Học Sinh, Sinh Viên Xuất Sắc
Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 8 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 115 bài trong đề mục
HongYen 14.08.2005 06:17:09 (permalink)
Cô học sinh Việt đoạt giải “Học giả của năm”

11:05:24, 30/05/2005



Khiết Nguyễn(áo tím) trong niềm vui chiến thắng


Khiết Nguyễn, cô học sinh năm cuối trường trung học Memorial, Mỹ đã giành danh hiệu “2005 Francis Wayland Parker - Học giả của năm”.


Buổi lễ trao giải vừa được tổ chức tại thành phố Manchester (Mỹ). Học bổng mang tên Parker - nhà giáo dục Mỹ sinh quán ở Manchester và là một anh hùng thời Nội chiến, người đã cách mạnh hóa cách học ở trường trong những năm 1870. Ông khuyến khích cách suy nghĩ độc lập của học sinh và đả phá lối học sách vở thuộc lòng như vẹt.

Khiết Nguyễn đã chiến thắng 9 đối thủ khác của các trường trung học thuộc bang New Hampshire (Mỹ) để nhận học bổng trị giá 2.000 đô la.

Mùa thu năm nay, sau khi tốt nghiệp trung học, cô dự định theo học môn luật quốc tế ở Đại học Darmouth.


Với học bổng này, cơ hội được tiếp nhận của Nguyễn sẽ rất cao. Cô nói: “Học bổng này sẽ có ích cho tôi. Hiện giờ tôi rất vui sướng”.

Cha mẹ của cô đến Hoa Kỳ năm 1994 cùng 2 con gái, với toàn bộ tài sản là hai cái túi bằng vải và 170 đô la tiền mặt.

Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, Diệu Thi, chị của Khiết Nguyễn, cũng từng theo học ở đại học Darmouth và đoạt giải “Francis Wayland Parker of the Month” năm 2002.

Đây không phải là lần đầu tiên Khiết Nguyễn giành được học bổng nhờ năng lực học tập của mình. Sẽ không ngoa nếu gọi cô là “chuyên gia giật học bổng”.

Cô từng đoạt học bổng 25.000 USD AXA Achievement Scholarship, một học bổng trị giá 1.000 đô la mỗi năm của Elks Clubs, một giải của Wellesley Book Club và một học bổng của AP.

Giành giải thưởng Francis Wayland Parker Scholarship thật sự không dễ chút nào, vì ngoài học lực xuất sắc, các thí sinh còn phải có một thành tích phục vụ cộng đồng và hoạt động ngoại khóa sáng chói nữa.

Tuy Khiết Nguyễn chỉ xếp hạng 6/465 học sinh toàn trường, nhưng các hoạt động khác của cô rất xuất sắc. Cô tham gia viết báo tường và chơi đàn violin trong ban nhạc trường.

Ngoài ra, Nguyễn còn là thông dịch viên tiếng Việt, một “y tá” ở dưỡng đường Villa Crest và Bệnh viện Elliot. Cô cũng là “cô giáo” dạy các em lớp 5 và lớp 6 ở Summerbridge. Cuối cùng, Nguyễn còn theo học các lớp hè ở Phillips Exeter và Trường St.Paul’s.

Hiệu trưởng Arthur Adamakos của trường Memorial nhận xét về Khiết Nguyễn: “Em có ý thức học tập rất cao. Đúng là một cô gái tuyệt vời.”

(Theo Tiền Phong)


http://www3.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2005/5/31/111510.tno
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.01.2012 22:07:22 bởi Ct.Ly >
#1
    HongYen 14.08.2005 06:33:23 (permalink)
    Xin Mời:




    Trích đoạn: HongYen

    Thứ Năm, 02/06/2005, 10:43

    “Cô bé đèn lồng” và tấm bằng xuất sắc của Đại học Cambridge

    “Tý hon” nhất trong số những học sinh được trao bằng Anh văn Quốc tế của Trung tâm Anh - Việt - Mỹ, nhưng Trần Nguyễn Diễm Quỳnh đã vượt các anh chị để là người duy nhất chiếm số điểm tuyệt đối.


    Đây là trường hợp đặc biệt nhất từ khi Trung tâm Anh - Việt - Mỹ (AVIEC - Đà Nẵng) thành lập cho đến nay. Thông tin mà ông Đặng Xuân Nghĩa – Giám đốc điều hành AVIEC cung cấp gợi cho tôi niềm háo hức khi tìm về với phố Hội.

    Ngôi nhà đơn sơ 115 Trần Phú (thị xã Hội An) một buổi chiều đầu hạ nóng nực, trong suốt cuộc nói chuyện, Diễm Quỳnh hầu như chỉ “khoe” với tôi về những chiếc đèn lồng tuyệt đẹp mà em đã cùng mẹ – nghệ nhân đèn lồng, chị Nguyễn Thị Thu Hà làm được.

    Chỉ đến khi nhắc đến tấm bằng Anh văn xuất sắc của Đại học Cambridge, Quỳnh mới bẽn lẽn: “Em chỉ may mắn, còn nhiều bạn học giỏi hơn, nhưng không có dịp để thi lấy bằng thôi”.

    Nhìn thành tích học tập của Diễm Quỳnh từ lớp 1 đến lớp 5 trường tiểu học Phù Đổng (TX Hội An – Quảng Nam), ít ai nghĩ rằng những kết quả đạt được trong ngày hôm nay nhờ vào ... may mắn.

    Chị Hà kể: Tôi phát hiện Quỳnh có năng khiếu học tiếng Anh từ nhỏ. Cách đây 2 năm, khi còn học lớp 3, lớp tiểu học bắt đầu học tiếng Anh, có mấy khách Tây tới mua đèn lồng, cầm cuốn cẩm nang du lịch Hội An, QuỳnhDiễm Quỳnh bên những chiếc đèn lồng phố Hội đã đọc một số câu tiếng Anh trong cuốn sách đó, tôi ngạc nhiên và quyết định đầu tư cho Quỳnh học nhiều hơn nữa môn ngoại ngữ. Từ lớp 3 đến lớp 5, môn Anh văn của Quỳnh luôn đạt điểm 10”.

    Diễm Quỳnh hồn nhiên: “Trong lớp học, em mê nhất môn tiếng Anh, nhưng cũng rất thích môn Văn và kể chuyện nữa. Những giờ tiếng Anh, em phải cùng cô giáo giúp các bạn viết đúng ngữ pháp đấy”.

    Say mê tiếng Anh và sở thích văn học nhưng trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học vừa rồi, Diễm Quỳnh đã đạt giải 3 môn Toán và giải khuyến khích môn tiếng Việt.

    Cô Phan Liên Chi (thuộc AVIEC), người trực tiếp dìu dắt, bồi dưỡng năng khiếu ngoại ngữ cho Diễm Quỳnh từ hồi lớp 3 nhận xét: “Điều mà tôi khâm phục nhất ở Quỳnh chính là nghị lực vượt khó và ý thức học tập của em. Không dễ gì khi một cô bé lớp 5 phải ngày ngày vượt gần 30km từ Hội An ra Đà Nẵng học ròng rã 3 tháng để đạt thủ khoa bằng Starters”.

    Cô Liên Chi kể: Quỳnh nhập học lớp Anh văn dành cho thiếu nhi ở Trung tâm AVIEC muộn đến... 6 tháng. Lúc đầu Trung tâm không nhận nhưng tôi xin cho Quỳnh được vào đối thoại trực tiếp với các giáo viên người Mỹ. Cô giáo người Mỹ Nicole (ĐH Cambridge) sau hơn 30 phút “phỏng vấn” Quỳnh đã phải thốt lên: “Lisa thật là tuyệt” (Lisa là tên tiếng Anh của Quỳnh khi được vào phỏng vấn).

    Ngay sau đó, Quỳnh được nhận vào học lớp Anh văn hệ Starters dù lớp này đã khai giảng... 6 tháng và được miễn phí hoàn toàn tiền học phí. Tại AVIEC, cô giáo người Mỹ Nicole đã say sưa khi nhắc đến Quỳnh: “Dạy tiếng Anh ở Việt Nam đã 6 năm, tôi chưa thấy một học sinh nào có khả năng đặc biệt như Lisa.

    Cả 4 năng khiếu viết, đọc, nghe, nói em đều thực hành rất tốt, nhất là khả năng đối thoại trực tiếp với giáo viên, vì thế tấm bằng thủ khoa hệ Starters của Lisa cũng chẳng làm tôi quá ngạc nhiên”.

    Những ngày hè của Diễm Quỳnh cũng chẳng được nghỉ ngơi thoải mái như các bạn cùng trang lứa ở phố Hội. Bởi em phải hằng ngày phụ giúp mẹ làm những chiếc đèn lồng lưu dấu ấn cổ xưa của vẻ đẹp phố Hội, sông Hoài và thực hiện nốt ước mơ giản dị mà em nói nhỏ với tôi khi chia tay: “Được ra Đà Nẵng học tiếp hệ tiếng Anh giao tiếp (Movers) để hoàn thiện hơn nữa kỹ năng đối thoại”. Diễm Quỳnh nói nhỏ, giọng phố Hội gần như thầm thì, vì “để mẹ Hà nghe thấy, mẹ lại lo lắng tiền học phí cho em đi học. Tội mẹ lắm”.

    Nam Cường
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=11196&ChannelID=4




    #2
      HongYen 14.08.2005 06:41:30 (permalink)
      Thứ Năm, 14/07/2005, 09:27

      Nữ học sinh đầu tiên đoạt HCV Olympic Vật lý quốc tế

      Nguyễn Thị Phương Dung là nữ sinh duy nhất trên thế giới đoạt Huy chương Vàng Vật lý năm 2005. Trong số 400 thí sinh của 74 đoàn tham gia kỳ thi này, chỉ có 2 nữ em đoạt huy chương. Một nữ sinh khác của Hà Lan đạt Huy chương Đồng.

      Nguyễn Thị Phương Dung là nữ học sinh Việt Nam đầu tiên đoạt HCV Olympic Vật lý quốc tế.

      Tối qua (13/7), chiếc máy bay chở đoàn HS Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic quốc tế môn Vật Lý tại Tây Ban Nha đã về tới Hà Nội, cả nhà ga hành khách sân bay Nội Bài tràn ngập hoa và những ánh mắt học trò rạng rỡ.

      Từ 18 giờ, người ta đã thấy thứ trưởng Bành Tiến Long và Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Ngọc Phi có mặt tại nhà ga cùng chờ đón những chàng trai cô gái trở về sau khi làm rạng danh đất nước.

      "Khi Ban tổ chức đọc tên em Nguyễn Thị Phương Dung đoạt HCV, cả hội trường vỗ tay rền vang. Cuộc thi lần này chỉ có 2 HS nữ đoạt huy chương". Thầy Nguyễn Thế Khôi, trưởng đoàn Olympic Vật Lý Việt Nam xúc động nói khi vừa xuống đến sân bay.

      Còn lớp trưởng lớp 12 Lý PTTH Chuyên Vĩnh Phúc thì tả về cô bạn của mình: "Bạn ấy tóc hơi ngắn, người hơi béo, học cực siêu mà đóng kịch cũng rất tài. Bạn ấy đóng vai phù thủy thì không ai bằng đâu anh ạ".

      4 HS Việt Nam đoạt HC tại cuộc thi: Nguyễn Thị Phương Dung, học sinh lớp 12 chuyên Vĩnh Phúc đoạt HCV. Nguyễn Quang Huy, học sinh lớp 11 chuyên Lý trường ĐHKHTN,HN đoạt HCĐ; Nguyễn Minh Hải và Văn Sỹ Chiến, học sinh lớp 12A chuyên Lý trường ĐHKHTN, HN đoạt HCB.


      Cô Nguyễn Thị Yến, mẹ Dung đứng lên ngồi xuống hồi hộp chờ đứa con xa nhà đã 10 ngày. Chị Yến cho biết: "Dung từ nhỏ đã thích học toán, nhưng tôi thấy học toán vất vả quá nên định hướng cho con học Lý. Từ nhỏ tôi chỉ thấy cháu nó có một nét rất đặc biệt là Dung cực kỳ dị ứng khi thầy giảng sai. Thầy nhầm dù một con tính hoặc một dấu cộng, trừ dù đã trao đổi với thầy nhưng về là nó ca thán với tôi cả ngày: sao thầy lại nhầm được chứ".


      Nguyễn Thị Phương Dung, đeo băng đỏ và Thứ trưởng Bành Tiến Long (áo trắng, thứ hai từ trái sang) và ông Nguyễn Ngọc Phi (áo đen).


      Sau một hồi làm thủ tục, những "hành khách đặc biệt" cũng bước ra trong tiếng vỗ tay của gần 100 người chờ đón.

      Thầy Khôi thông báo, Dung được 45,6 điểm, trở thành nữ HS đầu tiên của Việt Nam giành HCV Olimpic quốc tế. Văn Sĩ Chiến (đoạt HCB) chỉ còn thiếu 0,7 điểm nữa là đủ điểm để nhận HCV, Hải đoạt HCB và Huy đoạt HCĐ.

      Thầy Khôi cho biết: Kỳ thi này, chỉ có 2 em đoạt huy chương, Dung đoạt HCV và một HS nữ của Hà Lan đoạt HCĐ. Sau khi thông báo kết quả, rất nhiều đoàn các nước như Mỹ, Cu Ba, Tây Ban Nha, Mexico...đến chúc mừng đoàn chúng ta rất nồng nhiệt.

      Vén mái tóc ngắn lộ vầng trán thông minh, Dung cười thật tươi: "Sang Tây Ban Nha tham dự kỳ thi này, em thấy rất thoải mái, tự tin, chưa lúc nào em thấy mình run cả. Chỉ tiếc là tiếng Anh chưa siêu lắm để giao lưu được nhiều hơn với các bạn".

      Hồi tháng 5, tham dự Olympic Vật Lý Châu Á Thái Bình Dương tại Indonesia đoạt giải khuyến khích, Dung đã nói với mẹ: "Con phải tập trung vào học tiếng Anh thôi", trong lần này, theo lời Dung, cô và các bạn đã hòa nhập khá tốt trong hầu hết các hoạt động do nước chủ nhà tổ chức.

      Theo thầy Nguyễn Đức Phi, giáo viên dạy Vật Lý trường chuyên Vĩnh Phúc, người trực tiếp ôn tập cho Dung từ khi vào đội tuyển thi quốc gia: Điểm mạnh của Dung là tâm lý làm bài rất tốt và trình bày bài làm cẩn thận, rõ ràng.

      Theo đuổi niềm đam mê Vật Lý, Dung đã đăng ký tuyển thẳng vào lớp Cử nhân tài năng khoa Vật Lý trường ĐH KHTN, ĐHQGHN. Ông Nguyễn Ngọc Phi, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định: "Em Dung đoạt HCV Olympic môn Vật Lý là niềm vinh dự của tuổi trẻ và toàn thể lãnh đạo tỉnh. Chúng tôi sẽ tạo điều kiện tối đa cả về vật chẫt lẫn tinh thần để những tài năng như em Dung có điều kiện học tập và phát huy khả năng phục vụ quê hương, đất nước".

      Káp Thành Long

      http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=15629&ChannelID=71

      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/A98C9B51D0394CBFBBE89A1F1A23C832.jpg[/image]
      Attached Image(s)
      #3
        HongYen 14.08.2005 06:46:34 (permalink)
        Chủ nhật, 17/7/2005, 07:30 GMT+7

        10 tuổi đã được công nhận là kỹ sư của Microsoft


        Kỹ sư 10 tuổi Arfa Karim Randhawa của Microsoft.


        Cô bé Arfa Karim Randhawa đến từ Faisalabad (Pakistan), mới 10 tuổi đã trở thành kỹ sư lập trình đẳng cấp của hãng phần mềm hàng đầu thế giới sau khi vượt qua các kỳ thi tuyển của hãng hồi năm ngoái.

        Cô bé vừa mới gặp Bill Gates để đi tham quan một vòng quanh cơ sở tại Redmond, bang Washington (Mỹ) của Microsoft.

        Tất nhiên là Randhawa chưa thể đi làm như các nhân viên bình thường khác và điều này khiến cô bé thắc mắc. Nhưng câu trả lời là em cần phải tập trung vào việc học tập trước đã. Bill Gates cũng cho biết hãng sẽ sắp đạt chương trình tập sự cho cô bé khi cô lên cấp 3.

        Randhawa còn thắc mắc tại sao lại có ít phụ nữ làm việc cho công ty và cho rằng cần phải lập lại "thế cân bằng". Ông chủ tập đoàn phải giải thích rằng điều này là do phụ nữ ít ham thích công nghệ mà thôi.

        Sau khi làm quen với máy tính lần đầu tiên vào lúc 5 tuổi, Randhawa đã đòi cha mình mua cho một chiếc PC. Cô bé vừa được nhận vào Viện công nghệ máy tính ứng dụng của Pakistan.

        Randhawa giờ đây đã là một nhân viên phát triển phần mềm ứng dụng được Microsoft công nhận nhưng cô còn muốn trở thành nhân viên phát triển giải pháp công nghệ của hãng (vị trí này đòi hỏi xây dựng các chương trình cho những hệ thống lớn trong doanh nghiệp).

        Kế hoạch dài hạn của Randhawa là hướng tới trường đại học danh tiếng Harvard.

        Thuỳ Hương (theo VNUNet)

        http://www.vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2005/07/3B9E02ED/



        >>>>>>>>>>>>

        http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=48735&mpage=7&key=
        #4
          HongYen 14.08.2005 06:54:13 (permalink)
          Nhịp Sống Trẻ
          Thứ Bảy, 30/07/2005, 15:38 (GMT+7)

          Cậu bé nghèo và giấc mơ Liên Hiệp Quốc


          Việt và người bạn Mỹ tại New York

          TTCN - Có một câu chuyện “thần kỳ” về cậu bé đói rách khổ nghèo, một ngày nào đó bừng mở mắt và hóa thành một trong 50 sinh viên giỏi nhất thế giới, được dự cuộc gặp gỡ với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, chủ tịch UNICEF, tổng biên tập tạp chí Time…

          Cậu bé đó chính là Huỳnh Minh Việt, sống với ước mơ giành được một chỗ ngồi tại trụ sở Liên Hiệp Quốc để “giúp được nhiều hơn cho xứ sở của mình…”.

          Từ xóm Gò Nổi, có một người cha cứ đến mùa tựu trường lại dẫn thằng con trai bé choắt của mình đến ngôi trường mới và năn nỉ với bất kỳ một nhà nào đó gần trường. Câu năn nỉ ấy bao giờ cũng như vầy: “Thằng con tui nó muốn đi học nhưng nhà tui nghèo lắm, ông bà hãy rộng lòng cho tôi gửi nhờ để nó được ăn học, tui không bao giờ quên ơn được”.

          Câu chuyện này lặp đi lặp lại từ năm lớp 4 cho tới lớp 10 và nó trở thành câu trả lời trong buổi phỏng vấn xin học bổng ASEAN của Việt sau này: “Đã có quá nhiều người giúp em và em muốn được đi du học để trở về giúp đỡ những đứa trẻ quê nghèo khó như em hồi xưa vậy!”. Câu trả lời này đã giành được một suất học bổng và cuộc đời của đứa trẻ Gò Nổi sang trang như một phép mầu. Vậy là cậu gói ghém hành trang sang Singapore, lần này thì cha cậu có giỏi cách mấy cũng không thể gửi cậu cho ai được. Việt phải bắt đầu tự lo hết mọi thứ cho tương lai của mình…

          Từ chối làm người… nước ngoài

          Sang Singapore, anh chàng ốc tiêu này xoay xở với một cuộc sống mới, vật giá cao gấp nhiều lần, cuối cùng tìm được chân phụ giảng ở Trường trung học Anglo Chinese để có thêm thu nhập... Tốt nghiệp trung học, Việt ngần ngừ trước học bổng toàn phần bậc đại học của Chính phủ Singapore, đơn giản là vì kèm theo đó là yêu cầu nhập quốc tịch Singapore.

          Năm nay 22 tuổi, Việt đại diện cho sinh viên toàn nước Mỹ lọt vào danh sách 50 sinh viên xuất sắc nhất thế giới để dự chương trình lãnh đạo toàn cầu do Quĩ Goldman Sachs và Viện Giáo dục quốc tế (IIE) tổ chức tại New York.

          Tiêu chí tuyển chọn của chương trình gồm ba phần: học vấn, khả năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp. Việt vượt qua hầu hết các ứng viên khác vì những gì mà bạn đã và đang làm: chưa bao giờ là sinh viên xuất sắc nhất lớp nhưng lại theo học cả hai chương trình của trường; chưa có những đề án nghiên cứu nổi trội nhưng lại có những đóng góp thầm lặng cho xã hội.

          Đặc biệt, yếu tố quyết định thành công sau cùng trong lượt tuyển chọn cuối cùng tại New York chính là chuyện Việt thành lập tổ chức các nhà lãnh đạo tương lai ASEAN. “Việt chỉ muốn qui tụ những người trẻ tuổi, tài năng và có khát vọng cống hiến cho khối Đông Nam Á để kích thích sự phát triển của khu vực này.

          Có thể mai này chẳng có ai làm lãnh đạo, nhưng ít nhất mình cũng đã tạo được mối liên kết giữa những người cùng chí hướng và tạo tiền đề cho một tổ chức thật sự lớn mạnh hơn trong thời gian không xa”.

          - Sáng lập viên kiêm chủ nhiệm Tổ chức các nhà lãnh đạo tương lai Đông Nam Á của Mỹ.

          - Đại diện của chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng Mỹ tại VN.

          - Một hiện tượng của Đại học Stanford (Mỹ) khi chuẩn bị tốt nghiệp với hai bằng cử nhân kinh tế và thạc sĩ quản trị kinh doanh.

          - Tháng 8 sẽ sang Nhật tham dự hội nghị về giới trẻ.

          - Tháng 9 sẽ sang Đại học Oxford đào tạo chuyên sâu.

          “Tôi không muốn làm người nước ngoài, vì mình chưa báo hiếu cha mẹ được ngày nào... và chưa đóng góp được gì cho quê hương”. Quyết định như thế, Việt bắt tay vào việc “săn” học bổng mà không nhờ cậy Chính phủ Singapore. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh với những thành tích và kinh nghiệm chuyên môn đã mang Việt đến cửa Trường đại học Stanford, nơi sản sinh ra những nhân tài cho Yahoo và Google...

          Rồi đột ngột một ngày năm ngoái, người ta thấy anh chàng nhà quê ngày nào dẫn theo quá chừng “ông tây, bà đầm” về khám bệnh, phát thuốc cho bà con nghèo ở rừng Cúc Phương trong một dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Và hè này Việt lại xuất hiện tại trụ sở của Ngân hàng Thế giới để làm thực tập sinh…

          Sống ở nước ngoài gần 10 năm nhưng tướng mạo Việt trông vẫn quê mùa như thửa ruộng: dáng người nhỏ xíu xiu, da đen sạm và giọng đặc sệt chất Quảng. Anh chàng thật thà: “Hồi mới qua Singapore theo học bổng ASEAN, mình phải tập nói giọng Bắc và cả giọng Nam vì bạn bè người Việt không ai nghe được giọng quê mình cả. Nhưng giọng nói đã ăn vào máu rồi nên cũng không sửa được, cuối cùng thì nó thành một món “đặc sản” của riêng mình, hết sức tự hào được giới thiệu với mọi người địa chỉ nhà: xóm Gò Nổi, thôn Thi Phương, xã Điện Phong, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”.

          Việt khoe ra hàng loạt bức ảnh về những ngày Cúc Phương: “Cái gọi là kỷ niệm thì kể hoài không hết. Đến giờ vẫn còn nhớ y nguyên cảm giác sáng sáng cả nhóm lỉnh kỉnh balô, túi xách lội bộ vào đến các thôn nằm sâu trong núi, nơi nào có trạm xá thì thuận tiện hơn, nơi nào chưa có trạm xá thì đành mượn tạm một ngôi nhà trong làng. Điều hạnh phúc nhất là khi bọn mình đến, lúc nào người dân cũng đã chờ sẵn và rất háo hức...”. Năm nay, Việt lại kêu gọi “bà con” trong trường tiếp tục tham gia chương trình này và mở rộng nó từ Cúc Phương về đến huyện Duy Xuyên quê mình.

          Khát vọng “chuyền đuốc”

          Một ngày tháng tám năm ngoái, trước khi lên đường sang Singapore thực hiện buổi nói chuyện với sinh viên trung học về ngưỡng cửa đại học, Việt ghé lại tòa soạn Tuổi Trẻ chỉ vào tờ báo ngày 3-8-2004: “Anh Lương Việt Quốc viết hay quá. Nhưng mình nghĩ chuyện săn học bổng cao học không thông dụng bằng việc săn học bổng đại học. Mình muốn chia sẻ những kinh nghiệm thực tế của bản thân trong việc này, với cương vị của một thành viên ban tiếp đón sinh viên Đại học Stanford...”.

          Vài ngày sau, Việt gửi về tòa soạn một bài viết dài về chuyện săn học bổng. Bẵng đi một thời gian, lại thấy anh chàng xuất hiện ở TP.HCM trong chương trình tư vấn du học mang tên “Chuyền đuốc”. Việt bảo: “Mình là thành viên của ban lãnh đạo VietAbroader - một tổ chức do nhóm SV VN đang học tại Mỹ thành lập nhằm giúp đỡ những bạn muốn đi du học. Tiếc rằng hè này mình quá bận rộn với những dự án đang theo đuổi nên chỉ tham gia tư vấn một số trường hợp, chia sẻ vài kinh nghiệm và giải đáp thắc mắc mà thôi…”.

          Vẫn cái giọng đặc Quảng Nam, Việt kể công việc hiện tại của mình: Ban đầu Việt chỉ dự định nghiên cứu về các quan hệ giữa Ngân hàng Thế giới với các tổ chức phi chính phủ ở VN thôi, nhưng sau đó Việt được giáo sư phụ trách giới thiệu nên thực tập luôn ở đây. Bây giờ thì đang phụ giúp các anh chị thực hiện một số dự án phát triển về môi trường và xã hội. Ngoài ra, Việt cũng đang tính toán thêm các hoạt động cho Tổ chức SEALNet ở Stanford. Đó là một tổ chức do Việt sáng lập nhằm tập trung những sinh viên Mỹ và người Mỹ muốn giúp đỡ các quốc gia Đông Nam Á phát triển hơn.

          Tất nhiên, chương trình này cũng sẽ giúp họ rèn luyện các kỹ năng về công tác xã hội, làm việc nhóm cũng như kết nối với nhau trong một hệ thống ngày mai. Hiện nhóm đã thực hiện xong phòng máy tính ở Thành đoàn TP.HCM, khoảng 50 máy khác đang trên đường từ Mỹ sang VN để phân phối cho các vùng quê nghèo. Bọn Việt cũng lên kế hoạch tập huấn cho các em học sinh những kỹ năng quốc tế về làm việc, học tập cũng như lãnh đạo.

          “Trả về cho thế giới”


          Việt với trẻ em nghèo tại Cúc Phương
          “Pay it for world” (trả về cho thế giới) - đó là câu mà Việt chọn làm châm ngôn để sống, học tập và làm việc. Thật ra nó chỉ là tựa đề của một bộ phim, nhưng nó lại đúng với cuộc sống và sự vươn lên của Việt. Anh chàng này chỉ mong có một ngày làm được chút gì đó cho quê nhà. “Đến giờ thì Việt học được một điều quan trọng trong cuộc sống: cho đã khó, mà nhận lại càng khó hơn. Mình phải làm sao để nhận mà không thấy khó chịu thì mới là giỏi.

          Trước đây, Việt luôn ái ngại khi suốt ngày nhờ người này, người khác và lúc nào cũng canh cánh trong lòng chuyện trả nghĩa. Nhưng giờ thì Việt biết là mình không cần phải đền ơn trực tiếp những người đã giúp mình, vì khi giúp họ không chờ đợi ngày mình trả ơn. Mà điều cần làm là đóng góp cho xã hội, giúp đỡ những người khó khăn hơn trong thế giới quanh mình mới là điều cần làm”.

          Câu chuyện dẫn tôi tìm đến cha Việt: ông Huỳnh Trung, một nông dân đặc quánh nhọc nhằn của quê nghèo. Ông nói về con trai mình, chầm chậm và hết sức đôn hậu: “Thằng cu Việt bây chừ được hơn năm ngoái ở chỗ không về nhà xin tiền nữa”. Ông kể thêm về những ngày rất xa, về nồi cơm thiếu trước hụt sau của gia đình có ba người con sàn sàn tuổi nhau, về ước mơ của hai vợ chồng mua cho Việt chiếc xe đạp để đi học mà dành dụm mãi vẫn không đủ…

          Chúng tôi đề nghị Việt nói một kinh nghiệm gì đó với bạn trẻ quanh mình, chàng trai trẻ này chỉ nói một điều: “Hãy chia sẻ!”. “Ngày xưa Việt cho rằng nói ra những điều mình biết là huênh hoang, còn nói những điều mình không biết thì là dốt nát. Bây giờ Việt nghĩ khác: biết mà không nói ra thì ích kỷ, mà nếu nghĩ nó là sai mà không nói ra thì muôn đời mình chẳng biết mình sai cả!”.

          TRẦN NGUYÊN - TIẾN HÙNG

          http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=91293&ChannelID=7

          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/EF178095A46B4917AF56EA0850132B66.JPG[/image]
          Attached Image(s)
          #5
            HongYen 16.08.2005 12:31:07 (permalink)
            Chàng Hiệp sĩ bại liệt

            23:18:14, 14/08/2005


            Công Hùng và bố đẩy xe lăn


            Nhìn vào tấm hình này, bạn nghĩ người ngồi trên chiếc xe lăn có thể làm được gì? Chắc chắn các bạn sẽ nghĩ rằng người ngồi trên xe lăn không thể làm được gì ngoài việc nhờ người khác giúp đỡ. Thực tế chứng minh một sự thật khác hẳn.


            Chàng trai bại liệt với trọng lượng chỉ 12 kg và gần như mất hoàn toàn khả năng vận động ấy đã không chỉ trở thành một chuyên gia về tin học mà còn xứng đáng với danh hiệu Hiệp sĩ thời @.

            Kể từ khi sinh ra đã mắc chứng bệnh bại liệt quái ác, Nguyễn Công Hùng (xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) không có một cuộc sống bình thường như những bạn trẻ khác. Khi đến tuổi đi học, Hùng cắp sách đến trường với bố hoặc mẹ "hộ tống" bởi Hùng không thể tự đi được. Đến năm lớp 7, Hùng buộc phải bỏ học bởi sức khỏe quá yếu. Ngoài chứng bại liệt bẩm sinh làm cho tay và chân của Hùng cứ teo tóp dần, Hùng còn bị căn bệnh viêm phổi hành hạ làm cho sức khỏe ngày càng suy kiệt. Kể từ khi không được đi học, cuộc đời Hùng kể như đi vào... ngõ cụt bởi ngoài việc xem ti vi, đọc truyện và... chán đời, Hùng cũng không biết làm gì.

            Thế nhưng, năm 2001, cuộc đời Hùng đã rẽ sang một ngả khác kể từ khi Hùng "gặp" chiếc máy vi tính. Hơn 2 năm tự mày mò với chiếc máy vi tính cùng các giáo trình dạy tin học, Hùng chỉ có thể làm bạn với "con chuột" bởi đôi tay bại liệt không cho phép Hùng sử dụng bàn phím. Kể từ khi bén duyên với máy vi tính, Hùng trở nên "mạnh khỏe" hơn dù chân và tay Hùng giờ đây teo lại chỉ bằng que tre dùng để chống gậy. Toàn bộ hoạt động ăn, uống, đi vệ sinh... của Hùng đều do mẹ giúp đỡ.
            Khi ngồi trên chiếc xe lăn, bộ phận duy nhất khiến người ta cảm thấy sự sống của Hùng là cái đầu. Thế nhưng cái đầu đó lại dựa trên một cơ thể bại liệt nên cứ oặt lên, oặt xuống. Thông thường, mẹ Hùng phải dựng chiếc "que chân" bại liệt bên trái để làm giá đỡ cho đầu của Hùng. Chiếc "que chân" còn lại được xếp tự do trên chiếc xe lăn nhưng thỉnh thoảng lại bị trượt ra bên ngoài nhưng Hùng không làm cách nào có thể thu nó lại được. Chiếc xe lăn của Hùng còn phải thiết kế một dải băng đặc biệt ở phía trước để Hùng không bị trượt về phía trước. Trước khi làm quen với chiếc máy vi tính, Hùng cân nặng 20 kg, sau hơn 4 năm làm bạn với chiếc máy vi tính, Hùng không còn ốm đau như trước nhưng giờ chỉ cân nặng khoảng 12 kg.

            Trái ngược với việc suy giảm cân nặng và bị teo tóp chân tay nhanh chóng, Hùng đã quyết định đi xa hơn rất nhiều so với việc trở thành một người hiểu biết về tin học dù vẫn phải ngồi bất động trên xe lăn. Năm 2003, Hùng thành lập nhóm "Nối vòng tay lớn" tại xã Nghi Diên - nhóm tình nguyện của những người khuyết tật - chuyên đi hướng dẫn sử dụng máy vi tính và phổ cập kiến thức tin học cho những thanh thiếu niên khuyết tật và cả những thanh thiếu niên lành lặn. Sự nhiệt tình, lòng quyết tâm và kiên trì của chàng trai bại liệt này đã thu hút được nhiều người quan tâm và nỗ lực của Hùng đã đem lại những kết quả nhất định.



            Công Hùng được mẹ bế và các bạn


            Tháng 4/2004, Nguyễn Công Hùng được Giám đốc Trung tâm Đào tạo và nâng cao thuộc Liên hiệp Khoa học sản xuất phát triển miền Trung bổ nhiệm làm Giám đốc Cơ sở Đào tạo tin học và ngoại ngữ nhân đạo Công Hùng. Hùng đã tiến được một bước lớn trong việc thực hiện ước mơ giúp đỡ nhiều hơn những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh kém may mắn. Kể từ khi làm giám đốc, Hùng có nhiều cơ hội hơn để giúp đỡ những bạn khuyết tật, trẻ em mồ côi, những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hùng không chỉ giúp đỡ, dạy miễn phí tin học cho những người khuyết tật mà còn cùng với bố mẹ mình đón nhận những trẻ em khuyết tật và bị di chứng của chất độc da cam về nuôi dưỡng. Trong số 10 trẻ em khuyết tật đang được gia đình Hùng chăm sóc và ăn ở như những người con trong gia đình, có 4 em liệt hẳn chỉ nằm một chỗ và 6 em lành lặn hơn được đến trường đi học.

            Ngày 11/8, Nguyễn Công Hùng được Ban Biên tập Tạp chí e-Chip mời ra Hà Nội đón nhận danh hiệu "Hiệp sĩ công nghệ thông tin năm 2005" (trao danh hiệu và truyền hình trực tiếp vào sáng 14/8) vì những đóng góp không vụ lợi của mình cho cộng đồng. Hai ngày trước khi tham dự chương trình truyền hình trực tiếp, Hùng bồn chồn bứt rứt vì không được làm việc. Khi trò chuyện với chúng tôi, Hùng nói: "Em sắp ốm rồi anh ạ. Ba ngày không có máy vi tính, không được vào mạng, toàn đi tham dự họp báo, giao lưu... người em nó cứ làm sao ấy. Bây giờ em chỉ muốn về đi làm tiếp thôi...".

            Ngoài việc trực tiếp tham gia giảng dạy các kiến thức tin học cho các bạn thanh thiếu niên khuyết tật, Hùng còn đào tạo chính những học viên khuyết tật này trở thành những giáo viên phổ cập tin học miễn phí cho những bạn khác ở Nghệ An. Hùng cùng các bạn của mình còn xây dựng website www.conghung.com giúp các bạn yêu thích tin học tìm hiểu thêm các thủ thuật máy tính, Internet... Tại xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Công Hùng đã trở thành một tấm gương cho những bạn khuyết tật về sự dũng cảm chiến đấu với bệnh tật và lòng hào hiệp đối với những người có số phận không may mắn. Tháng 5/2005, Nguyễn Công Hùng được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) đưa vào "Danh mục kỷ lục Việt Nam" về người khuyết tật bị bại liệt toàn thân đầu tiên làm giám đốc.

            Tháng 6/2005, Tập đoàn Sara Việt Nam chính thức mời Nguyễn Công Hùng về làm việc với nhiệm vụ quản trị và cập nhật thông tin cho website của tập đoàn này (www.sara.com.vn). Cùng một lúc đảm nhận công việc tại 2 nơi (Cơ sở Đào tạo tin học Công Hùng và Tập đoàn Sara), Hùng gần như không có thời gian để nghỉ ngơi dù sức khỏe của Hùng không cho phép làm việc quá sức. Thế nhưng chàng trai này lại rất vui, Hùng nói: "Được làm việc nhiều thì em lại thấy khỏe. Nếu không làm việc, không được giúp ai đó thì em lại nghĩ vẩn vơ lung tung có khi lại sinh bệnh".

            Hoàng Ly

            http://www3.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2005/8/15/118977.tno
            #6
              HongYen 17.08.2005 17:39:41 (permalink)

              Phạm Thu Trang: Người sở hữu 6 điểm 10 tuyển sinh đại học [/image]


              Cập nhật cách đây 44 giờ 43 phút


              Phạm Thu Trang, ảnh: Quý Hiên


              Như Thanh Niên đã đưa tin, kỳ thi đại học năm nay, thí sinh Phạm Thu Trang (ảnh) - học sinh chuyên Hóa Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã đạt điểm tuyệt đối ở cả 2 khối thi A, B. Có lẽ đây là một trường hợp duy nhất được phát hiện từ trước đến nay.


              Vừa mới thi xong kỳ thi với số điểm gây ngạc nhiên cho nhiều người nhưng Trang vẫn chưa chịu “xả hơi” mà vẫn đăng ký học ngay ngoại ngữ buổi tối. Từ nhỏ Trang đã luôn là cô học trò giỏi của Trường Tiểu học Thành Công A, rồi Trường cấp II - Amsterdam (Hà Nội). Trang đã từng đoạt giải nhì quốc gia môn Toán bậc tiểu học, giải ba thành phố Hà Nội môn Toán bậc trung học phổ thông. Điểm tổng kết cuối năm của Trang bao giờ cũng đạt loại giỏi. Giỏi toán nhưng Trang lại thích cả môn Hóa vì thế em quyết định thi vào khối chuyên Hóa của ĐH Khoa học tự nhiên. Trang cho biết kinh nghiệm học tập của em là học hỏi bạn bè. Mặc dù bố là tiến sĩ toán học nhưng Trang ít khi hỏi bố vì theo em hỏi bạn bè sẽ hiệu quả hơn. Trang nói: "Khi hỏi bạn bè, em sẽ hiểu tại sao bạn biết mà mình không biết và sẽ tìm ra lỗ hổng để bù đắp".

              Bố Trang là giảng viên khoa Toán - Tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), mẹ là bác sĩ công tác ở Viện Nhi trung ương. Kinh tế gia đình cũng tương đối đầy đủ, nhưng không vì thế mà Trang ỷ lại để nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ. Em hoàn toàn có ý thức tự giác học tập ngay từ nhỏ. Mẹ Trang cho biết: "Công việc của chúng tôi đều khá bận rộn nên không kèm cặp được cháu nhiều nhưng Trang rất ham học và đều tự mình quyết định phương pháp học tập". Năm lớp 10, Trang đã chủ động xin rút khỏi đội tuyển Hóa đi thi quốc tế vì em muốn dành thời gian học đều các môn. Quyết định này đã giúp Trang có điểm số các môn xã hội rất cao, mặc dù sở trường của Trang vẫn là các môn tự nhiên. Ngay việc ôn thi đại học cũng vậy, Trang quyết định chỉ học ở nhà mà không đi ôn luyện. Trang lên kế hoạch học tập từng môn rồi tự quy định lịch học một cách nghiêm túc.

              Một người trong gia đình đã khích lệ Trang rất nhiều là chị gái Phạm Thu Thủy, từng là học sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất Hà Nội. Sau đó Thủy là học sinh khoa Toán - Tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và hiện đang là sinh viên năm thứ 3 khoa Công nghệ thông tin ĐH Tokyo Nhật Bản. Trang cho biết đã học hỏi được rất nhiều ở chị gái mình. Với hai cô con gái như thế, bố mẹ Trang chắc chắn sẽ rất tự hào nhưng họ không bao giờ "khoe" về thành tích của con mình. Có lẽ sẽ chẳng ai biết có một cô học trò thủ khoa cả hai trường ĐH với số điểm tuyệt đối như thế nếu như không có sự phát hiện của Trung tâm Tin học Bộ GD-ĐT. Khi Trang "bị" nhiều nhà báo hỏi thăm, bố mẹ Trang vẫn chỉ nói những lời khiêm tốn về con mình. Có lẽ chính từ những bài học khiêm tốn này đã giúp cho con cái họ những nỗ lực không ngừng để phấn đấu vươn lên.

              Vũ Thơ

              http://www3.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2005/8/17/119228.tno
              #7
                HongYen 18.08.2005 14:16:48 (permalink)
                Thứ Tư, 17/08/2005, 16:06

                Công trình lớn của những người nhỏ


                Trương Ngọc Đại

                Dù còn nhỏ tuổi nhưng Trương Ngọc Đại, Nguyễn Đức Lân, Võ Thành Minh Tuệ đã có những công trình lớn đoạt giải thưởng Hội thi Tin học không chuyên toàn quốc lần thứ 11.

                Trương Ngọc Đại: Cậu bé lớp 5 và cả “thế giới động vật”

                Làm quen với máy tính từ năm lên 6, Đại dường như có niềm đam mê mãnh liệt với các thuật toán, phần mềm...Tám tuổi, cậu đã học xong Turbo Pascal và Borland Delphi, 9 tuổi Đại học qua Microsoft Access và Visual Basic.

                Năm lên 10, cậu làm quen với môi trường Web và Adobe Photoshop. Đến nay, Đại đã “nghiền” xong ngôn ngữ lập trình HTML và ASP, ngôn ngữ kịch bản JavaScrip.

                Đại đã vận dụng tất cả những điều học được để tạo nên website “thế giới động vật” của mình. Một thành viên BGK đã phải thốt lên khi chấm sản phẩm của Đại: “Chúng tôi hoàn toàn bị “chinh phục” bởi đây là một website có dung lượng đồ sộ về dữ liệu, được xây dựng trên môi trường ngôn ngữ lập trình rất mạnh thường chỉ dành cho sinh viên đại học”.

                Website được hoàn thành trong 3 tháng ngắn ngủi, có đầy đủ những công cụ của một site mạnh như: công cụ tìm kiếm từ tên các con vật; thư viện hình ảnh về các loài vật trong website; phần hướng dẫn sử dụng; có thể kiểm tra xem con vật đã tồn tại trong cơ sở dữ liệu hay chưa ...

                Đặc biệt, duy nhất site của Đại trong cuộc thi lần này là có tính năng có thể thêm các dữ liệu vào một cách đơn giản.

                Cậu học sinh lớp 5 trường tiểu học Bạch Mai cho biết, thời gian tới cậu sẽ nâng cấp website của mình các phần như: “Trắc nghiệm kiến thức về các con vật” và “Âm thanh các con vật” để các bạn yêu động vật có thể tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về thế giới động vật.

                Trở thành lập trình viên cũng là ước mơ của Đại. Và “lập trình viên” nhí này còn đang ấp ủ một website về “Thế giới thực vật”.

                http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=19090&ChannelID=4

                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/14AEB6091A1B4642B6B52BCB4FFF1993.jpg[/image]
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.08.2005 15:33:40 bởi HongYen >
                Attached Image(s)
                #8
                  HongYen 18.08.2005 14:20:37 (permalink)

                  Trương Ngọc Đại


                  Trao giải Hội thi tin học trẻ không chuyên

                  (05/08/2005) - Với phần mềm "Website thế giới động vật", em Trương Ngọc Đại ở Hà Nội đã đoạt giải nhất cấp tiểu học tại vòng thi chung khảo phần mềm sáng tạo trong khuôn khổ Hội thi tin học trẻ không chuyên toàn quốc lần thứ XI-2005.



                  Giải nhất cấp trung học cơ sở thuộc về em Võ Thành Minh Tuệ (TP. Hồ Chí Minh) với phần mềm "Môi trường thiên nhiên Việt Nam-Điểm hẹn du lịch sinh thái" và Giải nhất khối trung học phổ thông thuộc về em Nguyễn Đức Lâm (Đà Nẵng) với phần mềm "Website đào tạo trực tuyến - E-learning". Trong khối chuyên toán-tin, giải nhất thuộc về em Nguyễn An Khương (Đà Nẵng) với phần mềm"Xây dựng hệ thống tra cứu bản đồ Đà Nẵng trên điện thoại di động".

                  Nhằm khuyến khích học sinh từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông tích cực học tập tin học, Hội thi tin học trẻ không chuyên toàn quốc lần thứ XI diễn ra từ ngày 3-6/8 tại Hà Nội, với sự tham gia của 192 thí sinh trong cả nước.

                  (Theo TTXVN)

                  http://itc.vnn.vn/chitiet.asp?PostID=4671
                  #9
                    HongYen 18.08.2005 15:20:29 (permalink)
                    Nguyễn Đức Lân: Ý tưởng về website bầu cử trực tuyến


                    Nguyễn Đức Lân
                    Đây cũng là thí sinh duy nhất “ẵm” tới 2 giải Nhất của Hội thi phần mềm sáng tạo và phần thi chung giải toán bằng Pascal. Sản phẩm đoạt giải Nhất phần thi Phần mềm sáng tạo của thí sinh đoàn Đà Nẵng này là website đào tạo trực tuyến.

                    Điều đáng nói là phần mềm chỉ được Lân viết trong vòng 2 tháng trước khi diễn ra Hội thi toàn quốc. Là người rất đam mê CNTT ngay từ khi còn học lớp 7, Lân thường xuyên phải vào mạng tìm kiếm thông tin để mày mò tự học.

                    “Dù có thể tìm kiếm được rất nhiều thông tin nhưng việc lựa chọn lại rất khó khăn. Do vậy em đã nảy ra ý tưởng viết phần mềm này để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận với những thông tin cần thiết không chỉ trong lĩnh vực CNTT mà tất cả những lĩnh vực khác nữa” – Lân kể.

                    Theo đánh giá của BGK, phần mềm có rất nhiều tiện ích và tác giả đã có nhiều cải tiến so với những website đào tạo trực tuyến hiện tại. Để sử dụng website, chỉ cần sử dụng account (tài khoản) đăng nhập là có thể “vào” được lớp hoặc chương trình mình đang theo học.

                    Với rất nhiều tiện ích, giáo viên có thể post (đưa) bài giảng đến các lớp học ảo và kiểm tra năng lực học sinh. Nếu thi đạt học viên mới có thể tiếp tục được “vào” học ở những chương trình cấp cao hơn.

                    Rất tiếc, hiện website này mới chỉ có bản trình diễn (demo) chưa có trên mạng Internet. Lân cho biết sẽ “kêu gọi” sự giúp đỡ của các thầy và Thành Đoàn Đà Nẵng để mọi người có thể sử dụng website miễn phí trong thời gian tới.

                    Năm ngoái, cậu học sinh lớp 11/6 THPT Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã mang website bầu cử trực tuyến - sản phẩm ấp ủ từ lâu đi dự thi Hội thi Tin học không chuyên toàn quốc lần thứ 10. Tuy nhiên, do tính bảo mật chưa cao nên sản phẩm đã không đoạt giải.

                    Song, ban giám khảo đã đánh giá cao ý tưởng độc đáo này. “Em sẽ theo đuổi ý tưởng này đến cùng. Hy vọng khi Nhà nước có hệ thống tin học hóa hoàn chỉnh, sản phẩm của em sẽ hữu ích” - Lân nói.

                    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=19090&ChannelID=4
                    #10
                      HongYen 18.08.2005 15:25:58 (permalink)
                      Nguyễn Đức Lân: website bầu cử trực tuyến


                      Năm ngoái, cậu học sinh lớp 11/6 THPT Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã mang website bầu cử trực tuyến - sản phẩm ấp ủ từ lâu đi dự thi Hội thi Tin học không chuyên toàn quốc lần thứ 10. Tuy nhiên, do tính bảo mật chưa cao nên sản phẩm đã không đoạt giải.


                      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/BECEA497625F4CF8AA069237D4411415.jpg[/image]
                      Attached Image(s)
                      #11
                        HongYen 18.08.2005 15:30:24 (permalink)

                        Võ Thành Minh Tuệ


                        Võ Thành Minh Tuệ: Làm website xem cho... đỡ ghiền


                        Võ Thành Minh Tuệ
                        Khi chấm sản phẩm của Võ Thành Minh Tuệ, thí sinh đoàn TP.HCM, BGK đã rất ấn tượng với câu nói chân thành: “Em rất muốn đi du lịch khắp mọi miền đất nước, thăm thú danh lam thắng cảnh nhưng chưa có điều kiện nên em làm phần mềm này để xem cho đỡ ghiền”.

                        Sản phầm “Môi trường thiên nhiên Việt Nam - Điểm hẹn du lịch sinh thái” đoạt giải nhất của Tuệ là phần mềm khá đồ sộ về quy mô và nội dung thông tin .Đây là phần mềm nghiên cứu về môi trường thiên nhiên Việt Nam bao quát nhiều lĩnh vực môi trường như khí hậu, đất đai, sông ngòi, động thực vật, lãnh thổ…

                        Trong đề tài nghiên cứu động vật, ngoài việc sưu tầm các loài động vật, các bài viết còn hướng đến mô tả đặc điểm sinh học, cũng như sự phân loại, phân bố trong môi trường tự nhiên. Trong đề tài nghiên cứu thực vật, các bài viết là một hệ thống chủng loài các loại thực vật ở nước ta.

                        Theo đánh giá của BGK, chỉ riêng phần động, thực vật, phần mềm này có thể sử dụng cho việc giảng dạy và nghiên cứu sinh học. Nhìn tổng quát, sản phẩm có thể ứng dụng trong giáo dục, nghiên cứu khoa học cũng như trong du lịch.

                        Điểm độc đáo của phần mềm là phần địa hình, lãnh thổ đã được bổ sung một số đoạn phim tư liệu quí về quần đảo Trường Sa. “Việc khai thác, ứng dụng tin học để nghiên cứu môi trường thiên nhiên và quảng bá du lịch sinh thái là hướng đi chính của phần mềm này”. – Tuệ nói

                        “Theo em, việc bảo vệ môi trường cần phải đặt lên hàng đầu. Hy vọng sản phẩm của em sẽ góp phần giúp mọi người hiểu thêm về môi trường và tầm quan trọng của môi trường, đồng thời qua đó cũng góp phần quảng bá nền du lịch sinh thái của đất nước mình”.

                        Tuệ cho biết: Em sẽ tiếp tục nâng cấp sản phẩm để tham gia tiếp cuộc thi “Nhân tài Đất Việt” và “Sáng tạo thanh thiếu nhi toàn quốc”, nếu có cơ hội em cũng không bỏ lỡ tham gia những cuộc thi quốc tế.

                        Nhiều người đã ví Tuệ là “người của giải thưởng”. Quả vậy, mới là học lớp 9, Tuệ đã là chủ nhân của gần 30 giải thưởng từ cấp quận đến quốc gia. Không chỉ Tin học, cậu còn là học sinh xuất sắc Toán và tiếng Anh.

                        Lê Huế - Minh Tiến

                        http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=19090&ChannelID=4
                        #12
                          HongYen 18.08.2005 15:31:54 (permalink)

                          Theo đánh giá của BGK, chỉ riêng phần động, thực vật, phần mềm này có thể sử dụng cho việc giảng dạy và nghiên cứu sinh học. Nhìn tổng quát, sản phẩm có thể ứng dụng trong giáo dục, nghiên cứu khoa học cũng như trong du lịch.


                          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/9CD7FD5134654A38AFA47DB4AC3EA141.jpg[/image]
                          Attached Image(s)
                          #13
                            HongYen 20.08.2005 16:43:42 (permalink)



                            >>>>>>>>>>>>>>>>>>>

                            Thứ Sáu, 19/08/2005, 20:22 GMT+7

                            Bài văn thi đại học đạt điểm 10

                            Cập nhật cách đây 43 giờ 27 phút


                            Nguyễn Thị Thu Trang tại góc học tập của mình


                            Đại học Huế vừa công bố điểm tuyển sinh, có một bài văn đạt điểm tuyệt đối, đã qua tay của gần 50 giáo viên chấm thi đọc và đều đồng thuận đã làm "chấn động" dư luận theo hướng tích cực. Được sự giúp đỡ của Bộ GD-ĐT và Trường Đại học Huế, Thanh Niên xin giới thiệu toàn bộ bài văn đạt điểm 10 của thí sinh Nguyễn Thị Thu Trang (sinh năm 1987), học sinh chuyên của Trường Quốc học Huế, thi vào khối D, ngành Tài chính ngân hàng của Trường Đại học Kinh tế Huế.


                            Đề chính thức môn: Văn, khối D

                            Câu I (2 điểm): Anh/chị hãy trình bày những nét chính trong sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu.

                            Câu II (5 điểm): Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống ở các nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).

                            Câu III (3 điểm): Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu:


                            Tiếng thơ ai động đất trời
                            Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
                            Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
                            Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
                            Hỡi Người xưa của ta nay
                            Khúc vui xin lại so dây cùng Người !
                            (Văn học 12, tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2004, tr.160)




                            tiếp....

                            http://www2.thanhnien.com.vn/Uploaded/huynhthang/232/7pb.jpg
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.08.2005 16:45:33 bởi HongYen >
                            #14
                              HongYen 20.08.2005 18:44:47 (permalink)
                              Thứ Sáu, 19/08/2005, 22:53 (GMT+7)

                              Bài văn đạt điểm 10 trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2005

                              TTO - Cảm nhận đầu tiên của nhiều người khi đọc bài văn này, đó là tác giả đã có một “bút lực” rất đáng nể: 15 trang. Đó là chưa kể thí sinh còn có kiến thức chắc chắn đến mức ngạc nhiên.

                              Và còn gì nữa? Hãy xem các nhà giáo, nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học đánh giá, nhận định về bài thi này...

                              Hôm nay, 19-8, ĐH Huế đã công bố bài văn đạt điểm 10 của thí sinh Nguyễn Thị Thu Trang dự thi vào khối D ngành tài chính - kế toán Trường ĐH Kinh tế thuộc ĐH Huế. Tất nhiên trong bối cảnh không thiếu những bài văn “dựng tóc gáy” ở lứa tuổi “cô tú cậu tú”, đây quả là một bài thi vượt trội và đặc biệt là sự vững vàng về kiến thức.

                              Đáp ứng nguyện vọng của đông đảo bạn đọc, Tuổi Trẻ Online xin đăng nguyên văn bài thi này:

                              Câu 1:

                              tiếp.....

                              >>>>>>>>>>>>>>>

                              “Tôi nghĩ rằng nếu bây giờ làm lại bài văn này, có lẽ tôi chỉ làm được 70% số điểm là cùng, chứ không hay hơn như vậy đâu. Bởi vì khi làm bài thi, có nhiều áp lực buộc mình phải tập trung huy động tối đa mọi nguồn kiến thức; mặt khác, lúc đó cũng có một chút “thăng hoa” nên mới làm bài được như vậy.

                              Tuy nhiên, sau khi thi xong, ngồi kiểm tra lại, tôi thấy câu 3 chưa thật sự như ý muốn của mình, bởi vì lúc đó đã sắp hết giờ; nếu cho thêm 30 phút nữa, tôi sẽ viết hoàn hảo hơn.

                              Riêng câu 2, tôi thật sự rất hài lòng, vì vốn rất thích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân và đã học rất kỹ bài giảng tác phẩm này.

                              Hiện nay tôi đang theo ngành tài chính - kế toán nên phải dồn sức theo học bên đó đã. Tuy nhiên, cho dù có là ngành gì đi nữa thì tôi vẫn xem văn chương như món ăn hằng ngày. Đọc văn, tâm hồn mình trở nên phong phú và cuộc đời sẽ đẹp hơn rất nhiều”.

                              Nguyễn Thị Thu Trang

                              http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=94426&ChannelID=13
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 8 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 115 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9