng họ Phan đã gặp nhau và luận bàn quốc sự. Dù Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu có bất đồng ý kiến, nhưng cả hai đều rất quý mến nhaụ

        Cuối năm 1906, Phan Bội Châu lại về nước một lần nữa để dọ đường hầu để chở khí giới về cho Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế.,

        Năm 1907, Phan Bội Châu lại trở sang Nhật. Sau khi ký thương ước với Pháp xong (năm 1908) chính phủ Nhật đã ra lệnh trục xuất những nhà cách mạng Việt Nam ra khỏi lãnh thổ. Phan Bội Châu và các đồng chí phải trở lại Trung Hoa hoạt động.

        Năm 1912, do theo lời yêu cầu của các bạn, Phan Bội Châu qua Xiêm (Thái Lan) một thời gian. Cũng trong năm này, cuộc cách mệnh Tân Hợi của Trung Hoa thành công. Từ Xiêm, ông trở lại Trung Hoa, lập ra Việt Nam Quang Phục Hội chủ trương theo chính thể dân chủ.

        Năm 1912, Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, Phan Bội Châu được đốc quản tại Thượng Hải là Trần Kỳ Mỹ và đô đốc Auq?ng Tây là Hồ Hán Dân giúp đỡ về tài chánh và tinh thần. Trong thời gian này, Phan Bội Châu giữ chức quyền Tổng lý Việt-Nam-Quang-Phục Hội.

        Năm 1913, nhân việc ném bom ở Thái Bình HàNoi Hotel, Hội đồng Ðề Hình của thực dân Pháp xử tất cả 14 án chém, Phan Bội Châu và Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể đứng đầu sổ.

        Quân lính ở tỉnh thành Quảng Ðông gây biến, Long Tế Quang đem binh đến dẹp và nhậm chức đô đốc Quảng Ðông. Vì ăn của lót của thực dân Pháp, Long Tế Quang bắt Phan Bội Châu giam vào ngục. Chính trong thời gian bi giam giữ, ông đã viết ra tập Ngục Trung Thư Cuộc thương thuyết của Pháp và Long Tế Quang chưa xong thì chiến cuộc Âu châu bùng nổ (1914-1918), Long tế Quang bị hạ, đảng cách mạng Trung Hoa cứu Phan Bội Châu ra khỏi ngục Quảng Châụ

        Năm 1914, Phan Bội Châu lập tại Quảng Châu một cơ quan lấy tên là Tâm Tâm Xã dùng làm nơi liên lạc với những đồng chí và dự định viết sách gởi về nước để giục lòng yêu nước của đồng bào và tuyên truyền tinh thần dân nước.

        Trong tháng ba năm ấy, được biết tin toàn quyền Merlin sang công cán bên Nhựt, Phan Bội Châu liền triệu tập các đồng chí quyết đón đường hạ sát Merlin. Phạm Hồng Thái được chọn thì hành việc này. Quả bom ở Sa-Ðiện nổ, tuy không giết được Merlin nhưng đã thức tỉnh được sự say ngủ của đồng bào trong nước và gây một tiếng vang khắp thế giới đều biết.

        Năm 1925, nghe theo lời Lý Thụy và Lâm Ðức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức Toàn thế giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc nhưng sau đó Lý Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để :

        1. Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động.

        2. Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.

        Thế là Phan Bội Châu bị bắt tại Thượng Hải, bị giải về Hương Cảng rồi về Hải Phòng, sau cùng bị giam tại nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội. Ðể tránh việc làm cho dư luận quá xôn xao về tin Phan Bội Châu bị bắt, thực dân Pháp gắn cho ông cái tên tù quốc phạm là Trần Văn Ðức.

        Hội Ðồng Ðề Hình nhóm xử ngày 25 tháng 11 năm 1925 dưới sự chủ tọa của viên giám đốc Brida, Ðốc lý Hànội là Dupuy và đại úy Bollie làm phụ thẩm, Boyer làm bồi thẩm và Arnoux Patrick làm lục sự. Hội Ðồng Ðề Hình cử luật sư Bona ở Hànoi và luật sư Larre ở Hải Phòng biện hộ cho Phan Bội Châu.

        Trước những lời lẽ buộc tội gắt gao của Hội Ðồng Ðề Hình, Phan Bội Châu ung dung và chẫm rãi đối đáp một cách rõ ràng khúc chiết. Ðể bênh vực cho hành động hợp lý và quang minh chính đại của mình.

        Sau khi hay tin Phan Bội Châu bi án tử hình, phong trào vận động ân xá cho ông nổi lên rầm rộ. Hội Thanh Niên Việt Nam in ra bốn ngàn lá đơn gởi đến các cơ quan chính phủ Pháp, các sứ thần liệt quốc ở Ba Lê, các tổ chức quốc tế yêu cầu can thiệp. Việt kiều ở Pháp họp đại hội bênh vực Phan Bội Châu, gởi điện tín kháng nghị hoặc yêu cầu tới những cơ quan có liên hệ đến vụ án Phan Bội Châụ

        Trước sự công phẩn của quốc dân, ngày 24/12/1925, Toàn quyền Varenne, sau khi đề nghị về Pháp, quyết định xin ân xá cho nhà chí sĩ yêu nước. Sau khi được ân xá, Toàn quyền Varenne đưa Phan Bội Châu về an trí ở miền sông Hương núi Ngự (Huế) gọi là để di dưởng tuổi già nhưng kỳ thật chúng định giam lỏng ông.

        Tuy nhiên, tấm lòng thiết tha yêu nước của ông không vì thế mà chịu lu mờ. Ông đã âm thầm nhận lãnh chức Cố vấn của Việt-Nam-Quốc Dân Ðảng. Ðã có lần V.N.Q.D.DD định âm mưu đem ông trốn thoát ra ngoại quốc nhưng không thành vì không sao thoát được sự dòm ngó của thực dân Pháp.

        Năm 1940, khi phái bộ Nhật tiến vào Ðông Dương thì cũng chính là lúc thời cuộc đã chuyển sang giai đoạn mới cho cuộc Cách mạng dân tộc. Tiếc thay, trong giờ phút nghiêm trọng của lịch sử này, nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu đã lìa bỏ cõi đời theo tiền nhân về bên kia thế giới, lưu lại cho hậu thế một tấm gương sáng và nổi niềm thương nhớ không nguôi.

        Trước giờ sắp lâm chung, ông đã cố gắng lấy hết hơi tàn và góp nhặt thần trí, đọc lên một bài khẩu chiếm có những lời lẽ thống thiết như sau :

        Nay đang lúc tử thần chờ trước của
        Có vài lời ghi nhớ về sau
        Chúc phường hậu tử tiến mau.


        Phan Bội Châu mất vào ngày 29/10/1940.


        http://xuquang.com/dialinhnk/danhsi/pbcts.htm
        #4
          HongYen 11.08.2005 13:52:47 (permalink)
          Những Phát Giác Mới về Chí Sĩ Phan Bội Châu

          (Phạm Điền, phóng viên đài RFA)

          (RFA) 16.12.2004. Tuần này, tạp chí được học giả Đỗ Thông Minh chủ biên tập vui học Việt Hán Nôm có cuộc mạn đàm về những phát giác mới liên quan đến lịch sử Việt Nam trong các chuyến đi khảo mới đây của ông.

          Học giả Đỗ Thông Minh trong những năm gần đây đã từ Nhật mở nhiều chuyến đi xa tới Úc Châu, Bắc Mỹ và Châu Âu để diễn thuyết về các vấn đề văn hóa Việt- Nhật- Trung và học thuật Việt-Hán-Nôm. Trên hành trình này, đặc biệt là ở Trung Quốc, khi đi khảo các vết tích lịch sử, ông đã tìm thấy những chi tiết khá đặc biệt liên quan đến chí sĩ Phan Bội Châu, và một ân nhân của phong trào Đông Du là ông Asaba, cũng như về tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc.

          Nhân mùa chuẩn bị cho tháng Tư năm 2005, đánh dấu 100 năm chí sĩ Phan Bội Châu sang Nhật khởi xướng phong trào Đông Du, học giả Đỗ Thông Minh đã dành cho chúng tôi một cuộc mạn đàm về câu chuyện này.

          Ông Đỗ Thông Minh 54 tuổi, sinh quán Nam Định Việt Nam, du học Nhật từ năm 1970. Theo nhà báo Hùynh Luơng Thiện bạn học cùng trang lứa ở Nhật và nay là chủ nhiệm tuần báo Mõ ở California thì ông Đỗ Thông Minh từ 30 năm qua và suốt trong thời gian du học Nhật ông Minh là mẫu người xả thân cho công ích hiếm có, ông hoạt động tích cực trong hàng ngũ sinh viên quốc gia, sáng lập viên của Tổ Chức Người Việt Tự Do, rồi Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam…nhưng sau một thời gian hoạt động đấu tranh chính trị ông cảm thấy thất vọng và mấy năm gần đây ông đã dồn mọi nỗ lực vào vấn đề văn hóa, xây dựng quốc học…

          Tuy tốt nghiệp kỹ sư Hóa học, nhưng sở học về văn hóa, học thuật ngôn ngữ sâu đậm khiến ông nổi tiếng hơn trong lãnh vực này. Ông biên soạn nhiều loại tự điển Hán-Nhật-Việt sử dụng trong nhiều lãnh vực từ Tin Học đến Khoa Học, Kỹ Thuật.

          Sau đây là những chi tiết học giả Đỗ Thông Minh đã trao đổi với tạp chí Văn Học Nghệ Thuật.

          Hỏi: Kính chào học giả Đỗ Thông Minh, xin ông cho chúng tôi biết những hoạt động gẩn đây của ông.

          Đáp: Trong 2 năm qua, chúng tôi có chương trình đi nói chuyện ở khắp nơi và chúng tôi đã nói chuyện tại 32 nơi trên toàn thế giới. Đề tài nói về thí dụ như nguồn gốc Viêt-Hán-Nôm rồi những tương quan văn hóa Việt Nhật hoặc vấn đề tự vấn là người mình xét lại chính mình coi mình mạnh hay yếu ở chỗ nào vân vân. Mới đây nhất, chúng tôi có đề cập đến cụ Phan Bội Châu và phong trào Đông Du. Sở dĩ đề cập đến đề tài này là bởi vì năm nay là năm thứ 100 đánh dấu cụ Phạn Bội Châu, Tăng Bạt Hổ và Đặng Tử Kính là những nhà cách mạng Việt Nam lần đầu tiên lăn lội tới nước Nhật.

          Hỏi: Chúng tôi được biết trong khi đi diễn thuyết ông cũng đã khảo các vết tích lịch sử và các nhân vật lịch sử Việt Nam. Ông có thể cho biết một số chi tiết?

          Đáp: Dạ vâng, thì chúng tôi có một chuyến đi khắp nước Nhật, Hồng Kông và Trung Quốc trong tháng 10 và 11 vừa qua, chúng tôi có tới thăm bia của cụ Phan Bội Châu viết tưởng niệm ông Asaba tại phường cũng mang tên Asaba tỉnh Shizuoka, vị trí nằm giữa Tokyo và Osaka. Ông Asaba là một nhân vật đã giúp cho cụ Phan Bội Châu cũng như là phong trào Đông Du nói chung rất nhiều, cho nên nằm 1918 cụ Phan Bội Châu trở lại nước Nhật khi hay tin ông Asaba đã mất cụ Phan Bội Châu đã dựng bia để tưởng niệm. Về về vấn đề từ ngữ chúng ta dùng, tôi thấy trong cuốn Phan Bội Châu tự phán hoặc niên biểu đó thì khi nhắc tới ông Asaba, thì hầu hết các trang đều viết là ông Thiện Vũ xin thưa thực sự nó là Thiển Vũ, nhưng chúng tôi chỉ thấy có một chỗ ghi là Thiển Vũ mà thôi. Vì vậy nên để ý, có thể người sắp chữ thời đó đã không biết rõ cái chữ Hán nó là gì, thành ra viết Thiện thay vì Thiển.

          Hỏi: Thưa ông Đỗ Thông Minh, ông nói ông Asaba là ân nhân của phong trào Đông Du?

          Đáp: Ông Asaba trong năm 1908 khi cụ Phan Bội Châu đang phải lo cho 200 sinh viên trong cái hoàn cảnh vô cùng túng quẫn thì cụ nhớ tới ông Asaba, là một ân nhân trước đó đã giúp cho ông Nguyễn Tất Bạt một sinh viên việt Nam qua đó đi ăn mày để sống và đã gục ngã giữa đường thì ông Asaba đã đưa về nuôi, thành ra câu chuyện đó đã được sinh viên và cụ Phan Bội Châu rất ngưỡng phục. Thành ra khi chính cụ Phan Bội Châu không còn tiền lo cho các sinh viên nữa, thì cụ nghĩ ra chuyện viết thư xin tiền và ông Asaba đã giúp một số tiền rất lớn, lên tới 1700 đồng nguyên mà trong khi lương một ông hiệu trưởng chỉ có 38 đồng thôi. Gấp 40 tới 50 lần lương của một hiệu trưởng.

          Hỏi: Ông muốn nói thời kỳ 1908 đó phải không?

          Đáp: Vâng, thời đó cụ Phan Bội Châu đã dùng tiền để nuôi các sinh viên, in sách cũng như đi đó đây. Điều đáng nói là sau này trong cuốn Phan Bội Châu tự phán và niên biểu mà ghi lại, cụ Phan Bội Châu có kể chuyện này rõ ràng nhưng nội dung cái bia thì chúng tôi cho rằng khi cụ Phan Bội Châu ghi lại khỏang 10, mười mấy năm sau và nó là bản văn xuôi bằng chữ Hán thành ra cụ nhớ được cái ý nhưng chính xác chữ Hán thì không có đúng lắm.

          Thêm cái điểm thứ hai nữa, cái người sắp chữ có thể rằng không hiểu rõ nghĩa, do viết tay hay người dịch cho nên sắp chữ càng sai hơn nữa. Thí dụ trong bản văn viết là “nghĩa cái Trung Quốc” thì nghĩa là phải, cái có nghĩa bao trùm, tự nhiên lại tới chữ Trung Quốc như vậy có nghĩa là cái điều phải nó bao trùm khắp Trung Quốc, nhưng bản văn thực sự không phải như vậy, nó là “nghĩa tuyên trung ngoại”, tuyên là loan ra, tuyên truyền đó cho nên nó là cái điều phải đã loan ra khắp trong ngoài chứ không phải là Trung Quốc.

          Đó là một trong những chi tiết sai nội dung của cái bia. Tai sao dám nói nó sai vì cái bia còn đó. Năm ngóai, chính cháu của cụ Phan Bội Châu là ông bà Phan Thế Cơ đó đã qua bên Nhật dự lễ 85 năm dựng bia này.

          tiếp...

          http://saigonusanews.net/vanhoagiaoduc/vhgd_phanboichau.htm
          #5
            HongYen 11.08.2005 13:56:30 (permalink)
            tiếp...

            Chí Sĩ Phan Bội Châu

            (Phạm Điền, phóng viên đài RFA)



            Hỏi: Ngoài vấn đề này, dường như ông còn ghi nhận một số chuyện khác liên hệ đến lịch sử Việt Nam?

            Đáp: Khi chúng tôi tới Quảng Tây, có ghé thăm Khâm Châu và thăm gia trang của tướng Lưu Vĩnh Phúc. Thời chúng ta ở Việt Nam học sử thì ai cũng biết Lưu Vĩnh Phúc là tướng cờ đen đã giúp Việt Nam đánh nhau với quân Pháp và giết được đại úy Francès Garnìere tại Ô Cầu Giấy, nhưng mà trong sách sử chúng ta thường gọi là giặc Cờ Đen thì khi tới nơi chúng tôi thấy là ngay ở cửa có chữ là Tam Tuyên Đường.

            Tam Tuyên tức Tướng Tư Lệnh ba vùng Tuyên Quang, Lạng Sơn và Hà Giang mà tước vị đó được chính vua Tự Đức hai lần phong tướng cho Lưu Vĩnh Phúc và Lưu Vĩnh Phúc đã giúp quân Việt Nam đánh nhau với Pháp mà thời đó mà đánh nhau thì vô cùng khó khăn vì một đằng là gươm dao, một đằng là súng đạn thành ra sự hi sinh của quân Cờ Đen và tướng Lưu Vĩnh Phúc cũng rất cao.

            Chính vua Tự Đức lúc đó càng ngày càng co cụm lại, cho nên được những tay hảo hán qua giúp như vậy thì cũng rất mừng, đã phong tướng cho Lưu Vĩnh Phúc và chính nhà Thanh sau đó cũng phong tướng cho Lưu Vĩnh Phúc. Khi chúng tôi đến gia trang, chúng tôi thấy có một cái tượng rất oai phong, bên duới đề là Lưu Vĩnh Phúc, Anh Hùng Dân Tộc.

            Vì vậy nếu trong sử chúng ta học mà dùng chữ giặc Cờ Đen thì chúng tôi nghĩ là không nên dùng giặc nữa mà tướng Cờ Đen mà thôi. Và thêm một cái điểm nữa mà chúng ta nói tới cờ đen thì ít người hình dung cái cờ đen là như thế nào, nó là cái cờ tam giác, thực sự hai lá cờ, một lá hình bát quái và một lá vẽ 7 ngôi sao trắng tức hình Sao Bắc Đẩu.

            Điều đáng ngạc nhiên nữa là khi chúng tôi vào gian phòng lớn có vẽ một số những bức tranh kể lại sinh hoạt của tướng Lưu Vĩnh Phúc thì tôi vô cùng ngạc nhiên thấy một bức tranh vẽ tướng Lưu Vĩnh Phúc đang họp với tướng Nguyễn Thiện Thuật và cụ Phan Bội Châu.

            Hỏi: Chúng tôi nghe nói khi ông đi thăm nghĩa trang của liệt sĩ Phạm Hồng Thái, ông có ghi nhận được nhiều dấu vết lịch sử thú vị nữa, xin ông cho biết thêm.

            Đáp: Chúng tôi tới Quảng Đông thì có thăm công viên Hoàng Hoa Cương, đó là nơi có nghĩa trang của 72 liệt sĩ Trung Hoa Quốc Dân Đảng, những người tử thủ chống lại quân nhà Thanh thời đó, sau bị bắt và bị giết. Thời đó Trung Hoa Quốc Dân Đảng đã lập một công viên để tưởng niệm 72 người này. Tôi thấy ở đó có 72 cái bia hình vuông chồng lên nhau, nhưng sau lưng lại có một hình ảnh rất đặc biệt, đó là tượng Nữ Thần Tự Do.

            Hỏi: Nó có chuyện đó nữa à. Trung Quốc hiện còn duy trì chế độ cộng sản cơ mà?

            Đáp: Chúng tôi không biết câu chuyện đó đầu đuôi như thế nào, nhưng Quốc Dân Đảng theo chủ trương Cách Mạng của Tôn Văn, mà đó là cách mạng dân chủ, cách mạng tự do, cho nên có lẽ là cái tinh thần, cái ánh đuốc của tượng Nữ Thần Tự Do thời đó nó đã soi sáng tới Trung Quốc. Chúng tôi không có biết tại sao nhưng chỉ thấy rằng là đối với nhà cầm quyền của Trung Hoa hiện nay họ vẫn tôn trọng nghĩa trang tưởng niệm này, chăm sóc rất cẩn thận.

            Bên phải, đi vào chừng 50 mét thì có bia một của liệt sĩ Phạm Hồng Thái tức là anh hùng cách mạng của chúng ta. Khi chúng tôi học sử hồi đó thì chúng ta hay dùng Tiếng Bom Sa Điện, kể tới câu chuyện liệt sĩ Phạm Hồng Thái đã len lỏi vào ném bom để định giết toàn quyền Merlin ở khách sạn Victoria, nhưng mà toàn quyền chỉ bị thương, vài người chết thì khi đường cùng liệt sĩ Phạm Hồng Thái đã bắn súng mở đường chạy nhưng cuối cùng vẫn bị bao vây thì ông đã nhảy xuống sông Châu Giang để tự sát.

            Khi chúng tôi tới nơi quan sát thì chúng tôi thấy địa danh ở đó họ gọi là Sa Diện, sa là cát như sa mạc, diện là cái mặt thì có thể là cái sông mà có thể khi nước cạn nó lộ cát lên và từ đó họ đặt tên mình không biết, nhưng cũng có thể do cái lỗi ấn công hồi đó hay là xắp chữ Sa Diện đã đánh thành Sa Điện. Nhưng mà trong cuốn Phan Bội Châu tự phán thì họ đã viết đúng chữ Sa Diện. Thì đó là một vài điểm lịch sử liên quan tới cái thời cận đại của chúng ta, có lẽ chúng ta cần nên sửa lại.

            Xin cám ơn học giả Đỗ Thông Minh. Xin kính chào thính giả của đài, xin cám ơn.

            http://saigonusanews.net/vanhoagiaoduc/vhgd_phanboichau.htm
            #6
              HongYen 11.08.2005 14:04:38 (permalink)

              Nhà lưu niệm Phan Bội Châu ở Nghệ An




              Học giả Đỗ Thông Minh


              http://www.rfa.org/vietnamese/dacky/2004/12/16/literature_PhanBoiChau/
              #7
                HongYen 11.08.2005 14:16:21 (permalink)
                Phan Bội Châu (1867-1940)



                Phan Bội Châu (1867-1940) tên thật là Phan Văn San, hiệu Sào Nam, người huyện Nam Đàn, Nghệ An. Ông sớm bộc lộ lòng yêu nước: năm 17 tuổi viết hịch Bình Tây Thu Bắc,năm 19 tuổi lập đội thí sinh 60 người để ứng nghĩa với kinh đô Huế. Từ năm 1900, sau khi đỗ giải nguyên, có uy tín trong giới sĩ phu, Phan Bội Châu càng nhiệt tình tham gia các phong trào cứu nước, dần dần trở thành nhà cách mạng hàng đầu trong 20 năm đầu thế kỷ XX. Phan Bội Châu chủ trương giành độc lập dân tộc bằng bạo lực. Ông dùng văn chương như một phương tiện để nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí. Ông chủ trương Đông Du, đưa thanh niên sang Nhật để đào tạo nhân tài, ông liên kết các nhân sĩ trí thức yêu nước, các nhà các mạng. Ông thành lập Duy Tân Hội, rồi Việt Nam Quang Phục hội và cuối cùng Việt Nam Quốc dân đảng (1924). Ông bôn ba Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan... gặp nhiều chính khách lớn để tìm hỗ trợ cho cách mạng Việt Nam.

                Điều kiện lịch sử chưa cho phép Phan Bội Châu nhận ra động lực của cách mạng giải phóng dân tộc. Ông thất bại, nhưng đã để lại nhiều bài học cho hậu thế thành công. Phan Bội Châu sử dụng rất nhiều thể loại văn hoûc: thơ, phú, câu đối, ca trù, truyện, văn bia, văn tế... để vận động cách mạng. Phan Bội Châu không coi văn chương là sự nghiệp, ông hay nhắc tới câu thơ của Tùy Viên Lập thân tối hạ thị văn chương . Ông dùng văn chương làm phương tiện vận động giác ngộ để đạt mục đích giải phóng dân tộc. Chủ đề lớn nhất, luôn luôn sôi nổi nồng nhiệt trong ông là lòng yêu nước. Giọng thơ Phan Bội Châu không phải là gioûng cảm khái. Cảm khái chưa phải là thái độ của hành động. Phan Bội Châu là người hành động. Thơ ông thức tỉnh tâm và trí người đoûc. Khi bi, khi hùng, khi nào cũng lôi cuốn thuyết phục, dựng người dậy, lôi cuốn người đi:

                Mõ chuông là cái lưỡi đây
                Lôi đình trên ngoûn bút này nổi lên


                Thơ của ông là máu là nước mắt của người thương nước viết nên câu có sức rung động hàng triệu đồng bào. Thơ của ông cũng là nghĩa khí hào hùng của người chiến đấu.

                Nghĩ lắm lúc bầm gan tím ruột
                Vạch trời cao mà tuốt gươm ra


                Chất trữ tình trong thơ Phan Bội Châu là trữ tình cứu nước, trữ tình công dân. Đời ông, như chính ông nhận định, cả trăm lần thất bại chưa một lần thành công, nhưng lúc nào cũng cuồn cuộn lòng yêu đất nước. Có câu thật bình dị: Yêu gì hơn yêu nước nhà ta. Có câu thật thống thiết: Hồn cố quốc biết đâu mà gởi, nhưng bao giờ lòng yêu nước ấy cũng thức tỉnh người ta đứng dậy, đấu tranh đầy khí phách:

                Ai ơi tỉnh dậy đừng mê
                Xin đem thù nhục mà thề non sông.


                Thơ Phan Bội Châu là thơ của nguồn lửa thiêng bất diệt, của lòng thương nòi giống, của một tình cảm lớn lao, dấn thân, chấp nhận moûi đầy ải lao lung, kể cả cái chết, để giành độc lập tự do cho dân cho nước. Thơ viếng người hy sinh vì nước có sự xót đau của không gian rộng lớn trời biển núi sông:

                Trời xanh lồng lộng, biển mênh mông/ Một lá thư đưa lệ vạn dòng; lại có sự ca ngợi chân thành cao cả của lòng người: Đầu giận sao không rơi trước bạn. Ngay trong tình thế bi đát ấy, ý chí chiến đấu của Phan Bội Châu cũng không hề nao núng. Ước có vạn tay vung vạn kiếm. Trong 15 năm cuối đời, bị giam lỏng ở Huế, Phan Bội Châu "Ông già Bến Ngự" không có điều kiện duy trì hành động bạo lực, ông đã tận dụng con đường văn hóa, trước tác, dịch thuật, khảo cứu nhằm nâng cao dân trí, hun đúc ý chí thanh niên và tổng kết kinh nghiệm, cổ vũ hành động.

                Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần
                Đừng ham chơi, ham mặc, ham ăn
                Dựng gan góc để đánh tan sắt lửa,
                Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ.


                (Bài ca chúc tết thanh niên năm 1927)

                http://www.nxbkimdong.com.vn/tacgia/phanboichau.htm
                #8
                  HongYen 11.08.2005 14:23:43 (permalink)
                  Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh

                  Vọng Ðông


                  Hai ông Phan, hai nhà đại cách mạng cùng thời, cùng nổi danh, cùng nuôi ý chí phục quốc, đã sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam:

                  Nhất Phan tử khứ, nhất Phan hoàn, ta tai tổ quốc
                  Thiên cổ văn chương, thiên cổ tâm sự, thùy vi tiên sinh?
                  (Một Phan đã mất, một Phan còn, thương thay tổ quốc
                  Muôn thuở văn chương, muôn thuở tâm sự, ai là tiên sinh?
                  Mai Đăng Đệ )


                  Trong cuộc đời hoạt động cứu nước, hai ông đã có nhiều cơ hội gặp nhau, ở quốc nội cũng như ở quốc ngoạị Song vì chính kiến khác biệt, hai ông chỉ là những kẻ đồng hành mà không là đồng chí .

                  Phan Bội Châu chủ trương tôn quân và bạo động, lập Duy Tân Hội, tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ. Trong tập "Tự Phán" ông nêu tôn chỉ của Hội như
                  sau:

                  "Chuyên đánh đổ chính phủ Pháp, khôi phục Việt
                  Nam, kiến thiết quân chủ lập hiến quốc".


                  Phan Bội Châu còn đề xướng phong trào Đông Du, vận động người trong nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thâu nhận kiến thức mới của nước ngoài về giúp nước nhà, đồng thời mua vũ khí của Nhật để tiếp tay cho các cơ sở chống Pháp trong nước.

                  Phan Chu Trinh chủ trương đường lối ôn hòa, chú trọng việc giác ngộ quần chúng. Ông cho rằng ôn hòa thì tránh được cuộc đổ máu cho đồng bào, khi dân khôn
                  thì nước mạnh và ngoại bang tất bị loại trừ.

                  Trong cuộc đối thoại với viên Thống Đốc Pháp thẩm vấn ông tại nhà tù Côn Đảo (năm 1908), Phan Chu Trinh đã bày tỏ quan điểm bất đồng của ông và Phan Bội
                  Châu:

                  "Phan quân nhận hẳn rằng người Pháp không thiệt lòng khai hóa cho người Nam, nên trước phải tìm cách đánh đổ chánh phủ Pháp, mà muốn đánh đổ chánh phủ Pháp, không nhờ cậy thế lực một nước mạnh ngoài thì tự người Nam không làm gì được. Hiện nay nước mạnh, duy Nhật Bản là nước đồng văn, đồng chủng nên cầu viện với Nhật Bản. Tôi bác cái thuyết trên của Sào Nam, lấy lẽ rằng người nước Nam chui núp dưới chính thể chuyên chế trên ngàn năm, chưa có tư cách quốc dân độc lập, dầu có nhờ cậy sức nước ngoài thì chỉ diễn cái trò "dịch chủ tái nô" không có ích gì. Vả lại nước Pháp là một nước làm tiền đạo văn minh cả hoàn cầu, nay hiện bảo hộ cả nước ta, mình nhân đó mà học theo, chuyên dụng tâm về mặt khai trí , trị sanh các việc thực dụng, dân trí đã mở, trình độ một ngày một cao, tức là cái nền độc lập ngày sau ở đấỵ Còn theo chính kiến tôi "cậy sức nước ngoài" thì nó quanh co khúc chiết, mình không tự lập, ai cũng là kẻ cừu của mình. Triều Tiên, Đài Loan, cái gương rõ ràng, người Nhật chắc gì hơn người Pháp? Sào quân không nghe, cũng không nhận là phải, phủi áo ra đi, làm theo ý kiến mình".
                  (Theo THI TÙ TÙNG THOẠI - Huỳnh Thúc Kháng)


                  Xuất phát từ quan điểm đó, Phan Chu Trinh đã có chủ trương "Pháp Việt đề huề". Chủ trương này là một "sách lược quyền biến" trong đường lối hoạt động cách mạng của Phan Chu Trinh, khác sự hợp tác với người Pháp của Tôn Thọ Tường (mà Phan Chu Trinh, cũng như các ông Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt qua các bài thơ họa, đã từng chỉ trích), hay chủ trương của Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh khi làm tạp chí Nam Phong, Đông Dương Tạp Chí.

                  Khi Phan Bội Châu đề xướng phong trào Đông Du, Phan Chu Trinh đã hưởng ứng và xuất dương sang Trung Hoa, Nhật Bản. Năm 1906, ở hải ngoại về, ông khởi xướng công cuộc duy tân, đi diễn thuyết các nơi, nêu cao chủ thuyết "Dân Quyền". Vì có chủ trương ôn hòa, ông cho rằng có thể hợp tác với người Pháp, nếu họ thực tâm thực hiện những cải cách dân chủ cho Việt Nam. (Bình luận chủ trương này, có người cho Phan Chu Trinh đã nhận định sai lầm về người Pháp, vì thực dân không bao giờ thực lòng áp dụng chính sách tốt đẹp cho dân thuộc địa).

                  Như vậy, chủ trương của hai nhà chí sĩ họ Phan khác nhau từ căn bản. Trong tập "Tự Phán", Phan Bội Châu viết: "Ủng phù một vị minh chủ, kén chọn trong Hoàng thân lập ra ...". Phan Chu Trinh đã hỏi Phan Bội Châu: "Từ thế kỷ 19 về sau, các nước tranh nhau càng ngày càng dữ dội,tính mạng của một nước gởi trong một số người đông, chứ không thấy nước nào không có dân quyền mà khỏi mất nước bao giờ. Thế mà ngày nay lại còn định dựng cờ quân chủ lên hay sao?"

                  Phan Chu Trinh từng đi diễn thuyết nói về "Quân trị và Dân trị chủ nghĩa". Ông so sánh hai chủ nghĩa đó và cho rằng:

                  "Chủ nghĩa Dân trị hay hơn chủ nghĩa Quân trị nhiều lắm. Lấy theo ý riêng của một người hay là của một triều đình mà trị một nước, thì cái nước ấy không khác nào một đàn dê, được no ấm vui vẻ hay là phải đói rét khổ sở chỉ tùy theo lòng của người chăn. Còn như theo chủ nghĩa dân trị, thì tự quốc dân lập ra hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo việc chung cả nước, lòng quốc dân muốn thế nào thì làm thế ấỵ Dù không có người tài giỏi làm cho hay lắm, cũng không đến nỗi phải bị đè đầu khốn nạn làm tôi mọi cho một nhà, một họ nào ...".

                  Thời đó, sĩ phu Việt Nam còn ngưỡng mộ thành tích của các nhóm Văn Thân, Cần Vương, còn nặng lòng trung quân ái quốc, ít ai dám đưa ra một chủ trương mới mẻ và táo bạo như vậỵ Bài bác chủ nghĩa tôn quân, Phan Chu Trinh còn gởi thư chỉ trích vua Khải Định (thư Thất Điều) về chuyện đi dự cuộc đấu xảo quốc tế tại
                  Pháp năm 1922.

                  Quả thật, ông là một kẻ sĩ ngang tàng, khí phách, không biết sợ trời đất là gì. Lúc còn đi học, ông đã từng chống đối thầy dạy bất chính, khi ở tù Côn Đảo thì đánh lại cai tù, ở ngục Santé thì gởi thư cho thẩm phán quân sự Pháp với lời lẽ khẳng khái, bất khuất:

                  "Thằng Phan Chu Trinh thà chết thì nó xách cái đầu của nó, nó quăng xuống đất như chơi, nó chẳng chịu làm thân trâu ngựa cho người ta cỡi trên đầu, trên cổ nó đâu!".

                  Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư", gồm 5 phần:

                  Nói về những điều sỉ nhục vì nước mất, quyền mất

                  Thảm họa tương lai

                  Mở mang dân trí

                  Chấn động dân khí

                  Vun trồng nhân tài

                  Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và
                  giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp
                  nước.

                  Phan Chu Trinh đọc sách này phê bình:

                  "Sào Nam là một người hào kiệt nóng lòng việc nước mà kiến thức thì chưa thoát khỏi khuôn sáo cũ chút nào".

                  Dù có khuynh hướng chủ trương khác nhau như vậy, hai ông vẫn tìm cơ hội gặp gỡ nhau. Trong tập "Tự Phán", Phan Bội Châu ghi:

                  "Ngày tháng 7 năm ấy, tôi mượn tiếng là đi mừng bảng Hội, bắt đầu ở nhà Tiểu La (Nguyễn Thành), thăm nhà cụ Hoàng Thạnh Bình (Huỳnh Thúc Kháng) vừa đụng cụ Tây Hồ (Phan Chu Trinh), cụ Trần Thái Xuyên (Trần Quý Cáp), thảy đều ở đó, nói chuyện suốt đêm rất vui .."

                  Mỗi lần gặp gỡ, trong tinh thần chung lo đại sự, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh thường cùng nhau tranh biện sôi nổi. Qua tập giới thiệu tác phẩm "Giai Nhân Kỳ Ngộ" của Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng viết:

                  "Dịp đó hai người gặp nhau, nghị luận tuy có chỗ không hiệp nhau mà vẫn phục nhau, có cùng nhau bàn việc phế khoa cử, lập hội thương, trường học, song cũng chưa làm. Tháng chạp năm ấy (1904) ông Sào Nam vào Quảng Nam tới thăm tiên sinh (PCT) tại nhà rồi về đi Nhật Bản. Tiên sinh mới gặp ông Sào Nam, bác riết bài "Lưu Cầu Huyết Lệ", cho là không hiệp thời thế cuộc đời bây giờ, song ông Sào Nam lúc đầu đang nóng về chủ nghĩa bài ngoại, nên cũng không chịu phục".

                  Tuy vậy, khi đã tâm phục nhau, thì dù có khác chính kiến, hai ông vẫn kính trọng và cảm mến nhau. Lúc Phan Chu Trinh qua Hong Kong, Phan Bội Châu từ Nhật sang đón và ghi lại cuộc trùng phùng ở đó:

                  "Hạ tuần tháng hai, cụ Tây Hồ tới Hương Cảng, cụ cũng qua ngay thăm ông Lưu (Vĩnh Phúc), ông Nguyễn (Thiện Thuật), áo cụt, giày rách, đầu tóc bồm xồm, trông cụ như phường lao động nước ta, bởi vì cụ thay lốt làm một tên nấu bếp ở dưới tàu, mà cũng nhờ thủ đoạn ông Lý Tuệ chỉ lốị Cụ vào nhà Lưu, thấy chúng tôi, chưa chào đã cười, tôi dậy bắt tay cụ, vui không thể nói được ...".

                  tiếp...

                  http://vietsciences2.free.fr/vietnam/danhnhan/anhhung/phanboichauphanchutrinh.htm
                  #9
                    HongYen 11.08.2005 14:27:49 (permalink)
                    tiếp...

                    Vẫn theo lời Phan Bội Châu, ra hải ngoại cũng như ở trong nước, Phan Chu Trinh vẫn xác định lập trường của ông:

                    "Cụ hết sức công kích những tội ác của dântộc độc phu (kẻ không ở với ai, ám chỉ nhà vua) mà nói đến hiện triều quân chủ, họa quốc ương dân càng tỏ ra ý nghiện răng rách mắt, hình như Cụ nghĩ rằng cái tệ quân chủ chuyên chế không trừ thì tuy phục quốc cũng chưa phải là hạnh phúc". (Tự Phán)

                    Khi đưa Phan Chu Trinh sang Nhật, Phan Bội Châu cũng xác nhận sự khác biệt giữa hai ông về khuynh hướng đấu tranh, dù Phan Chu Trinh vẫn công nhận công
                    trình Đông Du của Phan Bội Châu:

                    "Hồi tôi lên Đông Kinh, Cụ Tây Hồ cùng đi với tôi, thăm qua các học đường và khảo sát khắp những công việc chính trị giáo dục của Nhật Bản. Cụ bảo tôi rằng: Trình độ dân Nhật Bản như thế, mà trình độ dân ta như thế, không nô lệ sao được! Được bấy nhiêu học sinh vào nhà học Nhật Bản là sự nghiệp rất lớn của ông. Từ nay nên lưu Đông yên nghỉ, chăm việc làm sách, bất tất nói bài Pháp làm gì. Chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã biết có quyền thì việc khác có thể tính lần được.

                    Từ đó luôn mười ngày hơn, tôi với cụ bàn bạc, ý kiến rất trái nhau: cụ thì muốn đánh đổ quân chủ, mà cốt vun trồng lấy nền tảng dân quyền, hãy dựa vào Pháp mà đánh đổ quân chủ. Còn ý tôi thì trước muốn đánh đổ người Pháp, chờ lúc nước nhà độc lập rồi mới bàn đến việc khác. Đương lúc đánh với Pháp phải lợi dụng quân chủ.

                    Chính kiến của hai người rất phản đối nhau, cụ với tôi đồng một mục đích, mà thủ đoạn thì khác nhaụ Cụ thì muốn dựa Pháp đánh đổ quân quyền mà tôi thì bài Pháp phục Việt, mâu thuẫn là thế. Tuy chính kiến vẫn trái nhau, mà ý kiến rất ưa nhau"
                    (Tự Phán)

                    Mặc dầu có quan điểm chính trị khác nhau như vậy, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh không hoàn toàn tách biệt nhau trong cuộc đời hoạt động. Nhân dịp ra hải
                    ngoại, có lúc hai ông đã phân công cho nhau:

                    "Xem dân trí Nhật Bản rồi đem dân trí ta ra so sánh, thật không khác gì muốn đem con gà con đọ với con chim cắt già. Giờ Bác ở đây, nên chuyên tâm ra sức vào việc văn, thức tỉnh đồng bào cho khỏi tai điếc, mắt đui, còn việc mở mang dìu dắt ở trong nước nhà thì tôi xin lãnh. Lưỡi tôi đang còn, người Pháp chẳng làm gì tôi được mà lọ"
                    (Ngục Trung Thư - Phan Bội Châu)


                    Phan Chu Trinh từng coi trọng Phan Bội Châu và cố gắng thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ chủ trương tôn quân, với niềm hòa nhã:

                    "Ông hết sức trân trọng, Quốc dân hy vọng chỉ nơi mình ông, Kỳ Ngoại Hầu (Cường Để) không cần gì đâu".

                    Phan Bội Châu nhận chịu lời khuyên đó, nhưng chỉ tán đồng về công cuộc duy tân của nhóm Phan Chu Trinh:

                    "Tôi kính vâng lời đinh ninh tái hội và cậy nói với các ngài như cụ Thạnh Bình, Thái Xuyên, Tập Xuyên hết sức mở trí dân, kiết tập đoàn thể sẽ làm hậu thuẫn."
                    (Tự Phán)

                    Về phần Phan Chu Trinh, ông cũng thừa nhận phong trào Đông Du của Phan Bội Châu có nhiều ảnh hưởng tốt đẹp đối với công cuộc phục hưng xứ sở và ông tin
                    rằng với vận hội mới Phan Bội Châu sẽ đi theo con đường Dân quyền và đạp đổ Quân quyền.

                    tiếp...
                    #10
                      HongYen 11.08.2005 14:36:31 (permalink)
                      tiếp...

                      Thực ra, không phải Phan Bội Châu cố giữ lập trường bảo thủ về tôn quân, ông cũng tin rằng chế độ dân chủ là tốt đẹp, song nghĩ rằng vận mệnh nước nhà còn nằm trong tay thực dân, dân trí còn thấp kém, chưa đến lúc áp dụng đường lối mới mẻ. Trong một bức thư gởi Phan Chu Trinh, ông viết:

                      "Gần đây được tin đại huynh cùng các anh em đồng chí với những nghị luận ý chí mới mẻ, tẩy trừ những não cổ hủ để hấp dẫn tư tưởng mới, làm cho tinh thần tôi vô cùng dũng dược ... Nhưng than ôi! Trình độ nhân dân Việt Nam hiện còn ấu trĩ như răng chưa cứng, chân chưa mạnh, nếu sử dụng thì sao đang nổi. Nhân dân Việt Nam ta so với Tây Âu hãy còn kém họ xa lắm, như người còn đau, đang đâu nổi gánh nặng. Nhân dân ngu muội đói khổ, nay mình đem những lý luận cao siêu mà áp dụng không sao tránh khỏi những việc lảo đảo ngả nghiêng.

                      Nay đem ra một lý thuyết mà người ta chưa biết đầu đuôi, rõ phía Nam, phía Bắc ... Rồi sẽ vì ý kiến xung đột, hành động mâu thuẫn nhaụ Thù ngoài chưa diệt, nội bộ chống nhaụ Ôi dân chủ, Dân không còn nữa thì chủ vào đâủ Lúc bấy giờ, nếu Đại Huynh có bầu nhiệt huyết cũng không còn chỗ thi thố nữa ...

                      Vậy tôi đề nghị với Đại Huynh với tình trạng nước ta, hãy chờ ít lâu nữa, Đại Huynh xướng thuyết Dân Chủ thì cử quốc đồng bào nhiệt liệt hưởng ứng, trong đó có tôi".
                      (Tự Phán)

                      Quả nhiên, khi lập tổ chức mới-Việt Nam Quang Phục Hội- ở Quảng Châu, Phan Bội Châu đã thay đổi lập trường, từ bỏ quan niệm quân chủ và hứa hẹn sẽ lập nước cộng hòa.

                      Sở dĩ hai ông Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh không có những hành động quá khích vì tư tưởng chống đối nhau mà đi đến chia rẽ trầm trọng, cũng nhờ có những phần tử trung gian vì đại cuộc tìm cách đưa hai người xích lại gần nhaụ Đó là các ông Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn Can ...

                      Ông Trần Quý Cáp vừa hoạt động cho nhóm Đông Du, vừa hoạt động trong nhóm Duy Tân. Ông Lương Văn Can từng nói: "Theo ý tôi, ngoại viện (chủ trương Phan Bội Châu) và tự cường (chủ trương Phan Chu Trinh) phải đồng thời tiến hành với nhau mới được".

                      Do đó, hai phái ôn hòa và bạo động vẫn ngầm giúp nhau. Hồi đó tinh thần đảng phái ít hơn ngày nay, có thể nói là gần như hoàn toàn không có". (Đông Kinh
                      Nghĩa Thục - Nguyễn Hiến Lê)

                      Và cứ vậy, hai phong trào cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh chẳng khác gì hai bánh xe cùng chạy trên hai đường sắt song song, cùng có nhiệm vụ đưa
                      những toa tàu đến ga cuối cùng, đó là mục đích tối hậu của công cuộc giải phóng đất nước.

                      Chẳng may, khi sự nghiệp chưa thành, một con chim ưu tú trong đàn chim Việt đã sớm gãy cánh. Ngày 24-3-1926, Phan Chu Trinh tạ thế. Đó là cái tang chung của
                      toàn thể dân Việt. Nhiều nhân sĩ, đoàn thể đã dự đám tang Phan Chu Trinh ở Sài Gòn, với rất nhiều đối trướng và điếu văn. Ý nghĩa nhất là những câu đối:

                      Vị quốc vong gia trấp tải bôn ba thiên địa ải
                      Đỉnh thân cứu thế nhất xoang tâm huyết quỉ thần kinh
                      Nhóm PHỤ NỮ VIỆT NAM


                      (Theo nước bỏ nhà, hai chục năm bôn đào, trời đất hẹp
                      Liều thân cứu thế, một bầu sôi máu nóng, quỉ thần e)

                      Thiên hạ quy chi tổ chức dân đoàn suy đại lão
                      Tiên sinh khứ hỉ đả phiên đế chế thị thùy nhân?
                      ĐÔNG PHÁP THỜI BÁO


                      (Thiên hạ theo chân, xây dựng dân đoàn tay già giặn
                      Tiên sinh vắng bóng, đập tan đế chế kẻ nào đây?)

                      Riêng câu đối viếng của Phan Bội Châu, sâu nặng tâm tình:

                      Thương hải vi điền Tinh Vệ hàm thạch
                      Chung Kỳ ký một Bá Nha đoạn huyền

                      (Biển biếc nên đồng, Tinh Vệ ngậm đá
                      Chung Kỳ khuất bóng, Bá Nha đập đàn)


                      Đến phút cuối cùng, vĩnh biệt bạn đồng hành trên đường cách mạng, Phan Bội Châu đã xem Phan Chu Trinh là người tri kỷ, chẳng khác Bá Nha, Tử Kỳ ở Trung Quốc thời xưa. Hơn ai hết, ông hiểu rõ tính tình, tiết tháo của người chí sĩ cùng thờị Câu "Chung Kỳ ký một, Bá Nha đoạn huyền" là những giọt nước mắt thống thiết và đau đớn nhất, khóc một người bạn mà ông cảm mến và tâm phục nhất, trong cuộc đời bôn ba vì nước của ông.

                      Tấm lòng thiết tha chân thành và ngưỡng mộ của ông đối với Phan Chu Trinh còn được bày tỏ qua bài văn tế:

                      Nhớ ông xưa ...
                      Gan to tày bể, sức xông pha nào kể sức muôn người
                      Mắt sáng hơn đèn, tài lanh lợi từ khi năm bảy tuổi
                      Vận nước gặp cơn dâu bể, đeo vai thân sĩ, còn lòng đâu mà áo mũ xuê xoang
                      Thói nhà chăm việc bút nghiên, dấu mặt anh hùng, khi tạm cũng khoa trường theo đuổi
                      Song le

                      Khí vẫn chanh vanh
                      Chí càng viễn đại ...
                      Đội tiên phong đâu tá? Gió duy tân từ Đông hải thổi vào
                      Gương ngoại quốc kia là? Sóng cách mạng bởi Á Châu dồn tới ...
                      Ba tấc lưỡi, nào gươm nào súng, nhà cầm quyền trong gió đã gai ghê
                      Một ngòi lông, vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ treo đèn thêm sáng chói ...
                      Mưa dào gió rét, xui khách lưu ly
                      Biển thẳm trời xa, xót ông chìm nổi ...
                      Tiệc hoan nghênh mới đó, não nùng rượu chửa pha mùi
                      Hội truy điệu liền đây, thấp thoáng hương đà bén khói
                      Anh em ta đất rẽ đôi đường, tình chung một khối ...



                      Xét quá trình hoạt động cách mạng của hai chí sĩ họ Phan, ta nhận thấy hai ông đã có chính kiến khác hẳn nhau, đưa đến những cuộc tranh cãi gay gắt, chống đối nhau kịch liệt. Tuy nhiên, vì đại nghĩa, họ vẫn luôn luôn xem nhau là bạn, hiểu thấu gan ruột nhau, kính phục nhau, chỉ dùng thư từ, lời lẽ phân biệt phải trái và khuyên nhaụ Cho nên, có khi người này chịu nhận sự thuyết phục của người kia, trong một số trường hợp. Chẳng hạn Phan Bội Châu tán đồng công cuộc duy tân của Phan Chu Trinh và Phan Chu Trinh cũng đã hưởng ứng phong trào Đông du của Phan Bội Châu và họ đã từng hỗ trợ nhau trong sự nghiệp cứu quốc. Đó là hành động chính trực của các nhà chí sĩ đương thời, đáng nêu gương cho hậu thế noi theo.

                      http://vietsciences2.free.fr/vietnam/danhnhan/anhhung/phanboichauphanchutrinh.htm
                      #11
                        HongYen 11.08.2005 16:39:52 (permalink)

                        Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư


                        Công Trình Văn Hóa Dân Tộc Của Cụ Sào Nam Phan Bội Châu
                        Nguyễn Đức Lập

                        Vào dịp kỷ niệm 50 năm tạ thế của Cụ Sào Nam Phan Bội Châu, một buổi hội thảo "Vinh Danh Anh hùng Dân tộc Phan Bội Châu (1867-1940)" được tổ chức vào ngày 10-3-1990, tại thành phố Westminster, miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ. Trong dịp này, nhà văn Nguyễn Đức Lập trình bày đề tài "Công trình văn hóa dân tộc của Cụ Sào Nam Phan Bội Châu".

                        Kính thưa qúy vị,

                        Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm tạ Ban tổ chức đã có nhã ý mời chúng tôi phát biểu một số ý kiến về công trình văn hóa của Cụ Phan Bội Châu ngày hôm nay.

                        Thưa qúy vị,

                        Trong câu đối khóc Điền Bát tiên sinh Tăng Bạt Hổ của ông Ngư Hải Đặng Thái Thân có viết:

                        Hoặc chiến dĩ thiệt, hoặc chiến dĩ bút, hoặc chiến dĩ não, đoan đoan đích trực chiến vĩ thiết.

                        Câu này có nghĩa là: hoặc đánh bằng lưỡi, hoặc đánh bằng bút, hoặc đánh bằng óc, khăng khăng chỉ độc đánh bằng sắt.

                        Như vậy, trong một cuộc chiến, có nhiều phương tiện để sử dụng, có nhiều cách thức để đánh. Đánh bằng miệng lưỡi, bằng lời lẽ, diễn thuyết, cổ động, hô hào như Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh, như Cụ Tuyết Huy Dương Bá Trạc cũng là đánh. Đánh bằng bút mực, báo chí, sách vở, thơ phú như Cụ Nguyễn Đình Chiểu, như Cụ Phan Văn Trị, như Cụ Ngô Đức Kế cũng là đánh. Đánh bằng kế sách, bằng mưu mẹo từ trong đảo như ông Nguyễn Trung Trực đốt tàu Pháp ở vàm Nhật Tảo, như ông Phan Đình Phùng ngăn sông giết Pháp ở Ngàn Trươi cũng là đánh.

                        Trong lịch sử cận đại của dân tộc, nước cần vươn lên một tên tuổi, một nhân vật tiêu biểu đã sử dụng tất cả các phương tiện, các cách thức để chiến đấu cho nền độc lập, tự chủ của nước nhà; chiến đấu để mở mang dân trí, thì tên tuổi đó, nhân vật đó phải là Sào Nam tiên sinh Phan Bội Châu. Nói về Cụ Phan Bội Châu là nói về một cuộc đời cách mạng dấn thân cho đất nước. Đời Xuân Thu, ông Mặc Tử đưa ra thuyết Kiêm Ái, yêu thương tất thảy thiên hạ; mòn gót, sói trán để lo việc thiên hạ. Đời Tam Quốc, ông Gia Cát Lượng hai lần dâng xuất sư biểu, sáu lần đem binh ra Kỳ Sơn, cúc cung tận tụy vì cơ nghiệp họ Lưu. Cũng đời Xuân Thu, Đại Thu Thân Bao Tư, lao tâm sầu tứ mưu đồ đánh đuổi quân Ngô để phục hưng cho nước Sở. Thiết tưởng, phải gom hết cả 12 chữ: mòn gót, sói trán, lao tâm, sầu tứ, cúc cung tận tụy của ba vị danh nhân Trung Quốc mới đủ để diễn tả Cụ Phan Bội Châu trên đường cách mạng của Cụ. Nói về Cụ Phan Bội Châu là nói đến một tâm huyết luôn luôn sôi sục, một tinh thần trách nhiệm tràn đầy và một tấm lòng bao dung vị tha. Và nhất là nói về Cụ Phan Bội Châu là nói đến công trình văn hóa hiến dâng cho dân tộc.

                        Sự nghiệp của Cụ Phan Bội Châu thì thật là vô cùng, trong khuôn khổ của bài nói chuyện này và trong khoảng thời hạn 15 phút của Ban tổ chức dành cho chúng tôi, chúng tôi chỉ xin nêu ra một vài nét về công trình văn hóa mà Cụ Phan Bội Châu để lại cho hậu thế.

                        Kể về số lượng những tác phẩm đã hoàn thành của Cụ Phan Bội Châu, hậu thế không khỏi ngạc nhiên tự hỏi: làm sao mà một người bôn ba, nay Bắc mai Nam, bữa Đông bữa Tây, lúc thì ở tù, lúc thì lẩn trốn, mà lại có đủ thì giờ để sáng tác hàng chục tác phẩm như vậy? Mà tác phẩm nào cũng đầy ắp tư tưởng, cũng tràn ngập nhiệt huyết. Đặt ra ngoài ba bộ Châu Dịch, Khổng Học Đăng, và Tự Phán mà Cụ Phan đã thực hiện trong thời gian bị quản thúc tại Huế, hầu hết các tác phẩm khác của Cụ như Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư, Ngục Trung Thư, Cao Đẳng Quốc Dân, Việt Nam Vong Quốc Sử, Việt Nam Nghĩa Liệt Sử, Ai Cáo Nam Kỳ Phụ Lão Thư, Hải Ngoại Huyết Thư, Ái Quốc Ca, Ái Chủng Ca, Việt Nam Sử Khảo, Tân Việt Nam Kỷ Niệm Lục... đều được ra đời trong thời kỳ bôn tẩu của Cụ. Một điều khác có thể thắc mắc là thưở thiếu niên, Cụ Phan thường nhắc đi nhắc lại hai câu thơ khí phách của Viên Mai, tự là Tử Tài, đời Mãn Thanh:
                        Tấc dạ bất vong duy trúc bạch,
                        Lập thân tối hạ thị văn chương.
                        Khuya sớm vẫn không ghi sổ sách,
                        Lập thân hèn nhát ấy văn chương.


                        Vậy mà suốt trong cuộc đời của Cụ, Cụ sử dụng văn chương không lúc nào ngơi nghỉ, kể cả lúc nằm trên giường bệnh, tử thần đang thập thò ở trước cửa. Hai thắc mắc trên có thể được giải thích một cách thỏa đáng là Cụ Phan đã coi văn chương như là một phương tiện chiến đấu, như là một vũ khí sắc bén để tấn công vào quân thù. Cụ không coi văn chương như một bàn đạp để lập thân, để lưu danh với đời. Cụ sáng tác tùy theo nhu cầu của cuộc đấu tranh và tùy theo hoàn cảnh của từng giai đoạn đấu tranh. Như khi cần cho người ngoại quốc biết được sự tàn ác, bóc lột của người Pháp, Cụ viết "Việt Nam Vong Quốc Sử". Khi cần kêu gọi thanh niên xuất dương cầu học, Cụ viết "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" để các thanh niên nô nức, tìm lời huyết lệ gửi về trong nước. Khi cần sự vận động yểm trợ của đồng bào miền Nam do Phong Trào Đông Du, Cụ viết "Ai Cáo Nam Kỳ Phụ Lão Thư". Khi cần kích thích hun đúc tinh thần cách mạng cho nhà nho khoa bảng trẻ tuổi Mai Sơn Nguyễn Thượng Hiền, Cụ viết "Bái Thạch Vi Huynh phú".

                        Ngòi viết được sử dụng trong tay Cụ Phan Bội Châu là một ngòi viết có chủ đích, chứ không phải là thừa giấy thừa mực, dư ngày dư giờ, để vẽ voi, để than mây khóc gió.

                        Chủ đích của Cụ Phan Bội Châu được ghi ra khi bắt đầu bước chân vào con đường cách mạng. Chủ đích đó là khai dân trí, tức là mở mang trí khôn cho dân; chấn dân khí là chân hưng dân khí và thực nhân tài là vun trồng nhân tài cho đất nước. Quan niệm của Cụ Phan là khi toàn dân đã thoát cảnh ngu muội tăm tối, đã hấp thụ được nền văn minh tiến bộ của nhân loại, khi toàn dân đã khôi phục được chí khí của tiền nhân. Cái chí khí đã đem lại những chiến thắng vẻ vang trên sông Như Nguyệt, trên sông Bạch Đằng, trong trận Tụy Động, trong trận Chi Lăng.... Khi toàn dân được đào luyện để trở thành những người tài giỏi, có khả năng, có trách nhiệm với đất nước, thì công cuộc đấu tranh giành độc lập cho nước nhà, giành tự do cho dân tộc sẽ được kết quả như ý. Từ ba chủ đích đó mà Cụ sáng tác và ba chủ đích đó luôn luôn đi sát với công cuộc sáng tác của Cụ đến trọn đời.

                        tiếp...
                        #12
                          HongYen 11.08.2005 16:41:49 (permalink)

                          Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư, Ngục Trung Thư, Cao Đẳng Quốc Dân, Việt Nam Vong Quốc Sử, Việt Nam Nghĩa Liệt Sử, Ai Cáo Nam Kỳ Phụ Lão Thư, Hải Ngoại Huyết Thư, Ái Quốc Ca, Ái Chủng Ca, Việt Nam Sử Khảo, Tân Việt Nam Kỷ Niệm Lục...


                          tiếp...

                          Cụ đã nhắc đến những chiến công hiển hách của tiền nhân, những chiến thắng oai hùng của dân tộc, để khơi động chí khí của toàn dân:

                          Sông Đằng góp sóng Trần vương,
                          Núi Lam rẽ khói mở đường nhà Lê.
                          Quang Trung Đế từ khi độc lập,
                          Khí anh hùng đầy lấp giang sơn.

                          Và quan niệm về nhân tài của Cụ Phan là gì? Nhân tài là những người đã rèn luyện được những khả năng chuyên môn, hết lòng với đất nước, có tinh thần cách mạng và đeo đuổi theo con đường dân tộc. Cụ luôn luôn nhắc nhở cho mọi người truyền thống của dân tộc, ơn ông bà, nợ đất nước. Truyền thống dân tộc chỉ đơn giản có bấy nhiêu. Nhưng nhờ đó tiền nhân đã gìn giữ được, đã mở mang được, đã phát triển được đất nước. Tuy chỉ là một bản diễn kinh dịch qua bộ "Châu Dịch" , hay giải tích Tứ Thư Luận Ngữ Mạnh Tử Đại Học Trung Dung qua "Khổng Học Đăng", nhưng Cụ Phan đã ký thác toàn bộ tư tưởng của mình về một cuộc cách mạng dân tộc, về những mẫu người theo truyền thống dân tộc. Cụ đã suy nghiệm tất cả những đắc thất của cuộc đời cách mạng chính Cụ, Cụ đã nghiền ngẫm tất cả những thành bại của tiền nhân để đưa ra những nguyên lý, những quy luật cách mạng của dân tộc trong quyển "Châu Dịch". Hãy đừng coi bộ "Châu Dịch" của Cụ là một tập sách nghiên cứu về bói toán. Hãy đừng coi đây chỉ là một bộ sách dịch - "Châu Dịch" - nếu chịu khó đào sâu, là một tập tư tưởng lớn hướng dẫn cho cuộc cách mạng của dân tộc. Cuộc cách mạng sẽ đem một dân tộc Việt Nam no ấm, có một chỗ đứng xứng đáng dưới ánh mặt trời, chứ không phải chỉ là một cuộc cướp chính quyền, đưa dân vào đường cùng khổ, rồi mệnh danh đó là dân tộc, đó là cách mạng. Cũng vậy, hãy xin đừng coi bộ "Khổng Học Đăng" là một bản dịch của Tứ Thư, hay là một bản đúc kết đơn thuần tư tưởng của Nho giáo, mà hãy tìm ở quyển sách này một mẫu người có trách nhiệm, có truyền thống - Ơn ông bà, nợ đất nước - từ lâu đời.

                          Nếu cầm một tập sách có thể là một chỉ nam cho những hoạt động cách mạng, thì chính quyển "Tự Phán", chính những kinh nghiệm được ghi chép lại của cuộc đời hoạt động, là kim chỉ nam chính xác nhất: Đấu tranh không ngơi nghỉ, dùng văn chương như là một phương tiện không mệt mỏi, luôn luôn nêu cao tinh thần dân tộc. Cụ Phan Bội Châu đã để lại cho đời, đã để lại cho hậu thế một công trình hết sức to lớn về phương diện văn hóa.

                          Ngậm ngùi thay, bài thơ "Tuyệt mệnh" của nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Bài thơ đã được Cụ đọc ra khi nằm trên giường bệnh và khi nghe ông Mính Viên Huỳnh Thúc Kháng đọc bài "Sinh vãn" tế sống Cụ:

                          "Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ:
                          Thiên hạ hà nhân bất thức quân?"
                          Bảy mươi tư tuổi trót phong trần
                          Nay được bạn mối tinh thần hoạt hiện
                          Những ước anh em đầy bốn biển
                          Nào ngờ trăng gió nhốt ba gian
                          Sống xác thừa mà chết cũng xương tàn
                          Câu tâm sự gửi chim ngàn cá biển
                          Mừng được đọc bài văn "sinh vãn"
                          Chữ đá vàng in mấy đoạn tâm can
                          Tiếc mình nay sức mỏng, trí thêm khan
                          Lấy gì đáp khúc đàn tri kỷ?
                          "Nga nga hồ: chí tại cao sơn
                          Dương dương hồ: chí tại lưu thủy"
                          Đàn Bá Nha mấy kẻ thưởng âm?
                          Bỗng nghe qua, khóc trộm lại thương thầm
                          Chung Kỳ chết, e quăng cầm không gảy nữa
                          Nay đương lúc tử thần chờ trước cửa
                          Có vài lời ghi nhớ về sau
                          Chúc phường hậu tử tiến mau!



                          Cho tới những phút cuối cùng của đời mình, Cụ Phan Bội Châu vẫn không quên cái công tác mà Cụ đã theo đuổi. Cái công tác cuối cùng, Cụ muốn vận động, muốn nhắn gửi, muốn ký thác cho phường hậu tử, cho các thế hệ hậu sanh: Công cuộc giành lại độc lập, phục hưng và canh tân xứ sở.

                          Nếu nói Cụ Phan Bội Châu là một nhà cách mạng dân tộc vĩ đại, thì phải nói rằng Cụ không những vĩ đại ở suốt cuộc đời, hy sinh danh lợi, hy sinh hạnh phúc gia đình, xuôi Nam ngược Bắc, Đông bôn Tây tẩu, để mưu cầu nền độc lập tự chủ cho đất nước. Cụ không những vĩ đại ở những công trình văn hóa để lại cho đời mà còn vĩ đại ở chỗ, có lẽ đây là cái vĩ đại nhất của Cụ, là Cụ đã thú nhận tất cả sự thất bại trong cuộc đời hoạt động của Cụ. Không phải để lại những bài học quy luật cách mạng của bộ "Châu Dịch", Cụ đã để lại những nguyên tắc chỉ đạo làm người ở trong "Khổng Học Đăng". Chính cái vĩ đại dám nói ra, dám thú nhận tất cả cái thất bại của đời mình, Cụ Phan Bội Châu mới để lại được cho phường hậu tử của Cụ, cho chúng ta, những bài học trọn vẹn và quý giá vô vàn.

                          Nếu ở cuối cuộc đời của Cụ mà Cụ lại tự hào là thành công, hay Cụ cho rằng những thất bại chỉ là do lỗi lầm của người khác, thì có lẽ chúng ta không học được một chút kinh nghiệm nào ở Cụ cả. Ôi! Sống xác thừa mà chết cũng xương tàn; câu tâm sự gửi chim ngàn cá biển. Ôi! Đàn Bá Nha mấy kẻ thưởng âm?; bỗng nghe qua, khóc trộm lại thương thầm. Chúng ta, phường hậu tử của Cụ Phan, rồi liệu có phải "khóc trộm thương thầm" như Cụ Phan hay không? Và cái tâm sự của Cụ có vĩnh viễn phải gửi cho "chim ngàn cá biển" hay không? Thế hệ của chúng ta phải trả lời những câu hỏi đó.

                          Để kết thúc bài này, chúng tôi xin dẫn một câu đối của Mính Viên tiên sinh khóc Cụ Phan:

                          Lượng phu tử thế mà to, chứa mười vạn giáp binh, chất năm xe kinh sử, chở ngàn năm sông núi, bọc ức triệu nhân dân, nếu không tạo hóa cợt người, lửa cháy bấc chìm công đạt trọn.

                          Mặt địa cầu chừng cũng hẹp, dạt bèo cửa thành Hồ, lạc ngàn bến Châu Giang, đón gió cõi Tây Du, dẫm trăng thành Băng-Cốc, đáo để anh hùng xẩy bước, buông tay nhắm mắt hận chưa tan.

                          Xin cám ơn qúy vị.

                          http://www.danchu.net/ArticlesChinhLuan/Collection4/NguyenDucLap4001.htm
                          #13
                            HongYen 12.08.2005 13:40:08 (permalink)

                            Những người yêu quý Phan Bội Châu đến thăm mộ cụ ở Huế


                            Nói chuyện tiếp về Phan Bội Châu


                            Những người yêu quý Phan Bội Châu đến thăm mộ cụ ở Huế
                            Nhân kỷ niệm 100 phong trào Đông Du, giáo sư sử học Chương Thâu từ Hà Nội đã trả lời phỏng vấn BBC về nhà yêu nước Phan Bội Châu.
                            Trong phần hôm nay, GS Chương Thâu nói về con số những thanh niên Việt Nam sang du học Nhật Bản với Phong trào Đông Du.

                            GS Chương Thâu cũng cho biết việc của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam tìm cách đặt lại vị trí xứng đáng cho những nhà yêu nước không theo xu hướng cộng sản mà có thời không được đánh giá đúng mức.

                            Giáo sư cho rằng nhiều quan chức các viện nghiên cứu khoa học đã tỏ ra thờ ơ trước công việc này, vì họ có những mối quan tâm khác.


                            GS Chương Thâu nói chuyện tiếp về cụ Phan Bội Châu

                            Nhưng cố gắng của các học giả cùng các nhà nghiên cứu nước ngoài đưa đến chỗ một hội thảo về cụ Phan Bội Châu sẽ được tổ chức ở Nghệ An cuối tháng 8 hoặc muộn nhất là đầu tháng 9 năm 2005.

                            Câu chuyện cũng đề cập đến con cháu của nhà yêu nước Phan Bội Châu cũng chịu cảnh gia đình chia rẽ khi đất nước phân ly.

                            GS Chương Thâu, tác giả của nhiều nghiên cứu về Phan Bội Châu, còn kể một chuyện riêng về gia đình cụ Phan là chắt của cụ từng bị phân biệt đối xử hồi trước Đổi Mới vì lý lịch của cha đi lính cho phía VNCH. Chỉ nhờ sự can thiệp của những người tốt nên người này mới được cho vào học đại học sau khi thi đỗ.


                            Phần một cuộc nói chuyện với GS Chương Thâu * Âm Thanh

                            Phần hai của bài nói chuyện được phát về Việt Nam vào buổi sáng thứ Tư 03.08 tới trên làn sóng ngắn 25, 41 và 49 mét.

                            http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/story/2005/08/050802_chuongthauphanboichau2.shtml
                            #14
                              HongYen 12.08.2005 16:52:50 (permalink)
                              "Việt Nam Quốc sử bình diễn ca"

                              Phan Bội Châu

                              Cập nhật 9:12, (GMT+7) 21/3/2005.

                              Việt Nam Quốc sử bình diễn ca của cụ Phan Bội Châu sau gần tám mươi năm lưu lạc, sắp được xuất bản. Điều khá đặc biệt là tập bình diễn ca này được những người từng sống với cụ Phan ghi nhớ và chép lại.

                              Theo PGS, TS sử học Chương Thâu, nguyên cán bộ Viện Sử học Việt Nam, người đã có hơn 50 năm nghiên cứu về Phan Bội Châu, thì Việt Nam Quốc sử bình diễn ca (1927), thực chất là bản diễn ca chữ Nôm của bản Việt Nam Quốc sử khảo - chữ Hán đã được xuất bản ở Nhật Bản từ năm 1909.

                              GS cho biết: "Trong những năm cuối đời khi bị giam lỏng ở Bến Ngự, Huế, cụ Phan đã đem tác phẩm Việt Nam quốc sử khảo dịch ra tiếng Việt theo thể văn vần song thất lục bát, cũng gồm đủ 10 chương như nguyên bản chữ Hán". Năm 1929, cụ Phan công bố trên báo Tiếng Dân nhưng mới đăng được một kỳ thì bị Tây kiểm duyệt bỏ, nên toàn bộ tác phẩm này chưa được công bố.

                              GS Chương Thâu bắt đầu nghiên cứu Phan Bội Châu từ năm 1956, khi còn là giảng viên Khoa Sử - Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ). Ông cho biết, năm 1967, có dịp về Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) ông may mắn được gặp cụ Nguyễn Văn Vinh lúc đó là giáo viên cấp II và cụ Nguyễn Thị Sinh là vợ sau của cụ Vương Thúc Oánh - vốn là con rể cụ Phan, là những người thuộc nhiều đoạn trong Việt Nam Quốc sử bình diễn ca.

                              Trong vở ghi chép "Thơ, văn Phan Bội Châu" của cụ Nguyễn Văn Vinh có chép trọn một tiết của chương thứ năm cuốn Việt Nam Quốc sử bình diễn ca dưới đầu đề "Dân trí nước ta thật đáng thương". Cụ Nguyễn Thị Sinh thì chỉ nhớ được một phần ở tiết của chương thứ sáu về những vị anh hùng chống giặc ngoại xâm thất bại để đọc cho GS Chương Thâu chép như Triệu Ẩu, Phùng Hưng, Lý Bí, Mai Hắc Đế, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị. Đoạn sau cụ quên.

                              Và cũng năm đó, GS Chương Thâu tin chắc một điều rằng, Việt Nam Quốc sử bình diễn ca của cụ Phan sẽ không mất, bởi cụ Vinh có cho biết một nhà giáo là Vương Kính, ở Sa Nam (Nam Đàn) cũng sưu tầm được nhiều chương, đoạn của tác phẩm này. Nhưng vào thời gian đó ông Vương Kính đang đi dạy xa nhà nên GS Thâu không tìm gặp được.

                              GS Vương Lộc - cán bộ công tác ở viện Ngôn ngữ học về hưu, hiện sống ở khu tập thể Thành Công - Hà Nội, là anh trai của nhà giáo Vương Kính cho biết: Khoảng năm 1973, GS được ông Vương Kính cho hay có sưu tầm được nhiều chương, đoạn bình diễn ca từ những người từng có thời gian sống với cụ Phan, những lão thành cách mạng như cụ Phan Đình Đồng, Hồ Sĩ Thiệu, Lê Văn Thông... nhưng cần thẩm định thêm để khẳng định đó là tác phẩm của cụ Phan Bội Châu.

                              Nhân đi tìm tư liệu về cụ Huỳnh Thúc Kháng trên báo Tiếng Dân, GS Vương Lộc đã tình cờ đọc được bài "Độc sử cảm ngôn" ký tên Phan Bội Châu (ngày 18-7-1929). Đem về đối chiếu lại bài này với cuốn Việt Nam Quốc sử khảo đã được GS Chương Thâu phiên dịch ra tiếng Việt (NXB Giáo dục, 1962), GS Vương Lộc nhận ra đây là một đoạn diễn ca của Việt Nam Quốc sử khảo. Từ đấy khẳng định cụ Phan Bội Châu đã diễn ca cuốn Việt Nam Quốc sử khảo của mình bằng chữ Hán ra chữ quốc ngữ. Từ đây ông Vương Kính có dịp để so sánh, đối chiếu giúp khớp lại từng chương, đoạn mà mình sưu tầm được để hoàn thiện cuốn Việt Nam Quốc sử bình diễn ca. GS Vương Lộc cho biết, đã có nhiều người dân thuộc những chương, đoạn dài của Việt Nam Quốc sử bình diễn ca. Và chính họ đã giúp tác phẩm này được tìm lại một cách khá đầy đủ, trọn vẹn.

                              Ông Vương Kính, 70 tuổi, hiện sống ở thị trấn Sa Nam (Nam Đàn) ngoài đi dạy còn sáng tác thơ, văn. Theo ông, một điều hết sức thú vị là cụ Phan đã trực tiếp diễn Nôm, biến một tác phẩm văn xuôi thành một tác phẩm văn vần, được viết theo thể song thất lục bát, gồm 4.181 câu. Tác phẩm đề cập nhiều vấn đề lịch sử, địa dư, kinh tế, xã hội... có quan hệ đến Quốc sử. Nhiều trang viết lý thú, kết hợp chặt chẽ giữa diễn với bình nhằm tuyên truyền, giáo dục, động viên mọi người đứng lên diệt thù, cứu quốc.

                              Gần đây ông Vương Kính đã có nhã ý chuyển lại toàn văn bản Việt Nam Quốc sử bình diễn ca cho Tạp chí Huế xưa và nay để công bố ở Huế, nơi tác phẩm quan trọng này của cụ Phan ra đời (nhưng chưa hề được xuất bản). Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên-Huế - Tạp chí Huế xưa và nay đã có kế hoạch cùng với Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế xuất bản cuốn Việt Nam Quốc sử bình diễn ca trong năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày mất của cụ Phan Bội Châu (1940-2005).

                              "Giới thiệu Việt Nam Quốc sử bình diễn ca, chúng ta hết sức mừng khi có trong tay mình một tập bình diễn ca quốc sử của Phan Bội Châu khá đầy đủ và trọn vẹn mà lâu nay lưu lạc, thất truyền. Mừng hơn khi thấy trước khối lượng tác phẩm vốn đã rất đồ sộ của cụ Phan nay có thêm một tác phẩm văn - sử giá trị" - ông Vương Kính nói.

                              Người làm công trình Phan Bội Châu Toàn tập như GS Chương Thâu cũng mới chỉ sưu tầm được chưa đầy một phần ba tác phẩm Việt Nam Quốc sử bình diễn ca. GS tâm sự ông đang chờ đợi được thưởng thức toàn văn tác phẩm này do ông Vương Kính sưu tầm và lưu giữ bấy lâu nay sắp xuất bản.

                              (Nguồn tin: Tiền Phong)

                              http://www.htv.org.vn/tintuc/vn/detail.asp?CatID=7&NewsID=2656
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 36 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9